(ĐVO)
- Đã có hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản do thiếu vốn và tồn
kho hàng hoá. Đó cũng chính là nguyên nhân đã dẫn đến tình trạng sức mua
kém, vốn tín dụng ứ đọng không có ai vay.
“Đúng là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thiếu vốn, việc triển khai quỹ
bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm trễ và chưa đều
khắp. Bên cạnh đó, thuế là vấn đề đau đầu nhất đối với các doanh nghiệp
khu vực này. Nhiều câu hỏi đặt ra là khi nào giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khi thực tế các doanh
nghiệp này đang ở tình cảnh rất khó khăn bi đát” – Ông Vũ Quốc Tuấn -
nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, năm 2012.
Duyên Duyên
Trong số khoảng 100.000 doanh nghiệp
phá sản và ngừng hoạt động, tỷ lệ rơi vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa
chiếm khá nhiều, đấy là chưa kể nhiều hộ kinh doanh cá thể chưa được
liệt vào loại hình doanh nghiệp. Chính vì điều này dẫn đến tình trạng
sức mua kém, lượng hàng tồn kho tăng, vốn tín dụng ứ đọng không có ai
vay.
Không có vốn - sản xuất đình trệ - không trả được lãi vay ngân hàng... là vòng luẩn quẩn. (Ảnh: VnEconomy) |
Bên cạnh đó, ông Bùi Quang Tuấn - Phó
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đã không có quy luật đào
thải tự nhiên bởi “khi nhiều doanh nghiệp khối tư nhân năng động, làm ăn
hiệu quả thì lại phá sản, còn doanh nghiệp trì trệ, bết bát trong khối
doanh nghiệp nhà nước lại sống khỏe” – đấy là vấn đề bất cập và vô lý.
“Chúng ta đang có bàn luận rất sôi nổi
về chuyện giải cứu thị trường bất động sản. Tuy nhiên hoạt động kinh
doanh bất động sản chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh khoảng
0,1% trong giai đoạn 2008 – 2012. Nếu chúng ta dùng khoảng 30.000 tỷ
đồng để cứu thị trường này thì đấy là cách làm ngược. Trong khi nhiều
ngành có sự đóng góp mạnh cho sự tăng trưởng kinh tế như sản xuất, chế
tạo, xuất khẩu… tham gia vào chuỗi giá trị phát triển và là những điểm
sáng của nền kinh tế năm 2012 thì lại không được giải cứu” - ông Bùi
Quang Tuấn băn khoăn.
Cũng theo ông Tuấn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa cần phải được hỗ trợ ngay chính từ nguồn vốn ban đầu, điều này
đang thể hiện cho thấy vai trò từ phía nhà nước là chưa đạt yêu cầu. Đối
với khu vực doanh nghiệp này cần phải có ngay biện pháp giải cứu bằng
cách giảm lãi suất cực thấp. Nếu khu vực doanh nghiệp này phải chờ đến
sự hỗ trợ từ phía nhà nước sau nhiều thời gian thảo luận nữa thì e rằng,
sẽ không còn có cơ hội tồn tại, kéo theo sự hồi phục của tăng trưởng
kinh tế không thể thực hiện được ngay thông qua khu vực doanh nghiệp
này.
“Chúng ta cần phải cứu những thị
trường nào có đóng góp trực tiếp cho sự tăng trưởng thì nên làm, riêng
đối với thị trường bất động sản còn phải luẩn quẩn tại chỗ trong vòng 3 –
4 năm nữa, bởi để giải quyết vấn đề này là phải cần rất nhiều tiền,
trong khi chúng ta chưa giải quyết được vấn đề đầu ra, thậm chí là chúng
ta còn phải tính đến việc vay tiền người nước ngoài như thế nào” – ông
Tuấn lo ngại.
Doanh nghiệp VN teo tóp thành siêu nhỏ
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), năm
2002, Việt Nam mới có 63.000 doanh nghiệp thì từ khi có Luật doanh
nghiệp đến nay, tổng số đã có trên 694.000 doanh nghiệp thành lập. Tuy
nhiên, tính đến ngày 31/12/2012, chỉ còn 312.600 doanh nghiệp đang hoạt
động và 2/3 trong số đó không thể lớn lên nổi, thậm chí có xu hướng nhỏ
đi về quy mô.
Trong đó, có 44,7% giữ nguyên quy mô nhỏ trong suốt 10 năm được
theo dõi. 1/3 doanh nghiệp còn lại có thay đổi quy mô thì thực chất VCCI
cho biết có tới 18,2% đã… quay trở lại quy mô siêu nhỏ, tức thụt lùi.
Chỉ có 8,74% doanh nghiệp nhỏ phát triển thành doanh nghiệp có quy mô vừa và chỉ 6,55% thành quy mô lớn.
Doanh nghiệp quy mô vừa cũng trong tình cảnh có xu hướng nhỏ đi.
Cụ thể, VCCI cho biết có đến 38,7% doanh nghiệp vừa đã chuyển thành
doanh nghiệp nhỏ và 5,12% thậm chí bị chuyển thành doanh nghiệp siêu
nhỏ.
Chỉ có khoảng 27% doanh nghiệp vừa năm 2002 lớn lên thành doanh
nghiệp quy mô lớn năm 2011. Như vậy, cũng có tới 2/3 doanh nghiệp vừa
giữ nguyên quy mô, nhỏ đi và chỉ có gần 1/3 là lớn lên.
Bên cạnh đó, quy mô bình quân của doanh nghiệp về lao động cũng
đang thu hẹp dần. Cụ thể, lao động bình quân đang là 74 người/doanh
nghiệp năm 2002 đã giảm chỉ còn 34 lao động năm 2011.
Còn khu vực doanh nghiệp nhà nước lại tăng từ 421 lao động/doanh nghiệp năm 2002 lên tới 490 lao động/doanh nghiệp năm 2011.
|
Copy từ: Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét