CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Máy bay mất tích : Malaysia nghi ngờ khủng bố


Tàu hải quân Việt Nam tại đảo Phú Quốc tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines, ngày 9/3/2014.
Tàu hải quân Việt Nam tại đảo Phú Quốc tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines, ngày 9/3/2014.
REUTERS/Nguyen Phuong Linh

Thanh Hà
Một ngày sau vụ chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích, hôm nay (09/03/2014) chính quyền Kuala Lumpur ra lệnh điều tra về khả năng chiếc máy bay mất tích là mục tiêu tấn công khủng bố. Nghi ngờ của giới điều tra tập trung vào 4 trong số 227 hành khách của chuyến bay Kuala Lumpur  tới Bắc Kinh.

Bộ trưởng Giao thông Malaysia, Hishammuddin Hussein, thông báo đã huy động cơ quan tình báo Malaysia và cung cấp thông tin với tất cả các cơ quan chống khủng bố tại các nước liên quan. Giới điều tra đã phát hiện ra 4 trường hợp đáng khả nghi. Trong số đó có hai người sử dụng hộ chiếu của hai nước châu Âu nhưng đó là hai hộ chiếu đã bị đánh cắp.
Chủ nhân của hai hộ chiếu đó – một là người Ý, và một là công dân Áo- đã khai báo với cảnh sát là họ bị mất hộ chiếu tại Thái Lan vào năm 2012 và 2013. Cả hai người này đều đã không có mặt trong chuyến bay. Lãnh đạo ngành hàng không dân sự Malaysia, Azharuddin Abdul Rahman, cho biết hệ thống video đã thu hình của hai nhân vật « đáng nghi ngờ ».
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào, người sử dụng hai hộ chiếu đó đã xin được giấy nhập cảnh vào Trung Quốc. Đây là một thủ tục bắt buộc và xin visa vào Trung Quốc không phải là chuyện dễ. Có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tham gia vào công cuộc điều tra.
Hiện tại, phía Malaysia đã làm việc trực tiếp với Cục điều tra Liên bang FBI của Hoa Kỳ, do có ba công dân Mỹ trong số 227 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines vừa mất tích hôm qua. Trước mắt phía Hoa Kỳ cho là còn quá sớm để xác định đây có phải là một vụ tấn công khủng bố hay không.
Công tác tìm kiếm vẫn tiếp tục
Khoảng 1 giờ sau khi cất cánh, chuyến bay MH370 đã biến mất khỏi màn hình radar vào lúc 2 giờ 40 phút ngày 08/03/2014 giờ địa phương. Trên chiếc Boeing 777, gồm 12 nhân viên phi hành đoàn và 227 hành khách gồm 14 quốc tịch khác nhau, trong đó có 153 người Trung Quốc, 38 công dân Malaysia, 4 kiều dân Pháp và 3 người Mỹ.
Một số nguồn tin cho rằng phi hành đoàn đã tìm cách quay trở lại phi trường quốc tế Kuala Lumpur trước khi biến mất khỏi màn hình radar. Các chuyên gia không hoàn toàn nhất trí về giả thuyết nói trên.
Trong khi đó công việc tìm kiếm tiếp tục diễn ra. Sau khi tập trung tại khu vực ở miền đông Malaysia, nỗ lực đã được mở rộng đến khu vực ở miền tây và cầu viện Indonesia hỗ trợ. Hiện tại có khoảng 40 chiếc tàu và hơn 20 máy bay đến từ nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Malaysia, Philippines đang tham gia công tác tìm kiếm. Trước mắt các bên vẫn chưa tìm thấy vết tích của chiếc Boeing 777 nói trên. Hãng hàng không Malaysia Airlines lo ngại « kịch bản xấu nhất » xảy ra.
Cơ trưởng chuyến bay  Kuala Lumpur - Bắc Kinh là một người giàu kinh nghiệm, làm việc cho tập đoàn này từ năm 1981. Chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines đã đi vào hoạt động từ 11 năm qua. Chiếc máy bay này đã bị gãy cánh vào năm 2012 do va chạm với một chiếc máy bay của Trung Quốc tại phi trường Thượng Hải. Nhưng theo Malaysia, sự cố đó đã được khắc phục, cánh máy bay đã được sửa chữa.

Copy từ: RFI


..............

Mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!


Gia Minh, biên tập viên RFA 2014-03-07
bui-t-minh-hang-305.jpg
Bà Bùi Thị Minh Hằng cùng đoàn biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi tháng 8, 2011.
RFA file


Tình hình sức khỏe của nhà hoạt động cho dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam, bà Bùi thị Minh Hằng, và hai người khác đang bị giam giữ tại trại giam Công an huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hiện đang được nhiều người quan tâm.
Hai người con của bà hiện cũng đang tích cực đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của người mẹ. Và việc làm của bà được con cái tôn trọng cũng như giúp họ có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình tại Việt Nam hiện nay.

Tình mẫu tử

Trong quá trình hoạt động chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hay sau đó tự lên tiếng chống lại những hành xử sai luật của chính quyền cũng như hỗ trợ những người đấu tranh khác và tham gia tuyên truyền về quyền con người, bà Bùi thị Minh Hằng có đôi lần nói đến chuyện gia đình.
Trong một lá thư viết cho các con khi đang bị giam giữ tại Trại Giáo dục Thanh Hà vào dịp tết Nhâm Thìn, 2012 bà viết như sau:
Bộ mặt xấu xa,những góc tối của chế độ này từ rất lâu tôi đã thấy từ lâu rồi, nhưng từ sau khi mẹ tôi dấn thân vào con đường này càng ngày tôi càng nhận ra được bản chất quá thối nát.
-Bùi Trung
“…Mẹ sinh được ba chị em các con, đứa nào cũng là máu thịt của mẹ, cho dù nhiều khi mẹ rất đau buồn khi có đứa không nghe lời mẹ, hay có đứa không biết phân biệt đúng sai. Song giờ đây, các con đều đã lớn, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm trước cuộc đời nên mẹ sẽ tôn trọng những lựa chọn, suy nghĩ của các con.”
Khi đọc những dòng chữ đó người ta liên tưởng đến những bài viết trên báo chí Hà Nội và các đoạn phóng sự trên Truyền hình Nhà nước vào dịp bà bị bắt giam ở Trại Thanh Hà sau những lần tích cực tham gia biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam. Nội dung những bài viết đó có phần đưa ra những chuyện mà họ cho là ‘mâu thuẫn lớn’ trong gia đình của Bà Bùi thị Minh Hằng, giữa mẹ con… Chị Đặng thị Quỳnh Anh, con gái lớn của bà Bùi Thị Minh Hằng khi được hỏi đến vấn đề đó đã cho biết:
“Từ trước đến giờ trong gia đình mẹ con tôi không hề mâu thuẫn, chỉ có tính cách hai mẹ con không hợp nhau nên cũng ít khi tôi và mẹ ngồi lại nói chuyện với nhau nhiều; thế nhưng còn đưa đến những mâu thuẫn thì chưa bao giờ có.”

Chị này cũng cho biết luôn tôn trọng những việc mà mẹ của chị làm lâu nay:
“Thực ra mỗi con người ai cũng thế thôi, mẹ tôi có lý tưởng riêng và theo đuổi thì chúng tôi hoàn toàn tôn trọng. Mặc dù chúng tôi không giúp được gì cho mẹ, nhưng đó là lý tưởng sống của mẹ tôi. Tất cả chị em trong nhà đều thể hiện tôn trọng lý tưởng sống của mẹ. Và chúng tôi nghĩ việc làm của mẹ chúng tôi không có gì sai trái.”
Hồi ngày 5 tháng 3 vừa rồi, chị Đặng thị Quỳnh Anh đưa lên mạng bức tâm thư do chị viết gửi đến tất cả đồng bào trong và ngoài nước. Bức tâm thư trình bày lại sự việc mẹ chị là bà Bùi thị Minh Hằng bị công an huyện Lấp Vò Đồng Tháp bắt giữ trong lần mới nhất. Chị cũng trình bày quá trình đấu tranh đòi quyền lợi cho người khác của mẹ chị. Và chị cũng lên tiếng xin được giúp đỡ vật chất từ mọi người để có thể trang trải các khoản chi phí cho quá trình đòi hỏi lại quyền lợi chính đáng của bà mẹ đang bị giam giữ.

Cảm hóa từ mẹ

Ngoài người chị là Đặng thi Quỳnh Anh, một người con khác của bà Bùi thị Minh Hằng là anh Trần Bùi Trung trong những ngày sau khi mẹ bị bắt giam cũng đã lặn lội xuống Đồng Tháp cũng như ra Hà Nội để tìm công lý cho bà trong vụ việc này.
Mẹ cũng hãy yên tâm, hằng ngày con ham chơi nhưng trong giờ phút này, con tuyệt đối không làm gì để mẹ phải thất vọng đâu! Và mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé!
-Bùi Trung
Hôm 26 tháng 2, anh Trần Bùi Trung, 24 tuổi, viết trên facebook một bài với tựa ‘Mẹ là tất cả’. Trong đó, anh Trần Bùi Trung thú nhận “Mẹ à! Con nhớ Mẹ lắm! Những việc mẹ làm, con đã từng không thích vì nó nguy hiểm và con cho đó là vô ích. Những gì mẹ muốn con làm con đều không thích. Có thể con và mẹ luôn không hợp nhau, nhưng con vẫn yêu thương mẹ. Bởi vì đơn giản, ‘Con là con trai Mẹ, và Mẹ là Mẹ của con’!!!”
Trong quá trình đi đòi hỏi quyền lợi hợp pháp cho bà mẹ, anh vỡ ra được nhiều điều và chia sẽ như sau:
“Bộ mặt xấu xa,những góc tối của chế độ này từ rất lâu tôi đã thấy từ lâu rồi, nhưng từ sau khi mẹ tôi dấn thân vào con đường này càng ngày tôi càng nhận ra được bản chất quá (không biết phải dùng từ gì cho đúng) thối nát đi rồi của chế độ!
Tôi thấy những hành động của mẹ tôi không có gì quá đáng ví dụ mẹ tôi không bạo động. Mẹ tôi chỉ đi biểu tình thôi mà họ có những hành động như vậy; đến hôm nay theo nhận định của tôi việc bắt mẹ ở huyện Đồng Tháp này là có sự chỉ đạo, nhúng tay vào của cấp cao hơn Công an tỉnh Đồng Tháp. Giống như họ đã giăng bẫy mẹ tôi để khép vào một tội không hề có thực, để hợp thức hóa việc bắt giữ; sau đó giữ mẹ tôi như bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ khác.”
Trong bài viết trên facebook, anh Trần Bùi Trung viết rõ: “Mẹ cũng hãy yên tâm, hằng ngày con ham chơi nhưng trong giờ phút này, con tuyệt đối không làm gì để mẹ phải thất vọng đâu! Và mẹ luôn kiên cường như chính Mẹ nhé! Ý chí của mẹ sẽ không lụi tàn bởi song sắt nhà tù hay sự bào tàn đâu. Lý tưởng và con đường của mẹ, con sẽ thay mẹ tiếp bước.”

Copy từ: RFA


..............

Máy bay chở khách Trung Quốc vượt làn tên lửa Triều Tiên


Chỉ cần chậm đúng 7 phút, chiếc máy bay nói trên có thể đã gặp những quả tên lửa mà Bình Nhưỡng bắn đi...

Máy bay chở khách Trung Quốc vượt làn tên lửa Triều Tiên
Một máy bay của China Southern Airlines




Một chiếc máy bay của hãng hàng không Trung Quốc China Southern Airlines chở 220 hành khách đã bay qua đúng khu vực mà Triều Tiên bắn tên lửa vào ngày hôm qua (4/3).

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ cần chậm đúng 7 phút, chiếc máy bay nói trên có thể đã gặp những quả tên lửa mà Bình Nhưỡng bắn đi từ bờ biển phía Đông của Triều Tiên.

Thông tin này được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, ông Kim Min Seok, đưa ra ngày hôm nay (5/3) theo đường điện thoại.

Được biết, đây là chiếc máy bay trên đường đi tới thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc sau khi cất cánh từ sân bay Narita của Nhật Bản.

Loạt tên lửa lần này, bao gồm 7 quả tên lửa tầm ngắn, được Triều Tiên phóng vào lúc 4h17 phút chiều ngày hôm qua. Trong đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ước tính rằng, có 4 quả có tầm bắn hơn 150 km.

Đây là lần phóng tên lửa thứ ba của Triều Tiên trong vòng một tuần qua. Trước đó, Triều Tiên đã phóng 4 quả tên lửa vào hôm 27/2 và phóng tiếp 2 tên lửa khác vào ngày 3/3.

Theo nhận định của tờ Wall Street Journal, rất có thể Bình Nhưỡng đang “tranh thủ” lúc thế giới mải quan tâm tới tình hình ở Ukraine để tranh thủ phóng tên lửa mà không lo bị cộng đồng quốc tế lên án hay trừng phạt.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, bắn tên lửa là một cách để Triều Tiên bày tỏ sự phản đối trước hoạt động tập chung thường niên của Mỹ và Hàn Quốc đang diễn ra.





Copy từ: VnEconomy


..........

Khi miếng bánh đã hết ngọt


Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-03-08
024_1696566-305.jpg
Vận chuyển gạo ở nhà máy xay xát lúa gạo tại Vĩnh Long, ảnh minh họa chụp năm 2013.
AFP


Chính phủ quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long, trước dự báo u ám về đầu ra xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và tình trạng được mùa mất giá.

Không còn hiệu quả?

Ngày 5/3 Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết Chính phủ đã đồng ý chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân. Tuy vậy cùng ngày 5/3, trên Thời báo Kinh tế Saigon ông Trương Thanh Phong chủ tịch VFA nói rằng chương trình mua tạm trữ lúa gạo những năm về trước đã phát huy tác dụng, giúp nông dân có lãi nhưng kể từ năm 2012 chương trình này không còn hiệu quả.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch VFA nhìn nhận chính sách tạm trữ lúa gạo đã không còn phù hợp và tỏ ra không mặn mà với việc mua tạm trữ theo cách thức trước kia. Theo đó doanh nghiệp do VFA phân bổ được Nhà nước cho vay vốn lãi suất 0% trong thời gian ba tháng, để mua tạm trữ gạo theo mức giá ấn định và chờ xuất khẩu. Nay VFA quan ngại Thái Lan xả kho gạo hàng chục triệu tấn chào giá thấp hơn gạo Việt Nam. Gạo cấp thấp của Việt Nam cũng đang mất dần thị trường Châu phi, Trung đông trong khi các nước Đông Nam Á giảm mua các hợp đồng tập trung cấp chính phủ.
Mấy ‘ổng’ chỉ tung cái tin trấn an lòng dân, tạm trữ chỉ là cái chiêu của mấy ‘ổng’ thôi. Tạm trữ kiểu gì đợi cho lúa rớt giá thảm thiết rồi mua nhóng lên một trăm đồng bạc.
-Nông dân ĐBSCL
Trong thời gian dài, đại biểu quốc hội và các chuyên gia cho rằng, kế hoạch mua tạm trữ với vốn vay không lãi suất chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp không thực tế hỗ trợ nông dân. Cách mua tạm trữ tạo cho doanh nghiệp cơ hội nhanh chóng ký hợp đồng xuất khẩu giá thấp miễn là có lời. Giờ đây thì chính VFA lại không phấn khởi vay vốn để mua tạm trữ vì sợ không có đầu ra xuất khẩu, miếng bánh trước kia doanh nghiệp tranh nhau được phân bổ chỉ tiêu nay Chủ tịch VFA tỏ vẻ không đoái hoài.
Một nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long mới thu hoạch lúa Jasmine 85 cho biết giá xuống rất nhanh, phải vội vã bán dù lời rất ít. Ông tỏ vẻ ngán ngẩm với thông tin chính phủ sẽ giao VFA thực hiện mua tạm trữ gạo vụ đông xuân vào thời điểm thu hoạch rộ.
“Theo tôi nghĩ mấy ‘ổng’ chỉ tung cái tin trấn an lòng dân, tạm trữ chỉ là cái chiêu của mấy ‘ổng’ thôi. Tạm trữ kiểu gì đợi cho lúa rớt giá thảm thiết rồi mua nhóng lên một trăm đồng bạc thật quá dễ. Hiện nay giá 5.000đ mấy ‘ổng’ có giỏi mua tạm trữ đi, đâu có dám! Đợi nó xuống 4.100đ-4.200đ mua nhóng lên một chút rồi nói nhà nước lo cho dân… Chỉ cần mấy ‘ổng’ không xuất khẩu vài hợp đồng thì tất nhiên gạo phải dội giá… cái tạm trữ này đối với nông dân không có hưởng lợi ích gì hết.”

Trữ gạo lâu sợ xuống cấp?

000_Hkg3834100-305.jpg
Nông dân phơi lúa trên một cánh đồng ở huyện Phú Nhuận, tỉnh Tiền Giang, ảnh chụp trước đây.
Phải đến cuối tháng 3 dương lịch mới là thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng giá lúa và gạo nguyên liệu cùng giảm tới 600đ/kg trong vòng 1 tháng từ ngày 5/2 tới ngày 5/3. Việc lúa gạo giảm giá rất nhanh làm cho thương lái bỏ tiền cọc không mua lúa của nông dân vì sợ lỗ nặng.
Trao đổi cùng chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Phả phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn An Giang cho biết giá lúa hiện nay nông dân có thể có lời từ 1.000đ trở lại tương đương 25% giá thành, nhưng vào vụ thu hoạch rộ giá còn giảm nữa và những nông dân phải thuê ruộng để canh tác thì chắc chắn bị lỗ vốn. Về vấn đề tạm trữ, ông Đoàn Ngọc Phả cho rằng nó có tác động giảm áp lực nguồn  cung, nhưng nên có nhiều dạng tạm trữ không chỉ một mình doanh nghiệp. Theo ông doanh nghiệp trữ gạo đặc biệt các Tổng công ty lương thực Nhà nước không còn mặn mà kế hoạch tạm trữ vì lúc trước dễ xuất khẩu, nhưng từ năm ngoái thị trường bế tắc, họ không thể trữ gạo lâu sợ xuống cấp phải bán dù giá thấp. Ông nói:
“Tăng khả năng tạm trữ của Cục Dự trữ Nhà nước cũng rất là cần thiết, cái đó không phải thương mại nhưng nó cũng góp phần trong giai đoạn lúa thu hoạch rộ. Các doanh nghiệp nhà nước như Vinafood II không có kho chứa lúa mà chỉ có kho chứa gạo trong khi các doanh nghiệp cánh đồng lớn thì ở ngay vùng nguyên liệu họ có cụm kho sấy xay xát, kho chứa lúa vì họ mua lúa tươi, sấy rồi để đó khi có nhu cầu mới xay xát và chế biến thành gạo xuất khẩu.
Tăng khả năng tạm trữ của Cục Dự trữ Nhà nước cũng rất là cần thiết, cái đó không phải thương mại nhưng nó cũng góp phần trong giai đoạn lúa thu hoạch rộ.
-Ô. Đoàn Ngọc Phả
Thành ra các doanh nghiệp này như Cty Bảo vệ Thực vật An Giang rất mong muốn được hỗ trợ để tạm trữ, vì đàng nào họ cũng phải mua vì đã ký hợp đồng với nông dân, mua theo giá thị trường nhưng tất nhiên có nhiều người mua thì nhu cầu tăng lên đỡ rớt giá. Nói chung tạm trữ tại doanh nghiệp thì hiện nay các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu có kho chứa lúa có lò sấy thì họ hưởng ứng mạnh hơn. Còn doanh nghiệp gạo mấy năm trước qua tháng ba tháng tư thì giá gạo lên họ tạm trữ có lời hoặc không lỗ. Nhưng năm rồi do tình hình xuất khẩu thế giới họ bị lỗ.”
TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn trụ sở ở Hà Nội, nhận định về điệp khúc được mùa mất giá và mua tạm trữ ở đồng bằng sông Cửu Long:
“Cấp thời thì như mọi năm Nhà nước vẫn có giải pháp thu mua tạm trữ để mà nâng giá trên thị trường lên, đảm bảo một mức lợi ích nhất định cho người nông dân. Năm nay việc mua tạm trữ sẽ được làm nhưng không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn có các doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ đầu tư cho nông dân ở các cánh đồng mẫu lớn. Các doanh nghiệp đó làm thì sẽ tốt hơn. Thế nhưng theo tôi, vấn đề cơ bản, giải quyết tận gốc của vấn đề không phải là những giải pháp mang tính ngắn hạn như thế. Về căn bản sẽ phải tổ chức lại toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam, để mà tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị đó nhất là vai trò của người nông dân rất nhỏ, rồi đến các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp đã đầu tư đầu vào hỗ trợ cho người nông dân sản xuất, cho đến các doanh nghiệp được quyền xuất khẩu, tất cả mọi tác nhân đó đều phải có tiếng nói cho việc quản lý thị trường, mọi quyết định xuất khẩu trong chuyện điều hành quá trình phát triển của ngành hàng.”
Việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam rõ ràng sẽ phải được tổ chức lại, đây cũng là sức ép chung cho tất cả các ngành hàng nông nghiệp khác. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có chiến lược về thị trường tiêu thụ, rồi mới phát triển sản xuất. Câu chuyện gia tăng trồng lúa xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới, nhưng thu nhập của nông dân thì ngày một mỏng dần chính là bài học kinh nghiệm đắt giá.

Copy từ: RFA


............

Phải xác định lại tên gọi các cuộc chiến với Trung Quốc.


Mặc Lâm- RFA 2014-03-09
rfa-file
Bộ đội Việt Nam thay quân lên chốt ở Cao Bẳng, trận chiến biên giới với Trung Quốc 1979
RFA file


Cuộc tọa đàm có tên "Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" diễn ra với sự tham dự đông đảo của giới sử học, các nhân sĩ, trí thức và hiếm hoi lắm người ta thấy có sự có mặt của hai tờ báo chính thống Nhân Dân và Lao động tham dự trong một chủ đề vốn vẫn còn được xem là nhạy cảm khi có yếu tố Trung Quốc.
Buổi tọa đàm kéo dài chỉ trong một buổi sáng và với thời gian ít ỏi ấy cử tọa không hy vọng nghe hết các bài tham luận của tất cả các diễn giả, tuy nhiên vẫn có những bài nói chuyện được xem là hiếm thấy trong giới sử học trước vấn đề gay cấn với câu hỏi: tại sao phải đặt tên lại cho đúng bản chất của các cuộc chiến tranh với Trung Quốc trên biên giới, hải đảo.
Một trong những diễn giả là Giáo Sư Vũ Dương Ninh, ông  chia sẻ việc mà ông gọi là tế nhị khi nói tới vẩn đề đặt tên cho cuộc chiến, ông nói:
-Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang 4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được cố gắng ấy như thế nào.
Với bài phát biểu đi vào trọng tâm vấn đề cả nước quan tâm nhất hiện nay về tên gọi “cuộc chiến bảo vệ biên giới” trong sách giáo khoa có phù hợp với lịch sử hay không. GS Vũ Dương Ninh nhấn mạnh tới tính chất trung thực của lịch sử ông nói:
-Cho đến bây giờ cái được gọi là tế nhị đó cũng chưa kết thúc đâu. Đất nước chưa hình dung được là tất cả các vị đều cho là phải đưa vào sách giáo khoa nhưng đưa như thế nào lại là vần đề đấy chứ không phải dễ dàng đâu.
Hình ảnh buổi tọa đàm
Hình ảnh buổi tọa đàm

Tôi có ba đề nghị một là tên gọi như hiện nay gọi là “cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới”. Đây là cách gọi rất là tế nhị. Cuộc chiến tranh chống mỹ xâm lược, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới” người ta không nói chống ai cả người ta chỉ nói cuộc chiến bảo vệ biên giới. Tất nhiên biên giới ở đây gồm cả đất liền hải đảo và chúng ta có ba cuộc chiến tranh, một là Tây Nam hai là phía Bắc và ba là hải đảo ta chỉ gọi ngắn là cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Nhưng cái điều quan trọng là nội dung. Tại sao lại bảo vệ biên giới, ai là kẻ xâm lược và ai xâm lược ai? Mức độ xâm lược là gì? GS
Chứ nếu nói bảo vệ thì bảo vệ ai, ai làm gì mình mà phải bảo vệ? Thành ra tôi đề nghị là “khẳng định bản chất là cuộc chiến tranh xâm lược” và nhân dân Việt Nam đã đấu tranh chống xâm lược để đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi.
Bên cạnh hai tờ báo Nhân Dân và Lao Động, cuộc tọa đàm ngày hôm nay sẽ được thu hình và công bố trên các trang mạng xã hội cũng như tại địa chỉ nổi tiếng Basam.com, nơi luôn ưu tiên đưa tin tức có liên quan đến vần đề Trung Quốc.
Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, người từng điều hành trang tin Ba Sàm có mặt tại buổi tọa đàm cho biết nhận xét:
-Tôi thấy rất là tốt. Tôi chỉ e là báo chí sẽ rất dè sẻn đưa tin thôi. Về phía ban tổ chức là Hội Sử học tôi thấy rất tốt nhất là GS Phan Huy Lê cuối cùng kết luận rất quý về lịch sử liên quan đến Trung Quốc vào năm 79 rồi Gạc Ma, Hoàng Sa phải được đối xử như là các cuộc chiến tranh khác như là chống Mỹ (trước 75) hay cuộc chiến tranh chống Pháp thì phải có sự đối xử bình đẳng. Tôi thấy là tất cả các ý kiến của các người tham gia trong đó có Viện trướng Viện lịch sử Đảng cũng rất tốt, rồi anh hùng Lê Mã Lương nguyên là Giám đốc Viện bảo tàng quân sự cũng có ý kiến rất tốt.
Chỉ có hai vấn đề lo thôi, ngay trước mắt là báo chí. Tôi hỏi một cô nhà báo rằng báo của cô có đưa tin không thì cô ấy gọi về (hình như tòa soạn) nói chuyện với lãnh đạo hay sao đó, rồi cô ấy trả lời là “không”.
Không biết báo chí sẽ được đưa đến đâu. Báo chí tham dự ít lắm, chính thức thì anh Dương Trung Quốc có nói là báo Nhân Dân nhưng theo tôi biết thì có thêm một tờ báo nữa nhưng không biết báo chí đưa tin được bao nhiêu. Thứ hai nữa ý kiến của các nhà sử học hay Viện xã hội…nhưng mà tới đây được thực hiện, triển khai như thế nào về vấn đề bảo tồn, bảo tàng hay đưa vào sách giáo khoa thì tôi chưa hiểu tiến trình sẽ làm như thế nào.
Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Minh Triết cũng có mặt tại buổi tọa đàm cho chúng tôi biết nhận định của ông:
-Vấn đề hiện nay thì như thế này: phải phân biệt hai loại hoạt động, một cái gọi là nhà hoạt động chính trị nó thỏa mãn những tình cảm những lợi ích trước mắt rất cần. Những vấn đề biển đảo, biên giới….đặc biệt là vấn đề đối sách với Trung Quốc thì phải nghiên cứu đến nơi đến chốn, chu đáo, bài bản và hệ thống chứ còn làm hời hợt một vài cuộc như thế thì nó chưa được. Nhưng là vì các học giả họ đang nói nên tôi cũng không muốn nói cái ý này. Đúng ra phải làm một cái đề án nghiên cứu và khẳng định một vần đề lớn của tình hình hiện nay.
Chúng tôi sẽ bàn cách nào đó thưa gửi lại với chỗ anh Lê, anh Trung Quốc để mình có thể huy động cái Hội sử học làm một cách nghiêm túc hơn còn cuộc tọa đàm này chỉ là đối phó trước mắ. Chả lẻ giới sử học lại không làm gì cho nên họ chọn đề tài là bảo tồn và phát huy giá trị bảo vệ biên giới, hải đảo chủ quyền đất nước. Nó tách ra thành bảo tồn những giá trị thì nó hơi hẹp chưa thật xứng tầm với cái mà tôi hy vọng hoạt động của giới sử học đàng hoàng, nghiêm túc, tài trí và độc lập.
Đại biểu quốc hội, Sử gia Dương Trung Quốc trách nhiệm tổ chức buổi tọa đàm chia sẻ:
-Việc này chúng tôi cũng từng có ý kiến trước Quốc hội và đề nghị của hội Sử học rồi và khi gặp Thủ tướng chúng tôi cũng đã nêu lên giờ dây chúng tôi cũng chỉ muốn nêu ra cái ý kiến nghề nghiệp của mình việc bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của những cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, đất liền, hải đảo và nhìn lại những vấn đề hiện nay liên quan đến những cái đó như thế nào. Trên cớ sở đó có một kiến nghị với nhà nước để có một chính sách lâu dài chứ tôi không nói trước mắt. Vừa bảo đảm được môi trường hòa bình nhưng đồng thời không thể quên được những vấn đề của lịch sử nhất là trong giáo dục lịch sử nó rất cần thiết. Khi mà 35 năm sau vẫn còn có những nhân chứng, những di tích lịch sử thì việc bảo tồn rất là quan trọng.
Từ việc bảo tồn những giá trị chân thực của lịch sử đến việc phải đáp ứng với những gì với yêu cầu công tác ngoại giao hiện nay thì lại là vần đề khác. Thái độ ý kiến ngày hôm nay của các đối tượng nói chung đều rất đa dạng và nhất trí với nhau đó là lịch sử phải bảo tồn và phát huy còn phát huy như thế nào thì đó chính là sự khôn ngoan của nhà nước mà đây chính là truyển thống của người Việt Nam. Người Việt không chỉ có đánh ngoại xâm mà có rất nhiều lần giữ được sự hòa hiếu nhưng vẫn bảo đảm được chủ quyền và sự phát triển của dân tộc. Đây là bài học rất lớn không phải chỉ ở quá khứ mà chính là hôm nay.
Ông Dương Trung Quốc cũng cho biết việc kế tiếp của Hội Khoa học Lịch sử sau buổi tọa đàm này:
-Từ cuộc hội thảo này chúng tôi sẽ thành một văn bản để gửi tới những cơ quan trách nhiệm thì chắc chúng tôi cần phải có thời gian nữa.
Tuy nhiên đối với nhà báo Nguyễn Hữu Vinh thì lại có nỗi lo khác, ông chia sẻ:
-Thấy rất lo là khi ông Dương Trung Quốc cuối cùng nói mấy câu thì nói là mọi người thông cảm, chúng tôi tổ chức tọa đàm này chẳng có đồng ngân sách nào. Đúng là thế thật, thường thì các cuộc hội thảo hay tọa đàm thì ai đến dự cũng được một phong bì trong đó có hai trăm ngàn…cái hội thảo này thì mọi người chỉ được uống nước với ăn quả cam thôi, đấy là cái đáng lo nhất.
Mọi người đều nói là Trung Quốc họ làm rất là bài bản va họ tổ chức rất ghê. Vừa rồi hôm 30-31 tháng 12 Thủ tướng có đồng ý thành lập cái trung tâm dữ liệu thế nhưng rồi liệu có thực hiện được không? Liệu có ý kiến nào đàng sau rồi ở đâu đó yêu cầu phải ngừng này khác cái đó là điều tôi rất lo.
Buổi tọa đàm tuy đã chấm dứt nhưng vẫn đọng lại ưu tư của những người tham dự. Mặc dù vấn đề đã được đặt ra nhưng làm cho vấn đề ấy trở thành hiện thực thì không biết còn bao gian truân nữa.

Copy từ: RFA


............