CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

SẼ CÓ BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC Ở HÀ NỘI

30/5/2013
             
                   
                    Ảnh minh họa (Internet)

http://danoan2012.blogspot.com/2013/05/loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.html

http://www.vanganh.info/2013/05/loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.html

Một Biểu tình viên dự đoán: “Chủ nhật này ở Bờ Hồ sẽ có khoảng 120 người biểu tình, 240 người thuộc các lực lượng chức năng, 70 người dân đi theo và phóng viên tác nghiệp”. Tổng số là: 430 người. Thế là cũng ổn.

Thấy mấy cái slogan rất hay:
Stop China's invasion!
 Ngăn chặn cuộc xâm lược của Trung Quốc!

 Defend Vietnam territory!
 Bảo vệ lãnh thổ Việt Nam!

China stop this bullying acts. Shame on you!
Trung Quốc dừng ngay hành vi bắt nạt. Xấu hổ về bạn!

East is not China's private fish-pond.
Biển Đông không phải là ao cá của Trung Quốc.

China is a big bully!
Trung Quốc là kẻ bắt nạt!

Chinese are thugs, greed and expansionism.
Trung Quốc là kẻ côn đồ, tham lam và bành trướng.

China, respects for international law in the South Sea.
Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

China, back-off!
Trung Quốc cút về


Copy từ: Mai Xuân Dũng

Bọ Lập chuyển nhà

Lại bờ lóc bờ leo

185386_2285248819824_1507003008_3978504_1489145_nHôm nay là một ngày thật mệt và vui. Bà con không truy cập được quechoa.vn gọi điện nhắn tin email liên hồi kì trận. Nhiều người lo mình bị bắt, gọi điện hỏi anh khỏe không, em khỏe không, bác khỏe không, chú khỏe không, mày khỏe không… Hi hi mỗi câu trả lời I’m fine thank you cũng đã mỏi mồm.
Định không nói nhưng Huy Đức nhạy mồm đã nói ra thì xin thưa thật thế này: Chiều qua bên quản lý tên miền .vn gửi thông báo cho mình, yêu cầu gỡ bỏ một số bài ” nhạy cảm’ và ” xấu”. Mình trả lời “Nếu quí vị thấy bog của tôi là xấu, ảnh hưởng đến quí vị thì quí vị cho gọi tôi đến thanh lý hợp đồng. Quí vị không có quyền yêu cầu tôi bỏ bài này bài nọ, vì làm như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận.” Sáng nay đã thấy họ tự động loại quechoa.vn ra khỏi sever của họ. Ok, thank you, bọ lại về nhà cũ của bọ. Mình cũng gỡ cái đuôi .vn, trở về với quechoa.info
Làm blog thật mệt, mất thời gian kinh khủng. Mỗi ngày mình có 16 tiếng trước máy tính vừa làm việc vừa làm blog, trong đó thời gian dành cho blog là một nửa, có khi tới 2/3 thời gian. Thu nhập của mình sút kém đi trông thấy, lo quá là lo. Rất nhiều lần mình tính bỏ, nhưng nghiện mất rồi bỏ không được. Thuốc lá nghiện 35 năm thì bỏ được, blog mới nghiện có 7 năm mà bỏ mãi  không được. Tức thế không biết, hu hu.
Mình có viết stt lên Fb thế này: Có lẽ rồi cũng bỏ blog chơi FB, chơi blog lắm khi mệt mỏi quá. Bà con nghĩ răng? Người bảo nên người bảo đừng loạn cả lên. Riêng bác Dân Choa, một người bạn của mình, góp ý thế này: Báo cáo Bọ Nguyễn Quang Lập ! Em xin mạo muội có ý kiến :
- Vẫn duy trì cả hai, Blog và FB. Nhưng cần hiệu chỉnh lại.
- Phần Blog, chủ yếu đăng các bài của Chủ nhân viết, vì đó là trang của cá nhân. Đồng thời đăng các bài chất lượng của các tác giả khác mà chủ nhân tâm đắc, nhưng tần suất vừa phải, không quá nhiều trong một ngày.
- Phần FB, dùng để chia sẻ liên kết Blog và trò chuyện với bạn bè, ví dụ như thế này. Thông tin chia sẻ trên FB nhanh, lan truyền mạnh, có hiệu quả hơn cả Blog.
- Bọ nên kết hợp cả hai. Đây là cái phép mà người ta vẫn nói, song kiếm hợp bích đó, hiệu quả vô cùng.
Báo cáo! Hết!
Mình thấy ý bác Dân choa khá hay. Ừ thôi, không bỏ được thì hạn chế vậy. Từ nay blog quêchoa chủ yếu dành cho bọ Lập viết được thì đăng không viết được thì thôi. Còn thì mỗi ngày chỉ đăng không quá ba bài của các trang khác, hoặc bài bạn bè gửi cho. Đó là những bài mình thật sự tâm đắc. Số còn lại sẽ dẫn liên kết qua FB. 
Nhiều người nghe mình nói lại bịt mũi cuời ruồi, nói cái  ông bọ này nói lời chẳng giữ lấy lời, được vài ba hôm lại trở lại như cũ. Hi hi lời hứa của thằng nghiện là vậy đó. Nhưng lần này thì bọ Lập đã quyết tâm lắm rồi, tin thì tin không tin thì thôi, he he!



Copy từ: Quê Choa

Vỡ nợ công sẽ kèm theo mất chủ quyền


Nam Nguyên, phóng viên RFA

ngan-hang-nha-nuoc-305.jpg
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội
RFA photo


Chính phủ Việt Nam công bố mức nợ công ở trong ngưỡng an toàn và dự kiến đề nghị Quốc hội nâng mức trần nợ để phát hành thêm trái phiếu. Tuy vậy chính báo chí Việt Nam đưa tin nợ công bị che dấu và ở trong mức rất nguy hiểm.

Vượt xa mức an toàn

Nợ công thực tế chứ không phải con số đẹp như báo cáo của chính phủ đang là vấn đề được dư luận đặc biệt chú ý. Theo báo cáo của Bộ Tài chính gởi Quốc hội Việt Nam, nợ công năm 2011 là 54,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy vậy Nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vừa công bố cho thấy nợ công của Việt Nam lên đến 95% GDP, vượt xa mức an toàn là 60% GDP.
TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét về những số liệu khác biệt nhau gấp hai lần:
“Có hai cách tính, một là tính theo nợ thực của ngân sách trung ương thì là hơn 50%. Còn tính theo kiểu của quốc tế bao gồm cả những khoản chính phủ bảo lãnh hay là nợ vay của doanh nghiệp nhà nước cũng được tính. Bởi vì xét cho cùng cũng là thuộc về trách nhiệm của chính phủ trong tương lai, với cách này nợ công khoảng 100% GDP hay 95% như gần đây công bố, chính xác có thể hơn 100% một chút.”
Trước các thông tin mức trần nợ công 60% sẽ được Quốc hội xem xét để nâng lên cao hơn hầu giúp chính phủ vay thêm nợ, phát hành thêm trái phiếu, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nhận định:
Xét cho cùng cũng là thuộc về trách nhiệm của chính phủ trong tương lai, với cách này nợ công khoảng 100% GDP hay 95% như gần đây công bố, chính xác có thể hơn 100% một chút.
-TS Nguyễn Đức Thành
“Chính phủ dựa trên con số mà chính phủ đưa ra xin Quốc hội nâng trần nợ công lên. Nhưng cái trần đó hiện ở đâu thì chính phủ cũng chưa thực sự rõ ràng và chính xác thì Quốc hội biết dựa vào cơ sở nào mà phê duyệt. Cho nên Quốc hội sẽ phải yêu cầu Chính phủ làm rõ con số mình đưa ra và phải chứng minh con số đó nó gần với sự thật chứ hiện nay rất ít người tin tưởng điều này.”
Cùng về vấn đề này,  TS Lê Đăng Doanh được VnExpress trích lời cảnh báo tình trạng dao hai lưỡi về vấn đề nâng trần nợ công. Theo lời ông, vay thêm nợ mà tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, đẩy chi phí lên cao, tăng tham nhũng thì sẽ là gánh nặng đè lên vai người dân.
Trong cuộc phỏng vấn nhanh của chúng tôi, TS Nguyễn Đức Thành nhận định:
“Nâng mức trần nợ công thì chắc sớm muộn gì cũng phải nâng thôi bởi vì hiện nay kinh tế hết sức khó khăn mà thâm hụt ngân sách vẫn chưa có khả năng để cân đối lại được. Tôi nghĩ chắc chắn trong tương lai phải nâng…Còn về chuyện tốt hay không tốt thì rõ ràng là nước mình đang phát triển, thu nhập còn thấp trên đầu người mà tỷ lệ nợ đã cao như vậy rồi. Thật hết sức bất lợi cho tương lai phát triển của Việt Nam.”

Cảnh báo hậu quả nguy hiểm

000_Hkg3844410-250.jpg
Trụ sở Vinashin tại Hà Nội hôm 19/7/2010. AFP photo
Tin ghi nhận đại biểu Quốc hội và chuyên gia cho rằng, nên thay đổi cách tính nợ công theo thông lệ Quốc tế để có con số xác thực hơn. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói rằng, một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì phá sản, một đất nước mất khả năng thanh toán cũng không khác gì và có thể mất cả chủ quyền. Thí dụ tình trạng Hy Lạp mất khả năng thanh toán,  phải chấp nhận những điều kiện của một thể chế bên ngoài như Hội đồng Châu âu. Ông Bùi Kiến Thành cảnh báo những hậu quả nguy hiểm của tình trạng che dấu và thiếu công khai minh bạch về mức nợ của quốc gia.
“Rất nguy hiểm nếu Việt Nam đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, Việt Nam sẽ ra sao đây… nếu không giải quyết được nợ công thì sẽ rất khó khăn trong kinh tế từ chỗ tạo công ăn việc làm cho đến phát triển doanh nghiệp….Rất nguy hiểm, cho nên vấn đề là phải nghiêm túc trong những con số đưa ra để thực sự đối mặt với những thực tế cần giải quyết.”
Nhiều nước có tỷ lệ nợ công rất cao như Nhật Bản hay Singapore nhưng vẫn chưa phải là một mối đe dọa lớn lao, trường hợp của Việt Nam có gì khác biệt. TS Nguyễn Đức Thành nhận định:
Rất nguy hiểm nếu Việt Nam đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, Việt Nam sẽ ra sao đây… nếu không giải quyết được nợ công thì sẽ rất khó khăn trong kinh tế.
-Bùi Kiến Thành
“Có những nước có nợ công cao thí dụ Nhật hơn 200% GDP nhưng đồng thời đó cũng là nước xuất khẩu vốn rất lớn và thâm dụng vốn rất lớn cho nên sự cân đối khác nhau. Việt Nam không phải là nước xuất khẩu vốn cũng không phải là nước dồi dào vốn để chính phủ cho vay ở các nơi khác. Tình trạng Việt Nam mất cân đối rất lớn và cần cân nhắc chính sách để trả nợ công trong tương lai.”
Cùng về vấn đề vừa nêu  chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng đẩy mức nợ công lên quá cao không phải là lựa chọn tốt, nó vẫn chứa đựng những tiềm ẩn không tốt cho tương lai. Ông nói:
“Nhật nợ công lên hơn 200% tổng sản lượng quốc nội nhưng tổ chức của người ta là giải quyết làm sao cho lưu lượng tiền tệ lưu luợng tài chính không bị nghẹt, nếu giải quyết được ngay trước mắt thì có thể còn nâng lên được nhưng cũng rất là nguy hiểm. Thực ra nợ công bên Nhật theo kiểu đấy sẽ để lại thế hệ mai sau phải giải quyết còn trước mắt thì chỉ giải quyết vốn lưu động để mà nền kinh tế phát triển thôi.”
Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới phổ biến thì cứ 100 đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) làm ra có tới 95 đồng là đi vay. Trong khi đó Chính phủ vẫn cho rằng nợ công chưa tới mức 55% và muốn nâng trần nợ công lên để có thể vay thêm nợ. Theo các đại biểu Quốc hội và chuyên gia thì đã đến lúc ‘không thể mãi giấu giếm căn bệnh nợ công’ nữa, thà đối diện sự thực để có giải pháp kịp thời hơn là che dấu và cuối cùng gánh chịu hậu quả tồi tệ.


Copy từ: RFA

ĐBQH Dương Trung Quốc: Chính phủ đã làm những gì?

ĐBQH Dương Trung Quốc:

"Bài học sớm nhất trong lịch sử Việt Nam đó là bài học cảnh giác"

 
 
(GDVN) - Có biết bao nhiêu hiện tượng tương tự mà chắc rằng các vị ĐB Quốc hội có mặt tại đây đều có thể chứng kiến tại địa phương của mình. Và bài học sớm nhất trong lịch sử nhà nước Việt Nam ai cũng biết đó là “bài học cảnh giác”...
Đại biểu QH Dương Trung Quốc đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng nay 30/5.

Cũng trong buổi sáng nay, khá nhiều vị đại biểu quen thuộc đã đăng đàn, với nhiều lo ngại về tình hình mọi mặt của đất nước, dù cũng đồng tình với một số đánh giá tại báo cáo của Chính phủ.

“Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam


ĐB Dương Trung Quốc chuyển lời của những người làm công tác sử học tới Chính phủ: “Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học về lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hòa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”.

Các bản báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội vào mỗi kỳ họp cách nhau 6 tháng tựa như bản chẩn bệnh định kỳ sức khỏe quốc gia, đồng thời cũng là của Chính phủ, để vạch ra các liệu pháp chữa trị. Là người có cơ hội theo dõi các bản của Chính phủ nhiều năm qua, tôi nhận thấy là có căn bệnh kéo dài lâu mà chưa khắc phục được, dường như đã trở thành mãn tính, đó là căn bệnh quan liêu với sự tăng phì bộ máy biên chế; hay căn bệnh đầu tư dàn trải, tạo ra gánh nặng ngân sách và lãng phí lớn.

Có những căn bệnh mới phát sinh nhưng ngày càng tỏ ra ác tính như nợ công, nợ xấu. Trong báo cáo của Chính phủ mới chỉ coi trọng liệu pháp tâm lý, các báo cáo thường mở đầu với thành tựu sau đó mới là hạn chế, thiếu sót, trách nhiệm và giải pháp… tất cả được nối bằng các liên từ ‘tuy nhiên’ như một tất yếu để làm an lòng người.
ĐB Quốc hội Dương Trung Quốc.
Nói như vậy tôi hoàn toàn không có ý định phủ nhận mà trái lại rất quan tâm đến những khó khăn khách quan mà Chính phủ đang phải đương đầu và nỗ lực đối phó với những tiêu cực tác động rất nặng nề có tính kinh tế lớn đã khủng hoảng kéo dài cùng những thách đố do hoàn cảnh chính trị.

Chúng ta núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển với một nước Trung Hoa đang trỗi dậy, nhưng luôn gợi lại những bài học quá khứ của ông cha ta phải đương đầu. Nói cách khác đó là căn bệnh thời khí không thể không tính đến nếu muốn thân thể quốc gia cường tráng, đủ sức chịu đựng những thách thức của thời đại.

Sự ví von này không ngoài mục đích nhắc nhở rằng, sức khỏe của quốc gia không thể chỉ quan tâm ngắn hạn và một khi không chữa trị sớm thì dễ bùng phát vào cùng một thời điểm mà không lường trước được, đe dọa sự an nguy của quốc gia.

Liệu pháp an thần không phải là không cần thiết, vì nó giúp chúng ta bình tĩnh xử lý các tình huống, nhưng nếu chỉ như thế thì căn bệnh không thuyên giảm và nguy hiểm hơn hết là mất đi ý thức cảnh giác là điều rất quan trọng.

Vì thế, xin đề cập tới một lĩnh vực mà lâu nay sinh hoạt Quốc hội ít đề cập tới, đó là vấn đề ngoại giao và quốc phòng, ít xuất hiện trong các chương trình nghị sự chung của Quốc hội và cũng thường được trình bày thoáng qua trong báo cáo của Chính phủ.

Đây là đúng là hai vấn đề hệ trọng và nhạy cảm, đòi hỏi phải có một phương thức tiếp cận đặc thù, nhưng nó lại là vấn đề an nguy của quốc gia và toàn thể quốc dân.

Do vậy, ĐB Quốc hội không thể bỏ qua và phó mặc, mặc dầu vẫn nuôi lòng tin tưởng những nhà lãnh đạo sáng suốt, nhưng chắc chắn niềm tin ấy có những lý do để không còn như trước nữa.
Đọc báo cáo Chính phủ lần này và về những vấn đề này, vẫn là những dòng chữ ít thay đổi với các báo cáo trước như: “Về chủ quyền lãnh thổ quốc gia vẫn được bảo đảm, quan hệ và vị trí quốc gia trên chính trường quốc tế vẫn được củng cố.

Chính phủ đã làm gì để góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân

Đảng và Chính phủ vẫn quan tâm và kiên quyết  trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, tăng cường tiềm lực quốc phòng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân…”.

Không ai không biết đến những nỗ lực ấy của Chính phủ và lo lắng cho Chính phủ đang phải ứng phó với một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng điều đáng nói là một nền quốc phòng toàn dân không thể chỉ dựa vào ý chí của nhà nước, nếu nó không nhận được sự đồng thuận của nhân dân, đó là bài học lịch sử.
Chúng ta phải nhớ đến hội nghị Diên Hồng thời Trần, đến hội thề Lũng Nhai thời Lê, đến những câu chuyện đã trở thành kinh điển trong ứng xử với dân và với nhau của những nhà lãnh đạo quốc gia… chỉ nhằm xây dựng sức mạnh đoàn kết vua tôi đồng lòng, vững chí đồng tâm hay thực hiện những nguyên lý của thời hiện đại là ý Đảng lòng dân, là làm cho người dân tín tâm đối với những người lãnh đạo đất nước.

Và có một tổng kết lịch sử cụ Hồ đã nói: Khi nhà nước chưa độc lập không được phép lãng quên, lịch sử dạy ta điều này, đoàn kết chúng ta giữ được nước, mất đoàn kết thì chúng ta mất nước.

Từng coi đó là thước đo cho sự an nguy của xã hội, của xã tắc, báo cáo của chính phủ dường như ít quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã làm gì để góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đó có thể là câu hỏi mà tôi  chất vấn Thủ tướng nếu có cơ hội trong thời gian sắp tới”, ông Quốc cho hay.
Xin Chính phủ đừng nhìn vào những cái vĩ mô, đại cục diễn ra trên bàn hội nghị, những lời tuyên bố hay kể cả văn bản ký kết. Xin Chính phủ hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến những việc tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, thí dụ như phản ánh mới đây trên truyền hình mới đây về tình trạng nhiều năm nay tại tỉnh Quảng Ngãi dân vào rừng, lên nương, chặt cây Trâm – là loại cây thân gỗ, có bộ rễ giữ nước cho rừng cho đất, bán cho người Trung Quốc.

Chính quyền bắt được không chế tài xử phạt nên chỉ phạt vận chuyển cồng kềnh rồi cho đi. Mất cây, đất không giữ được nước bị bạc màu, dân khổ. Trong trường hợp này bảo dân tham dân dại cũng không phải sai, nhưng Nhà nước để dân nghèo mà không chỉ bảo cho dân và không có chế tài xử phạt thì lỗi chính thuộc về Nhà nước. Có biết bao nhiêu hiện tượng tương tự mà chắc rằng các vị ĐB Quốc hội có mặt tại đây đều có thể chứng kiến tại địa phương của mình. Và bài học sớm nhất trong lịch sử nhà nước Việt Nam ai cũng biết đó là “bài học cảnh giác”.
Cuối cùng, ĐB Dương Trung Quốc chuyển lời của những người làm công tác sử học tới Chính phủ: “Sang năm vừa đúng 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), Chính phủ nên chỉ đạo sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình. Chỉ có thấm nhuần những bài học về lịch sử thì mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ gìn hòa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”.
Ngọc Quang


Copy từ: GDVN

Sao không nói rằng: Chính các ông đã tạo ra quá nhiều oan khuất nên mới có khiếu kiện đông người?

Thanh tra Chính phủ công bố 6 yếu kém trong công tác tiếp dân:

"Xuất hiện 'liên kết' để tạo sức ép lên cơ quan Đảng, Nhà nước"

 
 
(GDVN) - Theo Thanh tra Chính phủ: Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối.
Trong chương trình làm việc xung quanh Dự thảo Luật tiếp công dân được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5, Thanh tra Chính phủ đã công bố tổng kết công tác tiếp dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước trong việc tiếp công dân còn bộc lộ những hạn chế.
Ông Huỳnh Phong Tranh - Tổng Thanh tra Chính phủ.
Nguyên nhân cả ở hệ thống pháp luật và người thực thi
Thứ nhất: Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt nên kết quả, hiệu quả giải quyết đạt chưa cao. Việc nắm tình hình khiếu nại, tố cáo chưa chắc; việc theo dõi, thống kê các vụ việc khiếu nại, tố cáo chưa kịp thời, thực tế còn bị động, lúng túng trong chỉ đạo xử lý tình huống phức tạp xảy ra; kế hoạch giải quyết ở các cấp chưa cụ thể, từng cấp chưa làm đầy đủ trách nhiệm, còn bị động đối phó, chưa giải quyết các vấn đề cơ bản, nhất là cơ chế, chính sách và trong chỉ đạo điều hành. Số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng vẫn còn nhiều; những vụ việc phát sinh mới có nơi chưa giải quyết kịp thời.
Thứ hai: Một số bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm nhiều đến công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân trong phạm vi quản lý của mình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung chưa phù hợp với quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên.
Thứ ba: Nội dung phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều nơi còn sơ sài, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút và tạo sự quan tâm của người dân. Ngoài ra, đa số địa phương đều gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí tổ chức, do vậy số xã, phường, thị trấn được tổ chức tuyên truyền chưa được nhiều và hiệu quả tuyên truyền còn hạn chế.
Thứ tư: Việc bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân ở một số địa phương chưa được chú trọng. Hiện vẫn còn nhiều cán bộ tiếp công dân chưa được đào tạo nghiệp vụ tiếp công dân.
Thứ năm: Một số nơi công tác chỉ đạo hoạt động tiếp công dân còn thiếu quyết liệt, chưa toàn diện, có chỉ đạo nhưng thiếu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nên hiệu quả chưa cao. Một số trường hợp cấp trên có chỉ đạo nhưng nội dung không rõ ràng hoặc hoặc thiếu thống nhất, dẫn đến cấp dưới lúng túng trong tổ chức thực hiện. Có những trường hợp cấp trên chỉ đạo nhưng cấp dưới không thực hiện nghiêm túc.
"Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối...". Thanh tra Chính phủ

Thứ sáu: Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được làm ráo riết; qua thanh tra, kiểm tra mặc dù phát hiện ra nhiều vi phạm nhưng xử lý chưa nghiêm. Chính vì vậy, hiệu quả thanh tra trách nhiệm mới dừng ở mục đích phòng ngừa là chính (rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, đôn đốc), chưa thực sự có tác dụng “răn đe” (xử lý nghiêm các hành vi vi phạm).
Bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế, yếu kém, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ những nguyên nhân dẫn tới tình trạnh này, bao gồm: Nguyên nhân khách quan là do các quy định pháp luật về tiếp công dân ban hành chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn; Nguyên nhân chủ quan do nhận thức của một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa đầy đủ, chưa đúng mức, chưa thực sự coi công tác tiếp công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ 6 hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp dân thời gian qua. Ảnh minh họa, nguồn internet.
Xuất hiện “liên kết” để tạo sức ép lên cơ quan Đảng, Nhà nước
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, từ năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp hơn 1,5 triệu lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo ngày càng tăng cả về số đoàn đông người, số vụ việc (từ 187.037 vụ việc năm 2008 tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011; từ 2.466 lượt đoàn năm 2008 tăng lên 4.056 lượt đoàn năm 2011).
Về tính chất, mức độ phức tạp mặc dù so với những năm 2006-2007 tình hình khiếu nại, tố cáo từ 2008 – 2011 ở một số địa bàn có giảm, nhưng về tổng quan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là: số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, Bầu cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng…).
Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không nhất trí tiếp tục khiếu kiện kéo dài, nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện dự án tại các địa phương như TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, Đăk Lăk, Đắc Nông, Thanh Hóa, An Giang, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai…., các vụ việc đòi lại đất cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân tại các địa phương như: Long An, Bến Tre, Tây Ninh, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh...
Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người nhằm tạo thêm sức ép lên các cơ quan Đảng và Nhà nước. Đáng chú ý là trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối. Tình hình khiếu nại, tố cáo nêu trên đã ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định chính trị - xã hội tại một số địa phương trong một số thời điểm.
Trong một số trường hợp đã xuất hiện những mâu thuẫn phát sinh giữa người dân với chính quyền, giữa người dân với nhà đầu tư. Trong nhiều dự án, do tác động của tình hình khiếu nại, tố cáo nên đã làm cho dự án bị chậm triển khai, kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế xã hội. Một số vụ việc khiếu kiện người dân thể hiện thái độ sẵn sàng đối đầu, bất phục tùng chính quyền, thậm chí hăm dọa cán bộ có trách nhiệm. Điều đáng lo ngại là tình hình khiếu nại, tố cáo đã tác động tiêu cực vào tâm lý, hành động của cán bộ, vào đời sống xã hội và niềm tin của một bộ phận không nhỏ nhân dân, cán bộ đối với chính quyền, đòi hỏi phải được quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Ngọc Quang

Về việc Tàu cá QNg 95004 của Quảng Ngãi, bị hỏng máy trôi dạt trên biển: “Chúng tôi không nhận được yêu cầu cứu nạn”!!!!

“Chúng tôi không nhận được yêu cầu cứu nạn”

(TNO) Sáng nay 29.5, thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã nói như vậy khi trả lời Thanh Niên Online về việc chủ tàu cá QNg 95004 của Quảng Ngãi, bị hỏng máy trôi dạt trên biển, phải tự thuê tàu của người dân địa phương đi ứng cứu.

anh-cuu-nan-tren-bien
Thiếu tướng Phạm Hoài Giang - Ảnh: Bùi Trần
Ông Giang khẳng định, nếu địa phương và lực lượng biên phòng yêu cầu, thì Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn sẽ tổ chức cứu nạn ngay.
Tuy nhiên, ông Giang khẳng định: “Trường hợp của tàu cá QNg 95004, các báo cáo đều không đề nghị cứu nạn. Chúng tôi đang giữ 3 báo cáo, một của lực lượng biên phòng, một của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi và một báo cáo của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam. Cả 3 báo cáo này đều không có đề nghị cứu nạn tàu cá QNg 95004...”.
Trước đó, như Thanh Niên Online đã đưa tin, tàu cá QNg 95004 do ông Trần Năm (trú thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng ra khơi hành nghề lặn từ sáng 25.5, đến sáng 26.5, khi đang ở vị trí 13,54 độ vĩ bắc, 111,01 độ kinh đông, cách Quy Nhơn khoảng 100 hải lý về hướng đông thì bị hỏng máy. Sau 2 ngày tàu thả trôi, bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, đã phải thuê tàu cá QNg 95831 của một người dân địa phương đi ứng cứu.
Theo thiếu tướng Giang, cứu nạn thì chủ tàu gặp nạn không phải trả chi phí ứng cứu trong khi chủ tàu sẽ phải trả phí cho hoạt động cứu hộ.
Cứu hộ được thực hiện trong điều kiện sóng gió bình thường, tính mạng của thuyền viên không bị đe dọa nghiêm trọng.
Cứu nạn được triển khai trong trường hợp tàu gặp nạn trong mưa bão, sóng to gió lớn, thiên tai, hoặc thuyền viên bị ốm nặng, tính mạng bị đe dọa.
Tuy nhiên, thiếu tướng Giang thừa nhận, ranh giới giữa cứu hộ và cứu nạn là rất mong manh và nhiều khi phụ thuộc phần lớn vào tin tức do ngư dân phản ánh.
“Tất cả các trường hợp nhận được đề nghị cứu nạn chúng tôi đều tổ chức ứng cứu ngay. Dù chỉ một người gặp nạn, chúng tôi cũng điều trực thăng ra ứng cứu”, thiếu tướng Giang nói.
Trong sáng nay, Đài TTDH Đà Nẵng cho hay tàu QNg 95831 của ông Võ Sơn đã tiếp cận tàu bị nạn QNg 95004 của thuyền trưởng Trần Năm lúc 17 giờ ngày 28.5.
Vị trí hai tàu gặp nhau là 14,02 độ vĩ bắc, 111,08 độ kinh đông, cách Quy Nhơn khoảng 120 hải lý.
Tuy nhiên, hai tàu phải ngược sóng hơn 200 hải lý để về Sa Kỳ, Quảng Ngãi sửa chữa. Dự kiến đến chiều tối mai 30.5, cả hai tàu mới cập bờ được do tốc độ lai dắt chỉ đạt 4 hải lý/giờ.
Gia đình thuyền trưởng Trần Năm cho hay đã đầu tư cho chuyến biển khoảng 300 triệu đồng tiền dầu, nhu yếu phẩm... Chi phí cứu hộ trả cho tàu QNg 95831 là khoảng 2.000 - 3.000 lít dầu và 60 triệu đồng. Chuyến biển của tàu QNg 95004 kỳ này coi như lỗ nặng.
Nguyễn Tú
Quang Duẩn


Copy từ: Thanh Niên

Nữ sinh dị tật VN là ngôi sao toàn cầu



Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF chọn nữ sinh Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt điển hình của trẻ dị tật toàn cầu.
UNICEF cũng chọn Đà Nẵng là nơi sẽ công bố báo cáo đầu tiên về trẻ khuyết tật trên toàn thế giới vào ngày 30/5.
Phương Anh, nữ sinh 16 tuổi của trường Việt Đức ở Hà Nội, đã được nhiều người Việt Nam biết tới khi cô tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng Vietnam's Got Talent.
Cô mắc bệnh xương thủy tinh và nói rằng đã ít nhất 30 lần bị gãy xương.
Phương Anh không thể sử dụng hai chân và phải ngồi xe lăn.
Cô cũng lấy tên tiếng Anh của mình là Crystal, hay pha lê, vì nó "mong manh và óng ánh", cô giải thích về cái tôi khác của mình trong video bằng tiếng Anh được UNICEF công bố.
Bà Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF ở Việt Nam, nói:
"Chúng tôi tin rằng cô là tấm gương sáng cho cả người khuyết tật và người không khuyết tật.
"Với nghị lực của mình, cô đã khích lệ hàng ngàn, hàng triệu người trên khắp đất nước.
"Phương Anh là trường hợp độc đáo của người khuyết tật vượt qua các định kiến và kỳ thị trong xã hội."
Bản thân Phương Anh, tức Crystal, nói trong video:
"Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng dị biệt là sự khác biệt xấu.
"Rồi khi lớn lên với tất cả tình yêu của gia đình quanh tôi, gia đình giúp tôi nhận ra khả năng thật sự cũng như bản chất thật sự của tôi.
"Tôi nhận ra rằng không có vấn đề gì khi là Crystal. Mong manh về thể chất là chuyện bình thường.
"Chính vì thế tôi tự hào gọi tôi là Crystal vì tôi muốn mọi người coi tôi là một cô gái mong manh về thể chất nhưng rất khó khuất phục về tinh thần."

'Tử tế với mọi người'

"Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ."
Nguyễn Phương Anh
Nói về việc tham gia cuộc thi Vietnam's Got Talent hồi năm 2012, nữ sinh 16 tuổi chia sẻ trong video:
"Sự ủng hộ của mọi người lớn tới mức khó tả và khiến tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều và tôi thêm tin vào những gì tôi làm.
"Giờ người ta, kể cả người khuyết tật và người không khuyết tật, vẫn nói rằng tôi khích lệ họ."
Cô cũng nói thêm:
"Bạn có thể làm được nhiều việc nếu mọi người tin vào bạn và thực sự đối xử bình đẳng với bạn.
"Với tiếng nói của tôi, tôi hy vọng rằng tôi có thể nâng cao ý thức của mọi người tại bất cứ nơi đâu tôi có mặt về chuyện chúng ta cần phải tử tế với mọi người, nhất là những người khuyết tật vì thái độ có thể thay đổi nhiều thứ."
Ngoài việc chọn Nguyễn Phương Anh là một trong những gương mặt trẻ dị tật tiêu biểu toàn cầu, Liên Hiệp Quốc cũng chọn Đà Nẵng là nơi để công bố báo cáo toàn cầu đầu tiên về trẻ khuyết tật.
UNICEF nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực trẻ khuyết tật, từ việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật hồi năm 2007 tới việc thông qua  Luật người khuyết tật hồi năm 2010.
Bà Sandra Bisin nói Liên Hiệp Quốc cũng hy vọng Việt Nam sẽ gia nhập Công ước về quyền trẻ em vào đầu năm 2014.

'Kỳ thị và phân biệt'

"Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em"
Sandra Bisin, Giám đốc Truyền thông của UNICEF
Liên Hiệp Quốc ước tính Việt Nam có khoảng 1,3 trẻ khuyết tật và họ nói con số thực tế có thể cao hơn.
UNICEF đang trợ giúp ba trung tâm trợ giúp trẻ khuyết tật ở Đà Nẵng nhằm giúp các em có nghị lực sống và học các kỹ năng để sống độc lập.
Bà Bisin nó UNICEF hy vọng mô hình này sẽ được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Vị giám đốc truyền thông cũng nói Việt Nam còn nhiều việc phải làm nhằm cải thiện đời sống của trẻ khuyết tật.
Bà nói: "Chúng tôi phải bắt đầu từ đầu và có nhiều thách thức.
"Trẻ khuyết tật phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
"Vẫn còn có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với các em.
"Trẻ khuyết tật vẫn ít có điều kiện hưởng dịch vụ y tế căn bản, giáo dục hay các dịch vụ khác."
Bà Bisin nói theo khảo sát mà UNICEF giúp Việt Nam tiến hành hồi năm 2004, chỉ có 30% trẻ khuyết tật được nhận hỗ trợ ở một hình thức nào đó từ nhà nước.
Khi được hỏi về các trẻ em bị dị tật bẩm sinh cho chất độc Da cam ở Việt Nam, bà Bisin nói Việt Nam là trường hợp đặc biệt do chịu hậu quả của chiến tranh.
Trong báo cáo toàn cầu về trẻ em khuyết tật, Liên Hiệp Quốc kêu gọi tất cả các nước, trong đó có cả Hoa Kỳ, có những hành động giúp các em đang phải sống với các khuyết tật thể xác.
Copy từ:  BBC


..............................

Bất ngờ thông tin Ngân hàng Nhà nước lập sàn vàng

Trong dài hạn, NHNN có kế hoạch thành lập hai trung tâm giao dịch vàng miếng tại Hà Nội và TPHCM và cho đấu thầu công khai loại hàng hóa này.
Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo mới nhất về thị trường vàng Việt Nam của Ngân hàng Standard Chartered.

Theo báo cáo, sau khi làm việc với Vụ quản lý Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cơ quan này đã cho Standard Chartered biết có thể sau 2 năm, nếu xét thấy thị trường vàng đã ổn định, thì sẽ thành lập 2 trung tâm trên.

Báo cáo cũng đánh giá rằng những nỗ lực của NHNN trong điều hành thị trường vàng là khá hiệu quả, biểu hiện qua việc giá vàng trong nước ổn định trong thời gian qua.

Tuy vậy Standard Chartered cho rằng giá vàng trong nước đã cao hơn quá nhiều so với giá thế giới từ sau khi có việc đấu thầu. Cụ thể, khoảng chênh lệch giá đã nới rộng thêm khoảng 30% so với trước ngày 28/3, ngày diễn ra phiên đấu thầu đầu tiên.

Standard Chartered lo ngại, việc các ngân hàng bỏ quá nhiều tiền đồng để mua vàng sẽ ảnh hưởng đến việc làm giảm giá trị tiền đồng. Và cho rằng các biện pháp hiện tại của NHNN chỉ tác động ngắn hạn, về dài hạn, Nhà nước phải thực hiện việc làm tăng giá trị tiền đồng, và giảm nhu cầu về vàng thì mới mong thị trường vàng ổn định được.

 

Theo ngân hàng này, Việt Nam là nước đứng thứ tư về tiêu thụ vàng ở châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Nguyên nhân khiến cho nhu cầu vàng ở Việt Nam lớn là vì lạm phát cao, đồng tiền yếu và yếu tố về văn hóa nắm giữ vàng đã có từ lâu.

Trước đó, ngày 23/4, tại hội thảo “Thị trường vàng Việt Nam và những ẩn số", một số chuyên gia và các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho biết, qua các phiên đấu thầu vàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức, thị trường vàng trong nước vẫn có nhiều biến động, giá vàng trong nước và thế giới ngày càng chênh lệnh lớn.

Chính vì vậy, để rút ngắn khoảng cách giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện nay, nhất là để bình ổn thị trường vàng thì nhà nước nên cho phép thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia.

Việc này cũng sẽ khơi thông được nguồn vốn vì tránh tình trạng đầu tư vàng vật chất. Đồng thời, NHNN cũng nên tạo điều kiện để cho nhiều đối tượng được tham gia đầu thầu vàng, chứ không hạn chế một số đối tượng như hiện nay.

Ngoài ra, NHNN nên tạo nguồn cung nguyên liệu vàng ổn định để các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu vàng nữ trang. Đây cũng là một lối thoát cho các đơn vị kinh doanh vàng không được phép kinh doanh vàng miếng hiện nay, góp phần thu được ngoại tệ cho đất nước và giải quyết việc làm cho lao động trong ngành này.

Ông Trần Thanh Hải - Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam cho biết, lối thoát khỏi vòng lẩn quẩn về thị trường hiện nay là Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ kinh doanh, xuất khẩu vàng nữ trang, đơn giản hóa thủ tục, đào tạo nghệ nhân, tạo nguồn quỹ nguyên liệu cho vàng sản xuất vàng nữ trang.

“Về vàng vật chất, tôi kiến nghị NHNN nên buôn cách quản lý hiện nay mà nên thành lập sàn vàng quốc gia, sẽ kiểm soát tốt giá vàng khi vàng sốt giá và không cần phải bỏ ngoại tệ để nhập vàng” - ông Trần Thanh Hải nói.


Copy từ: Kiến Thức

Mộ bia của hoang tưởng chết người


Thanh Trúc & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2013-05-29
dkt-305.jpg
Viện nghiên cứu Manhattan tại Mỹ vừa trao giải "Hayek" cho một nhà báo đảng viên đảng Cộng sản TQ, là ông Dương Kết Thằng.
Screen capture


Đúng một năm sau khi một kinh tế gia của Trung Quốc là ông Mao Vu Thức được một viện nghiên cứu Hoa Kỳ trao giải "Milton Friedman về Phát Huy Tự Do" thì một viện nghiên cứu khác tại Mỹ lại trao giải "Hayek" cho một nhà báo đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là ông Dương Kết Thằng. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về giải thưởng và tác giả trúng giải này qua phần trình bày của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Thanh Trúc thực hiện sau đây.

Xu hướng “tự do tuyệt đối”

Thanh Trúc: Xin kính chào ông Nghĩa. Năm ngoái cũng vào Tháng Năm, Viện CATO nối tiếng tại Hoa Kỳ đã trao giải "Milton Friedman về Phát Huy Tự Do" cho kinh tế gia Mao Vu Thức của Trung Quốc và mục Diễn đàn Kinh tế đã nói về giải thưởng và tác giả này vào ngày chín Tháng Năm. Năm nay, đến lượt một nhân vật Trung Quốc khác lại được một viện nghiên cứu Hoa Kỳ tại New York trao giải thưởng có tên là "Hayek". Thưa ông, giải thưởng ấy là gì và nhân vật trúng giải năm nay đã cống hiến những gì mà được người Mỹ vinh danh như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa tác giả trúng giải là sử gia Dương Kết Thằng sẽ đọc bài diễn văn tại viện Manhattan gần cùng lúc với chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của tân Chủ tịch Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Cho nên ta càng chú ý đến người trúng giải, nhất là khi ông là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Y như kinh tế gia Mao Vu Thức mà chúng ta nhắc đến năm ngoái, người trúng giải Hayek năm nay cũng là một nạn nhân và chuyên gia về Mao Trạch Đông.
Thanh Trúc: Như thông lệ, xin ông trình bày cho bối cảnh của câu chuyện về giải thưởng này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, viện Manhattan là một trung tâm nghiên cứu thành lập từ năm 1978 và có tên gọi như hiện nay từ năm 1981, tức là đã hơn 30 năm rồi. Theo xu hướng "libertarian" mà ta có thể dịch là "tự do tuyệt đối" như viện CATO, viện nghiên cứu Manhattan quảng bá lý luận phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân và quyền tự do chọn lựa về kinh tế, với mục tiêu đích thực là tác động vào chính sách quốc gia ngay từ lĩnh vực tư tưởng. Với phương tiện huy động nhờ sự quyên góp trong xã hội, viện Manhattan có chương trình hoạt động đa diện và có ảnh hưởng, kể cả tờ quý san City Journal xuất bản từ hơn 20 năm nay.
Giải thưởng Hayek do viện Manhattan lập ra từ năm 2005 là để hàng năm vinh danh một cuốn sách xuất bản trong vòng hai năm trở lại có nội dung cổ xuý lý luận của ông Friedrich von Hayek.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Giải thưởng Hayek do viện Manhattan lập ra từ năm 2005 là để hàng năm vinh danh một cuốn sách xuất bản trong vòng hai năm trở lại có nội dung phản ảnh và cổ xuý lý luận của ông Friedrich von Hayek về tự do kinh tế và tự do cá nhân. Sinh vào năm 1899 và mất năm 1992, Hayek là kinh tế gia người Áo đã đoạt giải Nobel về Kinh tế năm 1974 và là một trong vài nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất thế giới từ tám chục năm qua.
Thanh Trúc: Thưa rằng ông ta có ảnh hưởng như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Rất vắn tắt thì khi trí thức Âu-Mỹ còn bị mê hoặc bởi lý luận bao cấp và đường lối quản lý kinh tế bằng kế hoạch, ông Hayek đã viết cuốn "The Road to Serfdoom" vào năm 1944, tức là "Đường Tới Nô Dịch", để cánh báo về mối nguy tập trung kế hoạch của cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chủ nghĩa phát xít. Cùng nhiều tác phẩm khác của Hayek, cuốn sách đã ảnh hưởng tới phong trào giải phóng khỏi những sai lầm kinh tế và chính trị của chủ nghĩa độc tài từ Đông Âu ra nhiều nơi khác.
Năm 1962, cuốn này mới được dịch sang Hoa ngữ cho các lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc tham khải trong nội bộ và mãi đến năm 1997 mới được phổ biến một phần với lời dẫn nhập có nội dung bài bác xuyên tạc. Cuốn sách này được nhiều tác giả tiến bộ tại Việt Nam phiên dịch là "Đường về Nô lệ" hoặc "Con đường dẫn tới Chế độ Nông nô" và là tài liệu rất nên tham khảo.

Điều đáng suy ngẫm

Thanh Trúc: Khi viện Manhattan trao giải Hayek thì tức là họ muốn vinh danh một tác phẩm. Thưa ông, đó là tác phẩm gì và tác giả Dương Kết Thằng là ai?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sinh vào năm 1940 tại Hồ Bắc, năm 18 tuổi khi còn đang là sinh viên nội trú thì ông Dương Kết Thằng thấy thân phụ chết ở trong nhà vì đói và nhìn chung quanh thì còn được biết là trong có sáu tháng đã có cả triệu người chết đói. Đó là khi Mao Trạch Đông phát động chiến dịch "Đại Dược Tiến" hay "bước nhảy vọt vĩ đại" từ đầu năm 1958 tới cuối năm 1961. Chuyện ấy, ông ta không thể quên được. Đó là nguyên ủy của cuốn sách có tên là "Mộ Bi – Trung Quốc Lục Thập Niên Đại Đại Cơ Hoang Kỷ Thật", nghĩa là "Mộ bia - Sự thật về Trận Đói tại Trung Quốc vào Thập niên 60".
YangJisheng-200.jpg
Ông Dương Kết Thằng, ảnh chụp hôm 18-09-2010. Photo courtesy of wikipedia.org
Được xuẩt bản năm 2008 tại Hong Kong, tác phẩm đồ xộ hơn 1.200 trang tổng kết 20 năm tìm tòi dữ kiện và nghiên cứu sâu xa của ông ta được dịch sang Anh ngữ nhưng gom vào hơn 600 trang dưới tên gọi là "Tombstone" và được xuất bản từ Tháng 10 năm ngoái tại Hoa Kỳ. Đấy là tác phẩm được vinh danh năm nay và tác giả hiện đang có mặt tại New York để nhận giải. Dù trị giá của giải thưởng chỉ là năm vạn đô la, giá trị của tác phẩm là một tổng kết công phu về một tai họa do con người gây ra cho con người, khiến gần 40 triệu người chết đói trong thời bình.
Thanh Trúc: Ông nói đến hai chi tiết về tác phẩm này: đó là một công trình thu thập mất 20 năm và xuất bản tại Hong Kong rồi mới được phổ biến ra nước ngoài. Thưa ông, trận đói nói trên đã xảy ra từ nửa thế kỷ về trước trong bốn năm tròn, vì sao giờ này mới được nhắc tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tai họa này bị chế độ cộng sản Bắc Kinh che giấu trong nhiều thập niên và ngày nay vẫn là đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc. Thế giới đã có nhiều cuốn sách về hồ sơ này nhưng đây là công trình của "người trong cuộc", là chứng nhân trực tiếp đã dày công thu góp tư liệu từ mọi địa phương trong hai chục năm và chỉ có thể xuất bản ở Hong Kong, đúng nửa thể kỷ sau khi đã xảy ra. Chi tiết đó khiến ta chú ý đến tác giả. Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông Dương Kết Thằng đã trở thành nhà báo và lên tới vị trí khá cao trong hệ thống thông tin và tuyên truyền của đảng. Ông cũng đã gia nhập đảng Cộng sản từ năm 1964 và được tín nhiệm để thành tai mắt của đảng tron vai trò biên tập viên lão thành của Tân Hoa Xã.
Thanh Trúc: Ông lại nói đến một chi tiết ly kỳ khác là một nhà báo lão thành đã là tai mắt của đảng. Chuyện ấy là thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta chạm vào một hệ thống kiểm soát tinh vi của đảng Cộng sản.
Một nhà báo giỏi và được tín nhiệm như Dương Kết Thằng thì có hai nhiệm vụ song hành. Một là viết bài trên hệ thống thông tin và tuyên truyền có kiểm duyệt của đảng. Hai là phanh phui điều tiêu cực sấu xa ở duới cho trung ương nắm vững tình hình các địa phương. Nhờ đó, ông ta mới thu thập được những thông tin có ích cho sau này.
Sau khi xảy ra vụ tàn sát Thiên an môn năm 1989, nhà báo kỳ cựu này mới bắt đầu phục vụ sự thật và lịch sử. Đó là gom lại mọi dữ kiện về bốn năm nhảy vọt vào chốn "cơ hoang" và kết luận là có 36 triệu người chết đói làm 40 triệu người không sinh ra đời, vị chi là 76 triệu nạn nhân từ một sự hoang tưởng của Mao Trạch Đông và các cận thần mà ông ta gọi là "bọn khuyển ưng". Xin nói thêm rằng "cơ hoang" là chết đói mà không vì mất mùa.
Thanh Trúc: Ông vừa nhắc đến con số 36 triệu người chết đói trong thời bình, từ 1958 đến 1962, lý do chính là vì sao vậy? Tác giả cuốn "Mộ Bia" giải thích thế nào về chuyện này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dương Kết Thằng cho rằng Mao Trạch Đông tự coi là "thiên tử" trong ý nghĩa gần như tôn giáo, kết hợp tinh thần văn hóa truyền thống của Trung Hoa thời phong kiến với lý luận chuyên chính vô sản của Mác-Lenin. Do tính chủ quan duy ý chí của kẻ nắm quyền tuyệt đối, Mao có thể lấy quyết định hoang tưởng chết người mà vẫn cho là đúng và tiêu diệt những ai dám nghĩ khác, kể cả các nhân vật thân cận. Thậm chí Mao còn có loại lý luận toán học quái đản là nếu dân số có chết một nửa thì nửa còn lại coi như giàu gấp hai!
Ngày nào mà chưa xóa bỏ được loại hình tượng bệnh hoạn và chế độ quản lý tồi tệ ấy thì Việt Nam chưa ra khỏi con đường nô dịch, nó kéo dài từ Hà Nội đến Bắc Kinh.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vì vậy, ông ta phát động việc công nghiệp hóa bằng chiến dịch xây dựng nhà máy luyện kim thủ công nghiệp ở xã ấp và áp dụng lý thuyết canh nông hàm hồ của Lysenko bên Liên Xô để có thể nâng sao năng suất nông nghiệp. Các đảng bộ ở dưới cứ thế mà báo cáo thành tích lên trên và đảng viên thật ra vẫn no đủ trong khi ruộng đất bỏ hoang mà nơi nào cũng phải góp đủ chỉ tiêu về lương thực để còn... xuất khẩu. Vì vậy, người ta chết đói như rạ, sau khi ăn vỏ cây, lá cỏ, và thậm chí gia đình ăn thịt lẫn nhau. Chuyện bi thảm là ở trên cũng chẳng cần biết rõ sự thật ở dưới, và sau cùng khi chính Phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ than phiền về sai lầm này thì bị Mao để tâm và cho chết đói trong cuộc "Đại Văn Cách" từ năm 1967.
Thanh Trúc: Bây giờ có lẽ chúng ta hiểu vì sao cuốn Mộ Bia được vinh danh với giải thưởng mang tên một kinh tế gia đã viết sách cảnh báo về con đường đi tới chế độ nô lệ. Thưa ông, còn tác giả Dương Kết Thằng thì sao? Vì sao chế độ Bắc Kinh đã lặng thinh và còn cho ông ta qua Mỹ lãnh giải thưởng về một cuốn sách kết án lãnh tụ Mao Trạch Đông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tác giả nay đã về hưu và vẫn sống tại Bắc Kinh.
Ông ta giải thích như thế này về hoàn cảnh của mình. Thứ nhất, Trung Quốc có thay đổi phần nào vì 40 năm trước thì ông ta đã bị giết, 30 năm trước thì vào tù, nay thì họ chỉ cấm lưu hành cuốn sách ở trong nước. Thứ hai, dù duy trì kỹ thuật cai trị cũ, lãnh đạo thời nay đã tinh khôn hơn nên vẫn muốn một số dư luận trong đảng biết rõ về những sai lầm của Mao để khỏi tái diễn. Thứ ba, trước sự đổi thay dồn dập của kinh tế và xã hội, kể cả nạn bất công xã hội và chục triệu người mất việc từ khu vực quốc doanh, một số người lại luyến tiếc cái gọi là lý tưởng công bằng xã hội thời Mao và đả kích hệ thống lãnh đạo hiện tại. Một thí dụ là chuyện Bí thư Bạc Hy Lai của Trùng Khánh và lý luận tôn sùng Mao Trạch Đông của phái "tân tả". Vì vậy, lãnh đạo cũng cần người nhắc đến sai lầm của Mao.
Sau cùng, ông Dương Kết Thằng cho biết rằng lãnh đạo ở trên đã nắm vững quy luật cai trị tinh vi là chấp nhận một số tự do tư tưởng có hạn chế trong một nhóm nhỏ để duy trì chế độ độc tài trên mọi thành phần còn lại. Nhờ có người nói ra một phần sự thật, họ có thể tự chuẩn bị để đối phó. Trong cuốn "Đường Tới Nô Dịch", kinh tế gia Hayek cũng đã cảnh báo về hiện tượng độc hại của loại thông tin có hạn chế trong một chế độ toàn trị.
Thanh Trúc: Trong câu chuyện này, kết luận của ông là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh già dặn hơn lãnh đạo Hà Nội mà đảng Cộng sản Việt Nam lại còn cấm người dân phê phán và đả kích Trung Quốc. Thứ nữa, có một chi tiết nhỏ trong cuốn Mộ Bia cũng đáng suy ngẫm. Mao Trạch Đông đích thân chọn khẩu hiệu sách động và còn tự tay viết thêm một khẩu hiệu nữa là "Mao Chủ Tịch Vạn Tuế". Nó cũng tương tự như việc ông Hồ Chí Minh viết sách tự ca tụng dưới bút hiệu Trần Dân Tiên! Ngày nào mà chưa xóa bỏ được loại hình tượng bệnh hoạn và chế độ quản lý tồi tệ ấy thì Việt Nam chưa ra khỏi con đường nô dịch, nó kéo dài từ Hà Nội đến Bắc Kinh.
Thanh Trúc: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này.


Copy từ: RFA

Bộ Ngoại Giao Đức và Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất


Kính gửi để thông tin và phổ biến!
Trần Việt
Diễn Đàn Việt Nam 21
Forum Vietnam 21
www.vietnam21.info

Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Berlin - Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:
Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:
"Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.
Tự do hội họp ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Gần đây, buổi "dã ngoại nhân quyền" trong ôn hòa tại một số thành phố Việt Nam đã bị ngăn chặn và giải tán một cách tàn nhẫn. Trước đó, lời kêu gọi phân phát Tuyên bố về quyền con người cũng như thảo luận về nhân quyền tại các buổi dã ngoại đã được phổ biến trên mạng Internet.
Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc và qua đó đã cam kết tôn trọng tự do ngôn luận và hội họp. Những cam kết này phải được thực thi" .
Bối cảnh:
Trong nhiều tháng nay, các nhà hoạt động nhân quyền đã tố cáo những chiến dịch chống lại người bất đồng chính kiến ​​tại Việt Nam. Trên danh sách "kẻ thù của Internet" cũng như bảng xếp hạng "tự do báo chí" của tổ chức Phóng viên không biên giới, đất nước này xếp hạng 172 trên 179 nước.
* * *

Bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Trong một tuyên bố chính thức ngày 27 tháng 5 vừa qua, bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất, bản tuyên bố viết: "Pháp lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lý do "lạm dụng pháp luật hoặc tự do làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước".
Bản tuyên bố còn nhắc đến bản án nặng nề cho Phương Uyên và Nguyên Kha: "Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một loạt án tù cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012 chính là vi phạm nhân quyền. Pháp đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt sau khi hai người trẻ Việt Nam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề vào ngày 16 tháng 5. Pháp đặc biệt chú ý tới vấn đề này, đó là chủ đề của một cuộc đối thoại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam".
Sau cùng bộ ngoại giao Pháp nhấn mạnh "Pháp khẳng định cam kết của mình cho tự do ngôn luận và ý kiến, kể cả Internet trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên và kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ tôn trọng".


Copy từ: Dân Luận

Thương nữ bất tri vong quốc hận và Thôi Trữ giết vua.

Thương Nữ có người dịch là kỹ nữ, có người dịch là ca nữ, có người gọi là con hát. Có người bảo Thương Nữ là con gái nhà thương gia....

Nguyên văn câu thơ

Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa.

Tôi  như là Khương Hữu Dụng dịch rằng.

Con hát biết chi hờn mất nước
Cách sông còn hát Hậu Đình Hoa.

Kể về một giai thoại của thời Đường, giặc đã đến bên kia sông, bên này sông vua quan nhà Đường vẫn còn say sưa yến tiệc nghe ca hát.

Tôi vẫn thích ai đó dịch Thương Nữ là một người con gái đẹp, dễ thương. Từ kỹ nữ, con hát nghe khinh miệt quá. Một người con gái dễ thương, chỉ biết ca hát, không biết đến chuyện quốc gia đại sự, sơn hà nguy biến nghe dễ vào hơn. Phận đàn bà, con gái thường vẫn thế. Câu thơ hàm ý chê trách người con gái đang hát, nhưng nếu hiểu rõ chế độ phong kiến thì hiểu câu thơ là trách kẻ nghe hát chứ không phải người hát. Bởi kẻ nghe hát đây là cả một triều đình, vua chúa và lũ bầy tôi không màng đến vận nước suy vong cận kề. Những kẻ ngồi trên ngôi cao chỉ lo hưởng thụ, những kẻ có quyền bính trong tay , có trách nhiệm phải giữ gìn xã tắc...câu thơ mượn người con gái để trách, nhưng thực ra là trách bọn vua quan triều đình.

Thương nữ bất tri vong quốc hận trở thành một điển tích tiêu biểu của sự mất nước, vong quốc.

Một điển tích khác mà  nhiều người làm nghề sử chắc phải biết đó là điển tích Thôi Trữ giết vua.

Thôi Trữ giết vua Tề. Sử gia chép rằng Thôi Trữ giết vua. Thôi Trữ chém chết sử gia, cho người em sử gia chép sử, người em chép y nguyên vậy, bị chém chết, người em sau cũng vẫn chép vậy cũng bị chém chết. Đến người em thứ tư vẫn chép vậy, Thôi Trữ đành chấp nhận sự thật không giết sử gia nữa.

Hai điển tích này thì liên quan gì đến nhau.?

Ở Việt Nam  thì có liên quan chút ít, bởi Việt Nam của chúng ta ngày nay có rất nhiều đàn bà, con gái phải vào chốn lao tù, chỉ vì họ nặng lòng với non sông. Họ không phải là kẻ bất tri với nỗi nhục vong quốc. Và  họ lần lượt  người này vào lao tù, người khác lại tiếp tục. Từ Phạm Thanh Nghiên đến Tạ Phong Tần đến Nguyễn Phương Uyên. Rồi còn bao nhiêu người con gái khác cũng tại chữ ''quốc '' mà chịu cảnh lao tù như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Hồ Thị  Bich Khương. Đỗ Minh Hạnh.

Đất nước nào trên thế giới này có số phụ nữ vào tù nhiều nhất vì tội danh chống chế độ.? Có ai đặt ra câu hỏi đó chưa nhỉ.? Người ta thường nói '' ôi trời, ở đâu cũng có ăn cắp, ở đâu cũng có giết người , Mỹ cũng thế, tư bản cũng thế''. Vậy bạn nào nói cho tôi là '' ối trời đâu cũng thế ở Xu dan, Sy Ry, Ả Rập , Mỹ cũng đầy bọn phụ nữ chống phá chế độ bị bắt bỏ tù ''.

Khi viết bài này, tôi đã hỏi tổ chức ân xá quốc tế, tổ chức nhân quyền quốc tế, một vài tổ chức quốc tế khác theo dõi về vấn đề này. Để biết trong năm qua nước nào trên thế giới này có số phụ nữ bị vào tù nhiều nhất vì chống chế độ hiện tại ở nước nọ. Câu trả lời thật buồn, không phải ở Xu Dan, Sy Ry, Mỹ...

Không nói chế độ sai, chưa nói những người phụ nữ chống chế độ là đúng. Nhưng một đất nước mà có quá nhiều phụ nữ phải vào tù vì chống cái chế độ đang cầm quyền đất nước ấy. Thiết nghĩ những người có lương tri phải nên suy ngẫm. Vì phụ nữ xưa nay hiền lắm. Nhất là phụ nữ Việt Nam dịu dàng, nhẫn nhịn có truyền thống. Lịch sử chỉ cho thấy khi nào có ngoại xâm những người phụ nữ Việt Nam mới trở nên kiên cường, dũng cảm chấp nhận hy sinh, tù đầy để bảo vệ non sông đất nước.

Nếu chế độ  ngày nay đúng, những người phụ nữ bị bỏ tù kia là bởi họ sai. Có lẽ đây là lần duy nhất trong lịch sử là '' truyền thống '' của người phụ nữ Việt Nam đã không có đáp án trùng lặp. Lịch sử và truyền thống  lẽ nào cũng có lúc sai.?

Chúng ta thấy sự kiên định trong quan điểm Thôi Trữ giết vua, hẳn chúng ta cũng thấy cái kiên định của Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Minh Hạnh  ở quan điểm của họ.

 Bất luận đúng sai thế nào thì những người con gái Việt Nam mềm yếu kia cũng đã vào tù vì chữ '' quốc ''. Không phải như thương nữ nhà Đường   chỉ biết ca hát, chẳng màng '' vong quốc ''. Bất luận đúng sai thế nào thì họ cũng nối tiếp nhau kiên định với quan điểm của mình như những nhà chép sử thời Tề cách đây khoảng 2600 năm.

Trong những cuộc biểu tính phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam chúng ta thấy rất nhiều phụ nữ là bà già, là trung niên, là thanh nữ, là thiếu nữ.....


Những người phụ nữ đang ở trong lao tù kia , những người phụ nữ đang bị sách nhiễu hàng ngày và những người phụ nữ trong những tấm ảnh  này,chẳng phải họ đang biết đến hờn mất nước sao.?

Nghĩ đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm đang ở chốn lao tù. Rồi bỗng nghĩ đến bà Phó Doan phát biểu '' đất nước ta dân chủ gấp ngàn lần tư sản''

Thấy bản dịch của những người dịch trên là đúng với câu thơ. Chỉ có mình đa sự bày đặt thương nữ , nữ thương này nọ.  Kỹ nữ hay con hát cũng thế mà thôi,chỉ có cái loại ấy mới ca ( hót ) được trong lúc nước mất nhà tan.


Copy từ: Người Buôn Gió

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH


 


PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN

VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG 

 

NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

 

Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

 

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

 

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

 

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013

Địa điểm tập trung:

Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM
Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4

TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!
 


Copy từ: Xuân Việt Nam

...................................

Phản đối cách báo VN đăng tin bạo lực


Báo Tuổi trẻ đăng tin vụ án mạng ở Woolwich
Một luật sư vừa gửi thư phản đối việc báo Tuổi trẻ và Vietnamnet ‘đưa tin khai thác bạo lực’ về vụ một lính người Anh bị sát hại ở London hôm 22/05/2013.
Luật sư Đặng Dũng tại Tp HCM cho rằng hai báo trên đưa tin “không đầy đủ” và chỉ tập trung vào tả vụ đâm chém người mà không nhắc tới các chi tiết khác liên quan tới sự việc.
Ông Dũng đặt ra câu hỏi, “hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích gì?”
“Vietnamnet tả tỉ mỉ hành vi tàn bạo và man rợ giết công dân Anh như thế nào nhưng lại hoàn toàn không hề loan tin một phụ nữ Anh can đảm đã đối mặt với hai tên giết người...,” ông Dũng viết trong thư gửi hai tòa báo mà BBC đọc được.
Ông Đặng Dũng cũng cho rằng cách đưa tin của Tuổi Trẻ “khai thác khía cạnh man rợ của vụ thảm sát,” phơi bày bạo lực ngay tại London, và để ảnh “tên sát nhân với hai con dao và bàn tay vấy máu”, được đăng ở trang báo cuối, là trang báo “đăng tin hot”.
"Hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích gì?"
Luật sư Đặng Dũng
Theo hình ảnh ông Dũng chụp lại bản báo giấy của Tuổi Trẻ, bài báo có tên Chém người man rợ ở London, Bạo động ở Thụy Điển được đăng hôm thứ Sáu, 24/05.
Tuổi Trẻ online cũng có bản trên mạng đăng hôm 23/05, với tựa đề Dùng dao phay giết binh lính giữa London, với ảnh màu nghi phạm tay cầm hai con dao còn dính máu, bài báo được ký tên Nguyệt Phương – Chu Uyên.
Bài trên Vietnamnet tên còn ‘giật gân’ hơn: Kinh hoàng lính Anh bị khủng bố chặt đầu giữa phố, và tả lại cảnh tượng chém người, chặt đầu như thế nào, bài báo được trích nguồn, “Theo Kiến Thức”.
Luật sư Đặng Dũng viết trong thư, “tại sao hai báo Đảng lại tìm cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đã khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường],” và vì sao Ban Biên tập đưa tin bạo lực tới độc giả.
Cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, còn cơ quan chủ quản của Vietnamnet là Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cúp máy liên tục

"Tại sao hai báo Đảng lại tìm cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đã khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường], và tại sao quí Ban Biên tập báo Đảng lại đưa tin bạo lực tới người xem chúng tôi."
Luật sư Đặng Dũng
Khi gọi điện tới tòa soạn báo Tuổi Trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về phản hồi trên của ông Đặng Dũng, BBC tiếng Việt được nối máy với một người phụ nữ tránh không cho biết tên và vị trí công tác.
Người phụ nữ này hỏi, “bài đó đã được đăng chưa, tên bài là gì,” và sau khi BBC cung cấp thông tin ngày đăng, tên bài và người ký tên, điện thoại bỗng bị ngắt.
Bấm lại số điện thoại trên, tổng đài chuyển tới một nhân viên khác ở ban Bạn đọc, và thấy người đó gọi “Nè, Trâm ơi”.
Trả lời câu hỏi của BBC về danh tính và về lá thư của ông Đặng Dũng, người phụ nữ này nói, “ở dưới tổng đài họ chuyển lên đây là ban công tác bạn đọc, chúng tôi là nhân viên của ban công tác bạn đọc”.
“Nhưng nếu lá thư này không phải của chị thì xin lỗi là chúng tôi không thể cung cấp thông tin gì được cho chị hết, chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tới người đã gửi thư về cho chúng tôi thôi.”
Báo Tuổi Trẻ trả lời BBC về thư độc giả
Báo Tuổi Trẻ nói sẽ chuyển thư của độc giả phản ánh bài báo về vụ án Woolwich và câu hỏi của BBC tới 'những người liên quan'.
Khi chúng tôi yêu cầu được nối máy với ban biên tập hoặc người có trách nhiệm trả lời báo chí, đại diện ban công tác bạn đọc trả lời, “đơn thư được giải quyết theo dạng xử lý thông tin, và sẽ được gửi tới những ban ngành có liên quan,” còn vấn đề của BBC cũng sẽ được truyền đạt lại tới “những người có liên quan” và được khuyên gửi email hoặc fax.
Khi chúng tôi hỏi cụ thể những người có liên quan đó là ai, chi tiết tên, chức vụ, và địa chỉ email, điện thoại lại bị ngắt.

'Lá cải' câu khách

Bấy lâu nay thực trạng đăng tin giật gân và khai thác theo chủ đề "cướp, hiếp, giết" để "câu views" đã gây phản cảm trong không ít độc giả tại Việt Nam, mặc dù các bài chủ đề này thường là bài đọc nhiều trên các báo điện tử ở trong nước.
Gần đây đã xảy ra việc một tờ báo in nhầm từ hiến pháp thành "hiếp pháp" khiến cộng đồng mạng bàn tán rôm rả.
Sự cố đánh sai chính tả từ hiến pháp gần đây gây bàn luận trên mạng nhiều.
Việc báo chí đưa những tin giết người hay chuyện riêng ngôi sao để câu khách, bán được nhiều quảng cáo hoặc bán được nhiều ấn bản hơn không chỉ ở Việt Nam mới có.
Một số chuyên gia về truyền thông cho rằng, Anh quốc mới là quê hương của dạng báo chí ‘tabloid’( tạm dịch báo lá cải) thực thụ.
Hàng loạt báo lá cải ở Anh cũng đưa tin khá giật gân với lời lẽ có phần thái quá về vụ án mạng ở Woolwich.
Chẳng hạn như The Sun, suốt tuần nay để ảnh cỡ lớn nghi phạm cầm hai con dao với bàn tay đẫm máu và cũng gọi là “vụ người lính bị chặt đầu”.
Tờ Daily Mail cũng liên tục đăng loạt ảnh hai nghi phạm và hiện trường vụ án và chuyện riêng của gia đình, một số báo khác thì dùng những từ như “tên đồ tể”, “vụ tàn sát”, “chặt đầu”, “chém cho đến chết”.
Ông Howard Kurtz, tác giả cuốn Media Circus - The Trouble with America's Newspapers (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói sự 'lá cải hóa' đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển.
Nhưng lá cải không hoàn toàn là xấu xa, vì theo các nhà nghiên cứu phương Tây, các vấn đề của cuộc sống hàng ngày luôn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử loài người. Báo lá cải cũng thúc đẩy những nét văn hóa khác với văn hóa thượng lưu và thách thức cái gọi là 'bá chủ văn hóa' trong xã hội.
Tại Việt Nam, giải trí có thể được coi là cửa ngách để người ta bước chân vào làng truyền thông vốn bị kiểm soát chặt chẽ.


Copy từ: BBC


.....................................

ANH BA SÀM: THÔNG BÁO DỜI NHÀ

THÔNG BÁO DỜI NHÀ


ĐỊA CHỈ MỚI: basam.info
THỜI GIAN: TỪ 1 THÁNG 6 NĂM 2013
Từ 1 tháng 6, Ba Sàm sẽ dọn về nhà mới, ở địa chỉ: www.basam.info
Đây là một trang web được xây trên nền WordPress, với giao diện cũ để độc giả không cảm thấy bỡ ngỡ khi vào nhà mới.
Đến nay, dù đã đã làm nhiều cách để giành lại quyền kiểm soát blog Ba Sàm nhưng chúng tôi chưa thật sự yên tâm về khả năng tự vệ của WordPress, cho nên chúng tôi quyết định làm một trang web mới, có khả năng tự vệ tốt hơn.
Hôm nay (30 tháng 5), chúng tôi đã đóng trang anhbasam04.blogspot.com. Hai trang anhbasam.wordpress.comanhbasam04.wordpress.com vẫn mở cho đến ngày 8 tháng 6 để loan tin “dọn nhà”. Kể từ ngày 1 tháng 6, xin quí vị đừng comment trong hai trang này. Từ ngày 8 tháng 6, hai trang này cũng sẽ được đóng.
Như quý vị đã biết, trong 5 năm qua, trang Ba Sàm đã bị tấn công ba lần. Lần nặng nề nhất là cách nay khoảng ba tháng và mục tiêu có lẽ vừa là tiêu diệt blog, vừa làm những người thực hiện trang Ba Sàm nản lòng, bỏ cuộc.
Tuy nhiên, vì đã xác định rằng, sẽ chỉ ngưng làm việc khi không còn được độc giả quan tâm, chúng tôi cố gắng để Ba Sàm vẫn là Ba Sàm.
Đến nay, chúng tôi đã khôi phục được khoảng 99% dữ liệu cũ (khoảng 1.800 bài), chỉ bị mất chừng vài chục bài. Đó là những tin – bài đã đăng trong hai khoảng thời gian: từ 13/01/2013 đến 31/01/2013 và từ 26/02/2013 đến 28/02/2013 bị mất do việc backup bị gián đoạn. Và những tin – bài đã đăng trong nửa đầu của tháng 03/2013 (thời điểm trước và sau khi blog Ba Sàm bị tấn công).
Xin thưa thêm là cũng có một số bài không còn hình ảnh, âm thanh và các file đính kèm vì chúng tôi tự xóa để đề phòng hacker chèn mã độc (chúng tôi không dùng lại bất kỳ file nào còn trong các blog đã từng bị hacker kiểm soát). Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung toàn bộ những tin – bài hiện đang còn thiếu.
Cũng xin nói thêm rằng, ngoài basam.info, chúng tôi còn có Facebook Ba Sàm, cũng là nơi cập nhật tin tức, giới thiệu bài vở, do BTV phụ trách. Mặt khác, do quá bận rộn, chúng tôi chưa thể cập nhật tin, bài trên Basam News ở Facebook và Twitter. Ngoài các trang vừa kể, những trang còn lại không phải của chúng tôi.
Nhân đây, một lần nữa xin chân thành cảm tạ tất cả các vị độc giả đã động viên, hỗ trợ chúng tôi về mặt tinh thần, bày tỏ sự cảm thông, mong muốn chia sẻ những khó khăn trong thời gian chúng tôi bị tấn công. Cũng xin cám ơn những vị độc giả đã mở blog tặng chúng tôi, những vị đã đề nghị hỗ trợ chi phí liên quan tới việc làm blog và website. Dẫu không dám nhận nhưng chúng tôi thật sự biết ơn tất cả những việc làm, lời đề nghị đó.
Trân trọng,
BTV


Nguồn: Anh Ba Sàm