CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Người Việt trong và ngoài nước hãy siết chặt tay nhau.

Trong những ngày đầu tháng sáu này sẽ là những ngày tuyệt diệu. Người Việt trong nước và hải ngoại sẽ siết chặt tay nhau: hải ngoại biểu tình chống tên Tập Cận Bình sang thăm Hoa Kỳ và trong nước sẽ biểu tình chống Trung Cộng. Người Việt hải ngoại “được” cảnh sát Mỹ bảo vệ khi biểu tình chống Tập Cận Bình. Chỉ mong công an Việt Nam bảo vệ tốt những người Việt yêu nước chống Trung Cộng đang có những hành động ngang ngược đối với ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển truyền thống của ông cha. Xin có lời cám ơn tự đáy lòng đối với các vị.


Sau đây là thông báo kêu gọi biểu tình của người Việt trong nước:

Cách đây tròn 2 năm, ngày 5/6/2011, cuộc biểu tình chống TrungCộng đầu tiên trong năm nổ ra, mở đầu cho sự kiện Mùa Hè 2011 với 11 cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược.

Năm nay, trang Xuân Việt Nam vừa ra lời kêu gọi toàn dân xuống đường biểu tình vào ngày 02/6/2013:


TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH



PHẢN ĐỐI TRUNG CỘNG GÂY HẤN

VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG 

NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013


Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Cộng lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Cộngxâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013

Địa điểm tập trung:

Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM
Tại Sài Gòn: CÔNG VIÊN 30/4


TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!

ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!


XUÂN VIỆT NAM


Và sau đây là thông báo biểu tình chống Tập Cận Bình và Trung Cộng tại miền Nam California:

Nam CALI: Biểu tình chống Tập Cận Bình vào ngày thứ Bảy 8/6/2013


Kính thưa quý anh chị,

Xin gửi lại danh sách kêu gọi cập nhật lần 2.


Quý hội đoàn hay cá nhân chưa ghi danh xin ghi danh trước khi bản chính thức ra báo chí vào thứ Tư. 


Bản danh sách chỉ là góp lời cùng kêu gọi cho cuộc biểu tình (chứ không phải là "ban tổ chức").

Sáng nay tin tức đài VOA cũng đã xác nhận nơi họp thượng đỉnh là Sunnylands Estate:
Ông Tập Cận Bình: Quan hệ với Mỹ đang ở ‘bước ngoặt quan trọng’ "Cuộc họp sẽ diễn ra tại khu nghỉ mát biệt lập Sunnylands trong sa mạc ở California vào hai ngày 7 và 8 tháng 6."

Chi tiết về ngày giờ chính thức, phương tiện di chuyển ... sẽ được cập nhật trong những ngày tiếp theo.

Thân mến,

Trần V Minh
(714) 398-9641
Bãi đất trước cổng vào

LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH
(cập nhật 1)
Của các hội đoàn, đảng phái và đồng bào Nam California
Theo Thông cáo báo chí của Tòa Bạc Ốc đề ngày 20 tháng 5 năm 2013 (*), Tổng thống Obama sẽ gặp Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình vào ngày 7 – 8 tháng 6 tại “the Walter and Leonore Annenberg Estate” (còn có tên Sunnylands Estate).


Đây là một cơ hội thật tốt để người Việt Nam chúng ta lên tiếng tố cáo với thế giới về các hành động bất hợp pháp của Trung cộng trong việc vẽ ra vùng biển đường lưỡi bò phi lý ở Biển Đông, chiếm cứ các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và các hành động hiếu chiến, hung hãn của lực lượng hải giám và hải quân của họ hàng ngày ở Biển Đông.


Đây cũng là dịp để người Việt hải ngoại tiếp sức với bà con ngư dân, các nhà dân chủ và đồng bào trong nước đấu tranh chống chính sách bành trướng của Bắc Kinh, và đồng thời vạch trần bộ mặt bán nước hại dân của đảng CSVN.


Và đây cũng để phòng hờ trong giả thiết Tập Cận Bình “chia Biển Đông” với Mỹ như: Mỹ đòi tự do hàng hải và tự do lưu thông trên biển Đông, Trung cộng đòi đường lưỡi bò. Nếu đi đến thỏa hiệp thì Trung cộng sẽ rộng đường nuốt Việt Nam, để trở thành 1 tỉnh của Tàu.

Biểu tình Chống Tập Cận Bình sẽ được tổ chức:

Vào ngày:        thứ Bảy 8 tháng 6 năm 2013, lúc xx giờ (chưa xác định)

Địa điểm:         Sunnylands Estate

37977 Bob Hope Drive
Rancho Mirage, California 92270



Hướng dẫn đường đi:

Từ Westminster, Orange County.

Đi Fwy 22 Đông (10 miles), qua Fwy 55 Bắc (5.4 miles), vào Fwy 91 Đông (31 miles), vào Fwy 60 Đông (215 Nam) (23 miles), nhập vào Fwy 10 Đông (36 miles), rẽ ra Bob Hope Dr. (3 miles). Sunnylands nằm bên tay phải.


Danh sách các đoàn thể, đảng phái và đồng bào đồng thanh kêu gọi:

Tên Hội đoàn
Tên/chức vụ
Điện thư
Bác sĩ Nghiêm Phú Francis/Chủ tịch
Nguyễn Xuân Nghĩa/ Chủ tịch
Phan Kỳ Nhơn/Chủ tịch
Phan Tấn Ngưu/Chủ tịch
Cộng đồng Công giáo Giáo phận Orange
Nguyễn Văn Liêm/Chủ tịch
Cao Viết Lợi/Chủ tịch
Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng
Trần Văn Minh  
Cán Bộ xây Dựng Nông Thôn Nam Cali
Ban Dựng cờ Chính nghĩa – Nam Cali
Phan Văn Chính
Đài VNA-TV
Du Miên/Giám đốc
Bút Nhóm Gọi Đàn
Tâm Bền
Hội Cựu Quân Nhân Quân Đoàn IV/QLVNCH
Nguyễn Nam Hà
Hội Võ Bị Nam Cali
Tập thể Chiến sĩ Tây Nam Hoa Kỳ
Trần Vệ/Trung tâm trưởng
310-800-5202
CCB. Nha Kỹ thuật
Nguyễn Thành Điểu
(213) 631 1060
Ban Biên Tập Người Chiến Sĩ VNCH/Washington D.C.
Trần Quang Duật
Đảng Dân Tộc
Đại tá Nguyễn Sĩ

Quân dân Bình Thuận
Nguyễn Quốc Hùng
714-534-4345
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Lê Tử Hà
714-277-7249
Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Los Angeles
Nguyễn Long
Đảng Việt Tân
Tâm Hòa
Cá nhân
Đỗ Xuân Sơn




 


Như vậy là đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước sẽ siết chặt tay nhau trong việc biểu tình chống lại tụi Tàu Cộng càng ngày càng trở nên hung hăng bất chấp công pháp quốc tế.

Phi Vũ
Ngày 31 tháng 5 năm 2013

Copy từ: Phi Vũ 2

“Chém gió” bốn phương, làm ta ba lô thì sợ

Đi nước ngoài không chỉ là tới xem vịnh Phu Khet đẹp thế nào mà cái chính là để học cách người ta suy nghĩ, suy ngẫm, tranh luận, cách nào để người ta vươn lên nền kinh tế văn minh sáng tạo như vậy.

TS Alan Phan: “Trong cuộc hội thảo tại một trường ĐH, tôi đã ngạc nhiên khi thấy quá ít sinh viên Việt có hộ chiếu và đã từng xuất ngoại. Họ dành quá nhiều thời gian ngồi quán cà phê, quán nhậu “chém gió” lảm nhảm chứ không muốn làm… ta ba lô để đi tìm kiến thức và kinh nghiệm từ thế giới bên ngoài. Giới trẻ Việt Nam đa phần hiện nay lười làm việc, lười suy nghĩ, lười thay đổi...”.
. Phóng viên: Nếu như theo ông nhận định thì giới trẻ Việt Nam đang dậm chân tại chỗ chứ không phát triển và nên khuyến khích việc đi du lịch, thưa ông?
+ TS Alan Phan: 20 năm trước, tại các nước Âu, Mỹ tôi khó tìm ra một du khách Trung Quốc, Việt Nam hay Liên Xô. Hộ chiếu để xuất ngoại là một ân huệ và quyền lợi của “con ông cháu cha”. Bây giờ thì khắp thế giới đâu cũng có dấu ấn của các công dân của những nước này. Tuy nhiên, phần lớn họ thuộc hai loại sau: Thứ nhất vẫn là các quý tử con ông cháu cha hay tiêu xài hàng hiệu và khoe khoang thật “sốc” với dân địa phương; thứ hai là các ông bà già chắt chiu tiền tiết kiệm để đi những tour giá rẻ.
Tôi thấy người Việt, ngoài hai thành phần vừa kể, rất ít du khách là những… ta ba lô muốn đi tìm kiến thức và kinh nghiệm về thế giới bên ngoài. Tôi chắc chắn là chúng hào hứng và quý giá hơn các lớp học lý thuyết buồn tẻ.
Thiếu ước muốn và can đảm
. Muốn xuất ngoại phải có tiền và phải biết tiếng Anh mà sinh viên Việt Nam không phải ai cũng giàu, thưa ông?
+ Tôi tin là hơn nửa số sinh viên có mặt hôm hội thảo đó chắc có nhiều tiền hơn phần lớn các Tây ba lô mà chúng ta gặp ở Sài Gòn. Tiền tiêu cho những giờ “chém gió” tại các quán cà phê và các quán nhậu có thể nhiều hơn tiền tiêu mỗi ngày tại Thái Lan hay Myanmar. Vé máy bay đi nhiều nơi ở ASEAN rẻ hơn vé máy bay đi Hà Nội hay Đà Nẵng. Nếu họ chịu khó tìm tòi, học hỏi thì việc “chém gió phương xa” này sẽ khuếch trương được kiến thức của họ. Còn ngồi một chỗ “chém gió” về những cái mình không hiểu biết mà nói bậy thậm chí còn hậu quả trái ngược là nó giữ con người ở lại tầm thấp.
Trong buổi chiều tà, một anh chàng ta ba lô say mê ngắm nhìn cuộc sống ở Dubar Square, Kathmandu, Nepal.
Còn tiếng Anh thì chỉ cần học sáu tháng là có thể nói chuyện được. Nó cũng chỉ có những mẫu câu và một ít vốn từ là có thể nói chuyện. Còn phát âm, cứ nói nhiều thì người ta cũng hiểu được mình mà thôi. Về tiền bạc, ngay cả khi không có tiền thì một chân làm bếp hay dọn dẹp trên một con tàu cũng có thể cho bạn một chuyến đi miễn phí qua Âu, Úc hay Mỹ. Chỉ cần biết tìm tòi trên mạng thì sẽ tìm ra cả trăm cách thức để làm… ta ba lô.
. Theo ông, giới trẻ ở Việt Nam khác với các nước trên thế giới như thế nào?
+ Khác nhau hoàn toàn, không chỉ trong vấn đề du lịch mà nằm ở chỗ năng động, yêu thích tìm tòi. Họ luôn tìm kiếm những cái gì lạ, hay, mới để học hỏi. Còn cái học hỏi này có áp dụng được hay không là chuyện khác. Điều thiếu sót lớn nhất của giới trẻ Việt hiện nay là “ước muốn” và “can đảm”.
Học trò có thể giỏi hơn giáo sư
. Như ông nói, giới trẻ ỷ lại, chỉ lặp đi lặp lại những thứ xung quanh mình như con vẹt… và vấn đề này nằm trong giáo dục từ gia đình đến trường học, thưa ông?
+ Tất nhiên rồi, giáo dục có rất nhiều cách nhưng tôi muốn nói là tạo ra những đứa trẻ có tinh thần tự lập không chỉ về tiền bạc, kiến thức, trí tuệ, đạo đức… mà cho nó nền giáo dục toàn hảo. Chứ không phải chỉ là đến lớp mà thầy nói sao trò lặp lại. Các trường học ở Mỹ họ luôn khuyến khích học trò tự tìm tòi để hỏi lại, chất vấn giáo sư. Họ luôn luôn nói rằng chưa chắc giáo sư giỏi hơn học trò. Nếu học trò nghiên cứu kỹ một đề tài chuyên sâu thì họ cũng có khả năng sẽ giỏi hơn thầy. Ở Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận ông thầy là đúng.
. Nhưng đấy là Mỹ, một số nước châu Âu thôi, còn các nước lân cận Việt Nam chắc cũng như ta, thưa ông?
+ Tôi không nghĩ vậy. Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên từ Singapore, Malaysia, Philippines ngay từ nhỏ đã có tư duy độc lập, ý thức không ỷ lại vào người khác. Ở những nước này cũng có nền học vấn rất cởi mở, khuyến khích sự sáng tạo, đột phá…
. Vậy liệu có nước nào nhờ sự năng động, cởi mở của giới trẻ mà trở nên phát triển, thưa ông?
+ Hàn Quốc tiến triển rất mạnh như ngày hôm nay là do sự cởi mở. Đã có thời Hàn Quốc còn độc tài thì nước họ như trại quân đội. Nhưng sau đó sự cởi mở, tiến bộ đã thúc đẩy nước này phát triển khá nhanh. Hồi đó Hàn Quốc chỉ có hơn 20 triệu người nhưng số sinh viên đi du học ở Mỹ là đông nhất.
Hay như Thái Lan, giới trẻ ở nước này dường như khác hoàn toàn với Việt Nam. Họ tò mò hơn, tìm hiểu nhiều hơn, ĐH “mở” hơn… Đề tài khoa học tại các trường đều được khuyến khích tranh luận, kể cả các vấn đề chính trị-xã hội. Dường như những buổi tranh luận để đưa ra góc nhìn khác nhau hoàn toàn thiếu vắng ở các trường ĐH Việt Nam.
. Nghĩa là chính sự thiếu cởi mở và không cởi bỏ tư duy giáo dục cũ đã kìm hãm sự phát triển?
+ Đúng vậy, người ta sợ, thành ra đây là rào cản lớn nhất cho trí tuệ Việt Nam phát triển. Nên giới trẻ khi lớn lên học chỉ lặp lại kiến thức cũ mèm. Dù các kiến thức đó vẫn hiện diện trên mạng và có nhiều cách để tìm tòi.
Không dám bước ra cái vỏ của mình
. Không thể đổ lỗi hoàn toàn do nhà trường giáo dục, còn việc giáo dục là từ gia đình, thưa ông?
+ Ở mỗi con người, trường học và gia đình có ảnh hưởng nhất định đến đời sống và suy nghĩ của cá nhân đó. Con cái ỷ lại cha mẹ, vợ ỷ vào chồng, chồng ỷ vào bạn bè… Mình phải thay đổi lối tư duy ỷ lại gia đình, trường học. Nếu cầm tiêu những đồng tiền mình kiếm ra thì mình sẽ trân trọng hơn. Kiến thức của mình tìm được nó sâu xa hơn ông thầy truyền lại… tất cả cái đó là hành động tạo ra sự tự lập, sau này sẽ giúp họ rất nhiều trong vấn đề công ăn việc làm, sống với gia đình, xã hội… Cái chính vẫn là tự mình.
. Nhưng thưa ông, phải chờ học từ cấp 1 lên cấp 3, rồi tốt nghiệp ĐH mới xin việc. Còn việc làm thêm đa số chỉ là của mấy sinh viên nghèo tỉnh lẻ và cũng chỉ là công việc phụ không ổn định?
+ Vấn đề không phải là việc làm thêm mà ý thức tự lập, trách nhiệm của bản thân và cộng đồng của giới trẻ. Họ không sáng tạo trong tư duy, lười biếng và ỷ lại. Ở các nước châu Âu, tất cả trẻ em đều được đến trường và trong phạm vi từ khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều chẳng hạn là giờ học thì nghiễm nhiên là trẻ con đi học. Còn lại thời gian khác thì cha mẹ đều khuyến khích con mình làm việc để biết giá trị của lao động.
Từ những gia đình giàu có, trung lưu hay hạ lưu, con cái họ đều biết kiếm tiền từ thuở bé. Khi còn bé ra quét vườn, giặt đồ giúp mẹ thì được mẹ cho vài đồng. Chúng dùng chính số tiền này để mua những món đồ mình thích chứ không phải muốn gì được nấy. Sau này nhiều đứa trẻ không muốn nhờ cha mẹ thì chúng lại xin những công việc khác để có tiền tiêu vặt. Chúng ta vẫn thấy những em học sinh đạp xe đạp vào sáng sớm giao báo dài hạn cho những gia đình khu vực lân cận. Có nhiều đứa trẻ thứ Bảy, Chủ nhật ra công viên bày ra một lô nước chanh bán vài ba chục xu cho người nào khát. Chính vì thế giới trẻ của Mỹ luôn năng động và sáng tạo ngay từ niên thiếu. Còn tư duy của giới trẻ Việt Nam không dám bước ra khỏi cái hộp của mình.
. Nhưng nhiều gia đình khá giả ở Việt Nam không muốn con mình phải nhọc công vất vả, thưa ông?
+ Đó là cách giáo dục sai. Việt Nam mắc bệnh sĩ diện rất cao, không gia đình giàu có nào lại chịu để con đi quét rác. Còn ở Mỹ, người đi hốt rác là đi hốt rác, có gì mà xấu hổ. Thậm chí ở Mỹ có những nghề kiếm ra nhiều tiền không kém gì các sinh viên tốt nghiệp ĐH như nghề thợ sửa ống nước.
. Xin cảm ơn ông.
Bắt đầu với 2 USD/giờ với chân phục vụ
TS Alan Phan kể, khi còn nhỏ, dù sống ở Việt Nam nhưng ông cũng đã đi đến rất nhiều nơi. Đến năm 17 tuổi, ông du học Mỹ với gói học bổng bao ăn ở và học phí mỗi tháng là 180 USD. Để có tiền tiêu vặt, TS Alan Phan đi làm bồi bàn, thời những năm 1963-1964 họ trả là 2 USD/giờ. Như vậy mỗi tháng ông kiếm được 80 USD. Thường cứ ba tháng có một kỳ nghỉ hè 10 ngày thì ông gom số tiền này đi du lịch.
TS Alan Phan kể, có lần ông hàng xóm kêu vườn cây tốt quá nhờ Alan cắt rồi trả công 10 USD. Nói chung ai kêu gì làm cái đó. “Đến năm thứ ba, tôi được một giáo sư trong trường ĐH thuê làm việc trong trường. Công việc là lau dụng cụ, sửa soạn bàn học cho sinh viên. Công việc này cũng dính tới chút chuyên môn nên ông ấy trả 3-3,5 USD/giờ. Nên một tháng lại nhiều hơn nhưng cũng vẫn là làm việc tay chân” - TS Alan Phan kể.
YÊN TRANG  thực hiện


Copy từ: Pháp Luật

Mỹ đưa thêm vũ khí hiện đại nhất tới châu Á - Thái Bình Dương


TTO - Hôm nay 1-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định Washington sẽ tăng cường sức mạnh phòng không, bộ binh và vũ khí công nghệ cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 siêu hiện đại của quân đội Mỹ - Ảnh: Warplanes.com
 
Theo Reuters, phát biểu tại hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore, ông Hagel nhấn mạnh Mỹ chắc chắn sẽ triển khai đầy đủ chiến lược “tái cân bằng lực lượng” tại châu Á bất chấp việc cắt giảm ngân sách. “Sẽ là thiếu thông minh và thiển cận khi nghĩ rằng chiến lược tái cân bằng của chúng tôi sẽ không thể duy trì” - ông Hagel tuyên bố.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết kể cả trong những tình huống ngân sách “cực đoan nhất”, chi tiêu quốc phòng Mỹ vẫn sẽ chiếm 40% chi tiêu quốc phòng toàn cầu. Ông Hagel chỉ rõ những thách thức an ninh tại khu vực. Đó là chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc đòi chủ quyền vô lý trên biển Đông, các chiến dịch tấn công mạng…
Ông Hagel cho biết không quân Mỹ sẽ đưa 60% số máy bay hoạt động ở nước ngoài đến châu Á. Khoảng 60% lực lượng hải quân Mỹ cũng sẽ đóng tại khu vực trong năm 2020. Bộ binh và lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ được điều động đến châu Á - Thái Bình Dương sau khi rút khỏi chiến trường Iraq và Afghanistan.
Theo ông Hagel, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ ưu tiên triển khai các loại vũ khí hiện đại nhất tới khu  vực. Trong số đó phải kể đến máy bay chiến đấu tránh radar F-22 Raptor, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Joint Strike Fighter, tàu ngầm tấn công lớp Virginia…
Chưa hết, quân đội Mỹ còn sẽ triển khai một số hệ thống vũ khí công nghệ cao, ví dụ súng bắn laser. “Với các kế hoạch tích hợp các loại công nghệ và năng lực mới, chúng tôi sẽ đảm bảo tự do trên toàn khu vực trong tương lai” - Bộ trưởng Hagel cam kết. 
NGUYỆT PHƯƠNG

 


Copy từ: Tuổi Trẻ

............................

VN bắt hơn 20 người biểu tình chống TQ



Biểu tình ở khu vực Bờ Hồ, Hà Nội sáng 2/6
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi tàu cá VN bị TQ đâm
Công an và lực lượng mặc thường phục đeo băng đỏ đã giải tán cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội sáng 2/6 và bắt ít nhất hơn 20 người.
Các hãng tin nói số đông cảnh sát đã áp đảo khoảng 150 người biểu tình ở khu vực Bờ Hồ trước khi bắt đi những người mà họ cho là đứng đầu cuộc biểu tình.
Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ 'Công lý Hòa bình trên Biển Đông', 'Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc', 'Trung Quốc! Gã hàng xóm gây sự', 'Tàu khựa, hãy cút khỏi Biển Đông' và 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược'.
Va chạm đã xảy ra trong lúc công an bắt người biểu tình đưa lên xe chở về giam giữ tại trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội.
Các hình ảnh được những người tham gia và theo dõi cuộc biểu tình đưa lên mạng cho thấy có người biểu tình bị những vết trầy xước trên thân thể.
Một video cũng cho thấy cảnh những người bị bắt lớn tiếng chất vấn lực lượng bắt giữ họ.
Bà Bùi Minh Hằng, một trong những người bị bắt, đã nói với các công an trẻ tuổi rằng họ "mặc áo Đảng" nhưng "ăn cơm dân" và không được "ăn cháo đá bát".
Những người có mặt tại Bờ Hồ và đi theo xe buýt bắt người vào trại Lộc Hà nói hai phóng viên AFP nằm trong số những người bị bắt nhưng sau đó đã được trả tự do.
Công an Việt Nam thường chỉ giữ những người biểu tình trong vài tiếng trước khi trả tự do cho họ.

Bắt 'ngay từ đầu'

Trao đổi với BBC từ Hà Nội sau khi đã tham gia cuộc tuần hành, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết là ‘tổng cộng có ba đợt bắt người đưa lên ô-tô buýt’ và ông đã tận mắt chứng kiến.
Hai người biểu tình, Đỗ Tuấn (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (thứ hai từ phải) bị bắt
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói những người biểu tình bị bắt làm nhiều đợt
Theo ông Quang A thì ‘ngay từ đầu biểu tình đã có bắt người’.
Khi được hỏi làm sao mà ông có thể thoát được các đợt bắt người biểu tình thì Tiến sỹ A trả lời rằng ‘họ có chọn lọc như thế nào đó’.
“Họ xông vào và bắt một số người nhưng không phải tất cả,” ông nói và cho biết những người bị bắt ‘thường là những anh em trẻ’.
Về quy mô cuộc biểu tình, ông cho biết ‘lúc đông nhất khoảng 200 người’ và kéo dài khoảng 1h30’, tức là là bắt đầu lúc 8h30’ và đến 10’ thì vẫn còn rải rác người biểu tình ở lại.
“Thật ra cũng không có ai đứng ra tổ chức nên không biết đích ở chỗ nào. Chúng tôi đi quanh Bờ Hồ nhưng lần này đi chỉ một vòng,” ông nói.
Ông dẫn lại vụ việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam và lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc để giải thích lý do có biểu tình chống Trung Quốc vào thời điểm này.
“Thời gian trước cũng có những sự kiện nhưng không nghiêm trọng như lần này,” ông nói.
"Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
“Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến cho cuộc biểu tình nổ ra.
“Bản thân tôi khi nào có hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc ở Biển Đông thì tôi bày tỏ thái độ của mình bằng việc xuống đường cùng với những người khác,” ông nói thêm.
Khi được hỏi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có đem lại kết quả gì không thì ông nói ‘để người dân bày tỏ thái độ của mình thì đó là kết quả’.
“Người nào hy vọng với một cuộc biểu tình hoặc vài trăm cuộc biểu tình thì Trung Quốc sẽ chấm dứt (các hành động trên Biển Đông) hoặc sẽ làm cho Chính phủ Việt Nam thay đổi cách ứng xử của mình là rất ấu trĩ,” ông nói.
“Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân,” ông nói thêm.

Biểu tình trong trại

Nhóm hơn 20 người bị bắt vào trại Lộc Hà đã tiếp tục giương biểu ngữ và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc.
Video quay cảnh biểu tình trong trại cho thấy họ mang biểu ngữ lớn 'Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc' và hô to "Đả đảo Trung Quốc xâm lược, Bảo vệ máu thịt Việt Nam."
Một video khác cho thấy cũng đã xảy ra biểu tình tương tự trước cửa trại Lộc Hà và hàng chục người hô to 'Phản đối bắt người yêu nước'.
Nói với BBC khi vừa được thả khỏi trại Lộc Hà vào khoảng 6h chiều giờ Việt Nam, blogger Nguyễn Hữu Vinh cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật đã có hành vi trấn áp về thể xác và tinh thần đối với những người biểu tình.
“Chúng tôi không hề vi phạm pháp luật, tại sao công an lại cho du côn đưa chúng tôi về đây?” ông nói.
“Họ nói chúng tôi vi phạm cái này cái kia nhưng không đưa ra bằng chứng gì cả,” ông nói thêm.
Ông Vinh cho biết vào lúc ông được thả thì trong trại Lộc Hà chỉ còn hai người là các ông Trương Dũng và Lê Tiến Nhân.
Bà Bùi Thị Minh Hằng được thả ra ngay trước ông Nguyễn Hữu Vinh.
Có mặt trước trại Lộc Hà, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết những người biểu tình được thả đang hô lớn ‘Thả người! Thả người!’ để yêu cầu thả hai người còn lại.
Con số người bị bắt, theo ông Vinh là 27 người. Trong số đó có phóng viên của hãng tin Pháp AFP, ông Vinh xác nhận.
Những hình ảnh được cập nhật vào tối 2/6 cho thấy những người biểu tình được trả tự do đã nằm ra đường quốc lộ để phản đối công an để cho những người mà họ gọi là "côn đồ hành hung" người biểu tình trong đó có anh Trương Văn Dũng.


Copy từ: BBC

Đại sứ David Shear gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Little Saigon

Ngọc Lan, thông tín viên RFA

20130601_113834-305.jpg
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon, miền Nam California vào sáng 01/6/2013
RFA photo/Ngọc Lan


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, vừa có cuộc gặp gỡ với cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon, miền Nam California vào sáng Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013.

Lắng nghe VN

Đại sứ David Shear mở đầu cuộc tiếp xúc bằng cách khẳng định “Tiếng nói của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cực kỳ mạnh mẽ. Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của quý vị từ Hà Nội, và người dân ở Việt Nam cũng lắng nghe tâm tư đó. Đây là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi lắng nghe quý vị một cách rất nghiêm túc.”
Trước đông đảo cử tọa, đại sứ Shear trình bày bốn mục tiêu chính của Hoa Kỳ trong mối quan hệ với Việt Nam, đó là quan hệ về mặt kinh tế-thương mại, quan hệ về ngoại giao và an ninh khu vực, quan hệ về giáo dục-y tế-môi trường, và cuối cùng là đối thoại nghiêm khắc và mạnh mẽ về nhân quyền.” Ông cho rằng “nhân quyền là điều không tách rời được với ba mục tiêu còn lại.”
Về kinh tế, vị đại sứ cho biết, “Trong năm qua, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lên đến con số là 25 tỉ đô la” và “Hoa Kỳ có nhiều sự đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.”
Nếu Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, còn gọi là TPP (Trans-Pacific Panership) giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các quốc gia khác ở Thái Bình Dương được ký kết thì Hoa Kỳ sẽ gia tăng xuất cảng vào Việt Nam.
Trong mối quan hệ về ngoại giao và an ninh khu vực, theo Đại sứ Shear, “Vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là mối liên hệ giữa các quốc gia trong vùng Đông Nam Á cũng như sự hiện diện của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ hiện quan tâm đến vấn đề Việt Nam đang phải đối diện với các diễn tiến xảy ra ở khu vực Biển Đông.” Ông nói:
Chúng tôi lắng nghe tiếng nói của quý vị từ Hà Nội, và người dân ở Việt Nam cũng lắng nghe tâm tư đó. Đây là điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi lắng nghe quý vị một cách rất nghiêm túc.
-Đại sứ David Shear
“Chúng tôi rất quan tâm và lo ngại về mức độ căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông. Chúng tôi cũng cực kỳ quan ngại nếu bất cứ nước nào đang khẳng định chủ quyền trên Biển Đông lại sử dụng đến vũ lực. Chúng tôi muốn các nước ASEAN cùng thương thuyết để giúp giải quyết những sự khác biệt, và nếu như không giải quyết được thì chúng tôi muốn những sự khác biệt phải được khống chế. Hoa Kỳ không ủng hộ sự khẳng định chủ quyền của riêng nước nào trên vùng biển này cả. Tôi nghĩ tuần tới đây, Tổng Thống Obama cũng sẽ nói như vậy với chủ tịch Tập Cận Bình khi hai người gặp nhau tại California.”
Theo ông đại sứ, Biển Đông là một đường hàng hải chiến lược và không chỉ có Hoa Kỳ quan tâm đến vấn đề này mà nhiều nước cũng có cùng mối ưu tư đó như Úc, Nhật, và Nam Hàn.
Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác về mặt quân sự giữa Mỹ và Việt Nam diễn ra rất hạn chế, chỉ mới dừng lại ở việc cứu hộ trên biển hoặc tìm kiếm người bị mất tích trong các trường hợp xảy ra thiên tai mà thôi.
Về mặt giáo dục, y tế và môi trường, đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho hay hiện có 15,000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ.
Ông nhìn nhận, “Những việc mà chúng tôi đang cố gắng hết sức để làm trong lãnh vực nhân quyền không là gì so với những đóng góp của hơn 15,000 sinh viên du học này khi họ trở về Việt Nam trong vòng 15 đến 30 năm sắp tới.”
Trong lãnh vực y tế và sức khỏe, Hoa Kỳ cũng đóng góp rất nhiều trong việc cung cấp thuốc men và các phương tiện nhằm giúp phòng ngừa HIV, cúm gia cầm, cũng như một số bệnh tật khác.
Đại sứ David Shear cho biết nhà nước Việt Nam đang rất quan tâm đến việc địa cầu đang bị hâm nóng và những ảnh hưởng của nó đến vấn đề môi sinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Theo ông, “Sông Cửu Long đang bị tấn công vừa từ phía các đập thủy điện ở thượng nguồn, vừa bị ảnh hưởng của việc địa cầu đang nóng dần lên khiến dòng sông bị ô nhiễm, nước biển dâng cao khiến đất canh tác bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nhiều đến môi sinh.”

Vấn đề nhân quyền

20130601_100249-250.jpg
Đại sứ David Shear nói chuyện với cộng đồng người Việt tại California hôm 01/6/2013. RFA photo/Ngọc Lan
Về vấn đề nhân quyền, đại sứ nói ông khẳng định với tất cả mọi nhà lãnh đạo Việt Nam rằng đó là vấn đề quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ. Ông cho rằng, “Tôi đã nói điều đó với chủ tịch Sang, tôi nói với thủ tướng Dũng, tôi nói với tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng ngoại giao Minh, tôi nói với tất cả những người Việt Nam mà tôi có cơ hội trò chuyện.”
Chúng tôi không chỉ nói về vấn đề nhân quyền mà chúng tôi còn có những hành động cụ thể, như yêu cầu họ phải thả những nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, kêu gọi nhà nước Việt Nam phải tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp của người dân Việt Nam. Và chúng tôi đã có những thành công nhỏ bước đầu thể hiện qua việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, hay tháng Giêng vừa qua họ cũng đã phải thả luật sư Lê Công Định.”
Đại sứ Hoa Kỳ nhắc lại rằng “Đó chỉ là một số thành công mang tính khiêm nhường, rất giới hạn, chính vì thế mà chúng ta vẫn còn phải làm việc rất nhiều cho mục tiêu này. Muốn vậy, cần phải có sự lên tiếng từ phía cộng đồng người Mỹ gốc Việt.”

Chúng tôi không chỉ nói về vấn đề nhân quyền mà chúng tôi còn có những hành động cụ thể, như yêu cầu họ phải thả những nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù, tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng của người dân Việt Nam.
-Đại sứ David Shear
Ông cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu lên vấn đề nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam “vì đất nước Hoa Kỳ có ưu thế để đưa ra những vấn đề này.”
Có nhiều câu hỏi được các cử tọa đưa ra cho Đại Sứ David Shear chủ yếu đề cập đến quan điểm của Mỹ trong vấn đề tranh chấp Biển Ðông, giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa khối ASEAN và Trung Quốc, vấn đề tự do nhân quyền cho các nhà bất đồng chính kiến, ý muốn đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Countries of Particular Concern). Đặc biệt nhiều người tỏ ra khá quan tâm đến việc cấp visa vào Mỹ sau khi một viên chức từng làm việc ở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn bị bắt vì ăn hối lộ hàng triệu đô để bán visa nhập cảnh Hoa Kỳ. Trả lời cho câu hỏi này, Đại Sứ Shear nói rằng “Vấn đề giả mạo visa là vấn đề nghiêm trọng, vì thế khi sự việc được phát hiện thì nó được giải quyết một cách nhanh chóng. Tôi không nghĩ là vấn đề này có ảnh hưởng đến chuyện cấp hay từ chối visa vào Mỹ trong tương lai.”
Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của Đại Sứ David Shear với cộng đồng Việt Nam tại khu vực Little Saigon kể từ khi ông nhậm chức vào Tháng Tám, năm 2011.


Copy từ: RFA


...............................