CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Nghề luật sư bị hạ nhục


Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2013-11-14
dlu.edu-305.jpg
Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức giao lưu với sinh viên Luật hôm 20/9/2013. Ảnh minh họa.
Photo courtesy of dlu.edu.vn
Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn vẫn đang được dư luận mổ xẻ mọi ngóc ngách để phơi bày sự phá sản toàn diện của loại tư pháp...chạy trốn, với đích đến của nó là... "cánh rừng già" hoang dã chưa bao giờ thấy dấu chân người tìm tới (!).
Phải chăng điều đó gây "náo nức" với "cơ hội" hiếm hoi "góp mặt" trong "chốn giang hồ" mà "Liên đoàn luật sư Việt Nam" - một tổ chức tự phong "đại diện" tất cả những ai hành nghề luật trên xứ sở... vô pháp này - không dại gì bỏ qua, do đảng "tạo điều kiện"(?!).
"Hiệu ứng" Nguyễn Thanh Chấn có vẻ trở thành "chất xúc tác" để "kết tủa" ra "sản phẩm trí tuệ" mang tên "V/v đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long...".

"Liên đoàn luật sư Việt Nam" đã làm gì (?)

Theo wikipedia cho biết [1] mục đích của liên đoàn này: "Tập hợp, đoàn kết, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn luật sư". Tổ chức này nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Lịch sử hình thành của nó khá buồn cười, bởi tiền thân xuất phát là do Thủ tướng Việt Nam tạo ra bằng Quyết định số 76/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008, phê duyệt Đề án "Thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc".
Không mấy ai biết tổ chức mang cái tên rất kêu "Liên đoàn Luật sư Việt Nam", "làm ăn" ra sao từ ngày nó được thành lập theo cách đầy... tai tiếng.
Vụ việc không dừng lại ở cái quyết định của ông Nguyễn Tấn Dũng - một người được biết cũng học luật, bởi sau đó đài RFA thực hiện phóng sự [2] với 2 phần bài viết, trong đó cho thấy nhiều luật sư giỏi đã từ chối tham gia, đặc biệt luật sư nổi tiếng Nguyễn Đăng Trừng - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tp.HCM - đại diện, đã phản đối quyết liệt việc ông Lê Thúc Anh được "cài cắm" vào, dù tư cách, uy tín cho đến chuyên môn luật không đạt tiêu chuẩn.
Bằng mọi cách, cuối cùng người cộng sản này cũng trở thành người đứng đầu của tổ chức ngoại vi thuộc ĐCSVN, được lập ra nhằm kiểm soát, thao túng hoạt động luật sư tại Việt Nam.
Trong một bài viết có liên quan [3], đài RFA đặt câu hỏi mà không cần lời đáp: "Các tổ chức luật sư Việt Nam có bảo vệ thành viên?" với nội dung không thể rõ hơn, từ các luật sư trong việc TS. Cù Huy Hà Vũ bị kết án phi pháp bằng "hai bao cao su đã xài" - nỗi ô nhục của chế độ này, không cách gì rửa sạch!.
000_Hkg7732279-250.jpg
LS Lê Quốc Quân trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 08/7/2012 và hiện đang trong tù. AFP photo
Không riêng Cù Huy Hà Vũ, nhiều luật sư khác: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Nguyễn Thanh Lương, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thị Dương Hà v.v... bị kết án vô pháp hoặc bị rút thẻ luật sư, cùng với nhiều o ép, dọa dẫm, cô lập của giới công an, nhằm triệt đường hành nghề của họ. Cả quá trình này, diễn ra trong sự im lặng của tổ chức tự nhận "đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp" cho toàn bộ luật sư Việt Nam. Có bao giờ những ông (bà) mang danh luật sư trong "Ban thường vụ liên đoàn..." [4] cảm thấy hổ thẹn với những đồng nghiệp, vướng vào vòng lao lý đầy oan khuất, hay đang phải vất vả mưu sinh bằng những nghề khác, thậm chí thất nghiệp(?!).
Không những các luật sư đang hành nghề bị hạ nhục như trên, ngay cả những "luật sư tương lai" như: Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn cũng bị sỉ nhục không thua kém bằng đòn "đấu tố" hèn hạ của đoàn TNCSHCM thuộc trường đại học Luật Tp.HCM - nơi bà giáo sư - tiến sĩ Mai Hồng Quỳ "chấp chính". Ba sinh viên nói trên đã yêu cầu xin lỗi, sau khi họ bị những lời bôi nhọ bén như  "liềm", mạnh như "búa", nhưng tuyệt nhiên những "đấu tố viên" không lời hồi đáp, khiến họ quyết định khởi kiện [5].
Vụ việc vẫn bị bỏ ngỏ, vì phía "búa liềm" đã bảo kê quá mạnh cho những kẻ du côn mặc áo "luật" thóa mạ đồng môn.

"Liên đoàn luật sư Việt Nam" đang làm gì vậy (!)

Các Luật Sư chân chính can đảm, đánh đổi bình an để bảo vệ công lý, đấu tranh cho lẽ công bằng, nhưng chưa bao giờ thấy Lê Thúc Anh hoặc bất cứ ai trong "Liên đoàn luật sư Việt Nam" cất tiếng bênh vực.
Nay, thật bất ngờ khi nhìn thấy 2 trang giấy mang bí số "16/TTTVPL" "sản xuất" vào ngày 07/11/2013 của "Trung tâm tư vấn pháp luật" thuộc "liên đoàn..." này  [6].
Tuy nhiên, không có gì đáng vui mừng, thay vào đó cần báo động về vấn đề "sở hữu trí tuệ" của người cộng sản. Báo động từ hình thức cho đến nội dung, bởi hai trang giấy đó được gởi đến ông Lê Khả Phiêu.
Có lẽ các luật sư không khỏi bẽ bàng cùng một chút ngơ ngác, khi đọc xong 2 trang giấy này. Hình như mấy trang giấy đó, cho thấy một "tàn tích"
thời...bao cấp còn bám chặt não người cộng sản với "tư duy thư tay", dù  có biến tướng một chút nhờ... con dấu đỏ. Có thể khẳng định chắc nịch 2 trang giấy đó không hề có chút giá trị pháp lý.
"Thư tay" từ đồng chí (Lê Xuân Thảo) gởi cho đồng chí (Lê Khả Phiêu). Hình thức và nội dung "thư tay biến tướng" này được tóm tắt như sau:
- Một ông cộng sản gởi cho một ông cộng sản (trong thư họ gọi nhau "đồng chí"), trong đó trình bày nỗi oan khuất lớn của một người dân liên quan đến pháp luật.
- Ông "Cộng Sản Gởi" kính đề nghị ông "Cộng Sản Nhận": "...xem xét và cho ý kiến chỉ đạo đối với các cơ quan tiến hành tố tụng để hủy toàn bộ Bản án Phúc thẩm ngày 29/11/2011 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội với bị cáo Hàn Đức Long về "tội giết người" và "hiếp dâm trẻ em" theo luật định để làm sáng tỏ vụ việc trên, minh oan cho người dân vô tội..."
- Ông "Cộng Sản Gởi" đề nghị ông "Cộng Sản Nhận" "xem xét và cho ý kiến chỉ đạo" để "minh oan" cho người vô tội, nhưng phải... "theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29/NQ - TW của Bộ Chính trị..." (?!).
- Ông "Cộng Sản Nhận" thì... không còn quyền lực từ lâu. Có lẽ vì trong lòng chất ngất "mênh mông tình dân", nên...
- Ông "Cộng Sản Nhận" bèn "kính chuyển" đến ông "Cộng Sản Đang Làm Việc"
để: "...đề nghị đồng chí Chủ tịch chỉ đạo tòa án cần thẩm tra lại, tránh làm oan sai đối với người vô tội".
Các "công đoạn" nêu trên, nếu ngồi ngẫm, chắc vô số người không khỏi cười... đến té ghế!
Một "quy trình" thư tay, nói theo phong cách dân miền Nam: trớt quớt!
Ông "Cộng Sản Gởi" đề nghị ông "Cộng Sản Nhận" chỉ đạo (quan tòa), sau đó ông "Cộng Sản Nhận" đề nghị ông "Cộng Sản Đang Làm việc"... chỉ đạo (quan
tòa) nữa.
image-AFP-250.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân tại phiên toà ở Hà Nội 11-5-2007. AFP Photo
Cũng nên nhắc ông "Cộng Sản Nhận" nhớ lại ông "Cộng Sản Nổi Tiếng" sống đến
103 tuổi, với 3 lần viết thư đề nghị hủy bỏ vụ boxit, không mang lại giá trị gì khác, ngoài việc làm ông ta rảnh rang hơn, bởi từ đó bỏ...viết thư.
Xin long trọng giới thiệu:
Ông "Cộng Sản Gởi" có tên: Lê Xuân Thảo - giáo sư, tiến sĩ Luật.
Ông "Cộng Sản Nhận" có tên: Lê Khả Phiêu - cựu tổng bí thư (nghĩa là không còn quyền gì cả).
Ông "Cộng Sản Đang Làm Việc" có tên: Trương Tấn Sang - Cử nhân luật - đương kim Chủ tịch nước.
Có ai am hiểu về luật, giải thích giúp cho dân:
- Hai trang giấy nói trên có tác dụng gì và tác dụng tới đâu cho ông Hàn Đức Long, người dường như đang mang án oan còn hơn cả ông Nguyễn Thanh Chấn?.
- Ông "Cộng Sản Gởi" tại sao không chuyển thẳng đến ông "Cộng Sản Đang Làm Việc" lại cần đi qua "chiếc cầu đã gãy" mang tên Lê Khả Phiêu?
- Ông "Cộng Sản Gởi" tại sao không làm việc với các bên liên quan và các luật sư tham gia trong vụ án với tư cách người của "Liên đoàn luật sư Việt Nam"?
- Căn cứ nào buộc ông "Cộng Sản Gởi" đến nhà riêng ông "Cộng Sản Nhận" vào lúc 16 giờ để "báo cáo và phản ánh", mà căn cứ đó cho thấy thuộc phạm vi điều chỉnh của một hay vài bộ luật hiện hành quy định?
- Ông "Cộng Sản Nhận" có nhận ra ông ta đang làm việc vô pháp?
- Bộ máy hoạt động của người cộng sản thật giống như một hệ thống nhiều computer, nhưng cái nào cũng bị nhiễm "virus - tùy tiện", nên trở thành hỗn độn đến như thế?

Kết

Chưa có thời điểm nào nghề luật, nghề luật sư và quy trình pháp lý, thủ tục tố tụng ở Việt Nam trở nên đổ đốn và bị chà đạp kinh khủng như hiện nay.
Các Luật sư đã và đang hành nghề tại Việt Nam, chưa bao giờ bị phỉ báng đến mức độ "nữ thần công lý", nếu có thật, chắc chắn không thể nào không giựt phắt mảnh vải che mắt, thét lên và vung gươm chém bay đầu những kẻ làm ô nhục bà đến mức không thể dung thứ.
Ông Hà Văn Thịnh đề xuất "cách duy nhất để chống ép cung" [7] là phải có luật sư chứng kiến quy trình điều tra tội ác, nhưng có vẻ ông không quan tâm đạo đức, chuyên môn của giới luật sư [8] hiện nay ra sao, trong đó không thiếu những "luật sư" chạy án, sẵn sàng đồng lõa với bên công tố và cả những "luật sư" lừa đảo thân chủ [9].
Có lẽ vì thế,  nên khi "Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư ở Việt Nam" [10] với nỗi khát khao đến 2020, Việt Nam có khoảng 20.000 luật sư giỏi nghề, lúc đó, chắc chắn "chiến lược" này trở thành một "huyền thoại mẹ". Một huyền thoại đẹp đến "lung linh" và não nuột, với hình ảnh cây đèn dầu leo lét hắt bóng bà mẹ già, trên vách ván, ngồi bó gối, nhìn ra khoảng trời đen kịt trong đêm giông. Bà mẹ ngồi chờ cho tới ngày đi lãnh xác đứa con, được xử "đúng người đúng tội" từ những người cộng sản với bộ óc "đỉnh cao trí tuệ" (!)
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 14-11-2013
*Nội dung không phản ảnh quan điểm của RFA.
__________________

http://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_%C4%91o%C3%A0n_Lu%E1%BA%ADt_s%C6%B0_Vi%E1%BB%87t_Nam[1]
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-does-the-good-lawyers-refuse-to-participate-the-bar-TVan-04142009161743.html[2]
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-does-the-good-lawyers-refuse-to-participate-the-bar-part2-TVan-04152009142110.html[2]
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-lawyer-associations-04142011101331.html[3]
http://www.liendoanluatsu.org.vn/index.php/vi/gioi-thieu/ban-thuong-vu-lien-doan/341-ban-thuong-vu-lien-doan-luat-su-viet-nam.html[4]
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/05/mot-nhom-sinh-vien-khoi-kien-oan-truong.html[5]
http://nguoilotgach.blogspot.com/2013/11/lieu-co-them-ky-oan-o-bac-giang-co-toi.html[6]
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/148888/cach-duy-nhat-de-chong-ep-cung.html[7]
http://dantri.com.vn/nghe-hot/ky-6-luat-su-va-cac-vu-tai-tieng-722744.htm[8]
http://www.tapchitaichinh.vn/Ho-so-Vu-an/Nu-luat-su-lua-dao-chiem-doat-tien-ty/32162.tctc[9]
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4400 [10]

Copy từ: RFA


...................

VN làm gì khi vào Hội đồng Nhân quyền?




Hội đồng Nhân quyền LHQ
Hội đồng Nhân quyền LHQ được lập từ tháng 3/2006
Có nhiều phản ứng khác nhau sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam tự hào nói Việt Nam "đã hội nhập quốc tế rất sâu rộng".
Ông Trần Văn Hằng nói: "Khi thế giới hiểu rõ hơn, từ đó họ sẽ có nhận thức, cách nhìn về vấn đề quyền con người ở Việt Nam."
"Trước đây khi chúng ta không là thành viên, họ nói thậm chí họ ra các nghị quyết mà chúng ta không được tham gia. Còn giờ chúng ta đã có quyền phát biểu, chứng minh bằng hành động, bằng điều kiện thực tế cụ thể để cho họ nhận thức và thấy rõ quyền con người ở Việt Nam."
Ông Hằng cũng tuyên bố đây là "đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta".
Trong khi đó, một nhà quan sát trong nước nói Việt Nam có nhiều việc cấp thiết phải làm để đáp ứng kỳ vọng trong nước cũng như của cộng đồng quốc tế.
Khi đã trở thành thành viên của Hội đồng này, Việt Nam không thể đưa ra những luật riêng của mình quá khác so với chuẩn mực chung LHQ đưa ra, bà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói với BBC hôm 13/11/2013.
'VN phải nỗ lực khác với trước đây'
Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn để tạo ra khác biệt so với khi chưa là thành viên hội đồng nhân quyền LHQ, theo bà Phạm Chi Lan.
Theo nhà quan sát này, tuy chiếc ghế mới là một tin vui, Việt Nam phải làm ngay các bước để cải thiện tình hình nhân quyền:
"Trước hết, Hiến pháp của Việt Nam phải làm rõ hơn các quyền về con người, cũng như các vấn đề về nhân quyền đã được nêu ở trong Hiến pháp.
"Sau đó, Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để làm rõ hơn các quyền của công dân, quyền con người được quy định trong Hiến pháp sẽ thực hiện như thế nào.
"Và thứ ba, về cơ chế thi hành từ luật đến thực hiện như thế nào, đây cũng là việc Việt Nam cũng phải tập trung nhiều nỗ lực."
Một số quyền của công dân Việt Nam mà lâu nay chưa có đủ các cơ sở, điều kiện pháp lý để thực hiện tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, hay quyền biểu tình v.v..., theo bà, phải được luật hóa tốt hơn.

'Thanh sát quốc tế'

Cũng hôm thứ Tư, một blogger vận động cho dân chủ, nhân quyền của Việt Nam, ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng với chiếc ghế mới, Việt Nam phải mở cửa cho thanh tra của quốc tế về nhân quyền.
"Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam"
Blogger Nguyễn Lân Thắng
Blogger này nói: "Việt Nam phải chấp nhận cho LHQ cử các đoàn thanh sát về các vấn đề nhân quyền vào Việt Nam thanh sát về nhân quyền bất cứ lúc nào.
"Thứ hai, Việt Nam phải chấp nhận cho tất cả các tổ chức hoạt động về vấn đề nhân quyền, bảo vệ con người được phép thành lập văn phòng ở Việt Nam.
"Và điều thứ ba là Việt Nam phải ngưng ngay các điều về sách nhiễu, theo dõi, cũng như bắt bớ những người hoạt động liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận."
Nhìn nhận chiếc ghế mới của Việt Nam như một cơ hội "đáng mừng" cho phong trào dân chủ trong nước, ông Lân Thắng nhắc lại đòi hỏi của các nhà vận động yêu cầu chính quyền phải bãi bỏ ngay điều luật 258 để "xứng đáng" với chiếc ghế.
Điều 258 trong bộ luật hình sự của Việt Nam quy định hình phạt về tội mà nhà cầm quyền cho là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Ông Thắng nói chiếc ghế là cơ hội cho những người hoạt động về nhân quyền trong nước "có thêm các khả năng đưa ra những hình thức đấu tranh khác" gây áp lực với chính quyền từ bỏ điều luật này, đồng thời có những hành động khác cải thiện hồ sơ nhân quyền đang gặp nhiều chỉ trích.
Biểu tình ở Việt Nam
Các tổ chức nhân quyền phê Việt Nam nhưng chính phủ nhiều nước bỏ phiếu ủng hộ Việt Nam tại LHQ
Hôm 13/11, ông Võ Văn Ái, từ Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam có trụ sở tại Paris nói với BBC ông coi việc nhận được ghế của Việt Nam là thắng lợi của Đảng Cộng sản, chứ không phải nhân dân, Việt Nam.
Theo ông Ái, nhà cầm quyền Việt Nam trước hết phải hủy bỏ điều mà ông gọi là sự "bóp họng" tự do ngôn luận tại Việt Nam, cũng như các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng và đặc biệt là tự do báo chí.
Hôm thứ Ba, 12/11, Việt Nam lần đầu tiên giành ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền của LHQ với kết quả 184 trên 192 phiếu bầu, xếp cao nhất về số phiếu trong số 14 thành viên mới, trong đó có Cuba, Trung Quốc.
Tần Cương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói: "Việc Trung Quốc được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ với đa số chứng tỏ cộng đồng quốc tế đánh giá cao tiến bộ của Trung Quốc trong sự nghiệp nhân quyền cũng như việc Trung Quốc chủ động tham gia và xúc tiến hợp tác nhân quyền quốc tế."

Copy từ: BBC


...

Đằng sau chuyến thăm của Putin




Hai ông Vladimir Putin và Trương Tấn Sang
Ngày 12/11, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hà Nội, các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga tràn ngập thông tin, hình ảnh về chuyến thăm.
Ông Putin mang theo mình một đoàn phóng viên tháp tùng khá đông đảo, bởi vậy ngay cả những kênh radio FM không mấy nổi tiếng cũng có tường thuật tại chỗ.
Rồi các trang mạng bắt đầu đăng tải hình ảnh chụp từ Hà Nội, nơi Việt Nam dành cho vị nguyên thủ Nga nghi thức chào đón cấp nhà nước với một sự thân tình có thể nói là độc nhất vô nhị.
Ấn tượng nhất là hình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nắm tay Tổng thống Putin thật chặt và không rời trong lễ đón, mà một nhiếp ảnh gia có mặt nhận xét là "giống như đưa người yêu đi ra mắt họ hàng".
Trong một tấm ảnh, hai nguyên thủ ôm hôn nhau thắm thiết trên phông nền đầy màu sắc rực rỡ của cờ và các loại hoa miền nhiệt đới.
Igor Popov, chủ biên tạp chí Nomer ở Moscow, nói: "Hai bên dường như đang chứng tỏ quan hệ anh em ruột thịt của mình".
Thế nhưng sự vồn vã dường như hơi quá mức của chủ nhà khiến người ta phải đặt câu hỏi: trong quan hệ này, ai là anh và ai là em?
Tuần báo Ogonyok trong bài viết của phóng viên Viktor Loshak gửi về từ Hà Nội nhận định rằng chuyến đi của ông Putin tới Việt Nam là một sự "thư giãn về chính trị".
"Ở đó [Việt Nam] người ta học tiếng Nga và bắt chước người Nga; ở đó người ta biết ơn chúng ta và quan tâm tới nước Nga. Người Nga tới đó không cần visa."
"Ở đó người ta đơn giản là yêu mến chúng ta."
Nhà báo này nói trong các cuộc trò chuyện ở Việt Nam, ông không nhận thấy "sự cay cú của đối tác nhỏ bị bỏ rơi" cho dù nước Nga đã trải qua bao nhiêu biến đổi về chính sách.
"Đã có nhiều thay đổi, nhưng chúng ta vẫn còn lại với nhau."

'Nghịch tử'?

Loshak kết thúc bài viết của mình bằng nhận xét: "Nước Nga thật may mắn ở Việt Nam".
"Nước Nga thật may mắn ở Việt Nam... Moscow và Hà Nội đã xây dựng được quan hệ đúng đắn một cách đáng ngạc nhiên."
Viktor Loshak, tuần báo Ogonyok
"Moscow và Hà Nội đã xây dựng được quan hệ đúng đắn một cách đáng ngạc nhiên."
Tuy nhiên, không phải ai cũng chia sẻ quan điểm "tươi hồng" nói trên.
Một phóng viên Nga khác, Andrei Kolesnikov của tờ Kommersant, thì mô tả cuộc đối thoại của mình với một nhân viên an ninh của Việt Nam đi cùng với đoàn.
Khi được hỏi về công tác bảo đảm an ninh cho đoàn của Tổng thống Putin, người này nói thực ra "chẳng có gì để làm" vì "chúng ta là cùng gia đình mà".
Kolesnikov viết: "Tôi định nói là trong gia đình nào thường cũng có một vài nghịch tử [nguyên văn tiếng Nga: урод], nhưng tất nhiên là tôi không nói vì sợ nhân viên an ninh chuyên nghiệp này sẽ giật thột".
Phóng viên Kommersant không nói rõ theo ý ông, ai là "nghịch tử" trong gia đình.
Ở Nga cũng như ở Việt Nam, một số người bắt đầu cho rằng hai nước nay không còn gắn kết bởi ý thức hệ và mối quan hệ cũng đã chuyển sang bị định hướng bởi các quan tâm chiến lược hay các hợp đồng làm ăn.
Nhiều người Việt Nam từng yêu nước Nga với một mối tình chân thành. Thời kỳ Chiến tranh lạnh, khoảng 50.000 người Việt được học tập và đào tạo ở Liên Xô, nhiều người khi trở về nước đã đảm nhiệm các vị trí cao trong xã hội.
Những người này trở nên các "đại sứ thiện chí" một cách tự nhiên cho quan hệ với nước Nga.
Thế nhưng đối với thế hệ người Việt trẻ hơn, nước Nga không gây ấn tượng gì đặc biệt và họ chỉ nghe tới đất nước xa xôi này qua những bài báo nói về thương vụ làm ăn trong lĩnh vực năng lượng, hợp đồng tàu ngầm hay sự hiện diện của du khách Nga tại một vài thành phố duyên hải.

Hợp đồng đặc biệt

Lăng Hồ Chủ tịch
Ông Putin mang tới Việt Nam gần 20 thỏa thuận lớn trong các lĩnh vực dầu khí, điện nguyên tử, khoáng sản, giao thông...
Trước khi ông đến Hà Nội, Nga đã làm lễ ký chuyển giao chiếc tàu ngầm đầu tiên cho Việt Nam, và chính Putin cũng ban hành Hiệp định liên chính phủ về lao động tạm thời của Việt Nam tại Nga và của Nga tại Việt Nam.
Thỏa thuận này, ký từ 5 năm trước nhưng tới nay mới được phê chuẩn, được nói là tạo điều kiện không chỉ cho công dân Việt Nam lao động ở Nga mà cho cả công dân Nga ở Việt Nam.
Với các dự án to lớn như xây dựng trung tâm bảo trì tàu ngầm, khu dịch vụ nghỉ dưỡng ở Cam Ranh và nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận I, số người Nga sang Việt Nam làm việc được trông đợi sẽ tăng mạnh.
Các báo Việt Nam không đề cập tới khía cạnh này, cũng như không đề cập tới một thỏa thuận mà giới truyền thông Nga lại hết sức để ý khai thác.
Đó là hợp đồng giữa công ty Viện Công nghiệp Cao su của Nga và Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà Tuyên bố chung hai bên gọi là "về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm cao su phục vụ công tác y sinh".
Báo Nga nói thực chất đây là hợp đồng chuyển giao công nghệ bảo quản thi hài cố chủ tịch, vốn do các chuyên gia Nga sáng chế, cho phía Việt Nam.
Công nghệ này cho phép sản xuất một loại chất liệu cao su hóa đặc biệt từ nguyên liệu tơ tằm của Việt Nam, dùng để bảo quản thi hài.
Giám đốc Viện Công nghiệp Cao su, bà Polina Taskaeva, được dẫn lời nói: "Cho tới nay chúng tôi gửi cho Việt Nam tất cả các loại nguyên liệu dùng để [bảo quản thi hài] Hồ Chí Minh, vì chúng tôi đã có kinh nghiệm từ trước".
"Thế nhưng nay phía Việt Nam muốn tự mình đảm đương công việc này bằng công nghệ của chúng tôi, và chúng tôi không phản đối."
Ở Nga nay đang ngày càng có nhiều lời kêu gọi an táng thi hài lãnh tụ Cộng sản Nga Vladimir Iliych Lenin. Chủ đề đưa Lenin ra khỏi lăng và chôn cất thực tế đã xuất hiện từ sau khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991.
Dường như điều này khiến người Việt Nam muốn nắm vững công nghệ mà ở chính nước Nga có thể sẽ dần mai một.

Copy từ: BBC


.......................

Bầu Đức dọa kiện Global Witness



Hồi 5/2013 Global Witness ra phóng sự cáo buộc HAGL cướp đất phá rừng ở Lào và Campuchia
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố "không quan tâm" tới các cáo buộc mà tổ chức Global Witness vừa đưa ra, theo đó nói tập đoàn cao su khổng lồ của Việt Nam đã không cải thiện được tình trạng chiếm đất.
Trả lời BBC Tiếng Việt, Chủ tịch tập đoàn Đoàn Nguyên Đức (tức Bầu Đức) nói Global Witness là "vô nhân đạo" khi kêu gọi các nhà đầu tư rút vốn khỏi HAGL và nhắc tới khả năng kiện ngược lại tổ chức này.
"Có khả năng chúng tôi sẽ kiện họ ra tòa vì lý do vu khống và phỉ báng doanh nghiệp lớn đang làm ăn chân chính, nuôi 30 ngàn lao động," Bầu Đức nói.
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 14/11, Global Witness nói HAGL đã không giữ lời trong việc xử lý các vấn đề về môi trường và nhân quyền tại các khu rừng của tập đoàn ở Campuchia và Lào.
Global Witness nói HAGL nay đang trở thành mối nguy về tài chính và danh tiếng cho các nhà đầu tư, trong đó có cả ngân hàng Deutsche Bank và Công ty Tài chính Quốc tế, International Finance Corporation. Global Witness khuyến nghị các nhà đầu tư nên rút đầu tư.

"Có khả năng chúng tôi sẽ kiện họ ra tòa vì lý do vu khống và phỉ báng doanh nghiệp lớn đang làm ăn chân chính, nuôi 30 ngàn lao động"
Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn HAGL
Hồi tháng 5/2013, Global Witness công bố  video phóng sự điều tra, trong đó nói các khu rừng cao su của HAGL tại Campuchia và Lào đã gây những thiệt hại to lớn về xã hội và môi trường xung quanh, trong đó có tình trạng lấy đất của các cộng đồng địa phương và tàn phá các vùng rừng rộng lớn.
Nay, Global Witness nói chưa có mấy biến chuyển trong vấn đề này.
"HAGL rất giỏi trong chuyện đưa ra cam kết, nhưng lại rất kém trong việc giữ lời.
"Họ nói với chúng tôi và mọi người rằng họ rất nghiêm túc trong việc thay đổi, nhưng các bằng chứng cho thấy việc đốn gỗ vẫn đang diễn ra, và những người dân bị mất ruộng đất vẫn đang phải vật lộn mưu sinh," Megan MacInnes của tổ chức này nói.
Global Witness nói đã đưa thời hạn sáu tháng để HAGL và các nhà đầu tư vào công ty này xử lý các vấn đề được nêu trong phóng sự điểu tra 5/2013.

'Không có bằng chứng'

Theo sau cuộc họp sơ khởi với Global Witness hồi tháng Sáu, công ty đã quyết định dừng việc giải phóng mặt bằng và trồng cao su trong các khu vực của mình, và đồng ý tới thăm các khu làng bì ảnh hưởng nhằm thảo luận và giải quyết các vấn đề mà người dân địa phương đang gặp phải, theo nội dung thông cáo của tổ chức này.
Tuy nhiên, Global Witness nói họ đã phỏng vấn người dân thuộc bảy khu làng nằm quanh các vùng đất của HAGL tại Campuchia hồi tháng Tám, theo đó dân tại ba khu làng nói công ty vẫn chưa tới. Ở bốn khu làng khác, được biết người của HAGL đã không chịu thảo luận về các vấn đề đất, rừng.
Ở sáu trong số bảy khu làng trên, người dân cho biết việc đốn gỗ vẫn tiếp diễn trong và quanh khu rừng cao su của HAGL, bất chấp thời gian đình hoãn đã được nêu.
Global Witness nói các phân tích hình ảnh thu được từ vệ tinh cũng cho thấy những khu rừng tiếp tục bị mất đi trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng Tám trong khu vực đất HAGL được giao.
Bầu Đức nói Global Witness 'vô căn cứ'
Ông Đoàn Nguyên Đức giận dữ bác bỏ cáo buộc và nói Global Witness 'vô nhân đạo' khi kêu gọi các nhà đầu tư rút vốn.

Trong cuộc họp thứ hai với Global Witness hồi tháng Chín, HAGL đồng ý để một đơn vị kiểm toán độc lập kiểm tra các khu rừng cao su của mình nhằm giải quyết các quan ngại.
Tuy nhiên, công ty đã không thực hiện cam kết này mà thay vào đó lại tập trung vào "các chương trình xã hội", là thứ ít nhiều giống như hoạt động PR quảng cáo, thông cáo của Global Witness nói.
"Tháng Mười Một là thời điểm kết thúc thời hạn sáu tháng để công ty xử lý các vấn đề này. Việc HAGL cho tới nay không có hành động gì khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải kết luận rằng họ không mấy quan tâm tới việc nhìn nhận vấn đề và trách nhiệm của mình một cách nghiêm túc," bà Megan MacInnes nói.
"Những người dân làng, những người đang phải chịu đựng hàng ngày, đều nhận thức được các mối nguy về môi trường và xã hội mà công ty đang gây ra. Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư vào công ty cũng cần phải quan ngại, và do đó nên rút lui."
Bầu Đức xác nhận HAGL đã có hai lần gặp gỡ với Global Witness trong thời gian sáu tháng qua, tuy nhiên, nội dung mà tổ chức này đưa ra là "hoàn toàn không đúng".
Ông nói: "Trong hai lần gặp nhau, chúng tôi đề nghị họ đưa ra bằng chứng, bởi họ nói họ có bằng chứng cáo buộc. Sáu tháng chờ đợi mỏi mòn mà họ không có bằng chứng nào đưa ra được."
"Chúng tôi không hứa hẹn gì với họ hết," ông nói.

Copy từ: BBC


.................

Bốn cán bộ thi hành án cùng trộm ngà voi tang vật


TTO - Công an TP.Vinh (Nghệ An) cho biết vừa bắt khẩn cấp thêm một cán bộ thuộc Cục thi hành án tỉnh Nghệ An liên quan vụ tổ chức trộm ngà voi là tang vật vụ án cất trong kho của Chi cục thi hành án TP.Vinh.
Kho tang vật của Chi cục thi hành án TP.Vinh, nơi ngà voi bị mất trộm - Ảnh: Vũ Toàn
Người mới bị bắt khẩn cấp là Phạm Huy Minh (39 tuổi, chấp hành viên của Cục thi hành án Nghệ An).
Trước đó, ngày 12-11, Công an đã tiến hành bắt khẩn cấp 3 cán bộ Chi cục Thi hành án TP Vinh gồm: Đinh Thị Trà Giang (32 tuổi, thủ quỹ kiêm thủ kho), Đặng Ngọc Thế (33 tuổi, cán bộ đang đi học chấp hành viên), Tạ Đức Anh (36 tuổi, bảo vệ). Nghi can thứ tư thuộc Cục thi hành án Nghệ An là Phạm Huy Minh.
Như vậy, đến nay Công an TP.Vinh đã bắt tổng cộng 4 nghi can (một cán bộ của Cục thi hành án tỉnh, 3 cán bộ Chi cục thi hành án TP Vinh) trong vụ trộm ngà voi, tang vật thi hành án đang được bảo quản tại Kho tang vật của Chi cục thi hành án TP Vinh.
Theo cơ quan công an, kết quả xác minh bước đầu cho thấy bốn cán bộ trên đã cấu kết để trộm hơn 100kg ngà voi (trị giá 4,5 tỉ đồng) trong tổng số 209,4 kg là tang vật của một vụ án do TAND TP.Vinh xét xử năm 2012, tuyên sung công quỹ, đang được cất giữ trong kho của Chi cục thi hành án TP.Vinh để chuẩn bị đấu giá.
Trong quá trình trộm, bốn cán bộ thi hành án trên đã chọn những ngà voi có chất lượng tốt nhất trong tổng số 209,4 kg ngà voi trong kho. Vụ án phức tạp này đang được Công an TP.Vinh tiếp tục đấu tranh, làm rõ.
V.TOÀN

 Copy từ: Tuổi Trẻ


 


...............

òa án VN lại lạm quyền Quốc hội?


Hội đồng thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam ban hành một nghị quyết hướng dẫn việc xét xử án treo với tội phạm tham nhũng, theo đó kể từ ngày 15/12/2013, tòa án các cấp sẽ không được áp dụng án treo với loại tội phạm này.
Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội cho rằng mặc dù động thái có thể nhằm đáp lại các áp lực và kỳ vọng trong nước về xử lý tội tham nhũng, cách thức mà Tòa án Nhân dân Tối cao ra văn bản có thể tạo ra hiệu ứng'tiêu cựu mà theo ông là 'lạm quyền' của Quốc hội, nếu chiểu theo các nguyên tắc về pháp lý và ra văn bản quy phạm.
Theo ông Sơn, nghị quyết 01/2013 thể hiện việc các phiên tòa từ trước đến nay, trong đó thành phần là thẩm phán và các hội thẩm nhân dân đã không làm tốt vai trò của họ trong xét xử loại tội phạm tham nhũng nên không đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.

'Chắp vá, lạm quyền'

"Chính vì vậy đã có sự can thiệp của Hội đồng Thẩm phán bằng nghị quyết nhằm hạn chế độ tùy nghi của các điều luật mà bộ luật hình sự Việt Nam quy định."
Tuy nhiên, can thiệp của Tòa án Nhân dân Tối cao đã chỉ mang tính chắp vá và lạm quyền của Quốc hội, theo luật sư Sơn.
"Việc ra nghị quyết này không thể hiện một cái gì đó tích cực, vì làm như thế sẽ làm giảm vai trò của thẩm phán và hội đồng xét xử.
"Thứ hai, nếu người ta muốn đạt được yêu cầu của xã hội, thì người ta phải sửa và bổ sung bộ luật hình sự, mà cơ quan có thẩm quyền là Quốc hội thực hiện việc này, chứ không phải là để Hội đồng Thẩm phán, Tòa án Tối cao."

Copy từ: BBC


....................

Nhà nước VN xin viện trợ ngay cả trong thương ước TPP


LĐV 14/11/2013: Hôm qua Wikileaks tiết lộ 1 chương của TPP, trong đó có một điều xấu hổ: ngay cả thương ước mà nhà nước Việt Nam cũng dùng để xin viện trợ.
TPP, viết tắt cho Trans-Pacific Partnership, là một thỏa ước mậu dịch mà 12 quốc gia chung quanh Thái Bình Dương đang thương lượng: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei, VN, và Nhật. Vì TPP có thể ảnh hưởng mạnh đến người lao động, do đó mấy năm nay Lao Động Việt luôn theo dõi tin tức về cuộc thương thảo.
Khi hoàn tất, TPP sẽ là một cuốn sách gồm 29 chương về: thuế và thủ tục xuất nhập khẩu, luật đầu tư, môi trường, quyền lao động, v.v. Nội dung cuốn sách này đang bí mật, riêng chương về bảo vệ bản quyền thì hôm qua Wikileaks tiết lộ toàn bộ 95 trang.
Vì đang thương lượng nên trong chương này có nhiều ghi chú: nước nào đề nghị câu nào, nước nào chống, nước nào muốn đổi qua câu gì khác.
Đối với người Việt thì trang 15 đáng chú ý. Điều QQ.B.5 viết rằng: VN đề nghị viết thêm câu “Các quốc gia đang phát triển cần được hỗ trợ về kỹ thuật [để thực hiện TPP]“.

Đáng hổ thẹn: Đảng CS giàu nhưng luôn xin những viện trợ có lợi cho đảng thay vì cho dân
Cụm từ “các quốc gia đang phát triển” là cách nói lịch sự để phái đoàn Việt Nam chỉ chính mình. Xin “hỗ trợ về kỹ thuật” (nguyên văn “technical assistance”) là cách nói đỡ mắc cở hơn nói “xin tiền viện trợ”.
Năm 2001, khi bằng lòng hàng năm họp với Hoa Kỳ và với Australia về nhân quyền, Việt Nam cũng đã đòi “hỗ trợ về kỹ thuật”. Mỗi năm, Hà Nội đã nhận được trên dưới 1 triệu đô la để các viên chức nhà nước đi công du dự khóa “huấn luyện”, tổ chức đại hội, in tài liệu v.v.
Trường hợp TPP, câu gồm 13 chữ kể trên có thể mang về nhiều triệu đô cho Đảng CS, tùy theo họ vòi vĩnh gì.
Giới cai trị Việt Nam có không ít người giàu, nhưng tài liệu này cho thấy Đảng CS không bỏ qua cơ hội nào để vòi vĩnh viện trợ, nhất là những viện trợ như trên, có lợi cho đảng thay vì cho dân. Đó là điều rất đáng hổ thẹn.
Thêm nữa, LĐV có trong tay tài liệu nội bộ khác, cho thấy phái đoàn VN kịch liệt chống các điều khoản TPP cho nghiệp đoàn độc lập hoạt động. Vừa không “cho” (quyền của dân được có nghiệp đoàn), vừa chỉ “đòi” (tiền cho đảng mình), đó là thái độ rất ngược ngạo.
GHI CHÚ: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Copy từ: Lao Động Việt


.......................

Luật Sư Trần Danh San, người đọc Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1977 tại Sài Gòn, qua đời


clip_image002  
LS Trần Danh San (đứng - trái) và LS Triệu Bá Thiệp (ngồi - phải). Ảnh: Vietbao.com
 
   
LS Trần Danh San - Người đọc "Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng" trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn ngày 23-4-1977 đã qua đời
Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng sản Tiệp Khắc, LS Trần Danh San đã cùng với LS Luật Sư Triệu Bá Thiệp viết và công khai đọc bản "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng" trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn ngày 23-4-1977.
Ngay sau đó, cả 2 LS đã bị bắt cùng một số người khác như: LS Vũ Đăng Dung, Nguyễn Hữu Giao, Nguyễn Quý Anh, Vũ Hùng Cương, Trần Nhật Tân, Phạm Biểu Tâm, Huỳnh Thành Vị, Nguyễn Hữu Doãn và KTS Nguyễn Văn Điệp và GS Hà Quốc Trung... Họ bị giam giữ nhiều năm trong tù, KTS Nguyễn Văn Điệp và GS Hà Quốc Trung đã tự tử trong tù, LS Trần Danh San bị giam 10 năm.
"Trong một lần trả lời phỏng vấn của Người Việt năm 2011, Luật Sư Trần Danh San kể lại thời điểm đọc bản Tuyên Ngôn: ‘Chúng tôi gồm hơn 10 luật sư trước 1975 đang hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngả tiến theo hai đường tập trung trước nhà thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng Tư. Chúng tôi đã dùng một cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ để đọc lên bản Tuyên Ngôn. Ngay lúc đó công an ập đến bắt chúng tôi về Tổng Nha Cảnh Sát cũ rồi sau đó giải về Phan Ðăng Lưu’."
Đây là nội dung bản "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng"
"Chúng tôi những người Việt Nam khốn cùng, với tàn lực còn lại với tinh thần tàn phế, quyết đấu tranh bằng con đường bất bạo động để kêu gọi lương tâm nhân loại, các lực lượng của thế giới văn minh, hãy lắng nghe những lời cầu cứu thảm thiết của những kẻ hấp hối.
- Tàn lực vì chúng tôi ăn đói và sẽ chết đói.
- Tinh thần tàn phế vì chúng tôi không được sống và suy tưởng như con người.
Chúng tôi buộc phải cúi đầu khom lưng tung hô vạn tuế chủ nghĩa - một chủ nghĩa đã lỗi thời và chống lại con người. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục dùng ngôn ngữ con người để thức tỉnh bọn đao phủ mù quáng và tham tàn. Vì chỉ có con đường bất bạo động mới tránh khỏi các cuộc thảm sát huynh đệ tương tàn và khỏi làm nhơ bẩn tấm lòng trong trắng của những người Việt Nam khốn cùng.
Hỡi các nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam - nơi mà người nông dân phải cực nhọc suốt ngày với bụng đói. Hoa màu của họ bị tịch thâu nhân danh quy luật duy vật sử quan. Con trâu sau khi cày còn được nghỉ chứ người nông dân Việt Nam buộc phải theo dõi các buổi học tập nhồi sọ vô tận.
Hỡi các nông nhân trên thế giới, các bạn có thấu hiểu thân phận của người công nhân Việt Nam không? Người công nhân Việt Nam phải theo chế độ “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ.” Ngày nghỉ họ buộc phải làm gấp đôi để dâng lên đảng, lên lãnh tụ mồ hôi, máu, và nước mắt của họ. Quyền thiêng liêng nhất của công nhân là quyền đình công, quyền này đã bị tước đoạt. Mọi ý kiến và hành động không theo khuôn mẫu sát của đảng đều đương nhiên bị coi như hành động phá hoại, gián điệp.
Hỡi các nhà truyền giáo, các khoa học gia, các triết gia, các văn nghệ sĩ, các trí thức, những ai đang tụng kinh hãy ngừng lại, những ai đang say mê nghiên cứu trong tháp ngà, hãy tung cửa ra, những ai đang sáng tác với ngòi bút, hãy bẻ gãy nó đi, tất cả hướng về Việt Nam - nơi mà chùa và nhà thờ đã bị biến thành hội trường để tuyên truyền chính trị - nơi mà các định luật khoa học bị móp méo để thỏa mãn chủ nghĩa - nơi mà các văn nghệ sĩ chỉ còn một việc duy nhất là tung hô Nhà nước theo lệnh của đảng.
Các vị và các vị hơn ai hết đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình cho Lòng tin, Sự thật, Công lý, Hòa bình và Tiến bộ, các vị không có thể làm ngơ quay lưng lại thảm họa Việt Nam trong đó có con người Việt Nam khốn cùng đang bị đày đọa trong xác thịt và câu thúc trong tinh thần. Thảm trạng này là do một thiểu số - bọn đảng viên và tay sai của chúng - muốn áp lên dân tộc khốn cùng này là những ảo mộng điên khùng nhất, quỉ quái nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Các lực lượng văn minh trên thế giới hãy đứng dậy.
Không còn chờ đợi gì nữa!
Liên Hiệp Quốc phải can thiệp cấp thời để áp dụng và áp dụng triệt để Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền đối với những người Việt Nam khốn cùng chiếu theo sự quy định của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)
Luật Sư Triệu Bá Thiệp
(ký tên)
23 tháng 4, 1977".
Mời xem thêm: Trần Danh San "Nhân quyền và Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - Tạp chí Thế Kỷ 21, số 8, tháng Mười Hai, 1989:
clip_image003

Copy từ: Bauxite Việt Nam


.................

Tuyên ngôn nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng.




 
 
Ông Trần Bình Minh nghĩ gì? Đảng và nhà nước VN nghĩ gì về Bản Tuyên ngôn Nhân quyền này?

Chỉ một ngày trước khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, một luật sư đã từng đòi nhân quyền cho những người VN khốn cùng, đã vĩnh viễn ra đi. Đó là LS Trần Danh San, người đã đọc "Tuyên ngôn Nhân quyền của những người Việt Nam khốn cùng" trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn ngày 23-4-1977.

Chỉ vì bản Tuyên ngôn Nhân quyền này mà LS Trần Danh San đã phải trả giá hơn 10 năm trong các nhà tù của chế độ. Khi loan tin Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, không hiểu Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nghĩ gì về người tù Trần Danh San mà chế độ của ông đã từng giam cầm? Đảng và nhà nước Việt Nam nghĩ gì khi những giá trị nhân quyền mà VN vừa ký với LHQ cũng chính là những giá trị mà LS Trần Danh San đã từng đòi hỏi ở chính phủ VN 36 năm trước đây?

Vì những giá trị nhân quyền đó mà bao nhiêu người đã đã phải trải qua nhiều năm tù đày khổ ải trong các nhà tù cộng sản. Nhiều người đã bỏ mạng trong tù như KTS Nguyễn Văn Điệp và GS Hà Quốc Trung, đã bị bắt khi đến nghe LS Trần Danh San và LS Luật Sư Triệu Bá đọc bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.

Nhà văn Phan Nhật Nam kể chuyện LS Trần Danh San bị hành hạ trong tù: "Chuyển trại từ Phan Đăng Lưu ra A20, Xuân Phước, Người Tù-Kẻ Sĩ Trần Danh San vào ngay 'Chuồng Cọp Số 5' tức khu biệt giam phân trại E của A-20. Tại đây, Trần Danh San, Vũ Ánh, Thượng Tọa Thiện Minh, Võ Sư Nguyễn Sáng... đã bị cùm liên tiếp trong nhiều năm. Không phải bị cùm thường mà 'cùm Omega' bằng sắt với số vòng cùm nhỏ nhất phải dùng búa mới đóng vào được cổ chân người tù. Vũ Ánh đã nghe thấy tiếng búa của cai ngục đóng vòng cùm số 16 vào chân Trần Danh San đáng lẽ phải mang vòng cùm số 18. Trần Danh San đã không một tiếng kêu. Anh cũng không hề yêu cầu đổi vòng cùm".

Có thể các bạn đã đọc tác phẩm "Bất Khuất" của Nguyễn Đức Thuận, tiểu thuyết "Hòn Đất" của nhà văn Anh Đức (Bùi Đức Ái), bút ký "Sống Như Anh" của Trần Đình Vân, kể về sức chịu đựng của những người CS, với nhiều phần hư cấu, nhưng có lẽ mọi người chưa từng nghe qua sự tra tấn tù nhân trong nhà tù cộng sản như thế!

-------

Bài viết của nhà báo Vũ Ánh: "Bài điếu văn cho Trần Danh San một A-20 vừa ra đi vĩnh viễn!"

Trích: "Bạn nhắc tới Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền một tác phẩm tiên phong soạn chung với đồng nghiệp và cũng là bạn thân của mình là luật sư Triệu Bá Thiệp mang ra đọc trước nhà thờ Đức Bà ngày 23-4-1977 và bản tuyên ngôn này đã được bạn viết lại trong số báo Hợp Đoàn đầu tiên chúng ta phổ biến ngầm trong trại cải tạo A-20 Xuân Phước. Trong cuộc gặp ấy, tôi nhắc với bạn rằng không ai tránh được những yếu điểm của bản thân và bạn cũng vậy. Nhưng chung cuộc thì bạn cũng đã là người làm toàn vẹn nhất nghĩa vụ đối với vùng đất mà chúng ta lớn lên, học hành, làm việc và chiến đấu.

Những việc làm của bạn, của tôi và những anh em khác không mang lại sự thành công như chúng ta mong muốn, nhưng ít ra cũng từ những việc làm đó, chúng ta đã khẳng định được nhân cách của mình, đứng thẳng lưng để đối đầu trực tiếp với cường quyền. Và nhất là về một mặt nào đó, bạn đã là người đi tiên phong một cách can đảm và không tính toán thiệt hơn cho cá nhân mình, gia đình mình trong việc đòi hỏi quyền thiêng liêng của con người phải được tôn trọng chỉ 2 năm sau khi những người thắng trận điều hành đất nước bằng một chính sách hẹp hòi, kỳ thị và rừng rú, chà đạp lên quyền sống của mọi người".

Mời đọc toàn bài tại đây: http://nghiathuc.wordpress.com/2013/11/12/bai-dieu-van-cho-tran-danh-san-mot-a-20-vua-ra-di-vinh-vien/

-------

Nhà văn Phan Nhật Nam: "Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt"

"Anh là luật sư Tòa Thượng Thẩm Huế, con rể cụ Vũ Đăng Dung, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Sài Gòn, giai cấp xã hội với chuyên môn nghề nghiệp thuộc thành phần lãnh đạo ở miền Nam, cũng là của hệ thống cầm quyền thuộc các chế độ dân chủ pháp trị trên toàn thế giới.
...

Sau sự kiện giới trí thức Tiệp Khắc ban hành Hiến Chương 77 chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Tiệp Khắc, tại Sài Gòn, trong vòng đai lửa của chế độ mới, hai Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp không thể im lặng. Cả hai đồng hoàn thành văn bản "Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn Cùng". Hai anh và nhóm trí thức bất khuất gồm hơn mười luật sư, giáo sư, kỹ sư trước 1975 hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia làm hai ngã tiến theo hai đường tập trung trước Nhà Thờ Ðức Bà vào chiều ngày 23 Tháng 4, 1977.

Trần Danh San dùng cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ đọc lên bản ‘Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng’ đến cùng đồng bào Sài Gòn, cũng của miền Nam lẫn miền Bắc đang mong chờ lần phục sinh từ bãi lầy cộng sản. Anh cố đọc lần thứ hai, nhưng mới được một nửa thì công an ập tới. Hai Luật Sư San và Thiệp không bị bắt riêng rẽ, hai anh có những người bạn chiến đấu cùng chịu chung cảnh ngộ gồm các Luật Sư, Giáo Sư Vũ Đăng Dung, Nguyễn Hữu Giao, Nguyễn Quý Anh, Vũ Hùng Cương, Trần Nhật Tân, Phạm Biểu Tâm, Huỳnh Thành Vị, Nguyễn Hữu Doãn, Hà Quốc Trung và Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Điệp.

Nhóm trí thức bị giam giữ nhiều năm tại các nhà giam khắc nghiệt nhất của miền Nam. Trại Phan Đăng Lưu, Sài gòn; Trại A20, Xuân Phước, Phú Khánh. Trong tù, Kiến Trúc Sư Nguyễn Văn Điệp, Giáo Sư Hà Quốc Trung đồng tự sát; Luật Sư Niên Trưởng Vũ Đăng Dung, nhạc phụ của Trần Danh San lúc ấy đã qua tuổi 60".

Mời đọc tiếp tại đây: http://www.diendantheky.net/2013/11/tran-danh-san-tieng-ho-khoan-tat.html

Tuyên Ngôn Nhân Quyền tại Sài Gòn, 23 tháng 4, 1977: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130350&zoneid=1#.UoVGkuL9VU5

184/193 phiếu bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/579852/184-193-phieu-bau-viet-nam-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lhq.html
 

Copy từ: FB Tin Không Lề


......................

Thông báo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam về việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc


Ngày 14 Tháng 11, Năm 2013
Với thể thức chọn 4 chỉ loại 1 trong 5 ứng viên của khu vực châu Á, các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Maldives và Saudi Arabia đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014-2016. Trước đó, việc Jordan rút tên khỏi danh sách ứng viên đã mở đường cho 4 quốc gia kể trên đắc cử một cách đương nhiên và không có cạnh tranh.
Theo nghị quyết 60/251 của UNHRC, với vai trò thành viên, quốc gia Việt Nam trong đó bao gồm cả chính quyền lẫn hơn 90 triệu công dân phải có nghĩa vụ gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Nghĩa vụ này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh xác nhận sau khi Việt Nam đắc cử vào UNHRC: “Thực hiện tốt các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia là thành viên Hội đồng Nhân quyền và thành viên Liệp Hiệp Quốc”.
Trước sự kiện này, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho rằng:
Để thật sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC, Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ và cam kết này bằng những hành động cụ thể và không chỉ dừng lại ở những tuyên bố của một số quan chức chính phủ. Cụ thể là Việt Nam phải:
1. Đồng ý với 7 yêu cầu từ Liên Hiệp Quốc - nhưng chưa được đáp ứng bởi chính phủ Việt Nam - để Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn đến Việt Nam điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền.
2. Chấm dứt mọi hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá đối với mọi công dân Việt Nam như đã ký kết vào Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc vào ngày 7 tháng 11 năm 2013.
3. Trả tự do cho những công dân đang bị giam giữ chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác dựa trên những nền tảng giá trị, tiêu chuẩn phổ quát từ các công ước của Liên Hiệp Quốc.
4. Hủy bỏ những điều luật có nội dung mơ hồ và bị diễn giải tùy tiện như Điều 258, Bộ luật Hình sự với nội dung: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân...”
5. Chấm dứt tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, đảm bảo quyền tự do thành lập các cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản của mọi cá nhân, tổ chức, gỡ bỏ tường lửa ngăn chặn sự truy cập của người sử dụng vào các trang mạng xã hội, đồng thời chấm dứt hiệu lực của Nghị đinh 72/2013/NĐ-CP với các nội dung siết chặt tự do biểu đạt và thông tin trên mạng.
Trong vị trí và vai trò của những công dân tự do và với quan niệm Việt Nam trở thành thành viên của UNHRC đồng nghĩa với “đất nước Việt Nam với tất cả hơn 90 triệu công dân Việt Nam” trở thành thành viên của UNHRC, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tham gia, đóng góp vào việc gìn giữ những giá trị nền tảng cao nhất trong việc đẩy mạnh và bảo vệ nhân quyền cũng như tôn trọng những điều khoản mà Việt Nam đã tự nguyện cam kết. Cụ thể là MLBVN sẽ khởi xướng và kêu gọi sự tham gia của mọi tầng lớp công dân Việt Nam cùng nhau:
1. Xuống đường công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, cụ thể là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công Ước Chống Tra Tấn và các văn bản khác có liên quan.
2. Công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ / lái xe đạp vì nhân quyền.
3. Cử đại diện đến các văn phòng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nói riêng và tổ chức Liên Hiệp Quốc nói chung để đệ trình về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và những đề nghị, yêu cầu cải tiến để nhân dân Việt Nam thật sự được hưởng những quyền làm người phổ quát và đất nước Việt Nam thực sự xứng đáng là một thành viên của UNHRC.
4. Phối hợp với nhiều tổ chức, cá nhân để xúc tiến xây dựng một cơ sở dữ liệu trực tuyến nhằm lưu trữ những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để các tổ chức, cá nhân quan tâm (bao gồm cả các cơ quan chính phủ) dễ dàng tham khảo nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đồng thời làm tròn nghĩa vụ và cam kết của một thành viên trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
5. Công khai và chính thức ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12 - Ngày Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.

Copy từ: Tuyên Bố 258


.......................

Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: vui hay buồn?



Phạm Minh Hoàng
Hãy cứ hình dung một tên Chánh tổng trọc phú nhờ chạy chọt với đủ mặt quan trên vừa được cái hàm cửu phẩm, mặt tươi hơn hớn, đi khắp tỉnh nhà bông dua me xừ các cụ, ra mặt mình cũng là dân chơi có chút vốn liếng về “dân quyền dân sinh” đây. Trong khi đó thì “đồng dân thượng hạ” trong những thôn ấp mà hắn là chủ thu tô đang đói rã họng vì bị vắt kiệt sức, bị bịt mồm bịt miệng không cho kêu van, và ngày ngày bị mấy tên dân phòng hàng tổng vác gậy đến từng nhà đe nẹt, lôi hàng chục người ra đình làng gông lại đánh cho nát đít, để đòi lại ruộng và đất ở cho con cái dâu rể hắn chia lô bán chác với giá cắt cổ, mà một đám doanh nhân ở đâu trên tỉnh lâu nay đang phất lên với những mánh mung bất chính sẵn sàng kéo về thầu tất.
Và mỗi khi ngài Tổng từ trên trên tổng cắp ô vác ba toong đến làng, hễ nghe thằng dân nào mở miệng nói lên hai chữ "dân quyền" thì ngài vác ngay ba toong chỉ vào mặt kẻ lớn lối ấy mà nói: "Quân thoái hóa! Dân quyền là dành để mua vui cho các quan chức hàng tỉnh, chứ đâu phải cho chúng bay! Ông thì... thì... lôi cổ ra cho bàn dân "đấu" cho một mẻ để cho mà biết cái "dân quyền" của dân An Nam là như thế nào bây giờ" (Trích Việc làng tân truyện).
Bauxite Việt Nam

Ngày 12/11/2013 vừa qua, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) Liên Hiệp Quốc (LHQ) với một tỷ lệ rất cao. Thực tình mà nói, căn cứ vào cơ cấu của HĐNQ cũng như các ứng viên cho kỳ này, giới đấu tranh trong và ngoài nước không lấy làm ngạc nhiên lắm, nhưng dù gì đi chăng nữa đây cũng là một “tin không vui” cho chúng ta, những người yêu chuộng và tôn trọng những giá trị phổ quát của nhân loại. Tuy nhiên, sau những xúc động ban đầu, chúng ta hãy bình tâm xem xét mọi khía cạnh của vấn đề - nhưng từ nhãn quan của 184 nước đã bỏ phiếu cho VN để thấy rằng họ không hoàn toàn “bị lừa bịp” và cũng để thấy rằng con đường chúng ta đang lựa chọn cho dù còn nhiều chông gai nhưng vẫn có những cơ hội, những hy vọng nhất định.
Vài nét về các định chế nhân quyền LHQ
Ít được nhắc đến như HĐBA, nhưng Hội đồng Kinh tế xã hội (viết tắt là ECOSOC) là một cơ cấu cực kỳ quan trọng của LHQ. ECOSOC có nhiệm vụ về các vấn đề liên quan đến kinh tế và xã hội toàn cầu. Năm 1946, ECOSOC đã thành lập Ủy ban Nhân quyền (UBNQ) có nhiệm vụ kiểm soát việc tôn trọng các điều khoản đã ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của LHQ.
UBNQ gồm 53 thành viên chia thành: châu Âu: 15, châu Phi: 15: châu Mỹ: 11, châu Á: 12. UBNQ nhóm họp hàng năm vào tháng 3, khóa họp kéo dài 6 tuần tại trụ sở ở Genève. Trong khóa họp này, ngoài 3000 đại diện các nước thành viên còn có sự hiện diện của 200 tổ chức phi chính phủ. Đây là điểm hết sức quan trọng, vì qua đó UBNQ muốn lắng nghe tiếng nói khác với các tiếng nói "chính thống".
Khác với HĐBA, các quyết nghị của UBNQ không mang tính ràng buộc nhưng vị thế của UBNQ quan trọng ở chỗ là nó liên quan đến một vấn đề vồ cùng nhạy cảm với tất cả các quốc gia, cho dù đó là thành viên hay không của HĐBA, cho dù đó là một cường quốc hay một nước kém phát triển, cho dù đó là một quốc gia trong thời chiến hay thời bình. Đó là vấn đề nhân quyền. Mà nhân quyền (đối tượng của UBNQ) khác chiến tranh (đối tượng của HĐBA) ở chỗ đó là những khái niệm trừu tượng hơn, do con người đặt ra và diễn giải tùy tiện. Chính vì thế nên UBNQ thường xuyên là diễn đàn cực kỳ căng thẳng.
Một trong những phiên họp gay go nhất đã xảy ra vào năm 2001 tại Durban (Nam Phi). Chủ đề của phiên họp là bàn về nạn kỳ thị. Tuy nhiên kỳ thị ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng chứ không đơn thuần là kỳ thị về màu da, về chủng tộc và hơn nữa, vì mang tên là UBNQ nên chắc chắn nội dung cũng sẽ đi đến hoặc xoay quanh vấn đề nhân quyền. Chính vì hiểu theo nghĩa rộng ấy nên phạm vi ảnh hưởng của nó lan tỏa khắp năm châu và đặc biệt là như vấn đề Tây Tạng và Pháp Luân Công.
Ngay trước ngày khai mạc, "đánh hơi" thấy mũi dùi hướng vào mình, Trung Quốc đã tích cực "đi đêm", vận động hành lang để một mặt triệt tiêu tất cả các hướng tấn công đến từ các hiệp hội như Ân xá Quốc tế, Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch), đồng thời xúi giục các nước Phi châu cũng nằm trong danh sách bị cáo, các nước Ả Rập nhằm làm "chìm xuồng" vấn đề Tây Tạng. Hội nghị Durban được khai mạc trong một không khí cực kỳ căng thẳng. Mặc dù chủ đề của hội nghị đặt trọng tâm vào vấn đề kỳ thị, và mở rộng sang các quyền con người, nhưng các nước trong khối Ả Rập đã biến diễn đàn thành một tòa án kết tội Israel. Nhiều quan sát viên, và kể cả bà Mary Robinson cũng chán nản, bất lực trước tình trạng bát nháo và thô bạo của một số quốc gia Ả Rập và Phi Châu.
Nhiều ngày sau, với sự kiên trì và mềm mỏng của ban chủ tọa cũng như của Liên hiệp Âu châu, Hội nghị cũng dần tiến đến việc thông qua một số nội dung quan trọng. Đến lúc này Trung Quốc tung ra một đòn mới: kết hợp với các nước như Burundi, Cuba, Indonesia, Nigeria, Qatar, Myanmar, Sudan, Việt Nam thành một khối được các quan sát viên gọi là "like-minded", tạm dịch là "cùng hội cùng thuyền" hay nói toạc ra là "một băng đảng" vì các nước trên đang nằm trên danh sách đen của UBNQ. Nhóm này chiếm một trọng lượng đáng kể nên thao túng hoàn toàn hội nghị, đồng thời dựa trên một nguyên tắc là không được xâm hại đến chủ quyền quốc gia nhằm triệt tiêu mọi mũi dùi nhắm vào họ. Và cuối cùng Durban đã không đạt được mục tiêu ban đầu của mình.
Sau thất bại này, bà Mary Robinson từ chức. Đúng ra là bà ta đã thấy sự vô hiệu quả của UBNQ trước sự thao túng của một số quốc gia thành viên, nhưng bà Robinson cố gằng thuyết phục những nước còn lại đưa ra một văn bản đánh dấu cho Hội nghị Durban.
Sự thao túng của nhóm các nước "băng đảng" lên đến đỉnh điểm khi họ đi đêm để loại Mỹ ra khỏi UBNQ trong nhiệm kỳ 2002 và bầu chủ tịch mới là... Libye của Gaddafi. Xướng ngôn viên của đài truyền hình A2 của Pháp trong bản tin 20 giờ đã thốt lên: "Xin quý thính giả nghe rõ, đây không phải là một trò đùa, nhưng Libye vừa được bầu vào ghế chủ tịch UBNQ LHQ...".
Hội đồng Nhân quyền và cuộc họp 12/11/2013
Được đưa ra từ năm 2006 để thay thế UBNQ làm việc kém hiệu quả, tuy nhiên HĐNQ vẫn duy trì cơ cấu cũ là phân phối số ghế thành viên theo vùng địa dư. Tổng cộng có 5 vùng lãnh thổ chia nhau 47 ghế. Riêng vùng châu Á Thái Bình Dương có 23 ghế. Nhiệm kỳ là 3 năm nhưng hàng năm sẽ bầu lại 1/3 để đảm bảo tính thời sự. Năm 2013 châu Á sẽ bầu lại 4 thành viên. Các ứng viên sẽ được bầu từ Đại Hội đồng LHQ bao gồm 192 nước.
Ngay từ khi các nước nộp đơn ứng viên, nhiều tiếng nói đã nổi lên khi biết đó chính là những nước vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Trong vùng Á châu là Trung Quốc, Ả Rập Saudi và Việt Nam. Bà Peggy Hicks của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã than thở "Với sự hiện diện của Nga, Trung Quốc, Ả Rập, Saudi, những người bảo vệ nhân quyền sẽ có nhiều việc phải làm cho năm tới". Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) gồm 178 tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới tỏ ra hoài nghi về khả năng cải thiện nhân quyền của Việt Nam trong thời gian tới sau khi Hà Nội có được ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bà Julie Gromellon, đại diện Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH) nói: “Việt Nam đã không chứng tỏ những cam kết cải thiện nhân quyền trước khi trở thành thành viên của Hội đồng. Cho nên, chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi”. Còn Ông Robertson thuộc Human Rights Watch (HRW) nói: "Chúng tôi hết sức quan ngại khi một nước vi phạm nhân quyền tồi tệ với chiến dịch leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động như Việt Nam lại được chọn vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc".
Những diễn biến sau đó chứng tỏ lời thẩm định của các Tổ chức phi chính phủ (NGO) là có lý: lần lượt Iran được bầu vào Hội đồng về Nữ quyền (CSW), Syrie được bầu vào Hội Đồng Nữ quyền của UNESCO và Ả Rập Saudi được bầu vào Hội đồng Bảo an LHQ. Đến cận ngày bầu cử mọi việc đã rõ mười. Trong vùng châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 4 ứng viên cho… 4 ghế. Sau khi kết quả được công bố, Tổng giám đốc của UN Watch (UNW), một tổ chức phi chính phủ đấu tranh trong lãnh vực nhân quyền đã phải thốt lên: “Đây là một ngày đen tối cho nhân quyền, những kẻ đúng ra phải đứng trước vành móng ngựa thì nay lại chễm chệ trên ghế quan tòa (…) Danh sách ô nhục này gồm Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Cuba, Algerie, Tchad và Việt Nam”.
Nhưng NGO và những người đấu tranh cho nhân quyền quả đã không sai khi cho rằng “ngày hôm nay, nhiều nước gia nhập nó không phải vì họ có thành tích tốt về nhân quyền nhưng lại là những nước vi phạm nhiều nhất. Họ vào chỉ để với mục đích biện hộ cho những thành tích bất hảo của họ”. Và kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 12/11 đã xác định một điều rằng “Một nước được bầu vào HĐNQ không có nghĩa là họ thực sự tôn trọng nhân quyền”. Thiết nghĩ đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho những khoe khoang của Hà Nội rằng “đã thành công trong việc tạo được một uy tín lớn trên diễn đàn quốc tế. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm và ủng hộ của các quốc gia trên thế giới dành cho Việt Nam”.
Tuy nhiên, một thắc mắc không thể không đặt ra là tại sao những “tên đồ tể của nhân quyền” này lại được Đại Hội Đồng LHQ thông qua với một số phiếu cao như vậy? VN được bầu với tỉ lệ 184/192 (vì bầu kín nên không biết 8 nước phản đối hay bỏ phiếu trắng là ai). Ai cũng rõ là các nước trong “danh sách ô nhục” này đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để “đi đêm” trước ngày bỏ phiếu nhưng không lẽ Trung Quốc và Nga lại có thể thao túng và mua chuộc cả thế giới? Muốn trả lời câu hỏi này chúng ta phải lui về thời điểm 12 năm trước, khi hội nghị Durban kết thúc.
Phú quý sinh lễ nghĩa.
Việc Libye được bầu vào chức chủ tịch UBNQ hoặc các nước như Trung Quốc, Bahrein, Cuba, Zimbabwe, Sudan và Việt Nam được bầu làm thành viên của UBNQ vào năm 2001 bỗng nhiên tạo cho cộng đồng thế giới tiếp cận với một suy nghĩ mới, một phương cách hoạt động mới. Một mặt họ tìm cách khai tử UBNQ và đến năm 2006 cho ra đời Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) với những mục đích hữu hiệu hóa chức năng của định chế này. Nhưng điều quan trọng hơn cả là họ điều chỉnh nguyên tắc hoạt động. Kể từ giờ họ tránh tình trạng đối nghịch giữa các thành viên và tìm cách “lôi kéo” các nước “băng đảng” tham gia sâu vào HĐNQ vì theo họ, các nước vi phạm nhân quyền luôn luôn phải chứng tỏ mình không hề vi phạm nhân quyền (bằng cách này hay bằng cách khác) tham gia vào các diễn đàn kiểu HĐNQ để thao túng; nhưng việc này lại tạo ra nhiều phản ứng tích cực khác:
- Trước tiên, với tư cách là thành viên, họ khó có quyền từ chối các thanh tra nhân quyền trên lãnh thổ của họ như đã từng làm trong quá khứ, đây là trường hợp của Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Algerie và Việt Nam (cũng lại những khuôn mặt cũ !). 18 chuyên gia của HĐNQ sẽ hoạt động độc lập, khách quan và không chịu bất kỳ sức ép của bất kỳ cơ quan hoặc của chính phủ nào. Một cái khác giữa UBNQ và HĐNQ là định kỳ các thành viên phải tường trình về tình trạng nhân quyền trong nước của mình.
- Sau nữa, với tư cách là thành viên HĐNQ, khi ban hành hoặc kiểm soát các nước khác họ cũng phải ít nhiều e ngại lời chỉ trích của các nước này. Điều này có khả thi hay không cũng chưa ai biết được vì chẳng ai có thể tiên đoán hoặc đo lường phản ứng của các nhóm “băng đảng”. Nhưng khi quyết định dùng “biện pháp mềm” có lẽ cộng đồng thế giới cũng đã nhìn thấy từ các ảnh hưởng tích cực khi thu nhận Trung Quốc, Nga, Việt Nam và các nước độc tài vào Tổ chức Thương mại Thế giới khiến cho các nước này suốt ngày phải “đuổi theo chỉ tiêu tăng trưởng”, đồng nghĩa với việc xa rời cái ý thức hệ độc tài và lỗi thời.
- Tuy nhiên điều quan trọng là cơ cấu HĐNQ không có quyền phủ quyết và nếu nhìn vào thành phần 47 nước thành viên thì các nước trong nhóm “băng đảng” vẫn chiếm thiểu số. Bà Peggy Hicks, HRW cũng bày tỏ lạc quan "với việc không có quyền phủ quyết, chúng ta sẽ đạt được nhiều tiến bộ cụ thể”.
Với những ràng buộc này, liệu HĐNQ có thành công hơn UBNQ trong sứ mạng của mình? Liệu định chế này, với những biện pháp “dỗ ngọt” này có thành công trong việc cải thiện được tình trạng đối nghịch hoặc “cải tà quy chánh” được những nước trong “danh sách ô nhục”? Con đường còn lắm gian truân nhưng có lẽ nó tuỳ thuộc vào nạn nhân chứ không vào các người cầm quyền.
Và cũng chính vì lẽ đó, việc Việt Nam được bầu vào HĐNQ sẽ đặt cho những người yêu chuộng tự do những thách thức và những cơ hội mới, đó là chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để cả thế giới thấy khát vọng chính đáng của mình đang bị một chế độ và là thành viên của HĐNQ đàn áp. Những động thái của nhà cầm quyền VN sẽ bị săm soi kỹ hơn và kể từ đây "nhất cử nhất động" của họ cũng được thế giới chú ý kỹ hơn. Phản ứng mạnh mẽ của các tổ chức phi chính phủ như HRW, Phóng viên Không biên giới (RSF), UNW, Freedom House, FIDH… về việc các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng như Nga, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Việt Nam, Cuba, Venezuela… cũng đang “hứa hẹn” cho các nước “băng đảng” một tương lai khá “bận rộn”.
Ước mong rằng đảng CSVN nhìn ra được mặt tốt của vấn đề, biết xem đó là một cơ hội chứng tỏ mình thực sự là một quốc gia tiến bộ, vĩnh viễn rời bỏ cái băng đảng chuyên quậy phá ngày xưa, hội nhập thực sự và toàn diện vào cộng đồng thế giới văn minh. Từ bỏ thái độ cao ngạo độc tôn của mình để lắng nghe nguyện vọng của toàn dân.
Đây sẽ là cách tốt đẹp và hữu hiệu nhất để xây dựng một nước Việt Nam thật sự tự do, dân chủ.
Sài Gòn, 14/11/2013
P.M.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

......................