CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

ƠN ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ: MỖI NGƯỜI VIỆT CHỈ PHẢI GÁNH CÓ 800 USD NỢ CÔNG

Nợ bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 800 USD trong ngày hôm nay (11/3), theo The Economist. Nhật Bản hiện vẫn là nước dẫn đầu thế giới về nợ công với mức trung bình gần 100.000 USD cho mỗi người dân.

>Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng
>Mỗi người Việt Nam gánh gần 790 USD nợ công

Theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist, tổng nợ công Việt Nam hiện đã đạt 71,7 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm ngoái. Tính bình quân, mỗi người dân Việt đang gánh khoản nợ 800,07 USD, chiếm 49,4% GDP. Với số liệu này, nợ công Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức trung bình.
Nợ công trên mỗi đầu người Việt Nam vừa vượt ngưỡng 800 USD. Ảnh minh họa: Anh QuânNợ công trên mỗi đầu người Việt Nam vừa vượt ngưỡng 800 USD. Ảnh minh họa: Anh Quân
Chú thích ảnh: Mỗi gánh chuối này người đàn bà bán được khoảng 200.000 đ, tương đương 10 USD; như vậy chị phải gánh khoản nợ tương đương 80 gánh chuối ?
Hồi tháng 9/2012, nợ bình quân tại Việt Nam là 750 USD. Đến năm 2014, con số này được dự đoán lên tới 883,84 USD. Tuy nhiên, nợ trên GDP giảm xuống chỉ còn 48,1% và tốc độ tăng cũng chậm lại với trên 11%.
Theo công bố của Bộ Tài chính cuối tháng 1, nợ công của Việt Nam tính đến hết năm 2011 là 1,392 triệu tỷ đồng, tương đương 66,8 tỷ USD. Nợ Chính phủ là 1,096 triệu tỷ đồng, bằng 43,2% GDP, trong đó vay nước ngoài là 667.000 tỷ đồng, bao gồm ODA, vay ưu đãi và vay thương mại. Nợ do Chính phủ bảo lãnh hiện khoảng 285.000 nghìn tỷ đồng, bằng 11,3% GDP.
Trong khi đó, chính quyền các địa phương hiện có nợ khoảng 10.700 tỷ đồng, bằng 0,4% GDP. Theo chiến lược nợ được cơ quan chức năng xây dựng, đến năm 2015, nợ công của Việt Nam sẽ không vượt quá 65% GDP.
Theo The Economist, tổng nợ công toàn cầu tăng liên tục qua từng giây và hiện đã lên tới hơn 50.159 tỷ, tăng khoảng 5,6% so với năm 2012 (47.461 tỷ USD). Dự kiến đến hết năm 2014, con số này sẽ là trên 52.856 tỷ USD. Nợ công tập trung chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ và khu vực đồng euro.
Nhật Bản là nước dẫn đầu về tổng nợ với hơn 12.551 tỷ USD. Tuy nhiên, số liệu này đã giảm nhẹ so với đầu năm. Xếp thứ hai trên thế giới là Mỹ với trên 11.855 tỷ USD nợ công. Các nước châu Âu, đặc biệt là khu vực đồng euro, đều có mức nợ công cao như Đức (2.794 tỷ USD), Pháp (2.347 tỷ USD), Italy (2.465 tỷ USD) hay Anh (2.268 tỷ USD).
Ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có tổng nợ lớn thứ hai với trên 1.372 tỷ USD, theo sau là Ấn Độ với khoảng 1.037 tỷ USD. Châu Phi có số quốc gia mắc nợ ít nhất thế giới. Nước nợ nhiều nhất ở đây là Ai Cập với 219 tỷ USD.
Xét về tỷ lệ nợ công trên GDP, Nhật Bản vẫn cao nhất thế giới với 226%, Hy Lạp đứng thứ hai với 157,4%, tiếp đó là Italy với 120,8%. Quốc gia có nợ bình quân đầu người cao nhất cũng vẫn là Nhật Bản với gần 100.000 USD, giảm nhẹ so với năm ngoái. Theo sau là Canada với 44.619 USD.
Thùy Linh (theo The Economist)
( Vnexpress )
 


Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Câu chuyện lịch sử: Xử ai? Ai xử?


Hồ Ngọc Nhuận

Vua Louis XVI của nước Pháp rất thích các loại máy móc, đặc biệt là mê sưu tập và sửa chữa các loại đồng hồ. Nhân dịp một hội đồng hoàng gia đang được triệu tập để nghiệm thu chiếc máy chém “la guillotine” do bác sĩ Guillotin vừa sáng chế, để ban phát một cái chết nhẹ nhàng và bình đẳng cho mọi tử tội, nhà vua muốn xem qua chiếc máy chém này.
Trong buổi trình bày bản vẽ cho nhà vua xem có mặt nhà sáng chế, bác sĩ Guillotin, nhà chế tác chiếc máy, ông Tobias Schmidt, bác sĩ Antoine Louis, bác sĩ riêng của nhà vua, đồng thời là Thư ký vĩnh viễn Hàn lâm Y học hoàng gia, kiêm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, và có cả ông Sanson, đao phủ chính của cuộc Đại Cách mạng Pháp.
Louis XVI, năm đó 37 tuổi, xuất hiện trong bộ đồ thường phục, nhưng ai cũng biết đó là vua. Ông lặng lẽ đến gần chiếc bàn để bản vẽ, trên có bày đầy đủ họa tiết từng bộ phận được ghi chú cẩn thận. Sau khi ngó qua một lượt, nhà vua hất hàm hỏi vị bác sĩ Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu: “Ông thấy thế nào, ông Chủ tịch?”. Trước sự bày tỏ hài lòng của người đối thoại, nhà vua bèn chỉ vào một họa tiết và hỏi tiếp: “Lưỡi đao có hình lưỡi liềm này liệu có đúng cách không? Đường cong và độ cong của nó liệu có thích hợp với nhiều cỡ cổ khác nhau của các tử tội không? Có cổ không chừng nó chỉ chặt tới một phần nào đó, có cổ có thể nó lại không ôm trùm hết”.
Ông đao phủ Sanson có mặt không thể nào nén được, mà không đảo mắt liếc trộm chiếc cổ nhà vua, và nghĩ bụng: Chiếc đao cong này không thể nào liếm vào chiếc cổ đó được, nó bự quá.
Nhà vua cũng liếc nhanh qua Sanson, và hỏi nhỏ bác sĩ Chủ tịch: “Phải người đó không?”, và nói tiếp, khi được xác nhận: “Hãy hỏi ý kiến anh ta”. Sanson không cần chờ hỏi, đã nói ngay: “Ngài đây nói rất đúng. Hình cong của lưỡi đao có thể đưa đến một số trở ngại”. Với một nụ cười thích thú, nhà vua vói lấy một cây bút để gần đó, lẹ làng gạch một nét thẳng xéo lên đường cong của hình vẽ lưỡi đao máy chém. Và nói: “Dù sao tôi cũng có thể lầm. Khi nào đem ra thí nghiệm, nên thử với cả hai loại lưỡi…”.
Các cuộc thử nghiệm sau đó đã được tiến hành theo ý nhà vua. Với những con cừu sống và với những tử thi lấy từ các phòng thí nghiệm y học. Các con cừu sống đều chấp nhận cả hai lưỡi đao, không chê lưỡi nào. Nhưng con người, dù chết, chỉ chấp nhận lưỡi chém có đường thẳng xéo, không cong.
Cuộc trình bày bản vẽ chiếc máy chém “la guillotine” cho Vua Louis XVI xem, diễn ra ngày 2 tháng 3 năm 1792 tại điện Tuileris, theo lời kể của cháu nội ông Charles-Henri Sanson, đao phủ chính của cuộc Đại Cách mạng Pháp.
Và 11 tháng sau đó, vào ngày 21 tháng giêng năm 1793 vua Louis XVI đã bước lên đoạn đầu đài, đích thân thử nghiệm sáng chế của mình với chiếc cổ của mình. Mà không có ý kiến phê phán gì, sau đó.
Câu chuyện lịch sử này có gì lạ?
Như người ta thường nói, lịch sử thường lặp lại. Nếu có ai kể về một người bị tội hỏa thiêu tự tay tiếp củi và sắp xếp giàn hỏa cho chính mình thì chắc khó có ai tin. Nhưng chuyện một nhà vua tự tay phác họa lưỡi đao sẽ chặt lìa cổ mình là một chuyện lạ xưa nay chưa ai thấy, lại xảy ra thật. Nó có lặp lại không, cách này cách khác? Chưa nghe thấy ai kể tiếp một chuyện tương tự. Cuộc Đại Cách mạng Dân chủ Dân quyền cũng chỉ xảy ra có một lần vào năm 1789 ở Pháp. Nhưng từ 224 năm qua, trên khắp thế giới, liệu có ai nhớ hết có bao nhiêu cuộc “dân quyền na ná” lớn nhỏ đã diễn ra? Có khi do chính cỗ máy thừa hành đương quyền xúc tiến?
Đó là chuyện cũ.

Bây giờ là chuyện mới:
Hồi 19 giờ ngày 25/2 /2013 Chương trình Thời sự VTV1 đã đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, như sau: Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức… Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Xử lý cái này” là cái nào, cái gì?
Người dân “tham gia đi khiếu kiện… ký đơn tập thể” hay “kiến nghị”… thì nôm na cũng chỉ là theo đúng chế độ “xin cho” thôi. Hay cả “đi biểu tình” thì cũng chỉ là để “ hòa bình yêu cầu được trả lại” các quyền chính đáng của mình, các quyền tự do dân chủ căn bản của dân của nước từ lâu đã bị lấy mất mà sao lại phải bị xử?
Xử ai? Ai xử?
Còn tội để mất Hoàng Sa, biển đảo, nhiều dặm biên giới, chủ quyền các loại… và nhiều tội tày đình khác, trong đó có các tội “nghẹn ngào” không thể nói ra, hay “nghẹn cổ” khó nói thì sao?
Ai xử? Xử ai?
Lịch sử thường lặp lại, cả những chuyện, những lúc, mà ít ai ngờ.Và chuyện mà nó thường lặp lại nhất là chuyện: “Ai xử? Xử ai?”. Để liên tục và mãi mãi làm sạch bộ mặt con người, dân tộc và cả nhân loại, khỏi các vết xấu xa của mọi thứ bất công áp bức.
Sài Gòn, 10-3-2013
H. N. N.
Tác giả gửi trực tiếp cho : Bauxite Việt Nam

Đàn Chim Việt: Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã tới Pháp an toàn


Ảnh FB Hồ Ly Tiên
Ảnh FB Hồ Ly Tiên
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tức nhà báo Hồ Ly Tiên sáng nay đã tới Pháp an toàn để nhận giải thưởng Netizen của năm 2013. Đây là giải do tổ chức Phóng viên Không Biên giới, với sự hỗ trợ từ Google trao tặng. Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Paris vào ngày 12 tháng 3 tại văn phòng của Google nhân dịp Ngày Thế giới chống lại kiểm duyệt Internet.
Tặng hoa cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Tặng hoa cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Ảnh FB Seven lives
Ông Hồ Ly Tiên đã 20 năm cầm bút như một nhà báo, tuy nhiên, ông chỉ thực sự được thế giới mạng biết đến vài năm trở lại đây khi tham gia vào thế giới mạng với Blog Huỳnh Ngọc Chênh. Với ngòi bút của một nhà báo, nhưng không bị ràng buộc bởi những quy định khắt khe trong kiểm duyệt của báo chính thống, ông Chênh đã có nhiều bài viết về chính trị xã hội hết sức cập nhật và sắc bén. Blog của ông thu hút số lượng truy cập lớn. Theo thống kê tới hôm nay là trên 4,2 triệu lượt truy cập.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đánh giá đây là một trong những blogger có ảnh hưởng lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, ông cũng nằm trong ‘sổ đen’ của nhà cầm quyền và thường xuyên bị theo dõi. Trong 2 năm trở lại đây, Miến Điện- một nước cùng trong ASEAN với Việt Nam- có những bước tiến mạnh mẽ về tự do báo chí, nhưng tình hình ở Việt Nam cũng không sáng sủa hơn.  Việt Nam đang nằm trong danh sách “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên không biên giới và đứng thứ 172 trong số 179 quốc gia theo Chỉ số Tự do báo chí thế giới mới nhất. Hiện có hàng chục nhà báo và blogger đang bị giam cầm. Điển hình nhất là vụ giam giữ blogger Nguyễn Văn Hải Điếu Cày với bản án 12 năm tù và Tạ Phong Tần 10 năm. Riêng ông Hải còn bị án 2 năm rưỡi tù trước đó về tội danh mà nhà nước mô tả là “trốn thuế”.
Việc xuất cảnh cùa Huỳnh Ngọc Chênh khá hy hữu trong bối cảnh rất nhiều nhà hoạt động đối lập trong nước bị cấm xuất cảnh, dù chỉ sang Thái Lan hay Trung Quốc. Nhiều người bị ngược trở lại tại cửa khẩu như Lê Quốc Quân, Người Buôn Gió, Huỳnh Trọng Hiếu.v.v.
Trong một diễn biến khác, 2 nhà hoạt động của Việt Nam cũng mới được trao giải thưởng quốc tế. Đó là blogger, nhà báo tự do Tạ Phong Tần với giải “Người phụ nữ can đảm”. Giải thưởng được phu nhân tổng thống Obama cùng ngoại trưởng Mỹ trao cho 10 phụ nữ trên thế giới. Bà Tần vắng mặt do đang thụ án tù. Người khác là cô Nguyễn Hoàng Vi với giải thưởng do  IFEX (International Freedom of Expression Exchange network) trao tặng.
© Đàn Chim Việt



THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận giải báo chí quốc tế
  2. Hai blogger Điếu Cày và Tạ Phong Tần bị chuyển trại giam
  3. Đồng hành cùng các blogger đang bị giam giữ
  4. Hoa Kỳ muốn Việt Nam thả blogger
  5. Gia đình blogger Huỳnh Thục Vy bị cưỡng chế
  6. 9 tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu VN phóng thích các blogger bị bắt



Copy từ: Đàn Chim Việt

Dự thảo 'công an nổ súng' trái Hiến pháp?


Cảnh sát Việt Nam giải tán ngươi biểu tình chống Trung Quốc
Bộ Công an vừa đề xuất Dự thảo Quy định các biện pháp xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
Giới luật sư ở Việt Nam bày tỏ ngạc nhiên về dự thảo nghị định muốn cho phép công an nổ súng trước hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Bộ Công an đang đề xuất cho phép công an “nổ súng trực tiếp” nếu có dấu hiệu “tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”.
Từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải nói với BBC rằng ông “ngạc nhiên”.
“Trong Dự thảo Hiến pháp mới đang được thảo luận, có nhắc đến quyền sống. Cơ quan công an hình như chưa nghiên cứu dự thảo Hiến pháp,” ông Hải nhận xét.
“Mọi người đều có quyền sống, vậy anh phải hành động như thế nào để người ta không bị chết, đấy là điều đầu tiên.”
Hiện tại Việt Nam đã có Pháp lệnh, được Quốc hội thông qua, về việc sử dụng vũ khí, trong đó có quy định về các trường hợp được nổ súng.
Nhưng có luồng dư luận cho rằng dường như dự thảo nghị định của Bộ Công an vượt quá giới hạn của Pháp lệnh.
Một điểm gây tranh cãi ở dự thảo là làm thế nào xác định đối tượng đang có hành vi “nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” để công an phải nổ súng.
“Khi gặp đối tượng, trong khoảnh khắc làm sao họ phân biệt thế nào là tội phạm nghiêm trọng.”

'Vi hiến và phạm pháp'

“Đấy là vấn đề của tòa án và luật sư, chứ như thế này, anh công an giữ luôn vai trò của công tố viên và luật sư để xác định tội phạm,” theo luật sư Trần Vũ Hải.
Trong khi đó, luật sư Lê Đức Tiết, từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng nói nếu nghị định được thi hành, nó sẽ là “sự vi hiến, vi phạm pháp luật”.
Phát biểu với báo Giáo dục Việt Nam, ông Tiết cho rằng một số điều trong dự thảo “rất có thể sẽ dẫn đến một sự lạm dụng quyền hạn từ đó khiến cho xã hội bạo động”.
Luật sư Lê Đức Tiết nói “không cần có Nghị định này”.
Theo luật sư Trần Vũ Hải, Bộ Tư pháp, được xem là “người gác cổng” cho các văn bản chính phủ, cần lên tiếng.
“Bộ này từng để sống một nghị định của Bộ Công an về chứng minh thư ghi tên cha mẹ.”
Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường “nhận khuyết điểm” về quy trình thẩm định thông tư về mẫu chứng minh thư mới có ghi tên cha mẹ.
“Bộ Tư pháp sẽ là nơi có thẩm quyền lớn hơn trong vấn đề này,” theo luật sư Trần Vũ Hải.
Hiện nay tại Việt Nam đang diễn ra cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, gây ra các luồng dư luận về vai trò của Đảng Cộng sản, Chính phủ và thế nào là một nhà nước pháp quyền.


Copy từ: BBC

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã đến Paris



Tường An, thông tín viên RFA, Paris
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại phi trường Charles de Gaulle
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại phi trường Charles de Gaulle
Photo by Tường An, RFA
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã đáp xuống phi trường Charles de Gaulle  lúc 9.00 ngày 11/3, chuyến bay của hãng hàng không Emirates.
Cùng ra đón Blogger Huỳnh Ngọc Chênh có đại diện của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và một nhóm thân hữu.
Thời tiết Paris hôm nay trở lạnh, tuyết rơi lất phất. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết cảm tường của ông khi vừa đặt chân đến phi trường Paris như sau:
Tôi  vô cùng xúc động khi thấy cộng đồng,  bà con, bạn bè đến đón và tặng hoa và có cả đài RFI, Paris rất đẹp mặc dầu đang có tuyết đang rơi và rất lạnh, đây là lần đầu tiên thấy tuyết nên xúc động tăng lên gấp bội.
Ngày mai 12 tháng 3, 2013 tổ chức Phóng Viên Không Biên giới phối hợp với tập đoàn Google sẽ trao giải thưởng Công Dân Mạng 2013 cho Blogger Huỳnh Ngọc Chênh .


Copy từ: RFA

Ân xá Quốc tế tìm cách thúc đẩy đối thoại nhân quyền Việt -Mỹ

Luật sư Nguyễn Văn Đài, Phó giám đốc văn phòng Ân xá Quốc tế  Frank Jannuzi và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội hôm 27/2/2013
Luật sư Nguyễn Văn Đài, Phó giám đốc văn phòng Ân xá Quốc tế Frank Jannuzi và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội hôm 27/2/2013
DR

Thanh Phương
Ngày 27/02/2013 lần đầu tiên chính phủ Hà Nội cho phép đại diện một tổ chức nhân quyền quốc tế công khai gặp các nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Frank Jannuzi, phó chủ tịch tổ chức Ân Xá Quốc tế ( Amnesty International), cùng với hai đại diện của đại sứ quán Mỹ đã gặp luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại một khách sạn ở Hà Nội.

Chuyến đi của ông Jannuzi là nhằm thúc đẩy đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Mỹ, cũng như đối thoại về nhân quyền ở Việt Nam qua các kênh khác. RFI Việt ngữ phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài về chuyến đi này của phó chủ tịch Ân xá Quốc tế.



Copy từ: RFI

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG "ĐỊNH HƯỚNG QUYẾT LIỆT"...


Trần Ngân.
  
Ngày 27/06/2006, Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng. Trong cuộc trả lời trực tuyến đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam vào ngày 9/2/2007, ông dùng rất nhiều từ “quyết liệt”. Trong toàn bộ cuộc trả lời được ghi tại đây (Chính phủ, 9/2/2007), thủ tướng Dũng đã ít nhất 7 lần dùng từ “quyết liệt” trong mọi lĩnh vực, từ điều hành kinh tế, văn hóa xã hội tới chống ùn tắc giao thông, chống tham nhũng...

Thực ra thủ tướng Dũng không phải vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên dùng từ “quyết liệt”. Các vị tiền nhiệm của ông như Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải cũng có dùng từ này nhưng với tần suất rất thấp, chỉ đôi khi mới nghe thấy. Nhưng từ khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền thì từ “quyết liệt” được dùng rất nhiều ở Việt Nam. Có thể khẳng định chắc chắn là do thủ tướng rất thích dùng từ này nên đã tạo ra một trào lưu ăn theo nói leo của đám cấp dưới đến nỗi theo tác giả bài này, có thể gọi thủ tướng là “Dũng quyết liệt” và nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây là “Nền kinh tế thị trường theo định hướng quyết liệt”.

Trong từ điển tiếng Việt, “quyết liệt” được định nghĩa là “kiên quyết” và “mãnh liệt”. Điều này cho thấy những người hay dùng từ “quyết liệt” là những người có “quyết tâm” cao, rất nhiệt huyết trong công việc, cống hiến hết mình, liên tục làm việc với cường độ cao để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Trong một nền hành chính còn trì trệ như ở Việt Nam thì nếu có những người thật sự “quyết liệt” như vậy thì quá là đáng quý quá. Vậy ở đây chúng ta thử điểm lại những lĩnh vực mà thủ tướng Dũng đã chỉ đạo “quyết liệt” xem hiệu quả của những chỉ đạo này tới đâu.

1.  Quyết liệt tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Dũng là người thích tăng trưởng cao nên tất nhiên đây là lĩnh vực được thủ tướng ưu tiên “quyết liệt”. Ngay khi mới nhận chức, vào cuối năm 2006, khi họp Chính phủ:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ KT-XH năm 2006 (Chính phủ, 1/12/2006)

Trong kỳ họp Chính phủ tháng 10/2007, dù lạm phát đã tăng cao ở mức nguy hiểm nhưng thủ tướng vẫn chỉ thị:
… để đạt mục tiêu tăng GDP 8,5% trong năm 2007, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra từ đầu năm đến nay. (Chính phủ, 6/10/2007)

Vào tháng 12/2007, lạm phát đã tăng hơn 12% nhưng khi họp bàn về kế hoạch cho năm 2008, thủ tướng Dũng vẫn chỉ đạo trước cho năm mới:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành quyết liệt ngay từ đầu năm 2008 để đạt tăng trưởng GDP 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP (Chính phủ, 24/12/2007)

Sang năm 2009, khi bàn kế hoạch cho năm 2010:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tăng trưởng GDP năm 2009 ước tính ở mức 5,2%, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Trong năm 2010 Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt 6 biện pháp để đạt tăng trưởng GDP 6,5%, thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD. (Tiền phong, 20/10/2009)

Sang tới năm 2013, thủ tướng vẫn tiếp tục “quyết liệt”:
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP…(Chính phủ, 28/2/2013)

Không rõ hiệu quả của sự “quyết liệt” trong điều hành và chỉ đạo của thủ tướng Dũng tới đâu mà từ khi thủ tướng lên cầm quyền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng thấp hơn hẳn giai đoạn trước đó (và có rất nhiều khả năng là sẽ còn tiếp tục thấp trong thời gian tới):

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2002-2012

Đơn vị: %
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
7,08 7,34 7,79 8,44 8,17 8,5 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê


2.   Quyết liệt chống lạm phát 

Do hậu quả của chính sách mở rộng đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà sau khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền, lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng cao. Ngay từ năm 2007, thủ tướng Dũng đã tỏ ra “quyết liệt” với lạm phát. Trong cuộc họp ngày 12/8/2007 với các Bộ, ngành:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết liệt kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP.(Chính phủ, 12/8/2007)

Sang năm 2008, đợi mãi lạm phát chưa xuống, thủ tướng lại tiếp tục “quyết liệt” nhiều lần nữa, ví dụ:
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm...(Vneconomy, 26/6/2008)

Sau đó, do lạm phát là vấn đề nóng nên thủ tướng liên tục chỉ đạo “quyết liệt” về vấn đề này, chẳng hạn:
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, giá cả. (Infotv, 3/12/2010)

Các năm sau cũng thế:
"Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội". (Petrotimes, 5/5/2011)

Họp với các địa phương ngày 25/12/2012 về kế hoạch cho năm 2013, thủ tướng cũng căn dặn:
 Các địa phương cố gắng, quyết liệt kiểm soát ngay trong tháng một tới. Quy luật hàng năm cho thấy CPI quý một chiếm tỷ lệ lớn trong lạm phát cả năm. (Vnexpress, 26/12/2013)

Chỉ tiếc là tốc độ tăng trưởng GDP càng được thủ tướng “quyết liệt” chỉ đạo thì càng giảm trong khi lạm phát được chỉ đạo “quyết liệt” thì lại ngày càng tăng.

Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam, 2002-2012

Đơn vị: %
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
4 3 9,5 8,4 6,6 12,63 19,9 6,88 11,75 18,58 6,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê

3.  Quyết liệt với DNNN

Có thể nói thủ tướng Dũng là một tín đồ rất sùng bái DNNN tới mức mê tín. Tháng 2/2011, sau khi Vinashin sụp đổ, thủ tướng vẫn nói:
“Nếu trong khủng hoảng vừa qua, với những nguy cơ về tăng trưởng âm, về an sinh xã hội, ổn định các chỉ tiêu vĩ mô, nếu không có các doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn chúng ta không đạt được những thành quả như hôm nay”, Thủ tướng khẳng định. (Chính phủ, 15/2/2011)

Mười tháng sau đó, thủ tướng lại nhấn mạnh:
“Đánh giá hiệu quả của DNNN phải công bằng, không thể nói DNNN là “ăn hại”. Những kết quả mà DNNN đã đóng góp là không thể phủ nhận. Nếu không có DNNN thì Nhà nước không thể điều tiết, ổn định vĩ mô” (Vietnamnet, 8/12/2011)

Đặc biệt, thủ tướng Dũng có niềm si mê cuồng nhiệt với các tập đoàn lớn, đa ngành. Nhà báo Huy Đức cho biết:

Trước Đại hội Đảng lần thứ X, ông Nguyễn Tấn Dũng được giao làm Tổ trưởng biên tập báo cáo kinh tế của Ban chấp hành Trung ương trước Đại hội. Ông đòi ghi vào báo cáo chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước được kinh doanh đa ngành. Các thành viên trong tổ phản đối vì điều này ngược với quan điểm phát triển doanh nghiệp nhà nước xác lập từ thời thủ tướng Võ Văn Kiệt. Thay vì tiếp thu, ông Nguyễn Tấn Dũng đã viết ra giấy, buộc các thành viên trong tổ phải ghi vào Báo cáo kinh tế nguyên văn: “Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có một số ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối”. (FB của Huy Đức)

Năm 2008, khi họp mặt với các tập đoàn con cưng, thủ tướng phê bình:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thẳng thắn chỉ ra một số yếu kém, hạn chế của Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đó là quy mô của các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước còn nhỏ, thể hiện ở việc không có Tập đoàn nào được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới” (Chính phủ, 22/2/2008).

Để nhanh chóng làm cho các tập đoàn này “được xếp vào danh sách 500 của thế giới”, thủ tướng đã chỉ đạo:

Các Tập đoàn, DNNN cần tập trung đầu tư quyết liệt vào sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn hơn nữa vào tăng trưởng kinh tế đất nước, đồng thời góp phần giảm lạm phát… Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước triển khai các công trình, dự án trọng điểm của Nhà nước có hiệu quả cao, đúng tiến độ. (Chính phủ, 22/2/2008)

Năm 2011, thủ tướng lại “quyết liệt” giao chỉ tiêu cho các tập đoàn là phải tăng trưởng được 15% bất chấp lạm phát đang tăng vùn vụt.
Năm 2011, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho toàn khối: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư để đạt mức tăng trưởng bình quân 15%. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty đi đầu trong việc xây dựng các kế hoạch và triển khai một cách sát sao, đồng thời quyết liệt, nỗ lực thực hiện các giải pháp đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh (Chính phủ, 15/2/2011)

Kết quả sau khi nhận được chỉ đạo là phải đầu tư “quyết liệt” để tăng trưởng nhanh, tình hình các DNNN ngày càng bết bát, lỗ lã, nợ nần tăng cao khủng khiếp. Tính tới cuối năm 2012 thì tổng nợ phải trả của các DNNN là hơn 1,33 triệu tỷ đồng hay hơn 60 tỷ USD.

Sang tới đầu năm 2013, lại tiếp tục có chỉ đạo:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong năm 2013, thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Đề án đã được phê duyệt, trọng tâm là tập đoàn kinh tế và tổng công ty;… (Chính phủ, 16/1/2013)

4.  Và “quyết liệt” trong một số lĩnh vực khác

Thủ tướng Dũng còn quyết liệt trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chống tham nhũng, xóa đói giảm nghèo, giảm nhập siêu, giảm lãi suất, giảm tiêu chảy… cái gì thủ tướng cũng quyết liệt hết. Dưới đây là một vài ví dụ:
Quyết liệt chống tham nhũng:
Thủ tướng đã “quyết liệt” chống tham nhũng từ lúc mới nhậm chức:
Ngày 27/7, tại Hà Nội, BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tiến hành phiên họp lần thứ 4. Tại phiên họp, Thủ tướng chỉ đạo : công tác phòng, chống tham nhũng phải được tiếp tục làm quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. (Tiền phong, 27/7/2007)
Nhưng tham nhũng mãi không giảm nên thủ tướng là Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TW càng quyết liệt hơn:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ yêu cầu đặt ra là phải tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nội dung phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (Hà Nội mới, 25/4/2012)

-Quyết liệt xóa đói giảm nghèo:

Thủ tướng đề nghị Bộ và ngành LĐ-TB&XH …tập trung làm quyết liệt hơn nữa công tác giảm nghèo, đặc biệt giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc… (Người cao tuổi, 8/1/2013)

Quyết liệt giảm lãi suất:

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo các biện pháp điều hành hạ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào xử lý nợ xấu và hàng tổn kho. (Diễn đàn doanh nghiệp, 26/1/2013)

Quyết liệt ngăn chặn phá rừng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các bộ, ngành và các tỉnh Tây Nguyênquyết liệt tập trung ngăn chặn nạn phá rừng (VOV, 17/1/2012)

Quyết liệt xử lý nợ xấu:

Thủ tướng yêu cầu… Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hơn nữa trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu thông qua quỹ trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ… (Người đồng hành, 28/2/2013)

Quyết liệt tái cơ cấu ngân hàng

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu NHNN chỉ đạo thực hiện quyết liệt, toàn diện việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2011-2015. (Pháp luật TP.HCM, 18/12/2011)

Quyết liệt đưa tiền về doanh nghiệp:
Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác chỉ đạo quyết liệt làm sao để dòng tiền ra được và tới các doanh nghiệp. (VTC, 28/2/2013)

Quyết liệt giảm nhập siêu:
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành quyết liệt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. (Sài Gòn giải phóng, 16/3/2011)

Quyết liệt thực hiện bảo hiểm y tế:

Thủ tướng yêu cầu… ngành Y tế cần quyết liệt thực hiện BHYT toàn dân… (Bảo hiểm xã hội, 20/2/2013)

Quyết liệt chống tiêu chảy:
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần triển khai nghiêm các nội dung phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm với tinh thần quyết liệt ở mức cao nhất;(Sức khỏe đời sống, 2/11/2007)

Quyết liệt giảm tai nạn giao thông:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các Bộ Giao thông vận tải, Công an và các cấp chính quyền tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông (Tuổi trẻ, 26/5/2011)

Quyết liệt giảm quá tải bệnh viện:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp để giảm quá tải bệnh viện, “xóa” tình trạng người bệnh phải nằm ghép và đề án phải hoàn thành trước 30/6. (Dân trí, 1/3/2012)

Quyết liệt trong công tác ngoại giao:

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, năm 2012, ngành Ngoại giao phải tiếp tục tập trung nắm chắc tình hình để tham mưu, kiến nghị, đề xuất cho Đảng, Nhà nước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đồng thời ngành cần tận dụng tối đa các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực, quyết liệt hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao. (Chính phủ, 14/12/2011)

5.  Kết luận

Trên đây chỉ là một số dẫn chứng tiêu biểu vì tác giả không muốn làm độc giả quá hoa mắt vì những chỉ dụ “quyết liệt” đã được thủ tướng ban hành. Tóm lại, có thể thấy rằng thủ tướng Dũng đã “quyết liệt” trong rất nhiều lĩnh vực nhưng bất hạnh thay cho thủ tướng và người dân Việt Nam là hầu như lĩnh vực nào mà được thủ tướng “quyết liệt” điều hành và chỉ đạo thì lĩnh vực đó chỉ có càng ngày càng tệ đi. Quyết liệt thúc đẩy tăng trưởng thì tăng trưởng ngày càng đi xuống. Quyết liệt kiềm chế lạm phát thì lạm phát ngày càng tăng lên đến mức cao thứ nhì thế giới trong năm 2011. Quyết liệt kiềm chế tham nhũng thì tham nhũng và đi kèm với nó nạn chạy chỗ, chạy chức, chạy quyền ngày càng lan rộng và ăn sâu vào nền kinh tế, vào thể chế, vào toàn bộ xã hội. Quyết liệt điều hành đám con cưng tập đoàn thì đám con cưng ngày càng ăn tàn phá hại, nợ đầm nợ đìa…

Có thể có người cho là từ “quyết liệt” với thủ tướng Dũng đã trở thành “sáo ngữ”, nói quen miệng nên đụng đâu nói đó. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Việc thủ tướng Dũng liên tục dùng từ này thể hiện rõ tư duy của ông về cách điều hành nền kinh tế nói riêng và điều hành nhà nước nói chung. Thủ tướng cho rằng có thể dùng ý muốn, ý chí chủ quan của mình để can thiệp vào sự vận hành khách quan của nền kinh tế và bắt nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này là hết sức nguy hiểm. Khi một quốc gia chấp nhận nền kinh tế thị trường tức là cũng phải chấp nhận rằng, về cơ bản thị trường thông minh hơn trí khôn chủ quan của con người. Kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm qua cho thấy, dù có nhiều khiếm khuyết thì thị trường vẫn là cơ chế kinh tế tốt nhất để tạo ra của cải và sự phồn vinh cho xã hội. Một nhà nước khôn ngoan là nhà nước xây dựng một cơ chế thị trường minh bạch, dựa trên cơ chế cạnh tranh để cho các chủ thể trong nền kinh tế tự vận hành và nhà nước chỉ là người tham gia chỉnh sửa những khuyết tật của thị trường như hiện tượng ngoại ứng, độc quyền hay thiếu hụt hàng hóa công. Nếu cứ cố gắng dùng các công cụ hành chính can thiệp mạnh và hướng các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế đi theo ý muốn chủ quan của mình thì gần như không tránh khỏi thất bại cay đắng.

Thực tiễn nền kinh tế Việt Nam trong vài năm qua đã cho thấy điều đó rất rõ. Chính vì thủ tướng Dũng đã muốn các tập đoàn con cưng của mình nhanh chóng “sánh vai” với các tập đoàn lớn trên thế giới nên đã “quyết liệt” dồn quá nhiều nguồn lực khan hiếm cho những cái cối xay tiền như Vinashin, Vinalines, EVN, TKV[i]... Đáng lẽ phải chống lạm phát bằng cách minh bạch hóa chi phí của các tập đoàn nhà nước, tạo cơ chế để bắt buộc các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thì lại can thiệp thô bạo bằng các mệnh lệnh hành chính như chỉ thị không được tăng giá điện, giá than… làm thị trường ngày càng trở nên méo mó và cuối cùng khi không kìm được giá nữa thì phải tăng đột ngột ở biên độ cao làm cho nền kinh tế phải chịu các cú sốc không đáng có.

Việc liên tục dùng từ “quyết liệt” ở tần suất cao cũng cho thấy tính cách của thủ tướng Dũng là chỉ thích làm việc theo suy nghĩ chủ quan của mình, không muốn nghe những lời can gián hay nói trái của cấp dưới. Điều này thể hiện quá rõ qua việc thủ tướng giải thể Ban nghiên cứu của Thủ tướng ngay khi mới nhậm chức hay ký Quyết định 97/2009/QĐ-TTg thu hẹp đáng kể quyền phản biện của các tổ chức. Bản thân Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TW là một viện nghiên cứu của chính phủ nhưng khi phê phán chính phủ nhiều quá cũng bị thủ tướng nhắc nhở:

Người đứng đầu Chính phủ đề xuất Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương hoàn thiện hệ thống thể chế, “không nên phê phán Chính phủ nhiều nữa, cần tập trung vào làm”. (Vietnamnet, 8/12/2011)

Một quốc gia mà người lãnh đạo cao nhất không muốn nghe những lời nói trái của trí thức, chỉ thích nghe tâng bốc, nịnh bợ mình thành “thủ tướng xuất sắc nhất châu Á”, chỉ thích làm theo ý muốn chủ quan của mình thì làm sao quốc gia đó có thể phát triển trong một môi trường quốc tế cạnh tranh ở mức độ rất cao như hiện nay? Nguy hiểm hơn nữa là tư duy điều hành này của thủ tướng Dũng vẫn không có gì thay đổi dù thủ tướng đã phải chịu sức ép mà xin lỗi trước Quốc hội vào cuối năm 2012. Cứ nhìn những chỉ đạo trong thời gian gần đây của thủ tướng thì vẫn đầy những từ “quyết liệt”. Ngạn ngữ phương Tây có câu rất hay là: “You cannot teach an old dog new tricks” nghĩa là “Bạn không thể dạy trò mới cho một con chó già” rất đúng trong trường hợp này. Như vậy đã có thể nhìn thấy trước tương lai của Việt Nam trong những năm tới, nếu thủ tướng Dũng còn nắm quyền rồi.

Như đã nói ở trên, việc thủ tướng Dũng ở đâu, lĩnh vực nào cũng dùng từ “quyết liệt” cũng đã góp phần tạo nên một trào lưu ăn theo nói leo ở các quan chức thấp hơn. Bây giờ mở bất cứ văn bản nào của các bộ ngành, cơ quan hành chính mọi cấp, trong diễn đàn của hội đồng nhân dân, Quốc hội… đi đâu cũng thấy từ “quyết liệt”. Một người có IQ ở mức bình thường cũng thừa hiểu rằng với mức lương chính thức ở mức chưa đủ sống như hiện nay, muốn các viên chức nhà nước làm việc ở mức “bình thường” cũng đã khó chứ đừng nói là bắt họ “quyết liệt”. Từ “quyết liệt” may lắm chỉ phù hợp trong những tình huống khẩn cấp như chống bão lớn, cứu đói trên diện rộng… Dùng từ “quyết liệt” quá nhiều trong khi ai cũng biết là chả thể “quyết liệt” nổi chính là làm cho xã hội trở nên quen với thói dối trá, lãnh đạo thì thêm quen với việc hô hào suông những lời rỗng tuếch, thùng rỗng kêu to, mồm miệng đỡ chân tay.

Tóm lại, nếu thủ tướng Dũng và bộ máy dưới quyền vẫn tiếp tục giữ tư duy điều hành nền kinh tế theo kiểu “quyết liệt” như từ giữa năm 2006 tới nay thì thủ tướng càng Quyết, nền kinh tế sẽ càng Liệt hay nói đúng hơn là thủ tướng và bộ máy của mình đang Quyết (tâm) làm đất nước Liệt đi như thực tế đang diễn ra.

9-3-13

________________________________________
[i] Cùng với Phó thủ tướng lúc đó là ông Sinh Hùng đã ký văn bản ép các ngân hàng cho Vinashin vay 10.000 tỷ (Vneconomy, 25/9/2008) thì thủ tướng Dũng cũng chỉ đạo ngân hàng cho Tập đoàn điện lực EVN vay 10.000 tỷ để làm vốn lưu động (Tuổi trẻ, 6/9/2011)

(Viet-studies)

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Giao súng và quyền nổ súng cho CA cần lường hậu quả

(Kienthuc.net.vn) - “Thực tế vẫn tồn tại nhiều chiến sĩ công an có thái độ hống hách, nếu giao súng và quyền nổ súng cho những người này thì hậu quả khó lường”, TS Nguyễn Văn Khải bày tỏ lo lắng.
Làm rõ hành vi vi phạm nào có thể nổ súng?
Vừa qua, Bộ Công an ra dự thảo nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, trong đó có trường hợp nổ súng trực tiếp để vô hiệu hóa các trường hợp có dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện.
Ông Trần Vi Dân - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an (cơ quan chủ trì soạn thảo) lý giải sự cần thiết của việc ra nghị định: Thời gian qua tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn biến rất phức tạp, với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao, ở hầu khắp các địa phương, trên rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, quản lý và bảo vệ rừng, quản lý đất đai, giải quyết mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới, cửa khẩu, đấu tranh phòng chống tội phạm... Cụ thể, số liệu thống kê, báo cáo của các bộ ngành cho thấy từ năm 2002 đến tháng 6/2012, trên cả nước xảy ra trên 8.500 vụ với trên 13.700 đối tượng vi phạm. Cơ quan chức năng đã xử lý hình sự gần 6.900 vụ với trên 11.000 đối tượng. Trong đó trên 90% số vụ chống lại lực lượng công an.
Những hành vi chống đối gây nguy hiểm tính mạng người thi hành công vụ có thể nổ súng.
Ông Dân cho biết: “Tình trạng chống người thi hành công vụ thể hiện ý thức coi thường pháp luật của một bộ phận không nhỏ những người có hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì kỷ cương phép nước, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ. Nguyên nhân do chưa có quy định đầy đủ của pháp luật về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi này”
“Quy định này của dự thảo được đưa ra để bảo vệ người thi hành công vụ nhưng phải đảm bảo về mặt nguyên tắc không cho người thi hành công vụ lợi dụng quyền hạn nhiệm vụ của mình để xâm phạm trái pháp luật quyền lợi hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Cần xem xét hành vi chống đối cụ thể nào thì được nổ súng.
Trao đổi với PV Kiến Thức, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng, trước khi cho phép nổ súng cần làm rõ hành vi chống đối nào thì được nổ súng.
“Thực tế, cuộc sống vẫn tồn tại nhiều tệ nạn, nhiều băng đảng tội phạm hoạt động buôn lậu ma túy, đâm thuê chém mướn... Những đối tượng này rất manh động, sẵn sàng chống đối lại lực lượng an ninh. Khi đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng, lực lượng thi hành công vụ có thể nổ súng để trấn áp. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp khác thì cần xem xét làm rõ những hành vi nào bắn, hành vi nào không nên bắn. Ví như khi va chạm giao thông, họ vượt đèn đỏ, thậm chí chửi rủa, hay lấy tay tát lực lượng thi hành công vụ mà nổ súng bắn là không nên vì sẽ tạo bức xúc trong dư luận, gây xung đột xấu”, TS Nguyễn Văn Khải nhận định.

Cẩn trọng khi giao quyền nổ súng
Về phía lực lượng thi hành công vụ, ông Khải cũng có những lo lắng: “Ngay trong chính lực lượng thi hành công vụ vẫn còn những người ngạo mạn, hống hách. Báo chí đã đăng tải không ít vụ việc. Ví dụ như vụ trung tá Dương Văn Dũng, Phó trưởng Công an xã Tắc Vân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) bắn anh Huỳnh Nhật Quang (30 tuổi, ngụ ấp 2, xã Tắc Vân) bị thương trong lúc anh bị còng 2 tay tại trụ sở công an xã. Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, bị lực lượng công an xã này bắt, anh Quang đến xin xỏ. Sau đó có lớn tiếng và có hành động quơ tay, quơ chân với lực lượng làm nhiệm vụ nên bị khống chế, còng tay đưa về trụ sở công an xã. Tại đây, anh Quang bị ông Dũng dùng súng bắn bị thương ở mang tai. Điều đáng bàn là vị trung tá này qua lời đồng nghiệp nhận xét là người rất “thích” nổ súng. Nếu giao quyền nổ súng cho những người như thế này, không khác gì giao trứng cho ác”.
Vết thương do trung tá Dũng bắn anh Quang. (Ảnh: Thanh Niên)
Theo TS Nguyễn Văn Khải, hiện nay khống chế bắt giữ người phạm tội có nhiều biện pháp, có thể là bằng võ thuật, bằng công cụ hỗ trợ, biện pháp nghiệp vụ của người thi hành công vụ. Còn với việc "nổ súng trực tiếp" thì phải hết sức cân nhắc. "Nổ súng trực tiếp" thì chúng ta hiểu là "xử" ngay tại hiện trường, rất phức tạp và khó kiểm soát.
“Khi còn là quân nhân, trong trận đấu sinh tử một mất một còn, khi địch đã bị khuất phục thì tôi cũng chỉ bắt lại mà không nổ súng. Tôi cũng từng tham gia bắt nhiều vụ cướp, bị bọn cướp chống đối bằng vũ khí, tôi rút thắt lưng ra khống chế. Khi khống chế thành công, mọi người xúm lại định đánh nó, tôi không cho phép mà giải lên công an phường. Nếu khi đó tôi không bình tĩnh thì có khối chuyện đã xảy ra, thậm chí có án mạng. Quan trọng nhất của người thi hành công vụ là phải biết kiềm chế, tỉnh táo suy xét mọi việc, được vậy thì giao quyền nổ súng trong trường hợp cần thiết là có thể chấp nhận. Nhưng với những người nóng nảy, ngạo mạn thì không nên cấp phép”, TS Khải chia sẻ.
TS Nguyễn Văn Khải: Nên cân nhắc trước khi đề xuất và ban hành nghị định
TS Khải cho biết thêm: “Hiện nay, ngay trong Bộ luật Hình sự và Pháp lệnh 16 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã quy định rõ ràng về vấn đề này. Có hai trường hợp được bắn vào đối tượng vi phạm, thứ nhất là khi đối tượng đang sử dụng vũ khí, vũ lực đe dọa trực tiếp tới tính mạng người thi hành công vụ, người khác hay dùng vũ khí xâm phạm công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, cướp vũ khí của người thi hành công vụ...
Thứ hai là bắn vào phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa khi phương tiện đó bị đối tượng sử dụng để đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người dân, người thi hành công vụ, đối tượng phạm tội dùng để bỏ trốn...
Mọi trường hợp đều phải lưu ý chắc chắn không chở khách hoặc con tin. Người thi hành công vụ chỉ được nổ súng trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc giải cứu tính mạng, xử lý tình huống ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, trật tự xã hội. Nên quy định cho phép nổ súng với kẻ chống người thi hành công vụ cần xem xét, cân nhắc kỹ trước khi ban hành”.
 
 


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỤ XỬ LÝ ĐINH ĐỨC LẬP, TBT ĐẠI ĐOÀN KẾT

Đọc thêm:


14h hôm nay, Chi bộ báo Đại Đoàn Kết bắt đầu cuộc họp tại 66 Bà Triệu, Hà Nội.
Đến dự có Ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQ VN là ông Nguyễn Anh Xuân - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQ VN, bà Phạm Thu Hương - Phó Ban Dân chủ Pháp luật và bà Nguyễn Thị Hồng cán bộ Ủy Ban Kiểm tra MTTQ VN.
Ông Nguyễn Anh Xuân đã thông báo vắn tắt nội dung Kết luận giải quyết đơn tố cáo các sai phạm của Đảng viên Tổng Biên tập Đinh Đức Lập. Căn cứ theo nội dung đã trình bày tại Chi bộ thì có đến 80% nội dung của những người tố cáo là có cơ sở. Ông Nguyễn Anh Xuân nói: Đảng ủy yêu cầu Chi bộ kiểm điểm và đề nghị có hình thức kỷ luật nghiêm túc đối với Đảng viên Đinh Đức Lập về các sai phạm. Các Đảng viên phát biểu rất yếu ớt và không có tính chiến đấu. Phát biểu của Đảng viên Nguyễn Bá Tân được coi là nghiêm túc nhất khi cho rằng: Cả ba đồng chí xuống dự họp với Chi bộ đều không phải trong Ban chấp hành Đảng ủy chứ chưa nói đến trong Thường vụ Đảng ủy nên thành phần xuống dự chưa thích hợp; thứ hai: Đề nghị làm rõ và có hình thức kỷ luật nghiêm túc người vi phạm chứ không nên để sự việc kéo dài đến năm thứ 2 rồi và ngày càng gây nhức nhối dư luận.
Đến phần thứ hai của cuộc họp, ông Nguyễn Anh Xuân đưa ra phiếu trưng cầu: đề nghị "kỷ luật" hay "Không kỷ luật". 15 đảng viên có mặt (cả Đinh Đức Lập cũng tham gia bỏ phiếu) thì 9 phiếu đề nghị "Không kỷ luật" và 6 phiếu đề nghị "Kỷ luật".
Tỷ lệ phiếu này không có gì lạ khi phe nhóm của Đinh Đức Lập khá đông trong cơ quan. Một số đảng viên được y kết nạp vội khi về cơ quan; số khác được y lấy về và ban phát các chức vụ, bổng lộc.
Không có lẽ là đảng viên thì cứ tùy tiện cậy quyền vi phạm pháp luật và gây tổn hại đến uy tín danh dự của tập thể, quyền lợi của người lao động rồi sau đó được chi bộ họp bỏ phiếu xí xóa là được sao?. Tin rằng Đảng ủy MTTQ VN, đứng đầu là Bí thư Đảng ủy Vũ Trọng Kim nghiêm khắc kỷ luật đảng viên dưới quyền. Các đảng viên và người lao động ở báo Đại Đoàn Kết tin Chi bộ báo Đại Đoàn Kết sẽ họp sớm để làm mỗi một việc: Bỏ phiếu kỷ luật Đảng viên thoái hóa Đinh Đức Lập bằng hình thức: Cảnh cáo hay Khai trừ!
P.V


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Quy định thêm trường hợp nổ súng: Bản án tử hình khỏi phải qua xét xử?

Quy định thêm trường hợp nổ súng: Bản án tử hình khỏi phải qua xét xử?


Cảnh sát Việt Nam giải tán ngươi biểu tình chống Trung QuốcKami
-

Gần đây Bộ Công an vừa soạn thảo Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Chính phủ ban hành. Điều này đã khiến nhiều người lo lắng, vì sợ sẽ bị lực lượng công an lạm quyền trong việc vận dụng việc nổ súng để xử lý trong các tình huống thực sự cần thiết.
Theo dự thảo tờ trình của Bộ Công an về lý do cần thiết phải có nghị định này vì hiện tại tình trạng chống người thi hành công vụ đang diễn biến rất phức tạp, với tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao, phổ biến ở hầu khắp các địa phương, trên rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong các lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ, tài sản của Nhà nước. Đặc biệt là nó thể hiện thái độ coi thường pháp luật của một số công dân đã bất chấp sự ngăn chặn, trấn áp của những người được giao nhiệm vụ thực thi công vụ theo quy định của pháp luật. 
 
Nhưng trên thực tế hiện nay, trong hệ thống văn bản pháp luật đã có Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Pháp lệnh 16) ngày 30/6/2011, do Uỷ ban thường vụ QH ban hành. Pháp lệnh này gồm tổng cộng 6 chương và 37 điều, trong đó tại điều 22 đã quy định rất rõ. Cụ thể Điều 22 pháp lệnh 16 quy định những trường hợp được nổ súng lâu nay gồm:
Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc: Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng; Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay; Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra. Cụ thể như sau:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
  • 1. Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
  • 2. Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
  • 3. Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Việc đưa ra các số liệu thống kê từ năm 2002 đến tháng 6-2012, cho biết cả nước đã xảy ra 8.513 vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm. Trong đó trên 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở để chứng minh cho việc cần có thêm một Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng được cho là sự bao biện thiếu tính thuyết phục. Trước hết vì đã có Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Pháp lệnh 16) và trước thực trạng có rất nhiều người dân bị chết bất ngờ trong trụ sở công an thì tại sao không có thêm một nghị định quy định chi tiết hơn việc bảo vệ tính mạng của công dân? Mặc dù lý do của Bộ Công an cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Cụ thể tại Điều 22 của Pháp lệnh không đề cập tới trường hợp cá nhân công dân sử dụng vũ khí thô sơ tấn công cảnh sát trong các trường hợp như quy định cụ thể trên. Ví dụ dùng gậy gộc, gạch đá... để tấn công nhân viên cảnh sát, chiểu theo theo Điều 22 Pháp lệnh thì cảnh sát chưa được phép bắn. Nếu có quy định mới thì cảnh sát có thể bắn dân trong mọi trường hợp với lý do phòng vệ chính đáng. Thì đây mới thấy hết sự nguy hiểm của Nghị định mới này (nếu có) vì với việc quy định cán bộ thi hành công vụ được phép nổ súng trực tiếp vào người chống đối sẽ không khác việc gắn cho mỗi công dân một bản án tử hình khỏi phải qua xét xử. Rồi sẽ có những lúc chỉ vì người dân tranh cãi với cảnh sát cũng có thể bị bắn và sau đó bị gắn thêm hành vi chống người thi hành công vụ. Nhưng dù sao nếu Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng mà được thông qua, thì sự đối đầu giữa người thi hành công vụ và người chống thi hành công vụ lại càng tăng lên. Khi đó chắc chắn là khi thi hành sẽ có không ít sai sót và chính từ đó sẽ càng làm xấu đi hình ảnh của cơ quan thực thi pháp luật.
Cũng có ý kiến cho rằng việc ban hành một Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, mà mục đích chính là hiện nay chính quyền đang rất lo lắng sẽ xảy ra các biến động chính trị. Nhất là vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay, khi mọi mặt của cuộc sống đã sa sút trầm trọng ở mức không thể sa sút hơn. Cộng với uy tín chính trị của đảng CSVN đã xuống mức thấp nhất chưa từng có. Được biết ở Ba lan, vào năm 1989 trong thời khắc chuẩn bị chuyển sang chế độ dân chủ, chính quyền cộng sản cũng cho áp dụng luật cho phép bắn những ai chống đối người thi hành công vụ. Đặc biệt là cảnh sát sẽ sử dụng quyền này khi giải tán đám đông xuống đường khi chính quyền lo sợ sẽ dẫn tới bạo loạn.
Việc Bộ Công an đề xuất Dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ nghiêm trọng cũng cả là một vấn đề lớn. Chứ có thể nó không đơn giản như chúng ta nghĩ, trong trường hợp lòng căm phẫn của dân chúng đang lên cao thì việc cảnh sát nổ súng vào đám đông thì không khác gì ném lửa vào một bãi xăng.
 
Khi đó tất cả sẽ bùng cháy. Ngày 10 tháng 3 năm 2013
© Kami




Copy từ: Kami (RFA’ blog)

VIỆT NAM KHÔNG THUA HOA KỲ

Nếu nước Mỹ tự hào nền khoa học tiên tiến hàng đầu thế giới từ những phát minh của các trường đại học danh tiếng như Califorinia Institute of Technology trong chương trình đáp xuống sao Hỏa hồi ngày 06/8/2012, sau 7 tháng phóng đi của xe thám hiểm Curiosity đáng tự hào như video Clip mô phỏng sau:
Thì các trường đại học cảnh sát và an ninh Việt Nam cũng không kém cạnh trong đào tạo ra những thế hệ công an trung thành với đảng trong sự nghiệp chuyên chính vô sản với dân như video clip sau:
Khi chưa được hợp pháp hóa công an được phép bắn dân chống lại "người thừa hành công vụ" mà đã như vậy thì, khi đã được hợp pháp hóa việc đề xuất cho phép bắn người chống lại cán bộ thi hành công vụ thì sẽ ra sao, khi tư pháp, lập pháp và hành pháp là một, dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản cầm quyền?
Ai bảo Việt Nam kém hơn Hoa Kỳ? Rất đáng để "tự hào" cho chế độ vì dân, do dân và của dân mà không có tam quyền phân lập và đơn nguyên chính trị, đồng thời chính trị hóa quân đội đấy chứ?

Ai chê nền giáo dục Việt Nam mình phản biện đến cùng!
Tư gia, 21h08' ngày thứ Hai, 11/3/2013
 
 
 


Copy từ: BS Hồ Hải

TS Hoàng Chí Bảo : 'Vì dân nên phải hiến định điều 4' (1)

culibason "phản biện" với ông "ráo sư tiến sỹ" bưng bô Hoàng Chí Bảo nhân đọc: 'Vì dân nên phải hiến định điều 4' (1)


culibason

http://Vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/111894/-vi-dan-nen-phai-hien-dinh-dieu-4-.html:

          
     chân dung ông ráo sư tiến sỹ bưng bô Hoàng Chí Bảo

Ông TS Hoàng Chí Bảo này học ở đâu mà nói năng thô thiển, ngang ngược, không có một chút lý luận nào hết. Ông cứ nói lấy được thì người ta còn coi ông ra gì. Ông bảo đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà nước là thống nhất. Ông căn cứ vào đâu để nói đảng với nhân dân là thống nhất? Đảng của ông dùng bạo lực để cai trị. 


Nhân dân là những người bị đảng các ông đè đầu xuống để cai trị. Họ đâu có bầu cho đảng của ông cầm quyền mà ông bảo rằng đảng với nhân dân là thống nhất? Nếu ông bảo đảng và nhà nước là thống nhất thì đúng, hoàn toàn đúng. Bởi vì, đảng đẻ ra nhà nước và bảo nhà nước phải kiếm tiền để nuôi đảng. Đảng và nhà nước là một, cùng nhau ăn chia trên số tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, nhứt là của dân nghèo. Nhân dân là kẻ bị đảng và nhà nước áp bức, bốc lột thì làm sao mà thống nhất với đảng và nhà nước của các ông được?  Những người dân bị nhà nước cướp đất,  vác đơn đi khiếu kiện thì các ông bảo họ là bọn phản động gây rối an ninh trật tự công cộng, làm phương hại đến quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của nhân dân. Ông lý luận cái kiểu gì lạ đời vậy?  Một người bị cướp,  nên đi kiện kẻ cướp thì làm phương hại đến quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc của mình. Ông có bị mất trí không ?  Ông nói bảo vệ dân là bảo vệ đảng. Ý ông muốn nói chính những thằng dân ngu khu đen này làm ra của cải để nuôi đảng. Nếu không có họ thì đảng của ông làm sao mà sống, có đúng không?  Nên phải bảo vệ họ. Nếu thế, đảng của ông bảo vệ dân cũng giống như một người nuôi heo hay nuôi gà bảo vệ cho chúng mau lớn để ăn thịt, chớ có tử tế gì đâu?  Bộ ông tưởng người dân không biết à?  Nhưng ông phải nhớ:  "Con giun xéo lắm cũng oằn".  Ông bảo đảng có đầy đủ phẩm chất đạo đức xứng đáng để cầm quyền. Thế còn cái bầy sâu mà ông Tư Sang, CTN nói thì nó ở trong đảng hay trong nhân dân?   Cái bầy sâu này nó ăn bất cứ thứ gì:từ tiền bạc, vàng lá , kim cương cho tới xi măng, sắt thép, gạch đá, đất đai, cây gỗ.v.v.  Nó nhai tuốt luốt hết. Hình như ông cũng thấy mà không dám nói, vì sợ nó nhai xác ông luôn, có đúng không?  Ông bảo Điều 4HP thuận với lòng dân và phù hợp với xu thế phát triễn của xã hội hiện đại?

Có thật vậy không? Thế sao các nước Đông Âu, Nam Tư và Liên Sô sụp đổ tan tành hết trơn vậy? Chắc là họ phản động, phải không?Ông bảo người dân thiếu hiểu biết,thiếu thông tin. Nên đòi bỏ Điều 4HP.  Ông lại nói ngược nữa rồi. Trên thế giới, có trên hai trăm quốc gia theo chế độ Dân Chủ, Tự do, phát triễn giàu mạnh, trong khi chỉ có bốn nước theo CNCS là Trung quốc, Việt nam, Bắc hàn và Cu ba thì cố lội ngược dòng tiến hóa của nhân loại.  Ngoại trừ TQ, nhờ Mỹ giúp để giao thương với các nước Dân chủ, Tự Do mà phát triễn được kinh tế. Còn VN, Bắc hàn, Cu ba thì lẹt đẹt ở cuối bảng xếp hạng về mức sống theo tiêu chuẩn của LHQ. Vậy, cái xu hướng phát triễn của xã hội hiện đại mà ông nói đó,  đếm từ trên xuống dưới hay đếm ngược từ dưới lên trên?  Người ta đếm xuôi, ông lại đếm ngược.  Sao kỳ vậy, ông T/S? Ông kiểm lại xem có lấy lộn bằng T/S của ai đó không? Tội nghiệp người ta lắm. Tôi khuyên ông nên trả lại cho họ để còn làm người tử tể,  văn minh một chút nhé!  Xin chào ông!




Copy từ: Diễn Đàn Công Nhân

Mấy chất vấn gửi ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết



Huỳnh Kim Báu
(Nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM)

Đọc bài “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự ngụy tạo có chủ đích!”, tôi rất ngạc nhiên về nhận định của “Nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị”, căn cứ vào “kết quả” của cuộc “điều tra” do các tác giả thực hiện ở Hà Tĩnh, cho rằng “đa số tên người dân ký tên trên bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 hiện đang phát tán trên một số trang mạng là giả mạo” vì “Tại sao lại có nhiều bà con nông dân Hà Tĩnh ký tên trên mạng như vậy, trong khi nhiều người còn mơ hồ về internet” và vì “Người nông dân quanh năm vất vả lo làm ăn, họ lấy đâu ra thời gian mà lướt web, để ký tên kiến nghị những điều mà bản thân họ không hiểu”. Nhóm tác giả còn “trăn trở và tự hỏi”: “Vì sao họ lại kiến nghị những điều mà họ thừa biết sẽ làm rối loạn đất nước? Liệu có phải nhiều người dân bất bình với Đảng, Nhà nước đến vậy, khi mà Đảng, Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống của họ ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn?”.
Xin ông Tổng Biên tập Đinh Đức Lập giải thích những thắc mắc của tôi.
1/ Về công lao của Đảng Cộng sản lèo lái con tàu quốc gia đem lại tự do, cơm no áo ấm cho Dân tộc Việt Nam, tôi hỏi ông các quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia,... có thịnh vượng, giàu có và tự do hạnh phúc hơn Việt Nam không? Các quốc gia đó có Đảng Cộng sản cầm quyền hay không?
2/ Chủ xướng Kiến nghị 72 là những trí thức tiêu biểu, nếu muốn sử dụng thủ thuật ngụy tạo chữ ký của nông dân, chắc chắc quí vị đó không ai ngây thơ tập trung danh sách ngụy tạo ở tại một địa phương Hà Tĩnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2011 tỉnh Hà Tĩnh có 1.229.300 người. Theo bài báo, “tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng internet chỉ chiếm 20-30% trên toàn địa bàn tỉnh”, nghĩa là khoảng 245.000–368.000 người. Còn nếu hiểu 20-30% ở đây không phải là đối với số dân nói chung của toàn tỉnh, mà chỉ là đối với tổng số người dân nông thôn Hà Tĩnh mà thôi, thì số người ở nông thôn sử dụng internet cũng vào khoảng 170.000-250.000 với giả định dân nông thôn ở Hà Tĩnh chiếm 70% dân cư trong tỉnh. Danh sách những người ký kiến nghị cho đến nay là gần 9.000 người. Cho dù cả 9000 người này đều là người Hà Tĩnh, thì vẫn còn thua xa con số hàng trăm ngàn như đã phân tích ở trên. Đó là chưa kể người ký tên không nhất thiết phải tự mình truy cập internet! Như thế, lập luận của “nhóm phóng viên Thời sự - Chính trị” đã tự mâu thuẫn!
3/ Trong thời gian qua có nhiều người ký tên trong bản kiến nghị phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, về thực thi quyền con người, về việc trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã bị nhân viên an ninh răn đe, khủng bố với nhiều hình thức. Do đó việc không công bố trên mạng địa chỉ cụ thể của những người ký tên sau danh sách 72, là nhằm bảo vệ an ninh cho các công dân đã tham gia ký tên trong bản kiến nghị, thiết tưởng là điều dễ hiểu. Việc trang mạng Bauxite Việt Nam yêu cầu người ký tên “ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ”, không có nghĩa là phải nhất thiết công bố tất cả thông tin đó. Các tác giả bài báo trên không thể vin vào đó để đi đến kết luận hàm hồ rằng: “Như vậy có thể thấy, ngay việc đưa tên người ký đơn kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, những người chủ trang mạng này đã không tôn trọng chính tiêu chí mà họ đưa ra ban đầu”.
Nếu ông Tổng Biên tập Đinh Đức Lập không trả lời được mấy chất vấn trên, thì tôi buộc phải cho rằng tờ báo Đại Đoàn Kết đã được sử dụng để cùng với bộ máy an ninh răn đe, khủng bố những người ký kiến nghị 72.
H. K. B.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam

Phỏng vấn ĐTT Thích Quảng Độ về tuyên bố hậu thuẫn dân chủ đa nguyên và đa đảng

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2013-03-10

Hòa thượng Thích Quảng Độ
Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện
RFA file Screen capture


Thông tín viên Ỷ Lan của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về lời kêu gọi ủng hộ dân chủ đa nguyên của Ngài.

Tôn giáo và tổ quốc

Ỷ Lan: Kính bạch Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vừa qua từ Thanh Minh Thiền viện ở Saigon Đức Tăng Thống đã ban hành Lời tuyên bố hậu thuẫn cho Dân chủ đa nguyên. Kính xin Đức Tăng Thống cho biết lý do vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã lên tiếng như thế?
ĐTT Thích Quảng Độ: Đơn giản lắm, là vì người xưa nói đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Nghĩa là người ta cùng một lập trường với nhau thì rất thêm thông cảm lắm.
Bởi vì Giáo hội cũng mấy chục năm nay đang và vẫn tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ đa nguyên. Cách đây đã 13 năm, tức là vào năm 2001, Giáo hội đã lên tiếng kêu gọi cho một nền chính trị đa nguyên, đưa ra Tám điểm cứu nguy đất nước. Rồi đến năm Ất Dậu, 5 năm sau, lại kêu gọi dân chủ đa nguyên mà gọi là Ba Đảng. Tức là một đảng khuynh tả, một đảng khuynh hữu và đảng trung lập. Như vậy, nói đến vấn đề tranh đấu cho dân chủ, tự do cho Việt Nam thì có thể nói là Giáo hội đi đầu.
Bởi vì những năm đó cũng rất là ít ỏi, vắng tiếng nói của các đoàn thể khác. Bây giờ đây tôi mừng cái là những tổ chức đang lên tiếng đây. Chẳng hạn như “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” của 72 vị đảng viên cao cấp. 72 người đó toàn là công thần của chế độ. Thế rồi “Lời tuyên bố của các Công dân Tự do” cũng phần lớn là đảng viên cả. Thì chính bây giờ những người Cộng sản họ đang ý thức vấn đề bây giờ không dân chủ tự do hóa thì đất nước vẫn cứ tụt hậu. Không thể nào theo đuổi được cho kịp đà tiến của các nước khác.
Mình là thành phần của một dân tộc, một đất nước, dù mình theo tôn giáo nào, thì trước hết mình phải có bổn phận, có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước mà cái giáo hội đó đang liên kết với, chặt chẽ với, tức là tổ quốc Việt Nam.
ĐTT Thích Quảng Độ
Như sự sụp đổ kinh tế vừa rồi chẳng hạn. Cũng chỉ vì độc đảng đấy thôi. Chứ nếu đa đảng thì người ta kiểm soát lẫn nhau, nền kinh tế không đến nỗi bi đát như hiện giờ.
Bây giờ vấn đề dân chủ hóa là vấn đề có thể nói quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Mà bây giờ các giới từ trong đảng Cộng sản họ cũng đã ý thức điều đó. Đó là dấu hiệu rất mừng.
Ỷ Lan: Đức Tăng Thống có nhắc đến việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đi đầu trong việc đòi hỏi dân chủ đa nguyên. Xin hỏi Giáo hội là một tổ chức tôn giáo, cần tự do tôn giáo, sao lại cần dân chủ đa nguyên?
ĐTT Thích Quảng Độ: Bởi vì tôn giáo đâu có thể tách rời được cuộc sống của toàn dân? Mình là thành phần của một dân tộc, một đất nước, dù mình theo tôn giáo nào, thì trước hết mình phải có bổn phận, có trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước mà cái giáo hội đó đang liên kết với, chặt chẽ với, tức là tổ quốc Việt Nam.
Dù tôn giáo nào cũng thế. Mình thờ Phật, thờ Chúa, bất cứ ai... Nhưng trên hết và trước hết là mình phải có Tổ quốc, Tổ Hùng Vương và Tổ quốc. Mà nếu tổ quốc mất thì mình, Phật pháp còn đâu ở cái đất nước này? Chẳng hạn như bây giờ Cộng sản để Tàu mà nó chiếm đi, thì Phật giáo cũng tiêu vong thôi. Cho nên cơ bản vẫn phải là Tổ quốc. Mà Đức Phật cũng dạy vậy.
Thành ra mối quan tâm ấy là của chung, của toàn dân Việt Nam, không phân biệt tôn giáo hay là dân tộc này dân tộc khác. Tất cả sáu mươi mấy dân tộc đang sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với sự tồn vong của đất nước Việt Nam. Thì Giáo hội là một trong đó, nên Giáo hội phải quan tâm.

Ý dân là ý trời

thichquangdo081712i_200.jpg
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear và Thượng tọa Thích Quảng Độ bắt tay sau cuộc thảo luận về tự do tôn giáo và nhân quyền tại TPHCM ngày 17/8. Courtesy US Embassy.
Ỷ Lan: Bạch Hòa thượng nhắc đến hai bản văn "Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp" và "Lời tuyên bố của các Công dân Tự do" gợi ý từ bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì kính xin Đức Tăng Thống cho biết có điều gì quan trọng trong hai văn kiện này khiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất quan tâm hậu thuẫn? ĐTT Thích Quảng Độ: Cái “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp” rất quan trọng là bởi vì cái Hiến pháp hiện hành đặc biệt Điều 4 dành toàn quyền cho Đảng Cộng sản lãnh đạo đất nước, thì như vậy là họ độc quyền lãnh đạo tất cả các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục. Tất cả đều do Cộng sản chỉ huy và đặt kế hoạch, như vậy họ chỉ làm trước hết củng cố vị thế cho Đảng Cộng sản.
Tôi mừng cái là ngay giờ đây Kiến nghị này cũng như cái bản Công dân Tự do đây, không là tất cả nhưng hầu hết là đảng viên Cộng sản chủ trương, đề xướng, mong rằng toàn dân nhân cơ hội này cũng nên lên tiếng, mười người lên tiếng, trăm người lên tiếng, rồi nghìn người lên tiếng, trăm nghìn người lên tiếng, thì tôi tin chắc rằng Đảng Cộng sản không thể làm lơ được nữa.
Ỷ Lan: Câu hỏi chót, kính xin Đức Tăng Thống có lời gì gửi đến đồng bào các giới và đồng bào Phật tử?
ĐTT Thích Quảng Độ: Tôi mong muốn rằng tất cả Tăng Ni, Phật tử hoặc toàn dân Việt Nam nữa, nỗ lực ủng hộ hai cái Văn kiện này để cho nó có thể đi đến thực hiện hóa một cách tốt đẹp.
Tôi cũng mong Đảng Cộng sản biết lắng tai nghe tiếng nói của dân, điều hành vận nước như thế nào cho nó phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của dân. Mà người dân thì thực sự ra tôi biết, tôi đã sống gần dân tôi biết, tính họ cộc lắm, đòi mãi mà không được là họ nổi xung đó. Mà họ nổi xung thì khó ngăn cản. Có thể rồi vạn người họ tràn ra đường. Không lẽ các ông bắn giết hết ư? Không được đâu ! Người xưa thì gọi là Ý dân là Ý trời.
Cho nên nhân dịp này tôi cũng đề nghị với Đảng Cộng sản là nên lắng nghe nguyện vọng của toàn dân trong lúc này mà thỏa mãn đi, để tránh một tai họa lớn, rất là nguy hiểm, không phải chỉ riêng đảng Cộng sản thiệt thòi đâu mà toàn dân cũng thiệt thòi.
Ỷ Lan: Xin cám ơn Đức Tăng Thống đã dành cuộc phỏng vấn đặc biệt này cho Đài Á Châu Tự Do.




Copy từ: RFA

AFP: Ngày mai, bán đảo Triều Tiên sẽ biến thành chiến trường


Chủ nhật 10/03/2013 19:39
(GDVN) - Bán đảo Triều Tiên sẽ trở thành một chiến trường vào ngày mai (11/3) khi cả quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc cùng khởi động cuộc tập trận quy mô lớn trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền đang leo thang mạnh mẽ.

Quân đội Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc tập trận thường niên quy mô lớn.

Nhiều lời đe dọa đã được cả hai bên đưa ra và các nhà phân tích lo ngại rằng chỉ cần một tính toán sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu hay xung đột nghiêm trọng. 

Ngọn lửa căng thẳng bùng lên sau khi LHQ quyết định thông qua các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng liên quan tới vụ nổ hạt nhân tháng 2/2013 và phóng tên lửa tháng 12/2012. Triều Tiên đã ra tuyên bố hủy Hiệp định đình chiến 1953, rút khỏi Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau ký kết với Seoul, tiến hành chiến tranh thống nhất đất nước và tăng cường răn đe hạt nhân.

Hàn Quốc, vốn thường nhún nhường trước những lần đe dọa trước đó của Triều Tiên, đã bất ngờ đưa ra một phản ứng cứng rắn khi hứa hẹn sẽ đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên.

Ngày 11/3, quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẽ khởi động cuộc tập trận thường niên tên gọi Key Resolve. Mặc dù phần lớn cuộc tập trận chung này được mô phỏng trên máy tính nhưng vẫn có một số bài tập thực tiễn với sự tham gia của hàng ngàn binh sĩ.

Binh sĩ Hàn Quốc tăng cường giám sát trên hòn đảo biên giới Yeonpyeong ở Hoàng Hải trước ngày tập trận trong bối cảnh Triều Tiên đe dọa trả đũa.

Bình Nhưỡng đặc biệt nhạy cảm với việc Mỹ đưa quân tới bán đảo Triều Tiên dường như cũng đã sẵn sàng cho một cuộc tập trận trên quy mô lớn với sự tham gia của tất cả các cánh quân chủ lực. 

"Được khuyến khích bởi vụ phóng tên lửa và thử nghiệm hạt nhân thành công, Triều Tiên đang đầy ắp khí thế", Yoo Ho-Yeol, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hàn Quốc cho biết.

Ông cũng cảnh báo rằng bán đảo Triều Tiên đã có đầy sự hiểu lầm và nguy cơ xảy ra đụng độ là "đáng kể", đặc biệt là ở gần khu vực biên giới biển.

Bruce Klingner, một chuyên gia Hàn Quốc tại Washington cũng cho rằng nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm và leo thang đã được nâng cao bởi các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đều là những nhà lãnh đạo mới. 

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở độ tuổi còn "thiếu kinh nghiệm và có thể vấp ngã" .

Ông Klingner cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở độ tuổi còn "thiếu kinh nghiệm và có thể vấp ngã" do có thể được khích lệ bởi ý tưởng cho rằng "Mỹ và Hàn Quốc đã không phản ứng quân sự đối với các hành vi khiêu khích của Triều Tiên trước đây".

Trong khi đó, Tổng thống mới nhậm chức 2 tuần của Hàn Quốc Park Geun Hye cũng có thể đưa ra tính toán sai lầm trong bối cảnh đối mặt với sự bế về tắc chính sách đối với Bình Nhưỡng. Hôm 8/3, bà Park đã thừa nhận rằng tình hình an ninh đã trở nên "rất nghiêm trọng" nhưng cho biết sẽ phản ứng "mạnh mẽ" với bất kỳ hành động khiêu khích nào từ Triều Tiên. 

Nhiều nhà phân tích cho rằng Bình Nhưỡng đã đẩy căng thẳng đi đến điểm không còn lựa chọn nào khác buộc phải thực hiện một số hành động như tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật.

"Chúng tôi đang chờ đợi hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên trong những tuần tới", ông Victor Cha, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hàn Quốc cho biết.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng Triều Tiên hiện đang tiến hành một hành động khiêu khích quân sự giống như đã từng thực hiện trong các đợt Hàn Quốc có Tổng thống mới, kể từ năm 1992" - ông nói thêm.


Nguyễn Hường (nguồn AFP) 
 

Copy từ: GDVN