CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

41 cử nhân nộp trên 1 tỉ đồng “mua” đầu vào thạc sĩ

 
Cuối năm 2013, Trung tâm giáo dục thường xuyên (Trung tâm GDTX) tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Trường ĐH Kinh tế (ĐHKT) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức mở lớp chuyển đổi môn học đảm bảo đủ điều kiện cho 41 học viên tham dự kỳ thi vào lớp cao học quản lý kinh tế thuộc Trường ĐHKT.

trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thanh hóa.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
Tại đây, một số cán bộ của Trung tâm GDTX phối hợp cùng ban cán sự lớp thu với số tiền 28 triệu đồng/học viên để “chạy” đầu vào. Song bất thành, vụ việc bị vỡ lở. Một học viên (đề nghị giấu tên) nói: “Khi ban cán sự lớp đưa ra thông tin trên, ai cũng đồng tình ủng hộ. Bởi sẽ yên tâm khi làm bài thi vì biết đề trước. Mặt khác, nếu đỗ với tỉ lệ 80-90% thì đủ điều kiện mở lớp học ngay tại địa phương mà không phải về Hà Nội tiếp tục chặng đường đèn sách. Song kết quả của kỳ thi lại không đúng như lời hứa, chỉ có 7 thí sinh đỗ. “Tài liệu” do ban cán sự lớp đưa trước hôm thi cũng trật lất so với đề bài, khiến chúng tôi rất bức xúc”.
Một học viên trong ban cán sự lớp cho biết: Tùy theo từng học viên, có học viên phải chuyển đổi 9 môn, người chuyển đổi 7 môn, người ít nhất cũng phải chuyển đổi 5 môn.
Mỗi môn, học viên phải nộp học phí 920.000 đồng. Số tiền thu với mức 28 triệu đồng/học viên là để các cán bộ Trung tâm GDTX nêu trên “lo lót” thi đầu vào lớp cao học thành công.
“Khoảng 23 giờ ngày 13-9-2013, một trong số ba cán bộ Trung tâm GDTX nêu trên đưa đề tới cho ban cán sự lớp ôn thi cao học để chuyển tới các học viên. Câu hỏi của đề đưa tới rơi vào chương hàng hóa. Thế nhưng, khi kỳ thi diễn ra vào ngày 14-9-2013 thì đề lại trúng vào phần tiền tệ, đối ngoại. Kết quả công bố điểm ngày 20-10-2013, chỉ có 7 thi sinh đỗ”.
Bại lộ do không trả lại tiền
Sự việc sẽ không bị vỡ lở nếu những cán bộ công tác tại Trung tâm GDTX đã “trót” nhận hơn 1 tỉ đồng trả lại toàn bộ số tiền trên cho 41 học viên. Thế nhưng khi các học viên đòi tiền lại thì ba cán bộ đang công tác tại Trung tâm GDTX vẫn “dùng dằng” không muốn trả.
Một số học viên gửi đơn thư tới một số quan chức, khoản tiền thu để “lo lót” mới trở về túi của chủ nhân. Nhưng ba cán bộ Trung tâm GDTX này tiếp tục giữ số tiền 189 triệu đồng của 7 học viên thi đỗ. Sau nhiều lần giằng co, cán bộ Trung tâm GDTX mới chịu mang trả nốt số tiền 189 triệu đồng cho 7 học viên đó.

Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa - nơi xảy ra vụ chạy đầu vào thi cao học.
Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa - nơi xảy ra vụ chạy đầu vào thi cao học.

Làm việc với PV Báo Lao Động, ông Đào Phan Thắng - GĐ Trung tâm GDTX - cho biết: Trường có ký hợp đồng với Trường ĐHKT tổ chức lớp học chuyển đổi các chuyên đề cho cán bộ đang công tác tại các cơ quan chức năng trong tỉnh để đủ điều kiện thi cao học.
Sau đó, anh em học viên "đấu mối" thế nào đó rồi thuê nhà trường địa điểm ôn thi vào cao học. Ông Thắng nói: “Tôi chưa biết mặt một học viên nào trong lớp ôn thi cao học này. Còn nếu có chuyện hứa hẹn lo “chạy chọt” thì đó là quan hệ giữa cá nhân cán bộ của Trung tâm GDTX với lớp ôn thi cao học. Trung tâm GDTX không có chủ trương làm việc này. Tôi không liên quan và không chỉ đạo việc làm sai trái”.
Sau khi nhận được nội dung phản ánh trên, Trung tâm GDTX đã họp Ban giám đốc, yêu cầu từng cá nhân liên quan đến đơn thư tường trình, giải trình, báo cáo rõ tại sao lại có chuyện như vậy.
Sau đó viết kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Ông Thắng cho biết thêm: “Trung tâm GDTX đã quyết định kỷ luật với mức cảnh cáo đối với bà Lê Thị Liên và ông Bùi Sỹ Hồng, trường hợp ông Lê Trọng Sơn nhận mức kỷ luật khiển trách. Chúng tôi phải làm nghiêm khắc để những người có nhu cầu học chân chính không bị mắc lừa”.
Dù ông Thắng khẳng định không liên quan, không chỉ đạo việc làm sai trái trên, tuy nhiên vụ việc trên là rất nghiêm trọng, xảy ra tại đơn vị, Ban lãnh đạo Trung tâm không thể không có trách nhiệm. Hơn nữa việc đưa tiền để "chạy" thi đầu vào cao học đã hoàn thành.
Vì vậy ngoài những cán bộ của trung tâm đã bị kỷ luật, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Than Hóa cần vào cuộc xem xét trách nhiệm của các học viên- cán bộ, công viên chức đưa tiền nhằm chạy đầu vào thi cao học trên.

Copy từ: Người Lao Động

CA Hà Nội tấn công Thái Hà, nhà thờ rung chuông báo động








Tối nay (11/2/2014), công an, dân phòng đã tấn công nhà thờ Thái Hà...Nhà thờ đã đánh trống, kéo chuông để kêu cứu...Sau đó, nhà thờ đã đóng cửa và giáo dân đã bắt giữ được một số công an và dân phòng...Hiện tại đang lập biên bản...Xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyên cho các Cha và nhà Dòng được qua cơn nguy biến


Nguồn: FB Nguyễn Tiến Đạt 


....................

CSGT ném dùi cui làm lái xe chấn thương sọ não?

(ĐSPL) – Gia đình nạn nhân cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc Chiến bị ngã chấn thương sọ não là do bị chiến sĩ CSGT quăng dùi cui vào người.
 
Khi tham gia giao thông, vì không đội mũ bảo hiểm, anh Đỗ Ngọc Chiến trú tại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã bị CSGT huyện này ra hiệu lệnh dừng xe lại để kiểm tra hành chính nhưng Chiến đã bỏ chạy. Thấy vậy, chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ đã dùng chiếc dùi cui quăng vào người làm anh Chiến ngã xuống đường dẫn đến chấn thương sọ não? Sự việc khiến cho nhiều người dân nơi đây bức xúc.
Theo đơn trình bày của ông Đỗ Xuân Thắng (bố đẻ anh Chiến) cho biết, khoảng 15h, ngày 02/02, anh Chiến cùng một nhóm bạn đi chơi tết, khi đang đi trên trục đường của UBND huyện Thọ Xuân thì xuất hiện nhiều CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Phát hiện đối tượng điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, CSGT đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ.
Do quá hoảng sợ nên Chiến đã rú ga bỏ chạy. Thấy vậy, một chiến sĩ CSGT trong tổ công tác đã ném chiếc dùi cui vào người Chiến. Tuy bị loạng choạng nhưng đối tượng vẫn không ngã mà tiếp tục lái xe. Khi chạy được một đoạn thì xuất hiện một đồng chí CSGT khác lao ra quăng dùi cui vào ngực Chiến. Chiếc dùi cui sau khi rơi xuống đã gài vào bánh xe máy của chiếc xe Chiến đang điều khiển, làm anh ngã ra phía sau và phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân. Vì quá nguy kịch, nên sau đó Đỗ Ngọc Chiến đã được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức để cấp cứu.
 CSGT ném dùi cui làm lái xe chấn thương sọ não? - Ảnh 1
Đỗ Ngọc Chiến đang nằm điều trị tại bệnh viện Việt Đức
Cũng theo gia đình nạn nhân, cú ngã của Chiến khá mạnh, máu ở đầu và hai bên tai chảy ra rất nhiều, người dân thấy thế liền yêu cầu lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ ở đây đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng các chiến sĩ CSGT đều thờ ơ.
Theo anh Tùng, người trực tiếp thấy sự việc cho biết: "Khi đó, tôi thấy Chiến nằm bất động, máu chảy ra từ 2 lỗ tai nhiều, tôi đã gọi mấy đồng chí CSGT lấy xe đưa đi cấp cứu, nhưng một đồng chí CSGT nói cứ để đó cho nó tỉnh lại đã rồi hãy đưa! Thấy tôi và mọi người gắt lên nên họ mới lấy chiếc xe đang làm nhiệm vụ ở đó đưa anh Chiến xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân để cấp cứu trong tình trạng máu chảy nhiều rất nguy hiểm". 
Bố của nạn nhân bức xúc nói: “Chuyện con tôi tham gia giao thông mà vi phạm như vậy là sai rồi. Nhưng, không hiểu mấy anh là CSGT có biết được rằng, dùng dùi cui ném vào người đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ nguy hiểm đếm mức nào hay không? Họ bảo con tôi gây tai nạn nên bị vậy, nhưng bao nhiêu người dân chứng kiến tận mắt sự việc đều khẳng định, con tôi bị CSGT ném dùi cui vào người khi đang điều khiển xe máy nên ngã mới dẫn đến chấn thương sọ não”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đời sốngPháp luật, ông Lê Xuân Tuân – Đội trưởng đội CSGT huyện Thọ Xuân khẳng định, việc anh Chiến ngã bị chấn thương sọ não là do đâm phải chiếc xe chạy ngược chiều chứ không hề có chuyện bị CSGT dùng dùi cui quẳng vào người.
“Hôm đó, chúng tôi ra quân làm việc để đảm bảo an ninh trật tự  theo kế hoạch cấp trên chỉ đạo. Khi xảy ra tai nạn có nhiều người dân chứng kiến. Còn việc phát ngôn thì phải tuân thủ theo quy định của Giám đốc công an tỉnh, cái này thường do đồng chí Chánh văn phòng Công an tỉnh hoặc đồng chí Trưởng phòng công tác chính trị mới được phát ngôn”, ông Tuân nói.
Trái ngược lại với những gì ông Tuân cho chúng tôi biết, bà Tám, một người dân trú tại phố Neo, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân chia sẻ: “Hôm đó tôi đi sau xe anh Chiến, khi đến cổng trường Lê Lợi thì phát hiện có một tốp CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây, khi đó một đồng chí ra tuýt còi yêu cầu anh Chiến dùng lại nhưng Chiến bỏ chạy. Thấy Chiến bỏ chạy, một đồng chí mặc cảnh phục CSGT đã ném dùi cui về phía anh Chiến nhưng Chiến không bị ngã. Chiến chạy được một đoạn nữa thì tiếp tục một đồng chí CSGT ra tuýt còi nhưng Chiến vẫn không dừng, thấy vậy người mặc áo CSGT ném luôn dùi cui vào người khiến anh Chiến ngã ngửa ra sau”.
Khi phóng viên đề cập đến việc anh Chiến chạy quá nhanh dẫn đến việc tông xe vào người khác thì bà Tám khẳng định: “Không hề có chuyện anh Chiến tông vào người khác dẫn đến bị ngã. Vì khi đó có rất nhiều người đứng đó xem, không hề xảy ra vụ tai nạn 2 xe máy tông vào nhau”.
Có hay không sự việc CSGT huyện Thọ Xuân quẳng dùi cui vào người vi phạm giao thông dẫn đến người vi phạm giao thông bị chấn thương sọ não. Đề nghị với các cấp có thẩm quyền của tỉnh Thanh Hóa điều tra làm sáng tỏ vụ việc trên để tránh những  bức xúc trong dư luận về lực lượng CSGT khi đi làm nhiệm vụ ở trên địa phận huyện Thọ Xuân.
Phong Trần
 

Con đường TPP của VN ‘còn nhiều ổ gà’



Lãnh đạo VN và Hoa Kỳ cam kết đẩy mạnh đàm phán TPP hồi tháng 7 năm 2013.
Việt Nam tin rằng sẽ có thêm lợi ích từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước mắt còn gặp nhiều trở ngại.
Trong bài viết 'Vietnam and the TPP Traverse Rough Seas Towards Promised Land' trên trang  www.vietnam-briefing.com, tác giả Edward Barbour-Lacey cũng nói về những rủi ro khi Hà Nội đặt bút ký TPP.
TPP được xem là thỏa thuận chiếm 40% GDP toàn cầu và chiếm khoảng 30% mậu dịch quốc tế.
TPP cũng được chính quyền Hoa Kỳ xem là cách để Washington củng cố quan hệ với các nước châu Á để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam tin rằng TPP sẽ tạo điều kiện tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường mới, cũng như duy trì các thị trường truyền thống.
Trong những năm qua, 50% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước thành viên TPP.
TPP dự kiến sẽ giúp nhiều ngành tại Việt Nam như may mặc, giày da, đồ gỗ…và khiến các sản phẩm của Việt Nam cạn tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc bởi Trung Quốc không tham gia TPP.
Hơn nữa, TPP sẽ giúp Việt Nam tạo môi trường luật pháp minh bạch hơn trong bối cảnh Hà Nội đang sửa đổi các văn bản liên quan tới đầu tư, luật đất đại và đấu thầu.
'Hệ quả tiêu cực'
"Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP"
Tuy nhiên, chặng đường tới hoàn tất đàm phán TPP không dễ dàng.
Tác giả bài viết nhận định điều ông gọi là “TPP có thể có một số hệ quả tiêu cực với Việt Nam.”
“Đặc biệt là việc tăng cạnh tranh mạnh từ các nước có thể làm tê liệt một số khu vực kinh doanh quản ly yếu kém của Việt Nam.
“Ngoài ra, trong một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam sẽ không thể tận dụng được việc giảm thuế.
Thậm chí ngay ở Hoa Kỳ TPP không phải được tất cả âu yếm. Hiện có cuộc chiến giữa khu vực có lao động được tổ chức tốt (có nghiệp đoàn) với các công ty đa quốc gia vốn hưởng lợi chủ yếu từ TPP.
“Những người phản đối gọi thỏa thuận này là “lén lút, phi dân chủ” và giết chết việc làm”
“Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP.
Tác giả, cũng bàn về dự luật nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo ra những điểm gây tranh cãi theo đó có một điều khoảng cho phép Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình kiểm tra cá tra của Việt Nam vì lý do an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu VN sang Hoa Kỳ 2013

  • Hàng dệt và may mặc (8.61 tỉ USD)
  • Giày da (2.63 tỉ USD)
  • Đồ gỗ (1.98 tỉ USD)
  • Máy tính, đồ điện tử (1.47 tỉ USD)
  • Thủy sản (1.46 tỉ USD)
  • Máy móc, công cụ, phụ kiện (1.01 tỉ USD)
Tuy nhiên ngay cả một cơ quan thanh tra độc lập của Quốc hội Hoa Kỳ ( GAO) đã gọi chương trình này là “lãng phí và không cần thiết.”
Việt Nam đang có động thái trả đũa để bảo vệ ngành cá tra và nhiều nhà phân tích tin rằng Hà Nội có thể đưa chủ đề này ra kiện tại WTO và rằng có khả năng việc thực hiện TPP có thể bị trì hoãn.
Trong năm 2013 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21.3% so với năm trước đó, đạt 23.87 tỉ USD. Tức là 18% xuất khẩu của Việt Nam là sang Hoa Kỳ.
Việt Nam nhập hàng hóa trị giá 5.23 tỉ USD từ Hoa Kỳ trong năm 2013, tăng 8.3% so với 2012.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều kêu gọi Hoa Kỳ hoàn tất thỏa thuận khung TPP trước chuyến thăm của Tổng thống Obama sang châu Á vào tháng Tư.
Cả hai nước lo ngại rằng nếu Hoa Kỳ càng cần nhiều thời gian để hoàn tất quá trình này thì lại càng có thêm khả năng Hoa Kỳ sẽ đưa ra thêm các thay đổi đối với thỏa thuận.
Tin vui, như báo Japan Times đưa, là cả hai nước đều ủng hộ Hoa Kỳ mạnh trong vai trò tại châu Á và xem Washington có ảnh hưởng làm ổn định khu vực hiện có các tranh chấp lãnh thổ, tác giả Edward Barbour-Lacey kết luận.
'Thế lực cản TPP'
Ông Kerry từng nói ông đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở với người tương nhiệm phía VN về một loạt các chủ đề bao gồm nhân quyền.
Cho tới nay chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo Việt Nam phải có cải thiện nhân quyền rõ rệt như một trong các điều kiện để sớm hoàn tất vòng đàm phán TPP.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 02/02/2014, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC về điều ông gọi là có thể một thế lực trong nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn Việt Nam "gần gũi với phương Tây" và không muốn Việt Nam ký TPP.
Ông Dũng, trong một  bài viết khác cho BBC, cũng từng bình luận rằng khoảng 80-90% nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam sẽ vào thế khó xử khi bắt buộc phải chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu.
"TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà chính thể một đảng ở Việt Nam có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
"Thế nhưng điều kỳ lạ là dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh, trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động…", nhà báo bị cấm xuất cảnh và bị thu hộ chiếu mới đây bình luận.

Copy từ: BBC


.............

Nói láo, nói láo, đại nói láo



Lê Diễn Ðức
Dối trá và bạo lực là bản chất và đặc tính của hệ thống chính trị độc tài toàn trị. Trong hệ thống này, nhà nước thả sức thao túng bằng các phương tiện truyền thông độc quyền, nhồi sọ dân chúng những lý thuyết mị dân, che giấu bộ mặt xấu xa trước dư luận quốc tế.
Ðáng tiếc, thời buổi thông tin ngày nay không cho phép họ thực thi được hoàn toàn những ý định của mình. Nhờ phương tiện Internet phổ cập, dư luận xã hội đã có những phản ứng mau lẹ và kịp thời, vạch trần sự lừa mị giáo điều và giả dối.

Cuộc kiểm điểm định ký phổ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc UPR tại Genève trong những ngày đầu tháng 2 năm 2014 đã minh chứng rất rõ. Chính quyền cộng sản Việt Nam đưa ra những tuyên bố cũ rích, đã được sử dụng không biết bao nhiêu lần. Trước những câu hỏi và kiến nghị về cải thiện nhân quyền, phái đoàn Việt Nam như những con vẹt bị bịt tai, bịt mắt, cúi gằm mặt xuống đọc bài được soạn sẵn, thậm chí không ăn nhập gì với trọng tâm của câu hỏi.

Họ nói láo không biết ngượng, rằng, “Việt Nam có tự do ngôn luận”, “Việt Nam không có tù nhân chính trị”, “Việt Nam không kiểm duyệt Internet”, “Tòa án xét xử công bằng”, bla, bla,...

Xin hỏi ngoài 800 tờ báo đảng và hàng chục đài phát thanh, truyền hình trong hệ thống tuyên truyền của đảng, có tờ báo tư nhân nào không?

Tự do ngôn luận ở đâu, khi Bộ Thông Tin và Truyền Thông khẳng định Việt Nam sẽ không có báo chí tư nhân và điều 258 của Bộ Luật Hình Sự sẵn sàng quy chụp, bỏ tù những ai có ý kiến khác với nhà cầm quyền? Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) có trụ sở tại Pháp trong bản phúc trình thường niên, một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “kẻ thù của Internet 2013” trên thế giới, đứng ở vị trí gần cuối bảng 172/179, chỉ sau Trung Quốc về số nhà báo bị cầm tù.

Không kiểm duyệt Internet, cớ sao ngày 5 tháng 5 năm 2010, tại Hội Nghị Toàn Quốc triển khai nhiệm vụ của các cơ quan báo chí do Ban Tuyên Giáo Trung Ương chủ trì, tướng công an vũ Hải Triều khoe khoang “bộ phận kỹ thuật đã phá sập 300 mạng và blog cá nhân xấu”?

Tự do Internet ở đâu, khi mà nghị định của chính phủ số 72/2013/NÐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet nhằm kiểm soát chia sẻ thông tin trên mạng xã hội?

Tự do Internet và ngôn luận ở đâu, khi Nghị định 174/2013/NÐ-CP áp dụng từ ngày 15 tháng 1, 2014 phạt từ 70 đến 100 triệu đồng các hành vi hành vi nói xấu nhà nước trên mạng xã hội.

Bài “Sự bùng nổ của Facebook và một số vấn đề đặt ra” trên tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng, ngày 6 tháng 1 năm 2014, là gì, nếu không phải là dọn đường cho sự ngăn chặn hoàn toàn mạng xã hội với 19,6 triệu người sử dụng này?

Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ viết một số bài trên mạng, trả lời phỏng vấn một số đài quốc tế BBC, RFA, VOA, kiện thủ tướng về vụ khai thác bauxite Tây Nguyên phá hoại môi sinh và an nguy cho an ninh quốc phòng, bị kết án tù 7 năm tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, thì không phải là kiểm soát người sử dụng Internet và quyền tự do ngôn luận?

Với những bài viết trên mạng kêu gọi lòng yêu nước, tố cáo sự xâm chiếm lãnh hải và thái độ khiêu khích, hiếu chiến của Trung Quốc trên Biển Ðông, blogger Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải bị kết án nặng nề 12 tù về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước XHCN Việt Nam”. Ðây không phải là kiểm duyệt thông tin, phỉ báng quyền tự do ngôn luận, thì là cái gì? Anh Nguyễn Văn Hải không phải là tù nhân chính trị ư?

Chỉ vì các bài viết phân tích các chính sách của đảng, vạch trần tham nhũng, đưa ra những nhận định chủ quan và khách quan về thời cuộc, về vai trò và uy tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt giam. Ðây không phải là đàn áp tự do ngôn luận, kiểm duyệt Internet, thì là cái gì?

Cô Phạm Thanh Nghiên chỉ tọa kháng tại nhà ở của mình với khẩu hiệu “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam” mà nhận bản án 3 năm tù. Ông Vi Ðức Hồi viết báo trên mạng phê phán đảng, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tố cáo nạn tham nhũng, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đều bị kết án nhiều năm tù, họ không phải tù nhân chính trị sao?

Biết bao nhiêu trường hợp khác nữa không thể nêu hết. Có sự lấp liếm, nói láo nào bỉ ổi hơn không? Một nhà nước ra trước diễn đàn quốc tế với một đội quân hùng hậu 30 người từ các bộ, mà sao lại có thể diễn trò tệ hại, nhục nhã như thế?

Còn về sự xét xử công bằng của tòa án? Xin lỗi, tòa án, viện kiểm sát hay chính xác là cả ngành tư pháp là công cụ của đảng cầm quyền.

Nói sao về 4 năm tù cho trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh đến chết ông Trịnh Xuân Tùng ngay giữa đồn công an? Nói sao về vụ xử côn đồ Văn Giang đánh người bị thương? Về 10 năm tù oan gia của ông Nguyễn Thanh Chấn? Nói gì về sự phi lý trong vụ án xử Huỳnh Thị Huyền Như và Vietinbank? Nói sao về các vụ xử các nhà bất đồng chính kiến, tuyên bố xử công khai mà an ninh mật vụ phong toả, bắt bớ, cấm dân chúng tới tham dự, kể cả những người thân ruột thịt của gia đình?

Trên sân nhà, họ còn trơ trẽn và nhục nhã đến mức, bài “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền” trên tờ Vietnam.net ngày 5 tháng 2, 2014 và bài “Ðảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” của Giáo Sư Hoàng Chí Bảo trên tờ Thanh Niên, đã phải vội vã gỡ bỏ nhút nhấn “Like” và “Dislike”, chỉ vì nút nhấn “Dislike” quá nhiều (51) so với nút “Like” (2). Tương tự trên Vietnam.net, 5,595 “Dislike” so với 163 “Like”. Con đà điểu đã phải giấu đầu trong cát, không còn mặt nạ nào che giấu nổi trò “cả vú lấp miệng em” nữa!

Trong kỳ Kiểm Ðiểm Phổ Quát về nhân quyền lần này tại Genève, đoàn Việt Nam bị sửa lưng, vạch mặt nặng nề. Ngoại trừ “mèo khen mèo dài đuôi” của Trung Quốc, Cuba và vài nước Asean, hơn 100 nước đã đặt câu hỏi chất vấn và khuyến nghị. Ngay cả Miến Ðiện cũng đòi hỏi Việt Nam thúc đẩy dân chủ, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền. Ðặc biệt sự có mặt của những đại diện các nhóm nhân sự đến từ trong nước và anh chị em từ nhiều nước trên thế giới tới tham gia hội thảo và cung cấp thông tin độc lập cho các quốc gia thành viên tham dự UPR, đã gây cho đoàn của nhà nước cộng sản Việt Nam sự khó chịu thực sự.

Ðoàn Việt Nam do Thứ Trưởng Hà kim Ngọc dẫn đầu, đã ngụy biện rằng, vì những “dị biệt” văn hóa nên có sự nhìn nhận khác nhau về nhân quyền, cam kết sẽ tiếp thu các ý kiến và tiếp tục đối thoại.

Trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hồ Chí Minh đã trích lời của Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Có nghĩa rằng, đã là con người, không phân biệt quốc tịch, màu da, văn hóa, đều được hưởng những quyền tự do như nhau, giống nhau, không có loại nhân quyền riêng nào cho người Việt Nam mũi tẹt, da vàng, mà cũng chẳng có thứ nhân quyền nào riêng cho ông Tây tóc vàng, mắt xanh. Nhân quyền là giá trị phổ quát đã được nhân loại khẳng định.

Còn cam kết và đối thoại của nhà nước cộng sản ư? Ðã có hàng tá cam kết khi đặt bút ký vào các công ước, hiệp ước quốc tế đã bị chà đạp!

Ðối thoại ư? Ðối thoại với ai? Chắc chắn không có sự đối thoại sòng phẳng, cởi mở với dân chúng, vì với họ đã có sẵn các điều 79, 88, 258 của Bộ Luật Hình Sự. Trấn áp bằng bạo lực là phương tiện “đối thoại” duy nhất mà bộ máy công quyền có thể áp dụng.

Dối trá và hứa lèo vốn là hai mặt song song của một căn bệnh mãn tính không thuốc chữa của chế độ cộng sản Việt Nam.

Như ông Benjamin ismail, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức phóng viên không biên giới, kết luận:

“Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên Hiệp Quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách tàn bạo mà họ đang thực hiện.”


Copy từ: Người Việt


....................

CA Đồng Tháp tiếp tục đánh đập và bắt giam những người đến thăm nhà anh Nguyễn Bắc Truyển


CTV Danlambao - Lúc 11:30' trưa ngày 11/2/2014, chị Bùi Thị Minh Hằng và nhiều bà con tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã bị côn an đánh đập và bắt giam khi đến thăm gia đình vợ anh Nguyễn Bắc Truyển tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Tổng cộng khoảng 22 người đã bị công an dùng gậy ba trắc đánh đập tàn bạo, ít nhất 5 người bị đánh đến ngất xỉu. Tất cả mọi người bị bắt trói đưa về trụ sở CA huyện Lấp Vò, đồ đạc bị bọn chúng cướp trắng trên đường.

Gia đình chị Bùi Thị Minh Hằng thông báo, trong một cuộc điện thoại chóng vánh, chị chỉ thều thào nói được một câu: "Mẹ bị chúng nó đánh nhiều quá, toàn vào đầu thôi con..." nghe đến đấy thì mất tín hiệu.


Theo Facebook Hoàng Dũng, những người đang bị công an bắt giữ gồm có:

1. Bùi Thị Minh Hằng
2. Lưu Trọng Kiệt
3. Phạm Nhật Thịnh
4. Trần Văn Thường
5. Huỳnh Anh Tú
6. Huỳnh Anh Trí
7. Một người có facebook là Nho Ca Chon
8. Võ Văn Thanh Liêm
9. Võ Văn Bửu
10. Võ Văn Bảo (con ông Bửu)
11. Trần Thị Thúy
12. Chồng bà Trần Thị Thúy
13. Võ Thị Ánh Tuyết (Như Bửu)
14. Võ Thị Nhạn
15. Tô Văn Mãnh
16. Trương Kim Long
17. Một người tên Mạnh
...

Một đoạn clip ngắn được phổ biến trên facebook ngay sau đó cho thấy có ít nhất 8 người bị CA nhốt trong một chiếc xe giống kiểu xe tù, xung quanh là tiếng còi hú inh ỏi. Những người bị bắt đều bị trói tay ngược ra đằng sau, trong đó có cả phụ nữ, người già lớn tuổi và các tu sĩ. Chị Bùi Thị Minh Hằng bị CA đánh đập rất 'dữ dội'.

Trước đó, chị Bùi Hằng cùng bà con Phật giáo Hòa Hảo hẹn nhau đến thăm nhà chị Bùi Thị Kim Phượng, vợ anh Nguyễn Bắc Truyển. Khi còn cách nhà khoảng 300 met thì mọi bị công an bao vây, chặn lại.

Hàng trăm côn an đủ mọi thành phần, mang theo xe ô tô bít bùng đã được huy động. Bọn chúng lao đến đánh đập, đàn áp thẳng tay tất cả mọi người. Nhiều tu sĩ và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, trong đó có cả phụ nữ và người già bị đánh bằng gậy ba trắc dẫn đến ngất xỉu.

Hành vi đàn áp mới nhất của CA Đồng Tháp nhằm ngăn chặn đám cưới của anh Nguyễn Bắc Truyển và chị Bùi Thị Kim Phượng dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/2 sắp tới.

Đây là các số điện thoại của lãnh đạo CA huyện Lấp Vò - nơi đang bắt người phi pháp:

Nguyễn Thanh Long : 0913.6865.59
Đỗ Công Khanh : 0913.967.696
Huỳnh Văn Thạnh : 0913 .697.975
Lê Hoàng Dũng : 0913.967.974

Trước khi bị bắt, chị Hằng thông báo trên facebook rằng đây là  hình ảnh hai tên công an thường phục đã theo dõi và đe dọa chị.
Trước đó, hay tin CA đập phá nhà cửa và bắt anh Nguyễn Bắc Truyển, chị Bùi Thị Minh Hằng lập tức đến Đồng Tháp vào ngày 10/2/2014 để động viên tinh thần cho gia đình. Tuy nhiên, khi đến nơi được vài tiếng thì nhận được tin công an áp giải anh Truyển về nhà bố mẹ tại Sài Gòn.
Nghe tin nhà vợ anh Truyển tại Đồng Tháp vẫn còn bị công an bao vây, chị Bùi Hằng cùng bà con Hòa Hảo bất chấp nguy hiểm vẫn tiếp tục đến thăm và động viên tinh thần cho gia đình.

Trên đường đi, chị Hằng đã bị một số kẻ lạ mặt bám theo đe dọa.

* Tin đang cập nhật

CTV Danlambao danlambaovn.blogspot.com

Copy từ: Dân Làm Báo


..............

Côn đồ nổ súng bắn trọng thương dân oan Văn Giang


VRNs ( 11.02.2014) – Sài Gòn - “Chiều hôm qua, ngày 10.02.2014, tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, lực lượng thi công của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng làm lễ thi công, cho máy ủi, máy xúc đến ủi khu vực đất của bà con Văn Giang. Bà con ra giữ đất nhưng đã bị côn đồ dùng 3 khẩu súng hoa cải bắt vào người dân, khiến cho 5 người bị thương, trong đó 4 người bị thương nhẹ và đã được sơ cứu, còn 1 người đang cấp cứu trong bệnh viện Việt Đức vì viên đạn nằm ở vị trí nguy hiểm chưa thể mổ lấy ra được”. Ông Dật, một trong những người dân oan Văn Giang cho VRNs biết.

Người bị thương nặng là ông Nguyễn Văn Nghiêm, 44 tuổi đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Bà Bảy, vợ ông Nghiêm cho biết tình trạng sức khỏe của ông: “Viên đạn nằm ở trong phổi. Viên đạn bằng chì nhưng bác sĩ vẫn chưa mổ cho, còn đang theo dõi.”

Hiện tại, sức khỏe ông Nghiêm hơi yếu, viên đạn vẫn đang nằm ở trong phổi chưa được gắp ra và bác sĩ bệnh viện Việt Đức vẫn đang theo dõi tình trạng sức khỏe của ông.

Ông Nghiêm nói với VRNs: “Đang đau và yếu lắm. Hôm qua, tôi thấy dân làng xuống đồng [khu vực đất của bà con bị nhà cầm quyền cưỡng chế]. Lúc ấy, mọi người cứ bấn loạn lên thế là tôi trúng đạn luôn.”

Blogger Nguyễn Lân Thắng viết trên facebook: “Hiện tại ở Văn Giang đang rất nóng, hoàn toàn không có một bóng công an nào mà chỉ toàn xã hội đen đi nghênh ngang khắp nơi với ít nhất 3 khẩu hoa cải nòng dài.”

Trên facebook, bà Lê Hiền Đức cho biết: “Tôi đã liên lạc với Bộ công an thì được trả lời rằng: '…Đó là công ty thuê “đầu gấu”…N hưng tôi có ý kiến rằng: Công an có trách nhiệm giữ bình yên cho dân, giữ trật tự xã hội,bảo vệ tính mạng cho người dân…không thể để mặc cho bọn côn đồ lam gì thi làm?? Tôi đề nghị tất cả chúng ta cùng với người dân Văn giang (khiêng ngươi bị thương lên Bộ công an ,đề nghị can thiệp)”. Nguyễn Văn Phương buồn phiền: “Một xã hội loạn lạc, tính mạng người dân chỉ như con kiến, nếu ai không tin thì hãy về Văn Giang – Hưng Yên ngay bây giờ.”

Vào ngày 07.10.2013, 1244 hộ dân ở 3 xã Phụng Công, Xuân Quan và Cửu Cao đã ra tuyên bố cảm tử giữ đất cho đến cùng.

Đỉnh điểm của sự việc xảy ra ở Văn Giang là nhà cầm quyền đã huy động hàng ngàn lực lượng công quyền dùng vũ lực để phản đối việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang, vào ngày 24.04.2012 vừa qua.

Được biết, bà con Văn Giang đi khiếu kiện suốt 9 năm qua, từ cấp xã đến cấp trung ương nhưng chưa có cấp chính quyền nào giải quyết thỏa đáng cho bà con. Tổng diện tích đất của bà con đi khiếu kiện ở 3 xã Phụng Công, Xuân Quan và Cửu Cao, huyện Văn Giang là 500 hecta đất. Nhà cầm quyền đền cho bà tối đa chưa tới 50 ngàn đồng một mét vuông, nhưng họ lại rao bán với giá 6 triệu/1m2, gấp 120 lần so với giá tiền đền bù cho bà con dân oan Văn Giang.


Copy từ: Dân Làm Báo


.............

Bộ Đại học VN vẫn quản lý ngành bằng phương cách “Cải cách ruộng đất”!

 .
Phan Châu Thành (Danlambao) - Gần đây nhiều trường đại học trong nước, cả công lập lẫn tư thục, và có lẽ cả xã hội quan tâm đào tạo chuyên nghiệp, đang bị sốc bởi quyết định ngưng tuyển sinh 207 nghành đào tạo tại 71 trường Đại học (chưa kể cao đẳng, Bộ sẽ “trảm” sau) của Bộ Đại học, từ 2014.

Đọc những thông tin này, lắng nghe lập luận của các vị Vụ trưởng Vụ Đại học Nguyễn Anh Tuấn và Thứ trưởng phụ trách Đào tạo Đại học Bùi Văn Ga làm cơ sở cho quyết định đó, công chúng sẽ tưởng rằng Bộ đang chăm lo nâng cao chất lượng đào tạo của ngành Giáo dục vốn đã quá sa sút và tai tiếng này (ngành nào ở Việt Nam hôm nay mà không sa sút và tai tiếng, trừ ngành làm quan, chém gió và rửa bô cho quan?).

Nguyên nhân của sự sa sút và tai tiếng của ngành Giáo dục, hay Y tế hay các ngành Kinh tế, Văn hóa khác của Việt Nam hôm nay đều nằm trong một mẫu số chung là sự lãnh đạo sáng suốt tài tình và không thể thoát khỏi của đảng CSVN, ai cũng biết, chỉ nói ra hay không thôi. Nhưng tôi cũng sẽ không bàn về điều đó, vì vô ích, chừng nào 90 triệu dân Việt vẫn phải đội cái điều 4 Hiếp pháp trên đầu.

Trong vụ Bộ Đại học (tức là cái bộ có học nhất Việt Nam, chỉ thua bộ… Chính trị) đã vừa “trảm”- cấm tuyển sinh 71 trường trong 207 chuyên ngành họ muốn đào tạo cho thế hệ sau này, tôi chỉ muốn nói đến não trạng quản lý trì độn và phương pháp quản lý ngu xuẩn bằng bạo lực của họ - những người “trí thức” cộng sản. Cái não trạng và phương pháp quản lý tưởng chỉ có ở thời cải cách ruộng đất những năm 50-60 thế kỷ trước khi họ mới lên cầm quyền và cầm luôn cuốc xẻng để đập đầu những người nông dân giỏi nhất và những trí thức đích thực nhất của đất nước, ai ngờ vẫn còn nguyên trong các trí thức cộng sản đang quản lý cái Bộ phải có trí thức nhất - Bộ Đại học, hôm nay, hơn 60 năm sau...

Thứ nhất, đó là cái não trạng không quản được thì cấm, rất phổ biến của chính quyền cộng sản, dù đó là cấm quyền người ta học và dạy nhau cái chuyên ngành gì đó để sau này người ta – con em chúng ta kiếm sống và phục vụ xã hội! Đó là vi phạm nhân quyền – quyền được học và quyền được dạy cái gì pháp luật không cấm, dù nhân danh “để nâng cao chất lượng đào tạo” – vốn cũng chỉ do người học và người dạy quyết định. Chất lượng đó ra sao thì do xã hội là bên thụ hưởng – là khách hàng của việc dạy và học đó sẽ “sử dụng” và đánh giá. Nếu chính quyền, ở đây là Bộ Đại học, muốn can thiệp vào chất lượng đào tạo thì nên là và chỉ được là sự can thiệp gián tiếp dựa trên chính sách tác động lên cơ chế thị trường dịch vụ đào tạo mà thôi. Ở đây, Bộ đã đưa ra áp dụng chỉ tiêu từ một phía không có xây dựng từ các cơ sở và cho từng ngành, không thống nhất với các hiệp hội các nhà đào tạo – các trường đại học tư thục và dân lập và quốc doanh...

Thứ hai, đó là sự ngu xuẩn và máy móc của việc áp dụng “chỉ tiêu tối thiểu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ “cơ hữu” cho mọi chuyên ngành đào tạo, chỉ dựa trên một vài con số vô hồn, theo lời ông Ga thứ trưởng, là nước ta hiện có trên 10 ngàn tiến sĩ và trên 50 ngàn thạc sĩ, thừa đủ cho các trường tuyển dụng vào biên chế giảng viên cơ hữu của mình? Ông Ga quên mất rằng trong 10 ngàn tiến sĩ đó có bao nhiêu tiến sĩ dổm chỉ mua bằng cấp để làm quan trong đảng và nhà nước ta? Và đề tài của hàng ngàn bằng tiến sĩ đểu đó thường có thể đại loại như là “Vai trò vinh quang của đảng cộng sản VN quang vinh lãnh đạo nhân dân ta đi trên con đường tắt đón đầu nhân loại gần 200 năm lên XHCN, từ 1930 đến 2099”...?

Vì vậy, cái việc “áp dụng chỉ tiêu” 1 tiến sĩ và 5 thạc sĩ cơ hữu này của Bộ Đại học có khác nào việc ngày xưa các đội Cải cách Ruộng đất phải nhất định tìm ra đủ 5% nông dân ta để qui kết địa chủ và xử bắn?

Và vấn đề thứ ba, là các nhà quản lý đào tạo cấp cao nhất mà các vị Bộ ĐH cũng không hiểu hai điều quan trọng tối thiểu và là đặc thù của đào tạo chuyên nghiệp, ai cũng biết. Đó là, bản chất việc đào tạo các ngành rất khác nhau, có ngành dễ đào tạo nên các vị tiến sĩ (như kinh tế, xã hội…) và có ngành rất khó (như kỹ thuật, mỹ thuật…), trong khi đó các ngành khó đào tạo cao như kỹ thuật hay mỹ thuật lại rất cần và rất phổ biến trong xã hội. Và bản chất đặc thù thứ hai của đào tạo chuyên nghiệp là phải đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội và thị trường luôn luôn thay đổi và khác nhau với từng ngành nghề khác nhau nên nhà quản lý đào tạo rất khó nhưng cần phải cố gắng khớp hai xu hướng cung cầu khác nhau đó vào nhau.

Việc áp dụng “chỉ tiêu” 1TS+5ThS cho mọi chuyên ngành như nhau vì thế là bất chấp bản chất trên của ngành đạo tạo chuyên nghiệp, chỉ để dễ cho người quản lý. Đó là tư duy quản lý đào tạo của cộng sản, vốn không coi đào tạo là dịch vụ cho xã hội cần phải được thị trường và xã hội thẩm định chất lượng. Vì thế, việc mong áp dụng “chỉ tiêu” sẽ nâng cao chất lượng đào tạo sẽ chỉ là hình thức và viển vông, vì muốn nói đào tạo chất lượng cao lên thì phải đợi xã hội kiểm định rồi sẽ sử dụng tiếp hay và đào thải. Chính xã hội quyết định sự phát triển của từng ngành nghề, và sự phát triển đó đầu tiên thường đi vào số lượng rồi mới dần dần đi vào chất lượng được. Không thể bằng một quyết định hành chính mà tăng chất lượng đào tạo được, đó chỉ là hình thức hão huyền của cộng sản.

Ví dụ, người viết bài này có thời gian hàng chục năm du học, và khi đó những người thầy giỏi nhất của tôi, hai vị giáo sư đầu ngành lại là hai vị chỉ có bằng cử nhân và thạc sĩ, còn học trò xung quanh họ, cũng là thầy và bạn của tôi thường là những tiến sĩ khoa học nhưng chỉ là các phó giáo sư và trợ lý giáo sư thôi. Thế nhưng nhờ vậy chất lượng và uy tín đào tạo của họ rất cao. Dù là nước XHCN lúc đó (Balan) nhưng bằng cấp của họ được tư bản chấp nhận hoàn toàn, không phải đào tạo lại như đối với đa số ngành khác. Đó là vì người ta đào tạo chuyên ngành theo uy tín và trình độ của người đứng đầu, không phải theo bằng cấp như cái “chỉ tiêu” trên “của ta”. Và uy tín và trình độ đó là từ các kết quả, các bài báo, các công trình nghiên cứu, các phát minh và các sản phẩm ứng dụng…. không phải tấm bằng tiến sĩ đi mua như đa số giáo sư cộng sản VN ngày nay. Về con số giáo sư tiến sĩ và số công trình khoa học cấp quốc tế, chúng ta đếu biết VN trong nhóm đội sổ ở Asean về số công trình, và đứng đầu về số tiến sĩ…

(Ví dụ: năm 2012 Singapore có 47.262 bài báo khoa học và Vn chỉ có 7.227, thua Malaysia 33.472 bài và Thái 27.200 bài…- Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn)

Viết bài này, không phải vì tôi chỉ thấy cái dở của cách quản lý đào tạo của chế độ cộng sản này như trên và muốn góp ý. Tôi biết tại sao họ làm thể, và có nói cũng vô ích. Họ làm thế vì một phần họ chân thành ngu, nghĩ rằng làm thế chất lượng đào tạo sẽ lên. Lên làm sao được, vì các trường có phát triển được đâu! Nhưng chủ yếu họ làm vậy để làm khó các trường và ra oai với họ. Như thế, các trường mới phải chạy chọt xin xỏ họ. Nếu chỉ dùng những chính sách gián tiếp như khuyến cáo, khuyến khích, hay công khai kết quả đào tạo của các trường, đưa ra xã hội đánh giá và thống kê kết quả, khen thưởng trường này, không khuyến khích trường kia… thì họ (Bộ ĐH) đói mất!

Tôi viết bài này vì muốn chỉ ra chính sự nguy hiểm của chính sách quản lý đào tạo của bộ ĐH theo kiểu “Cải cách ruộng đất”. Nó không chỉ khó chấp nhận mà còn sẽ để lại hậu quả lâu dài cho tương lai đất nước, trong các ngành mà họ đang cấm và can thiệp thô bạo.

Chúng ta hãy thử xem kỹ danh sách 207 chuyên ngành bị dừng đào tạo của 71 trường sẽ thấy vài điều tôi đã nói trên.

Nhận xét thứ nhất, đó là hầu như đa số trong 207 ngành bị cấm đào tạo đều thuộc nhóm các ngành kỹ thuật và mỹ thuật là các ngành rất hiếm tiến sĩ, khó cả làm thạc sĩ. Bản chất vì đó là những ngành thực hành rất nhiều mới giỏi được, không chỉ cần lý thuyết suông như kinh tế hay văn học.

Ví dụ:

- Mục 10 và 11, trường Mỹ thuật Công nghiệp HN bị cấm đào tạo ngành Gốm và ngành Thiết kế Công nghiệp. Hai ngành này đào đâu ra tiến sĩ nếu không chui vào lò gốm hay nhà máy cơ khí làm khoảng trên chục năm cho biết nghề? Giỏi nghề thực hành rồi ai còn đi làm bằng tiến sĩ làm chi nữa (lại phải học thi lại bao nhiêu thứ không cần thiết)?...

- Mục 16 đến 31, trường Sân Khấu – Điện ảnh có 16 ngành không được đào tạo nữa vì không có tiến sĩ? Không biết ở Hollywood có bao nhiêu vị tiến sĩ điện ảnh nhỉ?

- Mục 171, trương SP Kỹ thuật Thủ Đức Tp.HCM bị cấm đạo tạo ngành Kỹ thuật Công nghiệp, trường ĐH Hải phòng bị cấm ngành Chế tạo máy? Trong ngành kỹ thuật, làm luận án tiến sĩ không thể chỉ đỏ toàn “nước lã mới” (nói phét) vào đó, phái có sản phẩm phát minh mới cụ thể như kiếu phát minh ra bánh xe mới. Thế nhưng uy tín hàng đầu như SPKT Tp.HCM mà không đào tạo được ngành Kỹ thuật Công nghiệp phổ biến nhất, thì ai thực sự đủ khả năng đào tạo? Với tôi (gần bốn chục năm trong nghề cơ khí), các kỹ sư ra trường từ SPKT HCM còn khá hơn các kỹ sư của Bách khoa HN nhiều, và ngang ngửa BK Sài gòn… Thế mà họ bị cấm đào tạo, logic ở đâu?

Còn nhiều ví dụ như thế nữa, các vị có thể xem danh sách 71 trường và 207 ngành trên Dân trí, Vietnamnet…

Nhận xét thứ hai, đa số các ngành bị cấm còn lại rơi vào nhóm các ngành mà xã hội và thị trường đang rất cần, có nhu cầu cao và Bộ nên khuyến khích đào tạo, nhưng đào tạo chuyên nghiệp của ta lâu nay theo kiểu XHCN không đào tạo nhiều hay hoàn toàn không đao tạo, bỏ trống, do đó thiếu chuyên gia trầm trọng. Đó thường là các ngành dịch vụ “nhạy cảm” với đảng ta như:

- Mục 152, 202, 206: Ngành Điều dưỡng (các trường Y Thái Bình, Hông bàng, Cần Thơ… bị cấm tuyển sinh); Điều dưỡng là ngành xưa nay chỉ dành riêng cho hệ thống y tế đặc biệt bao cấp dành cho cán bộ đảng… nay đào tạo để phục vụ dân sao được?

- Mục 98: Ngành Luật Kinh tế (trường ĐH Đà Nẵng); Nước “ta” cần gì Luật kinh tế vì đã có định hướng kinh tế XHCN rồi?

- Mục 185: Ngành Tâm lý học (Sư phạm Hà Nội): Ngành này mấy chục năm nay chỉ dành riêng cho công an của đảng để hiểu tâm lý dân mà phục vụ đảng thôi, nên cấm mở rộng?

- V.v…

Có những ngành rất mới hiếm nhưng rất cần thiết cho xã hội ta hôm nay và một số trường đang đào tạo mà Bộ vẫn cấm thì chẳng hiểu họ muốn gì? Ví dụ:

- Mục 91, ngành Hải dương học, Đại học quốc gia Tp.HCM? Nếu ĐHQG HCM không được đào tạo hải dương học thì ai sẽ tào tạo được đây? Tôi có chị bạn là tiến sĩ Hải dương học ở ĐH QG HCM, chị đã phải về hưu (theo tuổi), nhưng vẫn thấy chị đi dạy, chỉ là không còn trong biên chế cơ hữu nữa nên trường của chị không được tuyển sinh cho cái ngành chị vẫn đào tạo mấy chục năm nay ư? Đó là để nâng cao chất lượng đào tạo ư? Nước ta diện tích mặt biển quốc gia rộng trên 1 triệu km2 gấp ba lần đất liền mà không khuyến khích đào tạo Hải dương học ư? Trừ khi… đó đã là biển đảo của Tàu!

- Mục 192, ngành Quản lý Biển, ĐH Tài Nguyên Môi trường HN? Có lẽ Biển của ta thay vì tăng cường đào tạo và quản lý thì giao cả cho Tàu rồi, không cần đào tạo và quản lý nữa?

Có lẽ, cái “được” của quyết định cấm tuyển sinh 207 ngành tại 71 trường Đại học của Bộ ĐH ngoài việc Bộ sẽ được thỏa mái hành các trường và các trường sẽ có cơ hội xin xỏ, nịnh nọt các quan Bộ, thì có lẽ nó cũng sẽ tạo ra cơ hội cho thuê bằng cấp tiến sĩ dổm của các vị trí thức mua bằng cho các trường để làm hồ sơ xin tuyển sinh cho các trường, còn việc dạy thì… vẫn như cũ. Vậy thì chất lượng đào tạo sau khi thị trường thuê bằng cấp sẽ rất sôi động, sẽ tăng hay giảm? Chắc chắn là tăng chi phí đào tạo của các trường vì phải thuê mua bằng cấp, nên sẽ giảm chất lượng, vì đó không phái các chi phí trực tiếp của đào tạo.

Tôi nói vậy, không phải để góp ý cho họ và mong họ sẽ tham khảo ý mình. Tôi không ngây thơ ngu thế nữa. Tôi không góp ý, tôi tố cáo!

Nói vậy để thấy đau cho dân mình, đến việc học hành cũng bị chà đạp lên, không được học và dậy những gì mình muốn, những gì xã hội cần. Nói vậy để thấy và cùng thấy cái xã hội cộng sản này nó thối nát lắm rồi và sẽ sớm đến lúc đa số dân Việt không thể chịu đựng được nữa, sẽ đứng lên đòi quyền sống Làm Người.

Phan Châu Thành

Copy từ: Dân Làm Báo


.....................

Thuê Côn Đồ Bắn Dân Oan Văn Giang?

 
Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa
cải của bọn xã hội đen. Hình: danluan.org 

Mặc Lâm, RFA - 11.2.2014: Sáng hôm nay bà con nông dân xã Phụng Công Huyện Văn Giang tiếp tục ra đồng để giữ đất bất kể ngày hôm qua một số xã hội đen đã ngang nhiên dùng súng hoa cà hoa cải bắn vào họ khiến 5 người bị thương trong đó một người vẩn còn nằm cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Vào lúc 3 giờ chiều, một nông dân đang có mặt tại ruộng cho chúng tôi biết:

Bà con đang tập trung gần chỗ các gia đình có đất đang bị lấy thực hiện dự án thì chúng nó dùng súng hoa cà hoa cải nó bắn vào bà con ở xã Phụng Công. Có 5 người bị trúng đạn và một trường hợp đang cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức tương đối nặng còn 4 người đã xuất viện về nhà. Chính quyền địa phương không ai ra nói chuyện gì cả coi như nó phớt lờ để bọn chúng dùng súng bắn vào bà con nông dân xã Phụng Công vào chiều hôm qua.

Sáng nay bà con tiếp tục ra giữ đất nhưng chúng nó lại mang súng ra dọa nạt dân. Việc dùng súng của Ecopark làm sao như thế được? Chúng tôi là nông dân đã tránh tiếng nổ vì nó ít nhiều sẽ vi phạm pháp luật như vụ của anh Vươn nên chúng tôi đã tránh rồi. Lúc trưa này chúng lấy một bao tải súng nữa vá phân phối với nhau để manh động với bà con đấy.


Bà Lê Hiền Đức, người được dân oan nhiều tỉnh thành khắp nước dựa vào để lên tiếng nỗi oan ức của họ cho chúng tôi biết việc bà gọi cho công an và được họ trả lời như sau:

Sáng nay bà con nói với tôi rằng chúng nó đang cho xe chở đến mấy chục khẩu súng nữa không biết súng hoa cải hay hoa cà gì. Bằng một cách nhanh nhất là tôi gọi diện cho Bộ Công an. Một lúc sau có cán bộ của Bộ Công an trả lời tôi rằng không phải công an đâu mà là xã hội đen do công ty Việt Hưng nó thuê đấy. Nó không mặc sắc phục thì cứ cho nó là xã hội đen đi, nhưng xã hội đen nó dùng súng nó bắn dân thì đấy là trách nhiệm của công an phải bảo vệ tình mạng người dân.

Cho tới gần 5 giờ chiều hơn ba trăm bà con vẫn còn ngồi tại khu đất của mình để trực chiến trong khi bọn người xã hội đen vẫn có mặt và lởn vởn chung quanh mọi người mà chính quyền vẫn không có một hành động nào bảo vệ cho người dân cả.


Tin nóng: côn đồ do Ecopark thuê bắn dân Văn Giang!


Nguồn blog Xuân Việt Nam

Chiều qua, khi dân Phụng Công, xã Văn Giang ra đồng làm ruộng thì bị đám xã hội đen dùng súng hoa cải bắn thẳng vào dân, hai người bị thương ở phần nhẹ, sau khi sơ cứu đã về nhà, còn một người bị bắn nặng đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức Hà nội. Tin từ FB:

"Chiều hôm qua ngày 10/2/2014 tại xã Phụng Công (một trong ba xã bị Ecopark cướp ở Văn Giang) lực lượng thi công của Ecopark đã tiếp tục tổ chức lễ khởi công để cướp phần ruộng chưa đền bù. Nhân dân xã Phụng Công ra phản đối thì bị đầu gấu rút súng hoa cải bắn bị thương 3 người. Đến hiện tại 2 người bị nhẹ đã được sơ cứu và đã về nhà. Một người bị rất nặng đang cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức và đến nay vẫn chưa gắp được hết đạn ra. Người nhà nạn nhân này đang túc trực tại bệnh viện. Các cơ quan truyền thông có thể liên lạc riêng với tôi để lấy số liên lạc.

Hiện tại ở Văn Giang đang rất nóng, hoàn toàn không có một bóng công an nào mà chỉ toàn xã hội đen đi nghênh ngang khắp nơi với ít nhất 3 khẩu hoa cải nòng dài. Kính mong bà con xa gần quan tâm giúp đỡ và về trợ giúp nhân dân Văn Giang, đặc biệt là các phóng viên chiến trường với máy ảnh tele... Xin cảm ơn mọi người đã đọc tin tức và mong được share rộng rãi tin này!

Tên trùm xã hội đen đã bắn dân Phụng Công ngày hôm qua là Hậu Gỗ, số điện thoại: 0912305570

Vừa nhận thêm tin nhắn nguyên văn như sau: thằng Hanh bắn súng số điện thoại 0979698517

Tuyên số: 0977832122 là đệ tử."


Hiện chúng tôi đang cập nhật các clip và ảnh về vụ việc nghiêm trọng này để đưa lên công luận, bạn đọc chú ý đón xem.

Dân Văn Giang bện rơm làm khiên chắn chống đạn hoa cải của quân ăn cướp Ecopark...
- See more at: http://thanhnienconggiao.blogspot.ru/2014/02/thue-con-o-ban-dan-oan-van-giang.html#sthash.Xr4OPnMi.dpuf
Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


................

Chiến dịch gửi thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh nhân dịp sinh nhật lần thứ 5 trong tù


Bà Trần Thị Ngọc Minh cầm bức ảnh Đỗ Thị Minh Hạnh và các bạn 
(Ảnh: Aleksandra Szyłło, amnesty.org.pl)

Trọng (Danlambao) – Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Ba Lan vừa phát động chiến dịch viết thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh, một tù nhân lương tâm chuẩn bị đón sinh nhật lần thứ 5 trong tù tại Phân trại số 3, trại giam Thanh Xuân, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Đỗ Thị Minh Hạnh năm nay 28 tuổi, bị bắt giam vào đầu năm 2010 vì tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động. Hạnh bị kết án 7 năm tù giam, hai người bạn của cô là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị kết án 9 năm tù và Đoàn Huy Chương bị 7 năm tù giam.

Trong tù, Đỗ Thị Minh Hạnh tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ lao tù khắc nghiệp, nhiều lần đứng lên đòi hỏi quyền lợi và nhân phẩm cho người tù. Điều này đã khiến lực lượng công an cai tù cộng sản thường xuyên đánh đập và hành hạ Hạnh.

Đỗ Thị Minh Hạnh trong tù
Bạo lực không làm thay đổi lý tưởng của cô gái 28 tuổi, nhà cầm quyền CS đã dùng thủ đoạn cô lập Hạnh bằng cách chuyển cô đến một trại giam tại Thanh Oai, Hà Nội – nơi cách xa gia đình hàng ngàn cây số.
Sau 5 năm với nhiều lần bị công an trả thù, đánh đập, tai trái của Đỗ Thị Minh Hạnh đã gần như bị điếc, khắp cơ thể bị lở loét với chứng đau đầu liên tục. Nghiêm trọng nhất, một bên ngực cô bị teo lại và có dấu hiệu bệnh ung thư. Công an trại giam tiếp tục hành hạ cô bằng cách không cho đi khám bệnh và chữa trị kịp thời.

Trước nỗi đau mà con gái đang phải chịu đựng, mẹ ruột Hạnh là bà Trần Thị Ngọc Minh đã âm thầm rời khởi Việt Nam, một mình lặn lội đi khắp nơi kêu cứu cho con.  

Từ một bà mẹ quanh năm chỉ chăm sóc cho gia đình ở Di Linh, bà Minh đã đi qua nhiều nước tại châu Âu và đến Mĩ, gõ cửa nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền để nhờ can thiệp.

Nỗ lực của một người mẹ thương con mau chóng được đáp lại. Tổ chức Freedom Now giúp lập hồ sơ khiếu nại lên Liên Hợp Quốc, bà Minh xuất hiện trước Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos tại Quốc hội Hoa Kỳ, và mới đây nhất, Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Ba Lan vừa phát động chiến dịch viết thư cho Đỗ Thị Minh Hạnh để gửi trực tiếp vào trong tù.

Theo Facebook Tôn Vân Anh: “Nhiều lá thư đáp lại chiến dịch vận động của Ân Xá Quốc Tế tại Ba Lan kêu gọi gửi thư riêng cho Đỗ Thị Minh Hạnh, thư đã được gửi sau dịp Tết vừa qua.”
Thư gửi Đỗ Thị Minh Hạnh từ Ba Lan. Thành quả một ngày của chiến dịch do Ân Xá Quốc Tế tại Ba Lan kêu gọi (Ảnh: Facebook Tôn Vân Anh)

Thư của giám đốc Ân xá Quốc Tế Ba Lan gửi Đỗ Thị Minh Hạnh nhân chiến dịch viết thư cho nữ tù nhân lương tâm của Việt Nam:
Ảnh: Facebook Tôn Vân Anh
"Đỗ Thi Minh Hạnh mến,

Xin hãy vững mạnh. Tôi hy vọng chị sớm được tự do. 

Ân Xá Quốc Tế có trình giải cho tôi thông tin về hiện trạng của chị và tôi hy vọng không lâu nữa chị sẽ nhớ lại những ngày đã trải qua trong ngục tù như một ác mộng mà thôi.

Những việc chị làm lẽ ra không bao giờ đẩy chị vào tù. Tôi chúc chị những điều tốt đẹp nhất. Tôi cũng muốn chị biết rằng rất nhiều người trên thế giới biết tới sự việc của chị và sẽ không bao giờ rời xa chị. 

Tôi rất ngưỡng mộ lòng quả cảm của chị. Tất cả những gì xảy ra với chị trong lúc này không thể tước đi phẩm giá làm người của chị. 

Trân mến, 

Draginja Nadazdin”. (Nguồn: Facebook Tôn Vân Anh)

Bước vào tù năm 24 tuổi, Hạnh đã phải hy sinh tuổi xuân tươi đẹp nhất của người con gái. Những ước mơ, hoài bão mà Hạnh và các bạn cô theo đuổi vẫn còn dang dở sau chấn song sắt nhà tù. Thế nhưng, niềm hy vọng trong cô không bao giờ tắt, Hạnh tiếp tục đấu tranh ngay giữa bầy lang sói. Đúng như những gì mà Hạnh đã thét lên trước mặt chủ tọa phiên tòa tại Trà Vinh năm 2010: "Tôi sẽ tiếp tục thực hiện hoài bão của mình".
Ngày 13/3 sắp tới, Đỗ Thị Minh Hạnh bước sang tuổi 29, và đây cũng sinh nhật lần thứ 5 trong tù của cô. Những bức thư trong chiến dịch Ân xá Quốc tế sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa đối Hạnh trong lần sinh nhật sắp tới.

Và một điều chắc chắn, Đỗ Thị Minh Hạnh với bản tỉnh kiên cường sẽ đấu tranh đến cùng với cai ngục để đòi quyền được nhận thư trong tù.

Trọng danlambaovn.blogspot.com
 
 

Copy từ: Dân Làm Báo


.............

ÔNG NGÔ HÀO CHUYỂN VỀ TRẠI XUÂN PHƯỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN




ÔNG NGÔ HÀO CHUYỂN VỀ TRẠI XUÂN PHƯỚC ĐỂ THI HÀNH ÁN

Sau phiên tòa phúc thẩm xử án ông Ngô Hào với 15 năm án tù vì tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân Dân theo điều 79 luật Hình sự Việt Nam, nay ông mới bị chuyển về trại giam Xuân Phước (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Phú Yên khoảng 70km về phía Tây Bắc) để thi hành án.

Trại giam Xuân Phước nằm ở một thung lũng, cạnh các dãy núi của xã Xuân Phước với khí hậu và thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, đất đai khô cằn. Vào mùa mưa, có thể có những cơn lũ lớn đổ từ thượng nguồn xuống sông Trà Bương, cắt đứt mạch giao thông nơi đây. Hiện trại đang giam giữ hàng ngàn tù nhân. Trước kia, Xuân Phước là nơi giam giữ hàng ngàn tù nhân vốn là sĩ quan và binh lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Thông tin Con Đường Việt Nam có được về sức khỏe và tinh thần của Ông Ngô Hào: Hiện ông rất sa sút về tinh thần bởi có nhiều đêm không ngủ. Người ông ngày càng trở nên đờ đẫn, chân tay teo tóp. Ngay trong phiên tòa, ông đã không thể đứng để trả lời câu hỏi của tòa án, nay tình trạng còn trở nên nghiêm trọng hơn. Vợ ông - bà Nguyễn Thị Kim Lam thêm suy kiệt tinh thần khi gặp chồng và thấy sức khỏe và tinh thần của ông như vậy.

Chúng tôi vô cùng quan ngại về tình trạng sức khỏe của ông Ngô Hào - một người đấu tranh trên tinh thần bất bạo động, hiện đang phải đối mặt với mức án phi lý này.

Hiện ông đang bị giam giữ cùng một số tù nhân chính trị của một số dân tộc thiểu số và anh Bùi Văn Thâm - một tín đồ của PGHH ở An Giang

Phong trào Con đường Việt Nam

Copy từ: FB Con Đường Việt Nam

......................

Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị

 .

áo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị

Lê Anh Hùng (VOA) - Trong những năm qua, dư luận đã nhiều lần lên tiếng trước tình trạng người Trung Quốc, thông qua chiêu bài lập dự án kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau, đã chiếm lĩnh được những khu vực hiểm yếu về an ninh - quốc phòng trên cả nước trước sự “ưu ái” và “chủ quan” đến mức khó hiểu của những người có trách nhiệm.

Các dự án trồng rừng đầu nguồn ở một số tỉnh miền núi phía bắc của tập đoàn InnovGreen và việc tập đoàn Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng là những ví dụ điển hình.

Mới đây, trong lần ghé thăm Cửa Việt (Quảng Trị), chúng tôi lại nhận được một tin hết sức đáng lo ngại: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km.


Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt.

Nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về Cửa Việt như sau:

Những năm đánh Mỹ, nếu Quảng Trị là cửa ngõ của cả hai thế lực tiêu biểu của loài người thì Cửa Việt chính là cuống họng của ống thực quản nuôi sống sức mạnh của kẻ xâm lược cho vành đai trắng nam giới tuyến để kháng cự với sức mạnh tổng lực của chúng ta từ Miền Bắc tràn vào. Lính thủy đánh bộ, vũ khí, thiết bị quân sự Mỹ vào cảng Cửa Việt, lên Đông Hà rồi theo con sông Hiếu để lên Cam Lộ, Khe Sanh... Cùng với các điểm chốt thiết yếu trên bờ từ biển lên rừng như cao điểm 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, lên đồi 241, Phulo, Đầu Mầu, Động Tri, Tà Cơn v..v.. Con sông Cửa Việt (hoặc sông Hiếu) hợp thành một phòng tuyến mà McNamara coi là bất khả xâm phạm. Và vì thế, cuộc chiến đập tan phòng tuyến Gio Linh, Cam Lộ, Khe Sanh (hàng rào điên tử McNamara) nói chung, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.

Như vậy, có thể nói Cửa Việt là một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.

Khu đất dự kiến thu hồi cho Công ty C.P. Việt Nam nằm gọn trong vùng đất canh tác của làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, dự án này đã manh nha từ năm 2011. Chính quyền địa phương và nhà đầu tư đã vài lần gặp gỡ với dân để trao đổi về dự án, lần gần nhất là vào ngày 12.1.2014.

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì cán bộ địa phương hầu như không “lấn cấn” gì với dự án.

Điều này là vì một số lý do. Thứ nhất, do họ nằm trong bộ máy nên luôn đề cao ý thức chấp hành những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước. Thứ hai, đất đai của họ chủ yếu cho người khác thuê mướn chứ họ hiếm khi trực tiếp canh tác nên việc bị thu hồi đất đối với họ không quan trọng. Thứ ba, có lẽ là quan trọng hơn cả, những mảnh đất công, bờ ruộng, lối đi… nằm rải rác trong khu đất dự án (không thuộc đất canh tác của các hộ dân) sẽ được họ tìm cách “phù phép” để chia nhau bỏ túi theo kiểu “sống chết mặc bay…”, một hiện tượng phổ biến khắp cả nước.

Với người dân thì họ đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thiết thân với mình: (i) sau khi bị thu hồi đất đai canh tác thì họ sẽ làm gì để mưu sinh? (ii) giá đền bù sẽ được áp như thế nào, liệu có tương xứng với giá trị đất đai canh tác của họ hay không, hay lại rẻ mạt như khắp các tỉnh thành khác? (iii) khi dự án đi vào hoạt động, nếu phần đất xung quanh khu vực dự án bị ô nhiễm (điều rất dễ xẩy ra, đặc biệt là những ao nuôi tôm nằm sát biển của bà con) khiến họ không tiếp tục canh tác hay nuôi trồng thuỷ sản được thì xử lý thế nào, ai là người phải chịu trách nhiệm.

Những người nông dân chất phác, thuần hậu ở đây không biết được đằng sau Công ty C.P. Việt Nam là Trung Quốc, và việc người Trung Quốc (mà gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị) kéo sang theo dự án rồi sinh cơ lập nghiệp, xâm chiếm không gian sống của họ là điều không khó đoán, qua những “dự án” mà người Trung Quốc thực hiện trên khắp cả nước thời gian qua. Họ lại càng không ý thức được những hệ luỵ tiềm tàng về an ninh - quốc phòng của một dự án do người Trung Quốc làm chủ ngay sát nách Cửa Việt như thế gây ra. Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đòi hỏi sự lên tiếng kịp thời của công luận. 


 Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II, nơi chỉ cách dự án do Cty Trung Quốc làm chủ chưa đầy 1km về phía Nam.


Tỉnh lộ 64 nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị, khu vực dự án nằm song song và chỉ cách con đường này hơn 100m.


Bên phải là tỉnh lộ 64, cách bờ biển khoảng 1km, nối Cửa Việt với thị xã Quảng Trị; bên trái là đường đất đỏ dẫn xuống biển (đây là ranh giới phân chia đất canh tác của làng Phú Hội và làng Hà Tây, xã Triệu An).


Đường đất đỏ chạy từ tỉnh lộ 64 thẳng xuống biển. Bên trái con đường là đất đai canh tác của làng Phú Hội, bên phải là của làng Hà Tây (dự kiến thu hồi để giao cho Cty C.P. Việt Nam). Khu đất dự án nằm song song với tỉnh lộ 64 (cách mép đường đỏ vài chục mét)


Một ao nuôi tôm nằm sát bờ biển của bà con làng Hà Tây


Liệu có nhất thiết phải thu hồi những thửa ruộng phì nhiêu ngay sát một khu vực trọng yếu và hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như Cửa Việt cho một công ty của Trung Quốc hay không? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những hệ luỵ kinh tế - xã hội và đặc biệt là an ninh quốc phòng từ quyết định khó hiểu này?

Dự án này rất có thể lại là “tác phẩm” do Phó Thủ tướng Tàu “phụ trách kinh tế” Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, giống như việc ông ta đã “dâng” đến 90% các công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia cho nhà thầu Trung Quốc, quê hương của ông ta, “dâng” phần lớn các mỏ khoáng sản của Việt Nam và ngành điện Việt Nam cho Trung Quốc, âm mưu “Hán hoá” nền kinh tế Việt Nam, hay mở đường cho người Trung Quốc chiếm lĩnh cả vùng g Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Xin lưu ý là lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, kể cả lực lượng công an ở đây, phần lớn là tay chân thân tín của PTT Tàu Hoàng Trung Hải. Đó là lý do vì sao vợ chồng tác giả bài viết (Lê Anh Hùng – Lê Thị Phương Anh, những người đang tố cáo ngài PTT Tàu này về những tội ác khủng khiếp như gián điệp, buôn bán ma tuý và giết người suốt mấy năm nay) thường xuyên bị công an và côn đồ ở đây khủng bố, bắt cóc, cướp bóc, hành hung, triệt đường sống.



Copy từ: VOA


.................