CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ



Hiến pháp Việt Nam (DR)
Hiến pháp Việt Nam (DR)
Thanh Phương
Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
Kể từ khi chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không ít người vẫn hoài nghi về thực tâm của giới lãnh đạo, nghĩ rằng rồi cũng chẳng đi đến đâu, giống như đợt góp ý cho Đại hội Đảng vừa qua. Nhưng bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào góp ý kiến này đang dần dần biến thành phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi tiên phong là giới trí thức.
Ví dụ vào đầu tháng 2 vừa qua, một nhóm ba người gồm giáo sư tiến sĩ Vật lý Đàm Thanh Sơn, giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập VietnamNet, đã cho ra đời một trang web lấy tên là « Cùng viết Hiến pháp ». Trang web này chủ yếu nhằm đăng, hoặc đăng lại những bài phân tích về những nội dung cụ thể của Dự thảo sửa đổi hiến pháp Việt nam 1992, nhằm qua đó tạo một « không gian đối thoại dân chủ về việc sửa đổi Hiến pháp », theo như lời giới thiệu của ba trí thức nói trên.
Nhưng nổi bật hơn cả đó là sáng kiến của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam khởi xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, công bố ngày 19/01. Kiến nghị này đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng ngàn người đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, với số chữ ký nay đã lên tới hơn 4000.
Trong bản kiến nghị này, các nhân sĩ trí thức đã mạnh mẽ yêu cầu bỏ điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân. Họ cũng yêu cầu sửa Dự thảo Hiến pháp « theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ».
Bản kiến nghị còn đòi Nhà nước công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, đòi tam quyền phân lập thật sự, cũng như không chấp nhận quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh kiến nghị, nhóm 72 nhân sĩ trí thức còn đề nghị một dự thảo Hiến pháp như một tài liệu « để tham khảo và thảo luận ».
Ngày 04/02/2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đại diện cho nhóm 72 người nói trên đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Điều đáng chú ý là một số tờ báo chính thức như Người Lao Động hay Pháp Luật TP HCM cũng đã dám đưa tin về buổi trao kiến nghị, mặc dù với những nội dung như trên, tài liệu này lẽ ra phải bị xếp vào loại « phản động », « chống Nhà nước ».
Mặc dù tình trạng sức khỏe không tốt, nhưng giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, cũng đã từ Sài Gòn ra Hà Nội vào đầu tháng 2 để cùng với các nhân sĩ trí thức khác đến trình bản kiến nghị cho Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp. Trả lời phỏng vấn RFI sau khi trở về Sài Gòn, giáo sư Tương Lai trước hết nhận xét về sự tham gia của các thành phần nhân dân vào việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và đặc biệt nhấn mạnh rằng việc này đã thoát ra khỏi tầm kiểm soát của chính quyền :
« Có lẽ đây là dịp mà người dân tranh thủ nói lên tiếng nói của mình. Ví dụ như đối với người nông dân đang mất đất và nay vẫn đang khiếu kiện, như những người còn đang bám trụ ở vườn hoa Lý Tự Trọng Hà Nội, họ không cần quan tâm đến những vấn đề mang tính pháp lý, cần phải có kiến thức về luật pháp mới hiểu được, mà chỉ bày tỏ khát vọng của họ là vấn đề đất đai.
Nhân dịp này, họ đòi trả lại đất đai và quyền sử dụng đất cho họ. Tức là việc góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là tùy theo đối tượng. Đối với thanh niên, nhất là giới sinh viên, trong dịp này họ nghĩ nhiều đến vấn đề quyền con người, quyền được tự do phát biểu ý kiến và nguyện vọng.
Nhưng có lẽ tầng lớp góp ý kiến nhiều nhất chính là trí thức. Điều này dễ hiểu vì dầu sao họ là những người am hiểu luật pháp, Hiến pháp, nhất là Hiến pháp dân chủ, Hiến pháp của một Nhà nước pháp quyền đích thực.
Có những vấn đề cấm kỵ như điều 4 ( Hiến pháp), thì chính ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng đã nói thẳng là không có kiêng kỵ gì cả, cho nên trong dịp này, những ý kiến đóng góp của các trí thức mạnh mẽ hơn. Nhà nước đang kêu gọi như vậy thì không có lý do gì để đàn áp người ta cả và không có lý do gì để quy kết đây là « diễn biến hòa bình », đây là « bị địch lợi dụng », mặc dù nhiều vị giới chức, câu trước tuyên bố là sẽ « tranh thủ ý kiến của dân », nhưng câu sau lại dè chừng là không được « lợi dụng dân chủ » để tung ra những luận điệu « sai trái, đi ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa ».
Tất cả những luận điệu kiểu ấy không còn đủ sức thuyết phục ai nữa và người ta thấy rõ anh không thể « cả vú lấp miệng em » nữa, mà phải để cho người ta nói. Chính trong tinh thần đó, việc đóng góp cho Hiến pháp đã vượt ra khỏi dự định ban đầu.
Trên truyền hình, người ta có phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, đồng thời cũng là thành viên ban soạn thảo Hiến pháp và đại biểu Quốc hội. Ông Thảo nói rằng lúc đầu việc góp ý kiến cho Hiến pháp dự trù chỉ kéo dài hai tháng, sau đó kéo dài thành ba tháng. Nhưng trong ba tháng đó, lại có một tháng Giêng là « tháng ăn chơi », thành ra nghe đâu sau ba tháng thì sẽ tiếp tục góp ý. Tiếp tục như thế nào, cho tới nay chưa có gì rõ ràng, minh bạch. Nhưng rõ ràng là áp lực của công chúng khiến cho vấn đề góp ý kiến về Hiến pháp đã tuột khỏi bàn tay kiểm soát mất rồi. »
Cũng theo giáo sư Tương Lai, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp và dần dần biến một phong trào đòi dân chủ, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của xã hội dân sự ở Việt Nam :
« Dịp này là dịp mà người ta nói lên những điều mà trước đây cho là cấm kỵ. Ví dụ, kiến nghị của nhóm trí thức, mà hôm vừa rồi, đã được một đoàn đại biểu, do nguyên bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu , đã đến trụ sở của uỷ ban dự thảo Hiến pháp ở số 37 Hùng Vương, Hà Nội để trao.
Trong kiến nghị đó, có những vấn đề mà trước đây chỉ cần nói đến là đủ để bị quy kết là « phản động », « phản cách mạng », « lợi dụng dân chủ để phá hoại định hướng xã hội chủ nghĩa, làm rối loạn định hướng tư tưởng», v.v.... Bây giờ, đoàn đại biểu mang kiến nghị giữa thanh thiên bạch nhật. Ông Phan Trung Lý không tiếp, nhưng ông phó của ông Lý là ông Thông đã tiếp họ tại trụ sở và trong buổi tiếp xúc đó, người ta đã nói lên những điều rất rõ ràng, mang tính pháp lý, công khai, minh bạch. Người đại diện ban soạn thảo Hiến pháp thì nói rằng sẽ tiếp nhận kiến nghị này, xem như là ý kiến của dân đóng góp, đúc kết để trình Quốc hội.
Như vậy, dịp đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp là lúc mà người dân bày tỏ chính kiến một cách khác. Đã đến lúc mà tiếng nói của xã hội dân sự được phát huy mạnh mẽ. Trước đây, nghe nói đến bốn chữ « xã hội dân sự » thì giống như là điện giật. Tất cả những bài viết nào có bốn chữ « xã hội dân sự » dứt khoát đều bị gạt bỏ. Tôi có một vài bài viết khi có bốn chữ này, thì mấy ông tổng biên tập liền nói : « Thôi thôi, chú ơi  ( hay anh ơi ) rút bỏ ngay !». Lúc bây giờ tôi đã phải thốt lên rằng : « Văn minh là thế giới nào, mà ta chìm đắm dưới thời dã man ?» Đây là câu mà các cụ ta nói vào thời Đông Kinh Nghĩa Thục đầu thế kỹ 20. Bây giờ đã sang thế kỹ 21 rồi, mà nói đến « xã hội dân sự » thì cứ sợ như điện giật, thì không thể tưởng tượng được cái sự lạc hậu của trình độ tư tưởng, nhất là của những vị cầm cân nẩy mực về tư tưởng !.
Tuy thế, nhưng đến thời điểm đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp này, thì trên các tờ báo đã bắt đầu loáng thoáng thấy nói đến vai trò của xã hội dân sự. Thậm chí, một số tờ báo đã đăng công khai minh bạch về việc đoàn đại biểu trí thức đến trình bản kiến nghị cho ban dự thảo Hiến pháp, đồng thời đưa ra hẳn một Hiến pháp có tính chất tham khảo. đối chứng với Hiến pháp chính thống mà Nhà nước này đang soạn thảo.
Điều đó nói lên rằng : không thể cưỡng lại xu thế thời đại. Trí tuệ của nhân dân cần được phát huy để góp phần đưa đất nước đi lên, đi vào quỹ đạo của văn minh thế giới. Trước đây, tiếng nói chính thống chỉ có một người từ trên phát xuống và cứ thế là hàng mấy trăm tờ báo nói như một tờ. Bây giờ khác rồi. Có một tờ báo viết đã đưa tin ( không biết tờ này có bị kiểm điểm hay không ) và những tờ báo mạng, cũng của báo chí chính thống, cũng có đưa tin hẳn hoi về đoàn đại biểu bao gồm những ai, những ai v.v. . . Tuy là đưa tin ngắn, nhưng điều đó cũng nói lên rằng không khí đòi hỏi phải có dân chủ, không khí đòi hỏi chống lại bóp nghẹt tư tưởng ngày càng như là một làn sinh khí mới tràn vào đời sống. Mặc dù vẫn còn phải lách khe này, khe kia, nhưng rõ ràng là người ta không còn chặn được nữa rồi. Có lẽ đây là điều tôi đã từng đưa lên mặt báo : "Chuẩn mực chính là sự thay đổi"!
Cho nên, việc phát huy sức mạnh của xã hội dân sự đang là một xu thế được khởi động từ việc góp ký kiến cho bản dự thảo Hiến pháp. Điều có lẽ là điều đã vượt ra ngoài dự kiến ban đầu của những người chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp. »
Hôm nay, nhóm nhân sĩ trí thức đề xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp cho biết họ vừa nhận được công văn trả lời đề ngày 07/02 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, do trưởng ban Phan Trung Lý ký. Thế nhưng, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức nói trên, cho biết họ không đồng ý với nội dung công văn trả lời của Uỷ ban. Ông Nguyễn Quang A giải thích:
 Hôm nay, nhóm nhân sĩ trí thức đề xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp cho biết vừa nhận được công văn trả lời đề ngày 07/02 của Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, do trưởng ban Phan Trung Lý ký. Thế nhưng, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A, trong nhóm 72 nhân sĩ trí thức, cho biết họ không đồng ý với nội dung công văn trả lời của Uỷ ban. Ông Nguyễn Quang A nói:
TS Nguyễn Quang A : Họ trả lời như thế là đúng với nghị quyết của Quốc hội và đúng với Hiến pháp hiện hành, nhưng không đúng với tinh thần của việc làm Hiến pháp. Họ muốn rằng chỉ góp ý trong khuôn khổ mà Quốc hội đã cho ý kiến. Góp như thế thì góp để làm gì ? Hoàn toàn vô nghĩa !
RFI : Trong công văn trả lời, họ có cho biết không chấp nhận cho công bố kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp mà các ông đề ra.
TS Nguyễn Quang A: Thực sự trong bản kiến nghị, cũng như trong văn bản mà ông Nguyễn Đình Lộc ký hôm mùng 4/2 khi đến trao kiến nghị cho họ, chúng tôi chưa bao giờ yêu cầu họ công bố. Nhưng phát biểu hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc có yêu cầu uỷ ban cho công bố với báo chí chính thống cái tinh thần kiến nghị 7 điểm của chúng tôi. Cho nên, ông Lý đã trả lời lạc đề. Nhưng họ trả lời như thế chỉ là nhằm hạ thấp ý nghĩa của bản kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp của 72 vị nhân sĩ.
Bản dự thảo Hiến pháp và bản kiến nghị đã được công bố trên mạng từ ngày 22/01 rồi, nhưng không có tờ báo chính thống nào dám đưa tin ấy, hoặc tóm tắt nội dung các văn bản đó. Hôm đó, ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói với các báo chính thức về cái tinh thần của kiến nghị 7 điểm của chúng tôi, bởi vì nếu uỷ ban nói như thế thì các báo sẽ đỡ sợ và sẽ mạnh dạn đăng hơn. Nhưng ông Lý đã không trả lời đúng vào điều mà ông Lộc yêu cầu. Tức là ông ấy phản đối cái mà ông ấy nghĩa ra, chứ không phải là cái mà người ta yêu cầu!
RFI : Ông Phan Trung Lý đã cam kết là ý kiến của các ông sẽ được “tập hợp, nghiên cứu trong quá trình chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp”, nhưng ông có tin rằng kiến nghị của các ông sẽ được đáp ứng?
TS Nguyễn Quang A : Chúng tôi yêu cầu là tất cả ý kiến của mọi người, không chỉ của chúng tôi, nên được công bố công khai hết. Chỉ có công bố hết tất cả các ý kiến tán thành, phản đối, thì người dân mới có cơ hội tìm hiểu các loại chính kiến khác nhau, các kiểu tranh luận, lập luận khác nhau. Trong quá trình tranh luận như thế, người dân mới được cung cấp đầy đủ thông tin và từ đó mới có thể có quyết định chính xác về sự lựa chọn của mình. Nếu dân không được thông tin, thì có đưa ra trưng cầu dân ý cũng vô nghĩa.
RFI : Hiện nay kiến nghị của ông đã thu được hơn 4000 chữ ký. Ông có nhận xét như thế nào về sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho kiến nghị đó?
TS Nguyễn Quang A: Nếu tất cả hơn 4300 người ký đã đọc kiến nghị, lấy trên mạng xuống, giới thiệu cho người khác, in ra, sao ra cho các thành viên trong gia đình, trong cơ quan, vận động người khác cũng tham gia tìm hiểu kiến nghị, cho biết chính kiến, thì con số người ủng hộ có thể lên tới hàng trăm ngàn từ đây đến cuối năm.
Có người cho rằng có ký thì cũng vô bổ thôi, vì người ta cũng không chấp nhận, giống như những lần trước thôi. Nhưng nếu có hàng trăm ngàn người ký, ghi rõ tên tuổi địa chỉ, chứ không phải bằng phiếu kín, thì con số đó có thể có giá trị bằng nhiều triệu phiếu kín. Những người có chức có quyền, nếu tỉnh táo, chắc chắn phải để ý đến tiếng nói đó, chứ không thể bỏ qua được.
RFI : Xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.



Copy từ: RFI

Viện Toán cao cấp của GS Ngô Bảo Châu không có đất cắm dùi.


GS Ngô Bảo Châu phải tham gia một việc cực chẳng đã'


Nhà toán học Lê Tuấn Hoa - Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam nói Ngô Bảo Châu là hiệp sĩ của ngành toán Việt Nam. Tinh thần hiệp sĩ ấy không phải là một thái độ bốc đồng mà là một phẩm chất bền bỉ cùng với thời gian.

LTS: Trong bài viết trên Báo Lao động, có một chuyện khó tin là sau khi Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) được thành lập theo quyết định của Thủ tướng, chính GS Ngô Bảo Châu phải... trực tiếp đi xin địa điểm xây trụ sở! Cho đến nay, trụ sở của Viện vẫn là mượn tạm của ĐH Bách Khoa...

Ngoài ra bài viết cũng đưa ra nhận định của GS Lê Tuấn Hoa, Giám đốc điều hành VIASM (GS Ngô Bảo Châu là Giám đốc khoa học), Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, rằng GS Ngô Bảo Châu mang một tinh thần hiệp sĩ toán học. Đó là lý do vì sao GS Châu vẫn kiên nhẫn trước những thủ tục hành chính trong việc xây trụ sở VIASM và không sờn lòng cống hiến vì nền toán học Việt...

GS Ngô Bảo Châu (giữa) và GS Lê Tuấn Hoa (phải).

1.
Những lời tri ân Ngô Bảo Châu dành cho cộng đồng toán học Việt Nam trong bài diễn văn anh phát biểu ở Mỹ Đình cuối tháng 8/2010 chưa bao giờ là lời nói suông, dù trước hay sau thời điểm đó. Vốn dĩ đã có mối quan hệ thân tình với nhiều nhà toán học trong nước, sự quan tâm của Ngô Bảo Châu dành cho hoạt động nghiên cứu toán học ở Việt Nam càng được thể hiện mạnh mẽ sau khi anh được giải thưởng Clay năm 2004.

“Mùa hè năm 2005, anh Châu về nước và trao đổi với chúng tôi ý tưởng thành lập chương trình đào tạo thạc sĩ quốc tế cho ngành toán. Chúng tôi bắt đầu xây dựng đề án. Mỗi lần về nước anh Châu lại cùng chúng tôi đi gặp các bộ trưởng để vận động cho đề án. Ba lần chúng tôi gặp anh Hoàng Văn Phong, lúc đó là Bộ trưởng Bộ KH-CN; hai lần gặp anh Nguyễn Minh Hiển, lúc đó là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Vì đề án không được duyệt nên chúng tôi chuyển thành những chương trình nhỏ hơn. Bộ GD&ĐT tài trợ chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết thông qua đề án 322. Còn Bộ KH-CN thì đồng ý để chúng tôi làm trường hè cho sinh viên”, GS Lê Tuấn Hoa kể.

Sau khi được giải thưởng Fields 2010 thì một phần sự nghiệp của Ngô Bảo Châu thực sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng khoa học trong nước. Có lần Ngô Bảo Châu nói với tôi, khi được giải Fields thì anh xác định từ nay trở đi mình không được phép chỉ biết có làm toán mà phải dành một phần thời gian, một phần tâm trí nhất định để phụng sự xã hội, và cái xã hội mà anh lựa chọn đó đương nhiên là Việt Nam. Khi Ngô Bảo Châu tự nguyện nhận trách nhiệm lãnh đạo Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM), dư luận xã hội đã lường trước những gập ghềnh trên con đường anh sẽ đi. Ngô Bảo Châu cũng biết là sẽ rất khó khăn, chỉ có những điều khó khăn đó vuông tròn ra sao anh chưa mường tượng được nếu chưa từng đối mặt với chúng.

2. Mùa hè năm 2011 là một quãng thời gian không mấy thú vị với Ngô Bảo Châu. VIASM vừa mới bắt đầu hoạt động, kinh phí còn chưa có, các nhóm nghiên cứu chưa thể thành lập. Hoạt động khoa học của VIASM hồi đó chỉ là những bài giảng do anh và GS Vũ Hà Văn, một người cũng mang tinh thần hiệp sĩ đối với ngành toán Việt Nam, thực hiện mà không có thù lao.

Có lần, anh tiếp tôi ở phòng làm việc của mình, cả chủ và khách đều mồ hôi nhễ nhại vì tiết hè oi bức hun nóng không khí trong bốn bức tường bê tông. Mãi về sau, khi nhà nước bắt đầu cấp kinh phí mua sắm cơ sở vật chất ban đầu cho VIASM, phòng làm việc của GS Ngô Bảo Châu mới có điều hòa.

Năm 2012, hoạt động khoa học của VIASM khởi sắc. Đầu năm viện tổ chức ra mắt cộng đồng quốc tế, đông đảo nhà khoa học có uy tín bậc nhất trong cộng đồng toán học quốc tế đến dự. Các nhà khoa học của các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước bắt đầu đến làm việc tại viện, các nhóm nghiên cứu được triển khai. Đặc biệt trong dịp hè, không khí làm việc của viện đầy sôi động nhờ có các chuyên đề, các chương trình song song với sự tham gia của nhiều nhà khoa học quốc tế xuất sắc. Trước đó, nhà nước đã cấp kinh phí để VIASM hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống phòng làm việc, phòng hội thảo, thư viện… (dù cơ sở vẫn thuê mượn của trường ĐH Bách khoa Hà Nội).

Nhưng đó chỉ mới là những tín hiệu vui ban đầu. Vấn đề nan giải nhất, ảnh hưởng tới sự sống còn của viện trong tương lai là trụ sở làm việc riêng thì vẫn chưa hé mở tia hy vọng nào. Là lãnh đạo của viện, nhà toán học quốc tế nổi tiếng thế giới Ngô Bảo Châu bất đắc dĩ phải tham gia một việc cực chẳng đã: Gặp các cấp lãnh đạo chính quyền ở Hà Nội để xin địa điểm xây trụ sở. Có những lúc công việc tưởng như đã tiến được một bước dài nhưng rồi những cái nhùng nhằng, chồng chéo trong cơ chế quản lý khiến mọi việc lại trở về “mo”.

3. Ngô Bảo Châu nói, những khi không thể mỉm cười thì anh thường ở một mình, tránh tiếp xúc với người khác, kể cả những người thân trong gia đình. Là linh hồn của một cơ quan nghiên cứu khoa học, Ngô Bảo Châu không thể đóng cửa phòng để ở một mình. Anh vẫn cười rất tươi khi giảng bài, khi giao lưu với các bạn trẻ, khi ký tặng sách, khi dự khai giảng…

Những ai từng quen biết, làm việc lâu năm với GS Ngô Bảo Châu đều tin vào khả năng vững vàng, kiên cường của anh. “Sự kiên trì của Ngô Bảo Châu là hiếm có”, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước nhận xét. GS Lê Tuấn Hoa thì nói: “Anh Châu không phải là người trên trời rơi xuống. Anh ấy rất hiểu những cái lằng nhằng trong cơ chế chính sách của ta và cho đến nay anh ấy vẫn chưa nản lòng”.

GS Ngô Bảo Châu và GS Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam) tại Đại hội Toán học Thế giới 19-27.08.2010, thời điểm GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields. Ảnh: Hoàng Xuân Phú.

Nhưng GS Hoa cũng cho rằng, “mọi sự chịu đựng đều có giới hạn, kể cả với những người có tinh thần hiệp sĩ như anh Châu”. Theo GS Đỗ Đức Thái, Khoa Toán - Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cả cộng đồng toán đều ý thức sự tồn tại phát triển của VIASM là tốt cho cho ngành toán và sẽ đồng tâm đồng sức dốc lòng tìm lối đi bền vững cho VIASM. “Anh Châu không nản lòng. Chúng tôi không nản lòng”, GS Thái khẳng định.

4. Ngô Bảo Châu thuyết phục những người hâm mộ anh không chỉ bằng tài năng đã được thẩm định bởi giải thưởng Fields danh giá toàn cầu mà còn bằng thái độ niềm nở, ấm áp của anh dành cho họ mỗi dịp tiếp xúc, mặc dù anh rất kiệm lời. Những khó khăn trong công việc của Ngô Bảo Châu ở Việt Nam chủ yếu là do cách vận hành hệ thống, còn trên phương diện từng con người thì rất nhiều ủng hộ anh hết lòng. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng là một trong số đó. Mấy tháng đầu mới hoạt động, ngân sách nhà nước chưa kịp đổ về, VIASM chủ yếu “sống” được nhờ tiền đi vay (không phải trả lãi). Hồi ấy ông Nhân đã bỏ tiền túi cho VIASM vay 300 triệu đồng. Hè 2012, trong chuyến thăm viện, biết các nhà khoa học muốn có máy pha cà phê để tự pha cà phê tại sảnh, ông Nhân bày tỏ ý định mua tặng nhưng lãnh đạo viện đã từ chối. Nhiều lần, ông Nhân gửi những món quà quý tặng Ngô Bảo Châu. Thỉnh thoảng, ông Nhân lại gọi điện cho bố mẹ của Ngô Bảo Châu để thăm hỏi, chia sẻ.

Theo nhận xét của nhiều người, Ngô Bảo Châu không phải là người chỉ biết nhận tấm chân tình của người khác mà anh cũng rất biết trao. Những cái trao của Ngô Bảo Châu đôi khi đơn giản nhưng cách thể hiện rất chân thành. GS Trần Văn Nhung kể, hè vừa rồi khi vợ chồng ông đến chơi và dùng bữa tối tại nhà GS Ngô Huy Cẩn, ông đã được GS Ngô Bảo Châu đãi món bít tết do đích thân anh vào bếp làm. “Thịt bò chín mềm mà vẫn đỏ. Tôi chưa bao giờ được ăn món bít tết ngon như thế ở Việt Nam! Cũng có thể đó là món ăn do một chủ nhân giải thưởng Fields nấu, nhưng trên hết vì nó thật sự ngon. Tôi thấy người nấu ra được một món như thế hẳn phải có khẩu vị rất tinh tế ”, GS Nhung nhận xét.

Nhưng tấm chân tình lớn nhất mà Ngô Bảo Châu dành cho những người anh yêu quý ở đất nước này chính là tình cảm gắn bó của anh với gia đình, với quê hương, với dân tộc. Những nỗ lực phụng sự cộng đồng khoa học trong nước là biểu hiện cụ thể của tình cảm đó. Hồi anh mới được giải Fields, dân làm toán trong nước rất hay nhắc đến chuyện Ngô Bảo Châu được Trung Quốc mời sang làm việc với mức lương ngất ngưởng, cao gấp 3 - 4 lần lương của ĐH Chicago trả cho anh. Tôi hỏi PGS Trần Lưu Vân Hiền chuyện đó thực hay hư, cô Vân Hiền nói: “Cô cũng có nghe mọi người hỏi Châu sao không sang Trung Quốc làm để thành giáo sư triệu phú thì Châu trả lời: Trở thành triệu phú thích thú nỗi gì nếu để cho bạn bè, đồng nghiệp có cảm giác là mình quay lưng với đất nước?”.
Theo Thư Hiên/Lao Động 
 
 

Copy từ: GDVN

Một giờ với bác sĩ Nguyễn Đan Quế

 
VRNs (18.02.2013) – Sài Gòn – Nhân dịp đầu năm mới, bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã viết ra các câu trả lời, mà nhiều người đã đặt ra với ông trong năm qua.
VRNs xin giới thiệu các câu hỏi và trả lời này.
Câu hỏi 1: Nhiều người cho rằng đất nước chúng ta đang ở vào một giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp, cam go, thù trong giặc ngoài.
Ngoài bị CS TQ khuynh loát ở biển Đông và trong nước dân chúng bất mãn cao độ vì quốc nạn tham nhũng và kinh tế suy thoái sau khi hàng loạt tập đoàn và các công ty quốc doanh phá sản, nợ xấu ngân hàng cao ngất ngưởng, nổ bong bóng địa ốc, thị trường chứng khoán liên tục tuột dốc, thất nghiệp cao, giá sinh hoạt tăng, giá điện, nước, xăng tăng mỗi ngày, tệ nạn xã hội tràn lan, bệnh viện nào cũng quá tải. Giáo dục từ chương, lỗi thời, vẫn còn ép buộc học sinh sinh viên học CN Mác Lênin, trẻ em bỏ học nhiều, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm.
Trong khi đó phong trào dân chủ (DC) vẫn còn yếu, tản mát, chưa phối hợp hoặc qui tụ được, lại bị theo dõi, sách nhiễu, đàn áp.
Đa số mọi người, kể cả đảng viên, đều đồng ý là VN phải thay đổi. Người thì dự đoán là thay đổi từ giới lãnh đạo đảng CS, người thì cho là nếu không như vậy thì rối loạn do quần chúng nổi dậy là khó tránh khỏi.
Ý kiến của Bs ra sao?
Trả lời: Trước đây nhiều người nghĩ là: hoặc thay đổi từ bên trong đảng với sự xuất hiện của 1 Gorbachow VN thi hành cải cách DC từ trên xuống; hoặc là xã hội xáo trộn mạnh, rồi thiết lập DC từ dưới lên như Mùa Xuân Ả Rập, CM Hoa Lài… Nhưng gần đây phương cách dân chủ hóa (DCH) diễn ra ở Miến Điện (MĐ) được nhiều người chú ý và nghĩ là VN nên đi theo con đường chuyển đổi ôn hoà như ở MĐ.
MĐ bế tắc về phát triển vì Tây phương cấm vận, và MĐ cũng muốn thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của TQ. Giới quân nhân cầm quyền thấy không có con đường nào khác là phải DCH và họ đã nói chuyện với phe DC, khởi đi là chấm dứt quản thúc Bà Aung San Suu Kyi, thả tù chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí. Chúng ta cần lưu ý vai trò tích cực của truyền thông quốc tế, và các chính phủ DC trên thế giới nhất là HK, LMÂC, Asean… hỗ trợ mạnh mẽ bà Aung San Suu Kyi khiến cho khuynh hướng đòi cải cách DC hầu như ngay lập tức có được thế chủ động đối với giới quân nhân cầm quyền.
Dĩ nhiên, tình hình đất nước chúng ta có những khác biệt với MĐ, chẳng hạn như:
(a) Đảng cộng sản (CS) kiểm soát rất chặt chẽ chính quyền ở tất cả các cấp, chi phối quốc hội (QH), can thiệp toà án, chỉ đạo đoàn TNCS, Hội phụ nữ… Độc tài CS xảo quyệt, gian manh, và nguy hiểm hơn độc tài quân phiệt MĐ. CS rất có kinh nghiệm kết hợp nhuần nhuyễn công an trị với bộ máy tuyên truyền bao trùm trên cả nước. Cũng may CNCS phá sản và nhờ có internet nên tầm mức độc tài đã bị vô hiệu hoá phần nào.
(b) Mở cửa sớm từ năm 1986, kinh tế VN phát triển hơn hẳn MĐ. Giai tầng trung lưu mới, đầy sức sống nhanh chóng hình thành, số người xử dụng internet trên 20 triệu.
(c) Đáng lẽ phải có những cải cách chính trị khi theo kinh tế thị trường (KTTT) đã phát triển đến mức khá cao, Bộ chính trị (BCT) ĐCSVN lại duy trì cơ chế cũ “đảng lãnh đạo – chính quyền quản lý” hoàn toàn không thích hợp với KTTT. Cán bộ trình độ và khả năng kém nên đầu tư hoang phí và không hiệu quả. Hố xa cách giầu – nghèo trong xã hội ngày càng lớn. Tham nhũng mọc lên như nấm, lan như bệnh dịch.
Cho đến nhiệm kỳ đầu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) từ 2006 và sang nhiệm kỳ hai từ năm 2011, một loạt đổ bể làm ăn thua lỗ của các tập đoàn như PMU 18, Vinashin, Vinalines, khủng hoảng nợ xấu ngân hàng, bể bong bóng địa ốc… Tiền của dân và tiền vay nước ngoài thất thoát lên đến hàng chục tỷ đô la. Hoảng hốt TBT Nguyễn Phú Trọng mới phát động chiến dịch “phê và tự phê” để chỉnh đảng.
Hiện đảng CSVN lâm vào thế bế tắc: bên ngoài bị TQ ép trên hồ sơ biển Đông. Bên trong quần chúng bất mãn và “đảng lãnh đạo” không có đường lối giải quyết, còn “chính quyền quản lý” lại quá tham nhũng hết thuốc trị.
Bây giờ nói về phong trào dân chủ (PTDC):
Trước những bất công xã hội, kinh tế ngày một khó khăn, thái độ hèn mạt của giới lãnh đạo HN trước những đòi hỏi của TQ trên biển Đông… quần chúng uất ức, bắt đầu có nhiều người lên tiếng phản kháng lại giới cầm quyền, đòi hỏi công lý, đòi phải có cải cách DC.
Đa số là trí thức lương tâm và giới trẻ trung lưu thuộc đủ mọi thành phần xã hội gốc nông dân, công nhân, văn nghệ sĩ…tham gia tích cực trên mặt trận internet bằng cách viết các “Báo Lề Dân”, viết blog cá nhân, nhằm nhậy cảm hoá, lôi cuốn  quần chúng tích cực tham gia đấu tranh cho tự do – dân chủ. Chính quyền độc tài toàn trị CS sử dụng bạo lực là chính để đập tan mọi chống đối từ trong trứng nước, kể cả chống đối mới có trong tư tưởng. Công an cài người khắp nơi nghe ngóng, cài vào tập thể học sinh sinh viên, các nhóm hay cài công an mạng để đánh sập các trang web, lấy cắp email, tung tin gây chia rẽ nội bộ, bôi nhọ cá nhân, đóng giả người tích cực tham gia phong trào (PT), giăng bẫy để có chứng cớ bắt, và đặc biệt tung tin hoả mù trên mạng để hoá giải, lũng đoạn thông tin của các “Báo Lề Dân”. Chúng tìm đủ mọi cách, kể cả những đòn ngón bẩn thỉu và thâm hiểm nhất để gây khó khăn tối đa cho những anh chị em hoạt động, như không đâu nhận cho vào làm việc, không ai dám cho thuê nhà để ở, không cho rời nơi cư trú hay gây tai nạn khi di chuyển, vu oan giá hoạ như có ma tuý hay tiền giả trong người…Công an tự tiện xông vào nhà khám xét, gọi đi làm việc đe doạ, sách nhiễu, hay bắt giữ, truy tố dưới điều luật 88 (tuyên truyền chống nhà nước) hoặc 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) để bỏ tù những người hoạt động. Như mới đây vừa bắt nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên mới 20 tuổi vì chống TQ gây bất bình lớn trong dư luận, hay xử án tù rất nặng một loạt những người yêu nước như vụ các blogger Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Anh Ba Saigon, nhà giáo Đinh Đăng Định, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình… Nhưng vì tình yêu nước nồng nàn, trước Tổ Quốc không có tương lai, đất nước lâm nguy, dân tình đói khổ, các anh chị em dấn thân hoạt động trong PTDC đã cố gắng thực hiện nhiều bước tiến lớn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức đáp ứng được với khó khăn lịch sử đòi hỏi. PT hãy còn tản mát, chưa phối hợp hành động hiệu quả, chưa qui tụ, chưa tổ chức lại được, chưa có người lãnh đạo. Hoạt động có tính tự phát, liên hệ với nhau chủ yếu qua internet và DTDD. Chúng ta chưa may mắn có được một nhà lãnh đạo được quốc tế hậu thuẫn mạnh mẽ như bà Ang San Su Chi.  
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát và toàn diện hơn chúng ta thấy:
Cuộc chiến đấu của chúng ta đòi Nhân quyền, Dân sinh và DC là tự chính người dân bất bình đứng lên, phản đối những bất công trong cuộc sống, như từ vật giá leo thang, thất nghiệp, đòi bồi thường tương xứng đất bị trưng dụng, đến chống TQ chiếm HS – TS. Tất cả mọi tiếng nói, mọi hình thức đấu tranh đều có một hướng chung (là đòi DC), nhắm vào một mục tiêu chung (là BCT). PT được số đông quần chúng ngưỡng mộ vì có chính nghĩa, hợp lòng dân; trong khi BCT thiểu số, bị dân chúng chán ghét, bị cô lập. Sức mạnh của PTDC nằm rải rác khắp nơi trong quần chúng trên cả nước. Tổng hợp lại thì đây là sức mạnh lớn, có tiềm năng bột phát cao, nhưng hiện chưa bùng lên được trước bộ máy kềm kẹp công an trị còn rất mạnh.  
Tóm lại: PT đấu tranh đòi DC cũng đang gặp bế tắc,  không biết làm thế nào thúc đẩy cho tiến trình DC đi tới, ngay cả như trong trường hợp mới đây khi có mâu thuẫn công khai xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo đảng chóp bu ở Hà Nội. Tôi muốn nói đến diễn tiến trong  Hội nghị trung ương lần thứ 6 BCHTƯ ĐCSVN.

Câu hỏi 2: Vâng, theo tin tức loan tải để chỉnh đốn đảng cầm quyền tha hóa, tham nhũng TBT Nguyễn Phú Trọng phát động chiến dịch phê và tự phê, và triệu tập gấp Đại hội lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng vào đầu tháng 10-2012.
Nhiều người tưởng nhiều nhân vật cao cấp kể cả Thủ tướng  sẽ bị mất chức.
Nhưng khi bế mạc Hội nghị sau 15 ngày nhóm họp TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Bộ chính trị, ban bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.”
Ông nói tiếp: “Bộ chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí ủy viên Bộ chính trị.”
Và rồi kết luận: “Về việc đề nghị xem xét kỷ luật, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bchính trị và một đồng chí trong Bộ chính trị; và yêu cầu Bộ chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Trong khi đó, tất cả các hãng thông tấn nước ngoài đều cho rằng “một đồng chí trong Bộ chính trị” chính là nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bs nhận định thế nào về vụ việc khác thường này.
Trả lởi: Hầu hết Ủy viên Trung ương đảng đều “tay có nhúng chàm” với tham nhũng nên không muốn “rút dây động rừng”, phải bảo vệ ông Dũng ngồi lại chức vụ thủ tướng. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, phe thiểu số chủ trương chỉnh đảng để chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, bị đa số thuộc phe bị tố là tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng vô hiệu hoá, làm thất bại mưu đồ của TBT Trọng muốn mượn tay Trung ương kết tội TT Dũng bất tài và tham nhũng.
Phe muốn chỉnh đảng của TBT Trọng không thuyết phục được trung ương đảng kết tội TT  Dũng tham nhũng là một thất bại lớn. Thanh thế của ông TBT bị thương tổn nặng, quyền uy của đảng bị thách thức nghiêm trọng. Hay nói rõ hơn là TBT Nguyễn Phú Trọng bị TT Nguyễn Tấn Dũng hạ đo ván, thua một cách nhục nhã trước toàn đảng, toàn quân và toàn dân.
Từ đầu đến cuối hội nghị, TT Dũng không hề có một lời tỏ vẻ hối lỗi hay nhận tội dù chỉ là lấy lệ  trước Trung ương hay Bộ chính trị.
Nhưng một tuần sau, TT Dũng lại xuất hiện trước Quốc Hội, tự nhận lãnh trách nhiệm yếu kém của Chính phủ trước các đại biểu nhân dân, với mục đích nhằm xoa dịu áp lực to lớn ngày càng tăng của quần chúng, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, lạm phát cao, tham nhũng tràn lan cùng sự bất ổn và nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Cảm nhận gió đổi chiều, nhiều đại biểu, cựu lãnh đạo, trí thức đã lên truyền hình khen Thủ tướng là thẳng thắn và ủng hộ kế hoạch giải quyết khó khăn kinh tế của Thủ tướng năm 2013.
Ý nghĩa của những sự việc liên tiếp xẩy ra trong thời gian ngắn chưa đầy một tháng như ngầm nói lên cho mọi người hiểu rằng: TT Dũng không chối có tham nhũng. Nhưng TBT Trọng phải nhớ rằng đa số uỷ viên trung ương đều có dính líu và ăn chia. Kết quả bỏ phiếu ra sao đã cho toàn đảng thấy Trung ương theo phe TT Dũng, chứ không phải hậu thuẫn cho TBT Trọng.
TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ ra xin lỗi trước Quốc Hội, trên nguyên tắc là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân như Hỉến pháp đã qui định, là một gáo nước lạnh tạt vào mặt Đảng. Rõ ràng dựa vào thế nhân dân “có tính biểu tượng” của QH, Dũng coi khinh Đảng từ Bộ chính trị, Ban bí thư, đến Ban chấp hành Trung ương.

Câu hỏi 3:
Nội bộ đảng chia rẽ như vậy, liệu đây có phải là cơ hội tốt cho PTDCVN không?
Trả lởi: Cơ hội tốt ngay thì chưa phải, vì PTDC của chúng ta còn non trẻ và yếu, trong khi bộ máy kềm kẹp đàn áp của CS lại mạnh. Tuy nhiên, lại là cơ hội hiếm có mà phong trào đấu tranh đòi Dân Chủ Hoá Việt Nam cần khéo léo khai thác.
Ai cũng biết Quốc Hội hiện nay chỉ là bù nhìn của Bộ chính trị, hơn 90% thành viên Quốc Hội là đảng viên cộng sản do Bộ chính trị giật giây. Nhưng tình hình xã hội đang thay đổi lớn. Càng ngày càng nhiều đảng viên bất mãn với đảng, không còn lý tưởng, tư tưởng chính trị giao động mạnh. Họ ý thức được rằng Sức Mạnh Quần Chúng (SMQC) áp lực ghê gớm lên giới cầm quyền ngồi ở Hà Nội đòi phải Dân Chủ Hoá đất nước (theo gương Miến Điện). Ngày càng nhiều thành phần xét lại và đồng thuận với quần chúng là phải Dân Chủ Hoá mới diệt trừ tham nhũng và phát triển bền vững được. Những thành phần này trong QH hãy còn sợ, chưa dám chủ động, có thái độ “chờ xem”, ngóng trông cơ hội.
PT Dân Chủ Việt Nam phải biết “tương kế tựu kế” lợi dụng việc đề cao Quốc Hội trong chức năng là hoạch định chính sách cho chính phủ và kiểm soát chính phủ khi thi hành. Đây chính là lúc tạo thời cơ “lộng giả thành chân” cho Quốc Hội nắm lại quyền lực tối cao, đứng trên đảng và các phe phái đang cấu xé nhau.
“Lộng giả thành chân” diễn ra trong bối cảnh  hai phe đảng và chính quyền mâu thuẫn nhau,  buộc phải tính đến chuyện sử dụng lá bài “QH là cơ quan quyền lực tối cao”, buộc phải chấp nhận “gia tăng quyền lực cho QH nhằm ‘chia lửa’ để cùng chịu trách nhiệm cứu nguy tình trạng kinh tế (KT) xã hội (XH) ngày càng lún vào khủng hoảng.
Trong tình hình đó, SMQC phải tăng mạnh áp lực (qua cử tri), gây sức ép lên QH để diễn đàn QH có đòi hỏi mạnh mẽ hơn, hợp lòng dân hơn, thí dụ trong phiên họp 14.11.2012 ĐB Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) đã lên tiếng ‘khuyên’ TT Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức; hoặc QH thông qua nhiều nghị quyết có tính DC như: công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, nới lỏng kiểm soát thông tin, nới lỏng tự do internet, nới lỏng tự do phản biện, bỏ điều 88 và 79 bộ luật hình sự… và cao điểm là huỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp (HP) khi tình hình KT – XH – CT cùng sức thúc ép của SMQC chín mùi.

Câu hỏi 4: Chúng tôi được biết trước đây Bs có đưa ra lộ trình 9 điểm để DCHVN, xin Bs cho biết lúc nào và trong bối cảnh nào lộ trình này có thể mang ra áp dụng? Và tiện đây cũng xin Bs nhắc lại lộ trình 9 điểm để thính giả tiện theo dõi.
Trả lời: Vâng thưa anh, bối cảnh và thời điểm hiện nay chính là lúc thích hợp nhất để thi hành lộ trình 9 điểm.
Năm 2005 khi công bố lộ trình 9 điểm nhằm DCHVN, chúng tôi có trình bầy như sau: Với thời gian, sức thống trị của CS càng ngày càng đi xuống và SMQC ngày càng đi lên. Khi 2 phía gặp nhau là lúc áp dụng lộ trình này tốt nhất, có lợi nhất cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam vì đây là lựa chọn đúng để tiến trình DCH xẩy ra mà ít gây xáo trộn và không đổ máu.
Tình hình hiện nay cho thấy thống trị CS xuống rất thấp, “đảng lãnh đạo”  và “chính quyền quản lý” đang mâu thuẫn trầm trọng, phải viện đến vai trò của QH. Trong khi đó, SMQC đòi DCHVN của nhân dân ta đang lên rất cao. Dưới áp lực của SMQC, QH trong vai trò “cơ quan quyền lực tối cao” đề ra cho chính quyền thi hành những chính sách:
1. Tôn trọng quyền tự do tiếp nhận thông tin của người dân, như nới lỏng kiểm duyệt, bỏ tường lửa ngăn chặn các trang web trên mạng internet, các đài RFA, RFI, VOA.
2. Tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, như tố cáo tham nhũng, chỉ trích đường lối – chính sách của chính phủ, ngay trên những cơ quan truyền thông của nhà nước.
3. Thả tù nhân lương tâm, kể cả tù chính trị và tôn giáo.
4. Tôn trọng tự do tôn giáo theo những tiêu chuẩn của LHQ
5. QH nhân danh là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc quyết định huỷ bỏ điều 4 HP.
6. QH thể theo nguyện vọng và quyền lợi của dân tộc chính thức long trọng tuyên bố trước quốc dân và quốc tế là quốc gia VN đi theo con đường DCH, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
7. QH ra quyết định tách đảng khỏi chính quyền: dẹp bỏ và chấm dứt mọi hoạt động của tất cả các đảng uỷ các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương.  
8. QH thảo và thông qua luật ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.
9. Bộ máy hành chính của chính quyền đã tách khỏi sự lãnh đạo của đcsvn có nhiệm vụ tiến hành bầu QH Lập Hiến để thảo Hiến Pháp Mới DC cho VN.

Câu hỏi 5: Phản ứng của nhà cầm quyền CS, các phong trào, các nhân vật tranh đấu dân chủ, cộng đồng Việt Nam ở hải ngọai và của các quốc gia Tây phương nhất là của chính phủ Mỹ ra sao đối vối lộ trình 9 đỉểm do BS chủ trương?
Trả lời: Nói chung phản ứng trong giới sinh hoạt chính trị cộng sản là không chấp nhận, coi lộ trình 9 điểm là không tưởng, không bao giờ có chuyện bỏ điều 4 HP hay chấp nhận đa nguyên đa đảng. Nhiều người hãy còn nhớ câu nói của Ông Nguyễn Minh Triết khi còn là chủ tịch nước: “Bỏ điều 4 là tự sát”.
Trong giới hoạt động tranh đấu cho nhân quyền (NQ) & DC trong nước lên tiếng ủng hộ và hâu thuẫn cho lộ trình này, điển hình là khối 8406, nhưng có yêu cầu là cần giải thích rõ hơn. Quả thật, ở vào thời điểm đó tình hình chưa đến mức như ngày hôm nay nên đòi hỏi như vậy là chính đáng.
Ông Scott Marciel PTNTHK, đặc trách ĐÁ – TBD đến thăm tôi vào ngày 22.01.2008 để thảo luận về vấn đề DCHVN và để tìm hiểu rõ thêm về lộ trình 9 điểm. Ông PTNTHK tỏ ra rất quan tâm lắng nghe và tuyên bố lộ trình 9 điểm là rất đáng quan tâm nghiên cứu.
- Cộng đồng hải ngoại
- Hoa Kỳ:  Bs Quân thuyết trình trước Hội đồng an ninh quốc gia.

Câu hỏi 6: Nhân đây chúng tôi và có lẽ khá nhiều thính giả cũng muốn biết về thể chế Nhân Bản (NB) mà Bs chủ trương. Nếu có thể xin Bs cho biết một cách vắn tắt.
Trả lời: Ngày nay nhân loại quan niệm rằng: Cá nhân cần phát triển cân bằng cả vật chất lẫn tinh thần mới dễ mưu cầu hạnh phúc cho chính mình. Xã hội phải phát triển mạnh cả kinh tế lẫn văn hoá mới tiến bộ.
Về nền sinh hoạt chính trị tương lai của quốc gia chúng tôi chủ trương:
a/ Về cơ chế: ứng cử – bầu cử tự do, đa nguyên, đa đảng.
b/ Về thiết chế: Tam quyền phân lập giữa Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp..
c/ Phát triển mạnh Xã Hội Dân Sự.
d/ Tôn trọng những quyền của công dân như: tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do internet, tự do tôn giáo…
Về kinh tế: Chúng tôi chủ trương công nhận quyền tư hữu của công dân. Thiết lập KTTT đúng nghĩa với tự do cạnh tranh và khu vực tư nhân giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân.
Về Giáo dục – Văn hoá: Xây dựng một nền giáo dục nhằm đào tạo và phát triển con người chứ không phải đào tạo công cụ cho chế độ; và một nền văn hoá nhằm phát triển con người chứ không phải điều kiện hoá con người. Đó là một nền Giáo dục – Văn hoá mang tính chất Nhân bản, Khoa học, Đại chúng, Khai phóng và Sáng tạo.

Câu hỏi 7: Bs có điều gì muốn nói thêm với thính giả đang nghe cuộc phỏng vấn này?
Trả lời: Tôi xin được phép trở lại thời điểm chúng ta đang nói chuyện này.
Tôi muốn nói với đồng bào rằng cuộc chiến đấu của chúng ta là lâu dài và khó khăn. SMQC sẽ quyết định tất cả, suốt tiến trình thiêt lập DC. Từ trước đến giờ mới chỉ là khúc dạo đầu. Chúng ta sắp bước vào giai đoạn chính yếu, rất nhiều cam go và phức tạp, đòi hỏi sự đóng góp và hy sinh của mọi công dân VN trong lẫn ngoài nước.
Thời điểm này, chúng ta phải làm gì trước những diễn biến của tình hình kinh tế – xã hội – chính trị hết sức phức tạp hiện nay?
Một mặt, trước tiên và quan trọng nhất, phải tiếp tục đưa Sức Mạnh Quần Chúng đòi Dân Chủ Hoá phát triển hơn nữa tiến đến cao trào để thiết lập Dân Chủ thực sự cho đất nước.
Mặt khác, mở ra cơ hội cho những thành viên tiến bộ trong đảng có vai trò tích cực hơn trong tiến trình chuyển đổi sang Dân Chủ. Bằng Sức Mạnh Quần Chúng (qua cử tri) thúc đẩy Quốc Hội dựa vào hậu thuẫn quần chúng để sẵn sàng đảm nhiệm vai trò là cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia, theo đúng Hiến pháp đã qui định, tiến đến một quyết định lịch sử là: Huỷ bỏ điều 4 HP, chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
Sự thực, bỏ điều 4 HP, mà nay đảng không thể giữ được nữa, là giúp “rửa mặt” cho đảng, giúp đảng có cơ hội đoái công chuộc tội, trở về với đại khối thành phần dân tộc.
Đạt được đột phá này sẽ là một bước tiến dài trên đường đấu tranh cho Tự Do –  Dân Chủ tại Việt Nam. Sau đó sẽ mở ra hướng đi mới DC, tuy chông gai khó khăn, nhưng hứa hẹn nhiều thuận lợi và cơ hội trên đường đưa đất nước đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp cho dân tộc.
Xin cám ơn tất cả Quí Vị đã lắng nghe .
Bs Nguyễn Đan Quế



Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của UB Dự thảo sửa đổi HP 1992

Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

 Ngày 18 tháng 2 năm 2013
Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.
Chúng tôi đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc. Chúng tôi cảm ơn Ủy ban đã sớm trả lời và xin trân trọng thông báo văn bản này (đính kèm) tới tất cả những người ký Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước.
Chúng tôi thấy cần nói rõ vài điểm sau đây:
1- Trong một nước mà tất cả quyền lực thuộc về nhân dânNhà nước là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thì quyền lập hiến là quyền sinh ra các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Kiến nghị 72 đã nhấn mạnh quan điểm đó và nêu cách làm cùng với thời gian cần thiết để bảo đảm thực quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.
Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội dựa vào Hiến pháp hiện hành quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Công văn trả lời của Ủy ban theo đúng Nghị quyết đó và yêu cầu người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”.
Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp. 
2- Chúng tôi đề nghị Ủy ban tôn trọng và đưa ra công khai một cách trung thực các kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, kể cả những ý kiến khác với dự thảo của Ủy ban, để nhân dân bàn bạc, tranh luận; đó là điều kiện nhất thiết phải có để đi tới tổ chức trưng cầu ý dân nhằm xây dựng một bản Hiến pháp đúng là của nhân dân Việt Nam. Theo tinh thần đó, trang thông tin điện tử của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp và các báo in cần đăng Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các ý kiến khác về sửa đổi Hiến pháp. 
3- Từ ngày được công bố (22-1-2013) đến ngày 16-2-2013, dù một số ngày bận vào Tết, bản Kiến nghị 72 đã có hơn 4 ngàn người ký ủng hộ, biểu thị ý thức chủ động tham gia vào công việc hệ trọng này đối với vận mệnh của đất nước. Chúng tôi tha thiết mong bản Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 cùng với các kiến nghị khác về sửa đổi Hiến pháp tiếp tục được phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức, giúp cho đông đảo các tầng lớp nhân dân đọc, thảo luận và ký ủng hộ, vượt qua sự e ngại cũng như cách nghĩ thụ động cho rằng “dẫu có đóng góp ý kiến sửa đổi hiến pháp hoặc ký vào kiến nghị 72 cũng chẳng có tác dụng gì”. Đó là một hành động tích cực nhằm thực thi quyền công dân của mình để đổi mới và phát triển đất nước. Chúng tôi mong đợi và tin tưởng rằng sự bày tỏ ý kiến của đông đảo nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh. 
* * * 
Công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc:
 
 
 


Copy từ: Bauxite Việt Nam



Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược


Tại một nghĩa trang quân đội ngoại ô Hà Nội ngày 1/02/2013. Một cựu chiến binh và nhà hoạt động chống Trung Quốc đặt hoa trên mộ các đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh 1979,
Tại một nghĩa trang quân đội ngoại ô Hà Nội ngày 1/02/2013. Một cựu chiến binh và nhà hoạt động chống Trung Quốc đặt hoa trên mộ các đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh 1979,
Reuters

Tú Anh
Một nhóm 12 nhân sĩ trí thức và sĩ quan cao cấp Việt Nam ký một bức thư chung ngày 17/02/102013, kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước nhân ngày 17/02 biểu thị lòng yêu nước tưởng nhớ « những người con yêu của Tổ quốc hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong các trận đánh ngoan cường tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam cho đến Hoàng Sa, Trường Sa ».

Ngày 17/02/1979 hơn nửa triệu quân Trung Quốc tấn công toàn diện các tỉnh biên giới phía bắc. 34 năm sau, trong sự im lặng « khó hiểu » của chính quyền Việt Nam, nhiều nhà trí thức công bố một bức thư chung nhắc nhở ngày này là ngày Đặng Tiểu Bình xua nửa triệu quân đánh Việt Nam, chướng ngại ngăn chận tham vọng bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc .
Lời kêu gọi 17/02 do các nhân sĩ có tiếng tăm như TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, giáo sư Tương Lại, luật gia Lê Hiếu Đằng, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, thiếu tướng Lê Trọng Vĩnh, đại tá Phạm Xuân Phương …ký tên, mời gọi đồng bào trong và ngoài nước biểu lộ tình yêu nước bằng một nén hương, một cành hoa tưởng nhớ công ơn « những người con yêu Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía bắc, phía tây nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Lời kêu gọi này của các nhân sĩ không được đăng tải trên báo chí do Nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, báo Thanh Niên hôm nay đã đăng bài phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương. Cựu viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược lên án « Trung Quốc xâm lược » và đặt vấn đề tại sao học sinh Việt nam hoàn toàn không biết, không được học về cuộc chiến này. Thái độ im lặng khó hiểu của chế độ, theo tướng Lê Văn Cương, đã « xúc phạm đến linh hồn đồng bào chiến sĩ » và sẽ bị « hậu thế phê phán ». Thái độ « lãng quên » của chính quyền Việt Nam cũng gây thắc mắc trong giới học giả Nhật Bản, Hàn Quốc.
Từ Việt Nam, nhà báo Thanh Thảo, cộng tác viên báo Thanh Niên, chia sẻ suy nghĩ của ông về cuộc chiến 1979, về hậu quả của thái độ lãng quên của chính quyền Việt nam và người dân cần phải làm gì để gây sức ép :
Nhà báo Thanh Thảo
 
17/02/2013
 
 

Copy từ: RFI

Lại một ngày 17/2 im lặng



Đức Thành

Hằng năm cứ đến ngày này tôi lại lặng lẽ theo dõi xem báo chí chính thống mà cụ thể ở đây là các tờ báo lớn như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân… có nhắc gì tới sự kiện quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việc nhắc lại không phải để gây thù hằn mà để nhắc nhở chúng ta phải tri ân những nạn nhân vì cuộc chiến rồi từ đó rút ra được những bài học gì về bang giao, về quân sự, về đối nhân xử thế để ít nhất, hướng nhân dân có kinh nghiệm hơn, chủ động hơn trong những tình thế bất ngờ  như đã từng xảy ra vào ngày này của 34 năm về trước.
Trên các trang báo lớn đó tuyệt nhiên chẳng thấy dòng tin nào, khiến chúng ta không khỏi băn khoăn đến hoang mang rằng không biết rồi đây chúng ta nói như thế nào với mọi người chúng ta, trước án hương để nói với tiền nhân; nói với con trẻ, những thế hệ sau, tương lai của chúng ta, ta ăn nói như thế nào với các đoàn khách quốc tế, các nhà văn hóa, nhà Việt Nam học nước ngoài  rồi khách nước ngoài tham quan du lịch khi họ hỏi chúng ta về việc vì sao ta lại im lặng không đả động gì tới cuộc chiến này? Liệu đây có còn là chiến thắng vinh quang của một dân tộc hay đây là chiến thắng trong nhục nhã… nên không xứng đáng để tự hào?  Ngành giáo dục nước nhà thường than phiền rằng học sinh thời nay thờ ơ quay lưng với môn lịch sử, nhưng việc không nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thiêng liêng của tổ quốc của chúng ta từ ngày 17/2/1979  đến 10 năm sau đó có phải chỉ đơn thuần là quay lưng với lịch sử của những người có trách nhiệm hay còn mục đích  nào khác? Tôi không phải là một nhà giáo (dạy sử), càng không phải là nhà nghiên cứu lịch sử, nhưng tôi cũng hiểu rằng nói đến Lịch sử của một dân tộc không ai lại chặt khúc, bẻ gãy từng giai đoạn lịch sử của dân tộc cất vào hộc tủ để dùng dần. Lịch sử là thứ được trưng ra hay cất vào như một thứ đồ hàng thì còn đâu là lịch sử đúng nghĩa nữa. Nó đã bị biến dạng thành một thứ đồ chơi phục vụ cho lợi ích của  một thế lực  nào đó. Tôi vẫn luôn tin rằng chẳng có thứ nghị quyết chính sách nào cấm đoán việc kỷ niệm chiến tranh, nhưng cũng hết sức hoài nghi về việc chẳng có kỷ niệm gì hết.
Khi tôi còn ở tuổi chăn trâu, quê tôi có các chuyên gia Trung Quốc (thực chất họ là những công nhân cầu đường) khi họ đi làm họ cũng cầm quốc xẻng, sảo sắt, búa đục… như dân lao động bình thường của ta. Trên ngực áo bảo hộ của họ ai cũng đeo huy hiệu “bác Mao”, chúng tôi là trẻ con họ thường hay xoa đầu khi họ khen, hầu hết những trò tinh nghịch của chúng tôi như vẽ bậy vào nhà bạt của họ, họ cũng gọi lại cho kẹo và khen chúng tôi “hảo lớ”. Kẹo của họ cho thì rất ngon nhưng rất ít, chỉ có huy hiệu của “Bác Mao” là nhiều vô kể, họ thường đựng đầy vào những “bao tải” (tôi có kể cho bà tôi nghe về việc họ đựng Bác Mao vào bao tải bà tôi bảo: “Cha bố anh họ đựng vào tay nải, chứ ai dám đựng bác Mao vào bao tải hở con”). Huy hiệu nhiều đến nỗi sau này chúng tôi dùng thay những đồng xu, giọt sành để đánh đáo. Trong ký ức trẻ con, tuổi thơ chúng tôi thì những công nhân Trung Quốc ấy là những người rất tốt. Thế  rồi khi đất nước thống nhất, cầu Thăng Long quê tôi bị bỏ dở bởi chuyên gia và công nhân Trung Quốc rút hết về nước (họ bỏ dở không giúp ta xây cầu nữa). Trong số công nhân của họ lúc chia tay có người cũng sụt sùi khóc. Còn bọn trẻ chúng tôi thì không còn được phát huy hiệu Bác Mao để đánh đáo nữa.
Sau này vào cấp 3 chúng tôi lớn dần lên khi nghe người lớn kể lại là lúc chuyên gia Trung Quốc rút về nước họ đã đem hết tất cả các quốc xẻng búa đục của họ về nước không biết bao nhiêu là xe tải, nhưng họ chỉ đi trót lọt được một vài xe, còn đâu là bị giữ lại, bởi số cuốc xẻng búa đục đó đều là thứ vàng mười họ ăn cắp hoặc khai thác được từ trước trên đất ta được đúc giả quốc xẻng… Chúng tôi còn nghe được trong số cán bộ của họ ại thực lòng muốn giúp ta những kiến thức bí quyết nào đó cũng bị cán bộ của họ giết hại rồi đổ tội cho ta đã giết, như câu chuyện về một chuyên gia in hoa của họ ở một nhà máy dệt tại Việt Trì – Phú thọ đã bị giết khi người này được các công nhân Việt Nam rất yêu quí.
Ông bà ta có câu “không ưa thì dưa có giòi”. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ thôn tính nước ta nên không bao giờ “quả dưa Việt Nam” được họ coi là ngọt ngào, ngày nay càng không thể ngọt ngào bởi vì Biển Đông ngày càng được khẳng định có nhiều tiềm năng và lợi ích kinh tế nếu ai làm chủ được nó và nó đã bị gợn những đợt sóng ngầm từ 1974.
Trong các cuộc nói chuyện, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta luôn luôn nhắc nhở phải lấy đại cục làm trọng, phải hết sức tránh  xung đột chiến tranh, đó là ý chí của ta. Rõ ràng là dân tộc ta chẳng ai dại dột gì đi gây chiến, nhưng thử nghĩ ngược lại họ biết ta nhỏ, ta không có đồng minh mà họ cậy đông cứ lấn dần biển đảo theo kiểu một thằng khổng lồ ngủ gần một thằng tý hon trên chiếc  giường chật, thằng khổng lồ cậy lớn xác đã ngủ ngáy như sấm rền lại còn giang chân, giang tay lấn sang hết phần giường của người tý hon khiến người tý hon không có chỗ ngủ, buộc người tý hon phải có trí thông minh để đối phó, chứ sao lại im lặng để thằng khổng lồ muốn làm gì thì làm? Thông minh thì có rất nhiều cách theo kiểu mà cha ông ta đã “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kẻ to chóng đói chóng mệt”, hoặc nhờ cộng đồng làng xã chỉ bảo dạy dỗ giùm… Ta đừng cứ nhìn đại cục giữ đại cục trong khi  mồm họ nói giữ đại cục mà tay chân họ liên tục gây hấn, họ tuyên bố thành lập đơn vị hành chính trên đất ta, diễu võ giương oai tại biển của ta.
Thuở xưa cha ông ta đánh giặc âu cũng là việc chẳng đặng đừng phải cầm gươm giáo. Nay ta không nên đánh khi ta còn tránh được, nhưng ta phải làm sao cho thế giới tin tưởng rằng ta một lòng nhờ thế giới phân xử. Muốn như vậy ta phải chứng minh được ta một lòng vì dân tộc ta. Để  tạo điều kiện để dân tộc ta phát triển thịnh vượng thì phải mở chìa khóa dân chủ, toàn dân có cơ hội tham gia quản lý lãnh đạo đất nước nhằm phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc để chung tay xây dựng đất nước. Đừng bám vào quá khứ vinh quang của một đảng nhưng hiện tại lại  có quá “nhiều nguy cơ” và một tương lai “bất định” để dẫn dắt đất nước, dân tộc. Đừng bao giờ nghĩ rằng đất nước được sống, phát triển thịnh vượng bằng quá khứ vinh quang của một ai đó, mà trên hết sự đi lên của một dân tộc phải được khẳng định bằng bản lĩnh trí tuệ của cả một dân tộc chứ không thể bằng bản lĩnh trí tuệ của một đảng phái nào.
Việc nhắc lại quá khứ dù vinh quang, hay buồn đau cũng là việc nên làm cho bất cứ ai. Không dám nhắc lại quá khứ thì làm sao mà đúc rút được những bài học kinh nghiệm? Hơn hết chiến thắng biên giới 1979 đã nối tiếp khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ thuở dựng nước đến nay. Ai không dám đề cập đến nó phải xem lại chính mình.
Đ.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam