CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC



TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA

ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC

Lưu ý: Bản Tuyên bố này vẫn đang được cập nhật, hiện đã có gần 3 ngàn người ký tên. Kính mời bà con tham gia ký tên tại Email: BauxiteVN_Petition@yahoo.com 

Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.

Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.

Để chứng tỏ quyền lực của chính quyền trong việc “hỗ trợ” một dự án kinh doanh được Nhà nước bảo trợ thông qua những điều luật và điều khoản dưới luật đã và đang ngày càng bị công luận đồng thanh phản bác vì bản chất vi hiến, đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nông dân, thành phần chủ yếu của nhân dân Việt Nam, thành phần từng là chủ lực quân của cuộc cách mạng và chiến tranh do Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo trong nửa thế kỷ qua, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân quyết bảo vệ mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và máu, còn lưu giữ xương cốt của cha ông từ nhiều đời.

Những hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả những ai có Lương Tri Con Người phải phẫn nộ. Những kẻ vũ trang tận răng xông vào đe dọa bằng tiếng nổ và đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người. Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác Trời không dung, Đất không tha.

Những hình ảnh phơi bày trước con mắt nhân dân trong nước và thế giới sự đối đầu không khoan nhượng giữa bộ máy đàn áp của chính quyền với một bộ phận nông dân, sự bạo hành chỉ có thể áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân. Nguy hiểm hơn nữa cho đất nước, qua vụ Văn Giang có thể thấy một đội ngũ mang danh công bộc của dân nhưng lại chống đối nhân dân với tâm lý không biết sợ, không biết thẹn, không biết đau biết nhục.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu:

1/ Các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hãy chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về những vấn đề sau đây:

- Việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc triệt để tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của cả một dân tộc được tự do sinh sống trên mảnh đất độc lập do xương máu của chính mình giành được?

- Việc giải tỏa gây chấn động tâm can hàng chục triệu người dân, trước hết là hàng chục triệu nông dân, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường về an ninh chính trị của đất nước, để bảo vệ lợi lộc của một nhóm cá nhân chủ đầu tư, có phải việc nên làm của một nhà nước của dân, do dân, vì dân?

- Việc giải tỏa (nếu có) dựa vào những quy định luật pháp hiện hành đang là đối tượng phải sửa đổi của Luật Đất đai sắp tới có phải việc nên làm của một nhà nước thực sự có thiện chí hướng đến một Nhà Nước Pháp Quyền?

- Việc công khai đối đầu giữa lực lượng vũ trang mệnh danh “Công an nhân dân” với một cộng đồng nhân dân không chống đối chính quyền, chỉ tranh chấp quyền lợi với một nhóm lợi ích, có phá hoại nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc đang là vốn quý nhất của một nước nhỏ yếu trong cuộc chiến đấu lâu dài đòi lại và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước một kẻ thù to lớn và đầy tham vọng?

2/ Các cơ quan quyền lực cao nhất hãy công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về chủ trương và việc thực hiện vụ cưỡng chế giải tỏa trên.

3/ Xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark để điều chỉnh những bất hợp lý, bất hợp tình trong dự án theo hướng ưu tiên lợi ích thực sự của Nhà nước và người nông dân có đất bị thu hồi.

4/ Yêu cầu các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark khẩn trương khắc phục những hậu quả của vụ cưỡng chế:

- Công khai xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế.

- Làm lễ tạ tội những hương hồn đã bị đào mồ, phơi xương trắng; xin tạ lỗi với những hậu duệ của người chết, xin khôi phục mồ mả của cha ông họ.

- Đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất trong vụ cưỡng chế bằng các hình thức được họ chấp nhận.

Nếu Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh những điều nói trên đây, xin khẩn thiết đề nghị hết thảy những ai có tiền và đang muốn mua đất thuộc Dự án khu du lịch sinh thái của Doanh nghiệp Ecopark tại Văn Giang hãy nhất tề tẩy chay Dự án này nhằm biểu lộ tình thương yêu ruột thịt với đồng bào mình là những người nông dân đang lâm vào tình thế không còn đường sống, không còn đến nấm mộ của tổ tiên để được thờ phụng đúng với đạo lý, tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm nay của người Việt Nam.

5/ Không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng.

6/ Nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai và những luật lệ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng theo hướng đặt quyền lợi của người dân có đất và quyền lợi thực sự của quốc gia lên cao nhất, tuyệt đối không để các nhóm đặc quyền lợi dụng luật để cướp đất của dân với giá rẻ mạt.

Với tâm huyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích của người dân lao động, với thiện chí xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm cao nhất của Nhà nước Việt Nam nghiêm túc đáp ứng những yêu cầu trên. Với thiện chí xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, lành mạnh và nhân bản cho nước Việt Nam phát triển bền vững, chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tôn trọng lợi ích chính đáng của người dân, không cấu kết với bọn tham nhũng trong chính quyền để mưu lợi lộc bất chính, bất nhân, bất nghĩa, điều sẽ xâm hại chính lợi ích lâu dài của các vị. Với thiện chí xây dựng hình ảnh người “Công an nhân dân” đúng nghĩa, chúng tôi kêu gọi các sĩ quan, chiến sĩ công an, cảnh sát bị điều động tham gia cưỡng chế đất đai của dân phải hết sức tôn trọng người dân trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói, không mù quáng tuân theo những mệnh lệnh phi pháp, phi nhân của bọn tham nhũng nhân danh chính quyền, không để mình trở thành kẻ thù của dân, không gây nên nỗi căm hờn của dân vì đó sẽ là mối nguy khôn lường cho an ninh quốc gia.

Hà Nội, ngày Lao động quốc tế 1/5/2012
Bauxite Việt Nam

_________________________________

Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin gửi e-mail về địa chỉ:
BauxiteVN_Petition@yahoo.com

Trong thư, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).
Bauxite Việt Nam


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Luật đất vẫn giữ ‘sở hữu toàn dân’?


Nông dân Việt Nam chỉ được sử dụng quỹ đất có từ nghìn năm của họ
Hội nghị tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Việt Nam về dự án sửa Luật Đất đai vẫn kết luận cần duy trì chế độ ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định cách dùng quỹ đất.
Tại phiên họp hôm 24/4/2013 ở Hà Nội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Bộ này, ông Nguyễn Mạnh Hiển đã tóm tắt kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với Dự án Luật Đất đai sửa đổi.
Dù thừa nhận sửa đổi Luật Đất đai có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và “phải giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay”, quan chức này vẫn nêu ra rằng chế độ sở hữu toàn dân là phù hợp với nhu cầu của hệ thống hiện nay.

Để Nhà nước được chủ động

Ông Hiển cũng nói rõ ra rằng chế độ sở hữu toàn dân về đất do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu này nhằm phục nhu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu Nhà nước nêu ra:
“[Việc thực hiện quy định] nhằm bảo đảm cho Nhà nước chủ động trong khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,”
Ngoài ra là còn để “phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, theo ông Nguyễn Mạnh Hiển được các báo của chính phủ và Bấm Đảng Cộng sản Việt Nam trích dẫn cùng ngày.
Khác với đa số các quốc gia coi sở hữu tư nhân về đất đai là “bất khả xâm phạm”, ở Việt Nam người dân chỉ được quyền “sử dụng đất được giao”.
Người dân cũng “có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai”.
"Đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai"
Theo trang của Đảng Cộng sản (cpv.org.vn), tại Hội nghị, dù Bộ Tài nguyên – Môi trường còn tiếp tục nhận các ý kiến từ đại biểu Quốc hội, Hội nghị đã kết luận rằng “đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai”.
Lý do là để “đảm bảo ổn định trong quản lý và sử dụng đất đai, ổn định xã hội” và Nhà nước sẽ chỉ điều chỉnh tỷ giá và cách thực hiện chính sách bồi thường thu hồi đất.
Tuy nhiên, chính chế độ sở hữu đất và các vụ 'cưỡng chế đất' như tại Văn Giang một năm trước đây và ở Tiên Lãng đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Hiện có sự khác biệt lớn giữa cách nhìn luật đất và chế độ sở hữu đất ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là tại các quốc gia cấp viện giúp Việt Nam cải tổ hệ thống pháp luật.
Các nước này có quan điểm rằng sở hữu tư nhân về đất đai gắn liền với các quyền kinh tế và dân sự cơ bản của công dân, còn chính quyền Việt Nam chỉ coi đây là vấn đề kinh tế hoặc an ninh xã hội nếu xảy ra va chạm và tranh chấp đất.
Chẳng hạn, trong Bấm Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Anh về Việt Nam, Anh Quốc dự đoán “quyền đất đai sẽ là một chủ đề trong năm 2013”.
Anh Quốc trong năm nay cũng sẽ dùng vai trò chống tham nhũng của họ trong nhóm các nước cấp viện từ EU với Việt Nam để “thách thức chính phủ Việt Nam và nêu bật tầm quan trọng của vấn đề luật đất đai”.
Cùng thời gian, một số chuyên gia, nhân sỹ Việt Nam cũng liên tục lên tiếng cho rằng chính việc giao nhiều quyền xử lý, quản trị đất đai cho các cơ quan công quyền cấp địa phương là lỗ hổng gây tham nhũng và bất công xã hội, dẫn tới bất ổn.
Tuy vậy, sử luật đất đai còn liên quan đến định nghĩa về thể chế và các nguyên tắc của hệ thống 'xã hội chủ nghĩa' vốn không còn được duy trì ở Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng vẫn là nền tảng của chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.



Copy từ: BBC

Ngân hàng Nhà nước bác thông tin “rửa” vàng bằng cơ chế

(Dân trí) - Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, thông tin cho rằng chủ trương tạm xuất, tái nhập vàng là nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định thực hiện công tác
Ngân hàng Nhà nước khẳng định thực hiện công tác quản lý thị trường vàng theo đúng quy định (Ảnh minh họa).
Ngày 24/4, trước thông tin dẫn từ số liệu của Hiệp hội Vàng thế giới về tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 để phân tích và đưa ra nhận định "hàng tỷ USD nhập lậu vàng" và "các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam" và "hợp pháp hóa vàng lậu".

Về thông tin trên, trong thông cáo chính thức phát đi chiều nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Theo thông tin chính thức trên trang điện tử của Hội đồng Vàng thế giới (WCG), hàng năm, WCG tổ chức khảo sát tại các quốc gia để gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các chuyên gia để trao đổi, đưa ra các nhận định về nhu cầu vàng của các quốc gia. Trên cơ sở đó, Hội đồng đưa ra con số ước tính về nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại các quốc gia, bao gồm nhu cầu vàng trang sức, nhu cầu đầu tư vàng.

Do đó, theo Ngân hàng Nhà nước, số liệu về nhu cầu vàng của Việt Nam nêu trong báo cáo thường niên của WCG là con số dự tính nhu cầu vàng của Việt Nam, hoàn toàn không phải là số liệu về lượng vàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.

Do vậy, theo khẳng định từ Ngân hàng Nhà nước, việc bài báo sử dụng số liệu về nhu cầu vàng năm 2011, 2012 của người tiêu dùng Việt Nam do WCG ước tính để cho rằng đây là số lượng vàng nhập lậu vào Việt Nam là sự nhầm lẫn nghiêm trọng, làm sai lệch bản chất của số liệu trích dẫn.
Cũng trong thông cáo báo chí này, Ngân hàng Nhà nước có đề cập đến chủ trương tạm nhập, tái xuất mặt hàng vàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua, bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC.
Bên cạnh đó, Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC. Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi vàng miếng khác sang vàng SJC của người dân, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định chặt chẽ để thực hiện việc chuyển đổi vàng miếng.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ kiểm định chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thực hiện việc tạm xuất vàng miếng phi SJC và tái nhập vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng nhập khẩu.
“Việc thực hiện chủ trương này nhằm đẩy nhanh tiến độ kiểm định, gia công vàng miếng phi SJC thành vàng SJC theo đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Chính phủ trước khi thực hiện. Toàn bộ khối lượng vàng phi SJC tạm xuất là vàng miếng đang được lưu thông hợp pháp trên thị rtường và chủ yếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người dân đang gửi tại tổ chức tín dụng”, thông cáo báo chí cho hay.
Thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, quy trình tạm xuất, tái nhập được Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện, giám sát chặt chẽ có kiểm tra tồn quỹ trước khi xuất khẩu. Việc tạm xuất, tái nhập đã hoàn thành vào ngày 31/3/2013. Thế nên, thông tin cho rằng, chủ trương tạm xuất, tái nhập này nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức bán vàng miếng can thiệp thị trường vàng theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, nguồn vàng bán can thiệp là của Ngân hàng Nhà nước là dự trữ ngoại hối Nhà nước, không liên quan đến vàng tạm xuất tái nhập.
Nguyễn Hiền



Copy từ: Dân Trí

Nhật sẵn sàng dùng vũ lực chặn Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 23.4 tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để đáp trả bất kỳ cuộc đổ bộ nào của Trung Quốc lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai bên đang tranh chấp.

AFP dẫn lời ông Abe, phát biểu với các nhà lập pháp Nhật, khẳng định sẽ “không bao giờ cho phép một cuộc đổ bộ” và việc dùng vũ lực để làm việc này là “lẽ tự nhiên”.
Quần đảo trên hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Ngày 23.4, Nhật Bản đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối việc 8 tàu hải giám của nước này xâm nhập vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư vào buổi sáng cùng ngày. Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga tuyên bố việc tàu Trung Quốc liên tục hiện diện tại vùng biển trên là “không thể chấp nhận”. Trong khi đó, một nhóm người Nhật tuyên bố đã đưa 9 tàu đến khu vực quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Trong một diễn biến khác, 168 nhà lập pháp Nhật ngày 23.4 đã đi thăm đền Yasukuni, vốn được xem là một biểu tượng quân phiệt trong quá khứ của nước này, khiến Trung Quốc và Hàn Quốc lên tiếng phản đối.
Trùng Quang


Copy từ: Thanh Niên

Thân nhân blogger Điếu Cày bị cản trở thăm nuôi

Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày (DR)
Blogger Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày (DR)

Trọng Thành
Cách đây 5 năm, ông Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày, sáng lập viên nhóm blogger « Câu lạc bộ Nhà báo Tự do », bị chính quyền bắt giam sau khi tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn cuối năm 2007. Hôm qua 22/04/2013, RFI có cuộc phỏng vấn bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông Nguyễn Văn Hải, để chuyển đến công chúng các thông tin mới nhất về tình trạng của người tù nhân lương tâm này.

Cuối năm 2012, trong một phiên tòa phúc thẩm, bị dư luận chỉ trích là hết sức bất công, ông Nguyễn Văn Hải đã bị y án 12 năm tù, với tội danh « Tuyên truyền chống Nhà nước ».
Hiện tại, thân nhân của ông Hải liên tục bị cấm cản trong việc thăm nuôi, bên cạnh đó bản thân ông Hải phải sống biệt lập trong trại giam. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, sức khỏe của ông Nguyễn Văn Hải đang ở tình trạng xấu, với nhiều triệu chứng bệnh thần kinh như tay, chân run, đi lại khó khăn.
Bà Dương Thị Tân (Sài Gòn)
 
23/04/2013
 
 
RFI : Xin chào chị Dương Thị Tân. Ngày hôm qua, vừa tròn 5 năm ngày anh Nguyễn Văn Hải bị bắt. Được biết chị là người thân thiết của anh Hải, theo sát hỗ trợ cuộc sống của anh ấy trong tù, vậy xin chị cho công chúng được biết về tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh ấy thời gian gần đây.
Bà Dương Thị Tân : Hôm qua là đúng tròn 5 năm, theo lệnh khởi tố thôi, chứ còn họ bắt ông ấy trước hai ngày, tức là ngày 19/04/2008. Gần đây nhất là ngày 07/02/2013, khi tôi đi tìm ông ấy ở trại giam Xuyên Mộc, thì cũng qua rất nhiều sự đôi co, rồi lý lẽ, nói chung rất là nhiều những thứ mình phải nói ra, thì họ mới cho biết là ông Hải đã ở trại giam Xuyên Mộc này. Hôm đó là 28 Tết rồi, họ vẫn khẳng định là không có ông Hải.
Trong khi đó, bốn ngày liên tiếp, tôi đi khắp các trại giam mà ông Hải đã từng ở, nhưng chỗ này chỉ đi chỗ kia, chỗ kia chỉ đi chỗ nọ... Và sau đó họ có thông báo là ông Hải ở trại Xuyên Mộc, K3. Và tôi vào, thì họ có cho tôi và con tôi gặp khoảng độ 10 đến 12 phút thôi. Họ nêu ra một lý do là ngày Tết đông người.
Kể từ ngày đó, cho đến những lần thăm nuôi hai, ba lần về sau nữa, đến ngày hôm qua là ba lần nữa, thì tôi không được vào nữa. Họ nêu ra lý do là tôi không còn là vợ của ông Hải, không thể hiện trong hồ sơ. Nhưng mà tôi có hỏi họ : Bây giờ quy định trong luật thi hành án hình sự mới, có hiệu lực từ 01/07/2011, thì những người không có trong hộ khẩu, tức là không phải là thân nhân, chỉ cần làm đơn và có xác nhận của giám thị trại giam, thì sẽ được vào thăm. Tôi yêu cầu họ giải thích là cái đơn từ đấy tôi sẽ gửi đi đâu và gửi cho ai. Ngày 24/03, cậu đại úy Phạm Văn Huyên, cậu ấy không giải thích, cậu ấy chỉ nói rằng chị về phường chứng minh chị là vợ của ông Hải, thì chúng tôi sẽ cho vào. Giống như là họ cãi lộn với mình, họ kiếm những lý do rất là nhỏ, để cản trở việc thăm nuôi của gia đình với ông Hải, nhằm hạn chế đến mức tối đa những nhu cầu sống của ông ấy, cũng như là khủng bố cái tinh thần của một con người, mà họ không khuất phục được, bằng cái cách giam giữ và cấm cản thân nhân gặp.
RFI : Thưa chị, vừa rồi có tin là anh ấy bị biệt giam. Xin chị cho biết rõ hơn về sự việc này.
Bà Dương Thị Tân : Biệt giam đây không có nghĩa là bị kỷ luật, theo như mọi người hiểu, biệt giam có thể là không được gặp người nhà. Biệt giam của ông Nguyễn Văn Hải là người ta cách ly ông ấy hoàn toàn với môi trường bên ngoài, thậm chí không cho sách báo, không cho thông tin, không cho nghe đài, không cho gặp gỡ thân nhân và không được tiếp xúc thậm chí với cả những người tù. Đấy là một cách mà người ta đang làm tổn hại rất nghiêm trọng đến tinh thần của ông ấy, mặc dù là đã hai năm, 23 tháng đằng đẵng họ cách ly để điều tra, thì họ làm cái việc đó với ông Hải. Bây giờ, khi mà đã xử và đưa người tù nhân lương tâm này đi để đầy đọa, thì họ vẫn giở trò đó ra.
Về khía cạnh chủ quan của gia đình, thì họ đang muốn con người này bị tổn thương rất lớn về mặt tinh thần. Lần trước, khi gặp được ông Hải trong mười mất phút đó, ông ấy nói là, khi mà gia đình lên tiếng, thì họ để một cái tivi vào trong đấy, nhưng không có cắm điện, giống như là một dạng đối phó. Nếu mà họ muốn, thì họ có thể mở lên, nhưng họ không muốn. Tôi nghĩ đấy là một cái hình thức mà họ đang cố tình làm tổn hại tinh thần ông ấy.
RFI : Như vậy, có phải là khoảng 80 ngày rồi, gia đình không được gặp ông Hải phải không ?
Bà Dương Thị Tân : Không, cái ngày 24/03, họ vẫn cho con trai tôi vào gặp khoảng 15 phút. Khi gia đình tôi có phản đối việc biệt giam, thì họ có nói với con tôi là, ở cái trại này có một mình ông ấy là tù chính trị, nên ông ấy phải ở một mình. Đấy là lời của thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu. Hôm qua, cậu Nguyễn Ngọc Hữu đó là người lấy bảng tên đút vào túi, xong đó ra là gây gổ với tôi, và hô lính lôi tôi ra ngoài.
RFI : Thưa chị, mọi người cũng mong được biết trong lần gặp gần nhất, tức ngày 24/03, khi con trai của chị với anh Hải gặp bố, thì có những thông tin gì về anh Nguyễn Văn Hải ?
Bà Dương Thị Tân : Nói chung là, bề ngoài thì ông ấy có vẻ được bình thường, theo như lời của con tôi nói. Nhưng tay của bố cháu bị run, gân cơ ở chân bị cứng, đi lại khó khăn. Đây là một sự tổn hại thần kinh rất là nghiêm trọng. Đây là một biểu hiện của bệnh thần kinh. Bác sĩ nào cũng nói hết.
RFI : Thưa chị, còn việc ăn uống và các điều kiện sinh hoạt khác, thì cụ thể như thế nào ?
Bà Dương Thị Tân : Họ giam ông ấy một mình trong một phòng. Cái phòng ấy ở trong một phân trại, đang xây dựng và không có ngưởi ở. Theo ông ấy nói, đơn giản chỉ là như thế thôi. Có một mình ông ấy, thì sự canh gác cũng không đến nỗi, thế nhưng mà sống chỉ có giữa bốn bức tường. Vấn đề gia đình muốn nói là họ đang xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của ông Hải. Còn việc họ cấm cản ngăn gặp, gửi đồ tiếp tế là họ cản trở cuộc sống tối thiếu của ông ấy, trong khi ở những trại giam thì đời sống người tù vô cùng khó khăn.
Bây giờ có một quy định của bộ Công an là một tháng được gửi đồ tiếp tế cho phạm nhân, tù nhân hai lần. Mà những người đi tiếp tế thì thường mang theo những đồ, giống như sinh hoạt gia đình, từ mắm muối, gạo đường, mỳ gói… Nói chung là lương thực, thực phẩm thiết yếu nhất cho cuộc sống của một con người. Chứng tỏ một điều là không có những thứ ấy thì người tù sống làm sao được. Tôi không cần phải vào đâu, tôi chỉ cần thấy người ta mang những đồ ấy, tôi cũng hiểu rằng ở bên trong ấy, những cái nhu cầu tối thiểu nhất cũng không có. Toàn bộ là phải người nhà tiếp tế vào, hoặc dùng tiền để mua trong các trại ở trong căng tin của họ bán. Thế nên khi họ cản trở việc thăm nuôi, tức là họ cản trở trực tiếp đến cuộc sống vật chất của người tù. Ông Hải bị luôn cả hai cái ấy, từ vật chất cho đến tinh thần họ đang xâm hại nghiêm trọng.
RFI : Vừa rồi trại giam có những cản trở việc gia đình thăm nuôi từ đầu tháng 2/2013, thì phải chăng là để « trừng phạt » việc ông Hải nhờ đưa một lá thư ra ngoài tố cáo việc xét xử bất công hồi đầu tháng 2 ?
Bà Dương Thị Tân : Tôi nghĩ cũng không hẳn là như vậy. Tất cả những cái mà họ làm với ông Hải, thì họ sẽ kiếm một chuyện dù nhỏ nhất. Tôi nói, ví dụ như việc của ngày hôm qua (21/04), chỉ là đi sớm hơn cái ngày quy định có mấy ngày thôi. Mà tôi đã hỏi trước họ là có được hay không, miễn là trong tháng đấy, mình không có đi hai lần. Họ đồng ý việc đó, nhưng đến hồi mình đến họ lại kiếm chuyện như thế.
Cho nên rằng, biết như vậy nên trước khi tôi về, tôi hỏi thẳng cậu đó : Bây giờ nếu cậu nói như thế, thì cậu cho tôi biết, đi sớm không được, thì đi trễ có được không ? Vì rất có thể là tuần sau khi tôi đến chẳng hạn, thì họ lại bảo là quá cái ngày đấy rồi [Bà Dương Thị Tân cho biết thêm, để tới trại Xuyên Mộc không có xe chở khách. Thân nhân các tù nhân thường phải đến trại bằng xe ô tô của trại giam, mà các chuyến xe đến trại không phải lúc nào cũng có]. Tôi đã cẩn trọng đến mức độ như vậy, tôi đã hỏi những người khác, thì cậu này nói là những người này không có trách nhiệm. Ngày hôm nay, tôi hỏi đúng vào bản mặt cậu ấy : Ở đây có một, hai, ba, bốn, năm, sáu người cộng với cô kia là bảy người, hãy chứng minh cho cái việc ngày hôm nay thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu nói, và tôi yêu cầu ông không được nuốt lời ông, giống như đại úy Phạm Văn Huyên. Ngày 24/03, đại úy Phạm Văn Huyên hứa là : Chị ngồi đây, tôi sẽ ra tôi hướng dẫn chị. Xong rồi đi mất một mạch. Ngày hôm qua, tôi bảo : Tại sao cậu lại làm việc ấy ? Thì bảo : Tôi đâu có hứa gì với chị đâu ! Tại vì, họ có thể lật lọng rất là nhanh. Họ có thể vừa nói đấy, xong bảo là không phải.
Tại làm sao mà người dân bất bình, bức xúc về rất nhiều thứ mà cơ quan công quyền gây ra ? Là bởi vì, họ có thể dùng cường quyền họ nói ngược, thì ngược ; họ nói xuôi, thì xuôi. Họ bảo tròn, thì tròn ; bảo méo, thì méo. Thì nhiều người [tức nhân viên công lực] nói người ta, ăn hiếp người ta tại đấy luôn, nhưng bởi vì, những người đó họ nói với tôi là, bây giờ họ nói mình cãi, thì người ta hành thân nhân của mình, mà đã là như thế rất là nhiều rồi. Cho nên là họ đành phải im lặng. Như cái điều anh nói là họ cản trở như thế này, có phải lý do ấy không, thì tôi nghĩ là không phải là không đúng, nhưng không có nghĩa là tất cả. Vì chính thiếu tá Nguyễn Ngọc Hữu đã nói với tôi là : Cho chị vào, chị còn này nọ, để tôi bị thế này, thế kia. Tôi mới nói là : Cậu nói rõ cho tôi biết « này nọ » là thế nào. Ý cậu ấy là tôi về tôi đưa thông tin, cái cuộc sống của ông Hải lên [truyền thông], thì ở đây họ không muốn. Họ muốn là họ làm cái gì đối với những người tù đấy, thì gia đình phải im lặng cơ, phải thỏa hiệp với họ cơ. Thì thôi, nhiều người cũng vì thân nhân của mình đành phải chịu theo cái yêu cầu của họ. Nhưng mà gia đình chúng tôi, thì qua bao nhiêu áp bức, qua bao nhiêu đày đọa đối với người tù [ông Nguyễn Văn Hải], cũng như mẹ con tôi ngoài này, họ đâu có từ nan việc đánh đập, khủng bố, tra tấn tôi với con tôi. Chắc quý vị cũng nghe rất nhiều, họ đã dùng những thủ đoạn rất đê tiện với con tôi, thậm chí đẩy xe con tôi để gây tai nạn giao thông, thậm chí con nhỏ của tôi đến trường cũng không cho, họ tống vào nhà khóa cửa lại. Đấy đâu phải là những việc họ không dám làm. (…) Tôi cũng muốn là quý vị thính giả hiểu một điều là, với trường hợp gia đình tôi, với trường hợp của ông Nguyễn Văn Hải, họ không từ nan một thủ đoạn nào, dù đê tiện nhất, để đạt được mục đích.
RFI : Riêng về vụ án quy tội ông Hải là « tuyên truyền chống Nhà nước », thì gia đình định tiếp tục như thế nào trong tương lai ?
Bà Dương Thị Tân : Tôi thì, đúng là trong thời gian vừa qua, có hơi chậm, so với gia đình khác, ví dụ gia đình cô Tạ Phong Tần đã có đơn khiếu nại giám đốc thẩm. Gia đình tôi thì cũng sẽ làm, nhưng biết thời hiệu của việc này là 3 năm, nên chúng tôi cũng tích hợp một số thông tin, một số chi tiết quan trọng, để chúng tôi đưa ra một bản kháng án một cách đầy đủ, súc tích, về những việc làm mà họ đã vu khống, đã dựng lên nhằm tù đày những người yêu nước này. Tôi muốn nó đầy đủ, súc tích hơn. Mặc dù tôi không được vào tòa, nhưng tôi có cách để làm cái việc đó. Và tôi có cách để chứng minh cho mọi người thấy những việc làm của họ là không đúng với những cái gì đã xẩy ra, hoàn toàn là bịa đặt, hoàn toàn là vu khống, để nhằm mục đích để tù đày được ông Nguyễn Văn Hải, để hài lòng được Trung Quốc.
Họ từng nói với tôi : Không bắt ông Hải, thì Trung Quốc nó mích lòng, nó gây chiến tranh thì sao ? Đấy là lời của thượng tá Phạm Thành Công, cơ quan an ninh điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, đã từng nói với tôi như vậy : Thời này không còn Quang Trung - Nguyễn Huệ đâu, không còn Trưng Trắc, Trưng Nhị đâu ! Bây giờ nó yêu cầu không bắt, thì nó gây chiến tranh. Chính miệng ông ta nói những điều ấy.
RFI : Như vậy là gia đình sẽ tiếp tục khiếu nại ở cấp giám đốc thẩm và chắc chắn là gia đình sẽ có sự hỗ trợ của các luật sư ?
Bà Dương Thị Tân : Chắn chắn là các luật sư dù là có công khai, hay không công khai giúp đỡ tôi một cách âm thầm, thì tôi nghĩ tất cả mọi người đều có lòng cả. Nhưng vì cái sự trả thù nó tàn khốc lắm, nên có những người người ta buộc phải im lặng. Mong bà con ở bên ngoài cũng hiểu cái điều đó. Một số luật sư cãi phiên sơ thẩm, đến phiên phúc thẩm không dám nhận lời. Ở trong vụ án của tôi, tôi biết, phiên phúc thẩm không dám nhận lời. Còn có luật sư, mới cãi nữa phiên thôi, đến nửa trưa họ lôi đi công an ngay. Họ yêu cầu đến buổi chiều không được nói. Thì tôi hỏi anh là : Luật sư ở Việt Nam này, một dạng họ cho nói thì được nói, không cho thì phải câm miệng ?! Nếu người nào chấp nhận đánh đổi, chấp nhận mất mát, thì họ kiếm cách rút giấy phép hành nghề, hoặc là tìm cách trả thù đến gia đình, vợ con, làm ăn ở chỗ nào đó họ sẽ kiếm chuyện. Làm cho người ta rúng động, người ta không dám dấn thân cho việc đồng hành cùng những người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
RFI : Vâng, thay mặt ban Việt ngữ RFI, xin cảm ơn chị Dương Thị Tân. Trước khi tạm biệt, không biết chị có thêm chia sẻ gì với thính giả ?
Bà Dương Thị Tân : Vâng, cũng không có gì. Cảm ơn anh, cảm ơn quý vị khán thính giả đã luôn đồng hành, luôn luôn chia sẻ bằng tất cả mọi hình thức. Một điều mà những người như chúng tôi rất là cảm động, và luôn luôn biết… về điều đó. Một lần nữa xin cảm ơn quý vị khán thính giả, tất cả đồng bào bà con hải ngoại luôn luôn hướng về Việt Nam, hướng về những người đấu tranh dân chủ trong nước chúng tôi.



Copy từ: RFI

Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”?

do3
Bình luận về lời đề nghị “Yêu cầu cưỡng chế đoàn khiếu kiện đông người qúa khích, “mang màu sắch chính trị” của ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh hôm 18/4/2013, có ý kiến cho rằng đó chỉ là cú “trượt mồm” qúa mạnh so với các cú “trượt mồm” gần đây của các ông từ TBT, Chủ tịch QH, Chủ tịch nước… đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong công luận.
Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức
Horst Köhler, Tổng thống thứ 13 của Đức.
Nhìn rộng ra thế giới. Chuyện các chính khách hàng đầu ở các nước bị “trượt mồm” là không thiếu. Một ví dụ như ông Tổng thống Đức Horst Köhler (2004-2010) chẳng hạn. Ông là người có gương mặt khả tín, thân thiện, cùng sự chín chắn trong từng lời ăn tiếng nói. Đã gây được nhiều thiện cảm trong dân chúng. Vậy mà trong chuyến thăm viếng binh sĩ Đức đồn trú ở Afghanistan hồi đầu năm 2010, chỉ với mỗi một câu nhỡ miệng rằng, sự hiện diện của các binh sĩ Đức ở nơi đây (Afghanistan) là để bảo vệ quyền lợi kinh tế của nước Đức. Câu nói này ngay tức thì đã gây tranh cãi nhiều trên truyền thông báo chí. Khiến ông phải xin từ chức vào ngày 31.05.2010. Làm không ít chính khách cũng như người dân Đức luyến tiếc.
Trở lại chuyện của Huỳnh Phong Tranh.
Tại một hội nghị quan trọng do ông chủ trì. Để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội diễn ra vào hôm 18/4 vừa qua. Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người dân oan khắp nơi đang hồi hộp ngóng chờ tiếng nói của một ông quan đứng đầu cơ quan thanh tra của chính phủ. Như ông ta đã từng tuyên bố lúc mới nhậm chức (8/2011) rằng:
“Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên. Nếu làm tốt công việc chúng tôi có thể giúp cho công tác điều hành của Chính phủ và giúp cho sự lãnh đạo của Đảng ngày càng sát thực tế hơn.
Tôi cũng sẽ cố gắng là nếu có cám dỗ sẽ tránh, đồng thời giáo dục lực lượng công chức trong bộ máy của mình trung thành, trung thực và trong sạch để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…” (xem ở đây).
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì cuộc họp ngày 18/4/2013.
Vậy mà mới nhậm chức chưa được nửa nhiệm kỳ, trong lúc công tác phòng chống tham nhũng và chỉnh đốn còn đang diễn ra nhằm lấy lại niềm tin của nhân dân đối với đảng. Mà ông Tổng Thanh Tra lại chụp cái mũ qúa khích, ”mang màu sắc chính trị” để đòi “cưỡng chế” những “khiếu kiện đông người” như thế thì có khác gì “tự đá vào lưới nhà” trong trận cầu sống mái với nạn tham nhũng đang có nguy cơ ngày càng gia tăng?
Ở bài viết Nhân dân đứng ngoài chính trị? nhà văn Thùy Linh đã chỉ rõ:
“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.”
Cho nên có khiếu nại tố cáo (khiếu kiện dù đông hay ít người) nào là không “mang màu sắc chính trị”, thưa ông Tổng Thanh tra Chính phủ?
Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là “mang màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân oan là “thế lực thù địch” và cần phải mạnh tay trấn áp chứ đâu phải muốn làm “bạn của dưới” (dân đen) như lời ông nói lúc mới đăng quang?
"...những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô" - Lời Nguyễn Thế Thảo.
“…những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô” – Lời Nguyễn Thế Thảo.
Ai chứ Nguyễn Thế Thảo (người đã phát ngôn: những người dân mặc áo quốc kỳ đi khiếu kiện đã làm xấu hình ảnh thủ đô) và Lê Thanh Hải (người đang bị hàng chục người dân tố cáo cướp đất ở TP Hồ Chí Minh) sẽ mở cờ trong bụng. Bởi ông quan “mặt lạnh như tiền” Tổng Thanh tra Chính phủ – Huỳnh Phong Tranh đã chọn chỗ đứng về phía những quan tham đang bị dân tố cáo. Chứ không phải ngược lại.
Đó là thông điệp gì mà Huỳnh Phong Tranh muốn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương?
Nhớ lại câu chuyện nghe được từ chính một người bạn thân của tôi cách đây hơn 7 năm. Anh là giám đốc một công ty lớn của nhà nước. Bạn đã từng than với tôi:
- Bất kể ai đang ăn nên làm ra trong guồng máy (doanh nghiệp nhà nước) mà không biết “quan hệ tốt” với các quan lớn trên thượng tầng là khó mà tồn tại được.
Anh còn khoe, nhờ có được tấm ảnh anh ta chụp chung với ông Tổng Thanh tra Chính phủ (thời đó là Quách Lê Thanh) trên sân quần vợt. Mà hầu như tất cả các đợt thanh tra lớn nhỏ đều xuôi chèo mát mái hết.
Tôi giả bộ thắc mắc:
- Tớ thấy cậu có khoái chơi thể thao bao giờ đâu mà bày đặt thế?
- Không khoái cũng phải cố. Như ăn nhậu cũng vậy, không thích cũng phải gắng… làm công chức thời nay cơ cực lắm chứ không như người ta tưởng đâu ông ơi…
Được đà tôi lấn tới:
- Chả nhẽ chỉ có mỗi tấm ảnh chụp chung với quan lớn Tổng Thanh tra trong tư thế thân mật mà được châm chước hết thảy sao?
- Ồ không không, còn thêm nhiều tích tắc nữa chứ. Nhưng như người ta nói “đầu xuôi đuôi lọt”. Biết mình có quan hệ với trên cao chót vót, bên dưới chúng cũng đỡ hành tỏi đi nhiều. Ngay cả khoản “lót tay, đưa tiễn” cũng có phần nhẹ nhàng hơn…
Có một hiện tượng lạ là gần đây tất cả các ý kiến phản biện trái với “định hướng” của Ban Tuyên giáo đều bị các “dư luận viên xã hội” (như khoe khoang của Hồ Quang Lợi) nhảy vào chửi bới mạt sát một cách vô văn hóa bất kể phải trái trắng đen.
Liên hệ với chuyện tham nhũng của chính những người mang danh đi “chống tham nhũng”. Một thực tế mà ai cũng thấy, thời gian qua hoạt động của ngành Thanh tra Chính phủ rất tích cực. Nhưng tham nhũng cứ ngày càng tăng lên. Nó chứng tỏ điều gì?
image00144
Theo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của Chính phủ. Toàn ngành thực hiện gần 63.000 cuộc thanh tra, kết thúc gần 53.000 vụ, tuy nhiên, số vụ chuyển cơ quan điều tra chiếm chưa tới 1%. Như vậy các cáo buộc nhận hối lộ của các quan thanh tra từ thấp lên cao để “giơ cao đánh khẽ” trong hoạt động thanh tra là đúng hay sai?
Đại biểu Lê Như Tiến, tại phiên chất vấn công khai Tổng Thanh tra Chính phủ sáng 22/8/2012 ở diễn đàn QH đã hỏi thẳng ông Huỳnh Phong Tranh về tiêu cực, nhũng nhiễu của thanh tra viên. Qua các đợt thanh tra, cơ quan, doanh nghiệp phải lo chăm sóc chu đáo, khi thanh tra về phải lo tiễn đưa hậu hĩnh, “kính gửi đậm đà”…
Đó là các khoản lệ phí gia tăng theo kiểu luật bất thành văn. Có phải là nguyên nhân của “hàng trăm cuộc thanh tra không có kết quả?”
Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên. Ảnh: N.Hưng.
Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên…
Trước những chất vấn trực diện như thế, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh buộc phải thừa nhận có tiêu cực, nhũng nhiễu, để lộ lọt thông tin trong đội ngũ thanh tra viên… Dẫn tới kết qủa trong 5 năm (từ 2007 tới 2012), 16 cán bộ thanh tra đã bị xử lý, trong đó 2 người bị xử lý hình sự, một người bị buộc thôi việc. (Xem ở đây).
Nhưng câu hỏi lớn hơn đặt ra là: Có phải trong gần 53 ngàn vụ thanh tra đã kết thúc ở trên chỉ có một con số rất ít những đồng chí cán bộ thanh tra “bị lộ” đã được xứ lý một cách nhẹ nhàng như thế là đã thỏa đáng?
Nay trong cuộc họp Chính phủ do ông Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh chủ trì để bàn về việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Với sự hiện diện đầy đủ lãnh đạo các Bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng tín hiệu phát ra rõ ràng là muốn rập tắt khiếu nại tố cáo kéo dài của dân oan bằng cách chụp cho những người đi khiếu kiện cái mũ là mang “màu sắc chính trị” thì có khác gì coi dân là “thế lực thù địch” cần phải mạnh tay để “cưỡng chế” đối với họ.
Đó chính là thông điệp rõ ràng táo tợn mà Huỳnh Phong Tranh muốn ngầm nhắn gửi tới các quan tham nhũng ở tất cả bộ ngành từ trung ương tới các địa phương rằng: “cứ yên tâm đi… các đoàn khiếu nại tố cáo đông người đã bị qui kết “qúa khích” và ”mang màu sắc chính trị” hết rồi. Sẽ bị “cưỡng chế” bịt miệng không trừ một ai… để các quan yên tâm mà vơ vét! Nhưng chớ có quên các khoản “lót tay, đưa tiễn” hậu hĩnh tương xứng với quan thanh tra lớn nhỏ là được!
Luận điệu này thể hiện rất rõ cái lối “tư duy nhiệm kỳ” của ông Tranh! Nó là cực kỳ phản động hay chỉ là sự ”nhỡ miệng” thông thường. Xin nhường câu trả lời cho tất cả những ai đang quan tâm tới vấn đề này giải đáp dùm?!


Copy từ: Gò Cỏ May

USD tự do lại "dậy sóng"

(Dân trí) - Theo công bố của một số điểm thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung (Hà Nội), giá USD hiện được giao dịch ở mức 21.330 VND (mua vào) - 21.380 VND (bán ra), tăng 70 VND so với sáng qua.

Giá USD tự do lên sát mốc 21.400 VND (ảnh minh họa).
Giá USD tự do lên sát mốc 21.400 VND (ảnh minh họa).
Hôm nay 24/4, giá USD trên thị trường tự do lại được một phen “dậy sóng” khi tăng tới 70 VND so với hôm qua. Trong khi đó, giá USD tại một số ngân hàng cũng tăng dần đều.
Cụ thể, theo công bố của một số điểm thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung (Hà Nội), giá USD hiện được giao dịch ở mức 21.330 VND (mua vào) - 21.380 VND (bán ra), tăng 70 VND so với sáng qua.
Tại thị trường truyền thống, một số ngân hàng cũng điều chỉnh tăng nhẹ giá USD so với hôm qua. Ví dụ như tại Vietcombank, giá USD được ngân hàng này niêm yết ở mức 20.900 VND - 20.950 VND, tăng 5 VND so với sáng qua.
Một số ngân hàng khác như ACB, Eximbank… niêm yết giá USD ở mức 20.880 VND - 20.950 VND.
Giá USD tự do thời gian đây tăng mạnh, theo lý giải của một số chuyên gia, là do giới đầu cơ đang thu gom USD để nhập lậu vàng. Giá vàng trong nước chỉ cần cao hơn giá vàng thế giới khoảng 500.000 đồng/lượng đã có thể xuất hiện tình trạng nhập lậu vàng, trong khi đó, mức chênh lệch này luôn duy trì trên 6 triệu đồng/lượng thời gian khá dài gần đây.
Được biết, mới đây, lực lượng chức năng tại TPHCM đã phát hiện đối tượng vận chuyển 7 kg vàng từ biên giới nhưng chỉ thu giữ được 2 kg còn nguyên thỏi với đầy đủ ký hiệu. Số vàng còn lại phải trả cho đối tượng vì đã bị cắt, cán mỏng, trở thành vàng không nguồn gốc nên không thể xử lý theo quy định.
Tại buổi làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về triển khai các giải pháp tiền tệ - ngân hàng nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh tại An Giang mới đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá để bù lại giá trị hàng hóa bán ra quốc tế bị giảm giá trị.
Tuy nhiên, theo khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tỷ giá năm nay sẽ tăng không quá 2%. Bởi việc phá giá đồng tiền không có lợi cho tổng thể nền kinh tế, do Việt Nam vẫn đang là nước nhập siêu và ít nhất phải nhập siêu trong 5 năm tới. Tỷ giá ổn định là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và tỷ giá chỉ nên biến động trong khoảng 1-2%.
Mới đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết, xét về ngắn hạn thực thi chính sách ổn định tỷ giá là cần thiết vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Hơn nữa, với đặc điểm cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, việc điều chỉnh tỷ giá (giảm giá VND) chỉ có tác động ở mức độ vừa phải đến cán cân thương mại do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều ít co giãn theo tỷ giá. Xuất khẩu ít co giãn theo tỷ giá vì xuất khẩu những mặt hàng khai khoáng (như dầu thô) không chịu ảnh hưởng của tỷ giá, nhiều mặt hàng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu.
Cũng theo nhận định của tổ chức này, nhập khẩu cũng ít co giãn theo tỷ giá vì nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu năm 2011, mà khả năng thay thế bằng nguồn cung trong nước rất thấp do công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Tuy nhiên, “khi lạm phát đã trong khả năng kiểm soát, tỷ giá nên điều chỉnh với một mức độ cho phép để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu về lâu dài và hạn chế đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài”, báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhấn mạnh.
Theo tổ chức này, thực thi chính sách lãi suất cao và tỷ giá ổn định sẽ có tác động tích cực trong việc củng cố giá trị VND, góp phần kiểm soát lạm phát. Nhưng chính sách này sẽ gây hiệu ứng phụ không mong muốn. Một trong những tác động phụ không mong muốn là thu hút đầu tư gián tiếp ngắn hạn từ nước ngoài. Đây là những khoản đầu tư “nóng” không có tính ổn định vì rất dễ đảo chiều, gây bất ổn kinh tế.
Nguyễn Hiền




Copy từ: Dân Trí

‘Bất mãn chưa từng thấy’?


Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều
Tình hình kinh tế chính trị Việt Nam đang xấu đi rất nhiều
Nhật báo New York Times hôm thứ Tư ngày 24/4 vừa đăng một bài báo về lòng tin của người dân Việt Nam vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong tình hình khó khăn hiện nay.
 Dưới tiêu đề ‘Những lúc khó khăn cũng là lúc bất đồng và trấn áp công khai nở rộ ở Việt Nam’, nhà báo Thomas Fuller của New York Times đã đưa ra quan sát này trong một lần đi tìm hiểu thực tế mới đây ở thành phố Hồ Chí Minh.
 Nhân vật chủ đạo trong bài báo là giáo sư Nguyễn Phước Tương (tức Tương Lai), cựu cố vấn của hai đời thủ tướng Việt Nam.
 Ngoài ra ký giả này cũng đã trao đổi với ông Trương Huy San (tức nhà báo Huy Đức), một cựu cố vấn khác của thủ tướng là Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh, cũng như một số nhà quan sát khác để tìm hiểu về tình hình kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.

‘Không tin Đảng nữa’
 “Trên các kệ sách chất đầy các tuyển tập của Marx, Engels và Hồ Chí Minh, dấu ấn của một đời trung thành với Đảng Cộng sản, nhưng ông Nguyễn Phước Tương, 77 tuổi, nói ông không còn tin vào Đảng nữa,” bài báo bắt đầu từ tư gia của GS Tương Lai ở ngoại ô thành phố lớn nhất nước.
 “Ông Tương, cũng giống như rất nhiều người khác ở Việt Nam hiện nay, đang lên tiếng phản đối chính quyền mạnh mẽ.”
 “Chế độ của chúng tôi là độc tài toàn trị,” ông Tường được dẫn lời nói, “Tôi là người sống trong lòng chế độ – tôi biết tất cả những khiếm khuyết, những sai lầm sự suy thoái của nó.”
“Nếu chế độ này không được sửa đổi thì tự nó sẽ sụp đổ,” ông nói thêm.
 Theo Fuller thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự giận dữ ngày càng tăng của người dân về sự trượt dốc của nền kinh tế và nội bộ Đảng đang bị chia rẽ giữa một bên là những người bảo thủ muốn vẫn duy trì những nguyên tắc soi đường của chủ nghĩa xã hội và sự độc quyền lãnh đạo và một bên là những người kêu gọi một xã hội đa nguyên và chấp nhận hoàn toàn chủ nghĩa tư bản.
 Tuy nhiên quan trọng nhất là Đảng đang đối phó với một xã hội thông tin ngày càng rộng mở và khán giả ngày càng tỉnh táo trước các thông tin khi mà có nhiều tin tức và ý kiến khác nhau lan truyền trên mạng làm ảnh hưởng đến sự tuyên truyền của truyền thông Nhà nước.
 Bài báo dẫn nhận định của ông Carlyle A. Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, một trong những học giả nước ngoài hàng đầu về Việt Nam, cho rằng giờ đây sự chỉ trích Đảng đã ‘bùng nổ trên toàn xã hội’.
 Đây là khác biệt lớn nhất so với các thách thức mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng trải qua kể từ khi Đảng này thống nhất đất nước 38 năm trước đây như cuộc chiến với Trung Quốc và Campuchia, khủng hoảng tài chính và chia rẽ nội bộ.
 Cũng theo quan sát của ông Thayer thì ‘bất đồng nở rộ nhưng đồng thời sự đàn áp cũng gia tăng’.
‘Bi quan sâu sắc’
Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
Kinh tế Việt Nam đang bộc lộ hết tất cả những khiếm khuyết mà thời gian dài không được khắc phục
“Có thêm nhiều người muốn bày tỏ chính kiến phê phán chính phủ của mình hơn trước và những gì họ chỉ trích cũng nghiêm trọng hơn,” ông Trương Huy San (tức nhà báo, blogger Huy Đức – tác giả Bên Thắng Cuộc), nói với New York Times.
 Vấn đề đăṭ ra ở đây, theo nhà báo Fuller, là ‘khó mà hiểu được sự bi quan sâu sắc’ của người dân trên đất nước này nếu nhìn vào bề mặt của sự tăng trưởng kinh tế.
 Theo bài báo này thì nhiều người cho rằng Việt Nam đang mất phương hướng mặc dù đất nước này có dân số trẻ và làm việc chăm chỉ.
 “Trong vòng 21 năm sống ở đất nước này tôi chưa bao giờ sự bất mãn với chế độ của trí thức và doanh nhân đến mức độ như hiện nay,” ông Peter R. Ryder, giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư Indochina Capital, được dẫn lời nói.
 Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức hồi đầu tháng Tư năm nay, các diễn giả đã ‘tranh nhau nói trước micro’, kinh tế gia Lê Đăng Doanh thuật lại với New York Times.
 Ông cho biết nhiều người đã chỉ trích mặc dầu nền kinh tế cần phải được tái cơ cấu sâu rộng nhưng ‘gần như chẳng ai làm gì cả’.
 “Đó là sự khủng hoảng lòng tin,” ông Doanh được dẫn lời nói, “Năm nào người ta cũng nghe hứa hẹn là thời gian tới mọi việc sẽ được cải thiện nhưng họ không thấy gì cả,” ông nói.
Bài báo đã nêu đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là trung tâm của cơn bão chính trị hiện nay.
 “Sự tự tin thái quá và các chương trình đầy tham vọng của ông Dũng lúc đầu giúp ông có người ủng hộ bởi vì ông đã đoạn tuyệt với khuôn mẫu một cán bộ Đảng xơ cứng,” bài báo viết.
 Tuy nhiên, sau đó ông làm nhiều người bất mãn với việc giải tán ban cố vấn vốn là động lực phía sau chương trình cải cách kinh tế mà ông Tương Lai là một thành viên.
 Bên cạnh đó, chính sách kinh tế mang dấu ấn cá nhân ông Dũng là thúc đẩy thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước theo kiểu các chaebol của Hàn Quốc, đã đem lại hiệu quả ngược.
 Điều hành các tập đoàn này những người thân cận với Đảng Cộng sản, những người đã biến các tập đoàn thành nhiều công ty khác nhau mà họ không đủ khả năng điều hành cũng như đầu cơ trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
 Hai tập đoàn trong số này đã gần như sụp đổ và đang đứng bên bờ vực phá sản.
‘Căng thẳng trong Đảng’
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam
Báo Mỹ viết Đảng Cộng sản ngày càng mất đi sự ủng hộ trong lòng người dân Việt Nam
Ông Nguyễn Phước Tương nói với New York Times rằng những khó khăn của nền kinh tế đã khiến cho căng thẳng trong nội bộ Đảng Cộng sản dâng cao.
 Hồi tháng Hai, ông đã tham gia soạn thảo một thư kiến nghị gửi đến lãnh đạo Đảng Nguyễn Phú Trọng để kêu gọi thay đổi Hiến pháp theo hướng đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Ông nói đến nay ông chưa nhận được phản hồi gì cả.
 Giờ đây ông đang cảm thấy áp lực thời gian, ông cho biết. Căn bệnh ung thư của ông, mặc dù đang thuyên giảm, giống như là sự giải phóng tư tưởng thôi thúc ông phải nói lên điều mà ông cho là sự thật, ông nói.
 “Nói cho cùng, Marx là một nhà tư tưởng vĩ đại,” ông nói, “Nhưng nếu như thế giới này chưa từng có Marx thì có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.”
 Bản điện tử của bài báo này trên trang chủ của New York Times đã nhận được một số ý kiến phản hồi của độc giả.
 Một người ký tên là R. Vasquez đến từ tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ bình luận:
 “Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã cạn nhiệt huyết và ý tưởng. Những người thật sự còn trung thành với lý tưởng cộng sản giờ cũng đã 70, 80 tuổi… Các thế hệ tiếp nối sẽ thấy ngày càng khó mà hài hòa giữa những lý luận của các nhà tư tưởng ở châu Âu vào thế kỷ 19 với nhu cầu và khát vọng của nước Việt Nam trong thế kỷ 21.”
 Còn Party State đến từ thành phố Vancouver của Canada thì viết:
 “Đảng Cộng sản Việt Nam đã suy đồi cả về tinh thần lẫn đạo đức. Sự mục nát sẽ dẫn đến chỗ Đảng sụp đổ. Vấn đề ở đây là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu Việt Nam có trở thành một chế độ độc tài quân sự hay sẽ có một nhân vật như Hun Sen lên nắm quyền? Tương lai, tôi sợ rằng, sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.”
‘Giá đừng phản chiến’
Charles ở Slough, Vương quốc Anh, tự vấn phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Độc giả này viết:
 “Những người chúng ta đã từng tham gia vào phong trào phản chiến trong những năm 60 và 70 nên treo cổ trong tủi hổ và nên xin lỗi người dân Việt Nam. Với việc ủng hộ phe cộng sản và gây sức ép lên Quốc hội cắt đứt mọi viện trợ cho miền Nam Việt Nam thì chúng ta đã góp phần đảm bảo cho chiến thắng của ông Hồ Chí Minh và Đảng của ông ta.
 Lại nữa, hãy thử nghĩ xem nếu không có cuộc cách mạng này thì ngày nay Việt Nam đã tốt hơn như thế nào? Ba mươi năm chiến tranh, số người chết không kể xiết, thiệt hại và đau thương vô cùng lớn – tất cả chỉ để đem đến kết cục là một chế độ kinh tế Marxist không khả thi do một Đảng cộng sản suy đồi và tàn bạo lãnh đạo.
 Hãy nghĩ xem giờ này Việt Nam sẽ như thế nào nếu họ trải qua 60 năm thị trường tự do giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Chắc chắn là không hoàn hảo nhưng sẽ tốt hơn nhiều và lại không có chết chóc hay tàn phá.”
 Tuy nhiên ý kiến này đã bị một công dân mạng khác có tên là Khang Duong từ Việt Nam phản bác:
“Ông chỉ đọc từ một phía và ông không hiểu gì về Việt Nam cả. Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ tốt hơn nếu không làm cách mạng. Đất nước của ông bị nước khác tàn phá, người dân của ông mất hết quyền lực và bị đối xử như súc vật? Miền Nam điêu tàn dưới tay của một kẻ độc tài. Ngô Đình Diệm không phải do người dân Việt Nam mà là người Pháp, người Mỹ đưa lên. Nếu Hồ Chí Minh không làm cách mạng thì cũng sẽ có một cuộc cách mạng khác mà thôi.”


Copy từ:  BBC

Triều Tiên dùng gỗ, đá chống xe tăng Hàn Quốc


(TNO) CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu xây dựng hàng rào chướng ngại vật chống tăng gần khu vực biên giới với Hàn Quốc, theo tường thuật của một đài truyền hình Trung Quốc được hãng Yonhap dẫn lại vào hôm nay, 24.4.

Kênh truyền hình Beijing TV đã quay cảnh các binh sĩ CHDCND Triều tiên xây dựng các chướng ngại vật bằng gỗ, đá và bê tông, theo Yonhap.
Triều Tiên dùng gỗ, đá chọi xe tăng Hàn Quốc
 Một chiếc xe tăng tham gia cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn - Ảnh: AFP
Tường thuật cho biết các chướng ngại vật nhiều khả năng dùng để cầm chân xe tăng và các xe quân sự khác của Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh.
Beijing TV nhận định giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự.
Căng thẳng đã tăng cao trên bán đảo Triều Tiên kể từ tháng 2, khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ ba, dẫn đến việc Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới với Bình Nhưỡng.
Việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung cũng khiến CHDCND Triều Tiên tức giận đưa ra lời đe dọa sẽ tấn công hạt nhân nhằm vào hai nước này.

Trong những tuần qua, CHDCND Triều Tiên đã liên tục khuyến cáo người nước ngoài trên bán đảo Triều Tiên hãy cân nhắc sơ tán để tránh nguy cơ chiến tranh.
Sơn Duân



Copy từ: Thanh Niên