Mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo.
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/159177/se-co-phan-hoa-500-dnnn-trong-2-nam.html
Trong hai năm tới Việt Nam sẽ thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhiều năm qua sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ rõ qua những khoản nợ khổng lồ. Mặc dù chúng được ưu đãi rất nhiều. Với tình trạng điều hành, quản lý mà lỗ mãi như thế thì bán là chuyện tất nhiên. Những doanh nghiệp công ty này do nhà nước sở hữu, giờ được phép bán đến 60% cổ phần, tức là quyền kiểm soát không thuộc về nhà nước Việt Nam nữa. Vì sao phải 60%, vì nếu dưới 50% cổ phần được bán ra thì sở hữu lớn nhất vẫn là của những người đã từng làm doanh nghiệp thua lỗ được quyền điều hành doanh nghiệp.
Làm ăn lỗ thì phải bán, chuyện thường.
Nhưng đặc thù là một nước XHCN do Đảng lãnh đạo, mọi doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo là thành nếp từ xưa đến nay. Mới đây ĐCSVN còn lập ra ban kinh tế Trung Ương để nắm kinh tế đất nước. Nay lại bán các doanh nghiệp đi. Vậy Đảng hay ban kinh tế của Đảng sẽ còn gì để quản lý kinh tế khi mà bán hết các doanh nghiệp nhà nước sở hữu .?
Chắc ban kinh tế trung ương lập ra để giải quyết việc cổ phần hóa doanh nghiệp. ? Chứ không phải là quản lý như trước đây.
Có thể, vì sau khi tuyên bố ban kinh tế trung ương nắm quyền kiểm soát kinh tế đất nước thì sau đó là quyết định phải gấp rút cổ phần hóa doanh nghiệp để giải quyết tình trạng thua lỗ và để đủ tiêu chuẩn cho Việt Nam tham gia TPP.
Nếu vậy ĐCSVN đã xác định thời gian tới đây sẽ buông dần quản lý kinh tế đất nước qua những doanh nghiệp mình sở hữu. Một khi đã bán cho người nước ngoài, tham gia TPP. Đảng không thể còn ra những chính sách kính tế theo ý mình, mà phải còn cân nhắc đến các yếu tố bên ngoài. Thế còn gì là CNXH nữa nhỉ, phải chăng đây mới là điểm mà ông TBT Trọng nói - còn trăm năm nữa chưa biết đến CNXH hay không.?
Một khi đã lập ra ban kinh tế trung ương để chủ trương việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước sở hữu cho nước ngoài và tư nhân, thì mặc nhiên ai cũng thấy con đường CNXH chuyên chính , kinh tế chủ đạo đất nước do giai cấp vô sản nắm giữ đã trở thành mờ nhạt.
Vấn đề là ai sẽ là người mua cổ phần các doanh nghiệp này. Người Trung Quốc hay người Mỹ.? Hay đồng chí X, Y nào đó đánh giá rẻ mạt một doanh nghiệp, để người nhà đồng chí lập công ty vay tiền ngân hàng mua lại doanh nghiệp đó. ( có khí nói tiền vay ngân hàng nhưng ngân hàng lại chính do người nhà các đồng chí nắm cổ phần)
Hãy hình dung, người Trung Quốc mua doanh nghiệp và người của đồng chí X, Y nào đó mua doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp cổ phần đổi tên mới, phải cơ cấu, cải tổ, lợi nhuận thu về để đóng thuế chẳng hy vọng là bao. Chưa kể được miễn thuế khi đổi tên, đổi chức năng làm mới từ đầu. Chưa kể là có cổ phần của đồng chí X, Y nào nên khoản thuế má được châm chước.
Số tiền bán được các doanh nghiệp này sẽ dùng vào mục đích gì.? Tất nhiên là mục đích quốc gia như trả nợ nước ngoài , trả lương hưu cho cán bộ lão thành, trả lương bổng cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ít nhất vài năm nữa quỹ lương hưu sẽ không vỡ, các chiến sĩ lực lượng vũ trang không phải lo lắng về cuộc sống.
Cám ơn chính sách của Đảng và quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không bán thì để còn lỗ mà không hợp điều kiện mới khi sắp vào TPP. Bán đi cắt lỗ lại có tiền trang trải việc khác. Nhờ thế tình hình chính trị xã hội của Việt Nam còn ổn định được vài năm nữa.
Sau vài năm đấy, các ông chủ người Trung Quốc ( hoặc Mỹ ) cùng với các ông chủ là con cháu đồng chí X, Y sẽ lo lắng gánh vác nền kinh tế đất nước qua các doanh nghiệp họ nắm giữ, cùng với dàn thiên tài lãnh đạo trẻ mới nổi gần đây là Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình. Những giai cấp mới và trẻ trung năng động này sẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của chủ tịch HCM vĩ đại.
Nhân dân ta phải cám ơn những nhà lãnh đạo CSVN đã lo lắng. Đúng như họ vẫn nói - mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo- Quả thật cái từ băng rôn ở vòng hoa của một đám ma mà còn để ý lo được, thì có gì mà Đảng ta không bao quát hết được.
Trong hai năm tới Việt Nam sẽ thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhiều năm qua sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ rõ qua những khoản nợ khổng lồ. Mặc dù chúng được ưu đãi rất nhiều. Với tình trạng điều hành, quản lý mà lỗ mãi như thế thì bán là chuyện tất nhiên. Những doanh nghiệp công ty này do nhà nước sở hữu, giờ được phép bán đến 60% cổ phần, tức là quyền kiểm soát không thuộc về nhà nước Việt Nam nữa. Vì sao phải 60%, vì nếu dưới 50% cổ phần được bán ra thì sở hữu lớn nhất vẫn là của những người đã từng làm doanh nghiệp thua lỗ được quyền điều hành doanh nghiệp.
Làm ăn lỗ thì phải bán, chuyện thường.
Nhưng đặc thù là một nước XHCN do Đảng lãnh đạo, mọi doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo là thành nếp từ xưa đến nay. Mới đây ĐCSVN còn lập ra ban kinh tế Trung Ương để nắm kinh tế đất nước. Nay lại bán các doanh nghiệp đi. Vậy Đảng hay ban kinh tế của Đảng sẽ còn gì để quản lý kinh tế khi mà bán hết các doanh nghiệp nhà nước sở hữu .?
Chắc ban kinh tế trung ương lập ra để giải quyết việc cổ phần hóa doanh nghiệp. ? Chứ không phải là quản lý như trước đây.
Có thể, vì sau khi tuyên bố ban kinh tế trung ương nắm quyền kiểm soát kinh tế đất nước thì sau đó là quyết định phải gấp rút cổ phần hóa doanh nghiệp để giải quyết tình trạng thua lỗ và để đủ tiêu chuẩn cho Việt Nam tham gia TPP.
Nếu vậy ĐCSVN đã xác định thời gian tới đây sẽ buông dần quản lý kinh tế đất nước qua những doanh nghiệp mình sở hữu. Một khi đã bán cho người nước ngoài, tham gia TPP. Đảng không thể còn ra những chính sách kính tế theo ý mình, mà phải còn cân nhắc đến các yếu tố bên ngoài. Thế còn gì là CNXH nữa nhỉ, phải chăng đây mới là điểm mà ông TBT Trọng nói - còn trăm năm nữa chưa biết đến CNXH hay không.?
Một khi đã lập ra ban kinh tế trung ương để chủ trương việc bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước sở hữu cho nước ngoài và tư nhân, thì mặc nhiên ai cũng thấy con đường CNXH chuyên chính , kinh tế chủ đạo đất nước do giai cấp vô sản nắm giữ đã trở thành mờ nhạt.
Vấn đề là ai sẽ là người mua cổ phần các doanh nghiệp này. Người Trung Quốc hay người Mỹ.? Hay đồng chí X, Y nào đó đánh giá rẻ mạt một doanh nghiệp, để người nhà đồng chí lập công ty vay tiền ngân hàng mua lại doanh nghiệp đó. ( có khí nói tiền vay ngân hàng nhưng ngân hàng lại chính do người nhà các đồng chí nắm cổ phần)
Hãy hình dung, người Trung Quốc mua doanh nghiệp và người của đồng chí X, Y nào đó mua doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp cổ phần đổi tên mới, phải cơ cấu, cải tổ, lợi nhuận thu về để đóng thuế chẳng hy vọng là bao. Chưa kể được miễn thuế khi đổi tên, đổi chức năng làm mới từ đầu. Chưa kể là có cổ phần của đồng chí X, Y nào nên khoản thuế má được châm chước.
Số tiền bán được các doanh nghiệp này sẽ dùng vào mục đích gì.? Tất nhiên là mục đích quốc gia như trả nợ nước ngoài , trả lương hưu cho cán bộ lão thành, trả lương bổng cho các chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ít nhất vài năm nữa quỹ lương hưu sẽ không vỡ, các chiến sĩ lực lượng vũ trang không phải lo lắng về cuộc sống.
Cám ơn chính sách của Đảng và quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không bán thì để còn lỗ mà không hợp điều kiện mới khi sắp vào TPP. Bán đi cắt lỗ lại có tiền trang trải việc khác. Nhờ thế tình hình chính trị xã hội của Việt Nam còn ổn định được vài năm nữa.
Sau vài năm đấy, các ông chủ người Trung Quốc ( hoặc Mỹ ) cùng với các ông chủ là con cháu đồng chí X, Y sẽ lo lắng gánh vác nền kinh tế đất nước qua các doanh nghiệp họ nắm giữ, cùng với dàn thiên tài lãnh đạo trẻ mới nổi gần đây là Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình. Những giai cấp mới và trẻ trung năng động này sẽ đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của chủ tịch HCM vĩ đại.
Nhân dân ta phải cám ơn những nhà lãnh đạo CSVN đã lo lắng. Đúng như họ vẫn nói - mọi việc đã có Đảng và nhà nước lo- Quả thật cái từ băng rôn ở vòng hoa của một đám ma mà còn để ý lo được, thì có gì mà Đảng ta không bao quát hết được.
Copy từ: Người Buôn Gió’ blog
........................