CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Gạo cứu đói làm no bụng ai?

gaoCó những thứ còn tồi tệ hơn cái đói đang xảy ra xung quanh những “hạt gạo cứu đói”. Và để định danh sự tồi tệ đó, không gì hơn phát biểu nghị trường của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Người ta ăn của dân không từ một cái gì.

Sau việc kỷ luật hàng loạt cán bộ, kể cả bằng hình thức khai trừ đảng, đối với những người dùng gạo cứu đói bán lấy tiền….tu sửa nhà văn hóa khu phố, đến hôm qua, Phú Yên mới lại “giao các địa phương chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát, bình xét và lập danh sách những hộ thật sự thiếu ăn trong thời kỳ giáp hạt để hỗ trợ”.
Có một thông tin bối cảnh đáng chú ý: Phú Yên bị báo chí phát hiện đã “giữ lại” 444 tấn gạo cứu đói. Và việc “rà soát, bình xét” là sau khi chính Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu UBND tỉnh khẩn trương kiểm tra, làm rõ việc cấp phát gạo hỗ trợ cứu đói chưa đến tay hộ nghèo.
Câu chuyện Phú Yên cho thấy nhiều điều… không lạ.
Không lạ dù đó là lời kêu thảm thiết của một tỉnh được mệnh danh là “vựa lúa của miền Trung” luôn dẫn đầu về năng suất lúa. Không lạ dù ngay trong năm kêu gào thiếu đói, năng suất lúa vụ đông xuân 2013 của Phú Yên đạt cao nhất từ trước đến nay với 67,5 tạ/ha.
Không lạ vì sau khi “xin” 760 tấn cứu đói dịp Tết và giáp hạt (và được nhận 676 tấn), thì Phú Yên mới chỉ “phát” 232 tấn, và đến giờ mới lại “tiến hành ra soát, bình xét, lập danh sách”.
Còn quá sớm để kết luận ngay cả một tỉnh giàu cũng “xin lấy được” khi gạo cứu đói vào mỗi cuối năm, trước mỗi kỳ giáp hạt, thông lệ đến nỗi như một thứ “của chùa”, để đến nỗi giàu như Khánh Hòa với GDP tăng 8,2%, thu ngân sách hơn 11.300 tỷ và tỷ lệ hộ nghèo chỉ 4,26%, bằng phân nửa mức bình quân chung, cũng “xin” với lý do “Tất cả cũng là lo cho dân thôi mà”.
Cũng chưa thể vội vàng bảo Phú Yên cứ kê lên mà xin, được bao nhiêu thì hậu xét.
Nhưng rõ ràng, có một sự thật không đổi là “món quà tết của Chính phủ đối với hộ nghèo”, vì những thứ “không lạ” không năm nào không diễn ra, đã trở thành nỗi ấm ức của người được nhận. Ấm ức vì bị bớt xén.
Trên Lao động mấy hôm trước, một đồng bào phàn nàn: “Tết đến, cái bụng của bà con dân tộc Rắc Lây đói bỏ bữa, nhưng xã lại cắt xén bớt 5kg gạo cứu đói mỗi người. Vậy nên nhiều hộ phản đối…”. Còn một phụ nữ Quảng Trị thì chìa ra trước ống kính thùng gạo cạn đáy với vẻ mặt giống như là bất bình. Trước thực tế chưa hết Tết đã “đói trở lại”. Trước thực tế gạo cứu đói được “chia đều cho toàn dân”.
Hạt gạo cứu đói, qua tay không ít sự tùy tiện chính quyền, trở thành bằng chứng của sự bất công.
Hạt gạo cứu đói, thêm một lần nữa, khẳng định câu chuyện niềm tin của nhân dân với chính quyền.
Hồi trước tết, một quan chức cơ quan điều phối hoạt động cứu đói là Bộ LĐTB và XH đã khẳng định “Chủ tịch UBND tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm” từ việc đề xuất xin cấp gạo cho đến hậu kiểm việc thực hiện. Đây không chỉ là để thực hiện yêu cầu của Thủ tướng “không được để gia đình nào đói”, mà còn là sự ràng buộc trách nhiệm để hạt gạo từ bụng dân không làm no bụng những quan chức địa phương. Và bây giờ, nhân dân sẽ chờ xem cái trách nhiệm đó nó có to hơn hạt gạo.



Copy từ: Đào uấn’ blog


...............

Chết đẹp


Thứ trưởng bộ C.A Phạm Quý Ngọ (1954-2014)
Thứ trưởng bộ C.A Phạm Quý Ngọ (1954-2014)
Thế là nhân vật trung tâm của báo chí trong những ngày qua – thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quy Ngọ – đã đột ngột  qua đời lúc 21 giờ ngày 18/2/2014 tại bệnh viện 108 vì  ung thư gan. Ông Ngọ ra đi đúng 1 ngày sau khi báo chí nửa kín nửa hở tiết lộ về quyết định đình chỉ công tác để điều tra những cáo buộc liên quan tới ông.
Đó là những tình tiết từ lời khai chấn động của cựu tổng giám đốc Vinalines, Dương Chí Dũng. Theo những gì ông Dũng khai, thì trên cương vị trưởng ban chuyên án, tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật điều tra để Dương Chí Dũng bỏ trốn. Và khoản thù lao mà ‘ông anh’ này nhận không hề nhỏ, 500.000 đô la tiền mặt. Cũng có báo nhắc tới khoản 1.000.000 đô la khác, trong một vụ việc liên quan mà Dương Chí Dũng khai thêm.
Giống như sự đột tử của một số quan chức cao cấp khác trước kia, cái chết của ông Ngọ ngay lập tức xuất hiện nhiều đồn đoán. Một người từng công tác trong ngành Y chia sẻ như sau trên Facebook: “Với sắc diện qua ảnh (của truyền thông), mình không tin là ông “mất vì bệnh K gan”. Bởi vì từ lâu, phương pháp “Cắt gan khô” của Cố GS Tôn Thất Tùng với can thiệp sớm thì tỷ lệ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân rất cao. Có trường hợp đến 10 năm. 
Ông Ngọ lại vừa giàu có vừa là “cán bộ cao cấp”, chẳng nhẽ không có tiền để tìm thầy tìm thuốc quý? Chẳng nhẽ các bác sỹ giỏi không phát hiện sớm và chạy chữa cho ông??? “
Báo chí Việt Nam đã nhanh nhẹn đưa tin về trường hợp của ông Ngọ, hé lộ những chi tiết về bệnh tình của ông. Theo đó, ông bị phát hiện ung thư gan từ vài năm nay, đã từng chạy chữa ở nhiều nước có nền y học tiên tiến như Nhật, Singapore, từng được ghép gan nhưng không qua khỏi.
Tạm bỏ qua những ngờ vực của dư luận, cứ cho rằng đây là số mệnh, là bệnh tật, thì cái chết của ông vào thời điểm này quả là một cái ‘chết đẹp’.
Với cá nhân ông, tuy chưa có cơ hội chạm tay vào cuốn sổ hưu mà lực lượng ‘còn đảng còn mình’ luôn chủ trương giữ chặt, nhưng ông thoát khỏi cảnh bị điều tra xét hỏi; trong trường hợp tồi tệ nhất, thoát khỏi cảnh phải ra trước vành móng ngựa trên chiếc cáng cứu thương như đã từng thấy đâu đó trong đôi ba vụ án trước kia.
Không hạ cánh an toàn như mong ước cửa miệng của giới quan chức, nhưng ông sẽ được hạ huyệt an toàn. Với truyền thống không nói những gì động chạm tới vong linh người đã khuất, cáo phó của ông tới đây chắc chắn sẽ toàn những công trạng, những chiến công mà không kèm theo một đoạn cuối lằng nhằng với dăm bẩy chữ số.
Với gia đình, ông vẫn là người chồng, người cha trọn vẹn, không tì vết và quan trọng hơn cả là một khối tài sản – chắc chắn là không nhỏ – còn nguyên vẹn, không bị báo chí đào bới, hay cơ quan điều tra vặn vẹo về nguồn gốc. Những cảnh ‘dậu đổ bìm leo’ gần đây cho thấy, chẳng những nhà cửa, biệt thự của các vị quan thất thế bị phanh phui mà chuyện đời tư, tình ái cũng không tránh khỏi bị phơi bày.
Sự ra đi vào lúc này của ông cũng khiến các đồng chí chưa bị lộ thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Ăn chia ở Việt Nam thường theo ê-kíp, ít có ai nuốt trọn một mình cả số tiền lớn như vậy. Chưa kể, con đường hoan lộ vù vù của ông, được thăng cấp, lên lon ngay cả lúc đang mang trọng bệnh, chẳng có gì đảm bảo là không dính tới những chuyện mua quan bán chức mà thiên hạ thường đồn đoán.
Nó cũng khiến cho một số người khác, ít nhất là ông trưởng ban Nội chính Trung ương – Nguyễn Bá Thanh – khỏi phải giải một bài toán hóc búa trước sự kỳ vọng của dư luận về một Bao Công chống tham nhũng. Ông Thanh đã tới trực tiếp theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm, ông cũng đã gặp riêng bị cáo này để nghe về lời khai. Và dư luận từ đó tới nay vẫn chờ đợi ở ông một động thái dứt khoát, để chứng minh cho những tuyên bố mạnh mẽ lúc ông mới ra Hà Nội.
Và cuối cùng, sự qua đời đột ngột của ông Ngọ cứu cho đảng một bàn thua trông thấy. Có thể nói, đây là quan chức bự nhất từ trước tới nay dính nghi án nhận hối lộ. Ông Ngọ không những là thứ trưởng bộ Công An, mà còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Những tiết lộ sau này cho thấy, Dương Chí Dũng đã khai tên ông Ngọ ngay từ lúc mới bị dẫn giải từ Campuchia về Sài Gòn, nhưng lời khai đã bị ém nhẹm. Chí Dũng khai lại lần nữa ở trước Tòa, nhưng báo chỉ được phép đăng là “một ông anh”, rồi sau đó ít hôm mới được phép tiết lộ danh tính. Sau một loạt bài rầm rộ, là khoảng lặng khó hiểu, cho tới 1-2 ngày trước, mới hé lộ những tin tức liên quan tới quá trình điều tra tiếp theo.
Đã có sự giằng co, đấu đá gì đó ở giới chóp bu trước khi đưa ra những quyết định liên quan tới nhân vật cao cấp này. Và bất luận việc điều tra đem lại kết quả như thế nào, thì bộ mặt của nhà cầm quyền, qua vụ này, cũng thêm một vết nhọ.
Giờ đây, mọi thứ đều coi như đã được khép lại. Nói cách khác, “game over”!
Không giống như thường thấy trước sự ra đi của một người, trên các trang mạng xã hội, không có nhiều lời chia sẻ, hay sự thương tiếc mà thay vào đó là những bình luận, những phán đoán, thậm chí không thiếu người hả hê. Một bạn viết, “bữa nay có hàng triệu người vui và hàng triệu người chửi”.
Có thể thế, nhưng chắc chắn có một người đang gặm nhấm nỗi buồn trong tù, bởi sự sống chết trông chờ tất cả vào cuộc chơi cuối cùng này.
© Đàn Chim Việt

Copy từ: Đàn Chim Việt


............

Mùa Xuân nào cho Em


Nguyễn Trường Kỳ (Danlambao) - Hai mươi năm, từ ngày không còn làm việc ở Á Châu, tôi về thăm Việt Nam để tìm lại hương vị ngày Tết mà đã gần 39 năm chưa nếm lại. Về thăm đất nước có một chút vui vì gặp được bè bạn, người thân, nhưng cũng đầy lo âu cho tương lai bấp bênh và những rủi ro đang chờ đổ thêm lên đầu người dân mà từ gần 40 năm vẫn chưa cởi bỏ được gánh nặng quá khứ, của số phận người dân nghèo trên một đất nước nghèo.

Sau gần 30 năm đổi từ kinh tế quốc doanh qua nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để tồn tại, một nền kinh tế vay mượn, đầu voi đuôi chuột, đã đi dần vào bế tắc vì chính sách khập khiễng nửa thả nổi theo thị trường, nửa hoạch định bởi trung ương và chính trị độc đảng can thiệp hoàn toàn vào cơ cấu kinh tế, đã từ từ lộ ra nhiều yếu kém, tiêu cực. Số lượng kiều hối người Việt nước ngoài và xuất cảng lao động gởi về nước trung bình gần 10 tỉ đô la 1 năm trong hơn 25 năm qua không đủ giúp cân bằng số ngoại tệ thâm hụt ngày càng tăng vì nhập siêu. Thặng dư mậu dịch với các nước Âu-Mỹ khoảng 30 tỉ đô la hàng năm, không bù được con số nhập siêu từ giao thương mất quân bình hàng ngoại nhập với giá rẻ tràn lan từ Trung Quốc. Biên giới phía Bắc mở ngỏ từ Mông Cái đến Lạng Sơn, Lào Cai để cho hàng nhái, hàng dỏm, hàng độc, hàng rẻ từ Tàu tràn vào Việt Nam, giết chết các cơ sở sản xuất trong nước. Chính sách tiền tệ ưu đãi lãi xuất nhẹ cho các công ty nhà nước trong khi bóp chẹt với lãi xuất cao đối với các công công ty tư nhân làm hàng trăm ngàn công ty lớn nhỏ phá sản, nhưng cũng không cứu được nổi các tổng công ty nhà nước luôn luôn tuyên bố thua lỗ. Điển hình là một công ty nhà nước Vinashin đã nợ ngân hàng ngoại quốc hơn 90 ngàn tỉ đồng và không có khả năng trả. Nợ xấu tồn đọng lên đến 95% GDP, con số quá cao so với mức 65% được cho là an toàn cho các nước đang phát triển. Các công ty nhà nước làm chủ chiếm hữu 70% số tiền vốn đầu tư nhưng chỉ cung cấp được 40% sản phẩm nội địa. Nhiều tệ nạn mua quan bán chức, lo lót, chạy việc bằng hối lộ đã được phanh phui nhưng chỉ với con số nhỏ. Đa số những nạn tham nhũng lớn khác chưa hay không bao giờ được khui ra vì đụng đến quyền lực. Có quyền là có tiền, có tiền lại mua thêm quyền, cứ thế từ ông trưởng ấp lên đến lãnh tu chóp bu cao, ai cũng thấy, cũng biết mà không ai làm gì được. Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, trước đền Hòa Liễu, Hải Phòng, có tục lệ là người trưởng thôn cùng những người được cho đóng vai làm đại diện cho “quan” trong làng nắm tay lại đưa lên trời hô vang lời thề” : “Ai dùng của công vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt…”. Lời thề ấy đã có từ 500 năm xưa cho đến bây giờ nhưng coi chừng gần đây không hiệu nghiệm cho lắm vì có biết bao nhiêu “con sâu” đục khoét tiền thuế của dân mà có ai bị tru diệt đâu.

Bình quân sản lượng gộp tính trên đầu người năm 2005 là $700 đô la, và năm 2013 là $1900 đô la, tăng gần gấp 3 lần trong 5 năm, nhưng lạm phát cao hơn con số đó. Bằng chứng là bà nội trợ đem 1 triệu đồng đi chợ hôm nay chưa mua được 1/3 số thực phẩm đã mua được 5 năm về trước. Có nghĩa kinh tế càng phát triển, người dân càng nghèo đi, và mãi lực tiền đồng ngày càng mất giá, tiền lương kiếm được không theo kịp giá vật dụng gia tăng.

Một nền kinh tế ào ào đi tới như chiếc xe không phanh, 30 năm đã bỏ lại đàng sau những đám bụi mờ. Chiếc xe nay đang từ từ đứng lại vì hết xăng nhưng đám bụi đàng sau vẫn chưa hết mờ. Trong khi một thiểu số giàu lên mau chóng vì biết đi tắt đón đầu, manh múng theo thời cơ và chụp lấy cơ hội kinh doanh làm giàu. Họ giàu có một cách bất thường, nhờ tài thì ít mà nhờ thủ đoạn thì nhiều. Những kẻ có tiền dựa kẻ có quyền, cả hai cùng hưởng lợi. Xã hội giàu nghèo ngày càng phân hóa, cách biệt. Người giàu càng giàu hơn, người nghèo càng nghèo mạt. Một chính sách theo chủ nghĩa xã hội mà nhu cầu gì người dân cũng phải chi tiền. Tiền gởi con đến trường, tiền khi đau vào bệnh viện, tiền đóng góp để làm lại những con đường trong xóm… Tiền chi càng cao việc xong càng nhanh, không tiền thì ngồi chờ, có khi chết rồi mà bệnh viện vẫn chưa biết bệnh nhân tên gì. Và nếu có khám thì đã có mẫu kết quả viết sẵn, in ra, cho người nhà đơn ra ngoài mua thuốc. Một ông cụ 70t bị bênh phổi, báo cáo khám nghiệm bảo ông đã có thai 3 tháng! Bệnh viện quá tải, trường học chật ních, nhưng đất dành xây sân golf, du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao thì dư. Đâu đâu cũng thấy bề mặt nổi với những công trình xây dựng cao chót vót, nhưng không che được đàng sau là những ổ chuột tối tăm của những người nhập cư lậu từ quê lên tỉnh kiếm sống.

Năm mới, một bức tranh không mấy sáng sủa giống như những ngày đầu năm rét đậm, người dân cả nước trùm chăn chờ ngày mùa Xuân nắng ấm, một mùa Xuân không tới. Thời kinh tế phát triển vội vã đã có một bộ phận không nhỏ người dân nghèo chạy hụt hơi mà vẫn không theo kịp. Nay kinh tế tụt hậu, đám dân nghèo càng bị đẩy lùi ra đàng sau mà không ai biết có bao nhiêu gia đình đón Tết năm nay không đủ áo ấm để mặc đừng nói đến áo mới đón Xuân. Trong nền kinh tế mà mọi con số không được thống kê minh bạch, không biết những bí mật nào đang chờ khui ra mà giới chuyên gia quốc tế tiên đoán là sẽ có rất nhiều điều không tốt sẽ được bật mí trong 3 năm tới. Kinh tế không tốt, chính quyền trung ương vẫn lăm lăm tay súng, giữ vững ngọn cờ, như họ đã can qua trong thời 10 năm đen tối nhất (75-85), duy chỉ có người dân nghèo phải nhận chịu tất cả tai ương. Kinh tế càng bấp bênh, giới con buôn trục lợi càng giàu lên và con cái họ xuất ngoại du học ngày càng nhiều mà đa số không phải để thâu lượm kiến thức mà tìm cách ở lại ngoại quốc để tẩu tán tài sản ra nước ngoài cất giấu. Thế hệ cha ông vẫn ca ngợi thời chống Mỹ là oanh liệt, anh hùng mà con cái thời nay thì cho Mỹ mới là anh hùng, cái gì của Mỹ cũng nhất. Có không ít đám thanh niên thiếu nữ ở thành phố lớn bây giờ cho mình thêm một cái tên Mỹ như Linda Lê, Tracy Trần, Nicky Ngô… cho giống với những bạn Việt Kiều cùng lứa. Tóc hoe vàng, khoen tai đeo lên mũi, quần xệ đáy, nhảy hip hop giữa đường phố như đám trẻ da đen ở khu Harlem... có ăn chơi thời thượng như thế mới là đẳng cấp. Đẳng cấp kể cả những câu nói nửa Việt, nửa Anh, nói lơ lớ tiếng Việt không dấu như được sinh ra ở nước ngoài nên quên tiếng Mẹ đẻ.

Điều mà thế hệ Cha Ông cố tranh đấu để không bị lệ thuộc ngoại bang nay như đang bị lệ thuộc hoàn toàn từ tư tưởng đến sách lược. Chính sách chống đỡ yếu ớt để làm chậm ảnh hưởng ngoại lai như “đổi mới không đổi màu, hòa nhập không hòa tan” không hiệu quả mấy. Đã gần 70 năm hy sinh bao thế hệ thanh niên để tranh đấu san bằng giai cấp xã hội thì nay xã hội đã có những giai cấp thống trị mới, không phải là người đến từ một đế quốc nào mà là những người đồng chí năm xưa. Ý nghĩa hy sinh làm cách mạng đã bỏ lại trong rừng sâu, về thành nay họ chỉ biết lo củng cố đời con cho bõ những hy sinh thời kháng chiến. Cái quyền được phép kinh doanh đảng dành cho những đảng viên nhiều cơ hội làm giàu, dù bất chính. Có tiền mua tiên cũng được. Chỉ khổ cho những người dân nghèo không tiền.

Nghèo có phải là nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội? Cướp giật, đâm chém, lường gạt xảy ra là chuyện “thường ngày ở huyện”. Thực phẩm hư thối pha chế thêm độc chất để bán được lâu, giá rẻ, hợp với túi tiền người dân nghèo mua ăn và ăn vào thì chờ nhập viện. Giả dối là tiền đề trên mọi liên hệ, giao dịch và đối xử với nhau. Giả dối ngay cả trong việc học, việc thi và mua bán bằng cấp. Chính ông phó Thủ Tướng một thời đặt trách Giáo Dục Nguyễn Thiện Nhân đã phải lên tiếng công nhận: “Xã hội Việt Nam bây giờ giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi. Đạo đức trong gia đình Việt Nam đồng nghĩa với sự dối trá”. Trên tờ Dân Trí, tiếng nói của nghành giáo dục đã có bài xã luận viết “…Thầy dối trá thầy, trò dối trá trò, quản lý giáo dục báo cáo láo, nạn mua bán bằng, bán đề thi, mua quan bán tước hiện đang là một đại họa cho nền giáo dục Việt Nam. Thậm chí đến trong gia đình cha con, chồng vợ cũng dối nhau, vì không tin nhau, nói dối như là một phản ứng của con chó Pavlov”. Trên các trang mạng của các nhà trí thức trong lẫn ngoài nước, các đài RFA, RFI, BBC… đã nói rõ việc chính trị hóa nền giáo dục đã tạo cơ sở cho sự dối trá đang làm bá chủ đất nước. Ra rả trên các cơ quan truyền thông là lời kêu gọi người dân noi gương đạo đức cách mạng của các lãnh tụ, nhưng không thấy nói những đạo đức cách mạng đó là gì, trong khi trẻ em ở trường không được dạy kỹ những khuôn thức đạo đức giáo dục căn bản. Thanh thiếu niên coi đất nước là của chung, như lời dạy của đảng, không của riêng ai nên không ai cần phải lo giữ gìn. Những ngày Tết, trai gái ùn ùn từ thành phố chở nhau ra biển du xuân. Hàng ngàn thanh niên thiếu nữ cắm trại ăn nhậu, ngủ qua đêm dưới những tàn dương liễu ở Hồ Tràm. Hôm sau ra về, họ bỏ lại đàng sau hàng tấn rác, vỏ lon bia, bao nhựa, thức ăn thừa… trên bờ biển. Gió thổi rác ra biển bập bềnh trên sóng. Du khách tắm biển, tắm chung với rác.

Nhớ lại cách nay 20 năm, năm 1994, sau 4 năm lo việc cho công ty ở Á Châu và giúp đặt nền tảng cho kinh doanh ở Việt Nam, tôi rời Singapore về lại Mỹ để nhậm chức vùng Nam Mỹ. Rời Á Châu với một niềm tin là 20 năm sau Việt Nam sẽ có những tiến bộ kinh tế xứng tầm với đất nước 90 triệu dân thông minh, mẫn cán. 20 năm sau về lại, đã có thấy những thay đổi hạ tầng, nhiều con đường rộng, cầu mới, đường hầm, và nhiều cao ốc vươn cao lên. Nhà cửa ở phố thị cũng có cao hơn lên nhưng tầm đất nước so với những quốc gia trong khu vực thì thấp, không biết bao giờ bắt kịp. Giao thương với các nước Tây Phương có phát triển đều hàng năm nhờ xuất siêu các mặt hàng gia công cần nhiều nhân lực. Kim nghạch giao thương hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ tăng 130 lần, hơn 30 tỉ đô la, so với năm 94, 20 năm sau khi được bang giao. Lẽ ra với ưu đãi từ phía Mỹ, cán cân thương mại đó có thể cao gấp đôi, nhưng vì áp lực của đàn anh phương Bắc nên làm gì với Mỹ, Việt Nam cũng phải dè chừng. Sắp tới Việt Nam lại một lần nữa sẽ được Mỹ cho tham gia vào tổ chức Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), không có Tàu tham dự, rất có lợi cho kinh tế Việt Nam, như là cách để Mỹ giúp cho Việt Nam thoát khỏi cái bóng khổng lổ của người Hán phương Bắc. Nhưng chưa chắc người Tàu để cho yên, như lần vào WTO, Việt Nam đã phải nhường để cho Tàu vào trước. Lực lượng hải quân Mỹ đã trở lại Subic Bay Phi Luật Tân như thời chiến tranh lạnh nên Nga cũng sẽ trở lại Cam Ranh Việt Nam để tranh phần. Những người phương Tây da trắng, cả Nga lẫn Mỹ, đều không muốn người khổng lồ da vàng Tàu làm bá chủ Thái Bình Dương nên viện cớ bảo vệ đồng minh mà tiến vào đây chiếm phần. Liệu biển Đông sẽ dậy sóng như thời Nhật Hoàng điên rồ xây giấc mộng Đại Đông Á. Lần này nếu chiến tranh xảy ra, không chỉ có 2 trái bom nguyên tử nổ mà là cả vùng biển Đông sẽ như chảo lửa, làm thiêu rụi giấc mộng Đại Hán bá quyền, và nước Việt Nam sẽ thành bình địa.

Chiến tranh biển Đông, điều mà 90 triệu dân Việt Nam không muốn tham gia nhưng sẽ bị lôi kéo vào và thiệt hại khó lường. Áp lực quân sự bao trùm, chính quyền vẫn cố đu giây, giữ thăng bằng, không để sẩy. Bên ngoài thì làm mặt bình thản để che đậy bên trong những sôi sục từ lòng dân. Dân không thuận vì chính quyền độc tài đảng trị thêm nạn tham nhũng, bè phái. Thượng bất chánh, hạ tất loạn, bây giờ thì chỉ mới “loạn” lên từ những những tiếng nói bất khuất của thành phần trí thức muốn cứu đất nước trước những hiểm họa, nhưng quyền được nói thẳng, nói thật của họ bị đàn áp thẳng tay. Ngay cả những báo chí “lề đảng” cũng không thể im lặng trước những tệ nạn không thể che dấu được.

46 năm từ vụ thảm sát Tết Mậu Thân miền Trung, 39 năm chiếm được miền Nam, 69 năm từ ngày cướp chính quyền miền Bắc… đất nước đã về một mối nhưng lòng người phân tán hơn bao giờ. Bây giờ không còn kỳ thị Bắc-Nam, cộng sản - tư bản mà chỉ có một bên là nhóm 3 triệu người bảo vệ quyền lực đảng Mafia và một bên là toàn khối dân tộc. Bảo vệ đảng là đồng nghĩa với bảo vệ quyền lực và quyền làm chủ tài sản đất nước cho riêng đám con cháu mình hưởng. Lịch sử qua bao thời đại đã chứng minh, khi người dân chịu hết nổi áp bức, bất công, đó là lúc cách mạng nổi lên, và cuộc cách mạng lần này sẽ không mang danh đánh đuổi ngoại bang nữa mà làm cách mạng để rửa sạch hư thối chính quyền, cặn bã xã hội, trả lại đất nước Việt cho con người Việt.

Mừng Xuân trên quê hương nay không có gì vui, nên không biết đến bao giờ sẽ có được những mùa Xuân như thuở xưa. Mùa Xuân nào cho những em bé bất hạnh trên đường phố, trong trại mồ côi. Mùa Xuân nào đang chờ đất nước tôi?

Tháng 2, 2014

Nguyễn Trường Kỳ

Copy từ: Dân Làm Báo


...................

Hai thông tin quan trọng có quyền hy vọng cho dân chủ và chủ quyền


Chỉ trong một tuần nay, có liền 2 thông tin quan trọng về hai chủ đề trên được rỉ tai nhau, ít nhiều “có lý”, đáng suy ngẫm và cần bàn.
Thông tin thứ nhất cho là Mặt trận tổ quốc VN đang có kiến nghị lên đảng để tổ chức một cuộc đối thoại với những nhân vật đấu tranh cho dân chủ, bất đồng chính kiến.

Thông tin thứ hai là TBT Nguyễn Phú Trọng đồng ý việc tổ chức một hội thảo khoa học về cuộc Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979, nhưng chỉ tổ chức vào khoảng ngày cuối cùng của cuộc chiến, ngày quân xâm lược Trung Cộng rút lui, đánh dấu thắng lợi của quân dân VN – 18/3/1979.
Xin được bàn đôi lời:
1. Với cương vị Ủy viên BCT, lại từ Phó thủ tướng qua nắm Mặt trận, ắt hẳn ông Nguyễn Thiện Nhân muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa quan trọng cho những năm cuối cùng của mình mà không cứ mãi núp bóng kẻ khác, hết ở TPHCM, lại tới Chính phủ. Ông lại cũng được coi như một gương mặt “kỹ trị” trong giới lãnh đạo, nay “gần” với giới trí thức, nhân sĩ hơn.
Thêm nữa, trong Thông điệp đầu năm, ông Thủ tướng cũng đã nhắc nhiều tới “dân chủ”, “minh bạch”. Rồi trong lời Chúc Tết đầu năm, ông Chủ tịch nước cũng lại nói tới “dân chủ rộng rãi” … Việc “khai triển” những tinh thần đó, không có đâu hơn là Mặt trận tổ quốc.
Nếu có, đây cũng sẽ là “quả bóng” mà các ông đẩy vào chân nhau.
2. Sau những tai tiếng quanh sự kiện 40 năm Hải chiến Hoàng Sa, rồi tới 35 năm Chiến tranh biên giới Việt-Trung, bị lên cả báo chí phương Tây (như tờ báo lớn The Washington Post), nhiều nhân sĩ, trí thức, cả đại biểu quốc hội, nhà sử học … lên tiếng, ông TBT Nguyễn Phú Trọng, và có thể cả ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị, ứng viên kế nhiệm ông Trọng, cần một cử chỉ nào đó để đỡ tai tiếng cá nhân. 
1
 Về khía cạnh “nội bộ”, việc ông Thủ tướng “ghi điểm” khi có được thông tin nửa kín nửa hở cuộc làm việc của ông với Hội khoa học Lịch sử, là chỉ dấu bất lợi cho các ông Trọng, Nghị, … trong cuộc đua vào Đại hội 12 tới đây, người thì cần “ghế lớn”, người cần tiếng nói có trọng lượng khi chuẩn bị nhân sự. 
Vậy thì việc tổ chức một hội thảo là khả dĩ nhất. Chỉ còn cái khó cho các ông là mức độ, hình thức tổ chức, nội dung tham luận, và cách đưa thông tin ra sao. 
Về phía các bậc nhân sĩ, trí thức cũng như những người dân tranh đấu cho dân chủ, chủ quyền cũng cần lưu tâm, biết đâu những người lãnh đạo cũng đang cần ở họ một động thái nào đó, để có nó được trọn vẹn một màn “kẻ tung người hứng”, vừa đỡ bị “bạn vàng” phương Bắc sinh sự, vừa được thêm tiếng thơm với dân, và những ý nghĩa khác nữa.

Copy từ: Chép Sử Việt


..............

Vụ chi tiền "bôi trơn" hơn 1 tỷ Đồng để lo lót đầu vào cao học

(GDVN) - Để được tham gia lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế, 40 học viên đã “bôi trơn”hơn 1 tỷ đồng cho cán bộ Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh nhờ lo lót. 
 

“Bôi trơn” để “chống trượt”
Tháng 6/2013, khi nhận được thông tin tuyển sinh lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế (của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), 40 học viên tại Thanh Hóa đã nộp đơn xin tham gia.
Để học viên có đủ điều kiện đăng ký dự thi, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (TTGDTX) đã có công văn đề nghị trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức cho các học viên học một số chuyên đề chuyển đổi kiến thức…
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa
Thể theo nguyện vọng của các học viên, ngày 23/6/2013, Trường Đại học kinh tế - ĐH QG Hà Nội (bên A) và Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa (bên B) thực hiện hợp đồng đào tạo lớp học chuyển đổi môn học ngành QLKT với quy định:
Bên A xây dựng chương trình và kế hoạch của lớp, xây dựng dự toán theo nguyên tắc thu đủ chi, tổ chức, phân công cán bộ tham gia giảng dạy.
Trách nhiệm của bên B: Tổ chức khai giảng; Quản lý lớp học về mặt hành chính, theo dõi học viên và thu tiền của người học theo hợp đồng…Đến ngày 20/8/2013, hợp đồng học chuyển đổi kiến thức đã được hai đơn vị này thanh lý.
Theo như phản ánh của một số học viên, sau khi hoàn thành học phần chuyển đổi kiến thức, họ nhận được thông báo từ phòng quản lý đào tạo TTGDTX tỉnh Thanh Hóa, những ai có "nhu cầu thi đỗ" lớp thạc sĩ kinh tế sắp tới thì ngoài số tiền ôn thi cho trường Đại học kinh tế theo dự trù thì phải nộp thêm 28 triệu đồng để được giúp “chống trượt” đầu vào.

Nghe theo "chỉ thị" trên, có 40 học viên đã nộp tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng để lo lót cho kỳ thi được tổ chức vào trung tuần tháng 9/2013 tại Hà Nội.

“Bôi trơn” nhưng vẫn trượt

Sự việc vỡ lở khi tại kỳ thi vào lớp cao học, trong tổng số 40 học viên tham gia thi thì có 3 học viên bị đuổi khỏi phòng thi do vi phạm quy chế thi.  

Sau đó không lâu, Đại học Quốc gia đã công bố kết quả các học viên trúng tuyển vào lớp thạc sĩ QLKT. Kết quả chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển vào lớp Cao học Quản lý kinh tế của Đại học Kinh tế.

Uất ức vì đã nộp tiền "bôi trơn" nhưng vẫn trượt, tháng 10/2013, một số học viên ở Thanh Hóa gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị làm rõ dấu hiệu tiêu cực trong hoạt động thi cử của một lớp ôn thi cao học chuyên ngành thạc sĩ Quản lý kinh tế thuộc trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nhận được phản ánh về sự việc trên, TTGDTX tỉnh Thanh Hóa đã thành lập tổ công tác xác minh. Kết quả cho thấy, việc thu tiền tỷ chống trượt đầu vào là có thật. Ba cán bộ tại Trung tâm đứng ra thu tiền của học viên gồm các ông Bùi Sỹ Hồng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Lê Trọng Sơn, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo phụ trách lớp và Lê Thị Liên, cán bộ phòng Quản lý đào tạo.

Nhóm này thông qua cán sự lớp đã tổ chức thu của 40 học viên mỗi người 28 triệu đồng, tổng thu là 1.080.000.000 đồng. Trong đó, 40 triệu được chi cho Ban cán sự lớp hoạt động, số tiền còn lại, nhóm giáo viên này nhận để lo đầu vào cho học viên như cam kết.

Hội đồng kỷ luật trung tâm đã tổ chức họp kiểm điểm cán bộ, giáo viên và đưa ra hình thức kỷ luật. Theo đó, ông Bùi Sỹ Hồng, bà Lê Thị Liên bị kỷ luật cảnh cáo, ông Lê Trọng Sơn bị khiển trách.
Copy từ: Giáo Dục

..........

Ông Chấn đang thu thập hóa đơn, chứng từ để yêu cầu bồi thường


Ông Nguyễn Thanh Chấn cho biết: Gia đình đang thu thập các hóa đơn, chứng từ để tiến hành các thủ tục yêu cầu bồi thường cho những mất mát của ông và gia đình trong 10 năm qua. Việc thu thập những tài liệu này gặp nhiều khó khăn do thời gian diễn ra quá lâu.
Theo các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, ông Nguyễn Thanh Chấn phải có những tài liệu để chứng minh những thiệt hại, tổn thất về vật chất mà gia đình ông đã mất để làm căn cứ cho việc yêu bồi thường.
Do số lượng hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc chứng minh các khoản cần bồi thường rất lớn nên ngoài luật sư thuộc Trung tâm Tư vấn pháp luật (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã trợ giúp gia đình ông các thủ tục pháp lý từ trước, hiện gia đình ông Chấn đã thuê thêm luật sư để cùng phối hợp, giải quyết công việc này.
Được biết, ngay từ cuối năm 2013, luật sư Vũ Thị Nga - PGĐ Trung tâm Tư vấn pháp luật (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đã nhận trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Nguyễn Thanh Chấn đang thu thập hóa đơn, chứng từ để tiến hành việc bồi thường oan sai cho mình.
Trong thời gian tới, các luật sư sẽ liệt kê chứng từ chứng minh những chi phí thực tế mà gia đình ông Chấn đã phải chịu thiệt hại trong 10 năm đi kêu oan để yêu cầu bồi thường những thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, có thực tế là do thời gian đã trôi qua quá lâu nên việc tìm kiếm các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, gia đình ông Chấn chỉ muốn nhanh chóng tìm được sớm, hoàn tất các thủ tục liên quan để gia đình sớm được bồi thường còn có tiền để đi trả nợ, trang trải cuộc sống bởi trong 10 năm qua, kinh tế gia đình ông Chấn trở nên kiệt quệ do mọi nguồn lực kinh tế đề được dồn cho việc minh oan cho ông.


Copy từ: Lao Động

.................

Trò đánh lại thầy trên bục giảng: "Hẳn đã quá giới hạn chịu đựng"



(Soha.vn) - Nói về trường hợp thầy giáo tát học sinh ở trường THPT Nguyễn Huệ ở Bình Định, ông Đào Trọng Thi cho rằng đó là hành động côn đồ.

Video clip thầy giáo đánh học sinh và học sinh đánh lại xảy ra ở trường THPT Nguyễn Huệ ở tỉnh Bình Định đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Với một loạt các vụ việc liên quan đến giáo dục trong thời gian vừa qua, đã xuất hiện những lo lắng về sự xuống cấp đạo đức trong môi trường sư phạm.
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho hay: “Việc giáo viên bạo hành với học sinh là không thể chấp nhận được trên mọi phương diện: từ pháp luật, đạo đức đến phương pháp sư phạm. Và sự việc học sinh đánh lại thầy khi bị thầy đánh, tôi thấy đạo đức trong nhà trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đó là một điều đáng tiếc, đáng xấu hổ cho nhà trường của chúng ta, rất đáng báo động”.
“Với tư cách là một cá nhân trong xã hội chứ chưa nhắc tới công việc là một nhà giáo, tôi thấy việc lấy tay tát một người khác cũng đã là rất khó chấp nhận dù có ghét nhau đến cỡ nào, chưa kể là giáo viên lấy tay tát học sinh như thế. Đó là một hành động côn đồ. Tôi cảm thấy rất buồn!
Hành động phản ứng của học sinh đối với thầy giáo cũng là hành động không thể chấp nhận được nhưng cũng còn có lý do và đáng thông cảm hơn. Bởi lẽ người thầy giáo đó đâu còn giữ được hình ảnh và tư cách của một người thầy trước học sinh nữa khi có một hành động côn đồ như thế. Trong thực tế, học sinh bao giờ cũng ở thế yếu hơn so với giáo viên bởi lẽ những ràng buộc về đạo đức xã hội. Vậy mà học sinh lại vung tay đánh lại thầy giáo thì hẳn là đã vượt quá giới hạn chịu đựng…”, GS Đào Trọng Thi nói.
Hình ảnh cắt từ clip
Hình ảnh cắt từ clip
Và theo GS Thi nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các ngành các cấp và các thành phần xã hội khác nhau trong xã hội thì đó cũng là một biểu hiện rất nguy hiểm. Trong việc này không hoàn toàn chỉ có quan hệ trong nhà trường dù sự việc xảy ra trong nhà trường mà còn liên quan đến cả xã hội: các bậc phụ huynh và các mối quan hệ xã hội.
Khi được hỏi ý kiến về việc Phó Giám đốc Sở Bình Định cho biết người giáo viên đó là giáo viên hợp đồng theo năm, ông Đào Trọng Thi cho rằng: “Dù có là loại hợp đồng gì thì khi một người đứng trên bục giảng cũng phải có tư cách của một nhà giáo. Đây là vấn đề đạo đức nghề nghiệp chứ không phải đạo đức công chức”.
Liên quan đến những hiện tượng giáo viên đánh học sinh, bảo mẫu đánh trẻ diễn ra ngày càng nhiều, ông Thi cho rằng: “Giáo viên là sản phẩm đào tạo của các trường Sư phạm, đào tạo những người đứng trên bục giảng. Trong bối cảnh xã hội có nhiều tác động mạnh mẽ đến đời sống của mỗi cá nhân, trách nhiệm chính là ở các giáo viên. Các giáo viên phải luôn rèn luyện bản thân thường xuyên, không ngừng cả góc độ chuyên môn lẫn dạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi nghề nghiệp.
Ngoài ra cũng rất cần sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự quan tâm của xã hội, của các phụ huynh để động viên, khuyến khích các nhà giáo giữ được hình mẫu mô phạm cũng như đạo đức của người giáo viên".
Cũng theo ông Thi, mỗi trường hợp vi phạm có những hoàn cảnh khác nhau, cuộc sống khác nhau tác động đến tâm lý nhưng dường như việc xử lý những trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp còn chưa được nghiêm khắc, quyết liệt và vẫn còn sự né tránh nào đó. Cho nên việc xử lý nghiêm minh là cấp bách và cần thiết. Chúng ta phải bắt đầu từ những nhà giáo.


Copy từ: Soha


...........

BẮC NINH: TƯỢNG TÀU XUẤT HIỆN TẠI NGÔI CHÙA CỔ NHẤT VIỆT NAM


Hôm nay (18.2.2014) chúng tôi đi thăm chùa Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khi đến tòa Đại hùng bảo điện, còn gọi là Tam bảo hậu thì thực sự choáng váng vì ở đây có một pho tượng "lạ" chễm chệ ngay sau bức tượng cổ thuần Việt.

Hà Nội đã dẹp được pho tượng Tàu ở chùa Bà Đá. Vậy ngành văn hóa tỉnh Bắc Ninh có làm được điều tương tự là đưa pho tượng này ra khỏi chùa, hoặc cất giữ trong kho của chùa để trả lại vẻ đẹp thuần khiết và cổ kính cho chùa Dâu - ngôi chùa cổ nhất Việt Nam? 
 
 Ban thờ Tam Bảo hậu, hoành phi có bốn chữ "Đại Hùng Bảo Điện", 
và là nơi bài trí những pho tượng cổ. .

 Bỗng nhiên xen vào một pho tượng "lạ"


 
  Pho tượng lạ, chất liệu nhựa tổng hợp đưa về từ Đài Loan


Chúng tôi ngay lập tức vào gặp sư bà trụ trì Thích Đàm Tùy để góp ý là không nên bài trí pho tượng này trong một ngôi chùa cổ kính như thế này, nhưng sư bà lúc đó đang nghỉ trưa. 

Rời khỏi chùa, đi thăm vài nơi khác nữa, rồi về chiều chúng tôi cử một người quay lại chùa Dâu và gặp sư bà để trình bày ý kiến góp ý. 

Nhưng sư bà Thích Đàm Tùy lại nổi cáu và mắng té tát: "Tôi không nói chuyện. Tôi bận lắm. Không có thời gian. À, đây là tượng Đài Loan, chứ không phải tượng Tàu nhé. Có một Phật tử người ta cúng 2 năm nay rồi.  Nhà báo nhà Đài cứ làm to chuyện ! Nhà đài nói láo, nhà báo nói phét. Thấy chùa Bà Đá có pho tượng Tàu, lại cứ đến chùa nào cũng soi, cũng bảo là Tàu. Cái gì cũng Tàu, thế mà đồ Tàu gì cũng mua, cũng dùng!".

Ai cho phép đưa pho tượng này vào tòa Tam Bảo chùa Dâu? Tại sao pho tượng được đưa vào đây từ hai năm nay mà Phòng Văn hóa huyện Thuận Thành và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh không ai biết?

Chúng tôi có người giám sát sẽ mỗi tuần đều có mặt tại Chùa Dâu để xem ngành văn hóa Bắc Ninh thực hiện Luật Di sản như thế nào, đặc biệt là với di tích đặc biệt quan trọng này!
__________________

Theo Wikipedia: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.
Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu. 
Lịch sử 
Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. 
Kiến trúc 
Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.
Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.
Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.
Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.
Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Có câu thơ lưu truyền dân gian:
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm - chùa Tổ - nơi thờ Phật Mẫu Man Nương. (Wikipedia - Chùa Dâu).
Copy từ: Tễu’ blog


..............

Mỹ chỉ ra tay khi 'răn đe' TQ không thành?


Mỹ chỉ thực sự "ra tay" khi các biện pháp "răn đe" đối với Trung Quốc tỏ ra không hiệu quả. >> Ván cờ Đông Bắc Á 2014: TQ tiếp tục bổn cũ 'mềm nắn rắn buông'
Lợi ích của 3 bênCác tranh chấp tại biển Hoa Đông đều phản ánh lợi ích và các giá trị mà 3 bên Trung - Mỹ - Nhật theo đuổi. Trong chiến lược tái cân bằng (rebalancing) tại châu Á, quan hệ hai bờ Mỹ - Trung và Mỹ - Nhật là hai mối quan hệ chiến lược trọng yếu của Mỹ.
Mặc dù vẫn xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu tại khu vực, Mỹ sẽ không loại trừ khả năng hợp tác với Trung Quốc về nhiều vấn đề như hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhân quyền, an ninh phi truyền thống,...
Lợi ích toàn cầu và khu vực sẽ buộc Mỹ phải chấp nhận giải pháp nước đôi "vừa hợp tác, vừa cạnh tranh". Và Mỹ chỉ thực sự "ra tay" khi các biện pháp "răn đe" đối với Trung Quốc tỏ ra không hiệu quả. Khi ấy, chiến lược của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh "nặng - nhẹ" đối với cặp quan hệ "hợp tác - cạnh tranh".
Trong khi đó, Nhật Bản vẫn là đồng minh quan trọng hàng đầu của Mỹ. Nhật Bản được xem như người phát ngôn cho Mỹ tại Đông Bắc Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh Tokyo đang tìm kiếm sự tự chủ hơn thay vì mãi lệ thuộc vào "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ, thì Mỹ vẫn phải duy trì quan hệ "đồng minh mang tính kiềm chế".
Đông Bắc Á, Hoa Đông, Tam Quốc, ADIZ
Máy bay chiến đấu của Mỹ tham gia tập trận chung với Nhật Bản vào tháng 11/2013, ngay gần ADIZ của TQ. Ảnh: CNN
Lựa chọn chiến lược đó vừa đảm bảo sự hỗ trợ cần thiết của Mỹ cho Nhật Bản trong trường hợp vấn đề Senkaku/ Điếu Ngư hay an ninh của Nhật bị Trung Quốc đe dọa. Đồng thời, Nhật vẫn phải xem Mỹ là "quan thầy" của mình thay vì hành xử theo kiểu "cầm đèn chạy trước ô tô".
Từ thập niên thứ hai của thế kỷ 21, Nhật Bản đã chứng tỏ mình là một tay chơi có tầm hơn rất nhiều. Tokyo luôn muốn Bắc Kinh hiểu rằng mình "không khuất phục" và sẵn sàng độc lập hơn trong quan hệ Nhật - Mỹ.
Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ buộc Nhật Bản và Mỹ gắn bó với nhau nhiều hơn. Thế nhưng, Hiệp ước an ninh và quan hệ đồng minh chiến lược truyền thống Nhật - Mỹ vẫn chưa đảm bảo khả năng 100% rằng Mỹ sẽ can thiệp vào vấn đề Senkaku/ Điếu Ngư khi Nhật bị đe dọa. Bởi lẽ, Mỹ không muốn Nhật làm gián đoạn chính sách Đông Á nói chung và quan hệ Mỹ - Trung nói riêng.
Dẫu vậy, Nhật vẫn có thể xem Mỹ như "lá bài hộ mệnh" đối với các vấn đề an ninh. Trung Quốc buộc phải "dè chừng" Mỹ là điều tất yếu.
Hiện Nhật Bản đang chứng tỏ vai trò ngày càng tăng trong các vấn đề khu vực. Kế hoạch sửa đổi Hiến pháp để tạo cơ sở pháp lý giúp Nhật Bản có thể trở thành "cường quốc bình thường" là một minh chứng. Tiếng nói trên trường quốc tế và hình ảnh thân thiện, có trách nhiệm gắn với chiến lược cải cách kinh tế "Abenomics" của ông Abe đang nhận được nhiều sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế. Tokyo đang trở thành một bên quan trọng hơn trong ván bài Đông Bắc Á.
"Bắc cự Nhật Bản, Đông hòa Hoa Kỳ"?
Có thể nhận thấy những hành động gây hấn của Trung Quốc nằm trong chuỗi "góp gió thành bão" để hiện thực hóa chiến lược kiểm soát các vùng biển then chốt. Động thái của Trung Quốc rõ ràng đã phản ánh lợi ích chiến lược của hai cặp quan hệ Bắc Kinh - Tokyo và Bắc Kinh - Washington. Trong hàng loạt các động thái leo thang tại Hoa Đông, Trung Quốc luôn kiên trì chiến thuật "tằm ăn rỗi" (salami-slicing) nhằm từng bước đẩy mạnh các yêu sách và buộc Nhật Bản cũng như Mỹ phải nhún nhường.
8 chữ vàng "Bắc cự Tào Tháo, Đông hòa Tôn Quyền" của Khổng Minh khi truyền đạt cho Quan Vũ để bảo vệ Kinh Châu vẫn tỏ ra có hiệu quả trong quan hệ "Mỹ - Nhật - Trung". Nhìn chung, Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng buộc Nhật Bản phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền và từng bước chịu sự kiểm soát của Trung Quốc (Bắc cự Nhật Bản) trong khi vẫn duy trì quan hệ hữu hảo tốt nhất có thể với Mỹ (Đông hòa Hoa Kỳ).
Nhận định về cục diện "tam quốc hiện đại", nhà hiện thực chủ nghĩa nổi tiếng John Mearsheimer tin rằng Bắc Kinh và Tokyo rất có khả năng vướng vào một cuộc "chiến tranh nóng" (shooting war) trong vòng 5 năm tới. Mearsheimer cũng cho rằng nếu cuộc chiến diễn ra, Mỹ sẽ có hai lựa chọn: hoặc là cố gắng giữ vai trò trọng tài phân xử để ngăn cản cuộc chiến và đưa hai bên về trạng thái ban đầu (status quo ante), hoặc tham gia và ủng hộ Nhật Bản. Ông cũng tin rằng Mỹ vẫn sẽ có thể duy trì sức mạnh vượt trội của mình.
Hiện nay, Trung Quốc đang được xem như là "tay trên" trong khi vị thế của Nhật có phần yếu hơn. Thế nhưng, so với Mỹ thì Trung Quốc vẫn chưa chiếm được thế thượng phong. Do đó, sự bế tắc quan hệ Trung - Nhật không chỉ xuất phát từ sự phức tạp của các vấn đề lịch sử, kinh tế, chính trị... mà còn bởi nhân tố Mỹ.
Chính vì vậy, tranh chấp biển đảo Trung - Nhật nói riêng và quan hệ Trung - Nhật nói chung vẫn phải tính đến Mỹ. Trong khi tìm kiếm ưu thế vượt trội trước Tokyo thì Bắc Kinh vẫn phải chấp nhận quan hệ "hợp tác - cạnh tranh" do Washington cầm chịch.
Tuy nhiên, các liên minh chiến lược luôn có những mục đích cụ thể. Trong trường hợp này là kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo vị thế của Mỹ tại bàn cờ Đông Bắc Á. Khả năng tự điều chỉnh của liên minh Mỹ - Nhật - Hàn chắc chắn là điều phải lưu ý, khiến ưu thế của Trung Quốc vẫn chưa thật sự rõ rệt.
Một năm 2014 "đối đầu hay đối thoại" sẽ có khả năng quyết định tình hình Đông Bắc Á. Tuy nhiên, những tín hiệu "đối thoại" vẫn chưa mấy cụ thể.
Có thể nói, ván cờ Đông Bắc Á trong năm 2014 sẽ có nhiều biến động khi thế và lực của mỗi bên đều đang được củng cố. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn sẽ kiên trì lợi ích của mình tại khu vực. Mỹ vẫn chưa trút được nỗi lo an ninh trong mối quan hệ chân kiềng Trung - Mỹ - Nhật.
Tính phức tạp của các tranh chấp biển đảo buộc 3 nước phải gắn bó với nhau. Thế nhưng, an ninh hay mất an ninh, ổn định hay xung đột phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục ván bài "Bắc cự Nhật Bản, Đông hòa Hoa Kỳ" hay không cũng còn phụ thuộc vào động thái của Mỹ và Nhật Bản. Những tín hiệu tích cực dường như vẫn còn khá xa xôi.
Huỳnh Tâm Sáng

Copy từ:  VietNamNet


...............

Ngân Hàng Trung Ương buôn vàng miếng trong các phiên đấu thầu. Nhà nước lãi bao nhiêu?

Nhà nước “lãi” bao nhiêu từ các phiên đấu thấu vàng miếng?
Chỉ tính mới mức chênh lệch khoảng 3-4 triệu đồng mỗi lượng, con số 1,819 triệu lượng vàng miếng SJC được NHNN chào bán thành công qua các phiên đấu thầu trong năm 2013 có mức giá bán cao hơn tới 5.500-7.300 tỉ đồng so với giá vàng thế giới quy đổi. 

Chênh lệch hàng nghìn tỉ đồng
Con số hay mức chênh lệch nói trên dĩ nhiên không có nghĩa rằng NHNN lãi tới 5.500-7.300 tỉ đồng chỉ sau hơn 9 tháng tổ chức đấu thầu, với 76 phiên được tổ chức liên tiếp suốt từ phiên đầu tiên vào ngày 28.3 đến phiên cuối cùng ngày 31.12.2013. 
Để tính được chuyện lời lãi, như mọi đơn vị kinh doanh vàng miếng, NHNN sẽ cần phải tính thêm một loạt các chi phí về thuế nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm, gia công đến các chi phí tổ chức đấu thầu ròng rã suốt cả năm trời.
Song mức chênh lệch nói trên cũng chưa hẳn là con số lớn nhất mà NHNN có thể thu được hay “lãi” từ các phiên đấu thầu vàng. Bởi trong phần lớn các phiên đấu thầu, mức giá vàng phổ biến mà NHNN chào bán thường có giá cao hơn nhiều mức 3 hay 4 triệu đồng mỗi lượng trên đây. 
Thậm chí theo như một phân tích, có những phiên, giá vàng mà NHNN chào bán thành công còn cao hơn giá vàng thế giới tới 6 triệu đồng, hay đặc biệt còn chạm sát ngưỡng 7 triệu đồng mỗi lượng.
Do đó, dù lấy mức chênh lệch nào làm cơ sở đối chiếu, tổng giá trị chênh lệch giữa vàng đấu thầu với giá vàng thế giới cũng là rất lớn bởi số lượng vàng 1,819 triệu lượng được NHNN chào bán thành công trong năm qua quy đổi tương đương tới hơn 68,2 tấn vàng. Chỉ cần nâng mức chênh lệch bình quân lên khoảng 4 triệu đồng mỗi lượng, thay vì mức 3 triệu đồng, chênh lệch giá vàng mà NHNN “thu được” về trong năm qua sẽ tăng từ con số 5.500 tỉ đồng lên tới con số 7.276 tỉ đồng.
Tiền chảy về đâu?
Chính vì mức chênh lệch quá lớn trên đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng như đông đảo dư luận ngay từ rất sớm quan tâm đến câu chuyện chênh lệch giá vàng và việc NHNN sẽ làm gì với khoản thu được từ chênh lệch giá vàng.
Người đứng đầu NHNN – Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng như nhiều lãnh đạo của cơ quan này thời gian qua đều khẳng định, NHNN can thiệp thị trường vàng thông qua đấu thầu không vì mục tiêu lợi nhuận mà chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường vàng. 
Các khoản tiền chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế theo đó cũng sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước, thay vì chảy vào túi của giới đầu cơ và kinh doanh vàng như những năm trước đây.
Do đó dù là quá sớm, câu hỏi hợp lý đặt ra hiện nay là, sau khi NHNN trừ đi các chi phí cần thiết theo quy định, sẽ có chính xác bao nhiêu tỉ đồng trong con số chênh lệch giá vàng được nộp vào ngân sách nhà nước (?). Con số này dĩ nhiên ở thời điểm hiện nay thực tế rất khó dự đoán, ít nhất cho đến khi cơ quan ngân hàng trung ương hoàn tất báo cáo quyết toán tài chính năm. Song với chế độ tài chính mới của NHNN được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 07 hồi đầu năm 2013, bước đầu cũng có thể dự đoán một vài “đường đi” của nguồn thu chênh lệch giá vàng.
Chế độ tài chính bàn hành kèm theo Quyết định 07 trên đây quy định rất rõ ràng rằng, khoản chênh lệch qua các phiên đấu thầu vàng sẽ được tính vào khoản thu của NHNN trong lúc các chi phí liên quan sẽ được hạch toán vào các khoản chi của cơ quan này. Điều 3 chế độ tài chính của NHNN cũng quy định, cơ quan này được sử dụng các nguồn thu để trang trải chi phí hoạt động của mình và sau khi trích lập các quỹ theo quy định, toàn bộ số còn lại của chênh lệch thu chi sẽ phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Giả sử, nếu tính toán riêng biệt đối với riêng khoản chênh lệch thu chi từ đấu thầu vàng, NHNN sẽ được trích lập khoản dự phòng rủi ro tương đương 10% số lãi từ mua bán vàng theo điều 9 của chế độ tài chính. Chưa kể, cơ quan này theo như điều 16 còn được trích lập tương đương 20% chênh lệch thu chi hàng năm cho quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và 10% cho quỹ dự phòng tài chính.
Do đó, nếu lấy con số chênh lệch gần 7.300 tỉ đồng trên đây như là khoản lãi mà NHNN có được từ các phiên đấu thầu vàng, sau khi trừ đi 10% trích lập dự phòng hạch toán vào chi phí (tương đương gần 730 tỉ đồng), cơ quan ngân hàng trung ương sẽ phải nộp cho ngân sách nhà nước 70%, tương đương 4.600 tỉ đồng và được giữ lại khoảng 1.970 tỉ đồng cho các khoản trích lập, quỹ dự phòng.
Các con số sẽ là không hề nhỏ cho một nghiệp vụ chỉ mới được thực hiện trong hơn 9 tháng cuối của năm 2013.


Copy từ: Lao Động

................

Ngọ chết - Buồn buồn viết mấy dòng chơi

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Mấy hôm trước thằng tôi (hôm nay xin phép được xưng hô thế để thay đổi không khí) không được khỏe. Mà người ốm thì hay nghĩ tiêu cực. Bao nhiêu lời động viên không làm thằng tôi thấy khá hơn. Ngược lại, mấy cái tin nhắn lẽ ra phải được xem là chẳng đáng để tâm lại khiến thằng tôi chú ý. Loại tin nhắn này không phải hiếm hoi và có phải mình thằng tôi “được nhận” đâu. Nhưng đúng là lúc ốm đau hay nghĩ quẩn. Nhắn rằng: “Mày chết đi cho lành... con phản động đốn mạt ốm mãi sao chưa chết... mày giả vờ bệnh để được bọn phản động lưu vong thí tiền cho à... mày chết nhân dân được nhờ... hay đại loại như: “mày tin tao đánh gãy chân thằng anh trai mày không” v.v... Rồi con nọ, con kia nghe đến là... nhức tai. Nói tóm lại, toàn những thông điệp nhắc tới cái chết. Hóa ra là điềm báo!

Vì hôm qua có người chết thật! Nhưng ứ phải thằng tôi, mà là ông tướng cùng họ Phạm. Song trấn tĩnh lại thì đâm… sinh nghi. Chả biết ông tướng có chết thật không, hay đứa nào độc mồm độc miệng rủa xả. Rồi sẽ có nhiều lời ong tiếng ve của bàn dân thiên hạ bàn ra tán vào. Sở dĩ thằng tôi nghi ngờ vì chả còn biết tin vào đâu nữa. Báo chí “đảng ta” mỗi lúc đăng một đàng làm như ông Tướng chết mấy lần không thành công. Báo nó chửi mẹ báo kia, ông tổng biên tập này vả vào mặt ông tổng biên tập kia, đến là đau đầu. Mà dân ngu chúng mình thì làm gì… có cửa được kiểm chứng. Mượn tạm đoạn thu thập của tác giả Vũ Đông Hà trong bài "Vui biết mấy Ngọ đồng chí đang sống chuyển sang từ trần!" (vì nó thật nhưng ngồ ngộ) để minh họa cho cái sự loằng ngoằng xung quanh cái chết của ông tướng:

“Trong vụ ào ạt đưa tin bá Ngọ từ thở chuyển sang nín, các báo thi nhau đăng tin. Anh An Ninh Thủ Đô và nhiều báo khác thì cho anh Ngọ thăng chính thức lúc 21h05, 18/2. Chị Phunutoday thì ngậm ngùi tiễn anh Ngọ đi sớm sủa hơn - vào lúc 16h, 18/2.

Trong lúc phe ta đang bối rối cho phe mình chết lúc nào như thời bác Tiên lâm tử thì chuyện ngày giờ lẫn lộn là chuyện dễ hiểu. Nhưng chú PetroTimes thì mới thiệt là hay nè: chú í cho anh Ngọ ngủm vào hồi 21h20 ngày 18/2, trong khi tin vui thì được chú í hồ hởi đăng vào lúc 19h58 ngày 18/2. Hay ghê nơi!”.

Đến là não ruột!

Thằng tôi gan to tày liếp cũng chả dám phân tích chuyện chánh sự hay bày tỏ sự nghi ngờ. Thậm chí còn không dám thốt ra miệng mấy câu đại loại như “chúng thịt nhau, giả chết, mấy triệu USD… mà chỉ mới nghe qua đã rợn người). Thôi thì phận bèo bọt, không nhịn được thì buồn buồn viết mấy dòng chơi.

Viết mà như chả viết gì. Cũng giống như ông tướng có chết thật hay chết giả, vì sao mà chết, hay nói “nỡm” một tí là dù ông có được bảo lãnh đi... nước dưới âm ti phủ địa hay không, hay đang khỏe mạnh bình thường như ăn cam bỏ vỏ, ăn mía nhả bã, tiền đôla đếm không sót tờ nào thì cũng thế mà thôi. Thây kệ! số phận ông (và nhiều ông khác) vốn không phải do ông Trời (thiên mệnh) mà do các đồng chí (ma quỷ) của ông định đoạt. Còn những thằng dân chúng mình thì vẫn mang nặng kiếp đọa đày bởi cái ách độc tài toàn trị. Ông tướng (cướp) kia xuống (xuống chó hay xuống âm ti) thì lại có ông (đại tướng cướp) khác lên thay thế. Khốn nạn!

Viết đến từ “khốn nạn”, thằng tôi lại nhớ đến sự kiện ngày 16 tháng hai (đúng là người bệnh, viết chẳng ra đầu ra cuối). Nó khốn nạn ở chỗ, biến những con người thành những loài thảm thương với những hành động kỳ dị không giống người. Loài ấy nhảy múa, ca hát, uốn éo, chỉ để phá một buổi lễ tưởng niệm do người dân tổ chức nhằm tri ân các anh hùng đã hy sinh vì Dân Tộc cách đây 35 năm. Ôi! Ca hát, nhảy múa trên nỗi đau của Đất nước. Và hân hoan ăn mừng sinh mạng của 6 vạn đồng bào. Chỉ có “trí tuệ” và “lương tâm” cộng sản mới phát minh ra được những điều kinh khủng và ghê tởm như thế. Những trò ấy còn “phát minh” ra được, thì một cái chết hay một kịch bản nào đó là chuyện nằm trong tầm tay.

Thôi thì, làm một câu chửi tục tĩu nhất trên đời để kết thúc điệu buồn thê lương này vậy, chửi này: “đảng cộng sản việt nam quang vinh muôn năm”.

Khốn nạn! Tướng này chết rồi, tướng khác lên thay. Và hơn 90 triệu dân Việt vẫn thoi thóp.




Copy từ: Dân Làm Báo


................

Tướng Ngọ qua đời, còn lời khai của Dương Chí Dũng?



Vụ án của ông Dương Chí Dũng, ngoài cái tên ông Ngọ còn có những cái tên khác, theo vị luật sư này thì “những ai liên quan sẽ tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ.
Trước thông tin ông Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an vừa qua đời, liên quan đến lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên tòa, phóng viên Một Thế Giới ghi lại ý kiến một luật sư về các tình huống pháp lý liên quan.
Ngày 8.1, TAND TP.Hà Nội đã khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước khi bị cáo Dương Chí Dũng khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Ngoài ra, bị cáo Dũng còn tố để trốn thoát vụ đại án này, bị cáo đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD.
Một luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực án hình sự cho biết: Ngay khi ông Ngọ qua đời, tất cả những gì liên quan đến tố tụng, đến thân phận pháp lí của ông đã chấm dứt.
Vì cơ quan điều tra chỉ mới khởi tố vụ án chứ chưa khởi tố bị can nên với một người đã chết thì không thể tiếp tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử…
Trong khi đó, vụ án của ông Dương Chí Dũng, ngoài cái tên ông Ngọ còn có những cái tên khác, theo vị luật sư này thì “những ai liên quan sẽ tiếp tục được cơ quan điều tra làm rõ.
“Khi nghe lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng, TAND TP.Hà Nội chỉ khởi tố vụ án làm lộ bí mật nhà nước. Nhưng, vụ án hối lộ 20 ngàn USD thì liên quan đến một quan chức khác của ngành công an nên cơ quan điều tra phải tiếp tục công việc của mình.
Về pháp lý cũng như đạo lý của dân tộc Việt Nam, một người đã nằm xuống thì tất cả những gì liên quan đến họ sẽ chôn chặt. Chỉ người sống mới chịu trách nhiệm.” Vị luật sư nói.
"Chưa khởi tố bị can, tức là chưa khẳng định được ông Phạm Quý Ngọ có liên quan trong vụ án này hay không nên việc ông Ngọ mất thì cơ quan điều tra vẫn tiếp tục điều tra vụ án như đã khởi tố".
Còn theo tiến sĩ - luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân, nếu xác định ông Ngọ có liên quan đến vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, về mặt nguyên tắc tố tụng thì khi bị can chết thì sẽ phải quyết định đình chỉ điều tra. Nếu trong trường hợp vụ án “làm lộ bí mật” đó mà chỉ có một mình tướng Ngọ là bị can thì sẽ phải đình chỉ cả vụ án, đình chỉ cả khởi tố bị can.
Nhưng nếu vụ án đó không chỉ có mình ông Ngọ mà còn có những người khác nữa thì sẽ chỉ đình chỉ bị can với ông Ngọ và vẫn tiến hành điều tra như bình thường.
Ngoài ra, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ trách nhiệm dân sự, những vấn đề mà ông Ngọ có liên quan để những người hưởng thừa kế của ông Ngọ phải có trách nhiệm trước Nhà nước và trước những người khác.
Trước đó, trong vụ án xét xử nguyên Đại tá công an Dương Tự Trọng về tội tổ chức cho anh trai mình trốn ra nước ngoài, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng ông Ngọ chính là người mật báo cho mình trước khi có quyết định khởi tố mình vì những sai phạm trong vụ án tại Vinalines. Ông Dũng còn tố cáo ông Ngọ đã nhận của mình tổng cộng 510 ngàn USD để giúp "chạy án". Từ những lời khai trên, ngày 8.1, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Trả lời báo chí ngày sau đó, tướng Ngọ phủ nhận lời khai này.

** Lời khai hết giá  trị?
Về lời khai của Dương Chí Dũng, Luật sư Phạm Thanh  Bình – GĐ Công ty Luật Bảo Ngọc (Hà Nội)cho rằng: Đó không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Và nếu cơ quan điều tra có xác định được lời Dương Chí Dũng khai liên quan đến tướng Ngọ là đúng hay không cũng không phải là một tình tiết gỡ tội cho Dương Chí Dũng. Nếu chứng minh được ông Phạm Quý Ngọ đúng như lời Dương Chí Dũng nói thì đó được coi là một tình tiết giảm nhẹ cho Dương Chí Dũng trong việc tố cáo tội phạm. Bây giờ Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từ trần nên việc tố cáo kia cũng chẳng còn ý nghĩa với Dương Chí Dũng.
(Theo VietQ)/  VnN  

Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


..............