CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

“Tổ chức đối lập chính trị” sao lại là tội phạm?


2012-12-18
Trong Hội nghị Công an Toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo lực lượng công an cần phải đấu tranh cương quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá và đi ngược lợi ích của đất nước và nhân dân.

AFP photo
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra mới đây vào ngày Chủ Nhật 9 tháng 12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tuy nhanh chóng bị dập tắt nhưng người tham gia vẫn ghi nhận được sự xuất hiện của rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng, trong đó không ít người từng giữ những vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của chế độ.

Họ là ai?

Họ là những người từng biểu tình chống Trung Quốc nhiều lần trước đây và vẫn thường xuyên dõng dạc lên tiếng trên hệ thống truyền thông quốc tế như VOA, BBC, RFI và nhất là RFA.
Từ bên ngoài, những ý kiến của họ vọng về trong nước sau mỗi cuộc biều tình như một ngọn lửa nung thêm sức nóng cho người yêu nước. Kinh nghiệm và uy tín của họ khiến công an tránh không đàn áp hay triệu tập như đối với thanh niên hay một số blogger.
Tuy nhiên trong cuộc biểu tình mới đây thì những nhân nhượng ấy không còn được cơ quan an ninh áp dụng. Tất cả những người danh tiếng đều bị công an khống chế. Cô lập tại nhà hay trên đường tới địa điểm biểu tình vào buổi sáng Chúa Nhật ấy. Người duy nhất thoát ra tầm kiểm soát của công an là ông Huỳnh Tấn Mẫm, một lãnh tụ phong trào sinh viên trước năm 1975.
Các ông Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, Hạ Đình Nguyên, Lê Công Giàu, Hồ Ngọc Nhuận, Trần Kim Báu là những khuôn mặt từng công khai chống lại chế độ Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 70. Tất cả trong số họ có bị tù tội, có người bị kêu án tử hình như ông Lê Hiều Đằng, có người ra bưng và trở thành những người cộng sản sau đó.
Bên cạnh những người thuộc thành phần thứ ba này là các trí thức lẫn đảng viên Cộng sản lâu năm. Các vị như giáo sư Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Huệ Chi, TS Nguyễn Quang A, Giáo sư Ngô Đức Thọ, Giáo sư Phạm Duy Hiển hay Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện nhà báo Tống Văn Công, nhà báo Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Tường Thụy,  nhà báo Nguyễn Quốc Thái, nhà văn Lưu Trọng Văn…cùng rất nhiều người khác tại Hà Nội lẫn Sài Gòn, hoặc tích cực tham gia vào các cuộc biểu tình, hoặc lên tiếng, viết bài trên các phương tiện truyền thông để tỏ rõ lập trường của mình. Cho tới nay những khuôn mặt này chưa ai bị chính thức đàn áp hay khủng bố một cách nặng nề.
Tuy nhiên khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước Đại hội Công an toàn quốc vào ngày 17 tháng 12 thì tình hình có thể không còn như trước.

Khi “chính trị đối lập” bị lên án

000_Hkg8090460-250.jpg
Người Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Thủ Tướng Dũng cho rằng công an cần phải đấu tranh “không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập” khiến dư luận tỏ ra bất ngờ và tự hỏi có phải đây là cách mà chính phủ chuẩn bị để đối phó với những gì đang diễn biến có chiều hướng bất lợi đối với các chính sách mà nhà nuớc đang theo đuổi trong đó vấn đề Biển Đông là một nguyên nhân lớn vượt qua sự chịu đựng của người dân.
Ông Cao Lập, trong ngày Chúa Nhật 9 tháng 12 đã bị công an quản thúc tại nhà không cho ra khỏi cửa, trình bày ý kiến của mình:
Trước hết xin khẳng định chúng tôi không phải là những người đối lập với Đảng và nhà nước. Chúng tôi chỉ là những người chống lại sự xâm lấn một cách trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc mà thôi.
Tôi nghĩ nhà nước đủ khôn ngoan và tỉnh táo trước họat động của những người yêu nước còn những chuyện mà ông Thủ tướng hành xử với những người này người khác do ông ấy nghĩ có nhóm này nhóm kia là tùy ông ấy.
Tôi nghĩ nhà nước phải tỉnh táo đừng để bị chi phối bởi tác động không có lợi cho đất nước từ phía ông bạn lớn của mình. Có thể nói rằng tôi đã trải qua hai giai đoạn và giờ đây chúng tôi thấy rằng có lẽ chưa bao giờ như những ngày mà chúng tôi được trải qua. Hàng chục người bao vây nhà, không riêng gì trường hợp của tôi. Thái độ của họ nói chung rất mềm mỏng nhưng thực tế rất quyếtt liệt. Chẳng hạn sáng Chúa Nhật vừa rồi là lần thứ hai có gần mười mấy hai chục người bao chung quanh nhà tôi. Cách này chưa bao giờ tôi gặp phải trong thời gian trước đây lúc năm 1975.
Từ trước tới nay Việt Nam đối phó với người bất đồng chính kiến, những dân oan khiếu kiện, những blogger có bài viết cổ vũ tự do dân chủ hay ngay cả những người biểu tình chống Trung Quốc bằng các bản án như: “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hay “âm mưu lật đổ chính quyền” cùng lắm là “gây rối trật tự công cộng” cũng đủ khống chế ý chí của rất nhìêu người.
Trước hết xin khẳng định chúng tôi không phải là những người đối lập với Đảng và nhà nước. Chúng tôi chỉ là những người chống lại sự xâm lấn một cách trắng trợn và ngang ngược của Trung Quốc mà thôi.
Ông Cao Lập
Cụm từ “tổ chức chính trị đối lập” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong hoàn cảnh chính trị nóng bức hiện nay cho thấy sự lo ngại của chính phủ đã lên mức báo động và những bản án quen thuộc không dễ gì áp dụng cho những người yêu nước có căn cước và bản lĩnh này.
Cụm từ này liệu có phải đặc biệt  dành cho họ hay không? Ông Lê Hiếu Đằng cho biết:
Đúng rồi, đó là một quy kết không biết có nhắm đến anh em chúng tôi hay không nhưng nếu có nhắm tới thì rõ ràng đây là một quy kết hết sức tùy tiện và không đúng. Chúng tôi chẳng phải đối lập gì cả mà chỉ phản ảnh nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Nói như vậy thật ra chỉ lấy cớ để đàn áp chúng tôi thì không được bởi vì chúng tôi làm theo luật, công khai minh bạch, không lén lút.
Nếu chúng tôi chống phá thì phải lén lút tổ chức, nhưng không phải! Chúng tôi rất công khai minh bạch. Chúng tôi cũng nói thẳng là từ giờ trở đi nếu có biểu tình hay meeting thì chúng tôi sẽ thông báo địa điểm, ngày giờ. Như vậy việc làm của chúng tôi trong vòng luật pháp cho nên nếu chính quyền đưa ra những hành động trấn áp thì không đúng. Và nếu nhà nuớc nghĩ rằng hành động này là đe dọa chúng tôi, làm chúng tôi sợ không còn tiếp tục thì chính quyền đã lầm!
Giáo sư Tương Lai, người thường có các bài trả lời phỏng vấn và các bài viết trên mạng đã khẳng định một lần nữa về các hoạt động của ông:
Cái cụm từ mà ông ấy dùng không ám chỉ chúng tôi! Chúng tôi đứng ngoài cụm từ đó. Chúng tôi thấy tính quang minh chính đại trong hoạt động của chúng tôi,  trong những tuyên bố của chúng tôi. Chúng tôi là những người yêu nứơc và chúng tôi cống hiến toàn bộ cuộc đời chúng tôi cho sự nghiệp của đất nước.
Vì thế khi chúng tôi đấu tranh chống lại những hành vi phản dân chủ thì đó là kế tục sự nghiệp mà chúng tôi đã làm từ trước đây. Chúng tôi gắn bó với nhau trong mục tiêu trước nhất là chống bọn Trung Quốc xâm lược. Và vì khi chúng tôi chống bọn Trung Quốc xâm lược thì chúng tôi bị đàn áp, bị gây khó khăn thì chúng tôi phải đấu tranh để gạt bỏ những trấn áp khó khăn đó. Và việc làm của chúng tôi được toàn thể nhân dân ủng hộ.
Người này người kia có thể vì sợ bạo lực mà người ta chưa tham gia thôi chứ trong thâm tâm họ đồng cảm với chúng tôi. Họ đứng về phía chúng tôi cho nên sức mạnh của chúng tôi là sức mạnh cả dân tộc, sức mạnh tất cả nhân dân cho nên chúng tôi không sợ bất cứ điều gì cả.

Có phải là quy kết?

000_Hkg8090527-200.jpg
Công an đàn áp người biểu tình tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo
Quy kết “Tổ chức chính trị đối lập” là các tổ chức đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của nhân dân liệu có phù hợp với Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và hai chữ “đối lập” có đồng nghĩa với sự làm mất lợi ích của nhân dân và nhà nước hay không?
Điều quan trọng hơn nữa khi xác định đối lập chính trị là một tội hình sự để nhà nước có quyền giam giữ người bị cáo buộc thì có phù hợp với công pháp quốc tế hay không và nhà nước Việt Nam sẽ giải thích thế nào với thế giới khi cụm từ “đối lập chính trị” đang được hầu hết công nhận và ủng hộ.
Đó là chưa kể tới nay vẫn chưa có luật nào quy định “đối lập” là phi pháp và có thể bị giam giữ.
Sau khi Thủ tướng công khai hóa, có thể cụm từ “tổ chức chính trị đối lập” sẽ được nhiều người đang đấu tranh dân chủ hiện nay tán thành và tham gia. Họ thà bị kết án đối lập còn hơn là chống phá hay âm mưu lật đổ nhà nước, hai tội danh có thể khiến họ ngồi tù không có ngày ra. “Đối lập” là cụm từ phù hợp với các hoạt động của họ nhất vì không ai có ảo tưởng lật đổ chính phủ đương thời mặc dù chính sách, con người trong bộ máy đang cần cải tổ một cách triệt để.
Và cuối cùng nhưng chưa phải là ít quan trọng, trong khi đối thoại nhân quyền Việt Mỹ năm nay vẫn còn bế tắc chưa được Việt Nam và Mỹ mở ra trên bàn thương thuyết thì việc công khai lên án đối lập của chính phủ Việt Nam có phải là một cảnh báo tốt cho chính phủ Hoa Kỳ hay không?

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA

Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu


Các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
Các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Trong 200.000 tỷ nợ xấu thì 70% có thế chấp từ bất động sản. Vì vậy, phải cơ cấu lại nợ..."

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định điều này trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố nhằm tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và xử lý nợ xấu ngày 18/12 tại TP Hồ Chí Minh. Tham dự có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, các bộ, ngành liên quan, Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số ngân hàng thương mại…
Theo thông tin tại cuộc họp: 3 năm qua, thị trường bất động sản thành phố lâm vào tình trạng trì trệ, kéo dài với nhiều phân khúc “đóng băng” mà cho đến hôm nay vẫn chưa có chuyển biến. Trong tổng số 1.318 dự án trên địa bàn thành phố thì có 882 dự án tiếp tục triển khai với quy mô trên 456.000 căn hộ, 242 dự án chưa triển khai còn lại là các dự án đang tạm dừng hoặc điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu với trên 30 nghìn căn hộ.
Khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh hiện nay là khối lượng hàng tồn kho với tổng giá trị rất lớn trên 30.242 tỷ đồng. Riêng căn hộ chung cư của 74 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố cũng đã tồn kho tới gần 14.500 căn hộ.
Hàng tồn kho cao, thị trường bất động sản đóng băng trực tiếp tác động và làm phát sinh nợ xấu ngân hàng. Đến thời điểm này dư nợ cho vay bất động sản ở TP Hồ Chí Minh khoảng 85.000 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng dư nợ trên địa bàn nhưng chiếm tới 58% tổng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản của cả nước...
“Lĩnh vực bất động sản là ngành kinh tế quan trọng, là ngành tạo cơ sở vật chất chính cho đất nước, sản phẩm bất động có liên quan đến hàng trăm ngành sản xuất, tiêu thụ hàng ngàn chủng loại sản phẩm. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, trong khủng hoảng kinh tế thì bất động sản luôn là một trong những tác nhân chính, nhưng cũng sẽ là một động lực quan trọng để vượt qua khủng hoảng’’, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy và kiến nghị dừng các dự án chưa giải phóng mặt bằng hoặc đang giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp kế hoạch phát triển của địa phương.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu chính quyền địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh, không để đất trống và chỉ đầu tư tiếp khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Với các công trình nhà ở đang thi công dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng tồn kho không bán được do diện tích căn hộ quá lớn thì tùy theo từng khu vực, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ cho phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân...
Bộ Xây dựng cũng đề nghị phối hợp với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh làm việc với các chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn để xác định danh mục dự án phát triển nhà ở xã hội cụ thể và giao nhiệm vụ cho các đơn vị này triển khai thực hiện.
“Đây là việc làm đạt được nhiều mục tiêu. Nhà ở xã hội sẽ phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân, đồng thời đây cũng là một gói kích cầu gián tiếp của Chính phủ cho thị trường, vì Nhà nước đã không thu tiền sử dụng đất đối với nhà ở xã hội, như vậy là Nhà nước đã hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp có việc làm và vẫn thu được lợi nhuận’’ - Bộ trưởng Trịnh Định Dũng phân tích.


Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu (1)
Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyếttháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản
Một số ý kiến tại cuộc làm việc kiến nghị cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở tồn kho không bán được sang các công trình dịch vụ đang có nhu cầu và phù hợp với quy hoạch như: bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại; đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì thì cho phép cơ cấu lại dự án, chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động; đối với các doanh nghiệp vay để đầu tư nhà ở xã hội thì cho phép khoanh nợ đối với các khoản nợ bất động sản cũ, tiếp tục cho vay và kiểm soát chặt chẽ khoản vay mới; hình thành gói tín dụng dành riêng cho người mua nhà xã hội và nhà thương mại có diện tích nhỏ, giá bình dân (phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang mua nhà trả góp từ tiền lương, tiền công), trong đó quy định các ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ tín dụng để cho các đối tượng này vay mua nhà ở...
Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Trần Bắc Hà cho rằng, quan trọng nhất hiện nay là Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cứu thị trường bất động sản, nhất là đối với các dự án dở dang, sắp hoàn thành và có khả năng thu hồi vốn. Vì nợ xấu ngân hàng thực chất là nợ xấu bất động sản…
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết tại cuộc họp sẽ đưa ra khoảng 100.000-150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu, chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu liên quan đến bất động sản ngay trong quý 2 và quý 3 năm 2013. Đồng thời sẵn sàng cung ứng khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng hỗ trợ người mua nhà với lãi suất hợp lý khoảng 8% trong thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh khó khăn lớn nhất của nền kinh tế là nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản ứ đọng. Chính phủ sẽ tập trung giải quyết ngay vấn đề này ngay từ đầu năm tới bằng các giải pháp tổng thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các địa phương nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập, nhất là trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, phát triển nhà ở...
Các bộ, ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý, đầu tư, kinh doanh bất động sản gắn với cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước, Thủ tướng cho rằng, các nhà đầu tư cũng phải tự cơ cấu, điều chỉnh lại sản phẩm, hạ giá thành để phù hợp với quy hoạch và thị trường.
Thủ tướng cũng yêu cầu xác định rõ chính sách cụ thể hỗ trợ TP Hồ Chí Minh mua nhà tái định cư vì nhu cầu rất lớn. Đây cũng là giải phải để giải phóng hàng tồn kho. Đồng thời tính toán, xác định rõ tiêu chí, cơ chế, hỗ trợ đối với từng đối tượng đưởng hưởng chính sách nhà xã hội.
Thủ tướng hoan nghênh một số ngân hàng thương mại đã có kế hoạch cụ thể hạ lãi xuất cho vay trong lĩnh vực bất động sản, nhất là đối với các dự án nhà ở xã hội, đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước ngay trong tháng 1 năm 2013 hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu....
“Trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu thì có 70% tài sản thế chấp bằng bất động sản thì bây giờ cho vay để hoàn thành sản phẩm để bán tài sản thế chấp. Nếu bán thấp hơn thì trích quỹ dự phòng rủi ro để xử lý... Ngân hàng thương mại phải cơ cấu lại nợ, trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu’’- Thủ tướng phân tích rõ cách thức xử lý nợ xấu và đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại được xem xét cho vay tiếp các dự án có khả năng thu hồi vốn...
Thủ tướng cơ bản đồng tình các đề xuất đưa ra tại cuộc họp và cho biết: sau cuộc làm việc ngày mai (19/12) với lãnh đạo chủ chốt TP Hà Nội, Văn phòng Chính phủ sẽ tổng hợp ý kiến để hoàn thiện đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường bất động sản. Đây sẽ là cơ sở để các Bộ ngành và các địa phương tổ chức thực hiện./.
Theo Thành Chung
VOVTV 



Copy từ: Cafef

Thư mời dự phiên toà xét xử vụ án côn đồ khủng bố dân Văn Giang.



Thư Mời tham dự phiên tòa ngày 26-12-2012

   Những người bị hại trong vụ côn đồ xông vào nhà dân đánh đập chiều ngày 12-7-2012 tại thôn 1 xã Xuân Quan. Tòa án nhân dân Văn Giang đã xét xử vào sáng ngày 30-11-2012.
  Ngày 15-12-2012, chúng tôi là những người bị hại, và những người làm chứng nhận được giấy triệu tập của Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, xét xử vụ thứ hai vào ngày 26-12-2012.
  Nông dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao xin chân thành mời các nhà báo, phóng viên tự do và những nông dân trong cả nước quan tâm về tham dự phiên tòa vào hồi 7h30 phút ngày 26-12-2012.

  Văn Giang, ngày 18 -12 - 2012 

    Xin trân trọng kính mời,

     Nhân dân Văn Giang.








   
Xem thêm :

https://anhbasam.wordpress.com/v%C6%B0%E1%BB%A3t-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%E1%BB%ADa/quyet-dinh-dua-ra-xet-xu-vu-an-hanh-hung-nguoi-dan-van-giang/

  Vào hồi 7h30 sáng thứ 6 ngày 26-12-2012 Tòa án Văn Giang mở phiên tòa xét xử thêm một côn đồ bị bắt  là  Đinh Văn Hùng trong vụ án 20 côn đồ hành hung người dân xã Xuân Quan liên quan tới Dự án Ecopark. 

     Cái lạ là tại sao lại xét xử tách ra để tránh chuyện hành hung cố ý giết người có tổ chức...giấy mời phiên tòa cũng che giấu thông tin liên quan vụ án trước. Bà con phản đối việc xét xử chưa đúng tội và chưa nghiêm minh trong lần xét xử sáng ngày 30-11-2012. 

Trước đó phiên tòa dự kiến 9-11-2012 bị hoãn do hiệu ứng của hôm trước có cuộc đối thoại giữa dân VG với GS Võ ngày 8-11-2012.


http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/99245/con-do-hanh-hung-dan-van-giang-linh-an.html

 Côn đồ hành hung dân Văn Giang lĩnh án

  Ngày 30/11, Toà án nhân dân huyện Văn Giang đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại xã Xuân Quan ngày 12/7/2012. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hai bị cáo: Nguyễn Tuấn Dũng (SN 1977) và Đinh Văn Huỳnh (SN 1984) tổng cộng 60 tháng tù giam cùng về tội danh trên.

Đây là 2 trong số 6 đối tượng bị khởi tố liên quan đến vụ hành hung 3 người dân xã Xuân Quan là các ông: Lê Thạch Bàn, Đàm Văn Đồng và Đàm Văn Nghiệp.

Theo cáo trạng, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12/7/2012, một nhóm thanh niên gồm Nguyễn Tuấn Dũng SN 1977, Đinh Văn Huỳnh SN 1984, Nguyễn Việt Cường SN 1987 (cùng trú tại Văn Giang); Đinh Văn Hùng SN 1984, Hoa Văn Bốn SN 1984, Ngô Công Thái SN 1989 (cùng ở Yên Mỹ) đi câu cá tại cánh đồng thôn 1, xã Xuân Quan.


Số gậy gộc nhóm côn đồ vứt lại

Cùng lúc, một nhóm nông dân xã Xuân Quan ra cánh đồng thôn 1 để thăm cây, cách chỗ nhóm này khoảng hơn 30m. Thấy một số người trong nhóm nông dân chỉ vào phía mình, Huỳnh liền phóng xe truy đuổi. Huỳnh đã dùng gậy gỗ dài 1m, đường kính khoảng 3-4cm liên tiếp đánh đập nhóm người trên.

Vụ truy sát kinh hoàng đã gây bất bình và hoang mang cho người dân xã Xuân Quan. Người bị nặng nhất là ông Lê Thạch Bàn 73 tuổi bị Huỳnh cầm gậy gỗ vụt, đánh ngang lưng vào sườn.

Ông Bàn chạy vào nhà người hàng xóm nhưng vẫn bị Bốn chạy theo kéo ông Bàn ra rồi cùng Huỳnh đánh liên tiếp vào lưng, tay. Ông Bàn dùng tay che đầu thì bị đánh vào đầu đến gục ngã.

Hai anh em ông Đàm Văn Nghiệp 54 tuổi và Đàm Văn Đồng 52 tuổi cũng bị truy sát đến tận nhà, liên tục bị đánh vào đầu và vào tay. Hậu quả cả 3 người bị đánh phải nhập viện cấp cứu; trong đó, ông Lê Thạch Bàn bị thương tích 13,6%; ông Đàm Văn Đồng bị tổn hại sức khỏe 4%, ông Đàm Văn Nghiệp bị tổn hại 6%.

Sau khi vụ việc xảy ra, Đinh Văn Huỳnh và Nguyễn Tuấn Dũng đã đến cơ quan công an đầu thú. Bốn tên còn lại gồm: Hoa Văn Bốn, Nguyễn Việt Cường, Ngô Công Thái, Đinh Văn Hùng đã bỏ trốn. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang đã ra quyết định truy nã và tách vụ án, khi bắt được sẽ điều tra xử lý sau.

HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Đinh Văn Huỳnh 42 tháng tù giam; Nguyễn Tuấn Dũng bị phạt 18 tháng tù giam. Ngoài ra, tòa buộc bị cáo Huỳnh, Dũng phải bồi thường cho ông Đồng 8,3 triệu đồng, ông Nghiệp 8,2 triệu đồng; riêng Huỳnh buộc bồi thường cho ông Bàn 42,9 triệu đồng.

Sau phiên tòa, theo tin từ phía các bị hại, chưa hài lòng với mức án đã tuyên đối với các bị cáo, những nạn nhân của vụ hành hung sẽ tiếp tục kháng cáo lên tòa án cấp trên.

(Theo TTXVN)



Copy từ: Xuân Việt Nam

THAM NHŨNG THEO KIỂU ĐẶC SẮC CỦA VIỆT NAM


Như Thổ


"Sẽ chẳng có một tổ chức đoàn thể nào phát hiện ra việc bầu Kiên tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào dám nói rằng Dương Chí Dũng tham ô, tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào có thể phát hiện ra những sai phạm của Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin".

(TNM chua thêm cho trọn câu, trọn ý) Và cũng sẽ chẳng có Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch Nước nào dám vạch mặt ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đồng chí X) là tổ cha tham nhũng trong các vụ Vinashin, Vinalines, là đầu đảng thâu tóm ngân hàng, là chúa trùm thế lực đỏ thâu tóm đất đai.  
Ở các nước, muốn tham nhũng được thì phải ở trên thượng tầng - đó là những người có chức, có quyền cực lớn mới có thể tham nhũng được. Thế nên tham nhũng ở các nước giống như chiếc nón để ngửa, rất dễ bị quật đổ. Còn tham nhũng ở Việt Nam từ cấp rất thấp lên cấp rất cao, nên giống như cái nón để úp. Mà như vậy thì rất khó lật được.
Tôi có một anh bạn người Pháp là Tổng giám đốc một công ty liên doanh đã làm ăn khá lâu ở Việt Nam. Anh viết và đọc tiếng Việt không kém gì người Việt. Trong một lần chuyện phiếm về tham nhũng, anh chỉ lên mặt bàn có một chồng báo Việt Nam và nói: “Sao đất nước chúng mày cứ kêu gào về chuyện tham nhũng như thế này nhỉ? Cứ nói như thế này mà chẳng chỉ ra được ai thì người dân còn tin gì nữa. Tham nhũng là vấn nạn có tính chất toàn cầu. Với các quốc gia đang trên đà phát triển như Việt Nam thì chuyện tham nhũng là không thể tránh khỏi. Chống tham nhũng thì phải chống từ cơ chế và pháp luật, còn cứ nói suông, hô hào, giáo dục như kiểu Việt Nam thì chẳng bao giờ chống được!”.

Rồi một lần cùng anh đi chơi trên ôtô, khi vào một làng cổ có barie chặn đường, thu tiền vào làng, một người gác cổng làng đi ra chỗ anh lái xe. Anh lái xe đưa cho anh ta 5.000 đồng và chiếc barie được dựng lên. Trong khi đó biển đề phí vào làng là 10.000 đồng. Ông bạn Tây bảo tôi: “Anh thấy chưa, đấy cũng là một kiểu tham nhũng. Lẽ ra chúng ta phải mất 10.000 đồng, và người gác cổng kia phải xé một vé cho chúng ta. Nhưng đây ta chỉ mất có 5.000 đồng. Như vậy là hai bên cùng có lợi. Người gác cổng thì được 5.000 đồng bỏ túi, còn chúng ta thì giảm chi tiêu được 5.000 đồng”.
Rồi anh kết luận: Ở Việt Nam, bất cứ ai được giao trách nhiệm, có tí chức, tí quyền thì đều có thể tham và nhũng”. Rồi anh ví von: “Ở các nước, muốn tham nhũng được thì phải ở trên thượng tầng - đó là những người có chức, có quyền cực lớn mới có thể tham nhũng được. Thế nên tham nhũng ở các nước giống như chiếc nón để ngửa, rất dễ bị quật đổ. Còn tham nhũng ở Việt Nam từ cấp rất thấp lên cấp rất cao, nên giống như cái nón để úp. Mà như vậy thì rất khó lật được”.
Câu chuyện phiếm với người bạn nước ngoài ám ảnh tôi mãi, mà càng ngẫm càng thấy anh ta nói đúng. Ở Việt Nam bây giờ, hầu như cái gì cũng phải áp dụng cơ chế “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Không có tiền, muốn đóng một con dấu cho một bộ hồ sơ vô thưởng vô phạt cũng bị gây khó dễ.
Chống tham nhũng ở ta, đúng là nặng về hô hào, giáo dục suông, mà thiếu những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn những kẻ muốn “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Với những kẻ tham nhũng, đặc biệt là đối với những người đã có chức, có quyền thì không thể nói rằng họ có nhận thức yếu kém về chính trị, họ thiếu giác ngộ, họ thiếu lòng tự trọng, họ thiếu hiểu biết về luật pháp… Những kẻ này biết tất cả và khi lên diễn đàn nói về chống tham nhũng thì chắc chắn là nói rất hay, rất thuyết phục. Nhưng chúng vẫn tham nhũng, vẫn móc nối với các nhóm có lợi ích kinh tế, móc nối với cả các thế lực ngầm trong ngành Tài chính - Ngân hàng - Xây dựng, thậm chí cả các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vậy là chúng làm giàu bất chấp những quy định của luật pháp, bất chấp những quy chuẩn đạo đức của xã hội. Và dĩ nhiên, đó là những kẻ không còn liêm sỉ.
Ấy vậy mà với những kẻ như vậy, chúng ta lại có chế tài xử phạt quá nhẹ. Tại sao với những kẻ tham nhũng lại không tịch thu toàn bộ gia sản và tống cổ vợ con kẻ đó ra sống đầu đường xó chợ? Nếu như kẻ đó tham nhũng hàng chục tỉ, có dinh cơ đồ sộ mà lại chỉ xử phạt vài năm tù thì quả thật ai cũng muốn đi tù để có số tiền lớn như vậy. Cho nên, muốn chống tham nhũng thì phải làm cho những kẻ đang có ý định tham nhũng sẽ không dám tham nhũng. Bởi nếu như chúng tham nhũng dù chỉ số tiền nhỏ nhoi thì sẽ mất sạch tất cả những gì chúng đã có được từ trước đến nay. Đó là danh vọng, đó là chức tước, đó là tiền bạc.
Chúng ta quá đề cao chuyện kiểm điểm cá nhân, quá đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Hội đồng nhân dân trong việc giám sát chống tham nhũng. Nhưng ai cũng nhận thấy một điều, sự giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp chỉ là nói cho vui, cho có phong trào. 
Sẽ chẳng có một tổ chức đoàn thể nào phát hiện ra việc bầu Kiên tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào dám nói rằng Dương Chí Dũng tham ô, tham nhũng như vậy. Chẳng có một tổ chức đoàn thể nào có thể phát hiện ra những sai phạm của Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin… Trường hợp này cũng giống như bấy lâu nay chúng ta nêu cao phương châm: Toàn dân phòng chống tội phạm. Nhưng nếu như không có lực lượng công an trấn áp một cách quyết liệt những kẻ phạm tội, lăn xả vào để cứu người thì liệu có mấy người dân dám đuổi bắt cướp…?
Cho nên, chống tham nhũng bao nhiêu năm nay, dù có đủ các tổ chức, đủ các biện pháp, đủ các chỉ thị, nghị quyết nhưng tham nhũng vẫn cứ hoàn tham nhũng, kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Gần đây, qua kết quả điều tra xã hội học về thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc ở cấp tỉnh trong công tác phòng chống tham nhũng thì thấy rằng, kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân mới chỉ có được ưu điểm là: “Hoạt động giám sát bước đầu đã thu được một số kết quả: có 53,6% đại biểu Hội đồng nhân dân kiến nghị là đưa nội dung liên quan đến hoạt động phòng chống tham nhũng vào chương trình giám sát hàng năm, có 75% đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được đơn thư, yêu cầu khiếu nại của cử tri liên quan đến tham nhũng… Còn hạn chế là có tới 19,7% số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa rõ về tính công khai, minh bạch trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trong hai năm 2011-2012, không có người nào bị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm; Hội đồng nhân dân cũng không thể hiện được sự giúp đỡ hay bảo vệ người tố cáo tham nhũng. Còn đối với Mặt trận Tổ quốc thì ưu điểm đó là có 71,9% đại biểu Mặt trận Tổ quốc tham dự những cuộc nói chuyện đề cập đến vấn đề tham nhũng và phòng chống tham nhũng.
Với kết quả điều tra sơ bộ như vậy thì có thể thấy rằng, không nên kỳ vọng vào vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc.
Muốn chống tham nhũng trong tình trạng cấp bách hiện nay, nếu như không giao cho một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp, giám sát, hỗ trợ thì không cách gì có thể chống được tham nhũng. Chúng ta mắc căn bệnh chủ nghĩa hình thức là làm gì cũng đưa rất nhiều lực lượng vào, chống gì cũng phải có đủ ban nọ, ngành kia. Nhưng rồi đến khi kết quả không đạt được thì chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Chính vì vậy, phải có một cơ quan chuyên trách chống tham nhũng và “khoán” cho người đứng đầu cơ quan này…
Nếu không dám làm như vậy thì kiểm điểm vẫn cứ là kiểm điểm suông, giáo dục vẫn cứ là giáo dục suông và chuyện tham nhũng vẫn cứ là chủ đề nóng từ năm này sang các năm tiếp theo.
Petrotimes



Copy từ: Trí Nhân

Nhận diện công an đánh đập anh Trương Văn Dũng trong trại Lộc Hà


CTV Danlambao - Một hình ảnh được chia sẻ trên facebook xác định một viên công an to béo, tóc đầu đinh chính là kẻ đã hành hung, tra tấn anh Trương Văn Dũng - người biểu tình chống Trung Quốc bị bắt đưa về trại Lộc Hà hôm 9/12.
Ngay sau khi bức ảnh được phổ biến, một số nạn nhân cho biết cũng đã từng bị người này hành hung khi đi biểu tình. Tên của viên công an này được xác định là Nguyễn Tiến Thắng, khoảng dưới 30 tuổi.
Một bài viết trên blog Xuân Việt Nam tường thuật về cuộc biểu tình trước đó, hôm 5/8, có đăng hình ảnh của viên CA này, kèm theo lời chú thích: "Tên béo ị này nói với bà con rất vô lễ, mày tao, con nhỏ này..."
Ngoài ra, chính Nguyễn Tiến Thắng là kẻ đã hành hung, tra tấn chị Bùi Thị Minh Hằng khi chị bị giam giữ ở CA Hoàn Kiếm.
Trong đoạn video phỏng vấn do nhà văn Nguyễn Tường Thụy thực hiện, anh Trương Văn Dũng tường thuật lại việc bị viên công an tên Nguyễn Tiếng Thắng hành hung như sau:
Nguyễn Tiến Thắng
"Khi nó thọc vào nó đè người tôi ra nó mới khám moi hết cả điện thoại, cả máy ảnh, cả ví của tôi ra, nó dùng đầu gối huých vào mạng sườn. Tôi uất ức quá không kiềm chế được nữa tôi nhìn thẳng vào cái thằng huých vào bụng tôi tôi chửi:  - Đ. mẹ mày! 
Nó mới ghé sát, nó bảo: - Mày chửi tao à? 
Tôi bảo: - Tao chửi mày. 
Nó ghé sát vào tai tôi cho tôi đủ nghe và mọi người kia nghe thấy. Nó bảo: - Mày có giỏi thì nói lại một lần nữa. 
Sau khi nó hỏi mày có giỏi chửi lại tao một câu nữa tao nghe xem. Trong thâm tâm tôi nghĩ, nếu tiếp tục chửi nó thì sẽ tiếp tục bị ăn đòn. Nếu không dám chửi nó nữa thì nó coi mình là thằng hèn. Hai phương án lựa chọn, chấp nhận phương án thứ nhất: chấp nhận đau đớn. 
Tôi nhìn vào nó, tôi chửi: - Đ. mẹ mày! 
Thì nó nhằm đúng mạng sườn tôi nó đấm. Tôi ưỡn người ra như thế này nên nó đấm vào thành ghế. Chắc nó đau. Sau đó nó giơ chân, đạp tôi túi bụi. Một thằng nhảy vào can: "Thôi đừng đánh nữa". Theo tôi chắc là nó nghĩ nếu nó quá tay không phải là đơn giản, là phiền to. Đấy là cái lúc nó đánh."

Bài phỏng vấn Trương Văn Dũng đấu tranh trong trại Lộc Hà và bị đánh ra sao? do nhà văn Nguyễn Tường Thụy thực hiện đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem trên Danlambao, với hơn 60 phản hồi được đăng.
CTV Danlambao
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

Ai chủ tọa Hội đồng xét xử?


Bùi TínXin nhớ thời hậu cộng sản ở Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô, một số chánh án, thẩm phán của tòa án CS cũ đã uống thuốc ngủ, nhảy lầu tự sát vì hối hận đã gây oan ức chết người, vì cảm thấy ô nhục trước xã hội, người thân và bạn bè, và cũng còn vì sợ bị nhân dân và các nạn nhân cũ hỏi tội...

Mong rằng trong phiên xử công khai ngày 28 tháng 12 bà con ta sẽ đến dự thật đông đảo, mặc dù rõ ràng là phía cầm quyền đã cố tình tổ chức phiên xử vào cuối năm, giữa ngày nghỉ Giáng Sinh và ngày đầu năm dương lịch, để bà con ta và dư luận thế giới ít ai chú ý vì bận công việc riêng tư.
*
Ba nhà báo từng chủ trương Câu lạc bộ Nhà báo Tự do - Nguyễn Văn Hải (tức Điếu Cày), Tạ Phong TầnPhan Thanh Hải - sắp ra trước phiên xử phúc thẩm của tòa án (mang tên) "nhân dân" của thành phố (mang tên) "Hồ Chí Minh" vào ngày thứ sáu 28/12/2012.
Cái gọi là "tòa án nhân dân" này đúng ra là tòa án của đảng CS. Địa danh "thành phố Hồ Chí Minh" đúng ra, theo tình và lý, phải gọi là thành phố Sài Gòn, của toàn dân và dân tộc, không của riêng đảng phái nào. Ở Nga, cái một thời gọi là "Stalingrad" nay đã là Volgagrad, và "Leningrad" nay là Petersbourg; "Titograd" nay đã đi vào quá khứ, "Dimitrovgrad" cũng không còn... Tượng Stalin cuối cùng ở Gruzia vừa đổ. Tượng Lenin cuối cùng ở Mông Cổ cũng lăn kềnh rồi. Không gì cưỡng nổi.
Vụ án này có một số đặc điểm cần nêu bật. Trước hết đây là vụ án về tự do ngôn luận, tự do báo chí, về quyền công dân, về quyền con người đã được hàng loạt nghị quyết, tuyên ngôn, văn kiện quốc tế và Hiến pháp Việt Nam long trọng công nhận.
Buộc tội anh Điếu Cày trốn thuế trong phiên xử đầu tiên là một sự vu cáo bỉ ổi của tòa án của đảng, theo lệnh thiên triều Bắc Kinh, vì anh đã đơn thương độc mã cưỡi môtô lên tận biên giới Cao Bằng, chụp ảnh vùng thác Bản Dốc và cột cây số 0, để ngồi khóc rồi viết bài nó rõ đất nước bị xâm phạm lấn chiếm như thế nào. Điếu Cày là một cựu chiến binh. Phạt anh 2 năm rưỡi tù, rồi tuyên án anh 12 năm tù tiếp theo tháng 9/2012, tòa án của đảng theo lệnh Bộ Chính trị đã chà đạp hiến pháp, luật pháp, phản bội nhân dân, xúc phạm quân đội và cựu chiến binh, phơi bày rõ tâm địa "hèn với giặc, ác với dân" của tập đoàn lãnh đạo VN. Họ cũng đã láo xược khiêu khích toàn bộ làng báo Việt Nam gồm có 20 ngàn nhà báo cùng toàn thế giới truyền thông.
Tạ Phong Tần, người có Blog Công lý và Sự thật, nguyên là đảng viên CS, là sĩ quan công an, lên tiếng mạnh mẽ tố cáo những bất công xã hội, tố cáo bọn cường hào mới, bênh vực dân oan, bị tuyên án đến 10 năm tù; đây là một sự trả thù tàn bạo của nhóm lãnh đạo CS đối với những đảng viên, sỹ quan ngay thẳng, trung thành với nhân dân. Tội ác của nhà cầm quyền còn gây nên cái chết thiêu thê thảm của cụ Đặng Thị Ngọc Liêng, thân mẫu của cô Tạ Phong Tần.
Phan Thanh Hải là nhà báo vừa có công tâm vừa có tài năng, đi sâu điều tra tố cáo bọn tham quan ô lại, chống việc để cho bọn bành trướng tràn vào Tây Nguyên khai thác bauxite, bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản thúc ; đây cũng là một chuyện phi lý, bất nhân, vô đạo của nhóm lãnh đạo đã mất hết tự trọng, tham nhũng tệ hại và quỵ lụy bọn bành trướng.
Mong rằng trong phiên xử công khai ngày 28 tháng 12 bà con ta sẽ đến dự thật đông đảo, mặc dù rõ ràng là phía cầm quyền đã cố tình tổ chức phiên xử vào cuối năm, giữa ngày nghỉ Giáng Sinh và ngày đầu năm dương lịch, để bà con ta và dư luận thế giới ít ai chú ý vì bận công việc riêng tư.
Cần đề ra yêu cầu cho Hội đồng xét xử phải làm nhiệm vụ một cách đàng hoàng, công khai, đúng luật, nghĩa là phải có đủ thời gian để lắng nghe cặn kẽ lời của công tố viên, của các luật sư, của bị cáo và nhân chứng. Phải có công khai tranh cãi, biện luận từng vấn đề, từng điểm, không thể qua loa, cấm cản, làm trò "phiên tòa tiền chế".
Các báo lề phải lề trái, các blogger, giới luật gia, sinh viên luật... hãy theo dõi sát sao phiên tòa, tập trung nêu rõ trách nhiệm trung tâm của viên chánh án, chủ tọa hội đồng xét xử , từng thái độ, cử chỉ, lời nói, kết luận của nhân vật này. Cần nêu rõ Luật Hình sự Tố tụng, trách nhiệm nặng nề của viên chánh án. Chánh án là nhận vật trung tâm của phiên tòa, là đại diện cho lương tâm xã hội, là kẻ cầm cân nảy mực. Hãy luôn nhớ lời thề của giới thẩm phán - ngay thẳng, không gì dọa nạt, đe dọa, ép buộc, mua chuộc được. Mặc áo choàng đen cổ trắng tiêu biểu cho sự phân biệt rõ công tội, không oan người ngay, không lọt kẻ gian, nhất là không lẫn lộn người ngay với kẻ gian, là điều tối kỵ.
Hãy tìm hiểu kỹ, theo dõi chặt, bình luận rôm rả, phỏng vấn liên hồi, điều tra về nhân thân, sự nghiệp, quan hệ xã hội của quan tòa nước ta, để pháp luật được nghiêm, trong tay những Bao Công trong sáng, góp phần xây dựng pháp quyền đáng nể trọng.
Mong hội đồng xử án ngày 28/12 tới hãy nhớ đến lời của Tổng thống Barack Obama khi nói chuyện ở Miến Điện gần đây: "Chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều".
Rõ ràng 3 bị cáo nói trên đều là tù nhân lương tâm 100%. Họ không có một tội nào khác ngoài việc sử dụng và đòi tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do yêu nước, tự do thương dân. Cũng xin nhớ nhân ngày báo chí quốc tế, Tổng thống Obama đã nêu tên nhà báo Điếu Cày, biểu dương ý chí tự do của anh và yêu cầu trả ngay tự do cho anh.
Xin nhắc cho viên chánh án nào sắp ngồi chủ tọa phiên xử phúc thẩm 3 nhà báo yêu nước là ngay sau phiên xử sơ thẩm tháng 9/2012, nhà giáo dục Phạm Toàn đã phẫn nộ thốt lên "Đây là phiên tòa lưu manh!", và Hội Phóng viên không biên giới có trụ sở chính ở Paris nhận định "Đây là một phiên tòa phát xít!".
Để kết luận, các quan tòa Việt Nam hãy ngẫm nghĩ về những câu thơ của bạn Hoàng Thanh Trúc gửỉ tặng thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, người từng xử 3 nhà báo nói trên trong vài tiếng, trong khi phiên tòa được dự kiến là hai ngày. Bài thơ này cũng được gửi cho thẩm phán Vũ Phi Long, người xử tội 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình một cách tàn ác, mù quáng, không một chút lý sự và chứng cứ nào.
Bài thơ cho rằng viên chánh án Nguyễn Hữu Chính đã đánh mất hết nhân cách, không hề nghĩ đến dân, trong lòng ông Chính đã "không còn tình dân tộc, do đã còng lưng chịu phận tôi đòi". Bài thơ còn nói "Hắn khoác áo xiêm công lý, nhưng không còn chút liêm sỉ, mặt ngây ngô của kẻ sắm tuồng, chỉ biết khúm núm dạ vâng, theo đóm ăn tàn"
Xin nhớ thời hậu cộng sản ở Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô, một số chánh án, thẩm phán của tòa án CS cũ đã uống thuốc ngủ, nhảy lầu tự sát vì hối hận đã gây oan ức chết người, vì cảm thấy ô nhục trước xã hội, người thân và bạn bè, và cũng còn vì sợ bị nhân dân và các nạn nhân cũ hỏi tội.
*
Việt Nam sắp xử phúc thẩm blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG
Trà Mi (VOA) - Phiên phúc thẩm xét kháng cáo của blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG dự kiến diễn ra vào ngày 28/12, theo thông báo của chính quyền gửi cho luật sư.
Luật sư Hà Huy Sơn, người đại diện pháp lý của blogger Điếu Cày, cho biết:
‘Tôi đã nhận được giấy triệu tập của tòa phúc thẩm hôm thứ bảy vừa rồi. 7:30 ngày 28/12 mở phiên phúc thẩm ba blogger. Trong tuần này, tôi sẽ gặp thân chủ của tôi là ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày). Vấn đề phụ thuộc vào quan điểm của phía tòa án thôi, chứ thật ra ông Hải cũng không có phạm cái tội gì cả.’ 
Thông tin về ngày diễn ra phiên phúc thẩm cũng được luật sư của blogger Tạ Phong Tần xác nhận với VOA Việt Ngữ.
Luật sư Nguyễn Quốc Đạt cho biết:
‘Ngày 28/12 xử đó chị. Tôi cũng mới nghe luật sư Lương báo lại.’
Về phía gia đình, người nhà của blogger Điếu Cày cho biết đến ngày 17/12 họ vẫn chưa nhận được thông báo gì từ phía chính quyền. Bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày nói:
‘Chúng tôi đến giờ phút này chưa nhận được bất cứ thông tin gì từ công an và tòa án. Đơn của ông Hải yêu cầu luật sư, họ không đưa. Khi gia đình gặp được ông Hải ngày 5/12, ông có nói đã gửi ba lần đơn cho luật sư, nhưng họ nói họ không biết văn phòng luật sư Sơn ở đâu để họ gửi.’
Bà Tân cho biết blogger Điếu Cày dù tình trạng sức khỏe đang sa sút trong trại giam với các chứng bệnh loét bao tử và phù thận, nhưng tinh thần vẫn rất mạnh mẽ và kiên định là các hoạt động của ông trong việc cổ súy dân chủ, phê phán thực trạng xã hội, và chống Trung Quốc xâm lược là không trái pháp luật. Bà Tân nói:
‘Ông Hải luôn luôn vững tin vào những điều ông đã làm. Quan điểm rõ ràng từ hồi nào tới giờ này là như vậy.’ 
Các trang mạng công dân nói hai blogger Tạ Phong Tần và AnhbaSG cũng có các vấn đề về sức khỏe, nhưng trại giam không cho thân nhân gửi thuốc vào.
Bản án 26 năm tù Việt Nam tuyên phạt hồi tháng 9 đối với 3 blogger Điếu Cày, AnhbaSG, và Tạ Phong Tần vì 26 bài viết mà Hà Nội cho là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ đã khiến công luận quốc tế bất bình.
Cùng với các tổ chức nhân quyền trên thế giới, nhiều quốc gia như Mỹ, Liên hiệp Châu Âu, và cả Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi trả tự do cho ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Đáp lại, Việt Nam nói các bản án này theo pháp luật Việt Nam, phù hợp với quy định luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của công dân.

 
 

Copy từ: Dân Làm Báo

Vụ Tiên Lãng: “Kết luận điều tra chưa thỏa đáng”



(Dân Việt) - Đó là ý kiến của luật sư Chu Mạnh Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Danh Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.

Luật sư Cường cho biết:
- Theo bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra căn cứ vào các tài liệu điều tra kết luận bị can Nguyễn Văn Khanh phạm tội “hủy hoại tài sản” theo Khoản 3 Điều 143 Bộ luật Hình sự vì đã có hành vi chỉ đạo lực lượng cưỡng chế phá dỡ lều, nhà trông đầm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý.
Bản thân bị can Khanh không thừa nhận sự cáo buộc trên mà cho rằng, mình chỉ làm theo sự chỉ đạo của cấp trên, theo kế hoạch cưỡng chế đã được thông qua. Cho đến nay, khi chưa được tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ, tôi cũng chưa có căn cứ kết luận bị can Khanh có phạm tội hay không, các căn cứ mà cơ quan điều tra dùng để kết tội bị can Khanh đã đầy đủ hay chưa.
 
Tuy nhiên, với những thông tin mà các cơ quan báo chí đã đề cập kể từ khi xảy ra sự việc, và diễn biến sự việc được mô tả trong kết luận điều tra, tôi cho rằng cơ quan điều tra kết luận bị can Khanh phạm tội “hủy hoại tài sản” theo Khoản 3 Điều 143, Bộ luật Hình sự là chưa phù hợp với các tình tiết của vụ án.
Luật sư có thể nói cụ thể hơn về sự chưa phù hợp đó?
- Đây là một vụ án rất đặc thù, xảy ra vào thời điểm bị can Nguyễn Văn Khanh đang thực hiện nhiệm vụ Trưởng ban cưỡng chế, tức là đang thực hiện công vụ. Toàn bộ lực lượng tham gia cưỡng chế đều là những cán bộ, công chức, công an, bộ đội được trưng dụng để thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế.
Cơ quan điều tra cho rằng, những người tham gia cưỡng chế đã tuân theo mệnh lệnh của ông Khanh phá dỡ nhà ông Vươn, ông Quý. Vậy mối quan hệ giữa ông Khanh và các đối tượng này là gì? Tại sao họ (lực lượng tham gia cưỡng chế - PV) lại phải tuân theo mệnh lệnh của ông Khanh? Nếu không có tính công vụ ở đây thì họ có phải tuân lệnh không?
Nói như vậy có nghĩa ông Khanh không có động cơ, mục đích gì để chỉ đạo phá nhà ông Vươn, ông Quý, thưa luật sư?
- Về động cơ, mục đích, chúng ta biết rằng ông Khanh không hề có xích mích, thù hằn gì với gia đình ông Vươn, ông Quý. Theo chính lời kể của gia đình các bị hại thì ông Khanh là người phản đối chủ trương cưỡng chế, ủng hộ việc cho người dân tiếp tục thuê đầm. Vậy không có lý do gì ông Khanh lại đưa người, thuê máy xúc đến phá nhà của ông Vươn, ông Quý. Lý do ông Khanh có mặt ở đó là vì ông phải thực hiện chủ trương cưỡng chế của Huyện ủy và UBND huyện Tiên Lãng, với vai trò Trưởng ban cưỡng chế.
Nhà của ông Vươn tan hoang sau vụ cưỡng chế.
Luật sư muốn nói đến việc nhà ông Vươn, ông Quý bị phá hủy có yếu tố thi hành công vụ?
- Đúng vậy. Như đã nói trên, chúng ta thấy rằng toàn bộ diễn biến của vụ án gắn chặt với yếu tố “công vụ”. Nếu vụ án được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ các yếu tố như nguyên nhân, động cơ, mục đích, thời gian, không gian diễn ra các hành vi được coi là phạm tội, chủ thể thực hiện hành vi, mối quan hệ giữa các đối tượng… thì việc kết luận bị can Nguyễn Văn Khanh phạm tội “hủy hoại tài sản” theo Điều 143, Bộ luật Hình sự là không thỏa đáng.
Khởi tố ở tội “hủy hoại tài sản” mà chỉ khởi tố người tổ chức, chỉ đạo mà bỏ qua người thực hành là không đúng quy định của pháp luật, bỏ lọt tội phạm”.
Trong trường hợp bản chất vụ án không thay đổi, theo luật sư cần làm rõ những vấn đề gì trong vụ việc?
- Xin nhắc lại, theo quan điểm của luật sư, vụ việc này có yếu tố thi hành công vụ, nên xem xét trách nhiệm các bị can với tội danh trên mới đúng bản chất.
Còn trong trường hợp vụ việc được xem xét theo Kết luận điều tra số 03/KLĐT ngày 7.12 của Cơ quan CSĐT Công an TP. Hải Phòng thì cơ quan này cần làm rõ một số vấn đề, đó là vai trò của bị can Khanh trong vụ án vì cơ quan CSĐT lấy Thông báo 225/TB-BCĐ và lời khai của 19 nhân chứng… là chưa đủ căn cứ kết luận bị can Khanh là “đầu vụ”.
Xin cảm ơn luật sư!

Copy từ: Dân Việt

Kiện tụng liên quan phu nhân cựu Tổng Bí thư


Gần 6 năm qua, suốt từ tháng 1 năm 2007 đến nay, hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc về việc họ đã nộp tiền góp vốn xây dựng chợ mới, nhưng khi chợ được xây xong, thì các quan của thành phố và quận “bố trí” Công ty cổ phần chợ Bưởi vào quản lý. Từ đây, Công ty này đã xổ toẹt mọi đóng góp của dân, đẻ ra thêm nhiều mức phí trái pháp luật. Số tiền góp vốn của tiểu thương khoảng trên 15 tỉ đồng đã bị doanh nghiệp này chiếm đoạt rất tinh vi. Chủ doanh nghiệp này, bà chủ chợ Bưởi hiện tại chính là nữ Đại biểu quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm – phu nhân của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.

cho buoi3

Góp tiền tỉ cũng bằng không

Để có vốn đầu tư xây dựng mới chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ có quyết định ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi.
Hơn 300 hộ kinh doanh đã đóng góp vốn xây dựng chợ Bưởi. Tổng số tiền mà các hộ kinh doanh đã đóng là trên 15 tỉ đồng. Đơn vị thu là Ban quản lý dự án thuộc UBND quận Tây Hồ. Đó là chưa tính số tiền UBND quận Tây Hồ tranh thủ đánh quả (thu riêng bỏ túi) như tận thu ở tầng 3, thu các ki-ốt mặt đường Hoàng Hoa Thám và các mặt đường còn lại.
Cuối năm 2006, chợ Bưởi được xây xong, đầu năm 2007 Công ty Cổ phần chợ Bưởi được thành lập (do nữ đại biểu QH Đỗ Thị Huyền Tâm làm chủ). Theo một quyết định của UBND quận Tây Hồ, Công ty này bỗng chốc được giao quản lý toàn bộ hoạt động ở đây. Công ty ngay lập tức đá luôn toàn bộ các tiểu thương đã góp vốn xây dựng chợ từ khi nó chưa được cổ phần hoá và do UBND quận Tây Hồ quản lý.
Cụ thể là: Công ty Cổ phần chợ Bưởi buộc các tiểu thương phải đóng tiền thuê diện tích kinh doanh với mức mới, đồng thời niêm phong các vị trí kinh doanh nếu không nộp tiền. Thực chất, Công ty đã phủ nhận giá trị vốn mà tiểu thương từng góp xây dựng chợ. Đây chính là thủ đoạn chiếm đoạt tiền trắng trợn của hơn 300 tiểu thương. Trước sự vi phạm này, chính quyền các cấp vẫn im hơi lặng tiếng bởi ngay từ 2007, người ta đã thấy vị nữ chủ Công ty CP chợ Bưởi “thậm thụt” với ngài Tổng Bí thư (tháng 10/2010 đã chính thức trở thành phu nhân thứ 2 của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi phu nhân thứ nhất qua đời chưa được 49 ngày).
.
Cho

.
Vi phạm pháp luật trắng trợn

Về việc cải tạo các chợ trên địa bàn Hà Nội: trên cơ sở một số văn bản của Chính phủ, ngày 9/92004, UBND Tp Hà Nội ra QĐ số 142/2004/QĐ-UBND quy định về đầu tư phát triển chợ; QĐ số 1181/QĐ-UBND ngày 7/3/2006 về quy chế đầu tư xây dựng chợ. Ngày 20/12/2004 ông Lê Văn Phượng, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ ký QĐ 1872/QĐ-UB về việc Ban hành quy chế thu, nộp tiền huy động vốn xây dựng chợ Bưởi trong đó nêu rõ đối tượng huy động vốn là tiểu thương đã và đang kinh doanh tại chợ Bưởi, quy định rõ mức huy động đối với từng ngành hàng, kích thước, diện tích ô sạp để làm căn cứ cho tiểu thương nộp tiền góp vốn.
Đầu năm 2007, cũng chính UBND quận Tây Hồ cho phép “mọc” ra Công ty Cổ phần chợ Bưởi quản lý toàn bộ chợ và yêu cầu các tiểu thương đóng tiền tiếp mới được ký hợp đồng thuê chỗ bán hàng.
Công ty cổ phần chợ Bưởi được cấp đăng ký kinh doanh ngày 1/1/2007 sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có “Lập dự án đầu tư xây dựng, khai thác kinh doanh chợ Bưởi”. Dư luận đặt câu hỏi: Cuối năm 2006 chợ Bưởi được xây dựng xong, đầu năm 2007 công ty này mới được thành lập, thì sao còn lập dự án đầu tư xây dựng chợ Bưởi? Như vậy có thể thấy, tại thời điểm UBND quận Tây Hồ ban hành quyết định huy động vốn xây dựng chợ Bưởi, Công ty cổ phần chợ Bưởi chưa được thành lập.
Bằng việc giao cho Cty cổ phần chợ Bưởi toàn quyền quản lý, sở hữu chợ Bưởi, UBND quận Tây Hồ đã vi phạm Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính phủ (Nghị định về phát triển và quản lý chợ) và Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của UBND TP Hà Nội (Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn TP Hà Nội), đã đưa tài sản của Nhà nước, của tập thể các hộ kinh doanh đóng góp vào tay doanh nghiệp hưởng lợi sai nguyên tắc.
Bảo kê cho vi phạm
Sau vài năm khất lần trả lời khiếu nại của các hộ kinh doanh, đùng một cái, ngày 25/9/2012, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 7410/UBND-BTCD khẳng định, việc các hộ kinh doanh tại chợ Bưởi nộp tiền để xây dựng chợ thực chất chỉ được tiếp tục thuê diện tích kinh doanh tại chợ mà không phải là cổ đông sáng lập khi thành lập Công ty cổ phần chợ Bưởi. Đồng thời UBND TP Hà Nội lớn tiếng quy chụp 300 hộ kinh doanh là có thái độ không hợp tác, có hành vi gây khó dễ, thậm chí còn lôi kéo, kích động các hộ kinh doanh tại chợ chống đối, cản trở.
Được thể, UBND quận Tây Hồ lên kế hoạch triệu tập các hộ kinh doanh bị liệt “bất hợp tác” tại đây nhằm hăm dọa. Chính ông Phó Chủ tịch quận Tây Hồ là Lê Văn Phượng bị dân tố cáo thì nay lại được thay mặt chính quyền làm việc với dân lúc 8h30 sáng ngày 21/12/2012. Vẫn cách làm việc kiểu “trấn áp”, Lê Văn Phượng lên kế hoạch đưa luôn cả Công an quận, Công an phường Bưởi “vào cuộc” để làm việc với các hộ kinh doanh, mặc dù cuộc họp chỉ bó hẹp trong phạm vi  quan hệ dân sự.
Hơn 300 hộ kinh doanh ở chợ Bưởi đóng 15 tỉ đồng cho UBND quận Tây Hồ, họ không đóng tiền cho Công ty CP chợ Bưởi. Về quan hệ dân sự, các hộ kinh doanh bình đẳng với Công ty. Vậy tại sao UBND quận Tây Hồ lại phủi trách nhiệm và giải quyết vụ việc một cách trái pháp luật? Nếu không có sự chống lưng của quận Tây Hồ và TP Hà Nội, liệu Công ty CP chợ Bưởi có dám ngang nhiên vi phạm pháp luật?
.



Copy từ: Cầu Nhật Tân

Không cho đi Mỹ nhận giải nhân quyền?



Huỳnh Thục Vy
Huỳnh Thục Vy từng bị bắt giữ và chất vấn hồi tháng Bảy vì biểu tình chống TQ
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam lên tiếng về vụ ông Huỳnh Trọng Hiếu không được cho xuất cảnh sang Mỹ để nhận giải thưởng Tổ chức nhân quyền Thế giới trao cho bố - nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái - blogger Huỳnh Thục Vy.
Đại sứ quán Mỹ, trong thông cáo gửi cho truyền thông bằng hai tiếng Anh và Việt hôm 18/12 cũng nhấn mạnh các hành động hạn chế tự do ngôn luận như vậy không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Hoa Kỳ đồng thời thúc giục chính phủ Việt Nam bãi bỏ những hạn chế đi lại với ông Hiếu và thực hiện các bước đi để cho phép gia đình ông và mọi người Việt Nam được bày tỏ quan điểm của mình một các ôn hoà mà không sợ bị trả thù.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 18/12, blogger Huỳnh Thục Vy cho biết từ đầu tháng 9, Tổ chức nhân quyền Thế giới đã liên lạc với gia đình cô qua email, thông báo việc cả cô và bố mình đạt tiêu chuẩn nhận giải thưởng Hellman - Hammet năm 2012 kèm khoản tiền trợ cấp 11 nghìn đôla.

'Vi phạm hành chính'

Gia đình blogger này sau đó đã ủy quyền cho em trai của Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Trọng Hiếu thay mặt hai người sang Mỹ nhận giải thưởng này.
"Ông Tuấn và bà Vy đã được trao giải vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa thông qua một loạt các bài báo trực tuyến"
Ngày 3/12, lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất việc cấp visa thời hạn một năm cho ông Hiếu để hỗ trợ việc xuất cảnh nhận giải.
Tuy nhiên, theo gia đình cho biết, tối 16/12, nhân viên tại sân bay đã tịch thu hộ chiếu và vé máy bay của ông Hiếu.
Hải quan, công an thành phố Hồ Chí Minh và an ninh tỉnh Quảng Nam sau đó đã có mặt để làm việc với ông.
Huỳnh Thục Vy nói lý do bị chặn xuất cảnh, mặc dù không được ghi ra biên bản nhưng được phía an ninh tỉnh Quảng Nam nói miệng là do ông Huỳnh Trọng Hiếu chưa giải quyết khoản phạt 85 triệu do 'vi phạm hành chính'.
Blogger Vy: Phản ứng người dân không có tác dụng
Blogger Huỳnh Thục Vy nói về việc em trai bị ngăn xuất cảnh để thay mặt cô và bố nhận giải từ Human Right Watch
Theo lời của blogger này, năm 2010, ông Hiếu đã bắt đầu viết những bài viết đăng tải trên mạng chỉ trích chế độ cầm quyền.
Đến tháng 11 năm 2011, công an đã thực hiện khám xét nhà nơi gia đình cô Vy và tịch thu nhiều tài sản, phương tiện thông tin liên lạc.
Một tháng sau đó, cả ba bố con cô đều nhận được giấy quyết định xử phạt hành chính về lĩnh vực công nghệ thông tin với lý do "viết bài chống Đảng, chống Nhà nước, phá hoại đoàn kết dân tộc" tổng cộng là 270 triệu đồng, trong đó riêng ông Hiếu là 85 triệu đồng.
Vy cũng nói thêm gia đình cô sau đó đã làm đơn khiếu nại lên ông Lê Phước Thanh, chủ tịch Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Nam, người đã cho ra quyết định này. Tuy nhiên đơn khiếu nại này đã bị bác bỏ bởi thanh tra tỉnh Quảng Nam.
Chính quyền Việt Nam bị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lên án vì hoạt động tăng cường đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến những năm gần đây
Vào tháng hai năm nay, tỉnh Quảng Nam đã ra thêm quyết định cưỡng chế tài sản cá nhân đối với gia đình cô Vy để bù vào khoản phạt hành chính nói trên nếu gia đình cô tiếp tục từ chối nộp phạt.
Quan điểm của Hoa Kỳ sau vụ ông Huỳnh Trọng Hiếu bị cấm xuất cảnh được nêu như sau:
"Chúng tôi quan ngại về việc chính quyền Việt Nam can thiệp nhằm ngăn chặn ông Huỳnh Trọng Hiếu đi Hoa Kỳ để nhận giải thưởng Hellman Hammett của Human Rights Watch thay mặt cho cha mình là ông Huỳnh Ngọc Tuấn và chị mình là Huỳnh Thục Vy,"
"Ông Tuấn và bà Vy đã được trao giải vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa thông qua một loạt các bài báo trực tuyến."
Được sáng lập vào năm 1989, giải thưởng Hellman - Hammet của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có mục đích giúp đỡ những cây bút nằm trong tầm nhắm của chính quyền vì bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến, chỉ trích các quan chức chính phủ hoặc viết về các chủ đề mà chính phủ nước họ không muốn được công bố trước dư luận.
Trong vòng 22 năm qua, hơn 700 cây bút khắp thế giới đã được nhận giải thưởng này.



Copy từ: BBC

Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?



Tôi biết rằng những điều tôi viết sau đây có thể bị Đảng Cộng sản vứt vào sọt rác hoặc thậm chí tệ hơn là có thể bị tống giam nhưng lòng tin vào con người, sự hệ trọng của vấn đề cùng ý thức công dân thúc bách tôi.
Tòa Hiến pháp Đức trong một lần ra phán quyết về quan hệ với EU
Đó là từ ngày 2/1 đến 31/3/2013 Nhà nước sẽ lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tháng 5/2013 sẽ trình quốc hội và nếu không có những sự biến lớn thì tháng 11/2013 nhân dân Việt Nam sẽ có bản Hiến pháp mới.
Đây sẽ là bản hiến pháp thứ 5, không kể nhiều lần sửa đổi, trong một thời gian chỉ hơn 6 thập kỷ những người cộng sản cầm quyền.
Chi tiết thì có đầy dẫy những điều khoản mâu thuẫn, lập lờ hoặc hỗn xược thách thức trí tuệ dân tộc Việt nhưng tôi sẽ không đi vào cụ thể mà chỉ nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của một bản hiến pháp hầu mong các đại biểu quốc hội hiểu và tranh đấu cho dân.

Nền tảng cho ngôi nhà Việt Nam

Có rất nhiều loại, nhiều định nghĩa và cách hiểu về Hiến pháp. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Hiến pháp là đạo luật cao nhất, quy định những nguyên tắc cơ bản nhất về tổ chức nhà nước, về quyền công dân, về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một cách mộc mạc thì “Hiến pháp chính là một hợp đồng trao quyền và giao việc giữa chính quyền và người dân”
Lịch sử cho thấy các quốc gia phát triển và trở thành siêu cường trong một thời gian dài thường gắn liền với nền cộng hòa, nơi con người được tự do tranh luận và khai phóng. Khi quá trình xây dựng được thảo luận kỹ với nguyên lý kiểm soát và cân bằng quyền lực được minh định rõ thì các công dân có thể yên tâm trao phó quyền lực cho cỗ máy cai trị mình.
Xưa La Mã vươn mình trùm cả vùng Địa Trung Hải và nay Hoa Kỳ có thể triển khai quân đến bất cứ nơi nào trên hành tinh này trong vòng 24 tiếng; người Đức thì trù liệu cho cả những vùng đất nằm ngoài biên giới để hơn 40 sau thống nhất cũng không phải sửa đổi hay như Nhật Bản vẫn “quẫy đạp” được trong khuôn khổ Hiến pháp 1946 để có được lực lượng phòng vệ mạnh trước sự gây hấn của láng giềng Trung Quốc…tất cả đều bắt nguồn từ sự cẩn trọng trong xây dựng Hiến Pháp.
"Chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp"
Lịch sử cũng cho thấy chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng lâu dài mà không có Hiến pháp hoặc chỉ do ý chí của một nhóm người tạo nên.
Thông thường phía sau những bản hiến pháp mang đầy ngôn ngữ hoành tráng và dự án viễn vông là sự rượt đuổi đến hụt hơi của các nhà lập pháp nhằm thể hiện thực tiễn phát triển vốn rất cụ thể và sinh động.
Hiến pháp quan trọng đến mức Bắc Phi vẫn là nguồn cảm hứng khi những người dân tiếp tục xuống đường biểu tình chống lại dự thảo Hiến pháp của tổng thống Ai Cập, ông Mohammed Mursi.
Rõ ràng sự thôi thúc của dân chủ và sự hãnh tiến về tương lai mạnh mẽ hơn nhiều những ràng buộc tâm linh và tôn giáo khi các bạn trẻ dù theo hồi giáo đã dám cáo buộc tổng thống hành xử như một nhà độc tài trong nỗ lực muốn phá vỡ khả năng kiểm soát và bảo vệ pháp luật của tòa án.
Điều đó cho phép ta lạc quan về nền dân chủ, một khi đã bắt rễ trong xã hội, sự quay lại của các nhà độc tài chắc chắn là gặp trở ngại.
Người dân Ai Cập đòi tổng thống Mursi cho họ có tiếng nói về hiến pháp mới
Thật vậy, lập hiến, giống như chúng ta xây dựng một ngôi nhà, nền móng có tốt thì mới bền vững được lâu dài và có khả năng mở rộng và xây lên nhiều tầng cao.
Hiến pháp cũng có thể được coi như bộ rễ quyết định sự vững chắc và độ xum xuê của các nhánh luật pháp sau này. Ngôi nhà có cao và vững chắc hay không, cây pháp lý có nhiều cành và tỏa bóng mát được rộng khắp hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào gốc, phụ thuộc vào khả năng chịu lực, khả năng hút dinh dưỡng là những ý tưởng tự do từ đất mẹ Việt Nam.

Hiến pháp hay cương lĩnh Đảng?

Nhân dân Việt Nam chúng ta sắp sửa có một văn bản tác thành mô hình Nhà nước, một ngôi nhà để tất cả con dân Việt chung sống với nhau.
Liệu chúng ta có giao phó toàn bộ việc này cho những đảng viên đảng cộng sản mà suy cho cùng cũng chỉ có một số người cấp rất cao, với nhóm gen rất nhỏ và dấu hiệu của sự thiểu năng đã lộ rõ, áp đặt ý chí của mình lên việc thiết kế nó?
Điều này chắc chắn không ai khác ngoài các đại biểu quốc hội phải lưu tâm khi thay mặt nhân dân ký kết bản hợp đồng giao việc này.
Tôi nghĩ, nhân dân Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu gian khó suốt chiều dài lịch sử nhọc nhằn của mình, sẵn sàng hy sinh một phần khái niệm “Con người” để hướng đến giá trị “Công dân” khi ký kết một thỏa ước lập hiến với chính quyền với điều kiện các quyền công dân đó phải được phản ánh đúng qua những người đại diện của mình.
Nếu như các đại biểu quốc hội chỉ làm theo sự lãnh đạo của đảng mà quên đi những khát vọng thực sự của nhân dân, vốn đang ngày càng khác biệt với ý chí của đảng cộng sản thì điều đó đã hàm chứa sự phản bội hoặc lừa gạt ý chí nhân dân.
Điều tệ hại nhất đã xảy ra là Quốc hội đã giữ lại điều 4 trong Hiến Pháp khẳng định sự lãnh đạo của đảng trên toàn dân tộc Việt Nam, nghĩa là quốc hội đã trao cho đảng một chiếc đũa thần để toàn quyền đan rọ mà mặc nhiên quốc hội phải chui vào.
Quốc hội khóa I: Hiến pháp Việt Nam hiện nay bị cho là tụt hậu so với năm 1946
Khi đó đảng bắt đầu lấy quyền lực chính trị của mình và khái niệm “ổn định chính trị” để ngăn chặn sự thể hiện của tự do công dân bằng cái đuôi “theo quy định của pháp luật” nằm tại rất nhiều điều của hiến pháp.
Có thể các đại biểu đã sai nhưng các Ngài cũng cần phải biết rằng: “Ý chí chung của Nhân dân có thể bị nhầm lẫn, nhưng nó không thể bị phá hủy”.
Đại biểu quốc hội hiện tại gồm nhiều người tốt có thể bị dẫn dụ, mê hoặc và lâu dần tình cảm đó trở thành một niềm nuối tiếc trong tâm thức nhưng ý chí chung của nhân dân và sự đòi hỏi của tri thức, của khao khát thực thi quyền lực đúng đắn đang tiếp tục giục giã tất cả chúng ta đưa đất nước tiến lên.
Hơn lúc nào hết, các đại biểu quốc hội thay mặt người dân cần phải hiểu và đấu tranh bằng được rằng Hiến pháp là gốc của mọi sự phát triển, rằng mục đích phát triển cuối cùng của con người chính là sự bình an và triển nở các giá trị tự do trong não, trong tim của mỗi một con người chứ không phải là giới hạn tự do. Nếu làm suy giảm quyền tự do của công dân bao nhiêu thì sức lực của quốc gia chắc chắn sẽ giảm sút bấy nhiêu.
Các đại biểu cũng đừng sợ và cổ súy cho những “tên bạo chúa tập thể” gồng lên để chèn ép tự do của nhân dân. Các Ngài cần hiểu rằng không những chiếc ghế mà cả sự tự do của các Ngài cũng sẽ không còn nếu cổ súy cho ai đó “xù lông dựng cánh” với nhân dân vì đó là lúc các Ngài đang giúp kẻ thù lăm le xâm chiếm thành bang nở nụ cười đắc thắng. Và nước mất thì nhà có tan không?
Các Ngài cũng cần ý thức rằng những vương triều vinh quang chói lòa rồi cũng đã đi qua, chính trị cũng như cơ thể con người, tuổi già và cái chết đã được cài đặt ngay khi mới sinh ra.
Nếu Hiến pháp không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng để nó trẻ hóa và tự làm mới mình trước những biến cố của thời cuộc đầy đầy phiêu du thì sẽ triệt tiêu sức lực của toàn dân và dẫn đến sự tiêu vong của cả dân tộc.
Dù cho đảng có lấy vấn đề ổn định chính trị để ngăn cấm quyền dân thì các đại biểu của dân cần phải hiểu là mình có thể ôm cả đống sách và xô đổ bàn ghế đánh nhau, nhưng ngoài kia, dân chúng vẫn vui vẻ làm ăn, và luật pháp không xáo trộn mới thực là “thái bình thịnh trị”.
Đó mới là cái mà Nhân dân mong muốn ở các Ngài.
Hiến pháp không thể là một cương lĩnh chính trị của một đảng cầm quyền vì bản thân Hiến pháp phải hàm chứa được việc tạo nên một thế cân bằng cho sự phát triển đa dạng.
"Nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại"
LS Lê Quốc Quân
Đảng Cộng hòa hay Dân chủ chỉ được ví như hai chân trong một cơ thể nước Mỹ, cứ chân này bước lên bốn hoặc tám năm thì chân kia bước tiếp, nó đảm bảo cho sự hài hòa trong nỗ lực đưa quốc gia tiến về phía trước.
Bởi vậy, dù không có đa nguyên Hiến pháp Việt Nam nhất thiết phải cài cắm được những điều kiện tiên quyết của phát triển, nên ngắn gọn, rộng, và bao hàm đầy đủ cho một dân tộc phát triển và tất nhiên không thể là ý chí của một nhóm người hay của một đảng phái chính trị nào.

Ý thức về tương lai

Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân và quốc hội không có sức mạnh nào khác ngoài quyền lực lập pháp. Vì thế, hơn lúc nào hết, các Nghị sỹ cần phải có ý thức với tiền đồ của dân tộc để thật lòng thể hiện ý chí chung của nhân dân.
Luật pháp quyết không được ban ra theo kiểu: “dự trù” hoặc “thăm dò” vì nó sẽ làm cho người dân nhờn đi, quen với thói quen của sự ăn gian, nấn ná, xem thường…Đại biểu càng không thể cố tình xuê xoa, thỏa hiệp thông qua những vấn đề quan trọng với một thái độ thờ ơ, cả nể.
Người dân sẽ nói gì về Hiến pháp mới?
Xét về mặt phát triển xã hội thì những tiến bộ của loài người gần đây cũng không đi quá xa những điều mà chính ông cha ta đã bàn từ rất lâu.
Bởi vậy, với quyết tâm và tình yêu thật sự, hãy để lại một cái gì đó cho con cháu tự hào, hoặc nếu thấy khó quá thì cứ học theo ông cha đem đầy đủ Hiến pháp của năm 1946 áp dụng lại.
Xây dựng được Hiến pháp đã khó, việc bảo vệ nó khỏi sự lạm quyền của Hành pháp và của chính Quốc hội trong việc bàn hành pháp luật càng khó hơn. Có một sự thật phải thừa nhận rằng sự ly khai khỏi nền tảng chung để hướng đến các lợi ích riêng là điều luôn luôn tồn tại trong sự phát triển của xã hội loài người.
Bởi vậy, cần phải có cơ chế bảo hiến để canh giữ hiến pháp, bảo vệ chính quốc hội khỏi ban hành những bộ luật nhằm thỏa mãn một nhóm lợi ích nào đó, bảo vệ Chính phủ khỏi sự lạm dụng quyền lực trong khi thực thi pháp luật.
Bởi thế cơ chế bảo vệ hiến pháp độc lập phải thực sự được coi trọng.
Tiếc thay, trong ba phương án bảo vệ Hiến pháp là thành lập tòa án Hiến pháp, Hội đồng bảo hiến độc lập và Hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội thì Đảng đã chỉ đạo lựa chọn hình thức thứ ba là hình thức kém độc lập nhất.
Nếu có một cơ chế bảo hiến tốt thì những cái đuôi “theo quy định của pháp luật” như lâu nay, vốn cổ súy cho việc vi hiến tràn lan, sẽ bị chặt đứt. Và đương nhiên các đạo luật sau này ban hành ra thường là để tạo điều kiện cho người dân thực hiện chứ không phải để ngăn cản hoặc tước đoạt các quyền đó.
Các quyền tự do của Công dân đang ghi tại Điều 69 đương nhiên được thực hiện và sẽ mở đường cho hàng loạt nhân quyền khác. Khi đó những Nghị định cấm người biểu tình ở Hà Nội sẽ bị tòa bảo hiến từ chối áp dụng vì vi hiến.
Như vậy thay vì nó là một hợp đồng có được thảo luận kỹ càng thì Đảng mặc nhiên coi đây là hợp đồng áp đặt theo mẫu như lắp điện thoại, cấp nước, cấp điện ở Việt Nam mà người dùng hoàn toàn buộc phải ký chứ không có cơ hội được thảo luận bình đẳng.
Các hợp đồng đó tạo ra cho cá nhân sự bất lợi, còn hợp đồng Hiến pháp là cho các một quốc gia và liên quan đến một vấn đề gai góc và đầy cám dỗ là quyền lực, thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhường nào.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư vận động dân chủ hiện sống tại Hà Nội.




Copy từ: BBC