CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Thông báo chính thức về cuộc Tuần hành tại Tokyo sáng Chủ Nhật, 19/1/2014

Thông báo chính thức về cuộc Tuần hành tại Tokyo sáng Chủ Nhật, 19/1/2014, Phản đối Trung Quốc 40 năm xâm lược Hoàng Sa.

Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu chuộnghòa bình và công lý nhiệt tình tham gia cuộc tuần hành Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa (19/1/1974~19/1/2014).Đồng thời phản đối hành vi ngang ngược củaTrung Quốc bắt tất cả ngư dân nước ngoài phải xin phép khi hành nghề trên BiểnĐông từ ngày 1/1/2014.

Thời gian: 10h –12h Chủ Nhật, ngày 19/1/2014

Hànhtrình (Địa điểm tập hợp, khởi hành, các con đường tuần hành và địa điểm giảitán): Trong phạm vi từ khu vực gần ga Roppongi đến khu vực gần gaEbisu.

Địa điểm và hành trình chính xác, ban tổ chức sẽ thông báo sau vàingày nữa, khi có Giấy phép chính thức của Cảnh sát Tokyo ngày thứ 3, 14/1/2014.

Vấnđề xin phép tuần hành: Ban tổ chức đã được sự đồng ý vàcam kết hỗ trợ của Cảnh sát Tokyo đi theo bảo vệ đoàn, giữ gìn trật tự và giaothông. Ngày thứ 3, 14/1/2014, sẽ nhận được Quyết định chính thức bằng Văn bảncho phép tuần hành. Chúng tôi sẽ đưa văn bản đó lên trang Facebook này.

Nộidung của cuộc tuần hành:

1.   Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâmlược và chiếm đóng trái phép Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây tròn 40năm (19/1/1974 – 19/1/2014).
2.   Phản đối một quy định ngông cuồng màTrung Quốc đã ban hành là bắt tất cả ngư dân nước ngoài hành nghề cá trên BiểnĐông phải xin phép họ. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
3.   Đoàn Tuần hành sẽ cử 5 thành viênđại diện đến trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để đọc Kháng Nghị thư bằngtiếng Nhật và tiếng Anh, trong đó nêu rõ tinh thần phản đối quyết liệt hành vixâm lược của Trung Quốc, dứt khoát khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại HoàngSa và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi xâm phạm lợi ích hợppháp của Việt Nam trên Biển Đông. (Cảnh sát Nhật chỉ cho phép tối đa 5 người đếntrước Sứ quán Trung Quốc đọc Kháng Nghị thư).

Nhưchúng ta đã biết, theo Công ước về Luật biển Quốc tế, tất cả các quốc gia venbiển, trong đó có Việt Nam, đều có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ.Nhưng Trung Quốc đòi chiếm gần hết Biển Đông. Họ vẽ một đường biên giới trên biểnliếm khoảng 80% Biển Đông (thường được gọi là “đường lưỡi bò”). Lòng tham này bịcả thế giới phản đối. Nay, họ lại chính thức cưỡng ép ngư dân nước ngoài, trongđó có ngư dân Việt Nam, phải xin phép họ khi đánh cá trong “đường lưỡi bò”. Thựcchất, đây là hành vi nhằm đến việc “hợp pháp hóa” lòng tham vô đáy của họ.

Tinhthần của cuộc Tuần hành:

1.   Nêu cao các giá trị của Luật phápQuốc tế, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ.
2.   Nêu cao các giá trị nhân loạichung như Hòa Bình, Nhân Ái, Tôn Trọng toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
3.   Nêu cao giá trị Dân chủ Toàn cầu -tôn trọng sự bình đẳng và các quyền chính đáng của mỗi quốc gia, chống bá quyềnnước lớn.
4.   Đoàn kết dân tộc và tưởng nhớ tấtcả những người anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lượcQuần đảo Hoàng Sa, có 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hisinh.14 năm sau, 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đãanh dũng hi sinh khi Trung Quốc tấn công đá Gạc Ma, Cô Lin và Leo Đao thuộc Quầnđảo Trường Sa. Cuộc tuần hành này sẽ diễn ra trên tinh thần tưởng nhớ tất cảcác Liệt sỹ đã hi sinh vì Biển Đảo thân yêu của Tổ quốc.

Nộiquy của Đoàn Tuần hành

1.   Chỉ được hô các câu khẩu hiệu, sử dụngcác băng rôn, hình ảnh, biểu ngữ… cho ban tổ chức phát.
2.   Yêu cầu tất cả những người thamgia với mục đích trên đeo phù hiệu do ban tổ chức phát để nhận diện. Trước khikhởi hành, Ban tổ chức sẽ phát quốc kỳ Việt Nam và phù hiệu cho từng người.
3.   Ban An ninh của Đoàn tuần hành vàCảnh sát Nhật đi theo bảo vệ đoàn sẽ xử lý những người lạ mặt cố ý phá hoạiđoàn tuần hành.

Cáccâu khẩu hiệu được phép sử dụng trong cuộc tuần hành:trước mắt dự kiến các khẩu hiệu sau:

1.   Hoàng Sa là của Việt Nam ホアンサはベトナムの領土だ。
2.   Trung Quốc hãy tuân thủ Luật Quốctế 中国は国際法を守れ。
3.   Trung Quốc không được xâm hại ngưdân Việt Nam 中国はベトナム漁民をいじめるな。
4.   Hòa Bình cho Biển Đông 南シナ海に平和を。
5.   Hòa Bình cho cả Biển Hoa Đông 東シナ海にも平和を。
6.   Trung Quốc hãy cư xử xứng đáng lànước lớn 中国は大国らしく振舞え。

Bantổ chức sẽ quy chuẩn hóa chính thức Nội quy và các câu khẩu hiệu được phép sử dụngtrong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi hi vọng số lượng người tham gia tối thiểu là 100 để cóthể hiến hành cuộc tuần hành với ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, để tạo điều kiệncho công tác tổ chức, kính mong mọi người có nhiệt tình giam gia hãy thông báolại qua hình thức comment hoặc inbox trên trang facebook này.

Ban Tổ chức kính báo,

Nguồn: FB Việt Nam Việt Nam 

Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác với đại lục?

(TNO) Bắc Kinh từng cay đắng thừa nhận trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Tưởng Giới Thạch đã không hề “giúp đỡ” đại lục, thậm chí còn chặn một số tàu của đại lục khi đi qua eo biển Đài Loan.

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa
Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Tưởng Giới Thạch không hợp tác với đại lục?
Trung Quốc cáo buộc Tưởng Giới Thạch đã chặn tàu của họ tại eo biển Đài Loan - Đồ họa: TNO
Thông tin trên được báo mạng Nhân dân (people.com.cn) đăng tải ngày 26.10.2011, sau khi dẫn lại nguồn tin từ tờ Thời báo học tập (Study Times - thời báo của Trường đảng Cộng sản Trung Quốc).
Theo People.com.cn, từ sau thập niên 1990, một số ấn phẩm báo chí và tác phẩm văn học của đại lục khi mô tả trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1.1974 đều cho biết Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh “cấp phép” cho tàu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đi qua eo biển Đài Loan để tới biển Đông. Từ đó, nhiều huyền thoại đã được thêu dệt, chẳng hạn các tình tiết: Tưởng Giới Thạch cho tàu đi theo “hộ tống”, “cung ứng”, “bật đèn hải đăng báo hiệu”… cho tàu Trung Quốc trên hành trình tới Hoàng Sa.
Theo People.com.cn, sở dĩ Đài Loan quay lưng lại với đại lục trong trận hải chiến trên bởi cũng tham vọng muốn độc chiếm Hoàng Sa, chứ không hẳn là một biểu hiện cho thấy Đài Loan muốn ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa (lúc bấy giờ là chủ sở hữu hợp pháp của quần đảo Hoàng Sa - NV).
Theo People.com.cn, sau trận hải chiến Hoàng Sa giữa Trung Quốc với Việt Nam Cộng Hòa, do lực lượng tàu chiến của PLA tại biển Đông không đủ, nên một số tàu chiến thuộc hạm đội Hoa Đông được điều tới. Số tàu này khi đi qua eo biển Đài Loan đã bị chính quyền Quốc Dân đảng cố tình chặn lại, không hề có chuyện các nhà chức trách Đài Loan lúc bấy giờ “ủng hộ, nhất trí cho qua”.
Lucy Nguyễn