CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

65 hộ dân Sài Gòn đồng loạt tố cáo Bí thư Lê Thanh Hải


Danlambao - Ngày 22/04/2013, 65 hộ dân quận 9 bị cướp đất trong cái gọi là "Dự án Khu công nghệ cao TP.HCM" đã đồng loạt ký tên, tố cáo đích danh ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM ví phạm pháp luật, bao che tham nhũng.

Ông Lê Thanh Hải hiện là Ủy viên Bộ chính trị, được cho là một nhân vật đầy quyền lực và ác ôn số một tại Sài Gòn. Hầu hết các phi vụ tham nhũng, đàn áp cướp đất dân nghèo đều có liên hệ trực tiếp đến gia đình và nhóm lợi ích do Bí thư Lê Thanh Hải cầm đầu. 
Đơn tố cáo đích danh Lê Thanh Hải do 65 hộ dân quận 9 gửi đến Dân Làm Báo yêu cầu:
"Yêu cầu phải xử lý nghiêm minh về sai phạm của Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy TPHCM – yêu cầu không có rào cản, bao che".

"Sau khi lên UVBCT, Bí thư Thành ủy, Lê Thanh Hải đã chỉ đạo lãnh đạo quận 2 với câu nói nổi tiếng là phải dùng ‘bàn tay sắt’ để đàn áp nhân dân lấy đất", đơn tố cáo cho biết.

Nhiều năm nay, nhóm lợi ích dưới tay ông Hải đã gây ra bao thảm cảnh đau thương cho nhân dân Thành phố thông qua các vụ cướp đất, cướp nhà... Điển hình gần đây nhất là vụ cướp đất của nhân dân Quận 2.
Ngoài các phi vụ tham nhũng, cướp đất dân nghèo... Bí thư Lê Thanh Hải được cho là kẻ đã trực tiếp chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của nhân dân Sài Gòn.
Chính ông Hải là người đã chỉ đạo công an phải ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình cuối năm 2012. Một số người dân SG cho biết, em trai và con ông Hải thường xuyên xuất hiện và hỗ trợ đắc lực trong lực lượng đàn áp biểu tình tại Sài Gòn. 
Sự kiện này đã được đăng tải trên Danlambao tại bài viết:  Bí thư Lê Thanh Hải chỉ đạo ‘tiêu diệt’ nhóm biểu tình

Sau khi các vụ vi phạm của Bí thư Lê Thanh Hải được công bố trên Danlambao, chính ông Hải đã khuyến cáo cán bộ dưới quyền phải  'đề kháng' với Dân Làm Báo. Được biết, nhân vật đầy quyền lực tại SG khi ấy đã vu khống, cáo buộc Dân Làm Báo là "nói xấu cán bộ" và "ảnh hưởng đến nhận thức thanh thiếu niên...” 
* Dưới đây là toàn văn đơn tố cáo của 65 hộ dân Sài Gòn tố cáo bí thư Lê Thanh Hải tham nhũng, cướp đất, phá nhà, đẩy người dân lâm vào cảnh khốn cùng:



















Copy từ: Dân Làm Báo

Himalaya : Quân đội Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ


Himalaya ảnh chụp từ trạm không gian ISS.
Himalaya ảnh chụp từ trạm không gian ISS.
(Photo : NASA)

Trọng Thành
Ngày 20/04/2013 chính phủ Ấn Độ cho biết, hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ ở Himalaya, nơi có các tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia. Theo New Delhi bất đồng lãnh thổ với Trung Quốc có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Nguồn tin trên cho biết, hàng chục lính Trung Quốc trong đêm ngày 15/04/2013 đã dựng trại tại vùng Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir ở cực bắc Ấn Độ, nơi New Delhi tuyên bố chủ quyền.
Trả lời AFP, một giới chức cao cấp của chính quyền Ấn khẳng định : « biến cố này có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, trên cơ sở các hiệp định song phương hiện có và nhờ những cơ chế mà các hiệp định kể trên đã trù liệu ». Cũng giới chức này nhận xét rằng các binh sĩ Trung Quốc đang có mặt tại « một khu vực, nơi có những quan niệm khác nhau về đường Kiểm soát hiện thực (Line of Actual Control – LAC) ».
Tại vùng lãnh thổ tranh chấp này, mặc dù chưa có đường phân ranh chính thức, New Delhi và Bắc Kinh đã hai lần ký kết hiệp định vào năm 1993 và 1996 để duy trì hòa bình.
Cũng theo nguồn tin kể trên, Ấn Độ và Trung Quốc đang tiến hành tham vấn về biến cố mới đây tại Ladakh, qua trung gian một ủy ban giải quyết các vấn đề biên giới, được lập ra năm 2012.
Theo hãng thông tấn Ấn Độ PTI, đơn vị gồm khoảng 50 quân nhân Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào vùng LAC đến 10 km, tại Daulat Beg Oldi, nơi có một đường băng máy bay quân sự của Ấn Độ. Tại đây họ đã bị một đơn vị biên phòng Ấn Độ-Tây Tạng chặn lại. Phía Ấn Độ đã đóng quân cách đơn vị Trung Quốc khoảng 300 mét.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Vào năm 1962, một cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra tại vùng đông bắc bang Arunachal Pradesh và tại Ladakh. Theo New Delhi, Trung Quốc đã dành thắng lợi trong cuộc chiến đẫm máu này và chiếm được của Ấn Độ 38.000 km² tại vùng Himalaya. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi hỏi toàn bộ chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh, với diện tích khoảng 90.000 km².
Việc Trung Quốc gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng biên giới tranh chấp gây lo ngại lớn cho New Delhi. Ấn Độ ngày càng coi Trung Quốc như một đe dọa đối với an ninh quốc gia về dài hạn, nhiều hơn là đối thủ Pakistan truyền thống.
Viết trên tờ Mint, nhà phân tích chính trị Ấn Độ Brahma Chellaney, một cựu chiến binh, cho rằng : « Chính quyền Ấn Độ phải có phản ứng để giảm thiểu các hành động từ phía Trung Quốc, mà không làm gia tăng sự đối đầu ». Nhà phân tích này cũng cho biết, theo các số liệu của New Delhi, số lượng các vụ xâm nhập bí mật của Trung Quốc vào khu vực lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, đã liên tục gia tăng.


Copy từ: RFI

Căng thẳng biển Đông trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN

(ĐVO) - Trả lời phỏng vấn báo chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 tới, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi đầu tháng, các nước nội khối đều cho rằng ASEAN cần phải tiếp tục phát huy vai trò và tiếng  nói của mình trong vấn đề Biển Đông. 
Dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để đạt các mục tiêu chung về hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hợp tác cùng phát triển ở khu vực Biển Đông.
Việc biển Đông trở thành một trong những chủ đề chính của Hội nghị Cấp cao ASEAN được các chuyên gia đánh giá là hoàn toàn hợp lý bởi những quan điểm của các nước xung quanh vấn đề này vẫn đang còn rất khác nhau, hơn nữa, những tranh chấp chủ quyền cũng đang vô cùng phức tạp.
Ngày 11/4, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố trong Hội nghị bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Brunei rằng Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ ngồi lại với nhau nhằm bàn thảo về việc xây dựng nên Bộ Quy tắc ứng xử về biển Đông (COC). Điều đặc biệt trong tuyên bố này đó chính là cuộc gặp được đề xuất bởi chính Trung Quốc, nước trong thời gian gần đây tăng cường thực hiện các hành vi gây hấn tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
Sự chủ động đề xuất tiến hành đàm phán COC của Bắc Kinh đã gây một chút ngạc nhiên  cho nhiều người vì thời gian gần đây Trung Quốc vẫn liên tục thực thi các hành động xác quyết chủ quyền tại biển Đông. Đó chủ yếu là các hành động đơn phương dựa trên sức mạnh, phủ nhậnlợi ích và quyền lợi của các nước khác ở khu vực tranh chấp. Những tưởng Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, thì họ lại đề xuất cho việc bàn thảo về COC, cơ chế mà Trung Quốc luôn nhiều lần trì hoãn đàm phán.
Mặc dù chủ động tiến hành đàm phán COC nhưng Trung Quốc vẫn có những hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của các nước trên biển Đông khi tuyên bố toàn thể tài nguyên thiên nhiên trong khu vực này là tài sản quốc gia, liên tục xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép trên các đảo  trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
   Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm hỏi và hứa sẽ hậu thuần ngư dân tại Đàm Môn thành phố Chu Hải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm hỏi và hứa sẽ hậu thuần ngư dân tại Đàm Môn thành phố Chu Hải.
Mới đây, ông Tập Cận Bình có chuyến thị sát và làm việc tại cảng Đàm Môn / thành phố Chu Hải. Phát biểu tại đây, chủ tịch TQ đã cho biết chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ, hậu thuẫn ngư dân nước này tiến hành các hoạt động đánh bắt trái phép trên Biển Đông.  Ông Tập Cận Bình khẳng định, chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp hỗ trợ ngư dân đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt dài ngày trên biển. Bên cạnh đó, lực lượng chấp pháp Trung Quốc cũng sẽ tăng cường các biện pháp tuần tra, chấp pháp bảo đảm an ninh cho ngư dân nước này.
Một bài báo trên Bưu điện Hoa Nam đã nhận định, động thái thăm ngư dân Hải Nam của Tập Cận Bình khi vừa tiếp quản ghế Chủ tịch nước là "chưa từng có tiền lệ", được xem như một thông điệp đe dọa các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Không những thế, Bắc Kinh còn đổ lỗi cho các nước láng giềng và Mỹ làm căng thẳng thêm tình hình biển Đông. Trong sách trắng mới được TQ ban hành, nước này đã tỏ ra rất khó chịu với chính sách tái cân bằng lực lượng và chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc đã chụp mũ khi quy kết rằng chính sách này của Mỹ đã "khuyến khích" Nhật Bản, Philippines và Việt Nam trong các tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Trong khi đó, những hành động cũng như các phát biểu của giới chức Đài Loan gần đây cũng khiến cho tình hình biển Đông thêm phức tạp. Cảnh sát biển Đài Loan (Cục Tuần tra biển) đã quyết định chi 19 triệu Đài tệ để đánh giá dự án về tác động môi trường khi xây dựng mở rộng cầu tàu (trái phép) trên đảo Ba Bình để tăng cường cái gọi là "khả năng phòng thủ".
  Đảo Ba Bình, Nam Yết, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng trái phép, hình ảnh được các phương tiện truyền thông Đài Loan sử dụng để tuyên bố cái gọi là
Đảo Ba Bình, Nam Yết - Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam-  bị Đài Loan đưa lên các phương tiện truyền thông để tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trong khi đó, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu khi đề cập đến vấn đề biển Đông một buổi hội thảo trực tuyến với đại học Stanford ngày 16/4 đã khẳng định ấn đề Biển Đông phức tạp hơn và nhiều bên tuyên bố chủ quyền hơn so với Hoa Đông. Mã Anh Cửu cho hay ông đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về vấn đề Biển Hoa Đông. Ông Cửu cho rằng vấn đề cốt lõi của tranh chấp lãnh thổ (Trung - Nhật - Đài) là tài nguyên chứ không phải những hòn đảo, do đó các bên tranh chấp muốn giải quyết đầu tiên phải thiết lập cơ sở tin cậy lẫn nhau. 
Vì vậy ông kêu gọi các bên gác lại tranh chấp và cùng khai thác, chia sẻ nguồn lợi kinh tế ở các khu vực này. Và Hiệp định nghề cá Đài - Nhật được Mã Anh Cửu xem như một mô hình để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vấn đề Biển Hoa  Đông và Biển Đông.
Với Philippies, quốc gia được cho là có động thái cứng rắn khi tiến hành kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế cũng liên tục có những động thái củng cố chủ quyền quốc gia trên biển Đông như tăng cường sức mạnh quân đội hay củng cố mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ. Không chỉ tiến hành tập trận chung với Mỹ nhằm tăng cường sự tinh nhuệ cho quân đội của mình, Philippines cũng thể hiện ý định muốn Mỹ hỗ trợ xây dựng một đội quân "phòng ngự Biển Đông" vững mạnh.
   Lính Mỹ, Philippines tập trận
Lính Mỹ, Philippines tập trận "Vai kề vai"
Theo thời báo Hoàn Cầu ngày 19/4, trong lúc cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines có tên gọi Vai kề vai kết thúc, một quan chức Mỹ tiết lộ rằng Washington đang cân nhắc việc trợ giúp Philippines xây dựng một đội quân "phòng ngự Biển Đông" vững mạnh để đối phó với hoạt động (leo thang bành trướng) của Trung Quốc cũng như bảo vệ "lợi ích của Mỹ" tại Biển Đông.
Trước đó hôm 17/4 tờ Manila Standard Today dẫn lời tướng Terry Robling, Chỉ huy trưởng lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết ông hy vọng Philippines sẽ xây dựng được một lực lượng "cơ động quốc gia" để có thể "bảo vệ lãnh thổ" của mình. Vị tướng này cho biết thêm quan hệ quân sự Mỹ - Philippines có thể giúp ngăn chặn sự leo thang tranh chấp lãnh hải (trên Biển Đông).
  • Mai Lan
  •  
  •  


Copy từ: Đất Việt

Ngợp với siêu dự án hàng chục tỷ USD



Chưa biết tính khả thi và hiệu quả đến đâu, nhưng các tập đoàn nhà nước và một số địa phương đang làm các “siêu” dự án (DA) lọc hoá dầu với tổng vốn đăng ký lên tới cả chục tỷ USD. Thậm chí, có “siêu” DA 28 tỷ USD.
Dự án lớn nhất thế giới về làng

Không ít người đã choáng khi nghe tới số tiền đầu tư của DA nhà máy lọc hoá dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định), được đánh giá là lớn nhất thế giới (với tổng vốn đăng ký 28 tỷ USD), do Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) làm chủ đầu tư.

Theo đề xuất của PTT, DA sẽ được xây dựng trên diện tích 2.000ha, công suất dự kiến 660.000 thùng dầu thô/ngày (khoảng 30 triệu tấn/năm). Nguồn dầu thô của nhà máy sẽ được nhập khẩu 45% từ Trung Đông, 25% từ châu Phi và còn lại từ Nam Mỹ.

Theo công bố, khi đi vào hoạt động, nhà máy của PTT sẽ sản xuất khoảng 11 sản phẩm lọc dầu (khí hóa lỏng, xăng 92, 95, Jet A1, dầu DO...) và 10 sản phẩm hóa dầu khác (LLDPE, Poly-propylene, DEG...).

Thị trường tiêu thụ chính là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước trong khu vực. Thời gian xây dựng cần thiết khoảng 3,5 năm. Nếu được thông qua, DA sẽ bắt đầu khởi công vào quý 1/2016, xây dựng và đi vào hoạt động năm 2019.

Ngoài ra, những năm gần đây, một loạt các DA lọc hoá dầu đã được bổ sung vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
Với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động (công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm, hiện đang cung cấp 30% lượng xăng dầu tiêu thụ cả nước), cũng là chủ đầu tư của nhiều DA lọc hoá dầu lớn như Nghi Sơn (Thanh Hoá) 9 tỷ USD, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) 4,5 tỷ USD.

Có thể nói, lọc hoá dầu Nghi Sơn là DA có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam. Theo tính toán, nếu Nghi Sơn (công suất thiết kế giai đoạn một là 10 triệu tấn/năm) đi vào hoạt động, cùng với Dung Quất, sẽ đóng góp 50% lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa mỗi năm.

Bên cạnh PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng được giao triển khai xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nam Vân Phong (Khánh Hòa). Dự kiến, công suất thiết kế của nhà máy này khoảng 200.000 thùng/ngày (tương đương 10 triệu tấn/năm). Đây là DA có số vốn dự kiến ban đầu từ 4,4-4,8 tỷ USD, sử dụng 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển.

Không vội vàng với siêu dự án


Một góc Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Bảo Anh.
Nhiều chuyên gia về năng lượng cho rằng, để thẩm định một DA lọc hoá dầu không đơn giản (ví dụ DA gần 10 tỷ USD Nghi Sơn cũng cần 10 năm). Qua theo dõi việc xây dựng Nhà máy Dung Quất, cũng như quá trình xúc tiến các thủ tục đầu tư, xây dựng DA Nghi Sơn cho thấy, thời gian để một DA chính thức xây dựng thường kéo dài do vướng mắc bởi nguồn vốn đầu tư.

Có DA như lọc dầu Cần Thơ, được chấp thuận từ tháng 4/2008, nhưng sau khi phải điều chỉnh quy mô từ hơn 500 triệu USD xuống 350 triệu USD và có một đối tác rút lui. Tới nay, DN vẫn chưa biết bao giờ sẽ triển khai. DA Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) cũng đang trong giai đoạn rục rịch triển khai trở lại sau một thời gian dài khó khăn.

Với “siêu” DA 28 tỷ USD tại Bình Định, mới đây, UBND tỉnh này cũng đã bày tỏ ra lo lắng về khả năng thu xếp vốn của Tập đoàn PTT. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Hữu Lộc - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, để trình Thủ tướng, địa phương đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn PTT giải trình một số nội dung liên quan (đến DA). Theo ông Lộc, “siêu” DA này được PTT đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế Nhơn Hội đầu năm 2013.

“Về cơ bản, địa phương cũng chưa vội vàng, mặc dù từ trước đến nay chưa có cơ hội nào để tiếp cận với những DA lớn tầm cỡ 28 tỷ USD thế này” - ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư lớn hơn nữa về lâu dài, UBND tỉnh buộc phải yêu cầu Tập đoàn PTT làm rõ các nội dung: Việc cân đối cung - cầu sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam và phương án tiêu thụ sản phẩm; phương án cung cấp dầu thô dài hạn; các hạng mục công trình biển cần thiết cho DA; tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế; khả năng thu xếp vốn... “Sắp tới, đích thân tôi và đại diện các ban ngành chủ chốt của tỉnh sẽ có chuyến công tác sang Thái Lan để cùng với PTT ngồi lại thống nhất nội dung giải trình, làm cơ sở trình Chính phủ quyết định chủ trương có đầu tư DA hay không” - ông Lộc nói.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với trữ lượng dầu được công bố, nếu không có thêm các mỏ mới, sản lượng khai thác dầu thô Việt Nam bình quân hiện nay chỉ khoảng 14-15 triệu tấn dầu/năm.

Nếu khai thác thêm được các mỏ mới ngoài khơi, con số có thể sẽ tăng lên, nhưng việc dành trữ lượng dầu thô chỉ riêng cho DA Dung Quất đã quá nhiều. Do đó cung cấp thêm cho các nhà máy lọc dầu khác sẽ không đủ.

Theo ông Ngãi, nhiều DA lọc hóa dầu đều tính tới phương án nhập khẩu dầu thô từ các nước Trung Đông, Nam Mỹ. Sản phẩm sản xuất ra cũng sẽ hướng tới xuất khẩu và có thể một phần tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, việc nhập dầu thô nước ngoài để lọc dầu trong nước rất tốn kém, sản phẩm sẽ đắt hơn so với xăng dầu nhập về từ nước ngoài. Việc xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu là cần thiết để Việt Nam tự chủ dần nguồn xăng dầu trong nước, cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho ngành dầu khí. Nhưng cần cân nhắc và tính toán kỹ về số lượng.

Một chuyên gia kinh tế khác cũng cho biết, nếu tất cả các DA lọc hóa dầu lớn hiện nay đi vào hoạt động, tổng công suất thiết kế sẽ xấp xỉ khoảng 60 triệu tấn/năm (gồm cả sản phẩm xăng, dầu diezen và khí hóa lỏng). Hiện, lượng tiêu thụ xăng dầu bình quân khoảng 15 triệu tấn/năm.

Theo dự báo, giai đoạn 2011-2015, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước cũng chỉ dao động từ 15-20 triệu tấn/năm, tổng nhu cầu đến năm 2025 là 27 triệu tấn/năm. Như vậy, công suất các DA có thể sẽ gấp đôi nhu cầu tiêu thụ trong nước dẫn đến cung vượt cầu.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, tìm kiếm, thăm dò dầu khí sẽ gia tăng trữ lượng 35-45 triệu tấn/năm; giai đoạn 2016-2025 sẽ gia tăng trữ lượng đạt 35-45 triệu tấn/năm.

Theo Phong Cầm - Việt Hương
Tiền Phong    




Copy từ: VinaCorp

Đừng ngạc nhiên nếu 10 ngày nữa EVN tăng giá điện!

(ĐVO) - Các yếu tố để tăng giá điện xem ra đã hội tụ đủ, chỉ còn vướng mỗi lời hứa không tăng giá điện trong tháng 4 của Bộ Công thương. Còn 10 ngày nữa.
Mới chỉ 4 tháng đầu năm 2013, nhưng người dân liên tục tiếp nhận những thông tin không mấy khả quan từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khi tập đoàn này liên tục phát đi các thông tin về tình trạng thiếu nước tại các hồ thủy điện, khi lượng nước về các hồ chứa chỉ bằng 2/3 cùng kỳ năm trước.
Và tới nay, lượng nước sử dụng cũng đã gần hết nửa số đó, đặc biệt các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên, như Thủy điện Ba Hạ (Phú Yên) chỉ cách mực nước chết 0,5m, Thủy điện A Vương, Đăk Mi 4 (Quảng Nam) lượng nước chỉ còn khoảng 20% dung tích chứa…
Thiếu nước, EVN tính toán mùa khô 2013 sản lượng điện thiếu hụt sẽ lên tới 1,43 tỷ kWh, vì vậy, EVN dự kiến huy động gần 1,6 tỷ kWh điện từ nguồn nhiệt điện chạy dầu FO và DO, với giá thành mỗi kWh từ 4.000 - 5.000 đồng, trong khi giá bán điện bình quân hiện nay là 1.304 đ/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).
Thời gian qua EVN liên tục tung tin
Thời gian qua EVN liên tục tung tin "kêu khó", thiếu điện nghiêm trọng để chuẩn bị tâm lý cho người dân sắp tới sẽ tăng giá điện? Ảnh: SGTT.
Đấy quý vị xem, người viết xin liệt kê ra vậy để gợi nhớ cho quý vị thôi, chứ dám tin rằng những thông tin trên quý vị đã thuộc lòng rồi, vì năm nào cũng vậy. Đặc biệt từ đầu năm 2013 tới nay, hầu như tháng nào cũng có 1, 2 bản tin xuất hiện trên các mặt báo về cái tình hình khó khăn đó của EVN.
Tuy quý vị nghe quen rồi nhưng vẫn nhắc lại để quý vị được nhớ. Vì theo quy luật thị trường giá cả hiện nay ở ta, mỗi khi một ngành sản xuất nào đó kêu khốn khó, đặc biệt là những ngành mà đang độc quyền, như xăng dầu, than chẳng hạn, mỗi lần doanh nghiệp kêu khó, kêu lỗ là y như rằng sau đó có đợt điều chỉnh tăng giá.
Và chính trong hai đợt tăng giá điện năm 2012 cũng là vì EVN lỗ, thủy điện thấp phải chạy nhiệt điện nhiều, chưa kể lỗ các năm trước để lại, nên phải tăng giá để lấy tiền trả nợ.
Quý vị cũng cần nhớ lại rằng, mới cách đây hơn một tuần, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có văn bản gửi Chính phủ xin tăng giá bán than cho điện. Còn trước đó vài tuần, cuối tháng 3 vừa rồi thì xăng dầu cũng đã tăng mạnh.
Thủy điện thiếu nước, EVN phải tăng điện từ các nhà máy nhiệt điện than, dầu, giá thành lại cao hơn thủy điện vài lần. Đấy, sự tình xem ra nguy cấp lắm rồi. Mà cái thời hạn “điện chắc chắn không tăng giá trong tháng 4 này” như cam kết của đại diện Bộ Công thương cũng chỉ còn chục ngày nữa là hết.
Tất cả các yêu tố tới nay cơ bản đã hội đủ, thông tin thủy điện căng thẳng, nguy cơ thiếu điện hiện hữu đã liên tục được công khai để quý vị nắm rõ và chuẩn bị tâm lý rồi, chỉ còn đợi hết cái thời hạn cam kết không tăng giá điện nữa thôi.
Nếu trong tháng 5 này giá điện có tăng quý vị cũng đừng ngạc nhiên, mà hãy xem đó là điều hiển nhiên phải đến. Còn nếu có ai đó phản ứng tiêu cực, tôi nghĩ người đó vì tiết kiệm điện nên ít ngồi máy tính độc báo, hạn chế xem ti vi, nên không nghe được những tin khó khăn của EVN để chuẩn bị tinh thần và tiền bạc, những đối tượng này thì xem ra EVN có muốn “bắn” tin để họ chuẩn bị tâm lý cho tăng giá điện kể ra cũng khó.
Cái khó của EVN xem ra cũng rất được Bộ Công thương “thông cảm”, khi trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2013 cảu Bộ này, ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện cho hay: “Theo kế hoạch, trong năm 2013 phải huy động khoảng 1,2-1,5 tỷ kWh bằng nguồn nguyên liệu dầu với giá thành mỗi kWh từ 4.000 - 5.000 đồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng giá thành sản xuất điện của EVN trong năm 2013”. Trong khi khoản nợ của EVN từ các năm trước để lại vẫn còn, tính tới hết năm 2012, EVN còn nợ khoảng 34.000 tỷ đồng (bao gồm 26.600 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá và khoảng 8.000 tỷ đồng lỗ kinh doanh điện).
Giờ làm sao có thể để EVN lỗ thêm được nữa, khi theo lộ trình giá điện được Chính phủ chấp thuận, thì từ nay đến năm 2015 giá điện sẽ được điều chỉnh tăng để EVN trả khoản nợ trên.
Các yếu tố để tăng giá điện xem ra đã hội tụ đủ, chỉ còn vướng mỗi lời hứa không tăng giá điện trong tháng 4 của Bộ Công thương. Còn 10 ngày nữa.
Đấy là về giá, còn về tình trạng thiếu điện triền miên mấy năm qua, khi tình trạng cắt điện luân phiên cứ đến hẹn là có. Nói về tình trạng thiếu điện hiện nay trên tờ Tuổi trẻ TP. HCM, TS. Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng có bình luận rằng, năm nào cũng đổ cho phụ tải tăng nhanh, rồi mùa khô nhà máy thủy điện thiếu nước... Đây là những nguyên nhân đã biết từ lâu rồi, năm nào chả thế. Nhưng sao điện vẫn thiếu?
Tự đặt câu hỏi rồi ông Hiến tự trả lời, đó là các nhà máy nhiệt điện chạy than đã không vào đúng tiến độ. Hai nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng và Quảng Ninh đều có công suất 600MW lẽ ra phải hoạt động từ năm 2008, nhưng đến bây giờ 7 năm xây dựng vẫn chưa xong.
Trong khi người ta xây nhiệt điện chỉ từ 32-36 tháng thôi. Nếu hai nhà máy này vào đúng tiến độ, chúng ta có mỗi ngày gần 30 triệu kWh thì không thể thiếu điện. “Chúng ta đã nhìn thấy vấn đề nhu cầu điện và triển khai nhiều dự án điện, vốn liếng đã được phân bổ đầy đủ. Nhưng tại sao hai dự án như tôi đã nêu lại không vào đúng tiến độ? Câu hỏi này chủ đầu tư phải trả lời và phải chịu trách nhiệm”, TS. Hiến đánh giá.
Xin cung cấp thêm chút số liệu tới quý vị, trên tờ Petrotimes ngày 9/4 vừa rồi trích thống kê của EVN cho hay, trong năm 2012, tổng vốn đầu tư của EVN là trên 71.000 tỷ đồng (tăng 20,63% so với năm 2011) và bằng 7,22% tống vốn đầu tư toàn xã hội.
“Đây là kết quả vô cùng đáng khích lệ đối với EVN, đặc biệt trong một năm vấn đề vốn để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh luôn là đề tài nóng bỏng đối với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh”, tờ báo này đánh giá.
Xin thưa với quý vị là người viết đây cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra với ngành điện của chúng ta nữa. Có lẽ đúng như TS. Hiến nói, cái này chỉ EVN mới trả lời được.
Theo Phunutoday


Copy từ: Đất Việt

THÔNG BÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VÀ KÝ KIẾN NGHỊ 72 VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


THÔNG BÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VÀ KÝ KIẾN NGHỊ 72 VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Dưới đây là thư của nhóm soạn thảo và ký Kiến nghị ngày 19-1-2013 về sửa đổi Hiến pháp (thường gọi tắt là Kiến nghị 72) đã gửi qua đường bưu điện đến địa chỉ riêng của từng đại biểu Quốc hội khóa 13 từ ngày 16 tháng 4 năm 2013. Chúng tôi xin đề nghị quý vị đã đồng tình và hưởng ứng Kiến nghị 72, với tư cách cử tri, hãy yêu cầu các đại biểu Quốc hội mà mình đã bầu quan tâm đến những vấn đề cấp thiêt được đề cập trong Kiến nghị 72 và trong thư nói trên, để góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng một Hiến pháp phù hợp với ý chí của nhân dân.
Hà Nội ngày 16 tháng 4 năm 2013
Kính gửi các vị Đại biểu Quốc hội khoá XIII
Chúng tôi thay mặt những người đã ký Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xin gửi tới quý vị, các thành viên cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta, lời chào trân trọng với niềm tin rằng những ý kiến dưới đây của chúng tôi sẽ được quý vị lưu tâm.
1. Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có chữ ký trực tiếp của 72 người (dưới đây gọi tắt là KN72, xin gửi kèm thư này như một phụ lục), được công bố ngày 19 tháng 1 năm 2013 và chính thức trao trực tiếp cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào ngày 4 tháng 2 năm 2013. KN 72 đã đề cập thẳng thắn một số vấn đề cốt lõi về đổi mới thể chế chính trị cần được thảo luận rộng rãi, công khai và dân chủ, để góp phần tạo đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc về một bản Hiến pháp khả dĩ đáp ứng nhu cầu phát triển và bảo vệ đất nước, phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Như vậy, KN 72 hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội về việc Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó nêu rõ: “Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.
Bản KN72 được nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội nhiệt tình hưởng ứng, trong đó có hơn 14 nghìn người tính đến nay đã đăng ký ghi tên tán thành. Tuy nhiên, KN72 đã không được Uỷ ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp công bố sau khi tiếp nhận, cũng không được các phương tiện truyền thông của Nhà nước phổ biến để mọi người có thể tham khảo và tham gia thảo luận. Trong khi không đăng tải nội dung cụ thể của kiến nghị, một số đài báo lại đưa ra những bình luận mang tính quy chụp, không đúng với tinh thần góp ý xây dựng của KN72. Không chỉ kiến nghị của chúng tôi, mà nhiều ý kiến đóng góp khác của nhân dân không phù hợp với Dự thảo do Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố cũng bị cư xử tương tự. Điều đó trái với Nghị quyết số 38/2012/QH13 của Quốc hội, trong đó quy định rõ: Các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến; mở chuyên trang, chuyên mục về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đưa tin, đăng tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan ý kiến đóng góp của nhân dân .
Ngoài việc đưa tin và bình luận một chiều, thiếu minh bạch, cách tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về sửa đổi Hiến pháp đang được tiến hành mang nặng tính hình thức, áp đặt thiếu dân chủ và quá tốn kém khiến cho dư luận xã hội tiến bộ bất bình, hoài nghi chính quyền về thái độ tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và về sự nghiêm túc trong việc sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, chúng tôi đề nghị quý Đại biểu can thiệp một cách có hiệu quả và đề xuất Quốc hội triển khai những biện pháp thiết thực, kịp thời để chấn chỉnh tình trạng hình thức, mất dân chủ, thiếu trung thực… trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân.
Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng đối thoại công khai trên mọi diễn đàn trong cả nước, cùng nhau tìm ra phương án tối ưu cho một bản Hiến pháp mới, thích hợp với hoàn cảnh hiện tại của đất nước.
2. Quyền lập hiến nhất quyết phải là của toàn dân. Vì vậy, một lần nữa chúng tôi kiến nghị Hiến pháp cần quy định: “Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu ý dân được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới”. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân không thể thay thế cho việc trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân là để nhân dân được lựa chọn và quyết định bằng phiếu kín những điều dân muốn. Còn lấy ý kiến đóng góp của dân như cách làm hiện nay thì kết quả bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của tổ chức đứng ra lấy ý kiến.
Trong cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp lần này, những vấn đề cốt lõi còn có ý kiến khác nhau, như một số vấn đề đã được nêu trong KN72, cần được đưa ra để nhân dân lựa chọn bằng phiếu kín, tương tự như trong các cuộc bỏ phiếu phổ thông được tổ chức theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu quý Đại biểu và toàn thể Quốc hội sớm quyết định việc sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp để có thời gian chuẩn bị công việc hệ trọng này lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta. Điều đó sẽ tỏ rõ ý chí của Quốc hội trong việc thực hiện quyền làm chủ của dân, động viên được đồng bào trong và ngoài nước tham gia tích cực và thiết thực hơn vào việc xây dựng Hiến pháp của nước ta.
Xin trân trọng cám ơn.
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN
(Gồm 15 người đã đến trao KN72 trực tiếp cho
UBDTSĐHP1992 ngày 4 tháng 2 năm 2013)
1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Phan Hồng Giang, TSKH, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
3. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM, TP HCM
4. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc NXB Tri thức, Hà Nội
5. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
6. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
7. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
8. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó chủ tịch LH các Hội KH&KT Việt Nam, Hà Nội
9. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
10. Huỳnh Tấn Mẫm, BS, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975, TP HCM
11. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
12. Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội
13. Nguyễn Minh Thuyết, GSTS, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
14. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
15. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế



Copy từ: Bauxite Việt Nam

Có nên phản đối dự án Nhà máy Lọc dầu 27 tỉ USD?


TT - Với việc một nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ cả chục tỉ USD để đầu tư Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội (Bình Định), nhiều chuyên gia cho rằng cần tính toán cả mặt được của dự án, chứ không nên chỉ băn khoăn mặt tiêu cực.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định báo cáo về dự án lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh (giữa) chiều 8-4  Ảnh: VĂN LƯU

Với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà nước phải bỏ ra nhiều công sức, nguồn lực mới hoàn thành. Khác với Nhà máy lọc dầu Dung Quất chỉ dùng được dầu thô Bạch Hổ giá cao, Nhà máy lọc hóa dầu Nhơn Hội được tính toán ngay từ đầu sẽ dùng dầu từ nhiều nguồn như Trung Đông, châu Phi... Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đã tính toán tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) - một chỉ số kinh tế quan trọng nói lên tính hiệu quả của dự án - lên đến 14,8% (Nhà máy Dung Quất đến tháng 6-2012 vẫn lỗ).
PVN chủ yếu “tính đến lợi ích của mình”
Trong lý do đề nghị Bộ Công thương không ủng hộ dự án tại Nhơn Hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nêu để “tránh tình trạng mất cân bằng cung cầu cũng như tuân thủ quy hoạch, chiến lược phát triển ngành dầu khí”. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bình Định, tại công văn 989/Ttg-DK ngày 26-6-2006, Thủ tướng đã cho phép chủ trương đầu tư cảng dầu và khu lọc hóa dầu tại Khu kinh tế Nhơn Hội. Nhưng đến khi phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 thì dự án lại không có trong quy hoạch. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Công thương có ý kiến đề xuất để bổ sung quy hoạch.
Theo TS Lê Đình Ân - nguyên giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, việc băn khoăn của các bộ, ngành là cần thiết. Ông Ân cho rằng các vấn đề cốt lõi như nhà đầu tư có chuyên về dầu khí không, đặc biệt là khả năng tài chính và nguồn cung dầu thô để chế biến cần xem xét kỹ, bởi nguồn dầu Trung Đông cũng không thể khẳng định chắc chắn trong dài hạn. Còn việc PVN đề nghị không ủng hộ dự án Nhơn Hội, ông Ân cho rằng nếu là vì nhu cầu trong nước đã đủ, lo giảm hiệu quả đầu tư Dung Quất, Nghi Sơn thì không nên. Bởi các nước vẫn cho đầu tư chế biến dầu rồi xuất khẩu mà không có vấn đề gì, vả lại các doanh nghiệp cũng cần cạnh tranh với nhau.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, việc PVN đề nghị Bộ Công thương không nên ủng hộ việc xây dựng Nhà máy Nhơn Hội cho thấy họ có thể lo cho cái chung là mất cân đối cung cầu xăng dầu trong nước, hiệu quả đồng vốn nhà nước bỏ ra ở Dung Quất, Nghi Sơn sẽ giảm, nhưng có thể thực tế là họ lo bảo vệ lợi ích của mình, không chấp nhận cạnh tranh. Dù có thể được mời tham gia vốn ở nhà máy 27 tỉ USD nhưng PVN cũng sẽ gặp khó ở các nhà máy lớn đã, đang đầu tư. Bà Lan cho rằng việc nhà đầu tư PTT có năng lực hay không, có đảm bảo hiệu quả cho đất nước hay không cần tính đến, nhưng là một bài toán khác, giữa nước chủ nhà và PTT. Còn bài toán cạnh tranh thì doanh nghiệp cần chấp nhận.
Việc PTT đề nghị đầu tư Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội, đi vay 50% vốn, mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao thì phía Việt Nam cũng nên đặt câu hỏi tại sao họ bỏ vốn gấp mấy lần nhà máy lọc dầu trong nước mà vẫn hiệu quả cao. Theo bà Lan, với dự án của PTT cần áp dụng phương án đánh giá tổng thể, cả tác động tích cực và tiêu cực. “Quan trọng nhất là xem tính thực chất của dự án, tránh quy hoạch “treo”, còn lại cần dựa trên lợi ích quốc gia để quyết định, tránh thiên vị cho một doanh nghiệp nào” - bà Lan nói.
Bộ Tài chính: cạnh tranh hơn thì nên phê duyệt
Bộ Tài chính cũng đã có văn bản góp ý về chủ trương xây dựng dự án lọc hóa dầu ở Nhơn Hội. Theo đó, bộ cho rằng việc PTT, theo đề xuất, sẽ phải đi vay 50-60% tổng vốn đầu tư, tức từ 14-17 tỉ USD, đòi hỏi phải có nhiều tổ chức tài chính đồng tài trợ. Vì vậy, để tránh tình trạng sau khi được bổ sung quy hoạch, cấp giấy chứng nhận đầu tư mà dự án vẫn không thể triển khai đúng tiến độ do khó khăn tài chính, gây lãng phí nguồn lực đất đai và các hỗ trợ khác, Bộ Tài chính đề nghị nhà đầu tư giải trình, chứng minh rõ năng lực tài chính.
Đặc biệt, trước thực tế nhiều dự án đã có trong quy hoạch nhưng cũng chưa triển khai như Nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong, Cần Thơ, hay Vũng Rô cũng cơ bản chưa làm... Theo Bộ Tài chính, cần đánh giá lại tổng thể tiến độ, tính khả thi của các dự án đã phê duyệt/cấp phép. Bộ Tài chính cho rằng nếu dự án được chứng minh khả thi, tiến độ hoàn thành sớm hơn các dự án khác đã được cấp phép, phê duyệt, có lợi thế cạnh tranh hơn thì nên trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt...
Sẽ không dễ dàng
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một chuyên gia ngành dầu khí đề nghị không nêu tên cho rằng việc PTT vào Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều chông gai bởi nhà máy này nếu đi vào hoạt động năm 2019 thì cũng gần như đồng thời với một số nhà máy lọc dầu khác của PVN như Nghi Sơn. Và với công suất lớn hơn, công nghệ cao và sự quản lý chặt chẽ trong quá trình đầu tư, bề dày kinh nghiệm trong chế biến, phân phối sản phẩm... thì các nhà máy lọc dầu của các doanh nghiệp trong nước khó mà cạnh tranh nổi. Đây sẽ là bài toán hóc búa và PTT sẽ không dễ dàng khi đàm phán về các ưu đãi cho Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội!
Cũng theo chuyên gia dầu khí trên, khi Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu thì ưu đãi khác, khi đã có rồi thì ưu đãi sẽ phải giảm đi. Thực tế, đến dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam quy mô 4,5 tỉ USD (mà PVN có tham gia vốn 18%) thì các ưu đãi cho chủ đầu tư cũng được Chính phủ xác định theo hướng giảm dần so với Dung Quất hay Nghi Sơn. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải tự lực lớn từ việc lo vốn, thị trường, cân đối ngoại tệ trong quá trình hoạt động... Như vậy, muốn có nhà máy ở Nhơn Hội phía trước là con đường dài, chắc chắn sẽ không dễ dàng, nhất là khi PVN đã phản đối và nhiều bộ đang băn khoăn.
CẦM VĂN KÌNH - KIẾN GIANG
PTT muốn mở rộng hiện diện ở khu vực
Đầu năm nay, PTT đã trình lên Quốc hội Thái Lan các mục tiêu lâu dài của tập đoàn. Theo đó, như báo The Nation cho biết, PTT đặt mục tiêu sản xuất hằng năm 70 triệu tấn than vào năm 2020, sản xuất 4 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng một năm.
PTT là một trong những tập đoàn hàng đầu của Thái Lan và cũng thuộc hàng tập đoàn lớn nhất thế giới. Trong danh sách 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune xếp hạng hằng năm, PTT được xếp thứ 95 (năm 2012), vượt xa so với vị trí 128 năm 2011. Theo danh sách này, doanh thu của PTT là 79,69 tỉ USD với lợi nhuận 3,455 tỉ USD.
PTT đã đầu tư vào các mỏ than ở Indonesia và tiến hành nghiên cứu tính khả thi đối với việc đầu tư khai thác than ở Mozambique, Madagascar và Brunei. The Nation cũng cho hay PTT sở hữu 25% vốn trong dự án thủy điện Xayaburi của Lào và đã thực hiện các nghiên cứu tính khả thi trong việc đầu tư thủy điện và nhà máy điện dùng khí thiên nhiên ở Myanmar. Họ cũng đã đầu tư vào các mỏ dầu ở Mozambique, Kenya và Úc. Hiện tập đoàn này đang nghiên cứu việc đầu tư vào ngành hóa dầu và lọc dầu ở Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
The Nation dẫn lời CEO của PTT Pailin Chuchottaworn hồi năm ngoái nói rằng tập đoàn này sẵn sàng hợp tác với các công ty dầu khí quốc gia trong khu vực ASEAN để mở rộng hiện diện của họ trong khu vực, đặc biệt là hai tập đoàn Petronas của Malaysia và Pertamina của Indonesia.
VIỆT PHƯƠNG
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc cho biết chúng ta hiện đang có những dự án mà cho đến thời điểm này chưa có động tĩnh gì, có những dự án sau nhiều năm vẫn chưa tìm ra đối tác như dự án Nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong, dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn và thậm chí ngay cả dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng vậy. “Trong bối cảnh này, chúng ta tìm kiếm được nhà đầu tư nước ngoài có năng lực mạnh về tài chính, chuyên môn sâu, công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và tính khả thi của dự án rất cao là vô cùng quan trọng” - ông Lộc nói.
Về nguồn vốn đầu tư cho dự án tổ hợp lọc hóa dầu của PTT vào Bình Định lên tới 27 tỉ USD, ông Lê Hữu Lộc cho biết PTT chiếm 1/3, các đối tác chiến lược (các nhà cung cấp dầu thô) 1/3 và Việt Nam chiếm 1/3. Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng HSBC đã có thư cam kết hỗ trợ dự án này. “Dự án này có tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) khá cao, khoảng 14,8%, trong khi các dự án lọc dầu khác dưới 10%, nên sau các cuộc đàm phán, thương thảo, nhà đầu tư dành 1/3 vốn cho các đối tác phía Việt Nam. Tổng thể dự án chia làm hai phân kỳ đầu tư. Phân kỳ 1 tập trung cho mảng lọc dầu và phân kỳ 2 làm hóa dầu. Chúng tôi muốn lưu ý rằng về hóa dầu dự kiến sẽ chiếm thấp nhất khoảng 35% doanh thu của dự án” - ông Lộc thông tin.
Ông Lê Hữu Lộc khẳng định: nếu được triển khai thì đây sẽ là một trong sáu tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất thế giới hiện nay, góp phần cung cấp cho thị trường trong nước và chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Bộ Công thương yêu cầu phải có cam kết từ đại diện pháp lý cao nhất của PTT, về vấn đề này “lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các bộ phận liên quan sẽ làm việc với PTT trong tháng 5 và chắc chắn sẽ có cam kết chính thức của chủ tịch hội đồng quản trị PTT trong thời gian ngắn sắp tới” - ông Lộc nói.
Ông Lộc cũng cho biết thêm có ý kiến đề cập những khó khăn về luồng lạch ra vào cảng Quy Nhơn như hiện nay. “Thật ra vấn đề này dễ giải quyết ở chỗ khi dự án được triển khai và chúng tôi cũng đã bàn thảo với nhà đầu tư sẽ xây dựng đường ống xuyên qua núi Yên Ngựa chỉ dài khoảng 2km là thông ra biển Đông và hình thành cảng dầu để bơm dầu thô vào tổ hợp và nếu sản lượng lọc dầu lớn sẽ bơm ra. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi chỉ có ở Khu kinh tế Nhơn Hội. Đồng thời, diện tích mặt bằng 2.000ha hoàn toàn không phải chi trả tiền giải tỏa đền bù, trong khi giá cho thuê chỉ 10-15 USD/m2 trong thời gian 50 năm cũng là một điều kiện hấp dẫn không dễ tìm kiếm ở bất kỳ khu vực nào khác”.
BẢO TRUNG




Copy từ: Tuổi Trẻ

Cả nước có khoảng 850 nghìn người thất nghiệp

Cả nước có khoảng 850 nghìn người thất nghiệp


Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của các vùng rất khác nhau và cao nhất đối với TPHCM.
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo điều tra lao động việc làm quý IV năm 2012.

Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao hơn nông thôn và của nữcao hơn của nam. Tỷ lệ thất nghiệp của các vùng cũng rất khác nhau và cao nhất đối với TPHCM.

Ngược lại, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn (3,29%) cao hơn khu vực thành thị (1,44%) trong khi không có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thiếu việc làm giữa nam và nữ. Xem xét số liệu theo vùng, ĐBSCL có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất.

Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp không biến động lớn so với năm 2011. Theo Tổng cục Thống kê nguyên nhân là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống chưa cao, an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động thường chấp nhận làm những công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp.

Số liệu cụ thể từ báo cáo cho thấy đến thời điểm 1/1/2013 cả nước có hơn 1,3 triệu người thiếu việc làm và 857 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. So với thời điểm 1/1/2012 thì số người thiếu việc làm tăng khoảng 69,3 nghìn người và số người thất nghiệp tăng 4,3 nghìn người.

Bên cạnh đó, có tới 83,3% người thiếu việc làm sống tại khu vực nông thôn và 55,6% người thiếu việc làm là nam giới. Ngược lại, số người thất nghiệp là nữ giới chiếm nhiều hơn nam giới (53,8%).

Trong quý IV/2012, số người thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 45,7% trong tổng số người thất nghiệp, tỷ trọng này ở khu vực thành thị (38,3%) thấp hơn khu vực nông thôn (53,2%). Trong khi đó, số người thiếu việc làm từ 15-24 tuổi chỉ chiếm 22% trong tổng số người thiếu việc làm và không có sự khác biệt nhiều giữa thành thị và nông thôn.
Theo Gafin



Copy từ: VinaCorp

Doanh nghiệp kiệt sức

Bi quan về triển vọng kinh tế cộng với những khó khăn tồn tại kéo dài đã khiến các doanh nghiệp chán nản, có tâm lý buông xuôi, chờ ngày giải tán.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16/4 đã đồng ý đề xuất của Chính phủ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 25% còn 20%-22% và áp dụng ngay từ ngày 1/7 nhằm góp phần hồi sức cho doanh nghiệp (DN) sau thời gian dài thoi thóp.


Doanh nghiệp kiệt sức
Công ty TNHH Thúy An ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau làm ăn thua lỗ, lừa đảo và bị xiết nợ, đến mức phải “dẹp tiệm”

Tốt hơn là đừng làm gì!

Theo công bố của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), DN ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Số DN và số vốn đăng ký trong quý I/2013 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước: vốn đăng ký bình quân trong quý I chỉ đạt 5,05 tỉ đồng/DN (quý IV/2012 là 6,24 tỉ đồng/DN). Phần lớn các địa phương đều có số lượng DN đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm 2012. Song song đó, lượng DN ngừng hoạt động, giải thể tiếp tục gia tăng với 13.011 DN ngừng hoạt động (tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2012) và 2.272 DN đã hoàn thành các thủ tục giải thể. TPHCM dẫn đầu về số lượng DN ngừng hoạt động với 4.434 DN. Các DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động chủ yếu ở các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và tập trung ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, xây dựng…


Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương
Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) nợ ngập đầu, tìm cách gượng dậy mà chưa được

“Chán nản” là lời ta thán chung của rất nhiều DN khi được hỏi về kế hoạch sản xuất - kinh doanh trong năm nay. Ông Trương Phú Cường - Chủ tịch Hội DN Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM, Tổng Giám đốc ECI Sài Gòn - chia sẻ: DN thật sự nản lòng vì phải chống chọi với quá nhiều thách thức.

Khó khăn của DN hiện nay không chỉ là bất động sản đóng băng, các vấn đề tồn kho, lạm thu thuế, lãi suất cao và khó tiếp cận tín dụng… mà còn là niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường thấp, hy vọng của DN vào môi trường kinh doanh giảm sút. “Tiếp xúc với tôi, nhiều chủ DN lớn có thương hiệu tốt, doanh thu tốt, quản trị rất tốt cho biết không muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh gì nữa trong thời điểm hiện tại; thay vào đó, đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi hoặc ở không cho “nhẹ đầu” vì nếu bung ra làm ăn trong tình hình này có thể lỗ cả chục tỉ đồng. Tâm lý này ngày càng lan rộng và rất nguy hiểm” - ông Trương Phú Cường nói.

Một cổ quá nhiều tròng

Tình trạng DN ngày càng thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề, hình thức kinh doanh do sức mua sụt giảm đã xuất hiện từ hơn cả năm nay và ngày càng trầm trọng. Chẳng hạn, tại huyện Hóc Môn - TPHCM trước đây có khoảng 100 DN hoạt động thì nay chỉ còn 60 nhưng đa số lay lất, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ.

Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, DN không chỉ chịu sức ép về vốn, lãi suất, thị trường tiêu thụ, chi phí đầu vào tăng mà còn gồng gánh các khoản phí, chiết khấu vô lý. Ông Huỳnh Văn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất Thực phẩm Công nghệ Bảo Long, cho biết công ty đang rất khổ sở vì những đòi hỏi thái quá từ một nhà bán lẻ nước ngoài.

Cụ thể, theo hợp đồng phân phối năm 2013, nhà bán lẻ này đòi tăng chiết khấu lên hơn 30% (trước nay là 30%), phí vận chuyển tăng lên 7% (trước nay 3%), yêu cầu giảm định mức doanh số thưởng doanh thu (trước siêu thị bán hàng đạt doanh thu 2-3 tỉ đồng mới được thưởng, nay đòi thưởng khi chỉ đạt doanh thu bằng 1/2 số đó) và bắt buộc DN phải tham gia khuyến mãi mỗi khi siêu thị có yêu cầu.

Ngoài ra, DN còn phải cắn răng để nhà bán lẻ chiếm dụng vốn vì thời hạn thanh toán hợp đồng bị đẩy lên 45-60 ngày thay vì 30 ngày như trước. “Một cổ quá nhiều tròng, không sức nào chịu nổi, DN nào không đài đương được thì chấp nhận mất thị trường, đồng nghĩa với thu hẹp sản xuất” - ông Huỳnh Văn Hải bức xúc.  
Tan rã

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt DN nhìn thấy trước tương lai không sáng sủa và tự lên kế hoạch thua lỗ trong năm 2013, công khai dự báo lỗ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng do tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, thị trường và môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng.

Không còn sức chống chọi với tình trạng sụt giảm kéo dài, nhiều DN phải giảm diện tích thuê văn phòng, cùng chia sẻ mặt bằng, chuyển văn phòng ra khỏi trung tâm TP, cắt giảm nhân sự, thậm chí nợ lương nhân viên. Điển hình là một tập đoàn bất động sản tên tuổi ở TPHCM đã phải “muối mặt” nợ lương nhân viên, nợ tiền khách hàng và sống chung với cảnh khách hàng đến đòi nợ như cơm bữa.

Hay như Công ty S.V (chuyên nhập khẩu và phân phối bánh kẹo, thực phẩm từ Singapore) sau thời gian dài cạnh tranh về giá không lại hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước, hàng nhập về bán không chạy và làm mọi cách như tổ chức bán hàng tại các chợ, thưởng Tết nhân viên bằng hàng tồn kho, cắt giảm tiền xăng của nhân viên bán hàng, nợ lương gối đầu (đến hết tháng 3 mới trả lương tháng 2)…, ban giám đốc và nhân viên công ty này đành bất lực đường ai nấy đi.

Khối FDI cũng bi quan

Dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, mặt bằng, thủ tục đầu tư và phát triển sản xuất - kinh doanh nhưng các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng rất bi quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy chưa bao giờ niềm tin và hiệu quả kinh doanh xuống thấp như hiện nay: Chỉ có 33% trong tổng số 1.540 DN FDI được khảo sát cho biết có dự định mở rộng hoạt động trong 2 năm tới. So với năm 2011, số DN dự định mở rộng kinh doanh đã giảm 13% và giảm đến 36% so với năm 2010. Số DN FDI báo cáo có lãi cũng giảm còn 60%, trong khi năm 2011 là 74% và năm 2010 là 70%. Số DN báo lỗ tăng lên 28% (năm 2011 là 20%). Số DN quyết định tăng vốn đầu tư cũng giảm mạnh, chỉ còn 5,1% trong khi năm 2011 là 28% và năm 2010 là 37%.

Theo Thanh Nhân
NLĐ



Copy từ: Dân Trí

Bắt tàu nước ngoài trên vùng biển Thanh Hóa

(ĐVO) - 1 giờ ngày 20/4, hai tàu trinh sát của biên phòng Hà Tĩnh đang tuần tra ngoài biển phát hiện một tàu lạ không cắm cờ đang đi sâu vào nội địa, cách cửa Lạch Thơi thuộc địa phận vùng biển Thanh Hóa bốn hải lý.

Thượng tá Võ Trọng Hải - phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh - cho biết khi tàu biên phòng Hà Tĩnh tiến đến gần, phát các tín hiệu kêu gọi tàu dừng lại thì tàu này tăng tốc, chạy ra ngoài khơi.
Biên phòng Hà Tĩnh dùng tàu của hải đoàn 48 Bộ tư lệnh Biên phòng truy đuổi. Sau hai giờ, hai tàu của biên phòng mới bắt được tàu này, cách bờ 20 hải lý.
Tàu buôn lậu bị kẹp ở giữa hai tàu biên phòng
Tàu buôn lậu bị kẹp ở giữa hai tàu biên phòng
Theo điều tra ban đầu của lực lượng biên phòng Hà Tĩnh, tàu vi phạm có ký hiệu M.TA1, quốc tịch tàu Mông Cổ, trọng tải 3.796 tấn, dài 106m, rộng 16m. Trên tàu có 14 thuyền viên người Myanmar nhưng không có giấy tờ tùy thân.

Tàu chở một lượng dầu diesel rất lớn nhưng không có nguồn gốc xuất xứ. Tàu này xuất phát từ cảng Cao Hùng (Đài Loan) đi thẳng vào vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình bán dầu lậu.
Hiện lực lượng biên phòng Hà Tĩnh đã dẫn giải tàu buôn lậu này về cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) tiếp tục điều tra làm rõ.
Năm 2012, tại vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh Nam Định và Thanh Hóa, Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Trung (Hải đội 2, Tổng cục Hải quan) cũng đã phát hiện, bắt quả tang một tàu buôn lậu xăng dầu số lượng lớn, trong đó có 9 người Trung Quốc.
Con tàu sau đó được xác định là tàu Giang Châu (trọng tải 2.000 tấn, quốc tịch Campuchia) bị bắt quả tang khi đang bơm xăng dầu sang ba tàu Hoàng Sơn 09, Hoàng Sơn 02 và Minh Châu 08 (đều thuộc Công ty TNHH Hoàng Sơn, trụ sở tại Thanh Hóa).
Các tàu buôn lậu xăng dầu đều đã bị tạm giữ ngay sau đó
Các tàu buôn lậu xăng dầu đều đã bị tạm giữ ngay sau đó
Bước đầu những thuyền viên người Trung Quốc trên tàu Giang Châu khai nhận đã lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, mua xăng dầu từ Việt Nam nhưng không vận chuyển về Trung Quốc mà bán cho các trùm xăng dầu lậu của Việt Nam để hưởng chênh lệch.
Thời điểm bị bắt giữ, tàu Giang Châu chứa 2.000 tấn xăng trị giá 40 tỉ đồng.
  • Nguyễn Phạm (Tổng hợp theo TTO, Dân trí)


Copy từ: Đất Việt

Hàng hóa đua nhau tăng giá

TT - Giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng đã khiến nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá. Trong khi đó, sức mua tại các hệ thống bán lẻ vẫn còn rất chậm.
Giá nguyên liệu đầu vào tăng buộc Nước mắm Liên Thành phải tăng giá bán. Trong ảnh: khách hàng chọn lựa sản phẩm nước mắm Liên Thành tại chợ Bà Chiểu - Ảnh: THANH ĐẠM
Mì gói, nước mắm, thực phẩm, nước ngọt, đồ gia dụng... là những mặt hàng được điều chỉnh tăng giá tại hầu khắp các hệ thống bán lẻ, từ chợ cho tới cửa hàng, siêu thị.
Tăng đồng loạt 5-15%
Khảo sát tại nhiều chợ ở TP.HCM như Nguyễn Văn Trỗi (Q.3), Võ Thành Trang (Q.Tân Bình), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh) cho thấy các loại thực phẩm như nước tương Maggi đậu nành nắp đỏ đã tăng thêm 2.000 đồng lên 25.000 đồng/chai 750ml. Các loại mì gói như Hảo Hảo cũng tăng lên gần 100.000 đồng/thùng, Modern lẩu Thái từ 110.000 đồng tăng lên 137.000 đồng/thùng...
Đại diện Cục Thống kê TP.HCM đánh giá suốt nửa cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4, giá cả hàng hóa hầu như rất ít biến động. Đáng chú ý là nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại có xu hướng giảm, nên nhiều khả năng sẽ kéo giá CPI tháng 4 tiếp tục đi xuống. Về vấn đề giá cả hàng hóa tăng thời gian gần đây, vị đại diện này cho biết sẽ tác động vào cơ cấu giá thành của tháng 5. Dự kiến khoảng vài ngày tới chỉ số giá tiêu dùng tại TP.HCM mới được công bố.
Ngoài ra, cách đây vài ngày bột ngọt Ajinomoto điều chỉnh tăng giá khoảng 260.000 đồng/thùng từ 990.000 đồng lên 1.250.000 đồng/thùng, giá bán lẻ tương đương 25.600 đồng/gói, tăng thêm 700 đồng so với giá cũ. Một số mặt hàng khác như nước ngọt Red Bull, bánh kẹo cũng tăng thêm 5.000-10.000 đồng/thùng. Giá tăng của các mặt hàng trên là giá bỏ sỉ cho tiểu thương, một số tiểu thương cho biết giá bán lẻ chắc chắn phải tăng thêm nữa.
Tại siêu thị, thông báo tăng giá đã gửi tới hầu hết các hệ thống. Siêu thị Co.op Mart cho biết từ đầu tháng 4 đã nhận được thông báo của các doanh nghiệp hóa phẩm và đồ gia dụng. Tỉ lệ tăng giá được đề nghị dao động từ 4-8%. Hiện Co.op Mart chưa có kế hoạch tăng giá các mặt hàng này. Đại diện hệ thống Vinatexmart thông tin trong tháng 3 và 4 đã nhận được đề nghị tăng giá 10-15% của một số nhà cung cấp ngành may mặc và hóa phẩm, mức tăng 5-10% đối với thực phẩm đông lạnh. Lý do mà các nhà cung cấp đưa ra là do suốt cả năm chưa tăng giá, thời điểm này giá nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng nên buộc phải tăng giá. Đại diện hệ thống Vinatexmart khẳng định thị trường đang bão hòa nên đang cân nhắc, xem xét có tăng giá bán tại siêu thị hay không. Lotte Mart cũng nhận được yêu cầu tăng giá từ ngành hàng thực phẩm tươi sống như thủy hải sản tăng giá 5-10%, nguyên nhân được giải thích là do giá xăng tăng.
Trong khi đó, bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, cho biết từ tết đến nay siêu thị nhận được đề nghị tăng giá của vài chục nhà cung cấp với mức tăng 5-10% ở tất cả ngành hàng.
Tăng do nhiều yếu tố
Giá hàng hóa tăng thời gian qua được các doanh nghiệp giải thích là do một phần tác động từ giá xăng tăng đợt vừa qua, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp cho biết đã kiềm giữ giá suốt một thời gian dài nên kể từ sau tết buộc phải tăng do hầu hết các loại chi phí tăng.
Đại diện Công ty nước mắm Liên Thành cho biết suốt thời gian qua giá nguyên liệu tăng cao khoảng 200% mà vẫn không có nguyên liệu để nhập nhưng doanh nghiệp này vẫn không có kế hoạch tăng giá. Thời gian gần đây mới tăng 30% đối với nhà phân phối là để giảm bớt áp lực chi phí, các mặt hàng trong chương trình bình ổn cũng đang xin phép điều chỉnh tăng nhẹ. “Suốt từ quý 4 năm ngoái đến nay, chúng tôi vẫn cố gắng giữ giá, không điều chỉnh tăng nhưng cơ cấu giá thành sản phẩm tăng cao đành phải tăng giá sản phẩm” - đại diện Liên Thành nói. Vị này thừa nhận xăng dầu tăng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp vào giá nguyên liệu, thu mua, vận chuyển...
Trong khi đó, đại diện Công ty Ace Cook (mì Hảo Hảo) cho hay thời điểm này không có điều chỉnh giá bất kỳ mặt hàng nào. Theo lý giải của đơn vị này, thị trường mì gói tăng giá là do điều tiết khuyến mãi thời gian qua. “Chúng tôi không quy định giá bán cho hệ thống phân phối, bán lẻ nên giá tăng có thể do cửa hàng, phân phối đã điều chỉnh giá để cân đối thu chi” - vị đại diện này khẳng định.
Giám đốc một doanh nghiệp chế biến thủy hải sản cho biết nguồn cung hạn hẹp đã gây áp lực rất lớn lên giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất nhóm hàng này hiện nay. Do tình hình đánh bắt gặp nhiều khó khăn hơn trước, bên cạnh đó giá xăng dầu tăng cũng tác động vào cơ cấu giá thành của sản phẩm nên buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá.
DŨNG TUẤN


Copy từ: 

Hàng loạt DN vừa và nhỏ phá sản vì đói vốn


(ĐVO) - Đã có hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản do thiếu vốn và tồn kho hàng hoá. Đó cũng chính là nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng sức mua kém, vốn tín dụng ứ đọng không có ai vay.
 
Trong số khoảng 100.000 doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động, tỷ lệ rơi vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khá nhiều, đấy là chưa kể nhiều hộ kinh doanh cá thể chưa được liệt vào loại hình doanh nghiệp. Chính vì điều này dẫn đến tình trạng sức mua kém, lượng hàng tồn kho tăng, vốn tín dụng ứ đọng không có ai vay.
 
Không có vốn - sản xuất đình trệ - không trả được lãi vay ngân hàng... là vòng luẩn quẩn. (Ảnh: VnEconomy)
Không có vốn - sản xuất đình trệ - không trả được lãi vay ngân hàng... là vòng luẩn quẩn. (Ảnh: VnEconomy)
“Đúng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu vốn, việc triển khai quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm trễ và chưa đều khắp. Bên cạnh đó, thuế là vấn đề đau đầu nhất đối với các doanh nghiệp khu vực này. Nhiều câu hỏi đặt ra là khi nào giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi thực tế các doanh nghiệp này đang ở tình cảnh rất khó khăn bi đát” – Ông Vũ Quốc Tuấn - nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, năm 2012.
Bên cạnh đó, ông Bùi Quang Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đã không có quy luật đào thải tự nhiên bởi “khi nhiều doanh nghiệp khối tư nhân năng động, làm ăn hiệu quả thì lại phá sản, còn doanh nghiệp trì trệ, bết bát trong khối doanh nghiệp nhà nước lại sống khỏe” – đấy là vấn đề bất cập và vô lý.
 
“Chúng ta đang có bàn luận rất sôi nổi về chuyện giải cứu thị trường bất động sản. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh khoảng 0,1% trong giai đoạn 2008 – 2012. Nếu chúng ta dùng khoảng 30.000 tỷ đồng để cứu thị trường này thì đấy là cách làm ngược. Trong khi nhiều ngành có sự đóng góp mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế như sản xuất, chế tạo, xuất khẩu… tham gia vào chuỗi giá trị phát triển và là những điểm sáng của nền kinh tế năm 2012 thì lại không được giải cứu” - ông Bùi Quang Tuấn băn khoăn.
 
Cũng theo ông Tuấn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải được hỗ trợ ngay chính từ nguồn vốn ban đầu, điều này đang thể hiện cho thấy vai trò từ phía nhà nước là chưa đạt yêu cầu. Đối với khu vực doanh nghiệp này cần phải có ngay biện pháp giải cứu bằng cách giảm lãi suất cực thấp. Nếu khu vực doanh nghiệp này phải chờ đến sự hỗ trợ từ phía nhà nước sau nhiều thời gian thảo luận nữa thì e rằng, sẽ không còn có cơ hội tồn tại, kéo theo sự hồi phục của tăng trưởng kinh tế không thể thực hiện được ngay thông qua khu vực doanh nghiệp này.
 
“Chúng ta cần phải cứu những thị trường nào có đóng góp trực tiếp cho sự tăng trưởng thì nên làm, riêng đối với thị trường bất động sản còn phải luẩn quẩn tại chỗ trong vòng 3 – 4 năm nữa, bởi để giải quyết vấn đề này là phải cần rất nhiều tiền, trong khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề đầu ra, thậm chí là chúng ta còn phải tính đến việc vay tiền người nước ngoài như thế nào” – ông Tuấn lo ngại.
 
Doanh nghiệp VN teo tóp thành siêu nhỏ
 
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), năm 2002, Việt Nam mới có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay, tổng số đã có trên 694.000 doanh nghiệp thành lập. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/12/2012, chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt động và 2/3 trong số đó không thể lớn lên nổi, thậm chí có xu hướng nhỏ đi về quy mô.
 
Trong đó, có 44,7% giữ nguyên quy mô nhỏ trong suốt 10 năm được theo dõi. 1/3 doanh nghiệp còn lại có thay đổi quy mô thì thực chất VCCI cho biết có tới 18,2% đã… quay trở lại quy mô siêu nhỏ, tức thụt lùi.
 
Chỉ có 8,74% doanh nghiệp nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa và chỉ 6,55% thành quy mô lớn.
 
Doanh nghiệp quy mô vừa cũng trong tình cảnh có xu hướng nhỏ đi. Cụ thể, VCCI cho biết có đến 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành doanh nghiệp nhỏ và 5,12% thậm chí bị chuyển thành doanh nghiệp siêu nhỏ.
 
Chỉ có khoảng 27% doanh nghiệp vừa năm 2002 lớn lên thành doanh nghiệp quy mô lớn năm 2011. Như vậy, cũng có tới 2/3 doanh nghiệp vừa giữ nguyên quy mô, nhỏ đi và chỉ có gần 1/3 là lớn lên.
 
Bên cạnh đó, quy mô bình quân của doanh nghiệp về lao động cũng đang thu hẹp dần. Cụ thể, lao động bình quân đang là 74 người/doanh nghiệp năm 2002 đã giảm chỉ còn 34 lao động năm 2011.
 
Còn khu vực doanh nghiệp nhà nước lại tăng từ 421 lao động/doanh nghiệp năm 2002 lên tới 490 lao động/doanh nghiệp năm 2011.

Duyên Duyên



Copy từ: Đất Việt

BIẾT HẾT RỒI, CÒN PHẢI ĐO GÌ NỮA?


Sự 'hài lòng' của người dân !
                   BVB Còn nhớ trong một phiên họp Quốc hội, đại biểu Mai Hữu Tín nói: “Chúng ta xác định chính quyền của chúng ta là của dân, do dân, vì dân. Các đại biểu của dân đi họp ở đây mang theo biết bao tâm tư bức xúc của người dân với mong muốn là mọi việc sẽ tốt hơn qua mỗi kỳ họp. Nhưng chúng ta chưa có một chỉ số cụ thể để đo lường việc này. Tôi cho rằng Quốc hội nên đưa thêm chỉ tiêu, mức độ hài lòng của người dân để đánh giá hoạt động của các cơ quan quyền lực trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm". Nhưng điều trái ngang ở chỗ người dân hài lòng, không hài lòng cái gì, họ biết hết, nhưng cứ gân cổ hô nhau đi...đo! Đo đã gần 2 năm rồi, nay thấy sao?
 Hãy xem, các "NGHỊ" nói hay, nói bài bản như thế nào? Nay, thực tế ra sao?

Đầu kỳ họp, Quốc hội đã khẳng định sẽ tiến hành ngay một số đổi mới trong các phiên thảo luận tại nghị trường để phiên họp đạt chất lượng cao. Vậy theo dõi các phiên thảo luận vừa qua, ông thấy đã có đổi mới nào so với khóa 12 chưa?
- Kỳ họp thứ nhất chủ yếu bàn công tác nhân sự và cũng đã có một phiên thảo luận kinh tế – xã hội truyền hình trực tiếp. Bây giờ là kỳ họp thứ hai. Phiên thảo luận lần này rất quan trọng. Thứ nhất là đánh giá tình hình kinh tế – xã hội 5 năm qua. Thứ hai là đánh giá năm 2011 và bàn hướng phát triển cho năm 2012 và 5 năm sắp tới.
Ngày đầu tiên thảo luận có 50 lượt ý kiến. Các đại biểu đã tham gia rất tích cực. Nhiều người đã phân tích các vấn đề kinh tế – xã hội nóng bỏng hiện nay, đáp ứng phần nào tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Tuy nhiên, các ý kiến chưa thật sự sâu sắc và chưa tập trung. Trong khi có những người nêu ra các phân tích rất uyên bác, lại có nhiều người chỉ dẫn những việc ở địa phương mình. Các ý kiến đó không đủ tính đại diện cho cả nước. Có những người đã phát biểu ở tổ rồi nhưng ra đến hội trường lại nhắc lại. Trong khi lẽ ra cần trao đổi, thảo luận nhiều hơn về các vấn đề lớn và tập trung.
Tôi chỉ ví dụ là lần này Chính phủ đưa ra các phương án tái cấu trúc, trong đó chú trọng tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp… Biện pháp nghe thì đúng rồi nhưng đưa ra Quốc hội phải được bàn bạc sâu để xem đưa vào triển khai trong thực tế sẽ thế nào. Nhưng rồi vẫn rất ít ý kiến.
Hoặc, đầu tư công, hiệu quả vào đâu và đến đâu cũng chưa thấy nói rõ. Chính phủ nói tập trung cho giáo dục, y tế nhưng không hiểu sao ngành nào cũng kêu. Vậy nguyên nhân là do đâu, phải phân tích rõ.
Vì thế, có thể thấy là khi đưa ra Quốc hội bàn bạc đã không kỹ, giải pháp đề ra không sâu thì chủ trương có đúng cũng chưa chắc đã làm được như mong muốn.
Vẫn còn tình trạng chệch choạc như vậy phải chăng là do các đại biểu khóa mới chưa bắt nhịp được với hoạt động Quốc hội? Điều này có xảy ra ở các kỳ họp đầu tiên khóa trước không, thưa ông?

- Rất khó để so sánh khóa cũ với khóa mới. Nhưng cơ cấu ở mỗi khóa, mỗi nhiệm kỳ là khác nhau nên quyết định đến chất lượng đại biểu khác nhau. Nhưng theo tôi, muốn nâng cao chất lượng thì phải thay đổi cơ cấu đại biểu. Vì không phải ai là đại biểu Quốc hội cũng dám nói.
Ví dụ một đại biểu đồng thời đang kiêm nhiệm chức vụ ở một ngành nào đó thì liệu anh có dám phát biểu mặt trái của ngành đó trên hội trường không? Nhưng nếu anh đã là đại biểu chuyên trách rồi, và anh đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề đó thì sẽ dám nói và ý kiến sẽ có chất lượng.
Phần lớn những phát biểu có chất lượng chủ yếu rơi vào số đại biểu chuyên trách. Tất nhiên đây cũng mới là kỳ họp thứ hai của nhiệm kỳ nên vẫn còn nhiều chuyện mới mẻ. Chưa thể căn cứ vào đó mà đánh giá được hết chất lượng.

Phải đợi thời gian trả lời

Tôi đề nghị chia hai hội trường
Nhưng mỗi kỳ họp sẽ bàn những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng và đòi hỏi của cuộc sống không thể chờ đợi sự trưởng thành từ từ của các đại biểu…
- Mỗi năm chúng ta chỉ họp hai kỳ và mỗi kỳ thảo luận kinh tế – xã hội, các đoàn chỉ được 1 đến 2 người phát biểu mà những người đứng lên nói chưa chắc đã là người đại diện cho toàn bộ tinh hoa của đoàn đó.
Tất nhiên ai cũng mong muốn đại biểu Quốc hội ngày càng phải có chất lượng cao. Nhưng do đặc điểm cơ cấu, mỗi nhiệm kỳ lại theo cơ cấu khác nhau nên đã ảnh hưởng đến chất lượng. Có những nhiệm kỳ có được rất nhiều đại biểu chất lượng hoạt động cao hơn hẳn nhưng có nhiệm kỳ chất lượng lại bình thường.
Quốc hội đang bàn đề án đổi mới hoạt động. Vậy theo ông, để có những phiên thảo luận nóng, thu hút và đáp ứng sự mong mỏi của cử tri thì sẽ phải thay đổi từ đâu?
- Tất cả cũng phải từ con người mà ra. Thứ nhất là cần thay đổi cơ cấu đại diện trong Quốc hội. Tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên.
Thứ hai, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội. Nói ví dụ thế này, như các phiên thảo luận hiện nay, nếu họp cả ngày ở hội trường về kinh tế – xã hội cũng chỉ tối đa khoảng hơn 50 người được nói. Vậy là 450 người còn lại cứ thế ngồi ở dưới để nghe. Vậy tôi đề nghị có thể chọn theo cách là chia ra làm hai hội trường để nhiều người được nói và sau đó tập hợp lại
Thân phận người dân è cổ chịu ơn chế độ...
Khi những nghị gật vẫn "lý thuyết trên mây"!
Ngoài ra, cần tổng kết các ý kiến thảo luận ở tổ, sau đó chỉ nêu các ý kiến cụ thể còn có quan điểm khác nhau để đưa ra hội trường cho đại biểu phân tích. Không đọc bài phát biểu chuẩn bị sẵn.
Không nên để tình trạng như hiện nay, các ý kiến quá loãng, trùng lặp. Ai cũng sợ cử tri chê trách nên cố gắng đứng lên để phát biểu cho cử tri thấy mặt. Do đó, không ít người cứ nói những vấn đề xa xôi ở đâu đó không liên quan đến mạch thảo luận chung.
Tôi hy vọng rằng càng về các kỳ họp sau này, đại biểu ngày càng sắc sảo hơn và gia tăng các ý kiến phản biện. Nhưng để có tính phản biện, cũng cần đòi hỏi bản lĩnh nghị trường.

Đo mức độ hài lòng của dân “Chúng ta xác định chính quyền của chúng ta là của dân, do dân, vì dân. Các đại biểu của dân đi họp ở đây mang theo biết bao tâm tư bức xúc của người dân với mong muốn là mọi việc sẽ tốt hơn qua mỗi kỳ họp. Nhưng chúng ta chưa có một chỉ số cụ thể để đo lường việc này.
Tôi cho rằng Quốc hội nên đưa thêm chỉ tiêu, mức độ hài lòng của người dân để đánh giá hoạt động của các cơ quan quyền lực trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm. Việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định mức độ này không khó.
Quốc hội có thể đưa ra tiêu chí cần thiết để việc điều tra này đem lại được những số liệu cần thiết, cụ thể, giúp các cơ quan quyền lực điều chỉnh pháp luật và chính sách hiệu quả hơn, phù hợp hơn với mong muốn của người dân, doanh nghiệp và cả xã hội”.
Đại biểu Quốc hội Mai Hữu Tín (Bình Dương)
Lê Nhung/BVB



Copy từ: Bùi Văn Bồng