CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

ĐÀO TIẾN THI: THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN THANH TÚ



Thư ngỏ gửi anh Nguyễn Thanh Tú:

TIẾNG NÓI THÀNH THỰC HAY TIẾNG GỌI CỦA SỔ HƯU? 
Đào Tiến Thi
Kính gửi anh Nguyễn Thanh Tú, PGS.TS, nhà văn
Vì cũng có chút biết anh nên xin phép xưng hô thân mật như trên. Chả là tôi và anh đã cùng dự lớp bồi dưỡng về lý luận, phê bình văn học hồi hè 2008 do Hội Nhà văn mở. Thời gian khoảng hơn hai tháng và học gần như liên tục các ngày nên nó cũng không đến nỗi quá ít để chúng ta biết nhau. Hơn nữa trong thời gian học, lớp có tổ chức một số cuộc hội thảo và một số lần gọi là “đi thực tế”, cho nên tôi và anh đã từng nói chuyện với nhau, từng được (hoặc phải) nghe ý kiến của nhau trong các hội thảo.
Dáng vẻ anh hiền lành, nho nhã. Anh kém tuổi tôi nên xưng hô, “anh – em” rất lễ độ. Anh giống một thầy giáo hơn là một người làm báo (tạp chí Văn nghệ quân đội). Cho nên ấn tượng về anh tuy không có gì đặc sắc nhưng tôi cũng có đôi chút thiện cảm.
Nhưng chính vì một chút thiện cảm trên mà một điều bất ngờ kinh khủng đã đến với tôi khi đọc bài của anh trên báo Quân đội nhân dân: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp là hợp lý, hợp tình.
Điều sốc đầu tiên là giọng điệu của người viết (anh là dân lý luận, phê bình văn học nên thừa hiểu giọng điệu quan trọng như thế nào trong một tác phẩm). Anh viết: “Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp (ĐTT nhấn mạnh) đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Tuy ngôn từ không chỉ đích danh “những kẻ cơ hội”, nhưng còn ai khác ngoài những người đã ký bản kiến nghị – gọi là  “Kiến nghị 72” – gửi Quốc hội. Chưa kể đến nay hơn 4000 người ký, trong đó có hàng trăm người danh giá, chỉ tính riêng trong số 72 người “ký tươi” đợt 1 đã có hàng chục vị nhân sỹ, trí thức khả kính. Nếu chỉ tính riêng trong giới văn chương thôi, nhiều vị về tuổi tác là bậc cha chú, bậc anh chị của anh và tôi, về học vấn thì sự uyên thâm của họ là những bậc thầy, bậc đàn anh của anh và tôi. Đó là những người như nhà văn Nguyên Ngọc, GS. Trần Đình Sử, GS. Nguyễn Huệ Chi, PGS. Phạm Vĩnh Cư, nhà văn – nhà giáo Phạm Toàn, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn Tô Nhuận Vỹ, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên,... Trong số này, GS. Trần Đình Sử còn là người thầy trực tiếp hướng dẫn tiến sỹ cho anh, người thầy mà anh có dùng hết cuộc đời còn lại để học, tôi nghĩ cũng không có được sự uyên bác như thầy.
Điều sốc thứ hai với tôi, là vấn đề kỹ thuật trong bài viết của anh. Tôi không thể hiểu nổi một người có học hành, mang những chức danh đẹp như thế mà viết nó lại luộm thuộm như thế. Không có biện bác, không có chứng minh, gần như gặp đâu nói đó, không rõ mạch nào ra mạch nào. Ví dụ như mục 1 – Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử – nhưng phần triển khai anh lại huyên thuyên về tội ác của thực dân Pháp và các truyền thuyết về lịch sử, chẳng dính dáng đến cái tiêu đề đã nêu, chẳng cho người đọc thấy Đảng “kế tục lịch sử” ở chỗ nào và “làm nên lịch sử” ở chỗ nào. Thực ra làm cái này rất dễ, vốn là những bài rất quen thuộc, học trò cấp 3 vẫn làm làu làu bấy lâu nay. Này nhé, Đảng kế tục lịch sử, vì Đảng tiếp nối ngọn cờ giải phóng dân tộc của các phong trào trước đó, như Cần vương của các văn thân, sỹ phu, như phong trào vận động dân tộc và dân chủ đầu thế kỷ XX của các cụ chí sỹ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... Này nhé, Đảng làm nên lịch sử vì đã lãnh đạo nhân dân đánh đổ thực dân và phong kiến trong Cách mạng tháng Tám (1945), rồi lại liên tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống xâm lược Pháp (1946 – 1954), Mỹ (1955 – 1975), Trung Cộng (1979), v.v..  
Nhưng thôi, tôi bỏ qua hầu hết các lỗi kỹ thuật đó để trao đổi những nội dung và những thông điệp chính mà anh gửi gắm qua bài viết. Vì tôi là một trong 72 người “ký tươi” đợt đầu bản Kiến nghị 72, cho nên từ đây xin được đối thoại với anh ở ngôi thứ nhất – chúng tôi, chứ không phải ngôi thứ ba như phần đầu, khi trao đổi về mặt đạo lý trong mối quan hệ giữa anh với một số vị tên tuổi trong số 72 người.
Về nội dung thứ nhất Đảng kế tục lịch sử và làm nên lịch sử
Trong mục này, trước hết anh kể tội thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Những tội của thực dân (đầu độc bằng rượu cồn, bóc lột bằng sưu thuế,...) anh nêu na ná như trong Tuyên ngôn độc lập, học trò đã qua cấp 3 gần như thuộc lòng, cho nên thực ra là thừa và từ trước cũng như bây giờ, chả có ai phủ định những điều đó cả. Nhưng mục đích anh nêu thể hiện ở mấy câu cuối đoạn này:  
“Có thể nói trong lịch sử hàng nghìn năm chưa bao giờ đất nước vẻ vang “con Rồng cháu Tiên” lại rơi vào thảm cảnh khốn cùng như thế. Để cứu một dân tộc đang bị tàn lụi vì bị đầu độc, đang bị chết đói bởi sự dã man thú vật của kẻ thù, lại có một con đường “thỏa hiệp” với chính kẻ đang hút máu nhân dân mình ư? Và kẻ thù xâm lược ấy chỉ có một mục đích là hút máu nhân dân mình, thì thử hỏi “thỏa hiệp” với ai và bằng cách nào? Đúng là một lối nghĩ ảo tưởng, mơ hồ!”.
À, thì ra anh nghĩ chúng tôi đang muốn đổi chế độ XHCN hiện nay để lấy chế độ thực dân cách đây từ 70 – 150 năm trước.
Không biết “duyên do” nào mà anh lại có suy nghĩ như thế. Vì ít ra một em học sinh hết cấp 3 cũng đã có ít nhiều khả năng phân biệt 3 điều sau:
- Chủ nghĩa thực dân Pháp khác với văn hoá, văn minh Pháp.
- Chính sách thực dân của nhà nước Pháp thi hành ở các nước thuộc địa khác với chính thể Cộng hoà Pháp (ở chính quốc) với tôn chỉ “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” mà nhân dân Pháp liên tục hoàn thiện nó suốt từ  Cách mạng 1789 đến nay.
- Nước Pháp thời trước, cách đây 30, 50, 70, 100, 150,... năm khác với nước Pháp bây giờ.
Đối với nước Mỹ, Nhật hay thế giới phương Tây nói chung tình hình cũng tương tự như vậy. Cho nên nền dân chủ của Pháp, Mỹ, Đức, Anh,... đến nay vẫn là những nền dân chủ mà nhân loại phải ngưỡng mộ.
Cũng chính vì nhận thức như thế nên ngay từ đầu thế kỷ XX, các chí sỹ cách mạng lỗi lạc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, với hoài bão giải phóng dân tộc mãnh liệt, lại chính là người vận động “Tân học”, tức là học theo phương Tây, cụ thể là học theo nước Pháp, người Pháp một cách tích cực nhất. Và chính bản thân hai cụ Phan – một mặt là nạn nhân đàn áp của chủ nghĩa thực dân Pháp, mặt khác, chính những người Pháp dân chủ, tiến bộ lại ra sức ủng hộ và cứu các cụ. Cụ Phan Châu Trinh bị triều đình Huế kết tội chung thân đày đi Côn Đảo, thế nhưng chỉ ba năm sau do sự bênh vực của Hội Nhân quyền Pháp mà cụ được ra tù và người Pháp đón hẳn cụ sang Pháp ở (có chế độ trợ cấp của chính phủ Pháp). Cụ Phan Bội Châu, người dính líu vào hàng chục cuộc bạo động chống Pháp, ấy thế mà cuối cùng họ lại tha bổng. (Còn các hoạt động “tuyên truyền chống nhà nước Pháp”, thì chính quyền Pháp không coi là tội[1]). Chính cụ Phan cũng thừa nhận nếu giao cụ cho toà án Nam triều (triều đình Huế) thì cụ đã không thoát khỏi án tử hình và do đó cụ hết lời cảm ơn chính phủ Pháp. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi đi tìm đường cứu nước cũng đến Pháp, nhờ sự giúp đỡ của người Pháp.
Phần tiếp theo trong mục 1, anh nói về Đảng biết nhân nhượng: “Những người cộng sản lãnh đạo dân tộc ta làm nên kỳ tích lịch sử năm 1945 không hề thỏa hiệp với kẻ thù nhưng rất biết nhân nhượng với kẻ thù vì mục đích hòa bình. Hãy đọc lại Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh...”. Sau đó anh dẫn ra các anh hùng của Việt Nam theo dã sử được nhân dân thờ phụng. Như trên đã nói, đó là một sự lạc đề trong lập luận. Nhưng nếu cố khớp 2 ý trên với đoạn kết thì sẽ đọc được ý anh muốn nói gì. Anh viết: “Có thể nói phẩm chất anh hùng quyết không bao giờ chịu nô lệ cho kẻ ngoại bang có ở trong máu của mỗi người Việt, nhất là mỗi khi có kẻ thù xâm lăng thì phẩm chất ấy càng trỗi dậy mạnh mẽ”.
À, thì ra tuy đang bàn về hiến pháp nhưng anh “tạt ngang” để thanh minh cho một bộ phận cầm quyền hiện nay đang nhân nhượng chủ quyền quốc gia cho Trung Cộng. Nhưng lý lẽ thanh minh của anh không có sức thuyết phục, bởi vì không thể lấy cái anh hùng của người xưa để bào chữa cho cái hèn hôm nay. Và sự nhân nhượng của Cụ Hồ hồi ấy cũng khác hẳn hôm nay. Cụ Hồ nhân nhượng nhưng không bắt nước ta phụ thuộc vào Pháp. Nhân nhượng nhưng không để mất biển, mất đảo. Nhân nhượng Pháp nhưng không đàn áp người yêu nước chống Pháp... Vả lại, cái anh hùng hồi 1945 – 1946 cũng đã thuộc về thế hệ trước. Ngay cả những người anh hùng trong chống Mỹ, chống Tàu Cộng hôm nay còn sống khoẻ mạnh, nhiều người cũng đã trở nên hèn rồi. Vì trong khi chúng tôi đề cao quá khứ dân tộc thì họ tìm cách dập tắt đi. Bia ghi công của Quang Trung đại phá quân Thanh (do chính Cụ Hồ viết) ở Nghệ An bị người ta thay. May nhờ sự đấu tranh quyết liệt của những người anh cho là “cơ hội” (trong đó phải kể đến công anh Phạm Xuân Nguyên) nên gần đây người ta mới khôi phục lại văn bia do Cụ Hồ viết. Và mới đây nhất (17-2-2013), họ dứt khoát không cho chúng tôi tưởng niệm liệt sỹ chống Trung Cộng hồi 1979, chẳng lẽ anh không biết sao?
Về nội dung thứ hai - Bài học “Quốc trị, thiên hạ mới bình”
Câu“Quốc trị, thiên hạ mới bình” anh dẫn của Cụ Hồ, mà Cụ Hồ lại dẫn của Khổng Tử, với lời giải thích của anh – Mỗi quốc gia hãy thật yên ổn đã, thì tự nhiên thế giới sẽ hòa bình”, tôi chưa có điều kiện kiểm tra lại có đúng không, nhưng nếu đúng thì anh phải đem “dạy” cho nhà cầm quyền Trung Cộng chứ? Bởi cứ khi nội tình họ không yên là họ tìm cách bành trướng ra bên ngoài mạnh hơn. Và cũng có khi họ giải quyết được vấn đề. Ví dụ cuộc “Dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979 đã giúp Đặng Tiểu Bình lấy lại được tinh thần Trung Quốc sau cơn đại khủng hoảng do Cách mạng văn hoá đem lại.
Đoạn tiếp sau anh viết: Bản chất xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động là không bao giờ thay đổi. Muốn vậy chúng sẽ tìm mọi cách gây mất ổn định chính trị để từ đó tạo cớ can thiệp hoặc làm suy yếu để dễ bề xâm lấn, tiến đến thôn tính. Do vậy đối với tình hình cách mạng nước ta hiện nay mục tiêu cơ bản, bao trùm là giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước”.
Điều đó thì đúng quá rồi. Có điều phải xác định đâu là đế quốc và không phải đế quốc nào cũng là kẻ thù. Trong lịch sử, Đảng CSVN đã từng xác định rất đúng kẻ thù. Ví dụ giai đoạn 1941 – 1945, nước ta bị cả Pháp và Nhật đô hộ, Đảng kêu gọi người Pháp đứng về phía Việt minh để chống Nhật. Hồi chống Mỹ, Đảng tranh thủ sự ủng hộ của người Pháp để chống Mỹ. Hồi 1978 – 1988, Đảng xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp là Trung Cộng. Còn hiện nay, kẻ thù nguy hiểm trực tiếp (và có lẽ là duy nhất), vẫn là đế quốc Trung Cộng. Thế nhưng Đảng lại coi là bạn, thậm chí bạn thân nhất, thế là xác định sai. Nhà cầm quyền Trung Cộng được cái thế “ông anh”, cứ lấy dần chủ quyền và lãnh thổ của ta. Cho nên điều trên lẽ ra anh phải đem “dạy” cho Đảng CSVN chứ không phải chúng tôi.
Anh viết tiếp: “Chỉ có Đảng ta chứ không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác gánh vác thay, làm thay sứ mệnh cực kỳ hệ trọng này. Và cũng không thể có bất kỳ một lực lượng chính trị nào khác có đủ uy tín, đủ năng lực, đủ vai trò để làm công việc lớn lao đó”.
Anh nêu điều này như một tiên đề, mà lẽ ra anh phải chứng minh mới đúng. Nhưng chắc đây không phải “sơ xuất kỹ thuật” mà vì anh không thể nào chứng minh nổi. Vì đến đứa trẻ con cũng biết, nước Mỹ, nước Anh, nước Pháp, nước Đức, nước Nhật,... không có Đảng mà vẫn là cường quốc; ngay nước Thái, nước Singapore,...  chưa lâu trước đây lạc hậu hơn ta nay lại gấp ta hàng chục lần. Còn nước ta, Bắc Triều, Cu Ba, Lào có Đảng mà sao vẫn là “nhược tiểu”. Trung Quốc mạnh nhưng nhân dân cũng khổ.  
Về nội dung thứ 3 – Đảng lãnh đạo thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
Mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"  thì đẹp quá rồi, có ai phản đối gì đâu. Vấn đề là làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Và chính điều này liên quan đến hiến pháp. Hiến pháp hiện giờ cản trở mục tiêu trên và một trong những điều cản trở lớn nhất là điều 4. Điều 4 làm cho đất nước không có dân chủ và chính nó làm tha hoá Đảng CSVN. Vấn đề này nhiều người đã phân tích nên tôi không nói lại hoặc là sẽ nói vào một dịp khác. Nhưng tôi phải phân tích cách hiểu sai của anh khi anh viết:
Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng. Phải thấy một chân lý giản đơn rằng, con người ta ai cũng có sai lầm, có làm việc là có sai lầm, có cái sai mới dẫn đến có cái đúng. Với quan niệm rộng lượng mà triết lý, cụ thể mà phổ quát, người Việt ta có câu “ngọc còn có vết” là vì thế”.
Trước hết, anh Tú đã hiểu sai 2 điều sau đây:
1. Bỏ điều 4, anh nghĩ là chúng tôi “đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Chúng tôi đâu có bảo Đảng không được lãnh đạo mà chỉ muốn sự lãnh đạo của Đảng CSVN (hay bất cứ đảng nào) phải chính danh.
Cho nên Kiến nghị 72 ghi rất rõ, anh Tú nếu chưa đọc xin đọc lại đoạn này:
“Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền”.
Nghĩa là đảng nào được nhân dân lựa chọn thì chính danh, thì trở thành đảng cầm quyền, chứ không thể mặc định một cách bất bất biến, đó là nguyên tắc của một nhà nước dân chủ. Một đảng hôm qua tiến bộ, hôm nay có thể lạc hậu, nhưng ngày mai có thể lại tiến bộ. Tuỳ mỗi lúc như thế nào mà nhân dân lựa chọn hay không lựa chọn.
2. Tính chính danh sẽ làm cho Đảng CSVN mạnh lên, giúp Đảng luôn luôn đào thải những phần tử thoái hoá. Cho nên Kiến nghị 72 viết tiếp:
“Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.
Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.
Tôi là một đảng viên, cũng như hầu hết các vị nhân sỹ trí thức ký Kiến nghị 72 (đợt 1) là đảng viên, lẽ nào không mong đảng mình giành được quyền lãnh đạo? Nhưng muốn thế phải giành được quần chúng bằng sự chính danh, bằng sự tín nhiệm chứ không thể ép buộc.
Sau nữa, anh phải đem đạo lý ra để bảo vệ sai lầm của Đảng thì quả là bi hài và cũng không đúng đạo lý! Nếu đã chấp nhận Đảng cầm quyền một cách mặc định bất biến như anh thì phải chấp nhận mọi sai lầm của Đảng thôi, kể cả Đảng có đưa dân tộc này đến chỗ diệt vong. Nếu nhân dân đã giao phó sinh mệnh của mình cho Đảng một cách vĩnh viễn thì “lượng cả bao dong” của nhân dân cũng là vô nghĩa!
Anh Tú lấy công lao của Đảng trong quá khứ để Đảng cầm quyền vĩnh viễn lại càng hớ. Anh viết: Việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta...”
Anh Tú ạ, thứ nhất, không ai quên Đảng CSVN đã từng “hy sinh xương máu” nhưng cũng phải thấy đấy là xương máu của cả dân tộc mà Đảng chỉ là một bộ phận. Hàng vạn quần chúng vô danh đã chết, đã bị tù đày trong các cao trào do Đảng phát động hay trong chiến tranh vệ quốc, suốt từ Xô viết Nghệ Tĩnh, qua khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, qua kháng Nhật, kháng Pháp, kháng Mỹ, kháng Pôn-pốt, kháng Tàu Cộng, số quần chúng vô danh này chắc chắn nhiều hơn đảng viên của Đảng hàng ngàn lần. Không có nhân dân thì Đảng không làm nên cái gì cả. Mà trớ trêu là nhân dân hy sinh như thế mà đến nay lại không có tự do, hạnh phúc. Nhiều người đã ủng hộ Đảng, ủng hộ kháng chiến hết lòng nhưng nay lại là nạn nhân của chính những quan chức mà họ đã tận tình chở che, đùm bọc. Và xương máu nhân dân đổ ra trước khi có Đảng cũng gián tiếp góp phần cho Đảng về sau. Từ các cuộc giữ bán đảo Sơn Trà (1858), giữ thành Gia Định (1859 – 1862), giữ thành Hà Nội (1873, 1882), cuộc phản công ở kinh thành Huế (1885), rồi cả một phong trào Cần vương rộng lớn với hàng chục cuộc khởi nghĩa (1885 – 1900), rồi các cuộc vận động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học,... Những phong trào ấy đã nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, nuôi dưỡng dòng máu quật cường của dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để Đảng CSVN, người lãnh đạo cuộc chạy tiếp sức cuối cùng, giành thắng lợi. Không có các phong trào trước đó để dân tộc trưởng thành thì cũng không có sự thành công về sau. Giai đoạn 1900 – 1945, cái giai đoạn mà anh Tú cho là đất nước trong cảnh tối tăm mù mịt ấy, thực ra đó chỉ là một mặt của đời sống, một mặt khác, nhờ cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ các nhà cách mạng và trí thức, dân tộc ta đã trưởng thành vượt bậc, từ ý thức dân tộc, ý thức cá nhân đến văn hoá, văn học, nghệ thuật. Là người nghiên cứu văn học Việt Nam, chắc anh Tú thừa hiểu điều đó.
Thứ hai, theo cách lý luận của anh thì hàng loạt dòng tộc ở nước ta đều có quyền đòi hỏi cái quyền lãnh đạo đất nước, bởi vì cha ông họ cũng đã từng “hy sinh xương máu”, cũng đã từng đưa đất nước phát triển, lớn mạnh”. Có lẽ chỉ có thời các vua Hùng, thời An Dương Vương, Hai Bà Trưng do sự ghi chép còn mù mịt, nên nay ta khong biết con cháu các cụ ấy là ai, chứ từ Lý Bí là chúng ta có thể tìm được hậu duệ của những vị tiền nhân có công lập quốc. Các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn đều có thể tìm được “người thừa kế” ngai vàng hôm nay dễ dàng. Và nếu như thế lịch sử không thể nào kết tội được những Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,... vì họ đều là con cháu của các triều đại có công.
Thay lời kết
Nếu anh Nguyễn Thanh Tú viết bài mắng mỏ, dạy dỗ chúng tôi theo lý thuyết cái “sổ hưu” của PGS.TS. Đại tá Trần Đăng Thanh, thì chúng tôi bó tay. Còn nếu quả thật anh Tú nhận thức đúng như những điều anh viết thì có lẽ chỉ vì anh không chịu tìm hiểu, không chịu suy nghĩ, thì có thể trao đổi tiếp được. Thời đại thông tin tạo cơ hội cho mọi người nhìn rộng ra năm châu bốn biển, cho nên mỗi người đều có thể tự tìm ra chân lý. Cho nên ngay cả nhiều vị lãnh đạo cao cấp hoàn toàn ở trong “lề Đảng” mà cũng có cái nhìn rất tiến bộ, rất thực tế. Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc hội đã từng đề nghị nhân dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp, cũng có nghĩa quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Cũng có nghĩa không thể áp đặt Điều 4. Và mới đây, TS. Nguyễn Sỹ Dũng, đương kim Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đã nêu rõ “hiến pháp là một bản khế ước xã hội”“Một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt”. Còn TS. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, như anh biết, là một thành viên quan trọng của nhóm Kiến nghị 72, Trưởng đoàn của Đoàn đại biểu nhân sỹ trí thức, đến trao tận tay Kiến nghị 72 cho Quốc hội.
Cho nên tôi hy vọng anh sẽ tìm hiểu các nguồn thông tin, tìm hiểu thực tế, để chúng ta có thể biện bác bằng lý lẽ, chứ không phải cậy thế “lề Đảng”, chỉ cần vung đao với ai khác mình bằng lời kết tội “bọn cơ hội”, “bọn phản động”.
Thân chào anh.
Đào Tiến Thi



[1] Cứ như cách xử của các toà án Việt Nam bây giờ thì riêng tội “tuyên truyền chống nhà nước, cụ Phan cũng không tránh được mức án cao nhất: 20 năm tù.
 
 

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Sửa Hiến pháp chứ không phải xây Hầm trú ẩn


Huy Đức

20-02-2013

Nếu tôi là trưởng ban sửa đổi Hiếp pháp 1992 tôi sẽ đề nghị ngưng lại cho đến khi trong Đảng thực sự biết rõ mình muốn duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự.

Các nhà nước quân chủ phải lập hiến khi nhà vua bị các tôn giáo, lãnh chúa… buộc phải chia sẻ quyền lực. Các nhà nước đảng chủ phải lập hiến vì muốn tạo ra cái vỏ bọc cộng hòa cho sự toàn trị của mình. Nếu Đảng cộng sản Việt Nam muốn tiếp tục chế độ chính trị như hiện nay thì cách khôn ngoan nhất là cứ giữ Hiếp pháp 1992 vì nó vẫn đang làm tốt vai trò “phông màn” cho Đảng.

Sẽ là một sai lầm chính trị (của Đảng) nếu sửa đổi hiến pháp không phải vì cải cách mà chỉ để tự trấn an. Khi lực lượng vũ trang đã khẩu hiệu “chỉ biết còn Đảng, còn mình” mà vẫn không hết sợ hãi thì lẽ ra Đảng phải sửa cái gốc là trao quyền lực cho dân. Bảo vệ sự cầm quyền của Đảng mà bằng cách hiến định lòng trung cho quân đội và cố thủ trong điều 4 như một thứ lô cốt thì chỉ gây ra tranh cãi về tính hợp hiến của đảng độc tôn và khiến dân chúng nghĩ rằng Đảng coi mục tiêu cầm quyền cao hơn chủ quyền quốc gia, dân tộc.

Nếu chỉ quan tâm tới việc phân chia quyền lực thì không cần sửa hiến pháp. Quyền lực lâu nay vẫn được phân chia một cách bất thành văn và phe nhóm thường giải quyết tốt hơn hiến pháp. Vấn đề là tại hội nghị trung ương sắp tới ông Nguyễn Bá Thanh có đủ phiếu vào Bộ chính trị, ông Vương Đình Huệ có trở thành bí thư trung ương Đảng hay không? Ông Nguyễn Bá Thanh rồi sẽ chọn con đường đi vào lịch sử như một bao công, hay với không ít tỳ vết hiện nay, sẽ bắt tay với Thủ tướng đương nhiệm, quay lưng với những người đã từng nuôi kỳ vọng?

Nếu nhận ra đây là cơ hội chính trị thì đừng vội vã, hãy ngồi lại với nhân dân, hình thành một bản hiến pháp có thể thiết lập một nền cộng hòa, trên nguyên tắc: một chính quyền không phải do dân thì không thể là của dân và không thể hy vọng chính quyền đó sẽ vì dân được. Với quyền lập hiến, nhân dân phải tham gia với tư cách là người quyết định chứ không phải “khách” mời “góp ý” như Đảng đang làm.

Ủy ban sửa đổi hiếp pháp, vì thế, phải thay đổi quy trình làm việc của mình. Thay vì cắm đầu viết lách, bước một, chuẩn bị những vấn đề phải trình Quốc hội biểu quyết đưa ra trưng cầu dân ý. Điều phải trưng cầu dân ý đầu tiên là Việt Nam nên chọn mô hình cộng hòa đại nghị (nơi quốc hội bầu ra chính phủ và nguyên thủ quốc gia) hay cộng hòa tổng thống (nơi cử tri trực tiếp bầu ra nguyên thủ).

Cộng hòa đại nghị thường thành công hơn ở các quốc gia đi từ nền quân chủ lập hiến. Nơi hoàng gia, tuy không trực tiếp cầm quyền, vẫn còn uy tín để trị vì như một biểu tượng quốc gia. Tuy các triều vua của Việt Nam đã bị “phế từ lâu”, vẫn nên hỏi xem dân chúng muốn tìm một hoàng thân hay tự tay bầu ra tổng thống.

Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn có thể đưa điều 4 ra trưng cầu dân ý và nếu nhân dân tán thành trong một cuộc bỏ phiếu hoàn toàn tự do thì việc cầm quyền của Đảng sẽ thực sự vinh quang. Nếu dân muốn Đảng cộng sản chỉ là một trong các đảng chính trị của người Việt Nam thì anh chỉ có thể cầm quyền khi thắng trong bầu cử.

Trong tình huống đó, hiến pháp nên quy định sự khác nhau giữa ứng cử viên độc lập với ứng cử viên được đề cử bởi một đảng chính trị. Ví dụ: một người có thể trở thành ứng cử viên tổng thống nếu được một đảng chính trị có cơ sở hoạt động ở tầm quốc gia đề cử hoặc có đủ một lượng chữ ký ủng hộ nhất định (nếu là ứng cử viên độc lập).

Với một dân tộc đang có hàng triệu người sống và làm việc ở khắp năm châu như Việt Nam, cần trưng cầu dân ý về điều kiện của các ứng cử viên: có chấp nhận người có hai quốc tịch ứng cử tổng thống, nghị sỹ Việt Nam hay không? Có nên đòi hỏi ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên nghị sỹ quốc hội phải là người sinh ở Việt Nam và sống liên tục ở trong nước 5 năm tính đến ngày bầu cử?

Chế độ kinh tế cũng cần được đưa ra hỏi dân. Tự do tư tưởng là vấn đề phải được bảo vệ trong xã hội tương lai. Hiến pháp tôn trọng niềm tin cộng sản của một thiểu số nhân dân nhưng dân chúng không thể trả chi phí để nuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” bằng cách coi “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Nên trưng cầu dân ý về việc cấm nhà nước thành lập những xí nghiệp mang tính kinh doanh (trừ các doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp khai thác những loại tài nguyên đặc biệt).

Hãy trưng cầu dân ý để dân chúng chọn giữa sở hữu toàn dân và chế độ đa sở hữu đối với đất đai.

Sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, Ủy ban sửa đổi hiến pháp mới tiến hành bước hai: thiết kế một mô hình nhà nước có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia, có thể hòa giải quốc gia, phát triển quốc gia, đảm bảo an ninh và mang lại công lý cho người dân tốt nhất. Ủy ban cũng không nên giấu dốt, cái gì biết thì hẵng làm cái gì không có kinh nghiệm thì nên học hỏi, nhất là từ những mô hình nhà nước đã được loài người áp dụng thành công. Việt Nam cần một mô hình chính trị bền vững dài lâu chứ không phải chỉ “bay 15 phút” rồi “bỏ kho” như những chiếc máy bay Vam mà Việt Nam đã từng tự chế.

Cách mà công an Hải Phòng đối xử với anh em ông Đoàn Văn Vươn cho thấy, hệ thống tư pháp hiện hành không thể đảm bảo công lý, nhất là đối với những xung đột giữa công dân với địa phương. Ngoài việc tổ chức tòa án theo cấp xét xử (thay vì theo cấp hành chính), lực lượng điều tra hình sự và công tố nên tổ chức thống nhất ở cấp toàn quốc gia. Cảnh sát địa phương chỉ đảm bảo giao thông và trật tự, trị an; có thể bắt trộm, cướp rồi giao lại cho cơ quan công tố.

Các địa phương tùy vào ngân sách và tình hình an ninh mà quyết định số lượng cảnh sát. Không để tình trạng như Thành phố Hồ Chí Minh phải lấy thanh niên xung phong ra điều khiển giao thông và chống cướp bằng lực lượng từ trung ương cứu viện.

Thật là nguy hiểm nếu lực lượng công an, quân đội thay vì trung thành với quốc gia lại trung thành với đảng phái. Đảng có thể nay tồn, mai vong nhưng Nước thì muôn đời phải giữ. Nếu quân đội không coi nhiệm vụ quan trọng nhất là giữ nước thì khi trong Đảng có bất đồng, quân đội mất phương hướng, những kẻ có dã tâm lãnh thổ như Trung Quốc rất dễ thừa cơ chiếm nốt Trường Sa bằng một cuộc chiến tranh cục bộ.

Cũng cần tách bạch hành pháp chính trị và hành chính công vụ để khi Đảng tan rã thì chỉ có chức năng hành pháp chính trị tạm ngưng, trộm cướp vẫn có người bắt; đèn xanh, đèn đỏ vẫn sáng ở ngã tư; người dân vẫn có thể làm passport, đăng ký xe và sang tên nhà, đất…

Bước thứ ba, Ủy ban sửa đổi hiến pháp trình những mô hình hành chánh, tư pháp tương thích này để quốc hội thông qua. Sau đó tới bước thứ tư mới tiến hành cho chuyên viên thảo ra hiến pháp. Do đã trưng cầu dân ý, hiến pháp chỉ cần 2/3 tổng số đại biểu thông qua chứ không cần đưa ra phúc quyết toàn dân. Chỉ phải giữ nguyên tắc cái gì dân đã quyết khi trưng cầu dân ý thì quốc hội không có quyền thay đổi.

Cũng có thể rút ra các bài học lập hiến từ Việt Nam. Hiến pháp 1946 từng được viết bởi những trí thức có tinh thần pháp quyền và bác ái, tự do. Cho dù nó được quyết định bởi một quốc hội được bầu lên trong cuộc tổng tuyển cử do Việt Minh kiểm soát, Hiến pháp 1946 đã được thông qua bởi những người yêu nước và khát khao độc lập, tự do.

Tuy chưa được công bố chính thức do chiến tranh nhưng Hiến pháp 1946 đã có hiệu lực trên thực tế. Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan trọng trong Hiến pháp 1946, nhưng chính ông, sau khi đi dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế từ Mascova trở về, đã phế bỏ bản hiến pháp dân chủ này để thay thế bằng Hiến pháp 1959.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp 1959 được dịch ra từ Hiến pháp Liên Xô nhưng qua bản tiếng Trung nên nhiều định chế nhà nước đã được copy một cách vội vã và không chính xác. Hiến pháp 1980 cũng copy từ hiến pháp của các nước cộng sản Đông Âu, áp dụng nguyên si những định chế mà ngay sau đó đã bị các nước này bãi bỏ. Không nên sợ hãi trước những mô hình nhà nước đã được áp dụng thành công. “Nhập khẩu” mô hình chính trị đã là truyền thống mà Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1959.

Một chế độ toàn trị thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ, tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ đều trút hậu quả lên đầu thường dân. Chủ động cải cách để từng bước trao mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự.
 
 


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp



Thư ngỏ

 Hà Nội, ngày 19-02-2013
Kính gửi
-        Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
-        Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
-        Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Kính thưa,
Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp [1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là:
-        Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng.
-        Chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán đang trở thành vấn đề của cả thế giới – đặc biệt là đối với khu vực Biển Đông, uy hiếp trực tiếp các nước tại đây; đồng thời căng thẳng đang leo thang với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông. Sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng – đặc biệt ở Đông Nam Á – đã tới mức nguy hiểm, trong đó có Việt Nam với tính cách là chướng ngại vật tự nhiên đầu tiên mà Trung Quốc nhất thiết phải khuất phục trên đường vươn ra đại dương.    Cần nhìn thẳng vào sự thật là sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc hiện nay trên thực tế đã đặt Việt Nam lọt thỏm vào vòng kiềm tỏa nhiều mặt của Trung Quốc. Không ít ý kiến trong nhân dân cho rằng về nhiều mặt Việt Nam trên thực tế đã trở thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán.
-        Hệ thống chính trị của Việt Nam có quá nhiều bất cập để có thể cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề lớn nóng bỏng đang đặt ra cho đất nước: (1)cần ổn định kinh tế để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới, nhưng hiện nay vẫn chưa có kế sách khả thi nào, nguy cơ kinh tế rơi xuống đáy sâu hơn nữa vẫn là thường trực; (2)chế độ chính trị tha hóa và quá yếu kém; tình hình đã đến mức vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cứu chữa đã bỏ ra, tiếp tục kìm hãm sự phát triển của đất nước; trong khi đó hệ thống chính trị vẫn tiếp tục lún sâu hơn nữa vào độc tài toàn trị, để xảy tay có thể dẫn đến đổ vỡ; (3)đất nước vừa cần một sức mạnh bên trong làm nền tảng cho chính sách đối ngoại, vừa cần một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ để đứng vững được trong tình hình căng thẳng và rất nhạy cảm hiện nay – đặc biệt là trên Biển Đông; song hiện nay cả hai đòi hỏi này cho mặt trận đối ngoại đều chưa có.
Có thể nói, những yếu kém của đất nước trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực – nhất là hiện tượng leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông  – đang uy hiếp nghiêm trọng độc lập chủ quyền và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta.
Hai là toàn bộ tình hình nêu trên đã được hàng nghìn ý kiến cảnh báo trong những kỳ chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của ĐCSVN, rất tiếc rằng không được lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu.
Trong những ý kiến cảnh báo ấy, ý kiến quan trọng nhất là nhận định cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình hình đất nước hiện nay là sự tha hóa và bất cập của toàn bộ hệ thống chính trị, bắt đầu từ Đảng. Nhận định này kết luận: Tình hình đòi hỏi phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện để mở lối ra cho đất nước. Song trong thực tế, đòi hỏi vô cùng quan trọng này chẳng những bị gạt đi, mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước trong gần một thập kỷ vừa qua ngày càng tiếp tục lún sâu vào bảo thủ, giáo điều, quan liêu; tệ nạn tiêu cực và tham nhũng ngày càng nặng; các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng bị xâm phạm. Chính thực trạng này là nguyên nhân gốc làm cho những năm vừa qua là thời kỳ phát triển xấu nhất, nguy hiểm nhất trong suốt 37 năm độc lập đầu tiên của đất nước.
Nói riêng về ĐCSVN, những năm vừa qua cũng là thời kỳ quyền lực Đảng phạm nhiều sai lầm và có nhiều hiện tượng hư hỏng, suy đồi chính trị và đạo đức nhất kể từ khi thành lập.
Ba là, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã phần nào nhận ra thực trạng nguy hiểm nêu trên của đất nước và của Đảng, nhưng lại bất cập không dám nhìn thẳng vào toàn bộ sự thật, do đó chưa nhìn ra được nguyên nhân gốc là lỗi của hệ thống chính trị và của những quan điểm sai lầm của Đảng trong đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.
Với cách nhìn sự thật phiến diện như vậy, Hội nghị Trung ương 4 lấy tự phê bình và phê bình kiểm điểm cá nhân là phương thức giải quyết mọi sai lầm và yếu kém hay là bước đột phá đầu tiên; trong khi đó tiếp tục giữ nguyên và xiết chặt hơn nữa hệ thống chính trị theo hướng tăng cường “đảng hóa”, với mục đích tăng cường khả năng đối phó của Đảng với sự bất bình chính đáng đang ngày càng tăng trong nhân dân về mọi vấn đề của đất nước. Điển hình nhất của tình trạng “xiết” này là những hiện tượng: tăng cường “19 điều cấm trong Đảng”, sự kìm kẹp chưa từng thấy đối với trên 700 báo chí các loại của hệ thống chính trị (được gọi là báo chí “lề phải”), xuất hiện cái gọi là “đội ngũ dư luận viên” chưa hề có ở một quốc gia dân chủ nào, thẳng tay trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến và đối với những cuộc biểu tình của nhân dân bảo vệ biển đảo của tổ quốc… v… v…
Cũng với cách nhìn sự thật theo kiểu tránh né nguyên nhân gốc như vậy. Hội nghị Trung ương 5 và 6 sau đó lấy chống tham nhũng là mặt trận chính. Quyết định này sai lầm ở chỗ (a)chủ yếu nhằm vào xử lý vụ việc, chứ không phải nhằm vào sửa lỗi hệ thống là chính, (b)đặt vấn đề chống tham nhũng lên trên mọi vấn đề cấp bách khác quan trọng hơn nhiều, nghĩa là rất cảm tính và thiên lệch – ví dụ như vấn đề ổn định kinh tế vỹ mô, trả lại các quyền tự do dân chủ của dân để thực hiện được chủ quyền của nhân dân cho phát huy sức mạnh nội lực, vấn đề tạo ra sự công khai minh bạch trong đời sống mọi mặt của đất nước, đòi hỏi trả lại vai trò phải có cho nhà nước pháp quyền để cả nước – bao gồm cả Đảng – phải tuân thủ pháp luật… Với 2 sai lầm lớn như vậy trong việc đặt ra vấn đề chống tham nhũng, lại thực hiện trong tình trạng Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị có quá nhiều tiêu cực và yếu kém, nên đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 liên quan đến chủ đề này có nhiều biến tướng rất đáng lo ngại, đến nay có thể nói là thất bại. Chính đồng chí Tổng bí thư không dưới một lần gián tiếp nhưng đã phải công khai thừa nhận như vậy.
Hơn nữa, trong khi tập trung mũi nhọn vào chống tham nhũng một cách phiến diện như vậy, đã xảy ra một số sự việc, một số phát ngôn rất thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm (đôi khi có cả thứ ngôn ngữ mang đặc tính “anh chị”) của một số người có trọng trách… Những hiện tượng này hình như cho thấy câu chuyện đang diễn ra không phải chỉ có việc chống tham nhũng, mà còn là biểu hiện bên trong của những động cơ, những hiện tượng “đánh nhau”, “đối phó với nhau”… không thèm đếm xỉa đến tác động như thế nào đối với  kỷ cương, sự uy nghiêm và mối an/nguy của quốc gia. Những hiện tượng này hoàn toàn không được phép xảy ra với những chính khách chân chính!
Qua các Hội nghi Trung ương 4, 5 và 6, quyền lực của Đảng đang tự mình tiếp tục làm mất thêm uy tín của Đảng và gây thêm nhiều khó khăn nguy hiểm cho đất nước. Đơn giản bởi lẽ “nhóm” nào thắng thì đất nước cũng thua; vì hệ thống chính trị có quá nhiều sai lầm và quyền lực của nó vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí đang được “xiết” thêm. Trong khi đó trí tuệ và nguồn lực mọi mặt của đất nước không được tập trung vào xử lý những vất đề cấp bách nhất của đất nước; xảy ra quá nhiều hiện tượng “vạch áo cho người xem lưng” làm ảnh hưởng đến an ninh và thể diện quốc gia. Toàn bộ tình hình nhạy cảm này chỉ tăng thêm cơ hội cho sự lũng đoạn của Trung Quốc…
Tình hình mọi mặt hiện nay của đất nước đã đi tới thời điểm không thể trì hoãn cuộc cải cách chính trị toàn diện. Bối cảnh quốc tế vừa đòi hỏi, thách thức, cũng vừa tạo ra những thuận lợi chưa từng có cho một cuộc cải cách chính trị để xây dựng nên một thể chế chính trị dân chủ cho Việt Nam. Đất nước ta hiện nay lại đang đứng trước yêu cầu bức thiết phải sửa đổi Hiến pháp và thực tế đang cho thấy Hiến pháp 1992 dù sửa thế nào cũng không thể đáp ứng những đòi hỏi phát triển mới của đất nước; vì những lẽ này, xây dựng một Hiến pháp mới phù hợp là bước khởi đầu đúng đắn cho tiến hành cải cách chính trị.
Bốn là, tôi xin trình bầy một số điểm chính về cải cách chính trị, với tất cả mong muốn thiết tha ĐCSVN không được trốn tránh – (1)vì lẽ: Đảng nợ nhân dân nhiệm vụ lịch sử sau khi đất nước đã được độc lập thống nhất, đó là xây dựng một thể chế chính trị dân chủ để thực hiện những quyền và hạnh phúc của nhân dân như đã ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945; và (2)còn vì lẽ: ĐCSVN cần tranh thủ cơ hội cuối cùng này để tự giải phóng chính mình khỏi sự nô lệ của quyền lực, giành lại vai trò lãnh đạo dựa vào tính tiền phong chiến đấu của mình như ĐCSVN đã từng có một thời trong cộng đồng dân tộc suốt giai đoạn kháng chiến cứu nước, để trên cơ sở này phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ.
Dưới đây là một số ý kiến cụ thể:
1. Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị đã nhận lỗi trước nhân dân và trước toàn Đảng về trách nhiệm đã để cho đất nước gặp nhiều khó khăn và lâm vào hoàn cảnh bị uy hiếp như hôm nay, đã tự giác tuyên bố sẵn sàng nhận kỷ luật của Đảng. Cá nhân tôi đánh giá cao việc nhận lỗi này. Tuy nhiên, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là: Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương.
Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI cam kết trước cả nước và toàn Đảng sẽ dẹp hết sang một bên mọi khúc mắc riêng tư với nhau, một lòng cùng nhau trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa Đại hội XI này đem tất cả tinh thần và nghị lực với ý thức trách nhiệm cao nhất phát huy trí tuệ cả nước và toàn Đảng để
(a)tháo gỡ những khó khăn cấp bách nhất,
(b)thực hiện thắng lợi giai đọan đầu của cuộc cải cách chính trị;
(c)xây dựng được Hiến pháp mới và thiết lập được thể chế của nhà     nước pháp quyền dân chủ.
2. Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI cũng phải cùng chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị khóa XI về tình hình đất nước hiện nay, cần nhận lỗi trước toàn dân và toàn Đảng. Với tinh thần này, và đồng thời đáp ứng yêu cầu đem lại cho Đảng sức sống mới, toàn thể các đảng viên đã tham gia 2 khóa là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ thôi không tham gia vào danh sách bầu cử hay tự ứng cử vào BCHTƯ khóa XII nữa; và từ đây trở đi hình thành nguyên tắc không đảng viên nào được tham gia BCHTƯ quá 2 nhiệm kỳ, xóa bỏ hẳn cái “lệ” sống lâu lên lão làng. Từ đây tạo cơ hội thay đổi hoàn toàn việc tổ chức và xây dựng Đảng cho đúng với đòi hỏi phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong một thể chế chính trị dân chủ của nhà nước pháp quyền.
 3. Bộ Chính trị khóa XI huy động trí tuệ cả nước và tận dụng kinh nghiệm các nước đi trước cũng như khai thác mọi thành quả của văn minh nhân loại, phát huy bằng được chủ quyền và quyền năng của nhân dân, dấy lên tinh thần đoàn kết – hòa giải dân tộc, cùng nhau xây dựng thành công Hiến pháp mới cho một nước Việt Nam là tổ quốc muôn vàn yêu quý và là quê hương độc lập – tự do – hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam. Nước ta sẽ cùng dấn thân với cả loài người tiến bộ cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, tất cả cho con người và vì quyền con người.
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ căn cứ vào Hiến pháp mới do dân định này, để xây dựng và tổ chức lại đảng mình, để có được khả năng, ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trong xã hội dân sự, để từ đó phấn đấu được nhân dân lựa chọn (qua bầu cử trung thực) làm đảng cầm quyền theo những đòi hỏi và quy định của nhà nước pháp quyền (đặc biệt là những quy định về tự do bầu cử, tự do ứng cử và về sự tuyển chọn công chức của nhà nước pháp quyền).
Hiến pháp mẫu 2013 kèm theo Kiến nghị 72  rất đáng được đưa ra thảo luận rộng rãi trong nhân dân; cần khuyến khích có thêm một vài hiến pháp mẫu như thế và trao đổi công khai mọi ý kiến đóng góp khác nhau cho vấn đề Hiến pháp để nhân dân dễ so sánh, đối chứng.., qua đó tối ưu hóa sự lựa chọn của nhân dân.
Xin lưu ý: Chủ quyền tối cao của quốc gia thuộc về nhân dân, kể cả ĐCSVN cũng phải phục tùng và tuân thủ; vai trò lãnh đạo của ĐCSVN phải được thể hiện ở chỗ tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ chủ quyền này. Đảng phải coi nội dung lãnh đạo như thế là nhiệm vụ tối cao và thiêng liêng nhất của mình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
4. Đề nghị Quốc Hội, Bộ Chính trị và Chính phủ giao nhiệm vụ cho trên 700 báo chí của toàn bộ hệ thống chính trị tìm hiểu, nắm vững những kiến thức tiên tiến nhất của văn minh thế giới về hiến pháp, nhằm tổ chức học tập và quảng bá rộng rãi trong cả nước và trong toàn Đảng những kiến thức mới về xây dựng một chế độ chính trị dân chủ dựa trên kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Toàn bộ nguồn lực trí tuệ của cả nước cần được huy động cho việc nâng cao dân trí, nâng cao khả năng của nhân dân thực hiện chủ quyền của mình đối với đất nước và đối với chế độ chính trị, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp mới, coi đây là nhiệm vụ đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ quá trình cải cách chính trị của đất nước.
Đồng thời Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ thả hết những người bất đồng chính kiến đang bị tù tội, chỉ thị cho các cấp và các địa phương phải tôn trọng mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và sự công khai minh bạch phải được bảo đảm trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.
Cải cách chính trị cần được xem là một quá trình thường trực, lâu dài, để luôn luôn đổi mới, và cần được tiến hành song song – vừa là cứu cánh, vừa là tiền đề – với sự nghiệp canh tân đất nước.
5. Đề nghị Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ huy động trí tuệ cả nước, đăc biệt là cố sao mời gọi được trí tuệ của các trí thức có tầm nhìn và tâm huyết với đất nước, hình thành một chiến lược tổng thể và thiết kế các bước đi của một cuộc cải cách chính trị triệt để, nhằm thay đổi đất nước toàn diện và sâu sắc, sao cho quá trình cải cách này diễn ra một cách hòa bình, hài hòa, kinh tế ổn định và có hướng phát triển mới, đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước. Rất đáng tham khảo kinh nghiệm của Myanmar cho cuộc cải cách chính trị này ở nước ta – đặc biệt là những kinh nghiệm về phát huy chất xám của trí thức, kinh nghiệm thiết kế trình tự và tiến độ rất hợp lý các bước đi, sự lồng ghép các bước đi… trong quá trình thực hiện dân chủ, để vừa giữ được ổn định, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế, tiến hành được cải cách hệ thống nhà nước pháp quyền, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế để gìn giữ an ninh quốc gia.
Trong cải cách, cũng như trong khắc phục những sai lầm trên mọi phương diện kinh tế và chính trị, cần chú trọng quan tâm đến khắc phuc những lỗi hệ thống và những yếu kém vỹ mô là chủ yếu; cố gắng thực hiện tối đa nguyên tắc khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố; đồng thời nỗ lực hết mức thực hiện hòa giải, cố tránh hết sức có thể việc hình sự hóa các vấn đề… Tất cả nhằm giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất và đổ vỡ mới, phòng ngừa phát sinh những rạn nứt mới có thể xảy ra trong quá trình cải cách, đồng thời nhờ đó có thể tạo ra sự tin cậy nhau và đồng tâm hiệp lực hướng về phía trước, phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực cho việc mau chóng chuyển đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới.
Hòa giải, khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố, tránh hết mức có thể việc hình sự hóa – đấy là cách mở lối thoát cho những vấn đề bế tắc hay có thể gây xung đột lớn trong quá trình cải cách, để vĩnh viễn khép lại quá khứ, để giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất, để bảo tồn và chắt chiu mọi nguồn lực cho nhiệm vụ mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Riêng những vấn đề liên quan đến ruộng đất, cần được giải quyết trên cơ sở ưu tiên lợi ích của nông dân.  
Toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang cần được giữ nguyên trong quá trình cải cách để bảo đảm sự vận hành liên tục và thông suốt mọi hoạt động của quốc gia, điều duy nhất phải thay đổi là toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang từ nay chịu sự điều hành của Hiến pháp và các cơ quan hiến định. 
Xây phải được đặt ở vị trí quan trọng hơn chống như trình bầy trên trong cải cách chính trị chính là với ý nghĩa: thỏa hiệp chấp nhận sự (đã) trả giá cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản hoang dã vừa qua, để từ đây chấm dứt thời kỳ này, để hòa bình và sớm chuyển nhanh một cách hài hòa sang thể chế mới, thời kỳ phát triển mới[2].
Xin lưu ý: Chính quyền của tổng thống Myanmar Thein Sein trong vòng 20 tháng đã hoàn thành được cả 3 việc khó tương tự như ở nước ta là: (1)cải cách chính trị, (2)ổn định và phát triển kinh tế, (3)nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Đáng chú ý là việc chuyển đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, không tốn một phát súng, không mất một nhân mạng. Nguyên nhân thành công chủ yếu là những người nắm quyền lực cao nhất của đất nước này đã thấy được sự cần thiết và đồng lòng nhất trí tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa sống còn này, huy động được chất xám trong lòng dân tộc theo tinh thần hòa giải cho sự thành công của cải cách. Đấy chính là một cuộc cải cách chính trị tử trên xuống và thành công ngoạn mục, mặc dù đấy mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường vạn dặm để tiến tới một Myanmar phát triển.
Nhân đây xin cảnh báo: “Đục nước béo cò”, “cướp cờ”, “nguy cơ xuất hiện Lê Chiêu Thống đời mới” (ví dụ nhân danh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN…) luôn luôn là những thủ đoạn các con buôn cơ hội đủ mọi chủng loại, dù là trong nước hay nước ngoài, thường xử dụng để kiếm lợi trên tổn thất và xương máu của đất nước ta vào lúc đất nước ta thực hiện bước ngoặt đi vào cải cách. Mong trí tuệ cả nước đừng bao giờ mất cảnh giác!
Tôi xin nhấn mạnh, việc sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp mới nhất thiết phải được coi là bước mở đầu và là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành cải cách chính trị và cải cách ĐCSVN. Không cải cách chế độ chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành, không cải cách và tổ chức lại ĐCSVN, Hiến pháp được sửa đổi hay Hiến pháp mới dù được viết hay như thế nào cũng sẽ là vô nghĩa, thậm chí sẽ chỉ càng gây thêm hiểm họa mới cho đất nước.
Kính thưa Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ,
Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ và vượt lên nỗi sợ, quyết tâm dựa hẳn vào dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay ngồi lại với nhau thì hoàn toàn có thể cùng nhau hội đủ mọi điều kiện trong tay thực hiện thắng lợi một cuộc cải cách chính trị từ trên xuống để đổi đời đất nước và đổi đời chính ĐCSVN trong hòa bình, mở đầu bằng xây dựng một Hiến pháp mới. Chắc chắn cả nước sẽ một lòng sắt đá với tinh thần Diên Hồng đứng đằng sau một quyết định hòa bình đổi đời như thế của lãnh đạo Đảng và Nhà nước! Như thế có gì mà sợ? Chỉ ở Việt Nam mới có tình huống này. Diễn tiến của lịch sử Việt Nam khách quan tạo ra như vậy. Càng để muộn, cơ hội này có nguy cơ lại vuột đi, như ba lần cơ hội lớn đã vuột đi trong gần bốn thập kỷ vừa qua[3].
Xin cứ ngẫm mà xem, trên cả thế giới này, chỉ một mình Việt Nam mới có những điều kiện đặc thù lịch sử dành cho ĐCSVN khả năng thực hiện một kịch bản hòa bình đổi đời như thế, nhất thiết lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay phải có tâm và đủ bản lĩnh nắm lấy! Đó cũng là kịch bản tối ưu duy nhất, đáng mong muốn nhất cho đất nước và kế thừa được truyền thống vinh quang trước đây của ĐCSVN, là trách nhiệm không thể thoái thác của ĐCSVN trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Ở các nước khác mà như ta hiện nay sẽ khó có chuyện này, chí ít thì cũng đã phải xảy ra vài ba cuộc “mùa xuân Ả Rập” rồi!.. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhở: Sự chịu đựng của nhân dân ta đang ở mức báo động đỏ.
Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay bạc nhược bỏ lỡ kịch bản hòa bình đổi đời này, một kịch bản sụp đổ như ở Liên Xô vào lúc nào đó, sớm muộn sẽ xảy ra ở nước ta, do chế độ chính trị đang ngày càng mục nát bên trong và không đương đầu nổi những thách thức quyết liệt từ bên ngoài. Khác chăng so với Liên Xô hồi ấy là: Ở Việt Nam sẽ rất hỗn loạn và đẫm máu.
Trong cuộc chiến tranh 17-02-1979, Trung Quốc trong cùng một giờ đã cho khoảng nửa triệu quân ào ạt tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc nước ta; sự việc này cho thấy: Một khi xảy ra sụp đổ chế độ chính trị như thế ở Việt Nam, không loại trừ xuất hiện tình huống vì bất kể lý do gì, quân đội Trung Quốc lúc nào đó sẽ can thiệp… Đất nước ta sẽ đi về đâu?.. Thế rồi sẽ làm sao tránh khỏi nguy cơ vấn đề Biển Đông là chuyện đã rồi như Hoàng Sa?!.. Vân vân và vân vân…
Sự nghiệp đất nước độc lập thống nhất phải hy sinh chiến đấu nhiều thế hệ mới giành được làm sao có thể bảo toàn nếu cứ kéo dài mãi tình trạng đất nước èo uột, lệ thuộc như hiện nay?! Lấy gì giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trong tình hình mới? Giữ đại cục mà nhiều yếu kém thế này liệu đất nước có được yên? Giữ đại cục đến mức nào thì là sự đầu hàng trá hình?..
Câu chuyện ngày càng rõ: Ngày nay giữ nước phải có toàn dân tộc và cả thế giới, chứ không phải là giữ Đảng như đang là đảng hiện nay! Ngày nay giữ nước, đất nước càng phải mau chóng trở thành một quốc gia phát triển!
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần nghiêm túc nghĩ lại tất cả! Dứt khoát cần thông qua cải cách chính trị xốc toàn dân tộc đứng dậy phát triển đất nước bền vững, xây dựng Việt Nam là một thành trì bất khả xâm phạm, cùng với cả thế giới gìn giữ hòa bình.
Bí quyết thành công của Cách mạng Việt Nam là: Tinh thần yêu nước Việt Nam đã từng đủ bản lĩnh giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ làm nên Cách mạng Tháng Tám và hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp vẻ vang này, và đồng thời đã xác lập được cho quốc gia vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
Trước những thách thức mới quyết liệt từ bên ngoài, trước những đòi hỏi phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, hơn bao giờ hết Việt Nam cần tiếp tục giương cao ngọn cờ dân tộc – dân chủ với trí tuệ mới,  để xây dựng được đất nước độc lập – tự do – hạnh phúc, để có thể dấn thân cùng đi với cả thế giới. Tinh thần này cần trở thành linh hồn cho một Hiến pháp mới của đất nước bây giờ và mãi mãi về sau.
Bốn cuộc chiến tranh trong vòng một đời người, và biết bao nhiêu thương đau đến hôm nay đất nước vẫn đang còn phải chịu đựng, như thế là quá nhiều rồi! Mà đến hôm nay đất nước vẫn chưa ra khỏi cái nghèo và lạc hậu, có nhiều mặt tiếp tục lạc lõng! Tôi không thể chấp nhận nhân dân ta, đất nước ta lúc nào đó lại một lần nữa sẽ phải trầm luân trong một cuộc bể dâu mới đẫm máu.
Vì vậy tôi cho rằng phải thông qua hòa giải dân tộc để thực hiện cải cách toàn diện, nhờ đó thực hiện sự nghiệp canh tân đổi đời đất nước đến nay vẫn bị bỏ lỡ. Tiến bộ của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, toàn cầu hóa ở nấc thang hiện tại.., tất cả vừa tạo cơ hội, vừa thách thức nước ta phải lựa chọn con đường của phát triển, bắt đầu từ thực hiện tự do, dân chủ.
Đúng ra phải nói thật với nhau cải cách chính trị đã để muộn mất 37 năm rồi – ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, chí ít là muộn 23 năm nay rồi – ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Việt Nam hoàn toàn có thể đứng trên hai chân của mình! Không thể để muộn hơn nữa!
Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân gốc làm cho đất nước độc lập mà nhân dân vẫn chưa có tự do, lối ra cho cuộc khủng hoảng đất nước đang lâm vào chưa rõ, mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020 trở thành ảo tưởng.
Chính sự chậm trễ này khiến cho đất nước đang lâm vào tình trạng bị động chiến lược đầy nguy hiểm: Chưa có một tầm nhìn, một lời giải nào thuyết phục cho những thách thức kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại đất nước đang phải đối mặt trong bối cảnh siêu cường đang lên Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới mà Việt Nam ở vào vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị cực kỳ nhậy cảm.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước bây giờ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải có toàn dân tộc và cả thế giới, sự chậm trễ này chưa giúp chúng ta trả lời làm như thế nào?!
Vì những lẽ trên, cải cách hệ thống chính trị của đất nước trở thành chuyện sống còn. Đòi hỏi xây dựng Hiến pháp mới đang cho đất nước một cơ hội.
Không có một thế lực nào bên trong hoặc bên ngoài có thể cấm nước ta đi vào một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện như thế, chỉ có sự tha hóa của hệ thống chính trị và tình trạng kìm hãm không dám thức tỉnh sự giác ngộ của nhân dân đang cản trở đất nước tiến hành nhiệm vụ này. Tự nhận về mình vai trò lãnh đạo, tại sao ĐCSVN không dám đứng lên tiền phong chiến đấu khắc phục hai trở lực này?
Tuy nhiên, mười bạn của tôi hôm nay, thì có đến chín người nói đòi hỏi ở ĐCSVN hiện nay, đòi hỏi chế độ chính trị này tự mình đổi đời bây giờ là điều không thể. Không ít bạn bè chí cốt và người thân trong nhà mắng tôi tư duy cải cách như thế là kẻ ngu trung, quở trách tôi sao không để cho ngôi nhà đã mục nát sụp đổ quách đi cho nhanh, kéo dài sự đau khổ của đất nước làm gì!?..  Vậy chỉ còn cách những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay hạ quyết tâm vượt qua điều không thể này.
Tôi nghĩ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đứng trước cơ hội và có trách nhiệm ràng buộc khởi xướng cuộc cải cách chính trị hòa bình đổi đời đất nước và đổi đời chính bản thân ĐCSVN, bắt đầu từ xây dựng một Hiến pháp mới. Hoặc là để vuột mất cơ hội này và mắc tội đối với đất nước? Tôi không thay đổi được suy nghĩ của mình.
Kính thư,
Nguyễn Trung, 10 (60A) ngõ 45 A phố Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Đt. 04 38363036

[1] Xin gọi tắt là Kiến nghị 72, ngày 04-02-2013 đã được trao chính thức cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết “
http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm
[3] (1)Cơ hội thực hiện hòa giải và thống nhất dân tộc ngay sau 30-04-1975; (2)Cơ hội độc lập đi với cả thế giới sau khi LXĐÂ sụp đổ; (3)Cơ hội đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN và gia nhập WTO.
—–
Bổ sung, hồi 8h, ngày 20/2/2013, TS Tô Văn Trường gửi tới lời bình: “Theo tôi biết, ngay từ khi còn đương chức, ông Nguyên Trung chính là người chấp bút cho bức thư “tối mật” của Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị năm 1995 và cả 2 người đồng chí hướng đó đã chịu nhiều phiền toái vì tội “cầm đèn chạy trước ô tô”. Sau đó thời gian, ông Nguyễn Trung tự mình viết đơn gửi Thủ tướng Võ Văn Kiệt xin nghỉ chức trợ lý và ngay hôm sau chưa cần Thủ tướng trả lời,  ông chủ động khăn gói rời trụ sở thể hiện cái dũng, cái trí của kỹ sĩ để tránh giảm bớt các áp lực đè nặng lên vai người thủ trưởng, người Anh của mình.
Ngày nay, ở  tuổi 78 nhưng vẫn còn khỏe và cực kỳ minh mẫn, ông Nguyễn Trung tiếp tục thể hiện trí tuệ, tâm huyết của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thư ngỏ của ông chắc chắn sẽ nhận được nhiều phản hồi tùy theo nhận thức góc nhìn của mỗi người nhưng có điểm chung là đất nước đang trong thời mạt vận, dân không còn lòng tin vào lãnh đạo mà đã mất lòng tin là mất tất cả! 
.
“To be or not to be” (tồn tại hay không tồn tại) câu nói của nhân vật Hamlet đã được ông Nguyễn Trung giải trình cho chế độ toàn trị. Việc còn lại, nếu họ không biết vượt qua chính mình, thì cái gì đến sẽ đến! Cái giá đắt phải trả không chỉ của người người trong cuộc mà là cả dân tộc và đất nước hình chữ S mảnh mai thương yêu của chúng ta. “
 
 

Copy từ: Anh Ba Sàm

TƯỢNG BÀ MẸ VN ANH HÙNG VÀ BÀ MẸ VN ANH HÙNG - AI HOÀNH TRÁNG HƠN ?


                 
 Hoành tráng như Tượng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng...


                                       Còn đây là Bà Mẹ VN anh hùng ngoài đời thực:
                  Bà ngồi khóc trước đống huy chương được ưu ái tặng; Bà Mẹ VN anh hùng khóc vì bị cán bộ của đảng,  chính phủ chiếm nhà, thu mất đất...để có tiền xây tượng Mẹ ?!




Copy từ: NV Phạm Viết Đào

THƯ CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN THANH HÀ ( TTXVN, 79 TUỔI ) MỜI PGS-TS NGUYỄN THANH TÚ VỀ THĂM VĂN GIANG QUÊ ÔNG

  Đảng lãnh đạo toàn dân, nghĩa là đảng là trên Quốc hội, chính phủ và cả Nhà nước, trên nhân dân thì đảng làm gì mà chả được, huống hồ đưa một câu vào Hiến pháp!


KHÔNG BIẾT NƯỚC TA CÓ BAO NHIÊU "TIẾN SĨ" ( NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA ) NHƯ NGUYỄN THANH TÚ?

Đọc mãi, dò từng chữ bài viết của "Tiến sĩ" Nguyễn Thanh Tú mà không rõ "nhà văn" này đã bao nhiêu tuổi. Tìm hiểu sau. Nếu Tú chưa đến 60 thì chắc chắn mới bằng tuổi con đầu của lão già này thôi. Khiêm tốn, nhận làm anh cả của Tú vậy nhé, vì lão đã 79 tuổi, được không? Mình muốn chân thành mời Nguyễn Thanh Tú bớt chút thì giờ vàng ngọc (nếu chưa hưu) về quê mình chơi ít ngày tìm hiểu thực tế về một "bộ phận" của Đảng lãnh đạo, ở một đơn vị "vi mô" của đất nước là xã. Xã là đơn vị cơ sở của bốn cấp hành chính nước ta đấy Tú ạ.

Xã mình là một trong những xã lớn của một huyện đồng bằng, chỉ cách thủ đô Hà Nội 31 km (theo con số ghi trên cột ki-lô-mếch). Xã mình hiện có 9 thôn, với 11.000 dân cư trú, chưa kể mấy trăm công nhân các nơi về "ở trọ" làm việc các công ty, doanh nghiệp. Xã mình vốn là thuần nông, độc canh lúa từ hàng mấy trăm năm nay với 1.170 mấu Bắc Bộ ruộng canh tác.
Về Đảng, thì ngày 20 tháng 8 năm 1945, đồng chí Nguyễn Chương, uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) về tận địa bàn thành lập chi bộ đầu tiên của làng, cũng tức là chi bộ đầu tiên của xã mình bây giờ, gồm có ba  "đồng chí" quần chúng trung kiên được công nhận là đảng viên. Ba đồng chí này nay đã mất. Chi bộ đảng đầu tiên ấy đã lãnh đạo hơn 5000 dân xã mình (lúc ấy gọi là Tổng) xây dựng chính quyền mới, tổ chức nhân dân hưởng ừng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện "tiêu thổ kháng chiến, phá huỷ gần hết đình chùa, nhà ngói, nhà cao tầng, cắt đứt đường giao thông, nhằm cản bước tiến của đội quân viễn chính Pháp trở lại xâm lược nước ta, và tổ chức cho đại bộ phận nhân dân "tản cư" (chứ không phải là "sơ tán"), chỉ để lại bám làng, chăn bước tiến quân thù một đơn vị nửa vũ trang gọi là "tự vệ đỏ". Khi quân giặc cậy nhiều súng đạn và tội ác dã man về chiếm đất làng xây đồn bốt, làm cứ điểm phòng ngự, thì theo sự chỉ đạo của huyện uỷ Đảng Lao động Việt Nam, vận động nhân dân về "giả tề" bám đồng ruộng và bảo vệ làng đẩy mạnh sản xuất tham gia kháng chiến chống Pháp theo cách của mình. Vậy là suốt tám năm (1947-1954), dân và cán bộ nằm vùng xã mình không một ngày mất đất mất dân. Nắm sát ngay hàng rào bốt địch mà không một ai "tự nguyện" làm tay sai cho giặc, ngược lại chỉ đua nhau vào bộ đội và làm công tác cách mạng kháng chiến, theo chính phủ Cụ Hồ, đã đóng góp hơn hai tiểu đoàn chiến sĩ cho các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam.
Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, xã mình được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Kể cũng xứng đáng thôi. Ngày 6-1-1946, nước ta tổ chức Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên và sau đó không lâu soạn và công bố Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong Hiến pháp đầu tiên ấy không thấy ghi ở điều nào về khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng Cộng sản (từ Đại hội II, đổi tên thành đảng Lao dộng Việt Nam). Chi bộ xã mình từ lúc đầu có 3 đồng chí, đến năm 1951 đã phát triển lên 46 đồng chí. Chi bộ ấy đã lãnh đạo thành công nhân dân xã mình bám đất bám dân, chiến đấu, đấu tranh trực diện với địch, bảo vệ dân, bảo vệ xóm làng và huy động mọi tiềm năng lúc ấy cho cuộc kháng chiến, kể cả hàng trăm thanh niên đi bộ đội chống Pháp.
Năm 1955, một Đội giảm tô do cấp trên cử về tiến hành bắt "bọn địa chủ" thoái tô, giảm tô, bước đầu thực hiện "cuộc cách mạng chống phong kiến" để "người cày có ruộng" Chưa làm xong việc giảm tô, bước sang năm 1956, Đội cải cách về xã phát động nông dân vùng lên đánh đổ giai cấp địa chủ bóc lột giành ruộng đất về cho dân cày, phân hoá các tầng lớp nông dân thành các thành phần "phú nông", "trung nông lớp trên", "trung nông" và "bần nông, cố nông". Các cuộc đấu tố diễn ra rất sôi động và ác liệt. Chi bộ đảng lao động bị giải tán vì bị đội cho là chi bộ "quốc dân đảng", bí thư chi bộ, người lăn lộn suốt nhiều năm kháng chiến trong lòng địch, bị truy bức, ức quá treo cổ tự tử. Một loạt cán bộ của UBKCHC xã hoạt động lăn lộn, đối đầu với địch không sợ bị bắt, bị thủ tiêu, cũng bị mang ra ghép tội và đấu tố rất kịch liệt.
Kết quả, một Chủ tịch UBKHHC bị ghép tội "phản động đầu sỏ" kết án tử hình và thi hành ngay sau khi tuyên bố kết án. Một chi uỷ viên, phó Chủ tịch UBKCHC bị kết tội địa chủ phản động, bị kết án 20 năm tù. Một đảng viên làm Trưởng đồn "Hương Dũng" trá hình, bị kết án tù, một tình báo viên đã giúp đắc lực cho cách mạng cũng bị truy bức và kết án tử..
Gần cuối đợt, Đội CCRĐ quy định làng mình phảỉ tìm cho bằng được 12 địa chủ gian ác, tức là đặt chỉ tiêu tìm địa chủ để "đấu tranh giai cấp một mất một còn". Cuối năm 1956 sang đầu năm 1957, có chỉ thị bắt đầu sửa sai. Đội CCRĐ lặn mất tăm. Trừ các đồng chí bị giết oan, các đồng chí bị kết án đi tù oan nay lần lượt trở về và được sử dụng vào "Đội sửa sai". Kể ra, Đảng cũng khéo dùng người. Mấy tháng sau, tình hình mới đi vào ổn định. Nhưng dân thì vẫn đói kém, cực khổ. Năm 1958, vận động vào HTX nông nghiệp cả làng. Ông chủ nhiệm nhất thiết phải là một uỷ viên Ban thường vụ chi uỷ, sau là Đảng uỷ, làm mưa làm gió suốt từ 1958 đến 1986. Làm ăn tập thể, giá trị ngày công của xã viên không đến 1 lạng thóc. Tất nhiên là vẫn phải sống, tìm mọi cách để sống. Sau Đại hội VI, đổi mới, nhiều nút trói được cởi. Nông dân được giao ruộng khoán lâu dài. Vì vậy, dù có xảy ra một đôi lần thiên tại nặng,  họ vẫn có thóc ăn, không như hồi còn "làm ăn tập thể ưu việt ở HTX" luôn bị đói vì bị dồn đến chân tường. Cũng may. Nếu không thì dân làm ra thóc gạo lại bị chết đói đầu tiên.
Năm 1968, sáp nhập tỉnh, rồi ít lâu sau "sáp nhập huyện" để làm ăn lớn. Kết quả làm ăn lớn không thấy đâu chỉ thấy dân càng ngày càng kiệt quệ vì quản lý tập thể cha chung không ai khóc, nên giảm sủt nghiêm trọng năng suất cây trồng và vật nuôi.
Năm 1997, tách tỉnh. Năm 1999, tách huyện, "châu lại về Hợp Phố", nhưng liền sau đó bị "vận động" giao ruộng đất cho doanh nghiệp vào đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ, vì có làm công nghiệp mới giầu lên được. Lúc đầu vào năm 2000, dân được đền bù hoa lợi ruộng đất 7 triệu VNĐ một sào 360 mét vuông ruộng canh tác, bị xã trừ 100 VNĐ "tiền làm giấy tờ" còn 6 triệu 900.000 VNĐ. Doanh nghiêp và cán bộ lãnh đạo tỉnh huyện, đổ xô về tìm mọi cách "dựa cây dứa cây đa" chiếm đoạt ruộng đất của nông dân (tất nhiên là ruộng đất giao sử dụng chứ không được sở hữu). Sau 12 năm, khu công nghiệp có mọc lên một số nhà máy công ty, nhưng chủ yếu "trách nhiệm hữu hạn" và tư nhân, tuyển 1000 lao động đi làm tại các khu công nghiệp. Nhưng hai năm qua, các cơ sở công nghiệp dịch vụ phá sản và đình đốn sản xuất, nhưng ruộng đất đã là nền của các công ty, nhà máy rồi, giá có trả lại thì nông dân cũng bó tay không là ruộng sản xuất nữa. Xã mình có 1170 mấu Bắc Bộ mà nay chỉ còn chưa đến 300 mẫu lại ở vào nơi đầu thừa đuôi thẹo rất nhiều khó khăn trong sản
xuất. Dựa vào nhượng đất cho "khu công nghiệp", cán bộ lãnh đạo, cán bộ địa chính của xã tha hồ vơ vét đủ loại đất, đủ loại tiền, thậm chí xin cấp "Sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất" vẫn phải chi hàng chục triệu mới được cấp. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh móc với cán bộ chủ chốt của huyện lập "công ty ma" chiếm dụng hàng chục mẫu đất, dựng lên đó vài cái nhà ra vẻ công ty, 13 năm rồi không hề thấy sản xuất gì. Chắc là chờ mấy ông "nước ngoài" vào "đầu tư" để vớ món bở sang nhượng lại mặt bằng tính bằng đo-la.
Đảng bộ xã mình hiện có gần 400 đảng viên gồm nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ và nhiều lĩnh vực về sinh hoạt cùng một đảng bộ, trong đó mấy trăm là cán bộ hưu, cựu chiến binh có lương, tuổi già nên không còn ý chí chiến đấu, và cũng không còn năng lực tham gia công tác, tốt nhất là "ngậm miệng" theo chủ nghĩa "im hơi lặng tiếng". Cán bộ trẻ, đảng viên được kết nạp gần đây hay được kết nạp ở bộ đội, xí nghiệp, cơ quan về mất sức, hưu non, nhiều người còn tham gia công tác xã, thôn,nhưng cùng vây cánh với lãnh đạo xã, cùng chia nhau hàng trăm xuất đất (có lúc một xuất đất gần quốc lộ tại xã mình lên đến 1 tỷ đồng/100 mét vuông). Có bí thư chi bộ mua "đất giãn dân" giá 50 triệu theo quy định/suất, bán ngay được 750 triêu/suất. Chủ tịch, phó chủ tịch, phó bí thư, bí thư đảng uỷ, hiện mỗi người có từ vài ba xuất đến hàng chục suất đất. Chủ tịch xã có tiền chục tỷ gửi Ngân hàng phòng về già. Cán bộ địa chính xây hai ba nhà lầu và có trong tay nhiều suất đất có giá.
Một trưởng thôn thông đồng với Chủ tịch xã bán, nhượng, sang tên, cho 79 xuất đất và quê mình hiện tất cả cán bộ từ bảo vệ thôn trở lên đều có "đất" cả. Vì vậy, tất cả các loại đất trước đây do HTX nông nghiệp quản lý 100%, nghĩa là đã "công hữu" 100%, nay thực hiện "cả làng lấp ao, toàn dân lấn chiếm" mạnh ai nấy làm, mạnh họ nào họ ấy chia nhau đất họ, đất tổ, đất ông cha tổ nghiệp, tha hồ mà xén vào đất công, lấn chiếm đất công, tạo thành chiến dịch xâm chiếm đất rất nhộn nhịp hoành tráng. Trong khi người thiếu đất, cần đất thì một mét vuông cũng không biết trông cậy vào đâu. Khu công nghiệp có danh mà không có thực chỉ là nơi làm giầu cho "cò" đất và người muốn có đất. Một Phó chủ tịch xã tự nhiên có đến gần 4 mẫu đất xung quanh ngôi nhà bốn tầng của ông ta, trong khi quy định đất ở mối hộ ở nông thôn không quá 200 mét vuông !

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú thân mến

Có dịp về quê mình một vài ngày, đi xem tình hình cụ thể "Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện ra làm sao" Ở huyện Văn Giang, các xã bị "quy hoạch" 500 ha đất canh tác vào "Khu đô thị sinh thái Ecopark", mỗi sào đất canh tác khi còn là của nông dân, họ trồng rau và cây cảnh thu 100 đến 250 triệu/sào/năm, nay bị thu bhồi để "đô thị sinh thái" được trả lúc đầu 30 triệu nay 85 triệu một sào một lần và đất đó bị "giải phóng mặt bằng" xây lên đó mấy cái nhà "chọc trời" chưa thể bán cho ai thì xảy ra "vụ văn Giang" nên đô thị ấy vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt và nhiều người đầu tư và cán bộ ăn theo đã "chạy" mất dép...
Tương tự, mình sẽ đưa Tiến sĩ Tú đi thăm Tiên Lãng, thăm Hà đông, thăm Dương Nội, thăm các khu biệt thự  cụ Cựu Tổng Bí thư, cựu Bí thư Tỉnh mình, xem mấy vị cộng sản này có dinh cơ và sinh sống ra sao nhé. Hãy cứ đưa Đảng vào Hiến pháp đi, chẳng sao cả. Đảng lãnh đạo toàn dân, nghĩa là đảng là trên Quốc hội, chính phủ và cả Nhà nước, trên nhân dân thì đảng làm gì mà chả được, huống hồ đưa một câu vào Hiến pháp!
Sự thật là chân lý. Và sự thật vẫn là sự thật, như thế đấy Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tú ạ.

Nguyễn Thanh Hà, cựu PV TTXVN, 79 tuổi.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào