CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Cú "giật mình" của truyền thông nhà nước


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-18
chhv-305.jpg
Hình ảnh đoạn phim của kênh truyền hình VTV về TS Cù Huy Hà Vũ trong trại giam.
Screen capture


Truyền thông nhà nước lại một lần nữa được huy động để chứng minh rằng việc luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là không có thật.

Nhân Dân đang hài lòng?

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực hơn ba tuần lễ nhằm phản đối thái độ và hành động ngược đãi của trại giam đối với ông. Nhiều người Việt trong nước và hải ngoại đã hưởng ứng, cùng tuyệt thực với ông để phản đối sự hà khắc của chế độ lao tù nói riêng và tự do nhân quyền cho Việt Nam nói chung.
Sau gần ba tuần im lặng, truyền thông nhà nước được huy động để tuyên truyền tới dân chúng Việt Nam rằng không hề có chuyện ông Hà Vũ tuyệt thực, và rằng ông được đối xử rất tốt. Đỉnh điểm của chiến dịch này là đoạn phim của kênh truyền hình an ninh, với các cảnh quay từ xa và sau lưng ông Hà Vũ để chứng minh rằng ông nhanh nhẹn, béo tốt, và thậm chí là “khỏe hơn người bình thường”.
Chiến dịch này làm nhớ lại chiến dịch tấn công nhóm 72 nhân sĩ trí thức ký kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp theo lời kêu gọi của chính đảng cộng sản Việt Nam. Lần đó, cũng sau một thời gian im lặng, truyền thông nhà nước đã phỏng vấn nhiều quan chức địa phương để chứng minh rằng “Nhân Dân”đang rất hài lòng về Hiến pháp hiện tại.
Khi ôm anh tôi thấy anh ấy rất đau, anh mới nói với tôi rằng vừa rồi do anh ấy rất mệt nên khi bê chậu nước sôi thế nào ấy đã bị bỏng nặng.
-LS Nguyễn Thị Dương Hà
Sau khi xem đoạn phim của truyền hình an ninh, bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ, đã một lần nữa gửi đơn kêu cứu tới các cấp thẩm quyền cao nhất của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tình trạng sa sút sức khỏe của tiến sĩ Vũ. Sau buổi thăm chồng gần đây, trong thời gian ông Hà Vũ tuyệt thực, bà cho biết như sau trong lần phỏng vấn dành cho đài chúng tôi:
“Nói thật tôi rất là đau xót nhưng tôi kiên quyết không làm cho anh ấy suy sụp. Khi ra về, khi ôm anh tôi thấy anh ấy rất đau, anh mới nói với tôi rằng vừa rồi do anh ấy rất mệt nên khi bê chậu nước sôi thế nào ấy đã bị bỏng nặng, tôi không cầm được nước mắt.”
Cũng như chiến dịch đối phó với kiến nghị 72 cách đây không lâu, chiến dịch phản công Cù Huy Hà Vũ lần này cũng được dấy lên một cách bất ngờ và rầm rộ. Đùng một cái đại đa số dân chúng Việt Nam, vốn được tiếp cận thoải mái với truyền hình và truyền thanh nhà nước, nhận ra rằng có một thế lực thù địch đang dựng chuyện nói xấu chế độ hiện hành. Nhưng câu chuyện “đùng một cái” này thể hiện một sự hành xử mới của bộ phận thông tin-truyền thông-tuyên giáo của đảng cộng sản. Đó là phải lộ diện để phản bác những thông tin lề trái được chuyển tải bằng công cụ công nghệ thông tin của blog, facebook… mà mạng lưới kiểm duyệt của đảng không làm sao ngăn chận đựơc. Trước đây, những câu chuyện như câu chuỵên của tiến sĩ Hà Vũ, hay của kiến nghị 72…đều nằm trong im lặng xa cách đại đa số dân chúng. Sức mạnh của công nghệ thông tin dù chưa tiếp cận với đa số người Việt Nam, nhưng cũng đã làm cho truyền thông của đảng không còn một mình một chợ nữa.
000_Hkg4765495-250.jpg
TS luật Cù Huy Hà Vũ ở phiên tòa xét xử tại Tòa Án Nhân Dân Hà Nội vào ngày 04 tháng 4 năm 2011. AFP PHOTO.
Gần đây, khi nhà văn Trần Mạnh Hảo phát biểu với chúng tôi về sự kiểm duyệt tác phẩm Trại súc vật ở Việt Nam, ông nói rằng đảng cộng sản đang vỡ trận trên mặt trận tuyên truyền. Lần này, các đoạn phim mà đài truyền hình an ninh trình bày về tiến sĩ Vũ đã được giới công dân mạng phân tích cặn kẽ. Không hề có một cảnh quay chính diện, và quan trọng nhất là không có một phát biểu nào của ông Vũ được ghi nhận để chứng minh cho cái mà truyền thông nhà nước muốn chứng minh, rằng thì là ông Vũ không tuyệt thực. Thiết tưởng, nếu ông Vũ không tuyệt thực, không có gì quá khó để đảng cộng sản Việt nam chứng minh. Chỉ cần họ mở cửa trại giam để mọi người vào chứng kiến.
Nghệ sĩ nhân dân Kim Chi, trong một chuyến đi thực tế thăm một số trại tù từ bắc vào nam, với một đoàn nghệ sĩ sân khấu, đã tìm cách tìm hiểu sự thật về tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khi bà đến trại số 5 ở Thanh Hóa. Nhưng bà bị từ chối. Bà trả lời Mặc Lâm của đài Á châu tự do như sau:
“Tôi biết là có Cù Huy Hà Vũ ở đây, tôi rất mến Hà Vũ, và cũng muốn gặp riêng Hà Vũ, nhưng các anh em quản lý trại giam trả lời đây là một phạm nhân mà không ai được phép thăm.”

Tại sao?

Thông tin đó được truyền hình đưa một cách rất cụ thể, từ thông tin rất chính thống như thế mình có thể bình luận để làm cho người dân người ta hiểu.
-BT Nguyễn Bắc Sơn
Ai từng sống bên cạnh những chiếc loa phường, hoặc các cột báo Nhân dân đều sẽ thấy cái cách tuyên truyền của đảng cộng sản rất đơn giản. Họ đưa ra vấn đề phân biệt trắng đen rõ ràng, trắng là ta còn đen là địch. Và cứ thế lập đi lặp lại, không khác quan điểm của ông trùm truyền thông Goebel của chế độ quốc xã Đức cách nay hơn nửa thế kỷ là mấy. Đó là cứ lập đi lập lại, rồi người ta sẽ tin. Vâng người ta đã tin và cũng có thể là còn đang tin, vì đã không có một thông tin ngược chiều nào khác. Nhưng mồ ma nước Đức quốc xã đã xa thời đại Internet lắm rồi, và kể cả kẻ thù tuơng đồng với nó là chế độ Soviet cũng không còn nữa. Sức mạnh công nghệ thông tin đã làm cho các tin tức không còn bị che dấu, các quan điểm khác biệt được lưu truyền không thể giấu diếm. Thông tin-truyền thông-tuyên giáo của đảng cộng sản, dù đã huy động được đến 900 dư luận viên chỉ riêng ở Hà Nội, đã phải “đùng một cái” mà phản ứng.
Như để khép lại chiến dịch truyền thông vừa qua, ông Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu với báo chí trong nước rằng: “Truyền hình quốc gia là chính thống rồi. Thông tin đó được truyền hình đưa một cách rất cụ thể, từ thông tin rất chính thống như thế mình có thể bình luận để làm cho người dân người ta hiểu thêm nữa.”
Với hàng ngàn dư luận viên, 700 tờ báo, hàng chục trang báo điện tử, Bộ thông tin truyền thông vẫn không chấp nhận một sân chơi sòng phẳng mà lại muốn giành thế thượng phong chính thống. Bộ thông tin truyền thông có nghĩ rằng những lúc giật nãy mình đùng một cái như vừa qua sẽ ngày càng nhiều hơn chăng?


Copy từ: RFA

Nói tóm lại là ngừoi dân cứ mua đi bán lại cho nó lành, đừng đầu tư gì cả. Thu hồi hay trưng mua cũng thế thôi!

Nên “trưng mua” thay “thu hồi” đất như hiện nay!



“Sự khác biệt giữa trưng mua và thu hồi đó là lợi ích của người chủ đất được đảm bảo, vì giá đất sẽ được tính theo giá thị trường”, Đại biểu Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội), nhấn mạnh.
Trao đổi với báo chí bên lề phiên thảo luận tại hội trường về Luật Đất đai (sửa đổi) sáng nay 17/6, ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ĐBQH TP Hà Nội) cho rằng vì quyền lợi của chủ đất nên áp dụng “trưng mua đất” thay cho “thu hồi đất”.
Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo. Ảnh. XH.
Ông Đinh Xuân Thảo cho biết: Trong Hiến pháp, khoản 2 Điều 58 đưa ra hai khái niệm mới. Đó là: ngoài việc giao và cho thuê, còn thừa nhận quyền sử dụng đất và thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Với hai quy định mới này, phải đối xử thật công bằng, thống nhất với các quy định khác trong Hiến pháp, cũng như các đạo luật khác về ứng xử với tài sản.
Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, khi đã xác định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được bảo hộ, thì khi nhà nước cần thì phải trưng mua chứ không phải thu hồi, ông có ý kiến như thế nào về việc này?
Trong các trường hợp khác, phải coi đó như tài sản của người được sở hữu, tức là người ta có quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất, bởi họ phải bỏ tiền ra mua, đóng thuế. Không thể tước đoạt bằng biện pháp hành chính, mà phải trên cơ sở thuận mua, vừa bán theo giá thị trường.
Chỉ khi nào người sử dụng đất có vi phạm pháp luật đến mức phải thu hồi, thì mới thu hồi và đây được coi là chế tài, biện pháp thực hiện
Qua nghiên cứu, đối chiếu với các trường hợp quan hệ giao dịch kinh tế và dân sự, thì trong trường hợp này có thể nói là sử dụng khái niệm trưng mua quyền sử dụng đất?
Nhiều ý kiến cho rằng, với quy định như vậy sẽ rất khó cho các doanh nghiệp thỏa thuận với người dân, khi triển khai các dự án kinh tế. Nhưng cần hiểu rõ khi nói trưng mua, khái niệm này vừa mang tính dân sự, vừa mang tính hành chính. Tức là, trong trường hợp vì lợi ích chính đáng, việc trưng mua áp giá đó mà không thực hiện, thì Nhà nước vẫn có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế. Sự khác biệt giữa trưng mua và thu hồi đó là lợi ích của người chủ đất được đảm bảo, vì giá đất được tính theo giá thị trường.
Như vậy, khi  thực hiện trưng mua đất người dân sẽ được lợi, thưa ông?
 Chúng ta đang chứng minh cho tính ưu việt của chế độ, mặc dù đến bây giờ chỉ quy định một hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng đã tạo cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất được hưởng tối đa nội hàm của quyền chủ sở hữu. Nếu đưa khái niệm trưng mua quyền sở hữu đất vào trong Luật Đất đai, thì Nhà nước cũng có lợi. Ví dụ: Nhà nước giao đất cho cá nhân 50 năm, nhưng họ đã sử dụng 49 năm rồi, chỉ còn 1 năm, thì khi định giá chỉ bằng 1/50, không thể coi người mới được giao đất, cũng như người đã gần hết thời hạn giao đất. Khi đã đặt lên bàn cân mua bán theo thị trường, thì phải được tính toán cụ thể.
Vậy, việc trưng mua sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Việc trưng mua do cơ quan Nhà nước đứng ra thu hồi và cho thuê lại. Tài sản gắn với đất như nhà cửa, cây cối, hoa màu, hoàn toàn là tài sản của người chủ đất thiết lập nên. Tuy nhiên, cách xử sự hiện nay đối với tài sản này vẫn như là đối với đất, điều này phải làm rõ và bổ sung cả về nguyên tắc để áp giá, cũng như phải quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
 Xin trân trọng cảm ơn ông!


Copy từ: Infonet

Vứt thẻ bảo hiểm y tế của trẻ vào thùng rác


Chủ tịch Hội phụ nữ khu phố 4, huyện Phú Quốc, Kiên Giang Đặng Thị Hà chỉ vì "giận cá chém thớt" đã thản nhiên cất giữ 140 thẻ BHYT không trả cho người dân, khi phát hiện ra thẻ hết hạn, bà Hà quăng cả đống thẻ vào sọt rác ở chợ.
Chị Thuận và đứa con bị bệnh nhưng chưa bao giờ được khám
Chị Thuận và đứa con bị bệnh nhưng chưa bao giờ được khám.
 
Những mảnh đời khốn khó
Khu phố 4 Thị trấn Dương Đông- Phú Quốc-Kiên Giang là một khu phố lao động nghèo, nơi đây được mệnh danh là xóm Lò heo bởi dân cư sống nhờ vào thu nhập từ lò mổ heo cung cấp thịt cho các chợ trên đảo. a số bà con ở đây là dân lao động thời vụ, người thì nhặt rác, người thì chạy xe ôm, kẻ thì khuân vác…
Theo chân anh Đức- người cung cấp thông tin cho PLVN- chúng tôi đi sâu vào trong xóm để gặp những trẻ em nghèo bị bệnh nhưng không có BHYT nên không dám đến bệnh viện vì bố mẹ không có tiền.
Chị Đào Thị Bích Thuận- 31 tuổi, con là Đào Nguyễn Thúy Vy 5 tuổi, bị bệnh thiểu năng trí tuệ, gặp người lạ cháu khóc thét lên. Chị Thuận ôm con vào lòng tiếp chúng tôi: “Con bệnh, nhà nghèo, chống theo người khác, một mình nuôi con lo bữa sáng mất bữa tối …” - chị bỏ lửng câu nói.
Cháu Vy bị bệnh từ lúc mới sinh, nay đã 5 tuổi nhưng chưa một lần được ai khám và uống một viên thuốc nào bởi chị Thuận không có tiền.
Anh Nguyễn Quốc Khánh, hành nghề xe ôm, chỉ vào cháu gái con anh là Nguyễn Thị Mỹ Hoa -8 tuổi nói: “Từ 1-6 tuổi con tôi chưa một lần được thấy thẻ BHYT như thế nào. Mọi chi phí khám chữa bệnh của cháu tôi phải vay mượn sau đó trả dần bằng cách thồ hàng cho người ta ”.
Đặc biệt vợ chồng anh Võ Văn Tâm-Huỳnh Kim Hoa có con 4 tuổi là cháu Võ Huỳnh Khả Nhiên bị bệnh hiểm nghèo nhưng vì không có tiền, không dám đưa con vào bệnh viện, hai vợ chồng lo chạy gạo, tháng 2/2013 cháu Nhiên chết… Tất cả các cháu từ độ tuổi 1-6 trong xóm Lò heo này không có thẻ BHYT từ năm 2009 đến nay. Vì sao như vậy?
Vô cảm
Người có nhiệm vụ phát những thẻ BHYT ở khu phố 4 này là Chủ tịch Hội phụ nữ khu phố Đặng Thị Hà. Theo phản ánh của người dân ở đây, bà Hà có xích mích với một vài cá nhân trong khu phố nên ghét mà không phát thẻ BHYT cho con em họ.
Giận cá chém thớt, bà Hà cất giữ 140 thẻ BHYT trong tủ, khi phát hiện ra thẻ hết hạn, bà Hà quăng cả đống thẻ vào sọt rác ở chợ. Ngày 7/1/2013, người dân nhặt được số thẻ này và báo lên Ban nhân dân ấp.
Có 60 thẻ được ông Trần Minh Đức và bà Dương Thị Hoa làm bằng chứng lên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy huyện Phú Quốc (UBKT) khiếu nại. Ngày 9/1/2013, UBKT lập biên bản giữ lại 60 thẻ này; trong đó, có 16 thẻ còn hạn sử dụng đến hết năm 2015 nhưng chính quyền vẫn không phát những thẻ này cho các cháu, 80 thẻ còn lại được mang ra Ban nhân dân ấp kiểm tra và lập biên bản.
Sau khi lập biên bản, Ban nhân dân ấp cử hai đồng chí mang lên báo cáo vụ việc với UBND Thị trấn Dương Đông. Trong số 80 thẻ này thì còn bao nhiêu thẻ sử dụng được và UBND thị trấn Dương Đông có tổ chức phát cho các cháu hay không?
Ngày 10/5/2013, chúng tôi đến UBND thị trấn để làm rõ những bức xúc của người dân nhưng không được ai tiếp vì lý do: Lãnh đạo thị trấn bận họp và không có ai trực lãnh đạo để phát ngôn với báo chí.
Vụ việc 140 thẻ BHYT của trẻ em tại khu phố 4 được người dân phát hiện từ tháng 1/2013 đến nay đã 6 tháng nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa có một câu trả lời hay động thái gì để khắc phục hậu quả cho người dân. Số thẻ BHYT này không được phát cho trẻ em nghèo xóm Lò heo, những thiệt hại của trẻ em nơi đây ai là người chịu trách nhiệm?
Hiện một số trẻ em của xóm Lò heo đang bị bệnh nhưng không được chữa trị miễn phí theo chính sách của Đảng và Nhà nước thì UBND thị trấn giải quyết như thế nào?
Có ai thống kê được từ năm 2009 đến nay và sau này nữa, những người dân lao động nghèo tại đây phải chi phí cho bệnh viện bao nhiêu tiền nữa mà đáng lẽ ra số tiền đó đã được Nhà nước miễn phí?
Hơn hết là chính sách nhân đạo chăm lo cho trẻ em của Đảng và Nhà nước đang bị chính quyền sở tại xem nhẹ một cách vô cảm trước những cháu bé con nhà nghèo đang bị bệnh…/.
Theo Ngọc Long
Pháp luật Việt Nam


Copy từ: Tiền Phong

Sau vỡ đập thủy điện: Thiếu đói đang cận kề

(Dân Việt) - Đã hơn 1 tuần sau vụ vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2 (rạng sáng 12.6), người dân xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) chưa hết bàng hoàng vì chết hụt; họ đang đối mặt với sự thiếu đói đã cận kề từng nhà...

“Đói là chắc”

Ngày 18.6, những dấu vết của cơn lũ quét kinh hoàng vẫn còn nguyên dọc theo chân đập Ia Krel 2 đến khu vực suối Đôi. Hàng trăm ha hoa màu bị thiệt hại khó khắc phục được do thời vụ đã quá gần 2 tháng. Việc chờ đền bù có lẽ sẽ còn lâu mới xong, trong khi cuộc sống của người dân vẫn phải tiếp diễn...
Gương mặt chưa hết bần thần, ông Puih Ơnh (làng Ó) cho biết: Dù ngôi nhà canh rẫy bị sập, chiếc xe ô tô bị hư hại nhưng điều lo lắng nhất của ông vẫn là rẫy mì (sắn) của gia đình bị lũ phá nát, không thể phục hồi được, sắp tới chẳng biết lấy gì ăn. Đau nhất là mấy trăm gốc tiêu trồng ở Đội 20 đã bị lũ cuốn sạch, chỉ còn trơ lại vài chiếc cọc gỗ xiêu vẹo. Khi được hỏi tới đây sẽ dựa vào nguồn nào để sống, Puih Ơnh trả lời bằng một cái lắc đầu...
Lũ từ vụ vỡ đập thủy điện đã cuốn trôi 200ha hoa màu, cái đói đang cận kề từng nhà.
Cũng như Puih Ơnh, già Rơ Châm Chek vẫn đang lo lắng không biết gia đình mình sắp tới sẽ sống bằng gì khi 25 bao lúa bị ngập nước lên mầm; mì, lúa mới trồng bị lũ quét sạch. “Làng mình năm nay chắc là bị đói to rồi. Xưa rẫy mất còn có rừng mà kiếm củ mài, bây giờ thì chỉ còn biết trông mặt nhau thôi” - già nói.
Chúng tôi đến Đội thi công của Công ty 711 (Binh đoàn 15), ngôi nhà tạm của đội đã bị lũ cuốn mất tích, chỉ còn sót lại vài tấm tôn vương vãi trên những lùm cây dại ven suối. Đại úy Nguyễn Văn Thành - Đội phó Đội thi công vẫn còn nhớ như in cái buổi sáng kinh hoàng đó, 16 cán bộ, chiến sĩ đang ở trong nhà thì nước tràn về. 14 người nhanh chân chạy thoát lên đồi, 2 người phải leo lên mái nhà.
Họ vừa đặt chân lên mái nhà thì bị cô lập ngay tức thì vì nước lên quá nhanh, lại không biết bơi. Tư trang, quần áo, 8 triệu đồng tiền mặt để lo hậu cần cho đội cùng với giấy tờ tùy thân của anh em đã chìm theo lũ... Anh Thành cũng cho biết, nhiều vật tư, phương tiện máy móc cái thì trôi, cái thì ngâm nước. Hơn 5 ngày nay, cả đội đang cố gắng khắc phục nhưng vẫn chưa xong. Cũng như những anh em trong đội khác, anh Thành chỉ còn độc bộ đồ trên người...
Đại tá Phạm Văn Giang - Giám đốc Công ty 72 cho biết: Có 34ha cao su của Đội 20 bị ngập lụt, trong đó gần 14ha cao su 3 năm tuổi bị thiệt hại hoàn toàn không thể khắc phục, gần 600 cây bị gãy ngang. Một chiếc cầu sắt đã bị lũ cuốn phăng vài chục mét. Nhiều ngôi nhà của công nhân bị sập. Thiệt hại của Công ty 72 ước tính khoảng 1,5 tỷ đồng.

Đền bù chậm chạp

Một vấn đề không kém thời sự sau vụ vỡ đập đang được đặt ra là có nên khắc phục sự cố để “trái bom” thủy điện với con đập đất này tiếp tục tồn tại hay không? Theo ông Lê Vinh - Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai thì công trình được xây dựng quá ẩu, kém chất lượng. Việc tồn tại công trình với gần 10 triệu m3 nước vẫn là mối nguy và sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào...
UBND huyện Đức Cơ đã tiến hành thống kê sơ bộ thiệt hại của người dân do vỡ đập Thủy điện Ia Krel 2: Khoảng 122 hộ dân bị thiệt hại, 200ha hoa màu bị lũ cuốn trôi, ngập úng... Tổng số tiền thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ đồng...
Thiệt hại dù đã thống kê nhưng phương án bồi thường cho dân thì vẫn chưa được xác lập. Mùa vụ gieo trồng đã qua từ lâu nên những diện tích hoa màu bị thiệt hại sẽ không thể gieo trồng lại. Việc tính toán đền bù cho người dân do đó phải trên cơ sở nhu cầu một chu kỳ sản xuất chứ không chỉ căn cứ những thiệt hại thực chứng đo đếm được...
Về phía chủ đầu tư, ngày 17.6 vừa qua, đại diện Công ty cổ phần Thủy điện Bảo Long Gia Lai - chủ đầu tư Thủy điện Ia Krel 2 cũng chỉ mới tiến hành những động thái mang tính chất xã giao như thăm hỏi, động viên, tặng quà những gia đình bị thiệt hại chứ chưa có phương án đền bù cụ thể. 


Copy từ: Dân Việt

Ông Nguyễn Hữu Lộc: Một mình làm “sếp”… 4 Cty (?!)

Vụ ông Nguyễn Hữu Lộc bị bắt: Trụ sở Seaprodex tại TPHCM. Ảnh: C.H

Vụ ông Nguyễn Hữu Lộc bị bắt: "Ôm" nhiều chức, vung vãi hàng trăm tỉ đồng

Ông Nguyễn Hữu Lộc - nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Thủy sản VN - TNHH MTV (viết tắt Seaprodex VN, có trụ sở tại TPHCM) - đã bị Cơ quan điều tra (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Trà Vinh bắt giam vào chiều 15.6 vừa qua. Nguyên nhân dẫn tới việc ông Lộc bị bắt bước đầu được xác định do ông này đảm nhận quá nhiều chức vụ, tùy tiện vung vãi tiền bạc, gây hậu quả hàng trăm tỉ đồng của Nhà nước bị thất thoát, khó thu hồi…
Một mình làm “sếp”… 4 Cty (?!)

Vào thời điểm năm 2007 - khi chưa thành lập Seaprodex VN, ông Nguyễn Hữu Lộc là Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hải sản Biển Đông (DN của Nhà nước). Lúc đó, Cty cổ phần công nghiệp thủy sản (Cty CP CNTS) thuộc Tổng Cty Hải sản Biển Đông, chuyên về cơ khí đóng tàu. Tại Cty CP CNTS, thời điểm đó, ông Lộc cũng giữ chức Chủ tịch HĐQT, đại diện phần vốn nhà nước của Tổng Cty Hải sản Biển Đông. Với chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Lộc đã qua mặt Bộ NNPTNT, tự ý giảm tỉ lệ vốn nhà nước tại Cty CP CNTS từ 59% xuống còn 46%, dẫn đến Nhà nước mất quyền chi phối tại Cty này.

Chưa hết, vào tháng 4.2007, quá trình Cty CP CNTS góp vốn thành lập Cty CP Biển Tây, ông Lộc tiếp tục được cử làm đại diện, tham gia HĐQT Cty CP Biển Tây (TPHCM). Tháng 6.2007, Cty CP CNTS lại góp vốn vào Cty CP Aquafeed Cửu Long (trụ sở tại tỉnh Trà Vinh), ông Lộc lại được cử  giữ chức Chủ tịch HĐQT Cty CP Aquafeed Cửu Long. Như vậy, trong năm 2007, ông Lộc đã kiêm nhiệm cùng lúc 4 chức vụ cao: Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Hải sản Biển Đông, Chủ tịch HĐQT Cty CP CNTS, Chủ tịch HĐQT Cty CP Aquafeed Cửu Long và Ủy viên HĐQT Cty CP Biển Tây.

Vung vãi tiền tỉ

Ông Lộc đã tận dụng Cty CP CNTS như một “bầu sữa” tài chính dồi dào để chuyển hàng tỉ đồng từ Cty CP CNTS về Cty CP Biển Tây và Cty CP Aquafeed Cửu Long.  Dưới sự chỉ đạo của ông Lộc, Cty CP CNTS ký tá hàng loạt hợp đồng bán nguyên liệu thức ăn nuôi cá mà không hề báo cáo HĐQT Cty CP CNTS. Hậu quả, tính đến tháng 4.2012, Cty CP Aquafeed Cửu Long nợ Cty CP CNTS hơn 113 tỉ đồng (nợ gốc 95,1 tỉ đồng, nợ lãi 18,4 tỉ đồng), khó có khả năng thanh toán. Bởi hiện nay, Cty Aquafeed Cửu Long gần như... phá sản. Đến cuối năm 2011, tổng số nợ phải thu của Cty này hơn 135 tỉ đồng, nhưng tổng số nợ phải trả đã gần... 250 tỉ đồng. Ngoài ra, dưới thời “trị vì” của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Lộc, Tổng Cty Hải sản Biển Đông còn cho Cty CP CNTS vay gần 21 tỉ đồng không đúng trình tự, thủ tục...

Và, khoản nợ 21 tỉ đồng này, hiện Cty CP CNTS cũng không biết đào đâu ra để trả Tổng Cty Hải sản Biển Đông, khi Cty CP Aquafeed Cửu Long chưa trả khoản nợ khó đòi 113 tỉ đồng... Hiện Cty CP CNTS cũng lâm cảnh khốn đốn không kém, khi tổng số nợ Cty này đang gánh lên tới 140 tỉ đồng, mà khoản nợ phải thu chỉ có... 137 tỉ đồng. Trong khi đó, 137 tỉ đồng nợ phải thu này, chủ yếu là nợ xấu, khó đòi... Ngày 10.1.2012, bà Bùi Thị Tuyết Mai - Tổng GĐ Cty CP CNTS - đã ra văn bản gửi HĐQT.

Tại văn bản này, bà Mai vừa báo động tình hình tài chính nguy khốn của Cty CP CNTS, vừa quy trách nhiệm: “Mọi hoạt động của Cty CP CNTS liên quan đến Cty CP Aquafeed Cửu Long đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Chủ tịch HĐQT Cty và nay đang là cố vấn Cty (tức ông Nguyễn Hữu Lộc – PV)”. Bà Mai cũng cho hay: Từ khi Cty CP Aquafeed Cửu Long hoạt động, bà Mai chưa nhận được một báo cáo nào về hoạt động của Cty Aquafeed Cửu Long từ người đại diện vốn của Cty CP CNTS. Mọi hoạt động của Cty Aquafeed Cửu Long chỉ được trao đổi trực tiếp từ ông Lộc...

Theo đánh giá của một số người trong cuộc, với những sai phạm nghiêm trọng trên của ông Lộc, nguy cơ Nhà nước mất trắng khoảng 150 tỉ đồng tại các Cty có tên trên, liên quan đến các chức vụ do ông Lộc nắm giữ suốt nhiều năm qua.

Được biết, sau khi ông Lộc bị bắt tạm giam, Cơ quan điều tra đã bắt thêm ông Trần Vũ Dũng - GĐ Cty CP Biển Tây - về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Điều đáng nói, với tình hình hoạt động tài chính bê bết, có dấu hiệu trục lợi kể trên,  thời gian qua, Bộ NNPTNT đã có một số cuộc thanh tra nội bộ xác minh. Thế nhưng, vào tháng 3.2011, sau khi hợp nhất 3 tổng Cty gồm: Tổng Cty Thủy sản VN, Tổng Cty Thủy sản Hạ Long và Tổng Cty Hải sản Biển Đông, thành Tổng Cty Thủy sản VN - công ty TNHH MTV (Seaprodex VN); không hiểu vì sao với vô số sai phạm như vậy, ông Lộc lại được “hạ cánh an toàn”, rút về làm Ủy viên HĐTV Seaprodex VN (?).

Lúc đó, chức vụ Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN do ông Diệp Kỉnh Tần - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT - kiêm nhiệm. Đến tháng 6.2011, khi ông Tần không còn kiêm nhiệm Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN nữa, ông Lộc... lên phụ trách HĐTV (?!). Đến tháng 2.2012, ông Lộc trở thành Chủ tịch HĐTV Seaprodex VN. Mãi đến đầu tháng 12.2012, ông Lộc mới bị... “thôi chức”, sau khi ông Diệp Kỉnh Tần đã về hưu. Cho đến 15.6.2013, ông Lộc mới bị cơ quan luật pháp khởi tố, bắt tạm giam.

 



Copy từ: Lao Động

'Tôi từng suýt bị đánh ở Việt Nam'





Bà Michele Brown (phải) trong một lần giải cứu mèo ở Hy Lạp năm 2011
Nhà hoạt động người Úc chống ăn thịt chó mèo, Michele Brown, nói khó khăn lớn nhất trong công việc của bà là nạn tham nhũng, và những người làm thịt chó 'hung dữ'.
Bà là một nhà báo chuyên làm điều tra về thói quen ăn thịt chó mèo và buôn bán chó mèo trái phép ở các nước châu Á.
Bà cũng là người sáng lập của tổ chức Thế giới bảo vệ Chó mèo trong các hoạt động buôn bán thịt, và đang thực hiện chiến dịch No to Dog meat (Nói không với thịt chó).
Trả lời phỏng vấn của BBC hôm 18/06 từ Úc, bà Michele nói bà "luôn cố gắng nghe câu chuyện từ cả hai phía. Ở Việt Nam, tôi có mối quan hệ với cả những người sống bằng nghề làm thịt chó và cả phía chính quyền, để có thể hiểu được toàn bộ quá trình đó."
Một phim ngắn sáu phút do bà Michele Brown thực hiện về buôn bán thịt chó ở Việt Nam mang tên 'Bokdays hidden in the land of morning calm' tháng trước được chiếu tại liên hoan phim Cannes, Pháp.
BBC:Thưa bà, tình hình buôn bán thịt chó ở Trung Quốc như thế nào, có giống Việt Nam không?
Ở Trung Quốc tình trạng ăn thịt chó trải trên khắp cả nước, mà ở diện lớn hơn Việt Nam vì đây là đất nước rất lớn, có dân số đông.
Và số chó mèo bị giết thịt nhiều kinh khủng vì dân số đông. Có một số tỉnh đã nói là sẽ dừng việc ăn thịt chó nhưng ở các nơi khác vẫn phổ biến.
Các nhà hoạt động gặp nhiều khó khăn ở Trung Quốc do tham nhũng nặng nề. Chuyện các tình nguyện viên bị đánh đập không phải hiếm, đôi khi còn có những vụ đánh trọng thương.

Nhóm tình nguyện viên giải cứu hơn 500 con chó ở Trung Quốc, năm 2011
Và thường chuyện đó xảy ra ngay trước mắt cảnh sát, cảnh sát đứng xung quanh chiếc xe tải, bảo vệ cho những người chở chó trái phép.
Hay việc các nhà hoạt động bị côn đồ tấn công, vì cảnh sát được trả tiền để làm ngơ.
Mới đây một phụ nữ người Mỹ lái xe hơn 220 cây số tới đại sứ quán Trung Quốc ở Washington gửi thư kiến nghị nhằm phản đối lễ hội ăn thịt chó kéo dài ba ngày ở Ngọc Lâm.
Nhưng sứ quán Trung Quốc từ chối tiếp bà ta và đóng cửa lại ngay trước mặt bà, sứ quán Trung Quốc ở London cũng từng hành xử y như vậy.
BBC:Thưa bà, có trường hợp tương tự về tham nhũng ở Việt Nam không?
Có chứ. Cô biết đấy, tham nhũng ở Việt Nam tồn tại ở bao nhiêu cấp khác nhau.
Đất nước nào thì cũng có chuyện tham nhũng thôi, đó là thực tế, nhưng Việt Nam thì khá nổi trội về vấn đề này.
Tôi từng phỏng vấn từ công an hải quan cho tới những người giết mổ chó, thấy tham nhũng có ở mọi khâu, ngay từ lúc vận chuyển.
"Đất nước nào thì cũng có chuyện tham nhũng thôi, đó là thực tế, nhưng Việt Nam thì khá nổi trội về vấn đề này. Tôi từng phỏng vấn từ công an hải quan cho tới những người giết mổ chó, thấy tham nhũng có ở mọi khâu, ngay từ lúc vận chuyển."
Việt Nam cũng là nơi cực kỳ nguy hiểm đối với các nhà bảo vệ động vật. Bản thân tôi từng suýt bị đánh vài lần.
Lần cuối tôi ở Việt Nam, mới vài tháng trước, khu vực tôi tới không có du khách nước ngoài, chỉ dành cho dân địa phương, nhưng tôi thuê một người hướng dẫn riêng và một lái xe đưa tôi đến khu chuyên bán thịt chó.
Tôi bỗng nghe thấy người hướng dẫn hét lên, “chạy đi, chạy đi”. Tôi quay lại, thấy anh ta đang co giò chạy thật nhanh.
Tôi quay lưng lại thì có một toán người xông đến, và chỉ còn xíu nữa là tôi bị đánh. Người lái xe cũng lái xe chạy mất, và nhất quyết không chịu quay lại gần đó.
Cả hai người này đều rất sợ, và sau đó kể với tôi là có phóng viên người Việt Nam đến đây, bị đánh rất dã man, máy ảnh, máy quay phim bị đập vỡ hết, không lâu trước khi tôi đến.
Tôi chưa từng bị tấn công khi quay phim chụp ảnh bò, hay gà, nhưng khi ghi hình thịt chó thì khác hẳn, người ta trở nên rất hung dữ, rồi người ta còn chửi bới, lăng mạ chúng tôi.
Chứng tỏ là chính họ cũng cảm thấy có điều gì đó không đúng về mặt đạo đức nên mới hành xử như thế.
BBC:Chuyện đó xảy ra ở đâu, Hà Nội hay Sài Gòn?
Ở khắp nơi, cả Hà Nội cả Sài Gòn và những địa phương khác. Tôi đã từng đi khắp Việt Nam và chuyện đó cũng xảy ra.
Ở Hà Nội thì người ta ít bạo lực hơn, ít hung dữ hơn, nhưng người ta lại chửi bới, hò hét rất nhiều. Còn ở Sài Gòn, theo trải nghiệm của tôi, họ có vẻ thiên về chân tay hơn.

Phim ngắn về buôn bán thịt chó ở Việt Nam và châu Á của bà Michele Brown
BBC:Bà có làm việc với giới chính quyền ở Việt Nam chưa, và bà có đưa họ đến những chỗ giết mổ chó này không?
Tôi từng phỏng vấn công an hải quan về vận chuyển chó trái phép, chúng tôi đã trao đổi hàng giờ liền, nhưng nói chung, họ muốn nói với tôi rằng không có chuyện buôn bán thịt chó ở Việt Nam, và rằng tôi mới chỉ đến có một chỗ thôi. Tôi biết những điều họ nói là không chính xác.
Và họ ra dấu ám chỉ chuyện nhận tiền, không phải gợi ý tôi phải đưa tiền cho họ, nhưng để nói là có chuyện đó, và tất cả bọn họ cùng phá lên cười.
Tóm lại thì họ không nói gì mới mẻ mà tôi chưa biết cả, và nhiều điều họ nói không chính xác chút nào.

'Tra tấn tàn bạo'

BBC:Có người Việt Nam nói thịt chó là đặc sản truyền thống, và phương Tây không nên áp dụng giá trị của họ lên văn hóa châu Á, bà nghĩ sao?
Theo những nghiên cứu của tôi dưới góc độ một nhà báo điều tra, và tôi cùng làm việc với những người đi đầu trong lĩnh vực này trong suốt 30 năm qua, và họ là người châu Á.
Họ nói rất rõ rằng, thịt chó, mèo được ăn trong thời kỳ đói kém và chiến tranh, thời không ai có thức ăn, và thành thật mà nói, điều này xảy ra ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Nhưng chiến tranh đi qua, và các loại thực phẩm đã trở nên đầy đủ hơn, dễ kiếm hơn, và thời đó, những người ăn thịt chó thịt mèo thấy rất xấu hổ. Nhưng đến giữa thập niên 80, thời kỳ bùng nổ kinh tế, những người liên quan tới đường dây tham nhũng để vẫn chuyển động vật trái phép muốn tìm cách làm tiền, và thuyết phục mọi người rằng, ăn thịt chó rất bổ, rất tốt, rằng đây là món ăn truyền thống.
Ở thời đại này, thực phẩm đã đầy đủ hơn, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn, đặc biệt là ở Việt Nam, chúng ta không cần phải ăn thịt chó, thịt mèo.

Tiêu chuẩn về nuôi, giết, mổ động vật ở Việt Nam khác biệt với thế giới
Nhưng quan trọng hơn, họ không cần phải tra tấn, đánh đập chúng, bởi điều đó là tàn ác.
BBC:Thế nếu có trang trại chuyên nuôi chó để thịt, như trại nuôi gà, lợn, và đảm bảo vệ sinh nữa?
Trước tiên, chó và mèo không phải là loại động vật trang trại.
Nói cụ thể về trường hợp Việt Nam, Việt Nam không có tiêu chuẩn về mổ thịt như ở các nước khác trên thế giới.
Hồi tôi ở Việt Nam, tôi chứng kiến cảnh sáu, bảy con lợn chân chổng lên trời bị buộc chặt trên chiếc xe máy phi trên đường.
Ở rất nhiều nước khác bạn không thể thấy cảnh đó bởi quy định về cách đối xử dã man với động vật.
Bên cạnh đó, chó mèo là động vật sống chung với con người, không phải động vật nông trại.
Ở các lò mổ, chẳng hạn như ở Úc, động vật lấy thịt được nuôi sao được sống thoải mái nhất, để có thịt mềm hơn.
Thế nhưng ở Việt Nam, mọi người thích ăn thịt chắc, và để thịt chắc, người ta tra tấn động vật rất rùng rợn, động vật trước khi chết phải trải qua sợ hãi để tăng lượng adrenalin để thịt chắc hơn.
"Tôi mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng."
Nhà báo, nhà hoạt động Michele Brown
Có các trại nuôi chó lấy thịt ở Việt Nam, nhưng điều kiện sống cực kỳ tồi tệ, chúng bị đối xử dã man, sống bẩn thỉu.
Tôi nghĩ nếu mọi người biết nguồn gốc loại thịt mà họ đang ăn, chắc không ai dám ăn nữa. Rất nhiều chó bị bệnh, đầy vi trùng vi khuẩn, giun sán vì không được tẩy giun, tiêm thuốc. Và những loại này có thể lây sang người ăn thịt.
Rồi bệnh dại, đặc biệt là những năm trước đây, từng là vấn đề lớn ở Việt Nam, và rất nhiều bệnh khác nữa mà nguồn gốc là do ăn thịt chó bệnh.
BBC:Vậy điều gì có thể thay đổi cách suy nghĩ của người Việt Nam về thịt chó thưa bà, nhất là khi cả giới làm luật, có quyền ở Việt Nam cũng nhiều người thích ăn thịt chó?
Tôi hy vọng là với thế hệ trẻ hơn lớn lên trong thời đại công nghệ và internet sẽ thấy rằng, những gì vốn được coi là bình thường ở đây thực ra lại khác biệt với những người ở các quốc gia còn lại trên thế giới suy nghĩ.
Tôi cũng mong là với giáo dục và hiểu biết ngày càng rộng hơn, người ta sẽ nhận ra rằng, chó mèo có thể làm bạn của người. Thực ra, chúng là thú cưng của con người, nhưng có thể nhiều người hiện nay vẫn chưa có khái niệm về thú cưng.
Và chúng tôi tin rằng, với tiếng nói của cộng đồng quốc tế, từ người dân, từ những người yêu quí động vật có thể tác động tới chính phủ và yêu cầu họ hành động.
Tôi cũng muốn nói là các bạn không nên nghĩ rằng tôi ghét Việt Nam. Tôi chỉ căm ghét sự tàn bạo. Ở Úc hay ở bất kỳ nơi nào khác cũng thế. Sự tàn bạo là một phần tính cách của loài người, đó không phải là vấn đề dân tộc, không liên quan tới chuyện màu da. Tôi chỉ phản đối cách con người đối xử tàn bạo với động vật.


Copy từ: BBC

Tiền Giang: Quan em tố quan anh.

LIÊN QUAN CÁC TRƯỜNG GÀ Ở CÁI BÈ (TIỀN GIANG)
Phó công an tố trưởng công an xã bảo kê trường gà
 
 
Ngày 18-6, nguồn tin báo Pháp Luật TP.HCM cho biết ông LTD, Phó Công an xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã gửi đơn đến thanh tra Công an tỉnh Tiền Giang, tố cáo thượng úy NTD, trưởng Công an xã Hòa Khánh có hành vi “bảo kê” cho một trường gà hoạt động.

Theo tố cáo, thượng úy D. đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho các tụ điểm cờ bạc, đá gà ăn tiền. Trong đó có trường gà Dũng “bánh mì”.
Cụ thể là thượng úy D. phân công LTD, phó công an xã, phụ trách ấp Hòa Quí, xã Hòa Khánh. Khi phó công an xã phát hiện trường gà của Dũng “bánh mì” hoạt động ì xèo đã điện thoại xin ý kiến thượng úy D. cho lực lượng hỗ trợ truy bắt. Tuy nhiên, thượng úy D. chỉ kêu công an ấp dọa để trường gà giải tán chứ không truy bắt. Tiếp đến, vào ngày 9-3-2013, phó công an xã cùng một công an ấp phát hiện trường gà tiếp tục hoạt động nên điện thoại xin ý kiến thượng úy D. truy bắt thì thượng úy D. nói: Hôm nay ra ca trực rồi, đồng chí muốn làm gì thì làm. “Trong khi theo quy định của thượng úy D., việc gì cũng phải điện thoại xin ý kiến trưởng công an xã mới được làm” - đơn của phó công an xã LTD nêu.
Một góc của trường gà Hùng “xe ngựa” ở Cái Bè, Tiền Giang. Ảnh: DĐ
Ngoài ra, trong ca trực của mình, một phó công an khác tên T. phát hiện trường gà hoạt động bèn xin ý kiến thượng úy D. để triệt phá. Tuy nhiên, một lát sau thì thông tin này bị lộ. Sự việc này cũng đã báo cáo với chủ tịch UBND xã Hòa Khánh.
Đầu tháng 5-2013, báo Pháp Luật TP.HCM có loạt bài điều tra về các chợ đánh bạc tại huyện Cái Bè (Tiền Giang) vì trong địa bàn huyện này có gần 10 trường gà, sòng bạc lớn nhỏ, “sống tốt” qua nhiều năm… Sau khi báo đăng, nhiều ý kiến nghi ngờ rằng các trường gà, sòng bạc tồn tại là do công an làm ngơ. Giữa tháng 5-2013, Đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, thừa nhận: “Công an có một phần trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng này” và khẳng định: “Đến thời điểm hiện nay (9-5-2013), chúng tôi chưa phát hiện cán bộ, công an nào có dính dáng tới các đối tượng cờ bạc”.
HOÀNG ANH


Copy từ:Pháp Luật

Công văn "có một không hai" với... 8 con dấu của tổ chức, đoàn thể

Vụ tranh chấp đất rừng ở Quỳnh Lưu (Nghệ An):

Công văn "có một không hai" với... 8 con dấu của tổ chức, đoàn thể

(Dân Việt) - Chủ thể của công văn là UBND xã Quỳnh Lập, nhưng có tới 8 con dấu của 8 tổ chức, đoàn thể. Có lẽ là công văn có một không hai, không nằm trong hệ thống văn bản hành chính nào được Nhà nước quy định.

Nhầm lẫn chức năng, thẩm quyền
Xung quanh sự việc ông Trần Xuân Lập (trú tại thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu) khởi kiện ông Lê Duy Nguyên (nguyên đại biểu Quốc hội khóa X) để đòi lại 36,5ha đất rừng đứng tên ông Lập mà ông Nguyên đang chiếm dụng (NTNN đã phản ánh), phóng viên đã thu thập được một công văn khó hiểu của UBND xã Quỳnh Lập.
Anh Trần Xuân Nam - con trai ông Trần Xuân Lập chỉ cho phóng viên khu vực đất rừng của bố anh bị ông Lê Duy Nguyên chiếm dụng.
Đây là Công văn số 33/CV-UBND của UBND xã Quỳnh Lập gửi Báo VOV (Báo của Đài Tiếng nói VN). Về hình thức, chủ thể của công văn là UBND xã Quỳnh Lập, nhưng phần cuối lại có tới 8 con dấu với 8 chữ ký của 8 người đứng đầu 8 tổ chức, đoàn thể của xã Quỳnh Lập. Về nội dung, công văn “đặc biệt” này cho biết, ngày 14.11.2012, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Quỳnh Lập nhận được văn bản của doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên đề nghị kiểm tra, xem xét nội dung bài báo đăng trên báo VOV phản ánh vụ tranh chấp giữa ông Trần Xuân Lập và ông Lê Duy Nguyên.
Cũng theo công văn, ngày 23.11.2012, Thường trực của 4 cơ quan gồm Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ xã Quỳnh Lập đã cùng một số tổ chức, đoàn thể tại địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung bài báo và đưa ra kết luận bài báo đăng trên VOV có nội dung sai sự thật, bịa đặt, vu khống. Ông Đoàn Quang - Tổng Biên tập Báo VOV cho biết:
"Với nội dung công văn kể trên, Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ cùng các tổ chức, đoàn thể xã Quỳnh Lập đã có sự nhầm lẫn chức năng, thẩm quyền trong quan hệ pháp luật báo chí... Cứ cho là ông Lê Duy Nguyên có gửi xã văn bản khiếu nại bài báo đăng trên VOV thì xã phải hướng dẫn ông Nguyên gửi đơn đúng nơi có thẩm quyền giải quyết là Báo VOV và các cơ quan quản lý báo chí. Tuy nhiên, xã Quỳnh Lập đã không làm như vậy mà tự cho mình cái quyền tổ chức tiến hành kiểm tra, xác minh và kết luận".
Công văn kỳ lạ có đến 8 con dấu của cơ quan, tổ chức xã Quỳnh Lập.
Thừa nhận sai sót
“Vu khống là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Với kết luận trên, rõ ràng, Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã Quỳnh Lập đã làm thay chức năng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án...”.
Trao đổi với một số cơ quan báo chí về việc này, ông Lê Đức Cường - Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Quy trình ban hành văn bản có 8 con dấu là sai và họ (UBND xã Quỳnh Lập - PV) đã nhận khuyết điểm. Tôi đã chỉ đạo ngay Phòng Tư pháp làm việc với UBND xã Quỳnh Lập. Trong biên bản làm việc của phòng tư pháp thì chính quyền xã cũng đã nhận ra cái sai về thể thức văn bản và cách ban hành văn bản”.
Ngày 25.12.2012, Phòng Tư pháp UBND huyện Quỳnh Lưu đã có Công văn số 136/TP trả lời Chủ tịch UBND huyện về kết quả kiểm tra văn bản của UBND xã Quỳnh Lập. Văn bản này kết luận: “Về hình thức và kỹ thuật trình bày của Công văn 33/CV-UBND là không đúng quy định của Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19.1.2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính”. Tuy nhiên, không chỉ dừng ở sai phạm về mặt hình thức, Công văn 33 của UBND xã Quỳnh Lập đã khiến cho dư luận nghi ngờ về sự bao che của chính quyền với những sai phạm của ông Lê Duy Nguyên mà NTNN từng phản ánh. 


Copy từ: Dân Việt

Đinh Nhật Uy bị bắt vì "không thuyết phục được Đinh nguyên Kha nhận tội"?

Đinh Nhật Uy bị bắt vì "không thuyết phục được Đinh nguyên Kha nhận tội"?

Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) - Kể từ sau khi phiên tòa xét xử 02 sinh viên Đinh Nguyên KhaPhương Uyên vào ngày 16 /05 /2013 tại Long An dư luận trong và ngoài nước đều khâm phục trước tinh thần đấu tranh của 2 sinh viên trẻ yêu nước và cũng từ đó làm cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (csvn) phải muối mặt với cái gọi bản nhận tội của 2 sinh viên trẻ. An ninh csvn cho phát sóng lên tivi nhiều ngày để cho là một thắng lợi trên truyền thông… nào ngờ phiên tòa ngày 16/05 tại Long An cho thấy những gì được đảng cộng sản VN dàn dựng đều lố bịch. Đinh Nguyên Kha và Phương Uyên vẩn đứng thẳng lưng nhìn thẳng vào mặt của những người gọi là “tòa án” đang ngồi ghế xét xử, hai sinh viên dõng dạc nói tôi là người yêu nước, tôi không chống Dân Tộc tôi, tôi chống đảng cộng sản không phải là cái tội.

Cửa hàng photocoppy của Uy bị đóng cửa nhiều tháng nay
Phiên tòa sơ thẩm đã qua đi gần 01 tháng, vào lúc 13 giờ 30 ngày 15 /06 / 2013 nhà cầm quyền csvn cho hơn 30 công an bao vây nhà Bà Nguyễn thị Kim Liên (Mẹ của Đinh Nguyên Kha) trong khi bà Liên và Chồng không có ở nhà, CA tự động vào dùng kềm cộng lực cắt ổ khóa xông vào nhà lục soát lúc nhà vắng chủ, lấy đi nhiều thứ cái gì mà họ thích… trong khi đó thì lệnh khám xét là 01 địa chỉ khác (nhà riêng của Đinh Nhật Uy) CA đọc lệnh tạm giam 03 tháng Đinh Nhật Uy với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức công dân” điều 258 BLHS.

 Đinh Nhât Uy đang giăng lưới 
Kẻ bạo quyền muốn tận diệt đường sống của gia đình Bà Liên!!!
Kể từ khi sinh viên Đinh Nguyên Kha bị bắt thì công an địa phương luôn sách nhiễu gia đình bằng nhiều thủ đoạn, họ thường xuyên gọi điện thoại với những khách hàng đến sửa chữa máy vi tính tại cơ sở của Đinh Nhật Uy, công an hăm dọạ khách hàng là nếu làm ăn với gia đình “phản động” này thì hãy coi chừng đó! và cũng kể từ đó không ai dám đến làm ăn với cơ sở của Đinh Nhật Uy, thời gian vắng khách kéo dài Uy không chịu nổi với các khoản thuế, chi phí... Đành phải đóng cửa để về vườn làm bất cứ công việc gì cho gia đình. Từ một Kỹ Sư Công nghệ thông tin, chuyên gia máy tính đành phải về cuốc đất trồng rau, giăng lưới bắt từng con cá sặc để góp thêm cho mẹ Liên chờ đến chuyến thăm nuôi gởi cho em Nguyên Kha đang ở trong tù. Trước đó một ngày khi Uy bị bắt là ngày thăm nuôi Nguyên Kha có nhiều Cô, Chú, Anh, chị em đến gia đình chia sẻ, Uy cũng than thở rằng hiện nay gia đình đang bị chính quyền địa phương cô lập rất khó khăn về kinh tế, Mẹ Liên vài ngày phải chở vài quày chuối, mớ rau ra chợ bán để nuôi Kha, Uy nói với mọi người… đang thất nghiệp không giúp ích được gì nên tính lên Sài Gòn in tái bản thêm 400 cuốn sách kỹ thuật về sửa chữa máy Photocoppy mà Uy cùng mấy người bạn đồng xuất bản trước đây, nếu bán được cũng có ít tiền giúp mẹ để phụ giúp nuôi em Kha… nhưng khi vừa đến nhà in thì bị từ chối với lý do là tên của Nhật Uy có trong cuốn sách đó nên không được in tái bản!??..

2 đầu sách kỷ thuật bị cấm in tái bản  

Từ con tin trở thành tù tội!...
Từ khi nhà cầm quyền csvn biết 2 gia đình Uyên và Kha nộp đơn Kháng án thì Uy cũng cho biết là có “ai đó” nhiều lần đến vận động Nhật Uy phải vào khuyên Nguyên Kha trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới phải “Nhận tội” thì được “khoan hồng”, họ còn đưa ra so sánh là sự nhận tội thì Uy sẽ được làm ăn bình thường, còn bằng không, làm họ mất mặt với công luận và Quốc Tế thì Nguyên Kha sẽ bị tăng án mới… đang điều tra thêm vụ thuốc pháo và có thể ghép cho Kha thêm tội “Khủng Bố”. Nhưng sự thuyết phục Nhật Uy càng ngày chính quyền đảng cộng sản VN càng đi vào ngõ cụt, Nhật Uy không đồng ý với những lời đường mật, hăm doạ của kẻ bạo quyền, trái lại Uy lại ủng hộ việc làm đúng của em Kha, để thể hiện việc ủng hộ đó Nhật Uy đã công khai trên Facebook của mình rồi đưa lên khẩu hiệu “Tàu Khựa cút khỏi Biển Đông”. Nay thì Nhật Uy bị ghép vào điều 258 BLHS, bị tạm giam 03 tháng và có thể lảnh mức án từ 02 năm đến 07 năm tù và vài năm quản chế với tội danh:
“lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước và tổ chức công dân” với những điều buộc tội như trên thì cho thấy đây là Nhật Uy đã xâm phạm lợi ích của nhà nước nào? của công dân nào?... Hay đảng csvn đang bảo vệ cho lợi ích của công dân Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Cộng?...


Điều 258 BLHS hiện nay được làm “cái đuôi” cho điều 88 BLHS, bởi nó vô hình chung cho đảng csvn chụp cho bất cứ ai cái tội nói xấu và chống lại một chế độ độc tài đảng trị như Việt Nam hiện nay.


Copy từ: Dân Làm Báo

Ôi văn hóa. Ôi ngữ nghĩa Việt Nam.




BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HOÀNG TUẤN ANH: Đề ra chỉ tiêu mà không thực hiện được cũng không nên, nhưng để tiềm năng trở thành hiện thực là cả một quá trình

08:41 | 14/06/2013
Đất nước bốn ngàn năm ôi tự hào biết mấy - Lời một bài hát ca ngợi Tổ quốc mà nhiều ĐBQH có biết - Hạnh phúc trong tay ta đang nở hoa kết trái... vẫn là câu tiếp theo của ca từ ấy.
Hạnh phúc là chúng ta đã thuộc và đã say sưa hát. Vì hát mà chúng ta yêu tiếng Việt, yêu con người Việt, yêu dân tộc này - Một dân tộc Chân Trường Sơn đạp sóng Thái Bình.
Nhưng, hôm qua, nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa trả lời chất vấn thì thật thất vọng, thật buồn, tiếng Việt ở đâu nhỉ dù Bộ trưởng thật say sưa, mà càng say sưa tâm huyết càng không hiểu. Thôi, đành vậy, xin cứ chuyển ngữ - Xin kính nhờ.
ĐBQH Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình): Với tư cách là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có thể cho biết một hoặc hai giải pháp chính để khắc phục quyết liệt tình trạng ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hay không?
Có thể nói du lịch Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ về lưu lượng khách nước ngoài đến nước ta hay một số sản phẩm du lịch đặc sắc đã đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên du lịch nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của ngành. Việt Nam có 9 di tích là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận, Thái Lan chỉ có 3, Malaysia chỉ có 2, Singapore thì không có di sản nào. Tuy nhiên theo bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới thì ngành du lịch nước ta xếp thứ 80/139 quốc gia được xếp hạng, trong khi Malaysia xếp thứ 35, Thái Lan thứ 41 và Singapore thứ 10. Xin hỏi Bộ trưởng đâu là nguyên nhân chính của tình trạng này? Với tư cách là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có thể cho biết một hoặc hai giải pháp chính để khắc phục giải quyết quyết liệt nguyên nhân này hay không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Muốn có sản phẩm tốt thì vấn đề chất lượng “phần mềm” phải tốt
Thủ tướng đã có chiến lược về phát triển du lịch Việt Nam và đã có quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch Việt Nam. Tôi nhớ, quyết định của Thủ tướng là số 201. Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao vai trò du lịch trong quá trình phát triển KT-XH. Trước hết, là việc thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng trưởng GDP, tạo động lực cho các ngành khác phát triển cùng với du lịch như thương mại, giao thông vận tải, xây dựng. Thứ hai, du lịch những năm qua phát triển tương đối tốt. Nếu như năm 1995 du lịch chỉ đóng góp vào tăng trưởng GDP 3,21% thì đến năm 2012 du lịch đã đóng góp vào GDP gần 6%. Giải quyết việc làm được 1,4 triệu và chiếm 3,58% trong tổng số lao động. Du lịch Việt Nam cũng được hưởng lợi từ chính sách đầu tư có hiệu quả của nhà nước. Đến giờ, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng khoảng 10 tỷ USD, chiếm gần 5% trong tổng GDP đầu tư vào nước ta. Đối với các nhà đầu tư trong nước thì đến giờ có gần 1.000 dự án và khoảng 300.000 tỷ đồng Việt Nam đầu tư vào du lịch. Cách đây không lâu, tuần trước, chúng tôi đã đi dự Festival biển Khánh Hòa và được bố trí ở khách sạn Habana cũng là của một nhà đầu tư trong nước. Đầu tư một khách sạn khoảng 1.200 phòng và tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Tại Lăng Cô - Huế, một nhà đầu tư Singapore đã đầu tư một khu du lịch khách sạn khoảng 1 tỷ USD và bây giờ đã triển khai được 250 triệu với diện tích khoảng gần 300ha. Bên cạnh nhà đầu tư nước ngoài và trong nước thì Nhà nước ta cũng có một chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào du lịch.
Quan điểm để phát triển du lịch theo chiến lược của Thủ tướng phê duyệt có 5 quan điểm cơ bản.
Một là du lịch Việt Nam phải nhanh chóng trở thành một nền kinh tế mũi nhọn, góp phần tăng trưởng mạnh vào GDP. Thực ra chúng tôi chưa hài lòng với tăng trưởng GDP hiện nay, đáng lẽ ra du lịch Việt Nam còn có nhiều tiềm năng, có ý kiến nêu lên là so với các nước khác du lịch nước ta mới phát triển từ năm 1990 trở lại đây. Tôi nhớ hồi năm 1990 du lịch Việt Nam chỉ có khoảng 100.000 khách quốc tế và 1 triệu khách nội địa, đến bây giờ năm 2012, như Thủ tướng đánh giá là phải đầu tư vào nông nghiệp và du lịch, trở thành điểm sáng của nền kinh tế. 5 tháng vừa qua, ngành du lịch tuy có giảm so với 5 tháng cuối năm 2012 nhưng doanh thu tăng 6%, đạt 90.000 tỷ đồng.
Qua theo dõi, chúng tôi thấy chất lượng của điểm đến phụ thuộc vào 3 yếu tố. Yếu tố thứ nhất là năm sau phải tăng hơn năm trước. Yếu tố thứ hai là ngày lưu trú phải tăng hơn ngày lưu trú của năm trước. Yếu tố thứ ba là thời gian lưu trú cũng tăng hơn. Số lượng ấy cũng là báo động cho du lịch Việt Nam, nhưng nhìn vào tỷ số tăng trưởng thì ngày lưu trú kéo dài ra và chi tiêu của khách cũng cao hơn nhiều. Ở Nha Trang hiện nay 1 ngày có 5.000 khách du lịch quốc tế, nhiều khu du lịch quốc tế được hình thành trong thời gian sau này đã góp phần làm cho diện mạo du lịch của chúng ta tốt hơn. Tuy nhiên có tồn tại một số điểm. Một là, chất lượng dịch vụ của chúng ta, nên chăng sắp tới phải chuyển từ phát triển du lịch chiều rộng sang chiều sâu và đi sâu vào chất lượng dịch vụ. Đâu đó vẫn còn tình trạng chặt chém khách, ăn xin, giá cả niêm yết không công khai, những hình ảnh đó tác động vào du khách khiến người ta phiền lòng. Vừa rồi Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có chỉ đạo cuộc họp liên quan đến vấn đề này nêu ra 7 giải pháp mà lát nữa chúng tôi sẽ trình bày. Hai là, gắn phát triển du lịch với bảo tồn các di tích lịch sử. Ba là, tăng cường xã hội hóa mà đã xã hội hóa thì liên quan đến cơ chế chính sách làm cho nó thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Đấy là những quan điểm cơ bản.
Còn những giải pháp căn cơ thời gian sắp tới là gì?
Biện pháp thứ nhất là, phải xem chuỗi dịch vụ và sản phẩm của chúng ta hoàn thiện đến đâu và trong vấn đề này chúng ta đã sử dụng, đã tiếp nhận các dự án, ví dụ dự án EU về 13 bộ tiêu chuẩn nghề của du lịch. Bây giờ chúng tôi đã gửi đến các trường, đến các địa phương, du lịch là nghề, buồng, bàn, tiếp tân là nghề, quán bar là nghề, anh pha ly rượu như thế anh có biết thế nào? anh rót rượu ra làm sao ở vị trí nào? Hiện nay chúng tôi phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chuyển 5 trường trung cấp du lịch mà sau này Thủ tướng quyết định phải tập trung vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Vì muốn có sản phẩm tốt thì vấn đề chất lượng phần mềm phải tốt, sản phẩm là phần cứng, chất lượng là phần mềm. Nhưng đâu đó, bản thân chất lượng này cũng kết hợp cả hai yếu tố phần cứng và phần mềm.
Biện pháp thứ hai là hiện nay, chúng ta có 575 khách sạn từ 3 sao đến 5 sao và 60 nghìn phòng trong tổng số 1.414 cơ sở lưu trú với 300 nghìn buồng. Trong khi đó khách sạn chất lượng cao ở Thái Lan, Malaysia, Singapore nhiều hơn chúng ta, đào tạo nghề họ cũng giỏi hơn và tuyên truyền quảng bá, xúc tiến quảng bá người ta giỏi hơn. Tôi nói chỉ đơn cử như Malaysia hay Singapore, Thái Lan, đội bay quốc gia các hãng hàng không các nước này có hàng trăm chiếc và điểm đến của họ đối với các nước là hàng trăm điểm đến. Trong khi đó, chúng ta trong những năm vừa qua có thể nói Chính phủ chỉ đạo quyết liệt vấn đề này, Vietnam Airline đã trở thành một thương hiệu. Và hiện nay đội bay của chúng ta cũng có 80 chiếc máy bay tầm ngắn, tầm trung và tầm dài. Và đặc biệt mở được 30 điểm đến. Quan trọng là các điểm đến, mở và kết nối với các đường bay quốc tế. Vừa rồi chúng tôi làm việc với Bộ trưởng Đinh La Thăng, làm sao mở được đường bay từ Moscow đến Nha Trang, không những là đến với thành phố Hồ Chí Minh và đến Hà Nội. Từ Viễn Đông đến Nha Trang bây giờ ngày nào cũng có chuyến máy bay. Nó liên quan đến nhiều thứ.

ĐBQH Nguyễn Hoài Phương (Tây Ninh): Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng chèo kéo, “chặt chém” khách du lịch?
Nhìn vào toàn cảnh nền kinh tế nước ta trong năm 2012, ngành du lịch cũng là một điểm sáng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian dài và nhất là trong thời gian gần đây vẫn có một số hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch quốc gia. Ở đâu đó có một số địa phương vẫn có những biểu hiện như hàng ngày vẫn có cảnh chèo kéo, đeo bám, chặt chém vào các đối tượng du lịch, kể cả người nước ngoài và người trong nước. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tình trạng này và sẽ có giải pháp gì khắc phục để đưa ngành du lịch quốc gia phát triển bền vững và giữ được thương hiệu?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Vẫn còn tình trạng “chặt chém” là bởi mức độ xử phạt còn nhẹ. Sắp tới, chúng tôi sẽ báo cáo với Thủ tướng và Chính phủ có nghị định tăng mức xử phạt
Tình hình chặt chém nó có mấy nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là sự phối hợp liên ngành của chúng ta chưa tốt. Thứ hai, kiểm tra, giám sát những điểm du lịch có nguy cơ mất trật tự, chặt chém du khách. Thứ ba, các văn bản liên quan để xử lý vi phạm, các mức độ xử phạt còn nhẹ, kể cả văn hóa, kể cả thể thao, du lịch, kể cả quảng cáo, sắp tới đây chúng tôi báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, với Chính phủ, sẽ có nghị định tăng mức xử phạt hơn. Cuối cùng là bài học kinh nghiệm quản lý điểm đến ở thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Bộ trưởng mô tả đường bay thì nó dài lắm, Bộ trưởng nói gọn thôi!
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Biện pháp thứ ba là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá. Biện pháp thứ tư là liên kết trong phát triển du lịch. Chúng tôi rất hoan nghênh các tỉnh duyên hải Nam trung bộ sau khi tổ chức thành công năm du lịch quốc gia ở Phú Yên, thì các đồng chí bí thư, chủ tịch ở đó tổ chức rất nhiều hội thảo liên quan đến vấn đề liên kết phát triển du lịch. Liên kết trong này có mấy ý. Liên kết trong quy hoạch, liên kết trong xúc tiến quảng bá, liên kết trong đào tạo bồi dưỡng ngành nghề. Cuối cùng là quản lý nhà nước về du lịch, chúng ta có Luật Du lịch, có Nghị định 98 về thực hiện một số điều quy định của Luật Du lịch và đặc biệt là có Nghị định 45 về xử phạt trong lĩnh vực du lịch.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Nói tới du lịch thì có câu hỏi của ĐBQH rất quan trọng, đó là, du lịch của nước ta phát triển chưa đúng với tiềm năng, nhất là so với một số nước có tiềm năng kém hơn nhiều của ta nhưng du lịch của họ lại phát triển hơn. Chúng ta có khắc phục được tình hình đó không? Năm 2020 có khắc phục được không? Đó là câu hỏi lớn!
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Tiềm năng du lịch Việt Nam thì lớn. Để tiềm năng trở thành hiện thực là cả một quá trình, kể cả về tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhận thức của mọi người đối với du lịch. Ví dụ tình trạng chặt chém thì vấn đề đặt ra là người dân ở đó thế nào? Công tác tuyên truyền, quảng bá ở đó ra sao? Thanh Hóa vừa rồi có chiến dịch bàn tay sắt, xử lý hàng loạt cán bộ ở đó, có đường dây nóng của công an, lực lượng quản lý thị trường, môi trường, nếu có vấn đề gì là gọi điện, nhân dân người ta thành lập Hiệp hội chống chặt chém. Đó là vấn đề nhận thức và hành động của chúng ta.
Bên cạnh đó là, xác định những sản phẩm du lịch đặc trưng. Trong Quyết định 201 của Thủ tướng xác định 7 vùng du lịch trọng điểm, ở trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc, các tỉnh Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Tây, nổi lên mấy tiềm năng lớn cần phải phát huy: một là biển, hai là di tích, di sản và thứ ba là du lịch sinh thái.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Hôm nay, đề nghị Bộ trưởng trả lời dứt điểm, đến năm 2020 theo chiến lược phát triển 10 năm của ngành du lịch thì du lịch Việt Nam có ngang tầm được khu vực không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Trong chiến lược du lịch thì năm 2015, du lịch nước ta trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào GDP khoảng 60 - 70%.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Chúng ta đang so sánh với các nước, tiền năng lớn là mình, họ tiềm năng nhỏ hơn mình. Vậy đến năm 2020, phát huy tiềm năng để làm du lịch thì ngành du lịch nước ta có ngang tầm với Thái Lan, Malaysia được không?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Hiện nay, Malaysia có 24 triệu lượt khách, Thái Lan có 4 triệu lượt khách, Singapore 14 triệu lượt khách và Indonesia 7,5 triệu lượt khách. Năm vừa qua, nước ta có 6,8 triệu lượt khách. Năm 2020 trong chiến lược phát triển ngành du lịch, phấn đấu đạt 10 - 10,5 triệu lượt khách và doanh thu từ du lịch khoảng 18-20 tỷ USD.  Chúng ta phấn đấu đến năm 2015 đạt 7 - 7,5 triệu lượt khách và doanh thu khoảng 9-10 tỷ USD, nhưng năm 2012 đã đạt 6,8 triệu lượt khách rồi. Như  tôi đã trình bày, tiềm năng rất lớn nhưng để biến tiềm năng trở thành hiện thực đòi hỏi phải phấn đấu nhiều, nỗ lực nhiều, không phải chỉ với tư cách là tư lệnh của ngành mà trong đó phải có sự chung tay góp sức của người dân, của chính quyền các cấp và đặc biệt là các doanh nghiệp. Mình đề ra chỉ tiêu mà không thực hiện được cũng không nên.  
Nguyễn Vũ ghi; ảnh: Thái Bình

Copy từ: Đại Biểu Nhân Dân

LS Trần Vũ Hải : Báo chí chính thức phải thông tin đầy đủ về Cù Huy Hà Vũ

Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)
Luật sư Cù Hà Huy Vũ (DR)

Trọng Thành
Sự việc ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù từ hơn ba tuần nay trở thành mối quan tâm đặc biệt của công luận. Tình trạng sức khỏe hiện nay của Cù Huy Hà Vũ ra sao ? Các đòi hỏi của ông Vũ dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam được các cơ quan công quyền xử lý như thế nào ?

Liên tiếp trong những ngày vừa qua, một số phương tiện truyền thông chính thống Việt Nam đã dồn dập đưa tin và phóng sự về trường hợp tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ, với thông điệp chủ yếu là ông Vũ thực ra không tuyệt thực, mà chỉ từ chối thức ăn của trại giam và sức khỏe của ông không hề đáng ngại như ghi nhận của gia đình.
Về tình trạng của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ, sau đây mời quý vị theo dõi phỏng vấn của RFI với luật sư Trần Vũ Hải, một trong các luật sư đã tham gia bào chữa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ trong cả hai lần sơ thẩm và phúc thẩm, và mới đây được gia đình ủy nhiệm đại diện nghiên cứu các thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ.
Luật sư Trần Vũ Hải (Hà Nội)
18/06/2013
RFI : Xin chào luật sư Trần Vũ Hải. Thưa luật sư, hiện nay có sự việc ông Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù khiến dư luận rất quan tâm, và có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí trái ngược. Được biết luật sư được gia đình ủy nhiệm thông tin về tình hình ông Cù Huy Hà Vũ, vậy xin luật sư cho biết về hiện trạng sức khỏe của ông Vũ.
Luật sư Trần Vũ Hải : Tôi là luật sư cho ông Cù Huy Hà Vũ và gia đình ông ấy. Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị là trong vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm và bà Dương Hà cũng đề nghị là giúp cho bà ấy, giúp cho gia đình bà trong các vấn đề thông tin liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ, mặc dù là bà ấy là luật sư nhưng bà ấy quá là mệt mỏi.
Thế thì, tôi đã đề nghị Tổng cục 8 cấp giấy cho chúng tôi để vào thăm và làm việc với ông Cù Huy Hà Vũ, liên quan đến việc khiếu nại giám đốc thẩm. Theo luật, với tư cách luật sư, tôi có quyền làm việc với thân chủ của mình, và theo quy định của Luật thi hành án, thì cơ quan quản lý trại giam phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ họ, nhất là vì quyền lợi của họ. Thế thì, 14/06, tôi đã làm thủ tục, tôi đã gặp cán bộ tiếp dân Tổng cục 8. Họ đã nhận đơn, cả đơn của tôi lẫn của chị Dương Hà, nhưng họ chỉ giải quyết cho chị Dương Hà, còn tôi thì không nhận được.
Tôi có nói với cán bộ tiếp dân rằng, các anh làm như thế là sai lầm, bởi vì tôi là luật sư, dù sao cũng không có họ hàng, quan hệ gì đặc biệt với anh Vũ, tôi chỉ là luật sư thôi. Cho nên, nếu có những thông tin gì, sẽ là những thông tin khách quan. Đấy là thứ nhất. Thứ hai là chúng tôi không có điều kiện gặp trực tiếp ông Cù Huy Hà Vũ, nên chúng tôi cũng không thể nào bình luận về vấn đề sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, bởi vì chúng tôi không gặp trực tiếp. Tất cả câu chuyện là do chị Dương Hà. Chị Dương Hà là người vợ, thì cũng có thể chị lo lắng đối với sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ, đó là một chuyện đương nhiên. Chị tin rằng, sau khi việc tuyệt thực đã diễn ra nhiều tuần, thì sức khỏe của ông chắc chắn nó có giảm sút. Và cho dù ông Cù Huy Hà Vũ cố gắng có là khỏe hay không nữa, thì bản thân ông cũng có nhiều căn bệnh, và nếu ông tuyệt thực như vậy, thì sức khỏe sẽ sa sút. Đấy là quan điểm của chị Hà, mà chúng tôi chỉ có thể nói lại như vậy thôi.
RFI : Vừa rồi, có một biến cố là sau khi ông Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực hai tuần, thì cơ quan Tổng cục 8 có đưa ra một giấy tờ đề nghị trại giam tạo điều kiện cho làm bước tiếp theo, tức là giám đốc thẩm, vậy chuyện này cụ thể như thế nào ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ông Vũ đang khiếu nại giám đốc thẩm. Bà Dương Hà được chính thức mời, và ông Vũ cũng mời thêm các luật sư gặp và tham dự. Nhưng đáng tiếc là chúng tôi đã nói, các luật sư, ngoài bà Dương Hà, chưa được tiếp xúc với ông Vũ. Tuy nhiên, theo chúng tôi hiểu, thì ông Vũ đang muốn khiếu nại bản án này. Ông có quan điểm rằng, có nhiều vấn đề của ông ấy thực ra là những vấn đề cốt lõi của cuộc bàn luận hiện nay về Hiến pháp Việt Nam. Và ông cho rằng, trước đây ông cũng bàn luận về những vấn đề đó, nay người ta cũng bàn luận về những vấn đề đó, thì tại sao lại phải quy tội ông đối với những hành vi mà bây giờ thực tế người ta đang bàn luận. Đấy là cái quan điểm của ông.
Do ông ở trong tù, và ông là tác giả của 10 tài liệu đó, nhưng ông Vũ không thể nhớ hết 10 tài liệu đó là tài liệu nào, và ông có đề nghị tạo điều kiện để tiếp cận. Mà muốn tiếp cận được, thì phải cơ quan quản lý trại giam cho phép. Trong trường hợp được phép, thì tòa án có thể cung cấp cho ông tài liệu hoặc đề nghị qua luật sư, luật sư sẽ cung cấp tài liệu. Vì theo luật, các tài liệu cung cấp cho người tù phải được cơ quan quản lý trại giam đồng ý.
Hiện nay, ông đang có yêu cầu cung cấp các tài liệu đó. Và chúng tôi đang đề nghị là được cung cấp. Đấy là về vấn đề khiếu nại giám đốc thẩm. Chúng tôi cũng nói rằng ông Vũ là một nhà nghiên cứu luật, tiến sĩ luật, nên là sau khi xem xét lại 10 cái bản ấy, thì ông sẽ có luận điểm về 10 cái bản này để so sánh thêm rằng là so với tình hình hiện nay, thì những cái đấy được bàn thảo như thế nào, và nó cũng không phải đến nỗi là phạm húy, hoặc là ghê gớm, như tại thời điểm ông xét xử, và ông cho rằng là cần có một quan điểm mới về vấn đề này. Đấy là theo tôi hiểu, tinh thần của ông là như vậy.
Ông cần bản chi tiết 10 tài liệu mà tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm dùng để xét xử ông, tuy nhiên, bản thân ông và chúng tôi, khi yêu cầu (Tòa án) công bố 10 tài liệu đó hoặc yêu cầu cung cấp cho ông, thì đều không công bố và không cung cấp. Cho nên, đây là vấn đề khó đối với ông, vì không có được 10 tài liệu ấy để tham gia vào việc xây dựng luận điểm. Tất nhiên, các luật sư chúng tôi có thể trợ giúp ông, nhưng bản thân ông là tiến sĩ luật, nên sự trợ giúp của chúng tôi với ông cần có sự bàn thảo giữa hai bên.
RFI : Thế thì, việc cho hay không phụ thuộc rất nhiều vào trại giam, chứ không có một quy định nào cụ thể trong luật pháp Việt Nam trong chuyện này ?
LS Trần Vũ Hải : Vâng, quy định này cũng tùy hứng thôi. Quy định là tài liệu đưa cho phạm nhân phải được trại giam đồng ý và không thuộc tài liệu cấm nào đó. Ít ra họ cũng phải nói rằng là tôi đồng ý là các ông đem tài liệu vào, nhưng các tài liệu ấy chúng tôi phải kiểm tra nội dung… Ít nhất họ phải nói với chúng tôi những điều đó, thì chúng tôi mới có thể làm việc được. Nhưng mà họ không trả lời, họ cũng không bác bỏ, nên chúng tôi cũng không biết làm thế nào.
RFI : Ngoài vấn đề các giấy tờ này ra, thì việc hôm 14/06 vừa qua, Tổng cục 8 họ cấp cho luật sư Dương Hà giấy để mà bên trại giam cho đương sự làm thủ tục giám đốc thẩm, thì phải chăng là cơ quan công an họ đã thực hiện một việc mà đáng lẽ họ phải làm từ sớm hơn ?
LS Trần Vũ Hải : Trước đây ngày 05/06 chị Hà cũng đã vào rồi, cũng với tư cách luật sư chứ không phải tư cách người thân. Thực ra để làm thủ tục giám đốc thẩm, thì cũng không dễ. Phải đọc lại các tài liệu, các quan điểm, phải trao đổi với nhau. Vì ông Vũ, thì tuy là có nhờ luật sư, nhưng những vấn đề đem ra, gửi cho Tòa… thì ông cũng muốn được trao đổi. Nên chúng tôi phải tôn trọng ý kiến ấy của ông ấy và bà Dương Hà cũng phải tôn trọng.
RFI : Có lẽ bây giờ là thiện chí của bên cơ quan công an và quản lý trại giam đúng không ạ ?
LS Trần Vũ Hải : Hiện nay, ít nhất họ cho rằng, họ đã tạo điều kiện cho bà Dương Hà gặp ông Vũ đã. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, hiện nay còn có luật sư Trần Đình Triển và luật sư Trần Vũ Hải, thì chưa thấy tạo điều kiện, thì tôi nghĩ họ sẽ phải tìm cách trả lời câu hỏi ấy.
RFI : Vừa rồi, luật sư rất biết là ở Việt Nam có những thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống về việc tù nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực. Đứng từ góc độ của mình, luật sư nhìn nhận như thế nào về các truyền thông này ?
Chúng tôi cho rằng, các phóng viên vào đấy, chắc là được phép của trại giam và họ đã tiếp cận anh Vũ. Nhưng mà chúng tôi cũng lưu ý rằng, thực ra, theo luật về quản lý trại giam, thì khi gặp phạm nhân, muốn vào đó, phải có đơn đề nghị của cơ quan đó là một. Thứ hai là, trại giam chỉ có thể chấp nhận trên cơ sở là vì lợi ích của phạm nhân đó. Thế thì chúng tôi sẽ đặt câu hỏi rằng là chúng tôi là luật sư, cũng vì lợi ích, mà cũng đặt vấn đề gặp mà chưa được, thế tại sao các nhà báo ấy lại được ? Mặc dù ông Vũ cũng chấp nhận nói chuyện với nhà báo, nhưng mà chúng tôi cho rằng (để bảo vệ) cái lợi ích của ông Vũ lẽ ra là (báo chí) phải nói đầy đủ sự thật. Tức là những gì ông ấy nói cũng phải được truyền tải một cách đấy đủ, nếu người ta muốn tìm hiểu sự thật.
Việc tìm hiểu sự thật cũng vì lợi ích của ông Vũ. Thế thì, nếu vì lợi ích của ông Vũ, thì cũng phải thông tin một cách đầy đủ toàn diện, và đặc biệt là toàn bộ cái lời văn của ông Vũ ông ấy trả lời như thế nào. Chúng tôi lấy ví dụ như là báo Tuổi trẻ nói thẳng là : Ông có tuyệt thực không ? Thế thì, phải nhận được câu trả lời thẳng từ ông Vũ chứ ?! Bởi vi ông Vũ sẽ (có thể) trả lời rằng : Tôi có tuyệt thực, hay tôi không tuyệt thực. Tôi từ chối thức ăn, nhưng tôi có ăn đồ ăn của gia đình, hoặc tôi không ăn của gia đình. Nhưng thực tế ta thấy, báo Tuổi trẻ chỉ đăng một đoạn là : Tôi không ăn suất ăn của trại giam, vì phản đối việc giải quyết đơn tố cáo của trại giam. Sau đó, không có đoạn tiếp theo, và chỉ có nói rằng, ông Vũ có khoe rằng, vợ ông có cung cấp đầy đủ đồ ăn, và cho chụp ảnh đồ ăn ấy. Nhưng mà chụp ảnh đồ ăn ấy, nhìn thấy thì lại chỉ là những hộp sữa, sữa vẫn còn nguyên, và những đồ ăn khác vẫn còn nguyên. Điều đó chứng tỏ là nó cũng chưa được sử dụng.
Tôi tin rằng là phóng viên đã nhận được câu trả lời của ông ta. Vì câu này là câu hỏi rất là dễ : Ông có tuyệt thực không ? Bản thân ông Vũ cũng nói với vợ ông là ông đang tuyệt thực. Và bản thân ông, như bà Dương Hà nói rằng là ông ấy từ chối việc ăn theo đề nghị của bà Hà. Và bản thân báo Tuổi trẻ cũng nói rằng bà Hà cũng khuyên nhủ ông ấy ăn cái đồ của trại giam, nhưng không thấy nói rằng bà Hà khuyên nhủ ông ăn cái đồ của gia đình. Tức là chúng tôi thấy rằng, cái báo Tuổi trẻ này cũng đưa một phần sự thật, nhưng đưa không hết. Cái mà người ta đang đặt vấn đề ở đây là ông có tuyệt thực hay không, tất nhiên còn có nhiều vấn đề khác. Theo thông tin của truyền thông, thì họ cho rằng là ông không tuyệt thực, mà ông chỉ không ăn của trại giam thôi, nhưng ông ăn đồ của bà. Câu trả lời thì ông Vũ chắc chắn ông trả lời được.
Tôi tin rằng các phóng viên cũng đã tìm hiểu sự thật một cách đầy đủ, nhưng chắc vì lý do nào đó người ta biên tập chăng ? Thế nên tôi nghĩ rằng bà Dương Hà cũng sẽ tìm hiểu sự thật từ báo Tuổi trẻ, xem là có cắt xén biên tập lại hay không. Còn nếu không, thì đề nghị điều tra lại, đúng không ? Đề nghị báo, phóng viên cùng người quan sát đến gặp ông Vũ, để xem rằng đúng là ông Vũ có tuyệt thực hay không. Tất nhiên, nếu như người ta cho rằng tuyệt thực là một việc quan trọng, là một việc ảnh hưởng lớn. Bởi vì, kể cả ông Bộ trưởng Thông tin cũng nói rằng không có chuyện tuyệt thực, trong khi người vợ của ông thì vẫn nói là người tuyệt thực. Còn câu nói của chính ông có tuyệt thực hay không, thì lại không có. Và bản thân ông cũng ký vào những văn bản cho vợ là ông tuyệt thực.
Việc này nó không phải là lớn lắm, nhưng người ta biến nó thành quá lớn. Vì tuyệt thực, thì có vấn đề gì ? Tuyệt thực cũng là một phương thức phản đối. Thay vì trả lời (về vấn đề) … tuyệt thực, thì người ta lại suy diễn, người ta lại đưa hình ảnh ông ấy béo, đi lại bệ vệ. Thì những hình ảnh ấy từ thời gian nào ? Cũng là một câu hỏi. Còn báo Tuổi trẻ thì cho rằng họ chụp ảnh trực tiếp, thì chúng tôi nhìn thấy sắc mặt của ông ấy cũng không được khỏe lắm, như so với hình ảnh trên truyền hình đưa.
Tất nhiên tôi cũng muốn nói rằng, ông Vũ là một con người có ý chí, có thể ông không muốn thể hiện mình yếu. Ông vẫn muốn thể hiện mình là minh mẫn, có sức khỏe. Đấy là cái quyền của ông. Thế nhưng mà, chúng tôi cũng muốn nói rằng ông Vũ thực sự là một người béo 94 kg, ông thì bệnh… Và có thể ông giảm cản, nhưng mà có giảm 5 hay 10 kg, thì cũng hơn 80 kg, thì cũng là một người béo so với người 1 mét 64. Nhưng người béo không có nghĩa là người khỏe mạnh. Hai cái đấy khác nhau ! Cái biểu hiện của người ta (ra ngoài) là người khỏe mạnh, nhưng chưa chắc đã là người khỏe mạnh, chúng ta đều biết.
Và chúng tôi cũng có nói rằng khoa học có thể cho phép người ta nhịn ăn từ 4 đến 10 tuần, nếu đúng cách, đúng khoa học, và kiên trì và có bản lĩnh. Tuy nhiên là, tác động đến sức khỏe thì sẽ có, và đặc biệt là càng kéo dài, thì tác động đến sức khỏe càng lớn. Và điều đó là chúng tôi không muốn, bà Dương Hà không muốn. Chúng tôi, là luật sư, không muốn, chúng tôi muốn vào trong đấy để thuyết phục ông ấy rằng, ông chấm dứt tuyệt thực đi ! Và tất nhiên là, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan công an là : Những đơn tố cáo của ông ấy cũng cần phải giải quyết một cách dứt điểm, kể cả bác bỏ thì cũng nói rõ. Hiện nay, thì ông cũng đã nhận được (giấy) giải quyết đơn tố cáo, nhưng mà ông có nói một số nội dung là chưa đề cập đến trong giải quyết đơn. Ông đề nghị là phải bổ sung những nội dung đó. Kể cả không chấp nhận cũng ghi rõ, thì ông sẽ dừng tuyệt thực.
Thế thì tôi nghĩ rằng, thực ra cái hồi kết cũng sắp. Nếu mà có một sự gọi là giải quyết thỏa đáng nào đó, cũng có thể không hoàn toàn theo ý muốn của các bên, nhưng mà có thể có một giải quyết nào đó đúng luật thôi. Chỉ cần như thế thôi, thì ông cũng chấp nhận. Bởi vì sau khi nhận được cái (giải quyết) đơn tố cáo này, (nếu) ông không đồng ý, theo quy định, ông có quyền khiếu nại lên cấp trên. Bởi vì có một số việc chúng tôi nghĩ rằng phải có bác sĩ chuyên môn, ví dụ như vấn đề gió lạnh ảnh hưởng đến người bị bệnh hay không, nếu mở ra, mở vào. Đấy là việc cần những người có chuyên môn thực sự. Nó cũng không phải là một vấn đề ghê gớm, mà là một vấn đề nếu các bên có thiện chí, thì giải quyết một cách êm đẹp.
Tất nhiên, tôi cũng muốn nói rằng là, người ta cũng sẽ ngạc nhiên, bởi vì trong tù, tại sao ông Vũ lại có quyền đòi hỏi ấy. Nhưng mà chúng tôi nói rằng là, ông Vũ không đòi hỏi điều gì ngoài những quy định của luật pháp. Việc giải quyết đơn tố cáo cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý trại giam. Việc bảo vệ tính mạng của mình cũng là quyền con người. Chúng tôi cũng muốn nói rằng là như vậy ông Vũ đang sử dụng cái quyền của mình, mà luật thi hành án quy định, và luật pháp Việt Nam quy định, chứ không ngoài những phạm vi đấy.
RFI : Nhân được nói chuyện với luật sư, xin hỏi luật sư thêm một câu cuối, về việc quyền của các tù nhân ở Việt Nam, trong phạm vi biết của luật sư, thì được bảo đảm như thế nào ? Vì cái văn bản cuối cùng của luật sư thì có nhắc đến trường hợp của một tù nhân khác tuyệt thực.
LS Trần Vũ Hải : Vâng, cái này anh có thể tra trên mạng. Trên báo Công an có kể lại một vụ tuyệt thực kéo dài 31 ngày. Và tôi chỉ muốn nhắc lại là việc tuyệt thực 22 ngày không phải là kỷ lục ở Việt Nam. Tất nhiên, có thể nó chưa chắc có hiệu quả gì. Đề nghị anh cứ tham khảo. Chúng tôi chỉ muốn nói là có việc đó chứ không phải là không. Tuyệt thực có thể có thật, và đã có thật rồi.
Tù nhân họ có thể phản đối với nhiều hình thức, và khi không còn hình thức nào khác, thì họ áp dụng cái tuyệt thực. Chúng tôi là các luật sư không khuyên điều đó. Nhưng mà bởi vì họ là con người, họ bức xúc, họ làm cái hành vi đó. Giống như trong trường hợp ông Vũ, yêu cầu giải quyết đơn tố cáo, 6 tháng rồi mà vẫn chưa giải quyết, thì ông thấy rằng trong tù tôi chẳng còn con đường nào khác, tôi cũng chẳng biết…, tôi cũng không đi được đâu cả, tôi cũng chỉ có cách là tôi tuyệt thực. Đấy là suy nghĩ của ông Vũ. Đấy là một cách phản đối của ông Vũ.
RFI : Xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Vũ Hải.
Các tin bài liên quan
Gia đình Cù Huy Hà Vũ lại kêu cứu. Báo chí chính thức tiếp tục phản bác thông tin về vụ tuyệt thực
Phỏng vấn Phạm Hồng Sơn sau 7 ngày tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ
Tình trạng của ông Cù Huy Hà Vũ ngày càng gây lo ngại
Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đến ngày thứ 19 nhưng vẫn chưa gặp luật sư
BS. Phạm Hồng Sơn tuyệt thực ủng hộ Cù Huy Hà Vũ
Cù Huy Hà Vũ : Sức khoẻ nguy kịch sau 6 ngày tuyệt thực
LS Dương Hà: “Cù Huy Hà Vũ vô tội, Quốc hội công nhận ý kiến bỏ điều 4”
Luật sư Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam Thanh Hóa cố ý hãm hại Cù Huy Hà Vũ
Bộ Ngoại giao Mỹ : tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm
Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam
Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt mở lại sau nhiều tháng gián đoạn
Cuba mở cửa nhà tù cho báo chí thăm viếng
Việt Nam bị chỉ trích trước Hội đồng Nhân quyền LHQ
Một tổ chức nhân quyền mở chiến dịch tẩy chay hạt điều từ Việt Nam (Pv ông Vũ Quốc Dụng về tình trạng tù nhân, trong đó nhiều tù chính trị, tôn giáo, ở Việt Nam bị cưỡng bách lao động trong những điều kiện nguy hiểm)


Copy từ: RFI