CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước phán ứng việc Quốc hội sắp thông qua Hiến pháp 2013


VRNs (14.11.2013) – Sài Gòn – Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất (GHPGVNTT), Khối 8406, Nhóm nhân sĩ trí thức 72 … đã lên tiếng kêu gọi các đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2013).
GHPGVNTT kêu gọi lương tâm ngay chính của các Đại biểu Quốc hội. Khối 8406 kêu gọi tẩy chay Hiến pháp vì đảng cộng sản, mà không vì dân. Nhóm kiến nghị 72 kêu gọi QH dừng thông qua bản Hiến pháp 2013 này.
13111411
Đại lão Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo (VHĐ)  xác nhận tư cách và vai trò của các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH): “Tuy rằng quý vị đã không được nhân dân bầu lên một cách dân chủ theo đúng tình tự của một cuộc bầu cử công bằng và tự do. Và quý vị cũng không có được thực quyền của một Quốc hội trong thể chế tam quyền phân lập như các quốc gia dân chủ khác trên thế giới, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước khi Trung quốc đang từng bước thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông và đang trên lộ trình trở thành một thế lực siêu cường hùng mạnh và tham lam tại Đông Á thì nguy cơ đối với an ninh quốc gia là nhãn tiền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trở nên mong manh, cần phải có một đối sách thích ứng để giữ nước”.
Ngài viện trưởng VHĐ lưu ý theo quy định của điều 83 Hiến pháp VN, các ĐBQH có quyền và trách nhiệm rất cao. Sau khi phân tích tình hình VN, Đại lão Hòa thượng Viện trưởng đã kêu gọi các ĐBQH hãy can đảm thực hiện sứ mạng lịch sử của mình:
“Quý vị hãy can đảm vượt qua chính mình, vượt qua sợ hãi, vượt qua những mặc cảm tội lỗi và quyền lợi cá nhân, phe nhóm nhất thời. Quí vị hãy thức tỉnh một lần cho muôn đời đất nước được bền vững, cho dân tộc được sống trong tự do, dân chủ, nhân quyền.
Quí vị hãy theo ý dân, vì dân, cho dân, đúng với nghĩa người dại diện dân chứ không phải là đại diện cho một đảng phái nào.
Được như vậy, là quí vị sẽ cứu dân, cứu nước thoát khỏi quốc nạn nội ngoại xâm hiện nay.
Lịch sử sẽ ghi công quí vị, dân tộc sẽ nhớ ơn quí vị, thế giới sẽ cảm phục quí vị”.
Hòa thượng kêu gọi trả lại quyền tư hữu đất đai cho mọi công dân, hủy điều 18, và đặt các ĐBQH trước chọn lựa hoặc là những người phục vụ nhân dân đúng nghĩa quốc tế, hoặc là những tội đồ của nhân dân.
13111412
Khối 8406 phản ứng trước việc cương quyết thông qua bản Hiến pháp 2013 bằng cách đưa ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam quốc nội và hải ngoại:
Chú ý về tuyên truyền thu thập ý kiến của dân về bản Hiến pháp sắp thông qua, vì bản chất vẫn đi ngược lại quyền lợi của dân. Lời kêu gọi nhất mạnh: “Hãy nhận thức rõ ràng rằng: bản Hiến pháp mà Quốc hội sắp thông qua là bản Hiến pháp của Đảng cộng sản (ĐCS), do ĐCS và vì ĐCS, nhằm duy trì chế độ độc tài, toàn trị của Đảng trên đầu trên cổ nhân dân, nhằm bảo đảm cho Đảng muôn năm thống trị Đất nước. Bộ luật gốc kiểu ấy, dân tộc tuyệt đối không thể nào chấp nhận và phải phản đối kịch liệt (qua những cuộc biểu tình ôn hòa bất bạo động)”. Lời kêu gọi nhắc đến quyền phúc quyết của nhân dân về Hiến Pháp, và kêu gọi mọi người đòi có một bản Hiến pháp mới thực sự do dân và vì dân, tạo ra một xã hội đa nguyên, một chính trường đa đảng… và nhiều điều khác.
13111413
Nhóm kiến nghị 72 cho rằng tình hình đất nước đang nguy cập, nên không thể thông qua một bản Hiến phápmà không thật sự tiếp thu ý kiến của dân.
Nhóm kiến nghị 72 viết: “Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định tạm dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như Dự thảo đang bàn thì Quốc hội khóa XIII sẽ có tội với Tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các đại biểu Quốc hội khóa XIII sẽ phải chịu phần trách nhiệm của mình trước lịch sử, trước dân tộc”.
Theo chương trình, ngày 28.11 tới đây, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp này sẽ thông qua Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2013. Việc thông qua Hiến pháp lần này xem ra không thể dừng lại do quyết ý của Đảng cộng sản cầm quyền.
PV. VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.....................

Cộng đồng quốc tế muốn VN đối diện với áp lực nhân quyền khi ngồi vào ghế UNHRC


Cộng đồng quốc tế muốn VN đối diện với áp lực nhân quyền khi ngồi vào ghế UNHRC


VRNs (14.11.2013) – Sài Gòn – Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC) khu vực Á Châu, cho nhiệm kỳ 2014 – 2016, vào ngày 12.11.2013. Việt Nam có số phiếu tín nhiệm cao nhất trong số các nước được bầu kỳ này.
Trả lời với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng: “Điều này cho thấy sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới toàn diện, trong đó có việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ và bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân.”
Lsư Nguyễn Văn Đài nhận xét: “NHÂN QUYỀN HAY TRÒ CHƠI CHÍNH TRỊ? Trong khu vực Đông Nam Á, sau khi Miến Điện tiến hành cải cách chính trị, dân chủ hóa xã hội. VN trở thành nước có thành tích nhân quyền kém nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới. 100% các tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín nhất thế giới thường xuyên lên án chính phủ VN vi phạm nhân quyền trong các lĩnh vực như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, lập hội, quyền tự do đi lại, internet, …. Tổ chức Phóng viên không biên giới còn xếp Chính phủ VN là kẻ thù số 1 của internet và tự do báo chí. Ngày 12/11 VN đã giành được 184/192 phiều để trở thành viên của Hội đồng NQ của LHQ. Việc VN giành số phiếu cao không thể hiện sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế với VN về thành tích nhân quyền. Mà cộng đồng quốc tế muốn VN vào Hội đồng NQ để phải chịu áp lực cải thiện tình trạng nhân quyền và tôn trọng các quyền con người. Nhân dân VN cũng mong muốn rằng, đây là cơ hội và thách thức để chính phủ và đảng CSVN thực tâm cải thiện tình trạng nhân quyền, trả tự do cho tù chính trị, tôn trọng các quyền con người của nhân dân VN.”
Ngay sau khi VN trở thành thành viên của UNHRC thì nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới như Human Rights Watch, UN Watch… tỏ ra bất bình và thất vọng.
1311148
Theo báo Người Việt cho biết: “Tuần trước, nhiều tổ chức quốc tế và dân biểu các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, đã đồng loạt ký tên vào một kháng thư, phản đối Việt Nam tham gia UNHRC.”
Trên báo Thông tấn xã VN, Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định: “Việc Việt Nam được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền với số phiếu rất cao, thể hiện sự tín nhiệm mà đông đảo các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dành cho Việt Nam, có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.”
Nhật ký yêu nước mong rằng: “Việc VN tham gia UNHRC là một lợi thế để nhân quyền ở VN được bảo đảm hơn. Điều này đồng nghĩa với việc VN sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực và cách diễn giải của quốc tế về nhân quyền đặc biệt là các quyền dân sự chính trị. Trong suốt nhiệm kỳ 3 năm (2014-2016), có thể các tiếng nói đối lập ôn hòa trong nước sẽ được nới lỏng kiểm soát hơn, các cuộc tụ tập biểu tình phản đối trong ôn hòa sẽ công khai hơn,…. Ngồi vào ghế hội đồng này, VN sẽ không thể giải thích luật quốc tế theo cách của mình mà phải tôn thủ gắt gao các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền.”
Thông tấn xã VN cho biết thêm, Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Trong sự kiện chính trị quan trọng hàng đầu của đất nước là sửa đổi Hiến pháp, vấn đề quyền con người cũng được chú trọng, theo hướng vừa thể hiện chính xác hơn chức năng cơ bản của Hiến pháp trong việc ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, đồng thời hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên.”
Tuy nhiên, vào ngày 11.11 vừa qua, Nhóm Kiến Nghị 72 đưa ra Bản dự thảo Lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi 2013). Bởi “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước.”
Khi VN là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ liệu nhà cầm quyền cs VN có tôn trọng nhân quyền nếu như Hiến pháp VN sửa đổi năm 2013 vẫn không tam quyền phân lập, không sở hữu đất đai toàn dân và phi chính trị hóa quân đội hay không?
Huyền Trang, VRNs

Copy từ: TruyềnThông Chuá Cứu Thế


.......................

Trông người mà ngẫm tới ta.



 Từ chủ quyền ngôi đền Preah- Vihear của Cambodia đến chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam
AFR Dân Nguyễn

Binh sĩ Campuchia đứng gác tại lối vào ngôi đền Preah Vihear.
Bản tin thời sự VTV, đài truyền hình VN, hôm trước đưa tin Tòa án Quốc tế La-Hay (Hà Lan), tuyên bản án, qua đó GIAO QUYỀN QUẢN LÝ ngôi đền cổ có tuổi đời hàng ngàn năm cho nhà nước Cambodia- ngôi đền PREAH- VIHEAR.
Điều đó đồng nghĩa với việc Quốc tế công nhận Quyền sở hữu ngôi đền, là tài sản, là phần lãnh thổ của Cambodia.


Chúng ta biết ngôi đền cổ này từng xảy ra tranh chấp giữa Thailand và Cambodia nhiều năm qua. Xung đột từng xảy ra ác liệt giữa quân đội hai nước. Đây là ngôi đền cổ có giá trị lớn về mặt kiến trúc, là tuyệt phẩm được xếp hạng di sản văn hóa nhân loại bởi UNESCO. Dĩ nhiên, nguồn lợi mà nó đem lại từ nguồn thu du lịch là không hề nhỏ.

Thế nên xảy ra tranh chấp là điều dễ hiểu.

 Ngôi đền có vị trí nằm trên biên giới giữa hai nước Thailand và Cambodia.

Về lối kiến trúc, nhất là kiến trúc các ngôi đền chùa trên lãnh thổ hai nước, khó mà phân biệt được một ranh giới rõ ràng

 Nếu như sự việc chỉ được giải quyết song phương, sẽ chẳng ai nghi ngờ phần thắng (Kể cả trên lĩnh vực quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao) không thuộc về Thailand.

Nhưng giờ đây, ngôi đền cổ rất có giá trị này đã được trả lại cho chủ nhân đích thực của nó-Nhà nước Cambodia.

Nhìn vào thế và lực của mình; Nhìn vào vị trí của ngôi đền trên sát biên giới hai nước; Nhìn vào lối kiến trúc…có lẽ đã có lúc người dân Cambodia không khỏi nản lòng buông xuôi!?

Vậy mà họ đã vừa được ăn mừng chào đón tin thắng lợi bởi sự phán quyết của Quốc tế dành cho họ.

Điều đáng nói nữa là sau phán quyết của Tòa án La-Hay, thủ tướng Thailand đã tuyên bố chấp thuận phán quyết quốc tế, cam kết thực thi phán quyết của Tòa.

Thủ tướng Cambodia, ông Hun-sen  có lời phát biểu ngắn gọn, có giá trị thiết thực ngay sau sự kiện này: Ông yêu cầu quân đội hai phía đang đóng trên địa bàn phải bảo vệ an ninh, tránh xung đột…

 Trên thế giới, sự tranh chấp lãnh thổ xảy ra nhiều nơi, với mức độ phức tạp khác nhau, kéo dài, và nhiều khi đi vào bế tắc.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là một trong những sự kiện tranh chấp lãnh thổ kể trên.

Nếu xét về bằng chứng, thì VN chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của mình, xem ra không nan giải như Chính phủ Cambodia từng gặp với sự kiện ngôi đền tranh chấp PREAH-VIHEAR.

Cho tới trước năm 1974, Hoàng Sa vẫn thuộc về VN, được cai quản bởi Quân đội của nhà nước phong kiến, và sau này là chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

Bằng chứng là sự hy sinh anh dũng của các sỹ quan và binh lính Việt Nam cộng hòa trong cuộc hải chiến đẫm máu, chống lại quân đội cộng sản Trung Quốc xâm lăng tháng 1 năm 1974.

Xác những người lính Việt Nam cộng hòa; Xác những con tàu Nhật Tảo, Lý Thường Kiệt có thể không còn.

Nhưng sự kiện hy sinh anh dũng của anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội của anh chống giặc Trung Cộng bành trướng thì mãi còn đó, không chỉ đóng ấn trong trái tim người Việt, mà còn có trong hồ sơ cần tìm, cần lưu trữ của Quốc Tế.

Và gần đây là những bản đồ cổ được tư nhân (Chứ không phải nhà nước VN) sưu tầm và đưa ra trưng bày. Đó là những tấm bản đồ rất có giá trị khẳng định Trung Quốc phong kiến thời Nhà Thanh và Trung Quốc cộng sản thời cận đại chưa bao giờ là chủ nhân của Hoàng Sa.

 Có cần phải “Cắp ca-táp” sang Cambodia để học hỏi kinh nghiệm của họ trong việc đòi hỏi cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình?

Nên lắm, nếu ta không kiêu ngạo, nếu “Ta” thực sự nóng lòng sốt ruột đòi lại Hoàng Sa…

Nhưng trước khi cắp cặp đi, thiết nghĩ “Ta” phải từ bỏ tư duy kẻ xâm lược cưỡng chiếm Hoàng Sa thân yêu của ta là mạnh hơn ta nhiều lắm. (Nó đã bao giờ yếu hơn ta trong hàng ngàn năm qua?). Thay vào đó phải là niềm tự hào ta đánh nó và thắng nó nhiều lắm rồi, còn làm ơn tha mạng cho ông cha chúng nữa.

Đó là trước đây cả ngàn năm, cả trăm năm, khi ta chỉ có ta, khi ra trận, dù là trận địa ngoại giao hay trận chiến nơi chiến địa, chỉ có một chọi một, chỉ ta với địch.

Vậy mà ta đã thắng.

Huống hồ ngày nay còn có Liên Hợp Quốc, còn có Hoa Kỳ và Tây phương văn minh. Dễ gì cá lớn muốn nuốt cá bé là nuốt được ngay, là trôi ngay…

Ít nhất thì cũng nên từ bỏ ngay tư tưởng giải quyết song phương, hay coi Trung Quốc là bạn bốn tốt là chủ trương lớn của đảng. (Có thể là chủ trương lớn của đảng, chứ quyết không là “Chủ trương lớn” của dân tộc VN!).

Hãy bỏ ngay cái khẩu hiệu “Góp đá xây dựng Trường sa”, bởi vì nói thế chính là hình thức gián tiếp công nhận Hoàng Sa không của ta nữa. Nó đồng lõa với tuyên bố của kẻ nào đó vẫn từng lớn tiếng kêu gọi “Giữ nguyên hiện trạng…” trong vấn đề giải quyết tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

 Cambodia là nước nhỏ, đang rất nghèo do hậu quả của cuộc diệt chủng do cộng sản Căm Pu Chia- bọn Khơ me đỏ gây ra.

Họ không cần phải mua sắm tàu ngầm

Họ không cần xác định Thailand là bạn bốn tốt.

Nhưng họ vẫn đòi lại được PREAH-VIHEAR từ tay kẻ mạnh hơn.

Thực tế đã chứng minh, chủ nghĩa cộng sản không giúp gì cho chúng ta trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. (Trung Quốc là cộng sản nòi vẫn cưỡng chiếm biển đảo và đất liền của ta.). Chúng còn gây ra những cuộc chiến đẫm máu, vô cùng tàn ác một cách gián tiếp (Biên giới Tây Nam), và trực tiếp (6 tỉnh biên giới phía Bắc)…

 Hãy học hỏi Cambodia :Vứt bỏ cái gọi là "tinh thần quốc tế vô sản"- " Bốn phương vô sản đều là anh em"!

Hãy xây dựng một quan hệ Quốc tế thật sự trong sáng.

Biết dựa vào cộng đồng Quốc tế khi lẽ phải thuộc về mình.

  Nov/13rd/2013

Tác giả gửi: Quê Choa’ blog

.......................

Độc giả Người Việt góp hơn $20,000 cho nạn nhân Philippines

 
 
2 ngày cộng đồng người Việt hải ngoại quyên góp được 46.000USD  giúp đỡ nạn nhân Philippines bằng 50%  chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đã viện tr.
 
*Trong 2 ngày, VOICE quyên góp hơn $46,000

Ngọc Lan/Người Việt


WESTMINSTER (NV) - Hơn $20,000 là số tiền mặt và ngân phiếu mà chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ đầu tiên độc giả nhật báo Người Việt mang đến tòa soạn để gửi đến đóng góp cho nạn nhân bão Haiyan ở Philippines do tổ chức VOICE, mà đại diện là Luật Sư Trịnh Hội, đứng ra kêu gọi vào tối Thứ Ba, 12 Tháng Mười Một.
Có mặt tại tòa soạn nhật báo Người Việt trước khi buổi quyên góp bắt đầu, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Phó Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới kiêm viện chủ chùa Liên Hoa, Garden Grove, nói một cách hiền lành, “Lúc còn ở trong nước, đầu óc mình đóng kín, cái gì cũng chỉ biết có gia đình, làng xóm chung quanh. Nhưng ra đến ngoài này, đầu óc mở rộng hơn, mình hiểu phải biết vượt qua sự hạn hẹp của chủng tộc, quốc gia, để giúp đỡ cho hết mọi người cùng khổ, hoạn nạn.”
“Số tiền nhỏ” mà vị hòa thượng này gửi đến VOICE để góp thêm hơi ấm cho những người dân Philippines đang trong cơn khốn khó là tấm ngân phiếu $4,000.
Hòa Thượng Thích Chơn Thành (trái) và Luật Sư Trịnh Hội tại buổi gây quỹ cho nạn nhân bão Haiyan tổ chức tại nhật báo Người Việt tối Thứ Ba. (Hình: Uyên Việt/Người Việt)
Cùng đi với Hòa Thượng Thích Chơn Thành đến đóng góp cho nạn nhân bão Haiyan là ông Trần Dật, một cựu sĩ quan QLVNCH.
Từ Glendale, lái xe về Bolsa vào giờ cao điểm, người đàn ông đã quá tuổi 75 này phải đi sớm để “không muốn bị trễ,” bởi vì “cứu người là việc phải làm ngay, làm liền chứ không thể chần chờ chụp hình chụp ảnh, thế cho nên, đọc tin trên báo Người Việt xong lúc gần 3 giờ là tôi gọi điện thoại cho hay và mời hòa thượng đi ngay.”
Vợ chồng ông Trần Dật lấy từ số tiền hưu dành dụm ra $1,000 để gửi đến những người dân Philippines mà ông nghĩ là “người Việt mình nợ họ một món nợ ân tình.”
Số người đến dự, ngồi xem tin tức từ các slide show, nghe Luật Sư Trịnh Hội, người vừa từ Philippines bay về Orange County sáng nay, cập nhật tình hình về sự tàn phá của bão Haiyan không đông, chỉ khoảng 40-50 người, nhưng khó mà đếm đủ số người chỉ kịp chạy vào đưa ngân phiếu, đưa tiền, rồi chạy đi ngay, không cần ghi tên.
Có người phụ nữ gương mặt tỏ rõ sự mệt mỏi, tất bật chạy đến, móc từ trong túi ra $30 đóng góp rồi lại lẹ làng quàng lấy bảng tên lên cổ chạy đi tiếp đến nơi làm việc. Chị không muốn nêu tên.
Có ba chị em đến hùn nhau được $150 cũng “thôi, không cần ghi tên đâu.”
Có những tấm ngân phiếu $100, $200, $500 được ký sẵn, chỉ chờ hỏi, “Ghi tên nơi nhận như thế nào ạ?” rồi họ ghi vào và lại ra đi, tiếp tục những công việc riêng của mình.
Có người chỉ kịp tạt ngang nhật báo Người Việt trên đường đi làm để gửi lại $20, $100, $200 và nói nhanh “giúp Philippines.” Vậy thôi. Không cần biết thêm gì nữa.
Có chị làm thợ nail, trên đường lái xe đi làm, kịp gọi điện thoại nhờ người nhà “nghe nói chỗ báo Người Việt có tổ chức quyên góp giúp nạn nhân bão tối nay, mang ra đó gửi dùm $100, đi làm sợ tối về không kịp.”
Nhà văn Huy Phương kêu gọi hết con cháu trong nhà góp lại và mang đến chiếc bao thư đựng $400.
Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ VNCH, cũng gửi kèm $100.
Nhiều cô giáo thuộc Trung Tâm Văn Hoá Hồng Bàng cũng rủ nhau đến tiếp một bàn tay, dù "không có mối dây ràng buộc ân tình gì với đất nước này."
Độc giả đứng chờ tại nhật báo Người Việt đế đóng góp tiền cho nạn nhân bão Haiyan ở Philippines. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Cứ vậy, người có tên, người không tên, ai biết tin trước làm trước, ai còn lỡ việc thì đến sau. Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ sau khi bắt đầu gây quỹ, hơn $20,000 đã được công bố. Và người ta cứ tiếp tục đến, với những tấm lòng không toan tính màu da mái tóc, có cùng dòng máu hay không. Nỗi đau nhân loại, có chừa riêng ai.
Luật Sư Trịnh Hội cho biết, “Dù đã có thông báo đề phòng bão từ 3 ngày trước, nhưng đến khi bão tràn đến tối Thứ Sáu thì không ai hay biết gì hết. Toàn bộ các phương tiện liên lạc bị cắt đứt nên phải đến sáng sớm Chủ Nhật mọi người mới hay tin một cách tương đối đầy đủ về sự tàn phá của cơn bão này đối với thành phố Tacloban, các vùng và đảo lân cận miền Nam Philippines.”
“Phải làm một điều gì đó cho người dân Philippines, cho quốc gia Philippines, nơi đã từng cưu mang những người Việt tị nạn từ bao nhiêu năm qua.” Luật Sư Trịnh Hội nghĩ và gọi cho chủ bút nhật báo Người Việt Phạm Phú Thiện Giao để bàn về buổi gây quỹ tại tòa soạn báo vào tối Thứ Ba.
Đồng thời, trên Facebook, vị luật sư này cùng bạn bè, những người từng là dân tị nạn Philippines, cũng lên tiếng kêu gọi hướng về Philippines.
Và chỉ sau hai ngày kêu gọi trên Facebook từ Úc, Na Uy, Canada, Houston, và Boston, số tiền gửi về cho VOICE để góp một bàn tay giúp những người đang chịu cơn bão tàn khốc nhất lên đến gần $26,000.
Hiện tại, chưa biết chính xác số người chết trong trận bão kinh hoàng này là bao nhiêu, có thể là 10,000, cũng có thể đến 12,000 hoặc hơn thế nữa.
Cuộc vận động của VOICE đợt đầu tiên còn kéo dài đến Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một.
“Số tiền đóng góp đầu tiên chúng tôi muốn để cho những người Việt Nam từng là dân tị nạn được Philippines cưu mang đi cùng những thiện nguyện viên tại Philippines mang đến tận nơi bị bão tàn phá. Bởi đó là nghĩa cử mà chúng ta nhất định phải làm, không thể khác được.” Luật Sư Trịnh Hội cho biết.
Ngoài những đóng góp ngay trong buổi gây quỹ, đồng hương ở xa có thể gởi ngân phiếu đề: (Paid to) VOICE (c/o Sang Nguyen), địa chỉ: 245 E Pepper Dr., Long Beach, CA 90807.
Nếu đóng góp theo phương cách chuyển khoản: Paid to: VOICE - Citibank, số trương mục: 205273162; Routine: 322271724; Zipcode: 20009.
Nếu đóng góp qua Paypal: Paid to: SangN@pcbinc.com.
Mọi đóng góp cho VOICE đều được miễn thuế.


----

Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com


Copy từ: Người Việt


...................

Những tay lái buôn "vô liêm sĩ"


>> Gấu Nga trở lại châu Á
>> Nghèo mà chơi sang, vì sao?
>> Quy chế tác nghiệp báo chí với ngành công an
>> Vụ án oan 10 năm: Đừng trông chờ vào lương tâm kẻ cướp


Nhân câu chuyện Putin sang thăm và những chiếc tàu ngâm Kilo mà Việt Nam đặt mua từ Nga, tên facebook của mình, nhà báo >>> Trương Huy San (Osin Huy Đức) cho ra một thông điệp:

"Trong bữa cơm tối qua một doanh nhân nổi tiếng từng lấy bằng tiến sỹ ở Nga gọi Putin là 'một tay lái súng vô liêm sỉ'. Chợt nhớ đến đội tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đặt mua. Không nói đến phía sau của những áp-phe vũ khí, về mặt công khai, những người cầm quyền đã ghi điểm trước một dân chúng đang hừng hực chống Trung Quốc. Nhưng chỉ không lâu nữa thôi, ngay cả những người dân đang chống Trung Quốc bằng "chủ nghĩa dân tộc cực đoan" sẽ sớm nhận ra là họ đang phải trả giá quá đắt cho những chi phí khổng lồ để mua và để vận hành đội tàu ngầm (mà Việt Nam chưa đủ khả năng khai thác hiệu quả hòng chạy đua với đội tàu ngầm Nam Hải) này. Putin đã thắng và sẽ có những nhà lãnh đạo ở phía VN cũng thắng chỉ có chúng ta sẽ phải nhận về phần mình cay đắng."

Chuyện buôn bán thì thằng nào, con nào cũng đặt lãi lên hàng đầu, cùng thắng thì mới chơi và cuộc chơi mới lâu dài được. Quan điểm của ai đó về Putin là "một lái súng vô liêm sỉ" cũng chẳng sao, kệ họ, nhưng riêng mình thấy thì người Nga thông minh, cực đoan và ngô ngố .., chứ cái đẳng cấp "vô liêm sỉ" nếu có sao bằng được chú Sam và anh Ba Tàu được. Lịch sử nước Nga cho thấy rằng chỉ tốn quân, tốn sức, tốn tiền bạc... cuối cùng là phù du. Cũng may là xuất hiện kịp thời cái anh Putin ngô ngố kia...

Và nếu cứ cho rằng anh Putin là "vô liêm sỉ" thì mình thấy cũng cần thiết, nếu không có sự "vô liêm sỉ" ấy thì chú Sam và anh Ba Tàu bây giờ coi thế giới, nhân loại ra cái gì nào? Lịch sử Việt Nam còn nhiều những nổi đau, và một trong những nổi đau lớn nhất và kéo dài đến tận bây giờ vẫn còn đau là câu chuyện quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, truyền thuyết kể rằng do hai kẻ lái buôn đại vô liêm sỉ, đại lưu manh bắt tay nhau cùng thắng mà xảy ra cơ sự đó.

Thôi thì, đã lái buôn thì họ thắng là chuyện bình thường. Riêng nước mình, thấy bên nào cũng thua, bên nào cũng cay đắng .., xưa cũng thế, nay cũng vậy!

Cận cảnh chỉ thấy một số anh nhà báo, chị nhà báo là thắng to, thắng thật tình, nhà cao cửa rộng, tiền bạc rủng rỉnh, con cái du học nước ngoài, đông đúc những bạn đọc hâm mộ... Và bỡi viết là một nghề rất khó, rất nguy hiểm, nhưng... viết thế nào cũng có lý cả!

"Vô liêm sỉ" cũng chỉ là một khái niệm tương đối thôi bạn đọc à!
Uống rượu ngoại nhiều thì miệng lúc nào mà chẳng đắng với cay... nhưng thơm thật đấy!

Nếu một thằng Việt hỏi thằng Nga là "Mày có biết nói tiếng Anh?" thì thằng Nga đốp ngay bằng tiếng Việt "Đù mẹ mày!", nhưng nếu thằng Việt mà chào thằng Nga bằng tiếng mẹ đẻ của nó, nó sẽ cười thân thiện. Thế thôi.

MP

P/s: Không có đồ chơi cũng phàn nàn, có đồ chơi cũng phàn nàn, khó tính thế thì điếm nó cũng bỏ nghề luôn...

Copy từ: Phước Béo’ blog


......................

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT VỀ CƯỠNG CHẾ - ĐẬP PHÁ MỒ MẢ VÀ GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI DÂN



Sáng nay 13-11-2013 .  Theo thông tin từ nhiều người Dân có mặt tại hiện trường cho hay : 
Bà con Dân oan ở Phúc Đồng- Long Biên - Hà Nội đang biểu tình và bao vây UBND Phúc Đồng vì cướp đất và giải tỏa hài cốt- Mộ phần 
Kèm theo thông tin là nhiều hình ảnh tại hiện trường

Tiếp tục cập nhật trên facebook . Nguồn Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh đăng tin như sau
- Nóng: Bà con đang biểu tình ở đường QL 5 trên cầu chui đi Hải phòng bao vây UBND Xã bằng cờ tang, công an, an ninh dày đặc. 
Chắc là vụ phá mồ mả của dân mới xảy ra. —

Trong những hình ảnh đưa từ hiện trường cho thấy. Người dân đã mang cả trống - Cờ tang trong khi biểu tình phản đối tại UBND
 Theo nguồn tin đáng tin cậy tại địa phương vụ việc có liên quan tới đập phá mồ mả và có nghi vấn công an cùng côn đồ có bảo kê đánh người 




































Những khuôn mặt chuyên đàn áp người Dân khắp nơi. Từ đoàn biểu tình chống xâm lược đến Dân mất đất- Đúng là công cụ của đảng 



Nguồn facebooker Thanh Tran phản ánh như sau 
Nghi vấn về công an đánh người tại thôn Mai Phúc-Long Biên-Hà Nội.
Chiều hôm qua ngày 12/11/2013 có một số người dân bị bọn người xấu đánh trong tại nghĩa trang thôn Mai Phúc- Long Biên-Hà Nội (xem ảnh)
Sự việc cụ thể như sau: trong thôn Mai Lâm có con trai nhà ông Dũng không may qua đời, gia đình đã hỏa tảng và chọn ngày đem về chôn cất tại nghĩa địa của địa phương, trong lúc người dân đang đào huyệt thì công an kéo về rất đông và đứng yên, còn bọn người xấu không rõ là công an mặc thường phục hay bọn xã hội đen đã đánh đuổi dân ra khỏi nghĩa địa.
Có nhiều người bị thương, trong ảnh vết thương của anh Lê Văn Thuần (người đang được chăm sóc ở mắt) và anh Hoàng Lưu Lương, cả hai đều là người của thôn Mai Phúc-Long Biên-Hà Nội.
Hiện nay người dân thôn Mai Phúc đang mang trống ra đánh tại cổng UBND Phường Phúc Đồng-Long Biên - Hà Nội để thể hiện thái độ phản kháng của mình




Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin chi tiết và diễn biến cụ thể vụ việc này

Copy từ: Bùi Hằng’ blog


.........................

Vladimir Putin đùa với lửa


Hùng Tâm/Người Việt
Di dân và chủ nghĩa dân tộc tại Nga

Hôm Thứ Ba 12, Tháng Mười Một, tổ chức Năng Lượng Quốc Tế IEA của Liên Hiệp Quốc vừa công bố phúc trình về viễn ảnh năng lượng 2013 với nhiều chi tiết đáng chú ý.

Ðầu tiên là năm 2016 này Hoa Kỳ sẽ vượt Saudi Arabia để thành quốc gia sản xuất dầu thô nhiều nhất thế giới. Ðáng chú ý vì IEA điều chỉnh dự báo năm ngoái, theo đó Hoa Kỳ sẽ chiếm ngôi vô địch vào năm 2017. Nghĩa là nước Mỹ có thể tiến nhanh hơn một năm! Chi tiết kia là Liên Bang Nga còn tụt hậu nhanh hơn vậy, và đấy là tin kém vui cho Tổng Thống Vladimir Putin.

Liên Bang Nga là đại gia về năng lượng dầu khí, dầu thô và khí đốt, với trữ lượng dầu rất cao ở miền Ðông và miền Tây của khu vực Tây Bá Lợi Á và với sản lượng khí đốt chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Năng lượng Nga là võ khí chiến lược cho Putin có thể chi phối Liên hiệp Âu Châu qua các ống dẫn dầu và khí đốt vắt ngang xứ Belarus ở hướng Bắc và Ukraine ở hướng Nam.

Ưu thế sa sút về năng lượng vì tình trạng tụt hậu kỹ thuật sẽ là vấn đề trường kỳ cho nước Nga.

Nhưng trước đó, Liên Bang Nga còn gặp nhiều mối nguy khác ngay trong nội bộ. Sau bài viết kỳ trước (Khi Liên Bang Nga có loạn - Chiêu bài dân tộc gây phản ứng ngược), “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu tiếp về những mối nguy này. Ðây là điều có lợi để chúng ta đặt chuyến thăm viếng Việt Nam vừa qua của Tổng Thống Putin vào đúng bối cảnh, và để chúng ta nhìn lại vào ruột gan của Trung Quốc.


Kinh tế suy trầm
Ngay trong hiện tại, kinh tế Nga bị đình trệ dù năng lượng vẫn cao giá và số xuất cảng của Nga đang ở mức kỷ lục.

Sau khi tăng trưởng 3% vào năm 2010, rồi 4.6% vào năm 2012, sản lượng kinh tế của Nga sẽ chỉ tăng có 1.3% trong năm nay. Qua năm tới, tình hình có thể còn khó khăn hơn nữa nếu năng lượng sụt giá. Chi tiết đó cho thấy sự yếu kém của các khu vực sản xuất ngoài năng lượng, mà năng lượng lại là ưu thế đang mất dần. Muốn có tương lai, nước Nga cần cải cách kinh tế và trước hết cải tiến kỹ thuật khai thác năng lượng. Kỹ thuật đó, Nga phải học từ nước khác qua việc tiếp nhận đầu tư. Mà muốn tiếp nhận đầu tư cho có lợi về dài thì Nga phải cải tổ cơ chế kinh tế và chính trị.

Ðối chiếu với Trung Quốc vừa qua mặt Hoa Kỳ về lượng dầu nhập cảng, Liên Bang Nga có cảnh ngộ tương tự: chậm tiến về kỹ thuật. Hội nghị kỳ ba của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa 18 vừa kết thúc tại Bắc Kinh đã gây thất vọng vì không đẩy mạnh việc cải cách như dự tính nhưng lại có một chi tiết còn đáng chú ý hơn: lãnh đạo mới của xứ này vừa lập ra một “Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia” để tập trung các quyết định về tình báo và ngoại giao nhằm đối phó với những vấn đề an ninh trong nội bộ.

An ninh trong nội bộ là bài toán chung của lãnh đạo Moscow và Bắc Kinh.

Một nghịch lý của Nga hiện nay là uy tín rất cao của Tổng Thống Vladimir Putin, được hơn 60% dân Nga ủng hộ, so với sự thất vọng còn cao hơn nữa của người dân đối với chính quyền. Chỉ có 16% dân Nga tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của bộ máy công quyền. Nghịch lý ấy cho thấy là cả hệ thống chính trị hiện tại dựa trên một cá nhân. Sau 15 năm lãnh đạo liên tục với tư thế thủ tướng rồi tổng thống rồi thủ tướng rồi tổng thống, ông Putin cũng có ngày phải lui.

Sau đó tình hình sẽ ra sao? Nhiều phần sẽ là những va chạm và xung đột giữa chủ nghĩa dân tộc của người Nga với phản ứng ngày càng gay gắt hơn của các sắc tộc thiểu số theo đạo Hồi. “Hồ Sơ Người Việt” vào tuần trước đã đề cập tới mối nguy này.

Muốn dự đoán tình hình trong trường kỳ, chúng ta có thể nhìn lại vào quá khứ của nước Nga...


Những tiền lệ đáng ngại
Ðế quốc Nga cổ xưa đã bị cuộc cách mạng cộng sản lật đổ vào năm 1917. Biến cố lịch sử này có những nguyên nhân sâu xa hơn lý luận của Karl Marx hay kỹ thuật đảo chánh của Lenin. Nhưng nguyên nhân đó đang tái xuất hiện và có thể đe dọa Liên Bang Nga thời “Hậu-Putin.”

Trước hết, trong hai chục năm liền từ cuối thế kỷ 19 cho tới Thế Chiến I (1914-1918), dân số Nga đã tăng rất mạnh, từ khoảng 127 triệu lên tới 170 triệu, và tăng mạnh nhất là tại các thành phố. Tiến trình kỹ nghệ hóa và đô thị hóa đã tạo ra một thành phần thị dân sau này là lực lượng lao động sẽ tham gia “cách mạng.” Thành phần dân số đó xuất phát từ nông thôn và được giới quý tộc Nga gọi là “di dân.” Trung Quốc ngày nay cũng đang có lực lượng lao động ấy, từ 250 đến 280 triệu, mà họ gọi là “dân công,” từ nông thôn đi vào thành thị kiếm sống mà không có hộ khẩu. Truyền thông quốc tế cứ gọi thành phần này tại Nga và Trung Quốc bằng một từ chung là “migrants.”

Nhớ lại chuyện xưa của Nga thì ta có một thiểu số ưu tú ở trên nhìn vào đám người thấp kém ở dưới lặng lẽ tràn vào như thủy triều. Nhưng nhiều người Nga lại coi làn sóng nhân lực này là mối đe dọa cho việc làm của họ, y như phản ứng kỳ thị ngày nay của dân Nga trắng với người Hồi giáo ở phía Nam hay di dân từ các nước Trung Á.

Thứ hai, nhờ Nga bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1861, nhiều người Nga ở giai tầng thấp kém được đi học và vài chục năm sau, xã hội đã xuất hiện một thành phần trẻ, hiểu biết hơn xưa mà chưa cải thiện được cuộc sống. Họ thất vọng khi nhìn lên trên và bước qua thế kỷ 20 thì nhiều người trở thành lực lượng thanh niên có hoài bão cách mạng.

Sau giai đoạn đình trệ kinh tế tại Âu Châu và vụ khủng hoảng tài chánh của giới quý tộc Nga vào năm 1899, tinh thần bạo động và phương pháp khủng bố mang màu sắc Nga đã xuất hiện. Những yếu tố đặc thù này góp phần đáng kể cho cuộc cách mạng của Lenin. Chúng ta cần nhìn lại chuyện đó khi nhớ tới sự sa sút kinh tế tại Nga lồng trong vụ khủng hoảng của khối Euro ngày nay.

Thứ ba, vào thời đó rồi, người ta đã chứng kiến tinh thần bài ngoại của dân Nga đi cùng nạn kỳ thị chủng tộc giữa các sắc dân thiểu số với nhau, như giữa dân Armenia với Azerbaijan hay giữa dân Kazakh và dân Turk. Khi Ðế quốc Nga lụn bại, những tranh chấp như vậy đã lan rộng và gây thêm bất ổn. Trong sự bất ổn chung, tại miền Tây tiếp cận với Âu Châu đã xuất hiện nạn xung đột tôn giáo giữa Chính Thống Giáo và Thiên Chúa Giáo, giữa Công Giáo và Tin Lành.

Ðáng chú ý vì có hậu quả lâu dài nhất là sự ngược đãi người Do Thái. Sắc dân này chỉ chiếm 6% dân số Nga, nhưng bị tập trung trong khu vực ngày nay trải rộng trên lãnh thổ Ukraine, Ba Lan, Lithuania, Belarus, Moldovia và Liên Bang Nga. Dù bị khoanh vùng sinh hoạt, họ khá thành công về kinh doanh, có vai trò trọng yếu cho giao thương buôn bán và bị đa số dân Nga bần cùng coi là nguyên nhân của mọi khó khăn kinh tế. Khi tình hình làm ăn sa sút, hoặc việc giao thương bị hạn chế, công nhân Nga bị các ông chủ Do Thái sa thải.

Vì vậy, năm 1905 đã có những vụ biểu tình phản đối, nổi loạn và bạo động với cường độ chưa từng thấy, khiến 15 ngàn người thiệt mạng, trong đó có ba ngàn dân Do Thái. Nghiêm trọng nhất là tại St. Peterburg.

Khi đó, chế độ Sa Hoàng (hoàng đế Nga) đã có nhiều cách xử trí khác nhau. Trước thì thẳng tay đàn áp công nhân, nhưng về sau nhượng bộ và cho họ nhiều quyền hạn hơn trong một cơ chế đại diện mới, là Quốc Hội Duma sau này. Với những vụ xung đột sắc tộc, chế độ không trừng phạt mà còn kín đáo yểm trợ các nhóm “dân quân Nga” đang tấn công người thiểu số. Xa hơn thế, và y như Putin ngày nay, chế độ khai thác tinh thần dân tộc của người Nga để chuyển trọng tâm đấu tranh qua hướng khác: dồn sự bất mãn của người dân vào thành phần thiểu số.

Chiến lược đó thành công được vài năm, cho đến 1907 thì gây phản ứng ngược. Mọi sự bất mãn đều nhắm vào chế độ và thành phần quý tộc. Mười năm sau thì Lenin gặt hái thành quả.

Lịch sử tất nhiên là không tái diễn y hệt như ngày xưa. Nhưng những gì đang xảy ra tại Liên Bang Nga có thể cho thấy giới hạn của Putin.


Vấn đề của Vladimir Putin
Trước những khó khăn chồng chất về nhiều mặt kinh tế, xã hội và chính trị, tổng thống Nga áp dụng chiến thuật xưa là đối xử có dị biệt đằng sau chủ nghĩa dân tộc của người Nga La Tư (Slav).

Trong các vụ xung đột giữa người Nga và dân thiểu số Hồi Giáo hay di dân Trung Á, nhà chức trách địa phương không trừng phạt mà còn ngầm yểm trợ các nhóm Nga quá khích. Ở cấp quốc gia, các lực lượng bảo thủ đã có thế mạnh và đưa ra chủ trương chính sách hạn chế di dân, thậm chí đòi hỏi các gia đình Hồi Giáo chỉ được có hai con. Lập trường đó của Vladimir Zhirinovsky có hậu thuẫn đáng kể nên đảng Tự Do Dân Chủ Nga đang là chính đảng đứng hạng thứ tư.

Nhưng cũng trong thành phần có tinh thần quốc gia dân tộc đã thấy xuất hiện sự lạ.

Nhiều người, như lãnh tụ Alexei Navalny, không chỉ kêu gọi biểu tình chống di dân và người Hồi giáo trong các năm 2010-2011 mà còn xoay ra chống Putin trong các cuộc bầu cử Quốc Hội và tổng thống vào năm ngoái. Dù đã bị đàn áp, chủ trương chống chính quyền này vẫn còn âm ỉ và khẩu hiệu đòi hỏi dân chủ đang là một bài toán mới cho Putin. Bài toán sẽ trở thành nan giải hơn khi kinh tế bị suy thoái.

Huống hồ là chính sách kỳ thị thiểu số cũng không thể là giải pháp lâu dài vì thành phần này vẫn là công dân của nước Nga, trên nguyên tắc thì phải được Hiến Pháp bảo vệ. Với di dân từ Trung Á, chính sách kỳ thị cũng gây phản tác dụng về ngoại giao: Putin cần sự hợp tác của các nước Trung Á cho chiến lược xây dựng Liên Hiệp Quan Thuế Âu-Á, trải rộng từ biên giới với Âu Châu qua khu vực Viễn Ðông.

Putin không thể để bùng nổ xung đột hay nội chiến như đã xảy ra với Chechnya và càng không muốn có thêm mâu thuẫn với các nước Trung Á trước sự ve vãn mua chuộc của của Trung Quốc.

Khi ông bị yếu thế, là điều khó tránh, những vấn đề nói trên có thể bất ngờ phát tác.


Kết luận ở đây là gì?
Hoa Kỳ đang có nhiều vấn đề nội bộ, gây tranh luận hàng ngày hàng giờ trước sự chứng kiến và phê phán của dân chúng. Kết quả tranh luận sẽ dồn vào các cuộc bầu cử, không 2014 thì 2016, v.v... Nhưng nước Mỹ không có loại vấn đề sinh tử trong tạng phủ như Liên Bang Nga, hay Trung Quốc.

Bối cảnh nhiễu nhương của Nga khiến ta càng chú ý đến bài toán Hồi Giáo, Tây Tạng và chuyện Tân Cương của Trung Quốc.

Chủ nghĩa dân tộc Nga của Putin hay “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình có khi lại là ác mộng.


Copy từ: Người Việt


..................

Hy vọng gì khi VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ


Hòa Ái, phóng viên RFA 2013-11-13
000_Hkg8933727-305.jpg
Một nhóm các tù nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở Hải Dương hôm 30/8/2013, ảnh minh họa.
AFP photo


Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13.
Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
Phó Tổng Biên tập Báo SGGP, ông Kha Lương Ngãi, cho đài ACTD biết quan điểm của mình khi đón nhận tin VN vừa chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ:
Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân.
- Ông Kha Lương Ngãi
Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân”.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lý Kiến Trúc cho rằng phong trào đòi hỏi nhân quyền và dân quyền ở VN đang dâng lên rất cao và xu thế tất yếu của cộng đồng ở nước ngoài đòi hỏi cho người dân trong nước là yếu tố quan trọng buộc chính quyền Hà Nội không có lựa chọn nào khác hơn phải chấp nhận chiều hướng tự do dân chủ cho VN. Tuy nhiên, sự kiện VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không hẳn chỉ mang lại sự lạc quan. Nhà báo Lý Kiến Trúc nói:
“Đối với chúng tôi làm truyền thông nhận thấy điều đó có 1 phần lạc quan nhưng cũng có 1 phần rất bi quan. Lạc quan là chúng ta nhận thấy nhờ sự tranh đấu của người Việt hải ngoại và kể cả trong nước thì yếu tố nhân quyền bây giờ thì người Cộng Sản ở VN bắt buộc phải chấp nhận. Còn bi quan là khi họ đã vào chân trong LHQ, họ có thể lớn giọng và cao giọng nói rằng ‘Đây LHQ công nhận chúng tôi là nước có nhân quyền và dân quyền’. Bi quan này sẽ vẽ cho chúng ta thấy con đường sắp tới sẽ rất khó khăn trong công cuộc tranh đấu đòi hỏi thêm nữa về nhân quyền và dân quyền cho người dân VN của chúng ta”.

Lạc quan, vì sao?

nld.com-250.jpg
Đại diện các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử với số phiếu bầu cao nhất. Photo courtesy of nld.com.vn
Tại Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” lên tiếng Hội đồng nhân quyền LHQ không đặt nặng vấn đề chọn lựa thành viên, thì đây chỉ là 1 tổ chức tương đối mờ nhạt và còn kém hiệu lực so với cả các tổ chức nhân quyền độc lập, nhưng có thể hy vọng rằng VN một khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ bị chất vấn và sẽ bị đặt trước vấn đề nhân quyền 1 cách tích cực hơn. Ông Nguyễn Gia Kiểng lý luận:
“Tình hình đang thay đổi. Nghĩa là thế giới đang chứng kiến 1 trào lưu dân chủ mới, 1 làn sóng dân chủ mới. Các quốc gia dân chủ trên thế giới tỏ ra tích cực hơn về mặt nhân quyền. Ví dụ như chính quyền Mỹ mới đây cũng đã cảnh giác Hà Nội phải cải tiến 1 cách nhanh chóng về điều kiện nhân quyền. Có lẽ trong tâm lý mới, trong bối cảnh thế giới mới, mọi quốc gia nhưng trước hết là những thành viên của Hội đồng Nhân quyền phải chịu những áp lực lớn hơn”.
Hơn ai hết, những người dấn thân cho tự do dân chủ ở VN, những người đang cất lên tiếng nói yêu cầu Nhà nước phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người mà trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp…đang gặp phải sự bắt bớ, sự đối xử hà khắc vì bị cho là vi pham pháp luật về tội tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân chống phá Nhà nước nói gì khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Anh Nguyễn Lân Thắng, người hoạt động tích cực cho tự do dân chủ trong nước chia sẻ:
Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền...Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua.
- Anh Nguyễn Lân Thắng
Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền. Việc này nghe thực ra có vẻ sốc nhưng thực ra rất là vui cho những người hoạt động về nhân quyền, về tự do dân chủ. Bởi vì khi VN đặt ở vị thế Hội đồng Nhân quyền LHQ thì mọi hành xử của chính quyền sẽ được cộng đồng quốc tế cũng như các cơ quan thông tin ngôn luận sẽ chăm chú theo dõi rất kỹ. Điều đó sẽ đặt VN vào cái thế phải hành động đúng đối với các tiêu chuẩn nhân quyền mà không thể tự ý biện minh cho những việc xảy ra do các đặc thù ở VN. Tôi nghĩ VN quan trọng nhất bây giờ là phải đạt được sự tiến bộ, sự hiểu biết chung về vấn đề nhân quyền theo những giáo trình phổ quát của nhân loại. Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua”.
Có phải những người đã và đang là nạn nhân của tình trạng vi phạm nhân quyền ngay nơi quê nhà sẽ tin tưởng vào 1 viễn ảnh lạc quan hơn qua những lời chia sẻ vừa rồi? Có phải người dân trong nước có đủ niềm tin về 1 ngày mai cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đa số những người mà đài RFA tiếp xúc đều bày tỏ 1 niềm lạc quan trong hy vọng vì theo họ thể diện của 1 quốc gia không chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố suông.

Copy từ: RFA


...................