CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Đại Vệ Chí Dị - Thiên hạ loạn bàn.


Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.

Nước Vệ đang cảnh đói nghèo, bỗng nhiên họa trên trời giáng xuống. Năm ấy tàu bay xứ Mã bỗng nhiên mất tích. Thiên hạ đồn rơi xuống biển phía Nam nước Vệ. Báo hại nhà Sản phải dốc kho mỗi ngày mấy trăm lạng vàng chi phí tìm kiếm.

Đã thế Tề mượn cớ nhân đạo tìm người mất tích, phái chiến thyền hùng hậu tiến sang quần thảo vùng biển Vệ. Khi tin báo tàu bay không rơi biển nước Vệ, chiến thuyền Tề quay về giả cớ tránh báo đi thám thính hết những vùng trọng yếu của Vệ.

Nước Vệ thiệt đơn thiệt kép. Khi có người tâu lên Vệ Kính Vương chuyện cần phải bày binh bố trận lại vì e thế trận bị dòm ngó. Vệ Kính Vương cười nhạt đáp.

  • Ta với Tề tình thân như thủ túc, lo chi phải phòng vậy.

Người kia băn khoăn.

  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.

Vương phất tay ra hiệu kẻ đó lui. Đoạn gọi đại thần truyền thông vào nói.

  • Sắp tới dân chúng không có chuyện bàn, sợ bọn xấu lại nhè chuyện hải quân Tề. Trẫm lệnh cho khanh tức tốc kiếm chuyện gì cho dân chúng có cái bàn.

Đại thần truyền thông lĩnh mệnh, về phủ rà soát báo cáo. Thấy trong giới nghệ sĩ có tên diễn viên nỗi tiếng một thời nay làm ăn phá sản. Thầm gật gù cười mỉm rồi soạn công văn đưa các xứ, nói phải chú ý đưa tin tới hoàn cảnh khó khăn này, kêu gọi người hâm mộ giúp đỡ.

Tin đưa ra, thiên hạ lao vào cãi nhau loạn xạ. Xảy có thằng hề đánh hơi đuợc đây là chủ ý nhà Sản muốn thu hút dư luận, hề ta nhảy tót lên gào toáng chuyện giúp đỡ nghệ sĩ già. Khiến cho việc rầm rộ lại rầm rộ hơn.


Lại nói về người kia ở vương phủ về , lòng dạ không yên, hôm sau vào phủ Chúa tâu chuyện ấy. Chúa bảo.

  • Ngân khố cạn kiệt, tiền đâu mà bày lại. Cứ để thế đi. Giờ còn nhiều chuyện gấp hơn.

Người kia cố nài.

  • Chúng ta không làm, e bất trắc trở tay không kịp, vả lại dân chúng sẽ dị nghị chuyện chúng ta lơ là phòng thủ. Bọn xấu đuợc thể khoét sâu kích động.

Chúa cười nhạt, đuổi kẻ ấy ra ngoài. Đoạn gọi bọn đại thần quản chất đốt lại bảo.

  • Sắp tới dân chúng không có cái lo, rảnh rang lại thóc máy chuyện triều đình. Ngươi sao cho dân chúng có cái phải quan tâm, vừa giúp triều đình tránh dị nghị chuyện nước Tề, lại vừa tăng thêm ngân khố đang cạn.

Quan coi chất đốt tâu.

  • Khải chúa, mới rồi thông báo không tăng. Bầy tôi nghĩ...

Chúa gạt phắt.

  • Nghĩ gì, chúng bay mà biết nghĩ thì ta đâu phải ngày một xuống nước với Vương phủ thế này. Bảo không tăng giờ tăng thì thiên hạ mới có cái để bàn, để lo chứ. Đi làm ngay.

Mấy hôm sau chất đốt tăng giá, dân chúng đám nhao vào chuyện nghệ sĩ xin tiền, đám lao vào chuyện chất đốt tăng giá. Tranh cãi loạn xạ ngầu.

Kẻ tâu chuyện Tề với Vương , Chúa thấy cảnh thiên hạ bát nhái, tự lấy làm hối hận, về vắt tay lên trán ngẫm.


- Thế mới biết thằng Quảng lùn ở hồ Nước Xanh nói đúng. Nó bảo động đến Tề là đời sống nhân dân Vệ khốn đốn ngay, cứ để yên không nói gì còn hơn.

Copy từ:Người Buôn Gió’ blog

.................

Kinh tế thị trường định hướng XHCN: Sức mạnh hay lực cản?


Anh Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok 2014-03-15
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu bi quan với nền kinh tế hiện tại
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu bi quan với nền kinh tế hiện tại
RFA files
Nghe bài này
Tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”gần đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”. Các chuyên gia kinh tế đánh giá về phát biểu này thế nào
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì?
Kể từ năm 1986 khi tiến hành cải cách kinh tế, trong cương lĩnh của Đảng CSVN đã khẳng định Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Từ đó cho đến nay, Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng chưa có một định nghĩa cụ thể và đầy đủ cho khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mà chỉ có các giải thích nguyên lý chung cho rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Nguyên nhân của tình trạng này là do đây là hệ thống kinh tế hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và được coi là một phát kiến của riêng Đảng CSVN.
Khi được hỏi có nhận xét gì về phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng XHCN làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt”.
Đến hiện nay đang chưa rõ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đầu, mình, chân tay thế nào và cho đến nay chưa ai mô tả nó được rõ rệt. Cho nên tôi nghĩ rằng việc khẳng định Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những tác động tích cực có lẽ phải nghiên cứu thêm
TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá rằng, từ khi tiến hành đổi mới kinh tế thì nền kinh tế Việt nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt, thời gian đầu nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng những năm gần đây có chậm lại. Các kết quả đạt được đó là thành tựu của nền kinh tế thị trường, việc hòa nhập quốc tế và sự chủ động, sáng tạo của người dân. Tuy nhiên cho đến nay khái niệm nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì và nội dung như thế nào thì vẫn chưa được xác định rõ ràng. Từ Hà nội TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Đến hiện nay đang chưa rõ, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có đầu, mình, chân tay thế nào và cho đến nay chưa ai mô tả nó được rõ rệt. Cho nên tôi nghĩ rằng việc khẳng định Kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có những tác động tích cực có lẽ phải nghiên cứu thêm”.
TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện IDS cho rằng vấn đề quan trọng là ở chỗ là phải hiểu định hướng XHCN là thế nào? Nếu hiểu định hướng XHCN đó là kinh tế quốc doanh là chủ đạo, nhà nước giữ vai trò lớn là điều hoàn toàn sai lầm, đó là điều cần phải xóa bỏ. Mà cần hiểu nhà nước có trách nhiệm đảm bảo sự công bằng, bảo vệ người yếu thế, tức là nhà nước có trách nhiệm can thiệp vào thị trường khi thị trường bị thất bại để khắc phục các khuyết tật của thị trường. Theo ông Nguyễn Quang A rất đáng tiếc là các nhà lãnh đạo Việt nam chưa bao giờ nói đúng cái định hướng XHCN là gì? Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A nhận định:
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt. TTXVA
“Tôi nghĩ nền Kinh tế thị trường mà gạt bỏ hai điểm như tôi vừa nói thì nó là môi trường thúc đẩy cho kinh tế Việt nam. Còn gắn thêm hai điểm ấy, nói một cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì nó là lực cản của nền kinh tế Việt nam”.
Doanh nghiệp nhà nước hại nhiều hơn lợi?
Phân tích về nhược điểm của việc doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư Vấn của Thủ tướng Chính phủ  cho rằng thời gian qua khu vực kinh tế nhà nước tỏ ra hoạt động không hiệu quả, cho dù nhà nước đã hỗ trợ cho họ rất lớn về mọi mặt. Có ý kiến cho rằng hiện nay các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đã đóng góp một phần lớn thu nhập của ngân sách, song điều đó hoàn toàn không tương xứng với việc các doanh nghiệp nhà nước đang nắm một số lượng tài sản của nhà nước, của toàn dân rất lớn và được kinh doanh trong các lĩnh vực có rất nhiều thuận lợi. Từ Hà nội, bà Phạm Chi Lan cho biết:
Doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải làm ra lợi nhuận và hoạt động có hiệu quả cao. Khi họ thua lỗ thì nhà nước ra tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực sự cũng như động lực để cạnh tranh
bà Phạm Chi Lan
Hiện nay doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động theo kỷ luật thị trường, họ vẫn được sử dụng các nguồn lực của nhà nước giao và không có sức ép đối với họ trong việc phải làm ra lợi nhuận và hoạt động có hiệu quả cao. Khi họ thua lỗ thì nhà nước ra  tay cứu trợ họ, như vậy họ không có sức ép thực sự cũng như động lực để cạnh tranh
TS. Nguyễn Quang A đánh giá rằng việc nhà nước can thiệp vào nền kinh tế là chuyện bình thường và bất cứ nhà nước nào cũng phải can thiệp vào thị trường bằng chính sách của mình. Song có 2 điểm cốt lõi mà nhà nước Việt nam cần phải xem xét lại, đó là doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo và sự can thiệp của nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN theo ông là điều vô nghĩa. Và chỉ cần bỏ 2 điểm này thì lập tức Việt nam sẽ có một nền Kinh tế thị trường hoàn chỉnh như các quốc gia khác đang tiến hành, điều mà chính quyền Việt nam đang hết sức mong đợi.
TS. Nguyễn Quang A cũng đánh giá rằng, nền kinh tế thị trường gắn với định hướng XHCN là sự biểu hiểm sự ôm đồm không cần thiết của nhà nước. Còn việc kinh doanh của các doanh nghiệp, các hoạt động của các tổ chức tôn giáo hay Xã hội Dân sự là việc của họ, nhà nước không nên can thiệp vào.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Quang A cho rằng:
“Tôi nghĩ rằng đấy chính là vấn đề và chừng nào Đảng CSVN không thay đổi đường lối của họ thì nền kinh tế Việt nam chưa thể có những thay đổi mang tính đột phá được”.
Cũng theo TS. Lê Đăng Doanh hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang chịu sự can thiệp quá mức của nhà nước đã gây nhiều tranh cãi. Do đó để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh đúng như khả năng của nó, theo ông nhà nước cần phải tôn trọng sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chống độc quyền và áp dụng đúng và đủ cơ chế thị trường.
Nói về những hạn chế của Kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, theo TS. Lê Đăng Doanh đó là nguyên nhân của sự phát triển kinh tế thiếu hiệu quả, đồng thời nó là mầm mống của việc tham nhũng và lợi ích nhóm trong các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó dẫn đến bảng xếp hạng của kinh tế Việt nam đang ở mức thấp trong nhiều năm gần đây. Trao đổi với chúng tôi, TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Hiện nay nền kinh tế thị trường của Việt nam đang chịu sự tác động của nhà nước trên mức bình thường và có hàng loạt các cam kết đang gây tranh cãi. Ví dụ như việc nhà nước can thiệp vào hệ thống giá hiệu quả đến đâu, giữ ổn định giá có giữ được không và hiệu quả như thế nào?”
Đường lối phát triển kinh tế quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cương lĩnh chính sách của đảng cầm quyền, để thúc đẩy và kích thích nền kinh tế phát triển. Nếu chính sách kinh tế không rõ ràng, cụ thể và đảm bảo tính khoa học mà chỉ nhằm thể hiện cho mục đích chính trị thì chắc chắn nó sẽ trở thành lực cản của nền quốc gia
Copy từ: RFA

.........

Tiền xóa đói giảm nghèo biến thành tiền cho vay nóng



000_Hkg5704496-600.jpg
Ảnh minh họa nhân viên một ngân hàng ở Hà Nội đang đếm tiền
AFP photo


Ngày 28 tháng hai vừa qua, thủ tướng chính phủ Việt Nam thông qua đề xuất của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình và hứa sẽ rót cho nông nghiệp một số tiền lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Vấn đề ông thủ tướng hứa không biết có làm cho người nông dân vui hơn và nhiều hy vọng hơn hay không. Nhưng có một thực tế mà nông dân nghèo đang bị những thứ chính sách thiếu trách nhiệm đè đầu cưỡi cổ và nỗi bất bình trong người nông dân ngày càng cao. Gói cho vay xóa đói giảm nghèo của nông dân nghèo đã bị hô biến thành tiền cho vay nặng lãi, tiền vay nóng đang là ung nhọt rất lớn đối với nông nghiệp Việt Nam.
Cán bộ hô biến tiền nông dân
Ông Nguyễn Hải Trung, người huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình chia sẻ: “Thì với ngân hàng chính sách đó, tụi hắn làm trong tổ vay vốn đó, con tổ trưởng nó vay vốn ra rồi nó cho vay nóng lại chứ dân đâu vay được đâu. Một số nó làm hồ sơ giả đem vô ngân hàng rồi nó lấy tiền ra. Tụi nó cho vay nóng một triệu lấy tới một trăm mấy, hai trăm ngàn, tức là một trăm mấy mươi phần trăm ấy. Toàn bộ những gói vay ví dụ gói xóa đói giảm nghèo này, lãi suất là 0%, đâu có lãi đâu. Còn những gói kia, ví dụ như gói vay sửa nhà của người nghèo chỉ có 0.04% thôi, một triệu một tháng chỉ nộp lãi bốn ngàn hoặc năm ngàn đồng thôi. Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của tụi nó, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”
Ông Trung bức xúc nói rằng theo chỗ ông tìm hiểu, hiện tại có rất nhiều hộ nông dân nghèo ở quê ông chưa hề biết đồng tiền xóa đói giảm nghèo là gì và họ cũng chưa nghe ai nói cho họ biết cái tiêu chuẩn xóa đói giảm nghèo này. Thế nhưng tên tuổi của họ lại bị gom về thành một danh sách và họ bị lợi dụng trắng trợn.
Tụi nó vay hết rồi đâu còn người dân nào được vay đâu. Đi hỏi quanh đây, không có ai được vay cả. Thế tụi nó mới có tiền để ung dung chứ lấy tiền đâu.
- Ông Nguyễn Hải Trung
Nghĩa là có rất nhiều người bị giả mạo chữ ký trong những cuốn sổ vay xóa đói giảm nghèo khống, sau đó chính cán bộ ngân hàng toa rập với những đầu nậu cấp thôn mà trên danh nghĩa là tổ trưởng tổ phụ nữ hoặc chi hội trưởng chi hội phụ nữ xã để cho vay khống. Khoản tiền vay này lên đến vài tỉ đồng, có nơi ba tỉ, có nơi năm tỉ. Và khoản tiền này được vay với lãi suất rất thấp là 0,05% trên mỗi tháng. Sau đó, các cán bộ này dùng nó để cho vay nặng lãi chừng một đến hai tỉ, số tiền còn lại thì gởi ngân hàng lấy lãi với mức lãi từ 0,5% đến 2% mỗi tháng. Như vậy, chỉ riêng tiền lãi ngân hàng, họ đã kiếm được từ gấp mười cho đến gấp bốn mươi lần tiền lãi gốc.
Và trong nhiều trường hợp, người nông dân nghèo vì gặp phải thiên tai, bệnh tật, lại đi vay nặng lãi với lãi suất rất cao, có khi lên đến 10% mỗi tháng của chính những kẻ đã hô biến tiền xóa đói giảm nghèo. Riêng về những kẻ đã hô biến tiền của nông dân nghèo, họ chỉ việc hằng tháng đi rút lãi và đóng một ít rất nhỏ vào tiền lãi của quĩ xóa đói giảm nghèo, đóng đều đặn, đóng đủ hằng tháng và ngân hàng lại báo cáo về cấp trên về thành tích đóng lãi suất cũng như hoàn vốn đúng kì hạn của cán bộ cấp xã. Lúc này, chính phủ lại gửi bằng khen về thành tích xuất sắc trong việc điều động của loại cán bộ vừa nêu.
Kết cục của việc này là người nông dân hoàn toàn không hay biết về chuyện người ta đã dùng tên của mình trong danh sách vay nợ và người ta đã dùng chính quyền lợi của mình để cho mình vay nóng. Hay nói cách khác là người nông dân đã phải vay với lãi suất rất cao trên chính khoản tiền xóa đói giảm nghèo và khoản hỗ trợ các dự án nông nghiệp của mình.
Gói tiền cho nông dân sẽ về đâu?
Một người dân khác ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, bức xúc nói: “Nếu nói về mặt pháp luật thì họ sai, nếu nói về mặt tình cảm thì họ không được tốt, đạo đức họ không tốt. Họ đặt lợi ích cá nhân của họ lên trên, trong khi những người nghèo, đang cần tiền thì họ không cho vay mà họ sử dụng vào việc khác. Hơi cục bộ, vì có thể họ biết nhưng mà họ bao che, hoặc họ nới lỏng công tác quản lý, họ cố tình làm vậy!”
Theo người nông dân này, vấn đề ông thủ tướng chính phủ đưa ra là hoàn toàn tốt. Nhưng chính cái nền đạo đức mạt hạng của giới cán bộ Việt Nam đã làm cho những chính sách tưởng là tốt cho nông dân lại trở thành cái bẫy sập người nông dân trong thế cù cum, hết đường cựa quậy.
Ví dụ như khoản tiền xóa đói giảm nghèo hoặc những gói tiền rót xuống để mở rộng qui mô nông nghiệp, xây dựng những dự án nông nghiệp cho tương lai thì nó không được đến tay người nông dân mà nó trở thành một gói tiền cho vay nặng lãi hoặc thành vốn của các loại ngân hàng cấp tỉnh, cấp huyện. Lúc này, kẻ được lợi là cán bộ ngân hàng cùng một số cán bộ thôn, xã chứ người nông dân không được bất kì quyền lợi nào.
Và nguy hiểm hơn nữa là khi có gói tiền này về, nó làm đảo lộn văn hóa cũng như đẩy đạo đức con người xuống mức thấp nhất. Ví dụ như các cán bộ ngân hàng và các loại cán bộ thôn, xã thì không cần bàn về tư cách cũng như đạo đức của họ nữa. Nhưng với người dân nghèo, tư cách, phẩm hạnh của họ cũng sẽ bị liên lụy.
Diễn giải vấn đề này, ông nói thêm về vấn để cá độ, chơi hụi cũng như số đề. Người nông dân vốn chân lấm tay bùn, chân chất làm ăn và không dám nghĩ đến chuyện liều lĩnh. Nhưng chính những tay cán bộ đang cầm vốn của nông dân lại nghĩ ra những chiêu trò để bẫy người nông dân, càng nhiều nông dân sập bẫy, họ càng kiếm lãi được nhiều.
Ngược lại, với người nông dân, một khi gặp thiên tai hoặc mùa màng thất bát, đời sống trở nên bấp bênh, khó khăn vô cùng. Những lúc như thế, người ta dễ dẫn đến nghĩ quẩn và mong cầu vào những thứ vô hình. Đánh vào tâm lý này, đám cầm cái số đề và cá độ bóng đá bắt đầu quần thảo các xóm làng và thả mồi chài để cho vay vốn đánh lô đề. Đây cũng là lúc các thanh niên trở nên hư hỏng, liều lĩnh, lao đầu vào cờ bạc như một con thiêu thân.
Đa phần thanh niên khi chơi số đề và cá độ bóng đá bị thua lại tìm cách vay nóng để gở gạt. Và đây cũng là lúc bọn ăn trên đầu nhân dân tha hồ hưởng lợi, những gói tiền rót cho nông dân được bọn chúng tung ra cho vay và tổ chức những đường dây đòi nợ thuê nhằm giữ đồng vốn không bị hao hụt. Nhiều nông dân đã nghèo còn phải rơi vào cảnh mất trắng nhà cửa vì con cái của họ lỡ vay nóng, cầm sổ đỏ và bị xã hội đen đến nhà hăm dọa, hành hung.
Cuối cùng, khoản tiền ưu tiên cho dân nghèo vay lãi suất thấp để xóa đói giảm nghèo lại thành cái bẫy sập người nông dân vào chỗ trắng tay. Trong chuyện này, một phần do uy tín cũng như năng lực quản lý của nhà nước cấp trung ương quá kém, không thể điều tiết và quán xuyến được những dự án. Phần khác, do đạo đức cán bộ đã xuống cấp trầm trọng và các cán bộ địa phương đang dần đổi màu thành xã hội đen để hưởng lạc ngay trên nỗi nghèo khổ của người nông dân.
Đến bao giờ người nông dân bớt khổ. E rằng phải nhắc đến mấy câu ca dao: Con vua thì được làm vua/ Con sãi ở chùa thì quét lá đa/ Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại ra quét chùa.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Copy từ: RFA

.............

Blogger bị công an tấn công sau khi tham dự café nhân quyền



bloggergiolangthang-305.jpg
Blogger Gió Lang Thang, tên thật là Trịnh Tuấn Anh, bị công an tấn công sau khi tham dự buổi café nhân quyền hôm 19/3/2014.
Citizen photo
Một blogger nổi tiếng của Việt Nam hôm qua cho biết đã bị công an tấn công sau khi tham dự buổi café nhân quyền do mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức vào sáng ngày hôm qua tại Hà Nội.
Blogger Gió Lang Thang, tên thật là Trịnh Tuấn Anh, cho đài Á châu Tự do biết:
“Buổi trưa nay sau khi tham khi tham dự buổi café nhân quyền do mạng lưới blogger tổ chức thì tôi đi về, có công việc, tôi đi xuống đường Giải Phóng, khi tới ga Giáp Bát, thì bị 3 an ninh mật vụ đã theo tôi từ quán café chạy từ phía sau lên, đạp xe tôi té xuống, khi tôi chưa kịp đứng dậy thì lao vào đánh. Họ đánh rất nhanh, tôi không kịp phản ứng chống trả. Khi tôi nằm lăn ra đường thì một số người chạy lại thì họ lên xe ho đi mất. thời điểm đó khoảng 11h 30 buổi trưa.”
Blogger Gió Lang Thang cho biết việc công an tấn công anh chỉ là một trong nhiều trường hợp đàn áp tương tự đã xảy ra gần đây với các blogger và các nhà hoạt động xã hội, chính trị ở Việt Nam, thể hiện sự bất lực của chính quyền trước những phản đối về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Blogger Gió Lang Thang:
“Sau UPR thì có nhiều báo cáo tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam. Họ không tạm dựng mà còn tiếp tục làm mạnh tay hơn và họ có thể bắt bớ đưa ra những vụ án tùy tiện như việc xử các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào hoặc gần đây là vụ bắt Bùi Thị Minh Hằng và hai người Phật Giáo Hòa Hảo ở phía công an Lấp Vò, Đồng Tháp. Mấy ngày gần đây họ liên tục dùng điều 258 ép người H’mong vốn theo ông Dương Văn Minh cải thiện cuộc sống. Nhà cầm quyền Việt Nam không những không cải thiện tình hình mà còn thẳng tay đàn áp rất mạnh. Ngoài việc họ đưa ra các bản án hoặc hoặc tìm cách bắt bớ thì họ còn dùng cách khác thể hiện sự bất lực là liên tiếp tổ chức đánh lén rồi hành hung đe dọa.”
Blogger Gió lang thang cho biết anh đã về đến nhà và tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, ngoài trừ một vài vết xước và sưng trên mặt, người, chân tay và đầu do bị đánh.

Copy từ: RFA


........

Việt Nam yêu cầu TQ bồi thường cho ngư dân

RFA-20-03-2014

Ngày 20/5/2013. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.
Ngày 20/5/2013. Tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.
Dantri.com
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc điều tra vụ việc nước này ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản đối với một số tàu cá VN đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN.
Nội dung trên được Thông tấn xã VN loan tải ngày hôm nay 20/3. Theo đó, đại diện của Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao VN yêu cầu TQ bồi thường thỏa đáng cho ngư dân VN và không để tái diễn các vụ việc tương tự.
Tin cho hay, vào ngày 17/3 vừa qua, đại diện Cục lãnh sự VN đã gặp đại diện đại sứ quán TQ tại HN trao công hàm phản đối phía TQ về những vụ việc này, trong đó, công hàm nêu rõ: những hành động của các lực lượng chức năng TQ đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân VN, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao 2 nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.
Trước đó, vào ngày 7/1/2014, một tàu cá Quảng Ngãi và 7 ngư dân bị tàu TQ truy đuổi, đập phá tài sản; mới đây nhất, ngày 1/3, một tàu cá khác cũng của Đà Nặng cùng 12 ngư dân bị tàu ngư chính TQ chống chế và tịch thu một số tài sản tại khu vực đánh bắt gần Hoàng Sa.


Copy từ: RFA

..............

Hai người Dân tộc H’Mông bị kết án tổng cộng 3 năm 2 tháng tù giam

VRNs (20.3.2014) – Sài Gòn - Anh Lý Văn Súa, con trai ông Lý Văn Dinh tham dự phiên tòa cho biết: “Ông Dương Văn Tu bị 1 năm 9 tháng tù, ông Lý Văn Dinh bị 1 năm 5 tháng tù. Hai ông không có tội nhưng nhà cầm quyền vẫn quyết xử họ có tội. Trong phiên tòa, hai ông có yêu cầu trả tự do cho hai ông.”
“Quan điểm bào chữa của Luật sư cho hai ông là vô tội, yêu cầu [Hội đồng xét xử] đưa ra bằng chứng để chứng minh hai ông này có tội nhưng [Hội đồng xét xử] hoàn toàn không có [bằng chứng]. Theo bản thân tôi, thực sự, nếu tòa án nhân dân này thực hiện đúng trình tự của pháp luật thì hai ông hoàn toàn không có tội. Theo các nhân chứng có nghĩa vụ và liên quan thì họ chứng minh hai ông không có tội. Nếu có, hai ông chỉ vi phạm hành chính về việc không có giấy phép xây dựng ngôi nhà bảo quản đồ tang lễ. Nhưng [Hội đồng xét xử] cho rằng, hai ông xúi giục bà con xây dựng ngôi nhà tang lễ nên họ quyết định bắt giam.” Anh Lý Văn Súa tường thuật.
1958257_1418578508392125_1401960444_n
Anh Lý Văn Súa cám ơn: “Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã [đồng hành] đòi lại tự do cho bố tôi. Nhưng về phía chínhh quyền, họ đã đàn áp người H’Mông như vậy, thì bản thân tôi hoàn toàn không chấp nhận vì họ đã xâm phạm nghiêm trọng đến Nhân quyền của con người. Tình hình có 30 bà con bị ngất. Họ bị cảnh sát cơ động tấn công.”
Vào lúc 15 giờ 30 cùng ngày, qua điện thoại, anh Lý Văn Anh, một trong những người đang có mặt trước cổng tòa án hốt hoảng: “Bà con đi tham dự phiên tòa rất ôn hòa. Tự nhiên, công an xịt hơi cay vào 2 cô gái, đánh và bóp cổ em của tôi bị tím hết. Công an dùng gậy kích điện và gậy để đánh đập người dân. Công an đã bắt 4 – 5 người đi rồi.”
Được biết, ông Dương Văn Tu bị bắt cóc vào ngày 10.10.2013, sau đó 3 ngày công an mới thông báo cho gia đình biết ông bị tạm giam. Trường hợp của ông Lý Văn Dinh bị bắt cóc tương tự như vậy nhưng vào ngày 19.11.2013.
Pv.VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


......

Hơn 1000 người Dân tộc H’Mông nhịn ăn, đi tham dự phiên tòa của ông Lý Văn Dinh và ông Dương Văn Tu


VRNs (20.03.2014) – Tuyên Quang – Sáng nay, diễn ra phiên tòa sơ thẩm của 2 người Dân tộc H’Mông là ông Lý Văn Dinh và ông Dương Văn Tu. Hai ông bị quy kết vào Điều 258 BLHS với tội danh “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Vào lúc 15 giờ 30, qua điện thoại, anh Lý Văn Anh, một trong những người đang có mặt trước cổng tòa án hốt hoảng: “Bà con đi tham dự phiên tòa rất ôn hòa. Tự nhiên, công an xịt hơi cay vào 2 cô gái, đánh và bóp cổ em của tôi bị tím hết. Công an dùng gậy kích điện và gậy để đánh đập người dân. Công an đã bắt 4 – 5 người đi rồi.”
140320-HMong (1)
Anh Lý Văn Súa, con trai ông Lý Văn Dinh tham dự và được ủy quyền dịch từ tiếng Việt qua tiếng H’Mông trong phiên xử sáng nay. Anh Lý Văn Súa kể lại diễn biến bên trong phiên tòa: “Thẩm phán [xoay chung quanh hai vấn đề chính. Thứ nhất] thẩm phán hỏi các bị can, hai bị can có [xây cất] ngôi nhà bảo quản đồ tang lễ cho bà con hay không? Hai bị cáo nói trước tòa án, trong thời gian điều tra, những lời khai hoàn toàn do cán bộ trại giam đọc cho hai ông viết và bắt buộc hai ông phải ký vào các biên bản đó. Họ ép buộc hai ông ký và là người đứng đầu tổ chức xây dựng ngôi nhà tang lễ cho bà con.
Sáng nay có hai Luật sư tham gia bào chữa cho hai ông Lý Văn Dinh và ông Dương Văn Tu. Anh Lý Văn Súa cho biết: “Có Luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự, và Luật sư Đỗ Đình Huy, thuộc Trung tâm Trợ lý Pháp lý huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang.”
Anh Lý Văn Súa cho biết có hơn 1000 người Dân tộc H’Mông đi tham dự phiên tòa: “Theo thông tin tôi nắm được, nhiều bà con Dân tộc H’Mông đã bị chặn trên đường đi nên họ phải quay về làng.”
140320-HMong (2)
Sáng nay vào lúc 6 giờ 30, hơn 1000 người xuất phát từ Thôn Ngòi Sen, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang và biểu tình đòi trả tự do cho hai ông. Khi đoàn đến địa điểm Km 64 thuộc huyện Hàm Yên có cảnh sát cơ động, các ban ngành… chặn, giựt tất cả các khẩu hiệu của bà con nhưng bà con tiếp tục đi, hô khẩu hiệu trả tự do cho hai ông… Nhà cầm quyền rất sợ những khẩu hiệu của bà con, cấm bà con không được hô, nhưng bà con vẫn hô. Tại trước cổng tòa án họ cấm bà con không được hô hào, không được quay phim, chụp hình. Hiện tại, có 2 người dân tộc H’Mông bị bắt nhưng tôi chưa nắm rõ thông tin của hai người này thế nào.”
Anh Súa cho hay tất cả bà con Dân tộc H’Mông nhịn ăn đi tham dự phiên tòa và biểu tình đòi buộc nhà cầm quyền trả tự do cho ông Lý Văn Dinh và Dương Văn Tu: “Bà con H’Mông biết rất rõ hai ông này không có tội. Vì phong tục đổi mới của bà con Dân tộc H’Mông trên 4 tỉnh phía Bắc đổi mới theo đúng chính sách của Đảng là đổi mới, sống văn minh, bỏ những phong tục lạc hậu. Nên bà con cho rằng, những người này bị oan ức nên họ quyết định xuống đường đòi trả tự do cho hai ông rất đông, nhiệt tình và đoàn kết. Bà con đã nhịn đói một ngày để đi tham dự phiên tòa và đi biểu tình.”
Trước khi đi tham dự phiên tòa, bà con đã có buổi cầu nguyện cho phiên tòa cầu và cho những người đi tham dự phiên tòa được bình an. Anh Dũng, một trong những người đi tham dự phiên tòa nói: “Cầu nguyện cho nhà cầm quyền thả tự do cho những người Dân tộc H’Mông bị bắt cũng như cho các tù nhân lương tâm khác. Cầu nguyện cho những người đi tham dự phiên tòa đi đến nơi về đến chốn.”
Được biết, ông Dương Văn Tu bị bắt cóc vào ngày 10.10.2013, sau đó 3 ngày công an mới thông báo cho gia đình biết ông bị tạm giam. Trường hợp của ông Lý Văn Dinh bị bắt cóc tương tự như vậy nhưng vào ngày 19.11.2013.
140320-HMong (3)
Như VRNs chúng tôi loan tin, đã có tất cả 8 người Dân tộc H’Mông sống tại hai tỉnh Cao Bằng và Tuyên Quang bị bắt giam và bị quy kết vào Điều 258 BLHS.
Cách đây mấy ngày, ngày 14.03, ông Hoàng Văn Sang, Dân tộc H’Mông tỉnh Tuyên Quang bị kết án 18 tháng tù giam.
Hồi ngày 18.03, phiên tòa sơ thẩm xử ông Thào Quán Mua bị hoãn lại do nguyên đơn dân sự, bà Triệu Thị Bình, Chủ tịch xã Minh Hương bị ốm. Được biết, phiên tòa sẽ tái tục vào ngày 27.03.2014 tới.
Những năm gần đây, bà con Dân tộc H’Mông luôn bị nhà cầm quyền đàn áp, ép bà con đập ngôi nhà tang lễ nhưng bà con kiên quyết bảo vệ ngôi nhà tang lễ cho đến cùng.
Ngôi nhà tang lễ là nơi cử hành các nghi thức tiễn đưa người vừa mới qua đời do ông Dương Văn Mình khởi xướng và thay thế cho phong tục cổ truyền.
HT.VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

.............