CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Chiếc áo giáp cho quỷ dữ



Hoàng Anh

Thoạt nhìn, chuyện đề xuất dự thảo cho phép công an được phép bắn vào người chống đối không ăn nhập gì với việc đặt ra chuyện “sửa đổi Hiến pháp”. Cũng có người nói đây là cách tung hỏa mù để người dân và dư luận bức xúc, đặng quên đi những chuyện lùng bùng xung quanh nỗ khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Dự đoán như vậy có thể đúng, cũng có thể chưa chuẩn. Nhưng cả hai việc, một ở tầm vĩ mô, một ở tầm cụ thể, đều thể hiện một điều hết sức rõ ràng: Trong một xã hội mà luật pháp không thực sự được coi trọng, luật chơi thường được quyết định bởi kẻ mạnh.
Hiến pháp vốn dĩ không phải là thứ có thể tùy tiện đưa lên đặt xuống để thêm bớt vài điều theo ý chí và sự tùy hứng của một phe nhóm. Hiến pháp, về bản chất, là sự thể hiện quyền lực và lợi ích quốc gia, thể hiện ý chí của những chủ nhân của nó: Nhân dân. Quyền lực nhà nước, không gì hơn chỉ là một quyền phái sinh, một thứ chỉ có được khi những chủ nhân của quốc gia quyết định hy sinh từ quyền năng tự nhiên và tuyệt đối của họ một phần tự do để đổi lại sự bảo vệ trên cơ sở công bằng khỏi những sự tấn công bản năng. Có thể hình dung rằng: nhân dân là chủ nhân, là cha mẹ sinh ra quyền lực và phó thác nó vào một đứa con chung là Nhà nước. Do sự nhượng đắp của nhiều người, dĩ nhiên đứa con có tầm vóc và sức khỏe hơn mỗi cha mẹ của nó.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự thông thái, cha mẹ có thể tiên lượng trước rằng sự tùy tiện khi đứa con chung sử dụng quyền lực sẽ là thảm họa cho họ và cho chính nó. Ở một số nơi, người ta buộc đứa con phải ký vào một khế ước để đảm bảo quyền phế truất và thu hồi lại quyền phái sinh đã cho đi. Khế ước đó chắc chắn rằng: Với quyền lực được tạo ra từ quyền năng tự nhiên của loài người, Nhà nước chỉ được phép làm những gì nó được cho phép. Ngược lại, bằng quyền năng tự nhiên, cha mẹ của nhà nước sẽ chỉ không can thiệp vào quá trình thực thi nghiêm túc của Nhà nước. Nhưng giới hạn đó là duy nhất. Nếu sự nghiêm túc đó bị coi thường, đồng nghĩa khế ước bị vi phạm, Nhà nước phái sinh sẽ bị tiêu diệt. Điều này hình thành nên quy luật kinh điển của nền Pháp quyền: “Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật CHO PHÉP. Người dân được làm tất cả những gì pháp luật KHÔNG CẤM!”.
Nhưng xã hội loài người không luôn tuân theo một khuôn mẫu một cách dễ dàng. Quái thai của một loại nhà nước là những kiểu chính thể độc tài, toàn trị. Đó là khi đứa con hoang tưởng về sức mạnh của mình. Nó say mê quyền lực khi so sánh nó với mỗi người dân đơn lẻ. Và khi không bị ràng buộc, nó tự hào về cơ thể tráng kiện của mình và chắc chắn rằng, gã nông dân luộm thuộm kia không phải là cha mẹ nó. Bằng cách áp đặt, nó bắt gã lại, hoặc giết gã đi. Những biến dị khác tạo nên tính quái thai của các hình thái nhà nước mà quyền lực tối cao nằm trong tay một hay một nhóm người. Và tất cả biểu hiện dễ nhận thấy là nó thường chà đạp lên các giới hạn mà lẽ ra nó phải tôn trọng.
Quá trình làm và sửa Hiến pháp của ViệtNamđược thực hiện bởi Đảng Cộng sản rõ ràng là một kịch bản kinh điển của tình trạng con bức tử cha mẹ vì tin rằng không ai đẻ ra nó ngoài nó. Một Hiến pháp không bao giờ được thực hiện bởi Quốc hội mà không tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Hiến pháp, thêm nữa, chỉ có thể được làm ra trên nguyên tắc thỏa thuận, nghĩa là hai bên đều được ngồi vào đàm phán ở một vị thế ngang bằng, và hiểu rõ mình có thể được gì và mất gì trong quá trình đó. Do vậy, việc lấy ý kiến đóng góp dựa trên một bản dự thảo “bất di bất dịch” là điều không công bằng. Thêm nữa, không ở một quốc gia có pháp luật thượng tôn nào mà việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện từ một nghị quyết do một đảng cầm quyền ấn xuống, từ một nghị quyết của một quốc hội bù nhìn, và bởi một nghị quyết của chính phủ là công cụ của chính đảng cầm quyền đó.
Đảng phái, tự bản chất của nó, không bao giờ đại diện và đủ khả năng đại diện cho quyền lực. Mối tương quan giữa đảng phái, chính phủ và quốc gia rõ ràng cũng không phải là một logic hợp lý theo cách áp dụng ở ViệtNam. Và chuyện một đảng phái đại diện cho quyền lợi của một quốc gia càng là một chuyện không tưởng và lố bịch. Bởi vì một nguyên do thật đơn giản: có chung mục đích và quyền lợi thì người ta mới trở thành một nhóm hoặc một đảng. Và khi được gọi là một đảng (ví dụ Đảng Cộng sản) tự nó đã tách biệt lợi ích với phần còn lại. Có nghĩa là, cho đến khi nó còn tên gọi, vẫn luôn luôn và song hành tồn tại các nhóm lợi ích khác. Sự tách biệt này phản ánh xu hướng xung đột luôn luôn có thể xảy ra. Đảng phái cũng là thứ luôn theo đuổi các lợi ích của mình, nên nếu nó sáp nhập quyền lực nhà nước vào làm công cụ để kiếm tìm lợi ích, thì quyền lợi của các nhóm khác tự khắc sẽ bị triệt tiêu hoặc bắt giam. Đây là sự lưu manh hóa, lợi ích nhóm hóa quyền lực.
Như vậy, nếu như đảng phái theo đuổi một mục tiêu lợi ích và có tham vọng riêng biệt thì nó không thể đồng nhất với Chính phủ, và nhất là không đồng nhất với Lợi ích quốc gia. Lợi ích quốc gia là thứ lợi ích đảm bảo và chia sẻ cho mọi thành viên trong quốc gia đó, bao hàm cả lợi ích của cái đảng kia. Trong bối cảnh đó, Chính phủ luôn là một công cụ đảm bảo rằng nó duy trì được trật tự xã hội sao cho mọi đảng phái, mọi người dân đều có một vị thế công bằng trong công cuộc theo đuổi các lợi ích của riêng mình. Và cho đến khi cái Chính phủ được lập ra vẫn giữ được tính trung lập (nó có thể bị chi phối bởi nhóm lợi ích lớn nhất) trước lợi ích của các nhóm, sự vận hành của nó vẫn buộc phải tuân thủ những giới hạn mà đại diện của quyền lực tuyệt đối (đại diện của nhân dân, là Nghị viện hoặc Quốc hội) và bản thân sự giám sát của Xã hội dân sự (thông qua báo chí, truyền thông tự do) đặt ra.
Thật khó mà lý giải được tính có lý của việc áp đặt vị thế của một đảng có xu hướng chính trị hay một nhóm lợi ích lên trên Lợi ích quốc gia. Nhưng như thế vẫn chưa phải đã định ra một nguyên tắc chung cuộc. Vì đứa con cứ luôn hoang tưởng rằng từ khi nó được sinh ra thì tổ tiên ông bà của nó, những người đã chết và những kẻ đang còn sống, đều phải là nô lệ, đều bị phủ nhận bởi sức mạnh và quyền lực của nó. Bằng mọi cách, nó thụ đắc thứ quyền lực ảo tưởng của mình với một niềm tin bất diệt về sự vĩ đại vĩnh hằng và một tín niệm quái thai rằng chỉ có một kẻ vĩ đại duy nhất đã sinh ra nó: Chính là Nó! Và khi nó thừa hiểu những kẻ võ biền, những tay lái lợn và những đứa đao phủ được trao vào tay mọi quyền lực để nhổ nước dãi quỷ dữ vào Sự thật, tất cả những gì chúng cần làm là áp đặt.
Sự thật về mọi đế chế được đảm bảo bởi bạo lực, tham vọng vô văn hóa đều đã tỏ tường, cho dù khi ở đỉnh cao, chúng làm mọi cách để thể hiện sự bất diệt và vĩ đại. Và trên thực tế, chẳng cần là người ham bàn luận hay uyên thâm lý thuyết mới có thể nhận ra giữa một xã hội vô luật và một quy định cho phép công an trở thành trang bị của chính quyền được phép bắn dân tùy tiện là một mối liên hệ Nhân-Quả. Chỉ có điều, nếu dự định này được chuẩn y, con quỷ dữ sẽ được khoác thêm áo giáp. Ai dám đảm bảo rằng mỗi khi những kẻ mặc áo đeo sao kia bắn một người bất kỳ là lúc chúng đang thi hành công vụ? Ai sẽ đứng ra làm trọng tài cho những cuộc tranh cãi giữa lẽ phải của những người dân bị buộc phải phản kháng như hoàn cảnh của những người nông dân lấn biển mở đất ở Tiên Lãng? Và phải chăng, Đảng quyết định trang bị cho lực lượng tự xưng “còn Đảng còn mình”, “tuyệt đối trung thành với Đảng” siêu quyền đồ sát, vượt trên cả bộ máy tư pháp, tòa án, công tố để kết tội chết cho tất cả người dân và tuyên chiến với lợi ích quốc gia, dân tộc?
H. A.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxit Việt Nam

Bao giờ hết cô lập, đe dọa những người bất đồng chính kiến?


RFA-18-03-2013
LS Lê Thị Công Nhân (trái), Ngô Duy Quyền (phải) trong ngày sinh nhật một tuổi con của cô em gái LTCN.
LS Lê Thị Công Nhân (trái), Ngô Duy Quyền (phải) trong ngày sinh nhật một tuổi con của cô em gái LTCN.
Hình: Gia đình LTCN cung cấp

Tin chúng tôi nhận được vào sáng hôm nay cho biết anh Ngô Duy Quyền, chồng của luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân cùng với ông Lê Anh Hùng nguyên biên tập viên của nhà xuất bản Thanh Niên đã về thôn Cổ Dũng xã Đông La,  Đông Hưng tỉnh Thái Bình để thăm người tù nhân bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Túc hiện đang bệnh nằm tại nhà sau khi thụ án 4 năm tù về tội tuyên truyền chống lại nhà nước.
Khi lên xe trở về lại Hà Nội thì cả hai người bị công an mặc thường phụ chặn lại không cho lên xe. Vào lúc 2 giờ 30 chiều hôm nay luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết tình hình của chồng chị là anh Ngô Duy Quyền như sau:
Một nhân viên an ninh mặc thường phục nó giật luôn cái điện thoại của anh Quyền. Anh Trương Văn Dũng cái người biểu tình nhỏ con hay bị công an bắt và đợt vùa rồi bị giữ bên Lộc Hà anh ấy gọi cho anh Quyền và hai người đang nói chuyện thì bị nó giật cái điện thoại của anh Quyền. Nó cũng chưa đưa về đồn mà vẫn chặn cái xe đò không cho hai người nầy lên xe, không cho họ đi và chặn cả cái xe lại.
Nói về ông Lê Anh Hùng, luật sư Lê Thị Công Nhân cho biết:
Chú Lê Hùng đã gần 70 tuổi chú là biên tập viên của nhà xuất bản Thanh Niên và đã về hưu. Chú bị bắt rất nhiều lần ra Lộc Hà vì biểu tình chống Trung Quốc. Chú là một thành viên kỳ cựu của nhóm biểu tình No U.
Tình hình Việt Nam thì như vậy, tức là chỉ đến thăm hỏi người ta thôi, từ tình cảm cá nhân đến thăm hỏi thôi cũng bị đối xử như vậy. Họ muốn cô lập và đối xử với người ta bằng hình thức khủng bố tinh thần cho người ta kinh hãi, không dám tiếp cận, không dám liên quan gì đến
LS.Lê Thị Công Nhân
Công Nhân đang chuẩn bị tinh thần nếu tối nay nó không thả thì sáng mai ba bà cháu dắt díu nhau xuống dưới đấy để đòi người. Không biết làm cách nào khác vì cũng chưa có tin tức gì nữa.
Bà Bùi Thị Rề vợ của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Túc xác nhận tình trạng công an làm khó dễ đối với hai người khách tới thăm chồng bà đang nằm điều trị bệnh tại nhà:
Hôm nay có hai chú ở Hà Nội về thăm sức khỏe của chồng tôi vì ông ấy bị ốm. Về đây rồi khi ra kia thì công an nó đang chặn lại nó bắt ở ngoài kia mà anh Túc lại đang ốm không biết làm sao.
Nhận xét về cách khủng bố tinh thần này của công an, luật sư Lê Thị Công Nhân, người cũng từng bị tù đày vì tranh đấu cho tự do dân chủ chia sẻ:
Tình hình Việt Nam thì như vậy, tức là chỉ đến thăm hỏi người ta thôi, từ tình cảm cá nhân đến thăm hỏi thôi cũng bị đối xử như vậy. Họ muốn cô lập và đối xử với người ta bằng hình thức khủng bố tinh thần cho người ta kinh hãi, không dám tiếp cận, không dám liên quan gì đến. Gieo rắc cái nỗi sợ ấy là một ý đồ, việc làm rất sai trái, thâm độc và rất nhiều người đã bị như vậy.
Người tù chính trị Nguyễn Văn Túc mãn hạn tù 4 năm vào ngày 10.9.2012 . Ông bị bắt vào ngày 10.9.2008 và bị nhà cầm quyền kết án 4 năm về tội tuyên truyền lật đổ chính quyền. Tuy đang nằm liệt tại nhà ông Túc vẫn tiếp tục bị công an cô lập bằng nhiều cách kể cả ngăn chặn bạn bè thân hữu tới thăm tại gia đình riêng của ông như đang xảy ra vào ngày hôm nay
 
 


Copy từ: RFA

Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi bảo vệ quốc gia chống Trung Quốc gây hấn


Không ảnh của hãng Kyodo cho thấy các tàu hải giám, tàu kiểm ngư Trung Quốc vây quanh tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 18/09/2012.
Không ảnh của hãng Kyodo cho thấy các tàu hải giám, tàu kiểm ngư Trung Quốc vây quanh tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh chụp ngày 18/09/2012.
REUTERS/Kyodo/Files

Tú Anh
Trong diễn văn chào mừng 424 tân khoa võ bị, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi các tân sĩ quan Nhật Bản gìn giữ quê hương chống hành động « khiêu khích » của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại Senkeku/Điếu Ngư. Trong số sĩ quan tốt nghiệp có sinh viên Việt Nam.

Theo Thủ tướng Shinzo Abe thì tình hình an ninh quốc gia hiện nay rất nghiêm trọng. Chủ nhật hôm nay 17/03/2013, trong buổi lễ gắn cấp bậc cho các tân sĩ quan vừa tốt nghiệp 4 năm võ bị ở Yokosuka, Thủ tướng Nhật tuyên bố rằng : « Khác với tình hình 4 năm trước, đất nước của chúng ta, từ lãnh thổ, lãnh hải đến không phận đang bị khiêu khích liên tục ». Ông nhắn nhủ các tân sĩ quan là « thực tế sa trường mà (họ) phải đối phó sẽ rất gian khổ » và mong rằng các sĩ quan sẽ tận tụy « quên mình trên chiến địa để bảo vệ non sông và dân tộc ».
AFP nhân định Thủ tướng Nhật sử dụng thông điệp bi tráng để mô tả tình hình tranh chấp với Trung Quốc và ông không ngần ngại trích lại nguyên văn một lời tuyên bố bất hủ của cố Tổng thống Mỹ Theodor Roosevelt đọc tại Paris năm 1910 : « Danh thơm thuộc về những người thực sự tham gia trận mạc với khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, máu và nước mắt ».
Cũng theo AFP, trong số 427 tân sĩ quan hiện diện trong buổi lễ tốt nghiệp tại Yokosuka có 27 nữ sinh viên và 11 sinh viên nước ngoài đến từ Cam Bốt, Indonesia, Mông Cổ, Thái Lan và Việt Nam.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa tàu hải giám áp sát quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư. Ngày Chủ nhật hôm nay, ba tàu Trung Quốc xuất hiện cách đảo Kubajima khoảng 25 hải lý.


Copy từ: RFI

HÃY CẢNH GIÁC VỚI TRUNG QUỐC

Nhật Bản cảnh giác cao độ đối với Trung Quốc

Ông Lý Quang Diệu: 
“Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”
"Singapore không tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi
dậy của Trung Quốc.
Cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore vừa được xuất bản.
Trong cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết.

Cũng theo những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo, tính “đàn hồi” cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và “lấy lại” được tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Nhưng trong cuốn sách có tiêu đề “Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China, the United States and the World” (tạm dịch: Lý Quang Diệu: Những cái nhìn sâu về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới) ông Lý cũng cho rằng, quá trình thực hiện chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Tổng thống Obama đang cho thấy những vấn đề về chính sách của nước Mỹ. Đây là cuốn sách gồm tập hợp các bài phỏng vấn ông Lý của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới như Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne.
Ông Lý Quang Diệu, cha của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Nếu nước Mỹ muốn có sự ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển chiến lược của khu vực châu Á, họ không thể tiếp tục thực thi các chính sách ‘đến rồi đi’ như hiện nay”.
Trong lúc Mỹ đang tỏ ra thiếu những bước đi dứt khoát và quan trọng tại châu Á thì Trung Quốc đã và đang nổi lên với tham vọng không thể giấu diếm là muốn “hất cẳng” Mỹ để trở thành một siêu cường thống trị khu vực này trong thế kỷ 21.
"Liệu một quốc gia hùng mạnh và đã gần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa như Trung Quốc sẽ có thái độ ‘tử tế và hiền hòa’ với Đông Nam Á giống như những gì Mỹ đã thực hiện suốt từ năm 1945 đến nay hay không? Singapore không tin và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Vietnam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.
Đi cùng với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm. “Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một “đế quốc” giống như họ đã từng trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước chư hầu. Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền. Nhưng khi họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng họ đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và những nước nhỏ nên “biết điều” về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung Quốc”, ông Lý viết trong cuốn sách.
"Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, cựu Thủ tướng Singapore nói.
“Người Trung Quốc cần phải biết nhận ra bài học lịch sử mà Đức, Nhật đã từng vấp phải. Sức mạnh cạnh tranh của họ, tầm ảnh hưởng của họ và những nguồn tài nguyên mà họ khao khát đã dẫn cả thế giới này đến 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20. Nước Nga đã phạm phải sai lầm khi rót quá nhiều ngân sách vào cho quân đội, quốc phòng và hậu quả là nền kinh tế - xã hội của họ sụp đổ một cách vô cùng nhanh chóng. Đó chính là những gì tôi nhìn thấy ở Trung Quốc hiện nay. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ
sẽ tự phá sản”, vị cựu Thủ tướng Singapore nói.
“Chính vì thế, Trung Quốc hãy biết cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!”. Khi được hỏi: Liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không? Ông Lý cho rằng nếu chỉ xét về con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì việc Trung Quốc vượt Mỹ trong một tương lai gần là điều không còn cần phải bàn cãi nhưng điều quan trọng hơn cả là khả năng sáng tạo của Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể đuổi kịp đối thủ ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương. “Văn hóa của người Trung Quốc không cho phép trao đổi những ý tưởng một cách tự do hay cạnh tranh sòng phẳng và chính vì thế họ sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ”, ông Lý nói, “Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”.
Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình
Khi nói về vị tân tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cũng đưa ra những nhận xét khá đáng chú ý: “Ông ta là rất kín đáo. Không bao giờ ông ta tỏ thái độ là ông ta không muốn nói chuyện với bạn nhưng ông ta cũng luôn thể hiện quan điểm rằng chẳng điều gì có thể làm ông ta thay đổi cái nhìn về những cái mà ông yêu hoặc ghét.Ông ta luôn mỉm cười một cách dễ chịu bất kể bạn có nói điều gì khiến ông ta ngạc nhiên hoặc khóchịu. Ông ta là một kẻ có tâm hồn bằng thép”.
(...) 
(Nguồn:Từ Email of PGS,TS Vũ Trọng Khải)

Copy từ: Bùi Văn Bồng

VĨNH PHÚC: DIỄN BIẾN MỚI NHẤT VỤ ĐƯA QUAN TÀI ĐI ĐÒI CÔNG LÝ

Những hình ảnh liên tục từ 12h - 18h15 hôm nay tại Vĩnh Phúc: 
Trên mỗi bức ảnh đều có ghi rõ thời gian chụp ảnh
Vì cần đưa lên ngay, nên chưa kịp sắp xếp theo thời gian

Anh Nguyễn Tuấn Anh (27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bị đánh chết rồi ném xuống nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y lần 1 kết luận say rượu ngã chết đuối. Hôm sau mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn cất, anh Tuấn có 1 con lớn 2 tuổi, đứa con thứ 2 đang trong bụng mẹ.
.
Cảnh sát cơ động tập trung ngày càng nhiều
 
Nơi anh Nguyễn Tuấn Anh bị đánh chết, theo 1 số nguồn tin thì có khoảng 20 người tập trung đánh anh.

Gia đình bên quan tài

Người dân ước tính có khoảng 2000 công an.

Học sinh tan học cũng kéo ra.



Người dân kéo đến ngày càng đông.


Phụ nữ cũng được huy động

Nơi tìm thấy xác Nguyễn Tuấn Anh sau vài ngày dưới nước, dù bị gãy hết răng và xương sườn, máu tụ trong não nhưng pháp y kết luận say rượu ngã chết đuối.


Người nhà kiên quyết không cho chôn.








Người dân ước tính có khoảng 2000 công an.


Cụ già đang đến viếng


Nhiều người không quen biết cũng đến viếng.

Tình hình căng thẳng khi 2 xe đưa cảnh sát cơ động tới.


Người dân dù không quen biết cũng tự nguyện góp tiền phúng viếng

Cảnh sát cơ động tập trung ngày càng nhiều



Mổ pháp y lần 2 kết luận chết do bị đánh, vụ án đã khởi tố, người đánh đã bị bắt, người chết đang phân hủy, gia đình đồng ý đưa đi chôn.

Công an chặn các ngả đường đi đến chỗ để quan tài






Toàn cảnh khu vực mổ pháp y lần 2





Xe công an chở các ông bà già đưa đi chôn.


Nguồn: FB LANG LE


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện