CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Bao giờ nền kinh tế Việt sẽ hồi phục?

T/S Alan Phan
 
Tôi thích tạo ra rất nhiều dự đoán kinh tế. Người ta sẽ quên những dự đoán sai và chỉ cần họ nhớ một lần khi tôi trúng (Alan Cox)
Tuần qua tôi ra Hà Nội để nói chuyện ở 3 cuộc hội thảo nhỏ với khoảng 2 ngàn người. Câu hỏi đầu môi ở khắp nơi là “bao giờ kinh tế chúng ta mới phục hồi?”. Ngoài các quan chức, ai cũng muốn đánh giá và đo lường sức chịu đựng của họ trước cường độ và thời gian của cuộc khủng hoảng.

Lại chuyện dự đoán kinh tế

Tôi nghiêm túc lập lại các lý do tôi không còn làm những dự đoán kinh tế cho Việt Nam là vì (a) các số liệu thống kê toàn dựa trên thành tích và chỉ tiêu thay vì thực tế hay khoa học (b) nền kinh tế ngầm lớn hơn 30% sẽ làm sai lạc mọi kết luận và (c) phần lớn quyết định kinh tế đều xuất phát từ nhu cầu chính trị, trung ương đến địa phương.
Tôi tin rằng ngay cả những quan chức lãnh đạo kinh tế xứ này cũng không chắc chắn về quy trình để hoàn thành quyết định và chính sách hay cả về sự hữu hiệu của việc thực thi. Kiếm một vài tỷ đô la cho ngân sách qua việc mua bán độc quyền vàng và đô la; hay in tiền mà không gây lạm phát (vì suy thoái về tổng cầu quá nặng) không có nghĩa là “vận may” hay các “thủ thuật bùa phép” sẽ có những kết quả tương tự trong tương lai.

Mâu thuẫn của mô hình

Trong khi đó, căn bản yếu kém của nền kinh tế vẫn là một cấu trúc cốt lõi “kinh tế thị trường với định hướng xã hội”. Thực ra, ngay cả các nền kinh tế tự do của Âu Mỹ Úc đều chứa đựng những chất tố lẫn lộn giữa thị trường và xã hội. Nhưng chỉ tại Việt Nam mới có sự áp đặt “tùy tiện” của chính quyền trong vấn đề thực thi.
Như bất động sản, để bảo vệ quyền lợi cho các đại gia BDS, chúng ta để giá cả nhẩy múa thăng tiến theo giá thị trường. Khi dân không đủ tiền để trả giá cao như vậy thì chánh phủ bơm ngay 30,000 tỷ đồng ngân sách để cứu trợ. Khi ngân hàng kiếm tiền vô tội vạ bằng cách cho vay bừa bãi không kể đến rủi ro, chúng ta tôn vinh quy luật thị trường. Khi nợ xấu đe dọa sự sống còn của vài ngân hàng, chính phủ phát trành trái phiếu quốc gia với mệnh giá 100% để chuyển đổi dùm nợ xấu. Mọi ngành nghề khác trong nền kinh tế đều được quản lý tương tự.
Thông điệp của chánh phủ khá rõ ràng,” chúng ta sẽ cứu vài nhóm giàu có quyền lực bằng tiền thuế của toàn dân”. Điều này được biện minh là sự sụp đổ của nhóm nhỏ sẽ kéo theo sự sụp đổ chung của mọi người; do đó, nếu lấy 330 ngàn đồng mỗi người (nghèo đi không bao nhiêu), chúng ta sẽ có 30 ngàn tỷ đồng để kích cầu và phục hồi BDS.
Nhân cách suy nghĩ này lên 100 lần cho các gói cứu trợ khác, chúng ta sẽ có một bức tranh khá chính xác về nền kinh tế Việt Nam. Danh từ để gọi mô hình kinh tế vĩ mô này là “dở dở ương ương” hay “nửa đực nửa cái, nửa đồng bóng”.

Giải pháp rất đơn giản

Thực ra giải pháp cho sự phục hồi của nền kinh tế rất đơn giản nếu các nhà lãnh đạo xác quyết một con đường sẽ chọn. Nếu đây là một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, thì việc đầu tiên là bán hết các doanh nghiệp nhà nước qua các cuộc đấu giá quốc tế công khai minh bạch. Ước lượng của một công ty kiểm toán đa quốc là ngân sách sẽ thu về khoảng 70 tỷ đô la. Ngoài tiền bạc, hiệu ứng lớn nhất là niềm tin sẽ quay trở lại với các nhà đầu tư nội cũng như ngoại. Với 60 tỷ đô la trong dân và khoảng 30 tỷ FDI, dòng tiền sẽ khai thông phần lớn bế tắc hiện nay, kể cả BDS.
Nếu chúng ta nhất quyết giữ mô hình kinh tế chỉ huy, thì việc đầu tiên là đánh thuế thật nặng các doanh nghiệp và đại gia tư nhân, đẩy dòng tiền về các dự án xã hội, hạ tầng và để cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư tràn lan. Hậu quả là nạn lạm phát bùng nổ mạnh, mọi người dân sẽ nghèo đi một ít, tiêu dùng sẽ co cụm, GDP suy giảm, nhưng tựu trung xã hội sẽ thâu ngắn khoảng cách giầu nghèo, chánh phủ sẽ nắm chặt quyền bính và chúng ta có ổn định kiểu bao cấp. Viễn cảnh cũng nhận được khá nhiều ủng hộ từ 3 triệu công chức và gia đình. Họ muốn quên chuyện biển lớn để ta có thể về tắm ao ta. An toàn hơn.
Lựa chọn nào thì cũng cần một quyết tâm chánh trị và một sự ban phép về quyền lực từ trung ương. Tôi hoàn toàn không có thông tin nội bộ, cũng không là thầy bói biết số tử vi của các lãnh đạo để đoán mò. Cho nên, tôi thực tình không biết bao giờ thì chúng ta mới bắt đầu một chu kỳ phục hồi. Cũng có thể tương quan quyền lực sẽ không cho phép một đổi thay gì và chúng ta sẽ dậm chân tại chỗ trong vài năm tới?

Con thiên nga đen

Tuy nhiên trong 2 cuộc hội thảo vừa rồi, tôi có dịp thảo luận phân tích tình hình với anh Trương Đình Tuyển, cựu bộ trưởng. Anh vừa được thủ tướng bổ nhiệm làm đặc sứ trong cuộc đàm phán TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) ở Peru. Theo dự tính, nếu Việt Nam gia nhập TPP sau khi quốc hội Mỹ thông qua, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng 11% trong khi xuất khẩu gia tăng 26% mỗi năm. Đây sẽ là một cú hích quan trọng tương đương với việc gia nhập WTO.
Vài ba rào cản khá lớn trong tiến trình này:
- Vì các điều khoản mậu dịch và mục tiêu của 12 nước thành viên chứa nhiều khác biệt, hiệp định sẽ không hoàn tất vào cuối 2013 như dự định mà có lẽ phải dời đến cuối 2014.
- Hiệp định là một thủ thuật của Mỹ để kéo vài nước ASEAN và Nhật khỏi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc (và từ đó, địa chánh trị). Gần như 80% thương mại và sản xuất của Việt Nam tùy thuộc vào Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi yên nhìn Mỹ lấy mất miếng mồi béo bở này.
- Những điều kiện đòi hỏi từ các thành viên là sự minh bạch của quy chế thị trường, khó thực thi cho bối cảnh Việt Nam.
- Quốc hội Mỹ quàng thêm điều kiện tự do và nhân quyền vào hiệp định. Dù chánh phủ Mỹ coi Việt Nam như đồng minh chiến lược (Đại sứ David Shear tuần rồi đến Little Saigon để “dân vận” cộng đồng Việt kiều), chưa chắc Obama sẽ có sự đồng thuận mong muốn.
Nếu TPP được thông qua với Việt Nam là thành viên vào cuối 2014, tôi nghĩ kinh tế Việt sẽ phục hồi mạnh mẽ vào giữa 2014. Hai quỹ đầu tư lớn của Mỹ dường như đánh cuộc vào kịch bản này khi KKR rót vào Masan 200 triệu USD và Warburg Pincus theo gương, đầu tư 200 triệu USD vào Vincom Retail.
Trong khi đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục xin Ơn Trên phù hộ.
Alan Phan
P.S. Một câu hỏi bên lề hội thảo là gói kích cầu 30 ngàn tỷ của chánh phủ có thể vực dậy ngành BDS đang ngủ đông? Câu trả lời của Alan: KHÔNG.


Copy từ:Dân Luận

........................

CẢNH BÁO từ Google: Đề phòng các vụ tấn công tình nghi là của tin tặc nhà nước

Google Security Blog
Eric Grosse, Phó Giám Đốc Kỹ Thuật An Ninh
Blog No Firewall chuyển ngữ
2012/06/05

Chúng tôi thường xuyên theo dõi những hoạt động có ý đồ xấu trong hệ thống chúng tôi, đặc biệt là những nỗ lực của kẻ gian tìm cách xâm nhập trái phép vào tài khoản của người dùng. Khi chúng tôi có dữ kiện đích xác - hoặc do người dùng báo cáo hoặc do nỗ lực theo dõi của chúng tôi - thì chúng tôi cảnh báo rõ ràng và tìm cách ngăn chận những kẻ gian này.

Hôm nay, chúng tôi có thêm biện pháp đặc biệt cho một nhóm người dùng mà chúng tôi nghĩ họ. đang là nạn nhân của những vụ tấn công bởi tin tặc có nhà nước bảo trợ. Bạn sẽ thấy cảnh báo như sau đây:



Lời cảnh báo (Warning: We believe state-sponsored attackers may be attempting to compromise your account and computer) khi quý vị vào tài khoản của Google.


Nếu bạn thấy lời cảnh báo này, đó không nhất thiết là tài khoản của bạn đã bị xâm nhập và bị chiếm lấy. Nó chỉ có nghĩa rằng chúng tôi tin là bạn đang là nạn nhân của một trò lừa lọc (phishing) hoặc của mã độc chẳng hạn. Và bạn nên có những biện pháp cấp thời để làm tài khoản an toàn hơn. Sau đây là một số việc mà bạn nên làm liền:

- Làm một mật khẩu đặc biệt có chữ thường, chữ HOA, số và các ký tự đặc biệt
- Mở chức năng login 2-bước (hay khóa 2-chìa) để an toàn hơn nữa
- và cập nhật trình duyệt, hệ điều hành, plugins, phần mềm xử lý văn bản (Word, Office)

Kẻ gian thường gửi những đường dẫn vào những trang login để tìm cách đánh cắp mật khẩu, do đó bạn cần cẩn thận khi login vào Google và phải nhìn thấy hàng https://accounts.google.com/ trong thanh địa chỉ của trình duyệt. 

Những lời cảnh báo này không phải vì hệ thống của Google bị xâm nhập hay bị tấn công mà chỉ muốn cảnh báo bạn có thể đang là nạn nhân của một vụ tấn công.

Bạn có thể thắc mắc là tại sao chúng tôi biết đây là những vụ tấn công của tin tặc có nhà nước bảo trợ. Rất tiếc chúng tôi không thể đi sâu vào chi tiết vì e rằng sẽ giúp cho kẻ gian biết thêm dữ kiện. Việc phân tích sự kiện cùng với báo cáo của các nạn nhân khác cho thấy rõ có bàn tay của nhà nước hoặc những nhóm được nhà nước bảo trợ.

Chúng tôi cho rằng chúng tôi phải có bổn phận thông báo ngay cho nguời dùng về những vụ tấn công hay có thể bị tấn công để người dùng có biện pháp thông tin của họ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông báo này dựa vào thông tin mới nhất.

Nguồn: googleonlinesecurity.blogspot.com

Copy từ: Nofirewall

Hack có thể giả dạng Trang đăng nhập Email để đánh cắp mật khẩu

Thoạt nhìn thấy giống y hệt như trang login của Gmail. Nhưng nhìn kỹ vào ô địa chỉ thì không phải vậy. Nếu không để ý mà lại đánh login& password vào sẽ bị kẻ gian lấy mất mật khẩu. - đây là một ví dụ:


















 
Đây là tiêu biểu của hình thức phishing (lừa lọc) để đánh cắp login/password.

Kẻ gian thường gửi những đường dẫn vào những trang login để tìm cách đánh cắp mật khẩu, do đó bạn cần cẩn thận khi login vào Google và phải nhìn thấy hàng https://accounts.google.com/ trong thanh địa chỉ của trình duyệt. Như bạn đã thường thấy:
Dòng địa chỉ






Giao diện đăng nhập:



 Theo Nofirewall


Copy từ: Trần Hùng 09

Chia rẽ về trả lời của Thủ tướng


Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La hôm 31/5
Ông Dũng nói về "lòng tin chiến lược" ở Shangri-La
Độc giả BBC người khen, người chê phần trả lời ba câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong lúc đó nhất loạt các tướng lĩnh được chính quyền dẫn lời khen ngợi diễn văn của ông Dũng tại diễn đàn quốc phòng với sự tham gia của nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cùng Hoa Kỳ.
 Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam dẫn lời các tướng tá nói họ "tâm đắc" với kêu gọi xây dựng "lòng tin chiến lược" giữa các nước của ông Dũng và rằng bài phát biểu của ông Thủ tướng "đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế và toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta."
Trong phát biểu của mình ông Dũng cũng kêu gọi Hoa Kỳ và Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc duy trì an ninh và hòa bình nhằm đảm bảo sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

'Trách nhiệm lớn nhất'

Sau diễn văn, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời ba câu hỏi.
Phần hỏi đáp của ông Thủ tướng bao gồm:
Tiến sỹ Christian Le Miere, Nghiên cứu viên cao cấp về Hải quân và An ninh Hàng hải, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS):Trong bài phát biểu của ngài, ngài nhiều lần nhắc tới tầm quan trọng của luật pháp quốc tế ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và tất cả các nước nên tôn trọng luật quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đồng ý với Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về đối với tranh chấp chủ quyên tại Bãi cạn Scraborough? Và ngài có muốn thấy có thêm nhiều nước dựa vào tòa trọng tài quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, vấn đề Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, về vấn đề này ngày 26/4/2013, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của mình, tôi xin không nhắc lại để đỡ tốn thời gian của quý vị.
"Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Một lần nữa chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược vào nhau vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng. Xin cảm ơn các bạn.
Nữ Thiếu tướng Yao Yunzhu, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Trung – Mỹ, Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng về bài phát biểu rất khai sáng. Tôi có câu hỏi rất cụ thể cho Ngài. Trong bài phát biểu, ngài đề cập các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang đối mặt hiện nay, trong đó ngài có đề cập tới có việc tự do hàng hải bị gián đoán cũng như ảnh hưởng luồng trung chuyển thương mại quốc tế trong đó một hoặc nhiều cường quốc chính vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi của tôi là ngài có thể nêu ra một vài ví dụ cụ thể về việc tự do hàng hải bị vi phạm và vi phạm theo luật quốc tế nào?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Thưa các bạn, hòa bình, an ninh, hòa bình, ổn định, phát triển, hợp tác phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích, là mong muốn chung, là mục tiêu chung của các quốc gia ASEAN, của các quốc gia trong khu vực, cũng như của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi cho rằng những diễn biến gần đây trên thực tế chắc có lẽ tất cả mọi người của chúng ta ở đây đều biết, tôi thấy không cần nhắc lại.
Quan điểm của tôi, quan điểm của Việt Nam, đã nói rõ trong bài, tôi đã đề cập rõ trong bài phát biểu của mình là để thực hiện được mong muốn chung, mục tiêu chung như tôi vừa để cập thì các bên, trước hết các quốc gia, các bên liên quan trước hết cần thực hiện nghiêm túc DOC, cùng nhau tiến tới COC trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel ngồi nghe diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong buổi diễn thuyết của Thủ tướng VN
Chỉ có như thế chúng ta mới cùng nhau, thực đượng, duy trì và thực hiện đuợc cái lợi ích chung, cái mục tiêu chung, cái mong muốn chung là hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông. Cảm ơn các bạn.
Tiến sỹ Lee Chung Min, Đại học Yonsei, Hàn Quốc: Cảm ơn Ngài Thủ tướng. Ngài đã đề cập tới các từ "lòng tin chiến lược" tới 30-40 lần, câu hỏi của tôi rất đơn giản là vậy ngài tin tưởng Hoa Kỳ như thế nào khi so với Trung Quốc, đứng ở quan điểm của Việt Nam? Cảm ơn Ngài!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Như tôi đã đề cập trong bài phát biểu của tôi là Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cường quốc có trách nhiệm lớn nhất, tôi nhấn mạnh là lớn nhất, trong tương lai trong quan hệ của chính mình, cũng như sự đóng góp vào hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực.
Chúng tôi tin tưởng và hy vọng Trung Quốc và Hoa Kỳ với tư cách là hai cường quốc của thế giới, của khu vực nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình mà có những chiến lược, những việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng ở khu vực. Xin cảm ơn các bạn.

Người khen...

Trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, các độc giả, đa số ở độ tuổi dưới 30, tỏ ra chia rẽ về màn thể hiện của ông Dũng trong phần hỏi đáp.
Kien Hoang Trung nói: "Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao ....cả ba câu hỏi và cách trả lời đề dễ hiểu theo ẩn ý của từng phần một, nhưng khái quát đầy đủ nội dung và tầm nhìn quốc tế!"
"Thủ Tướng trả lời rõ ràng, rành mạch, rất thông minh theo cách ngôn từ ngoại giao."
Kien Hoang Trung trên Facebook
Luu Xuan Do nói: " Ông Dũng trả lời quá tốt. Một câu hỏi theo kiểu "trong hai người bạn của anh anh tin ai hơn" là câu hỏi gài bẫy người khác. Ông Dũng trả lời: hai nước đều phải nhận thấy vai trò, trách nhiệm.... Ông ấy đã nói trong bài phát biểu là phải tạo lòng tin chiến lước giữa các nước. Có nghĩa là các nước phải tin tưởng nhau. Ông người Hàn hỏi câu đó vô duyên quá. May mà thủ tướng trả lời linh hoạt."
Jose Mourinho nhận xét: "Câu số 1: trả lời như thế thì ổn, vì bản chất câu hỏi là muốn xem quan điểm VN có ngả theo Philipines không, nhưng thực tế Philippines kiện cũng kiện luôn một số đảo của VN, nên nếu VN ngả theo Philippines thì chắc chắn là công khai thừa nhận những đảo đó thuộc về Philippines.
"Nên VN lúc này coi như không liên quan, nếu vụ kiện đó Philippines thắng thì Việt Nam cũng sẽ lên tiếng về vấn đề các đảo kia thuộc Việt Nam mà thôi.
"Câu 2: Nếu trả lời thẳng thì sập bẫy khiêu khích của con Trung Quốc, nếu trả lời kiểu "ai cũng biết rồi" thì cũng là một cách mỉa rất hay, nên câu này là câu trả lời hay nhất.
"Câu 3: Đây là câu hỏi để phân cực, xem VN hiện tại ngả về cực nào, thì trả lời hơi chung chung, thậm chí ko đả động gì đến hai cực. Theo mình VN bây giờ cũng nên chọn lấy một cực để mà giải quyết triệt để vấn đề chứ cứ thế này lằng nhằng lắm."

Người chê

Trong khi đó cũng có những ý kiến châm biếm hoặc chê ông Thủ tướng.
Fata LError viết:
"Dựa theo 1 câu chuyện vui:
- câu 1: nếu các bạn ngồi đây chưa biết mà hỏi tôi, thì tôi có trả lời các bạn cũng ko hiểu đâu.
- câu 2: nếu các bạn ngồi đây đã biết rồi thì cho phép tôi ko trả lời lại nữa.
- câu 3: nếu các bạn ngồi đây, người biết, người chưa biết thì xin người đã biết nói cho người chưa biết hiểu vấn đề, tôi xin phép không trả lời."
Tien Lang nhận xét:"Nói yếu ớt như kẻ mất hồn không có khẩu khí, vừa nói vừa sợ mình nói sai quan điểm mất lòng Trung Quốc đến nỗi đeo headphone ngược."
"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước."
Việt Tú
Trung Bui viết: "Chết cười với những câu trả lời của ông Dũng, nếu Việt Nam mở một khóa đào tạo giao tiếp cho ông Dũng thì tốt quá! Trả lời không đúng trọng tâm, không cảm ơn sau khi nghe câu hỏi....thế này bị cô giáo mắng là không hiểu đề."
Việt Tú nhận định: "Bài phát biểu thì hay. Nhưng cách trả lời của thủ tướng cho thấy ông ấy không phải là người viết bài đó.
"Nhận thức khá chung chung, câu trả lời chưa có trọng tâm và cũng chưa có điểm nhấn mang tính quốc gia trong quan điểm của mình, nó cho thấy ông ấy chưa thực nắm chắc tình hình."
Nam Nguyen cũng phần nào có chung quan điểm với Việt Tú:
"Bài phát biểu rất hay, còn trả lời trực tiếp các câu hỏi móc máy thì rất dở! Lãnh đạo Việt Nam hiện nay trình độ kém xa với thế hệ lãnh đạo ngày trước. Xem lại các bài phỏng vấn của phóng viên nước ngoài hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hoặc Võ Nguyên Giápv.v... thấy rõ điều đó. Nguyễn Chí Vịnh trả lời trực tiếp còn hay hơn nhiều ông Dũng, mặc dù chỉ là cấp thứ trưởng. Sau vụ này ông X chắc toát mồ hôi hột, sợ đến già, còn hơn đứng trước Quốc hội."
Dung Le Anh viết: "Hoan hô Thủ tướng, trả lời lòng vòng cho tụi nó chóng mặt chơi. Nói theo kiểu "đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt..." í mà!"


Copy từ: BBC


.....................................

Video biểu tình ngày 02/6/2012




 

 

 

 

 

 

Ngắm headphone của Thủ Tướng


Chipman: Tui dzí ổng ai đeo headphone đẹp hơn nè?

BBC: Hình ảnh biểu tình ngày 02/6/2012



Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc của khoảng 150 người ở khu vực Bờ Hồ Hà Nội hôm 2/6 đã nhanh chóng bị giải tán.


Các nhóm biểu tình đã không thể tập trung đầy đủ cùng lúc và đã bị chính quyền tách lẻ và trấn áp. Trong ảnh nhà văn Nguyễn Tường Thụy cùng bà Liberty Nguyễn biểu tình ở Bờ Hồ trước khi ông Thụy bị bắt lên xe buýt vào trại Lộc Hà, Đông Anh, Hà Nội.

Lực lượng mặc thường phục bắt Tuấn Đỗ (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (rìa phải thứ hai từ phải sang)

Chính quyền dùng lực lượng thường phục, vốn bị những người biểu tình gọi là côn đồ, để trấn áp và bắt những người xuống đường.
 

Những người mặc thường phục cũng được dùng để ngăn cản phóng viên tác nghiệp. Phóng viên Hoàng Đình Nam của AFP cũng nằm trong số gần 30 người bị bắt trong vài tiếng.



Trong khi đó bản thân chính quyền cử người quay phim những người biểu tình từ sáng 2/6 tới cuối ngày, từ khi ở Bờ Hồ cho tới lúc về trại Lộc Hà.



Những người biểu tình tiếp tục mang theo biểu ngữ và hô to những khẩu hiệu phản đối Trung Quốc cả ở trong và ngoài trại Lộc Hà.



Một số tình huống bạo lực đã xảy ra trong ngày biểu tình. Trong ảnh anh Nguyễn Văn Phương bị một người mặc thường phục tấn công từ đằng trước. Cuộc tấn công xảy ra sau khi anh can ngăn những người mặc thường phục đánh anh Nguyễn Chí Đức.


Sau đó anh lại bị tấn công từ phía sau cũng bởi một người mặc thường phục và quật ngã.
 

Một người biểu tình nói trong lúc mọi người dồn sự chú ý tới hai anh Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Văn Phương, công an cho khiêng anh Trương Văn Dũng ra và để bên đường với vết thương trên đầu.


Những người biểu tình sau đó đã nằm xuống đường để ngăn công an đưa anh Nguyễn Văn Phương, người lúc đó bị đưa lên xe buýt bùng. Họ cũng đòi công an trả tự do cho anh Nguyễn Chí Đức bị bắt vào đồn công an ở cạnh trại Lộc Hà.

 

Cuối cùng anh Phương và anh Đức, người có nhều vết thâm tím ở lưng, cũng được trả tự do vào tối ngày 2/6.
 Nguồn: BBC

Hướng dẫn cho admin các trang blog: Nguyên tắc an ninh cần thiết khi nhận và kiểm các hồ sơ

Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo
2013/05/14
Với hiện tượng ngày càng nhiều trang blog nỗi tiếng bị tin tặc hacked và chiếm đoạt bằng cách gửi mã độc đến quản trị viên của các trang blog, nhiều blogger đã không biết phải làm sao để quân bằng giữa hai nhu cầu: 1. Nhận bài từ nhiều nguồn để đăng lên blog 2. Gia tăng an toàn mạng để không bị dính mã độc. BBT No Firewall xin trình bày một số bí quyết giúp các quản trị viên giữ cho máy an toàn hơn, đồng thời vẫn có thể nhận bài gửi về.  Bài gồm ba phần: 1/ Chuẩn bị kỹ thuật cần thiết 2/ Các bước kiểm tra hồ sơ và đường dẫn 3/Những nguyên tắc an ninh chung.

1. Chuẩn bị kỹ thuật cần thiết

Chuẩn bị 1: Cần máy kiểm tra riêng
Dùng một máy riêng mà bạn không dùng cho việc quan trọng hoặc để đăng bài lên blog, để kiểm tra các hồ sơ (được gọi là máy sandbox) trước khi chuyển cho nhóm hoặc chuyển sang máy thường để đăng lên blog. Điều này rất quan trọng. Máy kiểm tra phải được cài đặt với một số phần mềm đặc biệt để truy tìm xem hồ sơ nhận được có mã độc hay không.
Sau khi đã kiểm tra, nếu dùng thẻ nhớ USB để chuyển hồ sơ từ máy kiểm tra sang máy thường, nên dùng thẻ nhớ được dùng riêng cho việc này.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng máy kiểm tra để đăng nhập blog hoặc các tài khoản online khác của bạn.

Nếu bạn không có hai máy, bạn có thể cài đặt hai hệ thống điều hành khác nhau, một cái (ví dụ Linux) dành để kiểm tra, một cái (ví dụ Windows) dành để làm việc khác, nhưng cách này khó hơn và đòi hỏi bạn phải biết cách cài đặt và sử dụng.

Trong trường hợp bạn không có hai máy hoặc không biết sử dụng 2 hệ thống điều hành trong cùng một máy, tệ lắm bạn cần phải mở một tài khoản riêng trên máy để kiểm tra (user account). Nếu dùng cách này, bạn phải dùng tài khoản bình thường chứ không phải tài khoản quản trị để kiểm tra, để giới hạn mức tác động của mã độc. Nhưng cách này mức độ an toàn thấp.

Chuẩn bị 2: Cài đặt và cập nhật phần mềm
  • Cài đặt an toàn hệ thống điều hành an toàn (thí dụ Windows 7 với anti virus, auto update, Windows Defender, User Account Control). Không cài đặt một nhu liệu nào khác không cần thiết.
  • Cài đặt phần mềm chống mã độc. Nếu có điều kiện, nên dùng các loại thương mại, còn không, bạn có thể dùng các loại miễn phí.
  • Cập nhật thường xuyên hệ thống điều hành, phần mềm chống mã độc. Như thế các phần mềm mới nhận diện được mã độc loại mới. Những chương trình quan trọng như Microsoft Office, PDF, Flash và trình duyệt luôn luôn cần được cập nhật. Cài đặt vá an ninh hệ thống điều hành và vá các nhu liệu như Acrobat Reader khi có nhu cầu (ví dụ khi No Firewall thông báo về lỗ hổng an ninh).
2. Các bước kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ 

Bước 1: Scan hồ sơ bằng phần mềm chống mã độc, mà bạn đã cài đặt

Bước 2:  Sau đó scan thêm online tại www.virustotal.com cho chắc ăn

Bước 3: Nếu bước 1 hoặc 2 tìm ra hồ sơ có chứa mã độc, bạn hãy xoá hẳn trên máy kiểm tra và máy chủ (server, nếu có)

Bước 4: Nếu bạn muốn kỹ lưỡng hơn, bạn để hiển thị phần mở rộng của tập tin. Mục đích là để phát hiện sớm xem tập tin thuộc dạng gì. Thường thì bạn nên cẩn thận với dạng .zip, .rar, pdf, .exe.

Bước 5: Nếu không tìm thấy chỉ  dấu về  sự hiện hữu của mã độc, thì xác suất hồ sơ bị nhiễm trở thành thấp và bạn có thể chuyển sang máy thường để đăng lên blog. Tuy nhiên cần thẩm định xem có thêm chỉ dấu gì khả nghi thêm hay không (điạ chỉ điện thư gởi tới, nội dung điện thư). Nếu có chỉ dấu khả nghi, tốt nhất bạn xóa hẳn trên máy.

Lưu ý:  Nên tắt đường nối vào mạng Internet (không truy cập vào mạng Internet khi kiểm tra các hồ sơ để tránh mã độc chuyển dữ liệu thông tin từ máy về tin tặc qua đường truyền Internet.

Kiểm tra đường dẫn 

Bước 1: Dùng trình duyệt Chrome cùng với notscript hoặc Firefox với  NoScript

Bước 2:  Kiểm tra đường dẫn online tại https://www.virustotal.com/ No Firewall (tiếng Việt)
Dành cho những admin với kiến thức kỹ thuật: Bạn có thể dùng phần mềm Sandboxie để kiểm tra hờ sơ. Hướng dẫn cài đặt Sandboxie.

3. Những nguyên tác an ninh chung 

Nguyên tắc số 1: Không tin bất cứ nguồn tin nào
Không tin bất cứ nguồn gốc gởi đến nào dù đến điện thư có để địa chỉ của người thân quen. Tất cả đều phải được kiểm lại cẩn thận trên máy kiểm soát trước khi sử dụng hay đăng lên.

Nguyễn tắc số 2:  Nếu nghi ngờ, hãy xóa ngay
Nếu nghi ngờ, dù chỉ là một chút, từ địa chỉ người gởi hay qua dạng hồ sơ, nên xóa bỏ ngay trên máy kiểm tra và máy chủ (server) của trang mạng (nếu có). Nên sử dụng một nhu liệu xóa như CCleaner để xóa một cách an toàn.

Nếu nghĩ là từ người quen biết, nên điện thoại lại hỏi thăm xem có gởi hồ sơ đó hay không.

Nguyên tắc số 3: Chỉ nhận một số dạng hồ sơ nhất định
Nên thông tin trên trang blog là bạn chỉ nhận một số dạng hồ sơ nhất định như: doc, pdf, ppt, wav, mp3, …Không nhận bất cứ dạng nào khác như .exe, .bin, .bat, .js, .vbs, .rar, tar …

Nguyên tắc số 4:  Thường xuyên thay đổi mật khẩu
Cần thay đổi mật khẩu quản trị viên của blog mỗi 6 tháng hay ít nhất 1 năm 1 lần. Mật khẩu cần phải có ít nhất 16 ký tự gồm có mẫu tự, số [0-9], chữ hoa, chữ thường và ít nhất 1 ký tự đặc biệt như : & # @ $ * ! : ; ?  . Mỗi khi có cảnh báo về an ninh, nên thay đổi mật khẩu.

Nguyên tắc số 5: Cập nhật máy và nhu liệu
Cần quan tâm đến vấn đề cập nhật (update) hệ thống điều hành, các nhu liệu chống mã độc v.v. trên máy vi tính. Nếu bạn là quản trị viên của trang mạng và có máy chủ, hãy cập nhật máy chủ, hệ thống điều hành UNIX, Windows, máy chủ web (Tomcat, Apache), WordPress, PHP, MySQL. Bạn cần biết các phiên bản đang sử dụng.
Cần thường xuyên mỗi 6 tháng hỏi quản trị viên (admin) của công ty hosting về tình hình cập nhật .
Lên các trang mạng như US CERT để xem các cảnh báo liên hệ đến các nhu liệu sử dụng.

Nguyên tắc số 6: Làm gì khi bị tấn công
Khi bị tấn công DDoS hay nhận mã độc, bạn nên trao đổi, chia sẻ với một số blog bạn cách thức phòng chống hữu hiệu hơn. Nên thông báo ngay đến quản trị viên công ty hosting (nếu có) để lấy những biện pháp cần thiết. Duy trì liên lạc thường xuyên với các quản trị viên các trang blog bạn để trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau khi bị tấn công. Blog No Firewall luôn sẳn sàng giúp bạn, nếu trang blog của bạn bị tấn công.

Copy từ: Nofirewall

Xử phúc thẩm TNCG & TL: Giảm án hay vô tội ?


VRNs (02.06.2013) – Sài Gòn – Theo Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, C.Ss.R cho biết, việc giảm án tại phiên tòa phúc thẩm, nhà cầm quyền cố tình tạo cảm giác rằng các TNCG và TL là những người có tội và nhà cầm quyền đang thực hiện một chính sách nhân đạo là giảm án cho 4 anh Lê Sơn, anh Xuân Anh, anh Văn Oanh và anh Văn Duyệt. Nhưng đúng với bản chất là phải thả họ ngay tại tòa và phải đền bù danh dự cho họ vì đã giam giữ họ trong một thời gian dài. Phải đền bù chứ không phải là vấn đề giảm án. Những bản án này chỉ có thể thực sự được thay đổi, được tuyên các anh TNCG và TL là vô tội khi chính sách của nhà cầm quyền thay đổi về cách lãnh đạo đất nước và khi chính sách của nhà cầm quyền thay đổi trong mối tương quan với nhân dân.
Phiên tòa phúc thẩm của các anh TNCG và TL vào ngày 23.05.2013 vừa qua, gồm có 8 anh kháng án, trong đó 4 anh vẫn y án là anh Đức Hòa, anh Đình Cương, anh Minh Nhật và anh Văn Dung, và 4 anh được giảm án anh Lê Sơn, anh Xuân Anh, anh Văn Oanh và anh Văn Duyệt.
Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của Phóng viên VRNs với Lm Antôn Lê Ngọc Thanh, C.Ss.R. Hoặc Quý vị có thể nghe cuộc phỏng vấn trong Chương trình VNTQ của Truyền Thông Chúa Cứu Thế.
VRNs: Thưa Cha, Cha đánh giá như thế nào về kết quả bản án của các anh TNCG và TL?
Lm Antôn Lê Ngọc Thanh: Tường thuật của luật sư Vương Thị Thanh và luật sư Hà Huy Sơn từ phiên tòa cho thấy, bầu khí tổ chức tố tụng có vẻ thoải mái hơn, các luật sư được quyền tranh luận nhiều hơn. Tuy nhiên, các bản án là điều mà các luật sư không đồng tình vì tất cả các luật sư điều thấy thân chủ của mình vô tội, nhưng tòa án vẫn kết án là có tội. Tôi thấy nhận xét của các luật sư như vậy là chính xác.
VRNs: Thưa Cha, việc làm của các anh TNCG và TL là vô tội, việc giam giữ các anh TNCG và TL dù chỉ một ngày cũng vi phạm đến pháp luật, vậy việc nhà cầm quyền giảm án cho các anh Lê Sơn, Văn Duyệt, Xuân Anh và Văn Oanh nhằm mục đích gì?
Lm Antôn Lê Ngọc Thanh: Vấn đề giảm án có hai điều chúng ta cần lưu ý. Thứ nhất, khi nhà cầm quyền giảm án thường là, họ thấy họ xử sai để kết án sai, thì bây giờ họ xử cho đúng hơn và giảm án. Đó là một cách thức rất bình thường của một phiên tòa, của một tiến trình tố tụng. Nhưng vấn đề lớn ở đây là những hành vi được gọi là hành vi cấu thành tội phạm theo điều 79, là tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Xét về các hành vi của các anh TNCG và TL do chính bản cáo trạng của viện kiểm sát đưa ra, thì đến giờ phút này tôi thấy không có tội. Bởi vì, tất cả các lý do đưa ra ví dụ như, các anh TNCG và TL có tham gia một khóa đào tạo về đấu tranh bất bạo động. Đã nói là bất bạo động thì làm sao nói là lật đổ chế độ được. Hoạt động bất bạo động là hoạt động ôn hòa, là hoạt động cả thế giới khuyến khích nên không thể kết tội được.
Thứ hai, nhà cầm quyền nói, mấy anh TNCG và TL tham gia Đảng Việt Tân hoặc một tổ chức chính trị nào đó, thì theo Hiến pháp 69 công dân có quyền tự do hội họp và lập hội, tức là công dân được quyền tham gia. Ở VN không có luật về Đảng nhưng Hiến pháp có quy định về điều này, nên không có luật vẫn được quyền theo Hiến pháp mà làm. Vì thế, nhà cầm quyền nên thay đổi cách suy nghĩ. Hiến pháp là điều quan trọng nhất và ràng buộc mọi người phải làm, còn luật pháp là có thể cụ thể hóa của một điều nào đó trong Hiến pháp. Nếu trong trường hợp không cụ thể hóa nó thì Hiến pháp đó tự nhiên phải thực hiện đúng như vậy và được quyền làm đúng như vậy.
Do đó, việc giảm án tại phiên tòa vừa rồi, nhà cầm quyền cố tình tạo ra một cái cảm giác rằng, những người này có tội. Nhưng đúng với bản chất là phải thả họ ngay tại tòa và phải đền bù danh dự cho họ vì giam giữ họ trong thời gian quá lâu. Phải đền bù chứ không phải là vấn đề giảm án. Tôi nghĩ là như vậy.
VRNs: Thưa Cha, trong những ngày vừa qua, cộng đồng mạng quan tâm đến việc giảm án cho 4 anh TNCG và TL, đặc biệt là anh Paulus Lê Sơn. Có người cho rằng đó là hợp lý, hoặc có người cho rằng việc đó không hợp lý và gây ra sự hoang mang. Thưa Cha, điều này có ý nghĩa như thế nào dưới góc độ truyền thông?
Lm Antôn Lê Ngọc Thanh: Điều thứ nhất, việc giảm án cho Lê Sơn theo bản án vừa rồi từ 13 năm xuống còn 4 năm, tức giảm 9 năm, điều này gây ngạc nhiên cho mọi người. Ngạc nhiên, bởi vì, tại sao người ta có thể làm sai đến mức độ như vậy, nếu được gọi là một bản án có tội thì một hình phạt từ 4 năm mà có thể độn lên 13 năm. Một tòa án như thế này thì khủng khiếp lắm! Một sự oan sai rất khủng khiếp! Ai mà rớt vào trường hợp này chỉ có mà chết thôi!
Điều thứ hai, trong hoàn cảnh của Lê Sơn, anh tham gia một khóa huấn luyện về an ninh điện tử và anh có tham gia một hoạt động nào khác, mà tôi chưa kiểm chứng được chỉ nghe luật sư Hà Huy Sơn nói là anh có tham gia Đảng Việt Tân. Nhưng cho đến khi anh Sơn bị bắt thì chưa bao giờ anh Sơn nói cho tôi biết là anh Sơn có tham gia Đảng Việt Tân. Giả sử nếu anh Lê Sơn có tham gia Đảng Việt Tân và anh tham gia một khóa học về an ninh điện tử, thì cả hai điều này đều không có tội. Nên việc giảm án cho Lê Sơn là một cách thức nhà cầm quyền nói với mọi người rằng, anh Sơn có tội và bây giờ nhà cầm quyền đang thực hiện một chính sách nhân đạo. Nhưng đứng về mặt luật pháp là sai. Nhân đạo, nhà cầm quyền có thể giúp người ta cách khác chứ không thể giảm án. Một người không có tội mà nhà cầm quyền cố gắng quy kết cho một án có tội, để hợp thức hóa việc giam giữ trái phép của nhà cầm quyền. Đây là tình trạng không thể chấp nhận được.
Về dư luận, có người cho rằng việc giảm án là đúng và có người cho rằng giảm án là sai. Tôi nghĩ rằng, những người cho giảm án là đúng thì họ có một cái nhìn hơi thiên về vấn đề và cho rằng đây là những người có tội. Thật ra các anh TNCG và TL này không có tội. Những người phản ứng chống lại bản án, có thể chia ra làm hai nhóm nhỏ. Có nhóm nói rằng các anh TNCG và TL này không có tội, nên không thể kết án và không có chuyện giảm án thì nhóm này là đúng. Có nhóm nói là có tội nhưng giảm án như thế này là quá nhiều. Những người đó là những người không chịu nghiên cứu kỹ về pháp luật, để hiểu rõ giá trị và quyền làm người của chúng ta với tư cách là công dân tại VN. Nên, đây có thể xem như là một cách thức hợp thức hóa một bản án sai trái của nhà cầm quyền, nhưng những người tham gia trên mạng đã không tỉnh táo để nhận thấy điều này và bắt đầu trở nên những cuộc tranh luận đối đầu với nhau là giảm án nhiều hay giảm án ít, đúng ra phải là một cuộc tranh luận tại sao vẫn còn án mà không trắng án. Mới là điều quan trọng!
VRNs: Thưa Cha, vào ngày 22.05.2013, 4 tổ chức NGO đã ký tên Bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho các anh TNCG và TL và gửi đến chính phủ VN, thì nó tác động như thế nào đến phiên tòa phúc thẩm của các anh TNCG và TL?
Lm Antôn Lê Ngọc Thanh: Thật ra việc làm của 4 tổ chức NGO là kêu gọi thả tự do ngay cho các anh TNCG và TL tại Nghệ An và nhiều tổ chức khác cũng lên tiếng như Tổ chức Nhà báo Không Biên Giới đã có tác động rất lớn về mặt thay đổi chính sách của nhà cầm quyền, bởi vì nhà cầm quyền biết rằng việc làm sai trái của nhà cầm quyền được nhiều người biết và được nhiều người lên tiếng. Nhưng cụ thể trong việc tác động như thế nào vào bản án thì tôi cho rằng là không có tác động trực tiếp vào bản án, bởi vì những bản án này chỉ có thể thực sự được thay đổi, được tuyên là vô tội khi chính sách của nhà cầm quyền thay đổi về cách lãnh đạo đất nước và khi chính sách của nhà cầm quyền thay đổi trong mối tương quan với nhân dân. Hiện nay, đảng cầm quyền đang duy trì một hệ thống độc đảng duy nhất, mặc dù Hiến pháp công nhận có sự tồn tại và quyền tự do của công dân được tham gia các đảng phái khác, thậm chí lập các đảng phái khác, nhưng nhà cầm quyền vẫn lờ đi, coi như việc đó không có. Vì vậy, các Tổ chức này và nhiều tổ chức khác đang lên tiếng, đang tác động rất mạnh với nhà cầm quyền, để nhà cầm quyền nhận ra rằng nhà cầm quyền đang làm sai và cái làm sai trái của nhà cầm quyền không còn dấu đằng sau lưng, mà bắt đầu được trưng ra cho mọi người trên thế giới đã thấy.
VRNs: Thưa Cha, các tổ chức NGO và các tổ chức khác có nên tiếp tục lên tiếng trong trường hợp của các anh TNCG và TL cũng như các trường hợp tương tự không?
Lm Antôn Lê Ngọc Thanh: Tôi nghĩ rằng, rất cần có sự lên tiếng, bởi vì sự lên tiếng của các tổ chức cho các trường hợp cụ thể có thể mang lại tác động cho các trường hợp cụ thể này rất nhỏ, nhưng nó sẽ tác động vào công cuộc chung để thay đổi nền tư pháp và thay đổi tầm nhìn chính trị ở VN rất cần. Tôi đánh giá rất cao ý kiến của các tổ chức quốc tế và các tổ chức NGO trong nhiều trường hợp vừa qua đã lên tiếng. Những lần lên tiếng như vậy đã làm cho chính những người công an cho đến chính những người của viện kiểm sát và tòa án, khi họ cứ hành xử như trước đây thì họ cảm thấy rằng họ đang hành xử một cách bất minh và không có bình an, vì họ biết rằng họ đang làm sai. Điều này là điều thành công và có giá trị rất lớn của các tổ chức quốc tế và NGO đã lên tiếng cho vấn đề bảo vệ những người bị tù vì tội đấu tranh cho nhân quyền, vì những tội dấn thân cho hoạt động bảo vệ tổ quốc chống lại Trung Quốc.
VRNs: Xin cám ơn Cha.
Huyền Trang, VRNs


Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Trong khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời báo chí một cách lòng vòng thì... TQ khẳng định quyền tuần tra trên biển

Trung Quốc khẳng định quyền tuần tra trên Biển Đông

Tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại Hội nghị Shangri La 2013. Ảnh ngày 02/06/2013
Tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại Hội nghị Shangri La 2013. Ảnh ngày 02/06/2013
Reuters

Thanh Hà
« Biển Hoa Đông và Hoa Nam (tức Biển Đông) là thuộc chủ quyền Trung Quốc ». Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thích Kiến Quốc, tuyên bố như trên tại Hội nghị an ninh khu vực Shangri La - Singapore ngày 02/06/2013. Do vậy, theo ông, việc « tàu chiến Trung Quốc tuần tra tại những vùng biển này là hợp pháp ».

Dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Hội nghị an ninh khu vực còn được gọi là Đối thoại Shangri La, tướng Thích Kiến Quốc tuyên bố : « Đã quá rõ ràng vì sao tàu chiến Trung Quốc tuần tra tại Biển Hoa Đông và Hoa Nam (…) Quan điểm của chúng tôi là Biển Hoa Đông và Hoa Nam thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng về điều đó (…) Do vậy sự hiện diện của tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần duyên tại những vùng biển này là hoàn toàn chính đáng và không có gì phải bàn luận cả ( …) Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra tại những vùng biển này ».
Trả lời câu hỏi về tham vọng bành trướng, lấn át các nước láng giềng của Bắc Kinh, tướng Thích Kiến Quốc khẳng định rằng Trung Quốc chưa bao giờ chủ trương bành trướng hay chinh phục bằng quân sự ( …) » Về những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước lân cận gần đây, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc nhấn mạnh là Bắc Kinh luôn tìm giải pháp bằng con đường đối thoại.
AFP nhắc lại Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với 4 nước Đông Nam Á là Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam tại Biển Đông, và với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.


Copy từ: RFI

Công an Việt Nam tấn công chớp nhoáng cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm nay


 DCVOnline – Tin Reuters

bieutinh-90Công an Việt Nam tấn công chớp nhoáng nhằm ngăn chận một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm nay Chủ Nhật ngày 2 tháng Sáu, bắt giam tối thiểu 20 người ở Hà Nội.
HÀ NỘI – Công an Việt Nam tấn công chớp nhoáng nhằm ngăn chận một cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm nay Chủ Nhật ngày 2 tháng Sáu năm 2013, công an bắt giam tối thiểu 20 người trong một biểu tượng mới nhất cho thấy thái độ cứng rắn đối với người bất đồng chính kiến của chế độ cộng sản, ngay cả sau khi nhà nước Việt Nam lên tiếng chỉ trích hành động xâm lăng của Bắc Kinh ở biển Nam Hải.
Cùng lúc đám đông tụ tập lại để phản đối việc tàu hải giám Trung Quốc đâm vào tàu đánh cá Việt Nam gần đây, công an chìm và nổi chận các điểm tụ tập và nhanh chóng lùa người biểu tình lên xe buýt đang đậu sẵn đó, người của hãng thông tấn Reuters cho hay.
Hai nhà báo Việt Nam làm việc cho thông tấn ngoại quốc cũng bị bắt tại cuộc biểu tình gần hồ Hoàn Kiếm.
Protesters chant anti-China slogans while marching during an anti-China protest in Hanoi
Người biểu tình vừa tuần hành vừa hô cao khẩu hiệu chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm nay. Nguồn hình: Reuters, Peter Ng.
Việt Nam bị các nước phương Tây bao kể cả Hoa Kỳ chỉ trích vì vi phạm và cấm đoán tự do ngôn luận cũng như bắt giam những người nói xấu hay phỉ báng nhà nước cùng lúc với sự bất bình ngày càng gia tăng vì việc chiếm đoạt đất đai, tham nhũng và khả năng quản trị tồi tệ của nhà nước gây nên một nền kinh tế què quặt với nợ nần chồng chất.
Giới ngoại giao và chuyên gia cho rằng đảng cầm quyền ráng sức ngăn chận tất cả các cuộc biểu tình, ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà đã một lần họ chấp nhận trước đây, vì nhà nước cộng sản sợ những cuộc biểu tình như thế này có khả năng bùng nỗ thành những phong trào chống nhà nước rộng lớn hơn.
Plainclothes policemen detain anti-China protesters during an anti-China protest in Hanoi
Công an chìm đang bắt giam người biểu tình chống Trung Quốc. Người đang bị công an khống chế là thứ 3 từ trái, và thứ 2 từ phải. Nguồn hình: Reuters, Peter Ng.
Căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải kéo dài cả thập niên qua đã gia tăng trong những tuần qua sau khi tàu Trung Quốc đã đâm tàu đánh cá Việt Nam và sau đó tụ lại gần một chiếc tàu mà Phi Luật Tân đã đánh chìm năm 1999 để làm dấu lãnh hải của mình.
Phi Luật Tân đã cảnh cáo Trung Quốc rút ra khỏi vùng mà Bắc Kinh cho đó là “lãnh thổ không thể tranh cãi được” của họ và Việt Nam cho đó là một “sự vi phạm nghiêm trọng” tính chủ quyền của Việt Nam.
Trong một lời tuyên bố hiếm có, không mang tính ngoại giao như thường thấy trước đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Sáu ngày 31 tháng Năm đã cảnh cáo sự thiệt hại đối với mậu dịch quốc tế và nền kinh tế trong vùng nếu “có những sự tuyên bố chủ quyền đơn phương, vô căn cứ” và “chính trị dựa vào sức mạnh” có thể đưa đến một xung đột ở vùng biển Nam Hải.
Ông Dũng phát biểu điều trên trong bài diễn văn ở cuộc Hội thoại Shangri-La, Singapore nhưng ông đã không đề cập một cách riêng biệt đến Trung Quốc.
© 2013 DCVOnline


Copy từ: Đàn Chim Việt

Hình ảnh chống Tàu cộng xâm lược Hoàng Sa của nhân dân miền Nam năm 1974


1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH. Nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.
2
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
4
Băng rôn sinh viên học sinh đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.
5
6 7
12
8910
TT Thiệu rời Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, sau khi ra chỉ thị về biện pháp đối phó với TC khi hạm đội TC xâm nhập hải phận Việt Nam Công Hoà tại Hoàng Sa (1974).


Copy từ: Bà Đầm Xòe

Biểu tình chống Trung Quốc, hàng chục người bị bắt giữ tại Hà Nội

Công an mặc thường phục bắt các anh Tuan Do (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (thứ hai từ phải sang) trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 02/06/2013.
Công an mặc thường phục bắt các anh Tuan Do (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (thứ hai từ phải sang) trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội ngày 02/06/2013.
REUTERS/Peter Ng

Thanh Phương
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, ngày Chủ nhật 02/06/2013, công an Việt Nam đã bắt giữ gần 30 người tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, trong đó có hai phóng viên của hãng tin AFP.

Lực lượng an ninh Việt Nam đã giải tán khoảng 100 người biểu tình sau cuộc tuần hành 1 tiếng đồng hồ trên đường phố Hà Nội. Những người bị bắt giữ bị đưa lên xe buýt chở đến trại Lộc Hà bên ngoài thủ đô Việt Nam. Hai phóng viên của hãng thông tấn Pháp AFP đến đưa tin về cuộc biểu tình hôm nay cũng bị câu lưu, nhưng được thả ra vài giờ sau đó.
Tham gia biểu tình, nhưng nhờ cải trang nên không bị công an bắt giữ, anh Nguyễn Lân Thắng trả lời phỏng vấn RFI vào lúc 15 giờ, khi đang đứng chờ những người được thả ra từ trại Lộc Hà. Trước hết anh Thắng mô tả cách thức mà công an bắt giữ người biểu tình hôm nay :

Ông Nguyễn Lân Thắng - Hà Nội
 
02/06/2013
by Thanh Phương
 
 
Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay có cả một chiến dịch bắt giữ rất khôn khéo. Họ tách riêng tất cả những người mà có khả năng kêu gọi, huy động lực lượng. Số người tham gia mà đã chuẩn bị sẵn khẩu hiệu là khoảng 300 người, nhưng có nhiều người lần đầu tiên đi biểu tình, nên họ rất sợ và chờ khi biểu tình bùng lên thì mới dám xông vào. Thế nhưng, công an chặn hết những người mà họ quen mặt. Việc bắt bớ diễn ra thì khắp cả quãng đường từ Tháp Hòa Phong đến bưu điện Bờ Hồ, cho đến chỗ Hàm Cá Mập đầu phố Hàng Đào.
Lần này họ bắt giữ có vẻ thuần thục hơn. Họ ém một xe bus và một xe ca - chiếc xe ca màu đỏ thường đi theo đoàn biểu tình, mà ta vẫn thấy trong các video và hình ảnh trên mạng về biểu tình chống Trung Quốc. Họ ém quân trên xe bus và xe màu đỏ đỗ đằng sau. Ngay khi có lệnh của chỉ huy, an ninh đeo băng đỏ ào xuống bắt người lên xe bus. Sau đó, họ quay trở lại xe rình bắt tiếp những người khác.
Khi bắt giữ thì dọc theo phố Hàng Bài, Hàng Khay là họ cho cảnh sát giao thông chặn đường, không cho các phương tiện giao thông đi dọc theo Bờ Hồ. Khi đường phố vắng vẻ là họ ào xuống bắt người.
( Tiếng vỗ tay vang lên )
Đấy, anh có thể nghe tiếng vỗ tay vì có một người vừa được thả ra, nhưng tôi không biết đó là ai vì lần này trong số bị bắt có rất nhiều người mới, tôi không biết tên. Trong 29 người bị bắt, thì có hơn 10 người lần đầu tiên biểu tình.
Họ bắt đầu thả người ở Lộc Hà, nhưng họ cho một lực lượng an ninh rất đông đứng chung quanh chúng tôi, và không cho chúng tôi đỗ xe máy ở đường nhánh nhỏ ở ngay bên cạnh trại Lộc Hà.
RFI: Còn anh thì vì sao anh không bị bắt lần này?
Nguyễn Lân Thắng: Hôm nay tôi được tin mật báo là công an Hà Nội quyết tâm bắt giữ tôi tại hiện trường, nên tôi đã cải trang đi vòng quanh Bờ Hồ, không trực tiếp xông vào đám đông người và họ đã không phát hiện ra tôi.
RFI: Anh thấy khí thế của người biểu tình hôm nay thế nào?
Nguyễn Lân Thắng: Mọi người hôm nay đi rất hồ hởi và vui vẻ. Tất cả những người biểu tình đều chuẩn bị tinh thần sẽ ...( Có lẽ anh Thắng muốn nói là “chuẩn bị tinh thần sẽ bị bắt”, nhưng nói đến đây điện thoại bị mất sóng, vì công an phá sóng trong khu vực chung quanh trại Lộc Hà ).
Cũng hiện diện trong cuộc biểu tình hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết:

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - Hà Nội
 
02/06/2013
by Trọng Thành
 
 
TS Nguyễn Quang A: « (…) Về sau tôi mới biết rằng, ngay lúc đầu, người ta đã tìm cách dập tắt cuộc biểu tình để nó không thể khởi động được. Lúc đầu, người ta đã bắt đi một số người, nhưng cuộc biểu tình vẫn tiến hành. (…)
Đã có nhiều lúc lẽ ra người dân đã xuống đường, nhưng mà người dân cũng nghĩ là đã có Nhà nước, đã có... lo. Và có những lúc rất là gay cấn mà dân chúng không để ý nữa. Nhiều người lấy làm lo lắng là đến những sự việc nghiêm trọng như thế xảy ra, mà người dân không thèm để ý nữa, không lên tiếng gì cả. Thì, sau một thời gian rất dài, đến ngày hôm nay, thì thấy rằng cũng không phải hoàn toàn là như vậy, tức là người dân vẫn sẵn sàng bày tỏ chính kiến của mình ».
AFP nhắc lại, từ năm 2011 đến nay đã có hơn một chục cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam. Ban đầu ngầm cho phép, chính quyền Hà Nội sau đó đã cấm các cuộc biểu tình này và thẳng tay đàn áp những người tham gia.
Cuộc biểu tình hôm nay 02/03/2013 diễn ra theo lời kêu gọi được lan truyền trên mạng từ mấy ngày qua tiếp theo sau những hành động gây hấn mới của Trung Quốc trên Biển Đông, như tuyên bố cấm đánh cá trong khu vực Hoàng Sa-Trường Sa, đâm chìm tàu cá Việt Nam. Một ngày trước,  theo tin báo chí trong nước, lại có thêm một tàu cá Việt Nam bị đâm chìm, khiến một ngư dân thiệt mạng ở ngoài khơi Thanh Hóa. Tai nạn do một tàu sắt không rõ số hiệu, gây ra. Nhưng người ta nghi rằng đó là tàu Trung Quốc.
Theo thông tin trên mạng thì tối nay đã có một số người bị bắt giữ tại trại Lộc Hà đã được trả tự do; tuy nhiên một số người biểu tình như Trương Văn Dũng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Văn Phương đã bị đánh đập.


Copy từ: RFI

Cậy Mỹ cản TQ nhưng không muốn là đồng minh

C. Raja Mohan — DCVOnline lược dịch

myvietViệt Nam muốn dùng Washington để cân bằng với Bắc Kinh, nhưng không muốn trở thành đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ .
Trong khi Ấn Độ đang cố để hiểu vấn đề căng thẳng quân sự gần đây dọc biên giới với Trung Quốc, thì Việt Nam, trước những ứng xử cơ bắp của Bắc Kinh trong những tranh chấp lãnh hải ở vùng Biển Đông, đã ôm lấy Hoa Kỳ.
Mặc dù Việt Nam và Trung Quốc cùng chia sẻ một ý thức hệ — họ là những chính phủ cộng sản cuối cùng ở châu Á — Hà Nội muốn giữ quyền tự quyết chiến lược của mình bằng cách đến gần hơn với Washington.
Phác thảo chiến lược của Hà Nội tại cuộc họp hàng năm của các cơ sở quốc phòng châu Á tại Singapore tối thứ Sáu, Thủ tướng CHXHCN Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh sự mất niềm tin hiện nay giữa một Trung Quốc đang lên và các nước láng giềng.
Trong một phát biểu không núp né khi gián tiếp nói đến Trung Quốc, ông Dũng nói,
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La Dialogue, Singapore May 31, 2013. Nguồn: Reuters/Edgar Su
Ông Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La Dialogue, Singapore May 31, 2013. Nguồn: Reuters/Edgar Su
“Ở một nơi nào đó trong khu vực, đã xuất hiện sự yêu chuộng dùng sức mạnh đơn phương, những tuyên bố vô căn cứ và những hành động trái với luật pháp quốc tế xuất phát từ sự áp đặt và chính trị bạo lực.”
Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong việc gìn giữ an ninh cho nước láng giềng của Trung Quốc. Trong khi Bắc Kinh mô tả Mỹ như một kẻ xâm lăng ở châu Á, ông Dũng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là một ‘sức mạnh ở khu Thái Bình Dương’.
“Không quốc gia nào trong khu vực sẽ phản đối việc tham gia chiến lược của các cường quốc ngoài khu vực tham gia nếu những quan hệ đó nhằm mục đích tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển,” ông Dũng nói.
Do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế trụ sở tại London tổ chức, Hội nghị Shangri-La thường niên đã trở thành một phương tiện hội thoại trao, đổi chính cho giới ngoại giao quốc phòng trong khu vực châu Á. Mời Thủ tướng CHXHCN Việt Nam đọc diễn văn chính tại Hội nghị Shangri La năm nay, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đã làm nổi bật tầm quan trọng chiến lược đang tăng của Hà Nội trong địa chính trị châu Á.
Ông Dũng ngồi ăn tối cùng bàn với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, sự trớ trêu của sự xếp đặt chiến lược mới ở châu Á đã quá rõ, không thể không thấy. Bốn mươi năm trước, Hagel là một trung sĩ thuộc quân đội Mỹ chiến đấu trong cuộc chiến chống cộng sản tại Việt Nam; Ông Dũng là bộ đội ở phía bên kia chiến tuyến, cố gắng đánh bại Mỹ. Hôm nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đang cùng chia sẻ lợi ích trong việc thúc đẩy một sự cân bằng mới của hệ thống quyền lực để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu, ông Dũng cũng kêu gọi đoàn kết Đông Nam Á trong việc đàm phán [đa phương] về những tranh chấp lãnh thổ trong khu vực với Trung Quốc. Ông kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển ở châu Á.
Như những người kế thừa một truyền thống chính trị hiện thực mạnh, người lãnh đạo Việt Nam biết rằng sự hiệp nhất của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là một nối kết không bền chặt và cũng nhận biết khả năng của Bắc Kinh có thể gây chia rẽ trong khu vực mà không cần nhiều nỗ lực.
Dũng và các cộng sự viên của ông tại Hà Nội cũng ý thức sâu sắc về một thực tế là các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực không có thể buộc Trung Quốc chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Lựa chọn duy nhất để đảm bảo lợi ích của Việt Nam, họ biết, nằm trong việc vun xới một hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc châu Á khác.
Trong lúc đi tìm quan hệ và cam kết sâu xa hơn với Hoa Kỳ, Việt Nam không có ý định từ bỏ chính sách đối ngoại độc lập.
“Việt Nam sẽ không là một đồng minh quân sự với bất cứ nước nào và sẽ không cho phép bất cứ nước nào thiết lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam sẽ không liên minh với bất cứ nước nào để chống lại một nước khác.”
Theo đuổi tự tin của Việt Nam để tìm sự cân bằng sức mạnh chiến lược phức tạp có thể là một mô hình cho các nước trung bình khác ở châu Á đang lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc: muốn dùng Washington để cân bằng với Bắc Kinh, nhưng không muốn trở thành đồng minh quân sự chính thức của Hoa Kỳ .
nnnn
… mình chính thức với nhau nhé? Không mình không nghĩ thế; mình  đến chơi với bạn chẳng qua vì mèo của bạn có duyên thôi.
DCVOnline:  Thủ tướng nước CHXHVN “trả lời”  vài câu hỏi tại Đối thoại Shangri-La. Bạn đọc lưu ý hai câu hỏi của một nữ quân nhân nước CHNDTH (phút 3:10) và một ký giả của nước Cộng hòa Đại Hàn (Republic of Korea, phút thư 7:00) và hai câu trả lởi của ông Nguyễn Tấn Dũng].

Xây dựng Lòng tin Chiến lược. Hỏi đáp với ông Nguyễn Tấn Dũng. (Building Strategic Trust: Nguyen Tan Dung Q&A. Nguồn: The IISS).
(C. Raja Mohan là Viện sĩ tại Cơ sở Nghiên cứu Observer, Delhi và một tác giả đóng góp cho tờ cho The Indian Express)
© 2013 DCVOnline



Copy từ: Đàn Chim Việt

CHÚNG TÔI PHẢI NẰM XUỐNG ĐỂ ĐẤT NƯỚC NÀY - DÂN TỘC NÀY PHẢI ĐỨNG LÊN

"CHÚNG TÔI PHẢI NẰM XUỐNG ĐỂ ĐẤT NƯỚC NÀY - DÂN TỘC NÀY PHẢI ĐỨNG LÊN" Đó là câu nói của chị Bùi Hằng sau một ngày bị giáo dưỡng tại trại phục hồi nhân phẩm Lộc Hà - Đông Anh - Hà Nội sau khi căng biểu ngữ với nội dung "Trung quốc, hãy cút khỏi biển đông" tại Bờ Hồ hồi 08h30' sáng 02/06/2013.
Như các bạn và các anh chị đã biết, sáng nay một số người phản đối sự bá quyền của nhà cầm quyền trung cộng gây hấn trên biển Đông như tập trận - thành lập huyện tam sa mà thực chất là Hoàng Sa của Việt Nam, đánh đuổi ngư dân Việt Nam đang làm ăn mưu sinh trên vùng biển Việt Nam làm họ tổn hại đến tính mạng cũng như của cải vật chất và tương lai một cuộc sống bấp bênh không gì đảm bảo. Họ đã xuống đường biểu tình để bảo vệ máu thịt - của cải và chủ quyền lãnh thổ mà cha ông để lại trước sự lăm le của china. Vậy mà, họ đã bị công an Hà Nội dùng vũ lực và số đông bắt lên xe đưa về trại phục hồi nhân phẩm. Tổng số có 27 người tham gia biểu tình ôn hòa bị công an bắt đi.
Điều quan trọng hơn cả, khi mà đến chiều, một số anh em người thân của 27 con người trên lên đợi đón người nhà về từ trại Lộc Hà thì lại tiếp tục bị công an trong trại hành hung một cách dã man và hiểm độc. Trong số đó có em Văn Phương - anh Tiến Hưng - em Chí Đức. Trước đó phía trong cổng trại, anh Trương Dũng bị công an lấy còng tay đánh vào đầu chảy máu đầm đìa rồi chúng  khiêng anh Dũng vứt ra ngoài cổng trại như thể 1 thứ đồ vật. Ngoài anh Dũng bị đánh, trong đó còn nhiều người cũng bị hành hung, chị Bùi Hằng bị đánh hội đồng - một anh thanh niên vào can bị công an trong trại đánh hội đồng tiếp.....
Để phản đối hành vi đánh người dã man trong trại, anh chị em ở ngoài và người thân đã lên tiếng thì tiếp tục bị công an và an ninh đánh đập rất tàn ác, cụ thể là em Phương và anh Hưng.
Công an bắt em Phươg nhốt lên thùng xe chở tội phạm định đưa đi đâu đó, vậy là tất cả mọi người đã nằm xuống trước bánh xe để phản đối hành vi tàn ác đó của công an. Chúng tôi nằm ra đường đến 20h00' thì đưa anh trương Dũng về viện 108 khám chữa vết thương.


Chí Đức bị công an lôi đi nên xước hết lưng

Anh trương Dũng bị dánh vào đầu







Văn Phương bị đánh phía bên ngoài trại Lộc Hà


Phương bị nhốt vào xe này




Và chúng tôi nằm xuống












Copy từ: Blog Thành