CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thưa ngài Tony Blair, ngài là cố vấn cho Việt Nam không nổi đâu


Tư Ếch
Kính gửi ngài Tony Blair- cựu thủ tướng nước Anh xa xôi- kính mến!

Tôi vội vã viết ngay bức thư này cho ngài, sau khi nghe tin rằng ngài sẽ làm cố vấn kinh tế/chính trị cho đất nước chúng tôi theo thông cáo báo chí trong nước đưa tin rầm rập.
Tôi là con một nông dân Việt Nam, từ nhỏ đã biết làm ruộng, trồng rau nuôi gà, vớt bèo, nhổ bông súng….sau này lớn lên tôi làm công nhân bán thời gian tại một nhà máy xuất khẩu thủy sản tại địa phương. Trong lúc nghỉ hè, tôi làm toàn thời gian cho nhà máy, dù rất nhỏ người và xấu xí nhưng năng xuất lột tôm của tôi không hề kém cạnh một công nhân lành nghề nào. Sau khi tôi tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi thi vào đại học và ra trường đi làm với tư cách một cử nhân, cái bằng cấp mà xã hội Việt Nam vẫn tự ngầm hiểu với nhau rằng tôi thuộc tầng lớp trí thức.
Tôi phải xin lỗi ngài vì cái lý lịch trích ngang dài dòng này bởi vì một lý do tôi sẽ trình bày tiếp sau đây, xin ngài hãy kiên nhẫn.
Đất nước chúng tôi hiện này có cái tên khá dài, rất hay “Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam”, đó còn là câu chữ đầu tiên trong mọi văn bản hành chính trong nước kể cả trong ngoại giao. Dưới dòng tiêu đề đó bắt buộc phải có thêm 6 chữ nữa, cũng rất hay đó là  “Độc lập- Tự Do- Hạnh Phúc”. Tôi nghĩ phàm làm người, nếu một xã hội, một đất nước nào đó có điều kiện về mọi mặt mà tiệm cận được những tiêu chí trên thì có lẽ con người của xứ sở đó đang sống trong một xã hội không khác gì thiên đường.
Và chính xác là chúng tôi, những người dân của đất nước này đang được dẫn dắt đến thiên đường.
Như phần đầu tiên giới thiệu, tôi đã trải qua ba vị trí: nông dân, công nhân, trí thức. Chính quyền VN từ rất lâu khi mà đảng CS lên nắm quyền, ngay trong hiến pháp của đất nước chúng tôi đã có một quy định trong điều 4.
Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Nói như thế thì có phải chính những người như tôi là đội tiên phong lãnh đạo đất nước chúng tôi, phải thế không ngài? Thế nhưng nói vậy mà không phải vậy đâu.
Ngài là một thủ tướng tài năng, điều đó chẳng ai phủ nhận, một thủ tướng Anh sau khi đảng Lao động thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử 1997 và cho đến nay ngài là thủ tướng lâu năm nhất của đảng Lao động và là người duy nhất dẫn dắt đảng này chiến thắng ba cuộc tổng tuyển cử kề nhau. Có lẽ ngài quá tài năng, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm trong vai trò của nhà lãnh đạo một đảng cầm quyền cũng như vai trò thủ tướng của một nền kinh tế lớn trong cộng đồng gồm 27 quốc gia châu Âu; đó có phải là lý do khiến ngài tự tin để đảm nhận vai trò cố vấn kinh tế/chính trị cho đất nước chứng tôi phải không?
Nếu suy nghĩ như thế thì….có lẽ ngài đã nhầm.
Để thành công, ngoài tài năng ra chúng ta còn cần có sự trải nghiệm. Tuy nhiên, ngài chỉ thành công ở Anh, dù là một thể chế chính trị quân chủ lập hiến thì việc ngài ngồi vào vị trí thủ tướng cũng là do người dân bầu chọn. Nó hoàn toàn khác với đất nước chúng tôi, những người như tôi đây, đã bao giờ được quyền bầu chọn thực sự người đại diện cho mình. Nói thế để tôi cảnh báo với ngài một điều, mọi thứ ngài nên cân nhắc cho chín chắn.
Trên tư cách một công dân đã sống gần ba mươi năm tại Việt Nam, tôi xin có vài gợi ý để ngài suy nghĩ
- Theo ngài thế nào là một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN? Ở đất nước chúng tôi, tất cả đều được định hướng kể cả tình cảm và giáo dục. Ngài không tin ư? Người cộng sản được xem là có gan sắt, tim đồng, ngay trong giai đoạn chiến tranh, những tình cảm con người như “cha con, vợ chồng, anh em, tình yêu đôi lứa” đều phải kiềm nén lại, nếu biểu hiện ướt át sẽ là kẻ ủy mị. Còn trong giáo dục, chúng tôi theo Liên Xô đó ngài ạ, vì vậy những tàn dư của Mỹ- Ngụy là đốt hết, phá hết. Thậm chí ngay cả trong lịch sử, cái lĩnh vực không thể bẻ cong, bịa đặt được, chúng tôi có lúc thì sôi sục tinh thần chống bành trướng Trung Quốc xâm lược, còn bây giờ thì im lặng và lại được báo chí, giáo dục tuyên truyền theo chiều hướng “láng giềng hữu nghị” là 4 tốt và 16 chữ vàng đó ngài ạ. Khó hiểu lắm. Những bia mộ ghi tên anh hùng liệt sĩ ở Hoàng Sa và Trường Sa bị đục bỏ thảm hại. Thử hỏi, lịch sử mà cứ lúc này lúc khác theo định hướng thì học sinh làm sao mà yêu mộn sử được, học sinh ở đất nước chúng tôi chán ghét môn sử, khi không phải thi tốt nghiệp môn sử họ đã ăn mừng, xét nát tài liệu ôn thi để xả rác đầy sân trường.
- Nền kinh tế Tư bản mà ngài là người lãnh đạo ấy theo học thuyết Marx của chúng tôi- kim chỉ nam cho mọi hành động của người cộng sản- gọi là nền kinh tế vô nhân đạo, bóc lột, bất công tàn bạo. Ngài định đem nó sang đây để áp dụng chế độ tàn bạo bất công đó ư? Chúng tôi đang hướng tới thiên đường, là hanh phúc ấm no, nhà nước của dân do dân, vì dân, là làm theo năng lực; tức là nếu tôi ốm yếu, mỗi ngày tôi chỉ quét một cái sân chùa nho nhỏ; nhưng tôi lại được hưởng theo nhu cầu đấy. Vì vậy, việc một người cộng sản làm việc nhẹ nhàng mà có tiền mua xe hơi nhà lầu cũng không khó lý giải. Xã hội chúng tôi không cần phải làm việc quần quật như bên xứ ngài đâu.
- Ngài là một thủ tướng giỏi, nhưng ngài nên nhớ chúng tôi cũng có một thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Dũng được báo giới khen là giỏi nhất Châu Á, một thủ tướng tài năng được cả báo Hàn, báo Đức ca ngợi, ngài đã chắc hơn ông ấy? Ông thủ tướng chúng tôi cũng đã từng làm y tá, theo người cộng sản làm CM từ khi còn niên thiếu, từng sống trong rừng thiêng nước độc có rất nhiều rắn rít, muỗi vắt, liệu sức đề kháng của ngài đã hơn ông ta? Ông Dũng sống tại VN, biết hết những thách thức và cơ hội của chúng tôi, liệu ngài đã giỏi bằng ông ta trong việc lèo lái con thuyền nhà nước VN ở tại VN?
- Ở đất nước các ngài, kinh tế tư nhân, tài sản và phần lớn các công ty liên doanh đều do các tập đoàn tư nhân sở hữu và quản lý. Còn chúng tôi, đất đai và phần lớn tài sản là của chung, là sở hữu toàn dân, trong đó nhà nước đại diện quản lý. Vậy thì mấy cái mớ kiến thức và kinh nghiệm của ngài quả thật tréo ngoe tréo càng với chính sách của chúng tôi rồi. Ví dụ như trường hợp gia đình tôi đây, đất đai của ông bà tổ tiên nhà tôi sống mấy trăm năm nay, từ thời nhà Nguyễn cai trị, trải qua thời kỳ Pháp thuộc, rồi chính quyền người Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, chúng tôi chẳng có mất tí đất nào, đó là tài sản của chúng tôi với giấy bằng khoán ghi rõ chúng tôi là chủ sở hữu. Còn bây giờ, tờ giấy đó chỉ công nhân cho chúng tôi về quyền sử dụng thôi.
…….
Tôi có nhiều vấn đề để thưa cùng ngài, tuy nhiên với đầu óc hạn hẹp, tôi chỉ nhớ được bấy nhiêu đó, mong ngài xem xét cho kỹ lưỡng. Đất nước chúng tôi đang tươi đẹp thế này, lỡ mà ngài nhảy vào làm cố vấn mà nó lao dốc thì lúc đó ngài có hối tiếc cũng không kịp đâu. Coi chừng ngài sẽ phải lãnh trách nhiệm trước quốc hội của Việt Nam, trước nhân dân Việt Nam, bao nhiêu thanh danh cao quý trước đây của ngài xem chừng cũng khó mà giữ được.
Xin chào ngài và mong ngài suy nghĩ cho thật chín chắn

Copy từ: Ba Sàm



...................

Nổ súng chống độc tài áp đặt bất công là... mâu thuẫn gia đình!?


“Nhiều khả năng, nguyên nhân dẫn đến hành động nổ súng của Đặng Ngọc Viết là do xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình...” - một lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình nhận định như vậy - (VTC News 12/09/2013)
Tiếc thương, không muốn khuấy động thêm nữa đến linh hồn một nhân cách “rất người” bởi lòng bất khuất (anh Đặng Ngọc Viết) trong bài viết trước đó (Chấp nhận chết - cho đồng loại sống!?) trên Danlambao mà hàng trăm comments của bạn đọc từ bốn phương đồng loạt gửi về không một lời nào chê trách mà duy nhất chỉ là ngưỡng mộ tiếc thương hướng về vong linh anh, thì ngược lại một lập luận “trái chiều” thiếu trung thực của một quan chức lãnh đạo CA tỉnh Thái Bình: “Nhiều khả năng, nguyên nhân dẫn đến hành động nổ súng của Đặng Ngọc Viết là do xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình...” (!?) Dù trước đó, trong cuộc họp báo ngay sau vụ nổ súng trong phần đọc báo cáo nội vụ, ông Đỗ Đình An - Chủ tịch UBND TP. Thái Bình đã đứng lên cho biết: “Vụ việc không xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, mà nguyên nhân chính của vụ việc nổ súng gây chết người là có liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng” - (www.baodatviet.vn/.../toan-canh-vu-no-sung-trong-ubnd-tpthai-binh-23)
Những nhiễu loạn thông tin loại này từ một vài phát ngôn viên “còn đảng còn mình” trực thuộc cơ quan nhà nước khiến chúng ta nhớ lại vụ án cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng của Gia đình ông Đoàn Văn Vươn khi mà tuyệt đối, tất cả các quan chức đảng và nhà nước từ UBND/xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng đến TP/hải Phòng đều một mực khẳng định trước báo chí công luận việc cưỡng chế là “đúng Pháp luật” thậm chí “ngài” chánh văn phòng Huyện còn nói như té nước vào mặt PV báo chí truyền hình TW “Không thể dừng lại, những vụ việc như loại này chúng tôi cưỡng chế nhiều rồi, hoàn toàn đúng luật” (?) Nhưng kết quả như thế nào của v/v Tiên Lãng thì không cần phải nhắc lại, ai cũng biết.
Vì vậy cái lập luận “Nhiều khả năng, nguyên nhân dẫn đến hành động nổ súng của Đặng Ngọc Viết là do xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình...” chỉ là hành vi, nếu không nằm trong mưu đồ định hướng “chính trị” thì cũng hèn mọn như “gắp lửa bỏ tay người” hay “đánh bùn sang ao” nói lấy được, tránh cái xấu cho chế độ “đảng ta” mà không cần động não nội suy.
Gần giống như v/v Đoàn Văn Vươn, về phía UBND Tp. Thái Bình cho biết trong vụ việc giải phóng mặt bằng tại khu ruộng của gia đình anh Viết, chính quyền đã chấp nhận phương án bồi thường theo yêu cầu của anh Viết và đến nay không hề có mâu thuẫn quá căng thẳng giữa hai bên. Anh Viết cũng chưa có đơn từ khiếu nại, kiến nghị gì về vấn đề này.
Nhưng theo anh trai của anh Viết là Đặng Ngọc Vinh cho rằng: “Em tôi bức xúc vì chuyện đất đai, mức thu hồi bồi hoàn quá rẻ mà giá mua đất ở khác thì giá quá cao.” 
Còn ông Nguyễn Hải Trường, Chánh văn phòng UBND thành phố Thái Bình lập luận rằng ông Viết đã lấy phần lớn tiền đền bù nhưng sau đó ông Viết không muốn nhận tiền mà muốn lấy đất đền bù. Việc này hai bên đang giải quyết, chưa có quyết định cuối cùng. Đồng thời ông cũng cho rằng: “Nếu cho rằng ông Viết quá bức xúc vì giá đền bù không thỏa đáng thì không đúng. Khung giá đã có quy định, không có chuyện thấp hay cao”. 
Trong khi đó, anh trai anh Viết là Đặng Ngọc Vinh lại khẳng định: “Nguyên nhân dẫn đến hành động mang súng vào trụ sở UBND TP bắn người của em tôi (Đặng Ngọc Viết - PV) là xuất phát từ sự bức xúc kéo dài “quá lâu” về vấn đề giải tỏa, đền bù đất của gia đình.” Cũng có nghĩa sự tuyệt vọng bởi chờ đợi “quá lâu” hay do nguyên nhân nào khác từ bộ phận chuyên trách “bồi hoàn”. Gây nên sự phẫn nộ uất ức tạo ra tiếng súng từ Anh Viết.
Theo anh trai và những người thân trong gia đình của anh Viết thì bản thân anh là người hiền lành, không nghiện ma túy, rượu chè, thậm chí không hút thuốc lá, rất quan tâm đến bạn bè, gia đình.
Trên một kênh thông tin khác, chân phương trung thực hơn từ PV một tờ báo “nhà nước, đảng”:
Chiều 12.9, chúng tôi (PV báo Thanh Niên) đã tìm về chùa Đông Sơn (còn gọi là chùa Đông, thôn Dục Dương, xã Trà Giang, Huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), nơi Đặng Ngọc Viết tự sát, để tìm hiểu cụ thể thêm các thông tin.
Bà Lê Thị Tám, một phật tử ở thôn Dục Dương, thường đến phụ việc công quả ở tại chùa Đông, là người đầu tiên phát hiện vụ việc Đặng Ngọc Viết tự sát.
Bà Tám kể lại: “Khoảng 15 giờ chiều (11.9), có một người đàn ông đi xe máy đến cổng chùa và xưng tên là Viết, người gốc ở làng. Sau đó người này vào sân chùa ngồi chơi uống nước với bà Tám và một số phật tử khác, nói chuyện trong làng, giọng rất bình thản.”
Bà Tám cũng cho biết trong câu chuyện của mình, anh Viết có kể về việc nhà anh ở Tp. Thái Bình có đất đền bù nhưng giá tiền đền bù quá thấp. Đến khoảng 18 giờ, khi được mời cơm chiều, anh Viết có xin một bát cơm chay lót dạ.
Bà Tám và các phật tử khác để ý thì thấy thỉnh thoảng anh Viết lại quỳ gối dưới chân bức tượng Phật Bà Quan Âm cầu nguyện.
Theo các nhân chứng tại chùa, anh Viết tự sát vào tầm hơn 19 giờ tối cùng ngày (11.9) dùng súng tự bắn vào tim (không phải bắn vào đầu như tin đã đưa) sau đó ném súng xuống dưới ao, rồi tử vong.
Bà Tám ở chùa Đông Sơn chỉ nơi anh Đặng Ngọc Viết tự sát 
Như nói trên, theo ông Nguyễn Hải Trường, Chánh văn phòng UBND thành phố Thái Bình cho rằng: “Ông Viết quá bức xúc vì giá đền bù không thỏa đáng thì không đúng. Khung giá đã có quy định, không có chuyện thấp hay cao”.
Tuy nhiên ông Trường nên hiểu rằng trên thực tế, việc áp dụng pháp luật đất đai nhiều nơi không chỉ sai ở địa phương mà còn ở cả Trung ương (Tiên Lãng). Nhiều cơ quan hành chính ở địa phương có quan niệm rất sai lầm về cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Thu hồi đất đai là vấn đề rất nhạy cảm bởi nó động chạm đến quyền lợi người dân, kế sinh nhai của họ và tình cảm của họ trên mảnh đất từ cha ông họ để lại sinh sống. Đằng sau quyết định thu hồi đất - giao đất thường chứa chất những mối quan hệ kinh tế tài chính phức tạp, vốn dĩ hay đi liền gắn với tư lợi của cá nhân người có chức năng, của cơ quan quyền lợi nhóm có thẩm quyền... Mà thực tế nó đã diễn ra rất nhiều lần, trước mắt nhân dân, công luận, rất xót xa, đau lòng. Cũng nên nhắc lại để chúng ta nghiệm suy từ di lụy vì sao anh Viết nổ súng...

Từ mồ hôi nước mắt và “máu” của cả gia đình, (cả xã Quang Vinh đều chứng nhận) ông Đoàn Văn Vươn phải mất nhiều năm mới biến đất bãi bồi hoang dã ven biển thành ao đầm nuôi tôm cá tiện nghi xinh đẹp, khiến các “quan” xã, huyện động lòng tham, muốn ngồi mát ăn bát vàng, toa rập cùng nhau “nhất trí” cưỡng chế thu hồi bằng vũ lực (dù trái Pháp Luật)...

Họ đã dùng cả xe ủi phá tan căn nhà trên đất ao đầm để gia đình ông Vươn không còn nơi cư ngụ canh tác phải bỏ ao đầm. Nhưng cuối cùng từ tiếng súng và tiếng mìn phản kháng vang lên đó, chân lý cả nước vọng lại và lẽ phải đã một phần hiện diện dù hiện nay ông Vươn và người thân vẫn còn trong lao tù với bản án phi nhân mà kẻ thủ ác cầm đầu LL vũ trang cưỡng chế lại được “ngài” Thủ Tướng “X” phong hàm lên “Tướng Cướp” (Đỗ Hửu Ca – GĐ/CA/Hải Phòng).
Và hình như dư âm, vang vọng, thôi thúc từ sự bất khuất đó - Hôm nay đến lượt anh Đặng Ngọc Viết thay cho lời phản kháng nghiêm khắc: “Gia đình tôi không thể sống được thì “quí vị” cũng không có lý do gì hiện diện trên cõi đời này” bằng cách bắt buộc những cánh tay nối dài của cường quyền, áp đặt bất công, phải trả giá trong một “nút thắt” đẫm máu mà không ai có thể mở ra hay ngăn chặn được.
Bởi vì: Như bị dồn đến chân tường. Dưới một chế độ độc tài toàn trị đầy tham nhũng thối nát, pháp luật trong tay những kẻ bạo quyền thì “người dân” nhân danh công lý tự xử người và tự xử ta như anh Đoàn Ngọc Viết để dứt khoát không thể đứng trước vành móng ngựa nhận án từ pháp chế độc tài XHCN rồi dựa cột hứng đạn của phường vô lại đội lốt đầy tớ nhân dân, đó là khúc ca “Bi tráng” cất lên mà tất cả chúng ta có thể ngẩng đầu hiểu được.

Copy từ: Dân Làm Báo


...............

Giáo phận Vinh tiếp tục tìm hiểu sự thật ở Mỹ Yên


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-09-17
Hình ảnh vụ việc Mỹ Yên trên đài VTV1
Hình ảnh vụ việc Mỹ Yên trên đài VTV1
screen capture/VTV1
Nghe bài này
Trước những cáo buộc từ phía Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, cơ quan truyền thông của tỉnh này cũng như của trung ương đối với vụ việc tại giáo xứ Mỹ Yên, linh mục đoàn giáo phận Vinh tiếp tục lên tiếng để chứng minh những cáo buộc từ phía chính quyền và truyền thông Nhà nước là không đúng sự thật.
Người đứng đầu linh mục đoàn cũng như toàn giáo phận Vinh, Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp, cho biết về điều đó trong cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do vào sáng ngày 17 tháng 9 như sau:
Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tiếp tục cầu nguyện, tiếp tục đưa những thông tin về phía những người dân bị đàn áp. Và càng ngày chúng ta thấy sự dàn dựng của nhà nước và sự bóp méo sự thật càng ngày càng lộ ra. Có lẽ chính quyền đã chuẩn bị trước: đưa cả quân đội, đưa cả cảnh sát rồi bộ đội, cơ động đến để gài bẫy người dân; rồi cũng thuê người để ném đá và chụp ảnh những người được thuê ném đá đó để đưa lên. Bây giờ càng ngày, càng nhiều ngày hơn chúng tôi đứng từ phía nạn nhân thì có những thông tin rõ hơn.
Và tôi cũng rất ngạc nhiên bức thư của ông Thái Văn Hằng gửi cho Tổng giám mục Nguyễn Văn Nhơn- chủ tịch Hội đồng Giám mục, rồi sau đó gửi cho tất cả các linh mục thuộc giáo phận Vinh lặp lại quan điểm đó- quan điểm của báo đài Nghệ An cũng như của VTV1 đã đăng tải. Chúng tôi rất ngạc nhiên! Chính vì vậy hôm qua, các linh mục giáo phận Vinh đã họp để đọc lại bản đó và sẽ công bố một bản trả lời nói lên quan điểm của chúng tôi về những nhận định và rồi sẽ có những thông tin khác nữa để dần dần cho thấy sự thật ở đâu, sự thật như thế nào.
Có lẽ chính quyền đã chuẩn bị trước: đưa cả quân đội, đưa cả cảnh sát rồi bộ đội, cơ động đến để gài bẫy người dân; rồi cũng thuê người để ném đá và chụp ảnh những người được thuê ném đá đó để đưa lên
ĐGM Phao lô Nguyễn Thái Hợp
Cuộc chiều ngày 4 tháng 9, chuyện đó chúng tôi hoàn toàn bất ngờ, chúng tôi không dàn dựng chuyện đó. Bà con thân nhân của ông Khởi cũng như ông Hải, họ tin một cách ngây thơ lời hứa hẹn của ông chủ tịch xã, và quan chức của huyện mà họ đến. Họ đến hai bàn tay không, không chuẩn bị gì; trong khi phía Nhà nước đưa lính ở trên núi, coi như dàn binh bố trận. Có thông tin nghi giáo dân Vinh làm một cuộc khởi loạn hay gì đó, Nhà nước mới làm dữ dội như vậy.
Hình ảnh vụ việc Mỹ Yên trên đài VTV1 (2)
Hình ảnh vụ việc Mỹ Yên trên đài VTV1 (2)
Phía bà con có một số người đưa máy hình ra chụp, nhưng những ai đưa máy hình ra chụp thì bị đánh tàn tệ, lấy cả máy hình; nhiều khi trả lại không còn phim trong đó nữa. Thành ra chúng tôi không có số hình như bên kia dàn dựng; nhưng dần dần cũng qui tụ lại một số hình.
Có ai mà mấy chục dân đến mà đưa cả gần ngàn công an, bộ đội, cơ động đến. Đó là sự dàn binh bố trận
Gia Minh: Truyền thông Nhà nước và ông Thái Văn Hằng, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho rằng các chức sắc, ngay cả đức giám mục, chức việc của giáo xứ Mỹ Yên bị kích động bởi những người mà họ nói là thế lực phản động trong và ngoài nước, Đức Giám Mục nghĩ sao và trình bày thế nào với công luận?
Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp: Điều có thể nói lại một lần nữa là dàn dựng và vu khống một cách trắng trợn. Nhưng cũng may hôm nay chúng ta đang ở trong thời đại toàn cầu hóa, trong thời đại thông tin không như mấy thập niên trước đây thành ra dư luận thấy rõ hơn và càng ngày càng thấy rõ hơn sự dàn cảnh. Điều gì cũng có hai mặt cả: nếu dùng vũ lực có thể thắng nhưng rồi nhiều khi có thể chết vì chính vũ lực đó. Gian dối có thể đưa lại thành quả lúc đầu, nhưng trong chiều dài lịch sử ai dùng vũ lực và gian dối phản lại. Chúng tôi vẫn tin tưởng như vậy.
Gia Minh: Thưa Đức giám mục, trong một trả lời phỏng vấn của Đài RFA hồi tuần trước, đức giám mục có nói rằng qua hành xử của chính quyền tỉnh Nghệ An thì cánh cửa đối thoại bị đóng sập lại. Đối thoại là con đường mà giáo hội theo đuổi lâu nay, vậy không lẽ sắp đến đây con đường đối thoại không thể khai thông được?
Chúng tôi đứng về phía những người bị nạn, luôn luôn chúng tôi chủ trương đối thoại; nhưng để đối thoại thì đòi hỏi phải đối thoại một cách chân thành thẳng thắn giữa những người nói thật với những người không lươn lẹo
ĐGM Phao lô Nguyễn Thái Hợp
Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi vẫn sẵn sàng chủ trương của Giáo hội là chủ trương đối thoại. Đó cũng là chủ trương của nhân loại hôm nay dù rằng các nước nhiều khi phải dùng biện pháp quân sự; nhưng đó là biện pháp ngắn hạn. Riêng chúng tôi từ phía nạn nhân, chúng tôi không có chủ trương, mà đây Nhà nước ‘bày binh bố trận’, Nhà nước đánh dân, Nhà nước lừa dân. Chúng tôi đứng về phía những người bị nạn, luôn luôn chúng tôi chủ trương đối thoại; nhưng để đối thoại thì đòi hỏi phải đối thoại một cách chân thành thẳng thắn giữa những người nói thật với những người không lươn lẹo. Chúng tôi vẫn chờ đợi những hành động chân thành hơn, khả tín hơn để rồi tiếp tục đối thoại.
Gia Minh: Ông Thái Văn Hằng trong trả lời truyền thông trong nước có trích dẫn phát biểu của Giáo hoàng Bê nê đíc tô thức 16 và Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước đây ‘Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc’ ( ý nói giáo dân Mỹ Yên vừa qua không hoàn thành bổn phận công dân); theo Đức Giám mục họ có theo đúng tinh thần của những điều ấy không?
Đức giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp: Họ trích dẫn bản văn theo cách nhìn của họ; thử hỏi rằng họ có tạo cơ hội để cho người Công giáo đồng thời cũng là người công dân không. Thật sự ra Nhà cầm quyền có tôn trọng những Bản Công ước quốc tế như Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền cũng như những bản tuyên ngôn về vấn đề chính trị mà Nhà cầm quyền đã ký hay không! Có lẽ người đòi hỏi cũng nên đặt tay lên trán để suy nghĩ và có lẽ càng ngày chúng ta càng hiểu rõ hơn. Tôi thấy Đức Giê Su đã nói ‘sự thật sẽ giải phóng các con’. Hiện tại chưa thể làm sáng tỏ hết nhưng vẫn tiếp tục làm sáng tỏ điều đó.
Gia Minh: Chân thành cám ơn Đức Giám mục tiếp tục dành cho Đài cuộc nói chuyện hôm nay.



Copy từ: RFA


.......................

KHI ‘CÁI TÔI’ QUÁ LỚN



* BÙI VĂN BỒNG
           Hôm mới đây, ngồi uống cà phê sáng với mấy ông cán bộ hưu trí bên sông Hậu, tôi nghe họ kể chuyện về mấy ông lãnh đạo cấp trên có nhiều tật xấu, nhưng ai phê bình cho dù bằng cách nào thỉ các "quan cách mạng" đó vội ‘bật lo xo’, cứ giãy nãy lên như đĩa phải vôi. Thậm chí họ còn tỏ thái độ ghét bỏ, xa lánh người đã trung thực, chan tình, thẳng thắn phê bình,. Rồi một ông chép miệng: “Lãnh đạo ta phần nhiều là vậy, chỉ thích khen, thích nịnh, không chấp nhận ai phe ebình”. Một vị khác nói: “Tỏ thái độ còn đỡ, đằng  này còn trù úm, chèn ép, đẩy đuổi người phê bình mình. Còn cái TÔI tệ hại hơn là trắng trơn tham lam vơ vét của nhà nước, chiếm đất của dân thì cái TÔI lớn hơn và thực dụng hơn. Đó là chủ nghĩa cá nhân quá nặng rồi”…
Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái TÔI (hay ngã kiến, bản ngã - egoismism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác. "Cái TÔI" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. Từ những ham muốn vụ lợi nhưng còn vô thức ba đầu, cái TÔI lớn dần lên và trở thành những ham muốn y sthức, dân xtới những thủ đoạn đê tiện, hèn kém và cả tội ác.
Trong thư gửi cho tín hữu Philipphê, thánh Phaolô chú trọng đến cách sống trong cộng đòan cũng như trong đời sống gia đình. Trong đời sống cộng đòan, Ngài khuyên họ hãy có những đức tính cần thiết như sự đồng tâm nhất trí tránh chia rẽ, sự thông cảm với nhau vui cùng người vui khóc cùng người khóc, sự khiêm nhường, tránh tìm hư danh, tránh tìm tư lợi  nhưng hãy tìm lợi ích cho những người khác.
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh: (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân; (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn, biểu hiện thự dụng, chỉ thấy tiền tài, của cải, vật chất là hơn tất cả mọi thứ trên đời. Tuy nhiên, xem ra từ mấy chục năm nay đã thấy “bộ phận lớn” cán bộ đảng viên có chức có quyền lại dính chùm vào vế thứ hai trên đây. Họ chỉ biết lợi dụng chức vụ, quyền hạn, khoác áo đảng cộng sản, ngụy trang cái vỏ cán bộ cách mạng đẻ trục lợi, thành tỉ phú, trọc phú, ‘tư sản đỏ’, sống lối tư bản nhưng vẫn tự vỗ ngực là “giai cấp vô sản”, giai cấp “tiền phong” của cách mạng! Họ đã thực sự biến chất, hoàn toàn suy thoái về đạo đức, lối sóng, nhưng nếu ai phê bình họ thì lập tức bị quy chụp là chống đảng, chống nhà nước, bôi xấu lãnh đạo, bị áp đặt là do “thế lực thù địch” xúi giục…
Suy thoái về đạo đức, lối sống là điểm yếu chí tử, làm cho đảng bộc lộ những yếu kém trước dân, tiềm chứa nhiều nguy cơ hiểm họa trong đảng, tại hại cho nền chính trị-xã hội. Mọi đảng viên trước hết phải thắm chữ ‘hồng’ sau đó mới đến ‘chuyên’. Nhưng cả hồng và chuyên đều không có thì đó là mầm hại ngay trong đảng. “Hồng” là đạo đức của người cộng sản. Đạo đức cơ bản nhất là toàn tâm toàn ý vì dân vì nước, vì mục đích cao cả, tránh hết mọi biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, vụ lợi, co lại xây cho cái TÔI ngày càng lớn, choán hết mọi đạo lý. Biểu hiện đạo đức là quan điểm, nhận thức tư tưởng, lối sống, cách sống và cả tác phong giao tiếp, phương pháp công tác… Một phép cân bằng rất đơn giản: Ai không có đạo đức cách mạng, thì người đó không xứng đáng mang danh đảng viên. Nhưng trong thực tế, đảng viên đương chức đương quyền, vị trí lãnh đạo, người  đứng đầu lại suy thoái về đạo đức, lối sống. Hai chữ ‘đảng viên’ chỉ là cái áo khoác ngoài, như kiểu áo tàng hình, để họ mượn đó mà hành động bất nhân, thất đức. Họ lợi dụng sự mạnh thế trong nhiệm kỳ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, tranh thủ tìm mọi cơ hội, mánh lới, kéo bè kết cánh để vơ vét tiền của dân, khoét rỗng quốc khố, trực tiếp làm nghèo đất nước, đẩy đời sống của người dân vào nghèo túng, khó khăn, làm cho xã hội ngày càng trì trệ kéo dài
            Nhưng, một nghịch lý là: Túi riêng cứ mỗi ngày thêm căng phồng, phình to tới vô cực, không biết mấy cho vừa; còn việc công thì MACKENO. Rồi cũng không sao. Mọi mánh lới che đậy chạy chọt, lấp liếm, tráo trở đã giúp họ ‘hạ cánh an toàn’, ẵm theo khối tài sản lớn do tham nhũng mà có. Thế mà, họ vẫn vinh danh lên bục nhận …Huy hiệu  mấy chục năm tuổi đảng !?  Họ cứ lèn cho căng chật túi riêng, có ‘tập thể lãnh dạo’ có ‘cơ chế’ chịu, còn họ vẫn nở mặt, vênh váo mạng danh “đảng viên trung kiên, có nhiều đóng góp cho cách mạng, suốt đời hy sinh phấn đáu cho lý tưởng cộng sản”…
Đó là một nghịch lý phơi bày ra hết bộ mặt thật của những kẻ khoác áo đảng để vụ lợi cá nhân, gia đình, dòng họ. Chính họ mới là ‘thé lực thù địch’ của đảng và của nhân dân. Chính họ mới là biểu hiện rõ nhất của suy thoái toàn diện, họ đang ‘tự diễn biến’ làm mất uy tín đảng cầm quyền, phá nát hệ thống thể chế, bôi bẩn vào bàn chất chế độ.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Những quy định về chức danh, chức trách, về trách nhiệm người đứng đầu đã rõ ràng, nhưng khi thực hiện lại buông lơi, bỏ trống, dễ dàng cho qua, không theo nguyên tắc. Khái niệm về “tập thẻ lãnh đạo” rất chung chung, hiểu thế nào cũng đúng, làm cách nào cũng ít bị ‘trật lề’ , ít khi bị coi là vi phạm nguyên tắc, miễn là có cách đưa ra thường vụ, cáp ủy bàn, tìm cách ‘xin ý kiến’ coi như xong. Nhưng tập thể lãnh đạo lại chỉ là cái cớ, còn hành động tụy tiện sai pháp luật, vô nguyên tắc thì không cá nhân nào chịu trách nhiệm một các rõ ràng.
Huấn thị về đạo đức, lối sống của đảng viên thì rất rõ ràng; như là: Mỗi cán bộ phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm, phải có tinh thần tập thể, tinh thần “lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ”; phải công bằng với mọi người, công tâm, chính tâm… thì dân sẽ tin, sẽ phục và làm theo. Thế nhưng, cá nhân người đứng đầu và các chức danh không cần gương mẫu, không cần lo với thiên hạ, chỉ  lo làm sao hưởng nhiều hơn thiên hạ, vui trước cái vui của hiên hạ,…thì lại vẫn không sao, không ai đụng đến. Họ đã tự cho mình đặc quyền đặc lợi được hưởng CNCS trước thế giới: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Nguyên nhân chính là những quy định về nguyên tắc lãnh đạo của đảng chưa được ‘luật hóa’ chưa đi vào nền nếp, chưa có những quy định và thực hiện nghiêm kỷ luật, điều lệ đảng. Cái chung chung là mớ bùng nhùng. Thêm vào đó, các cấp bộ đảng lại buông lỏng vai trò lãnh đạo. Từ cấp cơ sở trở lên buông lỏng quản lý, coi nhẹ giáo dục, rèn luyện đảng viên, thiếu kiểm tra, dôn đốc. Vũ khí phê bình-tự phê bình bị biến thành thứ sơn quết bên ngoài, hô hào cho kêu, nhưng trong thực tế chẳng có hiệu ích gì. Hơn nữa, người đứng đầu lại cùng chung ‘ý tưởng’ tham nhũng như cấp dưới, thì ai lãnh đạo ai? Ai điều hành quản lý ai? Và ai kiểm tra, kiểm điểm ai?
Những biểu hiện buông lỏng lãnh đạo làm mất vị trí, vai trò, xem nhẹ kỷ luật, điều lệ đảng đã trở thành chuỗi con cờ Domino dẫn tới: Túi riêng cứ chất cho đầy / Việc chung bỏ mặc, bầy hầy chẳng sao”.
BVB
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


....................

KHẨN: TÌNH HÌNH VĂN GIANG HIỆN ĐANG RẤT NÓNG


Sáng sớm nay,  17.9.2013, Ecopark đã điều 18 xe ủi, máy xúc đến khu vực cánh đồng cưỡng chế ở Văn Giang và đã bắt đầu múc đất, tàn phá cây cối, hoa màu của nhân dân trên cánh đồng này.
Cùng với 18 máy xúc, máy ủi là hàng chục côn đồ, xã hội đen được đưa đến để sẵn sàng gây hấn với bà con.
Tình hình hiện tại rất căng thẳng. Cụ bà Lê Hiền Đức kêu gọi mọi người về Văn Giang để cùng bà con Văn Giang đưa thông tin diễn biến lên internet và hỗ trợ bà con chống lại bọn cướp đất.
Hiện tại, ba xã Xuân Quan, Cửu Cao, Phụng Công đã báo động để nhân dân kéo ra cánh đồng ngăn chặn bọn cướp đất, tình hình đang rất căng thẳng có thể xảy ra đổ máu. 
09h20: Một số bloggger đã có mặt tại hiện trường, và một số khác đang kéo về Văn Giang để cập nhật tin tức. 
Những hình ảnh từ Văn Giang:

   
Tin Trịnh Nguyễn: Bà con vừa cho biết đã được thông báo sáng mai (18.9.2013) sẽ cưỡng chế Trịnh Nguyễn. Phải chăng chính quyền Từ Sơn (Bắc Ninh) đã chính thức tuyên chiến với nhân dân. 

Cập nhật tin Văn Giang: 
Chủ đầu tư dự án Ecopark đưa cả trăm dân xã hội đen bảo vệ máy xúc vào phá cây trồng của bà con xã Xuân Quan - Văn Giang. Hàng trăm người dân đã kéo nhau ra bảo vệ tài sản. Công an huyện VG làm hàng rào chắn ngăn dân để cho máy thi công phá tài sản của dân.   

Hình ảnh lúc 10h00 tại Văn Giang:









TIN CHIỀU:
Chiều nay, 17.9.2013, những máy xúc đã bắt đầu hoạt động ráo riết. Chúng đã bắt đầu phá những ruộng lúa đang lên xanh, và tàn phá các cây cối, chủ yếu là cây cảnh và cây ăn trái ngắn ngày. 

Tiếp tục cập nhật

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện’ blog


....................

Đinh Nguyên Kha bị truy tố tội danh khủng bố theo điều 230a Bộ Luật Hình Sự

 .
Nguyễn Thị Kim Liên
 
 
Khẩn! Khẩn! Khẩn!


Hai giờ chiều nay (16-9-2013) Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã gặp Đinh Nguyên Kha trong trại giam.
Kha nói rằng đã nhận cáo trạng của VKS tỉnh Long An, cáo trạng truy tố Kha tội danh khủng bố vào khoản 1, tức là từ chung thân đến tử hình.
Luật Sư qua Tòa án tỉnh LA nộp đơn xin bào chữa cho Kha để được lấy cáo trạng, nhưng họ chỉ đưa giấy hẹn.

ĐÂY LÀ BIÊN BẢN TẠM GIỮ ĐỒ VẬT NGÀY (16-10-2012) TỨC LÀ 5 NGÀY SAU KHI KHA BỊ BẮT.
1186253_164306297108678_1687453751_n.jpg
1185632_164306340442007_1723012791_n.jpg
VÀ ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH BẾP LÒ MÀ KHA ĐÃ LÀM BỂ KHI THỬ PHÁO. XIN BÀ CON HÃY CÔNG TÂM MÀ PHÁN XÉT.
1239523_164306277108680_267729343_n.jpg
CHÁU KHA CON MÌNH CÓ THỂ CHẾ ĐƯỢC BOM KHI MUA NHỮNG HÓA CHẤT Ở CHỢ KIM BIÊN HAY KHÔNG.
Điều 230a Bộ Luật Hình Sự: Tội khủng bố
1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
* * *
Dân Luận: Sau khi nhận được thư tố cáo của bà Nguyễn Thị Kim Liên về việc Đinh Nguyên Kha bị ép cung, buộc phải nhận tội khủng bố, Viện Kiểm Sát Long An đã có thư trả lời rằng "chỉ có người bị xâm phạm lợi ích mới được tố cáo", hay nói cách khác đây... không phải là việc của bà, cho dù bà là mẹ đẻ của nạn nhân đi nữa! Nhớ nhé các bạn, nếu chẳng may bị đâm chết thì hãy cố gắng viết đơn tố cáo trước khi nhắm mắt, không là không ai tố cáo hộ được đâu:
600639_164198233786151_445948024_n.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã gửi đơn kiến nghị yêu cầu thả Đinh Nhật Uy:
1239037_164078093798165_357094765_n.jpg
1230036_164078157131492_122338_n.jpg
1237169_164078203798154_605948618_n.jpg



Copy từ: Dân Luận


..........................

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [21]


Tiếp theo phần trước
hsts

Năm 2009 tàu chiến của Trung Quốc lại bắn chết ngư dân Việt Nam, nhiều thanh niên chúng tôi sục sôi căm phẫn. Nhưng nhà nước Việt Nam chỉ lên tiếng vài câu rồi thôi, nhà nước bảo quan hệ giữa hai Đảng cộng sản lãnh đạo hai nước là thứ rất quy báu mà lãnh tụ sang lập hai Đảng đã để lại, không vì chuyện khác mà làm ảnh hưởng đến quan hệ ruột thịt đó. Một số người phản đối gay gắt chuyện này bằng những hành động căng biểu ngữ phản đối nơi công cộng , hoặc viết bài phê phán trực tiếp thái độ nhu nhược của chính quyền Việt Nam, cũng như hành động tàn bạo của Trung Quốc. Họ đều bị bắt tù vì tội chỉ trích nhà nước.
Chúng tôi gồm vài blogger bàn nhau in áo phông có nội dung khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam. Áo in cùng lúc ở miền Nam và miền Bắc. Ở miền Bắc một mình tôi phụ trách in, còn miền Nam tôi không rõ.
Tôi in gần 200 cái áo, phát được vài chục cái. Thì tôi đi vào Nghệ An dự lễ Đức Mẹ Lên Trời của người công giáo thuộc giáo phận Vinh cùng đi với vài giáo dân người Hà Nội. Khi xe đi cách Hà Nội được 60 cây số, tôi bỗng linh tính có chiếc xe nào đó đi theo chúng tôi. Tôi bảo người lái xe táp vào cây xăng vờ hỏi đường, tôi nhìn lại thấy chiếc xe ô tô 4 chỗ mang biển công an cũng táp vào lùm cây ven đường. Lần đầu tiên tôi phát hiện bị theo dõi chỉ nhờ linh tính, từ trước đó chưa bao giờ tôi nghĩ công an sẽ đi theo dõi mọi hành động của mình. Tôi nghĩ đơn giản là việc viết blog thì công khai đó, việc in áo chủ quyền cũng chả có gì sai . Vậy sao họ theo dõi tôi như tội phạm.? Tôi nghĩ và đi đến kết luận rằng việc khẳng định thế nào là tội phạm là quan điểm của công an, mà công an thì họ làm theo quan điểm của Đảng, căn cứ pháp luật họ mơ hồ thì với quyền lực trong tay họ kết ai tội cũng có thể được.
Xe chúng tôi lên đường, tôi bảo người lái xe đi ngoặt vào con đường vắng rồi quay đầu. Chiếc xe theo dõi vừa rẽ vào đoạn ngoặt thì xe tôi lao ngược ra và tăng tốc.Chiếc xe đi theo mất dấu chúng tôi. Để cẩn thận hơn tôi xuống đường khi đã quan sát kỹ không ai theo, và tôi lên xe khách để đi tiếp vào Vinh.
Tòa giám mục Vinh ở Xã Đoài, huyện Nghi Lộc có hàng trăm ngàn người giáo dân đến dự lễ, đây là lễ lớn nhất của giáo phận Vinh vì nơi này chọn Đức Mẹ là thánh bổn mạng. Mới tháng trước đó, giáo phận Tam Tòa, tỉnh Quảng Bình thuộc giáo phận Vinh vừa xảy ra một vụ thương tâm. Nguyên nhân ở đó có ngôi nhà thờ cũ bị bom đạn phá, nhà thờ chỉ còn lại một nửa. Nhà nước nhân đó không cho xây lại với giải thích là để làm bằng chứng tội ác chiến tranh của Mỹ. Người của nhà thờ thì họ nói rằng giờ chiến tranh đã hết, đất và nhà của họ thì họ có quyền xây dựng lại trong khi họ đang thiếu thốn không có đất để làm nhà thờ. Hơn nữa khi chiến tranh, quân đội Bắc Việt đã lấy nhà thờ làm pháo đài để bắn phá tàu Mỹ qua lại . Linh mục, tu sĩ buộc phải rời khỏi đó. Vậy nói nhà thờ bị bắn phá là tội ác chiến tranh của Mỹ cũng không phải. Cãi nhau bao nhiêu năm rồi như vậy, nhưng chả vào đâu, nhà nước vẫn giữ nhà thờ đổ nát đấy để làm di tích chiến tranh. Rồi giáo dân Tam Tòa nghe tin nhà nước định san phẳng cái di tích chiến tranh ấy để làm khu du lịch gì đó, không biết chuyện này có đúng nhà nước định làm thật hay không. Nhưng giáo dân Tam Tòa họ thấy công nhân, máy móc rục rịch đến xây dựng trên khu đất nhà thờ, họ kéo đến cầu nguyện phản đối. Bỗng đâu hàng trăm thanh niên khỏe mạnh ập đến dung gầy gộc đánh đập tàn bạo những người đang cầu nguyện, cha xứ Bính bị đánh gãy tay. Việc đánh đập xảy ra giữa ban ngày, có rất đông công an đứng ở đó nhưng công an chỉ nhìn mà không làm gì. Lúc sau đám thanh niên kia rút đi, công an vào bắt gần mười người giáo dân vì tội gây rối trật tự công cộng, trong số bị bắt có nhiều phụ nữ, sinh viên.
Nhà nước điều nhiều đơn vị bộ đội về đóng quanh tỉnh Quảng Bình, và điều thêm những xe tải chở đầy cảnh sát dã chiến về đóng ở quanh khu vực nhà thờ đổ. Cảnh sát, dân phòng tỉnh lập chốt trạm các đầu, đi tuần thường xuyên. Những giáo dân Tam Tòa bị đe dọa, đánh đập họ sống trong hoảng sợ, tin tức bị cô lập. Người lạ đi qua khu vực nhà thờ đổ, hay đến những con phố chung quanh đó đều bị xét hỏi với câu hỏi có phải dân theo đạo không. Nếu không phải, là khách du lịch thì được lời nhắn ở đây nguy hiểm, phải đi chỗ khác. Nếu là người theo đạo, khẳng định là giáo dân, lập tức sẽ có những thanh niên mặc thường phục như dân thường gây sự và đánh đập.
Lúc đó Tam Tòa gần như bị bao vây bởi trùng điệp cảnh sát, an ninh, dân phòng.
Cách giáo xứ Tam Tòa 180 km về hướng Bắc là tòa giám mục giáo phận. Nhân dịp lễ lớn Đức Mẹ Lên Trời hàng trăm ngàn giáo dân đã kéo về tòa giám mục để bày tỏ tình hiệp thông, chia sẻ với những đồng đạo của mình ở Tam Tòa. Những khẩu hiệu có nội dung “ phản đối công an Quảng Bình đánh đập giáo dân Tam Tòa” được căng hết mọi giáo xứ Vinh và trên đường vào tòa giám mục Vinh. Đức Cha Cao Đình Thuyên, giám mục giáo phận Vinh chủ trì buổi lễ, tuyên bố không chấp nhận hành vi đánh đập giáo dân của chính quyền Quảng Bình. Các giáo dân ca những bài hát kinh về Chúa Jesu chịu khổ nạn.
Tôi xem lễ nửa chừng, ra đường tìm xe vào đến Tam Tòa thăm vài gia đình giáo dân có người bị bắt và đánh đập. Nhờ không phải người theo đạo và những kinh nghiệm những năm sống bụi đời, tôi gặp được những giáo dân và nghe rõ câu chuyện đã xảy ra. Để chắc hơn, tôi giả làm tay chơi gái kết bạn với một gã dân phòng, trong bữa nhậu gã kể tôi nghe cái ngày xảy ra vụ đánh đập giáo dân mà gã cũng tham gia. Theo như gã dân phòng nói thì chính quyền thông báo rằng những người giáo dân là bọn phản động, đã từng vào Nam, từ chối chính quyền hiện nay. Giờ vẫn mang thù hận, và muốn chiếm đất nước, sở dĩ chọn Quảng Bình vì là dải đất hẹp nhất ở Việt Nam. Nếu chiếm được Quảng Bình thì sẽ khống chế được con đường Bắc Nam và tiến tới lật đổ chính quyền. Chúng ta cần tập trung lực lượng để ngăn chặn âm mưu này.
Gã dân phòng còn kể
- Chúng tôi đợi lúc bọn chúng ngồi cầu kinh mới ra tay, vì lúc đó chúng không kịp đối phó.
Tôi hỏi.
- Chúng nó có nhiều đàn bà thì cũng đánh chứ.
Gã dân phòng.
- Đánh hết, gặp đứa nào dung gậy vụt đứa đó, đàn bà cũng đánh.
Tôi có quay phim lại đoạn kể của gã dân phòng. Nhưng sau này viết bài tôi không đưa đoạn phim đó vào. Vì không có đủ thời gian để xác minh là gã có tham gia thực sự hay chỉ kể ba hoa. Tuy rằng chuyện một đám đông thanh niên xông vào đánh những phụ nữ, giáo dân đang cầu nguyện là có thật. Và hơn nữa cách tôi lấy tin là đã nhận kết nghĩa anh em với gã, một chút nào đó trong tôi không muốn gã bị phiền lụy bởi vì tôi gây ra. Đoạn phim giờ tôi vẫn cất giữ.
Tôi trở về Hà Nội, trên đường về tôi được thông báo của cảnh sát khu vực rằng tôi có lệnh triệu tập của cơ quan an ninh thuộc khối bảo vệ chính trị nội bộ. Có nghĩa là của cơ quan an ninh bảo vệ Đảng, một cơ quan an ninh quyền lực nhất trong bộ máy công an.
An ninh rất nhiều người thay nhau hỏi tôi về việc in áo Hoàng Sa- Trường Sa. Tôi nhận đó là áo tôi in, và cho rằng việc đó không vi phạm pháp luật, cho nên tôi vẫn sẽ tiếp tục in để bán. Nếu cần đóng thuế lợi nhuận thì tôi sẽ đóng , nhưng giờ tôi bán hòa vốn để giới thiệu hàng, chưa có lãi để đóng thuế.
Sau vài ngày bị triệu tập, tôi bị bắt giam.
Bữa cơm ban chiều vẫn chỉ có cơm trắng và vài cọng rau muống luộc lơ thơ trong cái bát nước canh, có thể đếm được là 8 hay 9 cọng rau.
Tôi ăn hết phần cơm chiều nay như đã ăn bữa cơm đầu tiên ở đây. Thường thì những người đột ngột vào đây hay bỏ cơm vì nghĩ ngợi nhiều. Tôi thì có nghĩ gì cũng phải ăn hết, nếu không đêm đói bụng rất khó ngủ. Mà cái trò đói khó ngủ hay nghĩ chuyện buồn.
Khoảng 8 giờ tối, cả dãy phòng giam bắt đầu có tiếng nói chuyện lao xao. Có giọng trẻ nói chuyện bóng đá với ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Hai người nói về giải bóng đá Anh đang diễn ra. Ông Nghĩa gọi với sang hỏi tôi hôm nay tôi làm việc thế nào? Tôi trả lời không có gì ghê gớm cả.
Ai đó ở phòng cạnh ông Nghĩa nói rằng, có nhiều người ban đầu vào đây hay nghĩ như vậy.
Ông Nghĩa nói chỉ thấy có tôi là vui vẻ không lo nghĩ. Đi cung về vẫn huýt sáo.
Thật ra tôi không vô tâm, vô tư khi bị nhốt vào đây. Đây là nhà tù chứ có phải quán karaoke đâu mà vô tư được. Mới lúc chiều hôm đó còn gọi điện về dặn vợ đừng đi chợ, anh mua con gà để trong tủ. Em luộc nhé, tối anh về ăn cơm. Lúc gọi điện vẫn đang làm việc với an ninh, cứ ngỡ là như mọi khi hết giờ về hay chậm hơn tí là được về. Nào ngờ hôm nay, đến tàn giờ rồi mà bất chợt mặt các anh ý lạnh tanh, nghiêm trọng khác mọi khi. Rồi cái các anh ý bảo đứng dậy, lên ô tô về nhà bà nội. Nhìn quanh thấy chục anh công an đi cạnh đưa lên xe ô tô, bụng bảo dạ thôi quả này bị ‘’tớm‘’ rồi. Về đến nhà có con em dâu và đứa cháu, công an đọc mời tổ trưởng, hộ tịch đến làm chứng. Đọc lệnh khám nhà. Khám xong không có gì hết, biên bản ghi không có gì, các bên đang ký xác nhận biên bản khám nhà. Quay sang gửi đồng hồ, thắt lưng, ví tiền lại cho con em dâu, dặn nó.
- Nếu anh đi lâu lâu, mày nhớ thỉnh thoảng đến chơi với chị và cháu.
Con em dâu mắt rưng rưng, mình nói nó
- Mày đừng khóc, chả giải quyết gì đâu.
Anh công an già nhất nói
- Hiếu, nghe đọc lệnh này.
Anh đọc lệnh bắt khẩn cấp, cũng chả có gì bất ngờ vì tình hình trước đó cho thấy là sẽ vậy, nhìn sang thấy anh công an trẻ loay hoay lôi cái còng số tám mới cứng còn trong hộp ra. Tôi khen:
- Còng mới tinh à, còng mới cạnh sắc lắm, đau tay. Sao không dùng cái còng nào cũ.
Anh công an trẻ lắc đầu
- Không còn còng cũ.
Tôi đưa hai tay ra đằng trước nói
- Ưu tiên cho khóa đằng trước nhé, khóa đằng sau khó đi lắm.
Anh công an già nhìn tôi, rồi lắc đầu nói với anh trẻ
- Thôi, xét thái độ của anh Hiếu thì không cần thiết phải còng đâu.
Ông Nghĩa giờ chuyển sát tiết mục ca nhạc làm tôi bị cắt luồng nhớ lại, ông ngâm nga bài ‘’Chị tôi’’. Đến đoạn có câu ‘’Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo’’ tôi bật cười. Tôi hình dung khi đánh bài, cái ván bài tám đỏ lèo định chờ con Chi Chi để ù, nhưng chưa kịp chờ thì con Chi Chi đã nhảy tót lên khỏi đĩa bài nọc. Lúc ấy tôi cũng hay than ‘’thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo”. Tôi hỏi ông Nghĩa bông hoa gạo của ông liệu rụng mấy năm. Ông Nghĩa nói chắc khoảng 2 năm hoặc cùng lắm là 3 năm. Vụ ông Nghĩa và các bạn sắp ra xử, ông Nghĩa băn khoăn là không liên lạc với con trai ông để bảo nó gửi đôi giày, ông muốn lúc ra toà đàng hoàng một chút.
Tôi an ủi rằng ông và các bạn chỉ treo khẩu hiệu, nội dung cũng không có gì nghiêm trọng. Sao bằng vụ anh Định, cậu Trung và ông Kim đang ầm ĩ ngoài kia. Ông Nghĩa cũng có vẻ yên tâm. Híc, số tôi không làm thầy bói được, không ngờ vụ ông Kim to thế mà rút cục sau này án lại nhẹ hơn ông Nghĩa nửa năm. Chả biết mai này lại gặp nhau ở đâu đó, trong tù nữa chẳng hạn thì giải thích thế nào với ông Nghĩa, nhưng lúc ấy tôi và ông đều nghĩ ông cùng lắm lĩnh án 3 năm tù là nhiều.
Thật ra thì pháp luật ở cái xã hội mà chúng ta đang sống nó uốn éo vô cùng. Lúc nghĩ thế này thì nó lại thế khác. Bởi chính vậy mà tôi vô tâm, sự vô tâm của cái chán chường . Đời tôi chứng kiến tận mắt những vụ trái ngược nhau. Có thằng không nghĩ mình phạm tội lại bị đi tù, có thằng phạm tội ngang nhiên lại không bị đi tù. Bọn chúng tôi chỉ biết lý giải tại số phận. Nôm na gọi là ‘’số tù’’.
- Thằng Hải người Mê Linh đi tù nguyên do thế này. Một tối nó đi chơi về qua bờ đê, gặp thằng Dũng đang đứng chân đê hút thuốc. Hai thằng chào hỏi nhau, thằng Dũng nói – tao vừa bắt được con phò ngon lắm, vừa chơi xong, giờ thằng Tiến đang chơi trên đê. Mày muốn thì lên làm một phát.
Thằng Hải trèo lên đê xem, thấy thằng Dũng vừa chơi xong. Con kia nằm tênh hênh rất ngon lành, con đó nhìn thằng Hải như ý nói có chơi không thì chơi luôn đi. Ý trong cái nhìn của đứa con gái nằm trần truồng khiến thằng Hải không thể chối từ được. Chơi xong thằng Hải đi về, xuống chân đê gặp thằng Dũng, nó hỏi ngon không. Hải còn gật đầu khen ‘’ngon’’.
Cái ‘’ngon’’ tối hôm đấy toà xử cho thằng Hải trả bằng 4 năm tù. Thằng Dũng 7 năm, còn Tiến 6 năm. Tội hiếp dâm có tổ chức. Thằng Hải có cãi là nó ko biết bọn kia doạ con bé đó sợ quá phải nằm im, hay là không trả tiền. Cái này không tranh luận, nhưng toà lập luận rằng. Tại sao thằng Hải lúc chuẩn bị chơi con kia, không hỏi ý con đấy một câu. Con đó đồng ý đâu mà đã chơi.
Còn thằng Tiến ‘’choắt’’ đi tù thế này, nó đi xích lô từ Hoà Mã lên Hàng Chai. Đến nơi thằng xích lô đòi 5 nghìn. Tiến ‘’choắt ‘’ kêu đắt, hai thằng chửi nhau. Tiến ’’choắt’’ giật cái mũ cối cứng của thằng xích lô làm vũ khí táng luôn . Thằng xích lô nhảy lên xe đạp cong đít trốn. Tiến ‘’choắt’’ đang cơn hăng còn đứng chửi, công an đi qua tóm về đồn. Về đồn lại lỡ lời thế nào, các chú công an quy mẹ nó vào tội ‘’hành hung, cướp giật tài sản’’ Tang chứng là cái mũ cối Việt Nam giá 12 nghìn. Ở toà người ta không tính đến chuyện cãi nhau đắt rẻ về tiền xe hay giá trị cái mũ. Toà chỉ tính từ đoạn thằng Tiến ’’choắt’’ giật cái mũ đánh, sau đó cầm trên tay không biết đường chạy theo mà trả cho thằng xích lô. Tiến ’’choắt’’ lĩnh án 5 năm tù.
Tôi bảo lúc đó mày đuổi theo, bọn toà nó lại bảo mày côn đồ, hung hãn quyết tâm thực hiện hành vi tội phạm đến cùng. Lại 10 năm cũng chả chơi.
Đắc Thịnh ở ngõ 295 Bạch Mai thì khác. Năm 1996 Đắc Thịnh đã có ô tô Land Cruiser bánh béo. Có lần hiềm khích, Đắc rút súng chỉ đối thủ nói – tao bắn mày xong tao còn báo công an – Nói xong nhắm đùi đối thủ nã một phát đạn. Thằng kia nằm còng queo ôm đùi, máu xối xả. Bắn xong Đắc nghênh ngang leo lên xe có đệ tử lái đi. Đúng là sau chả thấy Đắc bị làm sao. Hay Đắc không có ‘’số tù’’? Nói gì thì nói, lúc đó tiền của Đắc nhiều vô kể, và chuyện làm ăn của Đắc liên quan tới khối lãnh đạo. Cho nên Đắc không sao chả hẳn là do số. Nhưng có vụ hai thằng cùng gây án đánh chết người, một thằng không vì tiền bạc hay gì cả đứng ra nhận hết. Đơn giản nó nghĩ là đằng nào cũng thế, một thằng nhận cho xong, kéo thêm thằng khác làm gì. Nên thằng nhận lĩnh án tử hình, thằng kia không tố giác tội phạm bị án treo. Vụ này thì xin không nêu tên.
Hay như ai mà nghĩ anh “’Điếu Cày’’ bị tù vì tội trốn thuế. Cái việc cho thuê nhà lấy tiền mà không đóng thuế thì thiên hạ này có bao nhiều người trốn thuế. Các bạn cứ hỏi xung quanh thì sẽ thấy.
Nhớ cái hồi mà Việt Nam mới có băng video và đầu video, việc sao băng hình rất nhiều lợi nhuận. Có một tay chỉ học hết lớp 3 làm ông chủ băng hình, các người làm công thực hiện, còn hắn chỉ ngồi thu tiền. Một lần tôi thấy người làm công hỏi hắn đặt tên phim này là gì . Phim xách tay mang từ nước ngoài về có tên, nhưng cả chủ lẫn thợ ở cái cơ sở đó có đứa nào biết ngoại ngữ đâu. Tên chủ bảo tua cho hắn mấy đoạn, nhìn thấy hình nhân vật đang rút súng bắn chết đối thủ, khuôn mặt lạnh tanh. Tên chủ nói – phim này đặt tên là ‘’Sát thủ lạnh lùng’’. Mấy hôm sau ở các hàng băng cho thuê đã xuất hiện tên phim hấp dẫn “Sát thủ lạnh lùng’’.
Cái việc đặt tên cho phim của tên chủ hàng băng học hết lớp 3 ấy ngẫu hứng đầy tính nghệ sĩ.
Y như việc toà hay công an nước ta gọi tội danh của người ta vậy. Thấy nói năng gì thì đặt tên tội là ‘’tuyên truyền, chống phá’’ sau thấy hành động gì thì đặt tên là ‘’âm mưu hoạt động lật đổ’’. Thằng đi xe trên đường công an bảo đi quá tốc độ, cãi nhau, tranh luận thì công an lập hồ sơ đưa ra toà thành tội “cản trở ,chống người thi hành công vụ’’. Bọn tụ tập ngoài vườn hoa, trải chiếu ăn nhậu ca hát tùm lum. Thích thì bỏ qua, không thích thì ‘’tụ tập đông người trái phép, gây mất trật tự công cộng’.
Bởi những gì tôi đã thấy, cho nên tôi vô tâm như kiểu nhà Phật. Sự việc đến đâu thì đến. Cái này nói ngoằn nghèo là ‘’sắc là không, không là sắc, sắc là sắc, không là không, sắc cũng như không, không cũng như sắc’’.
Có người thắc mắc nói sao đầu năm tôi không viết cái gì lại viết về chuyện ‘’số tù’ này.
Mỗi người có ý khác nhau. Năm nay là năm đại hội đảng cầm quyền nước ta, cứ cái đà bên cầm quyền kiên định con đường đã chọn, còn bên góp ý cứ ngày càng nhiều. Chuyện nhà tù là vấn đề phải nói chứ không nên né tránh. Mở màn cho năm 2010 sẽ là vụ xử những người như Định, Trung. Thức cũng như cuối năm trước khép lại bằng vụ ông Kim. Một năm kết thúc như vậy và một năm mới mở đầu như vậy. Nói chuyện về nhà tù cũng hợp lý chứ có xa vời gì đâu.
Ngày thứ tư.
Trong căn phòng giam kiên cố mỗi phòng chỉ có hai người tù. Tôi ngồi đánh cờ với anh bạn tù cùng phòng. Anh còn trẻ, chưa vợ. Hình như anh ta tội bán hoá đơn gì đó, án tù bao lâu tôi cũng không rõ lắm. Vì không nên hỏi chuyện của anh ta, nếu không anh ta nghĩ tôi là người được công an cài vào khai thác gì. Ở trong tù người ta hay nghi hoặc như vâỵ. Anh ta nhìn tôi nghi ngờ khi thấy thái độ của tôi những ngày vào đây. Anh ta nửa đùa nửa thật nhìn tôi nói ‘’thành phần này đáng ngại đây’
- Cháu in Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tôi trả lời câu hỏi của ông nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở buồng bên canh.
Ông Nghĩa thờ dài đến thượt một cái não nề, ông cũng treo băng rôn Hoàng Sa, Trường Sa ở cầu vượt mà vào đây. Tôi an ủi:
- Đúng là ‘’chị ơi rụng bông hoa gạo nhỉ‘’ chú nhỉ?
Anh bạn cùng phòng nhìn tôi cười mỉa mai.
- Hóa ra đồng bọn với ông Nghĩa à, mà lạ nhỉ sao lại bắt bọn các ông, Hoàng Sa, Trường Sa đúng là của Việt Nam mà. Tôi làm bộ bí mật nhìn quanh rồi thì thào vào tai anh ta.
- Tí nữa hỏi cán bộ hộ tôi như thế nhé!
Chúng tôi đánh cờ vào giờ rảnh, anh ta thường thua, may lắm hôm nào cuộc hỏi cung của tôi diễn ra căng thẳng mới có ván hoà. Anh ấy bảo anh đã ở tù gần 2 năm, nói chưa gặp ai thắng anh ấy.
Khi bị bắt, tôi chỉ có bộ quần áo trên người, bởi vậy hai hôm tôi lại giặt vào ban tối.Để ngoài cửa sổ cho kịp khô. Khi nào vắt nước ở quần áo tôi nhờ anh ta cùng vắt. Vắt thật kiệt để chóng khô ngày mai đi cung kịp mặc.
Vì đi cung liên tục, cán bộ trại giam mở cửa nhiều lần quá. Cô cán bộ bảo tôi – có gì thì thành khẩn khai với cán bộ điều tra để mau về – Cô ta nói đùa thế nào chứ. Cán bộ ta giỏi lắm, khai hay không khai họ cũng biết hết. Có khối vụ bị can có khai nhận gì đâu, nhưng kết luận hồ sơ vẫn có tràng giang đại hải bằng chứng, rồi căn cứ để kết luận là cho dù bị cáo ngoan cố nhưng qua quá trình thu thập này nọ, có cơ sở kết luận là bị can phạm vào điều a, khoản b, tiết c…gì gì đó. Tính tôi hay đơn giản hoá vấn đề. Cho nên tôi nghĩ các cán bộ biết hết rồi, mình khai nhiều thì lại phải nói nhiều, cán bộ lại ghi chép nhiều, mệt cho cả hai. Mà thực sự thì việc tôi làm có gì phải kể nhiều đâu, tôi in mấy cái áo để bán kiếm tiền. Nội dung mấy cái áo đó chả có gì vi phạm pháp luật, hoặc ai đó thấy vi phạm điều gì thì việc của họ. Tôi chỉ mua áo ngoài chợ mang về làm khuôn tự gò lưng in lấy. Tính bán kiếm tiền lời nuôi con. Các cán bộ cười nhạt nói rằng nếu đơn giản thế thì họ đã không bắt tôi. Tôi bảo đời tôi chứng kiến khối cái đơn giản chả có gì còn đi tù, nên việc tôi bị bắt chả có gì ngạc nhiên. Có thể tôi nhầm phạm tội mà không biết hay có thể cơ quan hành pháp nhầm mà họ không biết. Cái này là số phận.
Cán bộ đưa tôi tờ lệnh bắt, bảo có ý kiến gì ký vào. Tờ lệnh này tôi đã nghe đọc và xem từ mấy hôm trước. Hôm đó không hỏi gì, hôm nay lại hỏi mới lại. Chắc hôm đó cập rập quá. Tôi hỏi nếu tôi ý kiến không đồng ý có được thả về không. Cán bộ cười lắc đầu, tôi cũng cười nói – vậy thì tôi chả ý kiến gì hết, tóm lại các anh muốn bắt thì bắt, thế thôi. Anh cán bộ điều tra lại cười. Anh bảo tôi nói buồn cười lắm, cứ như là công an thích bắt ai thì bắt ý. Công an đã bắt là có cơ sở, không bắt bừa bãi bao giờ. Tôi bảo thế các anh có cơ sở rồi hỏi ý kiến tôi làm gì, lỡ tôi ghi không đồng ý lại bảo tôi ngoan cố. Thôi cứ để trắng như vậy đi.
(Còn nữa)
© Đàn Chim Việt

Copy từ: Đàn Chim Việt


.............................

Cây cảnh hay nền móng?


Ngày 5/9/2013 vừa qua, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đã họp để giới thiệu Chủ tịch mới là ông Nguyễn Thiện Nhân thay cho ông Huỳnh Đảm nghỉ hưu.

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng là bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo từ năm 2006, hiện là phó thủ tướng và mới được bầu vào Bộ Chính trị hồi tháng 5 năm nay. Ông chưa hề hoạt động trong Mặt trận, nhưng bỗng nhiên được Bộ Chính trị phân công xuống hàng ngũ các quan chức của MTTQ để lập tức được toàn Uỷ ban trung ương nhất trí 100% cử làm Chủ tịch MTTQ. Dân chủ độc đảng là thế.

Theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) ngày 6/9, Ông Huỳnh Đảm đã phát biểu, cho rằng việc nâng cấp chủ tịch Mặt trận thường là uỷ viên Trung ương đảng lên cấp ủy viên Bộ Chính trị chứng tỏ đảng đã quan tâm đến Mặt trận hơn trước. Nhưng dư luận lại cho rằng lãnh đạo đảng chỉ muốn nắm chặt Mặt trận hơn nữa, lo ngại có nhiều phản biện, đối kháng trong Mặt trận. Hiện tượng Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận là những biểu hiện như thế.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đã quyết định rời bỏ chức vụ phó thủ tướng, vì rằng nếu ông cứ tiếp tục làm phó thủ tướng kiêm Chủ tịch Mặt trận, thì làm sao có thể hiểu là nâng cao vai trò và vị thế của Mặt trận.

Dư luận trong nước vẫn còn nhớ trong cuộc họp Trung ương đảng CS tháng 5/2013, ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, phó chủ tịch quốc hội, đã được bầu bổ sung vào Bộ chính trị, trong khi 2 người được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sức giới thiệu và quảng cáo là  Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đã bị loại.

Ông Nguyễn Thiện Nhân là một trí thức được đào tạo ở nước Đức, khi làm phó chủ tịch thành phố Sài Gòn đã có tiếng là hiền lành, ít có ý kiến, tác phong của một nhân sỹ, như thân sinh của ông là Bác sỹ Nguyễn Thiện Thành hồi xưa. Trong 4 năm làm bộ trưởng giáo dục, ông không tạo một ấn tượng gì tốt về giáo dục, nếu không nói là chất lượng các cấp học đều giảm sút, đạo đức học đường ngày càng suy đồi.

Cuộc chuyển giao quyền lực ở MTTQ ngày 5/9 vừa qua được đánh dấu bằng một bài phát biểu nảy lửa của Giáo sư Tương Lai. Theo báo Đại Đoàn Kết của MTTQ ngày 8/9 và một số báo mạng tự do, Gs Tương Lai là người cuối cùng lên phát biểu.

Trước mặt Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và tân chủ tịch Mặt trận  Nguyễn Thiện Nhân, Gs Tương Lai đã nêu câu hỏi về ý đồ của lãnh đạo  đảng trong việc thay đổi nhân sự này: Đảng muốn tiếp tục dùng Mặt trận làm đồ trang sức, làm cây cảnh, hay thật lòng coi Mặt trận là một tổ chức phản biện xây dựng rất cần thiết quý báu của xã hội dân sự đang lớn mạnh? Ông nói: «Nếu đảng coi Mặt trận là cây cảnh thì cử 1 chứ có cử 10 ủy viên Bộ Chính trị cũng thế thôi!»

Gs Tương Lai nhấn mạnh đảng phải biết ơn dân, dựa vào dân, hiểu thấu nguyện vọng của dân, không được xa dân, quay lưng lại với dân, chớ có e ngại xã hội dân sự. Dân mới chính là nền móng bền vững của chế độ. Ông nói toạc ra trước toàn thể Ủy ban trung ương Mặt trận và ông chủ tịch nước rằng «nếu các vị còn e ngại xã hội dân sự thì Mặt trận chỉ là cánh tay kéo dài rất vô duyên của đảng».

Trong tháng 10 tới sẽ có cuộc họp Trung ương đảng lần thứ 8 (khóa XI) để bàn về bản dự thảo Sửa đổi hiến pháp 1992 và Luật (sửa đổi) đất đai sẽ được đưa ra thông qua tại cuộc họp quốc hội ngay sau đó khai mạc vào ngày 21/10. Hai cuộc họp quan trọng này đang vấp phải sự phản biện quyết liệt của giới trí thức tinh hoa của dân tộc, hội tụ trong nhóm 72 người đề ra Kiến nghị về Sửa đổi Hiến pháp, mở rộng thành một khối đông đảo lên đến 14.785 trí tuệ và tấm lòng ký tên kiên quyết bác bỏ bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua. Giáo sư Tương Lai là một nhân vật nòng cốt của «thất thập nhị hiền tài» và của khối gần 15 ngàn «ngôi sao phản biện» nói trên. Đây sẽ là cuộc đối đầu quyết liệt giữa thủ cựu và đổi mới, giữa giáo điều và sáng tạo, giữa ảo tưởng và thực tiễn, giữa quá khứ và thời đại.

Đây là dịp tốt để Bộ Chính trị trả lời cho giới trí thức phản biện, cho toàn xã hội được rõ, trong quyết định về bản Hiến pháp sửa đổi mới, đảng coi ý dân kiến, nguyện vọng của dân là nền tảng hay lấy quyết định của Ban Chấp hành Trung ương đảng và của Quốc hội với 90 % là đảng viên làm nội dung cơ bản? Đây là dịp để lãnh đạo của đảng coi là Mặt trận là vật trang sức, là cây cảnh hay là một nguồn tiếp sức về trí tuệ và tinh thần,là nguồn cảm hứng chính trị làm giàu cho sự lãnh đạo của đảng, vì lợi ích của dân tộc, của toàn dân.


Copy từ: Bùi Tín (VOA’ blog)


....................

Ý nghĩa của việc ông Nhân sang Mặt trận

 

Ông Nguyễn Thiện Nhân gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi tháng 5/2013
Ông Nguyễn Thiện Nhân gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 5/2013
Dư luận trong ngoài nước đang quan tâm việc ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ sớm thôi chức phó thủ tướng sau khi được bầu làm Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Tại Hội nghị Trung ương 7 hồi tháng Năm, ông Nhân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản.
Một luồng dư luận cho rằng với vị thế mới, ông là ứng viên hàng đầu cho chức Thủ tướng vào năm 2016.
Nhưng việc ông sang nắm Mặt trận Tổ quốc lại cũng gây ra bình luận sự nghiệp chính trị của ông sẽ không thể đi xa hơn.
Theo một nhà quan sát Việt Nam, giáo sư Carl Thayer từ Úc, việc ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc có thể là cơ hội cho cả ông và Mặt trận.
Nhưng nó cũng có thể là điều ngược lại cho cả hai.
Tiến sĩ Thayer, Giáo sư Danh dự của Đại học New South Wales, Australia, bình luận:
"[Khả năng] thứ nhất là Phó Thủ tướng Nhân được tạo cơ hội để chứng minh mình là 'người của công chúng' sau màn thể hiện không nổi bật ở cương vị Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
"Điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của ông tại đại hội đảng sắp tới.
"Khả năng thứ hai ... là ông Nhân bị đẩy sang một bên và không còn là ứng viên cho chức thủ tướng vào năm 2016."
Ông Thayer cũng nói với độ tuổi còn tương đối trẻ của mình, ông Nhân có thể khuyến khích giới trẻ tham gia vào Mặt trân Tổ quốc và đưa tổ chức này vào thế kỷ 21.
Nhưng với vai trò Ủy viên Bộ Chính trị, Giáo sư Thayer nói, ông Nhân sẽ vừa đá bóng, vừa thổi còi vì ông nằm trong cơ quan quyền lực và ra quyết định cao nhất của Đảng nhưng lại cũng đứng đầu cơ quan có vai trò thách thức Đảng Cộng sản.

Vai trò Mặt trận

Giáo sư Thayer nói người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc nên được các thành viên của tổ chức này bầu ra thay vì được 'thả dù' từ trên xuống.
Ông cũng bình luận thêm rằng Mặt trận Tổ quốc cần mở rộng và bao gồm các nhóm như các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tình nguyện.
Theo ông, Mặt trận Tổ quốc cần tạo ra những thay đổi ở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để tổ chức này thực sự đại diện cho quyền lợi của công nhân ngành dệt may, nhất là công nhân tại các liên doanh với đối tác nước ngoài.
Tin ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành người đứng đầu Mặt trận được công bố hôm 5/9.
Tới ngày 12/9, một quan chức của Quốc hội Việt Nam xác nhận cơ quan đại diện của dân này sẽ xem xét miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng của ông Nhân.
Một số nguồn tin nói rằng một trong các ứng viên nặng ký vào chức Phó Thủ tướng sẽ là Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Copy từ: BBC


.................

Nguyễn Thị Hường - Vị hôn phu của tôi đón sinh nhật lần thứ 30 của anh trong nhà tù Việt Nam


Nguyễn Thị Hường
Tqvn2004 lược dịch
Dân Luận: Trong tháng 9 này có rất nhiều sinh nhật của những blogger và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng ở Việt Nam, và tất cả những người này đều đang đón sinh nhật trong tù hoặc trại tạm giam: Đó là anh Lê Quốc Quân (13/9), chị Tạ Phong Tần (15/9), anh Nguyễn Tiến Trung (16/9), và anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (23/9).
Xin được chuyển tới độc giả bài viết kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động vì tự do và công lý cho những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam trên blog Amnesty USA của Nguyễn Thị Hường, vợ chưa cưới của Nguyễn Tiến Trung, như một lời nhắn với các anh các chị rằng: Chúng tôi không quên các anh, các chị!
huong-blog-1.jpg
5 years,
your voice I couldn’t hear
your smile I couldn’t see
My heart filled with memories
and the shared moonlight, only…

Tôi viết những dòng chữ này với nỗi buồn vô hạn, khi được biết chồng chưa cưới của tôi, Nguyễn Tiến Trung, một tù nhân lương tâm ở Việt Nam, đã không được trả tự do trong đợt ân xá mới nhất của chính quyền Việt Nam đánh dấu ngày Quốc Khánh mùng 2 tháng Chín. Chỉ có 5 tù nhân "xâm phạm an ninh quốc gia" được thả dịp này, và trong số đó chỉ có một người là bất đồng chính kiến nổi tiếng - blogger Phan Thanh Hải (được biết tới dưới bút danh AnhBa SG) - một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do - người mà án tù cũng sẽ hết hạn vào cuối tháng này.
Cha mẹ Trung ghé thăm anh vào mùng 5 tháng Chín trong có 30 phút, không đủ thời gian để Trung liệt kê những cuốn sách mà anh muốn cha mẹ gửi vào cho mình. Như thể anh không trông đợi gì việc sẽ được ra sớm. Ngày 16 tháng Chín, sinh nhật của Trung, đang tới gần. Và tôi thật đau lòng khi nghĩ đến việc Trung phải đón sinh nhật 30 tuổi của mình ở trong tù.
Trung bị kết án năm 2009 vì "tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa" và "tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân", bởi anh đã viết những bài viết phản biện và là nhân vật lãnh đạo của một số tổ chức chính trị hòa bình / bất bạo động ở Việt Nam. Trước khi anh bị bắt, anh đã bị buộc phải nhập ngũ, mặc dù anh đang làm việc toàn thời và đang theo học một khóa MBA ở Việt Nam.
Trung bị loại khỏi quân ngũ vào ngày 6 tháng Bảy năm 2009, chỉ một tháng trước khi thời hạn quân ngũ hết hạn, để rồi bị bắt giam vào buổi sáng hôm sau, ngày 7 tháng Bảy. Trung mới 25 tuổi khi anh bị buộc phải nhập ngũ. Anh sẽ sang tuổi 30, đau đớn thay, ở trong bốn bức tường của nhà tù.

Theo chiều kim đồng hồ ở hàng trước: Chị Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Trăng Đêm, Trọng SG, Huỳnh Công Thuận, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (ảnh: Phan Thanh Hải - Anh Ba Sài Gòn).
Trung chỉ là một trong hàng trăm trường hợp những người bất đồng chính kiến chính trị và blogger độc lập phải đối mặt với sự quấy rối và bắt giữ tùy tiện ở Việt Nam. Trên Facebook, những người bạn đã chia sẻ với nhau một tấm ảnh vào năm 2008 của một thời vui vẻ đã xa.
Trong tấm hình được chụp bởi Phan Thanh Hải, Trung và các blogger khác như Điếu Cày và Tạ Phong Tần đang thưởng thức trà đá vỉa hè ở Sài Gòn. Năm năm sau, 2013, bốn trong số họ đang ở trong tù - Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung và Phan Thanh Hải. Hai người khác đã phải rời bỏ Việt Nam. Còn hai người còn lại vẫn ở Việt Nam thì đã và đang bị chính quyền quấy rối.
Điều xảy ra với nhóm blogger trong hình là ví dụ sống động cho tình trạng mà blogger Việt Nam đang phải đối mặt: Cuộc sống chỉ dễ dàng nếu bạn nhắm mắt và ngậm miệng; những ai dám có suy nghĩ độc lập và cất tiếng nói - vâng, chỉ đơn giản là cất tiếng nói lên suy nghĩ của mình và kết bạn với những người có cùng suy nghĩ - sẽ thấy tự do và an toàn của mình bị đe dọa bởi sự trả thù của nhà nước.
Nhưng nhìn vào những khuôn mặt thân thiện và những nụ cười tươi sáng đó - ai dám nói họ là kẻ thù của nhà nước? Tất cả những gì họ làm là dám thách thức quyền lực [của nhà nước độc tài], với sự dũng cảm và thông minh của họ, vì quyền của người dân Việt Nam. Thế nhưng những chính quyền độc tài luôn sợ hãi trước những cái đầu độc lập, khi mà con đường chính nghĩa và hành động của họ lại lôi kéo được trái tim của người dân.
Những người bất đồng chính kiến chính trị tại mỗi quốc gia luôn là thiểu số, một thiểu số có thể làm thay đổi lịch sử, nhưng vẫn là một thiểu số và dễ bị tổn thương. Họ cần những hành động đoàn kết từ cộng đồng quốc tế để bảo vệ an toàn và tự do cho họ. Đã 5 năm Trung phải ở trong tù, mặc dù tôi đã làm việc không ngừng nghỉ để tìm cách đấu tranh đòi tự do cho anh. "Con đường vòng cung của vũ trụ đạo đức thật dài", thực sự là nó rất dài, cho những ai phải trải những năm tuổi xuân tươi đẹp của mình trong nhà tù, xa người thân yêu, chỉ vì dám nói lên suy nghĩ của mình.
Tôi đã chia sẻ câu chuyện của chúng tôi để kêu gọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Nhân dịp sinh nhật 30 tuổi của Trung, tôi một lần nữa khẩn cầu sự giúp đỡ của các bạn: Hãy cất tiếng và hành động đòi tự do cho Trung và bảo vệ những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

Copy từ: Dân Luận


....................

Suy nghĩ cô đọng sau một năm từ bỏ Cộng Sản


Một năm sau ngày tôi gửi đơn xin ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Là một năm trải nghiệm khá thú vị khi nhìn lại Tổ Chức mình từng là thành viên, với vị thế độc lập của một người ngoài hệ thống không bị những điều lệ, nghị quyết của Đảng (*) siết chặt não trạng.
Tôi cũng đã có ý định nhặt nhạnh những câu chuyện bên lề của tôi và của những người mà tôi biết đã từng nghỉ sinh hoạt Đảng để tạm “ngoại suy” khái quát cho các trường hợp bỏ Đảng khác trong gia đoạn hiện nay. Nhưng qua một seri bài của bác Nguyễn Minh Cần (**) về chuyện dài ra đảng và đa đảng, khiến tôi đã từ bỏ ý định này vì đánh giá đó là loạt bài quá sâu sắc và ở một tầm mức đại cuộc cho Dân Chủ.
Tuy tài hèn-sức mọn nhưng ngay từ khi bỏ Đảng, tôi đã mơ hồ nghĩ đến việc nếu để chính những người bỏ Đảng đứng ra là hạt nhân, hoa tiêu cho một cuộc cách mạng, phong trào Dân Chủ thì sẽ có khiếm khuyết. Vì mỗi người trong số bỏ Đảng dù ít, dù nhiều đều mang theo tàn dư của Cộng Sản trong não trạng khi đấu tranh cho dân chủ mà chưa chắc họ đã nhận ra. Đó cũng là lý do tôi nảy sinh “Ý tưởng về CLB Huynh Đệ Lầm Đường Lạc Lối” và không gọi những người như tôi là Cộng Sản phản tỉnh, cấp tiến, chân chính… mà là những người lầm đường-lạc lối. Mục tiêu khiêm tốn của tôi là những người có tư tưởng giống như mình gắn kết, nương tự vào nhau, từ đó đi tìm và vận động những người có cùng hoàn cảnh thành một lực lượng nhằm ủng hộ, bổ trợ cho phong trào Dân Chủ nói chung. Còn việc các thành viên có mục đích gì? Đường hướng ra sao? Có ý định tham gia vào một tổ chức chính trị nào trong tương lai là do họ tự quyết định. Mọi người thông tin đa chiều để chia sẻ và gắn kết với nhau ở một mức độ cơ sở và cũng là nơi bắt đầu: BỎ ĐẢNG.
nguyen chi duc
Hãy tự đánh thức lương tâm mình đi các đảng viên ĐCSVN yêu quí của tôi. Hãy tự phá xiềng cho chính mình rồi hẵng đi kêu gọi phá xiềng cứu giúp người khác!

Tôi có lời cảnh tỉnh chân thành với bạn đọc mà thực ra là của những tiến bối đi trước đã từng nhắc:
1) Đối với những người từng là nạn nhân của CS, bị CS dụ nhiều lần hãy khắc sâu trong tâm khảm câu nói bất hủ của cố tống thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn những gì Cộng Sản làm
2) Đối với các thành phần trí thức, những người chưa bị CS bức hại đã đang và sẽ đấu tranh cho dân chủ hãy đọc kỹ những bài viết của bác Nguyễn Minh Cần.
3) Tìm hiểu các bài viết, câu chuyện của những cựu đảng viên CS nổi tiếng ở các nước trên thế giới, còn ở trong nước là những người ly khai hay bị Đảng đàn áp trước năm 2000. Đó là những người đi từ trong lòng chế độ CS đi ra. Những câu chuyện cũ họ kể có độ chân thật cao hơn, không hề tính toán-bất mãn cho cá nhân và bị sự đàn áp/khủng bố tinh thần rất mạnh mẽ.
Sự thật đã rõ nhưng những người đảng viên ĐCSVN dám dứt ra khỏi chuyện cơm áo-gáo tiền, chuyện quá khứ nặng nghĩa-nặng tình, chấp nhận dấn thân còn rất rất ít hơn tôi kỳ vọng. Một nỗi buồn xâm chiếm trong tôi nhưng từ đây tôi rút ra được một điều đau đớn : ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết. Ngay cả khi có đảng viên sớm nhận ra điều đó thì họ vẫn cứ chấp nhận thân phận trâu-ngựa (đập đi-hò đứng), an phận cho đời sống cá nhân, nhắm mắt làm ngơ chuyện tiêu cực trong xã hội và chỉ biết than vắn thở dài cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đau đớn thay đó là chính những người sống quanh tôi, quanh bạn và chung quanh chúng ta.
Thật đáng thương cho những người Việt đương là đảng viên ĐCSVN và bất hạnh cho dân tộc của tôi!

Ghi chú:
(*) : Đảng : ám chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam
(**) : Nguyễn Minh Cần là một người nổi tiếng trong nhóm xét lại chống Đảng, dân gian thường gọi là “Nhóm Ngũ Minh”
Tự sự của tôi về động cơ ra khỏi ĐCSVN:





Copy từ: Đông Hải Long Vương’ blog


.....................