CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Phát hiện thêm nhiều 'bí ẩn' về Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình


Giang Le (Blog Kinh Tế Tài Chính) - Mấy hôm trước nhân đọc một bài phỏng vấn thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tôi thắc mắc trên G+ về ngân hàng MIB ở Nga, nơi ông Bình từng làm phó rồi quyền chủ tịch trong giai đoạn 2001-2005. Thực ra thông tin về việc thống đốc từng có thời làm việc ở MIB đã được công bố khi ông vừa được chỉ định làm thống đốc tháng 8/2011. Lúc đó tôi cũng thắc mắc về ngân hàng MIB nhưng rồi bận quá nên quên mất. Lần này thống đốc nhắc lại thời gian làm quyền chủ tịch MIB như là bằng chứng cho thấy ông có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng nên tôi nhớ đến cái thắc mắc của mình ngày xưa và quyết định tìm hiểu kỹ hơn.
Hỏi trên G+ hôm trước hôm sau đã có mấy bạn cung cấp thông tin, social network quả là lợi hại :-) Thông tin đầu tiên về MIB hoá ra lại ở trên chính website của NHNN. Theo link này MIB (và MBES) là ngân hàng được thành lập trong khuôn khổ Comecon giữa các nước trong khối XNCH từ những năm 1960-1970. Tất nhiên "ngân hàng" ở thời đó khác rất xa những ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu có tính chất giúp đỡ, tương trợ chứ không vì mục đích kinh doanh. Sau khi khối XHCN (ở Đông Âu) sụp đổ và Comecon tan rã, cả MIB (lẫn MBES) đều phải loay hoay tìm đường cải tổ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất để hai ngân hàng này còn tồn tại là trên danh nghĩa một số nước XHCN trước đây vẫn còn nợ nên phải có người tiếp quản xử lý số nợ tồn đọng đó. Tôi sẽ phân tích kỹ thêm chi tiết này nhưng trước hết có một điểm thú vị liên quan đến trang web có thông tin về MIB và MBIS nói trên.
Khi click trực tiếp link thì có vẻ phần highlight ở menu bên trái cho thấy nó phải nằm trong mục "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế". Một bản tin năm 2008một bản tin khác năm 2010của chính NHNN cũng xếp MIB/MBES tương đương với IMF/WB/ADB như là những tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Nhưng nếu bạn click thẳng vào menu này thì bạn không thể tìm được trang về MIB và MBES mà chỉ có link đến IMF, WB, ADB. Như vậy có lẽ trang về MIB/MBES trước đây nằm trong menu "Quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế" nhưng bây giờ đã bị xóa. Tìm kỹ hơn thì hóa ra trang này hiện giờ được chuyển sang menu "Quan hệ song phương", được giấu khá kỹ trong danh sách các nước có quan hệ song phương với NHNN. Có lẽ MIB/MBES bị "downgrade" khoảng năm 2009-2010, khi mà Báo cáo thường niên của NHNN không còn nhắc đến 2 tổ chức này như những năm trước nữa. Tại sao MIB/MBES lại bị "downgrade" như vậy? Có phải NHNN muốn thông tin về 2 tổ chức này bị quên lãng dần đi không?
Thông tin thứ hai mà một bạn cung cấp cho tôi trên G+ là link đến chính website của ngân hàng MIB hiện tại. Chữ MIB là viết tắt tiếng Nga, còn tên tiếng Anh là International Investment Bank. Ngân hàng này có status tương tự như WB, nghĩa là một ngân hàng quốc tế có cổ phần đóng góp từ các nước thành viên. Hiện tại MIB chỉ còn Nga, Ba lan, Hungari, Bungari, Mông cổ, Cu ba, Rumani, Sec, Slovakia, và VN. Theo báo cáo tài chính cuối cùng năm 2011 (bản tiếng Anh) Nga nắm 44.7% cổ phần, VN chỉ có 0.327% thấp nhất trong số các thành viên (sau cả Mông cổ, Cu ba). Vốn điều lệ của ngân hàng này là 1.3 tỷ Euro, tuy nhiên cho đến cuối năm 2011 các cổ đông mới chỉ đóng góp vào 214.5 triệu Euro (tôi nghi đây là chuyển đổi từ tiền rúp của LX cũ). Mặc dù ngân hàng này được phép huy động vốn từ các nguồn khác như trái phiếu, tiền gửi của khách hàng..., trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011 tất cả các thể loại liabilities của nó chỉ quanh quẩn 8-9 triệu Euro. Hệ quả là tổng tài sản không tăng, thậm chí giảm, nếu không tính phần revaluation tài sản cố định và bất động sản.
Đến cuối năm 2011 trong số tổng tài sản 350 triệu Euro ngân hàng này có đến 130 triệu cash hoặc bank deposits, nghĩa là 1/3 tài sản chẳng được đầu tư gì mà để không hoặc gửi các ngân hàng khác lấy lãi. Hơn 50 triệu Euro được đầu tư vào bất động sản, gần 50 triệu nữa là tài sản cố định. Hơn 68 triệu đầu tư vào các loại trái phiếu, một nửa là trái phiếu chính phủ của các thành viên còn lại là trái phiếu doanh nghiệp. Khoảng hơn 2 triệu Euro nữa đầu tư vào cổ phiếu. Số tiền thực sự cho khách hàng vay chỉ là 50 triệu Euro mà lại có xu hướng giảm dần từ năm 2009 (xem kỹ trong footnote hoá ra đây là net amount, tổng số tiền MIB cho khách hàng vay đến cuối năm 2011 là 125 triệu Euro, trong đó có hơn 74 triệu đã bị coi là NPL, nghĩa là tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 60%). Với cơ cấu tài sản như vậy có thể nói ngân hàng này thực chất chỉ là một quĩ đầu tư cỡ trung bình (chỉ một quĩ con của Vinacapital cũng có thể có NAV lớn hơn 350 triệu Euro). Tôi cho rằng đa số tài sản là phần rơi rớt lại từ thời Comecon, trong đó Cu ba có một số nợ xấu khá lớn.
Rất tiếc website của MIB không cung cấp báo cáo tài chính những năm ông Bình còn làm việc ở đó. Nhưng không khó để đoán hoạt động của MIB lúc đó cũng không khác hiện tại là mấy, nghĩa là chủ yếu quản lý số tài sản do các nước Comecon cũ còn nợ. Hoạt động kinh doanh, đầu tư hầu như không đáng kể. Các board member của MIB có lẽ chỉ là đại điện cho các quốc gia thành viên, chủ yếu đi đòi nợ xấu từ thời XHCN. Nếu (thời ông Bình) có các cố gắng cải tổ lại MIB thành một ngân hàng đầu tư quốc tế như website NHNN cho biết thì các cố gắng đó dường như đã thất bại. Ông Bình được làm phó chủ tịch rồi quyền chủ tịch trong khi VN chỉ có 0.327% cổ phần cho thấy các nước khác không coi trọng vai trò (và lợi ích) của ngân hàng này.
Số cổ phần ít ỏi của VN chỉ tương được với 700 nghìn Euro vốn góp, hoặc hơn 1 triệu Euro vốn chủ sở hữu trên sổ sách. Phần lợi nhuận trên sổ sách năm 2011 mà phía VN được hưởng (1.65 triệu x 0.327%) chỉ hơn 5000 Euro mà chưa chắc sẽ được MIB chia (thực tế MIB có cash flow âm trong năm 2011 và không chia dividend). Như vậy đóng góp của ngân hàng này vào ngân sách VN (nếu có) thậm chí còn nhỏ hơn của một công ty nhỏ ở VN (5000 Euro chỉ tương đương gần 140 triệu VND). Nếu tôi là ông Bình tôi sẽ đề nghị chính phủ "biếu không" phần sở hữu của VN cho Cuba để giúp người bạn cũ này trong lúc khốn khó, vừa đỡ cứ vài năm lại phải cử một cán bộ sang Nga tham gia quản lý MIB (hiện tại đại diện cho VN trong board là bà Thinh Thi Hong). Với một ngân hàng như vậy tôi không nghĩ ông Bình học hỏi được nhiều kinh nghiệm và chuyên môn ngân hàng, nhất là chuyên môn về ngân hàng trung ương, kể cả khi đảm nhiệm chức vụ quyền chủ tịch. Đây là một mục trong CV mà đáng ra ông Bình không nên tự hào và đem ra PR cho mình như vậy.
Ông Bình xuất thân từ vụ Kinh tế đối ngoại (sau này chuyển thành vụ Quan hệ quốc tế phụ trách các hoạt động liên quan đến IMF/WB/ADB/MIB/MBES) nên có thể hiểu tại sao ông lại được lãnh đạo NHNN cử đi Nga tham gia vào board của MIB, một tổ chức đã từng được coi ngang hàng với IMF/WB/ADB. Ông Bình được cử đi Nga có lẽ còn vì ông đã từng học ở Nga. Xem tiểu sử chính thứcthấy học vị của ông là Tiến sĩ khoa học, không thấy ghi ngành gì. Tiểu sử trên Wikipedia của ông ghi "Từ 1981-1986, ông Bình học Đại học Toán Kinh tế- Ứng dụng tại Trường Đại học Tổng hợp tại Liên Xô (cũ), tốt nghiệp tại đây với bằng tiến sĩ", không thấy tên trường. Lúc đầu tôi nghĩ ông học MGU (vẫn thường biết đến ở VN với cái tên Lomonosov) hoặc có thể Plekhanov ở Moscow, là hai trường rất lớn và danh giá của LX cũ. Tuy nhiên search Google thì có thông tin ông học trường Đại học tổng hợp Kishinhov (KGU) ở Mondovia, một nước cộng hoà nhỏ của LX. Thông tin ở đây cho biết ông học ngành toán ứng dụng, còn trên Wikipedia nói ông học toán kinh tế.
Một điểm chưa thực sự rõ là ông Bình tốt nghiệp KGU với bằng gì. Theo lý lịch chính thức thì ông có bằng tiến sĩ khoa học, đây là bằng docktor nayuk của LX cũ. Bằng này cao hơn bằng kandidate nayuk (phó tiến sĩ trước đây, bây giờ gọi chung là tiến sĩ). Những ai đã từng học ở LX cũ chắc chắn biến lấy bằng tiến sĩ khoa học rất khó, ngay cả sau này trong giai đoạn lộn xộn LX sụp đổ trong thập kỷ 1990. Nếu ông Bình lấy bằng tiến sĩ khoa học (doctor nayuk) vào năm 1986 mà ông chỉ bắt đầu sang KGU học từ năm 1981 có thể nói là một kỳ tích hiếm ai làm được. Tuy nhiên cả thông tin từ website của hội sinh viên KGU lẫn chính lời ông Bình ("Tôi đã gắn bó với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong toàn bộ quá trình công tác của mình kể từ khi tốt nghiệp đại học") cho thấy ông chỉ tốt nghiệp đại học tại KGU năm 1986. Vậy ông lấy bằng phó tiến sĩ, tiến sĩ năm nào, ở đâu, chuyên ngành gì?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình sinh năm 1961 năm 1981 vào học ở KGU vậy từ năm 17 tuổi (tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm hồi đó) đến năm 20 tuổi ông ở đâu, làm gì? Đi nghĩa vụ quân sự? Học một trường đại học/trung cấp nào đó ở VN hay một nước nào khác? Giai đoạn 1978-1981 VN có chiến tranh ở Campuchia và biên giới với TQ, thanh niên tốt nghiệp phổ thông thời đó nếu không thi đậu đại học phần lớn sẽ vào lính ra chiến trường. Tiểu sử của ông Bình không thấy nói đã từng phục vụ trong quân đội, mà cũng không học đại học trong 3 năm đó vậy ông Bình thuộc diện nào mà được miễn nghĩa vụ quân sự?
Trong bài phỏng vấn ông Bình nói có một giai đoạn ông làm trung gian giữa các lãnh đạo NHNN và phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó kiêm nghiệm chức thống đốc. Thực ra ông Dũng về NHNN (mà nhiều người tin rằng là bước đệm để giúp đưa ông Lê Đức Thúy lên thống đốc) từ tháng 5/1998. Ông Bình đến tháng 11/1998 "được" điều sang làm phó giám đốc chi nhánh HN của NHNN. Như vậy thời gian ông Dũng và ông Bình cùng làm việc chỉ khoảng 5 tháng, chưa kể thời gian làm quen rồi bàn giao, nên không thể nói là nhiều. Một thành tích mà ông Bình khoe là đã tự "chắp bút" một phương án điều hành tỷ giá và phương án đó đã được ông Dũng chọn thay vì những phương án khác của các phòng ban nghiệp vụ (ông Bình làm chánh văn phòng không được coi là một phòng ban nghiệp vụ). Nhưng cũng chính vì "thành tích" này mà ông Bình bị một số lãnh đạo của NHNN lúc đó "tỏ ý không hài lòng", chẳng hiểu có phải vì thế mà ông Bình chỉ ngồi ở vị trí rất thân cận với ông Dũng trong vòng 5 tháng hay không.
Sau khi trở về từ ngân hàng MIB, ông Bình giữ chức vụ Chánh Thanh tra của NHNN từ 2005 đến 2008. Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng thương mại VN bùng nổ, tăng trưởng tín dụng có những năm xấp xỉ 50%. Trên thực tế một phần rất lớn tín dụng chảy vào chứng khoán và bất động sản tạo ra bong bóng trong những lĩnh vực này mà hiện nay trở thành vấn nạn nợ xấu mà ông Bình đang loay hoay tìm cách xử lý. Trên cương vị Chánh Thanh tra lúc đó, nếu ông Bình mạnh tay với các ngân hàng, sớm phát hiện ra những thủ thuật như tuồn tín dụng cho các công ty sân sau, sở hữu chéo giữa các ngân hàng, thổi giá trị tài sản thế chấp... thì có lẽ hệ thống ngân hàng đã không tệ như hiện tại. Tất nhiên việc phát hiện sai phạm trong giới ngân hàng không hề dễ, nhưng dù sao Chánh Thanh tra phải chịu trách nhiệm nếu đã để các ngân hàng qua mặt. Nhưng tôi biết đòi hỏi "chịu trách nhiệm" trong hệ thống chính trị VN là một điều khá xa xỉ.
Disclaimer: Tôi chưa từng gặp ông Nguyễn Văn Bình và không có bất kỳ quyền lợi hay interest nào ở NHNN, ngoại trừ mong muốn nó tốt lên. Tôi viết bài phân tích này với tư cách một người ngoài cuộc có chút chuyên môn (và cặp mắt "cú vọ" :-)) nhân đọc bài phỏng vấn có tính chất PR của ông Bình. Thông tin sử dụng trong bài này lấy từ các websites có links bên trên vào thời điểm tháng 2/2013.
Giang Le

Copy từ: Dân Làm Báo

ĐÃ CÓ 3738 NGƯỜI KÝ LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 24)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

 TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 22


ĐỢT 23:
  1. Thị Vong, Đắc Nông
  2. Điểu Nơ Dông, Đắc Nông
  3. Hoàng Văn Quý, Đắc Nông
  4. Mai Thị Hồng, Đắc Nông
  5. Lưu Kim Lân, Đắc Nông

ĐỢT 24:
  1. Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội
  2. Nguyễn Cảnh Hoan, PGS TS, Hà Nội
  3. Phạm Quang Long, linh mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
  4. Nguyễn Duy Tư, cử nhân, TP HCM
  5. VõNamViệt, CHLB Nga
  6. Tayson DeLengocky, bác sĩ, Hoa Kỳ
  7. Lương Vĩnh Kim, luật sư, nguyên học sinh Miền Nam ra Bắc, nguyên Chuyên viên nghiên cứu kinh tế Phòng Tổng hợp Viện Kinh tế TP HCM, TP HCM
  8. Phêrô Trần Phúc Chính, linh mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
  9. Bùi Tường Anh, cán bộ về hưu, nguyên cán bộ Vụ Thẩm định Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội
  10. Vũ Thị Thùy Linh, sinh viên, Hà Nội
  11. Dương Minh Khải, viên chức, Hà Nội
  12. Nguyễn Tường Tâm, luật gia, Hoa Kỳ
  13. Nguyễn Hữu Thao, cựu quân nhân Ban Tham mưu F289, Bộ Tư lệnh Công binh,Bulgaria
  14. Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên, Nghệ An
  15. Lê văn Phúc, công nhân, Hoa Kỳ
  16. Nhữ Xuân Thạo, hưu trí, Vũng Tàu
  17. Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố, Hà Nội
  18. Nguyễn Đăng Tuấn, nông dân, Đồng Nai
  19. Lê Triều Quang Hội, nhạc sĩ, Hội viên Hội Âm nhạc TP HCM, kỹ sư, TP HCM
  20. Võ Chí Thành, giáo viên (đã nghi hưu), Hà Nội
  21. Hoàng Mạnh Cường, giáo viên,NamĐịnh
  22. Nguyễn Kiên Giang, sáng tác văn chương, TP HCM
  23. Dư Thị Hoàn, nhà thơ, Hải Phòng
  24. Trịnh Hoài Giang, nhà thơ, Hải Phòng
  25. Lê Quang Huy, công dân ViệtNam, TP HCM
  26. Nguyễn Duy Dương, kỹ sư, TP HCM
  27. Nguyễn Phúc Vĩnh, Truyền thông báo chí, TP HCM
  28. Nguyễn Thị Bích Liên, Hà Nội
  29. Nguyễn Thị Thu, Hà Nội
  30. Nguyễn Tử Bình, Hà Nội
  31. Nguyễn Văn Thắng, Hà Nội
  32. Dương Thị Hoàng, Hà Nội
  33. Nguyễn Văn Vòng, Hà Nội
  34. Dương Văn Sơn, Hà Nội
  35. Nguyễn Thị Hoa, Hà Nội
  36. Nguyễn Thị Tiến, Hà Nội
  37. Nguyễn Văn Diên, Hà Nội
  38. Nguyễn Thị Mười, Hà Nội
  39. Dương Thị Khuê, Hà Nội
  40. Dương Thị Hằng, Hà Nội
  41. Nguyễn Thị Tâm, Hà Nội
  42. Đặng Bá Dư, Hà Nội
  43. Dương Văn Sự, Hà Nội
  44. Dương Thị Tỉnh, Hà Nội
  45. Đặng Đình Thiện, Hà Nội
  46. Nguyễn Thị Thanh, Hà Nội
  47. Nguyễn Thị Thúy, Hà Nội
  48. Nguyễn Hoàng Hải, công dân ViệtNam, CHLB Đức
  49. Mai Xuân Dũng, công dân Việt nam, Hà Nội
  50. Nguyễn Thanh Hồng, hưu trí,Australia
  51. Trần Văn Quân, sinh viên, Hà Nội
  52. Nguyễn Đức Lưu, bác sỹ, TS, Hà Nội
  53. Lương Xuân Khánh, hưu trí, Hà Nội
  54. Jos Nguyễn Tri Ân, kỹ sư, Cần Thơ
  55. Nguyễn Jung, về hưu, CHLB Đức
  56. Trịnh Trọng Thủy, đảng viên đã bỏ sinh hoạt ba năm nay, cựu cán bộ VietinBank, Hà Nội
  57. Ngô Cao Chi, BSEE, Hoa Kỳ
  58. Đinh Ngọc Quyết, xe ôm, TP HCM
  59. Phero Trần Văn Thành, linh mục quản xứ Kinh Nhuận, Quảng Bình
  60. Nguyễn Thanh Giang, nghề nghiệp tự do, Đà Lạt
  61. Nguyễn Minh Quân, kỹ sư, Quảng Ninh
  62. Nguyen Quoc Lan, Giao vien, nghi huu. Ha Noi
  63. La Khắc Hoà, giảng viên Khoa Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội, đã nghỉ hưu, Hà Nội
  64. Hoàng Văn Linh, Đắc Nông
  65. Bế Thị Thêm, Đắc Nông
  66. Long Thị Canh, Đắc Nông
  67. Long Văn Đô, Đắc Nông
  68. Lục Thị Khâm, Đắc Nông
  69. Hứa Thị Lý, Đắc Nông
  70. Lý Thị Sinh, Đắc Nông
  71. Ma Thị Niên, Đắc Nông
  72. Ma Văn Đỏ, Đắc Nông
  73. Hà Văn Cường, Đắc Nông
  74. Trần Văn Tú, Đắc Nông
  75. Hà Văn Vương, Đắc Nông
  76. Long Văn Păng, Đắc Nông
  77. Hà Văn Được, Đắc Nông
  78. Nguyễn Thị Hoa, Đắc Nông
  79. Đàm Văn Ngoan, Đắc Nông
  80. Hoàng Ngọc Len, Đắc Nông
  81. Đàm Văn Dương, Đắc Nông
  82. Lý Văn En, Đắc Nông
  83. Trần Mỹ Dung, Hưng Yên
  84. Trần Thị Huỳnh Mai, Bình Dương
  85. Vũ Thị Hải, Ninh Bình
  86. Vũ Văn Oai, kinh doanh, TP HCM
  87. Huỳnh Ngọc Cang, nông dân, Long An
  88. Huỳnh Thế Nhân, thạc sĩ, Gia Lai
  89. Trần Tất Hợp, nhà báo, Hà Nội
  90. Mai Văn Bảy, thạc sĩ, giảng viên đại học, Đà Nẵng
  91. Paul Trần Khắc Trí, nông dân, Lâm Đồng
  92. Trần Quốc Hùng, kỹ sư, Bình Phước
  93. Tống Cảnh Toàn, kiến trúc sư, Hà Nội
  94. Đặng Thế Hải, công dân, Hà Nội
  95. Ngô Thái Văn, kỹ sư, Hoa Kỳ
  96. Ngô Ái Dân, công nhân, Hoa Kỳ
  97. Trần Thị Ánh Tuyết, Hoa Kỳ
  98. Trần Thụy Ly, nội trợ, Hoa Kỳ
  99. Trần Hoàng Luân, công nhân, Hoa Kỳ
  100. Ngô Ái Thùy Trâm, học sinh, Hoa Kỳ
  101. Nguyễn Thụy Quỳnh Anh, học sinh, Hoa Kỳ
  102. Ngô Trần Ái Thiện, sinh viên, Hoa Kỳ
  103. Ngô Trần Thiện Mỹ, sinh viên, Hoa Kỳ
  104. Đặng Trường Nha, luật sư, Bình Định
  105. Tran Mai Huy, MBA, Hoa Kỳ
  106. Nguyễn Anh Tuấn, công dân, Hà Nội
  107. Trần Vĩnh Điệp, nghệ sĩ, Huế
  108. Jo Vu, Hoa Kỳ
  109. Vũ Xuân Hoạch, Thái Bình
  110. Vũ Văn Vấn, Thái Bình
  111. Trần Anh Kim, Thái Bình
  112. Nguyễn Thanh Cương, Thái Bình
  113. Phí Thị Phĩnh, Thái Bình
  114. Vũ Đức Nôm, Thái Bình
  115. Phạm Thị Vĩnh, Thái Bình
  116. Nguyễn Luân Văn, Thái Bình
  117. Phạm Thị Quyết, Thái Bình
  118. Nguyễn Văn Túc, Thái Bình
  119. Nguyễn Văn Liên, Thái Bình
  120. Vũ Đức Tuyến, Thái Bình
  121. Phạm Văn Trành, Thái Bình
  122. Trần Văn Đang, Thái Bình
  123. Phạm Đức Thịnh, Thái Bình
  124. Đào Đức Khả, Thái Bình
  125. Phạm Mỹ Phố, Thái Bình
  126. Phạm Văn Chính, Thái Bình
  127. Trần Minh Khoát, Thái Bình
  128. Trần Thị Chín, Thái Bình
  129. Đỗ Văn Giáp, Thái Bình
  130. Nguyễn Văn Đoàn, Thái Bình
  131. Phạm Xuân Hải, Thái Bình
  132. Phạm Hồng Liên, Thái Bình
  133. Nguyễn Tiến Loan, Thái Bình
  134. Nguyễn Hữu Cam, Thái Bình
  135. Bùi Văn Thanh, Thái Bình
  136. Phạm Thị Uyên, Thái Bình
  137. Nguyễn Đăng Ky, Thái Bình
  138. Bùi Văn Thiệp, Thái Bình
  139. Đỗ Quang Thông, Thái Bình
  140. Nguyễn Văn Đại, Thái Bình
  141. Đào Văn Hải, Thái Bình
  142. Bùi Gia Trạch, Thái Bình
  143. Nguyễn Bá Hóa, Thái Bình
  144. Bùi Thọ Thanh, Thái Bình
  145. Tống Văn Duy, Thái Bình
  146. Nguyễn Thị Thảo, Thái Bình
  147. Trần Văn Phẩm, Thái Bình
  148. Trần Văn Sự, Thái Bình
  149. Nguyễn Xuân Dám, Thái Bình
  150. Phạm Văn Trù, Thái Bình
  151. Đoàn Thị Thế, Thái Bình
  152. Trần Thị Huệ, Nam Định
  153. Nguyễn Thị Cấp, Điện Biên
  154. Nguyễn Thị Hiệu, Tuyên Quang
  155. Vũ Thị Thuận, Ninh Bình
  156. Nhiêu Thị Huệ, Cần Thơ
  157. Đinh Thị Phúc, Vĩnh Phúc
  158. Ngô Thị Xứng, Lào Cai
  159. Nguyễn Thị Bính, Lào Cai
  160. Nguyễn Văn Thân, Bắc Giang
  161. Đỗ Văn Dứt, Bắc Giang
  162. Trần Thị Huyền, Bắc Giang
  163. Đỗ Văn Bắc, Bắc Giang
  164. Vũ Quang Suốt, Bắc Giang
  165. Tạ Văn Khanh, Bắc Giang
  166. Trần Thị Phòng, Bắc Giang
  167. Trần Thị Mơ, Bắc Giang
  168. Chu Thị Cau, Bắc Giang
  169. Tạ Văn Thôi, Bắc Giang
  170. Đỗ Văn Quýnh, Bắc Giang
  171. Nguyễn Thị Nhâm, Bắc Giang
  172. Nguyễn Thị Xuân, Bắc Giang
  173. Tạ Thị Vân, Bắc Giang
  174. Tạ Thị Sô, Bắc Giang
  175. Đỗ Văn Bắc, Bắc Giang
  176. Tạ Thị Ngát, Bắc Giang
  177. Chu Bá Hiền, Bắc Giang
  178. Đỗ Văn Bò, Bắc Giang
  179. Thân Văn Tuyển, Bắc Giang
  180. Nguyễn Văn Bình, Bắc Giang
  181. Thân Thị Giang, Bắc Giang
  182. Nguyễn Văn Ngơ, Bắc Giang
  183. Ngô Thị Bồng, Bắc Giang
  184. Nguyễn Thị Dần, Bắc Giang
  185. Phạm Gia Bình, Bắc Giang
  186. Trần Thị Dung, Bắc Giang
  187. Nguyễn Thị Sáu, Bắc Giang
  188. Trần Ngọc Đôn, Bắc Giang
  189. Ngô Văn Loan, Bắc Giang
  190. Nguyễn Thị Thẩm, Bắc Giang
  191. Phạm Thị Sử, Bắc Giang
  192. Ngô Thị Nghiên, Bắc Giang
  193. Hoàng Thị Say, Bắc Giang
  194. Đinh Thị Hòa, Bắc Giang
  195. Nguyễn Thị Thanh, Bắc Giang
  196. Nguyễn Thị Trường, Bắc Giang
  197. Đỗ Thị Luyện, Bắc Giang



Copy từ: Bauxite Việt Nam

Sau Twitter, đến lượt Facebook bị tin tặc tấn công


Au Ghana, les candidats eux-mêmes ont créé leur page Facebook.
Au Ghana, les candidats eux-mêmes ont créé leur page Facebook.
AFP PHOTO/JOEL SAGET

Trọng Nghĩa
Sau Twitter cách nay hai tuần, vào hôm qua, 15/02/2013, đến lượt mạng xã hội là Facebook xác nhận họ là đối tượng của hàng loạt vụ thâm nhập của tin tặc. Đợt tấn công tin học xẩy ra trong tháng Giêng vừa qua đã được Facebook đánh giá là rất « tinh vi », cho dù mạng xã hội hàng đầu thế giới trụ sở tại Mỹ này cho biết là chưa thấy bằng chứng về việc dữ liệu cá nhân của khách hàng bị xâm phạm.

Trên trang thông tin của mình, Facebook thừa nhận là tin tặc đã đột nhập vào hệ thống của họ thông qua trang web bị nhiễm của một nhà phát triển chương trình tin học. Tuy nhiên, tập đoàn Mỹ trấn an ngay : « Chúng tôi đã giải quyết vấn đề trong tất cả các thiết bị bị đột nhập, thông báo cho cảnh sát và bắt đầu một cuộc điều tra rộng rãi vẫn đang tiếp tục cho đến nay ».
Facebook nói rõ là tin tặc đã sử dụng các lỗ hổng của phần mềm Java, do tập đoàn Oracle sản xuất. Sau khi được cảnh báo là họ bị xâm nhập, tập đoàn Oracle đã tìm cách chống lại các cuộc tấn công ngày 01 tháng 02. Theo Facebook, tin tặc dường như đã nhắm vào giới phát triển phần mềm tin học và các công ty công nghệ dùng trang web của Oracle, gài bẫy những người này bằng một mã giả.
Điều đáng lo ngại được Facebook nêu bật là họ không phải là nạn nhân duy nhất của tin tặc vì « gần đây, nhiều công ty khác cũng đã bị tấn công », ám chỉ đến các phương tiện truyền thông như lớn tại Mỹ như New York Times, Washington Post và Wall Street Journal, hay là mạng xã hội Twitter …
Các vụ tấn công tin học kể trên đã khiến tình báo Mỹ hết sức lo ngại. Nhật báo Mỹ Washington Post vào chủ nhật vừa qua đã trích dẫn báo cáo mới nhất của của cơ quan Đánh giá Tình báo Quốc gia National Intelligence Estimate (NIE), theo đó các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Hoa Kỳ đã biến thành mục tiêu của một cuộc tấn công quy mô trên mạng, đang đe dọa sức cạnh tranh kinh tế của Mỹ.
Bản báo cáo mật này đã nêu bật Trung Quốc là nơi xuất phát chủ chốt của các vụ tấn công, bên cạnh một vài quốc gia khác như Nga, Israel và Pháp. Theo tài liệu này, đối tượng của tin tặc chủ yếu là các công ty năng lượng, tài chính, hàng không vũ trụ, chế tạo xe hơi … Thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỷ đô la.
Theo báo Washington Post, trước nguy cơ kể trên, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang tìm cách đối phó, một mặt đệ đơn kiện trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một mặt khác cho trục xuất các nhân viên ngoại giao bị tình nghi sai phạm, hoặc hạn chế thị thực nhập cảnh.

Copy từ: RFI

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2


LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2


17,2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000  khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu,  chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17.2..1979 đi liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam do Pôn Pốt phát động, về thực chất là thực hiện đòn hiểm của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Việt Nam khi mà những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến kéo dài chống thực dân và đế quốc chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn. Hai cuộc chiến tranh này đã bộc lộ rõ quyết sách lâu dài của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam lớn mạnh, trở thành lực mưu đồ bành trướng về phía Nam, thực hiện mộng siêu cường bá quyền của chúng.
Mặc dầu cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 đã bị đập tan như mọi cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực phong kiến Trung Quốc trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Hán vẫn chưa hề từ bỏ dã tâm bành trướng dưới nhiều hình thức, nhiều thủ đoạn. Chúng đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước ta hy sinh và gây hấn tại Trường Sa năm 1988 khiến 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong mấy năm gần đây, những thủ đoạn xâm nhập, gây hấn của Trung Quốc ngày càng thâm độc và trắng trợn, Biển Đông đang chứng kiến nhiều hành động bành trướng ngang nhiên, bất chấp đọ lý và luật pháp quốc tế. Thế lực bành trướng Trung Quốc tự phơi bày diện mạo vừa lừa mị, vừa tàn bạo, gây phẫn nộ trong nhân dân ta, nhân dân các nước Đông Nam Á và nhân dân yêu cuộng hòa bình trên thế giới.
Nhân dân ta luôn tôn trọng và mong muốn tăng cường tình hữu nghị láng giềng với nhân dân Trung quốc song không thể mơ hồ trước những thủ đoạn nham hiểm đang ngày càng bộc lộ trắng trợn của các thế lực bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trug Quốc.
Nhân ngày 17.2.2013, chúng tôi thiết tha đề nghị toàn thể đồng bào ta trên cả nước hãy có hành động thiết thực tưởng nhớ đến những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược. Trong mỗi nhà, trên mỗi sạp hàng ở chợ, ở cửa hàng, ở lớp học, ở các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài anh hùng cứu nước hay ở bất cứ nơi trang nghiêm nào có thể trên toàn quốc, hãy thắp lên một nén nhang, cắm một bông hoa hay một bình hoa, vòng hoa với dòng chữ :”Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại Biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa“. Hãy viết hay dán dòng chữ đó trước cửa mỗi ngôi nhà, căn hộ của mỗi gia đình chúng ta.
Chúng tôi cũng thiết tha đề nghị bà con chúng ta đang sống tại nước ngoài hãy hưởng ứng cùng với bà con trong nước kỷ niệm ngày 17.2 bằng nhiều hình thức để biểu thị truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc cùng chung sức chống giặc ngoại xâm.
Chúng ta hãy bắt đầu công việc này trong một tuần bắt đầu từ 8h ngày 17.2.2013.
Nếu có điều kiện, xin chụp hình nén nhang và bông hoa, bình hoa, lẵng hoa, vòng hoa đi liền với dòng chữ trên tại ban thờ trong nhà mình hay tại nơi mình vừa đặt hoa rồi đưa lên mạng để mọi người cùng biết.
Chúng tôi trân trọng đề nghị chính quyền các cấp trong cả nước tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên thực hiện nghĩa cử cao đẹp trên, xem đó là một cách giáo dục lòng yêu nước, hun đúc tinh thần dân tộc, nâng cao ý thức đoàn kết, gắn bó cộng đồng, tạo nên một đời sống tinh thần trong sáng và cao đẹp trong nhân dân ta.
Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược.
Ngày 16.2.2013
ĐỒNG KÝ TÊN :
. Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên chuyên viên của Tổng cục Chính trị theo dõi Măt trận  Biên giới phía Bắc 1979
. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Đại biểu Quốc Hội, TP HCM
. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học ,nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tuớng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải nguyên thành viên của Viện IDS
. Hồ Ngọc Nhuận,  Ủy viên UBTƯMTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin Sáng
. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM
. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố HCM, TP HCM
. Nguyễn Trung, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan, nguyên thành viên của Viện IDS.
. Chu Hảo, TSKH, nguyên Thứ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Tri Thức
. Phạm Duy Hiển GSTS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS
. Lê Đăng Doanh, TS, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên thành viên của Viện IDS
. Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng Viện IDS
. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên  dự khuyết Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Trung Quốc

Copy từ: Phương Bích



Các nghị sĩ EU ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc


Hãng tin GMA News (Philippines) đưa tin ngày 15-2 tại Manila (Philippines), ông Werner Langen, trưởng phái đoàn nghị viện Liên minh châu Âu (EU), thông báo EU ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài trong khuôn khổ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).

Ông ghi nhận hành động pháp lý của Philippines là động thái tốt để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Ông nhấn mạnh giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên thông qua các thỏa ước quốc tế là lợi ích của EU. Ông hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận tham gia vụ kiện.
Phó trưởng đoàn Robert Goebbels nói: “EU rất thiện cảm với những yêu cầu của Philippines (ở biển Đông) và chúng tôi thấy cách thức mà Philippines chọn phân xử trọng tài là tốt vì điều này sẽ buộc Trung Quốc cuối cùng phải chấp nhận phân xử trọng tài”. Phái đoàn nghị sĩ EU thăm Philippines từ ngày 13-2 trong khuôn khổ chuyến thăm năm ngày.
Trong khi đó hôm 14-2 (giờ địa phương), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vào tối 13-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ủng hộ lập trường của Philippines là giải quyết tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc theo luật pháp quốc tế.
LÊ LINH



Copy từ: Pháp Luật

Tui thách anh Tư Sang...


Năm Nghèo (Danlambao) - Hôm mùng một tết anh Tư ghé thăm anh Sơn, chị Tươi vừa chúc tết, vừa đốt pháo đầu năm điếc con ráy cả chung cư Chu Văn An: “Vũ khí của chúng ta là dám nói lên sự thiệt!” Mèn, đầu năm đầu tháng mà anh Tư đem súng ống ra pháo kích tùm lum như hồi Mậu Thân 68. Khi anh Tư nói “Từ trước đến nay, chúng ta có “cái bệnh” rất lớn là không dám nói lên sự thật” (1) hổng biết anh có tính luôn... Tư Sang trong cái đám chúng ta không. Tính hay không tính, đầu năm tui thách anh Tư chơi ngon một cú, công khai lên đài tàng hình hiên ngang nói thật như đảng rằng:
1. Bác Hồ và anh nhà báo Trần Dân Tiên là 2 người khác nhau, người họ Hồ, kẻ họ Trần không liên hệ mắc mớ gì với nhau cả. 
2. Bác muôn vàn kính yêu của đảng ta một lòng vì nước, cả đời hy sinh, ngày ra ao bèo, tối nằm chèo queo, không gái gú, vợ con, đến khi băng hà vẫn còn... trong trắng. 
3. Thảm sát Mậu Thân 1968 là do “Bom đạn, pháo Mỹ từ Hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương bắn vào, 80% thành Huế đổ nát và bị san phẳng như một bãi chiến trường, nhưng tuyệt nhiên, không có một vụ thảm sát nào do quân đội phía ta gây ra như một tiểu thuyết tâm lý chiến của phía Việt Nam cộng hòa đã dựng lên...” như đồng chí gái Lê Phong Lan đã “với sự thôi thúc của lương tâm, phải nói ra sự thật.” (2
4. Lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam dưới sự lãnh đạo anh hùng của đảng ta không mất một ly, không đi một dặm vào tay thằng lạ nào cả. Tất cả vẫn còn y nguyên xi như ngày bác đọc tuyên ngôn tôi nói đồng bào nghe rõ không... 
5. (Gần) toàn bộ 14 Ủy viên Bộ Chính trị đều trên răng dưới 13 khoai mì và 1 bướm; sống bằng lương công chức chết đói, đích thực là đại diện chân chất của giai cấp vô sản-dân oan ngày hôm nay. Không tính đồng chí Ếch. 
6. Và cuối cùng: Tư Sang này chưa bao giờ làm gì để hỗ thẹn với tiền nhân cả. 
He he he, còn nếu anh Tư lắc đầu quầy quậy rằng láo láo láo!!! đã biểu đừng nghe những gì cộng sản nói... sao còn xúi dại Sang này nói láo thì tui thách anh Tư cũng y chang những câu như trên, mỗi câu anh cứ phang thêm 2 chữ "KHÔNG LÀ”, hay "HỔNG PHẢI”. 
Vậy nghe, cứ như trên mà nói ngược cho nó thiệt, cho nó khác ý đảng mà đúng lòng dân, cho nó có một lần nói thiệt trong đời nghe anh Tư. 
thiệt cũng mang nhiều nghĩa ngược xuôi. Nói thiệt coi chừng thiệt mạng đó anh Tư. Đừng có giỡn mặt với đảng. Nhưng mà anh Tư là chủ tịch nước mà. Có phải là Điếu Cày đâu! Sợ gì thằng nào trù úm (3)!? 

À quên, Năm Nghèo tui thách anh Tư Sang vỗ ngực một lần trong đời nói thiệt và tự thú rằng - ngày tết hơi xỉn nên Sang tui nổ láo: "Từ trước, trong giao thừa tới sáng mùng 1 Tết, tui đã nhận được khoảng 300 tin nhắn của người dân khắp cả nước gửi đến. Tui coi những nội dung tin nhắn này là kỳ vọng của mỗi người dân Việt Nam, nên đã cố gắng nhắn tin trả lời hết cho mọi người…” Người dân cả nước có được số seo phôn của Sang tui! he he he! Thiệt tình!
_________________________________

Copy từ: Dân Làm Báo



Khi Người Thân Bị Gán Tội Chống Chế Độ


Nhóm Chuyên gia Tâm lý VIỆT HƯỚNG DƯƠNG (15.2.2013) Trước hiện tượng ngày càng nhiều gia đình có người thân bị gán ghép vào tội “chống nhà nước”, cái giá của tương lai đất nước không chỉ đang được trả bằng sự hy sinh cao cả của các nhà dân chủ trong tù, mà còn được trả bằng những lo âu, buồn khổ của bằng đó gia đình. Chúng tôi, những anh chị em trong ngành tâm lý thuộc nhóm Việt Hướng Dương, xin gởi đến quí bạn những đóng góp, tư vấn tâm lý sau đây với ước mong giúp đem lại sự bình tĩnh và bình an cho những tấm lòng vị tha cao quí.

Thông thường, theo phản ứng tự nhiên, khi rơi vào những trường hợp như có người thân bị nhà nước bắt cóc, bắt giam đột xuất, mỗi người chúng ta thường trải qua một số trạng thái tâm lý tiêu biểu. Nếu biết trước và nhận dạng được các giai đoạn mà mình đang trải qua, chúng ta sẽ dễ điều hướng được xúc cảm và hành động của mình để nhanh chóng lấy lại quân bình, và tỉnh táo chọn lựa những việc tích cực nhất.
Tùy theo mỗi người, các giai đoạn tâm lý có thể diễn ra theo trình tự sau đây nhưng cũng có thể tán loạn, không theo thứ tự nào:

1. Giai đoạn bị sốc: Thường bắt đầu bằng sự ngạc nhiên bàng hoàng. Có người khi nghe tin người thân của mình bị bắt liền tự phủ nhận điều mình nghe, không tin đó là sự thật. Có người không còn biết cảm xúc của mình là gì nữa. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên mà hệ thống tâm lý cũng như thể chất của chúng ta được vận dụng để đối phó với tình cảnh căng thẳng trước mặt. Thường bạn sẽ thấy mình có những cảm giác bồn chồn, tim đập mạnh hơn, dễ toát mồ hôi, đầu óc khó tập trung, mất ăn, mất ngủ, và liên tục nghĩ về việc người thân bị bắt cũng như cách nào để cứu người thân của mình. Đây là những phản ứng sinh tồn tự nhiên để bảo vệ chính mình và thôi thúc chúng ta bảo vệ người thân. Sau lúc sốc ban đầu, bạn có thể bắt đầu có cảm giác sợ hãi. Cảm giác sợ hãi này nếu lên đến cao độ, có thể sẽ đóng ập cánh cửa, che kín khả năng suy nghĩ sáng suốt và lý trí tinh tường thường ngày của bạn. Điều quan trọng là chúng ta cần nhận diện phản ứng sinh tồn tự nhiên này và nhắc nhở chính mình rằng: “nếu bình tâm lại, chúng ta sẽ ứng phó hữu hiệu hơn.”

2. Giai đoạn bực tức hay uất giận: Thường bắt đầu khi nổi lên trong đầu chúng ta những câu hỏi tại sao. Tại sao chuyện bắt bớ lại có thể xảy ra cho người thân của mình? Tại sao họ lại có thể đối xử với người thân mình như vậy? Tại sao không ai cứu người thân của tôi? …. Từ đó, chúng ta dễ có khuynh hướng đổ lỗi, đổ trách nhiệm cho chính nạn nhân, cho một người hay nhóm người nào đó, hay ngay cả cho một sự kiện nào đó đã xảy ra từ trước. Đây cũng là một phản ứng rất tự nhiên. Hệ thống tâm lý của chúng ta đang cố gắng lấy lại thăng bằng và điều hành lại cuộc sống bằng cách đi tìm những câu trả lời hợp lý, để không thấy quá hụt hẫng. Cảm giác thường đi chung với tiến trình suy nghĩ trên là sự bực tức hay uất giận. Cường độ của cảm giác này ở mỗi người khác nhau tùy theo kinh nghiệm quá khứ, tâm tính, và khả năng đối phó của mỗi cá nhân. Ai từng gặp những nguy cơ hay kinh nghiệm bị bạo hành, xúc phạm, đớn đau tinh thần thể xác trong đời, thường có phản ứng mạnh hơn để bảo vệ mình hay người thân, do sự việc diễn ra ở hiện tại có thể chà xát lại vết thương từ qúa khứ. Có người trở nên dễ bực bội nóng giận, dễ gây sự với người chung quanh. Chúng ta càng dễ mất thăng bằng nếu có thêm những lời đe dọa khủng bố từ nhà nước và công an. Việc chế dầu vào lửa của họ dễ đưa chúng ta đến cảm giác bất lực. Và trong lúc không biết làm gì, chúng ta dễ chuyển sự trách cứ lên đầu những người mà chúng ta NGHĨ LÀ đã gây nên vấn nạn cho người thân của mình. Một số cách có thể giúp chúng ta bớt bị khống chế bởi những cảm xúc này bao gồm: Bày tỏ tâm trạng đang có của mình với một người bạn đáng tin cậy; chú trọng vào công ăn việc làm; tìm cơ hội vận động cơ thể nhiều hơn; cầu nguyện nhiều hơn; v.v.

3. Giai đoạn thương lượng: Thường thì chúng ta đều muốn làm điều gì đó để giúp người thân của mình thoát cảnh tù ngục. Người có niềm tin tôn giáo thường thề nguyện nếu được tai qua nạn khỏi thì sẽ đánh đổi bằng một hành động tôn giáo nào đó, xuống tóc, ăn chay, tuần cửu nhật, ... Ở giai đoạn này, nếu đánh hơi được, phía nhà nước và công an có thể khai dụng tâm lý đó để đặt điều kiện đòi buộc gia đình phải hợp tác với họ. Câu hỏi quan trọng tại điểm này là: “Người thân của chúng ta thực sự muốn gì?”, “Điều ta sắp làm có thực sự vì người thân không hay chỉ để thực hiện ý nguyện của ta?”.

Gần đây, chúng ta có một thí dụ tuyệt vời trong trường hợp bị bắt giam của chị Phạm Thanh Nghiên, người con gái chống Trung Quốc xâm lược với tinh thần sắt thép dù ở trong hay ngoài nhà tù. Chính chị Nghiên tin rằng sự ủng hộ của gia đình đã giúp chị vượt khó. Khi công an xông vào nhà bắt chị Nghiên đem đi, mẹ chị bảo con rằng: “Con đã xác định rồi thì cứ đi đi, cố gắng giữ gìn sức khỏe, không phải lo gì cho mẹ.”

Nhà dân chủ Blogger Nguyễn Tường Thụy còn cho biết: “Không chỉ là mẹ Nghiên, cả gia đình Nghiên đều tự hào về cô và ủng hộ việc làm của cô. Chính đây là hậu thuẫn rất lớn giúp cô vượt qua những năm tháng đầy thử thách.”

Do đó, điều tích cực nhất mà chúng ta có thể làm được lúc này cho người thân của mình là cần tin tưởng, ủng hộ lập trường và việc làm cao quí của họ. Những toan tính thương lượng với công an rồi chối bỏ hay trách cứ người thân ít khi mang lại kết quả tích cực, mà sau cùng thường chỉ đẩy người thân vào tâm trạng cô độc hơn nữa trong ngục tù.

4. Giai đoạn trầm cảm: Đây cũng là một cảm giác rất thông thường khi chúng ta gặp nạn và chưa thấy lối ra. Trong thời kỳ này, các hóa chất tự nhiên trong não cho mục tiêu tạo năng lực hoạt động bị giảm xuống, các hóa chất nhằm điều phối sự ăn ngủ và các sinh hoạt hàng ngày cũng giảm xuống, nhưng những hóa chất tạo căng thẳng lại tăng lên. Tùy theo mức độ, tình trạng trầm cảm có thể khiến chúng ta mất dần sức làm việc, mất ý chí đối phó với các khó khăn, mất những niềm thích thú trong sinh hoạt hàng ngày. Việc ăn uống, ngủ nghỉ trở nên bất thường. Chúng ta có thể bi quan hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn, và dễ bực bội với người chung quanh hơn. Thái độ này làm chúng ta càng bị cô lập bế tắc và càng buồn chán. Điều quan trọng tại điểm này là sự tự nhắc nhở. Tự nhắc tâm trạng này là phản ứng bình thường. Sự trầm cảm không phải là sự yếu đuối của chúng ta, mà chỉ là phản ứng sinh tồn thông thường của tâm thể lý con người khi gặp nạn. Chúng ta có thể vượt qua được bằng cách tiếp tục những sinh hoạt thường ngày; gia tăng vận động cơ thể như làm việc nặng, tập thể dục, đi bộ, làm vườn, v.v….Những sinh hoạt này thúc cơ thể tiết ra loại hóa chất giúp xoa dịu vết thương lòng, hay nâng cao trở lại những hóa chất tạo năng lực sống và giữ vững tinh thần. Việc gặp gỡ chia sẻ buồn lo của mình với những người thân thiết và việc nhận được tình thương hỗ trợ của người chung quanh cũng giúp não bộ tiết ra những hóa chất ích lợi khác để xoa dịu những căng thẳng âu lo.

Ngoài ra khi tiếp tục lên tiếng ủng hộ cho người thân và những người tù lương tâm khác, chính chúng ta sẽ cảm thấy mạnh mẽ hơn. Việc làm này tạo ý nghĩa sống và sức mạnh tinh thần cho chúng ta.

Thật vậy, nhiều nghiên cứu ngày nay cho biết, cảm giác vui khỏe của chúng ta 50% là do di truyền, 10% do hoàn cảnh, và 40% còn lại do sự lựa chọn làm những điều đưa đến sức mạnh tinh thần hay sự bình an. Nếu chúng ta làm cả ba điều: 1) vận động thể chất thường xuyên; 2) chia sẻ tâm tình với người thân, bạn bè hay thực hành nếp sống đức tin; 3)làm điều tốt ích lợi cho người khác, thì xác suất chúng ta bị trầm cảm lâu dài sẽ rất thấp. (nên thêm phương pháp tìm gặp các lãnh đạo tinh thần như các linh mục, mục sư…để tham vấn, chia sẻ và lắng nghe

Nhận định của họ về sự việc của người thân). Một thí dụ điển hình là trường hợp của chị Dương Thị Tân, người thân của blogger Điếu Cày. Mặc dù bị công an khủng bố thường xuyên, như xông vào nhà giữa khuya, bị ép xe, đạp ngã, bị buộc nộp phạt thuế bất công và nặng nề, rồi phải lo liệu để đi thăm anh Điếu Cày hết trại giam này đến trại giam khác, chị Dương Thị Tân vẫn làm việc thiện nguyện.

Theo lời kể của blogger Uyên Vũ: “Chị Tân còn là một tấm gương về nghị lực sống, về tinh thần dấn thân và tình liên đới. Chị đã bảo bọc blogger Tạ Phong Tần nhiều năm tháng, đã hành xử như một thành viên gia đình khi thăm viếng, chia sẻ nỗi đau lúc mẹ cô Tạ Phong Tần qua đời… bất chấp mọi hiểm nguy, hệ lụy vì hành động này.”

Trong một lần trả lời phỏng vấn về phiên tòa xử Điếu Cày, chị Tân nói: “Gia đình tôi luôn tin tưởng vào ý chí đấu tranh cũng như lý tưởng của ông. Chúng tôi luôn tự hào và ủng hộ ông vì có những việc mà ông Hải làm cho đến giờ này nhà cầm quyền mới dám nói. Ông luôn nghĩ những việc ông làm là vì đất nước này và không có gì là tội lỗi”.

Thái độ, lời nói, và hành động đó là nguồn lực không chỉ giúp chị Tân thoát khỏi trầm cảm mà còn giúp anh Điếu Cày vững chí, ấm lòng trong tù. Đồng thời, làm rõ hơn việc bắt bớ, giam cầm sai trái của công an và chính quyền ngày càng được nhiều người, nhiều tổ chức trong và ngoài nước nước biết đến, để từ đó họ lên án, chỉ trích

5. Giai đoạn chấp nhận và bình an: Chấp nhận ở đây không phải là chấp nhận hành động sai trái của nhà nước, nhưng là chấp nhận sự việc người thân chúng ta bị bắt. Sự chấp nhận này có thể cho bạn một sức mạnh mới vì khi đã chấp nhận, bạn không còn để vấn nạn hoành hành dằn vặt tinh thần mình nữa. Lúc đó bạn có sức hơn để nghĩ tới những phương cách hỗ trợ người thân trong lao tù và làm những điều ích lợi nhất trong khả năng của bạn.

Một thí dụ điển hình là trường hợp của người yêu và gia đình anh Paulus Lê Văn Sơn, một thanh niên công giáo đang bị tù. Blogger Người Buôn Gió thuật lại một phần tâm trạng bình an này như sau: “Hôm nay tôi thấy đời thật đẹp. Đẹp vì hôm nay tôi cảm nhận được ý nghĩa, cái tình của những nhạc sĩ đầy lòng trắc ẩn với tha nhân. Đẹp vì tôi gặp được người con gái tốt nghiệp đại học văn khoa, giã từ phố phường hoa lệ với công việc nhàn nhã thu nhập cao, trở về mảnh ruộng, miếng vườn quê sống cuộc đời thanh bạch chờ đợi người yêu sẽ về từ ngục tối. Cô gái đeo kinh trắng đứng bên trái (trong tấm ảnh) là người yêu của Lê Văn Sơn. Sơn chính là người mới hôm qua báo công an miêu tả là một kẻ ngoan cố không chịu nhận tội trong vụ án mười mấy thanh niên Công Giáo bị bắt hồi năm ngoái. Cả gia đình cô từ bố mẹ, anh chị đều hiểu việc làm của người yêu cô. Ông bố cô nói với tôi chắc nịch: “Thằng Sơn là người tốt.” Một người tù mà có người yêu và gia đình người yêu nghĩ về mình như thế, ngàn lần không thể là người xấu. Một người sắp bị kết án tù mà vẫn có người yêu đợi chờ mình như thế, không phải là người đáng trân trọng hay sao. Tôi không muốn đập lại bài báo thay toà kết tội trước, những loại bài chứa đựng sự hiểm ác, hằn học đó nhưng hãy kệ chúng chết đi bởi tính vô nhân mà chúng đội nặng trên đầu. Tôi chỉ muốn đưa lời ca nhân ái của những nhạc sĩ tài hoa, đưa hình ảnh người con gái trung trinh chờ đợi người yêu trong một xã hội điên đảo như bây giờ, để mọi người phán xét. Chẳng ai muốn mình vào tù, nhưng nếu biết rằng mình phải chịu cảnh tù đầy mà có người con gái yêu thương mình đến thế, ai mà chả ước mơ phải không.”

Rút gọn lại, chúng ta rất cần nhắc nhau rằng:

1. Người thân của chúng ta chính là người đang lái chiếc xe cuộc đời của họ, nên họ biết họ đang muốn đi về đâu, họ kiểm soát được ý chí và tâm trạng của họ. Thường thì người ngồi bên cạnh hay sợ hơn và sợ giùm cho tài xế. Sự thật là người thân của chúng ta là người cầm lái nên nhiều phần họ không có sự sợ hãi như chúng ta. Chúng ta cần tránh việc suy diễn về tâm trạng của người thân từ lăng kính của mình. Ngược lại, nếu được chúng ta cố gắng đặt mình vào vai trò, vị trí của người thân để tìm sự đồng cảm và hỗ trợ tốt nhất.

2. Khi sợ hãi, chúng ta nhìn mọi việc qua lăng kính của sợ hãi. Điều này vô tình trở thành cái nhà tù trong tâm của chúng ta, che khuất những suy nghĩ sáng suốt và dẫn đến những chọn lựa tiêu cực. Trạng thái này nơi chúng ta cũng có thể làm người thân trong tù càng thêm lo lắng và ảnh hưởng hơn nữa lên sức khỏe của họ.

3. Chính sự hãnh diện của chúng ta về người thân đang bị tù ngục góp phần ghi đậm giá trị của con người và ý nghĩa của những việc làm rất nhân bản của người thân chúng ta. Điều này khẳng định họ là người đáng được trân quí và cảm phục. Không có điều gì và không có ai có thể tước đoạt được sự cao qúy của họ. Có như vậy người thân chúng ta mới có thể bước tới dù cho chế độ có muốn mạ lị hay bêu xấu họ đến thế nào đi nữa.

Sự hiểu biết, tình yêu thương đồng cảm, và lòng can đảm với ý chí quyết tâm của mỗi người chúng ta sẽ giúp nâng cao giá trị, thêm sức mạnh, thêm niềm tin và đem lại bình an nội tâm cho người thân yêu của chúng ta trong tù ngục. 
 
 

Copy từ: Thanh Niên Công Giáo

 

Hacker tấn công blog nghị Phước vì 'nói bậy'

Hacker tấn công blog ĐBQH Hoàng Hữu Phước vì 'nói bậy'

CTV Danlambao - Sau một số bài viết có nội dung thóa mạ ĐBQH Dương Trung Quốc và BBC, trang blog Emotino.com của ĐBQH Hoàng Hữu Phước đã bị hacker tấn công và thay đổi nội dung.
Lúc 14h30 chiều ngày 16/2/2013, CTV Danlambao truy cập vào trang blog của ông Hoàng Hữu Phước thì thấy 2 bài viết "Dương Trung Quốc - Tứ Đại Ngu" và bài "Nỗi nhục của BBC..." không còn tồn tại. Nội dung 2 bài viết trên đã bị thay đổi bằng lời nhắn tương đối 'nhã nhặn' của hacker như sau:
"Ông nghị Phước nên coi lại cách phán của mình, nói bậy quá.
Người có học thì nên cư xử có đạo đức hơn
Chớ nên kiếm chút tiếng tăm theo cách giựt tít và tạo xìcăngđan như giới showbiz làm gì
Chút ý kiến riêng cho ông,

Anonymous VN"

Cá nhân (hoặc tổ chức) hack vào blog ông Hoàng Hữu Phước ký tên là 'Anonymous VN', kèm theo logo có chữ 'We are anonymous'. Không rõ nhóm 'Anonymous VN' này có liên quan đến tổ chức hacker Anonymous World nổi tiếng hay không.
Những bài viết khác trên blog Emotino vẫn còn nguyên vẹn. 
Ông Hoàng Hữu Phước là Đại biểu Quốc hội tại TP.HCM, do những phát ngôn chém gió ngày càng có dấu hiệu 'khùng nặng' nên ít có cơ quan truyền thông nào chịu đăng những phát biểu của ông nghị này. Chính vì vậy mà đại biểu Phước buộc lòng phải lên blog để diễn trò, mục đích gây tai tiếng để tạo tên tuổi.



Copy từ: Dân Làm Báo