CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Cát - Tú - Văn “xúi” Đảng đánh cắp “quyền lực” của Dân?



PGS. TS. Hà Nguyên Cát, PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú và Thiện Văn “xúi” Đảng đánh cắp “quyền lực” của Dân?

Thanh Tùng
Có lẽ chưa bao giờ dư luận lại “nóng” với việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như hiện nay, đặc biệt là từ khi Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới: Không có điều gì cấm kỵ khi Nhân dân góp ý sửa Hiến pháp.
Nhiều người góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng là dấu hiệu của sự cởi mở, dân chủ và phản ánh trình độ hiểu biết, nhận thức của người Dân. Một khía cạnh khác không thể không nhắc tới, đó là sự tự tin, bản lĩnh vượt qua sự “ngại ngùng” để tham gia bàn thảo một vấn đề mà từ trước đến nay mọi người cho là “nhạy cảm, kiêng kỵ”, đó là chính trị, mà cụ thể là đề cập đến việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vì nhận thức được sự “thiêng liêng” của bản Hiến pháp của một quốc gia, dân tộc nên tôi rất quan tâm và đọc khá nhiều bài góp ý cả trên các báo chính thống và mạng xã hội. Từ góc nhìn của một chú “ếch ngồi đáy giếng”, tôi có cảm nhận, có lẽ là Đảng và Dân chưa hiểu nhau…
PGS, TS HÀ NGUYÊN CÁT, PGS.TS. NGUYỄN THANH TÚ VÀ THIỆN VĂN ĐẠI DIỆN CHO AI?
Các bài viết: “Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” của PGS. TS. Hà Nguyên Cát – Học viện Quốc phòng;Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình” của PGS. TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú, nguyên Phó tổng biên tập Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội; và “Cần hiểu đúng nội dung về Đảng lãnh đạo trong Dự thảo Hiến pháp” của tác giả Thiện Văn trên qdnd.vn, đã khiến tôi thực sự băn khoăn, trăn trở.
Ngay dòng đầu tiên của bài viết, PGS. TS. Hà Nguyên Cát, đã khẳng định: Mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam và toàn xã hội luôn được các thế lực thù địch đặt lên hàng đầu trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, nhằm xóa bỏ thành quả cách mạng, hướng lái Việt Nam theo con đường của chủ nghĩa tư bản… Tuy nhiên, lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, việc quy định vai trò lãnh đạo của ĐCSVN tại Điều 4, Hiến pháp 1992 cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này, dựa trên những căn cứ lịch sử, chính trị và pháp lý không thể phủ nhận”.
Tương tự, tác giả Thiện Văn cũng đề cập ngay phần đầu bài viết: “Ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước ta đồng loạt đăng tải toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để lấy ý kiến toàn dân vào văn kiện đặc biệt quan trọng này, nhiều trang mạng ở hải ngoại và các phần tử phản động lại tiếp tục xuyên tạc nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp…”. Tác giả Thiện Văn còn khẳng định: Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán để khẳng định vị trí, vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, mà còn là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn”.
Riêng PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú thì có vẻ “sốt sắng” hơn, khẳng định ngay ở tựa đề: “Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”.
Xin thưa ngay với các nhà “lý loạn” học hàm, học vị đầy mình thế này: Nhân dân (theo tôi hiểu) chưa bao giờ và không bao giờ có ý định xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tuy đại đa số người Dân không có học hàm, học vị và trình độ “lý loạn” như các vị, nhưng họ cũng đọc và hiểu Điều 2, câu 2 Hiến pháp 1992 khẳng định:“Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (…)”, có nghĩa là, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Như vậy, quyền lập pháp là của Nhân dân, chứ không phải của Quốc hội, lại càng không phải của một tổ chức hay nhóm người nào. Theo tôi hiểu, Nhân dân – bằng quyền lực của mình – chỉ muốn bỏ sự bất hợp lý là Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, đồng thời để Đảng Cộng sản Việt Nam có môi trường cạnh tranh. Khi có cạnh tranh, Đảng mới tích cực tự rèn luyện và phát huy tính sáng tạo, tinh thông và trí tuệ của Đảng, để tiếp tục nhận được sự tin yêu của Nhân dân như những năm Đảng lãnh đạo Nhân dân giành chính quyền 1945.
Sau khi đọc 03 bài viết này, tôi tự đặt câu hỏi: tiếng nói của PGS. TS. Hà Nguyên Cát, PGS.TS. Nhà văn Nguyễn Thanh Tú và Thiện Văn (tôi không biết là ai) là đại diện cho ai? Nếu là tiếng nói theo nhận thức và quan điểm cá nhân, thì trình độ đọc hiểu ngữ nghĩa tiếng Việt là “có vấn đề” (những điều đơn giản vậy, người Dân còn hiểu không lẽ các vị không hiểu?); còn nếu là tiếng nói với danh nghĩa là những nhà “lý luận” của Đảng, thì rõ ràng, tôi nhận thấy rằng, Đảng và Dân chưa hiểu nhau, nói chính xác hơn là Đảng chưa hiểu Dân...
Ý ĐẢNG CŨNG LÀ LÒNG DÂN ĐẤY CHỨ!
Trên VietNamNet đưa tin: tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chiều 29/12/2012, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định: Ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân nên nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp. Ông Phan Trung Lý còn nhấn mạnh: Mục đích là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp. Vì thế, không có điều gì cấm kỵ khi nhân dân góp ý sửa Hiến pháp. Nhân dân có thể cho ý kiến đối với Điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo… Qua lấy ý kiến nhân dân, nếu đa số đồng ý với phương án UB chọn thì giữ lại, không thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp.
Ông Phan Trung Lý còn cam kết: mọi ý kiến đều sẽ được trân trọng, lắng nghe, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình…
Sau những lời phát biểu của ông Phan Trung Lý, ông Vũ Trọng Kim (ảnh), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam, đã phát biểu, về mặt tinh thần, tương tự phát biểu của ông Phan Trung Lý.
Ngày 1/2/2013, trong cuộc hội thảo lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, do Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật (Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam) tổ chức tại TP HCM, ông Trần Quốc Thuận (nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) góp ý sửa Hiến pháp cũng có lời “khuyên” chân thành: "Một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng"…
clip_image002
Ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam
Ông Lê Hiếu Đằng - Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam - chia sẻ: “Tôi thấy Bác Hồ có một câu nói rất hay là “Đảng chỉ trở thành người lãnh đạo các đảng viên gương mẫu khi các tổ chức đảng gương mẫu và nhất là khi Đảng đưa ra các đường lối chủ trương đúng đắn và phù hợp với lòng dân thì lúc đó Đảng mới là Đảng lãnh đạo”.
Chia sẻ quan điểm của ông Lê Hiếu Đằng, ông Phạm Vĩnh Thái - ủy viên Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật và Luật sư Nguyễn Hữu Danh khẳng định: Không thể nói Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nếu nhân dân không trao quyền lãnh đạo Nhà nước cho đảng viên qua các cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện theo điều 6 của dự thảo Hiến pháp này. Về nguyên tắc trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì nhân dân là chủ thể quyền lực. Vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội về bản chất là do nhân dân ủy thác cho Đảng…
PGS. TS. Mạch Quang Thắng (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) thẳng thắn: “Không có sự phản biện, sự cạnh tranh, Đảng dễ chủ quan, duy ý chí. Đường lối chính trị dễ bị sai lầm, hành động độc đoán, chuyên quyền, làm mất dân chủ trong xã hội và không bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, không bảo đảm và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, quan điểm, đường lối của Đảng ít được cọ xát…”.
Phúc quyết về Hiến pháp và các việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia là một quyền thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Vấn đề này còn chưa được Hiến pháp 1992 đề cập đến nên cần nghiên cứu, bổ sung vào Hiến pháp sửa đổi lần này – đây cũng là quan điểm của GS. TS. Trần Ngọc Đường (Chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu Lập pháp – nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
clip_image004
TS Nguyễn Sĩ Dũng (giữa): Những rào cản và trói buộc không đáng có cần phải được tháo dỡ. Ảnh: Lê Anh Dũng
 
 
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng nói trên VietNamnet: Khi mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, thì mọi quyền lực đều chỉ hợp pháp khi được nhân dân phân chia. Chính vì vậy, bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân là bảo đảm tính chính danh của toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước. Quyền lập hiến là quyền tự nhiên của nhân dân, chứ không phải là một quyền hiến định.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Trong thời kỳ vận động cách mạng lật đổ ách thực dân Pháp giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, không điều nào quy định cho Đảng được quyền lãnh đạo, thế mà Đảng vẫn lãnh đạo được dân, dân tự giác theo sự lãnh đạo của Đảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thông nhất Tổ quốc cũng vậy. Chỉ cần Đảng có chính nghĩa, trong sạch, thực sự vì nước, vì dân, thực thi dân chủ trong mọi lĩnh vực làm cho nước mạnh, dân giầu, thì tự khắc dân sẽ tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, không cần ghi Điều 4 vào Hiến pháp”.
Trong bài góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp của ông Bùi Đức Lại (nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương) trên VietNamNet, cũng khẳng định: “Trong nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (các lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn thường nói) thì nhân dân là chủ thể quyền lực. Vai trò Đảng lãnh đạo Nhà nước về bản chất là do nhân dân ủy thác cho Đảng…”.
Thực chất, đem ra phân tích về mặt ngữ nghĩa những điều Đảng nêu ra, như: “Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân”, “Tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân” và những ý kiến đóng góp Dự thảo Hiến pháp sửa đổi của các nhân sĩ trí thức, trong đó không ít nhân vật đã và đang là quan chức đứng trong hàng ngũ của Đảng, từ trung ương xuống địa phương, thì ý Đảng cũng là lòng Dân đấy chứ! Sao PGS. TS. Hà Nguyên Cát lại: “Tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú lại:Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình”; và Thiện Văn, trong khi mình hiểu, lại đi “GIÁO DỤC” Nhân dân: “Cần hiểu đúng nội dung về Đảng lãnh đạo trong Dự thảo Hiến pháp”?
Nếu căn cứ vào quan điểm và lập luận trong ba bài viết nêu trên, thì người Dân có quyền nghĩ rằng: PGS. TS. Hà Nguyên Cát, PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú, Thiện Văn và những người có chung quan điểm này đang “xúi” Đảng đánh cắp “quyền lực” của Nhân dân?
T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

DỪNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢNG KÊ GÀ - TIÊU TÀN MỘT GIẤC MƠ HOA!


Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên

Bài 1: DỪNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢNG KÊ GÀ - TIÊU TÀN MỘT GIẤC MƠ HOA!
Lê Trung Thành
clip_image002
Mũi Kê Gà
Với tham vọng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên Nam Trung bộ, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) dự kiến vốn đầu tư ban đầu (thời giá 2007) khoảng 600 triệu USD cho giai đoạn 1: 3040 tỷ và giai đoạn 2: 6060 tỷ, bảo đảm cho loại tàu trọng tải 30.000- 50.000 DWT ra vào cảng. Họ cũng “phấn đấu” đến 2015 bốc xếp 10-15 triệu tấn (T)/năm và tới 2025, bốc xếp 25-30 triệu T/năm. Những chỉ tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong bản “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” tại quyết định số 167/2007 QĐ-TTg ngày 1/11/2007.
Hy vọng sẽ đầu tư từ 11,8-15,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015, Vinacomin bồng bềnh trên mây xanh với kế hoạch sẽ sản xuất được 6-8,5 triệu T alumin (nhôm oxit) và 0,2- 0,4 triệu T nhôm tại 6 nhà máy chế biến alumin và 1 nhà máy điện phân nhôm đặt ở Đăknông và Lâm Đồng. Cũng vào thời điểm ấy, tuyến đường sắt Tây Nguyên đi từ Đăknông qua Bảo Lộc - Lâm Đồng về cảng Kê Gà có khổ rộng 1,435 m dài 270 km sẽ được thiết kế gấp gáp và tổ chức thi công một đường đơn và sau năm 2015, sẽ nâng thành đường đôi. Công suất vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10-15 triệu T/năm và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 25-30 triệu T/năm!
Sống giữa những con số ảo nhưng từ nguời ký quyết định phê duyệt đến những nguời được giao nhiệm vụ thực hiện đều mơ mộng chỉ dăm bảy năm nữa, ngành công nghiệp nhôm Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc, chẳng khác gì Vinashin muốn đứng hàng thứ 5 thế giới trong ngành đóng tàu!
Sự hoang tưởng về số vốn khổng lồ của Vinacomin “sắp có” khiến bao người trong cuộc mờ mắt, tối mũi, không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả bởi họ tin và buộc phải tin rằng “dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng đã được mấy kỳ Đại hội ghi vào nghị quyết!”. Từ niềm tin vô tiền khoáng hậu ấy, họ đặt cả tương lai của Đại dự án bauxite Tây Nguyên vào sự giúp đỡ “chí tình” của đối tác số 1 là Tập đoàn công nghiệp nhôm Trung Quốc - Chalco thông qua những “văn kiện” ký giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam từ sau chuyến đi thăm Trung Quốc năm 2001 của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Họ cũng quá tin vào khả năng huy động vốn, bằng kiểu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường thế giới như Chính phủ đã từng vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin cuối năm 2005 quá dễ dàng. Mặt khác, khi chuẩn bị bản Quy hoạch năm 2007, ngành công nghiệp nhôm toàn cầu đang sôi sục, giá nhôm từ năm 2005-2008 thường ở mức 1,35-1,45 USD/1 pound, tức vào khoảng 2900-3150 USD/1T. Với giá cao ngất ngưởng này, Vinacomin tin sẽ có nhiều Tập đoàn của Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha… rầm rập kéo vào xin bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến alumin, xây dựng đường sắt và cảng Kê Gà… Trên thực tế, cũng có một số nhà đầu tư tới khảo sát, tỏ ý muốn hợp tác như tập đoàn Alcoa - Hoa Kỳ tại Đăknông.
Tới năm 2008, Vinacomin triển khai kế hoạch đấu thầu xâu dựng tổ hợp bauxite Tân Rai “lựa chọn” được nhà thầu Chalieco, một thành viên của Chalco. Sau đó, theo ý kiến chấp thuận của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinacomin giao hợp đồng xây dựng tổ hợp Nhân Cơ cho Chalieco dựa trên giá thắng thầu Tổ hợp Tân Rai.
Giữa lúc “bừng bừng khí thế”, dự án bauxite Tây Nguyên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận xã hội. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu bauxite Tây Nguyên từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam còn là thành viên khối SEV, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với nhiều dẫn chứng cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước, tiếp sau đó, là những bản kiến nghị của giới nhân sĩ, trí thức, các nhà xã hội học, dân tộc học cùng hàng ngàn người ký tên đồng lòng đòi dừng ngay dự án. Kết quả là, dự án Tân Rai và Nhân Cơ vẫn tiếp tục thi công nhưng thông qua chuyến đi thị sát của thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, Bộ Chính trị đã chỉ đạo chỉ làm “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng các nhà máy khác đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư.
Ngay từ thời điểm đó, bản Quy hoạch năm 2007 đã bị phá vỡ về mặt lý thuyết.
Chờ ngoại viện không còn nữa, chờ vốn vay quốc tế gặp khó do đế chế Vinashin lâm vào cảnh khốn cùng do vung tay quá trán dẫn đến sự sụp đổ thảm hại. Vinacomin bắt đầu nao núng tinh thần. Không xây hàng loạt nhà máy ở Đăknông, Lâm Đồng như kế hoạch ban đầu thì chẳng bao giờ có tuyến đường sắt Tây Nguyên tốn gần 3 tỷ USD, không có sản lượng 10- 15 triệu T alumin thì xây dựng cảng Kê Gà với dự toán đã lên tới hơn 1 tỷ USD sẽ dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng, làm tan rã mộng tưởng hoang đường của Vinacomin, nhưng đó cũng chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” cho những phiền toái và hậu quả ngoài ý muốn của Vinacomin!
Trong bản Quy hoạch năm 2007, Chính phủ và Vinacomin chỉ chăm chăm vào việc xây dựng ngay tuyến đường sắt Tây Nguyên chọc xuống cảng Kê Gà (mặc dù biết Kê Gà không phải nơi thuận lợi để xây cảng nhưng lại là điểm kết nối thuận tiện nhất của toàn tuyến vận chuyển alumin tương lai). Họ không ngờ tới việc bản Quy hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên vĩ đại như vậy, từng làm vừa lòng ông bạn vàng và hấp dẫn bao kẻ thèm muốn nguồn bauxite 7-8 tỷ tấn của Việt Nam, lại bị mấy ông trí thức phá hủy toàn bộ!
Không làm đường sắt thì vận chuyển nguyên vật liệu và alumin theo lối nào, đường nào?
Vì vậy, mới có chuyện ông Hoàng Trung Hải phải đích thân mấy lần thị sát cùng bầu đoàn thê tử để chọn hướng tuyến đường bộ mới đi từ Nhân Cơ, Tân Rai về Kê Gà. Tiếp đó là phương án chữa cháy là từ hai nhà máy ấy theo quốc lộ 20, quốc lộ 51 về cảng Gò Dầu- Đồng Nai… như bây giờ.
Phương án này là phương án bổ sung, bất đắc dĩ nên họ đâu có đưa vào quy hoạch, đâu có tính trong giá thành sản phẩm. Trong lúc tiền đầu tư xây dựng hai tổ hợp Nhân Cơ và Tân Rai còn thiếu quá nhiều, chạy vạy mãi mới vay được 300 triệu USD của Citi Việt Nam thì lấy tiền đâu xây dựng đường mới hay sửa chữa đường cũ đang hư hỏng nặng nề để chuyên chở sản phẩm?
Loay hoay mãi, kêu gào mãi, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương mới đồng ý cho Vinacomin vay vốn làm đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra QL20 và đường 769 nối từ ngã ba Dầu Giây về Long Thành giáp QL51 với một quy chế thoáng, là Tập đoàn mẹ được khấu trừ trong 5 năm. Nhờ vậy, hai đoạn đường đang được cải tạo và nâng cấp sau mấy chục tháng nằm chờ vốn. Còn QL20, đoạn từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây được Tổng cục Đường bộ VN - Bộ Giao thông Vận tải sửa chữa, nâng cấp, giao cho Ban quản lý dự án 9 làm chủ đầu tư. Số tiền trên dưới 5000 tỷ đồng dành cho việc sửa chữa đường và hàng loạt cầu yếu, trọng tải thấp trên tuyến khó lòng thu hồi được từ Vinacomin vì dự án Tân Rai và Nhân Cơ không có lãi suất 10% như chỉ đạo ban đầu của ông Hoàng Trung Hải.
Chỉ cải tạo và nâng cấp đường cũ mà đi đã gặp nhiều khốn khó thì Vinacomin làm sao có vốn để mở đường mới nối Nhân Cơ với Tân Rai, nối Tân Rai với cảng Kê Gà?
Bởi vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố dừng việc chuẩn bị dự án xây dựng cảng Kê Gà là điều tất yếu phải xảy ra.
Tuy nhiên, những người có trách nhiệm trong dự án bauxite Tây Nguyên và Vinacomin vẫn loanh quanh, vòng vo chuyện chọn cảng nào thay thế cảng Kê Gà.
Điều đó, càng thể hiện sự yếu kém trong công tác điều hành và kiểm tra, giám sát dự án.
Quyết định ngừng dự án Kê Gà dẫu có muộn màng, vẫn còn kịp cho Bình Thuận chuyển đổi lại các phương án và kế hoạch phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng ven biển Phan Thiết. Giải quyết những hậu quả, đền bù cho các dự án bỏ hoang 5- 6 năm rồi cũng sẽ xong nhưng với Vinacomin và Chính phủ, đây là sự thừa nhận thất bại một cách miễn cưỡng vì bản quy hoạch 2007 đổ vỡ chứng tỏ sự vội vã, hấp tấp và nông cạn của các tác giả lẫn người phê duyệt.
clip_image004
Làng chài Kê Gà đang xây dựng kè dọc bờ biển và làm đường mới để phục vụ du lịch
Bản quy hoạch mới do Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến của nhiều bên liên quan được đệ trình từ gần cuối năm 2011 đến nay chưa thấy hồi âm.
Hiệu ứng “domino” từ cái chết yểu của dự án cảng Kê Gà làm tiêu tàn một giấc mơ hoa”!
L.T.T.

Tác giả gửi trực tiếp cho  Bauxite Việt Nam

Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp.


Thư ngỏ

Các bạn sinh viên và cựu sinh viên Luật thân mến,

Xã hội chúng ta đang ở trong một thời kỳ đặc biệt, khi bản Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 đang được cân nhắc sửa đổi một cách toàn diện. Bất kỳ ai đã từng là sinh viên trường Luật đều hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của Hiến pháp đối với sự vận hành của một xã hội. Không chỉ là văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao nhất, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia, Hiến pháp còn là thỏa thuận căn bản nhất giữa người dân trong một quốc gia nhằm lập ra một nhà nước và định ra những nguyên tắc để cùng nhau chung sống trong một không gian lãnh thổ. Hiến pháp vượt ra ngoài mọi giá trị thông thường của một văn bản pháp lý để trở thành bản cam kết chung về tương lai của một quốc gia, thể hiện những nhu cầu và khát vọng chung của cả một dân tộc. 

Lịch sử lập hiến của các quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của những người tốt nghiệp từ trường luật, nếu không muốn nói rằng chính họ là những người dẫn dắt và thúc đẩy sự tiến bộ của tư duy lập hiến ở khắp mọi nơi. Tính thiêng liêng của Hiến pháp không cho phép bất kỳ một sự bất cẩn nào và đòi hỏi phải huy động trí tuệ của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, các sinh viên và cựu sinh viên Luật Việt Nam, bất kể ở Việt Nam hay nước ngoài, tốt nghiệp từ các trường Luật ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều đang đứng trước cơ hội và trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng nên nền tảng cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Chúng tôi, những người khởi xướng, kêu gọi sự lên tiếng và ủng hộ của toàn thể giới sinh viên và cựu sinh viên Luật Việt Nam, từ ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật - ĐHQGHN, đến ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), các Khoa Luật của ĐH Ngoại thương Hà Nội, Học viện quan hệ quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Vinh, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Đà Lạt, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Cần Thơ và các cơ sở đào tạo Luật khác trong nước cũng như nước ngoài, đối với bản Kiến nghị về việc sửa đổi Hiến pháp này. 

Chúng tôi kêu gọi các luật sư, luật gia, giảng viên Luật, sinh viên Luật và cựu sinh viên Luật Việt Nam ký tên vào bản Kiến nghị này, như một trong những cách chúng ta đóng góp cho nền lập hiến nước nhà, cũng chính là hoạch định cho tương lai của mỗi chúng ta và gia đình chúng ta. 

Cụ thể, bản Kiến nghị có hai nội dung:

1. Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp.
2. Kiến nghị ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp.

Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ của các bạn. 

Trân trọng.

---------------------------

Dưới đây là toàn văn Kiến nghị và danh sách những người ký tên đợt đầu. Mời bạn xem danh sách cập nhật tại đây.

KIẾN NGHỊ
Về việc sửa đổi Hiến pháp 1992


Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2013.

Kiến nghị này được gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam với tư cách là những người nắm giữ quyền lập hiến, đồng thời gửi tới Quốc hội và Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 với tư cách là những cơ quan chủ trì việc thảo luận sửa đổi Hiến pháp của nhân dân.

Chúng tôi, những công dân Việt Nam, đồng thời là những sinh viên và cựu sinh viên Luật, nhất trí ký tên vào bản kiến nghị này với tất cả tinh thần ái quốc và pháp quyền.

Chúng tôi tin rằng, Việt Nam đang đứng trước một trong những cơ hội lớn trong lịch sử để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn thông qua việc sửa đổi Hiến pháp. Và để thiết kế được một bản Hiến pháp tốt cũng như tôn trọng tính thiêng liêng của Hiến pháp, quy trình lập hiến và nội dung của Hiến pháp nhất thiết phải đảm bảo một số tiêu chuẩn tối thiểu.

Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị hai vấn đề sau đây:

1. Kiến nghị bãi bỏ thời hạn góp ý sửa đổi Hiến pháp 

Theo Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2012 của Quốc hội về việc “tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, thời gian lấy ý kiến nhân dân “bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013”, có nghĩa là ba tháng. 

Chúng tôi cho rằng, việc hạn chế thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với một trong những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia như vấn đề sửa đổi Hiến pháp, là bất hợp lý.

Thứ nhất, việc đặt ra khoảng thời gian lấy ý kiến nhân dân đồng nghĩa với việc chỉ có những ý kiến được nêu ra và gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian đó mới được tiếp nhận và xem xét đưa vào dự thảo Hiến pháp, mọi ý kiến ngoài khoảng thời gian đó đều không có giá trị. Như vậy thời hạn đó đã hạn chế cơ hội của nhân dân trong việc đóng góp để xây dựng một bản Hiến pháp hoàn thiện nhất có thể.

Thứ hai, khoảng thời gian ba tháng mà Quốc hội đưa ra để lấy ý kiến nhân dân trùng với dịp mà người dân phải dành nhiều thời gian cho Tết Dương lịch 2013 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ, do vậy, thời gian thực tế mà nhân dân có thể dành để góp ý Hiến pháp không còn nhiều.

Thứ ba, và quan trọng nhất, chúng tôi cho rằng quyền lập hiến là quyền tự nhiên của nhân dân, Hiến pháp cũng là bản thỏa ước của nhân dân với nhau về việc định ra những thiết chế chung cho xã hội (hay còn gọi là khế ước xã hội) và nhân dân mới là chủ thể của quy trình lập hiến, nên nhân dân có quyền góp ý cho dự thảo Hiến pháp sửa đổi cho đến khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua trên cơ sở phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đa số nhân dân.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Quốc hội bãi bỏ thời hạn lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi được nêu trong Nghị quyết số 38/2012/QH13.

2. Kiến nghị ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết Hiến pháp 

Quyền phúc quyết Hiến pháp là quyền quyết định đối với Hiến pháp của nhân dân, thông thường được tiến hành thông qua thủ tục trưng cầu dân ý. Trên thực tế, quyền phúc quyết Hiến pháp đã được thừa nhận tại Điều 21, Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và là quy định phổ biến tại các quốc gia văn minh trên thế giới. Mặc dù vậy, qua các bản Hiến pháp và các lần sửa đổi, bổ sung sau này, quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân Việt Nam không còn được ghi nhận.

Quyền lập hiến là quyền tự nhiên thuộc về nhân dân và vì vậy quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân cũng là đương nhiên. Nhân dân là chủ sở hữu của Hiến pháp, với ý nghĩa của Hiến pháp là một thỏa thuận của nhân dân với nhau về việc lập ra một nhà nước và thiết kế những nguyên tắc cùng chung sống trong một xã hội. Hiến pháp là của nhân dân và hướng tới phục vụ lợi ích của nhân dân. Do đó, nhân dân là người phải trực tiếp quyết định các nội dung của Hiến pháp. Việc ghi nhận và tổ chức để nhân dân thực hiện quyền phúc quyết đối với Hiến pháp là việc tất yếu phải thực hiện và đây chính là thời điểm cần phải thực hiện việc này.

Từ quyền lập hiến thuộc về nhân dân mới sinh ra các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, được nhân dân quyết định trao cho nhà nước để quản lý xã hội. Bản thân Hiến pháp hiện hành cũng đã quy định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa là, nhân dân có quyền quyết định đối với việc phân bổ quyền lực nhà nước. Việc Quốc hội - một bộ phận của nhà nước - nắm giữ quyền lập hiến, quyết định Hiến pháp thay cho nhân dân, là không phù hợp với nguyên tắc này.

Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ được tiến hành theo thể thức: Quốc hội biểu quyết thông qua một Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 1992, và Nghị quyết này của Quốc hội sẽ làm thay đổi nội dung Hiến pháp. Điều này không hợp lý ở chỗ, Nghị quyết của Quốc hội là văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp, do đó không có giá trị thay đổi nội dung Hiến pháp.

Chúng tôi cho rằng, một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Trên cơ sở đó, chúng tôi kiến nghị:

(i) Bổ sung quy định ghi nhận quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

(ii) Tiến hành thủ tục để nhân dân phúc quyết Hiến pháp trong lần sửa đổi này một cách dân chủ, công bằng và minh bạch. Việc Hiến pháp hiện hành không quy định thủ tục phúc quyết Hiến pháp không cản trở thủ tục này được tiến hành, bởi phúc quyết Hiến pháp là quyền tự nhiên, vốn có của nhân dân.

Lời kết:

Hiến pháp là vấn đề hệ trọng mang tính sống còn của một quốc gia, quyết định tới tương lai đất nước cũng như tương lai của mỗi cá nhân và các thế hệ người Việt Nam sau này. Do đó, việc sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành dựa trên những chuẩn mực khoa học và tinh thần trách nhiệm cao nhất. Với tư cách là những người có chuyên môn về pháp luật, bên cạnh tư cách công dân Việt Nam, chúng tôi - những sinh viên và cựu sinh viên Luật - mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình nhằm xây dựng một bản Hiến pháp có giá trị nền tảng cho sự phát triển của đất nước trong một tầm nhìn dài hạn. 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ (đợt 1):

1. Trần Ngọc Cảnh - cựu sinh viên lớp KT29E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Luật gia.

2. Trịnh Hữu Long - cựu sinh viên lớp KT29A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008; sáng lập viên, Admin Diễn đàn SinhVienLuat.vn; Phóng viên. 

3. Trần Duy Bình - cựu sinh viên lớp KT26B, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2001-2005; cựu học viên sau đại học, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luật gia.

4. Hoàng Duy Tiến - cựu sinh viên lớp KT27E, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2002-2006.

5. Nguyễn Hùng Cường - cựu sinh viên lớp QT28A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2003-2007.

6. Trần Long - sinh viên lớp 3404, Phó Chủ nhiệm CLB Kĩ năng luật, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.

7. Phạm Công Trình - sinh viên lớp 3417, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2009-2013.

8. Trương Thị Thu Hà - cựu sinh viên lớp QT33A, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2008-2012. 

9. Nguyễn Như Chính - cựu sinh viên lớp KT29D, Đại học Luật Hà Nội, niên khóa 2004-2008.

Copy từ:Sinh viên – Cựu sinh viên Luật Việt Nam

Nhật lý mở lại (mở lần thứ 31): “ĐẢNG TA” (CỦA HỌ) LÀ CÁI ĐẢNG NÀO?

Ngày 23 tháng 2 năm 2013 

Không ít lần mình nổi khùng khi nghe phải, đọc phải 2 chữ rất chướng tai, gai mắt “đảng ta” trên báo, trên đài… 

Cũng không ít lần mỗi khi bị cái bực mình này là mình lại nhớ bố mình, cách đây đã bảy, tám mươi năm, luôn dạy anh em mình: “Khi có khách đến nhà hỏi thăm “Bố mẹ đi đâu“ thì Không được …hỗn nếu trả lời …”trống không”: “Bố mẹ đi chơi!”, mà phải trả lời lễ phép là “Dạ! Thưa bố mẹ cháu đi lễ chùa, hoặc đi đánh tổ tôm ở nhà bác X, bác Y ạ!…Bố mẹ của các con chứ có phải bố mẹ của khách đâu mà mình trả lời hỗn láo như thế!"


Và từ khi mình đã rút lui khỏi cái Đảng Lao Động mà “không bị thương tích gì” thì mình càng thấy mấy cháu si-pích-cơ xưng hô lung tung hỗn xược, gọi tất cả mọi người là “đồng chí, đồng chóe” …và dùng đại từ nhân xưng TA để gọi tên ĐẢNG TA CỨ…TỰ NHIÊN NHƯ ĐẨNG CỦA CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM VẬY!. Cứ như thể, đã từ ngàn đời, Bách Khoa toàn thư thế giới đã ghi sẵn: ĐẢNG TA = OUR PARTY = NOTRE PARTI...= ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM = ĐẢNG CHA, ĐẢNG MẸ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM … vậy!!!!!!! 

Nói lắm, nói nhiều, nói lấy được, nói như cái máy...mãi suốt mấy chục năm nay …nói riết rồi cũng chẳng mấy ai thèm để ý ….Mặc họ, họ có quyền, có báo, có Đài trong tay họ muốn nói chi thì nói … Riêng một số người cương quyết tách ra khỏi mọi “thành tích trời run đất sợ” của họ, trong đó có tớ, thì…mỗi khi nói đến đảng đều không quên dùng đúng đạị từ nhân xưng: ĐẢNG CỦA HỌ …Chẳng dại gì “Vác vạ vào người” mà dùng chữ TA! 

Tuy nhiên, kể từ ngày họ bầy ra cái trò “Góp ý kiến sửa đổi hiến pháp vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 92 của họ” đến giờ thì cái đám giáo sỹ-tiên sư, ný nuận (lưỡi) Mác (lưỡi) Lê ở đâu bỗng xuất hiện đàn đàn, lũ lũ …trên báo chí, trên Tivi để khẳng định nội dung của hai chữ “Đảng Ta” là “hợp tình hợp lý, là thể hiện nguyện vọng toàn dân” là…“Tính tất yếu của lịch sử” …là “đứa nào định bỏ sự lãnh đạo của đảng Ta là đồ…phản động, là đồ cơ hội là….cần phải ….bỏ tù ngay cùng Cù Huy Hà Vũ! Chỉ riêng môt đêm 21/2 trên mấy cái Đài và báo chí mình ghi chép được tới 16 tiến sỹ giáo, phó giáo tên tuổi lạ hoắc, đứa non choẹt, đứa vừa lọm khọm vừa ngu ra mặt …nhai đi nhai lại những bài kinh ca ngợi “Đảng Ta” công đức cao dầy, ”lãnh đạo toàn dân giải phóng đất nước mang lại “cơm lo, áo ấm” (nhưng chưa có quần) cho dân hơn hẳn thằng Tây xưa...Và đánh thắng cả Nhật, cả Mỹ (trừ Tầu bành trướng thì…bố bảo không dám viết, dám nói)…. Cho nên lãnh đạo, cầm quyền nước này muôn năm là “hợp tình, hợp lý”! Kẻ nào bảo bỏ cái điều 4 tức là đã tự nguyện đánh mất cả lịch sử, mất cả đất nước của vua Hùng 4.000 năm ngay! Nhất là …nhỡ ra 3 triệu đảng viên cùng mấy ngàn tướng, tá đông đảo và hùng mạnh nhất thế giới trong 2 cái lá chắn công an và quân đội đang được “Đảng Ta” lấy tiền của dân nuôi cho béo ụt béo ịt để…. “còn đảng còn mình” … cùng chấp hành nghị quét của Bộ Ban nào đó mà… đồng loạt tự sát hết để bầy tỏ lòng trung thành thì …có mà thối khắm cả cái đất Việt anh hùng này! Tai họa sẽ chẳng kém gì anh Ủn ôm bom hạt nhân chết cùng toàn dân Triều Tiên để chống Mỹ đến cùng là điều có thể xảy ra lắm? 

Mình có đọc qua rất nhiều bài phản biện về bọn ný nuận vô học và bịp bợm này mà phục lăn sự kiên trì của các vị đã phải mất công giảng giải cho bọn đầu óc đã đặc kịt cứt Mác, cứt Lê, cứt Mao bằng những bài viết bác bỏ, vạch trần những gì bọn ný nuận cùn phun ra để đền đáp những công ơn trời bể mà bọn họ đã được hưởng qua những bữa cơm có vài ba miếng thịt hơn mọi công dân thường loại 1 hay loại 2, … do “Đảng Ta” của họ ban phát. Tất cả chỉ là loanh quanh kể công Đảng của họ ngày xưa? Để rồi đi đến kết luận “Đảng Ta” của họ công ơn như trời bể, thành tích thật cao dầy, như thế thì sao hôm nay không thể không lãnh đạo cái đất nước này??? 
Không một tên nào dám kể “công” “Đảng Ta” của họ đã làm gì mấy năm nay mà: 

-Nợ nần bây giờ lên tới hơn 100 tỉ USD? Hết Vinashin, Vinalines rồi tới Vina..bố-xịt!

-Công nhân lương tối thiểu không sao mua nổi một lạng thịt cho con ốm! Tết đến, không tiền về quê, đành ở lại nhà trọ cúng tổ tiên bằng...mấy miếng đậu phụ rán! (Tất cả đều được một vài phóng viên không sợ mất sổ hưu phanh phui trên Tivi, báo chí lề phải hẳn hoi)

-Trẻ em miền núi vẫn ở truồng đi đất dưới cái lạnh dưới 0 độ

-Học trò vẫn đu giây qua suối lũ để đi học.

-Đưa ra những con số ma, “phần chăm” (%) tin vịt về sự tăng trưởng, « an sinh xã hội tiến bộ không ngừng » đến mức các chuyên gia kinh tế, xã hội cũng không hiểu bọn nịnh Đảng (hay bịp đảng?) lấy ở đâu ra???

-Nền giáo dục, văn hóa đã xuống đến đáy của sự thụt lùi, tha hóa...

-Bọn ăn cắp ở các cấp ngày càng lộng hành, từ việc bẩn thỉu nhỏ nhặt ăn chặn gói quà Tết của những ”đối tượng chính sách” cho đến ăn cắp, phá hại ở các ngân hàng với tiền tỷ …đều là đoảng viên của “đảng ta” vì từ xã đến trung ương, có chỗ nào có quyền có chức lại nhường cho mấy anh quần chúng bao giờ?

Mình đã khẳng định “Sở dĩ họ cần bốc thơm “Đảng Ta” của họ lúc này hơn bao giờ hết chính vì lúc này cái “Đảng Ta” của họ đang lâm vào cái thế “ngọn đèn trước bão” chưa từng có
Một số đảng viên lão thành đáng bậc thầy, bậc cha chú của họ, thành tích cách mạng đầy người cũng đã nhìn ra là: Họ chỉ là một đám vô tích sự ăn tàn phá hại, không thể nào làm được kinh tế, không thể tự vỗ ngực « thừa sức lãnh đạo cả 90 triệu dân » với hàng triệu người trình độ hơn hẳn bọn họ cả mấy cái đầu và chính họ cũng phải thừa nhận là một « số không nhỏ » trong « Đảng ta » của họ đã biến thành những con sâu mọt, sa đọa đến mức trở thành những kẻ « nội xâm »! 

Cho nên, cái mà họ tưởng là: TỔ CHỨC CHO BỌN ĐÊ TIỆN RA QUÂN HÀNG LOẠT ĐỂ XỊT NƯỚC HOA CHO HỌ TRONG DỊP NÀY LÀ…ĐẮC SÁCH!

Nhưng họ đã nhầm to:

Lũ ný nuận gia này càng nói, càng bịp càng lộ ra:

- Chúng chỉ là những tên ngu đần hoặc giả vờ ngu để được miếng xương thừa, canh cặn vì chúng càng nói càng rõ là chúng không thể tìm ra đến một xu lý luận nào. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là “Đảng Ta” phải lãnh đạo vì là “ý nguyện toàn dân” “đảng ta do dân vì dân nên phải…lãnh đạo”!!? 
Thậm chí bí quá có tên lại còn phịa ra là trên thế giới có đến…..20 nước cũng chỉ có một Đảng lãnh đạo như ta! Nhưng tên ngu này đâu biết rằng thời đại Internet này, chỉ cần một vài cái click chuột là lập tức mọi sự láo khoét của hắn đều …lộ tẩy. Những nước mà hắn dám lên lớp cho toàn dân là độc đảng thậm chí có tới 3, 6, 8 thậm chí 16 đảng như Ghana, Côte d’Ivoire, Madagascar, Haiti, Lybia…..mà có khi hắn cũng chả biết ở đâu trên bản đồ thế giới nữa! Vậy mà hắn lại là Tổng Thư Ký của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương (từ hôm 22 đã được phóng bạt mạng lên thành … “Viện Hàn (Xì) Lâm Khoa Học Xã Hội” cơ đấy!)

-Thế có phải là cả lũ cả lĩ đã tưởng khôn nhưng ngu đần đến mức tột cùng…”đụ ngai” không cơ chứ!

-Thậm chí có “thằng quan đã về hưu” kiêm nghề nhạc sỹ (có thẻ hội viên đàng hoàng) còn lên giọng có vẻ “mới” và “mạnh dạn” góp ý là “Đảng cần hoạt động trong luật pháp”!…Nhưng loanh quanh một hồi về việc Đảng cần lãnh đạo thì bào là cần phải có luật để Đảng hoạt động chứ không nên làm thay chính quyền…! Còn cái chuyện … Đảng lãnh đạo là một vấn đề không thể thay đổi! Cứ làm như chưa hề biết 3 cái khẩu hiệu láo khoét: “Đảng lãnh đạo“ "Nhà nước quản lý” “Nhân dân làm chủ“ đã có nhưng …cấm áp dụng từ khi tên này còn tại chức bao giờ! 
Ba cái “nói dzậy mà không phải dzậy” dân tình đã quá ớn từ lâu. Chỉ cần nêu ra những vụ gần đây như: “Đây là chủ trương lớn của Đảng” hoặc “Đảng chủ trương không thi hành kỷ luật ai” thì có thể kết luận những điều mạnh miệng của ông chánh văn phòng quốc hội kiêm nhạc sĩ họ Vũ không có bài nào ra hồn là…nói cho….có nói, hoặc nói như một tên…dở hơi không thua gì những “toát phẩm” của ông từng…tối tác! 

Một cái Ngu đến Đại Ngu nữa của việc thi nhau đề cao lịch sử, quá trình, thành tích “Đảng Ta” của các ông ấy là:

-Làm lớp trẻ phải ra sức tìm hiểu lại... 
-Lớp già như tớ phải xót sa hồi tưởng lại... 
...Những gì cái “Đảng Ta” cũ của các ông ấy đã làm!

Và riêng với những kẻ đã sống cùng cái “Đảng Ta” ấy như tớ cả trên 70 năm thì:

-Dù rằng cái "Đảng Ta” thời ấy có nhiều sai lầm, tội lỗi như giải tán giả vờ, tiêu diệt đối lập, chia rẽ xã hội thành giai cấp, kẻ thù (đối tượng cách mạng) thành kẻ nào đoàn kết thật kẻ nào đoàn kết tạm thời, kẻ nào tiêu diệt trước, sau …nhất là cuộc Cải Cách Ruộng Đất chấn chỉnh tổ chức chết hàng vạn người, nhưng ruộng đất lại vào tay bọn chủ nhiệm, nghe kẻng ra đồng, ăn công chấm điểm xuýt chết đói cả nước nếu không có khoán chui, khoán 10… 

-Dù rằng cái “Đảng Ta” hồi ấy bỏ tù và triệt tiêu mọi khát vọng tự do của giới văn hóa, trí thức, khai tử mọi tài sản văn hóa của 15 năm văn học nghệ thuật sáng chói huy hoàng 1930-1945; bỏ tù và tống đi chăn bò, đi sửa xe đạp các giáo sư tiến sỹ, các văn nghệ sỹ dám nói lên sự không đồng tình với đảng…

-Dù rằng cái "Đảng ta” hồi ấy có u mê, cuồng tín mấy ông Tây đầu hói râu xồm mà huy động hàng triệu con em đất Việt đi làm “chả nướng” cho chủ nghĩa vô sản quốc tế, hy sinh đến người Việt cuối cùng để đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc dưới danh nghĩa “giải phóng đất nước“ khỏi quân xâm lược!

-Dù rằng cái “Đảng ta” hồi ấy đã đầy đọa, giết dần giết mòn hàng triệu người lính quốc gia và gia đình họ trong các tại cải tạo, khu kinh tế mới, tạo nên những đợt sóng bỏ nước ra đi tìm tự do lớn nhất và bi thương nhất trong lịch sử loài người (sau vụ di cư của người Do Thái)!!!

-Dù rằng cái “Đảng Ta” hồi ấy đã phá tan, cướp hết chia nhau những gì là của cải nhà đất của phe chiến bại, đẩy đất nước vào cuộc bị cấm vận toàn diện làm cho người dân phải ăn lương thực của …ngựa lừa…

Dù rằng,…dù rằng…dù răng…lắm thứ dù rằng tội không sao kể xiết.

NHƯNG:

Tớ xin phép nói thẳng:

CÁI “ĐẢNG TA” của bọn họ hôm nay:

KHÔNG CÓ MỘT CHÚT NÀO TƯ CÁCH NÀO ĐỂ TIẾP THU CÁI HÀO QUANG ẢO CỦA ĐẢNG HỌ NGÀY XƯA.
CÁI “ĐẢNG TA” CỦA HỌ HÔM NAY LÀ CÁI“ĐẢNG TA” ĐANG NGÀY ĐÊM LÀM TAN HOANG ĐẤT NƯỚC, ĐANG CỐ TÌNH GẮN CHẶT MẠNG SỐNG VỚI KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP MUÔN ĐỜI CỦA ĐẤT NƯỚC, ĐANG VƠ VÉT CỦA DÂN, BỊT MIỆNG DÂN, BỎ TÙ DÂN KHI DÂN CÓ Ý KIẾN KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI HỌ!

Đó là cái “Đảng ta” cần xóa bỏ sớm ngày nào hay ngày nấy kẻo không kịp ngày bọn chúng sẽ biến “Đảng Ta” thành… “Đảng Chúng Ta” của các đồng chí CỘNG SẢN TẦU!

Copy từ: NS Tô Hải

Vụng chèo lại chưa khéo chống



Copy từ: Thanh Niên