CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Một nhà dân bị nhóm người bịt mặt ngang nhiên đánh sập

TP.HCM:

Một nhà dân bị nhóm người bịt mặt ngang nhiên đánh sập

(Dân trí) – Chiều tối 7/4, một nhóm người bịt mặt đã dùng máy xúc ngang nhiên đánh sập căn nhà nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh trước sự “ngỡ ngang” của những người cư ngụ bên trong.

Căn nhà bị đánh sập
Căn nhà bị đánh sập
Thông tin ban đầu, khoảng 17h chiều 7/4, người dân sinh sống tại khu vực đường Hoàng Hoa Thám phát hiện 4 thanh niên có dấu hiêu khả nghi khi bịt kín mặt, đi lại trên đường Hoàng Hoa Thám. Khoảng vài phút sau, một người đàn ông đã leo lên một chiếc xe máy xúc (đã đậu từ trước các nhà số 201 khoảng vài mét) nổ máy, lao về phía căn nhà 201.
Chiếc gầu xúc đập mạnh vào các bức tường nên chỉ trong thời gian ngắn, căn nhà đã bị đánh sập hoàn toàn. Sau khi san bằng căn nhà số 201, nhóm người này đã nhanh chóng ròi khỏi hiện trường.
Chiếc máy xúc được sử dụng để đập căn nhà số 201 đậu cách đó vài mét
Chiếc máy xúc được sử dụng để đập căn nhà số 201 đậu cách đó vài mét
Chưa hết bàng hoàng, anh Đ.N.V. (21 tuổi, ngụ tại căn nhà bị ủi sập) cho kể, khi anh V. đang nằm trong phòng thì thấy căn nhà rung chuyển, gạch đá đổ sập xuống. Anh V. vội lao ra ngoài lánh nạn cũng là lúc toàn bộ phần tường, mái nhà đổ sập xuống.
Theo anh V. căn nhà bị ủi sập rộng trên 50m2, và vụ việc xảy ra quá nhanh nên không ai kịp di chuyền đồ đạc ra ngoài.
Đồ đạc của căn nhà bị ủi sập nằm ngổn ngang bên ngoài
Đồ đạc của căn nhà bị ủi sập nằm ngổn ngang bên ngoài
Công an địa phương đã có mặt phong tỏa hiện trường. Đến 21h tối cùng ngày, vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng làm rõ.
Trung Kiên




Copy từ: Dân Trí

Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng


Huỳnh Công Thuận - Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vả, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong những ngày tòa án Hải Phòng diễn vở kịch xét xừ công khai "gia đình Đoàn Văn Vươn", công an an ninh thì chốt chận đuổi xô giải tán và bắt bớ những người ủng hộ gia đình anh Vươn mà những người dân này ủng hộ Thủ tướng NTD ngày 10/2/2012 đã công bố kết luận về việc cưởng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng - Hải Phòng:
"UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn => gia đình anh Vươn vô tội"
Thật tội nghiệp thay cho nhà cầm quyền TP Hải Phòng với cả một bộ máy công an an ninh được tăng cường tối đa côn đồ cộng với cả một bầy 900 dư luận viên chuyên viết bài bôi nhọ đánh phá xuyên tạc những người dân chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình ngoài đường và các blogger biểu tình ủng hộ gia đình anh Vươn trên mạng.
Trái lại bọn công an, an ninh, dư luận viên hoàn toàn không viết được một bài, không một hình ảnh thực tế nào ra hồn và hoàn toàn không dám công khai làm một biểu ngữ nào minh chứng cho việc chúng "bảo vệ cái sai của chúng", bọn hèn với giặc ác với dân phải muối mặt lấy cắp hình ảnh của phóng viên nước ngoài chụp hình người dân trương biểu ngữ ủng hộ gia đình anh Vươn ngay bên ngoài tòa án, thậm chí bọn này lúng túng đến nỗi phải lấy hình ảnh của Blogger ủng hộ gia đình anh Vươn trên Facebook chụp trong buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013, bọn chúng xào xáo sửa lại nội dung một cách trơ trẽn thô thiển khi dòng chử viết tay vẫn còn phía dưới.
Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bọn chúng đã tự vã, tự tát vào mặt mình, bọn chúng còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng NTD khi đưa những hình ảnh "xào nặn trơ trẽn" này vào chính trang web của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyentandung.org) xem tại đây:
- Hình ảnh thật của Blogger Huỳnh Công Thuận chụp tại buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013 với 3 dòng chữ viết tay:
Tự Do cho ĐOÀN VĂN VƯƠN
chúng ta là Đoàn Văn Vươn
- Hình ảnh bọn chúng sửa lại (còn để sót 1 dòng chử viết tay ở cuối):
Lạy ông con ở bụi này, giấu đầu lòi đuôi, gian mà không ngoan khi chúng xóa 2 dòng trên sửa lại nội dung lại để sót nguyên dòng cuối.
Vì vậy nay Blogger Huỳnh Công Thuận phải thêm vào hình ảnh ủng hộ gia đình anh Vươn 3 dòng có nội dung kết luận của Thủ tướng như sau:
"Ngày 10/2/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn" => gia đình Đoàn Văn Vươn vô tội":
Huỳnh Công Thuận xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã phát hiện và báo cho biết.
Huỳnh Công Thuận 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

CẦN SỚM CÓ PHIÊN TÒA NHƯ THẾ !


            * MINH DIỆN
                BVB - Đó là một buổi sáng cuối Đông, chỉ còn đúng 10 ngày nữa là tiễn ông Táo về Trời,  đón tết cổ truyền  Ất Sửu.
             Lê Văn Hiền, chủ tịch,  Bùi Thế Nghĩa , bí thư huyện Tiên Lãng  và  giám đốc công an thành phố Hải Phòng, đại tá Đỗ Hữu Ca, chỉ huy hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế  đầm tôm của gia  đình  anh  Đoàn Văn  Vươn . Bị dồn vào đường cùng, những người nông dân ấy đã sử dụng mìn tự tạo, súng hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế, làm 7 người bị thương. Lập tức  chính quyền  ra lệnh ủi  nhà,  hủy hoại  tài sản  của gia đình anh Đoàn Văn Vươn, ra lệnh  bắt giam 4 người đàn ông, đẩy 2 người đàn bà và 4 đứa trẻ vào cảnh màn trời chiếu đất. Một sự kiện tương tự với sự kiện đổng Nọc Nạn 84 năm trước ở Nam bộ dưới chế độ thực dân Pháp.
             Thủ tướng chính phủ đã kết luận, các quyết định thu hồi đất và cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng  đều trái luật. Gần 50 cán bộ , đảng viên huyện Tiên Lãng bị kiểm điểm, xử lý  kỷ luật. Tập thể  ban cán sự UBND thành phố Hải Phòng bị khiển trách. Chủ tịch , phó chủ tịch , trưởng phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Lãng,  chủ tịch, bí thư xã Vinh Quang bị khởi tố hình sự. Từ thực tế trên  đã chứng tỏ nguyên nhân gây là do chính quyền.
               Thủ tướng chính phủ chỉ đạo phải tiến hành thật khẩn trương điều tra ,  đưa ra xét xử công khai và  giảm nhẹ tối đa hình phạt đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn.
                 Một năm và 93 ngày đã trôi qua.
                 Hơn 7.500 bài báo đã viết về vụ án gây chấn động dư luận ấy.
                Chiều 5-4-2013, sau 3 ngày xét xử , Tòa án nhân dân thành phồ Hải Phòng đã kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt  anh Đoàn Văn Vươn , Đoàn Văn Qúy và những người trong gia đình từ 2 đến 5 năm tù,  tội giết người và chống người thi hành công vụ. Kết quả phiên tòa hoàn toàn trái với những gì mọi người mong đợi.

               Tôi không được dự khán phiên tòa , chỉ  đọc những bài tường thuật và xem những đoạn băng Video của đồng nghiệp. Một người dân đã thốt lên  trên trang mạng : “ Thật mỉa mai   khi nhớ lại lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan : “ Chế độ ta dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản !”
               Một vụ án được khẳng định  truy tố đúng người, đúng tội, một phiên tòa được tuyên bố  xét xử công khai, nhưng an ninh lại thắt chặt chưa từng thấy.  Các ngả đường dẫn vào phòng xử án  bị rào chắn cấm người qua lại, lực lượng công an canh giữ nghiêm ngặt.  Những đám đông bị xua đuổi. Sóng điện thoại di động bị cắt . Trong phòng xử án , cảnh sát  đông nghịt, kè sát từng bị cáo,  phóng viên báo chí  bị kiểm soát gắt gao.
             Đảng nói dân tuyệt đối tin  đảng, và đảng lấy dân làm gốc, sao lại hành xử như vậy với dân?  Những tiếng   hô “Công lý, công lý!”, những  bàn  tay cầm  tấm bìa in  dòng chữ “ Gia đình anh Vươn  vô tội!” giơ cao biểu hiện sự bức xúc của dân !  Không hiểu những người lãnh đạo Hải Phòng có nhìn thấy, nghe thấy  và  nghĩ gì trước thực tại đó?
              Từ khi có kết luận điều tra,  hàng trăm bài báo đã phản bác hai  tội danh “ Giết người và chống người thi hành công vụ” gán cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Nhưng tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử vẫn giữ nguyên hai tội danh ấy.  Luật sư  Nguyễn Minh Tâm nói với tôi : “ Một sự gò ép khiên cưỡng!”
              Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật , được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích nhân dân và xã hội. Khái niệm cơ bản ấy  là bài học vỡ lòng,  bất cứ công chức  nào cũng phải thuộc .  Mấu chốt của hoạt động  công vụ là  nhân danh nhà nước và phải bảo đảm đúng pháp luật.
              Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất trái luật, ra quyết định  cưỡng chế trái pháp luật, điều quân đội làm nhiệm vụ cưỡng chế càng trái  luật.  Ba  quyết định trái luật cùng một lúc chồng lên nhau không phải do vô tình, thiếu trách nhiệm , mà là cố ý làm trái.  Do đó bản chất   cái gọi là công vụ, trong vụ án Tiên Lãng là trái luật, là phạm pháp! Vì vậy không thể quy tội gia đình anh Đoàn Văn Vươn chống người thi hành công vụ. Thực tế, họ chống lại  hành động phạm pháp.
           Thật lạ lùng khi ông ủy viên công tố nói rằng, những cán bộ chiến sỹ quân đội, công an tham gia lực lượng cưỡng chế không biết cưỡng chế trái luật!  Nguyên tắc lãnh đạo tập thể, công khai dân chủ để đâu? Những cán bộ chiến sỹ công an,quân đội, trong đó có người cấp thượng tá, trưởng công an huyện, có chân trong cấp ủy, chẳng lẽ không hiểu biết? Họ đâu phải là những Rô-bốt? Một thực tế là lực lượng cưỡng chế đã dùng súng quân dụng bắn trước vào nhà ông Quý, sau đó chính quyền và công an lại vội vàng nghĩ cách "phi tang" bằng việc điều ngay xe ủi phá nhà ông Quý. Như vậy, dú trước tòa có sự cố tình che giấu, không chịu khai ra sự thật, nhưng ai chủ động gây ra lỗi? Ai là thủ phạm? Và ai là nạn nhân thì đã rõ!
             Anh  Đoàn Văn Vươn  là một cựu chiến binh, được học hành tử tế, và hơn hết là một công dân hiểu và tôn trọng pháp luật. Anh đã cảnh báo cho những người lãnh đạo đảng, chính quyền ở huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng, rằng họ vi phạm pháp luật, và  nói thẳng : “ Nếu cưỡng chế sẽ sảy ra đổ máu!” Nhưng Lê Văn Hiền và những người cùng phe nhóm  bất chấp , cứ cưỡng chế.
            Dù đã bị dồn vào đường cùng, Đoàn Văn Vươn vẫn  “không muốn sảy ra đổ máu trên mảnh đất của mình” . Anh  nhồi  thuốc đạn ở mức sát thương thấp, và cho nổ trái mìn tự tạo ở khoảng cách không gây sát thương lực lượng cưỡng chế. Từ ý thức đến việc làm , Đoàn Văn Vươn đều không muốn giết người. Đó là sự thật . Và thực tế không có ai bị giết. Vậy mà buộc tội giết người, thì đúng như luật sư Nguyễn Minh Tâm nói, là quá khiên cưỡng!
               Cái gốc của vụ án Tiên Lãng là quyết định thu hồi đất sai, quyết định cưỡng chế sai. Cái sai tày đình ấy đã được Thủ tướng chính phủ chỉ rõ và nghiêm khác yêu cầu xử lý.
              Nhẽ ra “con dại cái mang” , cấp trên của ban lãnh đạo Tiên Lãng phải xin lỗi dân, kỷ luật đến nơi đến  Lê Văn Hiền và những người liên quan  thì họ  lại bênh che  nhau, đổ tội cho dân.
              Từ năm 1939, Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ  đã  “Tự trì trích” , thẳng thắn phê bỉnh những yếu kém , sai lầm của bản thân cũng như nội bộ đảng. Ông viết : “ Thấy sai mà không sửa lại bao che cho nhau, đổ lỗi cho người khác, sợ nhận sai mất uy tín thì càng mất uy tín hơn!”
               Mang cái sai của lãnh đạo Tiên Lãng chụp lên đầu  gia  đình  anh nông dân  Đoàn Văn Vươn , bằng bản án giết người và chống người thi hành công vụ, dù có tuyên án dưới khung hình phạt cũng không hợp lòng dân, càng không giữ được uy tín của đảng như mong muốn .

                Hơn tám mươi năm trước , ngày 17-8-1928, tại phiên tòa đại hình Cần Thơ, ông  hội thẩm viên đã nói với Băng Tác, người trong  chính quyền đồng lõa với bọn cường hào cướp đất của gia đình anh  nông dân Biện Toại, dẫn đến vụ án Nọc Nạn, làm chết viên cò Tounier tham gia lực lượng cưỡng chế đất: “Dân chúng nói, đáng lẽ ra ông phải chết thay cho viên cò Tounier”.  Còn viên công tố Moreau thì phát biểu : “Vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng. Tình cảnh gia đình anh Biện Toại rất đáng thương, bị những kẻ không có trái tim đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay!”
               Trong phiên tòa sơ thẩm xét xử gia đình anh Đoàn Văn Vươn, ghi nhận một thái độ ôn hòa của chủ tọa phiên tòa, công tố viên. Các luật sư cũng thể hiện được bản lĩnh nghề nghiệp và lương tâm của mình. Nhưng cán cân công lý còn nghiêng lệch. Bản chất vụ án chưa được đào bới tân gốc để làm sáng tỏ chân lý, mang lại công bằng, không chỉ riêng cho gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Cần truy nguyên vụ việc, nguyên nhân chính, đồng thời là thủ phạm gây ra vụ này không phải anh em họ Đoàn (gia đình họ là nạn nhân, là bên bị hại) mà là cấp ủy, chính quyền, công an Tp Hải Phòng và huyện Tiên Lãng. Và nhất là trong xã hội ta đừng để tái diễn mãi những vô lý, bất công “quan xử theo lễ, dân xử theo hình!”.
            Gia đình họ Đoàn bị hại, phải tự vệ chống lại sự ngang nhiên đe dọa tính mạng, xâm phạm  tài sản, nhà ở. Người dân bỗng dưng  bị chính quyền, tòa án lừa rút đơn kiện, rồi lại rơi vào cảnh huống trước nguy cơ bị giết, nhưng lại bị quy tội ‘giết người” và bị phạt đến 5 năm tù. Trong khi đó, nguyên nhân chính gây sai phạm lớn trong vụ này đang được lờ dần đi. Khi mà những kẻ cố tình làm sai pháp luật, làm trái đạo lý để vụ lợi cho cá nhân và phe nhòm – kẻ chủ mưu – vẫn bình chân như vại ngoài vòng pháp luật, vẫn mang danh đảng viên Công sản, vẫn chức quyền đầy mình, thì không thể gọi là dân chủ, là công minh, công bằng pháp luật, chưa thể tự vinh danh là Nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân"!
               Hy vọng phiên tòa phúc thẩm sẽ khác. Lê Văn Hiền sẽ phải ra làm nhân chứng như Bang Tá trong vụ án Nọc Nạn và công tố viên sẽ chỉ tay vào mặt Lê Văn Hiền nói: “Dân chúng nói lẽ ra ông phải đổ máu thay cho những cán bộ chiến sỹ bộ đội, công an, và chính ông phải ngồi tù chứ không phải anh nông dân đáng thương Đoàn Văn Vươn!”. Tôi và những người dân rất hy vọng sau vụ xử án anh em, gia đình của kỹ sư, CCB, nông dân nghèo Đoàn Văn Vươn sớm có một phiên tòa như thế!” .

M.D
               
---------------------------

+ Tư liệu liên quan:
  >>  Theo TH09: Đại tá Đỗ Hữu Ca:huy động, chỉ huy Lực lượng vũ khí cỡ này mới chính là có hành vi cố ý giết người. May mà anh em họ Đoàn kiên cường, khôn khéo và trốn thoát. Không bắt được ông Vươn, ông Quý ngay chính hôm 5-1-2012 tại hiện trường vụ việc là "thắng lợi vang dội" về chiến thuật "trận đánh đẹp" của ông Ca: "Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả"...http://tranhung09.blogspot.com/2013/04/ong-o-huu-ca-co-pham-toi-co-y-giet.html 


Copy từ: Bùi Văn Bồng

PHIÊN TÒA SƠ THẨM: AI CHỈ ĐẠO CHỐNG LẠI KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG ?


Xin mời chư vị đọc lại loạt bài về Ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư thành ủy Hải Phòng, để thấy ngay sau khi Thủ tướng kết luận về vụ Tiên Lãng, ông này đã chống Thủ tướng: 
Ngày 18/2, các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng sinh hoạt trong CLB Bạch Đằng gồm ông Nguyễn Cục - đại tá quân đội về hưu (84 tuổi, 64 tuổi Đảng), ông Nguyễn Viết Phúc - nguyên phó Bí thư Huyện ủy Kiến An (84 tuổi, 64 tuổi Đảng) và ông Lê Văn Thinh - đại tá quân đội về hưu (78 tuổi, 60 tuổi Đảng) đã có báo cáo - kiến nghị gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, bày tỏ sự bất bình của các thành viên CLB đối với ông Nguyễn Văn Thành - Bí thư Thành ủy Hải Phòng trong việc thông tin trái với kết luận của Thủ tướng về việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng. 

Ông Thành đã chống thủ tướng: "Báo chí nói sai, ghép ảnh chỗ khác vào, chứ đâu có chuyện xe ủi nhà ông Vươn, không ca ngợi công an, bộ đội, có biểu hiện bôi nhọ; có cán bộ lão thành nói không chuẩn; ông Vươn xây nhà không trong quy hoạch - trốn nợ thuế - không có tí công tích gì, trong khi đó Tiên Lãng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông Vươn...”. (Xem toàn bài tại đây)
Bùi Văn Bồng Blog:  
"...hoàn toàn ông Thành không xứng đáng là cán bộ lãnh đạo từ khi còn làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, cách đây gần cả chục năm, thế mà vẫn trúng cao phiếu, vẫn lên chức ào ào, vẫn là “cây cột trụ chính” đầy quyền lực ở Hải Phòng".
Tô Vĩnh Hà:  
Công cụ đại diện quyền lực của chính quyền trung ương là thiết chế pháp luật bị chính quyền địa phương vô hiệu hóa một cách ngang nhiên. Có cảm giác như là có một “khu tự trị Hải Phòng” giữa lòng Việt Nam với những luật lệ riêng, quyền lực riêng, thậm chí đôi lúc quyền lực riêng này thách thức quyền lực của chính quyền trung ương. Một vị đứng đầu địa phương như ông Bí thư Thành công khai phản bác kết luận của thủ tướng ngay trong một diễn đàn có hàng trăm con người là các nhà lão thành cách mạng trung cao cấp, thiết tưởng không còn sự thách thức nào bạo gan hơn thế. 
Trong tình hình như vậy, việc để cho Hải Phòng xử lý vụ Tiên Lãng là điều không thể chấp nhận. Công luận đòi hỏi một sự kiên quyết từ trung ương để thiết lập lại trật tự. Đã quá đủ cơ sở để khởi tố một vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai và cố ý làm trái nhằm đưa tất cả những kẻ ngang nhiên chống lại pháp luật nhà nước ra trước tòa, nhưng cho đến nay vấn đề này thậm chí còn chưa được nhắc đến chứ đừng nói là khởi tố. Đây mới chính là vụ án giải quyết dứt điểm cái gốc của vấn đề chứ không phải là vụ án “nhỏ như con thỏ” là hủy hoại tài sản gia đình anh Vươn. Vụ án đó không nói được điều gì quan trọng vì thật ra nó chỉ là hậu quả của một cơn nổi giận tức thời của những người nắm quyền lực mà thôi. Vụ án cố ý làm trái mới là “vụ án bản chất”, “Vụ án gốc”.
Từ những dẫn chứng và nhận định trên, cho phép nhận định rằng, chính Ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư thành ủy Hải Phòng đã chđạo Viện KSND và Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng đưa ra bản cáo trạng và bản án đã tuyên kết tội Anh Đoàn Văn Vươn và họ Đoàn - bản cáo trạng và bản án chống lại Kết luận của Thủ tướng chính ph.
Nhưng Ông Thành vẫn luôn được ưu ái, xin xem tại đây.




Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Vươn à! Bao lần trắng tay, biển còn thua anh, cớ gì lần này phải cúi đầu trước cái ác?


Từ Hải Phòng về chưa được bao lâu, đầu giờ chiều ngày nghị án, chúng tôi lại quày quả quay lại. Lần này có cả chị Trần Thanh Vân, cụ bà Lê Hiền Đức cùng về. Cuối tuần đường đông, xe chạy như rùa bò. Dọc đường thì nghe tòa đã tuyên: 5 năm!
Chúng tôi không ngạc nhiên. Lúc trước mấy anh chị em bảo nhau: khôn ngoan và tử tế thì tuyên án bằng đúng thời gian đã giam giữ, rồi thả ngay tại tòa (không hy vọng nó nhận sai hoàn toàn đâu). Rốt cục ngu dại vẫn hoàn ngu dại.

Việc đầu tiên là đến gặp những người con dâu họ Đoàn đã. Chuyện tranh đấu thì còn dài, còn phúc thẩm, còn giám đốc thẩm, còn một ngày cũng phải tranh đấu. Quan trọng là có tội hay không, chứ đâu phải một ngày hay bao nhiêu năm. Hy vọng ở trên sáng suốt hơn, không cần đến giám đốc thẩm.
Vì hai chị em Thương, Hiền đã về Tiên Lãng nên chúng tôi đi thẳng xuống đó. Đến nơi thì trời đã nhá nhem tối, người nhà họ Đoàn không đưa chúng tôi ra đầm, mà vào nhà ông Luân – thư ký Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng. Nhìn ngôi nhà của ông thư ký Hội khang trang, to và đẹp mới thấy, nếu người dân biết làm ăn thì hoàn toàn có thể trở nên “giàu” như thế này.
Chủ nhà có lẽ quá quen với các cuộc viếng thăm bất chợt, chả buồn thay trang phục mà cứ đánh cái quần sọc và chiếc may ô ba lỗ ra tiếp khách, hồ hởi và thân tình như tiếp người thân bằng cái giọng có thể át cả tiếng sóng biển.
Ông thư ký Hội cứ bức xúc ầm ầm, xoay quanh về cái điều 15 và 16 của Bộ Luật hình sự, về việc phòng vệ chính đáng trong trường hợp cấp thiết, đã không được xét làm trọng tâm. Không cần nhìn sách, ông viện dẫn điều này khoản nọ vanh vách khiến tôi cứ tròn mắt nhìn.
Đương nhiên với ông, Đoàn Văn Vươn và anh em họ Đoàn không có tội. Cụ Lê Hiền Đức thì bảo: tôi chả cần biết Luật nào cho phép cả, cứ vào nhà tôi cướp là tôi: Chiến!
Có cái thứ Luật rừng Luật rú nào trên đời, cho phép xông vào nhà người ta cướp, rồi la làng lên là chủ nhà giết người? Khi phòng vệ chính đáng trong trường hợp cấp thiết, bị cắt cổ đến nơi mà còn thời gian để ngồi bàn cãi, xem như thế nào là quá mức cần thiết? Sáng nay, ông già Ô Zôn còn gọi điện xả ầm ầm, rằng nó bảo người ta giết người, vậy những vật chứng là mảnh đạn, vỏ đạn đâu, có được trưng ra không? Những vật đó có thể dùng làm vũ khí giết người không? Có biên bản giám định xem vết thương gây ra do cái gì không? Trong phạm vi bao nhiêu mét? (ông còn bảo có khi do bắn hăng quá, gạch ngói xi măng bắn tung tóe cũng có thể gây nên thương tích không phải là chuyện không có). Hình như trong phiên tòa này, người ta kết tội anh em họ Đoàn phạm tội giết người mà không hề đưa ra những vật chứng nào ngoài cái bình ga thì phải.
Hóa ra cái tin do báo đưa, về việc người ta cho vợ chồng Vươn Thương, Quý Hiền ôm nhau trong nước mắt là phịa. Thậm chí họ còn không được nhắn nhủ với nhau một lời dù đứng không cách xa nhau. Cái khoảng cách vô hình của luật pháp thật nghiệt ngã quá mức cần thiết. Nhưng ghê tởm hơn là dường như bất cứ lúc nào lừa được những người đàn bà khốn khổ, hơn một năm nay không được gặp mặt chồng là họ không hề bỏ lỡ. Hiền kể, sau khi kết thúc phiên tòa, lẽ ra đi cửa này thì họ lại bảo mấy chị em đi ra cửa kia, bảo để cho gặp các anh ấy. Ra đến nơi, họ lại chỉ ra chỗ khác, bảo ra đó sẽ gặp các anh ấy. Mấy chị em chạy ra thì xe đã chở các anh ấy đi mất rồi. Hóa ra, họ sợ chúng em ra đó, gặp báo chí thì la khóc ầm ĩ lên đấy mà.
Thiên hạ vẫn thường nghĩ: ác cho lắm vào rồi đời con đời cháu các người sẽ phải hứng chịu.hậu quả.
Nghe tin chúng tôi đến, ông Trong, Phó chủ tịch Hội nuôi trồng thủy sản cũng đi xe đạp sang. Qua những câu chuyện mắt thấy tai nghe, có thể thấy người dân Tiên Lãng rất ủng hộ Đoàn Văn Vươn. Vợ ông thư ký Hội kể, mọi người còn tưởng các anh ấy được về ăn Tết (ngây thơ đến tội nghiệp), bèn kéo nhau sang Cống Rộc để hỏi thăm. Có cô vừa mới sinh con đươc hơn tháng, cũng bế con sang tận nơi để cảm ơn, vì nhờ anh Vươn chống trả lại chuyện cướp đất, nên đất nhà cô ấy mới giữ lại được. Không thấy các anh về, thì mọi người lại để chút tiền đóng góp cho gia đình.
Nói đến đây tôi lại chợt nhớ ra tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ (người định đốt thẻ đảng) trước đó nhất định nhờ tôi đóng góp 500 ngàn cho gia đình họ Đoàn. Cảm động nhất là khi tôi hẹn gặp bác ấy sớm hơn, bác ấy thật thà thú nhận, gặp sớm hơn thì bác ấy chưa lĩnh lương. Mặc dù lương hưu của bác ấy chỉ 3,8 triệu, nhưng bác ấy dứt khoát bảo tôi phải cho bác ấy góp 500 ngàn, thậm chí quát lên rất dõng dạc, và cười sung sướng khi tôi nói đã đưa tận tay Hiền.
Sau khi động viên, chia sẻ với những người con dâu họ Đoàn cùng những người dân Tiên Lãng, chúng tôi lên đường về Hà Nội. Hẹn một ngày sớm nhất về thăm Cống Rộc và người anh hùng lấn biển Đoàn Văn Vươn.
 

 
 





Copy từ: Phương Bích

Sự thất vọng hiện giờ


Tuần qua, những lùm xùm BDS quanh gói cứu trợ  bao quanh tôi ngay cả những khi mình không ở VN. Đó là thế mạnh của công nghệ thông tin trong nền kinh tế kiến thức.
Xin nói ngay là tôi KHÔNG thất vọng vì lá thư trả lời của mình cho Hiệp Hội BDS không làm 1,000 ông bà thành viên CHƯA THỎA MÃN. Sau khi đọc tít lớn trên báo Tuổi Trẻ, bà vợ đã chỉ mặt tôi bảo “người duy nhất ông phải ‘thỏa mãn’ là tôi. Còn các ông bà kia, họ phải để họ tự lo ‘thỏa mãn’. Ông không được cứu trợ hay kích cầu gì đó. ”.
Tôi cũng KHÔNG thất vọng vì các ông bà này đáp trả bằng cách soi mói đòi tư của mình. Ngay cả khi họ bóp méo sự thật bằng cách đăng lời cáo buộc của SEC mà giấu đi việc tôi thắng kiện SEC tại Tòa Chung Thẩm. Sau 15 năm điều hành 1 công ty đại chúng tại Mỹ với 16,000 cổ đông, tôi đã quá quen thuộc vớí những trò ném đá dấu tay này.
Sau cùng tôi KHÔNG thất vọng vì những dư luận viên bẻ cong ngòi bút. Tôi hiểu áp lực của cơm áo gạo tiền và an sinh.
Thực ra, tôi rất phấn khởi, vì dù chỉ là vô tình, những bài viết và lời nói của mình tạo nên một khả năng “tranh luận trí thức” sôi động, rất cần thiết cho sự phục hồi dân trí và việc tìm giải pháp cho những vấn nạn đang đè nặng trên xã hội và kinh tế xứ này.
Tôi không quan tâm lắm đến việc thắng thua hay sai trúng. Mọi góc nhìn cần được quảng bá và phân tích để mọi người từ nhà cầm quyền đến nhân viên quản lý đến người dân đóng thuế có một nhãn quan và tư duy mới mẻ, đa chiều. Dù cá nhân tôi có bị ném đá, bôi nhọ…nhưng nếu các chuyên gia trí thức khác có một diễn đàn tự do và cởi mở, tôi cho đó là một thắng lợi lớn cho thế hệ này. Không phải chỉ chuyện BDS hay chuyện nợ xấu ngân hàng, mà còn tất cả vấn đề giáo dục, y tế, văn hóa…Việt Nam đang trực diện.
Tôi đã thực sự hy vọng là các viện đại học sẽ nắm bắt cơ hội để các bậc trí thức cùng sinh viên và các tầng lớp tiêu dùng khác tham gia và đóng góp cho kiến thức chung.
Nhưng tôi đã thất vọng. Phản ứng từ các tháp ngà…chỉ là một sự im lặng tuyệt đối.
Cá nhân tôi không có gì để được hay mất trong chuyện lùm xùm này. Tôi đang nghỉ dưỡng ở đây và thanh bình trong nội tại. Tôi yêu quê hương và mong đất nước này thăng hoa theo đúng tiềm năng của dân tộc. Có lẽ đó sẽ là một thất vọng khác. Nhưng đây không phải là đấu trường hay thương trường của tôi. Vài tháng nữa, nhu cầu kinh doanh và đam mê sẽ kéo tôi đi về một hướng khác, một nơi khác.
Chỉ xin Ơn Trên phù hộ và bảo trọng cho những người ở lại…
Alan



Copy từ: Góc Nhìn Alan

Thực trạng quan chức thao túng giá xăng dầu và một vài giá hàng nhu yếu phẩm khác ở Việt Nam

Một lá thư phơi rõ thực trạng quan chức thao túng giá xăng dầu và một vài giá hàng nhu yếu phẩm khác ở Việt Nam

Chị Lê Thị Phi Vân học Thạc sĩ về phát triển nông thôn tại Viện kỹ thuật Á Châu (AIT Bangkok) hiện đang công tác tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn thuộc Bộ NN & PTNT, theo TS. Tô Văn Trường là một phụ nữ trí tuệ, tâm huyết, thẳng thắn, có chính kiến, người đã có một số bài viết về cây trồng biến đổi gène ở ViệtNam.
Vừa qua chị đi công tác tại Indonesia, gặp gỡ nhiều đồng nghiệp một số nước Đông Nam Á và phát hiện ra một sự thực trớ trêu: giá xăng ở Việt Nam đắt hơn rất nhiều so với Indonesia và cũng đắt hơn một số nước Đông Nam Á. Sự thực này đánh bại tin đồn lâu nay vẫn được loan truyền là giá xăng của ta thấp hơn các nước xung quanh và con buôn vẫn tuồn xăng của ta ra nước ngoài để ăn chênh lệch. Chị Phi Vân đã tìm hiểu điều hoang tưởng đó và lại phát hiện thêm một sự thực tệ hại nữa, rằng khi các quan chức Việt Nam lấy giá tham chiếu nước ngoài để tăng giá xăng nhập khẩu trong nước thì chính là họ lấy giá của Campuchia và Lào, nhưng khốn thay, đấy lại là hai nước mà Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở đó. Nghĩa là… chính đám độc quyền của Việt Nam “ra giá” cho thị trường xăng hai nước bạn rồi quay trở lại lấy nó làm “chuẩn” để móc hầu bao dân chúng Việt Nam. Than ôi, định hướng XHCN là như thế này chăng?
Thế nhưng không phải chỉ có giá xăng dầu mà thôi. Giá phân đạm mà các Công ty đang bán cho nông dân cũng trong tình trạng tương tự. Theo điều tra của chị Phi Vân, giá phân đạm hiện bán ở Việt Namcao gần gấp ba lần cũng loại phân đó bán ở Indonesia!!! Nghe mà choáng người. Ngẫm nghĩ trở lại những bài viết của ông Hai Kim trước đây từng đăng nhiều kỳ trên BVN chúng tôi bỗng hiểu rõ hơn lý do vì sao ông ấy lại dành một thái độ yêu kính chân thành đối với bà Thủ tướng nước Thái Lan đến thế! Không phải bà ấy trẻ, đẹp, đàng hoàng, mà chủ yếu là bà ấy thực sự yêu nhân dân Thái Lan của bà ấy.
Thì ra… ép giá lúa rẻ mạt để xuất khẩu thu siêu lợi nhuận và bán phân bón cho nông dân với giá lên trời trong khi vẫn đang được nhà nước trợ giá đầu vào trong sản xuất phân bón để kiếm siêu lợi nhuận một lần thứ hai, đấy là cách “quay vòng” đầy “tình thương yêu giai cấp” mà các tập đoàn lúa gạo, phân bón nhà nước chúng ta (chẳng hạn Hiệp hội Lương thực Việt Nam  – VFA, Hiệp hội phân bón Việt Nam – FAV, v.v.) lâu nay vẫn sốt sắng thi hành như một chiến lược đối với người “anh em chí cốt trong cùng hàng ngũ” đã kề vai sát cánh với mình từ hơn 60 năm nay rồi, có phải thế không?
Được phép tác giả, chúng tôi xin đăng trọn vẹn lá thư của Thạc sĩ Lê Thị Phi Vân gửi TS. Tô Văn Trường kèm theo một số phụ lục ảnh chị mới cập nhật ở Indonesia, cũng như lá thư do người bạn của chị báo cho biết giá xăng ở Mỹ, để đồng bào trong nước và bạn đọc xa gần nắm được đích xác… “niềm hạnh phúc” mà dưới chính thể tốt đẹp gấp vạn lần bọn tư bổn này, dân chúng nước mình đang được “tọa hưởng”.
Bauxite Việt Nam
03-04-2013
Dear anh Trường,
Em vừa đi công tác 2 tuần ở Indonesiavề. Tại Indo em được tiếp xúc với khá nhiều đồng nghiệp ở 9 nước ASEAN  bao gồm VN, Indonesia, Bruney, Thailan, Malaysia, Philipines, Lào, Capuchia, Myanmar. Điều chúng em nhận thấy rất rõ ràng là người dân Việt Nammình đang bị các quan chức VN bịt mắt, cung cấp thông tin sai sự thật. Hiện tại giá xăng dầu ở Indonesiađang ở mức rẻ không ngờ:  Xăng thường dùng (ở bên Indonesiagọi là Premium) có giá bán lẻ tại các cây xăng là 4.500 rupi/lít, tương đương với 9.000 VND. Giá dầu diezel cũng có giá 4.500 rupi/lít. Đây là 2 loại xăng dầu thông dụng của người dân Indo nên Chính phủ Indo có trợ giá. Hai loại xăng còn lại là xăng A92 và A95 không được trợ giá nên giá bán lẻ ở các cây xăng là 10.400 rupi (20.800 VND) đối với xăng A92 và 10.900 rupi (21.800 VND) đối với xăng A95, như vậy ngay cả khi không được trợ giá thì người dân Indo cũng phải trả một mức giá rẻ hơn ở Việt Nam rất nhiều, trong khi đó ở VN các quan chức luôn ra rả lừa dối dân ta rằng giá xăng dầu của VN rẻ hơn giá xăng dầu ở các nước láng giềng, rằng nếu không tăng giá thì xăng dầu chảy lậu ra khỏi biên giới. Họ lấy giá tham chiếu là giá xăng dầu ở Campuchia và Lào là những nước mà chính các Tổng công ty xăng dầu của VN làm đại lý lớn nhất ở đó. Vậy là lấy giá của ta làm tham chiếu cho chính ta.
Thực ra khi ở Indo các bạn Lào và Campuchia cũng đều rất ngỡ ngàng vì cảm thấy mình bị lừa. Họ cho biết giá xăng dầu mà Việt Nam bán cho họ quá cao so với thế giới. Em hỏi các bạn Bruney thì được biết giá xăng dầu ở Bruney rẻ hơn nước và người dân được dùng gần như miễn phí, họ chỉ phải trả tiền mua nước thôi. Tất nhiên ở một nước như Bruney thì mình không so sánh được rồi, tuy nhiên khi hỏi các bạn Philippines và Malaysia thì họ cho biết giá xăng dầu của họ cũng chỉ hơn $1 một chút thôi.
Tương tự, giá phân đạm mà người nông dân ở Indo phải trả rẻ hơn rất nhiều so với giá mà người dân VN phải trả: Nông dân Indo chỉ phải trả có 1,8 rupi/1 kg đạm, tương đương với 3.600 VND trong khi đó người nông dân VN đang phải gánh một mức giá siêu bất hợp lý là khoảng 10.000 – 11.000 VND/kg, tức là cao gấp gần 3 lần Indonesia, trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất phân bón VN đang được nhà nước trợ giá đầu vào!!!
Thật là không thể nào lý giải nổi. Những sự bất hợp lý như vậy chỉ có thể thấy được ở VN mà thôi. Thế mới biết làm công dân VN bị thiệt thòi như thế nào!
Em
Le Thi Phi Van
Researcher
Institute of Policy & Strategy for Agriculture & Rural Development
Ministry of Agriculture & Rural Development
Ad:No. 16 Thuy Khue Street,Hanoi,Vietnam

Phụ lục 1: Một số ảnh chụp biểu giá xăng ở Indonesia vào ngày 05-04-2013 cho thấy giá xăng còn hạ hơn ngày tác giả có mặt ở Indo:

05-04-2013
Dear anh Trường, anh Chi và anh Quang,
Em đã nhận được một số ảnh mà người bạn ở Indo vừa gửi cho. Các anh download xuống và xem nhé. Theo những hình ảnh này thì hôm nay giá xăng A92 ở Indo đã giảm đi so với hôm 30-03 em ở đó rồi, vì hôm đó chính xác giá em nhìn thấy là 10.400 rupi/lít xăng A92 cơ, hôm nay em thấy giá niêm yết được chụp trên ảnh chỉ còn có 9.850 rupi thôi.
Em Phi Vân
Phụ lục 2: 3 lá thư của một người bạn gửi từ Mỹ
05-04-2013
Em vừa nhận được thêm thông tin này, gửi các anh tham khảo.
Em Phi Vân

From: TaiNgoc
Date: 2013/4/5
Subject: Re: Fwd: Fw: Trách nhiệm của ai?
To: Phi Van Le Thi 

Day la gia xang, va thue o My, anh viet cho Van xem, just for information.
Data nay la ngay 25-2-2013, luc do gia xang la $4.21/ 1 gallon (25.000 dong 1 lit) 
Moi mot gallon, tien:
Mua dau tho ^ :                        2,66
Bien dau tho thanh xang        0,71
Chuyen cho, quang cao        0,19
Thue Lien bang                      0,18
Thue Tieu Bang                      0,36
Thue thanh pho                        0.09

Gia xang ban cho nguoi tieu thu:   4,21/ 1 gallon 
Ly do My xang ban re vi tien thue chinh phu dong rat it, Van thay tong cong chi? co 63 cents cho moi mot gallon ba’n $4,21
http://energyalmanac.ca.gov/gasoline/margins/
TaiNgoc

* * * 
2013/4/5 TaiNgoc
Hello Van,
Ho list 2 gia: re nhat (lowest) va dat nhat (highest)
Thuong thi o nhung noi trong downtown gia xang rat dat (khong co ai dien ma dung),  noi nha nguoi ta o thi gia re, khoang 4 dollars.
Anh chup hinh cay xang o nha anh, kem theo.
Nuoc My rat it noi dung xang diesel. Chi co Au Chau ho mo’i dung cho xe vi re tien. Xe hoi o My khong xe nao chay bang diesel het.
TaiNgoc 
* * * 
2013/4/5 TaiNgoc
Van,
O day ho co nhung website liet ke gia xang. Van vao link nay se thay gia xang oLos Angeles
(gia cho moi gallon $3,89)
http://www.losangelesgasprices.com/
TaiNgoc




Copy từ: Bauxite Việt Nam

Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa

Vụ cưỡng chế đầm tôm:

Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa

(Dân trí) - Sáng mai 8/4, TAND TP Hải Phòng sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 cựu quan chức ở huyện Tiên Lãng, trong đó có nguyên chủ tịch huyện Lê Văn Hiền về tội danh “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo dự kiến, phiên tòa xét xử 5 cựu quan chức huyện Tiên Lãng sẽ diễn ra từ ngày 8/4 đến ngày 10/4. Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự TAND TP Hải Phòng sẽ làm chủ tọa phiên tòa. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh: “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa.
Nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng chuẩn bị hầu tòa.
Trong 5 bị cáo bị đưa ra xét xử, bị cáo Lê Văn Hiền (SN 1958) - nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, vi phạm khoản 1, Điều 285 Bộ Luật Hình sự (BLHS); 3 bị cáo Nguyễn Văn Khanh (SN 1961) - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa (SN 1955), nguyên trưởng phòng TN-MT huyện Tiên Lãng, và Lê Thanh Liêm (SN 1963), nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang bị truy tố tội “Hủy hoại tài sản” theo điểm a, khoản 3, Điều 143 BLHS. Bị cáo Phạm Đăng Hoan (SN 1960), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang bị truy tố tội “hHy hoại tài sản”, vi phạm điểm g, khoản 2,  Điều 143 BLHS.
Trong vụ cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, các bị cáo đã phá nhà 2 anh em ông Vươn không thuộc khu vực cưỡng chế gây thiệt hại hơn 295 triệu đồng.
Tại phiên tòa xét xử các bị cáo, sẽ có 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 3 luật sư bào chữa cho người bị hại.
Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được xác định là 
Nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng được xác định là  người chỉ đạo trực tiếp vụ đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn.
Theo cáo trạng, bị can Nguyễn Văn Khanh được xác định là người chỉ đạo trực tiếp vụ đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn. Các bị can Hoa, Liêm và Hoan có vai trò giúp sức cho bị cáo Khanh.
Bị can Lê Văn Hiền bị truy tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do là người đứng đầu chính quyền huyện Tiên Lãng nhưng đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ theo qui chế làm việc và không có biện pháp đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong quá trình cưỡng chế nên đã không phát hiện, ngăn chặn kịp thời để Nguyễn Văn Khanh cùng đồng phạm đập phá nhà và tài sản của gia đình ông Vươn gây hậu quả nghiêm trọng...
Phạm Xuân Hoa, Lê Thanh Liêm, Phạm Đăng Hoan mặc dù biết ông Khanh chỉ đạo phá dỡ tài sản là không đúng với kế hoạch nhưng vẫn giúp sức cho ông Khanh thực hiện việc phá dỡ làm hư hỏng tài sản của gia đình ông Vươn, ông Quý. Hội đồng định giá tài sản đã xác định thực tế giá trị tài sản bị hủy hoại trên 295 triệu đồng.
Ngôi nhà của anh em ông Vươn không thuộc khu vực cưỡng chế bị hủy hoại trái pháp luật.
Ngôi nhà của anh em ông Vươn không thuộc khu vực cưỡng chế bị hủy hoại trái pháp luật.
Trước đó, liên quan đến vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng, TAND TP Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử vụ án “Giết người”. Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt 2 bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) và bị cáo Đoàn Văn Quý (SN 1966) cùng mức án 5 năm tù giam.
Bị cáo Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù. Đặc biệt, bị cáo Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị tuyên phạt 2 năm tù. 2 bị cáo Phạm Thị Báu (tức Hiền, SN 1982, vợ Đoàn Văn Quý) bị tuyên phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bị cáo Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ Đoàn Văn Vươn) bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ.
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 Anh Thế - Quốc Đô




Copy từ: Dân Trí

Bauxite Việt Nam: Thư bạn đọc


Tôi xin thông báo với cộng đồng những người cùng ký Kiến nghị 72 một việc như sau:
Cách đây vài ngày có một người lạ xưng là công an gọi vào máy điện thoại di động của tôi hỏi về việc đã tham gia ký Kiến nghị 72. Tuy không biết đó là ai nhưng tôi đã nhận là mình có ký vào Kiến nghị 72. Họ bảo với tôi đó là bản Kiến nghị của bọn phản động được giật dây từ nước ngoài. Tôi trả lời có rất nhiều trí thức nổi tiếng tham gia ký Kiến nghị như GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện IDS, ông Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Việt Nam, các nhà văn, nhà báo… chẳng nhẽ họ đều là phản động hay sao?! Ông ta hỏi quan điểm của tôi về điều 4 Hiến pháp. Tôi chưa trả lời. Sau đó họ hỏi địa chỉ của tôi và hẹn sẽ đến Kon Tum gặp tôi.
Có thể tôi sẽ trả lời về quan điểm của mình về điều 4 Hiến pháp rằng:
- Hiện nay và trước đây đảng vẫn lãnh đạo mà không có điều 4. Tại sao nhất thiết phải đưa điều 4 hiến định trong Hiến pháp để làm gì? Nó sẽ làm giảm thêm uy tín của đảng mà thôi!
- Nhìn ra thế giới: rất nhiều đảng hay một chế độ đã sụp đổ để nhường chỗ cho một đảng khác hay một chế độ khác lãnh đạo khi nó không còn đủ uy tín với dân chúng. Vì vậy hiến định quyền lãnh đạo vĩnh viễn của một đảng hay một chế độ vào Hiến pháp là sai lầm lịch sử không thể chấp nhận được. Như vậy là không biện chứng, không tiến bộ.
- Việt Nam cũng đã có một số đảng phải từ bỏ quyền lãnh đạo của mình cho đảng CS Việt Nam, chế độ phong kiến này nhường chỗ cho chế độ phong kiến khác trong lịch sử Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Chiến tranh thì ai cũng phải có trách nhiệm với tổ quốc, nhân dân đã ủng hộ đảng cứu nước giành được chính quyền, đảng phải trân trọng và cảm ơn điều đó. Hết chiến tranh đảng phải giao cho nhân dân quyền làm chủ đất nước và phải hướng dẫn nhân dân lập khế ước để quản lý đất nước một cách khoa học chứ không phải cậy công để áp đặt, thống trị nhân dân, như thế thì chẳng có tiến bộ nào hơn chế độ cũ mà đảng đã lãnh đạo nhân dân lật đổ nó đi.
- Cuối cùng tôi muốn nói: trong đảng thì có kẻ xấu, người tốt, nếu hiến định đảng lãnh đạo vào Hiến pháp thì vô tình đưa những kẻ đó đứng trên đầu nhân dân hoặc có một số lợi dụng, ỷ vào điều đó để sách nhiễu nhân dân. Vì vậy, đảng chỉ cử những người có đức, có tài và có đủ uy tín ra ứng cử để được bầu vào bộ máy công quyền thôi, không thể ghi chung chung như vậy vào Hiến pháp được. Đồng thời phải cho các tầng lớp nhân dân khác quyền bình đẳng ứng cử, có cơ hội tham gia vào quản lý, lãnh đạo đất nước nếu như họ tài giỏi, xuất chúng. Nếu đảng vì dân, vì nước, xin đừng đánh mất cơ hội của các tầng lớp nhân dân muốn cống hiến cho tổ quốc chỉ vì họ không có lí tưởng cộng sản.
Kính thưa đảng, vì rằng, mỗi chúng ta đều tuân theo quy luật sinh tồn: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già cỗi và chết, chế độ nào cũng vậy mà thôi. Nếu chúng ta không có tầm nhìn mặc dù biết trước thế hệ cán bộ đảng viên hy sinh cho dân tộc, cho nhân dân đất nước không còn nữa, hậu duệ của đảng là ai? Những kẻ nào? Họ có khả năng, tài ba gì không? Họ có thể cứu đảng trước thoái hóa biến chất ngày càng trầm trọng như ngày nay không? Hay càng làm băng hoại thêm mọi giá trị nhân văn của dân tộc mà đảng thì chỉ đứng nhìn mà thôi? Mấy ông thủ cựu già hết rồi có cần phải áp đặt cái gông đảng lên dân tộc để giành phần cho bọn con cháu suy đồi tham nhũng tàn phá đất nước được pháp luật bảo trợ không?
(Tôi linh cảm có điều gì không ổn vậy nên xin đăng điện thoại người gọi tôi: 0978199xxx; ĐT của tôi: kieuhung 0979707233).
L.K.H. 



Copy từ: Bauxite Việt Nam

'Cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng'

Cho rằng cơ chế độc quyền vàng miếng đã khiến cho nhu cầu về SJC tăng đột biến, đẩy giá của thương hiệu này chênh cao ở mức nghịch lý, các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên để vàng vận hành theo cơ chế thị trường.
>SJC giảm 65% vì độc quyền thương hiệu

Tại hội thảo "Đẩy mạnh phát triển thị trường vàng trang sức Việt Nam trong tiến trình hội nhập" chiều 6/4, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, vì Việt Nam là nước nhập khẩu vàng nên giá cả thời gian qua tăng cao theo xu hướng thế giới là điều tất yếu.
Tuy nhiên, theo ông Lai, một thực tế ghi nhận tại thị trường trong nước là khoảng cách giữa giá vàng nội địa và thế giới ở mức nới rộng quá mức đến nghịch lý. Trong đó, giá vàng thương hiệu SJC duy trì mức cao hơn 3-4 triệu đồng, còn các thương hiệu khác ngang bằng, thậm chí rẻ hơn thế giới. Một lý do khác lý giải việc cầu tăng bất thường gây hiệu ứng đẩy giá lên như hiện nay là do tăng nhu cầu về vàng SJC từ các ngân hàng chứ không phải là cầu vàng nói chung. Bên cạnh đó, nợ xấu vàng cũng đang gia tăng do sự không đồng nhãn hiệu giữa vay và trả càng tạo thêm áp lực tăng giá SJC.
Các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng. Ảnh: Lệ Chi
Các chuyên gia khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên xóa bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng. Ảnh: Lệ Chi
Trước những bất cập trên, Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý vàng trong cấu thành dự trữ ngoại hối Nhà nước bằng vàng thỏi, chuẩn quốc gia đồng thời là chuẩn quốc tế. Theo đó, các loại vàng này nên tồn tại dưới dạng thỏi hoặc tín phiếu thỏi có trọng lượng từ 1 kg đến 10 kg, có tuổi không thấp hơn 95,5%. Mọi phát sinh vàng vật chất nếu Ngân hàng Nhà nước bán ra từ kho dự trữ để thay đổi cơ cấu tỷ trọng thì phải phi thỏi ngay sau khi xuất kho (nghĩa là trong mọi trường hợp không được bán vàng dự trữ dạng thỏi ra thị trường trong nước).
Các loại vàng còn lại, kể cả là vàng với tư cách ngoại hối thông thường lẫn hàng hóa mỹ nghệ, trang sức trên thị trường theo ông Lai nên được tự do trao đổi, mua bán, bao gồm cả tự do nhập và xuất. "Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước mà ở đó không có việc kinh doanh vàng, trừ trường hợp muốn thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại hối để bảo toàn giá trị và không vì mục đích lợi nhuận", ông Lai bày tỏ.
Mặc khác, theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, việc đo đếm giá trị, giá vàng cần căn cứ vào tuổi và nhanh chóng loại bỏ việc kỳ thị giữa các loại vàng miếng phi dự trữ ngoại hối. 'Đồng thời, Nhà nước cần xóa bỏ ngay cơ chế độc quyền vàng miếng và tôn trọng quy luật thị trường", ông Lai nhấn mạnh.
Tự do hóa nhưng không để vàng hóa nền kinh tế, theo Tiến sĩ Lai cần phải nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. Trước sau chỉ coi vàng như một hàng hóa được rộng rãi giao lưu bình thường và mọi giao dịch đều phải làm nghĩa vụ thuế.
Song song đó, ông Lai kiến nghị Nhà nước nên cho phép mở sàn vàng và giao Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế quản lý. Sàn vàng đúng nghĩa ra đời vừa chống được độc quyền, vừa tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua nghĩa vụ nộp thuế, lại liên thông được với thị trường quốc tế mà không lo "chảy máu vàng" đối với một quốc gia nghèo vàng như Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Chuyên gia kinh tế cao cấp cũng chia sẻ, giống như các biện pháp hành chính đang gây méo mó và rủi ro đạo đức cho hệ thống ngân hàng, việc quản trị vàng sẽ gây hỗn loạn một thị trường vốn linh hoạt nhất từ ngàn xưa trong tập quán kinh tế và văn hóa của người dân Việt vốn quen giữ vàng.
Theo Tiến sĩ Chí, Ngân hàng Nhà nước nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng Trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện tình trạng vĩ mô. Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, cần đến vai trò sáng suốt của cơ quan này để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giải quyết món nợ xấu khổng lồ là những vấn đề cấp bách nhất.
Ông Phạm Đỗ Chí cũng nhìn nhận, việc Ngân hàng Nhà nước phải theo dõi và hằng ngày đứng ra định giá vàng (mà đa phần còn chưa biết có nắm bắt thị trường đúng hay không?) thay vì lo nghiên cứu chính sách cho các vấn đề nóng bỏng trên, cũng có thể được ví như "đang ở trong một cái nhà bị cháy mà không lo vác vòi chữa lửa, lại lo đi vác chổi quét nhà cho sạch".
Tiến sĩ Chí tỏ ra lo ngại các hành động của Ngân hàng Nhà nước trong những năm qua như độc quyền Nhà nước về vàng, khống chế ngân hàng, điều khiển thị trường tín dụng theo mệnh lệnh hành chính… đã và đang làm nghẽn mạch hệ thống tiền tệ. "Nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì nền kinh tế càng lâm vào thế tê liệt", ông nói.
Đồng tình quan điểm với hai chuyên gia trên, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng nên để vàng vận hành theo cơ chế thị trường. Còn với tình hình hiện nay, muốn ổn định thị trường vàng Ngân hàng Nhà nước nên chú trọng vào hai vấn đề chính là cố gắng làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới không quá cao. Biên độ dao động giữa hai thị trường cũng không nên quá lớn để tránh đầu cơ (hiện nay lúc gia vàng trong nước biến động một triệu, lúc 2 triệu so với thế giới dễ tạo đầu cơ).
Lệ Chi
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quan-diem/2013/04/can-xoa-bo-ngay-co-che-doc-quyen-vang-mieng/ 
 
 


Copy từ: Người Lót Gạch

Hà Nội:: Xử lý cá nhân vụ “Lý Thường Kiệt chiến thắng... Bạch Đằng”







 Ảnh minh họa
 Sai sót trong vở luyện từ và câu" lớp 3
 
Trước đó, một độc giả đã phát hiện kiến thức lịch sử sai trong "vở luyện từ và câu" lớp 3, tập 2 do NXB Hà Nội phát hành. Trang 5 của cuốn vở có đoạn viết: “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua”.

Thực tế, có lẽ bất cứ người Việt Nam nào cũng biết, người chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng không phải là Lý Thường Kiệt mà là Ngô Quyền. 
Trước sai sót này, ngày 11/3, ông Phạm Quốc Tuấn - biên tập viên (BTV) chính của NXB Hà Nội, người trực tiếp kiểm duyệt lại nội dung của cuốn vở cho rằng, vì cuốn sách này có tính chất là vở luyện từ và câu nên về kiến thức, BTV chỉ đọc... lướt qua, vì thế đã xảy ra sai sót.

Tuệ Khanh



Copy từ: VnMedia

Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

(Dân trí) - Bữa cơm trưa của học sinh mầm non ở điểm trường số 1, thuộc trường mầm non Tuổi Hồng (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum) là cơm trắng, lá sắn non nấu mì tôm. Em nào "tươm tất" hơn thì có con dế mèn, cá suối.
 >>  Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Thêm vào đó, điểm trường này không có điện, nước và cơ sở vật chất rất thiếu thốn.
Điểm trường số 1 của trường mầm non Tuổi Hồng là một phòng học nhỏ, nằm bên cạnh 2 phòng của học sinh tiểu học. Học ở ngôi trường cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km, học sinh nơi đây hàng ngày phải ngồi học trong cảnh nóng bức vì không có điện, không đảm bảo vệ sinh vì không có nước rửa.
Tất cả học sinh mầm non của điểm trường số 1 có 23 em từ 3 - 5 tuổi được ghép chung lại thành một lớp, 100% em là người đồng bào dân tộc Bahna. Hàng ngày, các em được cha mẹ gửi từ khoảng 7h sáng tới chiều tối thì đón về. Mỗi sáng, các em đi học đều mang theo một cặp lồng cơm để trưa ở lại ăn tại trường.
 
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường
 
Các em tụ tập ăn trưa tại trường
 
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường.
Có chứng kiến tận mắt mới thấy nhói lòng khi nhìn các em học sinh ở đây ăn cơm. Vì ăn, ngủ, học chỉ có 1 phòng duy nhất nên tới bữa ăn các em cùng tụm năm, tụm ba ra ngoài hành lang ngồi ăn. Mỗi em một cặp lồng cơm được cha mẹ chuẩn bị cho từ trước giờ lên lớp. Em có thìa xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. Nhưng nhìn trong cặp lồng cơm tất cả đều là… cơm trắng. Có em may mắn hơn thì thức ăn là mì tôm nấu lá sắn non, có em thức ăn ngon nhất tôi nhìn thấy là hai con cá bằng hai ngón tay.
Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.
Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.
 
Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất
Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất.
Cô Y Huynh - giáo viên lớp mầm non này cho biết: “Tội các em lắm, vì gia đình của các em hầu hết đều là những hộ nghèo, có những em ngày nào đi học cũng chỉ là một cặp lồng cơm trắng cứng không nuốt nổi, có em nào tốt hơn thì có được miếng thịt, con cá”.
Cô Huynh cho biết, trong tất cả các học sinh ở đây, thì hoàn cảnh khó khăn nhất là em A Bú (3 tuổi), hàng ngày cứ chiều chiều là em đòi về trước theo mẹ đi đào con dế, để “mai mang lên lớp ăn”.
“Muốn là muốn có nước, có điện, bữa cơm có miếng thịt cho các em bớt khổ, mới tí tuổi mà ăn uống ăn toàn lá sắn sao mà lớn được” - cô Huynh mong mỏi.
Không chỉ ăn uống thiếu thốn, các học sinh ở đây đều phải chịu cảnh không điện, không nước. Cô Huynh cho biết, từ tết đến nay điện có được khoảng 2 tuần thì mất, cả phòng có 1 cái quạt nhưng vì không có điện nên để trên điểm trường chính. Mỗi buổi trưa trời nóng bức cô đều dùng quạt tay cho từng em, đến khi nào các em ngủ say thì thôi.
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối
 
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối.  
Thêm vào đó, tại điểm trường không có giếng nước, mỗi sáng cô Huynh đều phải ra giếng nhà dân xin nước về cho học sinh rửa và lau phòng nhưng “có hôm họ không cho vì sợ tốn điện”.
Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng
Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng.
Trao đổi với PV Dân trí, cô Diệp Thị Thúy - hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Hồng cho biết: “Toàn trường có 1 điểm trường chính và 4 điểm trường phụ, chỉ có trường chính là cơ sở vật chất khá hơn. Tất cả các điểm trường phụ đều chưa có giếng nước và nhà vệ sinh”.
Để giải quyết vấn đề nước uống, cô Thúy cho biết phải “vận động phụ huynh khi đưa con đi học mang theo bình nước”. Những khó khăn này cô Thúy đã kiến nghị lên Phòng Giáo dục nhưng chưa được giải quyết.
Hoàng Thanh




Copy từ: Dân Trí