CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Lập bàn thờ trước ủy ban xã, đòi lại đường đi


Dân làng tụ tập đòi chính quyền phải trả lại đường đi dân sinh vào miếu Bản Thổ Dân làng tụ tập đòi chính quyền phải trả lại đường đi dân sinh vào miếu Bản Thổ 
TPO - Từ đêm 24/3 đến sáng nay (26/3), hàng trăm người dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm, Hà Nội) kéo đến trước cổng UBND xã lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ, yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh vào miếu Bàn Thổ.
Ông Chí – một người dân thôn Hạ (xã Mễ Trì) cho biết, đoạn đường dân sinh từ Miếu
Sáng nay, 26/3, ông Đào Tăng Quýnh – Chủ tịch xã Mễ Trì cho biết, xã đang cùng với huyện và các cơ quan chức năng thành phố họp bàn phương án giải quyết sự việc.
Bàn Thổ ở xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ tới trụ sở UBND xã Mễ Trì từ khi có làng đã được người dân tự đóng góp làm nên.
“Khi làng mở hội, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất này để rước lễ. Sau đó, chính quyền xã đã bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm mà không họp bàn với dân, cắt mất đường đi của dân. Bởi thế, từ đêm 24/3, toàn bộ dân làng đã thuê máy xúc, ô tô san gạt đoạn đường trên" - ông Chí nói.
Phát hiện sự việc, huyện Từ Liêm đã huy động công an, dân phòng… đến ngăn chặn người dân thi công con đường. Đến khoảng 3h sáng, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành nốt việc đổ bê tông con đường vào miếu.
 
 
Dân làng lập bàn thờ, treo cờ đòi lại đường đi vào miếu Bàn Thổ.
Suốt cả ngày hôm qua đến sáng nay (26/3), hàng trăm người dân vẫn tụ tập trước cổng ủy ban xã, lập bàn thờ, tổ chức cúng lễ nhằm yêu cầu UBND xã phải trả lại con đường dân sinh trên.
Chính quyền xã Mễ Trì đã xuống giải thích, vận động bà con không nên kích động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại khu vực. Tuy nhiên, việc vận động trên không có kết quả.
 
Bà Nguyễn Thị Hường – Phó chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội xã Mễ Trì trả lời báo chí chiều 25/3.
Chiều 25/3, bà Nguyễn Thị Hường – Phó chủ tịch phụ trách mảng văn hóa xã hội của xã đã trả lời báo chí xung quanh sự việc này.
Theo bà Hường, từ năm 2007, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi một số diện tích đất tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho công ty điện lực Thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.
Các diện tích đất này có dính vào đoạn đường dân sinh trên, khiến họ không còn được sử dụng như trước nữa. Mặt khác, việc khớp nối hạ tầng trong khu vực này chưa được thực hiện, do vậy việc đi lại của nhân dân rất khó khăn.
Vì vậy, ngày 8/8/2013, UBND xã có quyết định khớp nối tạm thời đoạn đường này. Do nhân dân chưa hiểu nên mới xảy ra tình trạng tụ tập hơn 600 người dân để phản đối vì nghĩ rằng chính quyền làm đường cho Công ty Điện lực Từ Liêm không cho dân đi nữa.
 
Đến trưa 26/3, sự việc vẫn chưa "hạ nhiệt".
 
 


Copy từ: Tiền Phong

.............

Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu: Tự do cho con bò


VRNs (27.03.2014) – Sài Gòn – Ca sĩ Xuân Trâm, chị của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh vừa gởi đến chúng tôi một bài hát với tựa đề là Oan khúc người tù Kiên Giang. Nghe ca từ, chúng tôi cảm nhận được sự khắc khoải của một người tù lâu năm mơ về tự do.
Ca sĩ Xuân Trầm sống tại Âu Châu, cho biết: “Khi nghe những tâm tình của bác Nguyễn Hữu Cầu, tôi xúc động và rơi lệ rất nhiều. Một ước mơ đơn sơ … mai mốt tôi về mua một con bò, nuôi bò, cho bò được tự do … một khát khao của kiếp người bị đầy đọa, mong con người đối xử với nhau nhân nghĩa, và đối xử an hòa với cả thiên nhiên bao la”.
Xuân Trầm kể: “Tôi đã từng thăm nuôi bé Hạnh [Đỗ Thị Minh Hạnh], Hạnh tươi cười, Hạnh hát bài tự sáng tác cho mẹ nghe. Hạnh đếm mặt trời, đếm và mong ngày mẹ thăm nuôi. Một người trong tù khát khao tự do đến chừng nào”.
VRNs hỏi, Xuân Trâm muốn nói gì với người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu? Xuân Trầm nói: “hát bài này để nói với bác cầulà tôi kính trọng bác, yêu thương bác, mong bác mạnh khỏe để công bố những sự thật trong nhà tù. Cám ơn bác đã dám làm đơn tố cáo giám thị và các cai tù bất lương”.
VRNs xin giới thiệu đến quý vị bài hát này đã được Quỹ tù nhân lương tâm thu âm và phổ biến.

Ông Phùng Mai, đang sống ở Úc Châu nhận xét về người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và sáng tác này: “Ông Nguyễn Hữu Cầu là một người có bộ não tuyệt vời sau 36 năm tù đày trong gông cùm cộng sản nếu được phép so sánh thì chỉ có thể là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện: Thơ của tôi không phải là thơ. Mà là tiếng cuộc đời nức nở. Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở. Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ. Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ. Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ… Còn Nguyễn Hữu Cầu thì: Ta hát hát khúc tù ca, núi ứa lệ ra, ta hát về bạn tù ta, lá hoa trên rừng nghe qua ngậm ngùi, và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.  Đá mà phải khóc thì nỗi oan kiên phải thấu trời xanh”.
Đây là bài hát gốc do Quy tu nhân lương tâm gởi đến VRNs. Tác phẩm này đã được đăng ký bản quyền trên toàn thế giới.
1403270000
14032700001
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

.............

Nguyễn Văn Thạnh - Con đường vượt qua sợ hãi


Nguyễn Văn Thạnh

Phan Đình Thành - Chuyện khó tin!!!

Tôi thấy nhà ba me anh Thạnh thấy cuốn sách "Câu chuyện về Quyền Con Người". Ngạc nhiên tôi hỏi sao lại có sách luật quyền con người ở đây? (cha mẹ Thạnh ở Bình Định). Ba và mẹ Thạnh nói: "Thằng Thạnh nó đưa về bảo vợ chồng tôi đọc để biết cái quyền của mình. CA tỉnh và CA TP Đà Nẵng hỏi là thằng Thạnh mang sách về phải không?
Tôi có nói cho họ biết về sách này nhưng họ biểu không được đọc nó vì đó là sách phản động, sách nói vây nhưng không phải vậy đâu. Vợ chồng tôi sợ quá cất nó vào đây.
Nghe đến đây tôi sững người ra, thương quá cho những cha mẹ mình, ông bà mình ở quê phải cúi đầu làm trâu ngựa cho bọn vô đạo đức, vô luân lý và luật lệ v.v... không biết những tay CA đó được đào tạo ở đâu, ở đâu sản sinh ra loại đó để làm bẩn nghành CA.
Mà Việt Khang nói rất đúng "thời gian quá nửa đời người và ta đã tỏ tường rồi".
Các bạn thân mến! Chúng ta phải có trách nhiệm khai sáng cho cha mẹ ông bà mình và giúp các ngài vượt qua sợ hãi!
26-3-2014 Phan Đình Thành tường trình từ Bình Định
Có nhiều cách để vượt qua sợ hãi, đây là cách của tôi: hiểu biết và minh bạch.
Sợ hãi là một thuộc tính sinh tồn của con người, khi thấy rủi ro, bất cứ ai cũng muốn né tránh.
Sự sợ hãi có thể đến từ sự thiếu hiểu biết, nhiều người rất sợ điện, trong họ luôn nghĩ đến điện giật, thậm chí cầm rắc cắm vào ổ họ vẫn sợ. Một kỹ thuật viên có thể sửa chữa đường dây 500KV nóng (đang có điện) mà không phải sợ, vì họ hiểu vấn đề.
Tương tự như vậy trong tranh đấu cho nền dân chủ. Để có thể an toàn, chúng ta cần hiểu biết về nó. Hiểu về cách thức, quyền lực của chính quyền. Biết những giới hạn mà chúng ta có thể làm được.
Tất nhiên không phải ai cũng có đủ thời gian và trí tuệ để nghiên cứu, hiểu hết vấn đề. Điều này chỉ dành cho những ai có ý định dấn thân tranh đấu chuyên tâm.
Có một điều có thể giúp chúng ta vượt qua sợ hãi là minh bạch thông tin.
Bố mẹ tôi rất lo sợ cho tôi khi bị nhân viên CA ở đây liên tục dọa dẫm. Họ nói cho bố mẹ tôi biết tôi hoạt động chính trị, làm phản động,... họ có đủ chứng cứ để bắt nhốt tù bất cứ lúc nào. Rồi họ bóng gió nói về các hành vi bẩn thỉu như côn đồ đánh, gay tai nạn, đánh trong tù,...
Thật là khó khăn để bố mẹ tôi vượt qua nỗi sợ hãi này? Suy nghĩ và tôi thấy chỉ có giải pháp minh bạch thông tin.
Mấy hôm nay, tôi và anh Thành về thăm nhà, thấy tôi khỏe mạnh, bố mẹ tôi rất yên tâm. Để giúp bố mẹ có thông tin, tôi mang về một computer. Sau khi nghe tôi nói và đọc một số bài viết, bố mẹ tôi không còn ngăn cản việc tôi làm.
Tôi nghĩ, bố mẹ nào cũng lo lắng sự an toàn cho con, nhưng khi biết con làm việc có ích cho đất nước thì cũng sẽ tự hào. Năm xưa bao người mẹ hiến dâng cho tổ quốc những đứa con của mình. Dân tộc này trường tồn nhờ những người mẹ như thế.
Xin nói thêm: có một người tên là Phương, sdt 0912.378.292, xưng là CA chống phản động, hay gọi điện dọa bố mẹ tôi. Khi tôi về, tôi gọi điện mời anh ta đến nhà chơi, trao đổi thì anh ta không dám đến.
Thấy vậy, bố mẹ tôi an tâm hơn nhiều.

Copy từ: Dân Luận


................

Nghệ An: Công an mời lên làm việc, khám xét email và facebook... vì phát tài liệu quyền con người


Nguyễn Mạnh Hiền
1504031_485793904880605_1790908000_n.jpg

Giấy mời của Công An huyện Diễn Châu, Nghệ An.
Sáng nay, khi lên xã làm việc với cơ quan an ninh, có công an tỉnh Nghệ An, công an huyện Diễn Châu làm việc với mình, họ vu cho mình nhận tiền từ nước ngoài để in ấn và phổ biến tài liệu về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công ước Chống Tra Tấn, họ lấy cớ này ép mình đăng nhập vào facebook và email cho họ kiểm tra, và họ lấy thông tin của 4-5 người.
Họ hỏi về Nhóm những người bạn của Nguyễn Quốc Quân, mình trả lời là nhóm được lập với mục đích và hoạt động dựa theo câu nói của anh Nguyễn Quốc Quân là nếu bạn quan tâm đến tôi, hãy lưu tâm đến những người đấu tranh vì tự do dân chủ.
Họ hỏi về anh Nguyễn Văn Thạnh và những người tham gia đấu tranh là người thế nào? Mình trả lời thấy ai cũng là người tốt.
Họ hỏi thêm mấy vấn đề linh tinh rồi kêu mình viết cam kết không vi phạm pháp luật, (cái này không cam kết thì cũng không vi phạm đâu), cam kết về lời khai của mình.
Làm việc xong, ra về lúc 11h50p.
Điều làm mình buồn và áy náy nhất là đã chịu để họ kiểm tra facebook và lấy thông tin của một số bạn bè...
Xin lỗi mọi người, những ai bị lấy thông tin...
Nguyễn Văn Thạnh bình luận: Vấn đề ở đây là xâm phạm tài khoản để đọc tin nhắn cá nhân. Đây là hành vi bẩn thỉu, vi phạm pháp luật.
Hành xử của an ninh VN rất nguy hiểm vì họ tự cho mình quyền ngồi xổm trên luật pháp.
Chúng ra phải cực lực phản đối cách làm việc này của CA.

Điều 21 Hiến Pháp 2013:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Copy từ: Dân Luận

.............

HĐLT: Tuyên bố về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo gần đây của nhà cầm quyền Cộng sản


VRNs (27.03.2014) – Sài Gòn – Từ đầu năm Âm lịch đến nay, nhà cầm quyền cộng sản đã thẳng tay đàn áp Phật giáo Hòa Hảo, cá nhân cũng như cả tôn giáo, và nhất là đàn áp những người theo tôn giáo bản địa của người H’Mông. Hội đồng Liên tôn tại Việt Nam (HĐLT) gồm một số chức sắc thuộc năm tôn giáo lớn ở Việt Nam, đã Tuyên bố về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo đang xảy ra nghiêm trọng tại Việt Nam.
—-
140327000

Tuyên bố

của Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam

về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo gần đây của nhà cầm quyền Cộng sản

           
Kính gởi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
- Quý Chức sắc và Tín đồ thuộc mọi Tôn giáo,
- Liên Hiệp Quốc và các Chính phủ dân chủ,
- Nhà cầm quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
           
Đồng kính gởi:
- Các Tổ chức Nhân quyền khắp hoàn vũ.
- Các Thân hữu Dân chủ toàn thế giới.
           
Trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu về Nhân quyền tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 05-02-2014, thứ trưởng Hà Kim Ngọc, trưởng đoàn Việt Nam, đã báo cáo: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật…” (Số 32) và “Đối với các cộng đồng các dân tộc thiểu số, quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển….” (số 34).
Thế nhưng đến chiều ngày 07-02-2014, Nhóm Công tác của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã trao cho Việt Nam 227 khuyến nghị trong đó đặc biệt có yêu cầu Hà Nội tôn trọng quyền tự to tín ngưỡng tôn giáo, nhất là của các sắc dân thiểu số. Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ phúc đáp những khuyến nghị này nhân kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền vào tháng 6 tới cũng như hứa đón Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo vào tháng 7.
            Và sau đây là những gì nhà cầm quyền VN vừa làm trong thời gian gần đây để “chuẩn bị” cho hai cuộc trả lời quốc tế ấy:
            1- Đàn áp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo:
            Ngày 11-02-2014, một nhóm 21 công dân đa phần là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đã đến xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thăm gia đình cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển vừa bị công an tàn phá nhà cửa, xúc phạm bàn thờ, đánh đập tàn nhẫn rồi bắt giam hai hôm trước đó. Thế nhưng chưa tới nơi thì đoàn người đã bị cả ngàn công an và côn đồ tấn công đánh đập dã man, tước đoạt tài sản trắng trợn, sau đó giam giữ họ suốt hai ngày đêm trong nơi tối tăm, bẩn thỉu, lại chẳng hề cung cấp thức ăn, nước uống. Hiện còn 3 người bị nhốt cho tới hôm nay là ông Nguyễn Văn Minh, bà Bùi Thị Minh Hằng và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Họ đã bị chuyền về trại giam công an tỉnh Đồng Tháp và sắp tới đây sẽ bị truy tố và ra tòa theo Điểm C, Khoản 2, Điều 245 với những tội danh bị vu khống là: “tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, chống người thi hành công vụ”.
            Ngày 27-2-2014 Đài truyền hình Đồng Tháp lại thực hiện một thiên phóng sự dàn dựng về việc bắt giữ ông Nguyễn Bắc Truyển và 21 công dân nói trên với lối trình bày gian trá, lý luận ngụy biện và nhận định sai lạc nhằm đổ tội cho họ và lừa gạt công chúng. Sau đó, cơ quan an ninh huyện Lấp Vò còn giở trò bức cung, ép cung 5 tín đồ PGHH trong số đó, nhằm buộc họ làm chứng gian, tạo chứng cớ giả cho phiên tòa xử ba nạn nhân vô tội sắp tới.
            Thấy những khiếu nại và tố cáo của mình gởi lên nhà cầm quyền bị bỏ xó, ngày 16-03 vừa qua, một nhóm 17 tín đồ PGHH và thân hữu của 3 nạn nhân đã ra Hà Nội để gặp gỡ đại diện các đại sứ quán Đức, Úc, Na Uy và Hoa Kỳ tại nhà thờ Thái Hà, ngõ hầu trình bày tất cả vụ việc tại Lấp Vò trong sự chứng kiến đầy bực tức và bất lực của nhà cầm quyền Hà Nội. Để trả thù, đêm 22-03 vừa qua, công an đã bắt cóc cô Đặng Thị Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Thị Minh Hằng, rồi cùng với dân phòng, côn đồ đông đảo, đột nhập lẫn bao vây nhà thờ Thái Hà, gây rối loạn giữa đêm khuya trước cổng tu viện.
            2- Cấm cản Đại lễ Đức Huỳnh Giáo chủ:
            Vì Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo quyết tâm cử hành Đại lễ Đức Huỳnh Giáo chủ bị ám hại vào ngày 25-2 âl (25-03-2014) tới đây tại nhà tín đồ Nguyễn Văn Vinh (82 tuổi) tại ấp Long Hòa, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang nên ngày 18-03, nhà cầm quyền tỉnh đã sai một phái đoàn đến đấy để ngang nhiên cấm tổ chức lễ, vi phạm sẽ bị trừng phạt, đồng thời còn đòi mọi cán bộ lãnh đạo của PGHH đến cơ quan nhà nước để cũng đưa ra mệnh lệnh và hăm dọa tương tự.
            Vì các tín đồ cương quyết bất tuân lệnh cấm sai trái, nên chiều ngày 21-03, trên 300 công an, cảnh sát cơ động, xã hội đen, có cả xe cứu hỏa, tràn vào nhà ông Nguyễn Văn Vinh, dùng vòi rồng xịt nước tràn trề… rồi bắt hết mọi người (khoảng 30 tín đồ) đang ở tại đó phải quỳ xuống và đánh đập họ cách tàn nhẫn, thô bạo… Trước hành động man rợ này, bà Trần Thị Xinh (80 tuổi) chụp lấy can xăng 10 lít tính tự thiêu để phản đối. Toán côn đồ liền xông đến đánh bà gục xuống, lột cả quần áo rồi trói lại lúc bà đã bất tỉnh. Sau đó công an tràn vào lục soát, lấy hết mọi vật dụng tổ chức cuộc lễ: biểu ngữ, máy quay phim, máy chụp hình, micro, ampli… đập phá tan tành nhà cửa ông Vinh. Chúng còn tước đoạt tất cả các điện thoại di động và bắt đi 14 người lớn nhỏ… Cuộc đàn áp dã man và cướp bóc trắng trợn này đã khiến rất nhiều người bị thương, nặng nhất là vợ ông Hà Hải (đã chết vì bịnh khi bị giam cầm tại Xuân Lộc năm 2000), hiện đang nằm cấp cứu tại bịnh viện huyện Châu Thành, An Giang. Hiện giờ tất cả các gia đình Trị sự viên lãnh đạo PGHH đều bị ba đến năm chục công an đóng chốt trước mỗi nhà, nội bất xuất ngoại bất nhập, trường hợp ốm đau cũng không được đi chữa bịnh, chỉ nằm chờ chết…
            3- Bách hại đồng bào H’Mông:
            Cuối năm 2013, dư luận xôn xao về vụ bắt giữ một loạt đồng bào H’Mông ở các tỉnh biên giới phía Bắc theo “đạo” ông Dương Văn Mình, người kêu gọi thực thi một “nếp sống mới” trong tập tục ma chay, cưới hỏi để bớt phiền hà, tốn kém mà lại thêm văn minh và tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã xem những thay đổi này là tà đạo, thẳng tay đàn áp các sinh hoạt tín ngưỡng mới mẻ tốt đẹp ấy của họ và bắt bớ 8 người bị coi là chủ chốt trong việc hủy bỏ hủ tục cũng như trong việc hướng dẫn bà con về Hà Nội kêu cứu và khiếu nại về nhà cầm quyền địa phương.
            Bắt đầu từ giữa tháng 3-2014, họ lần lượt bị đưa ra tòa và đều bị buộc tội theo điều 258 Bộ luật Hình sự, vốn thường được sử dụng để đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Ngày 14-3, ông Hoàng Văn Sang bị kết án 18 tháng tù. Ngày 20-03, ông Dương Văn Tu bị kết án 21 tháng tù và ông Lý Văn Dinh 15 tháng tù. 5 người còn lại sẽ bị xét xử và kết án trong thời gian tới. Bản thân ông Dương Văn Mình cũng từng lãnh 5 năm tù và đang bị ngăn trở điều trị bệnh tật.
            Đặc biệt hôm 20-03, gần 1000 đồng bào H’Mông đã kéo nhau về tòa án để đòi tự do cho các bị can trong thái độ ôn hòa và với nhiều biểu ngữ. Thế nhưng công an phần thì chặn một số dọc đường, phần thì xông vào cướp giật biểu ngữ, xịt hơi cay, dùng dùi cui và roi điện đánh đập dã man mấy chục bà con, trong đó có cả phụ nữ, rồi lại còn bắt đi 4-5 người.
            Trước những hành động đàn áp tôn giáo một cách đê hèn và tàn bạo như trên, Hội đồng Liên tôn chúng tôi tuyên bố:
            1- Cực lực lên án nhà cầm quyền Cộng sản trung ương và địa phương về những hành động bất chấp công lý, chà đạp công pháp và coi thường công luận nói trên. Hóa ra việc ngồi vào ghế Hội đồng Nhân quyền LHQ, ký kết Công ước chống tra tấn, thiết lập Ngày Pháp luật VN và báo cáo “thành tích nhân quyền” trước năm châu chỉ là màn lừa gạt quốc dân lẫn quốc tế và bao biện để tiếp tục các hành động đàn áp nhân dân của mình.
            2- Đối với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo vốn liên tục bị đàn áp từ năm 1975 đến nay, đặc biệt vào dịp lễ Đức Huỳnh Giáo chủ thọ nạn do tay Việt Minh Cộng sản, nhà cầm quyền hiện thời chẳng những đã không sửa chữa sai lầm và tội ác của những kẻ tiền nhiệm, lại còn tiếp tục dấn sâu vào đó, quyết tâm tiêu diệt một tôn giáo phát xuất từ lòng dân tộc với giáo lý tứ ân tốt đẹp và lập trường dân xã chính đáng, để ngày càng đào sâu hận thù giữa nhân dân.
            3- Đối với đồng bào thiểu số H’Mông, việc đánh đồng hoạt động đổi mới phong tục của những người tin theo ông Dương Văn Mình với hoạt động của một tổ chức tôn giáo “chưa được công nhận” để rồi đàn áp họ, đó chính là sự lộng quyền của hệ thống chính trị ở Việt Nam, muốn can thiệp sâu rộng vào đời sống xã hội dân sự và đời sống tín ngưỡng tôn giáo nhằm điều khiển nó theo ý chí và chủ trương độc tài toàn trị vô thần của nhà cầm quyền. Ngoài ra, đó còn là sự kỳ thị đối với các sắc tộc thiểu số.
            4- Các tôn giáo là một lực lượng tinh thần lớn lao trong xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lương tâm, xây dựng văn hóa, cổ vũ đạo đức, ổn định xã hội. Thế nhưng nhà cầm quyền độc tài toàn trị vô thần CS mấy chục năm qua vẫn mù quáng đàn áp và thâm độc thuần hóa khối công dân này, khiến cho xã hội VN ngày càng chìm sâu trong gian dối và bạo hành, trong giành giật và hỗn loạn, trong băng hoại và trì trệ. Nhà cầm quyền CS phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình trạng thê thảm này của nhân dân và đất nước.
            5- Chúng tôi hoàn toàn hiệp thông chia sẻ các pháp nạn mà các tôn giáo và nhiều tín đồ đang phải gánh chịu cách bất công. Ước mong đồng bào VN trong và ngoài nước lẫn cộng đồng quốc tế dân chủ quan tâm đến tình trạng đau thương này để giúp cho phong trào đấu tranh vì một đất nước tự do, dân chủ, nhân quyền sớm được thành công trọn vẹn. Phần chúng tôi sẽ quyết tâm đoàn kết nên một, sát cánh bên nhau để tích cực góp phần vào đại cuộc ấy.
          Làm tại Việt Nam ngày 25 tháng 03 năm 2014.
          Các chức sắc tôn giáo đồng ký tên:
- Cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng PGHH (đt: 0199.243.2593)
- Hòa thượng Thích Không Tánh, Phật giáo (đt: 0165.6789.881
- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Công giáo (đt: 0984.236.371)
- Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, Công giáo (đt: 0935.569.205)
- Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, Công giáo (đt: 0993.598.820)
- Chánh trị sự Hứa Phi, Cao Đài giáo (đt: 0163.3273.240)
- Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Cao Đài giáo (đt: 0988.971.117)
- Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Cao Đài giáo (đt: 0988.477.719)
- Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành (đt: 0949.275.827)
- Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Tin Lành (đt: 0906.342.908)
- Ông Phan Tấn Hòa, PGHH (đt: 0162.630.1082)
- Ông Trần Nguyên Hưởn, PGHH (đt: 0167.341.0139)
- Mục sư Lê Quang Du, Tin Lành (đt: 0121.2002.001)
- Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Tin Lành (đt: 0162.838. 7716)

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

...........

Vì sao Mỹ-Trung vẫn đang tìm kiếm máy bay mất tích?

(Tin tức 24h) - Nhiều quốc gia cùng tham gia tìm kiếm máy bay mất tích nghi ngờ rằng, Trung Quốc đang tận dụng vụ việc để do thám họ.
Trung Quốc do thám
Báo Thanh Niên trích dẫn nguồn tin từ tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 26/3 cho biết, Trung Quốc đang có vai trò là một trong những nước tham gia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích, nhưng nhiều quốc gia cùng tham gia nghi ngờ rằng cường quốc châu Á này đang lợi dụng vụ việc để do thám họ.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói với Wall Street Journal vào tuần trước rằng, yêu cầu cho tàu vào vùng biển gần quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã bị từ chối vì lo ngại Bắc Kinh dùng chiến dịch tìm kiếm để do thám các căn cứ quân sự quan trọng tại đây.
“Họ có thể đang lợi dụng tình cảnh và cố tìm cách đi vào khu vực này. Chúng tôi có đủ các phương tiện hiện đại để tự tìm kiếm chiếc máy bay nếu nó rơi trong vùng biển của Ấn Độ”, vị quan chức giấu tên này cho hay.
Giáo sư Brahma Chellany, một trong những chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, đồng ý với lập luận nói trên, đồng thời nhận định rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh tay hơn trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
Một trực thăng cất cánh từ tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc để tìm kiếm máy bay MH370
Một trực thăng cất cánh từ tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc để tìm kiếm máy bay MH370
Wall Street Journal đã liên lạc với bộ ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu bình luận về nhận định nói trên, nhưng đã không được hồi đáp.  
Việc Bắc Kinh hăng hái hỗ trợ cho cuộc tìm kiếm cũng xuất phát từ mong muốn nắm bắt cơ hội “tăng uy tín” với dư luận quốc tế, và quan trọng hơn là với người dân trong nước là đánh giá của ông Andrew Davies, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc.
Theo Wall Street Journal, ngoài máy bay, Trung Quốc đã gửi tàu chiến đến khu vực tìm kiếm và đã điều động 21 vệ tinh rà quét khu vực nghi máy bay rơi để lùng tìm mảnh vỡ.
“Chưa bao giờ Trung Quốc, gồm lực lượng hải quân hay tuần duyên, tiến hành một chiến dịch có quy mô lớn cỡ này. Tốc độ triển khai lực lượng của họ khá ấn tượng. Chúng ta đã quen với việc người Trung Quốc không thích mạo hiểm”, ông Gary Li, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc hãng nghiên cứu hàng hải IHS Maritime (Mỹ), cho hay.
Được biết, trước khi vụ máy bay Malaysia mất tích diễn ra, chiến dịch lớn nhất mà hải quân Trung Quốc từng tiến hành trong vài năm đó là tham gia các hoạt động tuần tra chống hải tặc cùng các nước khác tại Vịnh Aden, theo ông Li.
Tuy nhiên, các hoạt động tuần tra nói trên chỉ đòi hỏi sự tham gia của 2 tàu chiến và 1 tàu hậu cần. Và chiến dịch tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 có quy mô vượt xa các chiến dịch trước đây, theo chuyên gia Li.
Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, thông qua việc điều động 2 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76, vốn không có khả năng chuyên biệt nào có ích cho cuộc tìm kiếm, Bắc Kinh cũng để lộ sự hạn chế trong sô trình diễn sức mạnh quân sự của mình.
“Một máy bay tuần tra biển hiện đại có tầm bay xa, với radar tối tân là thứ mà dường như họ đang thiếu”, chuyên gia Davies thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.
Còn ông Li thuộc IHS Maritimes thì chỉ ra rằng Trung Quốc mới chỉ gửi một tàu hậu cần để hỗ trợ các tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH370, đồng nghĩa với việc các tàu Trung Quốc sẽ sớm gặp khó khăn trong việc hoạt động xa nhà.
Giới quan sát còn nhận định thêm rằng Trung Quốc cũng để lộ một số hạn chế khi tham gia tìm kiếm máy bay MH370 tại Ấn Độ Dương.
Cụ thể, một máy bay vận tải Ilyushin Il-76 của Trung Quốc đã đáp nhầm xuống đường băng sân bay thành phố Perth (Úc) vào hôm 22/3, thay vì hạ cánh theo dự kiến xuống căn cứ không quân Pearce nằm cách đó 42 km về phía bắc.
Các chuyên gia nhận định vụ việc trên cho thấy không quân Trung Quốc không quen đi xa về phía nam đến như vậy để hoạt động cùng với lực lượng từ Úc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ, vốn là các nước quen với việc gửi quân đi xa.

Mỹ nghĩ sâu
Nếu Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay mất tích vì mục đích do thám, thì mục đích của Mỹ trong vụ này dường như là sát sao tìm tung tích MH370 và xác minh thông tin vụ việc.
Một công ty luật Mỹ vào ngày 26/3 cho biết đã phát động một cuộc chiến pháp lý có giá trị "hàng triệu USD” chống lại hãng hàng không Malaysia Airlines và tập đoàn Boeing vì vụ máy bay MH370 mất tích.
Ribbeck Law Chartered International, hãng luật có trụ sở đặt tại thành phố Chicago (Mỹ), cho biết đã gửi đơn lên một tòa án bang Illinois vào hôm 25/3 nhằm tìm kiếm tài liệu liên quan đến lỗi thiết kế, hỏng hóc máy móc của chiếc Boeing 777 hoặc lỗi quy trình của Malaysia Airlines, khiến dẫn đến thảm họa máy bay mất tích.
“Chúng tôi cho rằng cả 2 bị đơn đều phải chịu trách nhiệm cho thảm họa máy bay MH370”, hãng luật Ribbeck Law Chartered International cho hay.
“Việc đưa tất cả các bên có trách nhiệm ra xét xử trước công lý là điều hết sức quan trọng đối với các nạn nhân mà chúng tôi đang đại diện”, theo thông báo của hãng luật Mỹ.
“Đơn kiến nghị được khám phá” mà Ribbeck Law Chartered International đệ trình lên tòa án vào hôm 25/3 nhằm mục đích tìm kiếm bằng chứng từ phía bị kiện và đây là thủ tục thường có trong các vụ kiện tụng.
Hãng luật này còn cho biết thêm rằng gia đình các hành khách “đã bắt đầu một thủ tục pháp lý trị giá hàng triệu USD”, nhưng không nói rõ khoản tiền đòi bồi thường là bao nhiêu.
Một mô hình máy bay Boeing 777 được trưng bày trong cuộc họp báo của đại diện hãng luật Mỹ Ribbeck Law Chartered International ở Kuala Lumpur
Một mô hình máy bay Boeing 777 được trưng bày trong cuộc họp báo của đại diện hãng luật Mỹ Ribbeck Law Chartered International ở Kuala Lumpur
Đơn kiện được đệ trình nhân danh ông Januari Siregar, “một luật sư mất con trai trong vụ rơi máy bay khủng khiếp này”, hãng luật Mỹ nói, nhưng cũng không cung cấp thêm thông tin gì khác về phía nguyên đơn.
“Chúng tôi phải tìm hiểu nguyên nhân gì khiến máy bay bị rơi và yêu cầu rằng những vấn đề phát sinh cho hãng hàng không Malaysia Airlines, cũng như cho thiết kế và cho quy trình sản xuất chiếc máy bay cần phải được giải quyết ngay lập tức để tránh xảy ra những thảm họa khác trong tương lai”, công ty luật Mỹ cho hay.
Không chỉ vậy, sau công bố của giới chức Malaysia về việc đã tìm thấy máy bay MH370 ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết, Mỹ không có những “kiểm chứng độc lập” về vụ tai nạn máy bay MH370 mà Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã tuyên bố dựa trên dữ liệu vệ tinh của công ty Inmarsat của Anh.
 Hiện, Mỹ đang liên lạc với cả phía Malaysia và công ty Inmarsat để tiếp cận dữ liệu nhằm tiến hành những phân tích riêng.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cho biết đã gửi một thiết bị định vị hộp đen và một robot tìm kiếm dưới đáy biển tới Ấn Độ Dương để giúp tìm máy bay của Malaysia.
Mai Thùy


Copy từ: Đất Việt

.............

14 quan chức giải trình nghi án "lại quả" 16 tỷ đồng

(Tin tức thời sự) - Ngày 26/3, Bộ GTVT cho biết có thêm 10 quan chức đương chức và về hưu phải giải trình liên quan đến dự án nghi nhận hối lộ 16 tỷ đồng.
Theo đó, danh sách mới nhất này gồm: Ông Nguyễn Đức Thắng - Quyền Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam (từng làm Phó Cục trưởng Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông).
Ông Trần Quốc Việt - Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông).
Bà Nguyễn Minh Tuyến - Phó Cục trưởng Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông.
Ông Lê Quyết Tiến - Trưởng phòng Pháp chế- Đấu thầu, Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông.
Ông Phan Hữu Biên - Chuyên viên phòng Pháp chế - Đấu thầu, Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông.
Ông Vũ Nam Nguyên - chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư.
Ông Triệu Khắc Dũng - Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ Cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông).
Đường sắt Việt Nam
Đường sắt Việt Nam
Bên cạnh cán bộ đương chức, còn có những người đã nghỉ hưu: Ông Lê Mạnh Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT; ông Nguyễn Hữu Bằng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Đường sắt Việt Nam.
Ông Hà Khắc Hảo - nguyên Vụ phó Kế hoạch - Đầu tư.
Trước đó, nhiều quan chức liên quan cũng đã bị tạm dừng công việc để giải trình.
Ngày 24/3, có 3 quan chức ngành đường sắt bị đình chỉ để điều tra, giải trình về vụ nghi vấn nhận hối lộ hơn 16 tỷ đồng từ công ty Nhật JTC.
Theo ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN, ngành đường sắt đã có quyết định tạm dừng công tác với 2 Phó Tổng giám đốc Tổng công ty này.
Quyết định yêu cầu tạm dừng công tác với 2 Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo đang đảm đương chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Quản lý các dự án đường sắt của Đường sắt VN và ông Trần Quốc Đông Phó Tổng giám đốc đã từng có thời gian phụ trách Ban Quản lý này.
Thời gian đình chỉ có hiệu lực từ ngày 24/3, kéo dài trong 10 ngày.
Theo ông Thành, 2 Phó Tổng giám đốc trên sẽ phải viết tường trình cá nhân về thời gian công tác liên quan đến dự án đường sắt đô thị số 1. Đây cũng là dự án đang nghi vấn dính dáng đến vụ hối lộ của công ty Nhật JTC với quan chức ngành đường sắt để đổi lấy việc trúng thầu dự án.
Cùng ngày, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) vừa ra quyết định tạm dừng chức vụ Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đối với ông Trần Văn Lục để giải trình vụ nghi vấn nhận hối lộ hơn 16 tỷ đồng.
Quyết định số 76/QĐ -CĐSVN do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng ký vào ngày 24/3 đối với ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt thuộc Cục Đường sắt VN bị tạm dừng điều hành công việc trong vòng 15 ngày, kể từ 24/3 đến 7/4.
Ông Lục trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt của Cục Đường sắt VN đã giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt thuộc Đường sắt VN. Việc đình chỉ chức vụ này nhằm mục đích làm rõ những khả năng có liên quan đến nghi án hối lộ mà JTC tố giác.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng
Theo đó, ông Lục sẽ phải làm giải trình rõ trách nhiệm cá nhân trong thời gian làm Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Đường sắt VN do có liên quan đến nhà thầu tư vấn thực hiện gói thầu “Dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I”.
Được biết, trước khi được điều động bổ nhiệm sang ban này, ông Lục là Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN.
Không chỉ vậy, trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý các Dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN) cũng đã bị đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ thông tin quanh vụ việc này.
Vụ việc được đưa ra ánh sáng vào ngày 21/3, nhiều báo Nhật đưa tin về việc Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông JTC của Nhật khai đã hối lộ một quan chức Việt Nam 80 triệu yen (16 tỷ đồng) để đổi lấy việc trúng thầu dự án ODA.
Hai ngày sau, Bộ Giao thông Vận tải lập đoàn thanh tra tất cả dự án có nhà thầu JTC tham gia. Thông cáo phát đi tối cùng ngày của Bộ khẳng định, Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hiện là nhà thầu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1. Sau hơn hai năm triển khai, giá trị hợp đồng tư vấn với JTC đã tăng từ 900 tỷ đồng lên hơn 1.226 tỷ đồng.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản để làm rõ thông tin nghi vấn.
"Tất cả cán bộ liên quan phải tạm dừng công việc để viết giải trình và cam kết về chuyện có hay không nhận hối lộ, kể cả người đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ hưu cũng phải giải trình. Nếu phát hiện cán bộ tham nhũng, tiêu cực như báo Nhật đã thông tin, Bộ sẽ xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai", ông Thăng nhấn mạnh.
Mai Thùy (Tổng hợp)

Copy từ: Đất Việt

...........

Đừng để Việt Nam mang tiếng nhiều tiến sĩ, hiếm công trình

Ảnh minh họaĐừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.
Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.
Những rào cản không đáng có
Số 24.300 tiến sỹ mà báo chí vừa nêu có thể làm quan, làm chủ doanh nghiệp hoặc đang giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học nhưng hình như, công việc nghiên cứu khoa học đối với họ vẫn bị “xem nhẹ”, không phải là mục tiêu đáng được quan tâm, đáng được ưu tiên nhất. Vì thế, các công trình khoa học, các bằng sáng chế tầm cỡ khu vực và thế giới thật khan hiếm, hầu như không có.
Nói đến nguyên nhân vì sao như vậy thì rất nhiều, chủ quan có, khách quan có. Nhưng cái nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là cái cơ chế “sính” học vị, “nặng” bằng cấp khiến cho cả guồng máy xã hội, nhà nhà, người người mệt mỏi điên cuồng chạy theo cái “danh ảo”… bằng mọi giá, bằng mọi cách có thể. Để rồi từ đó, lại tiếp tục lao vào công cuộc “kiếm quyền, kiếm tiền” mà bỏ quên mất điều cốt lõi cần có của khoa học là niềm đam mê được duy trì liên tục trong công việc tìm tòi nghiên cứu chuyên môn.
Và những học vị “vinh quang” kia cùng thói quen “kiếm tiền, kiếm quyền” lâu ngày thành quán tính, từ đó mà đánh mất đi sự nhạy cảm vốn có của mình đối với các “hiện tượng” khoa học, con người khoa học cụ thể. Người làm khoa học, làm quản lý khoa học, song song với trách nhiệm chuyên môn cần phải có thái độ quan tâm, phát hiện, hướng dẫn, tạo điều kiện cho những “mầm đam mê” sáng chế, khoa học phát triển, ra hoa kết quả.
Hoặc vì những lý do nào đấy không thể giúp ích, tạo điều kiện cho “người ta” thì cũng không nên ngăn cấm, cản trở “người ta” làm khoa học với niềm đam mê nhiệt huyết thật sự của mình. Cho dù “người ta” chỉ là thợ cơ khí, thợ thủ công, hay là những nông dân chân lấm tay bùn…
Đất nước ta không thiếu những “hiện tượng” khoa học, không thiếu những con người đam mê sáng chế, đam mê khoa học thật thụ. Báo chí hàng ngày vẫn cần mẫn phát hiện ra những “hạt nhân” đầy khát khao ấy, nào là người sáng chế ra máy tuốt lúa, máy gặt, máy xay xát, sáng chế ra tàu ngầm, ra máy bay, ô tô, mô tô… Họ âm thầm hăng say làm điều mình yêu thích, vui buồn cùng với những lần thất bại hay thành công của chính bản thân mình.
Nhưng, sự lao động trong sáng đầy ý nghĩa ấy lại gặp những “rào cản” không đáng có từ những người, đáng lẽ ra chỉ phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà sáng chế ấy. Mới đây, câu chuyện anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng, đã có một cuộc làm việc với… công an.
Kết quả là anh Thắng phải ký vào một biên bản buộc anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo máy bay trực thăng. Những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay, như vậy, ước mong sản xuất ra trực thăng “made in Việt Nam” của anh Thắng có thể đã tan tành mây khói?!
Ở Việt Nam không thể có thiên tài?
Cũng câu chuyện mới đây tương tự như vậy, tại nước Anh xa xôi, họ “ứng xử” hoàn toàn khác. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, cậu bé Jamie Edwards luôn thử làm những bài tập về nhà của anh trai mình. Một ngày, khi đang tìm kiếm trên internet về bức xạ và năng lượng hạt nhân, cậu bé đã nhìn thấy lò phản ứng hạt nhân của nhà khoa học Taylor Wilson tạo ra khi mới 14 tuổi, và từ đó cậu bé nuôi mơ ước chế tạo một sản phẩm tương tự.
Báo chí kể lại rằng, ban đầu, Jamie tìm đến sự giúp đỡ từ nhiều phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa ở trường đại học nhưng thấy họ không nhiệt tình lắm, Jamie quyết định thuyết phục Hiệu trưởng Jim Hourigan của Học viện Penwortham. Và trường đã đồng ý cấp cho Jamie ngân sách 3.350 USD để cậu bé thực hiện dự án.
Từ tháng 10/2013, cậu bé Jamie đã bắt tay xây dựng các lò phản ứng hạt nhân trong một môi trường đã kiểm soát, và đến ngày 5/3/2014, em đã thành công khi khiến 02 nguyên tử hidro kết hợp với nhau để tạo thành Helium. Jamie Edwards trở thành người trẻ nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhận khi mới 13 tuổi. Nhà khoa học nhí cho biết: “Đây thực sự là một kỳ tích. Chính em cũng không thể tin được, thậm chí bạn bè nghĩ rằng em bị điên”.
Từ hai sự kiện trên, các nhà quản lý nước ta nói chung và những nhà quản lý khoa học nói riêng cũng cần phản xem xét thật nghiêm túc thái độ của mình trước những “hạt mầm” đam mê khoa học cụ thể và có những phương pháp ứng xử thích hợp tiến bộ hơn, thuận cả tình lẫn lý. Đừng để Việt Nam “mang tiếng” dài lâu là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.
Có ai đó từng nhận định “ở Việt Nam không thể có thiên tài”, hơi cực đoan nhưng không hẳn là không có lý. Hàng năm, sinh viên học sinh Việt Nam mang về không biết bao nhiêu là các loại huy chương quốc tế. Thế nhưng càng lớn thì những “ngôi sao sáng”đó càng “tối” hoặc “tắt hẳn” hoặc “rơi rụng” ở chân trời xa xôi nào đó.
Lịch sử khoa học cho thấy rằng các vĩ nhân, các nhà sáng chế thiên tài chưa hẳn đã là phải là giáo sư, tiến sĩ, nhưng 100% những người xuất chúng ấy đều có một niềm đam mê thật thụ và liên tục với lĩnh vực mà họ quan tâm.
Hãy khoan nói đến những điều to tát, điều cần làm ngay bây giờ đối với những nhà quản lý khoa học nước nhà là biết quan tâm đúng mực và có trách nhiệm đối với những “hiện tượng” cụ thể, những đối tượng đam mê sáng tạo cụ thể ở trong nước. Thậm chí, cần thiết cũng phải tạo điều kiện, lên tiếng bênh vực bảo vệ những suy tư trong sáng và đáng quý của những người được “đám đông” cho là “điên rồ” đó.
Nhà nước ta coi việc phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN.
Nhưng, nếu như những nhà quản lý không thay đổi nhận thức, vẫn cái kiểu “cấm cản” quen thuộc thường thấy và tư duy “mộc mạc, đơn sơ” về quan niệm bằng cấp thì rồi cái mục tiêu vĩ đại ấy cũng sẽ tiếp tục trở thành những “lời nói suông” không hơn không kém.
Theo Phước Minh TuanVietNam Xem thêm :thành công, trường đại học, nguyễn văn thắng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phản ứng hạt nhân, Anh, ảnh, tàu ngầm, lò phản ứng hạt nhân, jamie, nhà quản lý khoa học, chế tạo thành công lò phản ứng


Copy từ: Tiền Phong

..........

"Đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam"


Dân Luận: Lạ thật, một mặt Đảng ta quyết định "kiên định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", mặt khác Thủ tướng lại nài nỉ Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường! Bỏ cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" đi là nó công nhận thôi chứ có gì đâu?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Chiều 24/3 (theo giờ địa phương), ngay trước phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước tham dự hội nghị.
Thủ tướng đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon, Thủ tướng Na Uy, Thủ tướng New Zealand, Tổng thống Kazakhstan, Thủ tướng Pakistan, Bộ trưởng Ngoại giao Nga…
Trong cuộc trao đổi giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên bày tỏ vui mừng trước những tiến triển to lớn trong quan hệ hai nước thời gian qua. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm gần đây đã cùng phía Việt Nam đề ra các kế hoạch cụ thể thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, mong muốn Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương sớm họp bàn các biện pháp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã chỉ đạo Phân ban Việt Nam của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chuẩn bị tốt để sớm họp và đạt được kết quả tốt nhất. Chủ tịch Tập Cận Bình mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm thăm Trung Quốc và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vui vẻ nhận lời mời.
Tổng thống Mỹ Barak Obama bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hoan nghênh những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân.
Về vấn đề TPP, Tổng thống Obama nhấn mạnh về những tiến triển quan trọng đã đạt được và cam kết sẽ có sự linh hoạt và đối xử khác biệt phù hợp với điều kiện Việt Nam; cam kết mở cửa thị trường cho hàng dệt may, da giày, nông thủy sản…
Ông Obama cho rằng với quyết tâm chính trị, các nước thành viên sẽ hoàn tất đàm phán TPP theo tinh thần tuyên bố chung Honolulu 2011. Tổng thống Obama cũng khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới, tích cực trong quan hệ hai nước, và mong muốn nỗ lực đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm cùng Mỹ và các thành viên sớm kết thúc đàm phán TPP theo tinh thần quan tâm thỏa đáng đến lợi ích và sự chênh lệch về trình độ phát triển. Thủ tướng cũng đề nghị Mỹ quan tâm thỏa đáng tới các lợi ích của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán, đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mới của quan hệ hai nước. Thủ tướng Shinzo Abe đánh giá cao kết quả chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chu đáo, trọng thị. Hai bên sẽ quyết tâm triển khai kết quả chuyến thăm một cách tích cực, hiệu quả.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hy vọng hai nước sẽ sớm kết thúc đàm phán FTA, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn phía Hàn Quốc đã tiếp nhận lại và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc./.



Copy từ: Dân Luận

...............

Dân oan các tỉnh phía nam biểu tình tại Sài Gòn ngày 26/3/2014


Trương Minh Đức (Danlambao) - Sáng ngày 26/ 03/2014 khoảng 60 người Dân Oan căng băng rôn biểu tình trước Dinh Độc Lập và khu vực Nhà thờ Đức Bà , mục đích cuộc biểu tình này là kêu gọi nhà cầm quyền CSVN giải quyết việc khiếu kiện của họ, vì đất đai nhà cửa của những người Dân oan này bị các quan chức cướp đoạt trong nhiều năm nay… Sau đó mọi người đã bị CA mặc thường phục bao vây... tất cả đều đi về đài Đức Mẹ để cầu nguyện, đến khoảng 11 giờ trưa CA đưa xe đến đàn áp bắt Dân Oan đưa lên xe lấy hết điện thoại và đánh đập rất tàn bạo!

Trương Minh Đức
danlambaovn.blogspot.com


Copy từ: Dân Làm Báo

................