CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Hòa thượng Thích Quảng Độ lên tiếng phản đối bản Tuyên bố chung VN-TQ

Đứng trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc phương của Nhà nước CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng, Ni, không phân biệt Giáo hội nào, cùng Phật giáo đồ toàn quốc và hải ngoại hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó với nguy cơ mất nước, và vãn hồi nhân quyền, dân chủ làm động cơ cho sự phát triển, để gìn giữ quê cha đất tổ trong sự an lạc, hòa ái, huynh đệ...


*

Thông cáo báo chí ngày 8.7.2013
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế - Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ thay mặt Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN nhận định về sự đánh mất chủ quyền Việt Nam qua bản Tuyên bố Bắc Kinh – Hà Nội ngày 21.6.2013 
PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
PARIS, ngày 8.7.2013 (PTTPGQT) - Từ ngày 19 đến 21.6 vừa qua nhận lời mời của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung quốc. Tại đây ông Sang đã hội đàm với Trung quốc để đưa cuộc “hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung lên tầm cao mới”thông qua cuộc ký kết 10 văn kiện hợp tác trên tất cả mọi lĩnh vực từ quốc phòng, kinh tế, tài chính, thương mại, xã hội, nghề cá ở vùng vịnh Bắc bộ cho đến lĩnh vực đào tạo cán bộ, tuyên giáo, tuyên truyền của hai Đảng Trung – Việt, và ngoại giao quốc tế.
Nói tóm là “hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình”. Trên đại cục chiến lược toàn cầu của Trung quốc, thì chiến lược của hai Đảng anh em, hai Nhà nước cộng sản anh em Việt Trung là “Hai hành lang một vành đai”. Trọng tâm các điều trên đây gói ghém trong Tuyên cáo chung Trung quốc – Việt Nam công bố tại Bắc Kinh ngày 21.6.2013.
Nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ đã lên tiếng về sự đánh mất chủ quyền nước ta trên Biển và trên Đất qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh – Hà Nội ngày 21.6. Viện Tăng Thống vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris để phổ biến. Xin mời bạn đọc theo dõi toàn văn bản Nhận định ấy sau đây:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Thanh Minh Thiền viện
90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon
Phật lịch 2557 
Số : 03/VTT/TT
Nhận định của Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN về sự đánh mất chủ quyền Việt Nam trên Biển và trên Đất qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh – Hà Nội ngày 21.6.2013.
Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lấy làm lo lắng cho sự đánh mất chủ quyền Việt Nam trên Biển và trên Đất sau khi đọc toàn văn bản Tuyên bố chung gồm 8 điểm công bố tại Bắc Kinh ngày 21.6 vừa qua khi kết thúc chuyến viếng thăm Trung quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang do lời mời của Chủ tịch nước Trung quốc Tập Cận Bình.
Đại diện cho Phật tử Việt Nam, thành phần đông đảo không ngừng đóng góp máu xương và trí tuệ để bảo vệ chủ quyền nước Việt từ thời cổ đại và suốt quá trình lịch sử hai nghìn năm qua, chúng tôi vô cùng quan ngại về nội dung bản Tuyên bố chung này.
Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm.
Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng, là “Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ”.
Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn tốtđể xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ XXI với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung quốc là tự cứu mình) đưa đăng trên báo Cộng sản Tàu Cứu vong nhật báo năm 1940 tại Quế Lâm.
Chuyến viếng thăm Trung quốc trước đây của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, hôm 11.10. 2011, ông Trọng cũng đã thỏa thuận với Bắc Kinh cái gọi là “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Tức không gì khác hơn sự lập lại kế sách của ông Đặng Tiểu Bình: “Gác tranh chấp, cùng chung khai thác”. Tuy nhiên người ta đã giấu đi vế đầu của kế sách xâm lược ấy: “Chủ quyền của ta (tức Trung quốc) - Gác tranh chấp - Cùng chung khai thác”.
Bản Tuyên bố chung còn đề cập đến “Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc bộ”. Nhưng tuyệt nhiên ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không một lời bênh vực bao thảm cảnh giết chóc, tù đày, cướp thuyền của ngư dân đất Việt do Trung quốc gây hấn nhiều năm qua.
Hai bên sẽ “sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia”. Thế là chủ nghĩa diệt chủng văn hóa Việt thông qua những Trung tâm Văn hóa Hán, mà người ta đã chứng kiến gần 500 Viện Khổng Tử thiết lập trong 96 quốc gia trên thế giới. Đây chính là Quyền lực nhuyễn (soft power) chứ không bằng súng đạn, Trung quốc xâm lược thế giới qua hình thức thực dân văn hóa, đi kèm với chủ trương di dân và kinh tế tài chính để chinh phục toàn cầu.
Xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày nay là thiên đường của giới tham quan ô lại và tư bản đỏ, nhưng lại là địa ngục cho hàng chục triệu công nông.
Trước sau như một, chủ trương của Đảng Cộng sản là phải tiêu diệt Phật giáo hay biến tướng đạo Phật thành thói tục mê tín dị đoan để làm công cụ cho Đảng suốt 38 năm qua, khiến cho GHPGVNTN mất khả năng trong mọi công cuộc tham gia chận đứng các tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức, nhằm phục hồi nhân phẩm, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người con Phật không thể khoanh tay đứng ngó hay chỉ thắp hương cầu nguyện, mà phải đem từng biệt nghiệp chuyển hóa cộng nghiệp ác hành.
Đứng trước tình trạng quy hàng và nô lệ Bắc phương của Nhà nước CHXHCNVN và Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN kêu gọi chư Tăng, Ni, không phân biệt Giáo hội nào, cùng Phật giáo đồ toàn quốc và hải ngoại hãy kết liên thành sức mạnh với mọi thành phần dân tộc để đối phó với nguy cơ mất nước, và vãn hồi nhân quyền, dân chủ làm động cơ cho sự phát triển, để gìn giữ quê cha đất tổ trong sự an lạc, hòa ái, huynh đệ.
Thanh Minh Thiền Viện, ngày 06.7.2013
Thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN
Đệ Ngũ Tăng Thống
(ấn ký)
Sa môn THÍCH QUẢNG ĐỘ


Copy từ: Dân Làm Báo

ĐƠN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TRẦN THÚY NGA - HÀ NAM

                            Đơn tố cáo và yêu cầu giải quyết


Kính gửi: Bộ trưởng công an Trần Đại Quang.


Đồng kính gửi: Bộ chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam

Tên tôi: Trần thị Nga. Số CM 168125829. Sinh ngày 28/04/1977
Địa chỉ thường trú: Xóm 3 - Đồng Phú - Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam.
Đ/C tạm trú: Đường Trần Thị Phúc, tổ 8, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ lý, Hà nam.
Điện thoại: 0972572585
Bản thân tôi là một công dân của nước Việt nam chưa hề vi phạm pháp luật. Nhưng trong thời gian qua bản thân và gia đình tôi liên tục bị những kẻ lạ mặt và công an rình rập, quấy nhiễu, đánh, cướp tài sản, rải truyền đơn, nhắn tin đe dọa giết, bắt cóc đánh đập, giam cầm trái phép.
 Tôi đã nhiều lần làm đơn, cung cấp bằng chứng gửi cơ quan Công An, xã, phường, tỉnh, và bộ công an yêu cầu điều tra ngăn chặn, khởi tố theo quy định của pháp luật nhưng họ không dám  nhận bằng chứng. Đặc biệt là tôi không nhận được sự điều tra và trả lời từ phía cơ quan Công an. Trong khi những kẻ gian và công an vẫn liên tiếp hãm hại mẹ con tôi với tính chất càng ngày càng tàn ác.
  Tôi xin trình bày như sau:


1. Những lá đơn tôi gửi đến cơ quan Công an yêu cầu điều tra những kẻ rải truyền đơn ngày 04 và ép xe dọa giết mẹ con tôi sáng 5 tết năm 2012 gởi CA xã Nguyên lý, huyện Lý Nhân thì lập tức tối hôm đó gia đình tôi bị gần 100 Công an các loại bao vây, sáng 6 tết tôi lên CA xã làm việc thì bị rất nhiều CA mặc sắc phục chặn, quát mắng, áp giải tôi trong đó có người CA họ Cao, tên Thắng mã số 345-688 và kẻ ép xe dọa giết mẹ con tôi sáng 05, khi đó tôi đã chỉ mặt kẻ ép xe dọa giết tôi cho những người CA mặc sắc phục yêu cầu họ điều tra thì những kẻ mặc quần áo CA đó đã quát bắt tôi đi tiếp không hề điều tra mặc nhiên để kẻ đe dọa giết tôi cùng trong đoàn CA áp giải tôi lên công an xã. Điều đó chứng minh ngành công an đang trực tiếp và bảo kê cho kẻ gian đe dọa giết mẹ con tôi.
2. Sáng ngày 24/03/2012 nhà tôi bị rất nhiều kẻ mặc thường phục và công an mặc sắc phục cảnh sát giao thông bao vây trong đó có những kẻ đã nhiều lần tôi gặp và phải làm việc với họ theo giấy mời tại Phòng bảo vệ chính trị công an tỉnh Hà Nam như tên ""Công"" và tên Nguyễn Đức Thống tôi từng gặp hắn mặc quân phục làm việc trong khối an ninh công an tỉnh Hà nam cùng những kẻ khác mà tôi đã gặp mặc thường phục trong khối an ninh công an tỉnh Hà Nam. Khi mở cửa đi ra ngoài có cầm theo máy ảnh tôi đã bị một trong số những kẻ gian đó cướp máy ảnh và đánh vào bụng khi tôi đang mang thai, lúc rằng co với kẻ cướp tôi đã bám vào tay tên mặc quần áo Công an giao thông yêu cầu anh ta giúp đỡ vì tôi đang bị cướp, tên CAGT đó không giúp mà hất tay tôi ra mặc kẻ cướp đánh và cướp tài sản của tôi. Tôi phải chạy thoát thân vào nhà khóa cửa lại thì lập tức CA phường Hai Bà Trưng đến bảo vệ kẻ cướp quát nạt, đưa giấy mời yêu cầu tôi đến CA phường làm việc với lý do kẻ cướp đã báo CA phường việc họ cướp máy ảnh của tôi. Còn những lần nhà tôi bị kẻ gian khóa, buộc dây thép cửa ngoài khi mẹ con tôi trong nhà, và lần bị kẻ gian nhỏ keo 502 vào ổ khóa tôi gọi điện báo CA phường đến điều tra hiện trường thì phải nhiều tiếng đồng hồ sau với nhiều cuộc điện thoại thúc dục thì CA mới đến lấy lệ. Ngày 29/05/2012 CA phường đã trả lại tôi máy ảnh với kết luận chưa tìm ra kẻ cướp máy ảnh của tôi. Ngày 10/7/2012 tôi yêu cầu CA phường nhận bằng chứng là đoạn Video có mặt kẻ cướp và tên Công an giao thông yêu cầu điều tra khởi tố theo quy định của pháp luật thì CA phường không nhận. Tôi tiếp tục  3 lần gửi đơn tới CA phường, CA tỉnh, bộ công an yêu cầu nhận bằng chứng để điều tra mà không cơ quan nào dám nhận.  Điều đó chưng minh ( Cơ quan công an chính là thủ phạm trong vụ cướp máy ảnh và đánh vào bụng khi tôi đang mang thai  nên mới không dám nhận bằng chứng để điều tra khởi tố tội phạm theo quy định của pháp luật)


3. Sáng ngày 30/06/2012 khi tôi bế con trai tôi là Trần Văn Phú sinh ngày 26/3/2010  ra đường đón xe lên Hà Nội chơi ngày cuối tuần để ngày mai 01/07 cùng nhân dân Việt nam biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược biển đảo khi mời thầu khai thác dầu khí trên lãnh hải Việt nam. Tôi đã bị rất nhiều CA mặc thường phục trong đó có Nguyễn đức Thống an ninh tỉnh Hà Nam, một người của phòng CA kinh tế TP Phủ lý và 4 người Cảnh sát giao thông, một người tên Nguyễn Văn Tiến. Mã số: 345-381. một người CSGT đi xe máy biển số 90h7 - 8656 họ theo xát tôi với dùi cui điện trong tay và thái độ hung hãn. Khi tôi đón xe để lên Hà Nội dù xe ôm, xe taxi, xe khách những người CSGT đều ngăn cản lái xe không được chở tôi, họ bao vây ngăn chặn tôi với hành vi khủng bố tinh thần khi tay lăm lăm cầm dùi cui điện và mặt hằm hằm xát khí, tới đoạn đường vắng họ có thái độ hung hãn làm con tôi sợ hãi khóc rú lên. Nhờ sự giúp đỡ của người đi đường mà mẹ con tôi đã quay về tới nhà an toàn thì những người CSGT và những người CA mặc thường phục tiếp tục bao vây quanh nhà làm mẹ con tôi sợ hãi không dám mở cửa ra chợ mua đồ ăn. Bởi tôi lo sợ khi mở cửa ra ngoài tôi lại bị những người công an và kẻ gian đó đánh đập cướp tài sản như sáng ngày 24/03. (họ bao vây nhà tôi đến hết ngày 1/7)
 Hai tên cảnh sát giao thông khủng bố đe dọa mạng sống, tinh thần và ngăn chặn quyền tự do đi lại của mẹ con tôi ngày 30/6/2012

Hai tên côn đồ này tôi từng gặp chúng trong khối an 
ninh công an tỉnh Hà nam, chúng là đồng bọn với  cảnh sát giao áp bức mẹ con tôi ngày 30/6/2012 

4. Ngày 19/12/2012 khi những kẻ côn đồ tôi đã từng gặp trong khối an ninh công an tỉnh Hà Nam đang rình rập quanh nhà, lúc 22h19 kẻ gian dùng số ĐT 01672171905 nhắn tin cho tôi với nội dung “Mày không đi Hà Nội ngay thì mày hoặc con mày sẽ phải chết”. Lúc 11h46 phút 46 giây ngày 20/12/2012 cũng số ĐT trên nhắn “ Mày bị cả xã hội này họ ghét rồi. Chẳng ai chơi với mày, trước sau cũng chết thôi con chó”. Phải chăng ngành Công An chỉ cần lĩnh lương từ tiền thuế của dân đóng nuôi mình mà không cần quan tâm đến tính mạng của người dân đang bị đe dọa?


5. Chiều ngày 21/5/2013 khi mẹ con tôi đón xe taxi để lên Hà Nội đã bị hàng chục tên cảnh sát giao thông và những kẻ côn đồ ngăn chặn ép lái xe taxi ko được chở mẹ con tôi, khi đón xe khách tại ngã tư đầu cầu mới TP Phủ lý thì họ ép lái xe  phải đuổi mẹ con tôi xuống, khi mẹ con tôi đi bộ lên hà nội thì chúng  đi theo và đe dọa những người đi đường có ý giúp đỡ mẹ con tôi.
5. Khoảng 7h sáng ngày 23/5/2013 khi tôi đang bế con trai là Trần Văn Tài 6 tháng tuổi đi dạo tại khu vực cổng tòa án TP Vinh tỉnh Nghệ an chờ đến giờ theo dõi phiên tòa công khai xử phúc thẩm những thanh niên công giáo và tin lành thì bị một đám gần 20 kẻ côn đồ và công an bắt vào đồn công an TP Vinh, chúng đánh đập, cướp tài sản và giam cầm mẹ con tôi phi pháp, khoảng hơn 2h chiều chúng cưỡng chế mẹ con tôi lên xe ô tô biển xanh 90B - 5579 cho 6 kẻ côn đồ đưa mẹ con tôi đi, khoảng 8h tối chúng đưa mẹ con tôi vào đồn công an phường Hai Bà Trưng TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.Tại đồn công an phường Hai Bà Trưng lúc đó có tên Phó CA Phường, công an nữ tên Hằng và Phương cùng gần 20 kẻ côn đồ đã từng hãm hại mẹ con tôi. Chúng quát mắng, dọa đánh, sô đẩy ép tôi "" làm việc""Tên Nguyễn Đức Thốngkẻ có mặt trong nhóm côn đồ bao vây, cướp máy ảnh và đánh vào bụng tôi ngày 24/3/2013 quát "" Chị Nga chúng tôi là công an tỉnh Hà Nam yêu cầu chị hợp tác làm việc""
Nguyễn Đức Thống áo trắng có đánh dấu X, kẻ mặc áo khoác đứng sau làm ở CA TP Phủ Lý chúng là đồng bọn với kẻ cướp máy ảnh, đánh mẹ con tôi ngày 24/3/2012
 Tôi đã đấu tranh quyết liệt để từ chối làm việc với lý do họ chính là những kẻ côn đồ đã nhiều lần hãm hại  mẹ con tôi và bản thân mẹ con tôi không có tội. 
  Trước sự đấu tranh quyết liệt của tôi theo những quy định của Hiến Pháp và Phát Luật cuối cùng công an và đám côn đồ kia đã phải trả lại tài sản và trả tự do cho mẹ con tôi, khi kiểm tra tài sản thì thiếu 1 cái áo, 2 cái quần và một cái mũ của bé Tài con tôi. Sau đó vài ngày công an phường Hai Bà Trưng đã trả lại bé Tài 1 cái áo và 2 cái quần rồi, còn cái mũ họ vẫn chưa trả mẹ con tôi.


Nay tôi viết đơn này yêu cầu ông Trần Đại Quang bộ Trưởng bộ công an cùng Bộ chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều tra giải quyết những việc làm vi phạm pháp luật của những người công an trực tiếp gây  tội ác với mẹ con tôi và những người công an đang bao che cho những kẻ phạm tội kia để khởi tố theo quy định của pháp luật và trả lại tài sản là cái mũ của con trai tôi là Trần Văn Tài.

Hà Nam ngày 07/07/2013
Người làm đơn


Trần Thị Nga


Copy từ: Bùi Hằng

Khi Trung Quốc luôn là cạm bẫy

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-08

000_Hkg8715319-305.jpg
Chuyến viếng thăm Trung Quốc và ký kết hàng loạt văn bản của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 6 năm 2013.
AFP photo


Giữa lúc TQ ngày càng công khai hành động xâm lấn lãnh hải trong khi tiếp tục âm thầm xâm nhập mọi ngõ ngách của quê hương VN, thì GS Trần Khuê từ trong nước lên tiếng với Đài ACTD:
Cái nguy cơ từ phương Bắc thì thường trực từ mấy nghìn năm nay rồi. Và bây giờ nó càng rõ hơn. Cho đến nay, từ nhân dân, trí thức, nói chung là mọi tầng lớp xã hội, đều xót ruột lắm ! Và người dân Việt thấy nguy cơ là vận mệnh đất nước bị đe doạ cùng với sự toàn vẹn lãnh thổ…

Ký một lúc 10 văn kiện

Theo cuốn Hồi ký Trần Quang Cơ, thì “Ngày 29.8.1990, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Trương Đức Duy xin gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và chủ tịch Quốc vụ viện Lý Bằng mời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 3.9.1990 để hội đàm bí mật về Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước”.
Như vậy là “biến cố Thành Đô” ấy – mà nhà báo David Thiên Ngọc gọi là “Chiếu chỉ Thành Đô” - đã diễn ra trong vòng bí mật mà Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ cho “đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại” của Hà Nội; chính cố vấn Phạm Văn Đồng lúc ấy cũng phải thốt lên rằng “…đi để rồi ký một văn bản mà ta không lường trước được hậu quả…”; Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần phải nhìn nhận rằng “Mình bị nó lừa nhiều cái quá…TQ luôn là cạm bẫy!”.
Lần này, khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “bệ kiến Thiên Triều” tại Bắc Kinh, tác giả David Thiên Ngọc qua bài tựa đề “Chiếu Chỉ Thành Đô II” lưu ý rằng:
Trong lịch sử ngoại giao từ xưa nay trên toàn thế giới chưa có một ai đại diện cho một nước nào cho dù là nhỏ bé, thiếu độc lập, thiếu tự chủ cũng chưa có một lãnh tụ nào trong một cuộc tạm gọi là bang giao vừa bước chân xuống miền đất khách chưa kịp tẩy trần mà ký một lúc 10 văn kiện như ông Trương Tấn Sang và tập đoàn… theo đuôi! Ở đây xin nói thẳng ra rằng các văn kiện đó, "Họ" đã viết sẵn theo chủ ý và âm mưu của họ theo kịch bản của quân sư mà kẻ ký chỉ biết hạ bút và không được phép biết nội dung nó là gì?
Khi báo động về “Văn kiện đầu hàng”, blogger Bùi Tín khẳng định rằng “Mọi người Việt Nam yêu nước không thể không bàng hoàng và phẫn nộ khi đọc kỹ văn kiện nói trên, không thể không nhận định đây là một văn kiện tuyên bố đầu hàng bọn bành trướng và xâm lược phương Bắc”, nhất là, theo nhà báo Bùi Tín, Bản tuyên bố chung VN-TQ “Không hề có một chữ nào về Hoàng Sa, Trường Sa là đất Việt Nam bị cưỡng chiếm bằng vũ lực. Không một yêu cầu nào về việc bảo vệ tính mạng tài sản của ngư dân VN trong vùng biển quốc gia của mình. Không một lời bác bỏ nào đối với cái lưỡi bò phạm pháp trên bản đồ Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn từ bỏ. Lũ giặc bành trướng được coi là bạn bè thân thiết nhất, là đồng chí tin cậy nhất, còn hơn anh em ruột thịt”.  Nhà báo Bùi Tín nhận xét tiếp về “Biến cố Thành Đô II” này:
Đọc thật kỹ bản Tuyên BChung, có thể dễ dàng nhận ra nó được phía Trung Quốc khởi thảo và phía Việt Nam hoàn toàn không được đóng góp hay thay đổi gì hết. Bản Tuyên BChung hoàn toàn phản ánh tham vọng bành trướng và xâm lược của đế quốc Cộng sản Đại Hán Trung Hoa đối với đất nước Việt Nam, phục vụ dã tâm biến nhà nước Việt Nam Cộng sản thành một chư hầu của Trung Quốc, biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc, với sự tiếp tay của nhóm lãnh đạo CS bất tài và tham nhũng đã thoái hóa đến cùng cực.

Ở đây xin nói thẳng ra rằng các văn kiện đó, "Họ" đã viết sẵn theo chủ ý và âm mưu của họ theo kịch bản của quân sư mà kẻ ký chỉ biết hạ bút và không được phép biết nội dung nó là gì?
- David Thiên Ngọc
Blogger Bùi Tín nêu lên câu hỏi rằng đây có phải là một cạm bẫy do nhóm lãnh đạo mới Trung Nam hải giăng ra để “nhử ông Trương Tấn Sang chui vào tròng”, buộc ông Sang phải “nhận cả gói, không sửa đổi, du di gì được, dù một li” ? Vẫn theo nhà báo Bùi Tín, sau khi đọc Kỹ văn bản ấy, Ông có cảm giác như VN đã “hội nhập vào trong lòng TQ. Tuy 2 mà một. Hoà nhập triệt để về mọi mặt, đặc biệt là về quốc phòng, về đối ngoại, về an ninh, trị an xã hội, về đảng, nhà nước, về quân đội, về công tác đảng, bảo vệ đảng, bảo vệ quân đội. Cứ như ở thời kỳ quan hệ anh em đồng chí bền chặt nhất vậy”.
Báo Tổ Quốc báo động rằng “Họ đem đất nước vào hẳn quỹ đạo của TQ”. Tờ báo tin chắc là ông Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh để “chính thức hoá những gì đã được quyết định từ trước và do TQ áp đặt”, và lưu ý:
Ai cũng biết quan hệ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam là một quan hệ lệ thuộc nhưng sự lệ thuộc đó đã trở thành toàn diện và triệt để sau những gì mà ông Sang vừa ký, bởi vì nó còn được "thúc đẩy", "mở rộng", "tăng cường" và "làm sâu sắc thêm". Đặc biệt nghiêm trọng là Việt Nam đã cam kết "điều phối" và "phối hợp" với Trung Quốc, nói cách khác, nhận mệnh lệnh của Trung Quốc trong các quan hệ đối với thế giới, kể cả với Liên Hiệp Quốc. Chúng ta mất chủ quyền. Và chúng ta cũng có nguy cơ mất cả lãnh thổ bởi vì chính quyền CSVN đã chấp nhận để bảy tỉnh biên giới Việt Nam "hợp tác" và "cùng phát triển" với các khu tự trị của Trung Quốc ở biên giới

TQ "thuần hóa" VN

000_SAHK970714052960-250.jpg
Tổng Bí thư Đỗ Mười (P) cùng với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (T) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 14/7/1997. AFP photo
Blogger Nguyễn Văn Huy lưu ý về “thời gian thảo luận những vấn đề hệ trọng liên quan đến tương lai đất nước trong vài ngày chắc chắn là không đủ”, và tin chắc rằng “nội dung của những thỏa thuận đã được hai bên trao đổi và thảo luận từ lâu”. Do đó, theo blogger Nguyễn Văn Huy,  chuyến Hoa du của ông Trương Tấn Sang “chỉ là để ký kết những gì đã đồng ý từ trước”. Khi thắc mắc về “ Một sự im lặng khó hiểu”, tác giả Nguyễn Văn Huy đặt ra một số câu hỏi, chẳng hạn như:
-Ông Trương Tấn Sang được ai hay định chế nào cho phép hoặc ủy quyền ký những văn bản hệ trọng liên quan đến tương lai Việt Nam ?
- Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã có những nhận xét nào về nội dung bản Tuyên bố chung ?
-Những đại biểu quốc hội, có bao nhiêu người được hỏi ý kiến về những văn kiện vừa được ký kết ?
Và tác giả nhận xét tóm tắt rằng:
Qua Tuyên bố chung này, khó có thể biện bạch Việt Nam là một quốc gia độc lập với Trung Quốc, nếu không muốn nói chính quyền cộng sản Việt Nam đang chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước sang tay người Trung Quốc. Theo nội dung của bản Truyên bố chung, Trung Quốc có quyền tham gia vào tất cả mọi lãnh vực sinh hoạt chính trị và kinh tế của Việt Nam, trong khi đó phía Việt Nam không thể và cũng không đủ điều kiện để tham gia ngược lại.
Khi báo động về tình trạng TQ đã “thuần hoá” VN, nhà báo Vi Anh nhận xét rằng Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang “đi sang Tàu triều cống, diện kiến Tập cận Bình như thần tử diện kiến long nhan, tái xác nhận thái độ thần phục Thiên Triều”. Ông Trương Tấn Sang tuyên bố “nhất trí, đồng tình, hồ hởi, phấn khởi”, giải quyết vấn đề Biển Đông trên nguyên tác song phương do phương Bắc đề ra, chứ tuyệt đối không cho nước thứ ba nào bên ngoài can dự vào. Vẫn theo nhà báo Vi Anh, “Giải quyết những tranh chấp tay đôi giữa con sói và con trừu, thì Biển Đông và đảo của VN coi như từ chết tới bị thương, bị kẻ mạnh nuốt hết !”.
Blogger Gò Cỏ May thì lưu ý rằng mặc dù hai nước CS anh em Việt-Trung từ lâu đã bình thường hoá bang giao và hợp tác chặt chẽ, không ngừng nâng mối quan hệ chiến lược giữa 2 đảng, 2 nhà nước lên “tầm cao mới”, nhưng “ thật lạ kỳ, cứ mỗi đợt gặp gỡ cấp cao như thế là Trung Quốc lại gia tăng các hoạt động gây căng thẳng trên các vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi”. Phía Trung Quốc thì hành động. Còn phía Việt Nam lại chỉ cho Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao  lên tiếng phản đối, chứ giới chóp bu thì đều bị cái vòng kim cô ‘đại cuộc’ mang tên ý thức hệ kiềm tỏa, ngậm tăm”.
Qua Tuyên bố chung này, khó có thể biện bạch Việt Nam là một quốc gia độc lập với Trung Quốc, nếu không muốn nói chính quyền cộng sản Việt Nam đang chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước sang tay người Trung Quốc.
- Tác giả Nguyễn Văn Huy
Trong khi nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn báo động rằng “Việc ông Trương tấn Sang công du Trung quốc lần này với những cam kết về một sự ‘hợp tác chiến lược toàn diện’ trên tinh thần ‘đồng chí anh em’ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn vào hiểm họa lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc mà thôi”, thì nhà báo Bùi Tín lưu ý “ Nước cờ này đã đẩy đảng CSVN đang núng thế thụt sâu thêm xuống hố suy thoái”.
Khi nêu lên câu hỏi rằng có phải “ VN thiếu vắng lãnh tụ ?”, tác giả Phạm Dzũng nhận định rằng “ Trong cuộc chiến Tàu-Việt từ ngàn xưa tới nay, sách lược muôn đời của Tàu vẫn là tàn hại nguyên khí của dân Việt, và chúng ra tay rất sớm -‘tiên hạ thủ vi cường’ ”. Vẫn theo tác giả thì “Hiện tượng bế tắc tương lai và suy yếu toàn diện vừa về lãnh đạo, vừa về văn hóa, xã hội, kinh tế và quốc phòng của Việt Nam chứng tỏ rằng TQ đã thành công trong sách lược làm Việt Nam suy thoái triệt để. Mối nguy hiểm lớn nhất là ở chỗ bọn xâm lược không cần phải trực tiếp ra mặt, mà lại sai khiến được chính nhà cầm quyền Việt Nam…”.
Tác giả Phạm Dzũng nhận thấy hành động của giới cầm quyền trong nước liên tục trấn áp dân và liên tiếp nhượng bộ phương Bắc một cách vừa lén lút, vừa công khai chứng tỏ rằng Bắc Kinh đã nắm được giới cầm quyền Hà Nội, mà nổi bật nhất hiện nay là bộ máy công an… Như vậy, theo tác giả, “chính là Tàu đang cai trị VN”. Và mọi phản đối máy móc, chiếu lệ của nhà cầm quyền VN đối với hành vi xâm lược, ngang ngược của TQ ở biển Đông và biên giới phía Bắc chỉ là để “che mắt thiên hạ nhằm chuẩn bị giao hết căn nhà VN cho chủ mới….”.
Tuy nhiên, tác giả bày tỏ tin tưởng rằng “bên này biên giới mong manh của sự bi quan” trước nguy cơ mất nước vào tay phương Bắc, thì phong trào chống đối ngày càng lớn mạnh của tuổi trẻ cùng người dân trong nước trong bối cảnh ngày càng dân chủ hóa toàn cầu, người dân Việt vẫn có thể tin vào tiền đồ của một dân tộc đã chiến đấu mấy ngàn năm để tồn tại.


Copy từ: RFA

Người Việt chờ 40 năm để được làm người Việt

TTO - Coi đi coi lại 6 lá thư dấu bưu điện còn mới tinh của Sở Tư pháp TP.HCM mời lên nhận quyết định cho nhập quốc tịch VN của Chủ tịch nước, mấy mẹ con cụ Cao Thị Vân (đường Trần Quang Khải, Q. 1, TP.HCM) xem ra vẫn chưa hết vui mừng.
Bà Khưu Zou Hoa nói về việc mình đã chính thức được trở thành người Việt - Ảnh: Tự Trung





Bởi đấy là điều mà gần 40 năm nay, 8 người trong gia đình bà mong mỏi.
Cụ Cao Thị Vân (94 tuổi) là người tỉnh An Giang đã sang Campuchia sinh sống. Năm 1975 vợ chồng bà cùng 10 người con dắt díu nhau về Việt Nam. Từ bấy đến nay, một số người con của bà lấy vợ, chồng là người Việt Nam đã có hộ khẩu, còn 8 mẹ con bà cháu nhà bà đến nay vẫn chưa. Các con của cụ Vân cho biết sẽ cố gắng đưa cụ ra hội trường thành phố để nhận quyết định.   
Những cái tên mới
Tại số nhà 197 Lê Văn Sĩ, phường 13, quận 3, bà Chan Bopha, sinh ra tại Campuchia, đang bận rộn với công việc bán cháo trắng cá mặn. Ở đây mọi người gọi bà Bopha là Cao Ngọc Duyên. “Cao Ngọc Duyên là tên do cụ Cao Văn Tri đặt cho tôi đấy. Mấy mươi năm trước về đây ở gia đình tôi đã được cụ giúp đỡ rất nhiều. Lúc muốn nhập quốc tịch Việt Nam, cán bộ pháp lý nói rằng nên chọn một cái tên nào thuần Việt nên tôi lấy theo họ của cụ Tri luôn, cụ như cha tôi vậy”. Bà Chan Bopha nói như thế về cái tên bằng tiếng Việt của mình.
Bà Chan Bopha và con trai là Ngâuv Dimanche (tên Việt là Nguyễn Minh Phú) sẽ chính thức được nhập quốc tịch Việt Nam. Bà nói: “Tôi rất vui. Ở đây mọi người rất tốt, tôi vẫn được mua bảo hiểm y tế và tham gia hội phụ nữ, các đoàn hội không phân biệt đối xử gì với gia đình tôi cả, nhưng không có quốc tịch Việt và không có giấy tờ thì chẳng dám đi đâu”. Đồng thời bà khẳng định: “Bây giờ Việt Nam là quê hương của tôi rồi, bên Campuchia tôi chẳng còn ai thân thích nữa nên cũng chẳng về bên đó”.
Và những mong ước nho nhỏ
Đã 10 năm tham gia Đại hội Thể thao người khuyết tật toàn quốc, anh Nguyễn Duy Minh (32 tuổi, quận 1) cho biết chưa năm nào mình được đi máy bay dự đại hội cùng mọi người trong đoàn vì anh không có quốc tịch và không có chứng minh nhân dân. Để chuẩn bị cho kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 24-7 tới, anh Minh đang nỗ lực luyện tập hết sức mình. Anh tâm sự: “Tôi có quyết định nhập quốc tịch rồi đấy, tôi sẽ chỉ phải đi tàu hỏa năm nay nữa thôi, kỳ đại hội sau tôi sẽ được đi máy bay”.
Gia cảnh khó khăn nên Minh phải nghỉ học để mưu sinh rất sớm bằng nghề bán vé số, làm tranh cát. “Cán bộ ở phường bảo nếu tôi có quốc tịch Việt Nam rồi thì sẽ được nhận trợ cấp dành cho người khuyết tật. Hiện nay thu nhập của tôi chỉ được 2 triệu đồng/tháng nên vẫn phải sống nhờ vào hàng bán hủ tiếu buổi sáng của mẹ” - anh Minh cho biết.
Không chỉ anh Nguyễn Duy Minh, bà Nguyễn Thị Tại hi vọng người mẹ già yếu của bà là cụ Cao Thị Vân cũng sẽ được nhận một khoản trợ cấp nho nhỏ dành cho các cụ cao tuổi.
Ngày 17-4-2013 Chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định số 761/QĐ-CTN về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam cho 576 người không có quốc tịch cư trú trên địa bàn TP.HCM. Người lớn tuổi nhất là cụ Đỗ Đông Chí sinh năm 1911 và người nhỏ tuổi nhất là anh Thái Phương Nam sinh năm 1988.
HOÀNG ĐIỆP


Copy từ: Tuổi Trẻ

Phiên xử Lê Quốc Quân bị hoãn vì nhiều lý do


Chân Như, phóng viên RFA
2013-07-08

fblequocquyet-305.jpg
Anh Lê Quốc Quyết, em trai LS Lê Quốc Quân thắp nến cầu nguyện cho anh trai mình.
Hình do anh Quyết gửi RFA


Tòa án Nhân dân thành phố Hà nội ngày 8 tháng 7 năm 2013 ra thông báo hoãn phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân. Theo dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 7. Lý do được nêu ra là chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Lê Thị Hợp bị cảm đột xuất, phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện và cần phải được bác sĩ theo dõi sức khỏe. Luật sư Hà Huy Sơn đã xác nhận tin này với chúng tôi như sau:
Tôi được nhận qua điện thoại vào lúc 3 rưỡi chiều ngày hôm nay. Lý do thông báo của tòa là bà Thẩm phán mới bị bệnh cảm, phải vào cấp cứu nên không thể tham gia làm chủ tọa phiên tòa ngày mai được. Do vậy phiên tòa phải hoãn lại nhưng hoãn đến ngày nào thì chưa được thông báo. Sau đó tôi có nhận được văn bản chính thức của tòa gởi về thông tin tôi vừa mới nói. Theo luật thì phiên tòa hoãn  thì sẽ không quá 30 ngày tòa sẽ mở lại nhưng ngày nào thì tôi chưa biết được.
Anh Lê Quốc Quyết, em trai luật sư Lê Quốc Quân cho rằng khó có thể lường trước được cách hành xử của chính quyền trong việc hoãn phiên tòa lần này. Cũng có thể về số lượng bà con về quá đông trong phiên xử, anh chia sẻ:
Nhìn chung bạn bè và luật sư nhận định là họ thấy lượng người quan tâm đến phiên tòa của anh Quân quá lớn dẫn đến việc họ không thể đảm bảo được phiên tòa khi có những chuyện gì khác xảy đến nên họ dừng.
- Anh Lê Quốc Quyết
Về nhận định riêng của Quyết thì có thể có nhiều lý do khác nhau, mình cũng khó lường được. Đặc biệt là cách hành xử của chính quyền này thì mình cũng không bao giờ lường trước được –lúc họ thích thì đưa ra xử, lúc không thích thì họ hoãn chứ chả có trình tự pháp luật gì cả. Rất khó lường về hành động của họ. Nhìn chung bạn bè và luật sư nhận định là họ thấy lượng người quan tâm đến phiên tòa của anh Quân  quá lớn, dẫn đến việc họ không thể đảm bảo được phiên tòa có thể xảy ra mà không có chuẩn bị khi có những chuyện gì khác xảy đến thì họ dừng. Đơn cử như các thân nhân, bạn bè, anh em ở quê họ ra thì lượng người đã đông kinh khủng , chưa nói đến những người ở giáo xứ Thái Hà tại đây.
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính của việc hoãn phiên xử là vì chính quyền không tìm ra được bằng cớ nào thích đáng để buộc tội luật sư Quân. Anh Lê Quốc Quyết cho biết:
Phiên tòa mà có yếu tố chính trị, xưa nay không bao giờ họ dựa vào chứng cứ hay luận cứ của luật sư và họ luôn luôn dựa vào tình huống khác, hoàn toàn dựa vào tình huống quốc tế, tình huống chủ trương chung chứ không phải tình huống của chứng cứ. Phiên tòa thuế thì hoàn toàn không có cơ sở để buộc tội anh Quân nhưng ai cũng nhìn thấy động cơ của họ là động cơ chính trị. Một khi đã có động cơ chính trị thì không bao giờ họ dựa vào luận cứ, hay cơ sở pháp lý gì cả. Chẳng bao giờ họ có đủ lý lẽ để tranh cãi với các anh về tội tuyên truyền chống phá. Hầu như những người bị xử luôn luôn lý lẽ thắng những người kia nhưng  họ vẫn cứ xử vì họ luôn lấy cớ là anh ninh quốc gia. Giống như phiên tòa của ông Cù Huy Hà Vũ và các phiên tòa khác thì Quyết thấy không còn nặng nề về chứng cứ có hay không có hoặc là cơ sở có hay không có nữa mà phụ thuộc vào chủ trương.

Nhiều nơi quan tâm, chia sẻ

x-cafevn.org-250.jpg
Một buổi thắp nến cầu nguyện cho LS Lê Quốc Quân. Photo courtesy of x-cafevn.org
Trong suốt thời gian qua, nhiều tổ chức ở hải ngoại cũng như trong nước, đặc biệt là tại giáo xứ Thái Hà ở Việt Nam, đã tổ chức Thánh lễ để cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân trước khi phiên xử diễn ra đã nói lên được sự ủng hộ mạnh mẽ đối với gia đình luật sư Quân. Anh Lê Quốc Quyết cũng chia sẻ cảm nghĩ của mình về việc này:
“Thật ra thì gia đình Quyết hết sức xúc động, từ mẹ cho đến chị và các em vô cùng xúc động khi thấy sự quan tâm của mọi người  đối với gia đình và đặc biệt đối với cá nhân anh Quân. Đó là nguồn động viên lớn thông qua những buổi cầu nguyện vừa qua, việc lên tiếng ủng hộ của những tổ chức quốc tế cũng như những người Việt Nam tại hải ngoại. Thực ra đôi khi gia đình Quyết cũng không còn nghĩ đến chuyện bản án của anh là bao nhiêu năm nữa mà thấy được cái việc là ở Việt Nam này sẽ có bao nhiêu người như vậy để cho đất nước này còn thay đổi. Sự quan tâm của bà con cũng đã bù đắp cho những mất mát của mình. Quyết cũng nghĩ rằng ở đây, cách hành xử của những người cầm quyền ác với gia đình Quyết bao nhiêu thì tình thương yêu ở những nơi khác họ bù đắp lại cũng chẳng kém gì . Cho nên mình cũng thấy yên tâm hơn trong cái công cuộc chung ạ.
Anh cũng cho biết hiện tại gia đình cũng chưa có dự định gì sau việc hoãn phiên xử và cũng cho biết số lượng bà con từ Nghệ An ra Hà Nội để ủng hộ tinh thần cho luật sư Quân cũng khá đông:
Thực ra đôi khi gia đình Quyết cũng không còn nghĩ đến chuyện bản án của anh là bao nhiêu năm nữa mà thấy được cái việc là ở Việt Nam này sẽ có bao nhiêu người như vậy để cho đất nước này còn thay đổi.
- Anh Lê Quốc Quyết
"Thực ra đến bây giờ thì gia đình cũng không biết phải làm như thế nào, sức mình cũng không nổi và cũng không thể làm được cái gì cả. Mình chỉ biết cầu nguyện và phó thác thôi ạ chứ sức mình thì rất khó nhưng sự quan tâm của đông đảo mọi người là nguồn động viên lớn. Thực ra là vì mọi người yêu mến nên họ tự chuẩn bị thôi chứ mình cũng không có sự chuẩn bị gì ạ. Chẳng hạn cho đến nay nhà đứa em Quyết là hằng trăm người từ Nghệ An ra và họ biết thông tin hoãn vào cái giờ họ đã ra đến Hà Nội rồi, chưa tính những người đi từ giờ cho đến đêm nữa nhưng thông báo hoãn thì họ có thể dừng chuyện ra này. Họ đã bỏ công những ngày làm của họ để ra bên cạnh anh Quân trong phiên tòa như thế này mà giờ lại hoãn.
Luật sư Lê Quốc Quân sinh năm 1971, là một nhà hoạt động tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, bị nhà nước truy tố về tội trốn thuế theo qui định tại khoản 3 điều 161 bộ luật hình sự. Số tiền bị cho là trốn thuế gần 440 triệu đồng . Hôm ngày 8 tháng 7 năm 2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền-Human Rights Watch –đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với luật sư Lê Quốc Quân. Human Rights Watch cũng đặc biệt bày tỏ quan ngại về đợt trấn áp những người bảo vệ nhân quyền và bloggers trong thời gian gần đây của chính quyền Hà Nội.

Copy từ:RFA

Đang xác minh hai tàu cá VN bị cướp ngoài Hoàng Sa

(ĐVO) -Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật.

Theo tường trình của ngư dân, trong lúc tham gia đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, hai tàu cá Việt Nam đã bị  truy đuổi, đánh phá và tịch thu toàn bộ tài sản buộc phải chạy về cập đảo Lý Sơn vào sáng 9/7.
Đó là tàu QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, 38 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh – Lý Sơn, vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 15 lao động và tàu cá QNg 90153 TS, do ngư dân Mai Văn Cường, 40 tuổi,  ở thôn Tây làm thuyền trưởng.
Vừa cho con tàu cá 450 CV cập đảo Lý Sơn trong tình trạng tan hoang, chủ tàu kiêm thuyền trưởng Võ Minh Vương, khuôn mặt chưa hết thất thần bàng hoàng kể lại, 9 giờ sáng ngày 4/7, ông cho tàu nhổ neo rời đảo Lý Sơn ra khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, đến  7 giờ ngày 6/7, khi tàu cá của ông đang neo đậu tại tọa độ 16 độ,47’ kinh độ đông – 112 độ,14’ kinh độ bắc thì một tàu lạ sơn màu trắng số hiệu 306 bất ngờ xuất hiện hướng về mình nên thuyền trưởng Vương cho tàu nhổ neo chạy về hướng đất liền.
Con tàu lạ  kéo ga, tăng tốc đuổi theo, tuy đã cho tàu chạy hết công suất, nhưng ít phút sau tàu họ với đầy đủ súng ống đã đuổi kịp tàu cá và có những hành động uy hiếp ngư dân đi trên tàu:
“Bọn cướp tay lăm lăm súng cập mạn tàu cá, rồi ra hiệu tất cả lao động đi trên tàu giơ tay sau gáy tập trung nơi mũi tàu cá, vừa nhảy lên tàu không nói câu nào, họ sử dụng dùi cui liên tiếp đánh đập ngư dân, sau đó dùng búa rìu chặt phá toàn bộ 6 bành dây hơi, 2 bành dây neo, đập nát cửa kính ca bin tàu, rồi lục soát lấy đi toàn bộ hệ thống Icom, máy dò, định vị, 2 thuyền thúng và trên 3 ngàn lít dầu cùng nhiều vật dụng khác rồi bỏ đi, mặc cho chúng tôi van xin, ước thiệt hại gần 400 triệu đồng” Thuyền trưởng Vương bàng hoàng kể lại.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
Các ngư dân đi trên tàu cá QNg 96787 TS còn chưa hết bàng hoàng sự việc vừa xảy ra.
Còn ngư dân Nguyễn Văn Hùng; 42 tuổi, thuyền viên đi trên tàu cá QNg 96787 TS nhớ lại, Khi họ cập mạn tàu tôi đang loay hoay dưới hầm đá, nghe tiếng động mạnh tôi vội chui lên khỏi hầm, vừa lên boong tôi đã lĩnh trọn trận mưa dùi cui, họ quá hung hãn, nên chúng tôi chỉ còn biết im lặng để họ muốn làm gì thì làm.
Ngoài tàu cá QNg 96787 TS của ngư dân Võ Minh Vương, thì sáng ngày 6/7 tàu cá QNg 90153 TS, của ngư dân Mai văn Cường, 40 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh làm thuyền trưởng, trên tàu có 14 lao động cũng bị con tàu lạ sơn trắng truy đuổi, đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản.
Theo thuyền trưởng Mai Văn Cường cho biết, khoảng gần 9 giờ sáng khi các lao động đang tham gia khai thác hải sản tại tọa độ 16 độ,24’ kinh độ bắc – 112 độ 06’ kinh độ đông thì tàu lạ lù lù xuất hiện, thấy tình hình không ổn nên ông vội cho tàu tăng tốc kéo ga bỏ chạy, tuy nhiên vì trục trặc hệ thống máy nổ nên chạy được vài hải lý tàu đột ngột tắt máy, nên tàu lạ đuổi kịp.
“Họ nhảy lên tàu đập phá tài sản, đánh đập ngư dân bằng rùi cui, trong ca bin tôi vội gỡ máy định vị giấu đi, thế nhưng khi chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, họ lục soát lấy đi toàn bộ máy định vị, máy dò, và hệ thống I com cùng trên 3 tấn cá, rồi vội vã bỏ đi, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng”. Thuyền trường Mai Văn Cường bức xúc nói.
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó Đồn biên phòng Lý Sơn cho biết, sau khi 2 tàu cá cập đảo, đơn vị đã cử lực lượng xuống xác minh vụ việc, bước đầu cho thấy việc đập phá và tịch thu toàn bộ tài sản trên 2 tàu cá này là thật, nhiều ngư dân còn những vết tích bị đánh đập.
“Chúng tôi đang hoàn tất thủ tục để báo cáo lên trên có biện pháp giải quyết” Trung tá Thanh nói.
Ngày 9/7, Đại diện Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II khẳng định với báo Đất Việt, trong ngày 6/7 trung tâm không nhận được thông tin cầu cứu nào từ phía các ngư dân trên hai con tàu này.
Vị đại diện cho biết thêm, vấn đề này do Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi xử lý, bên Trung tâm tìm kiếm cứu nạn chỉ là phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.
Thuyền trường Võ Minh Vương với cửa kính ca bin tàu bị đập tan hoang.
Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.
Thuyền trưởng Mai Văn Cường, đang cuốn lại bành dây neo bị chặt phá.
Các ngư dân trên tàu chưa hết bàng hoàng sau sự việc xảy ra
Các ngư dân trên tàu chưa hết bàng hoàng sau sự việc xảy ra
Văn Mịnh
Copy từ: Đất Việt

Những thủ đoạn của chính quyền đối với người dân Trịnh Nguyễn

Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của người dân Trịnh Nguyễn, không cho xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay tai khu dân cư chính quyền địa phương đã dùng rất nhiều thủ đoạn để đối phó với bà con.

Ngày 10/10/2011, khoảng 3h sáng họ lén lút điều 2 ô tô chở vàng mã đến khu đất cưỡng chiếm thắp hương động thổ. Sáng ra người dân hỏi họ, họ nói đi tìm mộ. Đến 6h sáng họ mang vào chùa thắp hương, 

7h cùng ngày họ đưa các lực lượng chức năng đến giải ngân tại nhà văn hóa, từ ngày 10-15/10/2011 nhưng không một ai ra lấy tiền . 

Tiêp đến đợt 2 từ ngày 15-20, họ mang tiền ra ủy ban nhân dân phường Châu Khê nhưng cũng không ai lấy tiền.

Những ngày sau đó, họ dùng biện pháp đi vận động các nhà có đảng viên, các nhà có xưởng sản xuất để đe dọa, nếu không lấy tiền sẽ ra khỏi đảng hoặc sẽ cắt điện sản xuất. Ở trường hợp này coi như " bất khả kháng", một số hộ dân có xưởng sản xuất phải lấy tiền đền bù. Có những trường hợp có con đi làm ở cơ quan nhà nước, họ đe dọa sẽ đuổi việc nếu không lấy tiền đền bù. 

Tháng 9/2012, chính quyền đã khai trừ 1 số đảng viên ra khỏi đảng vì đã không nhận tiền đền bù, trong đó có bà Ngô Thị Đức. Bà là vợ liệt sĩ 47 năm tuổi đảng, sau khi ông hy sinh, bà đã ở vậy thờ chồng nuôi con. Quyết định khai trừ bà ra khỏi đảng vào ngày 24/9/2012 

Đặc biệt ngày 16/11/2012, ông chủ tịch phường Châu Khê Đỗ Văn Hiền dẫn đầu đoàn cưỡng chế, cho công an đánh bà Cao Thị Lụa vợ liệt sĩ bị chảy máu đầy mặt, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sự việc này chính quyền phủi tay vô trách nhiệm. 

Đến trung tuần tháng 4, sang tháng 5/2013, họ liên tục phát loa với tiêu đề xây dựng nhà máy xử lý nước thải từ sáng cho đến khuya , công an vào làng chụp ảnh khủng bố người dân. 

Ngày 17/5/2013, công an bộ đội vây làng áp sát đe dọa người dân. Những nhà nào nhận tiền đền bù rồi hoặc nhà có đảng viên, họ ép phải để cho công an bộ đội ăn ở tại những nhà dân nói trên, mục đích để theo dõi, vận động, phân tán người dân, làm cho người dân vô cùng khiếp sợ.

Ngày 14/6/2013, tổ cưỡng chế cùng xã hội đen vào làng, vừa vận động vừa đe dọa, Họ đưa lực lượng vào khu đất cưỡng chiếm nhưng đã bị bà con ngăn cản bằng cách ngồi chật kín như nêm, không cho họ đi qua . 

Ngày 16-6-2013 chính quyền đã chỉ thị đến các trường tiểu học, phổ thông trung học. Các hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm quán triệt không cho các cháu tham gia giữ đất cùng bà con, nếu cháu nào tham gia giữ đât sẽ bị hạ điểm hoặc đuổi học. Sự việc này cho thấy chinh quyền đã không từ thủ đoạn nào. 

Tôi nhớ cách đây 1 tháng truyền hình VTV1 đưa tin thời sự lúc 19h: ''Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, năm học 2012-2013 sẽ đưa giáo trình chống tham nhũng vào giảng dậy cho các cháu". Vậy quyết định của thủ tướng và các hành xử của chính quyền có mâu thuẫn với nhau không đây. 

Cùng ngày đó, ông Đỗ Viết Lượng phát biểu trên truyền hình nói rằng ông ủng hộ đường lối chủ trương của đảng xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay khu dân cư. Kịch bản này quá quen thuộc đối với những người biểu tình yêu nước và những nhà bất đồng chính kiến. Ngay sau đó chính quyền thưởng ông Đỗ Viết Lượng 6 triệu đồng (tôi có hỏi bà con sao biết ông Đỗ viết Lượng được thưởng 6 triệu đồng, bà con trả lời: ''Vợ chồng ông Lượng chia tiền không đều nên cãi chửi nhau, thông tin bị lộ ra ngoài nên bà con biết). 

Đỉnh điểm chiều ngày 18/6/2013, chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị vũ khí đến tận răng, đổ bộ vào khu đất, bị bà con ngăn cản. Họ dùng biện pháp đánh kín, dùng dùi cui thọc vào mạng sườn, mấy người dân bị ngất phải đưa đi cấp cứu, chân họ đi giày công vụ cố tình xéo lên chân các cháu nhỏ. Những ai có máy quay phim giơ ra chụp họ thì bị họ giật (sự việc này chúng tôi đã ghi lại và có nhân chứng). 

Chiều ngày 19/6/2013, ông phó chủ tịch phường Trần Văn Thắng dẫn đầu đoàn cưỡng chế tiến vào khu đất, lại bị bà con ngăn cản. Ông Trần Văn Thắng lấy lý do đưa đoàn vào để thu giữ các cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm vì bà con cắm sai nơi quy định, bà con có hỏi lại ông Thắng "cắm như nào thì mới đúng quy định, ông có văn bản cắm cờ ở đây không? Tất nhiên là ông Thắng không trả lời được.

18h30 cùng ngày ông mới chịu rút quân . 

Liên tiếp trong những ngày 20, 21, 22/6, loa phát thanh của phường phát chính quyền sẽ cải tạo đê để phục vụ bà con tránh bão lụt. Ngay sau đó họ dùng các xe ben suốt ngày đêm đổ cát xuống chân đê, về phía ruộng của bà con canh giữ. Bà con nghi vấn: tại sao chính quyền chỉ dùng cát đắp thân đê? Từ trước đến nay có đắp đê bằng cát bao giờ đâu? 

Họ làm ngày làm đêm, chưa bao giờ họ làm việc trách nhiệm, "lo cho dân" như thế này. Ngay ngày hôm sau có người hỏi ông Trần Văn Thắng văn bản cải tạo đê của chính quyền đâu, cho chúng tôi xem, ông Thắng trả lời người dân không đủ thẩm quyền. Người dân nói chính sách của đảng và nhà nước đề ra "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" tại sao anh bảo chúng tôi không đủ thẩm quyền? Ông Thắng không trả lời bèn quay mặt đi nơi khác đánh trống lảng. 

Từ những nghi ngờ có cơ sở nêu trên, bà con đã nhóm họp với nhau lại đặt ra rất nhiều giả thiết. Cuối cùng đi đến kết luận, muốn xâm nhập vào khu đất của bà con, họ phải dùng một lượng cát rất lớn, khi đã đủ số lượng cát, họ sẽ nhằm vào đêm mưa to gió lớn , khi bà con mất cảnh giác, họ sẽ dùng xe ủi để mở đường, xung quanh ruộng họ sẽ chắn hàng rào, dây thép gai, đố ai mà vào được. Nếu ai gỡ hàng rào mà vào, họ sẽ quy cho tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa. Từ những nhận định như trên, bà con đã triển khai ngay lập tức, không cho xe chở cát vào. Ông Trần Văn Thắng lại tiếp tục dùng loa ra rả vận động bà con tránh ra để đưa xe chở cát vào thi công nhưng bà con nhất định không ra (sự việc này không thấy họ đưa lên TV , họ sợ xấu hổ với nhân dân cả nước). Việc này họ đã bị thất bại. 

Rạng sáng ngày 24/6/2013, lợi dụng đêm mưa to gió lớn, chính quyền đã huy động lực lượng chặt hết các cành cây dưới chân đê không cho bà con ngồi dưới bóng mát canh giữ đất. Họ để 5 chai axit cực mạnh để đe dọa khủng bố người dân. 

Mấy ngày sau trên truyền hình cả nước, ông quỹ chủ tịch xã Từ Sơn phát biểu, trong đó có câu "Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý khu đất Trịnh Nguyễn đến tận cùng, chúng tôi sẽ không dùng lực lượng công an, chỉ vận động tuyên truyền thuyết phục bà con" . Từ câu nói này của ông chủ tịch, bà con đã cảnh giác. Quả nhiên những ngày sau đó họ đã cho xã hội đen vào làng, dùng những tên chỉ điểm chỉ mặt những người nào chống đối. Đây là một hành động không có gì mới, bà con vẫn không sợ. 

Ho tiếp tục đổi chiến thuật "CỞI NÚT DÂY ". Họ âm thầm đến từng nhà vận động ép bà con nhận tiền đền bù, bà con khóa cổng ngoài không cho họ vào, nếu họ vào đột xuất không kịp khóa cổng. nếu để cho họ cởi được 23 nút dây, coi như họ đã thành công, công việc canh giữ của bà con sẽ trở thành công cốc. Bà con báo những nhà hàng xóm xung quanh đến để phản đối cách làm mờ ám của họ. 

Cho đến 9h sáng ngày 4/7/2013, họ đã dùng bọn xã hội đen dùng axit tạt vào bà Đỗ Thị Thiêm khi bà đến nhà mẹ đẻ ở 88 đường Yên Phụ Hà Nội (xin nói thêm bà Thiêm là người đứng đầu đơn , bà là người rất kiên cường và can đảm, có thể nói bà là thủ lĩnh tinh thần bà con nhân dân Trịnh Nguyễn nên bọn chúng nhắm vào bà với ý đồ đánh rắn dập đầu. Tại bệnh viện tôi có hỏi bà: "Sự việc này bà có nghi ai không?" Bà không đắn đo khẳng định "sự việc này có bàn tay của chính quyền chỉ đạo trả thù tôi vì trước hôm tôi gặp nạn họ gây sức ép với tôi, thuyết phục tôi rút đơn, đe dọa tôi hàng ngày, tôi đi đến đâu họ luôn luôn cử người theo dõi". Từ những điều nêu trên cho thấy chính quyền đã không từ 1 thủ đoạn nào dùng mọi cách nhưng vẫn không khuất phục được bà con cuối cùng họ phải dùng một cách hèn hạ, bỉ ổi, độc ác, dã man nhât đối với bà Đỗ thị Thiêm.

Không biết sau này họ còn sử dụng những trò bẩn thỉu, dã man như thế nào nữa.










Bà Ngô Thị Đức với quyết định khai trừ ra khỏi đảng


Bà Cao Thị Lụa vợ liệt sĩ bị chảy máu đầy mặt, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu



Chị Đỗ Thị Thiêm bị tạt a xít phải nhập viện


Cháu học sinh bị "giày công vụ giẫm vào


 Vàng mã làm lễ động thổ


Vỏ chai vứt lại, sau khi sử dụng nó để chặt cây mà bà con không biết

Ngày 8/7/2013
Bài và ảnh: Trương Văn Dũng


Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Tình trạng 2 tỷ giá lại xuất hiện trong ngân hàng


(ĐVO) - Giá niêm yết trên bảng kịch trần 21.246 đồng một đôla, ngân hàng bán ra cao hơn thế vài trăm đồng cho một số khách với lý do khan hàng.

Từ ngày Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 1% đến nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cho biết rất khó mua đôla. Câu trả lời thường trực mỗi khi gõ cửa nhà băng là "khan hàng". 
"Một số doanh nghiệp cùng ngành đang cần thanh toán đơn hàng nhập khẩu phải chấp nhận mua với giá vượt trần và mức này chả thấp hơn bao nhiêu so với chợ đen", giám đốc một công ty nhựa tại Tân Phú nói. Khoản chênh lệch phát sinh này, doanh nghiệp phải chấp nhận hợp thức hóa bằng cách tính vào các loại phí (phí chuyển tiền, phí phạt...) có khi lên tới vài trăm đồng mỗi USD.
 
Sau hơn một năm rưỡi ổn định, từ 28/6, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh lên 21.036 đồng. Các ngân hàng thương mại không được mua bán thấp hơn 20.826 đồng và không cao hơn 21.246 đồng một đôla, theo quy định hiện hành. Chỉ vài ngày sau đó, niêm yết bán tại các ngân hàng đều kịch trần, trong khi giá chào tại các điểm thu đổi tự do đang tiến sát 21.900 đồng.
 
Theo Phó tổng giám đốc một công ty nhập khẩu đồ nội thất tại Hà Nội, trước ngày 28/6, doanh nghiệp của ông hầu như không mua được đôla từ ngân hàng.
 
"Sau khi nới biên độ, tình hình tiếp tục khó khăn hơn", lãnh đạo này cho biết.
 
 Tình trạng hai tỷ giá lại xuất hiện trong ngân hàng. Ảnh: Lệ Chi
Tình trạng hai tỷ giá lại xuất hiện trong ngân hàng. Ảnh: Lệ Chi
 
Các lô hàng nhập khẩu gần đây, công ty phải gom đôla từ thị trường tự do hoặc chấp nhận giá cao trong ngân hàng. Đợt hàng gần đây nhất, ông mua được chỗ ngân hàng quen, nhưng giá chênh khoảng 200 đồng, tức lên gần 21.500 đồng một đôla.
 
Với doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, tình hình có vẻ khả quan hơn. Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, vì ngành này xuất khẩu chiếm tới 90% nên nguồn cung USD khá dồi dào. Do đó, các doanh nghiệp thành viên trong hội không gặp khó khăn gì về nguồn cung đôla và luôn được ngân hàng đáp ứng đầy đủ.
 
Một chuyên gia kinh tế tại TP HCM nhìn nhận, tỷ giá thường căng thẳng vào cuối năm còn hiện nay, nhu cầu chưa quá lớn đến mức các ngân hàng khan đôla và bán giá vượt trần niêm yết. Theo ông, hiện nay việc vượt trần này chỉ có thể là số ít trường hợp vì những lý do nào đó.
 
Không ít ý kiến cho rằng cung đôla không khan như thực tế mà có thể do một số nhà băng chủ động làm giá, đẩy lên cao để ngăn chặn việc một số tổ chức nước ngoài rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam, đặc biệt giới đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giả thiết.
 
Khác với phản ánh từ phía doanh nghiệp, hầu hết các ngân hàng vẫn cho biết cung - cầu đôla "rất bình thường" và ngân hàng hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của những doanh nghiệp nhập khẩu. Lãnh đạo Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, nguồn USD tại nhà băng này hiện khá ổn định và không có gì đáng ngại.
 
Chiều 8/7, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cũng cho rằng, các ngân hàng trên địa bàn hiện vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng. Thời gian qua, cơ quan này liên tục thanh kiểm tra hoạt động liên quan đến vàng và ngoại tệ của các nhà băng và chưa phát hiện ra trường hợp ngân hàng nào vi phạm.
 
Ông Minh cho biết, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM sẽ tiếp tục tăng cường việc thanh, kiểm tra. "Nếu phát hiện nhà băng nào vi phạm trong việc mua bán USD không đúng giá niêm yết, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm theo Nghị định 95", ông Minh nhấn mạnh.
 
Theo VnExpress


Copy từ: Đất Việt