CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Đôi điều với Dân biểu Trần Văn Hằng



Thiện Tùng
Bốn ngày sau khi Việt nam ta đắc cử vào Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhiều tác giả, từ góc đứng của mình, mỗi người viết trình làng những ý nghĩ độc lập đã đủ để đọc giả tôi tham khảo, học tập, không cần “tham chiến”. Đột nhiên ông Trần Văn Hằng, chủ nhiệm Ủy Ban đối ngoại của Quốc hội vui mừng như Việt Nam ta được lên thiên đàng không bằng, ông cao hứng, công kích những người bất đồng chính kiến với thể chế mà ông đang phò: “Đây là đòn đánh mạnh vào các đối tượng mà bấy lâu nay cố tình bôi nhọ, vu cáo chúng ta”. Tôi xin đôi điều về câu nói nầy của ông Hằng:
1/ - Cố tình bôi nhọ về nhân quyền ư? – Chữ chúng ta mà ông Hằng dùng là những ai không cần phải bày ra mọi người cũng đã rõ? Là dân biểu quốc hội, là thành viên của cơ quan Lập pháp, chẳng lẽ ông Hằng không thấy các quyền tự do được ghi ở điều 69 Hiến pháp mà ông và giới cầm quyền nói chung vi phạm một cách nghiêm trọng hay sao? – Ông chịu khó đọc lại điều 69 Hiến pháp hiện hành (1992) rồi đối chiếu với thực tế thì rõ ngô khoai.
“Thủ trưởng” Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sang Ba Lan, khi lãnh đạo nước nầy “nhắc nhở” VIỆT NAM quan tâm nhân quyền, ông Hùng nói:” Việt Nam chúng tôi sẽ nới rộng nhân quyền…” – Vậy là ông Hùng thừa nhận VIỆT NAM đã siết, đang siết nhân quyền chớ gì ?
2/ - Do không hiểu hay cố tình đánh lận con đen, ông Hằng đồng nghĩa việc Việt Nam vào HĐNQ với Việt Nam không vi phạm nhân quyền. Lẽ ra với cương vị của mình, ông Hằng lo lắng mới phải, không vội vui mừng, khích bác với những người bất đồng chính kiến gây thêm căng thẳng không cần thiết. Một câu hỏi đặt ra là tại sao kỳ nầy các nước có vấn đề về nhân quyền lại được đắc cử vào HĐNQ? Biết đâu, đây là cái bẫy, LHQ có dụng ý: Lâu nay thả lan, chúng quậy quá, nay nhốt lại để thuần hóa chúng? thể lắm chớ:
Khi vào HĐNQ, ngoài trách nhiệm về nhân quyền đối với nhân loại toàn cầu, lãnh đạo Việt Nam còn phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng nầy về việc thực hiện quyền con người đối với 90 triệu dân Việt Nam. Nếu không làm tốt bị phê bể mặt trước bạn bè, có khi còn bị khai trừ hoặc phân biệt đối xử là khác.
Tiện đây, tôi báo cho ông Hằng biết thêm: HĐNQ quyết nghị không theo quy chế phủ quyết mà theo quy chế thiểu đa – thiểu số phục tùng đa số. Hội đồng nầy đang có 47 thành viên, những nước ít nhiều vi phạm nhân quyền đang thiểu số.
Đã là thành viên tổ chức nhân quyền thì phải chấp nhận cho HĐNQ và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền thanh tra ở Việt Nam khi họ có yêu cầu. Chẳng hạn: thanh sát tiến trình bầu cử, tiến trình phúc quyết Pháp luật, thanh sát trại giam, thanh sát xử và quyết án .v.v…
3/ - Giới lãnh đạo đương nhiệm của Việt Nam ký để được vào Hội đồng nầy không phải cho riêng mình mà ký thay mặt 90 triệu dân Việt Nam. Do vậy, cả dân tộc Việt Nam có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tổ chức thực hiện nhân quyền ở đất nước Việt Nam, họ sẽ làm tất cả những gì mà Pháp luật Việt Nam và Luật Quốc tế Nhân quyền… không cấm như: ra báo tư nhân / trao đổi thông tin trao / khiếu nại, biều tình đòi dân sinh dân chủ… chẳng hạn. Họ có quyền tố cáo, khiếu nại vượt biên giới nếu bị nhà cầm quyền ức hiếp.
Với thể chế độc tài toàn trị, lâu nay Việt Nam có thói quen một mình “múa gậy giữa rừng hoang”. Nay Việt Nam đã vào HĐNQ, khác nào đã đút đầu vào tròng, giới cầm quyền đáng lo hơn đáng mừng. Ngược lại, giới bất đồng chính kiến đáng mừng hơn đáng lo, phải xem đây là cơ hội để “phá xiềng” – ngôn từ của ông Hồ Ngọc Nhuận.
Theo tôi, ở Việt Nam ta muốn giữ thể chế độc tài toàn trị thì không nên quan hệ với các nước dân chủ, và cũng đừng tham gia bất kỳ tổ chức tiến bộ nào của khu vực và thế giới – Đã vào chùa thì phải kính phật, chấp nhận ăn chay có phải vậy không dân biểu Hằng.
15/11/2013
T.T.
Tác giả trực tiếp gửi cho: Bauxite Việt Nam

.................

Bàn luận cuối tuần: Nhân quyền há phải đồ trang sức


Phạm Toàn

Ngẫm đi nghĩ lại, thấy cái lý luận của chàng nào đó thật là hay: “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”.
Phát ngôn đó thật chân tình. Nó mang tính lý luận theo cái dòng suy lý được tổng kết từ một thực tại là tay anh nào chị nào cũng dính chàm cả rồi! Cái nhà lý luận đó thực sự là một kiểu nhà lý luận nằm trong chăn. Khái quát hóa cho vui, đó là một nhà lý luận của chăn, trong chăn và vì chăn. Dĩ nhiên trong chăn ngoài vài ba thứ cần khám phá khác không mang tính lý luận, còn có rận. Từ đó suy ra, chúng ta đã gặp được kiểu nhà lý luận từ trong chăn mà ra, nhà lý luận của rận, do rận và vì rận.
Từ hình thù một quốc gia phóng chiếu thành một thế giới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thì cũng vậy thôi. Là muốn nói đến chính cái Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ vài ba năm vừa được bầu ra ấy. Ông Ban Ki Mun không phải hạng người vô học nên ông không lý luận kiểu “Đụng vào đâu cũng chặt cũng chém cũng xử, cũng bỏ không bầu thì rồi lấy ai ra làm việc?”. Ông Ban Ki Mun với nụ cười hiền như người mẹ hiền chỉ gửi một thông điệp ngầm qua nụ cười hiền: “Nhớn rồi, phải tự xử lý mọi việc, không được có cái thói mếu máo chạy về, vừa sờ ti vừa mách mẹ!”.
Giới trẻ nước nhà, may sao, đã không muốn có thói xấu sờ ti mách mẹ đó. Họ làm ăn rất đàng hoàng. Họ sẽ cùng mọi người in ra những bản Tuyên ngôn Quyền Làm Người để nội dung cao quý đó được lan truyền trong khắp đất nước. Vì đất nước mình còn quá nhiều người không biết hoặc không nhớ ra rằng mình đúng là Người. Thế nên mới có những người đã tìm mọi cách để được lẻn vào trong một cái Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và họ vẫn ngỡ rằng một lần nữa họ lại thêm một cơ hội dùng những thiết chế dân chủ như những món trang sức. Nhưng người dân thì đã dần dần hiểu, và nhờ hoạt động của các bạn trẻ, họ sẽ ngày càng hiểu rõ hơn về các quyền làm người của mình – vì những quyền ấy thật thiết thân, trước hết là quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc. Và sống, và được sống hạnh phúc hoàn toàn không mang tính trang sức.
Như cái quyền Đoàn Văn Vươn từng thực hiện: lấn biển, nuôi thủy sản, giành giật với bão với lụt, giành giật có khi không nổi với nước đến độ phải hy sinh con gái mới tám tuổi đầu của mình cho nước. Một cô giáo khi nghĩ đến lớp Hai lớp Ba mình đang dạy bỗng hụt đi một em bé dễ thương đến thế, có khi chỉ mới thấy cái “sĩ số” hụt di vài phần trăm – nhưng với vợ chồng anh Vươn, với họ hàng nhà ấy, với làng xóm ấy, với cái lòng mưu cầu hạnh phúc ấy, đó là mất đi một trăm phần trăm hy vọng không bao giờ cứu vãn nổi.
Thật lạ kỳ, một dân tộc đã sẵn lòng hy sinh nhiều triệu người để có Dân chủ và Tự do, bỗng lại rơi vào thảm cảnh những Tự do và Dân chủ trở thành những đồ trang sức. Tội nặng phải đổ lên đầu giới trí thức, không nên đổ cho kẻ khác. Vì giới trí thức chưa làm cho toàn dân tộc hành động cho đúng thực chất các khái niệm – khiến cho Tự do và Dân chủ từ chỗ là những nguyên lý của sự sinh tồn và sung túc trong hài hòa, thì lại trở thành những hột trai giả lấp lánh trên ngực những ông nghị ba hoa những bà nghị nói leo trong một hệ thống ấn nút vô duyên và vô trách nhiệm – trên cái cân Công lý giả của những tòa án xử oan dân mà không mảy may biết thẹn biết nhục – trên những bàn tay đặt trên ngực nghe đọc lời thề Hippocrate giả cốt lấy được mảnh bằng để rồi theo kịp vết lăn của những kẻ hành hạ sức khỏe người dân…
Thế nhưng, cuộc sống dạy ta điều này: đồ vật có nguyên vẹn giá trị tự nó của đồ vật, và tùy theo trình độ con người mà giá trị của đồ vật được tôn lên hoặc bị vùi dập đi. Có thấy chị Dương Thị Tân vượt cả ngàn cây số đi thăm nuôi anh Hải Điếu Cày mới thấy hết giá trị anh Hải trong mắt Dương Thị Tân – và cả trong con mắt những ai biết nhìn nhận thấu giá trị của Nguyễn Văn Hải – như trường hợp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chẳng hạn. Nào, ngoài Nguyễn Văn Hải Điếu Cày ra, ai được đích thân Barack Obama nêu tên đích danh, xin hãy giơ tay lên cho coi?
Nhân quyền, quyền của con người, quyền được làm người, nếu Hồ Xuân Hương còn sống, hẳn Nàng sẽ viết thế này: Nhân quyền há phải đồ trang sức, Bá ngọ các anh chớ có nhầm!
Hãy mở to mắt nhìn vào lịch sử chừng dăm bảy năm gần đây thôi, chẳng cần phải nghĩ xa xôi đến thời Kiệt Trụ vớ vẩn nào, và sẽ thấy cái nhầm của anh nào đó đã dẫn đường cho anh ta chui vào ống cống. Tổng thống Gaddaffi được Hiến pháp suy tôn tổng thống suốt đời đó. Bá ngọ anh! Bá ngọ cả nút các anh!

P. T.

Copy từ: Bauxite Việt Nam


........................

VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn


Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT
Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT
Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư.
Việt Nam ngày 7/11 ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn, hình phạt hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.

Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, ông  Gerald Staberock, nói cộng đồng quốc tế cần Hà Nội cần chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.
 
Ông Gerald Staberock: Bất cứ nước nào phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn, vốn là văn kiện của toàn cầu ngăn chặn tra tấn, đều đáng được hoan nghênh vì đó là một tín hiệu hứa hẹn. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi phê chuẩn họ phải thực thi những điều ký kết, phải có những sự thay đổi thật sự.

VOA: Làm thế nào để đảm bảo rằng những nước phê chuẩn Công ước áp dụng những điều ký kết vào thực tế, thưa ông?

Ông Gerald Staberock: Trước tiên, đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý. Phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý với quốc tế phải hình sự hóa tội tra tấn theo đúng định nghĩa trong Công ước, cần lập ra một hệ thống hữu hiệu chống tra tấn chẳng hạn như cho phép bị can được tiếp cận với luật sư ngay sau khi họ bị bắt, rà soát lại hệ thống giam giữ, và phải có luật bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Tóm lại, Công ước Chống Tra tấn cung cấp khung pháp lý rất chặt chẽ nhưng điều quan trọng là nước phê chuẩn phải áp dụng vào thực tiễn.

VOA: Nếu những điều được ký kết không được thực thi trong thực tế, có biện pháp chế tài nào đối với các nước phê chuẩn Công ước nói mà không làm không?


Đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý.
Ông Gerald Staberock: Trước tiên, tôi nghĩ các nước phê chuẩn Công ước có một nghĩa vụ như cung cấp các báo cáo thường xuyên cho Ủy ban của Liên hiệp quốc Chống Tra Tấn, cơ quan độc lập gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chống tra tấn, về những biện pháp áp dụng để tuân thủ Công ước. Trong vòng 3-4 năm sau khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải đưa ra các báo cáo này. Tuy nhiên, trước nay chúng ta thấy rằng với các hiệp ước quốc tế khác mà Việt Nam từng phê chuẩn, họ rất trì trệ trong việc này. Dù không có lực lượng thanh sát quốc tế tới tận nơi kiểm tra và ngăn chặn tra tấn, nhưng có cơ chế thực thi mà Việt Nam phải tuân thủ.  

VOA: OMCT đánh giá tình trạng tra tấn và chống tra tấn tại Việt Nam như thế nào?

Ông Gerald Staberock: Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng đã nêu lên các quan ngại trầm trọng về nạn bắt bớ, ngược đãi những người bị giam giữ kể cả những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy hay phục hồi nhân phẩm..v.v..Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.

VOA: Việt Nam lâu nay bị chỉ trích rằng tham gia nhiều Công ước quốc tế nhưng thực thi thì yếu kém. Làm thế nào thúc đẩy hữu hiệu để Việt Nam tuân thủ những điều ký kết với quốc tế ngoài những lời tố cáo hay kêu gọi?

Ông Gerald Staberock: Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự từ chính phủ Hà Nội, cho phép giới bảo vệ nhân quyền được hoạt động và có biện pháp cụ thể bài trừ tra tấn. Lúc đó mới có thể thấy được một sự thay đổi thật sự chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ khi ký kết Công ước. Việc mà Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí và nhiệt tâm chống tra tấn là cho phép các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực chống tra tấn đến Việt Nam quan sát. Các chuyên gia độc lập này trước nay từng yêu cầu được đến mục kích sở thị tại Việt Nam để giúp đưa ra các đánh giá xem cần phải có những thay đổi thế nào, nhưng yêu cầu của họ chưa được Hà Nội đáp ứng. Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này. Các nước giữ kín những chuyện này cho thấy họ có gì đó để che giấu. Chúng tôi kêu gọi một cách đáp ứng khác tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các vấn đề nhân quyền đáng báo động bị quốc tế lưu ý, trong đó có tình trạng tra tấn và bạc đãi tù nhân.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông  Gerald Staberock, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Copy từ: VOA


.....................

Điếc không sợ lũ



DaoLeTo
Cách đây mấy hôm, trước khi Quốc hội thảo luận về quy hoạch thuỷ điện, xem thời sự trên VTV1, thấy chạy dòng chữ đại ý, các hồ thuỷ điện của EVN đã và đang được vận hành đúng quy trình đơn hồ và liên hồ, người viết đã thấy nghi nghi. Nghi vì thái độ nhẫn tâm và vô trách nhiệm đến mức tàn độc của EVN vẫn thường thấy trong lobby, trong tuyên truyền lừa mị dư luận, lừa mỵ cả các Đại biểu Quốc hội.


 Hẳn chưa ai quên câu nói nổi tiếng ...điếc không sợ súng của Thứ trưởng Bộ Công Thương, nay là Chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng: Tôi chịu trách nhiệm về sự an toàn của đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Nghi vì quy trình đúng ở đây là quy trình nào ? An toàn của đập trước hết, rồi mới đến tính mạng người dân; An toàn của người dân trước hết, rồi mới tính các chuyện khác; hay An toàn của đập đồng thời bảo đảm đủ nước phát điện, còn mọi chuyện cỏ rác khác... xét sau. Giờ đây thì kịch bản xấu nhất, quy trình tốt nhất cho ...EVN và xấu nhất cho ...Nhân dân đúng là đã được vận hành.
31 người chết tức tưởi, oan khuất, không kịp trăng trối (tính sơ bộ đến thời điểm này); nhà cửa và chút của cải còm của hàng vạn hộ gia đình các tỉnh Nam Trung bộ và Tây nguyên cũng bị lũ cuốn trôi. Hậu quả về mặt xã hội chắc không chỉ dừng lại ở đó, nỗi ám ảnh về sự thất học của trẻ thơ, sự đói nghèo - nguồn gốc của bất hạnh, và tội phạm cứ thế mà lớn dần. Đắng cay ở chỗ, EVN và những người vận hành hồ chứa thừa biết cả nước đã gồng mình phòng tránh cơn bão số 14 và liền đó là áp thấp nhiệt đới. Vậy mà...
Đâu rồi, lợi ích của Thuỷ điện, của Hồ chứa ? Đâu rồi, quy trình vận hành các hồ thuỷ điện mà Chính phủ hô hào xây dựng mấy năm nay ? Đâu rồi, trách nhiệm của VTV1 khi chạy dòng chữ nói trên để nhân dân tin tưởng và ... bị lũ cuốn trôi. VTV1 có bao giờ thẩm định dù chỉ sơ qua những thông tin mà thực ra là EVN đang tự quảng cáo không ? Hay là do đối tác chiến lược, người ta quẳng cho cái gì thì xài cái đấy kể cả lừa mị nhân dân, lừa mị Quốc hội ?
Ai cũng biết việc xây dựng các hồ chứa nước nói chung là tất yếu khách quan nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đương nhiên là phục vụ đời sống của nhân dân. Và, bảo đảm an toàn cho hạ lưu thì lại càng đương nhiên là nguyên nhân tồn tại của mỗi hồ chứa. Hãy thử điểm qua, nó đương nhiên đến thế nào nhé. Qua nhiều năm theo dõi, người viết chỉ thấy Hồ Hoà bình, Thác bà là còn thực hiện được mục tiêu đảm bảo nước tưới tiêu cho nông nghiệp (Dù chật vật, và tính toán, bàn bạc lôi thôi lắm). Còn các hồ khác, nhất là khu vực Quảng Nam, thì đến nước ăn NGƯỜI TA cũng chẳng cho chứ đừng đến nước phục vụ nông nghiệp. Thực tế thiếu nước ăn do các dòng sông trơ đáy thời gian qua ở Nam Trung Bộ, kể cả Đà nẵng đã minh chứng điều đó. Như vậy, các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện đã không tròn trách nhiệm hay nói đúng hơn, ai đó, đã vì cái gì đó để các hồ chỉ vì mục tiêu cao nhất là tích nước phát điện để có chi phí rẻ và bán giá cao mà thôi.
Thử hỏi có sự đánh đổi nào tàn độc và dã man hơn như thế. Thử hỏi có tội ác nào hơn khi EVN dùng chính những đồng bạc có được từ sự đánh đổi đó để vun vén cho mình. Xây nhà làm việc hiện đại, bóng lộn, sang trọng nhất Việt nam, gấp trăm, gấp ngàn lần cung điện của Vua Chúa ngày xưa Đại biểu Kso Phước nhé; xe ô tô thì phải nhiều tỷ đồng mới xứng kỳ đức. Rồi thì lãng phí tham nhũng vô tội vạ, đến độ gần chục ngàn tỷ đồng mà Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chịu, không biết là nó sai quy định hay là không (chỉ nhất quyết không phải là tham nhũng lãng phí ?!). EVN thật đúng là bậc kỳ tài thời nay.
Dù là ai oán, dù vẫn biết mọi sự so sánh đều khập khiểng nhưng người viết vẫn muốn hét lên để các Đại biểu Quốc hội, nghe thêm lần nữa. Đó là, thẩm mỹ viện Cát tường mới chỉ 1 người chết, tiêm vaccine mới chỉ chục người chết còn thuỷ điện, hôm nay mới 31 người chết nhưng không cẩn thận thì sẽ có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chỉ cả làng, cả huyện có thể bị cuốn trôi.
Đó há chẳng phải vi phạm quyền được sống - Quyền cơ bản nhất của nhân quyền hay sao ? Người viết có biết đôi chữ Thánh hiền, được học hành Đại học ít nhất bằng các vị nhưng không thể hiểu, trong số các vị có kẻ vô tư hỉnh mũi trước một động thái, trước một lời khen của bạn bè mà nhắm mắt, bịt tai trước thực tại khách quan trong xã hội nước nhà. Vô cảm trước tội ác, tiếp tay cho tội ác thì còn ác gấp trăm nghin lần.
Quay lại câu nói "Chúng ta đang nói về chúng ta...". Người viết rất tâm đắc với nhận xét của 2 NHÀ BÁO LÊ THANH PHONG và NGUYỄN QUANG VINH được đăng tải trên QUÊ CHOA. Đó mới là những tiếng nói phản biện vì nhân dân, vì nhân quyền, vì đất nước. Rõ ràng, lịch sử nghị viện nước nhà sẽ ghi vào kỷ lục như là câu nói tối nghĩa nhất, thộn nhất. Nhìn khuôn mặt ngô nghê, thái độ phản cảm của ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng người viết thấy tâm trạng của mình thật khó tả. Đúng là khó tả thật.
Theo suy đoán của người viết, suy đoán thôi vì thực sự rất khó hiểu. Ông Bộ trưởng muốn nói, để xẩy ra tình trạng quy hoạch thuỷ điện tùm lum hiện nay, trách nhiệm không của riêng ai, càng không phải là của Thủ tướng, của Chính phủ hay Bộ ngành nào, mà là của CHÚNG TA. Bao gồm nhân dân, chính quyền địa phương và các Đại biểu Quốc hội. Nên Quốc hội đừng có mà xét nét. Nhưng Ông lại rất tinh ranh khi nói tiếp: Xin với Quốc hội là quy hoạch thuỷ điện là quy hoạch mở, quy hoạch động...Người viết buộc phải hiểu là, trong ngăn kéo của vị Bộ trưởng này chắc lại có vài chục cái để xem xét bổ sung đây. Thật là miệng quan có gang, có thép. Rất may, phát biểu đó đã bị chặn lại bởi một vị Tên MINH, họ NGÔ. Hẳn là phải chất chứa lắm, phải đau lắm nỗi đau của đồng bào mới phản ứng nhanh đến như vậy.
Chân lý mà người viết nhận thức ra là cho dù ai phê duyệt, để thuỷ điện tàn phá môi sinh, không hiệu quả, không bảo đảm đa mục tiêu, không bảo đảm an toàn cho hạ lưu, gây nhiều thảm hoạ cho phát triển Kinh tế xã hội như hiện nay luôn luôn là Chính phủ, các Bộ trưởng và cá nhân Thủ tướng. Dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phê duyệt cái nào thì cũng không thể thoái thác. Hiển nhiên, EVN, Bộ Công thương luôn là kẻ tội đồ góp phần đắc lực, trực tiếp vào những sai lầm, khuyết điểm này khi đã tham mưu, đã cho phép nó xảy ra như thế.
Nhưng một lần nữa, như mọi lần lại vẫn không thể quy trách nhiệm cho ai. Xót xa chưa. Thế thì sao còn chần chừ với TAM QUYỀN PHÂN LẬP; không đề cao DÂN CHỦ, CÔNG KHAI và MINH BẠCH để "Bất chiến, tự nhiên thành" nhằm khắc phục vấn nạn này cùng những khúc mắc chưa có lối ra khác. Thật là...
 Tác giả gửi: Quê Choa’ blog


................

Miền Trung-Tây Nguyên: 50 Người Chết Và Mất Tích Do Mưa Lũ


Sáng 17/11, thông tin từ Văn phòng Trung tâm PCLB Khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết, do ảnh hưởng của bão số 15 và mưa lũ, đã gây thiệt hại nặng tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Theo báo cáo nhanh từ các tỉnh, tính đến sáng 17/11, đã có 24 người chết, 10 người mất tích và 16 người bị thương do mưa lũ. Cụ thể, trong 24 người chết, tại tỉnh Quảng Nam có 2 người, Quảng Ngãi 8 người, Bình Định 12 người, Kom Tum 1 người, Gia Lai 1 người. Trong số 10 người mất tích, tại tỉnh Quảng Ngãi 4 người, Quảng Nam 1 người, Bình Định 2 người, Phú Yên 1 người, Khánh Hoà 1 người và Gia Lai 1 người. Ngoài ra, mưa lũ đã làm 15 người tại Quảng Ngãi và 1 người tại Bình Định bị thương.

Mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường gây chia cắt giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Mưa lũ cũng đã làm 53 ngôi nhà bị đổ, sập, trôi; trong đó, tỉnh Quảng Ngãi có 32 nhà, Bình Định 6 nhà, Phú Yên 14 nhà, Khánh Hoà 1 nhà; 166 ngôi nhà bị tốc mái (Quảng Ngãi 82 nhà, Bình Định 84); 109.452 nhà bị ngập (Thừa Thiên Huế 11.141, Bình Định 98.094, Phú Yên 187, Ninh Thuận 30, riêng tỉnh Quảng Nam chưa có báo cáo cụ thể). Tổng diện tích lúa bị úng ngập, hư hỏng 1.062 ha và diện tích hoa màu bị úng ngập, hư hỏng 691 ha.

Các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) ngập trên diện rộng. Hiện, vùng ngập đã giảm khá, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.

Hơn 40 xã tại lưu vực các sông như Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) đã bị ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập. Hiện tại, hạ du sông Vệ, sông Trà Câu còn ngập, các khu vực khác giao thông đã trở lại bình thường. Trước đó, tính đến 17h 15/11, toàn tỉnh bị ngập trên diện rộng, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập; trong đó, huyện Ba Tơ có 3 khu vực dân cư bị cô lập hoàn toàn, huyện Nghĩa Hành có 9/12 xã bị ngập, huyện Sơn Hà 7 xã bị chia cắt do tuyến đường giao thông và cầu bị ngập...


Tỉnh Bình Định cũng bị ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập. Trong đó, huyện Tuy Phước bị ngập 80% diện tích với 36.000 nhà/45.000 người. Nhiều xã bị nước lũ chia cắt, cô lập. Mưa lớn đã gây lũ quét tại các xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn, An Quang (huyện An Lão). Toàn bộ hệ thống đê Đông hầu hết bị ngập (42/47km), độ sâu ngập trung bình 0,5m chỗ ngập sâu nhất 1m. Hiện tại vùng ngập đã giảm mạnh, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Côn, sông Lại Giang. Tỉnh Phú Yên cũng bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân. Hiện tại cơ bản đã hết ngập, chỉ còn ngập những điểm thấp trũng.

Trước đó, trên địa bàn tỉnh Bình Định và Phú Yên có nhiều tuyến đường và cầu bị ngập làm chia cắt giao thông...

Duy Lợi 
.
 ..............................
 

Trung Cộng, cường quốc trị giá 100 ngàn đô la


Trần Trung Đạo
 
a1a13.jpg
Bangladesh là quốc gia có dân số 147 triệu ở vùng Nam Á. Sau cuộc chiến tạm gọi là nội chiến Pakistan dài phát xuất từ các lý do văn hóa, tôn giáo, địa lý, quốc gia Bangladesh được thành lập vào năm 1971. Về kinh tế, Bangladesh được xếp vào hạng thứ 151 trên thế giới, nghĩa là rất nghèo. Nhiều triệu trẻ em Bangladesh vẫn còn thiếu dinh dưỡng. Chẳng những thế, các nước chung quanh cũng là những nước nghèo không thua kém nên các quan hệ kinh tế thương mại trong khu vực chẳng phát triển gì nhiều.
Nhưng khi trận bão lụt Katrina xảy ra ở New Orleans, Mỹ, tháng 8 2005, Bangladesh là một trong những quốc gia đầu tiên đáp ứng về cả nhân lực lẫn tài chánh. Chính phủ Bangladesh đã tặng nạn nhân Katrina 1 triệu đô la và sẵn sàng đưa chuyên viên sang giúp xây dựng các đê điều ở New Orleans mà họ vốn có nhiều kinh nghiệm.
Có người cho rằng việc Bangladesh tặng một triệu đô la cho Mỹ chẳng khác gì “gánh củi về rừng” và cũng có người cho rằng đó là một cách đầu tư lòng nhân đạo. Một nước nghèo như Bangladesh, số tiền một triệu đó sớm muộn cũng được Mỹ viện trợ trở lại, có thể với cả vốn lẫn lời.
Nhưng đại đa số các nhà bình luận đều đồng ý, trên tất cả những khía cạnh chính trị, kinh tế, nghĩa cử của chính phủ Bangladesh đã nói lên tấm lòng nhân ái của những người cùng cảnh ngộ. Năm 1974, Bangladesh vừa mới thành lập đã phải chịu một trong những cơn lụt lớn nhất trong lịch sử nhân loại với gần 30 ngàn người chết. Những cơn mưa mùa kéo dài suốt tháng đã làm xứ sở này sống với lũ lụt thường xuyên như chúng ta thấy trên các phóng sự truyền hình. Không ai hiểu được nỗi lòng của người chịu đựng lũ lụt hơn những người phải than thở “trời hành cơn lụt mỗi năm” như người dân Bangladesh.
Ngày 4 tháng 11, bão Haiyan hay Yolanda theo cách gọi của Philippines được cảnh báo và ngày 7 tháng 11, Tổng thống Phi Benigno Aquino III kêu gọi dân chúng trong vùng bão sẽ đi qua di tản tức khắc. Nhưng nhiều khu vực không biết tin tức và dù có nhận được lịnh cũng không biết đi đâu. Và vài giờ sau, lúc 6 giờ sáng cơn bão với sức gió 275 kilomet giờ vào đất liền.
Theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Theo phóng viên CNN có mặt tại chỗ trong những ngày đầu, nhiều làng đã trở thành ngôi mộ tập thể và nạn nhân sống sót phải uống nước dừa để sống. Với sức gió 275 kilomet một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.
Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm quốc gia, hàng ngàn tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Chính phủ Mỹ chỉ vài giờ sau cơn bão đã thông báo viện trợ khẩn cấp 20 triệu đô la, Anh tặng 16 triệu đô la, Nhật Bản tặng 10 triệu đô la. Đó chỉ là tiên mặt, ngoài ra, các hàng không mẫu hạm HMS Illustrious của Anh, USS George Washington của Mỹ chuyên chở thuốc men và vật dụng cần thiết đến Phi.
Và Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đã viện trợ 100 ngàn đô la.
Đừng nói gì các công ty như IKEA cam kết 2.7 triệu đô la, Coco-Cola cam kết 2.5 triệu, số tiền viện trợ của cường quốc thứ hai trên thế giới có thể còn thấp hơn số tiền do các cựu thuyền nhân và đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đóng góp. Báo Times bình luận 100 ngàn đô la là một sỉ nhục đối với Philippines. Trước phản ứng của dư luận thế giới mới đây Trung Cộng đã gia tăng viện trợ lên đến 1.64 triệu đô la nhưng không phải tiền mặt mà là mùng mền, chăn chiếu. Những món “Made in China” này nghe qua là đã sợ.
Nhiều nhà bình luận dù phê bình Trung Cộng đã yểm trợ chỉ bằng 6 phần trăm số tiền New Zealand đã hứa nhưng không ai hiểu tại sao các lãnh đạo Trung Cộng lại có thể làm như thế, chẳng lẽ chúng không biết thế nào là xấu hổ hay sao. Ngay cả tờ Global Times có khuynh hướng dân tộc cực đoan cũng viết trong phần bình luận ngày 12 tháng 11, 2013 “Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm nên tham gia vào các hoạt động cứu trợ để giúp đở nạn nhân của quốc gia láng giềng. Nếu Trung Quốc làm nhục Philippines lần này, Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn lao.”
Lãnh đạo Trung Cộng không phải là không nhận ra điều đó nhưng Trung Cộng ngày nay không phải là một Trung Cộng mà Chu Ân Lai từng thề nguyền sát cánh cùng các nước nghèo, bị trị láng giềng tại hội nghị Bandung ở Nam Dương 1955. Trung Cộng ngày nay cũng không phải là một Trung Cộng mà Đặng Tiểu Bình đã hứa chia ngọt sẻ bùi với các quốc gia Đông Nam Á bằng những lời đường mật trong chuyến viếng thăm của y năm 1978. Cơn bỉ cực đã qua, thời thái lai đang tới, lãnh đạo Trung Cộng ngày nay là một đám kiêu căng đang giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc Đại Hán và chủ nghĩa này sẽ là chảo dầu của chiến tranh thế giới lần thứ ba phát xuất tại Á Châu.
Hơn ai hết, lãnh đạo Trung Cộng biết 3 trong số 20 cơn lụt lớn nhất nhân loại đều xảy ra tại Trung Hoa với khoảng 3 triệu người chết trong cơn lụt 1931, hai triệu người chết trong cơn lụt 1887 và khoảng bảy trăm ngàn người chết trong cơn lụt 1938, nhưng bản chất ti tiện, kiêu căng của giới lãnh đạo CS đã giết chết đặc tính “nhân chi sơ tính bổn thiện” của con người, che khuất tình “đồng cảnh tương thân”, bôi một lớp tro đen lên trên mấy ngàn năm văn hóa Trung Hoa và hủy hoại thể diện một của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Trung Cộng là một trong những nước có nguồn dự trữ vàng lớn nhất thế giới, là nước chủ nợ lớn nhất thế giới và GDP có khả năng sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2020 với ước lượng khoảng 24 ngàn tỉ đô la. Trung Cộng có rất nhiều cái nhất nhưng những điều đó không làm nên giá trị của một quốc gia, không làm cho nhân loại kính trọng Trung Cộng hơn Bangladesh, bởi vì giá trị của một quốc gia không phải được xác định bằng của cải mà bằng các tiêu chuẩn đạo đức, dân chủ, văn minh và văn hóa.
Khi bàn về những phẩm chất để làm một quốc gia trở nên vĩ đại và được kính trọng, nhà văn Thomas Fann, trong một tiểu luận xuất sắc đã nêu ra 10 yếu tô gồm tự do, công lý, danh dự, đạo đức, lòng thương cảm, thành thật, giá trị cuộc sống, sáng tạo, vượt trội, bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. Thomas Fann nhấn mạnh đến việc nghĩ đến các thế hệ tương lại khi nhắc câu chuyện Disney Land. Ông Walt Disney chết năm năm trước ngày Disney World ở Florida, Mỹ, khai mạc. Trong lễ khai mạc, có người than phải chi ông còn sống để thấy những khu chơi dành cho cho thiếu nhi huy hoàng tráng lệ như ngày nay. Thật ra, với tầm nhìn xa và tư duy khai phóng, ông Walt Disney đã thấy những nụ cười rạng rở, những ánh mắt vui tươi của trẻ em từ lâu trước ngày khai mạc Disney Land.
Trung Cộng không đạt bất cứ một phẩm chất nào trong mười phẩm chất nêu trên. Nhưng nếu phải xếp hạng, có lẽ nên được xếp Trung Cộng cùng thời đại với các nhóm dân bộ lạc bán khai ăn thịt người còn sống tản mát trong các khu rừng ở Congo, vùng West Indies và khu vực Amazon hoang dã.
Tại sao?
Cách đây không lâu Trung Cộng là một trong số ít quốc gia mà cha mẹ đã làm thịt con đẻ của mình để sống qua ngày. Cách đây không lâu đã có hơn ba chục triệu người dân Trung Cộng phải chết đói, ăn thịt nhau một cách công khai trong thời kỳ Bước tiến nhảy vọt và Công xã nhân dân, tức giai đoạn người dân phải đem nồi niêu xoong chảo ra các “nhà luyện kim sau vườn” để “đúc thép” theo chủ trương của Mao Trạch Đông. Và không chỉ trong 40 năm trước, mà ngay cả ngày nay cũng thế, trong lúc đại đa số nhân loại đã qua khỏi thời kỳ dã man cả ngàn năm nhưng tại Trung Cộng việc ăn thịt người là một thức ăn sang trọng. Tờ Next Magazine phát hành tại Hong Kong cho rằng tại Trung Cộng, thai nhi là thức ăn phổ biến.
Tháng Năm, 2012, trên tờ Washington Times, nhà văn và nhà nghiên cứu Youngbee Dale cho biết sở quan thuế Nam Hàn đã tịch thu 17 ngàn viên thuốc chế bằng thai nhi sản xuất tại Trung Cộng. Chính sách một con đã buộc các cặp vợ chồng chọn phá thai dù ở giai đoạn nào khi biết đứa bé sắp chào đời là con gái. Đài truyền hình Nam Hàn chiếu một phóng sự kinh hoàng, trong đó, các bác sĩ người Hoa thực hiện các ca phá thai và ăn bào thai ngay tại chỗ. Một bác sĩ người Hoa khác để dành bào thai trong tủ lạnh như để dành tôm cá. Việc ăn thịt người xảy ra nhiều nơi ở các bộ lạc bán khai Phi Châu, Nam Mỹ nhưng ăn thịt người được nhà nước cho phép chỉ xảy ra tại quê hương của Tập Cận Bình.
Trung Cộng như một cường quốc kinh tế và theo thông lệ chính trị quốc tế, phải hành xử đúng tư cách của một cường quốc dù đối với bạn hay thù. Nhưng không, lãnh đạo Trung Cộng không có trái tim và lòng nhân đạo và cũng không quan tâm đến sĩ diện của quốc gia. Đối với chúng tiền bạc là vũ khí, là cây gậy. Philippines là quốc gia tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền biển Đông nên những đứa bé Philippines đang hấp hối ở Tacloban phải chết thay cho chính phủ của các em.
Lãnh đạo Trung Cộng là những kẻ nói như Bá Dương nhận xét về nước của ông ta “Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết."
Tại sao người Nhật không ghét Mỹ dù Mỹ đã ném hai trái bom nguyên tử giết 240 ngàn người Nhật tại hai đảo Hiroshima và Nagasaki? Bởi vì đó là lịch sử. Con người cũng như quốc gia, không ai có thể quay ngược lại bánh xe thời gian và chỉ có thể vượt qua nỗi đau quá khứ bằng cách xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Trung Cộng thì khác. Mối nhục một trăm năm được ghi đậm ngay trong phần mở đầu của hiến pháp và lòng thù hận nước ngoài đã được đảng CS khai thác tận tình.
Từ cơn bão lụt Katrina đến nay, mỗi khi cần phải tìm một ví dụ để nhắc đến tình người, để biểu dương tinh thần “đồng cảnh tương thân”, Bangladesh lại được ca ngợi trong hầu hết bài viết, diễn văn, từ tổng thống Mỹ cho đến một học sinh trung học và xem đó như “tấm gương Bangladesh”. Từ cơn bão Haiyan về sau, Trung Cộng cũng sẽ được nhắc nhở nhưng hoàn toàn phản nghĩa với Bangladesh. Trung Cộng sẽ đồng nghĩa với bản chất ti tiện, dã man, kiêu căng, thù vặt và thù dai. Bản chất đó là “sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn” của dòng máu bành trướng Đại Hán và đặc tính Cộng Sản độc tài. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng là quốc gia có tổng sản lượng nội địa năm 2012 hơn bảy ngàn tỉ đô la nhưng trong mắt của phần lớn nhân loại hôm nay, trị giá của cường quốc này chỉ đáng 100 ngàn.

Trần Trung Đạo

Copy từ: Dân Luận


.....................

Ý kiến: VN 'hợp pháp hóa' ngoại tình?


Tâm Phan
Viết cho BBC từ Geneva

Hôm 14/11 vừa qua, tôi có tham dự buổi thảo luận bàn tròn về NGOẠI TÌNH & HÌNH PHẠT do BBC tổ chức.
Chủ đề rất nóng bỏng xung quanh  Nghị định 110 về việc phạt ba triệu đồng cho hành vi "ngoại tình".
Tôi rất thích câu nói của chị Trang Hạ: "Chỉ cần đút ba triệu vào túi áo chúng ta có thể xỏ nốt tay kia vào túi áo và ung dung ra khỏi nhà đi ngoại tình".
Theo cách tôi nhìn nhận thì trước kia ta không mấy tự tin khi ngoại tình nhưng bây giờ có nghị định rõ ràng rồi thì chúng ta có thể mạnh dạn ngoại tình khi trong túi sẵn có ba triệu để nộp phạt.
Như vậy há chẳng phải nghị định này đã hợp pháp hóa ngoại tình sao?
Theo  Nghị định 178/2004/NĐ-CP về Phòng chống mại dâm:
Điều 17: Người nào có hành vi mua dâm thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều 18: Người nào có hành vi bán dâm thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Như vậy chúng ta thậm chí có thể ngoại tình "rẻ" hơn nhiều. Nếu bị bắt quả tang, hãy nói "chúng tôi mua bán dâm" và bạn sẽ chỉ bị phạt tối đa một triệu cho người mua dâm, tối đa 300.000 cho người bán dâm. Tổng cộng đôi "ngoại tình" chỉ mất 1,3 triệu vì sáu triệu (3 triệu/ người) nếu khép vào tội ngoại tình.

Vấn đề đạo đức

Theo quan điểm của tôi, "ngoại tình" là vấn đề đạo đức chứ không phải vấn đề hình sự.
Việc hình sự hóa "ngoại tình" là đặt nó ngang hàng với "mại dâm" (khi mại dâm vẫn là cái tội ở Việt Nam) trong khi ngoại tình không đơn thuần chỉ là "tình dục".
Nó còn có nhu cầu tình cảm, nhu cầu được chia sẻ tâm tư nữa. Và khi đã nói đến tình cảm thì phạt tiền nào có ý nghĩa gì?
"Việc hình sự hóa "ngoại tình" là đặt nó ngang hàng với "mại dâm" (khi mại dâm vẫn là cái tội ở Việt Nam) trong khi ngoại tình không đơn thuần chỉ là "tình dục"."
Thậm chí người ta sẵn sàng vứt bỏ hết gia đình, sự nghiệp để chạy theo "tiếng gọi tình yêu" chứ đừng nói đến ba triệu đồng.
Như chị Trang Hạ nói Đài Loan cũng hình sự hóa "ngoại tình" và... chưa bao giờ dịch vụ thám tử tư đi rình rập theo dõi, quay phim chụp ảnh các đôi ngoại tình lại nở rộ như này.
Chứng tỏ nhu cầu ngoại tình/phát hiện ngoại tình phải cao thì các dịch vụ này mới phát triển nở rộ như vậy chứ?
Vậy thì chúng ta hãy nhìn vào bằng chứng sống là Đài Loan đây. Họ có ngăn chặn được "ngoại tình" bằng luật pháp không?
Câu trả lời rất rõ ràng là không.
Thậm chí nó gây thêm nhiều tệ nạn vì các thám tử tư sẵn sàng "gài bẫy" đối tượng để kiếm tiền, hoặc hai người chỉ mới hơi thân mật nhưng họ đã vu cho là "ngoại tình", gây đổ vỡ, phá hoại hạnh phúc gia đình người ta.
Chưa kể các dịch vụ thám tử này có thể tống tiền đối tượng để "ăn cá hai mang" được tiền của cả chồng lẫn vợ. Ai sẽ là người chịu thiệt thòi? Luật phạt ngoại tình có tác dụng hay không? Bạn đã tự tìm được câu trả lời.

Phòng bệnh và chữa bệnh

Được biết những người viết luật dựa trên căn cứ gia đình đổ vỡ, con cái hư hỏng, gây án, tự tử vì cha/mẹ ngoại tình.
Trời ơi, cái gốc cần phải triệt là lý do ngoại tình chứ đâu phải hành vi ngoại tình?
Việc này không khác gì phát hiện bệnh giai đoạn cuối rồi thì mới uống thuốc. Cái quan trọng nhất là phòng bệnh thì không làm, chỉ lo đi chữa bệnh, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.
Cửa hàng kinh doanh phục vụ cưới hỏi
Không pháp luật nào có thể bắt người ta yêu
Chị Trang Hạ có đề cập đến Khế ước Hôn nhân như một biện pháp phòng ngừa, để lỡ sau này chồng/vợ ngoại tình thì việc ly hôn cũng nhẹ nhàng, không phải tranh chấp tài sản.
Tuy nhiên, nó mới chỉ giải quyết được một phần rắc rối. Cái rắc rối lớn nhất và khó gỡ nhất là tình cảm, một người vợ yêu chồng nhưng chồng không yêu, đi yêu người khác (ngoại tình) thì sự đổ vỡ này pháp luật nào can thiệp được?
Tòa án nào có thể bắt người chồng yêu vợ được? Ly hôn hóa ra lại là biện pháp tối ưu nhất trong trường hợp này.
Nếu mục đích Pháp luật đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng ly hôn, gia đình tan vỡ thì chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân tận gốc từ khi hai người kết hôn.
Họ đến với nhau có bằng tình yêu không? Họ cưới nhau có phải “theo đơn của bác sỹ” không? Họ lấy nhau có phải không biết tí gì về nhau, cứ yêu là cưới?
Bởi cuộc sống hôn nhân nó là cả một Thế giới khác. Khi yêu thì cái gì cũng đẹp, đời toàn một màu hồng nhưng khi cưới nó còn có thêm nhiều lo toan, trách nhiệm và cả những “tật xấu” của người kia mà chỉ khi chung sống ta mới phát hiện ra và không thể chấp nhận.
Những cái đó có thể giết chết tình yêu và việc “ngoại tình” là hệ quả tất yếu.

Chung sống trước hôn nhân

Bởi vậy nên tôi mới đề cao chung sống tiền hôn nhân. Bản thân tôi đã trải qua và suýt lấy một người mà chắc chắn sau này tôi sẽ li dị... nếu như tôi không có ba tháng sống thử với anh ấy.
Chúng tôi yêu nhau năm năm ngọt ngào, những tưởng sẽ lấy nhau nhưng số phận đã tình cờ cho tôi một thời gian thử thách chung sống với anh ấy khi chúng tôi (người Hà Nội) vào Sài Gòn lập nghiệp.
Tôi trở thành trụ cột về tài chính khi mà lương tháng của tôi có một triệu đồng.
"Quần áo anh tôi giặt, cơm anh ăn tôi nấu, bạn bè anh kéo đến nhà nhậu nhẹt - tôi phục vụ từ việc bỏ tiền túi đi chợ mua thức ăn, nấu nướng, hầu hạ đến dọn dẹp nhà cửa. Anh không bao giờ đụng chân đụng tay vào bất cứ việc gì trong nhà. "
Tôi chi tiêu chắt bóp lo cho anh và “mái ấm” chung.
Quần áo anh tôi giặt, cơm anh ăn tôi nấu, bạn bè anh kéo đến nhà nhậu nhẹt - tôi phục vụ từ việc bỏ tiền túi đi chợ mua thức ăn, nấu nướng, hầu hạ đến dọn dẹp nhà cửa. Anh không bao giờ đụng chân đụng tay vào bất cứ việc gì trong nhà.
Việc duy nhất anh làm là nói yêu tôi và làm tình với tôi. Đến khi tôi vô cảm với những lời yêu, sợ phải làm tình thì tôi biết rằng: cuộc sống với anh sẽ là cả một địa ngục và nếu tôi lấy anh thì chắc chắn một ngày tôi sẽ ngoại tình rồi li hôn.
Vậy tôi đã nhìn thấy trước được tương lai và tôi có thể thay đổi tương lai ngay bây giờ, ngay trong tầm tay thì tại sao tôi không làm?
Vâng, tôi đã làm một việc quan trọng nhất, đúng đắn nhất để thay đổi cuộc đời tôi là chia tay anh.
Chia tay anh bây giờ để không bao giờ phải cưới anh.
Chia tay anh bây giờ để không bao giờ có con với anh.
Chia tay anh bây giờ để không bao giờ em phải ngoại tình.
Chia tay anh bây giờ để không bao giờ phải li dị anh.
Chia tay anh bây giờ để chúng ta không bao giờ phải khổ vì nhau.


 
Copy từ: BBC


....................

Đảng loan kết quả thanh tra tham nhũng



Phiên họp của Đảng về chống tham nhũng
Ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả giám sát án tham nhũng
Kết luận đánh giá của bảy đoàn đoàn giám sát án tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy việc phát hiện, xử lý án tham nhũng 'tích cực hơn' mặc dù tham nhũng phát hiện qua thanh tra 'còn thấp,' theo Ban Nội chính Trung ương Đảng.
Hôm thứ Bảy, trang thông tin điện tử của Bấm Ban Nội chính trích dẫn đánh giá tổng kết của Tổng bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng kết luận chủ trương lập bảy đoàn giám sát là 'đúng đắn, kịp thời' và các kết quả từ các đợt thanh tra, giám sát đã tạo 'chuyển biến tích cực'.
"Việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời, có tác dụng tốt; các cấp uỷ, tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, 70 cơ quan, đơn vị chức năng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, hạn chế, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng," ông Trọng được dẫn lời nhấn mạnh tại cuộc họp hôm 15/11/2013 của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng CS về phòng, chống tham nhũng.
"Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng."
'Tham nhũng VN, chỉ bắt được chuột nhắt'
TS. Lê Đăng Doanh cho rằng do sách lược chưa căn bản, chống tham nhũng ở VN chỉ bắt được 'chuột nhắt' và sẽ còn kéo dài bất tận.

Bình luận về đánh giá nói trên của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản, một nhà quan sát từ trong nước cho rằng nhiều người dân, kể cả các đại biểu quốc hội hiện 'không hài lòng' với các kết quả chống tham nhũng.
Hôm 16/11/2013, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu thành viên Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ nói với BBC:
"Từ khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Ban phòng chống tham nhũng đã được chuyển từ ông Thủ tướng Chính phủ sang Tổng bí thư, người dân rất mong đợi là sẽ có những chuyển biến tích cực,
"Tuy vậy, qua điều tra của các tổ chức xã hội, cũng như qua các cuộc thảo luận tại Quốc hội, người dân thấy là còn hết sức không hài lòng và nhiều Đại biểu Quốc hội cũng thấy không hài lòng với những kết quả chống tham nhũng."

'Đẩy nhanh xét xử'

"Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng"
Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Trang tin của Ban Nội chính cũng cho hay ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã báo cáo ông Trọng tại cuộc họp về tiến độ 'thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử' và 'những khó khăn, vướng mắc' trong quá trình xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc tham nhũng 'nghiêm trọng, phức tạp' mà Ban Chỉ đạo mà ông là thành viên đang theo dõi, chỉ đạo.
Tờ Pháp luật hôm thứ Bảy cho hay cuộc họp đánh giá các vụ việc trên 'không có vướng mắc gì':
"Thường trực Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về tình hình xử lý với tám vụ án, hai vụ, việc mà Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp theo dõi, đôn đốc. Theo đó, về cơ bản không có vướng mắc gì..." tờ báo viết.
Tuy nhiên, tờ  Công an Nhân dân cùng ngày dẫn thông tin từ cuộc họp cho hay ông Trọng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử với các vụ này.
"Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử," tờ báo của ngành công an Việt Nam cho biết thêm.
Mới đây, một phiên tòa ở Việt Nam đã tuyên hai án tử hình cho hai một vụ án tham nhũng 'gây hiệu quả nghiêm trọng' liên quan một công ty cho thuê tài chính thuộc một Ngân hàng quốc doanh.
Xử tham nhũng
Hai án tử hình được tuyên trong vụ án 'tham nhũng' liên quan tới một công ty cho thuê tài chính nhà nước
Phiên tòa sơ thẩm hôm thứ Sáu đã tuyên phạt các ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ông Đặng Văn Hai, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH và Xây dựng Quang Vinh mức án tử hình với các cáo buộc phạm tội “tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Còn chưa căn bản

Tuần này, một văn bản của Tòa án Nhân dân Tối cao dưới dạng nghị quyết của Hội đồng thẩm phán đã đưa ra quy định mới cho việc áp dụng án treo trong xét xử ở toàn bộ hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 01/2013, kể từ ngày 15/12/2013, sẽ không áp dụng hình phạt này đối với các tội phạm tham nhũng, chức vụ.
"Nếu phòng chống tham nhũng để người ta không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng, như nghị quyết Đại hội ĐCSVN đã nêu lên, thì tôi nghĩ VN còn phải làm rất nhiều"
TS Lê Đăng Doanh
"Không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng," nghị quyết của Tòa án Nhân dân tối cao viết.
Trở lại với kết luận thanh tra, giám sát của bảy đoàn kiểm tra án tham nhũng được tổng kết trong cuộc họp hôm thứ Bảy do Tổng bí thư Phú Trọng chủ trì, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, TS Lê Đăng Doanh nêu quan điểm, cho rằng công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa đi vào những vấn đề cơ bản.
Ông nói: "Nếu phòng chống tham nhũng chỉ nhằm để phát hiện, trừng phạt, có lẽ sẽ còn phải làm rất lâu, rất nhiều.
"Nếu phòng chống tham nhũng để người ta không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng, như nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu lên, thì tôi nghĩ Việt Nam còn phải làm rất nhiều," TS Doanh nói với BBC.
Cuối năm ngoái, Việt Nam được tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng mức độ tham nhũng ở vị trí 123 trong số các quốc gia được đánh giá, một vị trí cao hơn và đồng thời có nghĩa là tham nhũng nghiêm trọng hơn một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Trung Quốc.

Copy từ: BBC


...................

Đường dây nóng


- Anh Trung ạ? Em Việt đây.
- Biết rồi. Có việc gì thế?
- Anh, thằng Phi láng giềng nhà mình vừa dính quả bão to, chết cũng khá. Thiên hạ người ta đang rủ nhau cứu trợ. Anh tính sao, có cho nó không?
- Cứu trợ à? Ừ thì cho một ít, cũng được.
- Anh định bao nhiêu ạ, để em theo. Thằng này em cũng ghét nó lắm. Nó nâng bi Mỹ, lúc nào cũng vỗ ngực ta đây là nền dân chủ lớn nhất Đông Nam Á. Dân nó theo Thiên Chúa giáo cũng đông. Tới giờ mà nó vẫn còn coi chi bộ đảng mình ở nước nó là quân phiến loạn anh ạ.
- Ừ, thằng ấy cũng man di mọi rợ. Nó còn tranh cả biển đảo với anh em mình kia kìa, mấy cái chỗ mình định khai thác chung ấy. Mẹ nó, nó cậy có Mỹ đằng sau, nhất định không chịu hợp tác.
- Thế cho nó ít thôi anh ạ, tốn tiền.
- Ờ, để anh xem... khoảng 600.000 là được.
- Trời, nhiều thế anh? Em đang khó khăn...
- Khó khăn thì mày cho nó một phần chỗ ấy thôi không được à? Độ này khó thế cơ à?
- Vâng, thôi cũng được, để em cố.

* * *

- Anh Trung à? Ủa sao anh cho nó có 100.000 đô?
- Làm sao? Ít à?
- Hôm qua anh bảo em anh cho nó 600.000 đô cơ mà?
- Tao bảo 600.000 là 600.000 tệ chứ đô hồi nào, cái thằng này.
- Ơ, thế mà...
- 600.000 tệ, quy ra được độ 100.000 đô. Anh bảo rồi, trong lúc chưa tích trữ bằng nhân dân tệ được thì chú phải tập tính toán, quy đổi bằng nhân dân tệ đi, cho nó quen. Nói mãi rồi, không nhớ gì cả. Thế mày cho nó bao nhiêu?
- Em tưởng anh cho nó 600.000 đô, em cho nó 100.000, à tức là 600.000 tệ rồi. Thôi thế cũng được, không nhiều hơn anh.
- Ừ, cũng được, chứ chú mà lại cho nó nhiều hơn anh thì lại thành ra khủng hoảng ngoại giao, không có lợi. Đang cần đoàn kết. Chia rẽ lúc này phiền phức ra, mà thật ra là khó cho chú nhiều hơn chứ không phải khó cho anh đâu.
- Dạ vâng, em cũng biết vậy. Em quán triệt. Thế anh nhé. Có gì em gọi lại. Em chào anh.

* * *

- Anh Trung, anh Trung ơi!
- Lại gì nữa?
- Sao anh lại cho thêm nó à? Lần này tăng lên 1,6 triệu đô, à quên, bao nhiêu nhỉ, 10 triệu nhân dân tệ.
- Ừ, thì sao?
- Trời, sao anh làm mà chả báo trước em lấy một tiếng, giờ em kẹt quá. Bữa trước anh đưa 100, em cũng đưa 100. Em hỏi lại, anh bảo thôi thế cũng được. Bây giờ anh tăng, không lẽ em không nói năng gì?
- Thế tao làm cái đéo gì, tao cũng phải báo với mày à?
- Dạ... không, ý em là...
- Là gì?
- Dạ, em chỉ định nói là... anh có làm gì thì hướng cho em với, anh em với nhau, nên thống nhất về đường lối, chứ vớ vẩn lại gây khủng hoảng ngoại giao, không có lợi...
- Ơ kìa, thì anh tưởng chú vẫn thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ...

Copy từ: Đoan Trang’ blog


.................

ỦY BAN KIỆN CÁC THỦY ĐIỆN


KS Nguyễn Văn Thạnh

Đã có tổng kết đợt mưa lũ vừa rồi: ít nhất 29 người chết, mất tích, trong đó có những cái chết rất thương tâm như câu chuyện hai cô giáo còn rất trẻ-mới 22 tuổi-đi dạy thì bị nước cuốn chết. Chưa kể hàng vạn người trắng tay, màn trời chiếu đất, cơ nghiệp cả đời tiêu tan chỉ trong một đêm.
Nguyên nhân của những đau thương trên là do trời: ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đời, gây mưa. Trời làm thì không thể tránh hay kiện cáo được.

Cũng như những tên trộm lợi dụng đêm tối để gây án rồi tẩu thoát, các thủy điện đã lợi dụng “cơ trời” để gây tội: 15 thủy điện đã đồng loạt xả lũ.  Bao nhiêu nước do trời mưa, bao nhiêu nước do thủy điện xả lũ, không ai biết. Vì không thể biết nên các chủ nhà máy thủy điện dễ chối tội và vô can.
Điều cay đắng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào người dân Miền Trung nghèo khó cũng bị đại nạn này. Thủy điện xả lũ đã thành đại họa cho dân miền trung. Như án tử hình treo lơ lửng trên đầu họ.
Mỗi lần gây ra tai họa, cộng đồng lại dậy sóng chỉ trích các thủy điện, thậm chí là các cấp chính quyền có liên quan, nhưng rồi mọi việc lại đâu vào đó. Vì sao vậy? Vì cái ác không bị phán xét và trứng phạt thích đáng. Tội ác nếu không được phán xét, trừng phạt thích đáng thì nó sẽ không bao giờ dừng lại.
Có một thực tế, chúng ta không thể van xin lòng tốt của kẻ khác. Chúng ta cần lôi chúng ta tòa để công lý được thực thi.
Dù bị thiệt hại nặng nề, tính mạng, tài sản bị đe dọa nhưng từng người dân nghèo, thấp cổ bé họng không thể kiện cáo được. Họ bị hạn chế về tiền bạc, thời gian cũng như kiến thức về luật pháp.
Trước thực trạng trên, tôi có ý định lập một ủy ban để tiến hành kiện các chủ nhà máy thủy điện ra tòa. Rất mong nhận được sự ủng hộ của mọi người.
Nguyễn Văn Thạnh
Tel: 0984.973.376

Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh’ blog


................

Xehơi Ông Cụ


An Hoàng Trung Tướng
 

Ong Cu’s super car

Tháng Mười 1954, Bần Cố Nông Bát Vạn Chiến Binh từ Việt Bắc Chiến Khu dầmdập dầmdập về múc Hà Nội theo tinhthần Phù Lỗ Hiệp Nghị (*).
Trong đoàn binh ý, hehe, không có Ông Cụ và đám thântín.
Ngoài lýdo anninh chínhđáng, Ông Cụ còn lýdo nghiêmtúc khác để từchối rập bước cùng đệtử vầu ngày trọngđại: Bê Xê Tê chưa xoay được con xe xứng tầm nguyênthủ.
Xe Tưbản củ có dưng ngượng cỡi. Xe Dânchủ củ chưa kịp tậu đươngnhiên (**).
Rốtcuộc, dẫn đoàn binh tiếpquản thủđô là thiếutướng Vũ Vương và bácsĩ Hưng Trần, cỡi con cômmăngca Sô Liên tháo mui:
Ngoài xe hai cô Vũ và Hưng, Đoàn Binh Ông Cụ còn 14 con cômmăngca nữa làm hàng tươmtất:

Bám mười lăm con xế ý, Đoàn Binh Ông Cụ phóng tám vạn xe Căng Hải (***):
Tận tháng Ba 1955, Ông Cụ mới bímật múc Hà Nội, trên con nầy:
Hehehe. Đó là một con ZIS-115 bọc thép, loại lãnhtụ Tư Đại Lâm chuyên cỡi bên Sô Liên.
ZIS-115 là mẫu xehơi tuyệt nhất Sô Liên ever, chếtác bởi nhàmáy ZIS lừngdanh, với các chitiết nộithất saocắp nguyênxi từ Rolls Royce Anh Quốc (****):

Trọnglượng 5 tấn, máy 8000cc V10 số-tựđộng, vỏ thép đặcchủng 20mm, kiếng chắn đặcchủng 120mm, ZIS-115 thựcsự là một con tăng khủng.
Và thựcsự dành riêng cỡ Ông Cụ.
Cuối 1954, cô Đồng Phạm, tểtướng của Ông Cụ, đã khuân qua Mạc Tư Khoa một vali tiền mặt sắm 2 con ZIS, một phụcvụ Ông Cụ, một phụcvụ Bê Xê Tê.
Thật hợp lòng dân hehe.
Cô Đồng săn ZIS ở Sô Liên không dễ tí nào. Trung Tướng sẽ kể sau.
Và Ông Cụ có xế xịn hehe.
***
Ừa. Ông Cụ xài xế bọc thép, thì đéo gì lăntăn?
Trung Tướng chả thèm lăntăn, nếu Sử Lừa, hehe, không nổ dững phát thế nầy:
http://www.tin247.com/bac_van_su_dung_hai_chiec_xe_cu_nay!-1-21264037.html
Đạikhái, Sử tẩy mẹ hiệndiện của con Super ZIS khỏi Đời Ông Cụ, chỉ ghinhận hai con nầy:
(i) Pobeda M20. Chínhphủ Sô Liên tặng. Chạy 1957-1969. Tổng 39,463km:
(ii) Peugeot 404. Lừakiều Pháp Bửn tặng. Chạy 1964-1969. Tổng 16,575km:

Héhé. Chạy quãng đường ý trong ngần ý năm, thì hoặc Ông Cụ bịnh liệt giường, hoặc Ông Cụ cỡi nhiều con xế khác, hoặc tuyền nằm tầuhỏa như cô Kim Bắc Hàn, hoặc tuyền lượn tầubay như Terminator Bốn.
Các cô chọn option mấy?
Trung Tướng chả mần lãnhtụ, chả xơi baocấp xăng, côngviệc quẩnquanh Hà Nội, mà một tháng cũng phi 2,000km. Hai năm 48,000km, bằng Ông Cụ côngcán 10 năm.
***
Dưng đây mới là điểm chốt:
Các cô ghé Bẩutàng Cáchmạng coi thử hehe. Con ZIS Super tọa chềnhềnh như đống vữa thừa. Không một dòng chúthích. Không một chữ vinhdanh.
Nó imlặng, bởi một nhời nó nói có thể khiến trẹo Lừa vĩnhviễn hóa câm.
(@2010)
(*) Hiệpnghị Phù Lỗ: Mời các cô tự nghiêncứu quả dở nầy. Đạikhái nó ỉa mẹ vầu quả hiệpđịnh Geneva mà các cô học Sử bởi sáchgiáokhoa thường hoangtưởng about.
(**) Tưbản: Capitalism. Dânchủ: Socialism. Hai thuậtngữ phổthông Thiênđàng.
(***) Xe Căng Hải: Một thuậtngữ dândã Thiênđàng. Mời các cô tự nghiêncứu tiếp.
(****) ZIS: Zavod Imeni Stalina. Mời các cô tự nghiêncứu tiếp.
Phụlục
Danhsách Từ Dính trong bài:
- Xehơi: (Xe hơi).
- Dầmdập: (Dầm dập).
- Tinhthần: (Tinh thần).
- Thântín: (Thân tín).
- Lýdo: (Lý do).
- Anninh: (An ninh).
- Chínhđáng: (Chính đáng).
- Nghiêmtúc: (Nghiêm túc).
- Từchối: (Từ chối).
- Đệtử: (Đệ tử).
- Trọngđại: (Trọng đại).
- Nguyênthủ: (Nguyên thủ).
- Tưbản: (Tư bản).
- Dânchủ: (Dân chủ).
- Đươngnhiên: (Đương nhiên).
- Rốtcuộc: (Rốt cuộc).
- Tiếpquản: (Tiếp quản).
- Thủđô: (Thủ đô).
- Thiếutướng: (Thiếu tướng).
- Bácsĩ: (Bác sĩ).
- Cômmăngca: (Côm-măng-ca).
- Tươmtất: (Tươm tất).
- Bímật: (Bí mật).
- Lãnhtụ: (Lãnh tụ).
- Chếtác: (Chế tác).
- Lừngdanh: (Lừng danh).
- Chitiết: (Chi tiết).
- Nộithất: (Nội thất).
- Saocắp: (Sao cắp).
- Nguyênxi: (Nguyên xi).
- Trọnglượng: (Trọng lượng).
- Tựđộng: (Tự động).
- Đặcchủng: (Đặc chủng).
- Thựcsự: (Thực sự).
- Tểtướng: (Tể tướng).
- Vali: (Va-li).
- Phụcvụ: (Phục vụ).
- Lăntăn: (Lăn tăn).
- Đạikhái: (Đại khái).
- Hiệndiện: (Hiện diện).
- Ghinhận: (Ghi nhận).
- Chínhphủ: (Chính phủ).
- Lừakiều: (Lừa kiều).
- Tầuhỏa: (Tầu hỏa).
- Tầubay: (Tầu bay).
- Baocấp: (Bao cấp).
- Côngviệc: (Công việc).
- Quẩnquanh: (Quẩn quanh).
- Côngcán: (Công cán).
- Bẩutàng: (Bẩu tàng).
- Cáchmạng: (Cách mạng).
- Chềnhềnh: (Chềnh ềnh).
- Chúthích: (Chú thích).
- Vinhdanh: (Vinh danh).
- Imlặng: (Im lặng).
- Vĩnhviễn: (Vĩnh viễn).
- Hiệpnghị: (Hiệp nghị).
- Nghiêncứu: (Nghiên cứu).
- Đạikhái: (Đại khái).
- Hiệpđịnh: (Hiệp định).
- Sáchgiáokhoa: (Sách giáo khoa).
- Hoangtưởng: (Hoang tưởng).
- Thuậtngữ: (Thuật ngữ).
- Phổthông: (Phổ thông).
- Thiênđàng: (Thiên đàng).
- Dândã: (Dân dã).

***

Copy từ: Dân Luận


.....................