CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

30% công chức ăn hại


30% công chức... có cũng như không

Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức ra đời nhằm giảm tình trạng chạy công chức, nâng cao được chất lượng tuyển dụng.
“Tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào chiều 25/1, tại trụ sở Chính phủ.

Xây dựng chế độ công chức thực làm việc

Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2012 nhằm xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2015 có 70% các cơ quan, tổ chức của Nhà nước từ trung ương đến cấp huyện xây dựng và được phê duyệt danh mục vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo ngạch; sửa đổi, bổ sung và xây dựng được 100% các chức danh và tiêu chuẩn công chức; nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức; thi nâng ngạch công chức.

100% các cơ quan ở trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; thực hiện thí điểm đổi mới việc tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương trở xuống; đổi mới công tác đánh giá công chức theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả công vụ; xây dựng và thực hiện cơ chế đào thải, giải quyết cho thôi việc và miễn nhiệm công chức không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật; quy định và thực hiện chính sách thu hút, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ; đổi mới cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp, nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.

“Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Chế độ chi cho công chức, công vụ của chúng ta hiện nay vẫn tính trên tổng biên chế nói chung, mà chưa tính đến việc làm cụ thể của từng vị trí công chức. Biên chế càng lớn thì chi thường xuyên càng lớn. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào” – Phó Thủ tướng phát biểu.

 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Phó Thủ tướng cũng cho rằng tình trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào vẫn bất cập, vì thế Ban chỉ đạo cần tìm ra những biện pháp để tìm cán bộ tốt, cán bộ giỏi bổ nhiệm vào những vị trí công chức nhà nước.

Có nên thay cơ chế biên chế bằng việc khoán kinh phí?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình - Trưởng ban Chỉ đạo - cho rằng cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài. Phát biểu tại hội nghị, đại diện một số bộ đều cho rằng, chế độ công chức hiện nay của chúng ta bất hợp lý, ví dụ như có những chuyên viên mới được tuyển dụng từ lớp sinh viên mới ra trường làm việc hết sức hiệu quả, bằng nhiều lần các chuyên viên chính, nhưng chế độ của họ lại rất thấp, trong khi đó những chuyên viên chính chả làm được bao nhiêu nhưng lại vẫn hưởng chế độ cao, đã thế lại giữ khư khư cái chức làm cho lớp trẻ không phát triển được. Hơn thế nữa, chế độ công chức của chúng ta quá thấp, không khuyến khích được cán bộ giải quyết công việc kịp thời.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn cho rằng, nên bỏ cơ chế biên chế mà thay bằng cơ chế khoán kinh phí, bởi biên chế nhiều chưa chắc đã làm việc tốt và nếu làm việc tốt thì được trả lương nhiều, như thế sẽ phát huy được tính sáng tạo của người lao động và rất tiết kiệm được kinh phí.

Tuy nhiên, các bộ như Tài chính, KHCN, Thông tin - Truyền thông lại cho rằng không nên khoán kinh phí như ý kiến của Bộ Tư pháp, vì sẽ xảy ra tình trạng vì tiết kiệm mà không đi công tác, không báo cáo cấp trên, không thực hiện công vụ và sẽ xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán trong mức lương công chức nhà nước. Vì thế, không nước nào trên thế giới thực hiện mà nên thực hiện cải cách hành chính, giảm biên chế công chức thì mới tăng lương được.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nếu chúng ta không đổi mới chế độ công vụ, công chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là sự việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế mà không dám làm, mà phải quyết tâm làm. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành cần phát huy trí tuệ để công cuộc cải cách chế độ công vụ, công chức thành công.

Về công việc trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương áp dụng ngay việc thi công chức qua phương pháp trực tuyến, công khai, minh bạch; triển khai xác định vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức; đẩy mạnh việc tuyên truyền chế độ công vụ, công chức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành theo chức năng của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong đề án.
 
 

Copy từ: Kiến Thức

Ngài Cao Minh Quang nhận nhiệm vụ mới nhờ văn bằng tiến sĩ dỏm và những thứ râu ria khác


Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế bị điều chuyển làm chuyên viên

 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký quyết định điều chuyển ông Cao Minh Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, về làm chuyên viên Viện Dược liệu.
Như những thông tin đã đưa, trong thời gian vừa qua, ông Cao Minh Quang đã có những sai phạm như khai man bằng cấp, trù dập cán bộ, lợi dụng uy tín để vay tiền doanh nghiệp... Ông Quang đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương 2 lần cảnh cáo về mặt Đảng, trong đó có một lần được chuyển từ cảnh cáo xuống khiển trách.

 Ông Cao Minh Quang, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế

Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Cao Minh Quang đã có những khuyết điểm, vi phạm như thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế.

Ông Cao Minh Quang đã nhận xét, đánh giá tùy tiện, không mang tính chất xây dựng đối với cán bộ cấp dưới; vi phạm Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Y tế trong việc gửi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có nội dung trái với dự thảo Nghị định về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khi đã được Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thống nhất trình Chính phủ; khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển, cũng như Công văn số 965/SHĐ, ngày 12/02/2001 xác định học vị tương đương tiến sỹ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Những việc làm trên của ông Cao Minh Quang đã vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và Quy định về những điều đảng viên không được làm, gây ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ, làm cho uy tín của cá nhân giảm sút.

Cũng được biết, trong tháng 12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang.
 
 

Copy từ: Kiến Thức

Người dân bắt chước nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra nước ngoài chữa bệnh.


Mỗi năm, 400,000 người Việt ra ngoại quốc chữa bệnh




Chi phí tốn kém khoảng $1 tỉ


VIỆT NAM (NV) - Bộ Y Tế CSVN nói rằng họ thất thu trung bình mỗi năm không dưới $1 tỉ chi phí của khoảng 40,000 người Việt chữa bệnh tại các bệnh viện ngoại quốc.
Tình cảnh chen chúc để được khám bệnh diễn ra hàng ngày tại Việt Nam. (Hình: Petrotimes)
Không chỉ có dân “đại gia” tiền tỉ, những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng chấp nhận bỏ “ngàn đô” để được bệnh viện ngoại chữa trị từ những chứng bệnh thông thường.
Báo Petrotimes dẫn phúc trình mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam liệt kê một loạt các quốc gia hiện nay là “điểm đến” của bệnh nhân Việt Nam, gồm Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Hàn, Australia, Hoa Kỳ...
Một số bác sĩ ở Việt Nam “chắc lưỡi” tỏ ý tiếc khi nghe con số viện phí khổng lồ mà lẽ ra phải chạy vào ngân quỹ của ngành y tế Việt Nam. Ông Phạm Xuân Dũng, phó giám đốc bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn nói rằng chi phí trị bệnh ở các bệnh viện ngoại quốc đắt gấp 4-10 lần so với trong nước.
Ông cảnh cáo rằng người Việt Nam đi ngoại quốc chữa trị còn gặp rất nhiều trở ngại, từ ngôn ngữ, cho đến việc đi lại... đầy tốn kém. Cũng theo ông, một lần đi khám bệnh với các bác sĩ ở Singapore tốn không dưới 5,000 đôla Singapore. Ðã vậy, ông Dũng nói rằng, nhiều người chữa bệnh ở ngoại quốc không tới đâu, đành phải quay về Việt Nam điều trị.
Petrotimes còn dẫn trường hợp có thật của một cư dân quận Bình Thạnh, Sài Gòn cho biết đã tốn khoảng 100 triệu đồng, tương đương 5,000 đô để điều trị bệnh ung thư tuyến tụy tại Singapore. Khi hết tiền, không thể tiếp tục được nữa, ông mới nghe nói rằng ở Việt Nam chỉ tốn khoảng 15 triệu đồng, tương đương 750 đô để được điều trị một phác đồ tương tự.
Một số bác sĩ ở Việt Nam cũng nói rằng tất cả các khoản khám, chữa bệnh, nhất là những dịch vụ khám bệnh thông thường như nội soi dạ dày, cắt ruột thừa, mổ trĩ, kể cả nhổ răng... ở ngoại quốc đều tốn không dưới 2,000 đôla mỗi trường hợp. Trong khi theo các bác sĩ “nội,” chi phí chữa trị ở Việt Nam chỉ tốn chừng 20 đô, vì đó là những kỹ thuật y khoa giản dị đã được làm từ lâu ở Việt Nam.
“Lãng phí, làm chảy máu nguồn ngoại tệ một cách vô lý,” là nhận xét của một vị bác sĩ khác đang hành nghề tại Việt Nam.
Tuy nhiên, điều thực tế cho thấy khuynh hướng đi ngoại quốc để khám bệnh và chữa bệnh của người dân ở Việt Nam đã hình thành từ chục năm nay, chứ không phải mới đây.
Ông Nguyễn Hùng, cư dân quận 5, Sài Gòn tâm sự rằng bệnh nhân Việt “né” bệnh viện “nội” không phải vì chê bác sĩ “nội” kém tài. Nguyên nhân chính, theo các cư dân “sính ngoại” trong lĩnh vực khám, chữa bệnh này, là vì bệnh viện “nội” thiếu tiện nghi, thiếu thuốc men, thiếu cả phương tiện, máy móc chữa trị. Quan trọng hơn, theo ông Hùng, ngành Y Việt Nam đã làm mất niềm tin ở người bệnh quá lâu.
“Ở Việt Nam gì cũng tiền,” ông Hùng cho biết, “thà để tiền đó chi phí cho bệnh viện Singapore hoặc Thái Lan, chúng tôi còn nhận được thái độ cởi mở, ấm áp hơn nhiều của các y bác sĩ. Ở Việt Nam, người bệnh chỉ nhận được thái độ ghẻ lạnh, vô trách nhiệm, cả vô nhân đạo khiến bệnh ít thành bệnh nhiều, bệnh nhiều thì... chết luôn.”
Hình quảng cáo phô bày sự thân thiện và tôn trọng người bệnh của nhân viên y tế ngoại quốc. (Hình: Petrotimes)
Theo một số người khác, niềm an ủi và sự tin tưởng về độ an toàn ở các bệnh viện “ngoại” giúp người bệnh mau lành bệnh. Vì vậy, khi đưa thân nhân của họ đi ngoại quốc chữa trị, dẫu không cứu được vì bệnh nặng quá, họ cũng cảm thấy được an ủi phần nào trước sự mất mát người thân.
Mới đây, một bác sĩ nội khoa Việt Nam, xin được giấu tên, còn cảnh cáo bệnh nhân rằng “chớ ham nội soi bao tử tại các bệnh viện Việt Nam.” Ông thú nhận rằng, sự cẩu thả và việc “tận dụng” vật dụng khám bệnh của nhân viên y tế ở Việt Nam vô tình làm lây lan bệnh truyền nhiễm mỗi lúc thêm nhiều. Nhiều người không có bệnh, muốn nội soi bao tử để “kiểm soát,” vô tình bị mắc bệnh đường ruột nguy hiểm. (PL)



Copy từ: Người Việt

KHÔNG VÔ CHÍNH PHỦ thì gọi là gì?!



                 BVB – Sản xuất, kinh doanh lỗ lớn (lỗ khủng), nhưng lương lãnh đạo Tập đoàn tới 60 -70 triệu đồng /tháng, gấp 6 - 7 lần lương Đại tá Quân đội đương chức lăn lộn trên bãi tập với lính, gấp hơn 20 lần lương công nhân, gấp 30 lần thu nhập của nông dân và nhân viên văn phòng... Công khai ăn lạm vào tiền Nhà nước, hưởng thụ không tương xứng với lao động, làm ăn thua lỗ mà lương cao chót vót, vậy rõ ràng là tham nhũng. 
Những “khoản” tham nhũng khác còn giấu nhẹm, chưa ai biết, nhưng sổ lương và thực chất là những ký nhận tiền lương hàng tháng cứ bày ra chềnh ềnh, tại sao đến Thủ tướng cũng trả lời chung chung? Nhà nước ưu tiên vốn, lấy tiền Nhà nước đưa vào sản xuất – kinh doanh, nhưng lại thua lỗ, phải kỷ luật, cần cách chức, sao lại nghênh ngang cắp cặp, lên xe, giữ yên ghế ngồi. Đã thế, lương tháng còn cao chót vót rất công khai?
Kinh doanh lãi nhiều, nộp ngân sách số tiền lớn, nếu lương có cao, không ai bàn. Đó là sự đương nhiên, đem được lợi nhuận nhiều cho Nhà nước, lương cao cũng là chuyện ít ai bàn tán làm gì. Nhưng nay lỗ khủng, mà ngang nhiên hưởng lương chót vót! Tại sao Chính phủ vẫn để cho họ yên vị? Đại biểu Quốc hội cũng không dám nêu mạnh thực trang trớ trêu này? Các chuyên gia kinh tế đỏ mặt tía tai lên tiếng, chém gió phần phật rồi cũng như dế kêu? Dư luận, báo chí nêu lâu nay cứ bị chìm nghỉm, lờ tịt, khinh suất. Nêu ra bàn thảo, chất vấn trên nghị trường cứ như đóng kịch.
Quốc hội bàn nát nước nát cái, ngồi đến mòn ghế, Nhà nước ra các bộ luật, trong đó có Luật doanh nghiệp, Luật lao động, các chế độ tiền lương, tiền thưởng, nhiều quy định khác…, nay ném hết đi đâu? Lấy tiền ở đâu ưu tiên đầu tư rót vốn cho Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước? Tiền trả lương đó là tiền của ai? 
     Nội dung trả lời như thế này là làm rõ nguyên nhân, hay cãi giúp, biện hộ, tiếp tục bao che? > Thủ tướng: “Vẫn có một số doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao … việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, không phát hiện kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá, nhưng không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý, dẫn đến bức xúc trong dư luận”. 
         Hai bài sau đây, về giải thích của Thủ tướng, các nhà chuyên gia và đưa ra những "giải mã"  trên VnEconomy chỉ là lấy que tăm khều nhẹ vào ung nhọ mưng mủ lớn. Sự vô lý, bất công, trắng trợn đến mức mọi người dân đều tỏ thái độ bất bình. Thế thì Chính phủ và cả bộ máy chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, kiểm tra đôn đốc ở đâu mà họ được quyền tự tung tự tác như vậy? Dân thấy xót tiền quá! Rõ ràng là VÔ CHÍNH PHỦ rồi còn gì? (BVB).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì 
về “lỗ cao, lương khủng”?
Chính phủ dự kiến sẽ khắc phục tình trạng doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nhưng lương cán bộ lãnh đạo vẫn rất cao...
Hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được điểm tên tại văn bản trả lời chất vấn của Thủ tướng về doanh nghiệp báo lỗ nhưng lương lãnh đạo vẫn rất cao của đại biểu Quốc hội.
Đặt vấn đề dư luận đang rất quan tâm đến một số doanh nghiệp tuy lỗ nhiều năm nhưng lương lãnh đạo vẫn rất cao, nếu làm việc không hiệu qủa mà vẫn được hưởng lương cao trở thành “chuẩn giá trị” ở Việt Nam thì xã hội Việt Nam sẽ thế nào, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã đề nghị Thủ tướng cho biết ý kiến về vấn đề này.
Tại văn bản trả lời, Thủ tướng nêu rõ, nếu doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện về lợi nhuận, năng suất lao động thì tiền lương của viên chức quản lý tối đa bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung.
Doanh nghiệp có hiệu quả cao thì viên chức quản lý được tăng thêm tiền lương tối đa không quá 2 lần mức lương tính theo hệ số lương và mưc lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương của người lao động. Theo đó, năm 2011 mức lương của chủ tịch tập đoàn kinh tế tối đa không quá 61 triệu đồng/tháng.

Từ trái sang phải: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hôm 16/1 vừa qua
Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.
Những quy định này, theo Thủ tướng thì hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện đúng.
Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao. Như trường hợp của các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Dầu khí, các tổng công ty Hàng không, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước....
Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu rõ, việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, không phát hiện kịp thời các sai phạm của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá, nhưng không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý, dẫn đến bức xúc trong dư luận. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được nhắc tên trong trường hợp này.
Trước chất vấn của đại biểu Hùng, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012, vấn đề lương lãnh đạo của Petrolimex cũng đã từng làm nóng nghị trường sau khi Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng công khai trước Quốc hội số lỗ của doanh nghiệp này  là 1.423 tỷ đồng, nhưng năm 2010 lương lãnh đạo cấp cao là 70 triệu và năm 2011 là 58 triệu. Tuy nhiên, một câu trả lời thỏa đáng về việc tại sao lỗ lớn lương vẫn cao đã không xuất hiện tại diễn đàn này.
Để khắc phục tình trạng đại biểu Hùng nêu tại văn bản chất vấn, Thủ tướng cho hay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ nghị định quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu để áp dụng trong năm 2014, theo hướng gắn chặt hơn tiền lương của viên chức quản lý với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có khống chế mức tối đa, bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý với người lao động trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp nhà nước.
Nguyên Hà/VnEconomy 
-------------------

Giải mã vì sao EVN, Petrolimex 
“lỗ cao lương khủng”
Thứ bảy 26/01/2013 11:22
          Thực trạng hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhiều năm liền báo lỗ hàng nghìn tỉ đồng nhưng lãnh đạo những đơn vị này vẫn hưởng mức lương “ngất trời”, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: Đây chính là sơ hở trong công tác quản lý của Nhà nước.
Mới đây, thông tin hàng loạt tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nhiều năm báo lỗ cả nghìn tỉ đồng nhưng lương, thưởng lãnh đạo vẫn cao đặt ra dấu hỏi lớn về “chuẩn giá trị” trong quản lý doanh nghiêp nhà nước. Đây cũng là nội dung chính được đại biểu  Đỗ Mạnh Hùng – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng 
Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
 (Central Institute for Economic Management - CIEM). (Ảnh nguồn Internet).

Tại văn bản trả lời, Thủ tướng đã nêu ra quy định việc trả lương, thưởng cho viên chức quản lý và cho rằng hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện đúng những quy định này.
Tuy nhiên tại văn bản trả lời, Thủ tướng cũng khẳng định:  Còn một số doanh nghiệp xác định tiền lương thưởng chưa theo đúng quy định. Như trường hợp của các tập đoàn Công nghiệp Cao su, Dầu khí, các tổng công ty Hàng không, Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước... Theo Thủ tướng việc kiểm tra, kiểm soát của chủ sở hữu không thường xuyên, vì vậy đã không phát hiện kịp thời sai phạm của doanh nghiệp để sớm ngăn chặn xử lý. 
Còn với trường hợp một số doanh nghiệp hiệu quả thấp, lỗ chủ yếu do nhà nước can thiệp giá như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)... Thủ tướng cho rằng chủ quan vẫn là do bản thân doanh nghiệp không tính toán, loại trừ được tác động này khi xác định được tiền lương của viên chức quản lý. 
Trên góc nhìn chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM) cho rằng: Nếu xét ở khung pháp lý, hiện nay chưa có khung nào về mức lương nào của giám đốc hay chủ tịch HĐQT cũng như không quy định nào về việc làm ăn thua lỗ phải giảm lương.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nếu so sánh với cách bổ nhiệm, quản lý ở các nước chúng ta sẽ thấy sự khác nhau rõ rệt. Ở các nước khi cơ quan chủ quản bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong các Tập đoàn, Tổng công ty thường trên các hợp đồng trách nhiệm có giới hạn thời gian.
“Tôi chỉ ví dụ: Khi tuyển anh vào vị trí giám đốc trong khoảng thời gian 3 đến 5 năm, giữa anh và cơ quan chủ quản sẽ phải có một cam kết trong khoảng thời gian đó anh làm được những việc này, lương của anh từng này, thưởng của anh từng này, xe cộ của anh là như thế này… Trên cở sở đó thì mới có căn cứ nếu anh không làm được thì anh phải bị trừ lương” – TS Lê Đăng Doanh diễn giải.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, đối chiếu với các làm của các nước, hiện nay các quyết định bổ nhiệm của chúng ta chưa có các quy định nào nêu rõ hiệu quả công việc của người được bổ nhiệm. “Đây chính là sơ hở của chúng ta trong công tác quản lý” – TS Lê Đăng Doanh nhận định. 
Còn đánh giá thực trạng trên, theo TS Nguyễn Minh Phong – Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đây là vấn đề đã được dư luận báo chí nói đến rất nhiều nhiều. Chỉ cần đặt bên cạnh nhau con số lương thưởng của lãnh đạo với hiệu quả công việc thấp, số tiền thua lỗ của doanh nghiệp chúng ta sẽ thấy rõ hơn vấn đề. 
“Đây thể hiện sự bất cập trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn nó chưa cho thấy sự gắn kết giữa lợi ích và trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả hoạt động doanh nghiệp mà họ quản lý” – TS Nguyễn Minh Phong cho biết.
Theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về nguyên tắc của kinh tế thị trường kể cả kinh tế xã hội chủ nghĩa thì lương, thưởng của một người phải theo kết quả lao động. Nếu doanh nghiệp lỗ mà lỗ đó do doanh nghiệp chứ không phải sự chỉ đạo của nhà nước thì rõ ràng chất lượng lao động, quản lý của anh kém mà anh vẫn hưởng lương cao là không đúng điều này nó thể hiện bất cập về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu xét về trách nhiệm xã hội, là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhưng để thua lỗ “anh được hưởng lương cao trong bối cảnh không hoàn thành nhiệm vụ thể hiện bất cập về mặt nhận thức và trách nhiệm xã hội” – TS Nguyễn Minh Phong nhận định. 
Vì vậy, theo TS Phong cơ quan quản lý nhà nước cần phải xiết chặt lại quy định về việc bổ nhiệm người lãnh đạo các đơn vị kinh tế nhà nước đặc biệt các tập đoàn, tổng công ty lớn. Cần gắn mức tiền lương tiền thưởng với mức lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc kết quả hoạt động quản lý của cá nhân ấy. 
“Anh đã kinh doanh thì anh phải ăn lương theo hiệu quả kinh doanh, nếu lỗ thì anh phải bị trừ lương thậm chí không lương như cách quản lý của doanh nghiệp tư nhân” - TS Nguyễn Minh Phong cho biết thêm.
Về việc nhiều doanh nghiệp xác định tiền lương được hưởng chưa theo đúng quy định, như trích một phần từ quỹ tiền lương của người lao động để bổ sung vào quỹ lương của viên chức quản lý, hoặc gộp quỹ tiền lương của viên chức quản lý vào quỹ tiền lương của người lao động để phân phối, dẫn đến tiền lương thực tế của một số viên chức quản lý quá cao. 
TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, sự khác biệt giữ lương người lao động và cán bộ quản lý kể cả ở các doanh nghiệp tư nhân là điều dễ hiểu. “Mặc định khách quan mức lương giữa lao động chất lượng, trình độ (cán bộ quản lý) và lao động bình thường sẽ có sự chênh lệch nhưng nếu chênh lệch quá lớn sẽ tạo sự vô lý nhất là khi doanh nghiệp đó làm ăn lại thua lỗ.
“Tất nhiên nếu xem xét trong từng trường hợp cụ thể cần biết cam kết trả lương thưởng cho lãnh đạo của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là do thỏa thuận hay do quy định của Bộ  LĐTB&XH phê chuẩn” – TS Nguyễn Minh Phong tiếp lời.  
Được biết vừa qua, Bộ LĐTB&XH đã trình Chính phủ nghị định quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với viên chức quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu để áp dụng trong năm 2014, theo hướng gắn chặt hơn tiền lương của viên chức quản lý với hiệu quả sản xuất kinh doanh, có khống chế mức tối đa, bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn tiền lương giữa viên chức quản lý với người lao động trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp nhà nước.
Tại văn bản trả lời đại biểu Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, Thủ tướng nêu rõ: Nếu doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện về lợi nhuận, năng suất lao động thì tiền lương của viên chức quản lý tối đa bằng 2,7 lần mức lương tối thiểu chung.
Doanh nghiệp có hiệu quả cao thì viên chức quản lý được tăng thêm tiền lương tối đa không quá 2 lần mức lương tính theo hệ số lương và mưc lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương của người lao động. Theo đó, năm 2011 mức lương của chủ tịch tập đoàn kinh tế tối đa không quá 61 triệu đồng/tháng.
Với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các nguyên nhân khách quan) thì viên chức quản lý chỉ được hưởng mức lương chế độ là hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu chung, tương ứng với mức tiền lương của chủ tịch tập đoàn năm 2011 là 7,5 triệu đồng/tháng.
(Theo VnEconomy)
 
 

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Luật sư kiến nghị vụ Văn Giang


Các luật sư hỗ trợ pháp lý cho nông dân Văn Giang trong dự án Ecopark lại gởi kiến nghị lên Thủ tướng yêu cầu giải quyết triệt để vụ việc. Đây là kiến nghị thứ 5 liên quan đến vụ Văn Giang. Lần này, kiến nghị đề ra giải pháp giải quyết.
Nguồn Diễn đàn Doanh nghiệp
Dự án Ecopark được đánh giá là khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc

Tải xuống - download
Kiến nghị do các luật sư Trần Vũ Hải, Nguyễn Anh Vân, Lưu Vũ Anh và Hà Huy Sơn đồng đứng tên cùng một số chữ ký đại diện của những hộ dân chưa nhận bồi thường ở Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ xã Phụng Công, ông Phạm Hoành Sơn cho biết:
“Từng xã và từng thôn đều đã họp, xin ý kiến của dân trước khi ký vào kiến nghị số 05”.

Kêu gọi thủ trướng đích thân giải quyết
Đây là kiến nghị thứ hai gởi cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Trước đó, vào tháng 5 năm ngoái, nông dân Văn Giang đã gởi một kiến nghị khác lên Thủ tướng. Kiến nghị thứ 5 này được thực hiện sau khi các luật sư hỗ trợ pháp lý cho nông dân Văn Giang gởi nhiều kiến nghị đến các cơ quan như Bộ Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng Thủ tướng, Tổng Thanh tra Nhà nước … nhưng không có kết quả đáng kể ngoài buổi đối thoại với Bộ TN-MT vào tháng 8 năm ngoái. Tuy nhiên, buổi đối thoại cũng không giải quyết triệt để vấn đề.
LS Trần Vũ Hải nói:
“Cho nên chúng tôi thấy rằng buộc lòng phải quay lại Thủ tướng. Đây là kiến nghị gần như là cuối
Hàng ngàn dân Văn Giang tiếp tục khiếu kiện trước bộ TNMT
Hàng ngàn dân Văn Giang tiếp tục khiếu kiện trước bộ TNMT (2012) AFP
cùng của chúng tôi đối với các cơ quan khối hành pháp Lần này chúng tôi gởi thư đến hàng loạt các cơ quan mà theo chúng tôi là có trách nhiệm giúp cho Chính phủ giải quyết vấn đề này”.
Chúng tôi cũng yêu cầu ông đích thân giải quyết hoặc nếu có phức tạp quá thì thành lập một tổ chuyên gia để giải quyết. Theo chúng tôi, Thủ tướng cũng cần giải quyết vì ông là người ký quyết định khi còn là phó TT
LS Trần Vũ Hải
Khi còn làm phó Thủ tướng năm 2004, ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là đã ký hai quyết định số 303/QĐ-TTg ngày 30/3/2004 và số 742/QĐ-TTg ngày 30/06/2004 mà theo các luật sư là không đúng thẩm quyền và không căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt trước đó.
Cũng theo ông Hải, so về qui mô và hậu quả thì vụ Văn Giang lớn hơn vụ Tiên Lãng rất nhiều vì liên quan đến hàng ngàn hộ dân với hàng chục ngàn người. Ông Hải cho rằng Thủ trướng đã đích thân giải quyết vụ Tiên Lãng thì cũng sẽ làm tương tự đối với vụ Văn Giang. Ông Hải nói thêm:
“Chúng tôi cũng yêu cầu ông đích thân giải quyết hoặc nếu có phức tạp quá thì thành lập một tổ chuyên gia để giải quyết. Theo chúng tôi, Thủ tướng cũng cần giải quyết vì ông là người ký quyết định khi còn là phó TT”.
Kiến nghị số 5 gồm 8 phần, liệt kê chi tiết những diễn biến liên quan đến dự án Ecopark cũng như các hoạt động cưỡng chế và một số điểm cần được các Bộ, Ngành làm sáng tỏ. Kiến nghị còn cho rằng có dấu hiệu cho thấy có “nhóm lợi ích” đã chạy luật, báo cáo và tham mưu thiếu trung thực để
Luật sư Trần Vũ Hải và trợ lý thuộc văn phòng luật sư Trần Vũ Hải – được các hộ dân ủy quyềncho buổi đối thoại với Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 21 tháng 8
Luật sư Trần Vũ Hải và trợ lý thuộc văn phòng luật sư Trần Vũ Hải – được các hộ dân ủy quyềncho buổi đối thoại với Bộ Tài nguyên Môi trường hôm 21 tháng 8
đền bù với giá rẻ (20 triệu đồng/1 sào = 360m2 theo dự tính ban đầu) gây ra tiêu cực. Ecopark vẫn tiến hành mà dân vẫn có đất sản xuất?
Điểm nhấn của Kiến nghị 05 này đưa ra 3 đề xuất để giúp nhanh chóng giải quyết triệt để vấn đề liên quan. Theo đó, các luật sư đề nghị thành lập một ban lâm thời để giải quyết những vấn đề liên quan đến dự án Ecopark. Ngoài ra, các luật sư yêu cầu chính quyền cần tạo điều kiện để phía doanh nghiệp được thương lượng trực tiếp với người dân. Theo Kiến nghị, một số nhân vật lãnh đạo của đơn vị đầu tư dự án - Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) cũng có thiện chí muốn đối thoại.  LS Trần Vũ Hải nói:
Theo Kiến nghị, đề xuất này nếu được chấp nhận sẽ giải quyết được toàn bộ những vấn đề của Dự án...việc này không những giải quyết khúc mắc của nhà đầu tư khi phải đình trệ dự án; mà còn giải quyết được cho số bà con khiếu kiện vì muốn có đất để sản xuất
LS Trần Vũ Hải
“Cả ba giải pháp đều phải làm trong đó giải pháp cuối cùng là rõ ràng nhất tức là đó là giải pháp giải quyết.”
Đề xuất thứ ba trong nhóm giải pháp đề nghị yêu cầu giữ lại khoảng 130 ha đất cho các hộ khiếu kiện để họ chuyên trồng cây cảnh trong dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Số diện tích này căn cứ theo sổ đỏ của khoảng 1 ngàn 500 hộ chưa nhận tiền bồi thường và đang tiếp tục khiếu kiện. Đại diện của nhóm nông dân này nói họ chấp nhận dồn tổng số diện tích của các hộ chưa nhận tiền lại để hình thành khu chuyên trồng cây cảnh, và cũng tạo điều kiện để chủ đầu tư tiếp tục dự án với số diện tích đất đã thu được. Ông Phạm Hoành Sơn nói:
“Mong muốn duy nhất của chúng tôi là phải có lại đất sản xuất và mong có một giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp và chính quyền. Đó là cùng thoả thuận với người dân. Phương án của LS Trần Vũ Hải đưa ra tôi thấy là hợp lý cho cả hai”.
Theo Kiến nghị, đề xuất này nếu được chấp nhận sẽ giải quyết được toàn bộ những vấn đề của Dự án. LS Trần Vũ Hải chia sẻ, việc này không những giải quyết khúc mắc của nhà đầu tư khi phải đình trệ dự án; mà còn giải quyết được cho số bà con khiếu kiện vì muốn có đất để sản xuất. Ngoài ra, đề xuất này nếu được thực hiện có thể giúp khu Ecopark trở thành khu đô thị sinh thái với một khu vực chuyên trồng cây cảnh. LS Trần Vũ Hải chia sẻ rằng ông hy vọng kiến nghị này sẽ được xem xét:
“Đây là cơ hội tốt để những trợ lý thông minh của TT lấy lại niềm tin của người dân Văn Giang”.

Theo dự kiến, sau Tết Nguyên đán, các luật sư và đại diện nông dân còn khiếu kiện tại Văn Giang sẽ lên lịch gặp trực tiếp các lãnh đạo Bộ, Ngành có liên quan để yêu cầu có phản ứng với Kiến nghị. LS Trần Vũ Hải nói ông hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết vào khoảng tháng 5 năm nay.
Kiến nghị ngoài gởi cho Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, còn gởi cho Ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam), ông Trương Tấn Sang (Chủ tịch nước), ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban Nội chính Trung ương)… và nhiều cơ quan, bộ, ngành khác.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA



Cặp loa rè Dương Trung Quốc và Trần Đăng Thanh

Đi Tới (Danlambao) - Trong vòng mấy tháng gần đây, ông Dương Trung Quốc đã liên tục lãnh "búa rìu dư luận" vì những phát biểu có tính cách bợ đỡ các quan chức CS cũng như chạy tội cho đảng CS bằng những luận điệu bẻ cong sự thật. Những người phản đối ông đã gọi ông là "con dê Tầu" (Dương = dê, Trung Quốc = Tầu), người khác lại đọc chữ "DTQ" là "Dê Tê Cu" (cách phát âm chữ cái DTQ ở miền Nam trước 1975) để ngầm mỉa mai: "Tê cu" thì còn làm nên "cơm cháo" gì được! Khi nối các sự kiện với nhau, "Dê Tê Cu" đã hợp với Trần Đăng Thanh thành cặp "loa rè" tuyên truyền "biết ơn Trung Quốc và tội ác Mỹ trời không dung đất không tha" theo chủ trương "đầu hàng giặc Tầu" của đảng CS dưới chiêu bài "hợp tác toàn diện".
Mới đây, trả lời phỏng vấn của đài BBC, DTQ đã phát biểu hết sức kỳ quặc và sai sự thật mà 2 điểm chính là:
1. Dương Trung Quốc: "... Hoa Kỳ đã có hành vi "đồng lõa" với Trung Quốc khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay của Chính quyền Sài Gòn... " (1)
Khoản 2, điều 4 Hiệp định Paris quy định "Hoa Kỳ chấm dứt dính líu quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam" nên họ chẳng còn trách nhiệm gì ở Hoàng Sa. Kẻ đồng lõa chính yếu là CSVN. Từ 1958, CSVN đã ký công hàm bán nước công nhận HS và TS thuộc lãnh thổ Tầu. Khi Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, họ không phản đối mà còn cho rằng để Trung Quốc giữ hộ hơn là nằm trong tay "địch" (Việt Nam Cộng Hòa). Khi Hải quân VNCH giao chiến với TC trên Hoàng Sa thì trong đất liền, còn phải chiến đấu với CS miền Bắc trên toàn miền Nam. Bây giờ, Trung Cộng chiếm thêm Trường Sa và bắn giết ngư dân, CSVN vẫn kết thân với giặc và bắt bỏ tù người dân yêu nước chống giặc Tầu xâm lăng. Như vậy, ai đồng lõa với giặc Tầu? Nếu năm 1974 CSVN cùng bắt tay với Việt Nam Cộng Hòa đánh Trung Cộng thì làm sao giặc Tầu chiếm được Hoàng Sa.
2. Dương Trung Quốc: "Trung Quốc thậm chí đã tiến hành chiến tranh ở Biên giới phía Bắc Việt Nam, còn Hoa Kỳ "đứng sau lưng Pol Pot."
Năm 1979, CSVN xâm lăng Kampuchia, lật đổ chế độ Pol Pot với con bài Heng Samrin. 1985, Hoa Kỳ phản đối sự mở rộng ảnh hưởng của CSVN ở Đông Dương nên hỗ trợ 5 triệu Mỹ kim cho Mặt trận Nhân dân Giải phóng Quốc gia Khmer (KPNLF) của cựu thủ tướng Son Sann và nhóm ủng hộ Sihanouk ANS chống lại Heng Samrin. Dù khác biệt về tư tưởng, cả 2 nhóm này còn yếu nên phải hợp với Khơ Me Đỏ thiện chiến hơn - con bài do Trung Cộng viện trợ quân sự - để thành lập Chính phủ Campuchea dân chủ liên hiệp (CGDK) chống lại Heng Samrin có bộ đội CSVN yểm trợ. Thế là Hoa Kỳ bị những kẻ chống đối buộc tội là "viện trợ trực tiếp cho Khơ Me Đỏ" (?) và bị ông DTQ chụp cho cái mũ "đứng sau lưng Pol Pot".  Tài chụp mũ của ông cũng thuộc loại cao thủ.
Tại sao DTQ có thể muối mặt nói những điều gian trá như thế? Có người cho rằng ông hèn, người khác nói ông vì cái sổ hưu. Mấy năm trước, nhà văn Dương Thu Hương cho biết "DTQ đã làm điềm chỉ viên cho công an A25 từ năm 2004... " Khi ông Bạch Thái Quốc, giám đốc đài RFI nói với DTH rằng "... không ngờ DTQ lại nói dối, nói láo... Bây giờ, trong giới sử học tại Cali và Paris khinh bỉ Quốc", nhà văn DTH trả lời: "Tại sao lại đòi hỏi nó (Dương Trung Quốc) không nói dối? Nó không nói dối mới là chuyện lạ... Nó nói dối là phải bởi vì nó đang muốn sống, muốn là đại biểu quốc hội, nó đương muốn đòi lại căn nhà của mẹ nó ở phố Hàng Đường, vậy thì nó phải nói dối. Và giữa cái mạng sống và danh dự thì danh dự nó là cái khái niệm mờ nhạt, bé nhỏ hơn..." (2)
Cách đây không lâu, Trần Đăng Thanh đi rêu rao "phải biết ơn Trung Quốc... tội ác Mỹ trời không dung đất không tha" đã bị các diễn đàn phản ứng mạnh mẽ. Các phát biểu sai trái của DTQ đổ lỗi cho Mỹ "đồng lõa" trong vụ Hoàng Sa và "đứng sau lưng Pol Pot" là nhằm chạy tội cho Trung quốc và kết thêm tội cho Mỹ. Nối hai sự kiện lại, DTQ và TĐT là cặp loa rè đang ra sức tuyên truyền đường lối của đảng CSVN chấp nhận "quỳ gối hàng giặc Tầu" trong khi nhiều người đề nghị theo đường lối dân chủ, liên kết với Mỹ và các nước dân chủ trong vùng để đưa đất nước thoát vòng nô lệ giặc Tầu.
Những người có liêm sỉ, khi nói hay làm việc gì, họ rất thận trọng và suy nghĩ trước sau xem có hợp tình, hợp lý và đúng sự thật không, để không bị áy náy lương tâm cũng như tránh bị búa rìu dư luận. Với tinh thần trách nhiệm như thế, họ được công chúng kính trọng và ủng hộ. Những kẻ bị dân chúng liên tục phỉ nhổ thì khó mà thành công. Cũng như con "dê" bị "tê cu" - dù là dê ta hay dê Tầu - không thể làm nên "cơm cháo" gì.

___________________________________

Ghi chú:
(1) toàn bài phỏng vấn DTQ trên đài BBC
(2) Dương Thu Hương nói về Dương Trung Quốc
Copy tù: Dân Làm Báo 

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về trường hợp Blogger Lê Anh Hùng


Vietnamese Blogger Le Anh Hung arrested and interned in a mental institution in Hanoi

PARIS, 26 January 2013 (VIETNAM COMMITTEE) – The Vietnam Committee on Human Rights strongly denounces the virtual kidnapping of Vietnamese blogger Lê Anh Hung and his internment in a mental institution in Hanoi.
At 10.15am on Thursday 24 January, six secret security agents came to the company in Hung Yen where Hung was working and told his boss they needed to see him about “matters concerning temporary residence papers”. They then forced him into their car and took him away without any explanation. He was later found to be interned in the “Social Support Centre No 2” in Ung Hoa, Hanoi, a centre for mentally ill. When friends tried to visit him on Friday, the head of the centre confirmed that he was there, but refused to let them meet him. He said that Hung’s mother had demanded his internment, and specifically told them that no one should be allowed to see him other than herself. Le Anh Hung’s mother denies ever making such a demand
Le Van Hung (centre, white shirt) at an anti-China 
demonstration in Hanoi (Photo: Facebook Nguyen Lan Thang)
Le Anh Hung, born in 1973, is known for his translations and blogs on political issues, especially for denouncing corruption and power abuse amongst top-level Communist Party and government officials. He has filed 70 complaints against leading figures such as Prime Minister Nguyen Tan Dung and former Communist Party Secretary-general Nong Duc Manh, accusing them of corruption, drug dealing, arms trafficking and other serious crimes. In one Complaint filed on 6 June 2012, he accused Nong Duc Manh of conniving to secure the post of Deputy Prime Minister for Hoang Trung Hai, who he described as “a number one drug dealer, Mafia chieftain, murderer and traitor”. Le Anh Hung also participated in anti-China demonstrations in Hanoi. As a result, he has been subjected to repeated interrogations, threats and harassments by the Police. 
“Detaining critics and dissidents in mental hospitals is a despicable tactic reminiscent of the Soviet Union era” said Vo Van Ai, President of the Vietnam Committee on Human Rights. “Vietnam will clearly stop at nothing to stifle the voices of this young generation. The international community should condemn his kidnapping and detention and call on Vietnam to immediately set him free”. 
Le Anh Hung may be detained under Ordinance 44 on “Handling of Administrative Violations” which empowers local Security Police and People’s Committee officials from the commune level upwards to arrest and detain citizens under “administrative detention” from 6 months to two years without any due process of law. Under Ordinance 44 (2002), people who “commit acts of violating legislation on security, public order and safety, but not to the extent of penal liability” (Article 1.3) may be detained without trial under house arrest (“probationary detention”), in “reformatories”, educational institutions, rehabilitation centres or “medical treatment establishments” (i.e. psychiatric hospitals). 
The United Nations has repeatedly called on Vietnam to abrogate Ordinance 44 on the grounds that it is inconsistent with the provisions of the UN International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a state party. However, Vietnam has ignored these recommendations, and continues to implement it to detain peaceful activists. Blogger Bui Thi Minh Hang was detained for five months in an “education centre” in Thanh Hoa last year under extremely harsh conditions. Pro-democracy activist Nguyen Trung Linh is interned in the Central Psychiatric Hospital in Hanoi.

The Vietnam Committee on Human Rights 



Thông cáo báo chí làm tại Paris ngày 26/1/2013
Lên tiếng về vụ Blogger Lê Anh Hùng bị Công an bắt cóc đưa vào Trại Tâm thần vì lên tiếng chống tham nhũng và biểu tình chống xâm lược Trung quốc
PARIS, 26.1.2013 (UBBVQLNVN) - Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng tố cáo mạnh mẽ việc nhà cầm quyền Hà Nội bắt cóc Blogger Lê Anh Hùng đưa vào Trại Tâm thần có tên Trung tâm Bảo trợ Xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa.
Vào lúc 10 giờ 15 sáng thứ năm ngày 24.1.2013, sáu nhân viên mật vụ đến Công ty của ông Hùng ở Hưng Yên yêu cầu được gặp ông Lê Anh Hùng liên quan đến "Giấy tạm trú, tạm vắng", rồi đưa lên xe chở đi mất không cho biết lý do. Một ngày sau mới biết anh Hùng bị đưa về Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2 ở Ứng Hòa gần Hà Nội, nơi tập trung những người mắc bệnh tâm thần.
Một ngày sau, 26.1.2013, một số bạn đến đây xin thăm anh. Nhưng ông Vượng, Giám đốc Trung tâm, từ chối ông bảo mẹ anh Hùng làm đơn yêu cầu đưa anh vào đây và yêu cầu không ai được tiếp cận con bà ngoài bà. Bạn bè thân thuộc cho biết mẹ anh Hùng không bao giờ viết đơn đưa con bà vào trại tâm thần hay yêu cầu như thế.
Ông Lê Anh Hùng, sinh năm 1973, được tiếng là người dịch thuật và đưa lên Blog những vấn đề liên quan tới chính trị, đặc biệt những bài viết tố cáo nạn tham nhũng và sự lạm quyền của cán bộ đảng cao cấp hay trong chính quyền. Ông đã viết 70 đơn tố cáo chống những bộ mặt nổi danh như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tham nhũng, buôn bán ma túy cùng những tội phạm nghiêm trọng khác. Đơn tố cáo viết hôm 6.6.2012, ông Hùng chỉ đích danh cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh "đưa ông Hoàng Trung Hải, trùm ma túy, trùm mafia, trùm sát nhân, trùm phản quốc lên làm Phó Thủ tướng".
Ông Lê Anh Hùng cũng tham gia các cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc ở Hà Nội. Vì vậy ông thường trực bị công an thẩm vấn, sách nhiễu và hăm dọa.
Được tin, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, đã lên tiếng tại Paris rằng: "Việc bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến đưa vào Trại tâm thần hay Nhà thương điên, là thủ thuật đáng khinh nhắc chúng nhớ lại thời đại Liên Xô cũ. Nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng không ngừng bất cứ thủ đoạn nào để bịt miệng tiếng nói của thế hệ trẻ. Cộng đồng thế giới cần lên tiếng tố cáo sự bắt cóc Lê Anh Hùng và yêu sách trả tự do tức khắc cho nhà Blogger Lê Anh Hùng".
Rất có thể ông Lê Anh Hùng sẽ bị xử theo Pháp lệnh 44 xử lý những vi phạm hành chính. Pháp lệnh này cho phép công an địa phương hay Ủy ban Nhân dân ở các cấp làng xã có thể bắt và "giam giữ hành chính" mọi công dân từ 6 tháng đến 2 năm không cần thông qua cơ quan pháp lý hay tòa án. Theo Pháp lệnh 44 ban hành năm 2002, tại điều 1 khoản 3 "cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự" sẽ bị giam giữ không thông qua tòa án bằng việc "quản chế hành chính", hoặc đưa "vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh" (tức Trại tâm thần).
LHQ không ngừng kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Pháp lệnh 44 vì Pháp lệnh này trái chống với các điều được bảo đảm trong Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết từ năm 1982. Dù vậy, Việt Nam chẳng thèm chấp hành các khuyến nghị của LHQ, tiếp tục áp dụng Pháp lệnh 44 với các nhà hoạt động ôn hòa cho nhân quyền. Năm ngoái, Blogger Bùi Thị Minh Hằng từng bị giam giữ 5 tháng trong một "cơ sở giáo dục" hay "trường giáo dưỡng" ở Thanh Hóa trong những điều kiện vô cùng khắt nghiệt. Nhà hoạt động cho dân chủ Nguyễn Trung Lĩnh hiện bị giam giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương ở Hà Nội.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã thiết lập hồ sơ ông Lê Anh Hùng gửi Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam

Gửi Dân Làm Báo



Copy từ: Dân Làm Báo

Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần

2013-01-26
Anh Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng cấp cỡ tại Việt Nam, vừa bị bắt đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội, nơi giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ.

Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng's facebook
Anh Lê Anh Hùng (áo trắng, đi giữa) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Khỏe mạnh, minh mẫn

Bà Trần Thị Niệm, hiện nay đã 70 tuổi, mẹ của anh Lê Anh Hùng là người viết đơn nhờ công an đưa con trai bà đi khám bệnh dù rằng bà thừa nhận con bà là người từ nhỏ có tư chất thông minh, và hiện tại về mặt thể lý hoàn toàn bình thường, mạnh khỏe.
le-anh-hung-200.jpg
Anh Lê Anh Hùng. Photo courtesy of Lê Anh Hùng's blog.
Vào trưa ngày 26 tháng giêng, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi bà Trần Thị Niệm nhắc lại điều đó: “Thằng Hùng nhà tôi thông minh từ nhỏ, ba tuổi đã biết xếp hình mọi thứ. Nó đang khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, tốt, thông minh làm được mọi thứ chứ không phải mất sức lao động.”
Anh Từ Anh Tú, hiện làm việc tại công ty sơn tư nhân ở Hưng Yên với anh Lê Anh Hùng cũng nói về tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh này:
“Tại công ty làm việc, thấy anh cũng bình thường, không có vấn đề gì.”
Một người quen với ông Lê Anh Hùng là anh Lã Việt Dũng cho biết trường hợp quen với ông Hùng, và nhận xét về tình hình sức khỏe thể xác, cũng như tinh thần của ông này như sau:
“Trước đây anh Hùng có đơn tố cáo chống tham nhũng, sau này anh Hùng tham gia biểu tình phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, và có sinh hoạt câu lạc bộ bóng đá của chúng tôi. Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…”
Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…
Anh Lã Việt Dũng
Mẹ của ông Lê Anh Hùng, bà Trần Thị Niệm, cho biết lý do vì sao phải làm đơn nhờ cơ quan chức năng đưa con bà đi khám bệnh:
“Đúng là tôi làm đơn, vì không biết con làm việc gì. Trước đây là trong cơ quan Nhà nước mà bỏ. Nó lên mạng nói những điều gì, đúng sai tôi không biết; nhưng nhà cửa bán hết. Vợ con đi vào trong kia cũng ‘lằng nhằng’. Nó như có ‘hoang tưởng’ gì đó làm tôi rất buồn. Tôi không biết làm thế nào, và nghĩ hay là con mình bị tâm thần. Tôi viết đơn đề nghị thế này: không biết việc làm thế nào, nhờ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Nếu bị bệnh thì điều trị, còn nếu không thì xử theo pháp luật. Tôi không biết vì con đã lớn, 40 tuổi, ngoài vòng tay của mẹ rồi. Tôi viết đơn xin khám điều trị, chứ nay họ lại đưa vào nơi bảo trợ xã hội.
Tôi thương nó vì nó hiền lành, khỏe mạnh, hiếu thảo với mẹ từ hồi nào đến giờ; không hề nói ‘này, nọ’ với mẹ. Không biết nó đi nghe ở ngoài thế nào, nói ‘linh tinh, lung tung’, công an đến suốt nên tôi phải nói như vậy thôi.”

Gặp gỡ

tam-than-250.jpg
Bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng's facebook.
Vào ngày 25 tháng giêng vừa qua, bà Trần Thị Niệm vào thăm con trai tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Bà cho biết lại cuộc gặp: “Hôm qua tôi vào, họ rất chặt chẽ. Vào được một hồi họ đuổi ra như phạm nhân. Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Tôi nói mẹ không đem. Mẹ viết giấy như vậy vì con không lo làm việc, mà cứ lên mạng nói lung tung. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.”
Và ý kiến của bà sau khi chứng kiến thực tế tại trại đó:
“Sáng nay tôi gọi điện cho ông xuống điều tra và bắt nó là trước đây tôi viết đơn vì tôi già rồi, không có điều kiện nên đề nghị nếu nghi cháu tâm thần thì đưa đi khám tại bệnh viện tâm thần. Chứ đưa vào trại bảo trợ toàn những người không thể lao động, sa sút như vậy thì làm sao cháu khỏi được bệnh mà về; trong khi nó đang làm việc bình thường, có thể chỉ có hoang tưởng nhẹ. Nếu điều trị như thế sẽ thành người bệnh luôn.
Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.
Bà Trần Thị Niệm
Vào thăm không cho thoải mái và đối xử như phạm nhân thế là không được. Nếu không giải quyết thì tôi xin con về. Tôi sẽ vay mượn anh em, họ hàng để đưa đi khám, điều trị cho con. Nếu đúng bệnh hay không thì tôi chịu.
Nó làm ở ngoài tôi đâu có biết, mà ‘pháp luật’ cứ đến điều tra nên tôi phải làm thế.”
Nhóm bạn bè trong đội bóng NoU FC cũng đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội và có cuộc trao đổi với giám đốc và phó giám đốc trung tâm này. Nội dung được anh Lã Việt Dũng thuật lại như sau:
“Khi chúng tôi đặt vấn đề thì họ nói làm theo yêu cầu của gia đình, bà mẹ 70 tuổi, và của Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội Quận Thanh Xuân.
Tôi đặt vấn đề, khi đưa anh Hùng vào anh có biểu hiện gì về tâm thần không, có biểu hiện gì gây nguy hại cho xã hội không. Họ bảo không, anh Hùng tương đối bình thường, chỉ có một chút biểu hiện bất ổn về tinh thần. Tôi nói bị bắt vào đây thì ai cũng có biểu hiện đó cả; nhưng có bệnh gì không, họ nói không có bệnh gì. Tôi hỏi họ có cho thuốc uống hay thuốc tiêm gì không; họ nói không. Tôi cũng lập luận vấn đề : qui trình thủ tục như thế không hợp lý bởi vì một người đang lao động bình thường bị bắt đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu của bà mẹ 70 tuổi. Vậy ai là người ‘minh mẫn’ và ‘không minh mẫn’ trong trường hợp này. Tại sao không giám định bà mẹ, mà lại nghe bà để đưa một người bình thường vào trại tâm thần. Họ nói không biết chỉ làm theo yêu cầu của Phòng Lao động thôi.”
le-anh-hung-250.jpg
Chị Bùi Thị Minh Hằng và anh Lê Anh Hùng trên sân bóng. Photo courtesy of Nguyễn Tường Thụy's blog.
Các đồng nghiệp tại công ty sơn ở Hưng Yên cũng mang áo quần đến trung tâm cho anh Lê Anh Hùng, nhưng nơi này không cho nhận. Anh Từ Anh Tú kể lại chuyến đi thăm vào ngày 25 tháng giêng như sau: “Lúc anh Hùng bị đưa đi chỉ mặc bộ đồ bảo hộ thôi, không có quần áo ấm gì. Chúng tôi gửi những đồ dùng cá nhân của anh vào để họ đưa cho anh nhưng họ không nhận. Khi đến trong giờ hành chính thì họ bảo ngồi chờ để làm việc với giám đốc, khi đến 5 giờ thì họ nói hết giờ. Có một số công an khu vực cũng đến hỏi thăm.”

Tố cáo

Từ năm 2007 đến nay, trên mạng Internet và sau đó trên trang blog cá nhân, anh Lê Anh Hùng có những thư tố cáo trực tiếp những quan chức hàng đầu của Việt Nam. Anh này đã nhờ đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc chuyển đơn tố cáo đến chủ tịch quốc hội.


Theo dòng thời sự:

 Copy từ: RFA

Bỗng dưng tâm thần?



Sự thật là một thứ mà kẻ này muốn giấu, người kia lại muốn tìm hiểu. Chuyện thâm cung bí sử càng là điều gây tò mò nhất. Nó thường đi đôi với sự ly kỳ và thảm khốc, vì chỉ ở nơi ấy, sự cạnh tranh về quyền lực, về tham vọng của con người cũng sẽ ở mức độ đỉnh cao nhất. Nhưng dù cung cấm có kín cổng cao tường đến mấy, nghiêm ngặt đến mấy, bức vách vẫn có tai. Và mọi câu chuyện bí mật vẫn được rỉ tai nhau, rì rầm lan truyền trong thiên hạ. Chuyện hài hước rằng nhiệm vụ của phó tổng thống là hàng ngày theo dõi tình hình sức khỏe của tổng thống, hẳn cũng được bắt nguồn từ một sự thực nào đấy.
Nhưng những chuyện thâm cung bí sử động giời, do một người có quyền lực và trách nhiệm phát ngôn thì người ta có thể tin, chứ do một anh phó thường dân nói ra thì người ta sẽ bảo hoặc là bốc phét, hoặc là tâm thần. Người ta không nghĩ rằng, chính dạng phó thường dân mới là người hay tiết lộ những bí mật đó (của người khác), vì bên cạnh vua làm sao thiếu đươc kẻ hầu người hạ, kẻ tung người hứng?
Phó thường dân hay kẻ đức cao vọng trọng cũng có dăm bảy loại. Kẻ khí khái thì thà chết cũng không chịu cúi đầu, hoặc ăn gian nói dối, hoặc làm điều thất đức. Kẻ nhu nhược thì cắn răng mà chịu, thậm chí chịu đựng quá rồi cũng chết (như chuyện viên thái giám cho Từ Hi thái hậu, bị phạt bắt ăn phân của bà ta xong thì tự tử. Đằng nào cũng chết thì sao phải ăn phân xong mới chết?)

Trong khi thiên hạ phần lớn chọn sự nín lặng để đem lại bình yên cho bản thân, lại có những người dám nói những gì mà họ cho là xấu xa, để cái xấu phải bị trừng phạt, nhằm đem lại bình yên cho xã hội. Thay vì cảm ơn họ vì lòng dũng cảm, người ta lại nhìn họ với một con mắt bực bội, ác ý. Còn kẻ bị tố giác thì đương nhiên là nổi đóa, kiểu gì chả tìm cách giả thù?
Nhưng vốn dĩ kẻ thù của họ không chỉ có người tố giác mà chính là đối thủ của họ kìa. Và biết đâu, họ cũng đang chờ anh ngã ngựa? Nếu không tiếp tay, cổ súy cho người tố giác thì ít nhất họ cũng sẽ giám sát, không để cho anh bịt miệng nạn nhân một cách trắng trợn, công khai được. Ấy là tôi cứ giả thiết như vậy.
Thú thật là tôi cũng thuộc diện vô trách nhiệm. Tôi chỉ nghe thiên hạ nói về những chuyện kinh khủng, trong những lá đơn tố giác của blogger Lê Anh Hùng. Nhưng đến giờ phút này, tôi chưa hề đọc một bài nào của Lê Anh Hùng. Tôi sợ nhìn vào những sự thật để rồi thất vọng. Trên con đường hăm hở đi tìm sự thật, đôi khi người ta vẫn ước, giá như đừng biết đến sự thật đó. Chỉ cần biết điều Lê Anh Hùng dám làm tôi đã thấy ngưỡng mộ, chưa kể đến những gì tôi nghe bạn bè khen ngợi về trí tuệ của cậu ấy.
Thế nên khi “người ta” bảo cậu ấy tâm thần để đưa cậu ấy vào trại, tôi chả có gì ngạc nhiên. Vào trại, mà lại không phải tự nguyện, thì có khác gì tù? Bởi bạn đâu có được quyền tự do ra khỏi đó khi bạn muốn? Chưa kể nếu bạn biết nhiều quá, người ta sẽ tiêm thuốc cho bạn mất hẳn trí nhớ, rồi bảo rằng bệnh của bạn không thể chữa khỏi?
Nói cho các bạn biết, khi bạn sở hữu cái gì quá lớn cũng đều nguy hiểm. Từ của cải về tinh thần cũng như vật chất khi quá lớn cũng đều đem lại cho bạn sự nguy hiểm. Thế giới đã có những bài học về việc để vô hiệu hóa bạn, bỗng một ngày bạn hóa thành tâm thần và người ta đưa bạn vào giam trong bốn bức tường. Hàng ngày họ tiêm cho bạn để thần kinh bạn đờ đẫn, tê liệt. Lâu ngày bạn sẽ chả còn nhớ được gì, và rồi cái gì sau đó chả biết nữa....Đó chính là điều bạn bè và người quen đang lo sợ cho Lê Anh Hùng.
Trước đó nhiều người cũng thắc mắc, tại sao Lê Anh Hùng công khai những chuyện tày trời như thế mà không bị bắt? Lẽ ra cậu ta phải bị đưa ra tòa, bị bỏ tù rục xương vì tội vu khống lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước. Nhưng có người lại bảo, đưa ra tòa lại phải đi xác minh, điều tra để chứng minh cậu ta láo khoét thì thêm rách việc. Vì biết đâu nó giống như việc mở cái ổ ung thư ra, lại tòi ra thêm nhiều thứ nguy hiểm hơn nên phải đậy vào khẩn cấp.
Tôi được biết người tâm thần thật muốn được vào bệnh viện (hay trại tâm thần), thì người nhà phải bỏ tiền ra không ít mới được nhận vào điều trị - Trại tâm thần chứ có phải là trung tâm từ thiện đâu?
Như vậy phải là nhà giàu hoặc khá giả mới có điều kiện để cho người thân mắc bệnh vào trại. Nhà nghèo thì đành chịu chết. Kẻ tâm thần có đốt nhà, hiếp dâm, hoặc chém người cũng...chịu
Việc Lê Anh Hùng đang làm việc, bỗng dưng bị công an đến hỏi về giấy tờ tạm trú gì đó rồi đưa thẳng vào trại tâm thần là một việc hoàn toàn không bình thường. Tạo sao công an lại làm thay việc của bác sĩ thế? Tại sao chính quyền lại tỏ ra sốt sắng quan tâm đến một “bệnh nhân” bỗng dưng tâm thần mà chưa có bệnh án thế? Vì việc này xảy ra sau khi Lê Anh Hùng vừa gửi đơn tố cáo lần thứ 70, nên điều này khiến cho nhiều người không khỏi nghi ngờ và lo ngại.
Sau đó nghe nói Lê Anh Hùng được đưa vào trại tâm thần, là do mẹ cậu ta có đơn đề nghị?
Mọi bài học từ trong quá khứ về cải cách ruộng đất vẫn còn lảng vảng đâu đây. Thủ tục có vẻ đã được thu xếp rất mau lẹ. Từ lá đơn của bà mẹ, cho đến việc ký giấy tiếp nhận “bệnh nhân” chỉ trong cùng một ngày (nói thế cho rộng rãi) để hợp thức hóa việc “giam” Lê Anh Hùng trong trại, sẽ khiến cho ai đó không kịp trở tay chăng?
Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Biết đâu cậu ấy được đưa vào đó theo một chương trình bảo vệ nhân chứng thì sao? Tốt hơn hết mọi người cứ bình tĩnh theo dõi. Đừng lãng quên việc tìm hiểu chuyện này, nhưng cũng đừng bị lạc hướng mà quên đi những vấn đề quan trọng và nóng hổi khác, như việc góp ý sửa đổi hiến pháp chẳng hạn. Thời gian kíp lắm rồi đấy. Hôm nọ một bác gọi điện cho tôi, oang oang bảo góp ý sửa đổi Hiếp pháp là trách nhiệm công dân đấy.
Vâng thưa bác! Nhất định là không được ỷ lại đảng và nhà nước, kẻo lại bị ăn mắng ạ.
Lê Anh Hùng (người đứng thứ hai từ phải qua sau tấm băng rôn) cùng bị bắt với tôi vào trại Lộc Hà khi đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lươc ngày 5/8/2012


Xin tham khảo thêm tư liệu dưới đây:
http://www.vanganh.info/2013/01/video-noi-dung-trao-oi-ve-on-to-cao-nt.html
Kính thưa quý báo và các bạn,

Tình hình đang diễn biến nhanh chóng và rất khó lường. Trong trường hợp tôi bị bắt hoặc có mệnh hệ gì, đề nghị quý báo hãy cho đăng hoặc phổ biến những tài liệu mà tôi đính kèm trong các bức thư. Tôi hy vọng và tin là những người liên can ngoài ý muốn sẽ hiểu và lượng thứ cho tôi.

Trân trọng cám ơn quý báo.

Lê Anh Hùng


Lê Anh Hùng và ĐBQH Dương Trung Quóc. Photo by VAOL
Giấy xác nhận được đơn tố cáo của DBQH Dương Trung Quốc. Photo do Lê Anh Hùng cung cấp


leanhhungblog.blogspot.com
Quý vị có thể tải cuốn sách này về thuận tiện hơn tại đây:

Còn những ai tiếp tay cho Dương Chí Dũng?


(Kienthuc.net.vn) - Đến thời điểm này đã lộ mặt 5 đối tượng giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn. Liệu còn những ai liên quan đến đường dây này?

Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, (17/5/2012), cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi, những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.

Đến thời điểm này, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam 5 đối tượng liên quan đến đường dây tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Ngoài ra, Bộ Công an còn truy nã đối tượng Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng can tội che giấu cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Gần đây nhất, ngày 23/1, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng 3, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng) về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài". Trước đó, đã có 4 đối tượng bị bắt gồm: thượng tá Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm Hình sự, Công an TP Hải Phòng), Vũ Văn Sáu (50 tuổi, Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng), Phạm Đình Nghiên (43 tuổi, Phó trưởng Công an xã An Thọ), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, Hải Phòng).

5 đối tượng tiếp tay cho Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã lộ mặt

Nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

Ngày 22/10/2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định truy nã đối tượng Đồng Xuân Phong; sinh ngày 11/5/1974, nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng can tội che giấu cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Đồng Xuân Phong cũng là kẻ chủ mưu trong đường dây buôn lậu từ Singapore về Hải Phòng bị phát giác vào đầu năm 2012.  Ngày 18/8/2009,  y từng bị Công an TP HCM ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Tuy nhiên, khi thi hành lệnh bắt tạm giam, Đồng Xuân Phong đã bỏ trốn khỏi địa phương. Đối tượng này đã bị phát lệnh truy nã.

Trong quá trình mở rộng điều tra vụ án Dương Chí Dũng bỏ trốn, cơ quan Công an đã phát hiện Đồng Xuân Phong đã bao che nên phát thêm một lệnh truy nã nữa với đối tượng này.

Trưởng công an xã 


Chiều 18/11/2012, cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng đã tạm giữ ông Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng công an xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng) để điều tra vụ giúp đỡ Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng bỏ trốn khi đang bị công an TPHCM truy nã về tội Buôn lậu. Sau đó, Phong lại che giấu và giúp nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Theo đó, ngày 2/11/2011, tại trụ sở Công an xã An Thọ, ông Sáu đã viết đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân mang tên Hoàng Văn Linh (SN 16/7/1975) nhưng lại dán ảnh Đồng Xuân Phong. Sau đó, Chứng minh nhân dân này được Phong sử dụng làm hộ chiếu mang tên Hoàng Văn Linh nhưng lại dán ảnh của mình. Với hộ chiếu này, Phong nhiều lần xuất nhập cảnh vào Việt Nam và tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Quyển hộ khẩu bị Vũ Văn Sáu lợi dụng để làm chứng minh nhân dân giả mang tên Hoàng Văn Linh là của ông Hoàng Văn Hiển (SN 1944, trú tại xã An Thọ - An Lão - TP Hải Phòng). 

Theo quyển sổ hộ khẩu mà Vũ Văn Sáu đã làm giả thì họ tên của ông Hoàng Văn Hiển (SN 1944) đã bị đổi thành Hoàng Văn Hiến (SN 1946), vợ ông Hiển là bà Phùng Thị Vinh (SN 1947) bị đổi thành Hoàng Thị Loan (không rõ năm sinh), con gái ông là Hoàng Thu Thủy (SN 1971) được đổi là Hoàng Văn Linh (SN 1975).

Phó công an xã


Ngày 26/12/2012, Cơ quan An ninh điều tra - Công an thành phố Hải Phòng tiếp tục khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Đình Nghiên (46 tuổi, Phó Trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão) cũng để điều tra về hành vi giả mạo trong công tác. 

Cơ quan An ninh điều tra xác định, Nghiên cùng với Sáu làm giả giấy tờ đề nghị cấp giấy CMND giả cho Đồng Xuân Phong (38 tuổi, quận Hồng Bàng, Hải Phòng- nguyên cán bộ chống buôn lậu Cục Hải quan Hải Phòng). Từ những giấy tờ giả này, Đồng Xuân Phong đã thực hiện hành vi giúp bị can Dương Chí Dũng bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Phó phòng Cảnh sát hình sự Công an Hải Phòng


Sáng 6/12/2012, cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an đã làm việc với Công an TP Hải Phòng về việc công bố các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Thượng tá Vũ Tiến Sơn (SN 1966, trú tại 4/120 đường Ngô Gia Tự, quận Hải An - TP Hải Phòng) - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) – Công an TP Hải Phòng, về tội “tổ chức người trốn đi nước ngoài”, vi phạm điều 275 Bộ Luật Hình sự.

Vũ Tiến Sơn, từng là một chiến sĩ đội H88, thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố Hải Phòng, từng tham gia một số chuyên án khét tiếng đất Cảng, như Cu Nên, Dung Hà… và là nỗi khiếp đảm của các loại tội phạm. Vũ Tiến Sơn từng được lãnh đạo Công an thành phố Hải Phòng đánh giá cao về năng lực trong việc phá các chuyên án.

Đội trưởng 3 của Công an Hải Phòng


Ngày 23/1, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng 3, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng) về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài", quy định tại Điều 275, Bộ Luật Hình sự.
Cơ quan an ninh điều tra cũng tiến hành khám xét nơi làm việc và nhà riêng Trung tá Thắng ở số 12, ngõ 32 (phố Trần Quang Khải, thành phố Hải Phòng).
Theo Tiền Phong, ông Hoàng Văn Thắng là mắt xích quan trọng trong đường dây tổ chức cho nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Dương Chí Dũng bỏ trốn.
Ông Thắng nguyên là lái xe của Đại tá Dương Tự Trọng (em trai ông Dương Chí Dũng), nguyên Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thành phố Hải Phòng, hiện là cục phó một cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

Ngày 18/1, em rể ông Dương Chí Dũng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng cũng bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân...

Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy: Trong thời gian làm Phó Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an), đại tá Kiên vi phạm nghiêm trọng qui định công tác nghiệp vụ của ngành công an; xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành công an; vi phạm tư cách đảng viên; vi phạm 19 điều đảng viên không được làm và những điều cán bộ, chiến sĩ công an không được làm.

Được biết, đại tá Nguyễn Bình Kiên đang gửi đơn đến các cấp để khiếu nại về “án” kỉ luật khai trừ Đảng của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. 


Copy từ: Kiến Thức