CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Trái sung và đèn lồng

-Không biết từ năm nào mình đã mất hẳn thú vui may áo mới cho con vào những ngày cuối năm. Cũng mất luôn thói quen không thể thiếu là nấu bánh vào ngày 30 tết. Có người bảo siêu thị bán bánh ngon hơn, tiện lợi cho gia đình để bà nội trợ không phải lo toan vào những việc nấu nướng như thế này. Thời gian dôi ra để dành cho việc khác.
Làm sao đồng ý với cách suy nghĩ như thế nhỉ? May áo mới cho con là hạnh phúc của người đàn bà và người mẹ. Đường kim mũi chỉ và sự nhẫn nại, nắn nót sẽ được trả công bằng nụ cười trẻ thơ có phải là phần thưởng lớn nhất của một ngày cuối năm hay không? Tết không phải để ăn để mặc dù dân gian vẫn gọi là ăn tết. Cao hơn những cái bình thường ấy là những kết nối không thể thiếu trong tinh thần ngày tết.
Nồi bánh đêm giao thừa là chiếc cầu nối ký ức vào hiện tại, không phải chỉ một năm đâu mà nhiều năm đã qua, có chuyện đã quên chợt sống dậy làm mình mỉm cười và cũng lắm chuyện làm mình muốn khóc. Chiếc cầu ấy bị gẫy gập vì con người chứ nào phải đời sống công nghiệp? Nồi bánh chưng không cạnh tranh nỗi với nồi bánh siêu thị chỉ vì lòng người đã sơ tán mất rồi.
Chúng ta sơ tán, bỏ thói quen thuần Việt để chạy về vùng đất được gọi là công nghiệp. Ban đầu là sơ tán vì còn nghĩ đến ngày trở lại, bây giờ không còn đường về thì thôi đành ngồi nhớ nồi bánh chưng ngày ba mươi tết như nhớ một kỷ niệm đẹp đã bị đánh bom trong những ngày xưa của Hà Nội.
-Bạn gửi thư về từ Mỹ, vùng đất bình yên mà hàng triệu người muốn tới. Bạn không chào hỏi cũng chẳng chúc tết hay hỏi han người nào. Bạn viết một lèo những câu chữ mình không đọc kịp.
-Bà biết không, hai mươi ba năm ở Mỹ tôi không bao giờ ăn tết. Có gì là tết đâu mà ăn. Tôi dửng dưng với mọi việc vào những ngày giáp tết. Người ta mua tất cả những gì thuộc về tết để đặt trên bàn chỉ nhà tôi là không. Hình ảnh tết rất gượng, rất giả và rất tội nghiệp. Tôi thấy lạ, tại sao người ta lại giả vờ ăn tết trong cái không khí cực kỳ lạnh giá của đất nước này.
Lạnh theo cả hai nghĩa bóng và đen. Cuối đông nên tuyết ngập đầy mọi nơi. Tết nhưng vẫn lò mò tới sở làm nếu không muốn ngày mai ăn tết không lương. Hoa thì hầu hết là nilon, bánh chưng hoa quả mua ở chợ đem về chất đống. Sáng ra con cái tới trường nếu tết rơi vào ngày thứ Hai, hai vợ chồng mỗi người một chiếc xe, một cạp lồng đến sở. Tết đấy.
Mà bà ơi năm nay tôi sẽ ăn tết như người ta. Bà biết tại sao không? Hôm qua tôi ra chợ định mua thức ăn về nấu cuối tuần bất chợt gặp một thứ trái cây rất lạ đối với Mỹ nhưng lại rất quen thuộc với người Việt mình, bà biết trái gì không? Trái sung!
Ôi trời, tôi chỉ biết thầm thì trong lòng khi thấy loại trái quê mùa ấy nằm ngay giữa siêu thị của nước Mỹ. Sao mà nó tội nghiệp như chính tôi vậy bà ơi. Tôi biết nó đang lưu lạc từ quê nhà sang đây vì cái tết của người Việt xa xứ. Đến cái trái vô tri mà còn bị ảnh hưởng như thế thì huống gì con người da thịt như mình.
Tôi sẽ ăn tết năm nay, như một khởi đầu về nguồn trong tâm hồn. Tôi không thể ăn tết như bà và bạn bè mình bên đó nhưng đối với tôi chỉ một trái sung là đủ. Nó hơn hẳn những thức ăn đỏ chót lòe loẹt trên bàn của mọi gia đình. Trái sung ấy mang tới cho tôi một cảm giác gần gũi, ấm áp và gợi mở không biết bao nhiêu là nỗi niềm.
-Bức thư chỉ có thế nhưng làm tôi ngơ ngẩn suốt một buổi chiều. Bạn tôi ra đi với một tinh thần luôn luôn cảm thấy cạn kiệt còn chúng tôi ở lại với một cuộc sống đầy ắp những lo toan và chắc gì tinh thần không thiếu thốn, tổn thương?
Trái sung nhỏ bé hiền lành và còn dính đầy đất cát phù sa mà bạn tôi gặp ở xứ người đã gợi cho bạn ấy một nỗi nhớ nhà gay gắt. Trong khi người ở lại như chúng tôi cũng gay gắt không kém khi mỗi năm màu đỏ của ngày tết càng đỏ thêm. Cái màu đỏ không còn tượng trưng cho thịnh vượng nữa mà nó gợi lên sự phân tán trong lòng mỗi người Việt Nam.
Màu đỏ của máu thắm Hoàng Sa Trường Sa. Màu đỏ của đèn lồng Trung Quốc tràn ngập các tỉnh phía bắc. Màu đỏ ấy còn ám ảnh chúng tôi lâu lắm khi mà hàng hóa lẫn con người Trung Quốc hiện diện một cách kiêu hãnh mọi nơi trên dải đất này.
Bạn ơi cứ ăn tết như thế. Cũng giống chúng tôi vẫn ăn tết như thế. Chúng ta trong hay ngoài gì cũng như nhau, cái mất lớn nhất không phải là tết hay không tết mà là tương lai. Tôi thấy cả dân tộc chúng ta sắp trở thành đứa trẻ Tân Cương bị người lớn Trung Quốc đánh đập, sỉ vả ngay giữa đất nước của họ trên một video mà người ta quay được.
Bạn sẽ buồn và đau đớn khi việc này xảy ra, tuy nhiên bạn vẫn ở xa, sự chia cắt đôi khi làm người ta nhẹ thở. Còn chúng tôi, những sinh vật mang tên là người nhưng không biết có làm người được nữa hay không khi Việt Nam tự nguyện hiến thân cho những ngày tết có lời chúc đầu năm đến từ phương Bắc?
Vậy đó, trái sung làm bạn nhớ quê và đèn lồng làm chúng tôi muốn khóc.

Copy từ: Song Chi (RFA’ blog) 

Thư gửi Hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014

 .

Thưa quý vị

Tôi là một Geophysicist 78 tuổi hiện sống ở Hanoi. Tôi không làm chính trị. Công việc chính của tôi là nghiên cứu về Palaeomagnetism. Tôi đã nghỉ hưu nhưng vì bị giày vò bởi sự tước đoạt các quyền tự do dân chủ, chà đạp lên quyền con người đối với nhân dân tôi nên tôi đã không thể không lên tiếng. Cuối năm 1998, chỉ vì bài viết “Nhân quyền - Khát vọng ngàn đời” (còn lưu trong thư viện online: www.nguyenthanhgiang.com) trình bày những nhận thức phổ quát về nhân quyền, trong đó khẳng đinh: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà tôi bị ông Đỗ Mười - tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ - ra lệnh tống giam. Ngày ấy đã sát Tết Nguyên đán nên một học trò cũ của tôi ở ngành công an nói rằng họ đã xin hoãn chấp hành lệnh. Tuy nhiên đến tháng 3 năm 1999 họ đã tống giam tôi thật sự. Nhờ đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc... và sự can thiệp của Quốc hội Hoa Kỳ cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ họ đã phải thả tôi ra sau mấy tháng biệt giam. Không xét xử, không luận tội nhưng cũng không xin lỗi.

Tuy chưa bỏ tù lâu dài được tôi nhưng họ đã và đang thường xuyên vây hãm, khống chế, cô lập tôi. Trước đây họ cắt điện thoại, cắt mạng internet, nay họ theo dõi, nghe lén 24/24h. Khi nhận được tín hiệu mà họ cho là khả nghi, họ điều động hàng chục (có khi tới dăm chục) công an bao vây và đặt chốt canh công khai ngay trước nhà tôi. Cuộc vây ráp, bắt bớ mới nhất xảy ra hôm 29 tháng 11 năm 2013 chỉ vì họ nhận được tin tiến sỹ Phạm Chí Dũng - một nhà hoạt động dân chủ - từ Saigon ra Hanoi làm việc ghé thăm tôi. Báo chí của ĐCSVN không chỉ ngang nhiên gán ghép tôi: phản bội tổ quốc, phản động, gián điệp... mà còn vu khống, xuyên tạc, bôi bẩn tôi rất thậm tệ. Mặc dù không tìm được bằng chứng luận tôi nhưng họ vẫn liên tục khám nhà tôi tới 9 lần (sục cả vào thùng gạo, nhà vệ sinh...), lấy đi hàng tạ tài liệu và thiết bị văn phòng, câu lưu thẩm vấn tôi gần 20 lần...

Dẫu sao, nỗi gian truân của tôi không thể nào so sánh với Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Xuân Nghĩa... Tôi vô cùng xót thương những người vừa có tấm lòng thiết tha vì con người vừa có trí tuệ cao cả như: Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Anh Kim... Tôi cũng mong quý vị quan tâm đến những người dù đã được ra tù hay chưa vào tù nhưng đang sống dở chết dở giữa xã hội vì bị kỳ thị, bị khống chế như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy...

Không thể không thừa nhận rằng Quyền Con Người ở Việt Nam đã được thăng tiến đáng kể. Tuy nhiên vì đã được xuất phát từ mức vô cùng tồi tệ kể từ khi ĐCSVN du nhập chủ nghĩa Mác Lênin nên cho đến nay nhân dân tôi vẫn còn bị đọa đày trong trạng thái thật đen tối.

Ông Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của ĐCSVN, từng tuyên bố: “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Xin quý vị xem xét lại xem, trong lịch sử nhân loại có cái khẩu lệnh nào phản động hơn thế? Những “công cuộc lớn” của ĐCSVN như: Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống Đảng... chính là sự nối dài của chủ trương cơ bản của ĐCSVN: diệt tinh hoa dân tộc. Diệt tinh hoa dân tộc chính là tước bỏ quyền sống, quyền phát triển của dân tộc. Cho đến tận bây giờ ĐCSVN vẫn ngang nhiên trân tráo cướp đoạt quyền của dân tộc, của đất nước. Mỗi độ xuân về, họ trương khẩu hiệu phải mừng Đảng rồi mới được mừng xuân, mừng đất nước. Họ buộc quân đội trước hết phải trung với Đảng, chứ không phải với nước. Họ buộc công an phải là thanh lá chắn của Đảng...

Rõ ràng vấn đề nền tảng của Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đã bị hủy hoại từ ngày ĐCSVN chấp chính. Mỗi ngày họ có sửa sang vặt vãnh đôi chút để lấy lòng và lừa mỵ những ai hời hợt cả tin nhưng thực tế vẫn quá tồi tệ.

Tiếc rằng tôi không thể đến trực tiếp với quý vị (năm 1996 tôi cũng đã từng được mời đến Giơneve để trình bày một bản báo cáo về Palaeomagnetism tại Hội nghị Địa Vật lý Quốc tế nhưng đã bị nhà cầm quyền ngăn trở) nhưng kính mong quý vị hãy chú tâm lắng nghe những đồng sự của tôi là những đại diện cho VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam...

Tôi hy vọng quý vị sẽ có đóng góp thỏa đáng cho việc đòi xóa bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự và thả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam

Hanoi ngày 26 tháng 01 năm 2014

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6, Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn, Từ Liêm - Hanoi
Mobi: 0984 724 165 



Copy từ: Dân Làm Báo


.....................

Thanh tra Chính phủ: Hàng loạt sai phạm ở Ngân hàng Agribank

(TBKTSG Online) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã vi phạm hàng loạt qui định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong hoạt động huy động vốn và cho vay trong giai đoạn 2009-2012, theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Theo kết luận thanh tra, từ năm 2009 đến cuối năm 2011, Agribank đã chi tiền môi giới huy động vốn cho các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng, khiến cho lãi suất huy động vốn vượt mức trần qui định của NHNN lúc bấy giờ là 14%. Tổng số tiền chi môi giới làm lãi suất vượt trần lên đến 283 tỉ đồng trong giai đoạn trên.
Agribank cũng vi phạm về thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Cụ thể, từ ngày 16-6-2009 đến ngày 12-7-2011, Agribank đã cho vay 189 khách hàng nhưng không có văn bản ủy quyền của tổng giám đốc theo qui định; dư nợ của các khách hàng nói trên vào cuối năm 2011 là hơn 13.816 tỉ đồng, và nợ xấu là 1.046 tỉ đồng.
Trong giai đoạn trên, mặc dù đã có văn bản của NHNN cấm huy động và cho vay vàng trên thị trường liên ngân hàng, nhưng Agribank vẫn thực hiện. Agribank cũng vi phạm qui định cấp tín dụng vượt 20% vốn tự có của ngân hàng cho các công ty con mà Agribank nắm quyền kiểm soát, với tổng mức cho vay giai đoạn trên là hơn 2.000 tỉ đồng và hơn 14.846 lượng vàng.
Agribank cũng cấp tín dụng tổng cộng 4.000 tỉ đồng cho công ty chứng khoán Agrisetco thông qua việc ứng vốn và đầu tư trái phiếu của Agrisetco, trái với qui định của NHNN trong Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN.
Ngân hàng cũng cho Công ty cho thuê tài chính ALC I, và ALC II vay tiền mua các khoản nợ phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính, cho vay mua tài sản đầu tư, cho thuê tài chính… Đến 31-12-2011, dư nợ cho vay mua tài sản đầu tư, tài sản cho thuê tài chính là 1.072 tỉ đồng trong đó nợ xấu là 35,5 tỉ đồng, và dư nợ mua các khoản phải thu của ALC II là 187,8 tỉ đồng. 
Theo qui định của Luật Các tổ chức tín dụng, từ ngày 1-1-2011 không có nghiệp vụ gửi tiền và nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng nhưng năm 2011, Agribank vẫn thực hiện gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn với các tổ chức tín dụng khác với tổng doanh số lên đến hàng trăm nghìn tỉ đồng, trong đó có nhiều giao dịch gửi tiền và nhận tiền gửi đối ứng cùng giá trị, cùng kỳ hạn. Các giao dịch này thực chất là thủ thuật lách quy định về tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng, làm tăng "giả tạo" tổng tài sản trên báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch.
Agribank còn thực hiện giao dịch gửi tiền, cho vay đối với các tổ chức tín dụng khác với thời hạn 3-5 năm trong khi nguồn vốn cho vay không được xác định thời hạn, làm giảm chức năng dự trữ thanh khoản của nguồn vốn. Trên thực tế, đến cuối 2009, NHNN đã phải cho Agribank vay NHNN 5.000 tỉ đồng để xử lý mất cân đối thanh khoản.
Việc phân loại nợ có nhiều vi phạm dẫn đến chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng, nhất là tình trạng nợ xấu. Thanh tra đã rà soát lại việc phân loại nợ trên số liệu và báo cáo của Agribank và xác định tỷ lệ nợ xấu là 12,71%, nếu loại trừ các khoản nợ đã cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng thì nợ xấu là 12,21%, nếu loại trừ nợ xấu đã hạch toán ngoại bảng, cam kết ngoại bảng thì nợ xấu là 9,83%.
Kết quả kiểm tra trực tiếp 62 hồ sơ tín dụng với dư nợ hơn 15.750 tỉ đồng cũng cho thấy, khả năng nợ xấu của Agribank còn có thể cao hơn, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp làm ăn khó khăn và bất động sản đóng băng.
Về xử lý rủi ro, qua kiểm tra 23 hồ sơ xử lý rủi ro cho thấy hầu hết các hồ sơ đều có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank, từ khâu thẩm định trước khi cho vay, quyết định cho vay, kiểm soát trước khi giải ngân, giải ngân và theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ và phải xử lý rủi ro.
Ngân hàng này cũng có nhiều vi phạm trong hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư không hiệu quả dẫn đến mất vốn lớn hoặc nguy cơ thiệt hại lớn. Năm 2009, các công ty con 100% vốn đầu tư của Agribank lỗ 1.782 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 4.393 tỉ đồng. Đặc biệt, hai công ty cho thuê tài chính ALC I và ALC II có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn và mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu.
Agribank đã đầu tư 144 tỉ đồng cổ phiếu CMC với giá 72.000 đồng/cổ phần, đến cuối 2011 thị giá chỉ còn 20,3 tỉ đồng. Đến cuối 2011, Agrisetco đầu tư 287 mã cổ phiếu giá trị ban đầu là 576 tỉ đồng, sau đó giảm còn 294 tỉ đồng.
Việc quản lý và đầu tư xây dựng của Agribank vi phạm qui định ở nhiều khâu trong các giai đoạn của quá trình đầu tư, với tổng số tiền sai phạm là 8.128 tỉ đồng. Thanh tra cũng nhận thấy vốn đầu tư xây dựng (chưa kể mua sắm thiết bị và công nghệ) hàng năm tại Agribank là rất lớn, khoảng trên 1.500 tỉ đồng, nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn.
Sau khi bị thanh tra, Agribank đã thực hiện một số giải pháp khắc phục, như xử lý kỷ luật 158 cán bộ, nhân viên trong đó miễn nhiệm 16 giám đốc. Ngân hàng cũng thực hiện thu hồi tiền chi cho môi giới và khách hàng khi huy động vốn nhưng chỉ mới thu hồi được 71 triệu đồng, đồng thời đã thu hồi dần dư nợ cho vay vàng và thu hồi vàng đã gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với mạng lưới rộng lớn, trải rộng khắp các tỉnh, thành phố. Dư nợ cho vay của ngân hàng này cuối năm 2012 là 480.453 tỉ đồng, trong đó cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 66,6%.

Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn    

Truyền hình Ả Rập lột mặt nạ chống Việt Nam của đối lập Cam Bốt


Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt - REUTERS /Samrang Pring
Ông Sam Rainsy, lãnh đạo phe đối lập thường có luận điệu bài Việt - REUTERS /Samrang Pring

Trọng Nghĩa
Trong không khí phấn khởi của phong trào đòi dân chủ và dân sinh tại Phnom Penh vào tháng 12/2013 và tháng 01/2014, với những cuộc biểu tình rầm rộ nhất trong lịch sử Cam Bốt, một khía cạnh đen tối đã xuất hiện : Khẩu hiệu và hành vi bạo động kỳ thị người Việt Nam nhiều khi được tung ra cùng với những lời kêu gọi cải thiện dân chủ và tăng lương đến từ phe đối lập. Đó là ghi nhận của đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera trong một phóng sự ngày 24/01/2014 vừa qua.

Mang tựa đề « Biểu tình tại Cam Bốt phơi bày quan điểm bài Việt Nam », phóng sự của đài truyền hình Ả Rập đã nêu bật sự kiện nhiều người biểu tình đã hô vang những khẩu hiệu chống Việt Nam, phản ánh thái độ thù hằn Việt Nam mà lãnh đạo đối lập Sam Rainsy đã có từ lâu đối với Việt Nam - một tỳ vết dễ thấy giữa các thành tích đấu tranh cho nhân quyền của ông.
Theo Al Jazeera, về cuộc biểu tình của những người ủng hộ phe đối lập và công nhân may mặc tại khu phố Veng Sreng, vùng ngoại ô Phnom Penh ngày 03/01 vừa qua, báo chí đã nói nhiều về vụ cảnh sát quân sự đã bắn chết ít nhất bốn công nhân và làm bị thương hàng chục người khác.
Tuy nhiên, ít được nói đến hơn là sự kiện những người biểu tình đã gào thét những lời lẽ kỳ thị chủng tộc và xông vào cướp phá ít nhất là ba cửa hàng của người Việt Nam gần đó. Có tin cho là số cửa hiệu bị phá hủy còn nhiều hơn nữa. Nhiều người Việt cư ngụ trong khu vực đã phải bỏ chạy về Việt Nam.
Đài truyền hình Ả Rập đã trích lời anh Sok Min, 27 tuổi, chủ nhân một quán cà phê gần phố Veng Sreng đã bị những người biểu tình chống Việt Nam phá hủy, cho biết là anh đã bị thiệt hại khoảng 40.000 đô la trong vụ tấn công này và đã phải cho vợ và hai đứa con trong hoàn cảnh cực kỳ sợ hãi trở về Việt Nam vô thời hạn.
Khi được hỏi vào lúc đang xem xét cửa hàng bị hư hỏng ngay sau vụ tấn công, với hầu như toàn bộ đồ đạc bị cướp đi, trên sàn nhà vương vãi mảnh thủy tinh bị với và bao bì cà phê trống rỗng, Sok Min cho biết : « Họ đến để phá hủy tất cả mọi thứ… Họ nói rằng tôi là người Việt và họ không thích điều đó. ».

Những tuyên bố đáng ngại
Nhân cuộc bầu cử tại Cam Bốt vào tháng 07/2013, đảng Cứu nguy Dân tộc do ông Rainsy lãnh đạo đã giành được nhiều thắng lợi lớn trước đối thủ là Thủ tướng Hun Sen, lên cầm quyền từ năm 1985, ít lâu sau khi quân đội Việt Nam đánh qua Cam Bốt vào năm 1979 để lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Việt Nam đã rút khỏi Cam Bốt vào năm 1989, nhưng Đảng Nhân dân của ông Hun Sen vẫn duy trì quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh hơn ở phía đông, một kẻ thù lịch sử nhưng đã trở thành đồng minh.
Về phần ông Sam Rainsy, nhân vật này từ lâu đã luôn luôn cáo buộc điều ông ta cho là Việt Nam chiếm đất Cam Bốt, một quan điểm bị nhiều người cho rằng cố chấp đáng ngại. Ông Sam Rainsy khẳng định rằng ông không kích động bạo lực nhắm vào người Việt Nam sinh sống ở Cam Bốt, nhưng những phát biểu của ông trong suốt hai chục năm làm chính trị vừa qua thường bao gồm những luận điểm gay gắt chống lại thiểu số người Việt không được lòng dân tại chỗ, kèm theo những lời hứa là những người này sẽ bị đuổi khỏi Cam Bốt.
Al Jazeera nhắc lại là nhân một chuyến viếng thăm Phnom Penh ngày 23/01/2014, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Cam Bốt, ông Surya Subedi, đã có lời phê phán hiếm hoi nhắm vào phe đối lập, liên quan đến những luận điệu bài Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc và những vụ tấn công cửa hiệu của người Việt tại khu phố Veng Sreng.

Dùng từ yuon để gọi người Việt
Để tìm hiểu thêm, đài truyền hình Ả Rập đã tìm gặp ông Ou Virak , một nhà hoạt động nhân quyền nổi bật tại Cam Bốt, đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Cam Bốt. Nhân vật này đã lên tiếng tỏ ý lo ngại về việc ông Sam Rainsy đang lao vào một trò kích động thù hận dân tộc nguy hiểm. Ông Ou Virak đã lên án sự kiện lãnh đạo đối lập Cam Bốt thường xuyên sử dụng thường xuyên từ ngữ youn đầy tính miệt thị để chỉ người Việt Nam.
Tiếng nói phê phán nói trên tuy nhiên đã không lọt tai nhiều người. Theo Al Jazeera, trong tháng qua, ông Ou Virak đã phải chịu một loạt những lời chửi mắng trên mạng, thậm chí còn bị dọa giết. Tổ chức Đài Quan sát Bảo vệ Giới Đấu tranh cho Nhân quyền đã công bố một thông báo khẩn cấp về tình hình của ông Ou Virak, và kêu gọi Sam Rainsy chính thức lên án các lời đe dọa đó, điều chưa thấy lãnh đạo đối lập Cam Bốt thực hiện.
Đối với ông Ou Virak, đảng Cứu nguy Dân tộc đã tập trung vào việc bài xích người Việt Nam để đánh lạc hướng dư luận trước các vấn đề cấp bách hơn mà tất cả người dân Campuchia cần phải đối mặt, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng yếu kém, nạn phá rừng ồ ạt, tình trạng vi phạm nhân quyền tràn lan của chính phủ Hun Sen.

Khi được Al Jazeera hỏi là vì sao ông lại không lên án những lời đe dọa nhắm vào ông Ou Virak, lãnh đạo đối lập Sam Rainsy nói tránh đi rằng ông lên án mọi hình thức bạo lực. Ông Rainsy cũng nói thêm rằng những lời chỉ trích của đặc sứ Liên Hiệp Quốc Subedi đã dựa trên một « sự hiểu lầm và hiểu sai » về ngôn ngữ và văn hóa Cam Bốt.
Trả lời đài truyền hình Ả Rập, ông Sam Rainsy khẳng định rằng dân Cam Bốt nói chung, và đảng Cứu nguy Dân tộc của ông nói riêng « không xem bất cứ nước nào, bất kỳ dân tộc nào là thù địch… nhưng các chính sách hiện hành của chính phủ hiện thời ở Việt Nam đối với Cam Bốt không thân thiện và không xây dựng lắm ». Ông đã nêu lại những cáo buộc về việc Việt Nam lấn đất dọc theo biên giới, và việc các công ty Việt Nam được nhượng quyền khai thác rừng ở Cam Bốt.
Đối với Al Jazeera tuy nhiên, ngay cả khi lãnh đạo đối lập Cam Bốt lên án bạo lực, ông ta có thể là không hoàn toàn kiểm soát được tâm lý chống Việt Nam mà chính ông đã kích động trên đường phố. Trong các cuộc biểu tình, tiếng hô « bọn youn súc sinh » và « bọn youn chó má » rất thường được nghe thấy nhắm vào cảnh sát và lực lượng an ninh.

Quán cà phê của người Việt là ổ gián điệp
Phuong Sopheak, 27 tuổi, là một ủng hộ viên đối lập nhiệt tình, đã gia nhập đảng Cứu nguy Dân tộc vào tháng 06/2013, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ, bao gồm cả cuộc biểu tình trên phố Veng Sreng. Trả lời đài Al Jazeera, một mặt xác nhận rất thích đề nghị của đảng Cứu nguy Dân tộc muốn giúp Cam Bốt phát triển nhanh hơn, nhưng một mặt khác thanh niên này cho biết rất tâm đắc với lập trường chống người Việt nhập cư của đảng.
Thanh niên này đoán chắc rằng nhiều quan chức chính phủ hàng đầu là người Việt giả mạo thành người Cam Bốt : « Họ gửi người của họ sang Cam Bốt và cài Hun Sen lên làm lãnh đạo… để có được lãnh thổ Cam Bốt ».
Đối với đảng viên đảng Cứu nguy Dân tộc này, các tiểu thương như trường hợp ông Sok Min thực sự là gián điệp : « Một số chủ tiệm cà phê là gián điệp được cử qua để có được thông tin từ Cam Bốt. Tất nhiên họ có thể khẳng định rằng Cam Bốt là một nơi tốt cho kinh doanh và sinh hoạt, nhưng tôi đã nhìn thấy chứng minh thư của họ và họ là công an Việt Nam ».

Theo Al Jazeera, Thủ tướng Hun Sen vẫn duy trì một mối quan hệ thân thiết với Việt Nam, một kẻ thù lịch sử của Cam Bốt, qua đó cung cấp một mục tiêu tấn công dễ dàng cho đảng Cứu nguy Dân tộc. Trong một chuyến thăm Việt Nam gần đây, ông có bài phát biểu bằng tiếng Việt trôi chảy về tình hữu nghị giữa hai nước. Một clip video về sự kiện này được lưu truyền trên YouTube và nhanh chóng thu hút được hàng trăm ý kiến ​​tức giận.
Ngoài ra, chính quyền Phnom Penh cũng có phần lỏng lẻo trong việc thực thi luật nhập cư trong trường hợp các di dân kinh tế Việt Nam như ông Sok Min, nhiều người trong số này đổi lại đã thể hiện sự trung thành với đảng Nhân dân Cam Bốt.

Họ đã mất tất cả
Cheam Yeap, một dân biểu cấp cao trong đảng cầm quyền đã bảo vệ các chính sách của chính phủ đối với Việt Nam, cho đấy chỉ là một vấn đề hợp tác khéo léo với một người hàng xóm hùng mạnh. Theo nhân vật này, việc đảng Cứu nguy Dân tộc nêu bật Việt Nam như một kẻ thù và kỳ thị một quốc gia láng giềng là một trò « rất nguy hiểm, và tác hại mạnh mẽ đến lợi ích quốc gia của Cam Bốt » vì có tác dụng xua đuổi du khách và các nhà đầu tư Việt Nam.
Đối với chuyên gia David Chandler, giáo sư danh dự tại Đại học Úc Monash, từng nghiên cứu về Cam Bốt trong hàng chục năm, đã gọi các lời cáo buộc chống Việt Nam của ông Sam Rainsy là những « mưu mẹo ». Chuyên gia này giải thích : « [Sam Rainsy] ít khi dẫn chứng cho các lời cáo buộc của ông ta. Điều chắc chắn là doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang gây hại ở Cam Bốt, nhưng cũng tương tự như những người Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc ». Giáo sư Chandler không chắc rằng những người buôn bán nhỏ và người nhập cư kinh tế khác đến từ Việt Nam đã làm tổn hại đến lợi ích của Cam Bốt.
Phóng sự của đài truyền hình Ả Rập kết thúc bằng câu chuyện một phụ nữ Cam Bốt, bà Ben Daravy, phải bận rộn suốt tuần này để quét dọn cửa hàng tại phố Veng Sreng mà bà đang muốn cho người khác thuê. Người thuê trước đó, một phụ nữ độc thân người Việt, đã bỏ chạy về Việt Nam sau hôm mồng 03/01/2014 sau khi quán cà phê của bà bị một đám đông phá cửa xông vào, cướp đi tất cả đồ đạc cũng như dụng cụ làm bếp. Những kẻ này còn đe dọa sẽ đốt cháy căn nhà, khiến cho người phụ nữ đó cùng đứa con gái phải trốn đi bằng cửa sau và không bao giờ quay trở lại.
Bà Daravy không nén nỗi tức giận : « Họ mang xăng đến đòi đốt nhà, và họ đã có thể làm thật nếu không có một người hàng xóm ngăn cản, nói với họ rằng chủ thực sự của cửa hàng này là người Khmer chứ không phải là người Việt ».
Người phụ nữ Cam Bốt này đã tỏ ý rất thông cảm với người thuê cũ của mình : « Người Việt thuê nhà ấy đã mất tất cả mọi thứ, tôi cũng mất rất nhiều nên không thể giúp bà ấy điều gì cả »
Copy từ: RFI



...................

Các công ty con 100% vốn của Agribank mỗi năm "đốt" vài nghìn tỉ

(Dân trí) - Kiểm toán Nhà nước cho biết, các công ty con 100% vốn Agribank năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt là hai công ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;
 >> Agribank để lộ hàng loạt sai phạm về tín dụng
 >> Hàng loạt vi phạm tại Agribank sắp bị Thanh tra Chính phủ công khai
 >> Bắt nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Agribank
 >> Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank

Nhiều công ty con 100% vốn của Agribank lỗ lớn, mất hết vốn

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) công bố ngày 27/1, hoạt động đầu tư tài chính của Agribank có nhiều vi phạm, không hiệu quả, trong đó có trường hợp vi phạm nghiêm trọng, mất vốn rất lớn hoặc nguy cơ thiệt hại lớn. 

TTCP cho biết, các công ty con 100% vốn của Agribank thua lỗ lớn: năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt là hai công ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;

Agribank còn có các khoản đầu tư “hớ” nặng như việc đầu tư 144 tỷ đồng vào cổ phiếu CMC, thị giá 72 tỷ đồng, thế nhưng đến thời điểm 31/12/2011 giá chỉ còn trên 20 tỷ đồng.

Hay như việc đầu tư kinh doanh cổ phiếu tại Agribank chi nhánh TPHCM trong 4 năm từ 2008-2011 lỗ 46,3 tỷ đồng; đầu tư 5 triệu cổ phiếu HALAND trị giá 275 tỷ đồng chưa tuân thủ quy định, tại thời điểm 31/12/2011, trị giá cổ phiếu giảm 84 tỷ đồng so với ban đầu.

Hoạt động của Công ty Chứng khoán Agiseco cũng gây thua lỗ lớn, chưa tuân thủ quy định về quản trị, các quy trình kinh doanh.

Từ những vi phạm nêu trên, cùng với tình trạng suy giảm nhanh chóng của thị trường chứng khoán, tại thời điểm 31/12/2011, giá trị cổ phiếu nhận rerepo và exrepo (đối với cổ phiếu xác định được thị giá) thấp hơn giá trị Agriseco cho khách hàng vay 127,3 tỷ đồng.

Nội dung hợp đồng rerepo và exrepo chưa ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm thanh toán và các tài sản sản đảm bảo thanh toán của khách hàng nên đã dẫn đến nhiều thua lỗ với số lượng lớn.

Hoạt động tự doanh của Agriseco cũng không hiệu quả, nguy cơ thua lỗ với số lượng lớn là rất cao. Như tại thời điểm cuối năm 2011, Agriseco đang đầu tư 287 mã cổ phiếu với tổng giá trị ban đầu trên 576,3 tỷ đồng song giá trị theo thị giá đã sụt xuống còn 294,1 tỷ đồng (chênh lệch 282,1 tỷ đồng).

Quản lý lỏng lẻo 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng hàng năm

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ ra những khuyết điểm, vi phạm của Agibank trong việc xác định quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa tại 2 doanh nghiệp trực thuộc.

Trong đó có việc CTCP Giám định thẩm định Sài Gòn vi phạm một số quy định trong xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa có thể dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng của Agribank cũng có khuyết điểm, vi phạm ở nhiều khâu trong các giai đoạn của quá trình đầu tư với tổng số tiền sai phạm là 8,1 tỷ đồng. 

TTCP nêu rõ rằng, Agribank không tuân thủ các quy định mua nhà, đất, tài sản trên đất làm trụ sở làm việc: không lập dự án đầu tư hoặc không thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định về đàu tư, dự án đầu tư không được phê duyệt; thiếu các thủ tục, điều kiện ký hợp đồng chuyển nhượng, không có ủy quyền củ chủ đầu tư theo các quy định về kinh doanh bất động sản.

Qua thanh tra nhận thấy, vốn đầu tư xây dựng (chưa kể mua sắm thiết bị và công nghệ) hàng năm tại Agribank là rất lớn (khoảng trên 1.500 tỷ đồng) nhưng lại chưa có sự quan tâm tương xứng, chưa được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ lãng phí, thất thoát, tham nhũng lớn có thể xảy ra.

Theo TTCP, đây là vấn đề cần sớm có giải pháp đối với các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và Agribank nói riêng.

Trong kết luận của TTCP cũng chỉ ra tình trạng buông lỏng quản lý để xảy ra vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Đáng chú ý là khi phát hiện vụ việc đã xử lý chưa đúng quy định pháp luật.

Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, giả mạo, tham ô tài sản với giá trị lớn của Nguyễn Ngọc Ánh đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn 33 tỷ đồng là rất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, Agribank lại xử lý thu hồi tiền chưa đủ và không chuyển cho cơ quan điều tra để truy tố trước pháp luật.

Bích Diệp


Copy từ: Dân Trí


..............

Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR

 .
Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2014-01-27


Dang-Xuong-Hung-305.jpg
Ông Đặng Xương Hùng
Hình do ông Hùng gửi RFA


Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.
Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?
Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.
Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp.
- Ông Đặng Xương Hùng
Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó.
Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta.
Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?
Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế.
Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động.
Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam.
Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi?
Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam.
Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì?
Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.
Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam.
- Ông Đặng Xương Hùng
Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của mình là không thể được.
Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào?
Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp.
Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia.
Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng.
Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem.

Copy từ: RFA


.....................

Lúa vẫn mua, gạo vẫn xuất, mà nông dân bỏ ruộng!

(TBKTSG) - Mỗi năm, lúa vẫn được mua và gạo vẫn được xuất khẩu đều đặn, vậy mà nông dân sản xuất lúa không có lời, đến nỗi phải tính bỏ ruộng để ra thành phố làm công nhân! Nghịch lý này bao giờ mới hết?
Trực tiếp làm ra hạt lúa, nhưng nông dân vẫn chưa thể sống bằng sản phẩm chính mình làm ra. Ảnh Lê Hoàng Vũ
Để làm ra được hạt lúa đâu phải dễ!
Là người trong cuộc, tôi nhớ năm 2006, Thủ tướng phải tổ chức hội nghị phát động chiến dịch phòng trừ rầy nâu cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vì vừa sau Tết, rầy nâu đã phát triển thành dịch trên lúa đông xuân. Có bao nhiêu thuốc trừ sâu cũng được lệnh phải tung ra hết để bảo vệ lúa và ông chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm nếu để rầy nâu tiếp tục lây lan trên đồng ruộng của tỉnh mình. Một thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phân công trực chiến và “Ban chỉ đạo chống rầy” phải họp giao ban hàng tuần.
Với nhận định rầy nâu di cư theo gió nên gần 300 bẫy đèn đã được bố trí khắp nơi trong vùng để theo dõi mật độ tại chỗ hàng đêm và báo cáo kết quả từng ngày về Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam để tổng hợp và thông báo cho các tỉnh chỉ đạo hàng tuần. Biết được đặc điểm gây hại của rầy nâu nên kỹ thuật “3 giảm - 3 tăng” được chỉ đạo triệt để trên cơ sở phòng trừ tổng hợp (IPM) là sạ thưa, bón ít phân đạm đầu vụ để khỏi phải phun thuốc trừ sâu sớm, nhờ đó thiên địch của rầy nâu phát triển trong ruộng lúa, tạo cân bằng sinh thái để khống chế sự phát triển của rầy nâu.
Sau gần ba năm, nhờ sự chỉ đạo đồng bộ và chặt chẽ này, nên dịch rầy nâu truyền bệnh vàng lùn đã bị đẩy lùi. Từ chỗ phải ra lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2008, sản xuất lúa của ĐBSCL được thế mới bung lên thành ba vụ trong năm, ban đầu do nông dân tự nguyện rồi sau đó được Nhà nước hỗ trợ và có chủ trương (như năm 2013!). Lý do là lúa xuất khẩu có giá vì các nước khác trong vùng chưa khống chế được rầy nâu. Điển hình là Thái Lan đã cử đoàn qua tham quan học hỏi kinh nghiệm để trị rầy nâu thay vì phải dựa vào thuốc hóa học (cũng giống như Indonesia). Tạp chí Science ngày 16-8-2013 đã giới thiệu thành quả này của Việt Nam và được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đề nghị các nước khác trong vùng nên làm theo.
Nông dân thì hầu hết là nghèo, phải vay nợ để sản xuất nên khó có khả năng tồn trữ để chờ giá, nên phải nhờ cò đi rước thương lái đến mua ngay tại ruộng, gần như may nhờ rủi chịu với bất cứ giá nào để có tiền trả nợ vật tư, cũng được chủ nợ đến thu ngay tại ruộng!
Vậy mà trúng mùa lại rớt giá!
Thật ra đâu có rớt, vì lúa vẫn được mua và gạo được xuất khẩu đều đặn: năm ngoái trên 7,2 triệu tấn và năm nay cũng sẽ hơn 7 triệu với giá trên dưới 400 đô la Mỹ/tấn kia mà? Mặc dù có thêm sự cạnh tranh của một số nước như Ấn Độ và có khả năng là Myanmar (chớ Campuchia thì khó), nhưng ĐBSCL vẫn là vựa lúa của cả khu vực, còn chi viện cho các nước châu Phi nữa. Như vậy, lẽ nào nông dân sản xuất lúa không có lời, đến nỗi phải tính bỏ ruộng để ra thành phố làm công nhân?! Nghịch lý đó có chăng là ở mấy chuyện như thế này:
- Hầu hết lúa sản xuất ra ở vùng ĐBSCL là lúa hàng hóa nhằm cho xuất khẩu là chính và đều do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) định đoạt là chủ yếu. Với nhiệm vụ và quyền hạn quá ôm đồm như hiện nay, VFA làm sao có đủ khả năng để vừa đá bóng vừa thổi còi cho được, nên thực tế là họ gần như giao khoán cho thương lái đến mua gom tại ruộng. Với chính sách và cách làm đó, nông dân thường hay bị ép giá là chuyện hiển nhiên không tránh khỏi.
- Nông dân thì hầu hết là nghèo, phải vay nợ để sản xuất nên khó có khả năng tồn trữ để chờ giá, nên phải nhờ cò đi rước thương lái đến mua ngay tại ruộng, gần như may nhờ rủi chịu với bất cứ giá nào để có tiền trả nợ vật tư, cũng được chủ nợ đến thu ngay tại ruộng! Mà có nông dân nào muốn phơi sấy và tồn trữ để chờ giá cũng không có phương tiện, hoặc có thể hợp tác hay nhờ vả nơi nào.
- Trình độ sản xuất của hầu hết nông dân đều còn quá kém nên làm theo cá thể là chính. Cứ xong vụ này thì chuẩn bị sạ vụ lúa kế tiếp chớ không biết làm gì hơn. Báo đài và cán bộ khuyến nông các cấp có hướng dẫn hoặc chỉ đạo nhưng đa số đều khó lọt tai vì kiến thức đó còn mơ hồ quá đối với họ. Nên cứ thấy lúa lên xanh là mua phân đem rải rồi sau đó mang bình ra xịt ngừa thuốc trừ sâu cho chắc... bụng! Cán bộ khuyến nông tại địa phương thì ít mà đại lý thuốc thì nhiều với đủ thứ tờ rơi, tờ bướm chỉ cách sử dụng thuốc, lại còn được mua chịu để khi bán lúa xong sẽ trả. Do đó, chi phí sản xuất lên cao, đến ngày thấy lúa chín vàng đồng tưởng đâu ngon lành, nhưng khi bán được lúa, tính lại may ra chỉ còn đủ lấy công làm lời!
Nỗi buồn này cứ mãi đeo đẳng đời sống của nông dân, còn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đâu không thấy, chỉ thấy sản xuất nông nghiệp đã thật sự chống đỡ và cứu vãn sự đình đốn của nền kinh tế trong mấy năm qua.
Cần sớm có hướng khắc phục
Để hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển sản xuất theo yêu cầu, vừa bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước, vừa sản xuất lúa hàng hóa ưu tiên cho xuất khẩu với chất lượng cao và giá cả khích lệ, trước tiên Nhà nước cần có sự quan tâm cần thiết và hợp lý cho khu vực ĐBSCL.
- Kế đến, nên hướng dẫn nông dân tự nguyện vào sản xuất tập thể để hỗ trợ lẫn nhau về diện tích đất, vốn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thu hoạch rồi xử lý và tồn trữ lúa để có giá bán tối ưu. Hình thức “cánh đồng mẫu lớn”, “hợp tác bốn nhà” hay “hợp tác xã kiểu mới” là các bước đi có triển vọng đang được triển khai từng bước để dần hoàn thiện hiện nay. Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức nông dân sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn để làm nguồn nguyên liệu xuất khẩu, vừa kêu gọi nông dân vào cổ đông của công ty là một mô hình đáng trân trọng.
- Bên cạnh đó, công tác khuyến nông phải được tổ chức và thực hiện theo hướng chuyển nhanh hiện trạng sản xuất cá thể lạc hậu sang sản xuất tập thể theo kiểu tự nguyện, cập nhật và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng quy trình sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, giảm giá thành và tăng phẩm chất để có lợi nhuận thích đáng nhằm khuyến khích nông dân tự cải tiến, sáng tạo và nhạy bén sẵn có.
- Cuối cùng, VFA chỉ nên lo về đảm bảo an ninh lương thực và chính sách điều tiết hoạt động xuất khẩu lúa gạo, để công tác xuất khẩu cho các doanh nghiệp chức năng thực hiện dựa vào năng lực chớ không phân biệt thành phần. Chính sách hiện nay cho thấy có nhiều đơn vị có nguồn nguyên liệu nhưng không xuất khẩu được hoặc bị hạn chế do vướng chính sách xin cho đang trá hình để tồn tại.
Nguyễn Văn Huỳnh

Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 


........................

“Choáng” với kết luận thanh tra tại Agribank

“Choáng” với kết luận thanh tra tại Agribank

Số tiền vi phạm và kinh doanh thua lỗ lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng khắc phục chưa được bao nhiêu. Đến nay Agribank đã xử lý kỷ luật 158 cán bộ trong đó có 16 giám đốc bị miễn nhiệm.
Ngày 27/1, Thanh tra Chính đã có thông báo Kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Theo đó, nội dung thanh tra là việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản.

Thông báo nêu rõ, Agribank trong giai đoạn 2009 – 2012 có nhiều ưu điểm như: Hệ thống mạng lưới được trải rộng, tăng trưởng tín dụng năm sau cao hơn năm trước; là ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lớn nhất trong hệ thống; lợi nhuận tăng trưởng, nộp ngân sách đầy đủ…
Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động của Agribank thời gian qua còn để xảy ra nhiều khuyết điểm trong nhiều lĩnh vực, như hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa, đầu tư xây dựng và buông lỏng quản lý.

Về hoạt động tín dụng:
Agribank đã để xảy ra nhiều khuyết điểm trong hoạt động cho vay và huy động vốn, bảo lãnh và xử lý rủi ro.
Thanh tra Chính phủ xác định, từ năm 2009 đến hết năm 2011, Agribank đã chi tiền môi giới huy động vốn cho đối tượng không phải là các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động môi giới; chi môi giới huy động vốn với lãi suất vượt mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước (14%/năm), trong đó chi môi giới làm cho lãi suất vượt 14%/năm hơn 283 tỷ đồng.
Vi phạm quy định về thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng với 189 khách hàng với tổng dư nợ 13.816 tỷ đồng, nợ xấu là 1.046 tỷ đồng.
Vi phạm quy định về huy động và cho vay vàng với số lượng lớn, kéo dài, kể cả khi có quy định cấm của NHNN. Không đánh giá những yếu tố rủi ro và phương án phòng ngừa rủi ro với giá vàng và giá bất động sản.
Vi phạm quy định của NHNN về tỷ lệ cấp tín dụng vượt 20% vốn tự có của Agribank đối với các công ty con mà ngân hàng này nắm quyền kiểm soát, kể cả khi NHNN chỉ đạo bằng văn bản vẫn tiếp tục cho vay với số lượng lớn lên tới 2.001 tỷ đồng và 148.464 chỉ vàng.
Cấp tín dụng 4.000 tỷ đồng cho Agriseco, là công ty chứng khoán do Agribank kiểm soát thông qua việc ứng vốn và đầu tư trái phiếu của chính công ty này.
Phát hành thư bảo lãnh thanh toán cho ALC II vay vốn của BHXH Việt Nam không đúng quy định dẫn đến phải trả thay gần 209 tỷ đồng.
Cho ALCI, ALCII vay tiền mua các khoản nợ phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính, cho vay mua tài sản đầu tư, cho thuê tài chính…Đến 31/12/2012 dư nợ cho vay mua tài sản đầu tư, tài sản cho thuê tài chính là 1.072 tỷ đồng trong đó nợ xấu 35,5 tỷ; dư nợ mua các khoản phải thu của ALC II là 187,8 tỷ đồng.
Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, từ ngày 1/1/2011 không có nghiệp vụ gửi tiền và nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng, nhưng năm 2011, Agribank vẫn thực hiện gửi tiền và nhận tiền gửi có kỳ hạn với các tổ chức tín dụng khác với tổng doanh số lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng, trong đó có nhiều giao dịch gửi tiền và nhận tiền gửi đối ứng cùng giá trị, cùng kỳ hạn. Cụ thể có 423.943 tỷ đồng tiền gửi, 14 tỷ USD, 829 triệu Euro vào các TCTD khác;Nhận tiền gửi 52.384 tỷ đồng, 357 triệu USD và 16 triệu Euro. Các giao dịch này thực chất là lách quy định về tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng, làm tăng "giả tạo" tổng tài sản trên báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch.
Mặt khác, Agribank còn thực hiện giao dịch gửi tiền, cho vay đối với các TCTD khác thời hạn 3-5 năm trong khi nguồn vốn cho vay không được xác định thời hạn, làm giảm chức năng dự trữ thanh khoản của nguồn vốn. Cuối 2009, Agribank đã phải vay NHNN 5.000 tỷ đồng để xử lý mất cân đối thanh khoản.
Việc phân loại nợ có nhiều vi phạm dẫn đến chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng, nhất là tình trạng nợ xấu. Thanh tra đã rà soát lại việc phân loại nợ trên số liệu và báo cáo của Agribank và xác định tỷ lệ nợ xấu là 12,71%; nếu loại trừ các khoản nợ đã cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì nợ xấu là 12,21%; nếu loại trừ nợ xấu đã hạch toán ngoại bảng, cam kết ngoại bảng thì nợ xấu là 9,83%; kết quả kiểm tra trực tiếp 62 hồ sơ tín dụng với dư nợ hơn 15 nghìn tỷ đồng cũng cho thấy, khả năng nợ xấu của Agribank còn có thể cao hơn.
Về xử lý rủi ro, qua kiểm tra 23 hồ sơ xử lý rủi ro cho thấy hầu hết các hồ sơ đều có nguyên nhân chủ quan xuất phát từ Agribank.

Hoạt động đầu tư tài chính
Có nhiều vi phạm, không hiệu quả, trong đó có trường hợp vi phạm nghiêm trọng, mất vốn lớn hoặc nguy cơ thiệt hại lớn.
Năm 2009, các công ty con 100% vốn đầu tư của Agribank lỗ 1.782 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Hai công ty cho thuê tài chính ALC I và ALC II có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn và mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu. Trong công tác quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng vi phạm ở nhiều khâu với số tiền sai phạm lớn.
Việc đầu tư 144 tỷ đồng cổ phiếu CMC giá 72.000 đồng/cp đến cuối 2011 thị giá chỉ còn 20,3 tỷ đồng; Việc đầu tư 5 triệu cổ phiếu Haland trị giá 275 tỷ đồng chưa tuân thủ quy định và thị giá sau đó giảm còn 84,4 tỷ đồng; Agriseco đầu tư 287 mã cổ phiếu giá trị ban đầu 576 tỷ đồng giảm còn 294 tỷ đồng.

Về đất đai, cổ phần hóa, quản lý
Agribank còn xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa tại 2 DN trực thuộc còn khuyết điểm, vi phạm. Quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng còn khuyết điểm, vi phạm ở nhiều khâu giá trị hơn 8 tỷ đồng.
Do buông lỏng trong quản lý đã để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Trung tâm công nghệ thông tin. Trong vụ việc này, mặc dù xác định Nguyễn Ngọc Ánh lợi dụng chức vụ quyền hạn, giả mạo, tham ô tài sản chiếm đoạt của Nhà nước hơn 33 tỷ đồng, có dấu hiệu nghiêm trọng cấu thành tội phạm, nhưng Agribank xử lý thu hồi tiền chưa đủ và không chuyển cho cơ quan điều tra để truy tố trước pháp luật.

Về kết quả chấn chỉnh khắc phục
Thanh tra cho biết Agribank đã rà soát lại và cơ cấu lại bộ máy, mạng lưới. Đến nay đã xử lý kỷ luật 158 cán bộ, nhân viên trong đó miễn nhiệm 16 giám đốc. Mới thu hồi được 71 triệu đồng chi cho môi giới và khách hàng; Hoàn thành tất toán trạng thái vàng.
Về hoạt động tín dụng, với 155 khách hàng được thanh tra, Agribank đã giảm 686 tỷ đồng dư nợ gốc, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro 4.004 tỷ đồng…
Về đầu tư tài chính và ủy thác đầu tư, đã thu hồi 1.296 tỷ đồng và 5,7 tỷ đồng của khoản đầu tư hơn 2.000 tỷ trái phiếu Agriseco; 1.400 tỷ đồng tiền lãi và gốc phát sinh của hợp đồng môi giới với Agriseco.

Về giao dịch gửi tiền, đã tất toán xong hơn 50 triệu USD với LienVietPostBank.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Thống đốc NHNN kiểm điểm và tổ chức kiểm điểm trách nhiệm về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quyền chủ sở hữu đối với các vi phạm xảy ra tại Agribank, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm nói trên.
Kiến nghị giao các bộ, ngành liên quan xác định tiêu chí cơ bản làm cơ sở đánh giá hậu quả thiệt hại gây ra trong hoạt động tín dụng, tránh tùy tiện hoặc mâu thuẫn giữa các cơ quan chức năng, gây khó khăn, cản trở và không khách quan trong xử lý vi phạm hoạt động tín dụng hiện nay.
Đối với Agribank, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và từng cá nhân vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra, đồng thời có biện pháp thu hồi số tiền vi phạm. Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị chuyển 15 hồ sơ, vụ việc có dấu hiệu cấu thành tội phạm sang Bộ Công an điều tra, xử lý theo pháp luật.

Nguyễn Hằng
Theo Trí Thức Trẻ

 Copy từ: Cafef

.........................

Vùng phòng không 'nguy hiểm hơn' lưỡi bò



Tàu ngầm kilo của Việt Nam
Việt Nam đã mua tàu ngầm sau các căng thẳng trên Biển Đông
Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc' mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.
Trả lời báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng tướng Vịnh nhận định:
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.
"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"
Ông Vịnh thúc giục truyền thông Việt Nam "phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó."
Trong thời gian gần đây truyền thông Việt Nam cũng được tự do hơn khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Năm nay cũng sẽ đánh dấu 35 năm Cuộc chiến Biên giới 1979 vốn cũng kéo theo những xung đột trong suốt một thập niên sau đó dọc hơn 1000km đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thập niên 1979-1989 cũng còn chứng kiến trận hải chiến Gạc Ma trong đó hàng chục lính Việt Nam thiệt mạng khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

'Không nhân nhượng'

Trong phỏng vấn được trang tin Nhân Dân điện tử đăng tải hôm 27/1, ông Vịnh nói Việt Nam và Trung Quốc cần xây dựng "lòng tin chiến lược" như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra tại Shangri La.
"Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình," ông nói. Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác."
Vị Thứ trưởng  bình luận

"Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
"Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin.
"Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị. Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
"Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng."
Trong vài năm trở lại đây Việt Nam cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng và đã bỏ ra hàng tỷ đôla để mua tàu ngầm kilo và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sử dụng các tàu ngầm này.
Ông Nguyễn Chí Vịnh
Ông Vịnh nói sẽ 'không cho ai đặt căn cứ ở nước mình' 

Mặc dù vậy ông Vịnh dường như bác bỏ khả năng Việt Nam sẽ lại mở cảng Cam Ranh cho bất kỳ một bên nước ngoài nào.
"Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình," ông nói.
"Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác. Quốc tế ủng hộ chúng ta, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng ngăn chặn những mưu toan, ý định thiếu cân nhắc sử dụng vũ lực."
Cuối tuần qua ông Vịnh cũng trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân.
Trong  phỏng vấn ông cũng trả lời câu hỏi về cha ông, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, và thời gian bản thân ông phục vụ trong quân ngũ tại Campuchia.

Copy từ: BBC


......................

Vũ Thế Phan – 2014: Nhớ Mậu Thân 1968, Kẻ đồ tể & Nhân chứng sống




Vũ Thế Phan (Danlambao)“Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.” 

*

Lời người đăng: Tôi không là người Huế cũng chẳng quen biết anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhưng qua những tài liệu tôi sưu tầm được về họ trong vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, và sau khi đối chiếu, cân nhắc, cập nhật, tôi nghĩ có dịp là phải cho đăng đi đăng lại bài này, chỉ để “nói có sách, mách có chứng” cùng cư dân mạng rằng hai anh em nhà Hoàng Phủ là hai tay bất nhất, nói láo như vẹm. Dám làm mà không dám chịu: công thì đã lãnh hưởng u ê, tội thì vẫn loay hoay chối quanh! Người ta không thể cùng lúc có miếng bơ và tiền của miếng bơ / On ne peut pas avoir à la fois beurre et l’argent du beurre. Còn ai muốn tiếp tục dùng văn chương bao che cho họ, cứ thẳng thắn lên tiếng phản bác bài của tôi trên Dân Làm Báo hay Thông Luận. Nếu họ có oán tôi thì tôi xin chịu, nhưng họ nên oán Internet thì đúng hơn!

*

Hoàng Phủ Ngọc Phan: Tôi không hề giết ai 

[“Sau chiến dịch Mậu Thân báo chí ở Sài gòn thường nhắc đến anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường và Hoàng Phủ Ngọc Phan như là hai tên đồ tể khát máu, giết người không gớm tay ở Huế. Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra. Tánh anh Tường rất hiền, không ưa đụng đến vũ khí, dầu chỉ để lau chùi. Cơ quan cấp cho anh một khẩu súng ngắn K.59, anh không ngó ngàng gì tới đến nỗi súng han rỉ, rồi đem cho một người bạn nào đó mượn đi công tác. Người này làm mất súng khiến anh Tường bị phê bình – đúng ra đây là một khuyết điểm đáng phải bị xử kỷ luật nặng. Nhưng anh Tường không ý thức được điều đó. Anh cứ cãi khơi khơi là tại cơ quan giao súng cho anh chứ anh đâu có yêu cầu. Công tác của anh chỉ cần ngòi bút. Người như thế mà có thể giết ai được?”] (Hoàng Phủ Ngọc Phan).

Hoàng Phủ Ngọc Phan khẳng định: “Sự thực anh Tường không hề về Huế mà ở lại trên căn cứ để làm nhiệm vụ tiếp đón các vị khách từ nội thành ra”?

Ngày 24-08-2013, trên blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết bài “Hoàng Phủ Ngọc Tường”, trong đó có đoạn, nguyên văn:

[Gần gũi anh Tường tròn ba chục năm mình chưa nghe ai trong nước nói xấu về anh, chỉ một vài ông hải ngoại, chẳng rõ vì sao cứ đeo lấy anh nói dai như đỉa, kẻ bảo anh cơ hội, người nói anh ác nhân, thật chẳng ra làm sao. 

Tiện đây nói luôn, tết Mậu Thân (1968) anh Tường ở lại căn cứ trên rừng, không về Huế. Người ta thu băng lời kêu gọi của anh cho phát loa trên xe chạy khắp thành phố, nên nhiều người tưởng anh về Huế thôi. Chuyện này còn cả tấn người đang sống làm chứng, ít nhất có Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, ai không tin về Huế mà hỏi.] (1).


Thì đây, chúng ta hãy cùng nghe chính Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn hệ thống WGBH, ngày 29 tháng 2 năm 1982:
[“Tôi đã đi trên con đường hẻm vào ban đêm, và tôi tưởng rằng tôi đang dẫm trên đống bùn. Thế mà khi tôi bật cái đèn pile lên, máu khắp mọi nơi. Cả một khu vực bị bỏ bom bởi bom đạn Mỹ bắn phá. Và thế rồi, những ngày cuối cùng khi chúng tôi triệt thoái ra khỏi thành phố, kẻ thù của chúng tôi đã thâu lại và đem đi chôn.”] (từ phút 5:55)
Toàn văn bằng video:
hoặc: https://www.youtube.com/watch?v=ZcBmv23ZsJA

Lưu ý: Đầu thập niên 1980, bề ngoài Liên Xô và Đông Âu còn mạnh như triều dâng, chủ nghĩa xã hội toàn cầu còn mơ huyền trong ảo ảnh của cái gọi là Ba dòng thác cách mạng. Hoàng Phủ Ngọc Tường không cần che giấu, tự xác nhận sự hiện diện của mình trong Tết Mậu Thân 1968, coi đó như một thành tích…; nhưng rồi thật không may cho ông ta, qua thập niên 1990, thành trì Liên Xô, vệ tinh Đông Âu đua nhau sụp đổ… Máy vi tính và Internet bắt đầu phổ cập. Do đó, trong cuộc phỏng vấn của bà Thụy Khuê trên đài RFI ngày 12 tháng 7 năm 1997, ông ta lại leo lẻo 180°:

[“Người ta cho tôi là một tên đồ tể Mậu Thân ở Huế thì đó là một sự bịa đặt mang ý định vu khống hoàn toàn. Sự thực là tôi đã từ giã Huế lên rừng tham gia kháng chiến vào mùa hè năm 1966 và chỉ trở lại Huế sau ngày 26 tháng 3 năm 1975. Như thế nghĩa là trong thời điểm Mậu thân 1968, tôi không có mặt ở Huế. Điều quan trọng còn lại, tôi xin tỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và đã trở về; ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải chịu cho hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế vào năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc và nhìn từ quan điểm chiến tranh cách mạng”.]

Hoàng Phủ Ngọc Phan viết tiếp:

[“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người. Vì lẽ:
- Giết người không phải là chuyện nhỏ, không phải hễ có súng trong tay là có quyền giết người. Tôi không hề có quyền đó.
- Giết người không phải là chuyện dễ, không phải ai cũng có bản lĩnh đó. Mặc dầu trong chiến tranh, trên chiến trường và ngay bây giờ vẫn không thiếu gì những kẻ đáng tội chết nhưng nếu đưa cho tôi một kẻ đáng tội nào đó bảo tôi giết thì nói thật… không dám đâu.
Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác. Nếu chịu làm ác thì cứ nhảy vào các binh chủng rằn ri của Thiệu - Kỳ hay đầu quân dưới trướng của Liên Thành thì thiếu gì cơ hội?
Từ sau Tết Mậu Thân đến nay, đối phương không ngừng vu khống cho anh em tôi đã tàn sát đồng bào vô tội ở Huế. Tôi nguyên là sinh viên Y khoa nên họ còn trút luôn lên đầu tôi cái tội khi sư diệt tổ là giết các giáo sư người Đức ở Đại học Y khoa Huế. Lúc đầu thì có nhiều người tin nhưng hơn ba mươi năm nay, bà con bạn bè trong nước và cả những người ở nước ngoài có dịp đi về đều đã hiểu được sự thật. Tất cả chỉ là tin đồn do những người có ác ý gieo rắc, không cần chính xác và không ai phải chịu trách nhiệm. Nhưng Liên Thành, là người cầm đầu nhiều cơ quan công lực, rất có điều kiện để kiểm chứng các tin đồn. Vậy xin hỏi Liên Thành: ông nói tôi say sưa lấy máu tươi, giết đồng bào vô tội nhưng chính xác tôi đã giết những người nào? lúc nào? ở đâu?
Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối.
Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp – thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”]


***

- [“Còn tôi thì có theo chiến dịch về hoạt động ở Thành nội Huế nhưng tôi không hề giết ai cả, suốt gần 10 năm đi kháng chiến cũng không hề làm thiệt mạng một con thú trên rừng chứ đừng nói là con người… Chúng tôi theo cách mạng trước tiên là vì không thể sống chung với cái ác… (sic)! Nếu ai đó nói chính mắt họ thấy tôi giết người thì chắc chắn đó là kẻ ăn gian nói dối. Còn nếu Liên Thành hay bất kỳ ai đưa ra được bằng chứng không thể chối cãi rằng tôi đã giết người – như kiểu tên ác ôn Nguyễn Ngọc Loan giết anh Bảy Lốp - thì tôi xin tự vẫn ngay trước mặt họ để tạ tội với đồng bào và khỏi làm nhục lây đến bà con dòng họ.”] (HPNP).

“Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó,
Tôi biết nó, đồng bào xứ Huế này biết nó;
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao,
Nó là tên trùm đao phủ năm nào…” (2)

1. Nhân chứng sống thứ nhất: Bà Nguyễn Thị Thái Hoà: Hoàng Phủ Ngọc Phan là đao phủ giết người

[“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong Tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi đảng Việt Gian Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v...

Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8 đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.

Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu, phòng bệnh nội thương… thì giờ thực tập được chia làm ba ca: sáng, chiều và đêm …

Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.

Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.

Hai tuần trước Tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai, tôi và hai anh bạn vào ca đêm.

Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn Tết.

Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông bà nội từ trước ngày 30 Tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự do đi chơi, thăm viếng bạn bè…

Sau bữa cơm tối mồng một Tết, khoảng 8 giờ 30 anh Hải lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.

Tối mồng một Tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.

Nhưng qua nửa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi thốt giựt mình, băn khoăn nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…

Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết tứ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.

Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.

Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người, định thần ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?”

Tôi nói “từ phòng cấp cứu”.

Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà sơ dòng Áo Trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeanne d’Arc.

Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và mấy người nữa.

Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên ai ở thì cứ đâu ở đó.

Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.

Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với cha và mấy sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được. Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…

Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi!

Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có bộ đồ đồng phục dính đầy máu, tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng. Không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá sợ hải, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hãi từ cổng sau BV chạy vô.

Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi, thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẫy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gần. Văn hoảng hốt kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng sau BV. Hai đứa tôi run rẫy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ lùa người đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.

Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.

Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.

Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải hoảng hồn chạy trở ra.

Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với Hoàng Phủ Ngọc Phan. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.

Gặp Văn, Phan nạt nộ: tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương!

Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.

Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời Hoàng Phủ Ngọc Phan nói.

Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay. Văn mắc đi cầu, tìm chổ phóng uế nên chạy vô sau anh Hải. Mới tới cửa thì nghe tiến súng, tiếng hét của anh Hải, Văn quay đầu bỏ chạy. Chưa kịp rượt theo Văn thì bỗng ầm, một tiếng nổ đâu đó, trong sân trường đại học, khiến Hoàng Phủ Ngọc Phan và đồng bọn hoảng hốt leo lên xe Honda tháo chạy.

Văn thoát chết, chạy như điên, như khùng, chạy vô BV, và tình cờ gặp tôi trong đó.

Nghe anh Hải bị bắn trong sân đại học Văn khoa, tôi bỏ ý định về nhà, tôi muốn chạy qua Văn khoa tìm anh tôi, hy vọng anh chưa chết, tôi nghĩ sẽ tìm cách đưa anh vô BV cấp cứu. Tôi khóc nói với Văn, em tới chổ anh Hải. Văn can, Ti đừng đi, tụi nó có thể trở lại. Tôi mặc kệ Văn ngồi đó, vùa khóc vừa chạy. Một lát nghe tiếng chân Văn sau lưng, miệng thì nói, Ti ơi, vô BV trốn đi, Hải nó chết thiệt rồi, mà chân vẫn bước theo tôi. Tôi như người mất hồn, vừa đi, vừa chạy, vừa khóc. Trời ơi, thật là khủng khiếp, chỉ một đoạn đường từ cổng sau BV tới sân trường VK mà không biết bao nhiêu là xác người, áo quần vung vãi khắp nơi.

Chúng tôi chạy mới tới trường trung học Jeane d’Arc, thì gặp bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan lấp ló trước cổng trường với một nhóm bộ đội Bắc Việt. Người nào mặt mày đằng đằng sát khí. Gặp lại Phan, Văn run rẩy, Phan chưa kịp nói thì Văn đã lắp bắp phân trần, em qua BV kiếm con Ti chớ em không có trốn mô, và xin xỏ, anh cho em với con Ti đem xác thằng Hải về nhà rồi em trở lại đi…tải thương!

Phan không trả lời Văn, hắn nhìn tôi ác độc: mi về nhà kêu thằng Lộc, thằng Kính xuống đây mà đem thằng Hải về.

Tôi líu lưỡi, em không biết hai anh em ở mô mà kêu. Trước đây tôi không hề biết mặt Hoàng Phủ Ngọc Phan, mà cũng chưa hề nghe nói tới tên người này vì trước năm 68 tôi còn là học sinh trung học. Có thể các người anh của tôi thì biết, vì họ là những lớp sinh viên đàn anh, đã từng qua những khó khăn đối đầu với đám sinh viên theo phe “tranh đấu, lên đường xuống đường” của những năm trước.

Hoàng Phủ Ngọc Phan to nhỏ gì với những người đồng bọn rồi quay lại ra lệnh cho tôi với anh Văn đem xác anh Hải về nhà. Chưa biết nghĩ cách nào để đem xác anh Hải về thì Văn thấy một chiếc xích lô của ai bị bể bánh xe sau, nằm chơ vơ cạnh vách tường trường Jeanne d’Arc.

Văn gọi tôi theo anh. Chúng tôi đẩy chiếc xích lô sứt cọng gẫy càng về phía Văn khoa. Có chừng 10 xác người trong đó. Tôi không dám nhìn lâu. Chúng tôi hè hụi khiêng Hải bỏ lên xích lô. Xác anh đã cứng. Đùm ruột lòi ra ngoài trông rất khủng khiếp. Hai mắt vẫn còn mở trừng. Miệng vẫn còn há ra.

Hoàng Phủ Ngọc Phan vừa đánh anh Văn bằng báng súng vừa chửi: Chuyến ni mi trốn nữa, mi gặp lại tau là mi chết!

Văn run rẫy lắp bắp: dạ lạy anh, em không dám nữa mô. Rồi chúng tôi hè hụi đẩy chiếc xích lô mang xác người anh xấu số của tôi nhắm hướng cầu Kho Rèn đi lên. Nhà tôi ở trên đường Hàm Nghi. Qua khỏi cầu một chút. Suốt quảng đường từ đó về đến nhà, có rất nhiều đám lính bộ đội Bắc Việt đứng tụm năm, tụm ba. Chúng tôi không bị bắt giữ lại vì có Hoàng Phủ Ngọc Phan chạy đi trước ra dấu cho họ để cho chúng tôi đi.

Khúc đường ngang trường Thiên Hựu cũng có rất nhiều xác người nằm rải rác. Nhiều vũng máu cũng như xác người bị ruồi bu đen. Đã mấy ngày không có gì trong bụng, tôi vừa đi vừa ói khan. Văn cũng vậy. Chúng tôi rán sức đẩy chíếc xích lô, trong lúc Hoàng Phủ Ngọc Phan cùng hai người đàn bà nữa cứ chạy xe đảo tới, đảo lui hối chúng tôi mau lên. Tôi nghe chúng nó hỏi nhau, bên Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ còn ai nữa không? Có mấy chiếc xe Honda chở gạo, bánh tét, đã tịch thu của nhà ai đó chạy thẳng vô trường Thiên Hựu.

Lúc đó bỗng dưng có mấy chiếc trực thăng xuất hiện trên trời nhả đạn xuống,Văn nói như reo bên tai tôi, Ti ơi, máy bay của mình. Mừng chưa kịp no, thì trời ơi, từ những cửa sổ trên lầu của trường Thiên Hựu những họng súng lớn nhỏ nhả đạn, nhắm hai chiếc trực thăng mà bắn, lúc đó chúng tôi mới biết là VC đang ở trong trường Thiên Hựu quá nhiều.

Hoảng hồn tôi, Văn chạy lại ngồi sụp xuống bên tường rào của trường tránh đạn.

Phan và đồng bọn biến đâu mất. Tụi nó như ma, khi ẩn, khi hiện. Nhưng chỉ được một lát, hai chiếc trực thang bay đâu mất. Chúng tôi thất vọng, khi thấy Phan với đồng bọn xuất hiện hối chúng tôi đi.

Lên tới cầu Kho Rèn, thấy một đám người, đàn ông, đàn bà, con nít bị bắt trói chung với nhau ngồi trên đầu cầu. Họ ngồi gục đầu xuống hai đầu gối. Tiếng con nít khóc, tiếng mấy bà mẹ dỗ con: nín đi con ơi.

Đi ngang qua họ mà chúng tôi không dám nhìn. Có tiếng người trong đám gọi tôi Ti ơi, quay lại tôi nhận ra chị giúp việc của mẹ tôi và vợ của một chú cùng đơn vị với ba tôi ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Tôi đoán họ là những người từ trên Phủ Cam, chung quanh cầu Kho Rèn, Hàm Nghi và những con đường chung quanh đó chạy xuống tìm đường trốn lên Phú Lương thì bị bắt giữ.

Tôi định dừng lại hỏi thăm thì Hoàng Phủ Ngọc Phan trờ xe tới nạt nộ: “đi mau, ngó chi!”

Trên đoạn đường từ Văn Khoa ngang qua trường Thiên Hựu, cầu Kho Rèn, lên tới nhà nội chúng tôi thấy nhiều người bị trói dính chùm vào với nhau đi trước mấy người mặc đồ đen đi dép râu, mang súng.

Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ dội Bắc Việt khắp nơi.

Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…

Hai chúng tôi cứ nghiến răng, cúi mặt, lầm lủi đẩy chiếc xích lô mang xác Hải đi tới.

Khi gần tới nhà tôi ở số 24 đường Hàm Nghi thì Hoàng Phủ Ngọc Phan và con hồ ly Trinh rà xe lại gần bảo tôi: không được đẩy vô nhà mi. Đẩy lên trên tê!

Đẩy lên trên tê, tôi hiểu đây là đẩy lên nhà ông bà nội tôi. Cũng trên đường Hàm Nghi nhưng nhà nội tôi ở trên dốc, hướng đi lên Phủ Cam. Nhà ba mạ tôi thì ở gần cầu Kho Rèn.

Tôi cũng không hề biết mặt Nguyễn Thị Đoan Trinh trước đó. Trong hoàn cảnh này tôi mới biết mặt y thị là nhờ anh Văn nói. Tội nghiệp anh Văn, cứ tưởng khi Hoàng Phủ Ngọc Phan biểu cùng tôi đẩy xác anh Hải về là được tha chết. Anh Văn và tôi cũng không ngờ rằng đoạn đường từ Văn Khoa lên tới nhà nội trên đường Hàm Nghi là đoạn đường sau cùng chúng tôi đi chung với nhau trong cuộc đời này.

Lên tới nhà nội, chúng tôi đẩy Hải vô bên trong hàng rào chè tàu, bỏ Hải ngoài sân tôi với Văn chạy vào nhà, nhà vắng ngắt, đi từ trước ra sau bếp gọi ông ơi, mệ ơi.

Nghe tiếng ông nội yếu ớt từ trong buồng vọng ra, ai đó, đứa mô đó? Con đây, ông nội. Nghe tiếng tôi, ông tôi hấp tấp chạy ra, bước chân xiêu xiêu, ông tôi chạy lại ôm tôi, ông khóc, ông nói, lạy Chúa lạy Mẹ cháu tui con sống. Tôi không khóc được, tôi run rẫy trong tay ông nội. Ông tưởng tôi sợ nên an ủi, con còn sống mà về được đây là phúc lắm rồi, ở đây với ông nội, không can chi mô! Nghe nói mạ mi đưa ba thằng em mi chạy lên Phú Lương rồi, không biết đi tới mô rồi, có thoát được không? Lạy Chúa, lạy Mẹ phù hộ.

Tôi không nói vì quá mệt, kéo tay ông nội ra ngoài, thấy Văn ngồi bệt dưới nền nhà, ông hỏi, đứa mô giống thằng Văn rứa bây?

Văn oà khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuỵu xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà ra nông nỗi ni…

Chúng tôi đem Hải vào nhà, đặt anh trên divan. Ông nội lấy mền đắp lên xác Hải.

Hai người anh tôi đang trốn trên trần nhà đòi xuống nhìn mặt Hải. Ông nội không cho. Anh Lộc giở nắp trần nhà sát góc tường, thò đầu xuống vừa khóc vừa nói, Ti, đẩy cái ghế đẩu qua cho anh. Tôi nghe lời ra đằng sau bếp lấy cái ghế đẩu mang lên để ngay góc phòng cho anh Lộc nhảy xuống. Ông nội ngó lên, quơ quơ hai tay, giọng ông lạc đi, đừng xuống, ông nội lạy con, đừng xuống, ở trên đó đi mà… Anh Kính đang ở trên đó, cũng đang khóc. Lộc chưa kịp nhẩy xuống thì nghe tiếng nói, tiếng chân người ngoài sân. Anh vội vàng đóng miếng ván lại thì bọn Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng vừa vào đến.

Thấy Phan bước vô, mặt Văn biến sắc, anh lắp bắp nói với ông nội, anh Phan cho tụi con đem xác về đó ông ơi. Ông nội đứng im không nói. Hai mắt cú vọ của nó ngó ông nội hỏi: thằng Lộc, thằng Kính ở mô?

Ông nội nói tui không biết. Phan gằn giọng: ông thiệt không biết tụi hắn ở mô? Tụi hắn năm mô cũng về ăn Tết ở đây mà ông không biết răng được?

Ông nội nói, ba ngày tư ngày Tết, ăn xong thì tụi hắn đi chơi, đi thăm bà con họ hàng chứ chẳng lẻ ở nhà hoài răng? Chừ thì tui biết tụi hắn ở nhà mô mà chỉ!

Mắt Phan ngó láo liên khắp nơi, chợt thấy cái ghế đẩu ngay góc phòng, nó cười khan một tiếng.

Tôi đứng núp sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tau bắn con Ti!

Nó vừa nói, vừa xoáy mái tóc dài của tôi trong tay, nó đẩy tới, đẩy lui. Tôi đau điếng, tôi sợ, tôi run lẩy bẩy, nước mắt ứa ra nhưng không dám la thành tiếng. Ông nội tôi chấp tay lạy nó như tế sao: tui lạy anh tha cháu tui, con gái con lứa, hắn biết chi mô.

Thằng Phan càng la lớn: tau biết tụi mi trên đó, có xuống không thì nói, tau bắn con Ti.

Phan xô tôi té xuống, lấy chân đạp lên lưng. Chĩa mũi súng lên đầu tôi hô một, hai, ba…

Lập tức anh Lộc mở nắp trần nhà thò đầu xuống la to: đừng, đừng bắn em tau, tau xuống, để tau xuống…

Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run, ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì Hoàng PHủ Ngọc Phan đã nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dẫy dụa mấy cái rồi nằm im.

Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chĩa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván.

Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kề bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính.
Bắn ông tôi xong chúng kéo nhau đi bắt anh Văn theo. Còn lại một mình, tôi bò lại ôm lấy ông nội, tôi khóc không ra tiếng, tôi thở không ra hơi, hai bàn tay tôi ướt đẫm máu, máu của ông nội tôi, tôi bò sang anh Lộc, bò sang anh Kính, tôi lay, tôi gọi, tôi gào, không ai nghe tôi hết, anh tôi không trả lời tôi, hai con mắt, bốn con mắt, sáu con mắt đều mở trừng, ông nội tôi nằm im, máu trong ngực ông vẫn tuôn ra từng vòi. Tôi gục đầu xuống xác ông lịm đi. Không biết bao lâu thì tôi tỉnh lại, nhưng không ngồi dậy nổi. Cứ nằm ôm lấy xác ông nội. Tóc tôi bết đầy máu, toàn thân tôi, máu, phân và nước tiểu đẫm ướt. Tôi không còn sức để ngồi lên. Không biết tôi nằm bên cạnh xác ông tôi với ba người anh như vậy là bao lâu.

Khi tỉnh dậy thì thấy hai vợ chồng bác Hậu, vài người lối xóm nữa của với ông nội đang ở trong nhà.

Họ dọn dẹp, khiêng bộ ngựa trong nhà bếp ra trước phòng khách, đặt xác ông nội cùng với ba người anh tôi nằm chung với nhau. Hai bác gái đem tôi vào phòng tắm, phụ nhau tắm rửa cho tôi như một đứa con nít, bác Hậu lấy áo quần của bác mặc cho tôi. Tâm trí tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi không còn khóc được, không còn mở miệng nói được câu nào. Ngày cũng như đêm ngồi rũ rượi bên cạnh xác của ông tôi, các anh tôi. Tôi không còn sợ chết. Nhưng sao tụi nó không giết luôn tôi? Trời hỡi, trời ơi!

Nhìn thấy tôi tiều tụy, mỗi ngày bác Hậu gái khuấy cho tôi vài muỗng bột bích chi ép tôi uống.

Thiệt ra nhà nội cũng chẳng còn chi. Gạo cơm, bánh mứt thì bị tụi nó khiêng đi hết rồi. Bác Hậu còn giấu được ít gạo, ít than nấu cháo uống cầm hơi với nhau.

Ngày hôm sau thằng Phan trở lại. Bác Hậu xin phép được chôn ông tôi và mấy người anh sau vườn nhà nhưng nó không cho, nói cứ để đó.

Đã hơn bảy ngày, xác đã bắt đầu sình lên và nặng mùi. Mà Phan không trở lại.

Một buổi tối tụi bộ đội Bắc Việt đến lục lọi kiếm gạo. Bác Hậu xin chúng nó đào huyệt sau nhà để chôn ông nội và ba người anh tôi. Chúng nó bảo ừ thối quá rồi thì chôn đi, nhưng chỉ được đào một lỗ huyệt.

Vợ chồng bác Hậu khóc lóc năn nỉ: mấy anh ơi, người chết rồi biết chi, anh cho tụi tui đào 4 huyệt. Chúng không cho. Chúng nó phụ bác Hậu đào huyệt. Bảo đem cả bốn người bỏ xuống chung một lỗ. Lấp lẹ đi, thối quá. Bác Hậu với mấy người trong nhà không ai muốn làm, ngó nhau mà khóc…

Chiều tối hôm đó Văn trở lại với Phan và mấy thằng bộ đội. Chúng nó bắt Văn phụ với mấy thằng bộ đội khiêng từng người ra bỏ xuống huyệt. Hai vợ chồng bác Hậu theo ra vườn.

Tôi kiệt sức nằm vùi một chỗ nhưng tai tôi vẫn nghe rõ những lời đối thoại trong nhà. Tôi không đủ can đảm theo ra vườn chứng kiến cảnh vùi lấp những người thân yêu của tôi. Nằm trong buồng ông bà nội nhưng tôi nghe rõ từng tiếng cuổng xẻng đang đào đất. Tâm trí tôi quay cuồng, ruột gan tôi đòi đoạn. Trời ở đâu, đất ở đâu? Tôi gọi ông tôi, gọi anh Lộc, anh Kính, anh Hải, không ai nghe tôi hết…

Khi bốn cái xác người được bỏ xuống, miệng lỗ chưa được lấp, thì tôi nghe tiếng súng nổ, tiếng kêu gào của vợ chồng bác Hậu, nhưng không nghe tiếng của Văn. Tiếng bác Hậu kêu Văn ơi, Văn ơi giọng bác đòi đoạn, thì tôi biết chuyện gì đã xảy ra cho Văn. Toàn thân tôi lẩy bẩy, tôi cảm thấy khó thở, một lần nữa cứt và nước đái trong người tôi túa ra.

Tôi nghe tiếng mấy thằng bộ đội hò hét bảo lấp đất lại. Bác Hậu và những người hàng xóm của nội tôi đành phải làm theo.

Khi tụi bộ đội VC bỏ đi, bác Hậu chạy vào buồng vò đầu, bức tai, giọng tức tưởi: thằng Văn nằm chung với ba thằng anh mi rồi con ơi! Trời ơi, là trời ơi. Bác Hậu đấm ngực: không biết thằng Văn đã chết chưa mà hắn bắt tui lấp. Văn ơi là Văn ơi, con tha tội cho bác, trời ơi người mô mà ác như rứa…

Tôi lặng người, nghe bác Hậu khóc anh Văn.

Sau lần đó không đứa nào trong bọn chúng trở lại, kể cả tụi bộ đội.

Chắc nhà ông tôi chẳng còn người để mà giết, chẳng còn của cải chi để mà cướp nữa.

Hơn hai mươi ngày, tôi nằm liệt lào trong nhà nội. Bên ngoài súng đạn vẫn tư bề.

Hai vợ chồng bác Hậu không nỡ bỏ tôi lại một mình, trong lúc bác nghe ngóng và biết đa số dân Phủ Cam đã tìm đường chạy thoát được xuống Phú Lương. Bác năn nỉ tôi: rán ăn uống thêm một chút để có sức mà chạy, không lẽ con nằm đây chờ chết? Con không muốn tìm mạ con răng?

Hôm sau nữa tôi theo gia đình bác Hậu tìm đường chạy lên Phú Lương vì nghe nói lính Mỹ, lính mình đã thấy xuất hiện chung quanh đây rồi.

Đi xuống ngã cầu Kho Rèn thì cầu đã bị sập, bác theo đoàn người đi hướng khác, tôi đi theo như người mất hồn, họ đi đâu tôi theo đó, tôi không còn nhớ là mình đã đi qua được những nơi đâu. Có điều tôi lấy làm lạ, trên đường chạy giặc, mỗi khi đạn pháo bắn khắp nơi mà người ta cứ gồng gánh nhau mà đi, không ai chịu dừng lại kiếm chỗ tránh đạn, người ta nói với nhau: khi mô mà có mọc chê hay đạn pháo chi đó thì bọn VC chui vô nhà dân để trốn đạn, chúng nó không ra đường để chặn bắt dân lại, vì vậy người ta cứ chạy bất kể, dưới lằn mưa đạn người ta càng chạy đi đông hơn. Ôi những người dân tội nghiệp của xứ Huế thà chết dưới bom đạn còn hơn để bị lọt vô tay quân sát nhân ác độc.

Cuối cùng thì tôi cũng về đến được Phú Lương gặp mạ và ba đứa em trai của tôi. Quá đau khổ, Mạ tôi bị phát điên khi hay tin cái chết của ba người anh và ông nội.

Ít lâu sau ba tôi trở về sau một đợt hành quân nào đó của tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài. Thấy mạ tôi như vậy, biết không thể trở lại đường Hàm Nghi ông mướn nhà ở tạm tại Phú Lương.

***

Sau khi Huế được giải thoát. Ba tôi nhờ bà con lối xóm cải táng Văn, ba người anh, và ông nội tôi, tang lễ được cữ hành tại nhà thờ Phủ Cam do cha Nguyễn Phùng Tuệ chủ tế.

Gia đình anh Văn đồng ý cho anh Văn được nằm lại trong miếng vườn nhà ông nội tôi cùng với ba người anh của tôi.

Ba tôi được giải ngũ khoảng giữa năm 69. Mạ tôi vẫn trong cơn điên loạn không thuyên giảm. Ba tôi quyết định bỏ Huế đem hết gia đình vào Long Khánh sinh sống. Nhà nội giao lại nhờ hai bác Hậu coi chừng. Nhà ở 24 Hàm Nghi (gần dường rầy xe lửa) thì bán cho ai đó tôi không rõ.

Thưa ông Liên Thành,

Đó là những cái chết oan khiên của những người ruột thịt thân yêu mà tôi phải chứng kiến tận mắt với muôn ngàn đau đớn. Trong bà con thân tộc nội ngoại hai bên của tôi có rất nhiều người bị bắt đi ở nhà thờ Phủ Cam, một số bị bắt ở nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế. Số người bị chôn sống, mất tích lên tới 70 người. Tất cả đều là học sinh, sinh viên, thường dân, nông dân, buôn bán ở chợ An Cựu.

Sau Tết Mậu Thân, những người bà con còn lại của tôi quá đau khổ, sợ hãi, họ đã âm thầm bỏ Huế, tản mác khắp nơi, thay tên đổi họ mà sống…

Sau biến cố tháng 4 đen 75, gia đình tôi lại là những nạn nhân của lũ Việt Gian Cộng Sản ác độc, vô luân. Ba tôi và những đứa em trai còn lại cũng đã chết sau mười mấy năm bị đày đọa trong lao tù CS.

Đã 40 năm qua, những vết thương đó vẫn còn tươi rói trong tôi. Nỗi đau mỗi ngày một đầy. Đó là những cái chết oan khiên trong muôn ngàn cái oan khiên của người dân Huế.

Tôi là người con duy nhất trong gia đình còn sống sót sau Tết Mậu Thân cũng như sau những ngày mất nước. Nay viết lại những cái chết thương tâm của những người Thân Yêu trong gia đình tôi với tư cách là một nhân chứng và nạn nhân, để tố cáo Tội Ác của Việt Gian Cộng Sản, có như thế, oan hồn của ông nội và anh em tôi mới có thể siêu thoát.

Tôi sẵn sàng ra làm nhân chứng trước tòa án quốc tế, cũng như xuất hiện trước các phương tiện truyền thông khi cần thiết.

Xin trình tên tuổi ông nội tôi, và của ba người anh bị sát hại:

Tên ông nội:
- Nguyễn Tín, 70 tuổi.

Ba người anh:
- Nguyễn Xuân Kính, sinh viên Y khoa, sinh năm 1942.
- Nguyễn Xuân Lộc, sinh viên Luật, sinh năm 1946.
- Nguyễn Thanh Hải, sinh viên Văn Khoa, sinh năm 1949.
Và Lê Tuấn Văn, sinh viên Văn Khoa, bạn của anh Hải tôi.”]


***

2-. Nhân chứng sống thứ nhì: Audio ông Phan Văn Tuấn, bị Việt cộng dùng vũ lực ép phải đi đào hố chôn sống đồng bào tại Huế trong Tết Mậu thân 1968, trả lời phỏng vấn (Nam Dao). 

Hoặc có thể tải xuống hay nghe tại đây, gồm 2 phần:


3.Nhân chứng sống thứ ba: Video bà Nguyễn Thị Công Minh nạn nhân trong biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế.

Hoặc có thể tải xuống hay nghe tại đây:

4. Nhân chứng sống thứ tư: Thư bà Tâm Anh, em gái nạn nhân Nguyễn Cửu Bính, nói về anh em Hoàng Phủ.

Xin cám ơn anh, khi anh xuất hiện trên đài truyền hình với người anh của bạn học ĐK với tôi là Lê Thị Tôn Kính thì tôi đã mê say theo dõi, rồi sau đó bạn bè gởi đến cho tôi đọc về anh ra sách “Biến Động Miền Trung”, tôi cảm thương cho ông anh của tôi là Nguyễn Cửu Bính bị bắt đi bởi lệnh gián tiếp của tên Hoàng Phủ Ngọc Phan, vì hôm mùng 2 Tết Mậu Thân khi thấy Hoàng Phủ Ngọc Phan đi ngang nhà, anh tôi đã mời Hoàng Phủ Ngọc Phan vào nhà uống café, chỉ thời gian ngắn sau đó, ngày mùng 4 Tết, một toán Việt Cộng đến nhà bắt anh tôi, tôi nghĩ nếu anh tôi không mời Phan vào nhà uống café thì Việt Cộng làm gì biết anh tôi có mặt ở nhà mà đến bắt.

Cha mẹ tôi đã đau buồn vì anh ấy là niềm yêu thương của gia đình chúng tôi! Thiệt cho đến nay tôi vẫn khiếp sợ Cộng Sản và tự đặt câu hỏi: Cộng Sản là ai? Là ma quỉ giết người vô tội để làm gì?

Anh tôi từ khi học trường Quốc Học đã kết nghĩa anh em với Trịnh Công Sơn, Hoàng Tá Tích, và anh Trương Đình Ngôn. Những người nầy chuyên môn túc trực trong nhà chúng tôi để ăn cơm gia đình. Tôi có anh rể là Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng đã coi mấy người nầy như em ruột. Nhưng sao Hoàng Phủ Ngọc Tường là bạn chí thân của Trịnh Công Sơn mà có thể bắt chôn sống anh của tôi được? Thiệt là oan uổng cho cha mẹ của tôi đã nuôi họ, cho ăn uống đối xử với họ như anh Bính. Vậy thì CS Huế thân quen tại sao đã biết anh của tôi không phải là lính VNCH, công an, cảnh sát hay CIA mà đã giết anh ấy về tội gì? Anh ấy rất hiền lành và chẳng bao giờ làm mất lòng ai? Đến nỗi khi CS mang dép râu vào nhà nói cha mẹ của tôi đưa giấy khai gia đình ra cho họ xem, thì họ hỏi Nguyễn Cửu Bính ở đâu ra trình diện. Tôi nghe mẹ của tôi nói rằng: “Con tôi lấy vợ ở Đà Lạt nên ở trên đó” thì mấy thằng cha và con mẹ CS nói rằng: “Bà đừng có nói láo, chúng tôi thấy ông Nguyễn Cửu Bính đi mua hoa mai chiều 30 Tết, mà mùng một Tết không có máy bay đến, mùng hai thì chúng tôi đã chiếm thành phố Huế thì làm sao mà đi Đà Lạt được?”. Nhưng tôi nghe mẹ tôi cứ nói: “Đó là các anh, các chị đã thấy nhầm thằng anh của nó”. Một thằng trong bọn cũng lạ hoắc nói rằng: “Nếu bà nói vậy, chúng tôi tìm ra thì bà chịu gì?”. Mẹ tôi trả lời: “Nếu các anh tìm ra, thì các anh muốn làm sao cũng được”. “Nếu bà nói như vậy thì nếu chúng tôi tìm ra thì chúng tôi bắn chết cả nhà”. Mẹ tôi trả lời một cách thẳng thắn: “Dạ được rồi, tôi bằng lòng”. Nhưng anh Bính ngồi trong tủ thờ có chạm trổ như một miếng gỗ có chạm trổ hình con rồng sơn màu đen không phải là có khuy cửa để vào được, nhưng lấy móng tay nâng vào khía cạnh chạm trổ hình mấy con rồng đó thì chui vào trong tủ được. Ngồi trong đó thật an toàn. Anh Bính ngồi trong nghe như vậy thì đã biết khi buổi sáng mùng hai Tết anh đứng trước song cửa nhà thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan đi ngang qua nên anh mời vô nhà uống café cho nên khi nghe hai bên đối thoại kinh hoàng quá, thì anh dong hai tay lên đầu và bọn CS trói cấp cánh dẫn đi.

Khi ấy anh bị bắt không mang theo thẻ kiểm tra, cho nên khi chúng tôi đi di tản về từ vùng Bao Vinh trở lại nhà ở 47 Huỳnh Thúc Kháng-Huế thì nghe nói CS đã đem những người bị bắt đi chôn sống.

Mẹ tôi ngày nào cũng đi mấy hầm chôn tập thể tìm kiếm, nhưng một phần vì CS chôn hời hợt cạn quá (có lẽ chôn mau, chôn hối mà chạy) cho nên chó ăn nhìn không được, chỉ trừ khi những người có mang theo thẻ kiểm tra thì thân nhân mới nhận đem về được.

Anh ấy mất đi để lại người vợ trẻ sinh năm 1941 là chị Thu Lan, người Đà Lạt, và cặp con sinh đôi con gái nay chúng đã có chồng con rồi.

Năm 1975 tôi có cảm giác như anh ấy bắt buột tôi phải theo đoàn người rời khỏi VN ngay, cho nên tôi dõng mảnh cãi lại bất cứ ai bảo đừng đi vì đã có người chết ở đảo Côn Sơn do máy bay MiG của Nga viện trợ cho CS bay chỉ 5 phút thôi là thả một loạt bom chết 100%. Còn như ở lại thì đàn ông có tội chúng nó có thể giết chết nhưng đàn bà và con nít vô tội thì tha. Vả lại giết hết thì đất đâu mà chôn? Nhưng tôi trả lời: “Cho dù chết dưới biển, nhưng tôi không muốn chết kiểu của anh Bính!”. Tôi có cảm giác như lời nói đó của anh Bính đã hiện trong tôi nói như vậy. Khi đó cả nhà anh Tôn Thất Xứng cùng đi thật là may mắn.

Tôi xin cám ơn anh đã cho tôi có dịp trả nợ cho hai cô bạn là Trần Lệ Hà ở nước Đức, và Thu Tâm ở Gia Nã Đại. Họ muốn tôi kể chuyện nầy để họ dịch ra bằng tiếng Pháp cho bạn của họ biết bộ mặt thật của Cộng Sản Việt Nam như thế nào? Nhưng tôi có hẹn không biết bao giờ mới có! Vì kể chuyện gì cũng do nhân duyên thích hợp mới được.

Kính chào anh và tôi cũng như bạn Kim Tri hứa sẽ ủng hộ trong những việc làm sáng tỏ nỗi khổ đau của con dân xứ Huế quê mình.] (Tâm Anh)
Huế Mậu Thân 1968

- Tổng Số thường dân thương vong: 7.500 người;

- Số bị thương:1.900 người;

- Số thường dân tử vong: 844 người;

- Số người bị mất tích:1946 người;

- Theo thống kê của tác giả David T. Zabecki trong cuốn Encyclopedia of the Vietnam war thì tại Huế số thi hài nạn nhân tìm được trong mồ chôn tập thể là 2.810 người.

***

Giáp tết Quý Tỵ 2013, để ‘Mừng 40 năm chiến thắng Mậu Thân’, VTV1 đã cho trình chiếu liên tục bộ phim tài liệu «Mậu Thân 1968» gồm 13 tập của nữ đạo diễn Lê Phong Lan, nhằm ‘định hướng’ dư luận theo đảng tính, nhưng tôi quyết tín rằng dù trời có sập sự thật vẫn là sự thật vì nói như báo Nhân Dân [“sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình”. Nếu “nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng nửa sự thật đã là lời nói láo trọn vẹn / Une demi-baguette est toujours du pain, mais une demi-vérité était un mensonge entier” thì việc chọn lọc ghi chép một nửa quá khứ, một nửa lịch sử của một triều đại lại là sự lừa đảo cả một dân tộc.] (3).

Mỗi buổi sáng khi đánh răng chải đầu trang điểm, nữ đạo diễn Lê Phong Lan không thể không thấy bộ mặt mộc của mình trong gương; hoặc tối tối trước khi thiếp ngủ, đương sự không thể không trăn trở tự vấn về ‘tác phẩm điêu’ nói trên của mình, vì tôi tin chắc bà ấy vẫn còn sót lại tí chút cơ bản của kiếp làm Người (viết hoa) có tên là Lương tâm, tối thiểu là đối với con cái do chính bà ấy sinh ra từ thiện duyên! Đừng để rồi lại như ai kia phải thống thiết từ xe lăn “Ngô Minh ơi, mình thèm tiếng người”,“ước được một trận say, được nói một câu tròn vành rõ chữ… thậm chí ước được đi ỉa một mình không người săn sóc… chỉ ước có rứa thôi mà trời kiên quyết không cho…” (1).

[“Ở làng quê nọ, có ông Bí thư rất độc ác, khi nghe tin ông đổi đi nơi khác, dân làng hồ hởi, phấn khởi ăn mừng… Rồi ông Bí thư khác đến, vẫn vậy, nếu không muốn nói còn ác độc hơn ông trước. Một hôm ông Bí thư lâm bệnh mà chết. Đám ma được chính quyền tổ chức rầm rộ. Một bà cụ già, nửa đêm ra đào mồ ông Bí thư, bị bắt, đem ra tòa xử. Tòa hỏi: cớ sao người ta chết rồi, bà lại đào mồ lên làm gì? Bà cụ dõng dạc trả lời: Tội ác không thể chôn đi, mà phải đào lên, phải được xử án, để mọi người "học tập" hầu tránh xa Tội ác!”] (NguyenHa).

“Còn đây cái Tết Mậu Thân:
Việt cộng vào Huế giết Dân, đốt Chùa.
Huế ơi! Nhớ lấy năm xưa:
Việt cộng vào Huế đốt Chùa, giết Dân!”
(Ca dao Huế)

(Tổng hợp và cập nhật, 24-01-2014)


___________________________

Chú thích:

(1) Bài Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có ở đây.
(2) Phỏng thơ Nguyễn Chí Thiện.
(3) Trần Thị Hải Ý: Lê Hồ huyết kỳ bí phổ. Nhớ anh Đặng Chí Hùng, soạn giả Những sự thật cần phải biết (phần 6) – Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968.


Copy từ: Tiếng Nói Công Dân


...................