CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Manila : Ngư Dân Trung Quốc đứng đầu bảng những kẻ đánh cá trộm

Ngư dân Philippines biểu tình với khẩu hiệu "Trung Quốc, hãy ngưng câu trộm ở vùng Tubbataha" (Reuters)
Ngư dân Philippines biểu tình với khẩu hiệu "Trung Quốc, hãy ngưng câu trộm ở vùng Tubbataha" (Reuters)

Trọng Nghĩa
Vào lúc Bắc Kinh tung một đoàn tàu cá hùng hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã tiết lộ rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người thường đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ. Theo hãng tin Nhật Kyodo vào hôm qua, 07/05/2013, Philippines cho biết là từ tháng 03/1995 cho đến tháng 04/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc.

Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt giữ được cả thảy là 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng Tư vừa qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên rạn san hô Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy cơ tiệt chủng.
Theo Villena, ngư dân Việt Nam ở vị trí thứ hai trong danh sách của những kẻ đánh bắt cá trái phép trong khu vực, chiếm khoảng 27% tổng số người ngoại quốc bị bắt giữ. Cụ thể là đã có 305 người Việt bị bắt giữ trong 26 sự cố. Xếp thứ ba là người Malaysia, theo sau là Indonesia, và Đài Loan.
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Philippines đều có yêu sách chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, đa số các vụ đánh bắt trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines. Chỉ có chín vụ ở vùng Trường Sa có tranh chấp – tại nhóm đảo mà Manila gọi là Kalayaan.


Copy từ: RFI

Con giun xéo lắm cũng oằn

Bị đánh vì không chịu kéo cày, bò húc chủ bất tỉnh

 
TTO - 8g30 sáng 8-5, anh Phạm Trần Vân (30 tuổi, trú thôn Hòa Sơn, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên trong tình trạng suy hô hấp, cột sống cổ trên đa chấn thương nặng.
Anh Vân đang được chăm sóc tại bệnh viện - Ảnh: Châu Long

Khoảng 7g sáng cùng ngày, anh Vân dắt bò ra ruộng gần nhà chuẩn bị cày. Bò không chịu kéo cày nên anh dùng roi quất. Bất ngờ bò quay đầu húc thẳng vào người khiến anh ngã lăn ra bất tỉnh.
Một lát sau, gia đình phát hiện anh nằm trên ruộng, đất cát và máu bám đầy người nên vội vã đưa đến bệnh viện.
Hiện anh Vân vẫn chưa tỉnh, phải thở bằng máy tại khoa ngoại hồi sức của bệnh viện.
CHÂU LONG



Copy từ: Tuổi Trẻ

Sao đòi phạt dân?


Ba Sàm:
Muốn phạt dân, trước hết phải phạt từ ông thủ tướng, tới ông bộ trưởng GTVT. Bởi vì hiếm có xứ sở nào mụ mị tới mức này. Vội vàng ra quy định (Nghị định) về bắt đội mũ bảo hiểm, nhưng không chuẩn bị trước, để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu loạn xị mũ. Tới khi sanh chuyện mũ kém chất lượng, lại quay ra thu giữ, tiêu hủy mũ (nhưng chưa nghĩ ra cách tiêu hủy. Coi chừng lại bị đám “tài nguyên môi trường” nó phạt vì ô nhiễm đó nha!), rồi phạt người tiêu dùng. Tất cả dẫn tới hệ quả gây tốn kém, thiệt hại cho doanh nghiệp, cho người dân, còn các quan vẽ ra chính sách thì vô can. Thế mới sinh ra trò hề chưa từng có, là đang có kế hoạch cán bộ quản lý thị trường quyết … xuống đường vồ người đi xe máy. Sẽ có những “anh hùng Núp” mới. Đây cũng sẽ là đề tài đắt cho “Gặp nhau cuối năm”. Lại béo mấy ông VTV!
Biết đâu sắp tới sẽ lại có Bộ/ Sở Y tế chặn bắt người dân mua, nấu nướng, ăn … “gà nhập lậu”, và Bộ/ Sở Giáo dục chặn bắt học trò học thêm lớp học chưa có giấy phép, v.v..
Trở lại những chuyện ngu xuẩn của lũ óc heo đang lãnh đạo dân, trong đó điển hình là cái bộ của “Đinh La Heo”. Đó là mấy bữa nay, một số hãng du lịch đang kêu trời vì quy định giới hạn thời gian sử dụng cho các xe du lịch chở khách là … 10 năm, bất chấp đó là một “con Mẹc” nhập từ Âu-Mỹ hay một chiếc “chuồng gà di động” đóng trong nước, bất chấp thực tế có những xe sử dụng rất ít, có xe chạy cả ngàn cây số mỗi ngày. Lũ heo này nó không thèm nghĩ tới một biện pháp sơ đẳng thay vì làm vậy, là quản lý an toàn bằng kiểm định định kỳ chặt chẽ. 
Nhân đây lại nhắc luôn ông “Đinh La Heo”. Là ông không có chuyên môn, nhờ “cổ cánh” mà nắm giữ cái ngành này, thì phải chịu khó mà học hỏi, bớt trò tranh thủ phơi mặt ra ống kính truyền hình đi. Nói vậy vì thấy cuộc khánh thành cầu cống nào, khắp trong Nam ngoài Bắc cũng thấy ông. Thì giờ đâu mà lo việc, mà suy nghĩ cho sâu được hả ông?

Chuyện phạt hay không những người đội mũ bảo hiểm (MBH) không bảo đảm chất lượng khi tham gia giao thông tưởng đã ngã ngũ khi “tư lệnh” lĩnh vực GTVT - Bộ trưởng Đinh La Thăng - chốt lại: “Không thể phạt người đội MBH dỏm”.

Thế nhưng, vấn đề này lại một lần nữa nóng lên khi “ông” QLTT cứ khăng khăng đòi phạt bằng được người đội MBH “không bảo đảm chất lượng”.
Trong cuộc tọa đàm ngày 8-5 tại Hà Nội, cục phó Cục QLTT của Bộ Công Thương đã làm nhiều người ngỡ ngàng khi đề xuất sắp tới sẽ thí điểm xử phạt người đội MBH không đạt chất lượng. Chẳng những thế, ông còn muốn cầm tay chỉ việc và “ép” lực lượng CSGT phạt người đội MBH “không bảo đảm chất lượng” khi nói rằng: “QLTT yêu cầu dừng xe và xử phạt trường hợp nào thì CSGT có nhiệm vụ dừng xe trường hợp đó”.
Phát ngôn của ông cục phó Cục QLTT khiến nhiều người bất ngờ. Bởi, tại cuộc họp bàn về Thông tư liên tịch số 06/2013 quy định việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng MBH, Bộ trưởng GTVT đã kết luận: “Không thể phạt người đội MBH dỏm”. Theo vị “tư lệnh” lĩnh vực GTVT, chất lượng MBH dỏm là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Vì thế, bộ trưởng GTVT cho rằng không thể bắt người dân phải chịu trách nhiệm và không thể phạt người dân vì đội MBH dỏm hay mũ kém chất lượng.
Kết luận của Bộ trưởng Đinh La Thăng được dư luận và người dân đồng tình. Đại diện lực lượng CSGT cũng nhất trí khi khẳng định cảnh sát không thể lập biên bản xử lý việc đội MBH không đạt chất lượng vì đây không phải là hành vi vi phạm và luật cũng không có chế tài hay quy định xử phạt hành vi này.
Thế nên, dư luận mới ngã ngửa trước việc QLTT đòi phạt người dân đội MBH dỏm vì trách nhiệm phân biệt, xử lý MBH không đạt chất lượng là của chính lực lượng QLTT. Thật là nghịch lý, khó tin khi cơ quan QLTT với đầy đủ lực lượng, công cụ và chuyên môn để truy tìm, phát hiện và xử lý tận gốc MBH dỏm nhưng lại muốn đẩy trách nhiệm này sang cho người dân.
Nếu cứ tư duy và hành động như vậy thì sẽ có ngày người dân bị phạt vì ăn gà thải nhập lậu, ăn thực phẩm có chất bảo quản độc hại... hay sử dụng vô số thứ hàng dỏm, hàng không bảo đảm chất lượng khác, thậm chí có thể bị phạt vì ăn cơm “bụi” không hợp vệ sinh...
Người dân đóng thuế để nuôi bộ máy quản lý, trong đó có lực lượng QLTT. Để dân dùng phải hàng dỏm, hàng kém chất lượng, phải phạt cơ quan có trách nhiệm như “ông” QLTT mới đúng, chứ sao lại phạt dân!?
PHẠM DƯƠNG
 



  Copy từ: Người Lao Động

Doanh nghiệp dùng côn đồ trấn áp dân

(Dân Việt) - Từ năm 2011 đến nay, hàng trăm hộ dân đã liên tiếp gửi đơn tố cáo, khiếu nại vượt cấp liên quan đến tranh chấp đất đai với các doanh nghiệp có dự án tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức (Đăk Nông).

Trong đó nổi lên là nhóm hộ tố cáo nhiều doanh nghiệp tự ý chặt phá cây trồng, đốt phá nhà cửa, dùng "xã hội đen" trấn áp người dân. Điển hình là các hộ Điểu Tuấn, Điểu Thanh và Điểu M'Rá - trú tại thôn Điêng Đu, xã Đăk Ngo - tố cáo Công ty TNHH Lê Gia chặt phá 72 cây điều tại tiểu khu 1537.
Điều đáng nói là diện tích này đã được chính UBND tỉnh Đăk Nông chỉ đạo không đưa vào dự án của Lê Gia nữa, mà khoanh lại để cho dân sử dụng. Các hộ dân còn tố cáo Công ty TNHH Hoàng Thiên đã chặt cây, phun thuốc diệt cỏ lên 3ha sắn của ông Đặng Minh Thâu tại tiểu khu 1538, được đoàn 1228 của tỉnh Đăk Nông xác nhận là đúng; Công ty TNHH Hoàng Khang Thịnh cũng chặt phá 8,5ha sắn, 1ha điều của các hộ Nguyễn Thị Quyền, Mã Xuân Sở, Mai Thị Hồng tại các tiểu khu 1521 và 1538.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đăk Nông đã khởi tố 32 đối tượng liên quan đến các vụ việc xảy ra tại "điểm nóng" tranh chấp đất đai Đăk Ngo.
Đến thời điểm này, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác định việc Công ty Lê Gia thuê côn đồ chặt phá cây trồng của dân là đủ yếu tố cấu thành tội hủy hoại tài sản, cố ý làm hư hỏng tài sản.
Nhưng Công ty Lê Gia đã nhận ra sai trái của mình, tích cực bồi thường cho dân nên Công an tỉnh đề nghị xử lý hành chính. Riêng Phạm Quốc Chiến và Phạm Hùng Quang - DNTN Phạm Quốc - chưa thỏa thuận đền bù mà tự ý bán 126ha sắn của 36 hộ dân là dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh đã thống nhất sẽ khởi tố hai đối tượng này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo ông Đỗ Ngọc Duyên - Giám đốc Sở NNPTNT Đăk Nông, trong khi các cơ quan chức năng của tỉnh đang cố gắng triển khai nhiều biện pháp để ổn định tình hình thì một số doanh nghiệp lại hành xử như "xã hội đen". Việc Công an tỉnh khởi tố các đối tượng chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản của doanh nghiệp, cướp đất rừng là cần thiết. Tuy nhiên, Sở NNPTNT cũng kiến nghị UBND tỉnh giao cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các doanh nghiệp đốt phá nhà cửa, chặt phá cây trồng của người dân, làm tình hình phức tạp thêm. Các doanh nghiệp này cũng phải xin lỗi công khai, đền bù tài sản cho người dân.


Copy từ: Dân Việt

BIỂN ĐÔNG TRONG NHỮNG NỖ LỰC MỚI CỦA MỸ

Tàu sân bay của Mỹ
* TÙNG LÂM
         BVB - Có lẽ do ngoại giao chưa đủ để giảm nhẹ căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đang tính toán và xúc tiến những nỗ lực mới bằng nhiều biện pháp khác nhằm duy trì hòa bình và thúc đẩy sự thịnh vượng trong khu vực như hỗ trợ nâng cao năng lực của các đồng minh và đối tác để đối phó với các hành động chèn ép và xâm lược, củng cố vai trò của luật hàng hải quốc tế, tăng cường sức mạnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tiến tới thống nhất về các vấn đề chung cũng như thực hiện các biện pháp xây dựng niềm tin với các đồng minh, các đối tác...
Nhiều diễn biến cho thấy trong năm 2013 Biển Đông chưa thể “lặng sóng” khi Trung Quốc ngày càng hành xử ngang ngược trên vùng biển này. Theo 2 tác giả Patrick M. Cronin và Alexander Sullivan trên tờ Diplomat, Hoa Kỳ cần phải đưa ra những quyết định khó khăn và có những nỗ lực cần thiết để đảm bảo rằng Biển Đông sẽ yên bình
Bất chấp các nỗ lực ngoại giao để giúp “hạ nhiệt” tình hình căng thẳng trên Biển Đông, những điều kiện hiện nay cho thấy trong năm nay, rất ít khả năng có bước đột phá trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.
Trung Quốc cố tìm mọi cách gạt bỏ các sức ép của cộng đồng quốc tế để gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, điều các đội tàu hải quân, tàu canh gác bờ biển, tàu cá và thậm chí cả tàu du lịch ra vùng biển tranh chấp trên vùng biển này.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng khăng khăng đòi giải quyết các cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bằng thương lượng song phương để dễ bề "bắt nạt" các nước láng giềng.
Những tiến triển đó đang làm tổn hại trực tiếp tới các mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực này trong đó có mục tiêu giải quyết các cuộc tranh chấp một cách hòa bình, tự do đi lại trên biển và xây dựng một hệ thống luật pháp mở giúp giải quyết các tranh chấp ở các vùng biển có vị trí quan trọng toàn cầu như Biển Đông.
Tập trận Mỹ -Hàn Quốc
Do có lẽ ngoại giao chưa đủ để giảm nhẹ căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Kỳ cần phải cân nhắc tới các biện pháp khác nhằm duy trì hòa bình và thúc đẩy sự thịnh vượng trong khu vực như hỗ trợ nâng cao năng lực của các đồng minh và đối tác để đối phó với các hành động chèn ép và xâm lược, củng cố vai trò của luật hàng hải quốc tế, tăng cường sức mạnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tiến tới thống nhất về các vấn đề chung cũng như thực hiện các biện pháp xây dựng niềm tin với các đồng minh, các đối tác và cả với Trung Quốc làm giảm nguy cơ xảy ra biến cố hoặc tính toán sai lầm dẫn tới giao tranh không cần thiết.
                  Về mặt quân sự, Hoa Kỳ nên thực hiện những bước đi sau đây:
Nâng cao năng lực quân sự của các đồng mình và đối tác để các nước này có sức mạnh quốc phòng tối thiểu ngăn chặn các hành động xâm chiếm. Hoa Kỳ công nhận quyền của Trung Quốc bảo vệ biên giới của mình nhưng Trung Quốc cũng phải công nhận quyền của các nước láng giềng trong việc xây dựng năng lực quân sự của chính mình, cái mà Trung Quốc vẫn gọi là xây dựng “các lực lượng chống can thiệp”. Hoa Kỳ nên tập trung vào giúp các đối tác về những năng lực quân sự mang tính phòng vệ và cấp thấp kể cả những năng lực về an ninh hàng hải chưa tới cấp độ quân sự. Hoa Kỳ cũng có thể giúp các nước này về mặt nhận thức vùng biển (MDA) hoặc thông tin tình báo, do thám và giám sát trên biển (ISR).
Tập trận Mỹ - Philippines
Hải quân và Lực lượng canh gác bờ biển Hoa Kỳ nên tổ chức huấn luyện quân đội và các cơ quan hàng hải của các đối tác để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến cố hoặc tính toán sai lầm. Đặc biệt cần phải coi trọng việc huấn luyện sử dụng tàu ngầm một cách an toàn đối với những quốc gia non trẻ như Việt Nam.
Tổ chức và thúc đẩy các biện pháp xây dựng niềm tin giữa quân đội các nước liên quan.
Tổ chức huấn luyện kết hợp đặc biệt ở các hoạt động không cần lực lượng đông như hoạt động cứu trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai và chống cướp biển.
Để Trung Quốc tham gia vào các hoạt động quân sự trong khu vực: Việc Trung Quốc chấp nhận đề nghị của Mỹ tham gia vào cuộc tập trận quốc tế RIMPAC 2014 (Tập trận bờ Thái Bình Dương) là một tín hiệu đáng khuyến khích. Khi Trung Quốc cùng tham gia vào các hoạt động quân sự như vậy thì sẽ giúp tạo các mối quan hệ cá nhân giúp nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau giữa các quân đội và giúp “hạ nhiệt” khi xảy ra căng thẳng.
Các biện pháp quân sự cần phải được kết hợp với các biện pháp ngoại giao nhằm củng cố sự minh bạch và giải pháp cho xung đột dựa trên luật pháp. Dưới đây là những ưu tiên về ngoại giao và chính trị mà Hoa Kỳ cần thực hiện.
               Tăng cường nỗ lực thông qua UNCLOS
Những quan điểm bảo thủ phản đối việc thông qua UNCLOS lấy lí do là Hiến chương này tập trung vào xây dựng một hệ thống hành chính quốc tế “vô danh tiểu tốt” có thể làm ảnh hưởng tới chủ quyền của nước Mỹ. Mặc dù những lo ngại đó là có cơ sở, Hoa Kỳ không thể trở thành nước đi đầu về tự do đi lại trên biển nếu bản thân Hoa Kỳ không kí vào văn bản này, trân trọng những nguyên tắc giống như mọi quốc gia khác. UNCLOS không giúp giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông nhưng nếu thúc đẩy vai trò của luật pháp quốc tế về hàng hải thì có thể góp phần giải quyết các tranh chấp đó. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn luôn tuân thủ các điều khoản của UNCLOS nhưng việc kí kết vào văn bản đó sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.
Tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng
Tiếp tục ủng hộ Philippines đệ đơn lên Tòa án Liên Hợp Quốc để phán xét về Biển Đông, biến đây thành một tiền lệ cho cả khu vực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ rằng nước này hoàn toàn ủng hộ giải pháp hòa bình đó. Tuy nhiên, Mỹ phải nhận ra rằng không nên chỉ ủng hộ một quốc gia tranh chấp nhất định mà phải ủng hộ cả một quá trình hoặc cơ chế giúp xóa bỏ tình trạng chèn ép và xung đột.
Củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong việc quyết định vận mệnh của Biển Đông và thúc giục các bên liên quan hướng tới Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông.
Một phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á là tham gia tích cực vào Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và các diễn đàn khác trong khu vực do ASEAN chủ trì. Hoa Kỳ nên tiếp tục tham gia vào các diễn đàn đó đồng thời tăng cường mối quan hệ song phương với các quốc gia thành viên của các diễn đàn này, củng cố sự đoàn kết của ASEAN để cả khối hướng tới Bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc. Về mặt ngắn hạn, Hoa Kỳ phải thúc đẩy mối quan hệ với Brunei, đương kim chủ tịch ASEAN.
ASEAN không được lặp lại tình trạng như đã xảy ra ở Phnom Penh năm 2012, tại đó Trung Quốc đã gây sức ép để Campuchia không đưa vấn đề Biển Đông ra tranh luận.
                    Củng cố mối quan hệ toàn diện với Indonesia
Từ lâu, Indonesia vẫn có tiếng nói quan trọng trong nhóm ASEAN cũng như trong khu vực và đã trở thành một đối tác toàn diện của Hoa Kỳ từ năm 2008. Là một quốc gia không tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Indonesia đã hành động như một trung gian hòa giải của các bên liên quan trong cuộc tranh chấp.
Cuối cùng, bất kỳ chiến lược nào trong khu vực phải phối hợp với khía cạnh kinh tế và dưới đây là các ý tưởng then chốt về mặt kinh tế:
Hoàn thành các cuộc thương lượng về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hoàn thành các cuộc thương lượng đầu tiên về TPP sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực thông qua các hoạt động thương mại dựa trên luật pháp. Ngoài ra, theo thời gian, hiệp định này sẽ tạo thêm sự kết nối giữa Mỹ và phần lớn các quốc gia tham gia tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, làm giảm nhẹ sức ép về mặt quân sự.
                Giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia ASEAN:
Hoa Kỳ nên sử dụng những sáng kiến về kinh tế như chương trình Tăng cường quan hệ kinh tế Mỹ - ASEAN và Sáng kiến hạ lưu Mê Kông để thúc đẩy năng lực kinh tế của các nước như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Đưa các quốc gia trên tiếp gần hơn tới các quốc gia phát triển cao hơn như Singapore và Indonesia sẽ giúp ASEAN đi đúng lộ trình để đạt mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Đạt được mục tiêu đó, ASEAN sẽ có tiếng nói có thống nhất về các vấn đề trong khu vực và tránh tình trạng chia rẽ.

Copy từ: Bùi Văn Bồng

KIẾN NGHỊ: Bỏ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng & Xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng

LS Trần Vũ Hải gửi thư ngỏ đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ kiến nghị: Hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——***—–
                                                                      Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2013

KIẾN NGHỊ
(Hủy bỏ quy định về Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP)

Kính gửi:                   Ủy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng)
Đồng kính gửi:          Chính phủ (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)

Tôi – Trần Vũ Hải, công dân Việt Nam, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội – căn cứ Điều 53 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước…”, xin gửi tới Quý Cơ quan kiến nghị có nội dung sau đây:
Ngày 03/04/2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ ngày 25/05/2012. Điều 4 khoản 3 Nghị định này quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, và theo Nghị định này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thay mặt Nhà nước thực hiện độc quyền này. Theo Điều 16 khoản 2 của Nghị định này, vàng miếng được bổ sung vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước, tức được coi là ngoại hối theo Luật Ngân hàng.
Chúng tôi thấy rằng quy định về độc quyền này là không phù hợp Luật Ngân hàng, Pháp lệnh ngoại hối hiện hành và một số luật khác.
          Điều 4 Luật Ngân hàng (được ban hành năm 2010) về nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN có quy định: “… Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”, “quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước…” nhưng không quy định NHNN thay mặt Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng làm vàng miếng.
          Điều 31 Luật Ngân hàng quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN về quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn: “…Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối cho tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngoại hối…”.
          Điều 33 Luật này quy định:“Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy, Luật Ngân hàng 2010 không cấm các tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức khác có hoạt động  ngoại hối (trong đó có hoạt động sản xuất vàng miếng, kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng sản xuất vàng miếng), nhưng phải được NHNN cấp phép khi có hoạt động ngoại hối. Luật Ngân hàng 2010 cho phép NHNN thực hiện việc mua bán ngoại hối (trong đó có vàng miếng) nhưng không quy định NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Theo Điều 31 Pháp lệnh ngoại hối 2005: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.” Như vậy, các TCTD và các tổ chức khác được phép kinh doanh vàng được quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu (kể cả vàng miếng), nhưng phải chịu sự quản lý của NHNN. Do đó, quy định độc quyền Nhà nước về xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng của Nghị định 24/2012/NĐ-CP trái với  Pháp lệnh ngoại hối 2005 (đang có hiệu lực).
Luật Các Tổ chức tín dụng (ban hành năm 2010) cho phép các TCTD hoạt động kinh doanh dịch vụ ngoại hối (trong đó có kinh doanh vàng miếng) theo quy định của NHNN, không có quy định nào cấm các TCTD kinh doanh sản xuất vàng miếng và xuất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất vàng miếng.
Luật Thương mại không có điều khoản nào quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng.
Không có điều khoản nào của Hiến pháp, không có luật nào, Pháp lệnh nào quy định Chính phủ được quyền tuyên bố Nhà nước tước quyền kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó của các chủ thể khác để giành độc quyền kinh doanh cho mình như theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Nghị định này của Chính phủ đã tước bỏ quyền kinh doanh sản xuất vàng miếng, xuất nhập khẩu nguyên liệu vàng để sản xuất vàng miếng của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh vàng, tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh trong những lĩnh vực này. Quy định này khiến nhiều TCTD và các tổ chức khác bị thiệt hại, nhưng không được bồi thường, gián tiếp để các cổ đông của họ bị thiệt hại do doanh nghiệp giảm sút lợi nhuận, thậm chí bị lỗ, dẫn đến giá cổ phiếu (giá trị tài sản của các cổ đông) sụt giảm.
Thực tế, khi NHNN thực hiện độc quyền sản xuất vàng miếng, chênh lệch giá vàng tại Việt Nam và thị trường quốc tế tăng cao. Lãnh đạo NHNN cho rằng chênh lệch này thuộc về ngân sách Nhà nước. Sự biện bạch này rất nguy hiểm, vì thực tế NHNN có lợi là chủ yếu khi công bố kết quả tài chính. Kết quả tài chính tốt, các cán bộ công chức nhân viên của NHNN sẽ được đảm bảo thưởng, phúc lợi ở mức cao, kinh phí khoán và kinh phí khác của NHNN được điều chỉnh tăng. Mặt khác, không thể vì lý do lợi nhuận chuyển về ngân sách Nhà nước để Nhà nước độc quyền kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực gì.
 Rõ ràng việc Chính phủ tuyên bố độc quyền kinh doanh về sản xuất, xuất nhập khẩu vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường pháp lý kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân lo ngại, Chính phủ có thể tuyên bố độc quyền kinh doanh trong các lĩnh vực khác với lý do mang lại lợi nhuận cho ngân sách Nhà nước. Ví dụ các cơ quan Nhà nước khác noi gương NHNN đề xuất Nhà nước độc quyền kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu khoáng sản, xăng dầu, lương thực, sữa, dược phẩm…, định giá theo ý muốn (cao hơn hoặc thấp hơn so với thị trường quốc tế) với lý do chênh lệch giá sẽ thuộc về ngân sách Nhà nước. Trong tình hình khó khăn về ngân sách Nhà nước, những đề xuất này có vẻ hợp lý và Chính phủ có lý do để xem xét, vì đã có tiền lệ tuyên bố Nhà nước độc quyền kinh doanh về vàng miếng như theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều  91 Hiến pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định  Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005.
Trân trọng.

        
 Trần Vũ Hải


Copy từ: Anh Ba Sàm

Hãy xem họ bảo vệ chế độ như thế nào.



CHUYỆN CŨ KỂ LẠI
Thông tin về cuộc giao lưu, nói chuyện về QUYỀN CON NGƯỜI vào ngày 5/5 của một số bạn trẻ đã được công khai trên mạng trước đó cả tuần. Thú thực tôi cũng không hình dung ra một cuôc giao lưu ấy ở nước ta nó như thế nào? Dân ta văn minh đến mấy cũng chưa được làm quen, chứ ở bên các nước tư bản già cỗi có lẽ đã có hình thức này từ thời Napoleon mặc quần thủng đít ấy chứ chả bỡn (ý tôi muốn nói là lâu lắm rồi ý).
Không biết dân ta quan tâm đến việc này ra sao? Thái độ của nhà cầm quyền là gì? Đương nhiên là tôi quan tâm về đông thái của cả hai bên, nhất là địa điểm cuộc giao lưu ở Hà Nội là công viên Nghĩa Đô lại rất gần nhà tôi, đúng là nhất cử lưỡng tiện.
Tối thứ sáu công an khu vực gõ cửa. Tôi đoán ngay là vì vụ ngày 5/5.

Buồn cười! Đã nghỉ hưu như tôi mà vẫn bị công an coi như con nít, cứ bảo thôi, chị ra đấy làm gì? Bây giờ công an hết việc hay sao mà quan tâm cả chuyện mấy bà già ra công viên?
Tôi bảo đó là việc của tôi, rằng tôi muốn giám sát việc các anh cư xử thế nào với họ, rằng các anh cũng nên nghe xem họ nói gì. Vi phạm pháp luật thì bắt liền. Anh công an cười, bảo ai bắt gì đâu, rồi ra về.
Tối thứ bảy bình yên, không thấy “đoàn thể” vào thuyết phục. Tôi nghĩ cũng phải. Có lẽ việc thuyết phục tôi không ra công viên nó vô duyên quá, nên họ cũng “mặc kệ”.
Sáng chủ nhật, vừa mở cửa đã thấy người ngồi lố nhố ở cái hành lang thường ngày vốn rất yên tĩnh. Tôi đoán lại là người của “đoàn thể”, nhưng tôi chả bận tâm, cứ khóa cửa bình thường rồi đi ra cầu thang.
Ối giời! Tiếng chân chạy rầm rập sau lưng, rồi hai cô gái trẻ chạy vượt lên trước, dùng lưng chắn đường tôi. Mấy vị phụ nữ bắt đầu đồng ca bài “chị ơi”. Cái hành lang rộng là thế mà tôi chả thể nào vượt qua cái bức tường bằng lưng của hai gái trẻ hỗn xược. Phải nói là mặt chúng khá lì lợm. Đi dích dắc theo đường chữ chi một lúc cũng ra đến thang máy. Nhưng thang máy mở ra rồi mà tôi không thể bước vào được, cũng không thể đặt chân xuống một bậc cầu thang bộ.
Ái dà! Xem ra họ nhất quyết không cho tôi đi đây. Tôi bắt đầu nổi nóng, hỏi lý do tại sao (Thì cứ phải hỏi tý cho đúng thủ tục chứ).
Họ nói không có lý do gì. Rằng là họ chỉ biết làm theo nhiệm vụ cấp trên giao. Nhiệm vụ gì mà quái đản vậy? Thế mà cũng nhắm mắt nhắm mũi làm theo được mới lạ.
Tôi quay ra đếm tất thảy có 14 người, già trẻ gái trai đủ cả. Trong đó có cả một người đàn ông ở quán rửa xe vỉa hè, bên cạnh chung cư nhà tôi. Tay này làm nhiệm vụ của kiêu binh, cứ lải nhải những câu khiêu khích và dè bỉu, khiến tôi trong lúc nóng giận đã mắng hắn là ngu và yêu cầu hắn im miệng. Hắn bèn chửi tôi là đồ chó và xông vào tôi. Mấy người khác vội lối tuột hắn xuống tầng dưới.
Cái này gọi là dùng chiến thuật lấy thịt đè người đây. Tôi bỗng thấy cái từ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nó trở nên mỉa mai quá.
Tôi rút điện thoại ra chụp để lấy bằng chứng cho việc viết bài sau này. Lập tức họ tản ra và quay mặt tránh. A! Cũng biết xấu hổ cơ đấy.
Ngày 5/5 cũng là ngày sinh nhật của tôi.  Tôi dự tính 8 giờ sẽ túc tắc đi bộ ra công viên, mất chừng mươi lăm phút. Bao giờ tôi cũng muốn đến sớm hơn hoặc đúng giờ. Quan sát buổi giao lưu khoảng chừng tiếng là cùng, sau đó sẽ cùng một số bạn bè kéo nhau đến một cái quán nào đó để làm một cuộc “liên hoan” nho nhỏ. Rốt cuộc tới tận mười rưỡi trưa tôi vẫn không ra khỏi nhà được.
Tôi hỏi bà chủ tịch Hội phụ nữ:
-    Thế các chị định canh đến bao giờ?
-    Tôi cũng không biết. Bao giờ nhận được lệnh rút, chúng tôi mới được rút.
Trông họ cũng rất mệt mỏi. Sao mỗi cái việc tôi ra xem người ta làm gì mà cũng khiến họ sợ đến phát rồ lên như thế nhỉ. Thậm chí ngay cả khi ngoài kia chả còn mống nào, mà người ra lệnh quên béng đi mất thì làm sao? Rõ khổ thân tôi, khổ thân cả họ nữa. Lại muốn chửi: “khốn nạn thân các anh các chị. …éo mẹ cha chúng nó” quá đi mất.
Gần trưa, Xuân Diện cùng học trò ôm một bó hoa hồng to vật đến gõ cửa nhà tôi, vẫn thấy bọn họ ngồi canh ở đầu hồi hành lang. Thấy Xuân Diện gõ cửa nhà tôi thì một trong hai cô gái ban sáng xông đến hỏi:
-    Anh là ai?
-    Thế còn chị là ai? Chị là ai mà có quyền hỏi tôi là ai? Chị là chủ cái nhà này đấy à?
Tôi ra mở cửa, thấy Xuân Diện đang dồn cô gái kia một chặp, còn cô ta thì  nghệt mặt ra. Thấy vây, tay an ninh ngồi ở cầu thang vội ra hiện cho nhà cô kia lùi lại.
Buổi tối xuống mẹ, nghe anh trai kể trưa nay đi uống bia với đám học trò ở quán bia Thúy hay Thanh Hằng gì đó ở cạnh công viên, tự dưng thấy quán hạ rèm kín mít. Mọi người nóng quá đòi kéo rèm lên thì chủ quán bảo, công an bắt hạ rèm, nếu các bác không ngồi được thì mời đi quán khác vậy. Giờ nghe tôi kể chuyện mới hay là tại sao. Cả anh trai và mẹ đều bức xúc khi thấy tôi bị gã rửa xe chửi, bảo bây giờ chính quyền sử dụng cả côn đồ vào việc này thì đúng là mạt vận rồi. Giả sử không phải là một người mà cả trăm người thì liệu bọn họ có đủ người để canh không?
Thì là chuyện qua rồi. Sau đó hết việc này đến việc khác cuốn tôi đi. Tôi vẫn chưa ra phường để gặp tay chủ tịch như đã định. Lần này tôi sẽ nói cho anh ta biết cái việc anh ta làm với tôi không phải là bảo vệ chế độ này, mà chính là đang bêu riếu nó. Anh ta tưởng làm thế là tỏ ra mẫn cán với chế độ, là bưng bít được cái nhìn của tôi ra ngoài xã hội. Nhưng nhân dân thì trăm tai nghìn mắt, liệu có bịt được hết hay không? Bằng chứng là ảnh và clip về cuộc giao lưu bất thành vẫn đầy trên mạng. Ở tận đẩu tận đâu người ta vẫn đến được, mà riêng tôi ngay cạnh đây lại bị canh giữ thô bạo như thế này. Thử hỏi qua việc vi phạm quyền tự do một cách trắng trợn như thế này, chính quyền được gì và mất gì? Có khiến người dân sợ hãi không hay họ chả chửi cho ủng mả ra?
Tôi chả có gì dấu giếm. Khi bị chặn ở cầu thang, tôi tức quá bảo: không biết bao giờ thì cái chế độ này mới sập đây? Lúc đó các vị này chả trở cờ đầu tiên ấy chứ chắc gì đã trung thành? Bằng chứng là quân của Saddam Hussein đấy, cứ hô hào tử thủ với chả thánh chiến, oánh nhau một phát là lộ mặt ra cả đám.
 CHÙM ẢNH CHỤP NGÀY 5/5 TẠI HÀNH LANG CHUNG CƯ 
 


Copy từ: Phương Bích

Kế hoạch vết dầu loang trên biển Đông


Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-08
32 chiếc tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép
32 chiếc tàu cá Trung Quốc kéo ra khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép
Source chinanews
Nghe bài này
Trung Quốc lại ngang nhiên xua hơn 30 tàu đánh cá vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam nhưng vẫn lên tiếng cho rằng sẽ tuân thủ những gì mà họ đàm phán trong bộ ứng xử Biển Đông gọi tắt COC. Cách nói và làm trái ngược nhau đó cho Việt Nam thấy những gì?
Chiến lược “lấy thịt đè người” của Trung Quốc
Tháng ba vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên mang tàu Ngư Chính không những ngăn cản, dọa dẫm ngư dân Việt Nam trong vùng biển Hoàng Sa mà còn công khai bắn cháy thuyền cá của anh Phạm Quang Thạnh như một cảnh báo cho ngư dân biết rằng họ không thể chống lại sức mạnh của Trung Quốc nếu còn tiếp tục đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Trong khi Việt Nam chưa có động thái gì đủ mạnh để phản đối hành vi ngang ngược này thì Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước nguy hiểm thọc sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế của Việt Nam trên khu vực Trường Sa. Sáng ngày 6 tháng 5 tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa tin với hình ảnh cho thấy một đội tàu gồm 22 chiếc tàu đánh cá loại lớn trên 400 tấn đã khởi động tiến về Trường Sa để đánh bắt cá. Một viên chức cao cấp của Sở Ngư Nghiệp và Hải Dương tỉnh Hải Nam cho biết đội tàu này đang triển khai kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên biển một cách có hệ thống và đoàn tàu này sẽ hoạt động tại Trường Sa trong vòng 40 ngày.
Trung Quốc đang diễn trò lấy thịt đè người, bất kể công pháp quốc tế và nhất là luật biển năm 1982. Là một nước lớn nhưng thừa cương quyết và sẵn sàng hành xử với các nước trong khu vực bằng vũ lực.
Trước đó đã có 10 chiếc tàu cá khác đã tiến vào khu vực Trường Sa nâng tổng số những con tàu đánh cá bất hợp pháp tại đây lên đến 32 chiếc.
Đội tàu này một khi vào ngư trường của Việt Nam thì đương nhiên chính ngư dân Việt sẽ là thành phần chịu thiệt thòi đầu tiên. Nồi cơm người ngư dân vốn đã héo hắt nay lại càng co cụm vì sức mạnh của những chiếc tàu cá phương Bắc. Anh Phạm Quang Thạnh, chủ chiếc tàu bị Trung Quốc bắn cháy cho biết tâm trạng của người ngư dân Lý Sơn:
Dạ đó là ngư trường truyền thống thì nói chung dù sao cũng phải đi  thôi. Dù Trung Quốc có làm thế nào thì ngư dân chúng em cũng phải đi thôi vì đây là ngư trường truyền thống không thể bỏ được.
Bên cạnh nồi cơm hàng ngày có lẽ tiếng gọi chủ quyền đất nước cũng là điều thúc đẩy ngư dân cố bám vùng biển của đất nước mặc dù trong tư thế tuyệt vọng. Cho tới khi nào chính quyền có đối sách rõ ràng và sự đồng thuận của toàn dân thì may ra họ không còn cô đơn trước mặt biển nữa. Bão tố giờ đây không còn quan trọng mỗi khi họ ra biển vì dù sao máy móc và kinh nghiệm nghề nghiệp có thể giúp cho họ tránh bão. Nhưng không ai có thể biết trước tai họa ập xuống từ Trung Quốc khi chiếc tàu nào của họ cũng lớn cũng trang bị đủ kiểu và sẵn sàng đánh chìm những con tàu tội nghiệp của ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc đang diễn trò lấy thịt đè người, bất kể công pháp quốc tế và nhất là luật biển năm 1982. Là một nước lớn nhưng thừa cương quyết và sẵn sàng hành xử với các nước trong khu vực bằng vũ lực. Sự thèm khát dầu để phát triển đang làm cho Bắc Kinh nhắm mắt đạp lên những quy tắc mà thế giới không nước nào vượt qua khi họ cố tình chèn ép láng giềng bằng sức mạnh để chiếm cho bằng được tài nguyên của lân bang.
Bảo vệ ngư dân bằng mồm
Việt Nam không có chọn lựa nào khác kể cả nhẫn nhịn để vượt qua những động thái gây hấn mà hơn một thập kỷ qua Trung Quốc luôn áp dụng. Tàu cá xuất hiện đầy trên biển, tàu ngư chính tuần tra và buộc tàu Việt Nam quay vào bờ, cộng với những hành vi ngang nhiên trấn áp đi kèm với xảo thuật ngoại giao cố hữu là lập đi lập lại những diễn giải cho quốc tế thấy Bắc Kinh đang hành xử rất hòa bình và không hề xâm phạm chủ quyền của ai khác.
Chúng tôi luôn luôn tuyên truyền tập huấn cho ngư dân nắm được tình hình nhất là luật lệ trong nước và nước ngoài trên biển để cho ngư dân hiều biết để có phản ứng kịp thời thì đó là việc đầu tiên. Trước sau như một là chúng tôi sẽ tổ chức đội hình đi đánh bắt
Phó GSTS Võ Văn Trác
Trong khi đó bằng những nỗ lực tuyệt vọng, chính phủ Việt Nam gián tiếp giao trách nhiệm cho tổ chức mang tên Khuyến Ngư đứng ra lập kế hoạch bảo vệ ngư dân bằng những phương pháp thủ công, yếu kém mọi phương tiện và chủ động bảo vệ sự an toàn của mình là chính. Phó GSTS Võ Văn Trác, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề Cá Việt Nam cho biết:
Hiện nay thì bọn tôi đang theo dõi tình hình trên biển và cũng có nghe 32 chiếc tàu của Trung Quốc thì nó cũng xông vào lấn áp không phải chỉ Hoàng Sa mà cả Trường Sa của mình nữa. Sáng hôm nay chúng tôi đang cố để tìm hiều thêm việc này sau khi có thông tin chính xác thì hội cũng có tiếng nói kịp thời trên cơ sở phải nắm thông tin nào đó, đúng là có những cái tin như vậy bởi vì nó xâm phạm không phải Hoàng Sa không đâu mà lấn sang Trường Sa nữa. Như vậy chuyện này không thể chậm trễ nữa mà phải kịch liệt phản đối điều này.
Chúng tôi luôn luôn tuyên truyền tập huấn cho ngư dân nắm được tình hình nhất là luật lệ trong nước và nước ngoài trên biển để cho ngư dân hiều biết để có phản ứng kịp thời thì đó là việc đầu tiên. Trước sau như một là chúng tôi sẽ tổ chức đội hình đi đánh bắt và bây giờ có trung tâm khuyến ngư các lực lượng trên biển tổ chức thành đội hình. Ngay ngư dân mà nhất là ở Quảng Ngãi, Quảng Nam thì người ta tổ chức đội hình đánh bắt có tàu giúp đỡ hỗ trợ cho nhau thì đó là việc làm thứ hai, còn việc làm thứ ba nói chung là phải phối hợp các lực lượng trên biển không để nó phân tán đề từ đó có cơ chế chính sách để người dân yên tâm người ta đi làm.
Đối với anh Phạm Quang Thạnh, nhà nước có hỗ trợ điều gì thì tốt điều đó vì anh biết ngư dân không thể trông mong gì hơn trong hoàn cảnh hiện nay, anh nói:
Nhà nước chỉ hỗ trợ về tinh thần tuy vẫn có vài phương án để hỗ trợ cho ngư dân trên biển. Theo em được biết là vừa rồi có nhiều cuộc họp thì tổng liên đoàn Lao động cho biết có thể khi ngư dân đi làm thì họ có phương án hỗ trợ ngư dân trên biển nhưng cụ thể thực hiện như thế nào thì họ chưa cho biết.
Nhà nước chỉ hỗ trợ về tinh thần tuy vẫn có vài phương án để hỗ trợ cho ngư dân trên biển. Theo em được biết là vừa rồi có nhiều cuộc họp thì tổng liên đoàn Lao động cho biết có thể khi ngư dân đi làm thì họ có phương án hỗ trợ ngư dân trên biển nhưng cụ thể thực hiện như thế nào thì họ chưa cho biết
anh Phạm Quang Thạnh
Những con tàu yếu ớt của ngư dân Việt Nam tuy đang đánh bắt trên ngư trường của mình nhưng tâm trạng không khác nào đang đi đánh trộm trên vùng biển của Trung Quốc vì không ai bảo vệ họ. Con số tàu Ngư chính Trung Quốc hiện nay cho thấy ý tưởng bảo vệ tàu cá của Ngư dân Việt Nam bằng các loại tàu thô sơ hiện có cũng chỉ là ý tưởng khó thực hiện.
Trung Quốc hơn ai hết biết rõ điều đó và việc Bắc Kinh vừa tiến công bằng tàu cá loại công xuất lớn vừa lên tiếng phủ nhận ý đồ xâm phạm chủ quyền Việt Nam đều nằm trong kế hoạch vết dầu loang mà ai cũng thấy nhưng khó bảo toàn, nếu chính phủ Việt Nam không cương quyết đấu tranh bằng tất cả các phương tiện hiện có thì hệ quả còn lớn hơn nhiều lần.
Ban đầu là lấn chiếm ngư trường, bước tiếp đến là xác định chủ quyền bằng các giàn khoan dầu loại khổng lồ tại Biển Đông, sau đó thì đường Lưỡi bò tự động trở thành hợp pháp là những nước cờ không khó nhận ra. Các chuyên gia ngoại giao đều có nhận xét gần như giống nhau rằng các nước nhỏ dù có lo lắng, chuẩn bị thế nào cũng khó tránh những cái bẫy này, đặc biệt là Việt Nam, vừa nhỏ vừa yếu lại vừa là người học trò ngoan của chủ nghĩa xã hội mà Bắc Kinh luôn trưng ra làm tê liệt lòng yêu nước của họ mỗi khi gặp gỡ bàn về vấn đề nhạy cảm này.


Copy từ: RFA

Kẻ giấu mặt- dư luận viên

561205_582164278460351_313041926_nMới đây, trong hội nghị “Tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2012”, người ta đã đưa ra con số là trong hệ thống tuyên truyền “nói tốt cho chế độ” lên tới 80,000 người – những dư luận viên. Nghe nói họ được trả lương để làm việc theo đơn đặt hàng của chính quyền. Nhưng cho đến nay chưa thấy có cuộc tranh luận chính danh, công khai nào trên các diễn đàn.
 Gần đây vài dư luận viên cũng lập blog để viết bài phản biện lại những “kẻ phản biện nổi loạn”, nhưng chưa nhiều người biết đến. Hầu hết họ lấy nickname như “mõ làng”; “loa phường”; “tre làng”; “vua làm báo”; “người con đấy mẹ”…Dư luận viên này là ai? An ninh tư tưởng văn hóa hay đơn thuần là người được trả lương để viết thể loại “nói tốt cho chế độ” và công kích các blogger?
 Dù nhân thân các dư luận viên này là ai thì thấy nổi bật một đặc điểm giống nhau giữa họ: sự hận thù, tính bạo lực trong ngôn từ khi nhìn nhận các vấn đề và những người bất đồng chính kiến với họ. Họ đã biến các cuộc tranh luận công khai trên diễn đàn về các vấn đề đang tồn tại sự bất đồng trong xã hội thành một chiến trường thực sự giữa hai bờ chiến tuyến.
 Ngoài sự chế riễu cợt nhả, đắc thắng, thóa mạ, họ còn lạm dụng sức mạnh quyền lực để đe dọa blogger đối lập như muốn khởi tố, bắt bỏ tù tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, JB Nguyễn Hữu Vinh…
 Lạ lùng hơn nữa là trên trang web mang tên ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đăng lại những bài viết như vậy. Dường như họ không ngần ngại bộc lộ giá trị thấp kém, hằn học của cả người viết lẫn người sử dụng các bài viết đó.
 Bao giờ thực sự có tranh luận chính danh công khai, đàng hoàng?
 Nhắc các bạn dự luận viên một điều rằng: các bạn có những 80.000 đồng đội (có thể nhiều hơn thế) với vô vàn lợi thế trong tay: đừng bao giờ tranh luận bắt đầu với những kết luận kiểu như “đây là thế lực thù địch”; “những kẻ cơ hội chính trị: “lợi dụng để chống phá đảng, chính phủ, nhà nước”…Không gì thảm hại hơn khi thể hiện sức mạnh chỉ bằng quyền lực thông qua bạo lực (kể cả bạo lực ngôn từ) chứ không phải bằng trí tuệ và trái tim hiểu biết.
……………………………
 Sau đây giới thiệu cho bạn bè hai bài viết của các dư luận viên của đảng để hiểu hơn những người đang bảo vệ chế độ này là những người như thế nào…( Tại đây) và ( Tại đây)


Copy từ: Quê Choa

Việt Nam phải nhập khẩu than từ Úc để đáp ứng nhu cầu năng lượng

Mỏ than đá lộ thiên của tập đoàn Ensham Resources (DR)
Mỏ than đá lộ thiên của tập đoàn Ensham Resources (DR)

Mai Vân
Từng là nước xuất khẩu than đá, Việt Nam đã phải lên kế hoạch nhập khẩu than từ Úc để thỏa mãn nhu cầu năng lượng ngày càng tăng nhanh. Theo tờ báo Mỹ Wall Street Journal, số ra ngày hôm qua,07/05/2013, tập đoàn dầu khí PetroVietnam xác nhận đã ký một thỏa thuận khung với một tập đoàn Úc sản xuất than để mua ba triệu mét khối than đá mỗi năm.

Theo nguồn tin trên, công ty PV Power Coal, một đơn vị thuộc Petro Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với hãng Ensham Resources của Úc, nhằm cung cấp nhiên liệu cho hai nhà máy nhiệt điện lớn chạy bằng than đang được xây dựng ở miền Nam Việt Nam.
Hai nhà máy công suất 1.200 megawatt sẽ tiêu thụ khoảng 3,2 triệu tấn than mỗi năm và dự kiến ​​sẽ bắt đầu phát điện vào năm 2015 và năm 2016.
Nghịch lý của vấn đề này là trước đây Việt Nam từng là một quốc gia xuất khẩu than thuộc loại lớn. Đỉnh điểm là vào năm 2009,  Việt Nam đã xuất trên 25 triệu tấn. Tuy nhiên việc xuất khẩu than đá đã giảm mạnh kể từ lúc đó đến nay, và nguồn than trong nước ngày càng được giữ lại để sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện.
Nhu cầu năng lượng càng lúc càng tăng, trong lúc các kế hoạch của Việt Nam nhằm khai thác nguồn dự trữ khí đốt dồi dào ngoài khơi đã bị chậm trễ, hai yếu tố này buộc chính quyền phải tính đến chuyện nhập khẩu than đá.


Copy từ: RFI

Báo Nga: Trung Quốc sẽ “dạy bài học” tiếp theo cho ai?

Báo Nga nhận định nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, đại lục sẽ không thể tồn tại được nếu không mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của nó.

Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn thế giới nói nhiều về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chỉ riêng con số khiêm tốn được nêu ra trong sách trắng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã cho thấy hơi thở rất nóng của con rồng đang ẩn đâu đó trong thế giới của nó.

Báo chí Nga lo lắng rằng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, thì đại lục không thể tồn tại được nếu không mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của nó. Và ngoài những vùng nước đang tăng nhiệt, thì điểm hấp dẫn và lôi cuốn nhất của Trung Quốc sẽ là Viễn Đông và Kazakhstan.
 
Chủ đề về sự phát triển Trung Quốc vẫn chưa được khám phá hết và ngày càng được bổ sung, tăng cường những thông tin mới. Nhưng, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu. Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga.

Từ huyền hoặc đến thực tế
Ngày 16/4/2013 Tung Quốc công bố Sách Trắng về “Sự vận dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, trong đó giới thiệu chi tiết khái niệm an ninh mới cũng như việc vận dụng các lực lượng vũ trang trong thời bình của nước này. Đây là Sách Trắng Quốc phòng thứ 8 của Chính phủ Trung Quốc kể từ năm 1998.Theo văn kiện này, bộ đội tác chiến cơ động lục quân hiện nay của Trung Quốc bao gồm 18 tập đoàn quân với 850.000 quân, trong đó lực lượng hải quân có 235.000 người, lực lượng không quân có 398.000 người. Sách Trắng cũng đề cập đến nhiệm vụ, quân số và trang thiết bị của lực lượng pháo binh 2, lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng dân quân.
Theo những đánh giá về tiềm lực quân sự của PLA sẽ nhận thấy một hiện tượng khá thú vị và đáng ngạc nhiên là những thông số được nêu của PLA thấp hơn rất nhiều cả về định tính và định lượng một cách cố ý. Đối với các nguồn tin phương Tây, tính đặc trưng của những đánh giá về tiềm lực Trung Quốc có vẻ cao hơn nhiều, chứ không hề thấp hơn nếu so sánh với những thông tin mà các phượng tiện thông tin đại chúng Nga có được. Ví dụ như một điều huyền hoặc là Trung Quốc đang phát triển một chương trình kỹ thuật – công nghệ quân sự mới với một số lượng rất hạn chế (máy bay không người lái, tàng hình…) dường như chỉ là để khởi động một nền công nghiệp, và sau đó không còn đề cập đến nội dung đó nữa.
Cũng có một huyền hoặc không kém phần quan trong, đó là kỹ thuật quân sự của Trung Quốc có chất lượng rất thấp, không có khả năng chống lại hay so sánh với kỹ thuật quân sự của Mỹ hay Nga. Các huyễn hoặc trên (hoặc là tất cả các huyễn hoặc mà báo chí trên thế giới đã nếu) không có một minh chứng nào cả, nhưng được nhồi nhét một cách rất có ý thức vào tư duy của cộng đồng trên toàn thế giới. Người Trung Quốc luôn khẳng định, nếu định hướng chiến lược của khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc chống lại ai đó, thì đó chỉ là Đài Loan (với mục đích thống nhất đại lục) hoặc Mỹ, nếu như Hoa Kỳ muốn ngăn chặn cuộc chiến đấu nhằm “ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Mở rộng hơn nữa, có thể để chống lại một số nước láng giềng hoặc áp đặt sự thống trị lên biển Đông và Hoa Đông. Nhưng chống nước Nga – không thể nào!? Ví dụ như sản xuất các xe chiến đấu hiện đại Type 05 (BMP, SAU, xe tăng hạng nhẹ…) hoàn toàn có thể phục vụ mục đích đánh chiếm Đài Loan, hoặc là bảo vệ “lợi ích cốt lõi” trên Hoa Đông và Biển Đông, mặc dù những chiếc xe này rất có thể thích hợp cho cơ động tác chiến vượt sông Amur và sông Ussuri.
Trong khi đó ai cũng rõ rằng, sản xuất một số lượng nhỏ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh không có lợi về kinh tế (các phương tiện chiến đấu, cứ tăng thêm một xe, giá thành sẽ giảm xuống một phần cho mỗi xe), do đó, thật vô nghĩa khi nói rằng Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất một số lượng xe chiến đấu nhỏ. Những nhóm tranh thiết bị như xe tăng Type 99, máy bay tàng hình J-20 hoặc các chiến hạm tàng hình, nếu sản xuất đơn chiếc hoặc một nhóm nhỏ, thì giá thành tương tự như bằng vàng cả về kinh tế và quân sự. Nhưng chính chiến thuật ngụy trang đó, châu Âu, Mỹ và Nga cùng sử dụng, do đó, các nhà quân sự và chính trị đều nghĩ, người Trung Quốc cũng làm như vậy.
Xe tăng Type 99.
Xe tăng Type 99.
Trên thực tế, bằng những mẫu mua được, các nhà kỹ thuật, chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ trên nhiều mẫu thiết kế khác nhau từ một nguyên mẫu, từ đó lựa chọn giải pháp công nghệ tối ưu nhất và một thiết kế có thể chấp nhận được, đồng thời loại bỏ những nhược điểm còn tồn tại. Theo khẩu ngữ của Trung Hoa “Lội sông dò đá” các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành những cải tiến, nâng cấp, thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm. Khi nguyên mẫu đã đạt được độ tin cậy nhất định, thử nghiệm đã thành công theo các chuẩn Trung Quốc, họ chuyển sang sản xuất hàng loạt từ những mẫu thành công nhất. Sản xuất với số lượng và giá thành mà kể cả Châu Âu, kể cả Nga, có nằm mơ cũng không thấy, vậy mà các nhà phân tích quân sự, các nhà chính trị vẫn nhắm mắt làm ngơ và im lặng.
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay ở Phương Tây là sự đánh giá thấp tiềm năng vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang – tên lửa các cấp của Trung Quốc. Trong khi đó, liên bang Nga hầu như không có nhận xét tích cực nào. Trên thực tế báo chí, tất cả các nguồn tư liệu của Phương Tây đều thông báo số lượng đầu đạn mặc định của Trung Quốc là từ 200 – 300 đơn vị, thật sự không còn điều gì để nhận xét, trong mọi ngôn ngữ thông thường. Tương tự như vậy với vấn đề của các tên lửa đạn đạo liên lục địa - ICBM (DF-30, 31, 24 DF-5) tầm trung tên lửa đạn đạo - IRBM (20 DF-4, 30 DF-3A, 80 DF-21) và tên lửa chiến thuật - OTR / TP (600 DF-11, 300 DF-15) những số liệu này cùng với việc hình thành lực lượng tên lửa – pháo binh số 2, thật khó mà có thể coi đó giới hạn tổi thiểu số lượng phương tiện mang của Trung Quốc..
Những đánh giá khách quan về khả năng của các tổ hợp công nghiệp quân Trung Quốc đồng thời sự hiển diện của tập hợp hệ thống các đường hầm kết nối các hầm phóng tên lửa liên lục địa và tên lửa tầm trung, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc có thể có đến hàng nghìn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM và thấp nhất cùng khoảng hàng nghìn đầu đạn tên lửa tầm trung IRBM. Nếu dự tính số lượng đầu đạn hạt nhân các đương lượng nổ khác nhau với các mục đích tác chiến khác nhau trên cơ sở tiềm năng và sự thiếu kiểm soát của thế giới, chúng ta có thể nói đến con số không nhỏ hơn hàng chục nghìn đơn vị, dự đoán khả năng sản xuất của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong vòng 47 năm trở lại đây.
Bắc Kinh từ chối hoàn toàn khả năng thảo luận về quy mô cũng như vị trí của tiềm lực tên lửa – hạt nhân của mình, khẳng định tiềm lực của họ rất nhỏ. Nhưng Bắc Kinh cũng không ngại ngần biểu dương tất cả các nguyên mẫu tên lửa đạn đạo các chủng loại và tầm tấn công, từ tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật đến tên lửa đạn đạo liên hành tinh, và sau đó là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Chỉ riêng có việc phô trương các phương tiện mang ICBM / IRBM của Trung Quốc đã vượt quá con số 200 – 300 tên lửa. Cũng cần phải nhắc lại, đối với Nga, tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc là tên lửa chiến lược, bởi vì các tên lửa đó có thể tấn công bất cứ điểm nào trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, trong khi đó Nga hoàn toàn không có tên lửa tầm trung. Do các tên lửa chiến lược ICBM và các tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm của Nga đang bị kiềm chế bởi các hiệp định với Mỹ, vì vậy, cán cân lực lượng vũ khí hạt nhân giữa Nga và Trung Quốc đang nghiêng về thế có lợi cho Trung Quốc, nhưng cho đến nay, người Nga chúng ta vẫn tin vào ưu thế vượt trội của tiềm lực tên lửa.
Không những thế, trong lĩnh vực quân sự thông thường, cán cân lực lượng cũng mất cân đối nghiêm trọng. Trung Quốc đã minh chứng những “xu hướng phát triển hòa bình” bằng biện pháp giảm biên chế lực lượng thường trực chiến đấu từ những năm 80-x. Nhưng đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là quân đội PLA vẫn lớn nhất thế giới theo số lượng, đồng thời cho đến nay, đã tỏ ra vượt trội về chất lượng. Do dư thừa số lượng tuyển quân theo nghĩa vụ quân sự, quân đội PLA trong điều kiện thời bình có lợi thế vượt trội cả về lực lượng quân tình nguyện và lực lượng nghĩa vụ quân sự.
Với lực lượng nghĩa vụ quân sự, quân nhân PLA thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không phải do nhu cầu lương, nhưng từ hướng khác, có thể thấy rõ rằng, số lượng du thừa gọi nhập ngũ cho phép có được những quân nhân tốt nhất (trước hết từ thành phố với trình độ học vấn cao và thể lực tuyệt đối tốt), một số lượng không nhỏ những quân nhân đó đã tiếp tục phục vụ theo chế độ hợp đồng. Hơn thế nữa, từ thời gian phục vụ theo nghĩa vũ chuyển sang theo chế độ hợp đồng , ở Trung Quốc bắt đầu hình thành các công ty quân sự tư nhân, các công ty tư nhân này hoàn toàn là hình thức.
Chính xác thì các công ty này là một phần của PLA, trong điều kiện thời bình bảo vệ những quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài (thứ nhất là ở Châu Phi). Đồng thời, những người trong độ tuổi nhập ngũ nhưng không tham gia nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự phổ thông và trở thành lực lượng dự bị động viên, sẽ được điều động trong điều kiện xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống tổ chức động viên (bao gồm cả động viên nhân sự và động viên công nghiệp).
Đấu tăng Trung Quốc và Mỹ?
Rõ ràng, hoàn toàn vì mục đích hòa bình, Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp lớn nhất thế giới. Chúng ta hoàn toàn hiểu rõ, tác chiến hiện đại không có xe tăng hoàn toàn không thể. Sự thật hiển nhiên này cần phải nhắc lại bởi vì người Trung Quốc thường nói, các xe tăng đã được loại bỏ và tuyên bố rằng thế hệ xe tăng này đã quá lỗi thời. Trong các tuyên bố này có một mâu thuẫn hiển nhiên mà không ai nhận ra.
Từ góc độ “loại bỏ” do xe tăng “lỗi thời” chỉ là do xe tăng có thể bị vũ khí chống tăng thông thường tiêu diệt, ngoài điều đó ra thì không có điều gì có thể quy tội để loại bỏ xe tăng, kể cả các nguyên mẫu xe Type – 59. Đúng là như vậy, trên thế giới đầu tư hàng tỷ đô la chỉ với mục đích chế tạo các loại vũ khí diệt tăng, và số lượng của nó rất nhiều. Nhưng ngoài xe tăng ra, các phương tiện cơ động chiến đấu trên chiến trường khác còn yếu hơn rất nhiều về khả năng sống còn (xe bộ binh cơ giới, xe ô tô quân sự….). Nếu đồng ý với nhận định “lỗi thời, đã cũ” thì không thể tiến hành chiến tranh được nữa. Không có loại phương tiện chiến tranh nào trên chiến trường, nếu xét về mức độ sống còn, có thể sánh được với xe tăng, xét cả về góc độ hỏa lực, khả năng cơ động và khả năng tự bảo vệ, và cũng không bao giờ có…
Các câu chuyện về xe tăng đã “loại bỏ” được tuyên truyền rộng rãi sau cuộc chiến tranh tháng 10/1973, khi mà một số lượng rất lướn xe tăng của Israel bị các quân nhân Arab bắn cháy, bắn hỏng bằng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển và súng phóng lựu chống tăng. Một điều thú vị là người Israel vẫn không loại bỏ chúng mà ngược lại. Sau khi đã sản xuất đến 1.500 nghìn chiếc xe tăng hiện đại, có khả năng bảo vệ cao nhất "Merkava", họ vẫn tiếp tục duy tu, bảo dưỡng 2.000 xe tăng cũ, trong đó có "Centurion", M48 và T-55 chiến lợi phẩm được sản xuất những năm 1950-x!
Cũng trên những chiếc xe tăng Abraham, Mỹ đã đột kích đến Baghdad chỉ trong có hai tuần. Trên những chiếc xe tăng, quân đội Gruzia đánh chiếm Nam Ossetia và cũng trên những chiếc xe tăng, quân đội Nga đã đánh bật lực lượng Gruzia ra khỏi biên giới. Ngay cả trong cuộc chiến tranh chống bạo loạn và khủng bố hoặc du kích chiến binh Hồi giáo Chechnya, Iraq và Afghanistan cũng không có loại xe chiến đấu nào có thể thay thế xe tăng. Trong mọi cuộc chiến tranh, xe tăng mãi vẫn là đòn tấn công chủ lực mạnh nhất không chỉ của lục quân, mà của toàn bộ lực lượng vũ trang nói chung.
Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Số lượng xe tăng có trong biên chế sẵn sàng chiến đấu luôn luôn là 8 – 10 nghìn xe tăng. 15 năm về trước, tất cả các xe tăng của PLA được sản xuất trên thân xe T-55. Hiện nay toàn bộ các xe tăng PLA được thay thế bằng Type 96 và Type 99 đều được chế tạo trên thân xe T-72 và được vay mượn những công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là châu Âu (Ví dụ như với xe Type 99, Trung Quốc đã mua hơn 300 động cơ diesel từ Đức, sau đó người Trung Quốc đã tự sản xuất theo mẫu copy như động cơ Đức, tất nhiên không có lisence.
Hiện nay, trong biên chế của lực lượng Lục quân PLA có khoảng 2.500 – 3.000 xe tăng Type 96 và 600 – 800 xe tăng Type 99 ( một số nguồn tin khác cho rằng có khoảng 1,5 nghìn xe Type 96 và 200 xe Type 99 tính đến năm 2005 – 2006. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn). Để so sánh, ta có thể lấy con số của các nước nằm trong khối NATO, hiện nằm trong biên chế của các nước NATO là 2,8 nghìn xe tăng các loại "Leclerc", "Challenger" và "Leopard 2" tất cả các biến thể, ở Nga, trong tất cả các đơn vị, trong các khu kho bãi niêm cất xe và cả trong các nhà xưởng sửa chữa trên toàn bộ đất nước có khoảng hơn 2.000 xe tăng.
Với Ấn Độ, Trung Quốc sẽ khó tiến hành chiến tranh hơn do phải vượt qua dãy Himalaya (mặc dù Trung Quốc có bố trí ở Tây Tạng khoảng gần 100 xe tăng Type 96A). Đài Loan có khoảng dưới một nghìn xe tăng kiểu cũ của Mỹ, sẽ hài hước nếu nói đó là đối thủ của các xe tăng PLA hiện nay. Chỉ có Mỹ, có trong biên chế hiện nay khoảng 6.200 xe tăng Abraham, theo số lượng xe tăng hiện đại là vượt trội hơn Trung Quốc, nhưng trên tổng số lại thấp hơn, đồng thời mặc dù Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố là chống xâm lược hoặc chống lại tiến trình thống nhất đất nước, nhưng không hề nêu rõ, trên chiến trường nào có thể xảy ra cuộc đối đầu xe tăng của quân đội Mỹ và PLA.
Cần phải nêu rõ, các xe Type 96 được đưa vào biên chế cho tất cả các quân khu, thì xe tăng hiện đại hơn Type 99, được các chuyên gia Trung Quốc khẳng định là xe tốt nhất thế giới, chỉ được biên chế cho các quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương và Lan Châu (tập trung định hướng vào khu vực Za - Baikal, Viễn Đông của Liên bang Nga và Cộng hòa Kazakhstan). Các hoạt động diễn tập được triển khai trong những năm gần đây là tấn công theo chiều sâu mặt trận trên đất liền, hoàn toàn không phải để đánh chiếm Đài Loan.
Rất nhiều những bình luận của các chuyên gia cho rằng, các xe tăng Trung Quốc có chất lượng kém hơn xe tăng Châu Âu và xe tăng Nga (với những nhận xét đầy tính miệt thị theo kiểu đi vào tiểu tiết – góc nghiêng của giáp xe tăng hoặc là tầm xa của chiếu xạ laser đến mục tiêu….) trên quan điểm chiến trường không có một giá trị thực tế nào. Các xe Type 96 và Type 99 cùng nằm trên một định lượng với "Abrams", "Challenger", "Leclerc", "Leopard 2", C-1, "Merkava" Type - 90, K-1 và K-2, T-72, T-80, T-90, T -84 và PT-91, bao gồm tất cả các biến thể nâng cấp của các loại xe đó. Các thông số kỹ chiến thuật của các xe đó tương đương nhau, không một xe nào có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội đến mức có thể tấn công tiêu diệt các xe còn lại như trên thao trường.
Trong một trận chiến đấu thật sự, kết quả của trận đánh sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của chiến trường, trình độ năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của kíp xe, đồng thời, một yếu tố không kém phần quan trọng, thậm chí rất quan trọng, đó là số lượng. Nếu giả sử có một số tính năng kỹ chiến thuật nào đó thua sút so với đối phương, người Trung Quốc dễ dàng bù đắp nó bằng số lượng vượt trội. Ngoài ra, xe tăng của Trung Quốc trên phương diện vật chất, mới hơn rất nhiều so với Nga và châu Âu, do sản xuất gần đây.
Cánh chim ưng che kín mặt trời
Một tình huống tương tự như vậy cũng đang diễn ra với máy bay chiến đấu. Số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng lớp Su – 27/J-11 (Su-27, nhập khẩu từ Liên bang Nga, J-11A, sản xuất theo giấy phép công nghệ, J-11B sản xuất không có giấy phép công nghệ) cho lực lượng không quân và không quân hải quân PLA đã vượt quá con số 300 và sẽ được đẩy lên đến con số 500 máy bay. Trong đó đặc biệt J-11B thay thế không chỉ J-8, mà còn có thể thay thế cả Su-27 (một phần hoặc toàn bộ) số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng của Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ và Nga, vượt xa Ấn Độ và Nhật, còn lại không có lực lượng nào đáng kể để so sánh.
Tên lửa Đông Phong.
Tên lửa Đông Phong.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10, hiện đã được xuất xưởng hơn 220 chiếc, trong tương lai gần sẽ hoàn toàn thay thế J-7, nếu trường hợp này được thực hiện, thì chỉ riêng lực lượng Không quân PLA con số có thể lên đến hàng nghìn chiếc (mặc dù theo các nguồn tin của Nga và Phương Tây vẫn khẳng định con số được sản xuất sẽ là 300 máy bay – hoàn toàn không trích nguồn gốc con số này và Bộ tổng tham mưu PLA đã đưa con số này ra trong trường hợp nào?). Cũng tương tự như sự kiện với những chiếc xe tăng – đã có những bình luận nhằm hạ thấp chất lượng của J-10 (luôn luôn là như vậy – mổ xẻ các chi tiết đại loại như tốc độ cất cánh, tầm xa hoạt động của radar dẫn bắn hoặc số lượng của các vấu treo vũ khí) dù Phương Tây nhớ rất rõ rằng, với những tính năng kỹ thuật thấp hơn so với F – 4 Phantom, MiG 21 vẫn dành được thắng lợi trong các trận không chiến trên chiến trường Việt Nam). Nên các đánh giá đó hoàn toàn vô nghĩa – Chiếc J-10 cùng một thế hệ máy bay tương tự như F-16, F-18, "Mirage-2000", "Typhoon", "Grippenom" và MiG-29.
Kết quả của một trận không chiến được xác định đầu tiên, đó là một tình huống chiến thuật cụ thể, trình độ năng lực và khả năng tác chiến của phi công, khả năng điều hành tác chiến của bộ máy chỉ huy và số lượng cũng như phương thức tiến hành tác chiến. Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ. Còn nếu so sánh với lực lượng Không quân Đài Loan, con số hoàn toàn vượt trội cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong tất cả các đối thủ tiềm năng trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có Ấn Độ phát triển lực lượng không quân, nhưng lại thấp hơn Trung Quốc về số lượng và năng lực sản xuất công nghiệp.
Vấn đề lớn nhất còn tồn tại của Không quân Trung Quốc là trong lĩnh vực máy bay cường kích. Nguyên mẫu Н-6 trong vai trò phương tiện mang tên lửa hành trình phóng từ trên không hầu như không thay đổi do cấu trúc cổ điển của máy bay. Đồng thời máy bay ném bom Q-5 cũng đã lỗi thời, các biến thể nâng cấp của nó với các trang thiết bị điện tử từ phương Tây cũng chỉ phù hợp với những nước phát triển. Nói chung, sự thiếu hụt các máy bay cường kích được bổ xung bằng tăng cường số lượng tên lửa tầm gần và tên lửa cấp chiến thuật, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển các máy bay không người lái (WJ-600, CH-3, "Ilong", v.v..) đồng thời biên chế vào lực lượng không quân và không quân hải quân máy bay ném bom JH-7.
Hiện đã được biên chế khoảng 200 máy bay ném bom, biên chế đều cho không Quân và hải quân, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ xuất xưởng khoảng từ 300 – 400 máy bay. Một hướng phát triển khác máy bay cường kích là sản xuất các máy bay đa nhiệm Su-30, phiên bản copy là J-16, kế hoạch được đề ra là sẽ xuất xưởng khoảng 100 chiếc Su-30 (76 chiếc được biên chế cho Không quân, 24 chiếc sẽ được biên chế cho lực lượng hải quân, đáp ứng yêu cầu cho tầu sân bay. Trong tương lai, J-16 sẽ đóng vai trò máy bay cường kích đánh chặn đa nhiệm trên các tầu sân bay của Trung Quốc.
Đòn tấn công chớp nhoáng vào Nga?
Vũ khí truyền thống có sức mạnh lớn nhất của pháo binh PLA là các tổ hợp pháo phản lực. Từ những năm 1970-x đến 1980-x, pháo binh Trung quốc đã không còn phụ thuộc vào Liên Xô, trong nước đã chế tạo rất nhiều nguyên mẫu pháo phản lực trên cơ sở các thiết kế Xô Viết, hoặc bản thân tự phát triển. Trong PLA có rất nhiều các mẫu pháo phản lực, các mẫu pháo phản lực này có uy lực rất lớn và tầm bắt xa nhất thế giới WS-2 (6х400 mm), biến thể thức 1 của loại này có tầm bắn xa 200km, sau này, WS-2D (6х400 mm) có tầm bắn xa từ 350 – 400 km. Kể cả MRLS và HIMARS của Mỹ và Smerch của Liên bang Nga, thông số kỹ thuật cũng không cạnh tranh được với WS-2.
Trong tác chiến hiện đại, pháo phản lực tấn công các mục tiêu mặt đất trên diện rộng thông thường có hiệu quả chiến đấu rất cao, hơn hẳn so với không quân. Và vô cùng thuận lợi khi tác chiến tiến công với các nước có đường biên giới liền kề. Và Liên bang Nga có hơn 4.500 km đường biên giới với Trung Quốc, chưa tính đường biên giới Mông Cổ với Trung Quốc, nước đồng minh mà Nga có trách nhiệm bảo vệ.
Tấn công với đòn đánh phủ đầu bằng hỏa lực pháo phản lực tầm xa, PLA sẽ không tổn thất về máy bay chiến đấu và đặc biệt là kíp lái, vốn đã vô cùng đắt đỏ do quá trình lựa chọn, huấn luyện bay và kinh nghiệp tác chiến, đồng thời cũng không tiêu hao nhiên liệu vô cùng quý báu. Tiêu hao chủ yếu là đạn tên lửa và cơ sở vật chất. Trong đó rocket phản lực có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với vũ khí hàng không và rất đơn giản trong sản xuất hàng loạt. Độ chính xác không cao của pháo dàn phản lực được khắc phục bằng số lượng đạn trong một khu vực mục tiêu. Điều mà Trung quốc không thiếu.
Hiện nay, đạn rockets phản lực đã được dẫn bắn chủ động. Chủ yếu nâng cấp cho loại đạn WS-2. Mỗi một rockets của pháo phản lực này được lắp riêng một đầu tự dẫn tự động tương tự như một máy bay trinh sát không người lái, có lắp đặt hệ thống phân biệt địch ta, hệ thống lựa chọn mục tiêu không trùng hợp và không ảnh, khả năng đánh trúng mục tiêu đã tương đương như pháo dàn MRSL và Shmerch. Nếu so với các tên lửa đạn đạo, rockets có giá thành thấp hơn nhiều. Nhược điểm chính của rockets phản lực là tầm xa, thì đến nay, người Trung Quốc đã khắc phục được. Trước mắt, các WS-2 sẽ dự kiến thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đang hướng vào Đài Loạn.
Khi cộng đồng các chuyên gia, các nhà bình luận quân sự biết rõ về sự tồn tại của WS-2D, tất cả đều ồn ào: Bây giờ thì Đài Loan sẽ gặp nguy hiểm đây. Rockets của pháo phản lực WS-2d có thể bao phủ toàn bộ hòn đảo. Và đúng thể thật, nhưng cũng không ai suy nghi rằng từ sâu trong vùng Mãn Châu WS-2D có thể triển khai phóng đạn tiêu diệt các lực lượng vũ trang Nga trong các khu vực Vladivostok-Ussuriisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorska. Và từ biên giới của Mãn Châu với Liên bang Nga (nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc), MRLS có thể phóng đạn tấn công tiêu diệt các đơn vị của quân đội Nga và các căn cứ không quân trong khu vực Chita và các khu công nghiệp chiến lược thuộc vùng Komsomolsk-on-Amur.
Đan rockets WS-2D có kích thước tương đối nhỏ, khó nhận biết, được phóng với vận tốc siêu âm, thời gian bay trên tầm bắn xa nhất cũng không quá 5 phút. Hệ thống phòng không hiện đại của Liên bang Nga không những không thể tiêu diệt được, mà ngay cả phát hiện mục tiêu cũng hoàn toàn không kịp thời gian. Đồng thời cũng không thể phát hiện được lúc nào các hệ thống pháo phản lực được triển khai, do lực lượng tên lửa của đối phương sẽ triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, và các phương tiện mang của chúng hoàn toàn giống các xe tải siều trường siêu trọng thông thường.
Đây thực sự là hệ thống vũ khí tấn công, hoàn toàn không mang tính chất phòng ngự. Hệ thống tên lửa này trên thực tế còn nguy hiểm hơn Tomahawk của Mỹ, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa hơn rất nhiều, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay không chỉ là 5 phút, mà là 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được. Loại vũ khí tương tự như hệ thống pháo phản lực WS-2D trên thế giới, ngay cả với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, hoàn toàn không có.
Đến giai đoạn hiện nay, với vũ khí, trang thiết bị và lực lượng vũ trang, Trung Quốc đã có được khả năng giáng một đòn tấn công chớp nhoáng, trong thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn vũ khí trang bị hạng nặng, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật của lực lượng quân đội liên bang Nga thuộc quân khu Viễn Đông (ngoại trừ lực lượng đóng tại Buryatia). Sau đó có thể dễ dàng lấn chiếm các khu vực lãnh thổ nước Nga và biến khu vực này thành vùng tranh chấp.
Tất nhiên, liên bang Nga có thể hy vọng vào lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược. Nhưng chính quyền Bắc Kinh có thể cho Kremlin bằng một cách nào đó biết được thực tế số lượng vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu, chứ không phải những con số được nghĩ ra ở Stockholm hay London. Như vậy, nước Nga khó có thể giáng trả một đòn hạt nhân phản kích, nếu nghĩ về số lượng đầu đạn mà Trung Quốc có thể đáp trả. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc cũng có thể nghĩ ra được giải pháp theo những gì mà họ đã nói ở nhiều nơi, coi như một sự đã rồi.
'Dạy một bài học' cho ai?
Từ những thống kê mang tính phỏng đoán, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc ngày này thực sự là một lực lượng quân sự rất mạng, và họ luôn có những tham vọng lớn lao. Tổng kết những cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh biên giới tới này, hầu như chưa bao giờ Trung Quốc tiến hành một vụ lấn chiến hoặc khiêu khích biên giới có giới hạn. Và họ sẵn sàng mở rộng các xung đột đó nhằm đạt được mục đích của mình. Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.
Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân PLA dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Chúng ta sẽ không trông đợi một cuộc chiến tranh quy ước với những xung đột rõ ràng. Mục đích phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải hiểu là gì? Mục tiêu phát triển của Trung Quốc trong tương lai? Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn; Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Thực tế hiện nay cho thấy, những nỗ lực cố gắng im lặng của các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng như các chuyên gia kinh tế, chính trị, quân sự trước những sự thật rõ ràng về nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và đang đi theo hướng hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, lo ngại trước sự tức giận của Bắc Kinh. Với một niềm tin là cố gắng không tạo ra một cơ sở nào để Trung Quốc có thế có ý đồ gây chiến, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược theo hình thức của “dạy cho một bài học”. Vấn đề ở chỗ ai sẽ là người tiếp theo?
Trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc tính từ khi hình thành nhà nước. Trong mọi tình huống xảy ra trên trường thế giới, các lãnh đạo Bắc Kinh luôn thể hiện bản chất thực tế rất cao. Chính vì vậy, có cơ sở vững chắc cho quan điểm, nếu đưa vấn đề nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh thổ từ phía Trung Quốc để nghiên cứu giải pháp đối phó không chỉ ở cấp độ các chuyên gia, mà trên cấp độ của các nhà lãnh đạo, đồng thời một số giải pháp được đưa vào áp dụng trong các chính sách thực tế, thì điều đó có thể không những không làm tăng và còn làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột. Bắc Kinh sẽ hiểu rõ “trò chơi không đáng tiền những cây nến” và sẽ tìm kiếm các hướng khác để phát triển các ảnh hưởng của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra, nếu cái giá mà người Trung Quốc phải trả cho một cuộc xung đột vũ trang trở thành quá đắt, không thể biện minh được dưới bất cứ hình thức nào, kể cả tình hình xung đột và thảm họa trong nội bộ Trung Quốc.
Để ngăn chặn khả năng “nổi giận” của Trung Quốc, một điều rõ ràng rằng, cần phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Trước mắt, đó là tiềm lực của lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng phòng không. Cũng cần sẵn sàng rút khỏi Hiệp ước loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm gần (Trung Quốc không bị ràng buộc bởi điều đó) đồng thời phát triển mạnh mẽ lực lượng không quân, vốn đang là thế mạnh của Liên bang Nga. Thực tế chiến trường cho thấy, đối với pháo phản lực tầm xa Trung Quốc, vũ khí đối trọng tốt nhất và cũng là duy nhất là tổ hợp tên lửa “ Iskander”, cần xây dựng một tuyến phòng thủ Iskanders theo biên giới Nga – Trung, trong chiều sâu phòng thủ của đất nước.
Tất nhiên, vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ là nhân tố cuối cùng ngăn chặn nguy cơ từ phía Trung Quốc, nhưng không phải là nhân tố đầu tiên và cũng không phải là duy nhất. Vấn đề quan trọng hàng đầu, có thể lấy kinh nghiệm từ phía Mỹ, đó là xây dựng các Liên minh hợp tác hữu nghị, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh đất nước, có thể hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau trong điều kiện nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang mở rộng.
Kinh nghiệm bài học năm 1979 ở Việt Nam cho thấy, trước nguy cơ phải chiến đấu trên hai mặt trận, Trung Quốc, dù có lợi thế về chính trị, đường biên và quân số, cũng không thể kéo dài cuộc xung đột biên giới. Những đồng minh quan trọng của nước Nga hiện nay bao gồm có Kazakhstan (Hiệp ước đồng minh đảm bảo an ninh lãnh thổ là tiền đề), Mông Cổ (không có tiềm lực về quân sự, nhưng có tầm quan trọng chiến lược của vùng lãnh thổ), Ấn Độ - là đồng minh - đồng phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, có tiềm lực quân sự đủ mạnh và đã từng có những xung đột biên giới với Trung Quốc. Việt Nam – đồng minh lâu đời, đã trải qua nhiều thử thách từ thời kỳ Xô Viết, có đường biên giới dài và hoàn toàn có thể xảy ra một kịch bản tương tự, có vị trí chiến lược quan trọng trên Biển Đông, vùng biển sống còn của Trung Quốc.
Im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong


Copy từ: Dân Trí