CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Quan xã lập hồ sơ khống, "ăn" tiền đền bù

(Dân trí) - Trong quá trình làm hồ sơ đền bù tài sản cho dân, hòng chiếm đoạt số tiền đền bù của nhà nước, các đối tượng nguyên là cán bộ xã Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa) đã móc nối với nhau lập hồ sơ khống và chiếm đoạt số tiền lên đến hơn 500 triệu đồng.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thanh Hóa, năm 2007, nhà nước đã tổ chức chi trả tiền đền bù cho một số hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương để làm tuyến đường nối từ quốc lộ 1A vào thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa.
Đến năm 2010, khi Dự án xây dựng trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa được triển khai tại địa bàn phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, một số cán bộ xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương đã chỉ đạo một số hộ dân trên địa bàn xã Quảng Thịnh đang sử dụng đất lúa trên diện tích đất thừa từ Dự án làm đường nối quốc lộ 1A vào thôn Thành Mai, xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa lập hồ sơ khống rồi xin đền bù.
Các bị cáo (từ trái qua): Lộc, Lực, Dũng, Thưởng, Khánh
Các bị cáo (từ trái qua): Lộc, Lực, Dũng, Thưởng, Khánh
Cụ thể tại thôn Tiến Thọ, xã Quảng Thịnh, Vũ Trọng Lực, cán bộ địa chính xã, lập danh sách 11 hộ dân (có kèm theo) trong diện tích bị ảnh hưởng dự án phải thu hồi đất. Trong 11 hộ dân này có 9 hộ dân đã được thu hồi hết diện tích đất từ năm 2007 để phục vụ cho dự án đường nối Quốc lộ 1A đi thôn Thành Mai, xã Quảng Thành và đã được nhận tiền đền bù đầy đủ. Tuy nhiên, do ông Vũ Trọng Quyền, cán bộ địa chính xa Quảng Thịnh (thời điểm đó) không ghi vào sổ địa chính do xã quản lý những thay đổi trong quá trình sử dụng đất của từng hộ, Vũ Trọng Lực đã căn cứ vào sổ để lập danh sách đền bù.
Các thành viên tham gia kiểm kê cũng không mang biên bản đến từng hộ mà giao cho Nguyễn Đức Dũng, Trưởng thôn Tiến Thọ, thực hiện công việc này. Nguyễn Đức Dũng biết 9 hộ dân không còn đất nên bàn với Nguyễn Bá Lục là người đang canh tác trên diện tích của 6 hộ làm văn bản để thôn xác nhận là đất của Lục. Dũng ký tên 9 hộ còn đất vào biên bản kiểm kê.
Bị cáo Đàm Lê Khánh (áo trắng), nguyên chủ tịch xã Quảng Thịnh
Bị cáo Đàm Lê Khánh (áo trắng), nguyên chủ tịch xã Quảng Thịnh
Sau khi hoàn tất hồ sơ, UBND thành phố Thanh Hóa phê duyệt thu hồi đất của 9 hồ sơ khống là 2.937m2, tương đương với số tiền chi trả là 526.231.000đ cho 9 hộ.
Âm mưu và việc thực hiện việc làm này, Nguyễn Đức Dũng đã nói cho Vũ Trọng Lực, cán bộ địa chính xã và Đàm Lê Khánh, Chủ tịch UBND xã Quảng Thịnh biết. Khánh đã đồng ý và viết 6 giấy ủy quyền nhận tiền của 6 hộ gia đình cho Nguyễn Bá Lục đi lấy số tiền 177.938.000đ về chia nhau. Dũng hưởng 28 triệu, Lục 28 triệu, Vân (nguyên trưởng thôn cũ biết việc này) nên được hưởng 26 triệu, Khánh và Lực hưởng 95 triệu còn lại 938 nghìn, Dũng là Lực đã ăn liên hoan khi đi nhận tiền về.
Ngoài ra, Nguyễn Đức Dũng còn lập 2 hồ sơ khống gồm các hộ Nguyễn Thị Lịch, Nguyễn Khắc Thanh để chiếm đoạt số tiền 283.974.000đ và giúp Nguyễn Bá Thưởng làm hồ sơ khống để chiếm đoạt số tiền 64.319.000đ. Trong số tiền này, Thưởng được 34.319.000đ, Dũng hưởng 30 triệu.
Với hành vi phạm tội trên, ngày 7/9/2012, TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Dũng, Đàm Lê Khánh, Vũ Trọng Lực, Nguyễn Bá Thưởng Nguyễn Bá Lục với tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Theo đó, Dũng bị tuyên phạt 13 năm tù giam, các bị cáo Khánh và Lực mỗi người 36 tháng, Lục 30 tháng, Thưởng 24 tháng nhưng đều hưởng án treo.
Đông đảo nhân dân đến để chứng kiến các quan xã đứng trước vành móng ngựa nhận tội
Đông đảo nhân dân đến để chứng kiến các quan xã đứng trước vành móng ngựa nhận tội
Tuy nhiên, không đồng tình với mức án phải nhận, hơn nữa những việc mà Dũng làm đều có sự đồng thuận và cấu kết của chủ tịch là Đàm Lê Khánh nhưng mức án mà bị cáo Khánh nhận không thỏa đáng, Nguyễn Đức Dũng đã làm đơn kháng cáo.
Ngày 17/7, TAND tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án. Phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và có những tình tiết mới, TAND tối cao đã quyết định trả lại toàn bộ hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra lại từ đầu.
Nguyễn Thùy


Copy từ: Dân Trí

Tòa án LHQ chính thức khởi động xử vụ Philippines kiện Trung Quốc

Tòa án LHQ chính thức khởi động xử vụ Philippines kiện Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc (ảnh, trái) và đồng nhiệm Philippines nhiều lần “đấu khẩu” về căng thẳng trên biển.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) hôm 16.7 (giờ địa phương), Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại The Hague đã chính thức khởi động vụ kiện về bản đồ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
“Yêu sách lưỡi bò là bành trướng và quá đáng”

Theo DFA, Tòa án LHQ về Luật Biển đã có buổi họp đầu tiên hôm 11.7, với chương trình nghị sự là thông qua các quy định về tiến trình xét xử. Philippines và Trung Quốc sẽ phải đưa ra phản hồi về các quy định trên vào ngày 5.8 tới. Hồi tháng 1.2013, Philippines đã chính thức khởi kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ra Tòa án LHQ về Luật Biển.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 16.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines - ông Raul Hernandez - cho biết, Philippines đưa vụ việc ra tòa án quốc tế bởi nước này cảm thấy có lợi thế lớn, dựa vào quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Theo ông Hernandez, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc mang tính bành trướng, quá đáng và vi phạm luật pháp quốc tế.

Ông Hernandez cũng cho biết, mặc dù Philippines đã nhiều lần muốn thảo luận vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông với Trung Quốc, nhưng phía Trung Quốc khăng khăng rằng “muốn đàm phán, trước hết phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển đó”; do vậy “Philippines không thể tiếp tục cùng Trung Quốc tiến hành thảo luận song phương”.

Thông báo của phiên tòa về vụ kiện được đưa ra sau những màn đấu khẩu gay gắt giữa Trung Quốc và Philippines. Theo mạng Philstar.com, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tối 16.7 cáo buộc Philippines “làm trầm trọng hóa thêm” căng thẳng biển Đông. Người phát ngôn này còn cho rằng Philippines bóp méo sự thật, bôi nhọ Trung Quốc như “một kẻ thù” tại Hội nghị ASEAN gần đây ở Brunei.

Tuyên bố trên được cho là nhằm đáp trả thông điệp 8 điểm từ ông Raul Hernandez để chứng minh “Philippines đã cố gắng sử dụng tất cả các phương tiện ngoại giao và chính trị để giải quyết vấn đề một cách hòa bình” trước khi quyết định khởi kiện.

Người Philippines trong và ngoài nước lên kế hoạch thực thi “Ngày biểu tình toàn cầu” vào tuần tới để phản đối chính sách xâm chiếm của Trung Quốc ở biển Đông. Cuộc biểu tình dự kiến diễn ra vào trưa ngày 24.7 trước các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc tại Philippines và nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả trụ sở phái đoàn Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ).

Philippines cân nhắc chia sẻ căn cứ quân sự với Mỹ

Philippines gần đây đã công bố kế hoạch khẩn nâng cấp các trang thiết bị quân sự, hải quân và không quân có thể tăng cường khả năng của quân đội trong vùng biển tranh chấp. Hôm 16.7, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr cho biết, Philippines đang nghiên cứu các hiệp định an ninh sẵn có với Mỹ, để xem xét kế hoạch “sử dụng chung” các cơ sở quân sự tại Vịnh Subic- cách Manila khoảng 80km về phía bắc.

Mỹ đã có căn cứ quân sự tại Philippines trong gần 100 năm, cho đến khi buộc phải đóng cửa vào năm 1992 do làn sóng phản đối của dư luận nước này. Theo kế hoạch hiện nay, sẽ có thêm nhiều binh sĩ Mỹ lui tới các căn cứ của Philippines, các thiết bị quân sự Mỹ sẽ được bố trí để sẵn sàng được sử dụng tại những căn cứ như vậy.

Một số trang thiết bị sẽ được chọn ra từ các khí tài được đưa khỏi Afghanistan cũng như Iraq. Đại sứ Cuisia nói đề nghị sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực của Philippines nhằm thành lập một lực lượng “phòng vệ có thể tin cậy được ở mức tối thiểu”, giúp củng cố an ninh biển và nắm vững tình hình trên biển.
 

Copy từ: Lao Động

CHUYỆN ĐỜI VÀ TÌNH NGƯỜI

Cảnh vất vưởng đầu đường xó chợ
của những người dân đi khiếu kiện đất đai
         * Nghệ sĩ KIM CHI                            
            BVB - Tôi sống gần Tây Hồ. Mỗi khi cần đi đến các khu trung tâm ở Hoàn Kiếm, Ba Đình tôi thường đi trên đường Thanh Niên. Mấy năm gần đây, tôi thấy góc đường Thanh Niên nơi khuôn viên trước đền Quán Thánh, tôi thường thấy những đoàn  người đi khiếu kiện, đi biểu tình đòi lại ruộng đất. Họ ở tận miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam ra.
Cách đó không xa là Lăng Bác Hồ, là Trung tâm hành chính của các cơ quân Trung ương, nghiêm cẩn, yên tĩnh, nhiều lính gác.Tôi không biết giữa những ngày đông giá rét, sắp Tết tới nơi mà họ phải rời xa gia đình để ra đó đứng, ngồi ở một nơi không mái che trên đầu, gió Đông từ  hồ thổi lại lạnh thấu xương thì họ chịu đựng thế nào! Ăn thì coi như có những người từ tâm giúp. Nhưng họ ngủ, nghỉ thế nào và chuyện tắm rửa, đi vệ sinh đâu có dễ...Tôi biết, có nhiều người ở những khu phố gần đó, những bà quẩy gánh đi chợ thường ghé tặng những người đi biểu tình đòi đất trong cảnh “sẩy nhà ra thân thất nghiệp” những món ăn thường nhật. Thấy vậy, tôi ngẫm nghĩ về chuyện đời và tình người. Đầy đủ các cơ quan Trung ương, nhưng người dân kêu oan, kêu thiệt thòi đi khiếu  kiện không dễ được họ nhiệt tình tiếp dón, nhận đơn, nghe trình bày. Nhiều vị dù biết trong chức trách của cơ quan, của bộ, ngành mình nhưng vẫn mặt lạnh như tiền. Dân oan phải nhiều ngày chịu đói rét sống trong  cảnh vất vưởng chờ đợi  nơi vỉa hè, xó chợ.
               Tôi cũng có đọc một số thông tin, được biết Vườn hoa Mai Xuân Thưởng còn được gọi là 'Vườn hoa Dân Oan’. Vì dân khiếu kiện trên mọi miền đất nước tụ họp về đây để xin Chính phủ và Nhà nước giải quyết quyền lợi hợp pháp về đất đai.  Có nhiều dân oan suốt gần chục năm chợ chực nơi đây, thuộc từng vệ cỏ, góc phố mà chưa được giải quyết. Thậm chí, còn có vụ công an đánh chết dân oan tại đây (Bà Nhung 76 tuổi, lão thành cách mạng, được Huân chương Kháng chiến Hạng 1. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, chị Ngọc Anh, một dân oan bị an ninh bắt cóc tại ‘Vườn hoa Dân Oan’, bị đánh đập dã man phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Bác sĩ Tân, vị bác sĩ "Lương y như ác mẫu" đã phán "không tiền không trị bệnh" cho chị Ngọc Anh). Ôi, họ đã vì đồng tiền và chức vị mà sinh ra vô cảm, thậm chí tàn ác đến vậy! Trong số quan chức và cảnh sát ấy, ho cũng xuất thân từ nông thôn mà ra. Mỗi ngày, họ ăn sản phẩm của ai? Nếu không có nông dân, họ lấy gạo và thực phẩm, trái cây ở đâu để sống?
            Dừng lại nơi đó, hỏi thăm hoàn ảnh của họ, tôi thấy ai cũng là nông dân nghèo khổ, bị chính quyền và đại gia lấy mất đất, không bồi thường hoặc chỉ bồi thường với giá rẻ mạt. Họ bị oan ức, mất quyền lợi và bị o ép. Không riêng tôi, dân Hà Thành nhiều người cảm cảnh cho họ. Tôi gom nhặt được những câu hỏi đau lòng ở đầu đường Quán Thánh:
-         Ai? Ai đẩy họ ra đường vậy ?
-         Ruộng đất mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của họ, sao mà khi có quyền trong tay cướp dễ thế?
-         Chính là bọn quan tham nhũng chứ còn ai vào đây nữa ?
-         Nhóm lợi ích hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau của muôn dân...
            Chính vì lẽ đó mà tôi đọc trên mạng gọi là “lề trái” lại thấy họ “rất phải” đã không quản ngại khi đưa lên những bài viết hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng, bảo vệ dân nghèo, cổ vũ cho dân chủ, bênh vực cho những người dân mất đất oan ức như các trang mà tôi thường đọc và tâm đắc: Trang của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập, Tễu của TS. Nguyễn Xuân Diện, trang của Đại tá Bùi Văn Bồng và nhiều trang khác… Mặc du biết rằng nhiều chuyện phiền toái sẽ đến với họ, nhưng họ không MACKENO, vô cảm, mà đã thấu hiểu chuyện đời và thể hiện rõ tình người viết ra trong lúc này rất cần thiết, nó động viên, an ủi  cho những người lương thiện biết sống an nhiên trong mọi hoàn cảnh. Còn đối với  kẻ ác cũng sẽ giúp chúng biết dừng lại chăng? Điều này tôi  hy vọng thôi chứ không dám chắc lắm. Bọn tham nhũng gần như để ngoài tai mọi đóng góp, phê phán. 
Họ không biết gửi gắm những tình những chuyện đời và tình người nơi dâu, khi mà các biện pháp quản lý thông tin của Nhà nước quá chặt chẽ. Họ phải dùng “sóng trời cho” trong thời @ bùng nỏ thông tin, thế giới phẳng hiện nay để cái tâm sự, nỗi lòng của họ đến được với công luận, với cộng đồng. Dù nhiều người sợ, né tránh, ngăn cản. Nhưng với tình người, họ vẫn bỏ công mỗi ngày cần mẫn, kiên trì lo “căn nhà mạng” của mình mà không được đồng nhuận bút nào. Nhiều khi “nhà” bị phá phải vat vả là lại. Và cho dù họ biết rằng nhiều chuyên nêu lên với “bộ phận không nhỏ có chức có quyền” hiện nay chỉ như "Đàn khẩy tai trâu", "Nước đổ đầu vịt", "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"...Tuy nhiên, điều sâu xa và gía trị nhân văn là họ cần có tiếng nói để bảo vẹ công lý, bênh vực lẽ phải, phê phán cái sai, cái xấu.   
            Chính vì lẽ đó mà những người lương thiện, tử tế luôn day dứt, khổ tâm, canh cánh những nỗi đau trước hiện trạng xuống cấp của đất nước hôm nay, theo đó là xuống cấp vệ đạo đức, lối sống, bệnh vô cảm phát  sinh. Tôi vẫn tin chắc một điều rằng chỉ có kẻ ngu muội mới tham, kẻ tham luôn luôn  đi kèm cái ác. Người hiểu rõ lẽ đời thì chẳng ai tham để làm gì. Trên đời, người nghèo thường giàu tâm đức, giàu tình người, hiểu chuyện đời và biết  sống đúng, sống đẹp. Còn kẻ giàu sang lại thiếu tâm, thiếu đức, sống co lại chỉ biết cá nhân minh, mặc kệ thiên hạ, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”.
           Bâng khuâng nghĩ chuyện đời, nghĩ về tình người, tôi lại nhớ một kỷ niệm chiến trường năm xưa khi đến thăm nhà chị Út Tịch. Trong những năm tháng đi văn công ở chiến trường, tôi đã chứng kiến rất nhiều những gương sống đẹp. Chị út Tịch là một ví dụ.
            Năm đó, đoàn Văn công Giải Phóng được lệnh  đi diễn  phục vụ cho đại hội anh hùng ở tận An Phước -Bình Dương. Anh em văn công  phải mang vác hành lý và phục trang biểu diễn đi bộ đúng một tuần mới tới nơi. Ở đó chúng tôi đã may mắn gặp được tất cả những anh hùng và chiến sĩ thi đua của lưc lượng vũ trang quân Giải phóng Miền Nam. Người tôi gặp sau cùng là chị Út Tịch. Người đàn bà bé nhỏ có đôi mắt tròn sáng như sao đã khiến tôi  nể phục. Chị đến trễ vì trên đường đến đại hội thì bị lính ngụy nghi là Việt cộng nên bắt giam vào đồn. Ở trong đồn có mấy ngày mà chị đã binh vận và phát động những người bị bắt cùng nhau chống lại bọn lính ... Cuối cùng mọi người đã đánh lấy được cái bốt đó. Chị lại tiếp tục tới đại hội. Vì thế nên khi người ta sắp bế mạc chị mới tới nơi. Văn công diễn xong là phải đi ngay. Tôi được ban tổ chức cho phép ở lại chờ để gặp người đồng hương là chị Út Tịch. Chuyện chị gan dạ, thông minh, dũng cảm thì trong quyển " Người mẹ cầm súng", nhà văn Nguyễn Thi đã kể rất đầy đủ, tôi không cần kể thêm Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe về tình đồng đội của chị .
            Vợ chồng chị rất nghèo mà lại đông con. Một lần có tốp cán bộ đi công tác, lỡ bữa, họ ghé vào nhà chị . Chẳng có gì đãi bạn, chị lén ra sau nhà lấy súc vải đem ra chợ bán để mua thức ăn về đãi đồng đội.Súc vải đó chị được tỉnh tặng để may quần áo cho con. Chị giấu không cho khách biết. Bọn trẻ thiếu thốn, rách rưới chỉ mong chờ mẹ may cho bộ quần áo mới. Khi khách về, bọn nhỏ  mếu máo khi biết chuyện mẹ chúng đã bán đi súc vải (miền Nam gọi là ‘cây’ vải). Chị giải thích với con: "Các cô chú ấy trên đường công tác, mọi người  đang đói, cần một bữa ăn và ít lương thực mang theo đường... Nhà mình hết tiền, không có gì đáng giá, không bán cây vải đi thì má làm sao để giúp được các cô chú đó đây?..."
            Câu chuyện chị Út Tịch bán súc vải để lấy tiền lo cho đồng đội trên đường công tác đã khiến tôi xúc động và ghi nhớ suốt đời. Câu chuyện đó giúp tôi ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Mà người đàn bà bé nhỏ đó học vấn có cao siêu gì đâu, ngày đó trình đô văn hóa của chị chưa hết cấp 2.
          Tôi cũng ngộ thêm một diều rằng: Khi con người sống trong cảnh nghèo khó thì tình người thường sâu sắc, bao dung. Do vất vả mưu sinh, họ hiểu giá trị cuộc sống; và cùng do chạy vạy không đủ tiền tiêu, đồng tiền không mê muội, tha hóa được họ. Họ không bo bo chỉ biết riêng cá nhân, gia đình mình mà quan tâm đến những người khác, trân trọng sự đùm bọc trong tình cộng đồng. Chị Út Tịch là như thế, nghèo mà rộng rải, cao thượng...
            Câu chuyện cư  xử của chị Út Tịch với bạn bè đã khiến cho hình ảnh chị ấy sống  rực rỡ mãi mãi trong trái tim tôi.
            Tôi thầm nghĩ "Giá như các quan chức Việt Nam hôm nay có được tấm lòng như chị Út Tịch với đồng đội thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao!".
K.C
Copy từ:Bùi Văn Bồng

Vì sao ngư dân không ghi lại hình ảnh tàu hải giám TQ tấn công?

 
 Facebooker  Nguoi Ha Noi cho biết:

"Em đã ra Lý Sơn và hỏi trực tiếp những ngư dân đã đi đánh cá ngoài Hoàng Sa 'Tại sao ko mang máy ảnh hay máy quay để ghi lại những việc làm của tàu hải giám TQ'. Mọi người đã trả lời em thế này:

Nếu ko tìm thấy máy ảnh hay máy quay trên tàu thì chúng nó chỉ tịch thu cá và quẳng thiết bị đánh bắt cá xuống biển rồi thả cho về, nếu tìm thấy máy ảnh hay máy quay thì coi như ko còn đường về với vợ con, thế nên bà con sợ ko dám mang thiết bị quay chụp ra biển.

Theo em biết hình như chỉ có 1 người dám cầm máy ảnh ra khơi và phải dấu rất kỹ, việc này liên quan đến tính mạng bà con nên bà con sợ".

-----

Nếu đúng như bác Nguoi Ha Noi nói ở trên, thì rõ ràng là chúng sợ người dân VN ở đất liền biết, sợ cộng đồng thế giới biết, và rằng chúng biết việc làm của chúng không có chính nghĩa, nên chúng phải làm lén lút, sợ ngư dân VN ghi hình lại để tố cáo chúng.

Nhà văn Nhat Tuan: Việc "ghi hình" phải là cảnh sát biển VN chớ ? Sao lại đẩy cho ngư dân ????

Chị Ba Sàm: Rõ ràng là việc "ghi hình" nói riêng, việc bảo vệ ngư dân đánh cá trên lãnh hải Việt Nam, nói chung, là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát biển, trách nhiệm của Hải quân Việt Nam, nhưng theo thông tin chúng ta biết được, thì nhiều năm qua, ngư dân đã tự bảo vệ lẫn nhau. Nhiều lần, ngư dân VN bị tàu hải giám TQ rượt đuổi, bị khống chế, cướp cá, phá hủy dụng cụ đánh bắt cá, bắt giữ người, giữ tàu, đòi tiền chuộc... không được bảo vệ, thiệt hại phần lớn do ngư dân VN gánh chịu, nên người dân còn biết trông cậy vào ai ngoài việc tự bảo vệ mình?

Việc ghi hình lại để người dân trên đất liền hiểu được nỗi khổ của ngư dân VN khi ra khơi như thế nào, phải đơn độc chống chọi lại bọn hải giám (thực chất là quân xâm lược) ra sao, cũng là để giúp tố cáo với thế giới bên ngoài về sự xâm lược của TQ.

Phía Trung Quốc còn có tàu hải giảm bảo vệ ngư dân đánh cá, còn ngư dân VN, khó có thể trông chờ ở lực lượng cảnh sát biển, hải quân VN hay QĐND VN, có thể họ bận lo chống "các thế lực thù địch", chống "diễn biến hòa bình".


Copy từ: FB Ba Sàm

Nữ sinh viên nghèo đi bán vé số



Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nữ sinh đi bán vé số
Nữ sinh đi bán vé số
Courtesy Tuoitre.vn
Chật vật tìm việc làm mùa hè Nếu những ngày đầu hè, học sinh kéo nhau đi bán vé số kiếm thêm tiền trang trải cho niên học tới, thì vài ngày gần đây, sau khi tốt nghiệp hoặc sau khi thi học kì 2 và chính thức nghỉ hè, nhiều sinh viên ở thành phố Đà Nẵng bủa ra khắp các huyện để bán vé số. Phần lớn họ là những sinh viên trường cao đẳng nghề và cao đẳng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. Họ có gốc gác từ các vùng quê hẻo lánh và miền núi, có kinh tế gia đình khó khăn, không chen chân phục vụ được ở các quán, họ phải nghĩ  kế sinh nhai qua mùa hè.
Một bạn nữ tên Thùy, sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng kinh tế - kế hoạch Đà Nẵng, cho chúng tôi biết rằng mỗi sáng, em thức dậy lúc 5h và ăn uống qua loa một gói mì tôm, sau đó đón xe bus vào thẳng Điện Bàn, rồi đi bán dạo vé số ở Điện Bàn trong buổi cà phê sáng ở các quán.  Đến trưa, em đón xe bus hoặc đi nhờ xe của ai đó xuống Hội An để tiếp tục bán trong các quán, đến 3h30 chiều, em lại bắt xe bus Hội An về Đà nẵng trả vé. Trên xe bus, em cũng tranh thủ mời vé các hành khách với hy vọng bán được  tấm nào mừng tấm đó.
Phần lớn họ là những sinh viên trường cao đẳng nghề và cao đẳng kinh tế ở thành phố Đà Nẵng. Họ có gốc gác từ các vùng quê hẻo lánh và miền núi, có kinh tế gia đình khó khăn, không chen chân phục vụ được ở các quán, họ phải nghĩ kế sinh nhai qua mùa hè
Thùy cho biết thêm, em quê ở huyện Trà My, ra Đà Nẵng học được một năm nay, nghỉ hè, em định sẽ về nhà phụ với gia đình làm vườn, làm ruộng, nhưng bây giờ nhà nông đang rảnh rỗi vì mùa lúa đã sạ xong, làm vườn thì trời nắng nóng, rau cải cũng chẳng lên được, nội tiền nước và phân tro không bù lỗ được, nếu Thùy về nhà làm phụ, có khi lại thành gánh nặng của gia đình. Mà đi tìm việc làm thêm ở các quán trong thành phố quá khó bởi mùa hè năm nay có quá nhiều sinh viên ở lại tìm việc làm thêm. Các quán nhậu, quán cà phê trong thành phố cũng đầy nghẹt sinh viên xin việc. Nghĩ mãi không ra, cuối cùng, Thùy quyết định nhận vé số đi bán.
Vé số tỉnh Thừa Thiên
Vé số tỉnh Thừa Thiên (minh họa) RFA
Một nữ sinh viên khác tên Khánh, học năm thứ nhất trường cao đằng nghề Đà Nẵng, cùng đi bán chung nhóm với Thùy, chia sẻ với chúng tôi thêm là gần như mùa hè năm nay, chuyện đi kiếm việc làm thêm đối với sinh viên nhà nghèo quá khó khăn. Tuy vậy, cơ hội thường đến với những sinh viên con nhà giàu vì họ sành điệu, quen với nếp sống thành phố, biết tiếp xúc, nói năng hợp với khách hơn sinh viên nhà quê như Khánh. Và trên hết là với sinh viên thành phố, con nhà giàu, chuyện đi làm thêm của họ lại không vì đồng tiền bát gạo mà mang tính chất thử nghiệm đời sống, lấy điểm với cha mẹ.
Có nhiều sinh viên thành phố làm xong ba tháng hè là cho luôn hai tháng tiền lương sau cho chủ, chỉ lấy tháng đầu về mua quà cho cha mẹ, bù vào đó, sau mùa hè, có khi các sinh viên này được cha mẹ mua sắm cho xe hơi hoặc xe tay ga. Nói chung, sinh viên con nhà giàu đi làm ít quan tâm đến tiền lương và sành điệu. Chính vì thế, cơ hội tìm việc của sinh viên thành phố, sinh viên con nhà giàu luôn cao hơn nhiều so với sinh viên nghèo đến từ các miền quê.
Đi suốt ngày, mời từ bàn này sang bàn nọ, từ quán này sang quán kia, cuối cùng, cả ngày đi bộ cả mấy chục cây số chỉ bán được hai mươi lăm tấm vé, buổi sáng ăn mì tôm, buổi trưa ăn mì tôm, buổi tối lại ăn mì tôm để dành ra một ít tiền tích lũy
Dung, sinh viên
Lây lất, tủi nhục kiếm cơm và học phí
Bán vé số mùa hè trong giới sinh viên, dường như chỉ có sinh viên nữ chọn việc này, ít thấy sinh viên nam nào tham gia. Một nữ sinh viên trường cao đẳng nghề Đà Nẵng khác tên Dung, thường đi bán vé số ở Hòa Vang và Liên Chiểu, những quận vùng ven thành phố Đà Nẵng, than thở với chúng tôi rằng bán vé số nhọc nhằng lắm lắm, đôi khi buồn và tủi nhục nữa. Nói là buồn vì bây giờ người ta đi bán vé số quá nhiều, chuyện đi bán mỗi ngày cho được năm mươi tờ vé, kiếm năm mươi ngàn đồng quá ư là khó khăn.
Có nhiều hôm Dung đi suốt ngày, mời từ bàn này sang bàn nọ, từ quán này sang quán kia, cuối cùng, cả ngày đi bộ cả mấy chục cây số chỉ bán được hai mươi lăm tấm vé, buổi sáng ăn mì tôm, buổi trưa ăn mì tôm, buổi tối lại ăn mì tôm để dành ra một ít tiền tích lũy. Có tuần liên tục ba ngày ăn mì tôm, nói chuyện cũng nghe mùi mì tôm xốc lên mũi. Nhưng Dung vẫn nuôi hy vọng kiếm được nhiều tiền để dành cho năm học sau.
Dung nói có nhiều lần, vào quán cà phê hoặc quán nhậu mời vé, nhiều ông sòn sòn tuổi ngang với cha của Dung ở nhà chọn mua vài tấm vé nhưng kéo dài cả mười lăm, hai mươi phút, sau đó mời Dung uống bia, cô từ chối thì ông khách này đặt thẳng vấn đề là chỉ cần đi chơi, đi ngủ với ông một tuần, ông sẽ cho đủ học phí hai năm sau, khỏi cần phải lang thang đầu đường xó chợ mời từng tấm vé cực khổ. Nghe ông khách nói vậy, Dung thấy tê buốt cả lồng ngực bởi vì tổn thương, người ta đã hiểu nhầm động cơ kiếm tiền của cô, họ nghĩ rằng cô đi bán dâm trá hình bằng kiểu chào mời vé số.
Mẹ cô ở quê lại bệnh nặng, cô tình cờ gặp một ông khách già hỏi cô muốn về làm việc cho ông không, giúp việc trong khu biệt thự của ông. Cô đồng ý, về làm được vài hôm thì ông này mời cô uống vài lon bia, cô say, đến khi cô tỉnh dậy, cuộc đời con gái của cô đã tan theo bọt bia của ông già
Nữ sinh viên giấu tên
Nhưng rồi suy đi nghĩ lại, cô càng quyết tâm hơn và không thấy buồn bực vì loại khách này nữa, bởi cô nghĩ rằng họ gặp cũng không ít các cô gái giả dạng sinh viên hoặc là sinh viên thực thụ cũng đi bán dâm trá hình kiếm tiền phụ giúp gia đình và trang trải học phí. Chuyện này nhiều, cô biết, và cô thấy thông cảm, thương xót cho các bạn cùng lứa hơn là ghét họ.
Một nữ sinh viên khác, yêu cầu giấu tên, hiện làm tiếp thị cho hãng bia Huda – Huế tại thị trường Liên Chiểu, Đà Nẵng, nói với chúng tôi rằng ban đầu cô cũng có ý nghĩ trong sáng như bao sinh viên nhà nghèo khác, cũng đi làm thêm, đi bán vé số mùa hè để kiếm tiền, nhưng dần dần, quá khổ, da sạm đen mà kiếm không ra tiền, bữa được bữa mất, mẹ cô ở quê lại bệnh nặng, cô tình cờ gặp một ông khách già hỏi cô muốn về làm việc cho ông không, giúp việc trong khu biệt thự của ông. Cô đồng ý, về làm được vài hôm thì ông này mời cô uống vài lon bia, cô say, đến khi cô tỉnh dậy, cuộc đời con gái của cô đã tan theo bọt bia của ông già. Nhưng, ông già này cho tiền cô rất nhiều, cô về chuyển mẹ lên bệnh viện tuyến trên để phẫu thuật, chữa trị và làm nhà.
Kết cục, cô quyết định đi làm tiếp thị, cuộc đời sinh viên của cô chấm dứt sau một mối tình kéo dài gần hai năm với một ông già nhà giàu, cho đến phút ông ta lâm chung vì một tai nạn đột ngột trên giường với một sinh viên khác. Cũng may là gia đình ông khéo bưng bít chuyện này nên ông chết có thanh thản, không mang tiếng. Kể đến đây, cô tiếp thị bùi ngùi nói rằng đồng tiền là thứ thuốc độc mà đôi khi người ta biết nó độc vẫn cứ uống vì không còn lựa chọn nào khác.
Nghe câu chuyện của cô gái tiếp thị xong, một mối cảm hoài xa xôi nào đó về đời sống sinh viên thời kinh tế khốn khó lại dấy lên, buồn khó tả!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


Copy từ: RFA

.................

Vay tiêu dùng: Tin lời mật ngọt, cả đời gánh nợ

Đằng sau những lời mời “đường mật” về cho vay tiêu dùng, nếu không nắm rõ những lắt léo, biến ảo trong tính lãi suất... người vay sẽ phải gánh khoản nợ rất lớn.
Lo trả nợ cả đời không hết
Gần đây, hàng loạt công ty tài chính cho vay tiêu dùng cá nhân liên kết với đơn vị bán hàng để đáp ứng nhu cầu của khách. Những tờ rơi mời chào vay vốn hấp dẫn giăng khắp các con đường góc phố và nơi công cộng. Trước đây, chúng chỉ xuất hiện lác đác trong các máy ATM thì nay nhan nhản, dán chằng chịt nhiều bức tường chẳng thua kém quảng cáo dịch vụ khoan cắt bê tông.
Cách cho vay tại điểm bán hiện nay chủ yếu thực hiện bằng tín chấp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Chỉ cần chứng minh thư, hộ khẩu, bằng lái xe, người tiêu dùng có thể được xét cho vay trả góp nhanh chóng để mua những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu như xe máy, điện thoại, laptop, hàng gia dụng...
Ông Nguyễn Đức Việt (Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, thời gian qua ông liên tục nhận được điện thoại của các nhân viên ngân hàng mời vay tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, chưa kể các công ty tài chính cũng đua nhau gọi chào khiến ông phát cáu.
{keywords}
Theo ông Việt, lãi suất từ các gói cho vay thường thấp, từ 0-10%, nhưng chỉ ưu đãi trong vài tháng đầu, hết hạn sẽ nâng lên rất cao. Tất nhiên, cũng có ngân hàng đưa ra gói vay lãi suất thấp, cố định, không thay đổi trong suốt thời gian vay. Mặc dù vậy, ông Việt vẫn chần chừ vì nếu không tìm hiểu kỹ sẽ dễ mắc bẫy của bên cho vay. "Theo họ quảng bá thì thủ tục rất đơn giản, giải ngân ngay nhưng tôi đang phân vân, không khéo lại thành con nợ cả đời không trả hết", ông Việt cảnh giác.
Vay tiêu dùng, lợi trước mắt là khách hàng ít tiền vẫn có món hàng mong muốn để xài ngay nên ít người để ý đến lãi suất công ty tài chính đưa ra. Theo nhân viên một công ty tài chính ở TP.HCM, hiện mức lãi suất phẳng (trả theo dư nợ gốc) áp dụng với mua hàng trả góp là 3,02%/tháng (tương đương 36,24%/năm); lãi suất bậc thang (theo dư nợ giảm dần) lên đến 4,99%/tháng (gần 60%/năm). Nhưng đây là lãi suất áp dụng đối với khách quen. Với khách lần đầu đến vay, mức lãi suất có thể lên đến 5,36%/tháng (hơn 64%/năm).
Cơn ác mộng
Một số tổ chức tài chính đã liên kết cùng cửa hàng, đại lý áp dụng cho mua hàng trả góp lợi dụng ghi cả hai loại lãi suất trong cùng một hợp đồng. Nếu chỉ trả gốc và lãi hàng tháng sẽ không có vấn đề gì nhưng với khách hàng kết thúc sớm hợp đồng sẽ chịu thiệt hại không nhỏ.
Chị Nguyễn Hương Lan (nhân viên một công ty truyền thông tại Hà Nội ) đang có nhu cầu mua máy tính trả góp tại một cửa hàng điện máy ở Thái Hà. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, chị mới tá hỏa vì mức lãi quá cao. Với giá máy 30,7 triệu đồng, thì chị phải trả trước số tiền 50%, tương ứng 15.350.000 đồng. Số tiền còn lại góp trong 6 tháng, mỗi tháng 3.322.000 đồng.
Theo nhân viên tư vấn, số tiền này gồm gốc, lãi, phí đóng ngân hàng, phí bảo hiểm. Tính ra chị phải trả lãi 4.582.000 đồng cho khoản vay 15.350.000 đồng, tương đương với lãi suất 3,5%/tháng, tức 42%/năm. Nếu thời gian vay dài hơn thì lãi suất cao hơn nữa, và lãi cũng sẽ tăng cao với số tiền vay càng lớn.
{keywords}
Không ít người do chưa tìm hiểu kỹ đã vội vay, cuối cùng đã trở thành nỗi ác mộng. Đơn cử như trường hợp ông Phan Quang Long (Củ Chi, TP.HCM) mua xe máy Honda Air Blade F1 trả góp đến 7 tháng mà nợ vẫn... còn nguyên. Anh Long cho hay, giá xe mua trả góp 38 triệu đồng, khi lấy xe, anh trả trước 19 triệu, nợ 19 triệu còn lại trả góp mỗi tháng 1.492.000 đồng.
Điều khốn khổ là khi vay gói này khách hàng không được thanh lý hợp đồng trước thời hạn, nếu kết thúc sớm sẽ bị phạt, kết thúc càng sớm thì số tiền bị phạt càng cao. Sau khi góp được 7 tháng (hơn 10 triệu đồng), anh Long muốn trả hết nợ để lấy giấy tờ xe thì được thông báo phải đóng thêm gần 19,3 triệu đồng để chấm dứt hợp đồng trước hạn.
Tương tự, anh Nguyên Hoàng Minh, làm việc tại một doanh nghiệp ở Đồng Nai, cũng đang đau đầu với khoản tiền vay mua ô tô từ tháng 6/2010. Anh kể, mấy tháng đầu phải đóng tiền gốc và lãi hơn 9 triệu đồng/tháng. Sau đó, do nợ gốc giảm nên anh chỉ phải đóng hơn 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng mới đây không hiểu sao anh lại phải đóng hơn 8 triệu đồng/tháng dù anh đã trả được 1/3 số tiền vay.
"Hỏi nhân viên tín dụng, tôi mới té ngửa, trong hợp đồng quy định mức lãi suất thả nổi theo thị trường nhưng do không đọc kỹ nên không biết. Vì vậy, mỗi tháng ngân hàng đều thông báo điều chỉnh lãi vay. Mới tháng trước lãi vay là 18% nhưng tháng này được thông báo tăng lên hơn 20%" - anh bức xúc.
Tính toán thật kỹ
Hiện lãi suất cho vay tiêu dùng của các ngân hàng khoảng 15%/năm. Tuy vậy, trước những lời chào mời vay lãi suất thấp, khách hàng cần hết sức cẩn trọng. Theo các chuyên gia, có nhiều cách để các ngân hàng biến khoản vay lãi suất thấp thành lãi suất cao.
Đại diện một ngân hàng cho hay, có sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính là bởi sự đánh giá rủi ro của hai bên khác nhau. Khi cho vay tiêu dùng, các NHTM nhắm tới đối tượng khách hàng đã có tiền gửi, tài khoản của ngân hàng... mức độ rủi ro thấp nên lãi suất cho vay thấp hơn. Trong khi đó, các tổ chức tài chính quan tâm đến những người có nhu cầu, nhưng không có tài sản bảo đảm, mức độ rủi ro cao nên lãi suất cao hơn. Dù vậy, nhiều người vẫn chọn vay tiêu dùng ở công ty tài chính bởi cho vay nhanh và thủ tục không phức tạp như vay NHTM.
Người vay tiền sẽ bị thiệt thòi nếu không đọc kỹ các hợp đồng lúc thỏa thuận hoặc khi ra công chứng. Trong đó, quan trọng là xem kỹ số tiền vay, lãi suất vay, thời gian vay...
Bản thân người đi vay phải hết sức cân nhắc bài toán tài chính về khả năng trả nợ. Vay trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, mức lãi suất sẽ khác nhau. Trong giai đoạn lãi suất cho vay đang cao như hiện nay, nếu không có nhu cầu thật sự cấp thiết, tốt nhất không nên vay.
Theo các chuyên gia kinh tế, cần ấn định khung lãi suất cho vay tiêu dùng hợp lý, linh hoạt nhằm thúc đẩy thị trường chính thức, hạn chế thị trường chợ đen và rủi ro kinh tế. Còn với các tổ chức tín dụng, cần đưa ra những sản phẩm cho vay đa dạng, tiện ích, đơn giản, dễ hiểu và phải niêm yết công khai mức lãi suất rõ ràng, minh bạch để tạo điều kiện cho khách hàng đưa ra quyết định chính xác.

Cho vay tiêu dùng đang mảnh đất màu mỡ, tiềm năng đối với các công ty tài chính nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor dự báo, trong giai đoạn 2013-2016, thẻ tín dụng sẽ tăng trưởng 20-22%; hàng tiêu dùng tăng 15-17%; cho vay mua nhà tăng 12%; vay mua ô tô tăng 7% và xe máy tăng 5%. Còn theo nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu Vietcombank thì trong giai đoạn này, thẻ tín dụng tăng trưởng 25-30%, hàng tiêu dùng tăng 20% và xe máy tăng 10%.


Copy từ: VEF

VN 'không đáng' được ông Obama mời



Tổng thống Barack Obama
Ông Roylance nói VN chưa đáng được ông Obama mời
Cây bút của một tổ chức vận động tự do chính trị của Mỹ, Freedom House, nói rằng Việt Nam chưa đạt được tiến bộ nào về nhân quyền để đáng được mời vào Nhà Trắng và kêu gọi Hoa Kỳ tăng sức ép với Hà Nội về quyền con người.
Trong bài viết mang tựa đề 'Lời mời Không xứng gửi tới Việt Nam từ Nhà Trắng', ông Tyler Roylance nói khác với nhiều đối tác khác của Hoa Kỳ ở châu Á, Việt Nam vẫn là một nước độc đảng và chưa làm gì nhiều để đáng được Tổng thống Hoa Kỳ mời tới.
Ông Roylance nói một trong những trọng tâm của hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/7 sẽ là tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.
Việt Nam, theo ông Roylance, có thứ hạng về nhân quyền kém nhất trong số các nước đang tranh chấp với Trung Quốc theo bảng xếp hạng của Freedom House cho năm 2013.

'Ngoại giao thiển cận'

Biên tập viên của Freedom House nói nhiều người có thể cho rằng Hoa Kỳ cần phải ủng hộ các nước nhỏ hơn trong tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc cho dù các nước đó có dân chủ hay không.
Nhưng ông Roylance Bấm bình luận:
"Một vấn đề với cách tiếp cận này [không gắn nhân quyền với kinh tế và quốc phòng] là về cơ bản nó gắn Hoa Kỳ với chế độ hiện nay ở Việt Nam và lờ đi nguyện vọng của người dân Việt Nam.
"Một vấn đề với cách tiếp cận này [không gắn nhân quyền với kinh tế và quốc phòng] là về cơ bản nó gắn Hoa Kỳ với chế độ hiện nay ở Việt Nam và lờ đi nguyện vọng của người dân Việt Nam."
Tyler Roylance - Biên tập viên của Freedom House
"Hoa Kỳ đã từng nhiều lần trả giá đắt cho kiểu ngoại giao thiển cận này."
Mặt khác, ông Roylance nói, vấn đề nghiêm trọng hơn là cách tiếp cận như vậy sẽ khiến chính sách Chuyển trọng tâm sang châu Á của Hoa Kỳ bị xem là cố gắng cân bằng [tương quan lực lượng] mà không có giá trị đạo đức và ý thức hệ.
"Nó sẽ làm tăng tính thuyết phục cho cách giải thích mang tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc mà theo đó Hoa Kỳ cấu kết một cách ích kỷ với các đồng minh trong vùng nhằm vây quanh Trung Quốc để ngăn cản sự trỗi dậy và quyền lực quốc tế của nước này.
"Điều này sẽ khiến người dân Trung Quốc ủng hộ các nhà lãnh đạo độc đoán của họ bất chấp những lời ta thán của họ dưới chế độ đảng trị."
Ông Roylance nói chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ có cơ sở vững chắc hơn và "đi theo lề phải của lịch sử" nếu họ cam kết mạnh hơn với các khát vọng dân chủ của người dân trong vùng bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc.
Theo nhà theo dõi nhân quyền này, các mối quan hệ song phương của Hoa Kỳ sẽ ổn định và bền vững hơn nếu tiến triển trong lĩnh vực kinh tế và quốc phòng được gắn với tiến bộ về dân chủ.
Ông xem chuyến đi sắp tới của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ là cơ hội để Washington dùng những giá trị dân chủ lâu đời để chứng minh cho tính chính danh của chính sách Chuyển trọng tâm sang châu Á của mình.
Báo cáo hàng năm của Freedom House, tổ chức ra đời năm 1941 với trụ sở ở Washington DC, vẫn xếp Việt Nam vào diện 'Không tự do'.


Copy từ: BBC

.......................

Vì sao dân bất hợp tác với chính quyền?

Kính Hòa, phóng viên RFA
dat-bo-hoang_305.jpg
Một khu đất bỏ hoang ở Hà Nội
RFA photo


Vụ cưỡng chế đất đai ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã chuyển sang một giai đọan mới. Từ khi dự án bắt đầu đến nay, phía nhà nước và bên thực hiện dự án là công ty Phú Điền tiến hành vừa cưỡng chế dân làng, vừa vận động họ nhận tiền đền bù, mà dân làng gọi là tiền ruộng, để giao đất cho họ. Đối lại, những hộ dân làng không nhận tiền đã dựng lều trên ruộng, mặc cho mưa gió hay nắng lửa, chống việc cưỡng chế.
Do vấp phải sự chống đối của dân làng một cách mãnh liệt như vậy, phía chính quyền và công ty Phú Điền đã tạm thời dừng lại, và họ tuyên bố rằng khu đất mà dân làng muốn họ xây dựng nhà máy nước thải sẽ được dùng để xây dựng một trung tâm dạy nghề.
Xin nhắc lại diễn biến đã xảy ra xung quanh dự án nhà máy xử lý nước thải ở làng Trịnh Nguyễn này. Đất của làng Trịnh Nguyễn được cư dân ở đây cho là đất tốt, cho năng suất lúa cao và cũng có thể trồng nhiều lọai hoa màu. Dự án nhà máy nước thải của tỉnh Bắc Ninh do công ty Phú Điền làm chủ đầu tư đã chọn đất canh tác của làng Trịnh Nguyễn để đặt nhà máy.
Người dân có hai lý do để chống đối việc trưng thu đất để xây nhà máy. Thứ nhất là họ không muốn từ bỏ đất làm ruộng, vì như thế sẽ không biết sống như thế nào. Thứ hai là nhà máy đặt quá gần khu dân cư nên người dân lo ngại môi trường sống của họ bị ô nhiễm. Có hơn bốn chục hộ gia đình mà đại đa số thuộc diện chính sách, thương binh liệt sĩ đã từ chối nhận tiền đền bù. Phía nhà cầm quyền đã nhiều lần thực hiện việc cưỡng chế nhưng không thành công. Bà Đức, một đảng viên cộng sản lâu năm đã bị khai trừ khỏi đảng của bà vì không chịu nhận tiền và giao đất, bà nói
“Bán đất rồi mà chúng tôi không có nghề nghiệp gì, con cháu chúng tôi ăn học thế nà, lấy gì mà ăn, có ăn sỏi ăn cát được đâu.”

Bán đất rồi mà chúng tôi không có nghề nghiệp gì, con cháu chúng tôi ăn học thế nà, lấy gì mà ăn, có ăn sỏi ăn cát được đâu.
- Bà Lê Hiền Đức
Sự chống đối của người dân đối với các dự án kinh tế xã hội ở Việt Nam ngày càng gay gắt, và đây được cho là kết quả của việc nhà cầm quyền và các nhà đầu tư không quan tâm tới ý kiến của cộng đồng dân cư địa phương khi tiến hành các dự án ấy. Người dân lo ngại khi cuộc sống của mình bị thay đổi, bên cạnh việc số tiền đền bù cho đất đai của họ quá ít ỏi. Chính vì thế đáng lý ra tất cả các dự án phát triển kinh tế xã hội phải có sự tham gia ý kiến của cộng đồng cư dân địa phương ngay từ đầu.
Kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia tư vấn nhiều dự án tại Hoa Kỳ, đồng thời có tham gia vào chương trình phát triển Tiểu vùng Mekong của ngân hàng phát triển Á Châu, nói về sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình quyết định tiến hành một dự án như sau:
“Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu ảnh hưởng của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về dự án của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào trong dự án, tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân. Việc này sẽ làm giảm sự chống đối của người dân đối với dự án, có khi họ còn ủng hộ nữa. Trong một xã hội dân chủ và văn minh, cần tránh sự cưỡng ép người ta mà phải thu phục nhân tâm trước. Nếu mình làm việc có trách nhiệm và mọi người đều có quyền góp tiếng nói của mình vào thì sẽ tránh được những sự xung khắc, sựchống đối của nhân dân.”

Chính quyền phải làm gì

blog-nguyenxuandien-250.jpg
Cụ bà Lê Hiền Đức đang nói chuyện với bà con Trịnh Nguyễn hôm 19/6/2013. Photo courtesy of nguyenxuandienblog
Nhu cầu lớn nhất của dân làng Trịnh Nguyễn, cũng như nhiều dân quê khác chính là cuộc sống sau khi rời bỏ mảnh đất mà họ đã sống từ hàng trăm năm nay qua nhiều thế hệ.
Có vẻ như để giải tỏa nỗi lo này của dân làng Trịnh Nguyễn, những người thực hiện dự án đã nêu lên kế họach khu dạy nghề tại làng. Nhưng vấn đề nằm ở chổ tại sao khu dạy nghề này không được giới thiệu ngay từ đầu? Việc này khó tránh khỏi dân làng nghĩ rằng đây chỉ là cách thức mà bên chủ đầu tư đưa ra để đối phó.
Phản ứng trước việc này, một dân làng giấu tên cho chúng tôi biết.
“Họ chỉ lấy đó làm cái cớ thôi, để bắt buộc dân làng phải di dời. Còn trung tâm dạy nghề thì chả biết thế nào, chúng em tòan là nghề nông cả thôi.”
Và ngay như cả khi mà một trung tâm dạy nghề như thế có được thành tâm đưa vào dự án ngay từ đầu, cũng vẫn còn nhiều khó khăn để cho nó trở thành khả thi, trong một khung cảnh xã hội chưa phát triển cao về công nghiệp và dịch vụ, với gần 80% dân số là thuần nông. Kỹ sư Phạm Phan Long nói tiếp:
Việc lấy đi một mảnh đất của họ phải tính đến văn hóa của người Việt Nam, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thận trọng hơn.
- Kỹ sư Phạm Phan Long
“Việc công nghiệp hóa thì không thể tránh khỏi, con cháu những người nông dân nên tìm cách sống bằng nghề khác, vì đất ngày càng ít đi. Nhưng tạo ra lối thóat bằng những trung tâm dạy nghề như vậy chưa đủ vì có thực sự giúp họ tìm được việc làm hay không? Trong khi mảnh ruộng thì rõ ràng nuôi sống họ. Khi mà có sự việc làm thì chính bản thân người nông dân sẽ tự tìm đến các trung tâm huấn nghệ.”
Hiện tại rõ ràng là nông dân làng Trịnh Nguyễn không an tâm về trung tâm dạy nghề mà phía nhà cầm quyền và chủ đầu tư dự án nêu ra sau một thời gian dài giằng co căng thẳng. Vậy sự căng thẳng, xung khắc này sẽ còn có khả năng tiếp tục, không chỉ ở Trịnh Nguyễn mà còn bao làng quê Việt nam khác, trong một quá trình tiến lên công nghiệp hóa nhưng có một số ít người hưởng thành quả còn đại bộ phận dân cư là nông dân cảm thấy tương lai rất mờ mịt.
Là một người rất quan tâm tới thân phận của những người dân quê Việt Nam, kỹ sư Phạm Phan Long nói:
“Chỉ có nước Việt Nam mình thì hai từ Đất và Nước là dùng để chỉ quốc gia. Cho nên điều đó nó rất là thiêng liêng đối với người dân. Đất đai của người nông dân Việt Nam không phải như bên Mỹ. Việc lấy đi một mảnh đất của họ phải tính đến văn hóa của người Việt Nam, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thận trọng hơn.”
Để vẫn tôn trọng sự thiêng liêng đó, đồng thời phát triển các dự án kinh tế xã hội, mà dân tộc Việt Nam phải trải qua trên đường cạnh tranh với các lân bang và hội nhập với cộng đồng thế giới, theo kỹ sư Phạm Phan Long thì sự tham vấn của cộng đồng dân cư vào quá trình đưa ra quyết sách là cách làm ở những xã hội văn minh.



Copy từ: RFA

Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang

Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang

Các cuộc vận động yêu cầu Tổng thống Barack Obama áp lực Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm và cải thiện nhân quyền đang được chuẩn bị ráo riết trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 25/7.

Ít nhất 2 thỉnh nguyện thư đã được phát động trên mạng, thu hút chữ ký của hàng ngàn người cả trong lẫn ngoài nước, đòi hỏi Tổng thống Mỹ đặt nhân quyền Việt Nam ưu tiên lên trên vấn đề mậu dịch.

Thỉnh nguyện thư do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng trên trang Change.org của Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh đã đến lúc chính quyền của Tổng thống Obama phải đảo lại trật tự ưu tiên, yêu cầu Việt Nam phải cải thiện nhân quyền trước khi mở rộng giao thương với Hà Nội.

Thỉnh nguyện thư trên trang Democracy for Vietnam kêu gọi Tổng thống Obama, với quyết tâm cổ võ dân chủ trên toàn cầu, hãy đứng về phía những nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm tại Việt Nam như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Điếu Cày, nhà hoạt động chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha, những người bị giam cầm tùy tiện chỉ vì dám bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho biết:

“Tổng thống Obama đã nói sẽ nêu vấn đề nhân quyền với ông Trương Tấn Sang khi hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau vào ngày 25/7. Mục đích của chúng tôi là vận động để ông Obama trình bày một số trường hợp rất cụ thể thay vì chỉ nói chung chung về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Chúng tôi muốn Tòa Bạch Ốc có một danh sách cụ thể các tù nhân lương tâm và thỉnh nguyện thư này kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu Chủ tịch Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân trong danh sách đó. Hiện nay chúng tôi đang muốn thúc đẩy cho ba trường hợp nổi bật là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, và Tạ Phong Tần.”

Các thỉnh nguyện thư tố cáo Hà Nội thời gian gần đây không ngừng leo thang đàn áp những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước, bắt bớ rất nhiều blogger và những nhà hoạt động chính trị cũng như tăng cường kiểm soát internet, giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, và tự do tụ tập của công dân.

Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay đã có gần 50 nhà cổ xúy dân chủ tại Việt Nam bị giam cầm.

Thỉnh nguyện thư trên trang Democracy for Vietnam.Thỉnh nguyện thư trên trang Democracy for Vietnam.
Những người ký tên trong các thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà lãnh đạo nước Mỹ dùng chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam làm cơ hội đề ra các điều kiện rõ ràng buộc Hà Nội phải có tiến bộ trong lĩnh vực bảo vệ quyền làm người. Họ cho rằng một quan hệ Mỹ-Việt bền vững, lâu dài cần đặt nền tảng trên nhân quyền và công bằng xã hội.

Ngoài các thỉnh nguyện thư trên mạng, còn có chiến dịch kêu gọi mọi người viết thư tay gửi thẳng đến các lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đề nghị nêu cao vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp cấp cao Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc vào tuần tới.

Cùng với các thỉnh nguyện thư, hàng loạt các cuộc vận động trong nước Mỹ và quốc tế vận khác cũng đã được khởi động trước chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang đến Mỹ, bao gồm kêu gọi Quốc hội tổ chức thêm các buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam.
Các cuộc vận động cho nhân quyền VN trước chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết thêm:

“Có hai nỗ lực song hành nữa. Thứ nhất, vận động để quốc hội Mỹ lên tiếng trực tiếp với Tổng thống Obama. Bên cạnh đó, chúng tôi phối hợp với các tổ chức nhân quyền của Mỹ và quốc tế để đồng loạt lên tiếng trên công luận cùng đốc thúc Tổng thống Mỹ hãy đòi hỏi những điểm rất cụ thể, mà cụ thể nhất là danh sách tù nhân lương tâm mà Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do để chứng tỏ thiện chí cải thiện nhân quyền vốn quá tồi tệ hiện nay làm cản bước tiến hợp tác Việt-Mỹ. Thứ ba tuần tới, sẽ có buổi họp báo ở Quốc hội Mỹ. Hai hôm trước khi ông Sang gặp ông Obama, sẽ có hai văn thư gửi cho Tổng thống. Một từ Hạ viện và chúng tôi hiện đang vận động để có một văn thư tương tự từ các thượng nghị sĩ gửi cho ông Obama để nhắc nhở và đôn đốc.”

Tổ chức BPSOS nói thời gian gần đây, họ đã tiếp xúc với rất nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thúc đẩy cho Luật nhân quyền Việt Nam được đưa ra biểu quyết sớm ở quốc hội Mỹ, kêu gọi đặt điều kiện nhân quyền vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang thương lượng với Việt Nam.

Ngày 22/7 một phái đoàn khoảng 20 người đại diện cho các tôn giáo khác nhau đang bị đàn áp tại Việt Nam sẽ gặp gỡ giới chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về  tình trạng đàn áp tôn giáo của Hà Nội và yêu cầu hành pháp Mỹ thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho các tù nhân tôn giáo.

Ngoài ra, các kế hoạch tổ chức biểu tình ngay trước Tòa Bạch Ốc trong lúc hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ gặp nhau cũng đang được chuẩn bị. Dự kiến, hàng ngàn người từ khắp các tiểu bang trên nước Mỹ và từ Canada sẽ kéo về thủ đô Washington DC dịp này để phản đối các vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam và đánh động sự quan tâm của công luận quốc tế về thành tích nhân quyền xuống cấp của Hà Nội.

Đây là lần đầu tiên ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là lần thứ hai một Chủ tịch Việt Nam tới Washington.

Vào tháng sáu năm 2007, cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm 'lịch sử' tới Hoa Kỳ. Trong tất cả các chặng dừng chân của ông Triết tại Mỹ dịp đó đều diễn ra các cuộc biểu tình phản đối, đông đảo nhất là ngay trước Tòa Bạch Ốc.  


Copy từ: VOA

Cảnh sát biển nhận thêm máy bay tuần tra



Máy bay C212-400 của Cảnh sát biển
Tới nay cảnh sát biển Việt Nam đã có ba chiếc máy bay tuần thám C212-400
Cảnh sát biển Việt Nam vừa nhận thêm máy bay tuần thám thứ ba dùng để tuần tra, trinh sát các khu vực biển và thềm lục địa.
Các nguồn tin nói chiếc máy bay C212-400 số hiệu 8983 đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội, vào sáng thứ Ba 16/7.
Loại máy bay này do Airbus chế tạo, còn được gọi là Casa 212-400.
Đây là chiếc cuối cùng trong loạt ba chiếc mà Việt Nam đặt mua từ hãng Airbus Military, thuộc tập đoàn Airbus, và được phi công Tây Ban Nha lái về Việt Nam từ châu Âu. Phi đội trưởng Phi đội C212 là Thượng tá phi công Nguyễn Hoài Thủy.
Các máy bay C212-400 đều do Trung đoàn 918 bảo đảm hậu cần và bảo quản máy bay tuần tra cho cảnh sát biển.
Được biết để từ châu Âu về tới Việt Nam, chiếc máy bay đã có hành trình dài qua 15 nước, với 10 lần hạ cánh. Quá trình chuẩn bị để tiếp nhận loại máy bay đời mới này được thực hiện từ 2010, với tổ bay được đào tạo tại Tây Ban Nha.
Đây là loại máy bay vận tải quân sự đa nhiệm thế hệ thứ 4, được trang bị tổ hợp thiết bị tuần thám MSS-6000 với hai radar đặt hai bên thân máy bay. Thân máy bay được sơn màu đặc trưng và mang logo của Cảnh sát biển Việt Nam.

Máy bay tuần thám

C212-400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay C212. Đây là loại máy bay nhỏ, sải cánh chỉ 20,2m; chiều dài 16,1m; chiều cao 6,5m, có khả năng hoạt động từ các sân bay dã chiến.
Máy bay này được trang bị động cơ turbine cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài ở trên biển. Tốc độ bay hành trình cao nhất 360km/giờ và tầm bay cao nhất đạt 1.800km.
Ngoài tổ hợp thiết bị MSS-6000, máy bay này còn có thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm, nhận dạng tàu bè hoạt động trên biển.
Airbus đã bán loại máy bay này cho 35 nước, sử dụng trong các phi vụ như theo dõi, chống đánh bắt trộm cá và hải sản, chống buôn bán ma túy và buôn lậu nói chung.


Copy từ: BBC

“Điểm tên” 4 lĩnh vực tham nhũng tinh vi

(Dân trí) - Tín dụng ngân hàng; quản lý sử dụng đất đai, khoáng sản; xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng vốn tại DNNN – đây là 4 lĩnh vực Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo có tham nhũng tinh vi trong phiên giải trình trước UB Tư pháp hôm nay.

Sáng 18/7, UB Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”. Điểm tên những mánh lới, hình thức tham nhũng đặc trưng trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước trọng chốt, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhắc đến 4 ngành hàng đầu trong danh sách.
Tổng Thanh tra Chính phủ: Tham nhũng được phát hiện chưa tương xứng với tình hình thực tế.
Tổng Thanh tra Chính phủ: "Tham nhũng được phát hiện chưa tương xứng với tình hình thực tế".
Trước hết, lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, ông Tranh cho biết, tham nhũng chủ yếu là ép buộc khách hàng phải cắt lại phần trăm cho vay, nhận lối lộ của khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ xin vay không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ đảm bảo, thông đồng với đối tượng lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng.
Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, Thanh tra đánh giá mức độ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… Một số đối tượng đã nhũng nhiễu để vụ lợi, lập khống hồ sơ hoặc khai tăng diện tích đất đền bù, không tổ chức đấu giá đất, hợp thức hóa cho việc mua bán dự án.
Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Tổng Thanh tra nêu rõ những biểu hiện tham nhũng tinh vi như gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu, khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị, đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào công trình…
Lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, nhiều hành vi được kể tên như giấu bớt và định giá tài sản thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng, hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khu mua bán tài sản công để vụ lợi.
Mổ xẻ thêm tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, sử dụng vốn, tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh cho biết: Hành vi tham nhũng chủ yếu là lập hợp đồng khống để chiếm đoạt, nâng khống giá hoăc “gửi giá” khi mua bán vật tư, tài sản, dịch vụ để trục lợi, chuyển giá hay chuyển lợi nhuận cho các công ty khác, công ty là “sân sau” để trục lợi…
Việc quản lý ngân sách cũng phát sinh các hành vi cấu kết, thông đồng, làm giảm số tiền phải nộp ngân sách, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, biển thủ công quỹ nhà nước.
Ông Danh lý giải, sở dĩ có tình trạng này là do một số cơ quan và người đứng đầu chưa quyết liệt, thể chế - chính sách trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa minh bạch trong các hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, quản lý tài chính, tài sản nhà nước còn nhiều hạn chế.
Dẫn sang Bộ KH-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu cũng nêu thẳng, nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ này dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được thể hiện ở một số khâu như phân bổ vốn đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án, công tác đấu thầu, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA…
Biện pháp phòng ngừa được đưa ra là thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm; xử lý dứt điểm, kịp thời các tố cáo về tham nhũng
1 năm, “xử” 20 người đứng đầu cơ quan có tham nhũng
Về các số liệu cụ thể, báo cáo tại phiên điều trần trước UB Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, năm 2009, tổng số tiền và tài sản, đất đai thất thoát do tham nhũng bị phát hiện là trên 700 tỷ đồng, thanh tra đã giúp thu hồi về 350 tỷ đồng; năm 2010 phát hiện 193 tỷ đồng, 516 ha đất, thu hồi 56 tỷ đồng, 432 ha đất; năm 2011 thu hồi trên 300 tỷ đồng; năm 2012 lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi trên 410 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2012 ngành Thanh tra đã phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với tổng số tài sản 104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 2 tập đoàn, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu.
Người đứng đầu ngành Thanh tra thừa nhận: “Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhung, chủ yếu mới dừng ở cấp cơ sở, với đối tượng trực tiếp thực hiện. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý qua thanh kiểm tra còn ít. Trong khi đó, quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, kĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất của vụ việc tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp”.
Từ góc độ cơ quan kiểm toán, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái cũng khái quát, từ năm 2009 – 2012, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức kiểm toán 104 đầu mối là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh giảm tổng tài sản – nguồn vốn 8.501 tỷ đồng, tổng doanh thu – thu nhập thuần 6.804 tỷ đồng, tổng chi phí 2.818 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.986 tỷ đồng.
Với các ngân hàng, Kiểm toán cũng phát hiện tình trạng chưa tuân thủ một số quy định về quản lý tín dụng, ngoại tệ. Hiệu quả hoạt động đầu tư và góp vốn thấp, cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý đối với ngân hàng chính sách còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thông tin, kết quả thanh tra, kiểm tra của ngành Tài chính từ 2009 đến nay đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 32.735 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế đã phát hiện 10 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 12 người, cơ quan điều tra phát hiện 12 người, xử lý hình sự 28 người. Qua công tác kiểm soát chi, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 1.681 tỷ đồng chi ngân sách không đúng chế độ.
Cũng từ năm 2009 đến hết tháng 4 năm nay, Bộ KH-ĐT đã xử lý về kinh tế (giảm trừ thanh quyết toán, xuất toán, thu hồi về ngân sách) đối với 115 đối tượng, tổng số tiền 36 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính được 25 trường hợp với số tiền phạt 165 triệu đồng.
Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xử lý một số vụ việc cụ thể như xử lý kỷ luật một số Cục trưởng Cục Thống kê các địa phương, công chức quản lý cấp phòng…
P.Thảo


Copy từ: Dân Trí

Nga tập trận để cảnh báo Trung Quốc?


Ông Putin tới vùng Viễn Đông để thị sát cuộc tập trận lớn nhất từ thời Liên Xô
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thị sát cuộc  tập trận lớn nhất Liên bang Nga tổ chức từ thời Liên Xô gần biên giới Trung Quốc với 160 nghìn quân tham gia.
Quan chức quốc phòng Nga đã thông báo với Trung Quốc, nước cũng vừa tập trận với Nga ngoài biển Nhật Bản.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Anatoly Antonov nói cuộc tập trận khổng lồ ở vùng Viễn Đông không nhắm vào bất cứ quốc gia nào.
Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cuộc tập trận của Nga dự kiến kết thúc vào ngày 20/7 này, “nhắm vào Trung Quốc và Nhật Bản” trong khi tâm lý bài Hoa ở Nga tăng cao.
Chính giới Nga nói cuộc tập trận nhằm tăng khả năng di chuyển và sẵn sàng chiến đấu.
Báo Nga, tờ Rossiyskaya Gazeta thuộc nhà nước mô tả cuộc tập trận là "đợt kiểm tra tính sẵn sàng chiến đấu lớn nhất trong lịch sử hiện đại của quân đội Nga ".

Hai mũi giáp công?

"Cuộc tập trận có phần trên bộ hướng vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo hướng vào Nhật Bản"
Trong một động thái có thể khiến Nhật Bản rất chú ý, Tổng thống Putin đã bay đến đảo Sakhalin ở Thái Bình Dương, nằm về phía bắc Nhật Bản.
Theo nhà phân tích quân sự từ Moscow, Alexander Khramchikhin thì “cuộc tập trận có phần trên bộ hướng vào Trung Quốc, còn phần trên biển và đảo hướng vào Nhật Bản”.
Còn ông Konstantin Sivkov, cựu sỹ quan từ Bộ Tổng tham mưu của quân đội Nga nói với báo Nezavisimaya Gazeta rằng "phần diễn tập trên đảo Sakhalin có mục tiêu thử sức chống lại cuộc tấn công giả định từ Nhật Bản và Hoa Kỳ."
Nga và Nhật vẫn tiếp tục có tranh chấp về nhóm đảo mà Moscow gọi là Kuril và Tokyo gọi là Lãnh thổ phía Bắc.
Ông Khramchikhin cho rằng cuộc tập trận có mục tiêu để Trung Quốc khỏi nhòm ngó vào vùng Viễn Đông của Nga.
Sau thời kỳ cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh giữa Moscow và Bắc Kinh, nay Nga và Trung Quốc đã ký điều mang tên “đối tác chiến lược” nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị và quốc phòng trong tâm lý cùng chia sẻ khát vọng ngăn chặn thế lực của Mỹ trên thế giới.
Nga cũng vẫn bán vũ khí cho Trung Quốc và mới trong tháng 7 này hai nước hoàn tất cuộc tập trận chung thêm một lần trên biển, sau một số lần đã diễn ra tuy nhỏ hơn.
Tuy nhiên, trang  The Diplomat có bài ghi nhận thái độ bài Hoa trong cả giới chức Nga hiện nay vì họ “nghi ngờ Trung Quốc có chiến lược lấn chiếm và sáp nhật vùng Viễn Đông của Nga”.
Trung Quốc vừa cùng Nga diễn tập hải quân ở Biển Nhật Bản
Lý do là hiện đã có nhiều di dân Trung Quốc sang sống tại đây, và trong lịch sử thế giới hồi thế kỷ 19, Hoa Kỳ cũng dùng chiến lược di dân để bành trướng lãnh thổ.
Trang báo này nhắc lại lời ông Vassily Mikheev, phó giám đốc một viện nghiên cứu ở Nga là IMEMO, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói năm 2009 rằng:
“Tình cảm bài Hoa rất cao ở Nga và đang thay đổi. Có lo ngại Trung Quốc muốn chiếm vùng Viễn Đông của Nga. Trong vòng 5-6 năm gần đây, thái độ này có thêm tình cảm chống Trung Quốc vì lo sợ bị đe dọa về kinh tế."


Copy từ: BBC