CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Câu hỏi dành cho ông Lê Doãn Hợp, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông


Ngọc Thu / Ba SàmNhững gì đang xảy ra trên Biển Đông hôm nay là kết quả của mối quan hệ không rõ ràng giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung trong nhiều năm qua, cũng như cách hành xử thiếu minh bạch của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với những thông tin về chủ quyền, biển đảo của đất nước.
Từ lâu, hễ ai nhắc đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đều bị cho là “phản động”, bị “các thế lực thù địch” giựt dây, chống phá, nhẹ thì bị sách nhiễu, mất việc, nặng thì có thể bị đi tù dài hạn.

Đầu năm 2009, chỉ vì đăng bài “Tản mạn cho đảo xa” của nhà báo Trung Bảo và bài “Hận Nam quan” của nhà thơ Hoàng Cầm trên báo Xuân Kỷ Sửu, mà báo Du Lịch đã bị phạt đình bản 3 tháng. Ông Lê Doãn Hợp, trong vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông lúc đó, đã ký lệnh đóng cửa báo Du Lịch vào ngày 14/4/2009, do đưa các tin tức “phức tạp”, “nhạy cảm” về vấn đề tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa với Trung Quốc.
Bài “Tản mạn cho đảo xa” của Trung Bảo đã ca ngợi những sinh viên, thanh niên xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hồi năm 2007. Trong bài có đoạn: “Nếu có ‘kẻ xấu’ nào đó ‘kích động’ người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những ‘kẻ xấu’ này. Ngược lại, khi ‘người tốt’ tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng ‘người tốt’ này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ”.
Bài báo đã thể hiện lòng yêu nước, nỗi lo lắng của một nhà báo, một người dân Việt Nam khi nhìn thấy Trung Quốc đang từ từ gặm nhấm đất đai, lãnh thổ của Tổ Tiên mình. Không được cổ vũ, khen ngợi, thay vào đó là tờ báo do cha mình, ông Nguyễn Trung Dân, phó Tổng Biên tập, đã bị đình bản, khiến mấy chục phóng viên và nhân viên tờ báo bị thất nghiệp trong nhiều tháng, bản thân ông Nguyễn Trung Dân cũng bị cách chức và bị thu hồi thẻ nhà báo.
Trên blog cá nhân, nhà báo Trung Bảo đã tâm sự: “Giờ đây, suốt ngày hôm nay, tôi cứ tự hỏi mình mà chẳng đưa ra nổi câu trả lời, rằng: ‘Nếu ta làm đúng sao lại khiến nhiều người bị ảnh hưởng như vậy? Vậy là ta đã sai hay đúng?’ Tôi ngây thơ chăng khi đưa ra câu hỏi này? Vẫn biết rằng, giá phải trả cho sự thật bao giờ cũng lớn nhưng giờ đây có nhiều người đang phải chịu hậu quả do việc làm của mình. Thật ân hận”.
Và hôm nay, khi Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan 981 đặt trên lãnh hải Việt Nam, liên tục sách nhiễu, quấy phá vùng biển nước ta, chắc chắn một phần trách nhiệm thuộc về ông Lê Doãn Hợp. Trong vai trò Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông từ năm 2007-2011, chính ông đã bịt miệng báo chí, cấm đưa những thông tin liên quan tới chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền nơi biên giới, lãnh thổ như Ải Nam Quan đã bị Trung Quốc chiếm đoạt.
Những câu hỏi mà nhà báo Trung Dân, Trung Bảo đặt ra trong các bài viết của mình, rất cần những câu trả lời từ ông Lê Doãn Hợp.
Mời bà con đọc lại hai bài viết “Ai phải trả lời” của nhà báo Nguyễn Trung Dân, Phó TBT báo Du Lịch, đăng trên BBC, và bài “Tản mạn cho đảo xa” của nhà báo Trung Bảo.
Ngọc Thu
——

Ai phải trả lời?

Nguyễn Trung Dân
27-09-2009
H2Tôi đã thử đặt trên bàn hai thứ: Một là các trang báo Du lịch số Xuân 2009 với các bài viết mà vì nó, báo bị đình bản ba tháng – và cho đến tận hôm nay – toàn bộ nhân viên bị nghỉ việc không có lương ăn.
Tôi thì bị đình chỉ chức vụ và thu hồi thẻ nhà báo.
Và thứ hai, khác và “lạ”, là bài báo trên trang Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Đào Duy Quát làm Tổng Biên tập, Trung ương Đảng là cơ quan chủ quản.
Báo này đã dịch ra và đăng tải thông tin khoe sức mạnh của quân lực … “Tàu mình” đang tập trận nơi Biển Đông có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, ca ngợi sự biểu dương lực lượng của nước “Tàu mình” như chốn không người nhằm xác lập vai trò của kẻ xâm lược.
So sánh để thử hiểu được điều gì đang xảy ra trên đất nước tôi và đau đớn phải hiểu ra là “không thể hiểu được”.
Vì làm sao có thể hiểu nổi cùng là người Việt Nam “da vàng, mũi tẹt” mà ngôn ngữ “xa lạ” nhau đến vậy, cách đối xử với đồng đội, đồng chí mình sao mà ghê rợn như kẻ thù?
Đình bản ba tháng (từ 14/4/09 cho đến hôm nay 26/9/09 là 5 tháng 12 ngày) – từng ấy ngày không lương ăn, không việc làm và kinh khủng hơn là không ai thèm biết đến sự tồn tại của hơn 50 con người đang vất vưởng, tội nghiệp, chờ kiếm cho ra một người phụ trách mới.
Mà là tội gì?
Có chăng là tội muốn nói lên cho mọi người biết rằng Việt Nam vẫn có – và có nhiều – những thanh niên sẵn sàng xuống đường (và sẵn sàng chết) cho Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (xem bài Tản mạn cho đảo xa của Trung Bảo).
Và cho dù đã “lỡ lầm” mất Ải Nam Quan thì cũng cần ghi dấu “Hận Nam quan” cho con cháu mai sau biết được rằng: Nước Việt Nam ta hình cong chữ S, liền một dải từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau (xem Hận Nam quan của Hoàng Cầm).
Vậy thì đâu là điều đúng, sai để làm ra một quyết định kỷ luật như sau:
“Quyết định đình bản báo Du lịch căn cứ vào “những sai phạm nghiêm trọng của báo Du lịch số Tết Kỷ Sửu 2009.”
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, “lãnh đạo báo Du lịch đã không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, cho đăng những thông tin trên số báo Tết Kỷ Sửu 2009 vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và khoản 2 Điều 10 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.”

Tại sao đăng?

Có một điều, dù đã có một vài người biết, nay tôi cũng muốn được nói ra.
Tác giả Trung Bảo của bài “Tản mạn cho đảo xa” là con trai đầu của tôi – đứa con mà khi nó vào đại học tôi đã căn dặn không được học và làm nghề báo.
Bởi hơn 20 năm làm báo, tôi đã phải chứng kiến và trải qua bao điều dâu bể để mong con chọn sự bình an trong cuộc đời.
Vậy mà như một định mệnh, cháu vẫn theo học khoa báo chí, ra trường làm việc ở báo Thanh Niên, và được xem là một thanh niên có ý thức đối với đất nước và có khả năng làm báo.
Khi cầm bài báo Trung Bảo viết cho số Xuân Du lịch, tôi đã đắn đo rất lâu. Trong tình hình lúc ấy, với sự nhạy cảm cần thiết, tôi hiểu được điều gì có thể xảy ra khi các bài báo này được in ra.
Thế nhưng, tất cả những điều có thể xảy ra ấy có khiến tôi chùn tay không dám ký duyệt cho đăng bài viết này, mà khi đọc tôi thật sự xúc động tận tâm can?
Tôi thương cho bầu nhiệt huyết của lớp lớp tuổi trẻ sẵn sàng xả thân mình, xuống đường biểu tình và có lẽ không ngần ngại hy sinh thân mình khi tấc đất quê hương đang bị xâm chiếm.
Rồi tôi sợ.
Tôi sợ phải đối diện với ánh mắt con tôi, sợ phải nghe câu hỏi là bao nhiêu sự tích anh hùng của cha ông, sao bây giờ lại thế này?
Và điều quan trọng này nữa: Có phải khi đã yên vị ngôi cao, được phong thánh bằng niềm kiêu hãnh đem lại độc lập dân tộc thì đất nước, lòng yêu nước đã trở thành của riêng một nhóm người độc quyền bắt người khác phải nghe, phải theo mình, mà mình thì không thấy điều gì quan trọng hơn cái ghế của mình hay không?
Ghế Phó Tổng Biên tập phụ trách của tôi có đủ sức chịu đựng những câu hỏi ấy không? Và tôi, tôi đang ở đâu, ở nhóm nào khi đất nước đang có nguy cơ bị xâm lăng như vậy?
Không phải chỉ tôi trả lời và không phải chỉ một mình con tôi hỏi.
Cả dân tộc đang hỏi, và ai phải trả lời đây?

Hiểu hay không hiểu?

Chọn đăng những bài báo ấy, tôi còn có tính toán làm phép thử.
Bởi tôi vẫn tin rằng, đâu đó thẳm sâu trong lòng mọi người dân Việt, tấm lòng yêu nước nồng nàn đã đưa đất nước vượt qua bao họa xâm lăng sẽ khiến cho người có trách nhiệm biết cách lèo lái, sẽ phải “đưa cao đánh khẽ” để báo chí, công dân có cách thể hiện tấm lòng, sự quật cường, không chịu khiếp nhược vớí bất cứ kẻ xâm lược nào, khi mà vì lý do nào đó nhà nước đang còn vận động “ngoại giao”; và ngay cả khi cho là báo Du lịch có “sai” (nhưng sai rất chân thành).
Tôi đã nhầm. Họ đã cư xử như “Người lạ”.
Tôi đã cố gắng giữ sự yên lặng.
Không than phiền việc mất chức, ngồi không (cái chức mà tôi vẫn tự trào là chưa kịp khoe với bạn bè đã mất).
Không viết lách gì và cũng không muốn phát biểu với ai để trần tình phải trái, dù rằng ai cũng đồng tình là tôi bị tai nạn, nhưng đều thấy tôi như người “chết rồi” từ khi có quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Vì tôi vẫn hy vọng, có thể ở “tầm của tôi” khó hiểu được cách làm, những ứng xử của “tầng vĩ mô”.
Giờ đây tôi buộc phải thất vọng.
Cách thể hiện trên trang Báo Điện tử của Đảng (có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện đất nước) và cách kỷ luật bằng tiền sự sai phạm, đối nghịch hẳn với sai phạm của báo Du lịch, của những người đang nắm vận mệnh quốc gia như đã làm, thì thật sự không hiểu nổi điều gì đang xảy ra với dân tộc chúng ta.
Nói không hiểu tức là đang hiểu vậy.
Ông Nguyễn Trung Dân là một người làm báo kỳ cựu, giữ chức phó Tổng biên tập điều hành báo Du lịch, thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho tới khi báo này bị đình bản tháng Tư 2009. Hiện ông Dân sống tại TP Hồ Chí Minh. Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả.
——–

Tản Mạn Cho Đảo Xa

Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ. – Trung Bảo
Trung Bảo
Số báo Xuân 2009
H1Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.
Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.
Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.
Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng  đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.
Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích dộng” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.
Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xấm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.
[Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch ­– ­ Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23]

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh' blog 



................... 

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Việt Nam: có làm mạnh như nói?

drilling 


Bành trướng chịu kéo lui?

Hôm thứ ba Trung Quốc đã dời giàn khoan về hướng đông đông bắc, đến vị trí cách đảo Lý Sơn 150 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa 25 hải lý hướng đông đông nam, tức là vẫn nằm trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng hải cảnh, hải giám và tàu sắt quanh vị trí mới, sau khi tuyên bố hoàn tất giai đoạn 1 đạt kết quả khả quan về khảo sát địa chất.  Trước đó hôm thứ hai, tàu cá Trung Quốc đã đâm chìm nghỉm một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, gây thiệt hại tới 5-6 tỉ đồng.

Liệu có phải Trung Quốc muốn lui dần giàn khoan ra ngoài lãnh hải Việt Nam chăng?
Chắc chắn là không. Trước hết, Trung Quốc chẳng tìm dầu khí gì ở lô 143 của Việt Nam, là nơi mà Việt Nam chưa muốn thăm dò vì không có triển vọng có trữ lượng dầu khí đáng lưu ý, thậm chí không có gì đáng thăm dò. Trung Quốc chỉ hành động để cắm sào giành chủ quyền lãnh hải khu vực đó và khởi sự cho những hoạt động giành chiếm lãnh hải xa hơn về hướng tây và hướng Nam. Bắc Kinh bày ra chuyện di dời để tuyên bố đã khoan thăm dò và nghiên cứu, chứng tỏ đã có hoạt động, nhằm tạo đủ điều kiện xác định chủ quyền. Thế nhưng chưa di dời giàn khoan thì đã cho tàu sắt đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam, lần đầu tiên ở khu vực tranh chấp nóng bỏng này, chứng tỏ Trung Quốc muốn khẳng định nơi rời đi cũng như nơi dời đến tới đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vị trí thứ nhì của giàn khoan HD-981 nhích về hướng đông, xa khỏi đảo Lý Sơn một chút, nhưng vẫn nằm trọn trong lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam, theo Công ước quốc tế mà chính Trung Quốc cũng ký kết.

Có tiếng nói mạnh mẽ

Về đối sách của Việt Nam, hôm thứ tư 21 tháng 5 trong văn bản trả lời phỏng vấn của các hãng thông tấn Reuters và AP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam không đánh đổi độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ lấy một thứ hòa bình viễn vông, lệ thuộc nào, dù rằng luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị. Ông nói thêm Việt Nam đang cân nhắc nhiều phương án tự vệ, kể cả phương án đấu tranh pháp lý dựa theo luật pháp quốc tế.
Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của một trong những cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, một Uỷ viên có thế lực trong Bộ chính trị, về vấn đề bảo vệ chủ quyền. Trong khi nói đến nhiều phương án tự vệ thì Thủ tướng Việt Nam cũng lưu lại Philippines lâu hơn thường lệ, để bàn thảo với Philippines về những vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, hiển nhiên nghị trình phải có vấn đề chủ quyền lãnh hải đang bị Bắc Kinh xâm lấn. Như vậy Thủ tướng Việt Nam hẳn phải bàn với giới lãnh đạo Philippines vấn đề đem Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế, là việc Manila đang làm.
Tuy nhiên người ta phải chờ xem Việt Nam có thực sự tiến hành vụ kiện hay không, và tiến hành như thế nào. Thủ tướng Dũng từng đưa ra những chính sách nội trị mang tính cách cải tổ và tiến bộ. Trong thông điệp đầu năm ông từng nói “dân chủ và pháp quyền là hai thành quả song sinh của nền chính trị hiện đại” nhưng thực tế cho thấy chính phủ chẳng hề cho người dân được tự do gì thêm trong những quyền được hiến pháp ấn định, và viên chức Nhà nước cùng công an vẫn cứ làm những việc trái pháp luật mà không bị kỷ luật gì.

Tương quan giữa “nói” với “làm”

Thủ tướng Dũng cũng từng có những quyết sách táo bạo về kinh tế, như gom quyền chủ đạo các tập đoàn sản xuất và tổng công ty quốc doanh, hệ thống ngân hàng Nhà nước vào tay Thủ tướng, nhưng ông đã thực hiện một cách thất bại. Nhắc đến điều này để nói về việc ông Dũng thường có những quyết định táo bạo và chính sách cấp tiến nhưng lúc thi hành thường chẳng mấy thành công .
Tuy nhiên, xét kỹ, người ta thấy ông Dũng không thành công ở các chính sách kinh tế tài chính là vì chính sách không đúng, lại không chịu nghe ý kiến của các chuyên gia, cố vấn thông thạo về kinh tế thị trường, mà còn muốn họ im tiếng. Thêm vào đó, không thành công cùng còn vì lý do một vị Thủ tướng của chính phủ phải chịu trách nhiệm thực hiện chính sách của đảng cầm quyền. Đó là chính sách bảo thủ, giữ chặt lấy nền kinh tế gọi là theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị quy trách về việc thực hiện không thánh công một chính sách kinh tế, nhưng chính Bộ chính trị mới phải chịu trách nhiệm về chính sách sai lầm.
Dù vậy, làm kinh tế thất bại không có nghĩa là không thể thành công trong những chính sách khác về ngoại giao, quốc phòng chẳng hạn. Trong lãnh vực ngoại giao và quốc phòng dường như giới lãnh đạo Việt Nam dễ đồng thuận với nhau hơn là trong lãnh vực kinh tế, tài chính, tuy rằng mọi chính sách đều do quyết định tập thể của bộ chính trị.

Áp lực quân sự?

Thủ tướng Dũng tuyên bố là Việt Nam cân nhắc nhiều phương án tự vệ. Thì qua ngày 23 tháng 5 báo mạng Arirang News của Hàn quốc trích tin của báo Đài Loan China Times cho biết 300 ngàn quân Trung Quốc đang được điều động về hướng biên giới Việt Nam. Báo China Times còn nói tỉnh Quảng Đông đang chuẩn bị cho nguy cơ khả dĩ xung đột quân sự với Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng tăng cường lực lượng ở vùng biên giới phía bắc. Tuy nhiên báo này cũng nói ngay là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều chưa xác nhận những hoạt động này. Trên internet xuất hiện nhiều hình ảnh nói là của “dân mạng” ghi nhận hình ảnh chuyển quân đông đảo của quân đội Trung Quốc. Sự kiện này có thể được nhận định ra sao?
Trước hết chưa có nhiều nguồn tin độc lập với nhau loan tải việc này để có thể đối chiếu và tìm sự xác thực của tin. Có ý kiến cho đây là cuộc thao dượt bình thường của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên nếu giả định là việc chuyển quân đang xảy ra, có thể nói hành động này không khác gì so với việc Nga cho tập trận quy mô ở biên giới phía đông Ukraine lúc diễn ra vụ Crimea đòi độc lập rồi đến cuộc biến động miền Đông. Tuy nhiên chiến sự sẽ không xảy ra ở vùng biên giới phía bắc cũng như ở biển Đông.

Diễn đàn này từng khẳng định Trung Quốc không cần đến biện pháp quân sự để giành chiếm biển Đông, mà vẫn xâm lấn thành công, trong khi Việt Nam cũng không muốn chiến tranh. Chúng ta cũng đã dự đoán Trung Quốc sắp sửa bố trí “vài lộ quân” ở vùng biên giới để gây áp lực tinh thần về mặt quân sự. Thì đây chính là lúc Trung Quốc đang làm việc đó.
Tin điều động quân đội Trung Quốc đến cùng lúc với tin Ngoại trưởng Mỹ mời người tương nhiệm của Việt Nam sang Washington để tham khảo toàn diện những đề tài song phương và khu vực. Nên nếu đúng là Trung Quốc đang điều binh thì đó là hành động để gây áp lực quân sự với Việt Nam.

Tin, bài liên quan

 


Copy từ: RFA


.......

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Đất nước của lãnh đạo côn đồ.


Clip ngắn về những hình ảnh biểu tình sáng nay tại Sài Gòn. Cuộc biểu tình bắt đầu từ khoảng 10g sáng từ Nhà văn hóa Thanh niên (04 Phạm Ngọc Thạch), chỉ kéo dài 5 phút thì lập tức bị giải tán trước văn phòng UBND quận 1. Có ít nhất 3 người bị bắt đưa lên xe buýt của công an chờ sẵn (Video: Bạn đọc Danlambao)
Minh Dân (Danlambao) - Tôi mượn chủ đề côn đồ để khinh miệt những tên mạo danh quốc huy, quốc huy không có bản quyền dựa trên sự tín nhiệm minh bạch của đại chúng dân sự, những con người ngợm mà đạo đức còn thua xa những người côn đồ... và cũng xin vinh danh những người biểu tình bị chà đạp bởi một ý thức hệ tởm lợm "vì dân do dân" to như cái lăng Ba Đình.

Sau biểu tình chống Trung Quốc lần thứ nhất và kéo theo bạo loạn, hàng ngàn côn đồ (theo cách gọi của nhà chức trách VN) đã bị Công An nước CHXHCNVN bắt. Biểu tình lần thứ hai là ngày hôm nay, 18/5/2014, ngày ô nhục nhân quyền, quyền làm người yêu nước đã bị côn đồ chính hiệu cọng sản Việt Nam đàn áp. 
"Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự  người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt" (công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 TANDTC)
Khi người dân bình thường được gọi là công dân chuẩn bị ra ngoài đi biểu tình (trong khi chưa xác định là hành vi tham gia biểu tình), hành vi ngăn cản và gây khó khăn cho công dân là hành vi "dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình" chiếu theo công văn 38 thì lực lượng "vì an ninh tổ quốc" đã trờ thành tội phạm có tính chất côn đồ, còn gọi là những tên côn đồ khi dùng quyền thế uy hiếp người. Theo luật pháp Việt nam hiện hành không có tội danh nào dành cho người đi biểu tình.
Công văn 38 còn thiếu một yếu tố "côn đồ có tổ chức", những tình tiết có tính chất côn đồ trên chưa tính đến hành vi có tổ chức: ra lệnh và thừa hành. Cấp ra lệnh cho hành vi này là tiếp tay cho côn đồ.
Hành vi của bọn phá rối những công dân khi họ tập trung tưởng niệm ngày mất cho người ngã xuống vì Hoàng Sa Trường Sa, chắc chắn là hành vi côn đồ. Chính quyền sở tại để cho hiện tượng này tự do hoạt động cũng là tiếp tay cho hành vi côn đồ.
Việc phát hiện ra hàng ngàn côn đồ là nhờ có biểu tình, nếu không có biểu tình thì vài năm nữa sẽ có thêm hàng vạn côn đồ. Vì biểu tình, bùng phát nhiều côn đồ, khái niệm Việt nam là đất nước ổn định chính trị đã hoàn toàn phá sản, trở thành nơi đầu tư kém an toàn nhất.
Các nhà đầu tư ngậm đắng nuốt cay không dám kêu, không dám bắt đền vì con ma nhà họ Hứa đã hứa và cam kết cho tương lai, quá khứ tự xử. Có thể họ đã học được bài học đầu đời về Cộng Sản VN.
Có nhiều nhận định về hành vi của hàng ngàn côn đồ đập phá cơ ngơi DN nước ngoài tại Việt Nam:
Có động cơ chính trị: Việc cướp bóc hôi của là không đáng kể, đập phá các DN có yếu tố Trung Quốc là chính (lúc cao trào đương nhiên là có nhầm lẫn), điều này có nên gọi là côn đồ quá khích yêu nước không? Vậy là loại trừ tai tiếng gây rối của người biểu tình chính đáng có động cơ yêu nước và ghét giặc.
Có hành vi coi thường pháp luật: Xác định là có, nhưng nực cười thay xã hội lên án họ mà không hề lên tiếng cho sự kém cỏi của lực lượng bảo vệ an ninh pháp luật, may là côn đồ chỉ đập phá và dừng lại đúng lúc, nếu sự việc đi xa hơn nữa có lẽ ông Bộ Trưởng cũng cười trừ.
Có biểu hiện bị nhà cầm quyền điều khiển bằng thương lượng: Chắc chắn có vì những hiện tượng làm lơ để côn đồ hành động, không loại trừ có yếu tố Trung Quốc chỉ đạo ở đây.
Thưa mọi người, sự chửi rủa tục tằn là không cho phép, mình vô văn hóa có khác chi lũ người ngợm này, mà có chửi tục thì họ không có trình độ tiếp thu. Chỉ tổng hợp phân tích và nói lên cùng mọi người.
Mùa biểu tình hè 2014

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

Trung Quốc sơ tán 3.000 người khỏi Việt Nam


Bạo động do các nhóm xã hội đen tổ chức, trong đợt biểu tình phản đối Trung Quốc giữa tháng 5/2014, gây lo ngại. Trong ảnh, một cuộc bạo động tại Bình Dương, 13/05/2014.
Bạo động do các nhóm xã hội đen tổ chức, trong đợt biểu tình phản đối Trung Quốc giữa tháng 5/2014, gây lo ngại. Trong ảnh, một cuộc bạo động tại Bình Dương, 13/05/2014.
REUTERS/Tuan Khanh

Thanh Hà
Theo bản tin của Tân Hoa Xã ngay 18/05/2014, quyết định sơ tán các công dân Trung Quốc diễn ra sau các đợt biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam trong tuần. Hai công dân nước này bị thiệt mạng và hơn một trăm người bị thương. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm, 16 người bị thương nặng, sáng nay đã được hồi hương trên một chuyến bay đặc biệt.

Vẫn theo Tân Hoa Xã, cho đến chiều ngày hôm qua 17/05/2014, Trung Quốc đã đưa 3.000 người đang sống tại Việt Nam về nước và trong ngày hôm nay, 5 chiếc tàu Trung Quốc được điều đến Việt Nam để tiếp tục công việc này. Bắc Kinh đề phòng nguy cơ kiều dân Trung Quốc tiếp tục bị người biểu biểu tình Việt Nam « tấn công » nhân cuộc biểu tình ngày Chủ nhật 18/05/2014. Tập đoàn hàng không Spring Airlines của Trung Quốc bảo đảm những chuyến bay từ Thượng Hải đến Việt Nam thông báo đình chỉ các chuyến bay với địa điểm này kể từ ngày mai 19/05/2014.
Hôm qua (17/05/2014) Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi người dân tránh đến Việt Nam và khuyên những người đang sống tại Việt Nam nên ở yên trong nhà.
Bản tin của AFP trích dẫn các nguồn tin chính thức từ phía Việt Nam, theo đó trong tuần biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra tại 22 tỉnh thành. Hàng trăm cơ sở, nhà máy, nước ngoài, mà những người biểu tình cho là của Trung Quốc, đã trở thành mục tiêu tấn công. Trong số đó, có cả các cơ sở của Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore đang hoạt động tại Việt Nam. Người biểu tình Việt Nam bày tỏ căm phẫn trước thái độ bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Copy từ: RFI


...........

Tường thuật Biểu Tình Yêu Nước 18.5.2014 - Công an ngăn chận khắp nơi


Danlambao 18.5 khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam là một tập đoàn mị dân, bán nước. Những người dân Việt Nam, đặc biệt là các blogger cho dù hôm nay bị ngăn chận nhưng chính nghĩa của họ sẽ tiếp tục lan toả khắp đất nước này. Đã qua rồi những sợ hãi và như tuyên bố của 20 tổ chức xã hội dân sự: Mục đích tối hậu của chúng ta dứt khoát phải là: Giàn khoan HD-981 phải rút khỏi vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mục tiêu đó chỉ là một mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu sau cùng của đất nước này phải là sạch bóng những tên bán nước. Ngày nào còn những kẻ bán nước cai trị thì không cần cướp, nước cũng mất.

Cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược 
tại Sài Gòn mau chóng bị CA đàn áp (Video: Bạn đọc Danlambao)
*

7h00:

Tại Sài Gòn: Lúc 7:00, một số blogger cho biết là an ninh đã canh giữ các bạn suốt đêm hôm qua. Tại chung cư của vợ chồng blogger Hồ Nhật Thành và Trịnh Kim Tiến, công an nằm canh ngay cửa thang máy.


Tại Nha Trang: Trước nhà của Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đầy công an và ngồi dưới mái hiên chờ đã có mặt đầy đủ các ban bệ công an phường, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc.


Tại Hà Nội: blogger Phương Bích cũng không thoát khỏi vòng vây của công an. Dưới đường trước cửa blogger Lan Le hình ảnh của những kẻ nhất định "xâm phạm quyền thiêng liêng bất khả..." được chị "chụp" lại:


Trên FB của mình, blogger Anh Chí viết: "Ơ hay nhỉ, mình đi đạp xe cũng bị cấm, gần chục vị cứ giữ mình lại. Mình bảo cho mình xin cái tờ giấy viết tay cấm không ra khỏi nhà thì chả vị nào đáp ứng cả.  Ôi Độc lập, Ôi Tự do! "

Tại Hải Phòng: an ninh côn đồ bám gót và canh chừng blogger Phạm Thanh Nghiên rất chặt, theo sát nhưng lại sợ bị... chụp hình. Theo lời kể của Thanh Nghiên lúc cô rời khỏi nhà và đi đến chỗ đông người và trước mọi người đã chụp hình ảnh ngượng ngùng của những kẻ đang muốn bỏ tù lòng yêu nước của nhân dân:


Ăn ngủ ngay trước nhà

Đi theo
Quay lưng, dấu mặt khi bị chụp hình

Tuy nhiên, dự phóng cho thấy an ninh chỉ đủ sức canh, giữ một số blogger và không có khả năng ngăn chận hết tất cả những người dự tính xuống đường tham gia biểu tình yêu nước theo lời kêu gọi lần thứ 2 của 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại VN.

8h00:

Blogger Mẹ Nấm và bạn bè đang "từng bước" tìm cách biểu tình (ảnh CTV-DLB):



Tại Đà Nẵng: an ninh đã khoá cửa bên ngoài và nhốt blogger Nguyễn Văn Thạnh ở bên trong:

8h40:

Tại Long An, bà Nguyễn Thị Kim Liên cùng con trai là anh Đinh Nhật Uy khi vừa rời khỏi nhà khoảng 1km đã bị hàng chục CA chặn đường sách nhiễu.
Công an sắc phục giải thích lý do chặn đường là để 'mời' Đinh Nhật Uy. Trước đó, một tờ 'giấy triệu tập' đã được CA gửi về nhà yêu cầu Đinh Nhật Uy đến đến trụ sở CA làm việc vào ngày 19/5, trong khi thời điểm bị sách nhiễu mới là ngày 18/5.
Mặc dù bà Liên và anh Uy đã phản đối quyết liệt, tuy nhiên lực lượng CA đông đảo sau cùng đã cưỡng chế Đinh Nhật Uy về trụ sở CA phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Bà Liên sau đó cũng bị CA bám sát và đóng chốt ngay trước cửa nhà.

Tại Nha Trang:
- Blogger Phan Văn Hải đã bị giữ tại CA phường Phương Sài 2 Thái Nguyên Thành Phố Nha Trang, Khánh Hoà. Số phôn của đồn CA: 058 3822 294.
- Anh Tô Hoài Nam bị giữ tại CA phường Lộc Thọ 17 Yersin, Vạn Thạnh, tp. Nha Trang, Khánh Hoà.  Số phôn của đồn CA: 058 3822 830.
- Anh Khổng Hy Thiêm bị giữ ở Ca phường Xương Huân, số 11 Phan Bội Châu, Nha Trang, Khánh Hòa.  Số phôn của đồn CA: 058 3822 184
- Trước hẻm vào nhà blogger Mẹ Nấm, công an tiếp tục canh giữ không cho ra ngoài:


Tại Sài Gòn:

- Công an đã đánh và bắt cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa một tín đồ PGHH và hai sinh viên trên đường đến nhà cụ Lê Quang Liêm đã bị công an đánh đập tàn nhẫn tại 182 Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận và sau đó bị đẩy lên xe chở đi.  đưa lên xe taxi đưa đi đâu chưa rõ.

Nhà cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội PGHH đang bị bao vây bởi công an. Theo lời kêu gọi xuống đường của cụ Lê Quang Liêm các cán bộ chủ chốt 30 người của Giáo Hội PGHH Thuần Túy đã tìm cách vượt hàng rào ngăn ngăn cản của CA và từ miền Tây đã đến nhà cụ Liêm để chuẩn bị cho cuộc biểu tình. Công an cũng đã vào nhà khám xét hộ khẩu:


Lúc 08:30, lực lượng công an thường phục và sắc phục tăng đột biến quanh các giao lộ, đặc biệt là tại khu vực lãnh sự quán Trung Quốc tại Sài Gòn.

CA chốt chặn tại SG. Ảnh CTV Danlambao
Tại Hà Nội:

- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang điện thoại cho blogger Phạm Thanh Nghiên cho biết hiện ông cũng bị một lực lượng rất đông công an canh gác, đem xe ô tô và đặt bàn án ngữ ngay lối vào nhà ông.
- Blogger Lan Le thông báo trên FB: Em Lý Quang Sơn đã bị bắt! Em đã tự bỏ tiền túi hơn 10 triệu đồng để ủng hộ thuốc Nam trong đợt dịch Sởi vừa qua cùng nhóm mình có chương trình Từ Thiện 1 tỷ . Nhóm thuốc Nam đã Cứu khá nhiều em bé khỏi bệnh!!! Hiện tại Lý Quang Sơn đã bị đưa về đồn CA phuờng Điện Biên.


-  Sinh viên tên Lê Đức Hiền nick FB Ngủ Chưa Say đã bị công an bắt tại khu vực đại sứ quán TQ ở Hà Nội:

Hiền - Ngủ Chưa Say chụp với hai em nhỏ trong BT ngày 11-5

- Các CTV của DLB tại Hà Nội cho biết: Vào lúc 9h00, lực lượng CA đông hơn người biểu tình. Khoảng 1000 CA gồm đủ mọi thành phần đã được huy động tại nhiều địa điểm. Về phía đoàn biểu tình, ước tính có khoảng hơn 100 người đang đứng rải rác quanh khu vực đại sứ quán Trung Quốc.
9h00:
- Tại Hà Nội, thông tin cho biết ông Vũ Mạnh Hùng, Mai Dũng, Nguyễn Xuân Diện, Trần Quang Trung đã bị bắt. CTV của DLB tại Hà Nội cho biết số lượng an ninh ngăn chận người dân biểu tình rất đông đảo.

Ảnh CTV DLB

Ảnh FB Bạch Hồng Quyền

Blogger Tiến Từ Từ cho biết một lực lượng rất đông côn an, mật vụ đã được huy động đến bảo vệ Tòa Đại sứ Trung cộng. Những anh em yêu nước không thể tiến được gần tòa đại sư. Hiện những người yêu nước thoát ra được rất ít ỏi chỉ gồm khoảng 40 người đang tập trung tại một ngã tư gần công viên Lê Nin (đối diện với sứ quán Trung cộng).

Ảnh: FB Nghiêm Việt Anh
- Tại Sài Gòn, theo ghi nhận, lực lượng "phản biểu tình" tập trung với số lượng rất đông đảo tại khu nhà 168 Hai Bà Trưng - Nhà khách người có công, quận 1. Tin nhận được cho biết bạn Trung Hiếu Phạm Hoài và Chân Huỳnh cũng bị an ninh bắt tống lên xe tại Hồ Con Rùa.

Những người thoát ra được đã bị tịch thu băng rôn ngay lập tức tại Sài Gòn

- Không thể đến được điểm hẹn, Blogger Mẹ Nấm biểu tình một mình với sự canh gác của công an:



30 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo bị CA vây hãm
Sài Gòn: Được biết, trước đó CA đã chặn mọi ngả đường nhằm ngăn cản các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo miền Tây về Sài Gòn tham gia biểu tình chống Trung Quốc.
Khoảng 30 tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã phải băng đồng lội sông, bí mật về Sài Gòn tá túc ở nhà cụ Lê Quang Liêm, chuẩn bị xuống đường phản đối Tàu Cộng.
Anh Nguyễn Thanh Phong, một cựu tù nhân lương tâm từng bị kết án 6 năm tù cho biết: Lúc 07 giờ sáng ngày 18/5/2014, CA kéo đến bao vây trước nhà cụ Liêm với lý do 'kiểm tra hộ khẩu'. Lúc này, chị Nguyễn Ngọc Lụa cùng 2 sinh viên đến nhà thì bất ngờ bị CA đánh đập và bắt đi mất tích.
Hiện tại, toàn bộ khu vực hẻm 182, đường Hồ Văn Huê, Phú Nhuận đang bị CA phong tỏa, 'nội bất xuấ, ngoại bất nhập'. 30 tín đồ PGHH bị vây hãm, tình hình đang hết sức căng thẳng.
Thanh niên yêu nước tại Nghệ An xuống đường
Tại Nghệ An, cuộc biểu tình yêu nước đã bắt đầu bùng nổ. Dưới đây là một số thông tin gửi đến Danlambao:
"Sáng 18/5 tại Nghệ An, toàn bộ hệ thống an ninh đủ loại đã phong tỏa kín các trục đường ra vào TP Vinh từ sáng sớm. Nhưng tinh thần của NoU Vinh và những người yêu nước vẫn vững vàng.
Tại khu vực bến xe Tam Giác - Tp Vinh, một số Thanh Niên Yêu Nước tại Nghệ An đã xuống đường biểu tình ôn hòa, phản đối TQ xâm lược nhưng đã bị công an Nghệ an ngăn cản, gây hấn.
Lúc 9h 15, Facebooker Tây Nguyên, Chân Thành trong nhóm No U Vinh và một bạn nữ tên là Nguyễn Hoài Thu  đã bị công an khống chế, đưa lên lên xe taxi đi đâu chưa ai biết."
Danh sách những người biểu tình bị bắt tại Vinh:
1. Facebook Chân Thành
2. Facebook Tây Nguyên: Nguyễn Thành Huân
3. Facebook Minh Khang: Hồ Huy Khang
4. Facebook Thanh Hoàng: Nguyễn Đức Quốc.
5. Nguyễn Hoài Thu

Ảnh công an đàn áp, bắt người biểu tình yêu nước tại Vinh

Sài Gòn: CA bắt cóc, ép buộc dân viết cam kết không biểu tình

Blogger Nguyễn Thị Yến Trang (Mí Rưỡi) cho biết: Khoảng 8h30, 17/5, tôi cùng một người bạn đi ăn tối, vừa ra đến cửa thì có 2 công an mặc thường phục đến chặn xe lại, yêu cầu tôi và bạn tôi về phường làm việc, lý do là trong giỏ xách tôi có đồ vật nghi vấn, chiếc xe của bạn tôi nghi ngờ là xe ăn trộm. CA ép tôi lên xe và lái xe bạn tôi về phường.

Khi đến công an phường thì tách tôi và bạn tôi làm việc riêng. Tuy nhiên khi về đến công an phường, họ ko nhắc gì đến chuyện nghi vấn về giỏ xách của tôi mà họ yêu cầu tôi viết cam kết ngày 18.5 sẽ ko đi biểu tình, tôi không viết thì bị họ giữ lại 24h.

Nhưng tôi có việc phải về quê nên 2 công an mặc thường phục đã chở tôi ra tận bến xe, lấy vé và chờ khi tôi lên xe, xe chạy mới quay về. Bạn tôi dưới áp lực của công an nên đã phải viết cam kết sẽ ko đi biểu tình.

Tại Nha Trang, blogger Mẹ Nấm tiếp tục cùng bạn bè cô giơ biểu ngữ giữa vòng vây công an chìm nổi

Sài Gòn: Côn an đàn áp người biểu tình

Lúc 09:40 sáng, đoàn biểu tình tại Sài Gòn vừa tập hợp bắt đầu hô các khẩu hiệu yêu nước đã lập tức bị công an ập đến đàn áp, bắt lên xe bus chở đi.
Hàng chục người biểu tình, trong đó có blogger Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang), Huỳnh Trọng Hiếu... sau đó bị áp giải đưa về trụ sở công an quận 1.
Địa chỉ CA quận 1: 73, Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn. Điện thoại: (84-8) 38 297 643, (84-8) 38 297 643
Biểu tình yêu nước tại Sài Gòn (Ảnh: Bạn đọc Danlambao)

Một thanh niên cầm biểu ngữ với nội dung: Nâng dân trí, chấn dân khí - 
Việt Nam là 'tiểu quốc' nhưng không phải là 'nhược quốc' 
(Ảnh: Bạn đọc Danlambao)

Người biểu tình tại Sài Gòn bị CA bắt lên xe bus

Trước đó, hàng trăm người dân đã tập trung biểu tình tại khu vực Nhà văn hóa Thanh Niên, tuy nhiên cuộc biểu tình đã nhanh chóng bị đàn áp, công an bắt đi nhiều người.

Biểu tình Sài Gòn (Ảnh: Facebook Thuy Nga Nguyen)

Facebook Lê Dinh cho biết: Vào lúc 9h sáng ngày 18/5, tại Sài Gòn, rất đông côn an, an ninh, CSGT, TNXP các loại dàn hàng dọc 2 bên đường Phạm Ngọc Thạch, cho nên cuộc biểu tình không diễn ra lúc 9h. 
Đến 9h45 cuộc biểu bắt đầu từ 4 Phạm Ngọc Thạch, đoàn biểu tình đi được 10 phút, đến Lê Duẩn (góc Ủy Ban nhân dân Q1 và Nhà thờ Đức Bà) thì bị đàn áp. 
Bọn chúng cắt đuôi đoàn và ép đoàn biểu tình vào một góc, cứ thế là chúng nó 6 người túm lấy một người. Vài người bị bắt đưa vào Ủy ban nhân dân Q1, có một người đàn đàn ông bị chúng khiêng như lợn rồi quăng lên xe.

Biểu tại Sài Gòn (Video: Facebook Le Dinh)
Clip ngắn về những hình ảnh biểu tình sáng nay tại Sài Gòn. Cuộc biểu tình bắt đầu từ khoảng 10g sáng từ Nhà văn hóa Thanh niên (04 Phạm Ngọc Thạch), chỉ kéo dài 5 phút thì lập tức bị giải tán trước văn phòng UBND quận 1. Có ít nhất 3 người bị bắt đưa lên xe buýt của công an chờ sẵn (Video: Bạn đọc Danlambao)

Hà Nội: CA đòi khám nhà người biểu tình

Lúc 10:40, chị Phạm Thanh Nghiên gửi tin khẩn báo: Từ Hà Nội, chị Lê Phương Lan (Facebook Lan Lê) cho biết, công an đã yêu cầu chị mở cửa để khám nhà. Chị Lan không đồng ý và yêu cầu phải có lệnh. Hiện côn an đang cử người đi xin lệnh khám nhà.

Được biết hôm nay là ngày chị phả đưa con gái đến trường dự buổi liên hoan cuối năm. Nhưng công an đã ra lênh miệng và ngăn không cho chị ra khỏi nhà. Một số bà mẹ khác có con học chung với bé Xíu (con gái chị Lan) đã tới rủ mẹ con chị cùng đi nhưng đã bị nhóm côn an này xua đuổi. Hiện rất cần các anh em Hà Nội tới giúp đỡ. Chị Lan Lê bày tỏ sự lo lắng sẽ xuất hiện 'vật lạ' trong nhà mình nếu bị côn an xông vào.

Danh sách những người biểu tình bị bắt tại Hà Nội:

1. Lý Quang Sơn CA phuờng Điện Biên.
2. Một sinh viên tên Hiền – FB Ngủ Chưa Say Bị đưa về đâu chưa rõ
3. Thầy giáo Vũ Mạnh Hùng bị đưa về đâu chưa rõ
4. Mai Xuân Dũng bị đưa về đâu chưa rõ
5. Nguyễn Xuân Diện bị đưa về đâu chưa rõ
6. Trần Quang Trung bị đưa về đâu chưa rõ
7.  Lưu Văn Minh (Facebook Dustin Bý) bị đưa về đâu chưa rõ
8. Đỗ Văn Ngọc (Facebook Hạ Long) bị đưa về đâu chưa rõ
9. Chị Trần Thị Nga bị đưa về trụ sở phòng Cảnh sát Điều tra Trật tự xã hội - số 7 Hồ Thiền Quang, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
10. Dương Thị Xuân

Phản đối Trung Quốc tại Đà Lạt

Nguồn tin từ Thư viện Hà Sỹ Phu gửi đến Danlambao cho biết: 
Từ chiều 17-5 các sĩ quan an ninh đến đến nhà các ông Trần Thế Việt, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh để giải thích vì sao không nên biểu tình trong lúc này (e bị kẻ xấu phá hoại) mặc dù nhóm Thân hữu Đà Lạt đã thông báo trước sẽ tổ chức biểu tình chống Trung quốc xâm lược lúc 9g sáng 18-5 và đề nghị Công an giữ trật tự giúp cho dân biểu tình được an toàn.
6g30 sáng 18 tại trung tâm thành phố (nơi dự kiến biểu tình) đã có rất đông cảnh sát tụ tập. Trước nhà các ông Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc… đều có rất đông công an chốt chặn, và cử một đoàn Mặt trận và Ban dân vận vào trong nhà thăm hỏi sức khỏe và đàm thoại rất lâu (chúng tôi sẽ liên lạc để có tường thuật chi tiết sau).
Ảnh 1: Ông Đoàn Nhật Hồng cùng phu nhân (ngồi xe lăn) với khẩu hiệu chống giặc Tàu.
Ảnh 2: Người dân Đà Lạt biết có biểu tình đã đem cả gia đình 
đến nơi tập trung, nhưng thấy công an dày đặc đã đến 
thăm Hà Sĩ Phu và sẵn sàng cùng gia đình biểu lộ lòng yêu nước chống giặc


Đặc biệt anh em Đà Lạt đã chuyển ngay thành "biểu tình tại gia", miễn sao thức tỉnh được lòng dân chống xâm lược.

Hà Nội: CA đông áp đảo người biểu tình

Nhận xét về cuộc biểu tình tại Hà Nội sáng nay, anh Nguyễn Chí Đức cho biết:

Tại hiện trường lân cận gần ĐSQ Trung Quốc cực kì đông các lực lượng bảo vệ ĐCS. Đáng chú ý lần đầu tiên tôi thấy bóng dáng quân đội công khai tham gia giữ trật tự. Đây là lần đầu tiên tôi thấy sắc phục của quân nhân sau nhiều năm từng tham dự, chứng kiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Những người dân đứng quanh theo dõi, ngóng chờ và muốn tham gia biểu tình cũng khá đông nhưng không đông áp đảo bằng các lực lượng chức năng của chính quyền nhằm ngăn chặn biểu tình lùa người dân xa khỏi phạm vi ĐSQ Trung Quốc.

Không thấy bóng dáng những người nổi tiếng, can đảm, những điểm tụ như băng rôn-khẩu hiệu chống Trung Quốc nên đám đông không tập trung được và tản mạn thành nhiều tốp đứng rải rác xen lẫn là những người mà tôi nghi là công an chìm cài cắm vào để nghe ngóng.

Có một tình huống có 2 em thanh niên (hình dưới) của đội bóng Hoàng Sa là những thanh niên từng đi biểu tình chống Trung Quốc những năm 2011-2012 luôn bị một tốp thanh niên cao to, bặm trợn kèm cặp và có những hành vi khiêu khích như kéo đẩy, cầm tay, nói khích. Xin biểu dương tinh thần của 2 em rất nhẫn nại và im lặng không tỏ ra run sợ. Đến khi có một số người đứng lại quan sát hành vi của nhóm thanh niên này thì họ tạm dãn ra. Sau đó tôi có việc phải đi thì không biết tình trạng của 2 nam thanh niên này ra sao.

Ảnh: Nguyễn Chí Đức
Ảnh: Facebook
Sài Gòn: CA đánh đập dã man người biểu tình vì mang biểu tượng cờ vàng

Tại Sài Gòn, lực lượng CA đã điên cuồng đánh đập người thanh niên trong ảnh trên, nguyên nhân chỉ vì người bạn trẻ này cầm một biểu ngữ kêu gọi đoàn kết có biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ - biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa
Facebook Quang Cảnh cho biết: "Em này tên Vanda Lâm, người gốc Khơ-me, sinh viên; từng tham gia phỏng vấn và biểu tình cùng dân oan. Em giơ cao tấm bảng này lên và cùng mọi người hô to những khẩu hiểu chống Trung cộng. Chẳng bao lâu đám an ninh nhào vô đánh em rất dã man rồi đưa lên xe chở về đồn. Đến giờ vẫn chưa liên lạc được với em".

Kết:
18.5 khẳng định: đảng cộng sản Việt Nam là một tập đoàn mị dân, bán nước. Những người dân Việt Nam, đặc biệt là các blogger cho dù hôm nay bị ngăn chận nhưng chính nghĩa của họ sẽ tiếp tục lan toả khắp đất nước này. Đã qua rồi những sợ hãi và như tuyên bố của 20 tổ chức xã hội dân sự: Mục đích tối hậu của chúng ta dứt khoát phải là: Giàn khoan HD-981 phải rút khỏi vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
Mục tiêu đó chỉ là một mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu sau cùng của đất nước này phải là sạch bóng những tên bán nước. Ngày nào còn những kẻ bán nước cai trị thì không cần cướp, nước cũng mất.

Copy từ: Dân Làm Báo


.............