CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

NHỮNG CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC


Bàn thờ Đặng Ngọc Viết
Chưa khi nào mùi tử khí phả vào chúng ta với những đau đớn, nghẹn ngào lẫn phẫn uất, một cuộc sống được gọi là thời bình, được cho là “dân chủ gấp vạn lần” tư bản; được coi là “đang bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt”; được rao giảng là một một nhà nước “vì dân, do dân, của dân”…

Nhiều năm rồi người ta không còn xa lạ với đoàn đoàn lũ lũ dân oan khiếu kiện đất đai trôi nổi, vật vờ khắp các thành phố nhỏ, to. Tiếng kêu của những kẻ bần cùng rơi vào một hố đen quyền lực, thăm thẳm những mưu mô, toan tính bằng một thái độ cương quyết,tàn bạo, lạnh lùng...Thậm chí những dân oan còn bị chính quyền xua đuổi, trấn áp, kể cả những ai muốn giúp đỡ họ. Phía trước là một tương lai không lối thoát. Phía sau là sự dồn đuổi, cướp bóc của bạo quyền. Họ đi về đâu?

Tiếng súng hoa cà của anh em anh Đoàn Văn Vươn hầu như không tưới tẩm một chút ân hận, một chút nghĩ lại, một chút thay đổi…của chính quyền. Kẻ xua quân đi cướp bóc dân thì ngồi ở vị trí điều tra và quan tòa. Và sau đó họ được tưởng thưởng bằng cái lon tướng với sự hả hê. Không biết nếu được làm lại, anh Vươn có chọn súng hoa cà hay khẩu súng có sức công phá hớn hơn?

Mới gần đây, dân oan Mai Xuân Thưởng mới được biết thêm một trường hợp đau lòng xảy ra ở Lâm Đồng. Ông Phạm Anh Nam đã tự thiêu và chết vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, ngay truớc khu đất mà gia đình ông đang cư ngụ một cách hợp pháp.

Con gái ông Nam kể lại là ba cô đã theo kiện 14 năm nhưng không ai giải quyết. Sau đó huyện cho người tới cưỡng chế và thu hết café của gia đình ông. Sau đó huyện liên tục cử công an xuống uy hiếp tinh thần của ông Nam, khiến ông phẫn uất, quẫn bách nên đã tự thiêu.

Câu chuyện từ năm 2011, đến đầu năm 2013, nhiều người mới biết chuyện này vì khi ấy, con gái ông là Phạm Thị Anh Kiều mang di ảnh ông ra vườn hoa Mai Xuân Thưởng kêu oan cho cha. Ông Nam có để lại lá thư tuyệt mệnh rằng: "Anh rất thương em và các con. Nhưng vì hạnh phúc cho nhiều gia đình anh phải đòi công lý". Ông còn nhắn nhủ gia đình thực hiện yêu cầu: Hãy ghi hình và đưa lên mạng cho mọi người biết và Kiều hãy đi đòi công lý cho ông…

Còn Đặng Ngọc Viết thì sao? Vẫn là câu chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù …Viết không còn bất cứ hy vọng, sự cảm thông, đối thoại, công lý vào những người khoác áo chính quyền. Mọi ngôn từ đã không còn tác dụng. Nhưng ngôn tư tắt tiếng, không có nghĩa là sự im lặng…

Chính quyền VN hiện nay gần như đã bịt mọi kênh đối thoại với người dân của mình. Bởi chắc chắn có đối thoại là có phản biện, có chỉ trích, phê phán, thậm chí phủ nhận…Họ muốn gì? Sự thật đã chứng tỏ, dù độc quyền tư tưởng gần một thể kỷ, thì cũng không khiến nhiều dòng nước chảy ngược đổ vào kênh đào duy nhất mà họ xây nên…Sự phản kháng tràn bờ là tất yếu cho cái đập CNXH đang vỡ từng mảng.

Thi thể của ông Nguyễn Anh Nam
Viết muốn đối thoại nhưng không ai lắng nghe anh. Viết muốn sống nhưng các ngả sống đều bịt lối. Và anh không thể sống theo cái cách chính quyền muốn anh phải sống. Cái cách Viết chuẩn bị ảnh thờ cho mình, nói lời tạm biết với cha già bệnh tật trước lúc ra đi, quì trước tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sám hối hay cầu xin vãng sanh chỉ ít giây tự bắn vào ngực mình…như một bi tráng ca thời đại.
Câu chuyện Đặng Ngọc Viết lựa chọn cho mình cái chết, cách “được” chết theo ý mình có tầm vóc của một cuốn tiểu thuyết theo trường phái “hiện thực phê phán XHCN” trọn vẹn.

Cầu cho những hương hồn mệt mỏi nơi trần thế như ông Nguyễn Anh Nam, Đặng Ngọc Viết được siêu sanh. Vì họ đã trả nợ bởi chính cái chết của mình…

Bởi những kẻ đáng bị xử án trước những cái chết như thế này vẫn sống nhởn nhơ và “giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng” - một “chiến thắng” trước cái chết của người dân mà họ làm “đại diện”…

Và, ai sẽ là nạn nhân như ông Dũng?
Và sau ông Nam, anh Viết sẽ là ai tiếp theo?
Copy từ: Thùy Linh’ blog



.................................

Một sự đánh tráo khái niệm không thể chấp nhận?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-09-12

NghiPhuong_Doinguoi-4-305.jpg
Giáo dân tập trung đòi thả người ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày 3/9/2013.
Courtesy NVCL


“Biến cố” Mỹ Yên xem chừng như ngày càng trở nên phức tạp, khiến nhà báo Viết Từ Sàigòn liên tưởng đến “trận bão ngầm” sẽ xảy ra vì “gió đã gieo quá lâu, tích tụ quá nhiều” tạo điều kiện cho “bão lớn tự đến”.

Chính quyền bội ước

Trong những ngày qua, sau khi giáo dân thuộc Giáo xứ Mỹ Yên ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An bị giới cầm quyền địa phương bội ước không thả 2 giáo dân như đã cam kết mà còn đưa lực lượng hùng hậu sử dụng súng đạn, dùi cui, chó nghiệp vụ đàn áp giáo dân như một hình thức “tiền pháo”, thì báo chí lề đảng “hậu xung” ngay bằng những bài báo mà Giáo Phận Vinh cho là “sai trái”, “bóp méo sự thật” và “xúc phạm đến thanh danh và danh dự của Đức Giám Mục cùng toàn thể cộng đồng ở Vinh”.
Trong khi báo Công an Nghệ An bày tỏ “Đáng tiếc, thất vọng, ngỡ ngàng”  – mà theo lời tờ báo,  “vì bởi một số ‘con chiên ngoan đạo’ luôn được răn dạy về sự đoàn kết, yêu thương, làm những điều thiện cho đời lại có những hành vi mang tính côn đồ, bắt giữ, hành hung người khác đến trọng thương, đốt phá tan hoang nhà cửa của hàng xóm láng giềng và tấn công lực lượng chức năng một cách đầy bạo lực, khiến xã hội hết sức bất bình, lên án”, thì báo Hà Nội Mới có bài về “Vụ việc một số giáo dân quá khích tại xã Nghi Sơn…” khiến “gây bức xúc cho những giáo dân chân chính, lương thiện”. Báo Hà Nội Mới nhấn mạnh rằng “ Những hành vi quá khích nêu trên của một số giáo dân đã đi ngược lại huấn từ của Giáo hoàng Benedict XVI: “Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”.
Nếu đất nước nào tìm cách khơi hận thù về tôn giáo và dân tộc thì đây là một chế độ vô cùng nguy hiểm cho dân tộc.
-JB Nguyễn Hữu Vinh
Nhưng Linh mục Phao Lồ Chu Văn Chi, phó Giám đốc Thông Tấn xã Công giáo VietCatholic tại Úc nhấn mạnh rằng:
“Chúng tôi theo Sứ Điệp của Đức Ki-Tô và Giáo Hội. Chúng tôi luôn bênh vực cho công lý, cho lẽ phải, chúng tôi luôn đứng về phía chân lý và sự thật…”
Thông tấn xã VietCatholic vừa nói thuộc Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo VN bao gồm các cơ quan thông tin tại Úc, Hoa Kỳ, Âu Châu, Philippines,  đồng kêu gọi VN chấm dứt đàn áp Giáo xứ Mỹ Yên, bảo đảm an ninh cho các tôn giáo ở VN, tôn trọng tự do tôn giáo theo như quy định của Hiến Chương LHQ.

Chia rẽ dân tộc

Trong khi giới truyền thông nhà nước VN đồng loạt quy trách, chẳng hạn như, “giáo dân dùng gậy, tuýp sắt đánh đuổi” 3 cán bộ công an huyện khi họ đang làm nhiệm vụ “nắm tình hình địa phương”, “giáo dân đập phá nhà anh Đậu Văn Sơn”, giáo dân Mỹ Yên “dùng số đông gây sức ép chính quyền”, “bao vây, hành hung, khống chế cán bộ”, “mang theo hung khí kéo vào trụ sở đòi thả người”, giáo dân giáo xứ Mỹ Yên “vi phạm luật pháp nghiêm trọng” mặc dù “chính quyền tỉnh Nghệ An chủ động, kiên trì các biện pháp giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật nhà nước”, “các phần tử xấu trong và ngoài nước đã và đang cố tình bóp méo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”, “cơ quan công an Nghệ An làm đúng luật, bắt đúng người, đúng tội”… thì từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh báo động:
myyen-250.jpg
Công an trấn áp giáo dân bên ngoài xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày 3/9/2013. Courtesy VRNs.
“Sự việc ở Giáo xứ Mỹ Yên trong những ngày vừa qua, tôi thấy có một sự tráo trở, lật lọng của nhà cầm quyền đối với giáo dân hiền lành, bất bạo động, tỏ thiện chí với nhà cầm quyền trong vấn đề đó. Mà càng lật lọng thì giới cầm quyền càng cho thấy bản chất của họ là khủng bố dân về vấn đề tôn giáo. Đó là thứ nhất. Thứ hai, nguyên nhân xảy ra sự việc là bắt đầu những người thường phục, không có sắc phục, cảnh phục, không có mọi dấu hiệu gì của lực lượng chuyên nghiệp, lực lượng công an hay lực lượng có nhiệm vụ, rồi họ trà trộn vào giáo dân để gây rối, phá bĩnh, ngăn chận, đánh đập… Ai cũng hiểu rằng những kẻ thường phục gây rối đó chính là lực lượng công an và ai không làm gì được họ, và họ cứ lộng hành. Vừa rồi vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên mới lòi ra họ là công an…”
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:
“Mấy ngày qua, dự luận trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình VN liên tục đưa tin về vụ Mỹ Yên và họ đưa những tin sai lệch, vu khống cho những vị Linh Mục, những người đang đảm nhận chức vụ tại Giáo Phận Vinh với những bài báo, những thông tin hoàn toàn bịa đặt, dựng chuyện; đặc biệt là họ còn xúc phạm đến cả Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Vinh. Tôi thấy việc hành xử của họ như vậy là họ đang chọc giận, hay nói cách khác, họ tự gây lên cuộc bạo loạn để rồi họ tự hạ chính mình mà thôi.
Nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh nhân tiện lưu ý thêm:
“Hiện nay báo chí của Nghệ An, rồi truyền hình… người ta cố tình cô lập những giáo dân đó bằng cách gọi đây là cuộc xung đột lương - giáo. Đó là điều đánh tráo khái niệm một cách tháu cáy, không thể chấp nhận được. Điều đó thể hiện một sự suy đồi. Nếu đất nước nào tìm cách khơi hận thù về tôn giáo và dân tộc thì đây là một chế độ vô cùng nguy hiểm cho dân tộc.”
Diễn biến Mỹ Yên khiến tác giả Viết Từ Saigòn lưu ý đến tình trạng “Tức nước vỡ bờ”, nhấn mạnh rằng “ thủ đoạn của người Cộng sản, từ chiếm cứ đất đai, xua đuổi giáo dân ra khỏi địa hạt tâm linh, đẩy giáo dân vào chỗ chết cho đến công khai đàn áp đẫm máu, bắt cóc giáo dân… tất cả những hành động ấy một mặt nhen nhóm sự kinh tởm của con người đối với chế độ này và một mặt khác nữa vô hình trung, đẩy giáo dân đến chỗ tức nước vỡ bờ”.

Copy từ: RFA


............................

Đơn kêu cứu của bà Nguyễn Thị Kim Lan về trường hợp của chồng là ông Ngô Hào


"...Trước khi bị tạm giam, chồng tôi vẫn đi đứng, nói chuyện và nghe rõ nhưng từ ngày bị tam giam tới nay, chồng tôi đã không còn đi được, dự phiên tòa phải có 2 công an kèm 2 bên ẵm lên ngồi trên ghế, nghe không rõ tòa hỏi gì, nhiều lần chồng tôi không biết tòa có đang hỏi hay không ngoài ra chồng tôi không đủ sức nói để trả lời câu hỏi của tòa. Trong khi đó, thành phần tham dự phiên tòa chỉ có tôi và 2 con với chồng tôi là Ngô Hào kèm theo trên 30 công an mặc sắc phục đứng cạnh chưa kể lực lượng mắc thường phục..."

*
Kính gởi:
- Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon
- Tổng Thống Hoa Kỳ Obama và Chính Phủ Các Nước Dân Chủ Trên Thế Giới
- Chủ Tịch Thượng Viện và Hạ Nghị Viện của Hoa Kỳ và các Nước
- Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ
- Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
- Các Tổ Chức Nhân Quyền Trên Thế Giới
- Các Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới
- Các Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại
- Ban Trị Sự Giáo hội PGHH Trung Ương tại Hải Ngoại
- Các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, đài RFA, VOA, BBC, RFI...
Tôi tên NGUYỄN THỊ KIM LAN, sinh năm 1957,
- hiện ngụ tại 17/6 Nguyễn Trãi, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Việt Nam;
- điện thoại: +84-122-660-6052; e-mail: trung.hieu.dao2010@gmail.com .
Hôm nay tôi viết đơn này mong các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, quý đoàn thể yêu chuộng tự do ngôn luận về trường hợp chồng tôi, ông Ngô Hào.
Hôm qua, tức là ngày 11/9/2013, chồng tôi bị đưa ra tòa với tội danh “lật đổ chình quyền nhân dân” vì những hoạt động “Ngô Hào đã nhiều lần tàng trữ, viết bài, phát tán và chuyển tiếp nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ và thực hiện “Cách mạng hoa nhài” theo hình thức bất bạo động.” Trước khi bị tạm giam, chồng tôi vẫn đi đứng, nói chuyện và nghe rõ nhưng từ ngày bị tam giam tới nay, chồng tôi đã không còn đi được, dự phiên tòa phải có 2 công an kèm 2 bên ẵm lên ngồi trên ghế, nghe không rõ tòa hỏi gì, nhiều lần chồng tôi không biết tòa có đang hỏi hay không ngoài ra chồng tôi không đủ sức nói để trả lời câu hỏi của tòa. Trong khi đó, thành phần tham dự phiên tòa chỉ có tôi và 2 con với chồng tôi là Ngô Hào kèm theo trên 30 công an mặc sắc phục đứng cạnh chưa kể lực lượng mắc thường phục.
Trong thời gian diễn ra phiên tòa gia đình cũng như chồng tôi không hề được biện hộ. Tòa án và viện kiếm sát áp đặt, mỗi khi cất tiếng biện hộ liền bị cấm. Kết thúc phiên tòa chồng tôi chỉ nói 1 câu "tôi không làm gì sai, chỉ sai ở chỗ không được pháp luật thừa nhận!" 
Tôi nhận thấy việc làm của chồng tôi không có gì sai trái, chồng tôi chỉ lên tiếng giúp đỡ những trường hợp bị áp bức như trường hợp Ông Nguyễn Văn Lía, thành viên giáo hội Phật Giáo Hòa Hỏa, nhờ đưa 14 vị tù nhân lương tâm của Phật Giáo Hoà Hảo vào danh sách nhân quyền Liên Hợp Quốc, vậy mà chế độ lại vu khống cho chồng tôi là bị đặt, ngụy tạo nhằm nói xấu chế độ để mà lật đổ “chính quyền nhân dân”, kết án chồng tôi 15 năm và 5 năm quản chế trong khi chồng tôi năm nay 65 tuổi.
Hôm nay tôi viết đơn này mong các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nước lên tiếng can thiệp, trợ giúp pháp lý để giúp đòi lại những quyền cơ bản của một công dân trong một đất nước “ độc lập – tự do”. 
Phú Yên, ngày 12 tháng 9 năm 2013
Nguyễn Thị Kim Lan.

Copy từ: Dân Làm Báo


...............

Thích Chân Quang – là ai ?


NHIẾP VĨNH TRANG
Tôi đã kiên nhẫn ngồi nghe băng ghi hình phát trên Youtube của ông thầy chùa (nói theo ngôn ngữ của dân miền Nam) – Thích Chân Quang, thuyết giảng cho khá nhiều tín đồ Phật giao trong một hội trường khá đông người nghe’’về đề tài Biển Đông…’’.
"Nhà sư" Thích Chân Quang, ông là ai?
“Nhà sư” Thích Chân Quang, ông là ai?
Tôi kiên nhẫn…kiên nhần đến…mệt, rồi không thể kiên nhẫn hơn khi nghe ông Quang nói đến câu “Trung Quốc là anh mà (anh hùng Việt nam) Lý Thường Kiệt (lại dám) mang quân truy kích tới hang ổ kẻ xâm lược –  đánh TQ, (ông anh) – là…“Hỗn” , thì không thể kiên nhẫn nghe ông ta nói tiếp nưã, mặc dù băng ghi hình còn dài (1 giờ 21 phút). Xin mời bạn nghe bài thuyết giảng của Thich Chân Quang theo đường Link này :


Nghe TCQ nói, trong tôi phục hiện câu chuyện xẩy ra hơn 3 năm trước… Dạo đó đài BBC (vẫn còn đang phát thanh). Một người Việt tên là Nguyễn Giang đang là Trưởng ban phát thanh tiếng Việt, cho một người đàn bà Việt tên là Đỗ Ngọc Bích đưa bài báo lên diễn đàn BBC bàn luận về chủ đề quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Bài viết dài chỉ xin trich một đoạn mà ĐNB viết, làm thí dụ :
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…”.
Còn hôm nay – 3 năm sau – (2010 – 2013), Thích Chân Quang, ngang nhiên mở hội thuyết pháp ngay tại hội trường giữa thanh thiên bạch nhật, ngay trên đất nước Việt rồi, “mắng người anh hùng của dân tộc Việt – Ngài dũng tướng Lý Thường Kiệt – Hỗn !
Trong khi tuyên ngôn của ngài đã vang vọng núi sông ngàn đời:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư !
Chúng ta tự hỏi : Gã thầy chùa này là ai mà dám láo xược thế?
Gã là người Việt hay là người Trung Hoa?
Khoan ! Xin các bạn nghe đây – tôi vừa nghĩ và tra tìm ra một việc: Trên trang Talawas của nữ sĩ Phạm Thị Hoài, ngày 29.3.2008 có đi một bài kí nhan đề : Chuyện ở sân sau: Về người cha và ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của nhà văn Hồ Sĩ Sênh (cháu của cụ tổ Hồ Sĩ Tạo). Ông viết về gia cảnh cụ cố Hồ Sĩ Tạo – là bố… cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ cụ Nguyễn Sinh Cung tức là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – chủ tịch Đảng, chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam – Dân chủ – Cộng hòa, bây giờ là nước CHXHCN Việt Nam. Trong bài viết, ông HSS có nhắc tới một nhà sư tên Thích Chân Quang, là giòng giống của cụ Nguyễn Sinh Sắc, sau khi thoát án chém của triều đình Huế (vì “Thiếu trách nhiệm” đã làm chết một nông dân khi cụ làm quan huyện)… Cụ NSS đi trốn vào vùng bưng biền Đồng tháp rồi kết duyên với một cô gái trẻ…sinh được người con trai tên là Hồ Chí Nghĩa (tức là em út của Hồ Chí Minh). Cụ HCN sinh ra anh con trai sau này đi tu, làm trụ trì ở một ngôi chùa ở Vũng Tầu có pháp danh là Thích Chân Quang. Viết về nhân vật này, nhà văn Hồ Sĩ Sênh dành cho ông ta sự ngưỡng mộ và niềm kính trọng (trích trong talawas) :
5.
’’Về thượng toạ Thích Chân Quang: ông là nhà sư đức cao vọng trọng, là người truyền giảng đạo Phật trên nhiều vùng đất nước, luôn gắn đạo với đời và mong cuộc đời ngày một tốt hơn. Người như vậy làm sao có sự khuất tất? Thanh Khê chúng tôi là vùng nghèo, miền núi đi lại khó khăn vậy mà thượng toạ vẫn tìm về dâng hương ở nhà thờ họ và nhà thờ cụ Giải nguyên Hồ Sĩ Tạo. Con cháu trong họ rất trân trọng và quý mến cái tâm của thượng toạ’’.
Không biết ông thầy chùa Thích Chân Quang đang “gieo rắc” sự bất kính với tổ tiên, thóa mạ anh hùng dân tộc, bóp méo lịch sủ dân tộc Việt – có phải chính là Thượng tọa Thích Chân Quang, cháu gọi cụ Hồ là bác ruột, cháu gọi cụ Nguyễn Sinh Sắc là ông nội, không?
Liệu đúng, thì người đọc – nhân dân VN quả là “Thánh”. Vì sao mà khi TCQ về “nhận tổ quy tông” đã bị phát hiện, nghi ngờ… khiến ông HSS phái bào chữa một cách yếu ớt ?…
Đỗ Ngoc Bich là một người đàn bà. Vốn háo danh (…) cô ta có thể – do bản chất – “Sâu sắc như cơi đựng giầu’’ nên sai lầm, Nhân dân có thể thông cảm mà tha thứ. Còn cái “Nông nổi giếng khơi’’ của gã thầy chùa Thích Chân Quang thì nhân dân VN không thể nào tha thứ được. Nếu đúng đây lại là “dòng giống rồng” thì càng muôn lần đáng chết, muôn đời đáng nguyền rủa!
Từ trước đến nay, hệ thống Văn hóa – Tư tưởng của chế độ luôn chú ý đến diễn biến tư tưởng và hiện tượng diễn biến – tự diễn biến của các “thế lực thù địch” (TLTĐ) rồi có biện pháp ngăn chặn, trấn áp. Thích Chân Quang đích thực đang làm vai trò của một TLTĐ, phục vụ cho mục đích của giặc ngoại xâm. Cơ quan An Ninh Quốc Gia cần phải vào cuộc ngăn chặn hành động nguy hiểm này.
Thich Chân Quang khoác áo nhà tu hành. Ông ta là “sư” của Hội phật giao “quốc doanh” hay là người của Hội phật giao thống nhất (của Tăng thống Thich Quảng Độ), xin các vị hãy lên tiếng ngăn chặn hành động sai trái này !
Còn các vị phật tử VN đáng kính !
Các vị không hề có phản ứng gì trước hành động của ông thầy chùa “phản động”, này ư ? Chí ít – việc làm tích cực của các vị là: Hãy tẩy chay các buổi thuyết giảng của Thích Chân Quang !
12.9.2013
NVT

Copy từ: Bà Đầm Xòe’ blog


....................

TIẾNG SÚNG ĐẶNG NGỌC VIẾT-SỰ PHÁ SẢN CỦA NỀN TƯ PHÁP XHCN



Ảnh Internet: UBND tỉnh Thái Bình, nơi xảy ra vụ nổ súng

Vụ ông Đặng Ngọc Viết đến trụ sở UBND tỉnh Thái Bình nổ súng vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất làm một người chết và bốn người khác bị thương rồi tự sát đang gây ra một cơn địa chấn trong dư luận xã hội Việt nam.
Ở đây, xin lạm bàn trên góc độ Tư pháp.
Vậy, sự kiện Đặng Ngọc Viết liên quan gì đến vai trò của ngành Tư Pháp Việt Nam?
Theo định nghĩa luật học, Tư pháp là một hệ thống tòa án được nhà nước sử dụng vào việc thực thi công lý, giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong xã hội.
Trong tiếng Anh, Tư pháp là quyền xét xử (Judiciary power). Khái niệm Tư pháp ở đây để chỉ các cơ quan tham gia vào hoạt động xét xử của nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật hiện hành.
Nếu đúng như chức năng vốn có, Tư pháp là cơ quan thực thi công lý đem lại sự công bằng cho xã hội, răn đe, trừng phạt những kẻ mưu đồ hoặc có hành vi gây hại cho quyền lợi chính đáng của mọi người, trong đó nhân dân là chủ thể được hưởng sự bảo vệ của ngành Tư pháp. Đó là lý thuyết.
Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế là một khoảng cách xa vời, nhất là những gì đã thấy trong xã hội Việt nam.
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được rằng từ người nông dân ít học đến người trí thức, chẳng ai là không biết đến cụm từ “Án bỏ túi”. Một cụm từ quá quen thuộc để chỉ các vụ án mà kết quả của nó đã được đặt trước trong túi các quan tòa bất chấp việc tranh tụng tại tòa án diễn ra như thế nào. Mọi việc đã được chỉ đạo từ một nơi nào đó đầy quyền lực theo một logic của riêng họ và chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân họ.
Đấy không phải là luận điệu của “các thế lực thù địch” nào cả mà ngay đến một Luật sư nổi tiếng, bà Ngô Bá Thành nguyên Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Việt nam đã từng phải phát biểu: “Việt nam có cả một rừng luật nhưng chỉ dùng luật rừng”.
Theo kết quả điều tra nhà nước, hiện nay cả nước có hàng nghìn vụ khiếu kiện tranh chấp nghiêm trọng mà trong đó hơn 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Vụ ông Đặng Ngọc Viết đến UBND tỉnh Thái Bình nổ súng vào công chức nhà nước là một nhân bản của vụ án Đoàn Văn Vươn.
Như chúng ta đã biết, anh em ông Đoàn Văn Vươn là những nông dân ở Tiên lãng-Hải phòng sau nhiều lần khiếu kiện đất đai bất thành đã không còn trông đợi gì ở công lý nữa mà đã buộc phải nổ súng làm bị thương sáu công an, bộ đội trong đoàn cưỡng chế.
Đó là gì nếu không phải là một thất bại của ngành Tư pháp?
Chưa hết, mọi bằng chứng xác thực cho thấy rõ rằng việc anhh em ông Đoàn Văn Vươn chỉ sử dụng loại súng hoa cải chĩa ra ngoài cửa sổ bắn một cách hú họa trong khi lực lượng cưỡng chế sử dụng súng AK vãi đạn về phía họ và nếu không có tường gạch che chắn, đoàn cưỡng chế đã có khả năng giết chết người ngay lập tức. Ấy vậy mà Tòa án Hải phòng bất chấp sự thật hiển nhiên, vẫn kết án anh em ông Đoàn Văn Vươn với tội danh “giết người” dù họ không gây ra bất cứ một cái chết nào.
Ở nơi đây, ngành Tư pháp không phải dùng Tòa án để thực thi công lý mà chỉ để trưng ra một thông điệp có tính đe dọa rằng: Hãy liệu hồn, không ai được phép chống lại chúng tao.
Với thông điệp ấy, nhà cầm quyền thông qua cơ quan Tư pháp muốn làm cho người dân phải biết run sợ. Nhưng họ không hiểu một chân lý đơn giản: Dọa dẫm là một việc nhưng người ta có sợ hay không lại là một việc khác.
Nếu luật pháp công bằng, trật tự sẽ được duy trì. Nếu luật pháp bất minh, đó là mầm mống nảy sinh sự bất tuân. Khơi thông bế tắc trong quản lý đất đai mới là việc ngăn chặn dòng nước bất bình. Sử dụng ngành Tư pháp theo kiểu đắp đập chắn dòng thác lũ công lý ắt sẽ có ngày tức nước vỡ bờ.
Nhà nước như đứa trẻ đang say mê game quyền lực, quá lạm dụng quyền lực nhưng thiếu trưởng thành về luân lý. Họ tỏ ra quá vô cảm trước nỗi thống khổ của nhân dân trong các vụ mất nhà mất đất. Chính vì vậy tiếng súng Đoàn Văn Vươn có làm cho họ lúng túng nhưng chưa đủ để giúp họ tỉnh ngủ. Và  đúng như nhiều người dự đoán trước: Nếu nhà nước không tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề đất đai hiện nay thì sẽ còn nhiều Đoàn Văn Vươn khác. Và đây, ở một nơi khác: Thái Bình, súng đã nổ. Lần này người dân không phải là nổ súng húa họa nhằm cảnh tỉnh chính quyền nữa mà là nổ súng thẳng vào đầu, bắn nhiều lần có mục đích tiêu diệt đối tượng trực tiếp làm cho họ điêu đứng trong cuộc sống và phẫn uất về tinh thần.
Đây không phải là một hiện tượng cá lẻ nữa mà là một dấu chỉ cho những biến động xã hội lớn ngoài tầm kiểm soát và khó lường.
Trở lại với vụ Thái Bình. Bằng kinh nghiệm cuộc sống hẳn ông Đặng Ngọc Viết nhận thức rõ rằng: Hàng ngày, dân oan đang lê lết đi khiếu kiện khắp nơi đều bị nhà nước nhẫn tâm bỏ rơi, bất chấp nỗi thống khổ của họ cho nên, trông chờ vào công lý từ phía nhà nước là điều không còn hi vọng nữa.
Một công dân trên bốn chục tuổi có ý thức rõ ràng về việc mình sắp làm, chuẩn bị sẵn di ảnh cho bản thân, một người có nhân thân được cho là hiền lành đã sổ toẹt vào luật pháp hiện hành khi tự cho mình quyền làm quan tòa đồng thời trực tiếp thi hành án rồi tự sát là gì nếu không phải là một sự phá sản của nền Tư pháp XHCN?

MXD

Copy từ: Mai Xuân Dũng’ blog


.......................

Thái Bình: Đám tang quan và đám tang dân.

Hai đám tang và một câu hỏi 

 

 

 


House of the killed by Đặng Ngọc Viết_n
Ảnh từ blog CXN




Các ảnh trên từ Báo

Hai đám tang và một câu hỏi
Vũ Hữu Sự -Thứ Sáu, 13/09/2013, 9:26 (GMT+7)
Ngày 12/9, dưới cơn mưa tầm tã, kéo dài, trời se lạnh. Nhưng 2 đám tang đã làm “nóng” cả thành phố Thái Bình. Đám thứ nhất là tang lễ ông Vũ Ngọc Dũng, SN 1963, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Thái Bình (gọi tắt là Trung tâm), còn đám thứ hai là tang lễ Đặng Ngọc Viết, SN 1971...
Đám tang ông Vũ Ngọc Dũng diễn ra trong ngôi nhà 5 tầng nổi bật giữa mặt phố Đề Thám, phường Trần Hưng Đạo, là nhà riêng của ông, còn đám thứ hai diễn ra trong một ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 345 thuộc tổ 48 phường Kỳ Bá, nhà riêng của Đặng Ngọc Viết. Hỏi bất kỳ người dân nào của thành phố, chúng tôi cũng được nghe kể về sự kiện xẩy ra dẫn đến cùng lúc có hai đám tang trên, có điều mỗi người nói một cách.
Xem thêm

Copy từ: Trần Hùng’ blog


...................

Hậu dụê nhà ai mà ăn nói thế này: Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn


Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn?


 

 Lời dẫn của nhà báo Lê Thanh Phong: Ông sư này thuyết giảng với phật tử rằng Trung Quốc là anh, Việt Nam là em. Việt Nam phải kính trọng Trung Quốc. Lão còn dám nói Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc là hỗn với Trung Quốc.
Một sự xúc phạm tiền nhân, phỉ báng lịch sử và quỳ gối trước Trung Quốc được ngụy trang bằng lớp áo sư sãi. Quá nguy hiểm.

Nhà báo Lê Thanh Phong gửi cho: Quê Choa’ blog



................................

Chuyện ngôi mộ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh.



Nấm mộ ông Thầy Quảng
BS Trn Nguơn Phiêu

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài “...Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm”. Trên hai trang 95-96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang “đàng hoàng tươm tất” một nấm mộ  vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.
Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.
Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các  nhà biên khảo trong tương lai.
Cao Lãnh thường được người miền Nam biết là một quận thuộc tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc, nay là tỉnh Đồng Tháp vốn chỉ là một tỉnh nhỏ, nằm bên sông Tiền Giang. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vốn một quan chức miền Trung, là người đầu tiên đã có nhiều quyết định phân chia lại vị trí các tỉnh miền Nam theo các kinh nghiệm hành chánh của ông, khiến những người cố cựu vùng sông Cửu đã lắm khi bàng hoàng kinh ngạc. Cao Lãnh, một địa danh có tiếng hào hùng cách mạng chống Pháp, nhờ vị trí ven biên Đồng Tháp Mười rộng lớn bát ngát. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, quận được tách ra thành tỉnh Kiến Phong. Tỉnh Sa Đéc nhỏ bé lại bị chia năm xẻ bảy, các quận khi được sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long, khi được hoàn trở lại, lận đận một thời!
Vào thời khoảng các thập niên 1920 -1940, thực  dân Pháp đã lưu đày, đưa một số các nhà cách mạng từ Bắc hoặc Trung vào các tỉnh miền Nam. Cụ Dương Bá Trạc bị an trí ở An Giang, Phan Châu Trinh ở Định Tường... Cụ cử Vũ Hoành làm Thủ quỹ cho Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục nên bị Pháp bắt và lưu đày ở tỉnh lỵ Sa Đéc. Dân Sa Đéc đều biết tiếng ông và thường gọi tắt là ông Cử Hoành. Ông sống thanh bạch, làm nghề hốt thuốc Bắc và cư ngụ tại đường Rue des Pêcheurs, bây giờ là đường Nguyễn Trãi. Nhà ông thường có nhiều khách ra vào, phần lớn là những người đến xem mạch xin toa nhưng cũng là nơi nhiều nhà hoạt động cách mạng đến liên lạc. Gần cổng nhà ông, thực dân Pháp thành lập một quán nước nhỏ, cốt để nhân viên mật thám hằng ngày có nơi theo dõi các hoạt động của ông.
Ông bác của người viết bài này là Trần Hàm Trung vốn người Hà Tỉnh vì tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cũng bị Pháp lưu đày ở Nha Mân, Sa Đéc. Ông nội tôi, thuộc hạ của Phan Đình Phùng, sau khi phong trào bị tan rã, trở về nhà thì thôn làng đã bị đốt phá . Ông quyết chí rời bỏ quê, đi bộ vào Nam tìm gặp lại người anh. Ôâng đã gầy dựng cơ nghiệp, vừa dạy học vừa làm ruộng vườn ở xã Mỹ Long, trong quận Cao Lãnh. Vào thập niên 1920-1930, ở Mỹ Long, cấp Tiểu học chỉ có trường dạy đến lớp Ba. Muốn tiếp tục học, phải qua Sa Đéc. Các chú của tôi vì vậy đều được ông nội tôi gởi tá túc ở nhà ông Cử Hoành để đi học. Các cụ cách mạng bị lưu đày ở miền Nam đều rất khắng khít với nhau, coi nhau như ruột thịt.
Có một năm, gần ngày Tết, ông nội tôi sai hai chú tôi đem trái cây, cam quít của vườn nhà và gạo, nếp, qua Sa Đéc để tặng ông Cử Hoành là nơi hai chú đã có thời được lưu trú và dạy dỗ. Được cho tháp tùng ra tỉnh lỵ, thằng bé nhà quê là tôi lúc ấy mới có được dịp, lần đầu tiên, biết bánh chưng, thịt đông, chả cá... là những món chưa từng được nếm qua. Vì thích khẩu nên tôi ăn một mạch đến gần ba chén cơm. Chú thứ Sáu của tôi thúc cùi tay nhắc: “Ba chén thôi nghe không?”. Hai chú tôi đã từng sống trong gia đình ông Cử nên biết thông lệ ở gia đình này. Vì nhà luôn luôn tiếp nhiều khách mà khả năng tài chánh lại hạn hẹp nên nhà bếp thường hay hỏi trước mỗi thực khách : trong các buổi ăn, thường dùng bao nhiêu chén cơm để lo liệu nấu cho vừa đủ! Ông Cử là một nhà nho, có nếp sống rất chững chạc. Ngồi vào bàn ăn của ông, lúc nào cũng phải ăn mặc tươm tất. Riêng ông có cái thế ngồi đặc biệt: lúc nào cũng giữ lưng thẳng đứng, ngay ngắn. Ông thường nói: “Tôi không luồn cúi ai nên lưng lúc nào cũng thẳng”.
Sau buổi ăn ngày hôm đó, ông ra lịnh cho hai chú tôi: “Chúng mày trước khi về nhà, phải nhớ ghé giẫy mả Cụ Phó bảng như mọi năm. Tập thêm cho thằng cháu nhỏ này phụ việc. Mà phải làm cho tươm tất. Nếu làm cho lấy có. không đàng hoàng, tao sẽ “róc xương” chúng mày”.
Đó là lần đầu tiên tôi dược biết về nấm mộ đơn sơ gần Miễu Trời Sanh, cạnh nhiều ngôi mộ hoang khác, ở xã Hòa An, Cao Lãnh. Hai chú tôi cho tôi biết đó là mộ ông thân phụ của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Trên đường lưu lạc vào Nam sau khi mất chức ở triều đình Huế, ông đã được ông Cử Hoành rước về Sa Đéc, tìm cho nơi tá túc để hành nghề thuốc. Năm 1929, ông qua đời và được chôn cất tại đây. Hằng năm, nếu ông Cử Hoành không đánh tiếng, ông nội tôi vẫn bắt các chú tôi làm công việc chỉnh trang lại mả này mà dân chúng địa phương gọi là mả ông Thầy Quảng. Các chú tôi cũng lo phát cỏ luôn cho các mả hoang khác, thắp hương cho mỗi mả trước khi về lại nhà.
Năm 1945, khi khởi đầu cuộc Kháng Chiến Nam Bộ, Tướng Nguyễn Hòa Hiệp đã rút quân Đệ Tam Sư Đoàn về trú đóng Cao Lãnh. Được ông Cử Hoành chỉ dẫn, Nguyễn Hòa Hiệp thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã đưa các nhân viên bộ tham mưu đến chào kính, viếng mộ thân phụ Hồ Chí Minh. Ông Cử Hoành đã cùng gia đình rời thị xã Sa Đéc, tản cư   trên một chiếc ghe và đã qua đời năm 1946 ở Rạch Tân Trường thuộc Xã Mỹ Hội, Cao Lãnh.
Sau này, do sự tình cờ và cũng do liên hệ gia đình bên vợ của tôi nên tôi được biết thêm về những ngày thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc khi ông đến trú ngụ ở Sa Đéc. Như nhiều người đã viết trên báo chí, sách vở, tên ông là Nguyễn Sinh Sắc, quê Nghệ-Tĩnh, đỗ Phó bảng và được Triều đình Huế cử làm quan phụ trách một địa phương ở Bình Định. Trong một cơn say rượu, ông đã lỡ tay đánh chết một can phạm nên bị Triều đình cách chức. Nguyễn Ái Quốc lúc ấy đang trên đường bôn ba ở hải ngoại, đã có viết đơn bằng Pháp văn gởi cho Khâm sứ Pháp ở Huế xin can thiệp để cha được trở lại quan trường nhưng việc đó không có kết quả.
Ông Nguyễn Sinh Sắc đã lưu lạc vào Nam và đã có nhiều lần có những cơn say rượu trên đường phố Sài Gòn. Nhà báo Diệp Văn Kỳ đã nhiều phen giúp đỡ khi ông bị khó khăn vì say rượu nơi công cộng. Khi biết được tin ấy, cụ Cử Hoành đã cho người tìm đưa ông về Sa Đéc. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc được giới thiệu đến tá túc ở gia đình một người có hng sn thxã là ông Võ Tôn Lp. Ông Cử Hoành có người vợ kế. Bà này là cháu của bà Hồ Thị Xuyến, vợ lẽ của ông Võ Tấn Lập. Ông Nguyễn Sinh Sắc được cho nương náu ở phần sau của căn nhà, ngày nay mang số 17/7 đường Lê Lợi, Thị xã Sa Đéc. Sau 30-4-1975, có thể vì gia chủ căn nhà này là một sĩ quan quân đội VNCH đang bị đi “cải tạo”, chánh quyền địa phương thời đó lại ghi nơi ông Nguyễn Sinh Sắc từng trú ngụ là nhà Bà Chín Đường, nằm ở góc đưởng Rue des Pêcheurs và Quai Tân Quy Đông(?). Về sau, phối kiểm lại, chánh quyền có ý định lấy nhà 17/7 đường Lê Lợi làm nhà “Truyền thống” và định gắn Bảng Tri Ân. Nơi đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã từng hành nghề coi mạch. hốt thuốc Bắc và cũng luôn thể, dạy chữ Nho cho con cháu gia chủ. Trong gia đình này, con cháu có lệ gọi cha mình là Thầy. Vì thế nên ông Sắc được mọi người gọi là Thầy Quảng vì ông từ xứ Quảng vào Nam. Người vợ chánh của gia chủ có tên là Trương Thị Sắc nên ông Nguyễn Sinh Sắc đã đổi tên thành Nguyễn Sanh Huy. Tên này ông dùng để tiện cho các tiệm thuốc Bắc ghi trong sổ để hưởng tiền hoa hồng khi các bịnh nhân đem toa thuốc của ông đến các tiệm này để hốt thuốc. Đó là một thông lệ thương mãi của các tiệm thuốc người Tàu. Tiệm thuốc Quản Hòa Sanh ở chợ Sa Đéc có giữ một sổ ghi chú nhiều lần tên ông Nguyễn Sanh Huy.
Ông Nguyễn Sanh Huy có chấm một số tử vi cho cháu gia chủ khi người cháu này ra đời trong thời gian ông Huy đang trú ngụ. Người cháu này tên Võ Ngọc Lang, khi lớn lên là một sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, tốt nghiệp khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức năm 1953. Tuy đã được giải ngũ vào tháng 11 năm 1974, sau 30-4-1975, ông Lang vẫn bị bắt phải đi “học tập”cho đến tháng Tư năm 1982 mới được thả! Qua Mỹ theo diện HO, ông đang cư ngụ ở Torrance, California và hình như vẫn còn giữ được lá số tử vi viết tay của ông Thầy Quảng.
Tuy được trú ngụ trong gia đình ông nội của ông Võ Ngọc Lang, nhưng ông Nguyễn Sanh Huy lại thân thích, tâm đầu ý hợp với ông ngoại của ông Võ Ngọc Lang tên Hà Văn Ngọ. Nhà ông Ngọ ở miệt Chợ Cồn, tỉnh lỵ Sa Đéc. Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lãnh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đình nghèo ở đó. Các gia đình khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lãnh thường được thực hiện bằng loại đò đạp. Đây là một loại đò khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đò di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đò ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đò quan trọng. Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đò ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lãnh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông tìm hái được ở Cao Lãnh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo.
Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đò đạp đem về từ Cao Lãnh. Ngươi đem thơ đã lơ đãng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đã đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lãnh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. Vì không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đã đi bộ đến Cao Lãnh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi thì ông Thầy Quảng đã chết rồi, thân mình còn ấm! Ông cùng chủ nhà tri hô lên, trình cho Hương Quản. Lục giấy tờ trong mình, thấy tên là Nguyễn Sinh Sắc, với số tiền hơn một đồng bạc Đông Dương Ngân Hàng, một số tiền khá lớn thời bấy giờ nhưng chưa đủ để tống táng. Bà con lối xóm đã quyên góp thêm để đủ tiền mua một hòm rẻ để liệm. Ông ngoại ông Lang đã vào Miễu Trời Sanh, xin ông Chủ Chùa cấp cho một mảnh đất nhỏ, mượn luôn đòn và dây luột để khiêng đi chôn cất. Theo tục lệ cổ truyền, đầu hòm đã được chôn hướng về phía mặt trời lặn để hồn sớm được siêu thăng.
Nấm mộ được chôn gần với nhiều mộ vô danh khác nhưng mộ Thầy Quảng đã được nhiều gia đình trong giới cách mạng Sa Đéc chăm lo. Có một giai thoại lý thú ít người biết là vào khoảng 1946, sau khi Thỏa Hiệp Án (Modus Vivendi) được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Marius Moutet sau Hội nghị Fontainebleau ở Paris, viên Quận trưởng quận Cao Lãnh là Trung úy người Pháp tên Menut đã cho người đắp đất, làm cỏ cho ngôi mộ!. Trước đó, một nông dân tên Tư Quyết, có việc đi từ Sa Đéc về Cao Lãnh bằng xe ngựa. Cùng đi trên có một lính Lê Dương. Anh lính này có trang bị một súng máy. Khi gần đến vùng Cao Lãnh là nơi tương đối an toàn, anh lính lơ đĩnh bỏ súng xuống trên sàn xe. Tư Quyết nhân cơ hội, giựt súng lủi nhanh vào xóm và đem nạp cho ủy ban kháng chiến địa phương. Để chứng tỏ tinh thần tôn trọng thỏa ước vừa được ký, ủy ban cho người đánh tiếng với viên Quận trưởng và cho người đem trả lại súng. Việc Trung úy Menut cho người sửa sang ngôi mộ đã chứng tỏ ông ta cũng biết ngôi mộ là mộ của thân phụ Hồ Chí Minh.
Sau ngày 30-4-1975, vào khoảng 1976, tất cả các nấm mồ phía sau Miễu Trời Sanh, nơi an nghỉ cuối cùng của những người tứ cố vô thân được chôn cất nơi đây đã được chánh quyền mới bốc lên đem cải táng nơi khác. Riêng mộ ông Thầy Quảng giờ đây được xây cất huy hoàng bằng đá hoa theo mô hình một lăng tẩm rộng lớn. Cây kiểng quý được chăm sóc từ nhiều đời của dân chúng đã được đem cốâng hiến để trang trí trong lăng. Băng ghế công viên do các Công ty ghi tặng là để khách tứ phương có nơi dừng lại nghỉ chân. Cơ quan địa phương trong xứ đều đem sản phẩm quý báu về đây chưng làm kỷ niệm. Cây cối, thư viện, nhà cửa, đường đi... đã được bố trí rất mỹ thuật để nơi đây được xứng đáng vớùi danh xưng mới: Lăng Cụ Phó Bảng.
Từ một nấm mộ đất nhỏ đơn sơ, không bia, không tường vôi, đá chắn, giữa những nắm mồ vô chủ, mộ ông Thầy Quảng giờ đây đã trở thành một lăng tẩm uy nghi, rộng lớn, một công trình kiến trúc mỹ thuật. Các nấm mộ vô danh đã được dời đi cải táng nơi xa nào đấy để lấy đất xây lăng Cụ Phó Bảng. Tuy vậy, cầu mong sao cho hương linh của những nấm mộ hoang trước kia, nếu chưa được siêu thoát và hiện đang còn vất vưởng quanh Lăng, đã được Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ.

Trần Nguơn Phiêu
Amarillo, Texas
Tết Ất Dậu, 2005  
Copy từ: Nam Kỳ Lục Tỉnh


........................

MỘT TRIỆU VÀ BỐN TRIỆU


Bài đọc liên quan:
Vài năm gần đây, tình hình tự thiêu, tự vẩn trước cửa công đường của người trẻ tuổi và người già, là một hình thức biểu hiện sự bất đồng về tình trạng quan lại của chính quyền cướp của dân vô luật pháp.
Lứa tuổi tữ 40 đến 60 là lứa tuổi chín muồi của một đời người. Chín muồi cả về sự hiểu biết lẫn hành động khi quyết định một vấn đề trọng đại cho bản thân và gia đình. Không còn bồng bột, nóng vội của một thanh niên, và cũng không quá chần chờ, toan tính một cách chậm chập như một người già.
Từ Đoàn Văn Vươn đến Đặng Ngọc Viết là những quyết định chín chắn. Khi những con người trụ cột của gia đình, doanh nghiệp quyết định làm luật của riêng mình, để đối đầu với tình hình luật pháp của một quốc gia không có luật. Ví dụ gần đây có chuyện đâm chết vợ trưởng công an phường trên phố, giờ thì đến sự kiện Đặng Ngọc Viết.
Nếu Đoàn Văn Vươn thà đi tù, để bảo vệ tài sản của mình trước công lý bị chà đạp bằng vũ lực, ở mức độ bảo toàn cho cả chính quyền và gia đình, thì Đặng Ngọc Viết cũng bằng vũ lực và sự hy sinh để đổi mạng với quan lại của một chính quyền thối nát.
Với Đoàn Văn Vươn thì mức độ sát thương không đáng kể. Nhưng với Đặng Ngọc Viết, thì một mạng người để đổi lấy bốn mạng cán bộ của đảng cầm quyền. Sự tăng tiến mức độ tổn hại về cả uy tín lẫn lực lượng đảng cầm quyền bằng sự đổi chác giữa dân và quan lại như vậy, là một toan tính có lãi, nếu nhìn ở góc độ khác hơn góc độ đạo đức.
Không rõ hiện nay có bao nhiêu đảng viên đảng cộng sản cầm quyền? Nhưng một nguồn tin từ báo Nhân Dân vào tháng 6/2011, thì đã có đến 3.749.279 đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. Và năm 2010, cả nước đã "phấn đấu thi đua", kết nạp đảng viên được 186.165 đảng viên mới. Nó đạt kết quả vượt bậc so với "chỉ tiêu" đề ra cho năm 2010 là 105,56% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, số đảng viên mới đạt trình độ trung học chiếm đến 92,05%. Nó phản ảnh hết tất cả tình hình thiếu nhân lực, và tình trạng xuống cấp đến tồi tệ nhất mọi thời đại của xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhưng nếu chỉ làm một con số đơn giản là có khoảng 4 triệu đảng viên đảng cộng sản ở Việt Nam. So sánh với 90 triệu người Việt, thì cứ 22,5 người có 1 đảng viên của đảng cộng sản đang ăn chia trên mồ hôi, công sức, và cả của để dành của tổ tiên để lại hàng ngàn năm qua.
Xưa cụ Hồ có câu nói bất hủ theo kiểu chiến thuật biển người để giành lấy miền Nam: "Thà đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giải phóng lấy miền Nam". Nó đã làm mất đi khoảng 3 triệu người ở Đàng Ngoài, và khoảng 2 triệu người ở Đàng Trong vĩ tuyến 17. Sau 30/4/1975, còn khoảng hơn 2 triệu ngưởi bỏ thây trên biển cả so với hơn 1 triệu người đến được đất liền ở nước thứ 3 để trốn chạy đảng cộng sản cầm quyền.
Xưa cụ Hồ, cụ Giáp đã dùng chiến tranh du kích để giành lấy miền Nam. Nay dân Việt cũng biết dùng chiến tranh du kích để đổi mạng với các đảng viên cộng sản cầm quyền cướp bóc trên xương máu nhân dân.
Nếu làm một bài tính đơn giản nữa, cứ một người dân như Đặng Ngọc Viết đổi lấy 4 đảng viên, thì chỉ cần 1 triệu dân Việt đổi hết 4 triệu đảng viên của đảng cộng sản cầm quyền hiện nay. So với việc cụ Hồ giành lấy miền Nam cũng còn rẻ chán.
Hơn thế nữa, nếu một đổi một giữa dân và đảng viên cộng sản, nếu cần, khi tức nước thì dân Việt có thừa truyền thống qua lịch sử chiến tranh, để làm lấy điều này là không có gì để phải nghi ngờ, mà không cần gây mê toàn dân tộc như cụ đã làm hơn 40 năm trước.
Tức nước thì vỡ bờ. Cấp độ phản kháng của dân mỗi ngày một tăng lên, và đã tăng đến mức độ mà, lý trí, toan tính và sự quyết liệt đã đến đỉnh điểm trong 2 năm qua. Thế mà người ta vẫn ngồi bàn với nhau chuyện xưa như trái đất - công hữu tư liệu sản xuất - để cướp của dân.

Thế mà người ta còn khẳng định, hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là do dân, của dân và vì dân, không có tam quyền phân lập, không có chuyện tách quân đội công an ra khỏi đảng cầm quyền, để tập quyền đơn nguyên mà bảo vệ tham nhũng hơn là chống tham nhũng.

Thế mà người ta còn ngồi nghĩ ra những nghị định để lấy bạo lực làm phương tiện để cai trị dân, thì dân dùng bạo lực để trả lại cường quyền. Đó là lẽ tất nhiên. "Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên nó. Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà phải đào thải nó" - Boris Elsin.
Có thể lắm, khi người dân không còn cách để lựa chọn, và khi người dân giải thoát được cái sợ, thì chỉ còn việc mạng đổi mạng để đòi lấy công lý với những kẻ cầm quyền tham tàn.
Asia Clinic, 15h23' ngày thứ Năm, 12/9/2013

Copy từ: BS Hồ Hải’ blog


...............

Đảng và Tôn giáo


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-12

ca-my-yen-305.jpg
Công an đàn áp giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ngày 3/9/2013.
Screen capture


Sự kiện Mỹ Yên lại tiếp tục những xung đột giữa nhà cầm quyền Việt Nam và cộng đồng Công giáo.

Chính quyền mồi lửa xung đột?

Những xung đột giữa chính quyền Việt Nam do đảng cộng sản lãnh đạo với cộng đồng Công giáo Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí trên hệ thống thông tin chính thống của nhà nước. Vụ đầu tiên được mọi người biết đến một cách rộng rãi sau năm 1975 là vụ tranh chấp khu đất Tòa Khâm mạng Giáo Hoàng tại Hà Nội từ năm 2008.
Năm năm đã trôi qua và hầu như Việt Nam chứng kiến liên tục những xung đột giữa chính quyền và cộng đồng Công giáo. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 lại đến vụ Thái Hà, nơi giáo dân muốn đòi lại một khu đất đang bị đưa vào xây cất. Vụ này kéo dài sang đến cả năm 2011 với nhiều người bị bắt bớ.
Trong năm 2010 vụ Cồn dầu bắt đầu. Trong vụ này cả một ngôi làng Công giáo lâu đời bị xóa sổ nhường bước cho một dự án du lịch sinh thái. Nhiều giáo dân Cồn dầu đã sang lánh nạn ở Thái Lan và xa hơn nữa là Úc và Hoa Kỳ.
Năm 2012 lại đến phiên các thanh niên Công giáo bị bắt và vụ việc vẫn còn dai dẵng cho đến nay. Trong cùng năm 2012 lại xảy ra vụ Con Cuông, nơi nhà nguyện của giáo dân bị phá hủy, một hành động được cho là nhằm xóa sổ tôn giáo để giữ vững danh hiệu anh hùng của huyện Con Cuông.
Cụm từ “hiệp thông cầu nguyện” thường xuyên được nghe thấy trên các phương tiện truyền thông không do nhà nước kiểm soát. Và từ vài tháng nay lại xảy ra vụ Mỹ Yên, nơi máu đã đổ và thương tích chưa lành trong mấy ngày qua.
Chính quyền Việt Nam luôn tuyên bố rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo, và bất cứ khi nào xảy ra một xung đột gì đó với các nhóm tôn giáo khác nhau thì những cụm từ như: “các thế lực thù địch,” “chia rẽ khối đoàn kết dân tộc”… lại được báo chí chính thống sử dụng.
Hình ảnh căng thẳng, bạo lực của vụ Mỹ Yên do chính truyền thông nhà nước ghi lại, với hàng đoàn cảnh sát có trang bị khiên chống đạn, đám đông hỗn loạn với gạch đá bay tới tấp làm liên tưởng tới một vụ nổi dậy và đàn áp, một vụ xung đột tôn giáo ở nơi nào đó, Myanmar hay Thái Lan, Ai Cập hay Sri Lanka chứ không phải Việt Nam.
Nhưng không đúng! Xung đột tôn giáo đã từng xảy ra trên mảnh đất hình chữ S này. Lật lại lịch sử mới cách đây chưa đầy 200 năm, chính sách bức hại Thiên chúa giáo của triều đình Tự Đức đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền độc lập Việt Nam và dẫn đến nhiều hệ lụy khác nữa mà hàng chục thế hệ sau chưa giải quyết xong. Chính sách này của Tự Đức còn dẫn đến một chủ trương ghê gớm của những người Việt ái quốc là Bình tây sát Tả, tức là diệt giặc Pháp đồng thời với thảm sát người Công giáo. Kết quả ra sao thì ai cũng rõ, độc lập dân tộc bị mất đi và đồng thời xuất hiện sự rạn nứt giữa hai cộng đồng dân chúng.
ca-my-yen-2-250.jpg
Công an đàn áp giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ngày 3/9/2013. Screen capture.
Lịch sử hiện đại còn chưa ráo mực cũng ghi lại sự vụng về của Dụ số 10 đã góp phần làm bùng cháy những ngọn lửa Phật tử, góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam.
Những người cộng sản Việt Nam đang thực sự nghĩ gì khi càng ngày càng có nhiều bằng chứng là chính nhà cầm quyền đã hành động như những mồi lửa trong những cuộc xung đột vừa qua?
Ông Nguyễn Quang Thạch, người thực hiện chương trình sách hóa nông thôn ở Việt Nam và không phải là người Công giáo, trả lời phỏng vấn của chúng tôi về việc các giáo xứ Thiên chúa giáo giúp đỡ ông như thế nào trong việc truyền bá kiến thức đến nông thôn Việt Nam:
“Các giáo xứ là một cơ sở xã hội dân sự rất hoàn hảo.”
Và theo ông Thạch thì xã hội dân sự chính là chìa khóa cho sự phát triển tương lai của Việt Nam.
Trong khi đó vào tháng tám năm ngoái, một bài báo được đăng trên trang nhà của đảng cộng sản Việt Nam mang tựa đề, Xã hội dân sự, một thủ đoạn của diễn biến hòa bình. Trong bài báo này tác giả phê bình việc phát triển các tổ chức dân sự, trong đó có Công giáo, là một âm mưu thiết lập xã hội dân sự theo quan điểm phương tây lên nước Việt Nam, mặc dù không nói đến một xã hội dân sự không phải phương Tây là như thế nào.

Chủ trương vô thần?

Có phải là cộng đồng Công giáo với tư cách một tổ chức xã hội hoàn hảo như lời ông Nguyễn Quang Thạch, đã thách thức đến quyền lực toàn trị của những người cộng sản chủ trương vô thần?
Hai người công giáo được ông Thạch đề cập đến như là những người góp phần đắc lực cho kế hoạch phát triển sách ở nông thôn của ông là luật sư Lê Quốc Quân và Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp của giáo phận Vinh. Luật sư Quân hiện đang bị cầm tù, còn đức Giám mục Hợp hiện đang bị công kích bởi các phương tiện truyền thông của nhà nước sau sự kiện Mỹ Yên.
Đức giám mục Nguyễn Thái Hợp là một khuôn mặt rất ôn hòa, trong một lần trả lời phỏng vấn Mặc Lâm của đài RFA ông nói về một số vấn đề của đối ngoại của đất nước hiện nay là xung đột biển Đông và gia nhập tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương như sau:
“Điều quan trọng là phải chấm dứt đối thoại song phương để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Chúng ta cũng như các nước khác lấy luật biển năm 1982 coi như một cơ sở…
Với tư cách một công dân, một trí thức và một linh mục Công giáo có quan tâm đến vạn mạng nước nhà, chứ không phải là nhà chính trị, tôi thấy đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là một hướng đi quan trọng đối với Việt Nam hôm nay. Nhất là Việt Nam trong bối cảnh bị Trung Quốc lấn lướt thì đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ giúp cho Việt Nam mở rộng con đường khác và sẽ giúp cho Việt Nam tìm được một cơ hội.”
Nếu so sánh hai quan điểm đối ngoại này với những gì truyền thông nhà nước Việt Nam hay loan tin về chính sách đối ngoại của mình thì thấy không có gì khác nhau.
Quyền lợi của cộng đồng công giáo và của nước Việt Nam như vậy không có gì khác nhau.
Nhưng hiện các bài phóng sự, trên báo lẫn truyền hình đang gây một nỗi hoài nghi nơi dân chúng Việt Nam về những người anh em Công giáo chiếm đến 10% dân số.
Phải chăng những người cầm quyền ở Việt Nam nên suy nghĩ cặn kẽ hơn những điều này, và nên nhớ lại những trang sử do vua Tự Đức viết năm xưa mà trong đó có câu khẩu hiệu rùng rợn Bình Tây sát Tả.

Copy từ: RFA



........................

Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết.



Tình trạng công an thuê mướn côn đồ để đối phó với dân oan trong các vụ như Văn Giang, Dương Nội cho phép người dân thấy rõ hơn phía sau những khẩu hiệu đẹp đẽ của cơ quan tuyên truyền vẫn còn lại những hình ảnh mà lịch sử còn rùng minh khi viết lại: cải cách ruộng đất.
Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc, Việt Nam sao chép nguyên văn vào cải cách ruộng đất và chịu sự cố vấn trực tiếp của cán bộ đến từ Trung Quốc.
Do thiếu cán bộ, lại bị cố vấn Trung Quốc thúc ép cần tiến hành nhanh chóng việc lấy đất đai để chia cho người dân, Đảng Lao động Việt Nam chấp nhận lôi kéo thêm bọn du hủ du thực, bần cố nông bổ xung vào lực lượng lùng bắt và đấu tố người dân. Lợi dụng cơ hội này, bọn khố rách áo ôm, vốn căm thù người có của ăn của để đã tận lực giết người để trả thù và luôn tiện cướp tài sản của những nạn nhân này.
Lúc ấy người dân không dùng từ côn đồ như ngày nay thay vào đó là nhóm từ "đội cải cách". Nghe rất tao nhã và đầy tinh thần cách mạng. Bọn cải cách đi thành từng đoàn kéo nhau tới mỗi ngôi nhà bị gán ghép hai tiếng địa chủ. Cửa mở và người bị bắt, bị trói bị đấu tố và sau đó đa số bị hành hình.
Theo sau sau bọn côn đồ "cải cách" này là những cán bộ nòng cốt tuy làm ra vẻ không dính gì tới sự bức xúc của "nhân dân" nhưng nhất cử nhất động của bọn "bần cố nông" ấy đều được chỉ đạo, dẫn dắt bởi cán bộ cốt cán đã được đào tạo bài bản có người còn dược gửi sang tận Trung Quốc học tập phong trào "thổ địa cải cách" của nước anh em này.
Sau cuộc giết chóc đẫm máu ấy, Bộ chính trị tự kiểm điểm nhưng người chết cũng không làm sao sống lại được. Cán bộ hoán chuyển đi chỗ này chỗ khác, vẫn thăng quan tiến chức và bọn côn đồ bị lợi dụng làm cách mạng trở về với gốc gác của chúng, mèo lại hoàn mèo.
Có người tưởng sau kinh nghiệm máu xương đó chính quyền sẽ không bao giờ sử dụng bọn người đầu trâu mặt ngựa này cho dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, lịch sử lập lại. Kể từ vụ tranh chấp đất đai của giáo xứ Thái Hà, một nhóm từ mới xuất hiện mang tên "quần chúng tự phát" công khai vào nhà thờ đi thẳng lên cung thánh dí thuốc lá vào giáo dân, linh mục như chỗ không người...
Đám quần chúng đặc biệt ấy có mặt hầu như khắp những nơi có tranh chấp đất đai tại miền Bắc. Cho tới khi Dương Nội, Văn Giang chứng minh rằng "quần chúng tự phát" ấy là côn đồ từ Hải Phòng thuê xe về tới Hà Nội để bênh vực nhà nước hay các doanh nghiệp!
Cuộc chơi này không một tờ báo nào lên tiếng và công an tiếp tục thuê mướn côn đồ để xử lý những gì mà một nhân viên chính phủ không thể làm được trước mặt dân chúng.
Bài bản tránh ra mặt trực tiếp đàn áp đánh dập người dân để khỏi mang tiếng với thế giới nay không còn hiệu nghiệm trong thời đại I-phone. Côn đồ hiện nguyên hình và bị người dân quay video clip tung lên mạng để khắp thế giới nhìn vào. Từ câu chuyện những người đàn bà bịt mặt lén tấn công mẹ của một trong 14 thanh niên công giáo trong vụ xử phúc thẩm cho đến cũng những người đàn bà bịt mặt ấy ném đá vào công an tại Mỹ Yên để công an có cớ tấn công giáo dân tại đây đã làm bộ mặt công an Nghệ An lem luốc hơn lúc nào hết.
Côn đồ thì ném đá còn kẻ cầm viết thì sao?
Thay vì chấp nhận sự im lặng, truyền thông nhà nước lại mở hết công suất cho một chiến dịch không mấy lương thiện tiếp tục vu khống rằng chính người dân Mỹ Yên là tác nhân chống lại nhà nước, chế độ. Bọn người được thuê ném đá bị bỏ quên trong mọi bài báo và người dân không công giáo tại Nghệ An cùng nhiều nơi khác tiếp tục bơi trong hỏa mù của hệ thống loa phường nhà nước.
Sau khi Mỹ Yên nổ ra, báo chí ồ ạt đưa ra những bài viết một chiều, gán ghép và tạo dựng những tình tiết không thể kiểm chứng để đánh phá cộng đồng công giáo thuộc giáo phận Vinh.
Giống như câu chuyện của ông Lê Hiếu Đằng vẫn còn in hằn trên những trang mạng Internet. Khi bài viết của ông xuất hiện đòi hỏi thành lập một đảng đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam thì ngay lập tức nhận được sự cổ vũ mạnh mẽ của những người yêu chuộng sự đổi mới trong chính trị bên cạnh đó là những kẻ ném đá ông bất kể lý luận hay sự tôn trọng tối thiểu của một người cầm bút.
Báo Nhân Dân của Đảng cảm thấy người trong hệ thống viết bài phản biện chưa đủ mạnh nên đã đăng bài của một tay bút Việt kiều mãi tận Texas với lời lẽ hằn học, chuyên chính cùng các mẩu lý luận quen thuộc của một kẻ suốt đời theo đảng. Dư luận nghi ngờ bút danh Amari TX vì nhiêu lý do, thứ nhất Amari là một cái tên có nguồn gốc Hy Lạp khá xa lạ với cách mà Việt Kiều chọn làm tên thứ hai cho mình. Hai nữa, Việt kiều Amari TX không thể thấm nhuần chính trị Việt Nam như một đảng viên đang công tác trong ngành tuyên huấn. Từ những chi tiết ấy, Amari TX vào một ngày đẹp trời đã bị phát hiện là kẻ giả danh, một loại côn đồ đội lốt Việt kiều để ném đá vào người bất đồng chính kiến.
Kẻ côn đồ cầm viết ấy bị trang blog Tâm Sự Y Giáo vạch ra chính là TS Hoàng Văn Lễ, Tổng biên tập Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng. Bài viết xuất hiện trên tờ Nhân Dân dưới cái tên Amari TX đích thật là của ông ta.
Nhà báo Phạm Chí Dũng còn liệt kê ra một loạt những cái tên mà TS Hoàng Văn Lễ tự nhân bản. ông Lễ là tác giả của các bài viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng chính là Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn "ad libitum” trên các báo Đảng.
Nhân bản bài viết của mình lên cho thành nhiều người, nhiều ý kiến bất đồng là cách làm thiếu lương thiện của một người cầm viết đang khi bút chiến với người khác. Khi nhân bản lên thành nhiều người đương nhiên ngòi bút Hoàng Văn Lễ đã có đồng minh trên một luận cứ nào đó và như vậy cuộc tranh luận trở thành gian trá.
Ném đá dấu tay là câu tục ngữ dùng để chỉ trường hợp bất chính này.
Côn đồ ném đá giáo dân vì được thuê 5-7 trăm ngàn một ngày, còn TS Lễ ném đá ông Lê Hiếu Đằng thì được thuê bao nhiêu mà cam tâm làm điều sai trái như vậy?
Một nhà nước pháp quyền sẽ không thể chấp nhận cách đối phó hạ đẳng này của cán bộ các cấp đối với một bộ phận dân tộc. Những người giáo dân, những đảng viên bất đồng chính kiến ấy chỉ có thể thương lượng, đối thoại bằng những con người thật sự lo lắng cho số phận đất nước chứ không phải chăm chăm vào bóng tối của hai từ phản động để sẵn sàng cầm đá ném vào họ.
Đừng để viên đá nhà nước ném đi gây cho hòn chì nhân dân ném lại. Nhà nước không thể tự hạ mình xuống ngang hàng với thành phần bất hảo để lợi dụng chúng giải quyết một vấn đề có tính lịch sử. Kể cả khi sự việc được dẹp yên bằng sức mạnh thì cũng chẳng ai có thể vỗ tay khen ngợi cho chính sách ném đá dấu tay này.

Copy từ: Cánh Cò (RFA’ blog)


......................

NÊN GIẢI TÁN các “Trung tâm phát triển Quỹ đất”


* BÙI VĂN BỒNG
Mới đây, vụ công dân Đặng Ngọc Việt xả súng bắn 5 cán bộ, nhân viên ở Trung tâm Phát triển Quỹ đất T.p Thái Bình đã gây ra nhiều mối nghị ngờ về sự chính danh, tính pháp lý, hợp lý, tính hiệu quả của mô hình tổ chức chuyên trách này. Mô hình quản lý hành chính kết hợp kinh doanh mang tên Trung tâm Phát triển Quỹ đất là một trong những sự tồn tại vô lý, phình thêm biên chế tổ chức, cồng kềnh thêm bộ máy. Mới nghe tên gọi "chính danh chính chủ" đã phát nổi cơn thắc mắc rồi. Riêng cái từ ‘phát triển quỹ đất” đã quá vô lý.
Cái gì còn phát triển được, chứ đất đai ông trời cho địa cầu chỉ có vậy, diện tích mỗi nước, mỗi địa phương chỉ có vậy, phát triển thế nào được quỹ đất. Quỹ tiền tệ, quỹ phát sinh trong sản xuất kinh doanh thì có, còn như cái thứ lạ hoắc là "quỹ đất" lấy đâu ra? Đất có chủ. Chỉ có chuyển chủ, chuyển quyền sử dụng đúng pháp luật, làm gì "phát triển" được? Muốn có cái gọi là “quỹ đất” để chính quyền quản lý, có “quỹ đất” giao cho nhà đầu tư, bán đổi cho đại gia, phải lấy của dân thôi. Tỉnh, thành phố nào cũng có Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Theo chức năng nhiệm vụ được quy định: Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt; quản lý quỹ đất thuộc khu vực đô thị, khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị mà Nhà nước đã thu hồi nhưng chưa giao, chưa cho thuê và quỹ đất do Trung tâm tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa có dự án đầu tư. Trung tâm Phát triển Quỹ đất có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và có con dấu riêng. 
+Nhiệm vụ:
- Thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền đối với  trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt mà chưa có công trình, dự án cụ thể;
- Quản lý quỹ đất Nhà nước đã thu hồi đối với các trường hợp sau: Quỹ đất được thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt mà chưa có công trình, dự án cụ thể do Trung tâm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng quy định tại khoản a điều này;
- Quỹ đất do Nhà nước thu hồi trong trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai đối với đất thuộc khu vực đô thị, khu vực đã có quy hoạch phát triển đô thị Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước có quyết định thu hồi;
- Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư vào quỹ đất được giao quản lý; lập kế hoạch sử dụng đối với đất được giao để quản lý trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt; Bàn giao đất đang quản lý cho người được giao đất, cho thuê đất theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh; Tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với đất được giao để quản lý;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
            Hàng ‘lô xích xông nhiệm vụ” như vậy cho nên Trung tâm phát triển quỹ đất quả là to quyền, lắm lợi trong việc quản lý, sử dụng, thu hồi, mở rộng đất dựa vào các dự án, quy hoạch. Thực chất Trung tâm này chỉ sinh lợi cho nhóm lợi ích, dựa dẫm chức năng, mang danh nhà nước, mượn nhiệm vụ để kinh doanh đất đai, bất động sản. Nó quá thừa so với nhu cầu cải cách hành chính, tinh giản bộ mấy, biên  chế. Nó là con dao hai lưỡi, chẳng lợi gì cho dân, cùng không mang lại lợi ích gì cho ‘quốc kế dân sinh’. Nhiều khi, nơi đó là cái mầm sinh ra nhiều vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật, mất dân chủ, mất công bằng xã hội, làm giàu bất chính về đất đai, do sự tùy tiện và câu móc vì lợi ích cá nhân, phe nhóm. Bộ Tài nguyên –Môi trường và chính quyền các địa phương cần xem lại, tốt nhất là nên giải tán mô hình nửa quản lý, thực hiện chính sách và nửa kinh doanh, chạy mánh cò mồi rất  tù mù, tiếu minh bạch kiểu này.
BVB

Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


.....................