CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Giới lập pháp Mỹ yêu cầu Việt Nam phóng thích luật sư Lê Quốc Quân

12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Hạ viện Hoa Kỳ gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam kêu gọi phóng thích luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ.

Thư đề ngày 25/6 do dân biểu Loretta Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội về các vấn đề Việt Nam (Congressional Caucus on Vietnam), khởi xướng bày tỏ quan ngại sâu sắc và lên án việc nhà nước Việt Nam không tôn trọng nhân quyền căn bản của công dân và tiếp tục tìm cách đàn áp những người bất đồng quan điểm chính trị.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ nói họ hết sức bất bình về việc giam giữ luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp.

Ông Quân được biết đến như một blogger, một luật sư bảo vệ dân nghèo kiên trì đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền-tự do tôn giáo. Ông từng nhiều lần bị bắt bớ, bị sách nhiễu và hành hung kể từ khi về nước năm 2007 sau xuất học bổng do Cơ quan Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ tài trợ.

Dân biểu Loretta Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội về các vấn đề Việt Nam.Dân biểu Loretta Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội về các vấn đề Việt Nam.
Trong thư, các nghị sĩ Mỹ nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền, viết blog thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội và tham gia các hoạt động dân sự là những việc làm yêu nước đóng góp rất lớn cho sự phát triển của quốc gia.

Các dân biểu Mỹ nói rằng lãnh đạo Việt Nam nhiều lần hứa hẹn với quốc tế sẽ cải thiện thành tích nhân quyền nhưng rõ ràng thực tế cho thấy chính phủ Hà Nội vẫn không công nhận các quyền tự do của công dân bao gồm tự ngôn luận, bày tỏ quan điểm, và lập hội.
Giới lập pháp Mỹ yêu cầu Việt Nam phóng thích luật sư Lê Quốc Quân
Những người đồng ký tên trong thư kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giới lãnh đạo Việt Nam tôn trọng các cam kết này và trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho luật sư Lê Quốc Quân.

Giám đốc công ty Giải pháp Việt Nam chuyên nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường, Lê Quốc Quân, bị nhà nước cáo buộc tội “trốn thuế” và sẽ ra tòa vào ngày 9/7 tới đây.

Ngoài Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert Kennedy do cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy làm Chủ tịch và Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ của Hoa Kỳ, đã có hàng chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng phản đối vụ bắt giữ luật sư Quân, người được đề cử Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 2013.

Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân chụp chung với con trai của Anhbasaigon Phan Thanh Hải.Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân chụp chung với con trai của Anhbasaigon Phan Thanh Hải.
Người nhà ông Quân cho biết ông đang nhịn ăn 7 ngày trong trại giam để tỏ lòng tri ân đối với những người ủng hộ ông.

Ông Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Quân cho biết:

“Hôm 21, 22/6 luật sư Nam vào gặp, anh Quân nói anh ấy nhịn ăn, chỉ uống nước và tịnh tâm cầu nguyện, tri ân tất cả những người đã quan tâm. Đến ngày 30/7, anh sẽ ăn lại để lấy sức khỏe ra tòa.”

Thân nhân ông Quân nói họ rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của luật sư Quân vì trong lúc ông chỉ uống nước mà trại giam vẫn tiếp tục hạn chế lượng nước sạch gia đình gửi vào cho ông.

Ông Quyết cho biết các phạm nhân khác được nhận 15-20 chai nước suối mỗi lần gửi, còn ông Quân chỉ được cho nhận 10 chai, theo chỉ thị của cấp trên:

“Một tuần anh chỉ được nhận 10 chai thì không đủ nước sạch để uống. Hôm qua, Quyết lên cũng có thắc mắc với cán bộ trại, họ bảo là trường hợp anh Quân là chỉ đạo từ trên xuống. Một tuần mà uống có 10 chai nước suối 500 ml, tức là một ngày anh Quân chỉ có hơn 1 chai nhỏ thôi, là không đủ, đặc biệt trong trường hợp anh đang nhịn ăn thì còn phải uống nhiều hơn bình thường nữa.”   

Việt Nam tố cáo ông Quân có các hoạt động nhằm “lật đổ chính quyền” nhưng không chính thức truy tố ông về tội danh này.

Nhiều nhà phân tích cho rằng các cáo buộc về tội “trốn thuế” dành cho nhà hoạt động Lê Quốc Quân mang động cơ chính trị nhằm đàn áp tiếng nói đối lập, phê phán chính quyền.


Copy từ: VOA

Nhật Bản nhắc lại cam kết giúp Philippines bảo vệ biển đảo

Ngoại trưởng Nhật Bản Itsunori Onodera (T) và đồng nhiệm Philippines tại buổi họp báo chung, Manila, 27/06/2013
Ngoại trưởng Nhật Bản Itsunori Onodera (T) và đồng nhiệm Philippines tại buổi họp báo chung, Manila, 27/06/2013
REUTERS/Erik De Castro

Trọng Nghĩa
Trước các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành biển đảo của các nước láng giềng, chính quyền Nhật Bản càng lúc càng tỏ rõ quyết tâm ngăn chặn. Ghé thăm Philippines – một nước Đông Nam Á đang là nạn nhân chủ chốt của các động thái chèn ép Bắc Kinh ngoài Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm nay 27/06/2013 đã không ngần ngại nhắc lại cam kết của Tokyo là sẽ cung cấp phương tiện cụ thể cho Manila để bảo vệ các « hải đảo xa xôi » của mình.

Trong một cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin nhân dịp ông đến Manila để thảo luận về hợp tác song phương, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera xác nhận rằng Nhật Bản và Philippines đã bàn bạc về cả hai hồ sơ : Đòi hỏi chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, và tranh chấp lãnh thổ Nhật –Trung tại vùng Biển Hoa Đông.
Ông Onodera đã ghi nhận là Tokyo và Manila đang cùng chung cảnh ngộ là cần phải bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình : « Chúng tôi đang phải đối diện với một tình huống tương tự ở vùng Biển Hoa Đông. Phía Nhật Bản rất quan ngại trước khả năng tình hình ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Hoa Đông ».
Bối cảnh đó đã thúc đẩy hợp tác quốc phòng Tokyo-Manila. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho biết : « Chúng tôi đồng ý rằng sẽ phải đẩy xa hơn nữa công cuộc hợp tác song phương nhằm bảo vệ các hòn đảo xa xôi..., bảo vệ lãnh hải cũng như bảo vệ các lợi ích hàng hải ».
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh đề nghị của Nhật Bản, muốn giúp đỡ quân đội Philippines đang rất thiếu phương tiện. Ông xác nhận : « Chúng tôi đã nhất trí tiếp tục hợp tác trong lãnh vực trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ nhằm giúp đỡ lẫn nhau sao cho quan hệ quốc phòng của chúng tôi mạnh mẽ hơn ».
Cả hai Bộ trưởng không cho biết chi tiết về những gì mà Nhật Bản sẽ giúp cho Philippines trong lãnh vực quốc phòng, nhưng vào tháng hai vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã cho biết là Manila hy vọng nhận được 10 chiếc tàu tuần tra mới của Nhật Bản trong vòng 18 tháng.
Theo tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun ngày 25/06 vừa qua, vấn đề cung cấp tàu tuần duyên có lẽ sẽ được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức loan báo trong một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào tháng Bảy tới đây nhân một chuyến công du Đông Nam Á mới của ông Abe.
Một số nguồn thạo tin đã cho báo giới Nhật Bản biết là Thủ tướng Nhật Bản đã lên kế hoạch đi thăm Philippines, Malaysia và một số nước ASEAN khác vào cuối tháng Bảy, sau cuộc bầu cử Thượng viện.
Đây sẽ là lần thứ ba mà ông Shinzo Abe công du Đông Nam Á trong từ khi nhậm chức. Lần đầu tiên là vào tháng Giêng, ít lâu sau khi ông trở thành thủ tướng, với chuyến thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, và mới đây là chuyến công du Miến Điện hồi tháng Năm.
Theo các nhà phân tích, rõ ràng là Tokyo đang đẩy mạnh chính sách Đông Nam Á của mình bằng cách tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Mục tiêu chiến lược của ông Abe chính là hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc, đang càng lúc càng lớn lối cả tại Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Vừa giúp đỡ các nước Đông Nam Á, mà cụ thể là Philippines về phương tiện, Tokyo vừa hậu thuẫn các nước bị Bắc Kinh lấn lướt trên bình diện chính trị ngoại giao theo hai hướng : ủng hộ việc nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc (COC), và kêu gọi các bên tranh chấp – và nhất là Trung Quốc – tôn trọng luật lệ quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982.
Sự can dự tích cực của Nhật Bản vào vùng Đông Nam Á được cho là sẽ giúp Hoa Kỳ giảm bớt gánh nặng ngân sách trong việc triển khai chiến lược xoay trục qua Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo hôm nay tại Manila, hai Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – Phi - Onodera và Gazmin đã không ngần ngại hoan nghênh việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á.


Copy từ: RFI

ĐIẾM CHỮ.

Không thể bình nổi câu gì bởi tự thân những gì trong hình, đã nói lên tất cả. Chỉ thấy buồn về nghề...


Bị cáo ( hoa hậu) Minh Xuân ngồi ghế bi cáo trong phiên xử. Trước mặt là những kẻ cầm máy ảnh đang được gọi là (nhà báo) chỉa ống kính vào cô, bấm, chỉa ống kính vào cô, bấm, chỉa ống kính vào cô, bấm. Đến như khi cô ngoảnh cười với ai đó cũng chạy tít gọi là nụ cười bí ẩn. Đến như cô khóc thì gọi là nước mắt muộn mằn. Đến như các cô cúi mặt thì gọi là phút giây ân hận.

Chưa xong, lại kéo nhau ra chụp ảnh những người trong gia đình, chụp và phỏng vấn, toang toác , toen hoét, xoèn xoẹt suốt ngày hôm qua. Nhiều phiên tòa khác công bố xử công khai nhưng xử kín, thì không có nhà báo nào lên tiếng phản đối tòa vi hiến. Những gương mặt tham nhũng nhơng nhơng đấy, chỉ dám rón rén vạch mặt. Những vụ việc dư luận khát thèm thông tin thì len lén len lén đợi lệnh trên đã mới dám đưa tin. Một cô gái bé bỏng, rất sai trong hành vi sống, nhưng cái sai ấy không đáng, không và một ngàn lần không đáng để các nhà báo say mê gọi tên, gọi hình, bình phẩm ra như thế, lôi cả nhà người ta ra nữa...
Chữ ấy là chữ ác.
Chữ ấy không làm nên sự tốt đẹp.
Chữ ấy là chữ điếm.
Chắc chắn như vậy.



Copy từ: Cu Vinh Khoai Lang

Biển Đông: Trọng tâm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei

Cờ của các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bansadar Seri Begawan, Brunei.
Cờ của các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Bansadar Seri Begawan, Brunei.
Vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận giữa Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á và các đồng minh bất chấp sự phản đối của Trung Quốc nhân cuộc họp ở Brunei vào cuối tuần này.

Theo dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, sẽ tham dự hội nghị thường niên này, một bằng chứng cho thấy Washington thật sự đang chuyển trọng tâm chú ý tới khu vực trước ánh mắt đề phòng của Trung Quốc.

Ông Kerry có phần chắc sẽ thúc đẩy một cam kết chung về các tiêu chí về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, hải lộ thương mại huyết mạch đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.

Trước lập trường kiên định của Trung Quốc, không ai kỳ vọng một sự biến chuyển đột ngột tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này ở Brunei liên quan vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 (AMM 46) ở Brunei bắt đầu ngày 30/6 và sẽ kết thúc bằng Diễn đàn Khu vực ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 2/7 với sự tham gia của các đối tác đối thoại của ASEAN.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cùng người đồng nhiệm phía các nước ASEAN cũng sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 với Ngoại trưởng các nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật, và Nam Triều Tiên.

Tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm ngoái ở Campuchea, Ngoại trưởng các nước đã không đưa ra được một thông cáo chung vì các bất đồng về vấn đề Biển Đông.

Năm nay, với Brunei giữ ghế Chủ tịch luân phiên khối ASEAN, người ta kỳ vọng các cuộc thảo luận về Biển Đông sẽ tập trung hơn vì không như Campuchia, Brunei khó bị Trung Quốc gây áp lực hơn.

Nguồn: Channelnewsasia, DPA

Copy từ: VOA

................

Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền VN


Quốc hội Hoa Kỳ
Các dự luật phải được lưỡng viện phê chuẩn trước khi lên trình tổng thống
Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897 kêu gọi siết chặt chế tài với Hà Nội vừa được Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua, nhưng còn phải qua nhiều bước nữa.
Thông cáo từ Hạ viện Mỹ cho hay dự luật này được các dân biểu thuộc Ủy ban Đối ngoại nhất trí thông qua.
Đây là dự luật do hai nghị sỹ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California; và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang New Jersey, khởi xướng.
Dự luật HR 1897 đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam thông qua ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn đối với Hà Nội trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo.
Dự luật này sẽ phải được đưa ra bỏ phiếu thông qua tại phiên họp chung của Hạ viện vào tháng 10/2013, sau đó chuyển qua cho Thượng viện xem xét.
Nếu được thông qua tại Thượng viện, dự luật sẽ được chuyển lên trình Tổng thống để ông Barack Obama phê chuẩn thành luật. Chỉ khi đó, nó mới có hiệu lực.
Tuy nhiên các dự luật tương tự đã nhiều lần bị chặn lại tại Thượng viện.
Những người chủ xướng cho rằng dự luậ́t này sẽ giúp cải thiện tình hình nhân quyền trong nước Việt Nam, thúc đẩy nhà nước cộng sản tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và các quyền dân chủ, lao động khác, đồng thời giải quyết nạn buôn người.
Dân biểu Chris Smith nói trong một thông cáo gửi tới BBC rằng phiên điều trần về nhân quyền mới đây tại Hạ viện, với các nhân chứng người Việt, cho thấy tình trạng vi phạm "rất nghiêm trọng".
"Việt Nam tiếp tục là một trong các nước vi phạm nhiều nhất về tự do tôn giáo trên thế giới", ông Chris Smith cáo buộc.
Ngược lại, chính phủ Việt Nam nhiều lần gọi dự luật nói trên là "sai trái" và khẳng định "những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận".


Copy từ: BBC


........................

CON MỒI COC CỦA TRUNG NAM HẢI

* BÙI VĂN BỒNG
              Mới đây, trong các cuộc đối thoại, hội đàm, hội kiến với các nước, kể cả với Mỹ trong chuyến ông Tập Cận Bình mới sang thăm Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc có chung khẩu khí: “Nhanh chóng hoàn thành soạn thảo và xúc tiến nhanh để sớm thực hiện COC”. Cách đây đúng 1 tháng (29/5), Phiên họp lần thứ 8 của Nhóm Công tác chung của ASEAN và Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra tại Bangkok (Thái Lan).
Một tuấn sau phiên họp rất "đặc thù" này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói rất ‘mạnh khẩu khí’, rằng: Sau khi Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun, tại Hội thảo “Kiểm soát căng thẳng Biển Đông” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) tổ chức hôm 5 - 6/6 tiết lộ, cuộc họp giữa các nhóm công tác COC của Trung Quốc và ASEAN tại Thái Lan vào tuần trước đã đạt kết quả tích cực và Mỹ hy vọng quá trình đàm phán chính thức về Bộ quy tắc này sẽ bắt đầu trong năm nay.
                Ông Hồng Lỗi cùng không quên thòng thêm cái gọi là "kê hoạch": Các bên nhất trí thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, cũng như thúc đẩy xây dựng cơ chế, khởi thảo chương trình làm việc năm 2013-2014. Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Campuchia đã nêu khoảng 10 đề xuất hợp tác như thiết lập lập đường dây nóng cứu hộ khẩn cấp trên biển Trung Quốc -ASEAN.  Ngoài ra, phiên họp cũng thảo luận phương hướng thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các nước. Hội nghị nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán, đồng thời quyết định tổ chức phiên họp thứ 9 của Nhóm công tác chung tại Bắc Kinh vào cuối năm nay.
            Nhưng, đó chỉ là khẩu khí quen thuộc, những ‘lời nói gió bay'. Thực tế Trung Quốc vẫn giữ quan niệm về COC theo cách ‘chỉ có ta hiểu được ta’, mặc dù bề ngoài được tô vẽ kín kẽ và khéo léo trong những tuyên bố, gợi mở; nhiều khi như 'mật rót lỗ tai' thiên hạ… Cho nên, nói gì thì nói, ai cũng hiểu rằng: Trung Quốc nói là một chuyện khác.            
            Trước đó, vì Trung Quốc không sẵn sàng đàm phán COC nên chưa có nhóm công tác nào của ASEAN – Trung Quốc được thành lập cho việc này. Trong khi đó, nhóm công tác về DOC cho đến nay vẫn chỉ thảo luận về việc thực hiện những gì hai bên đã thoả thuận trong DOC mà chưa đả động gì tới COC.
             Đầu tháng 5-2013, trong khuôn khổ chuyến công du 4 nước ASEAN, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội kiến với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa tại Jakarta.
        Phát biểu trong cuộc họp báo sau khi hội kiến, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, “một số gợi ý thực tế” đã được “thực hiện và xác nhận” trong quá trình đàm phán song phương giữa ông và Ngoại trưởng Trung Quốc. Theo đó, nhóm công tác về DOC (Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông) sẽ bắt đầu thảo luận về COC (Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông) ở cấp vụ trong tương lai gần.
              Theo Kyodo News: Ông Natalegawa cũng cho biết thêm rằng, lúc đầu, Indonesia không ủng hộ việc thành lập nhóm chuyên gia này bởi vì Jakarta không muốn nhóm này thay thế cho quá trình đàm phán cấp chính phủ. Khi được hỏi về lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Vương vẫn khăng khăng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì hoà bình, ổn định và cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan một cách hoà bình.
           “Đây là lập trường của chúng tôi và chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng tôi sẽ không chỉ nói suông mà sẽ thực hiện điều đó bằng hành động”, Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh.
            Sắp tới, vào tháng 8, hoặc tháng 9, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có một cuộc họp đặc biệt tại Thái Lan nhằm củng cố lập trường về tranh chấp Biển Đông trước khi họp với Trung Quốc vào tháng 9 ở Bắc Kinh, hãng tin Kyodo (Nhật) dẫn lời Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak: “Người ta kỳ vọng tại cuộc họp này, Trung Quốc sẽ tuyên bố liệu nước này đã sẵn sàng đàm phán COC hay chưa. Cuộc họp này cũng đồng thời khởi đầu cho các cuộc đàm phán chính thức về COC - vốn đã bị đình trệ vào năm ngoái, sau khi Trung Quốc tỏ ra ngần ngại và tuyên bố rằng Bắc Kinh chỉ có thể đàm phán với ASEAN khi đủ “điều kiện chín muồi”.
            Từ mấy năm nay, việc soạn thảo, bàn định về COC cứ lùng nhằng, bởi phía Trung Quốc không dứt khoát, lúc nhất trí ủng hộ, khi lại không, tìm cớ  lảng tránh, lờ tịt đi.
            Nhìn lại mấy thập niên trước, ai cũng biết rằng DOC, hay COC, hoặc dù cho gì thêm nữa cũng chỉ làm thiên hạ thêm mệt óc. Trung Quốc vẫn (hầu như) ỷ thế nước lớn và vì đặc lợi Biển Đông cho nên không coi những cam kết, những quy ước, kể cả Luật biển quốc té là cái cóc gì cả.
             Vấn đề an ninh cho Biển Đông không phải đến bây giờ mới dặt ra gay gắt. Nhìn lại, từ gần 40 năm qua, Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng - những cơn sóng từ bản chất đã mang tính cố hữu, nhiều khi bất thường và xô bồ về tranh chấp chủ quyền lãnh hải, thềm lục địa.
             Tính từ đầu những năm 1990, sau vụ Trung Quốc (TQ) tấn công Trường Sa, tình hình Biển Đông bắt đầu nhiều căng thẳng trên một bình diện khác thường, nhiều diễn biến ngày càng phức tạp hơn. Các nước ASEAN đưa ra yêu cầu cần có biện pháp hữu hiệu để sớm ngăn chặn tình trạng an ninh bất ổn ở vùng này. Phải mất 10 năm khởi động, không ít tranh cãi, vận động, mãi đến ngày 4 -11- 2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mới được Trung Quốc ký với các nước ASEAN.
             Nhưng, thật trớ trêu trong suốt 11 năm qua, Trung Quốc đã ký cam kết nhưng vẫn không có biểu hiện nào thực hiện cam kết. Trái lại, an ninh Biển Đông rối rắm, phức tạp hơn. Việc thực thi DOC xem ra vẫn không đem lại hiệu quả gì, mà trái lại, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, chủ yếu vẫn do phía TQ gây ra cho các nước trong khu vực, nhất là 5 nước có chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông liên quan đến cái "hải danh biển Hoa Nam" của Trung Quốc, trong đó Việt Nam là nước cận kề, trực tiếp nhất, một sự đều phải "đối mặt". 
            Vì Tuyên bố cam kết DOC không được thực thi nghiêm chỉnh, lại nhiều vi phạm ở mức độ trầm trọng, từ đó phát sinh thêm nhu cầu phải có COC (Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông), như một sự bổ trợ, đốc thúc, để muốn có một ràng buộc pháp lý các bên liên quan nhằm thực hiện DOC tốt hơn. Nhưng, chỉ tính trong 21 năm qua, từ khi khởi động theo nhu cầu thực tế đặt ra cấp bách, trước động cơ (cả âm mưu) và thái độ của Trung Quốc trong ứng xử, giải quyết vấn đề Biển Đông, cam kết DOC hầu như vẫn chỉ nằm trên giấy. Và 11 năm, tuy DOC đã được tuyên bố khá hùng hồn, nhưng nay lại phải thêm COC liệu có mang đưa đến kết quả gì?
              Dù cho các nước ASEAN vẫn hy vọng sẽ đạt được một “Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc để quản lý các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn tìm đủ ý do khất lần, trì  hoãn. Trung Nam Hải thừa biết rằng: DOC va COC đều là yêu cầu của các nước có chung Biển Đông. Nếu đáp ứng các yêu cầu đó tức là Trung Quốc phải tự bỏ đi “đường Lưỡi Bò”, và như thế là đi ngược lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Vì thế, ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, con đường đi tới bộ quy tắc sẽ được tiến hành chậm rãi và thận trọng, Rằng: "Cách đúng đắn là thực thi đầy đủ Tuyên bố quy tắc ứng xử, từ từ tiến tới Bộ quy tắc ứng xử”, ông Vương nói. Cái gì có lợi cho mình thì Trung Quốc bằng mọi cách làm ngay, còn cái gì bất lợi thì tìm cách kéo giãn thời gian, đối phó, nghĩa là cứ “từ từ”. Bất chấp các lập luận đầy đủ cơ sở pháp lý của các nước trên Biển Đông, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
            Vậy là, do mức độ phức tạp ngày càng trầm trọng khó gỡ trên Biển Đông, sau DOC nay cần phải thêm COC, rồi còn phải những gì nữa mới đem lại bình đẳng, yên lành cho Biển Đông?  Mấy năm gần đây, do Trung Quốc thường có những động thái kèm rất nhiều biến thái khó lường, khiến dư luận phải đi tới khẳng định rằng: Con mồi COC đang được nhà cầm quyền Trung Năm Hải tung hứng và kéo rê khắp nơi để câu nhử các nước phải thuận theo ý mình! Đó cũng là 'chuyện thường ngày' đối với Trung Quốc!
BVB

Copy từ: Bùi Văn Bồng

Giới quan sát nói gì về tăng tỷ giá, hạ lãi suất?





Đa phần các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng...

 
 




Động thái tăng tỷ giá USD/VNDhạ lãi suất tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra ngày 27/6 đã thu hút sự quan tâm của giới quan sát quốc tế. Đa phần các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ tăng trưởng.

Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá kể từ cuối năm 2011. Theo đó, mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày hôm nay (28/6) là 21.036 đồng, tăng 1% so với mức tỷ giá 20.828 đồng áp dụng suốt khoảng 1 năm rưỡi trước đó.

Cùng với việc nâng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cũng hạ trần lãi suất huy động về mức 7%/năm từ mức 7,5%/năm trước đó, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 28/6.

Bối cảnh tăng trưởng yếu

Đánh giá về các động thái mới nhất này của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng HSBC cho rằng, điều này phản ánh nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm nới lỏng các điều kiện tín dụng, thúc đẩy cho vay, hỗ trợ cho tăng trưởng.

“Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng việc giảm trần lãi suất tiền gửi sẽ giúp đẩy lãi suất cho vay hạ, cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế”, báo cáo của HSBC có đoạn viết.

Ngân hàng này nêu rõ, số liệu mới nhất cho thấy, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam từ đầu năm tới nay mới đạt 3,31%. Nếu tính cả yếu tố lạm phát thì tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đang ở mức âm.

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã chịu ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất kể từ khi Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11 để kiềm chế hoạt động cho vay ồ ạt nhằm hạn chế các áp lực lạm phát”, báo cáo nhận định.

Trong một báo cáo khác ra hôm qua, tổ chức nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London, Anh, đánh giá rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đang đối mặt với khó khăn trong bối cảnh những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng dẫn tới tình trạng thắt chặt tín dụng. Theo báo cáo này “những vấn đề trong hệ thống ngân hàng có thể sẽ còn đè nặng lên nền kinh tế. Tăng trưởng của 1-2 năm tới có thể duy trì thấp hơn nhiều so với những gì mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây”.

Bản báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh, tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam chỉ đạt 5% so với cùng kỳ năm trước, nhích nhẹ so với mức tăng 4,9% trong quý 1, và bằng với mức dự báo trước đó của giới quan sát.

“Sự khởi sắc tăng trưởng trong quý 1 không đồng nghĩa với các điều kiện kinh tế đang được cải thiện… Việc những số liệu này được công bố trước khi kết thúc quý dẫn tới câu hỏi về tính khả tin của dữ liệu. Thậm chí, những số liệu này cho thấy, kinh tế Việt Nam sẽ chỉ tăng khoảng 5% trong năm nay, không thay đổi so với năm ngoái. Trong 2 thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 7,5% mỗi năm”, báo cáo viết.

Phân tích về nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, Capital Economics cũng cho rằng, đó là do những vấn đề trong hệ thống ngân hàng. Nợ xấu tăng mạnh, dẫn tới thắt chặt tín dụng.

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, và sẽ mất thời gian để thực hiện thành công. Cho tới khi đó, tăng trưởng có thể còn ở mức thấp”, báo cáo viết.

Điểm sáng xuất khẩu


Tuy thận trọng, giới phân tích quốc tế vẫn chỉ ra một số điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, nổi bật là lĩnh vực xuất khẩu. “Khu vực xuất khẩu vẫn hoạt động tốt. Đáng chú ý, kết quả tích cực không chỉ đến từ những mặt hàng giá trị gia tăng thấp như dệt may, mà cả ở những mặt hàng có giá trị gia tăng cao như các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong 1-2 năm tới bất chấp khả năng nhu cầu toàn cầu còn yếu”, Capital Economics nhận xét.

Báo cáo này cho rằng, dù tăng trưởng GDP gây thất vọng, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán dường như đã không còn. Hiện cán cân vãng lai của Việt Nam đang ở trạng thái thặng dư, nhờ đó mà dự trữ ngoại hối tăng, hỗ trợ cho tỷ giá đồng nội tệ.

Ở một báo cáo khác, Ngân hàng JPMorgan Chase cũng cho rằng, việc Việt Nam trở lại với thâm hụt thương mại trong tháng 6 này không phải là một mối lo lớn đối với cán cân thanh toán.

Theo thống kê, Việt Nam thâm hụt thương mại 200 triệu USD trong tháng 6. Tuy nhiên, số liệu thâm hụt của tháng 5 được điều chỉnh giảm xuống còn 553 triệu USD từ mức 1,2 tỷ USD trong lần công bố đầu tiên. Tính từ đầu năm, thâm hụt thương mại hiện là 1,5 tỷ USD, so với mức thặng dư 685 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

“Năm nay, Việt Nam có thể thâm hụt thương mại trở lại, nhưng mức thâm hụt có thể sẽ thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt 7,9-19,8% trong các năm từ 2008-2011”, JPMorgan Chase đánh giá.

Tác dụng của hạ lãi suất, tăng tỷ giá đến đâu?

Nói về tác dụng của việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá và lãi suất, HSBC cho rằng, những động thái này có thể chỉ có tác động nhỏ tới nền kinh tế. Theo ngân hàng này, lạm phát lõi của Việt Nam vẫn tăng, theo đó hạn chế cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước mạnh tay nới lỏng các điều kiện tín dụng.

“Việc giảm trần lãi suất tiền gửi có thể tạo ra một cú hích cho tăng trưởng tín dụng, nhưng chỉ là một cú hích nhỏ. Có ý nghĩa hơn cả là những cải cách nhằm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và nâng cao mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh”, HSBC đánh giá.

Cùng quan điểm trên, Capital Economics nói rằng “chỉ cắt giảm lãi suất sẽ là không đủ để vực dậy nền kinh tế. Cho tới khi giải quyết được những vấn đề trong hệ thống ngân hàng và dòng vốn tín dụng được khơi thông, tăng trưởng sẽ còn ở mức thấp”.

Dè dặt dự báo tăng trưởng

HSBC dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ ở mức 5,1%. Capital Economics dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5% trong năm nay và 5,5% trong năm tới.

Tờ Wall Street Journal dẫn một báo cáo từ Ngân hàng ANZ đánh giá rằng, kinh tế Việt Nam có nguy cơ không đạt được mức tăng trưởng 5,6% như dự báo mà ngân hàng này đưa ra cho năm 2013.

Trao đổi với hãng tin tài chính Bloomberg, ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, lạc quan thận trọng cho rằng, có thể tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang chạm đáy. “Có một vài tín hiệu cho thấy tăng trưởng có thể đang chạm đáy. Nhưng còn quá sớm để kết luận rằng liệu đây có phải là khởi đầu của một quá trình phục hồi bền vững”.

Với quan điểm tương tự, ông Gaurav Gupta, Giám đốc điều hành của hãng xe General Motors (GM) tại Việt Nam, nhận xét trên Bloomberg: “Năm nay sẽ không phải là một năm tăng trưởng mạnh của kinh tế Việt Nam, nhưng nền kinh tế đang đi vào ổn định. Năm nay sẽ tạo cơ sở cho Chính phủ hành động để đưa tăng trưởng lên mức cao hơn trong tương lai”.
Giới quan sát nói gì về tăng tỷ giá, hạ lãi suất?

Copy từ: VnEconomy

Giật mình thu nhập của 70% dân số



Kết quả điều tra từ 2006 – 2012 có trên 20% số hộ giảm chi tiêu về lương thực, thực phẩm. 50% số hộ được điều tra phải vay nợ để trang trải trong cuộc sống và sản xuất. Trong đó tiền nợ chủ yếu là vay tư nhân, còn nguồn vay từ ngân hàng chỉ chiếm hơn 13%.

Đó là thông tin được TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (IPSARD)
chia sẻ trong buổi hội thảo “Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS) ngày 27/6.
Thu nhập và chi tiêu của các hộ nông dân tăng trong giai đoạn 2006 – 2010 đang ngày càng giảm mạnh. Tiết kiệm của hộ gia đình nông thôn hiện nay chỉ khoảng 5 – 8 triệu đồng/hộ/năm, chiếm từ 10 – 15% thu nhập của mỗi hộ. Tiết kiệm của các hộ gia đình nông thôn (80%) được giữ dưới dạng vàng hoặc tiền mặt và sử dụng cho mục đích dự phòng khi có rủi ro xảy ra về thiên tai, dịch bệnh, ốm đau, tuổi già, rất ít được tiết kiệm cho mục đích đầu tư.

Nói về mức độ tăng thu nhập của hộ gia đình nông thôn đang giảm dần trong những năm trở lại đây, ông Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) cho biết: “Mặc dù 3 cuộc điều tra gần đây đúng vào thời điểm kinh tế Việt Nam và Thế giới gặp khó khăn, nhưng nhìn chung mức sống của người dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn tiếp tục chuyển đổi tốt, sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, càng về sau, đặc biệt cuộc điều tra năm 2012 cho thấy tốc độ tăng về thu nhập của người nông dân càng ngày càng giảm, đặc biệt khó khăn diễn ra ở những nhóm nghèo nhất”.
Dù làm việc rất vất vả nhưng thu nhập của nông dân giảm mạnh những năm gần đây.
 Ảnh: Quỳnh Anh
Ông Sơn cũng cho biết thêm: “Thu nhập của người dân suy giảm khác nhau giữa các vùng, rõ nhất là ở những vùng sản xuất hàng hóa lớn, cả đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nơi mà sản xuất lúa, cà phê, cá da trơn những năm vừa rồi đem lại thu nhập lớn cả cho nông dân và doanh nghiệp. Những thay đổi lớn như hiện nay đang gây khó khăn cho cả người sản xuất và kinh doanh, thêm vào đó có 2 nhóm sản xuất hết sức quan trọng như nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm và nhóm chăn nuôi, gặp phải khó khăn rất lớn suy giảm về thu nhập, sức mua trong nước giảm, thị trường thế giới. Giá đầu vào tăng đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, thêm vào đó bệnh dịch cả cho gia súc và thủy sản”.
Xoay quanh mức thu nhập của hộ nông thôn giảm, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, thu nhập từ nông nghiệp giảm dần, thu nhập từ tiền công tăng nhẹ, thu nhập từ các hoạt động phí chính thức tăng lên. Tỉ lệ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 đi cùng với việc tăng số hộ tái nghèo.
Những rào cản khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất được chỉ ra là đất đai phân tán, manh mún; các yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng cao trong khi thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ yếu. Vấn đề tiêu thụ, chế biến và bảo quản nông sản là những vướng mắc lớn chưa thể giải quyết.
Cũng tại hội thảo Thạc sĩ Trần Thị Thanh Nhàn, cán bộ IPSARD chia sẻ: Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các thảm họa thiên nhiên, thiệt hại hàng năm do thiên tai là 1,5%  GDP và ảnh hưởng trực tiếp tới 9000 người. Trong đó mùa màng và chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai và dịch bệnh.

Từ số liệu nghiên cứu của (IPSARD) đưa ra, hiện có tới 50% số hộ gia đình nông thôn chịu cú sốc về thu nhập, bà Nhàn cho biết: Sốc ở đây có 2 loại, thứ nhất là sốc tập thể tức là khi xảy ra cả làng cả huyện cả tỉnh cùng phải chịu, thứ hai là sốc cá nhân chỉ từng gia đình bị, xảy ra khi có người ốm đau, kinh doanh thua lỗ. Những bằng chứng thu thập được chỉ ra nguy cơ tổn thương trước các cú sốc  mang tính cá nhân đặc biệt do vấn đề sức khỏe.
Kết quả điều tra từ 2006 – 2012 có trên 20% số hộ giảm chi tiêu về lương thực, thực phẩm. 50% số hộ được điều tra phải vay nợ để trang trải trong cuộc sống và sản xuất. Trong đó tiền nợ chủ yếu là vay tư nhân, còn nguồn vay từ ngân hàng chỉ chiếm hơn 13%.
Ông Đặng Kim Sơn bày tỏ lo ngại, trong 3 năm 2010 – 2012, niềm tin của người dân có phần thay đổi. Giới trẻ vẫn tiếp tục giữ vững lòng tin vào tương lai nhưng lớp già, trung niên, chủ hộ, có một sự thay đổi đáng kể trong niềm tin, họ lo ngại về tương lai cụ thể nếu năm 2008 tổng mức độ niềm tin của người dân thuộc dân tộc Kinh và các dân tộc khác chiếm xấp xỉ gần 90% thì năm 2012 giảm xuống còn 81%.
Qua đây ông Sơn khuyến nghị: "Phải thừa nhận nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu giúp cho đất nước đi qua khó khăn trong tình hình hiện nay và nông dân là lực lượng chủ lực trong quá trình đó. Đã đến lúc chúng ta phải nhanh chống hỗ trợ cho nông nghiệp, giúp cho nông thôn phát triển để nông dân có thể phục hồi sức lực để đứng vững, vượt qua khó khăn".
Copy từ: Infonet


...................

Vàng vọt tăng 1,5 triệu đồng, dân mua vét vàng phi SJC


1h50 chiều 28/6, giá vàng SJC vụt tăng lên 36,6 triệu đồng/lượng, tăng hơn 1,5 triệu so với giờ mở cửa sáng nay. Giá vàng SJC tăng mạnh được cho là do 2 nguyên nhân, lực mua của người dân quá mạnh, và giá thế giới tăng nhẹ 8-9 USD/onuce.
So với giá vàng giờ mở cửa 8h sáng, giá vàng đã tăng lên 1,5 triệu đồng/lượng. So với lúc 10h sáng, vàng tăng 1,1 triệu đồng.


Theo giá niêm yết của SJC, vàng miếng giao dịch lúc 13h50 chiều 28/6 đã tăng lên 35,8-36,6 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua bán lên đến 800.000 đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Cháy vàng miếng SJC, người dân chấp nhận mua vét cả vàng phi SJC. Tình trạng cháy vàng miếng diễn ra tại các đại lý lớn ở Hà Nội khiến nhiều người phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ mới mua được. Thậm chí vàng miếng phi SJC hôm nay cũng bán được bởi người dân không thể chờ đợi để mua vàng SJC, hoặc cửa hàng báo hết.

Một khách hàng mua vàng tại Bảo Tín Minh Châu cho biết, không thể mua nổi vàng SJC nên chị đã chấp nhận mua vàng Rồng Thăng Long với giá 34,85 triệu đồng/lượng.

Không chỉ tại Hà Nội, một số thành phố khác cũng có tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng. Chị Yến, người mua vàng tại Nam Định sáng 28/6 cho biết tại đây, cửa hàng lớn cũng báo hết vàng SJC lẻ, và chỉ còn bán loại 1 lượng trở lên. Người dự định mua vàng lẻ đến rồi phải cầm tiền về không.

Giá vàng SJC tăng mạnh được cho là do 2 nguyên nhân, lực mua của người dân quá mạnh, và giá thế giới tăng nhẹ 8-9 USD/onuce.

Giá vàng trên Kitco sáng nay thông báo giao dịch ở 1202 USD/ounce, đến trưa tăng lên 1210-1211 USD/ounce, nhưng nhanh chóng rơi về 1204,5-1205,9 USD/ounce.

Diễn biến tăng giá vàng SJC trong nước tăng "ăn theo" ngay lập tức khi giá thế giới tăng 8-9 USD/ounce và chưa giảm xuống sau khi giá thế giới điều chỉnh giảm.

BT Đinh La Thăng: 'Xã hội đen thâu tóm nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương'

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, tiến độ các dự án giao thông đang chậm trễ một phần do khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng.  Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen ở địa phương thâu tóm nguồn cung.

Chiều 27/6, báo cáo Chính phủ về chủ trương mở rộng Quốc lộ 1A, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, nghị quyết của Quốc hội ban hành gần 2 năm, nhưng đến thời điểm vừa qua mới bắt đầu khởi công một loạt dự án. Cụ thể, trên toàn tuyến có 35 dự án, trong đó đã khởi công 17 dự án đầu tư bằng nguồn vốn BOT, còn lại 18 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu sẽ khởi công vào quý 3 năm nay.
BT-Thang-1372326059_500x0.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Bộ trưởng Thăng, khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu để làm đường. Riêng về vật liệu xây dựng, người đứng đầu ngành giao thông cho hay, hầu như nguồn vật liệu ở địa phương đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân khai thác. Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thàu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
“Nguồn vật liệu khai thác tại chỗ, ở địa phương thì được cung cấp, còn đưa chỗ khác đến thì lực lượng này không cho vào hoặc nếu vào mà muốn mua được lại phải nộp tiền”, ông Thăng nói.
Về tình hình tai nạn giao thông, theo ông Thăng 6 tháng năm nay diễn biến phức tạp, đặc biệt tai nạn xe khách, container và xe tải. Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường kiểm soát tải trọng xe bằng cách tăng cường các trạm cân ở địa phương, siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải.
“Phải tăng cường, chấn chỉnh ngay không để dung túng, bao che, bảo kê, vì ai cũng biết không thể lái xe nào chạy vượt tốc độ mà không việc gì, nếu lực lượng chức năng thực hiện đúng quy định”, ông Thăng nói.
Nguyễn Hưng


Copy từ: VNExpress

Bắc Kinh cảnh cáo đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thất bại

Tàu khu trục của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Ðông.
Tàu khu trục của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Ðông.

Trung Quốc cảnh cáo nỗ lực của các nước tranh chấp ở Biển Đông tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên thứ ba sẽ vô ích và những sự đối đầu với Trung Quốc sẽ thất bại.

Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới Tsinghua hôm 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của họ dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài thì các nỗ lực đó rốt cuộc sẽ trở thành những tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công.

Ông Vương không nêu rõ tên của “các bên thứ ba”.

Hoa Kỳ là đồng minh thân cận của Đài Loan và Philippines. Mỹ cũng đang có các mối quan hệ tốt hoặc đang cải thiện với các nước khác có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Quân đội Philippines trong tuần này loan báo tái tục kế hoạch cho xây dựng các căn cứ hải quân và không quân tại Vịnh Subic, nơi trước kia từng là căn cứ hải quân của Hoa Kỳ, mà lực lượng Mỹ có thể dùng để đối phó với sự tăng cường hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông.

Khuyến cáo của Ngoại trưởng Trung Quốc được đưa ra chỉ vài ngày trước khi cuộc họp của Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á diễn ra tại Brunei kéo dài từ thứ bảy tuần này đến thứ ba tuần sau.

Ông Vương nói con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp Biển Đông là thực thi đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Đây cũng chính là điều mà các nước kể cả Việt Nam từng nhiều lần lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh nghiêm túc thực hiện.

Nguồn: Reuters, AFP

Copy từ: VOA


..........................

VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng


Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối"
Thị trường vàng trong nước liên tục chao đảo giá từng ngày, từng giờ trong những ngày qua.
Các tường thuật trong nước nói sáng 28/6, giá vàng SJC tụt xuống mốc 34 triệu đồng một lượng, nhưng tới chiều tăng mạnh, lên gần 37 triệu đồng.
Trong ngày, Ngân hàng Nhà nước đã bán đấu thầu vàng miếng với mức giá trúng thầu cao nhất là 35,5 triệu, thấp nhất 35,05 triệu đồng.
Hồi đầu tháng Năm, giá vàng có lúc lên tới khoảng 42,5 triệu đồng một lượng, trong lúc tỷ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ khi đó là 20.828 đồng một đô la.
Báo tuoitre, bản online, dẫn lời ông Phan Dũng Khánh, một chuyên gia phân tích đầu tư của công ty Maybank Kimeng VN, nói giá vàng trong nước giảm là do áp lực mạnh từ giá vàng thế giới giảm, trong lúc chênh lệch giá giữa trong nước và thế giới thời gian qua quá lớn.

Phá giá tiền đồng

Trong lúc giá vàng liên tục biến động, Việt Nam hôm thứ Sáu đã phá giá tiền đồng ở mức 1% trong nỗ lực thúc đẩy quỹ dự trữ ngoại hối và xuất khẩu.
Tuyên bố đăng trên trang mạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói rằng đô la Mỹ nay được mua ở mức 21.036 đồng một đô la, tăng 1% so với tỷ giá chính thức trước đó, 20.828 đồng, hãng tin AP tường thuật.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nằm trong danh sách người có nhiều phiếu "tín nhiệm thấp".
Đây là lần phá giá tiền đồng của Việt Nam đầu tiên kể từ tháng 11/2011.
Tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối".
Mức thay đổi này, là thay đổi lớn nhất kể từ mức cắt kỷ lục 8,5% hồi tháng 2/2011, được đưa ra sau tuyên bố ngày hôm qua của chính phủ theo đó nói nhập khẩu đã vượt xuất khẩu 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay.
Các số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 4,9% trong sáu tháng đầu năm so với một năm trước, và mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% của chính phủ "sẽ rất khó đạt được", hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nói tại Hà Nội ngày hôm qua.
Một số phân tích gia nói đồng tiền của Việt Nam đang được định giá cao quá giá trị thực trong lúc hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mức để có thể hoạt động tự do mà không làm tổn hại tới nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phép kinh doanh tiền tệ với biên độ dao động 1% so với tỷ giá do ngân hàng trung ương đưa ra.
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam đã bị hụt hơi trong thời gian một thập niên qua.
Từng được coi là một trong những nền kinh tế đang lên nhiều triển vọng nhất tại Á châu, kinh tế Việt Nam gần đây bị ảnh hưởng do lạm phát cao và mức tăng trưởng chậm, trong lúc chính phủ đang phải vật lộn trong việc cắt bỏ tính thiếu hiệu quả của các công ty quốc doanh.
Cựu cố vấn kinh tế chính phủ, bà Phạm Chi Lan, nói rằng việc phá giá sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của đất nước và đưa đồng tiền Việt Nam tới sát giá trị thực trên thị trường.


Copy từ: BBC

Nhật Bản đứng về phía Philippines trong tranh chấp Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 27/6 cam kết nước ông sẽ đứng về phía Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông.

Ông Onodera đang công du Manila 2 ngày nói với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với Philippines để giải quyết cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói cả Manila lẫn Tokyo đều đang đối mặt với các mối quan tâm chung giữa lúc Bắc Kinh đang gây thù với các nước khác có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông.

Vẫn theo lời ông Onodera, Nhật Bản hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ hành động của Philippines đưa vụ kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc để nhờ can thiệp.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật đối Manila và cho biết đôi bên nhất trí tiếp tục trao đổi thông tin, kỹ thuật, và giúp đỡ lẫn nhau để củng cố mối quan hệ quốc phòng song phương.

Hai vị đứng đầu ngành quốc phòng của Nhật Bản và Philippines cũng hoan nghênh việc đồng minh chung là Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự tại Châu Á.

Ngoài tranh chấp Biển Đông đang leo thang với các nước, Trung Quốc cũng đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư Đài mà người Nhật gọi là Senkaku ở Biển Hoa Ðông.

Nguồn: AFP, Philstar.com

Copy từ: VOA


..............

Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn khiếu nại tòa án nhân dân quận 4

Tuyên Ngôn Đoàn Văn Vươn - Một tháng trước đây, chúng tôi đã khởi kiện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về việc đăng bài viết "Thực hư về những người khởi xướng: Công lý cho Đoàn Văn Vươn" qua đó xâm phạm quyền được bảo về nhân phẩm, danh dự và uy tín (đối với cả ba thành viên) và quyền bí mật đời tư (đối với hai thành viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các). Đơn khởi kiện đã được chúng tôi gửi đến Tòa án Nhân dân Quận 4.
Việc khởi kiện này, như đã nêu, nhằm nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng một vài quan điểm, mà chung quy lại là tinh thần thượng tôn pháp luật phải được đảm bảo trong môi trường giáo dục, và suy rộng ra, phải được đảm bảo trong một nhà nước coi trọng luật pháp.
Sau khi gửi đơn khởi kiện, chúng tôi đã nhận được thông báo sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện, trong đó yêu cầu chúng tôi xác định họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của tác giả bài viết nêu trên. Xét thấy điều này không thể thực hiện được trên thực tế, đồng thời không nhất thiết phải đưa tác giả bài viết vào đơn khởi kiện với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chúng tôi đã gửi đơn khởi kiện đã sửa chữa, trong đó bỏ mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Cùng với đó, chúng tôi đã bỏ yêu cầu tác giả bài viết xin lỗi chúng tôi.
Đơn khởi kiện đã sửa chữa, xét về mặt hình thức lẫn nội dung đã đảm bảo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Quận 4 đã một lần nữa gửi thông báo sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện, trong đó yêu cầu chúng tôi đưa tác giả bài viết vào mục người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời xác định họ tên, năm sinh và địa chỉ nơi cư trú của người này. 
Theo chúng tôi, yêu cầu thứ hai trên đây của Tòa án về việc sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện không có căn cứ pháp lý thỏa đáng. 
Chúng tôi nghi ngờ rằng Tòa án đang gây khó dễ cho chúng tôi.
Vì vậy, chúng tôi quyết định khiếu nại yêu cầu thứ hai của Tòa án về việc sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện.
Mặc dù việc khởi kiện của chúng tôi không nhằm mục đích thắng thua, nhưng không phải vì vậy mà chúng tôi không theo đuổi vụ kiện đến chừng nào có thể.
Với tư cách là những người học luật, chúng tôi xem đây là một dịp để không những thực hành những kiến thức pháp luật, mà còn rèn luyện thêm những phẩm chất cần có và phải có của những người mang tư cách này, trong đó có sự kiên nhẫn.
Sự kiên nhẫn của chúng tôi có thể bị thách thức, nhưng dù vậy, chúng tôi tin rằng những việc làm của chúng tôi đã, đang và sẽ mang lại kinh nghiệm cho nhiều người khác, đặc biệt là những người đang hi vọng vào một nền pháp luật được thượng tôn.

Sài Gòn, 28/06/2013
- Xem đơn khiếu nại của Nguyễn Trang Nhung TẠI ĐÂY
- Xem đơn khiếu nại của Bùi Quang Viễn TẠI ĐÂY
- Xem đơn khiếu nại của Phạm Lê Vương Các TẠI ĐÂY
Tuyên Ngôn Đoàn Văn Vươn




Copy từ: Dân Làm Báo

Việt Tân sẵn sàng chia sẻ quyền lực'



TS Nguyễn Quốc Quân
TS Nguyễn Quốc Quân tin rằng Việt Tân có tương lai ở Việt Nam
Đang có sự liên kết ngày càng tăng giữa các nhóm đấu tranh chống đảng Cộng sản ở trong và ngoài nước, theo quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Quốc Quân, nhà hoạt động dân chủ ở hải ngoại, thành viên Đảng Việt Tân.
Trả lời phỏng vấn BBC tại trụ sở của BBC ở London hôm 25/6/2013, ông Quân cũng trả lời các câu hỏi quanh nghi ngờ về việc rò rỉ thông tin cũng như 'nội gián' trong lòng tổ chức chính trị đặt văn phòng ở Mỹ.
Mở đầu cuộc phỏng vấn, Tiến sỹ Quân, người từng bị bắt giữ hai lần khi hoạt động ở Việt Nam trong các năm 2007 và 2012, bình luận và đánh giá tình hình chính trị ở Việt Nam sau khi gần đây diễn ra các vụ bắt giữ, câu lưu với một số blogger, nhà bất đồng chính kiến trong nước.
TS Nguyễn Quốc Quân: Tôi nhận thấy những việc bắt bớ vừa qua có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là khá đồng loạt sau những vụ xử án rất là nặng và thứ hai nữa là khá dồn dập.
"Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình thường trong nước."
TS. Nguyễn Quốc Quân
Theo tôi nghĩ có sự thay đổi, nó biểu hiện phần nào, nói hơi quá, sự hoảng loạn của chính quyền Việt Nam hiện thời. Thứ hai, nói lên sự không sợ của những người trí thức cũng như người dân bình thường trong nước.
BBC: Đảng Việt Tân hiện bảo vệ các dữ liệu và tránh xâm nhập các dữ liệu ra sao, nhất là đảm bảo an toàn mạng trước khả năng thâm nhập hệ dữ liệu về đảng viên, hay thông tin về các hoạt động quan trọng, theo ý kiến riêng của ông?
Vấn đề bảo đảm dữ liệu quan trọng đó là một trong những vấn đề rất được quan tâm ở trong đảng Việt Tân. Đặc biệt là các giữ liệu về nhân thân của các Đảng viên.
Quả thực vừa rồi khi tôi đi về, tôi có đem theo laptop, nếu quý vị có nhìn thấy họ bảo rằng họ tìm thấy trong laptop của tôi tài liệu đấu tranh bất bạo động, hoặc là vân vân.
Có vẻ như là sự giữ gìn dữ liệu trong máy vi tính nó có vẻ hơi yếu. Nhưng mà thực sự ra đó là một cách thử tôi xem thử coi cái khả năng kỹ thuật của Công an Việt Nam về vấn đề đào những tài liệu, dữ liệu trong máy vi tính ở mức độ nào. Chúng tôi có năm tầng. Riêng trong máy của tôi có năm tầng, nhưng họ chỉ được tầng thứ nhất và tầng thứ nhì mà thôi.
Điều thứ hai là trong đảng Việt Tân có phương pháp gọi là phân cấp thông tin. Nghĩa là ở một ông cấp độ nhất định, thì chỉ có thể biết được một loại thông tin nhất định. Thứ hai nữa là phân nhỏ thông tin. Nghĩa là một người ở vị trí cao nhất cũng không thể nào biết được toàn bộ thông tin. Đó là một trong những cách để bảo vệ.
Do đó, nếu tôi có bị bắt giữ đi chăng nữa, và gặp phải trường hợp tra khảo dữ dội như thế nào, tôi nghĩ họ cũng chỉ biết được một phần rất nhỏ của thông tin, đặc biệt của những người trong nước.

'Rò rỉ thông tin?'

BBC: Có ‎ý kiến nói Việt Tân có rò rỉ thông tin, do đó nhiều Đảng viên của Đảng ông khi về Việt Nam liền bị bắt, ông bình luận thế nào về ‎ý kiến này?

Biểu tình ở Việt Nam
Mấy năm gần đây VN chứng kiến nhiều cuộc xuống đường của người dân với các mục đích và khẩu hiệu khác nhau
Nếu so sánh số lượng người Việt Tân bị bắt qua quá trình công tác rất dài, thì chúng ta thấy rằng chỉ có một vài trường hợp thôi. Chẳng hạn như trong trường hợp của tôi, tôi về Việt Nam rất nhiều lần, trong khi họ chỉ bắt được tôi vào năm 2007 và 2012.
Rồi có những trường hợp như phát mũ nón ở trên cầu Thê Húc, rồi giữa Thủ đô Thăng Long, chúng tôi đã ứng dụng một số phương tiên thông tin nhanh nhậy, một số phương pháp, vừa là để cho cùng chia sẻ những gian nan của đảng viên trong nước, cũng như đồng bào trong nước, mà vừa là để xem thử sự nhạy bén, sự hợp tác của quần chúng xung quanh với công an, Việt Cộng như thế nào.
Nó thể hiện rằng công an Việt Nam, cũng như nhà nước Việt Nam không còn được sự hỗ trợ của người dân nữa. Do đó, nhiều công việc ở trong nước, họ sẽ bị bất lực dưới tai mắt của nhân dân đã không còn đứng về phía của chính quyền.
BBC: Trong dư luận, kể cả ở hải ngoại, có ‎ý kiến đặt vấn đề nói rằng Việt Tân là một tổ chức do ai đó lập nên để mang lại lợi thế, giúp biện minh cho duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, thậm chí có người nói trong Việt Tân có hiện tượng bị “an ninh”, “công an mật” cài vào?
Thứ nhất, hãy xem thử hành động của một tổ chức hay một con người nào đó để biết, coi coi họ đứng về phía nào. Tất cả những việc làm của đảng Việt Tân vẫn là chống chế độ độc tài. Do đó mà nếu đảng Cộng sản còn giữ nguyên đó, thì thể chế độc tài sẽ là sự đối đầu đương nhiên của nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Việt Tân.
"Sự liên kết đó không nhất thiết phải nhất thống trong một tổ chức mà liên kết hướng về mục tiêu. Và chúng ta cùng bước với nhau, để thực hiện điều đó."
TS. Nguyễn Quốc Quân
Thứ hai nữa về chuyện cài đặt, tại sao lại không đặt một câu hỏi ngược trở lại, chính trong Quốc hội, chính trong một số cơ quan của nhà nước Việt Cộng vẫn có những người rất đồng ý với quan niệm đấu tranh của đảng Việt Tân, hoặc là chính đó là đảng viên Việt Tân.
Dĩ nhiên, chúng tôi cũng không chủ quan đến nỗi trong Việt Tân không có những người cài đặt vào, nhưng họ cài đặt ở mức độ nào, và họ biết được bao nhiêu thông tin? Tôi tin rằng chắc chắn họ chỉ ở mức độ đảng viên bình thường, và họ không thể có bất cứ một loại thông tin nào cần thiết cho cuộc đấu tranh.
BBC: Việt Tân bị chính phủ Việt Nam xếp loại là tổ chức khủng bố, ông tự bảo vệ ra sao trước quan điểm này?
Thực sự ra, đảng Việt Tân cũng không cần phải tự bảo vệ. Vì chính quốc tế đã trở lời câu hỏi đó. Và thực sự chính nhà nước Việt Nam hiện giờ cũng cảm thấy sự ghép, sự úp chụp về việc 'khủng bố' của đảng Việt Tân nói riêng và một số đảng khác nói chung, thì điều đó nó cũng đã vô lý.
Do đó mà họ đã nhiều lần úp chụp cho ngay chính trường hợp của tôi về 'tội khủng bố', nhưng mà chỉ cần một, hai tháng sau đó, phải đổi thành ra một tội danh khác vì nó rất là trơ trẽn và vô lý, không ai có thể tin được.

'Cơ chế công bằng'

BBC: Thưa ông, giả sử trong tương lai, Việt Nam cải tổ thể chế, sửa đổi hiến pháp, lập một Quốc hội lập hiến mới, Việt Tân có sẵn sàng tham gia Quốc hội này hay không? Có sẵn sàng chia sẻ quyền lực với và bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?
'Tôi lạc quan về tương lai ở Việt Nam'
TS Nguyễn Quốc Quân, thành viên Đảng Việt Tân bình luận các vụ bắt giữ blogger và giới hoạt động dân chủ trong nước và tương lai của Việt Tân.
Đảng Việt Tân sẵn sàng làm việc với mọi tổ chức khác nhau miễn là không phải ở trong, cho chế độ độc tài. Vậy thì mở ra một cơ chế nào đó, với cơ hội nào đó, để đất nước thay đổi, quan trọng là thay đổi đó có được sự bảo đảm thực sự với sự công bằng để có thể đạt được tự do dân chủ hay không.
Do đó nếu đây là một cơ chế do nhà nước cộng sản Việt Nam mở ra khung cửa và mời mọi người vào, chắc chắn nếu chỉ đơn giản như vậy thôi, chắc chắn đảng Việt Tân không bao giờ tham dự. Vì chúng ta không thể nào hợp tác hay thảo luận trong một vị thế mà mình không có quyền lực, không có áp lực nào nhất định.
BBC:Theo ông việc một đảng chính trị đặt trụ ở nước ngoài được cho là thường xuyên gửi Đảng viên của mình tới một quốc gia khác hoạt động có vi phạm luật pháp ở đâu không? Ở Mỹ, theo ông có đảng phái chính trị nào từ nước ngoài vào Mỹ hoạt động chống chính quyền Mỹ và được phép hoạt động không?
Thứ nhất, Đảng Việt Tân hay nhiều đảng đấu tranh chính trị khác, gọi là có những thành phần lãnh đạo ở nước ngoài, không có nghĩa là họ đang hoạt động ở nước ngoài. Tại vì mọi đảng chính trị, nguồn gốc và phát sinh cũng là từ ở trong nước mà ra.
Đảng Việt Tân là một Đảng ở trong nước với những người, nhân sự cùng hợp tác. Vì chúng ta đứng ở trong nước có những lợi thế riêng, mà đứng ở ngoài nước cũng có những lợi thế khác, cái lợi thế đối với quốc tế, lợi thế về vấn đề truyền thông, thông tin.
Tất cả các loại công tác, nếu mà muốn được an toàn, vẫn là kiểu liên lạc chéo. Từ trong nước liên lạc với một người bên ngoài, bên ngoài liên lạc với một người khác để bảo vệ an ninh mà thôi và thành phần lãnh đạo ở trong nước của Đảng Việt Tân vẫn phải cố gắng giữ được một vị thế nhất định để có độ an toàn nhất định.
Do đó bảo là Đảng Việt Tân là một đảng ở hải ngoại, điều đó hơi quá đáng. Thực sự ra, Đảng Việt Tân hoạt động ở trong nước rất nhiều và mọi nỗ lực của Đảng Việt Tân đều là dồn cho cái sự phát triển lớn mạnh của những người Đảng viên trong nước, cũng giống như những người đồng bào có cùng quan niệm với Đảng Việt Tân ở trong nước.
BBC: Việt Tân, hoặc các tổ chức đảng phái, giới bất đồng chính kiến, hoạt động ở trong và ngoài nước có tương lai nào và ra sao trong một Việt Nam ở tương lai gần, trung bình hay xa hơn?
Biểu tình ở Việt Nam
TS Quân cho rằng đang có sự liên kết giữa các lực lượng VN đấu tranh vì tự do ở trong và ngoài nước
Thực sự ra, mong mỏi của tất cả mọi người yêu dân chủ nói chung và những người Việt Nam đã bị đè nén về tự do, về nhân quyền và dân chủ, đều muốn cho đất nước sớm có một đời sống được tôn trọng nhân phẩm, mà không chấp nhận chế độ độc tài.
Chế độ độc tài sợ nhất là gì? Chế độ độc tài sợ nhất là sự thật. Vì họ luôn luôn muốn che lấp những điều sai, hay điều trái, để họ làm những việc đó. Họ sợ thứ nhì là họ sợ công lý, sợ người dân cùng nhau đòi lại lẽ phải cho mình. Và thứ ba, họ rất sợ sự liên kết.
Tôi đã nhìn thấy những người dân trong nước đã liên kết, và dần dần đã có nhiều tôn giáo khác nhau liên kết với nhau và các tổ chức chính trị liên kết với nhau.
Tôi tin rằng ở trong nước, cũng như những người Việt ở nước ngoài, luôn luôn mong có một sự liên kết, nhất là trong giai đoạn này; hơn bao giờ hết, sự liên kết đó rất quan trọng.
Sự liên kết đó không nhất thiết phải nhất thống trong một tổ chức mà liên kết hướng về mục tiêu. Và chúng ta cùng bước với nhau, để thực hiện điều đó.
Tôi rất lạc quan trong tinh thần liên kết đó, nó thể hiện qua sự tiếp cận của nhiều nhà dân chủ, đối với đảng Việt Tân nói riêng và đối với nhiều đảng khác ở nước ngoài cũng như ở trong nước, nói chung.
Tôi rất lạc quan sự liên kết trong thời gian tới mỗi ngày một vững mạnh hơn.


Copy từ: BBC