CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Tiền ngân hàng đang chảy về đâu

201303040703382013030407011382[1]Ngân hàng báo cáo tiền huy động từ dân cư vẫn tăng trưởng tốt trong khi doanh nghiệp kêu thiếu vốn, không vay được. Thực tế này khiến không ít chuyên gia đặt nghi vấn về đích đến của dòng tiền trong nền kinh tế.
Thống kê mới nhất cho thấy quý I, tăng trưởng huy động vốn trong hệ thống ngân hàng đạt 4,34%, nhưng tín dụng chỉ tăng 0,67%. Mùa đại hội cổ đông năm nay, báo cáo của ngân hàng nào cũng khoe “huy động vốn tăng trưởng đáng kể”. Còn khi nói đến kết quả cho vay – dẫn vốn cho nền kinh tế thì ông chủ nào cũng “ngao ngán” và trình bày kèm theo một loạt nguyên nhân.
Tại phiên họp mới đây của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) kể câu chuyện chi nhánh một ngân hàng quốc doanh ở Lạng Sơn vừa phải chuyển 1.000 tỷ đồng vốn huy động về trung ương, vì không cho vay nổi. “Nếu chính sách không hài hòa, không cho vay được và không gắn kết với doanh nghiệp thì ngân hàng cũng chết thôi”, ông Tuy lo lắng.
Nhiều đại biểu Quốc hội thắc mắc tiền đang ở đâu khi không chạy vào sản xuất. Ảnh: Thanh Lan.
Nhiều đại biểu Quốc hội thắc mắc tiền đang ở đâu khi không chạy vào sản xuất. Ảnh: Thanh Lan.
Ngân hàng Nhà nước trong báo cáo bổ sung tình hình năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã nêu một số nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng thấp. Theo cơ quan này, một trong các lý do là năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, hàng tồn kho cao nên tiêu thụ sản phẩm khó khăn.
Thực tế, không chỉ vì lãi suất cao, nhiều doanh nhân thú nhận chẳng dám vay vốn vì mở rộng sản xuất để làm gì khi hàng tồn chưa bán hết. Một đại diện của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói: “Dịp cuối tuần, cứ nhìn mỗi giỏ hàng hóa thanh toán tại siêu thị của người dân ngày một vơi đi là tôi biết sức mua của nền kinh tế yếu thế nào”.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã suy giảm khi phần lớn tài sản thế chấp các khoản vay có nguồn gốc từ bất động sản đang đóng băng. Các ngân hàng cũng ngại cho vay do lo ngại nợ xấu gia tăng sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng trên 30%. Trong khi đó những doanh nghiệp khỏe, đủ điều kiện, “vừa mắt” ngân hàng thì có xu hướng thoái nợ, muốn giảm phụ thuộc vốn vay. Chỉ còn lại nhóm khó khăn muốn được bơm vốn nhưng không đủ điều kiện.
Doanh nghiệp vẫn rất khát vốn dù lượng tiền huy động của ngân hàng vẫn tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Hà.
Doanh nghiệp vẫn rất khát vốn dù lượng tiền huy động của ngân hàng vẫn tăng mạnh. Ảnh: Hoàng Hà.
Hơn 80% doanh nghiệp hiện nay thuộc diện vừa và nhỏ (SME), quy mô cũng như tài sản, uy tín thấp nên việc tiếp cận vốn ngân hàng càng khó. Báo cáo về khó khăn này trước Ủy ban kinh tế Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cho biết cơ chế Ngân hàng Phát triển bảo lãnh cho SME vay vốn dù đã có nhưng vẫn chưa ban hành Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thế nên, tín dụng càng không thể tăng nổi.
Báo cáo phân tích tình hình kinh tế tháng 4 của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia phần nào gợi mở chuyện tiền đang ở đâu. Ủy ban này cho rằng tỷ lệ nợ xấu cao khiến nhiều ngân hàng vẫn tăng mạnh huy động nhưng chủ yếu là để trả nợ những khoản huy động cũ đáo hạn.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói thêm, để đáo hạn các khoản huy động cũ nhà băng phải sử dụng tới lượng tiền gửi mới nhận được từ dân cư. “Việc này nếu kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế”, ông Hiếu cảnh báo.
Cũng theo nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, vốn huy động của các nhà băng chủ yếu được tập trung vào đầu tư tài chính phi tín dụng như trái phiếu Chính phủ dù lợi suất có lúc đã thấp nhất trong nhiều năm. Phân tích này phù hợp với số liệu từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, tổng huy động trái phiếu Chính phủ qua kênh đấu thầu trong năm 2012 đạt 167.589 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó. 80% số này do ngân hàng thương mại mua vào.
Lo ngân hàng mải đầu tư trái phiếu quên cho vay
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đức Thụ cũng thấy làm lạ khi huy động tăng nhưng cho vay gần như không nhúc nhích. Ông thắc mắc về sự đóng góp vốn của ngân hàng nếu không tính gộp cả phát hành trái phiếu. “Nếu loại trừ việc mua trái phiếu thì trong số dư nợ tăng này có bao nhiêu phần trăm vào sản xuất kinh doanh và tác động đến tăng trưởng? Tôi đề nghị làm rõ vấn đề này”, ông Thụ yêu cầu.
Năm 2012, chuyện tính gộp trái phiếu Chính phủ vào chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã được Thống đốc đưa ra khi trả lời trước Quốc hội. Người đứng đầu ngành ngân hàng cho rằng một phần vốn huy động đã được đầu tư gián tiếp qua trái phiếu Chính phủ. Tốc độ giải ngân thực sự của hình thức cho vay Chính phủ này thường có độ trễ lớn và vốn không trực tiếp đến ngay với doanh nghiệp.
Chia sẻ với VnExpress, một chuyên gia kinh tế là thành viên cố vấn cho Ngân hàng Nhà nước cho rằng áp lực tất toán trạng thái trước ngày 30/6 có thể khiến nhiều ngân hàng phải dùng vốn huy động để mua vàng thời gian qua. Kể từ khi đấu thầu vàng, hơn 13 tấn (tương đương gần 1.500 tỷ đồng nếu tính giá trúng thầu trên 42 triệu đồng một lượng) đã được Ngân hàng Nhà nước bán hết và phần lớn do các ngân hàng thương mại mua vào. “Như vậy, lượng tiền các nhà băng mua vàng lấy từ đâu ra nếu không phải từ nguồn huy động”, vị này nghi vấn.
Diễn biến đấu thấu vàng miếng
Trong phiên làm việc mới đây của Ủy ban Kinh tế, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam kể nhiều cử tri ngân hàng chỉ làm tốt nghiệp vụ bán vàng thay vì cho vay. “Chúng tôi cũng hiểu Ngân hàng Nhà nước đã làm rất nhiều việc, nhưng những cái cụ thể để tác động vào doanh nghiệp, nền kinh tế thì chưa rõ. Cái cụ thể mà dân thấy nổi bật, nổi trội trong thời gian vừa rồi chủ yếu là bán vàng”, ông Lê Nam nói.


Copy từ: Quê Choa

VN 'không tiến bộ' về tự do báo chí



Danh sách các 'Sát thủ của tự do báo chí' mới được cập nhật của RSF
Việt Nam vẫn ở vị trí gần cuối bảng 172/179 trong Danh sách về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) ra hôm 3/5.
Danh sách này được công bố nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới.
Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cũng tiếp tục 'trụ' trong danh sách 39 sát thủ đối với tự do thông tin (Predators of Freedom of Information) của tổ chức này.
Danh sách chỉ số tự do báo chí thế giới của RSF nhận định rằng trong năm 2013, tình hình không có gì khả quan hơn trên toàn thế giới.
Ba quốc gia được cho là tôn trọng tự do báo chí nhất vẫn là ba nước đứng đầu năm ngoái: Phần Lan, Hà Lan và Na Uy.
Đứng cuối bảng vẫn là Syria, Turkmenistan, Bắc Hàn và Eritrea.
Việt Nam ở lại trong danh sách 10 quốc gia thiếu tôn trọng tự do báo chí nhất thế giới, với con số blogger bị cầm tù lớn thứ hai thế giới.
Miến Điện, ngược lại, đã vươn lên vị trí 151 từ vị trí 169 năm ngoái nhờ các cải tổ chính trị mới đây, nhất là các cải thiện trong lĩnh vực báo chí mới.

Sát thủ đối với tự do thông tin

Cùng với Danh sách Tự do Báo chí, RSF cũng cho ra một danh sách cập nhật các Sát thủ đối với tự do thông tin.
Bốn lãnh đạo các nước đã được loại ra khỏi danh sách năm ngoái.Một trong số đó là tổng thống Miến Điện, Thein Sein, với lý do nước này đang "trải qua những cải cách chưa từng thấy trước đây, bất chấp bạo lực tôn giáo".
"Sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ đáng xấu hổ, mà còn thể hiện sự đồng lõa"
Phóng viên Không biên giới
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nằm trong danh sách 39 sát thủ của tự do báo chí.
Trong phần chú thích về ông Trọng, RSF thay lời ông này tự thuật về bản thân:
"Tôi rất quen thuộc với truyền thông và báo chí vì bản thân tôi cũng là nhà báo từ năm 1967 tới năm 1966, sau đó làm biên tập viên của Tạp chí Cộng sản."
"Ở Việt Nam, nhà báo được tự do tác nghiệp, miễn là đừng công kích Đảng [CSVN]."
"Với tổng cộng 100 năm tù dành cho các blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên mạng chỉ trong 12 tháng qua ... tôi tin rằng kỷ lục của tôi tốt hơn hẳn người tiền nhiệm, ông Nông Đức Mạnh."
Trong số các nhân vật mới được đưa vào danh sát sát thủ này có ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch nước Trung Quốc.
"Việc thay đổi nhân sự không hề ảnh hưởng đến bộ máy đàn áp được cầm đầu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc," báo cáo viết.

Sự im lặng đáng xấu hổ

Bản báo cáo mới nhất của RSF cho rằng cộng đồng quốc tế không được phép im lặng trước sự đàn áp tự do báo chí tại các nước bị tổ chức này cáo buộc là kẻ thủ của Internet.
"Những người cầm đầu các chế độ độc tài vẫn tồn tại một cách yên ổn trong lúc truyền thông và báo chị bị bịt miệng hoặc loại bỏ," theo bản báo cáo.
"Những lãnh đạo như thế bao gồm Kim Jong-Un ở Bắc Hàn, Issaias Afeworki ở Ernitrea và Gurbanguly Berdymukhammedov ở Turkmenistan..."
"Đối với những nước này, cũng như các nước khác bao gồm Belarus, Việt Nam, Uzbekistan và một số nước khu vực Trung Á khác, sự im lặng của cộng đồng quốc tế không chỉ đáng xấu hổ, mà còn thể hiện sự đồng lõa."
"RFS khuyến cáo cộng đồng quốc tế không núp bóng đằng sau lợi ích kinh tế cũng như địa lý ... Lợi ích kinh tế luôn đi trước tất cả mọi thứ, như cách họ làm với Trung Quốc. Cũng giống như tất cả các nước mà phương Tây xem là mang tính "chiến lược."

Việt Nam bị RSF liệt vào danh sách các nước thù địch Internet (vùng màu đen trên bản đồ)




Copy từ: BBC

Cách chính quyền lấy đất: một trường hợp điển hình



VRNs (03.5.2013) – Sài gòn – Phòng công lý và hòa bình DCCT Sài gòn mỗi tuần tiếp nhận hàng chục hồ sơ xin hướng dẫn giải quyết những vụ việc liên quan đến đất đai do nhà cầm quyền chiếm dụng hoặc thu hồi nhưng đền bù không thỏa đáng. Trong số những người đến đây có nhiều trường hợp đã mất cả chục năm trời mang đơn đi kêu oan, khiếu kiện hết cơ quan này đến cơ quan khác nhưng đến nay họ vẫn không được giải quyết.
Hôm nay chúng tôi giới thiệu một trong số nhiều trường hợp như vậy:
Bà Huỳnh Thị Ánh, sinh năm 1940, sống tại tổ 40, ấp Bình Hòa, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang tìm đến Phòng công lý và hòa bình DCCT ngày 25.4.2013 để xin lên tiếng và tư vấn giải quyết vụ việc bà bị nhà cầm quyền huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã thu hồi đất không đúng theo những gì pháp luật quy định.
Vụ việc như sau: Vào năm 1996, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang quy hoạch xây chợ và khu dân cư Nam Cái Dầu được chính phủ phê duyệt năm 1995 với diện tích là 6,4 ha. Tuy nhiên, những người làm quy hoạch đã tự tiện mở thêm diện tích quy hoạch làm hàng trăm hộ dân phải di dời.
Hộ bà Huỳnh Thị Ánh bị nhà cầm quyền lấy 2228 m2 đất nông nghiệp và 200 mđất ở.
Bà Huỳnh Thị Ánh (áo sẫm mầu) tại phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài gòn
Cụ thể, gia đình bà Huỳnh Thị Ánh đã không nhận được đồng tiền nào từ 2228 m2 đất trồng lúa. Với diện tích 200 m2 đất nhà ở, chính quyền đền bù với mức giá từ 16.000 đồng đến 90.000đồng/1m2. Riêng ngôi nhà gia đình bà Ánh đang ở được đền bù với mức giá 400.000 đồng /1m2.
Như vậy, với diện tích hơn 2000 m2 đất nông nghiệp và 200 m2 đất thổ cư, gia đình bà Huỳnh Thị Ánh chỉ nhận được số tiền là 26.932.100 đồng.
Với diện tích đất giải tỏa được từ gia đình bà Ánh cũng như một số hộ khác tại đây, chính quyền huyện Châu Phú đã chia lô bán nền. Đền bù cho dân với giá 16.000 đồng đến 90.000 đồng/1m2  nhưng khi chia lô bán nền, chính quyền nâng mức giá lên 1,6 triệu đồng/ 1m2 và mỗi nền diện tích khoảng 60 m2 có giá tới 100 triệu đồng.
Phân lô bán nền trên phần đất của gia đình bà Ánh, nhưng chính gia đình bà Ánh lại không được chính quyền dành cho một lô đất nào làm nhà để ở. Nghịch lý thay, chính quyền bắt gia đình bà phải đăng ký mua nền như bao khách hàng khác.
Chính quyền đã ép gia đình bà Ánh phải nhận số tiền 26.932.100 đồng và “khen thưởng” cho gia đình bà Ánh thêm 2 triệu đồng “vì đã chấp hành tốt”. Nhận số tiền chưa đến 30 triệu đồng, gia đình bà Ánh không thể mua một nền trên chính mảnh đất của mình mà chính quyền nay đã hét giá 100 triệu. Do đó chính quyền đã “tặng” gia đình bà Ánh 5 triệu đồng vì đã “không đăng ký mua nền”. Có lẽ cần phải tỏ ra “nhân đạo” nên chính quyền đưa cho gia đình bà Ánh thêm 3 triệu đồng gọi là tiền “trợ cấp”. Như vậy, tổng cộng tiền đền bù giải tỏa từ 2000 m2 nông nghiệp và 200 m2 đất thổ cư, cộng với  tiền “khen thưởng”, tiền “không đăng ký mua nền”, tiền “trợ cấp” thì gia đình bà Ánh Nhận được số tiền là 36.932.100 đồng.
Sau nhiều năm đi kêu oan khiếu kiện, vụ việc của gia đình bà Ánh và những người dân Châu Phú, An Giang đã gặp được những người có trách nhiệm liên quan đến vụ việc.
Ngày 26.10.2000, những người dân Châu Phú đã đối thoại trực tiếp với chính quyền tỉnh An Giang và chính quyền huyện Châu Phú trước sự chứng kiến của đoàn công tác liên nghành của chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn. Nhân sự kiện này, báo Tuổi trẻ ra ngày Thứ Sáu, 27.10.2000 đã phản ảnh vụ việc và cho biết: chính quyền huyện Châu Phú đã nhận ra cái sai của mình và đoàn công tác chính phủ phải xin lỗi dân.
Sau khi ‘nhận ra cái sai của mình”, chính quyền huyện Châu Phú đã giải quyết vụ việc như sau:
Vào ngày 16 tháng 02 năm 2001, chính quyền huyện Châu Phú tăng mức bồi thường cho hộ bà Ánh từ 36.932.100 đồng (bao gồm 10 triệu tiền “thưởng”, “không đăng ký nền”, “trợ cấp”) lên 47.070.100 đồng. Với số tiền này, gia đình bà Ánh vẫn chưa thể mua nổi một nền nhà ở ngay chính mảnh đất hơn 2000 m2 trước dây của gia đình bà. Gia đình bà và những người dân nơi đây tiếp tục đi kêu oan lên tỉnh và đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, chính quyền tỉnh An Giang nâng mức bồi thường cho gia đình bà Ánh từ 47.070.100 đồng lên 56.310.100 đồng. Và với số tiền này, gia đình bà Ánh cũng chỉ đủ mua ½ nền nhà mà chính quyền đã lấy đất của gia đình bà để chia lô bán.
Gia đình bà Ánh và những người dân nơi đây tiếp tục kêu oan và khiếu kiện nhưng cấp dưới đẩy lên trên, cấp trên đẩy xuống dưới. Vụ việc đã trải qua 17 năm nhưng đến nay gia đình bà Ánh và một số người dân Châu Phú, An Giang vẫn phải tiếp tục mang đơn đi kêu oan, khiếu kiện.
Từ một gia đình có hơn 2000 m2 đất nông nghiệp và 200 m2 đất thổ cư với nhà trên, nhà dưới, bếp núc vườn tược và một quán bán càphê, nhưng sau vụ giải tỏa, gia đình bà Huỳnh Thị Ánh đã phải lang thang, ăn đậu ở nhờ. Ngược lại, chỉ với diện tích đất lấy được từ gia đình bà Ánh, chính quyền đã thu về cả chục tỷ đồng.
PV.VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Việt Nam chống chọi với nợ xấu


Hãng thông tấn Reuters ngày 3/5 đã có bài viết phê bình các chính sách điều hành kinh tế và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam của cây bút Martin Petty.
BBCVietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi công ty đồ nội thất của Nguyễn Mạnh Hùng còn ăn nên làm ra, đơn đặt hàng từ những khách hàng giàu có tại Việt Nam, vốn ưa chuộng các sản phẩm giường, tủ và bàn làm bằng tay có thể đem lại cho ông lợi nhuận ở mức 25 nghìn đôla một tháng sau khi trừ chi phí và trả lương cho 35 thợ.
Hai năm sau, khi kinh tế đi xuống, công việc kinh doanh của công ty đặt tại Hà Nội của ông Hùng bắt đầu đi xuống. Ông mất 4 nghìn đôla mỗi tháng, ngay cả khi đã cắt chi phí xuống mức tối đa và cho tạm nghỉ 30 thợ mà ông không đủ sức trả lương.
"Tôi chỉ cần vài khách hàng để tồn tại, tuy nhiên những người mà tôi có lại hủy đơn đặt hàng," ông Hùng nói.
"Không có ngân hàng nào chịu cho tôi mượn tiền. Tôi coi như xong."
Hoàn cảnh đáng buồn của ông Hùng phản ánh sự tuyệt vọng của một trong những nền kinh tế nhiều bệnh kinh niên nhất Châu Á, với một hệ thống ngân hàng ngập chìm trong nợ xấu và không đủ sức cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn cần thiết để xoay chuyển tình thế.
Bên cạnh đó, giải pháp của chính phủ - được hứa hẹn sẽ sớm đưa ra - dường như không đủ để giải quyết vấn đề.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình, nói với Reuters rằng một công ty xử lý nợ xấu có tên VAMC sẽ được thành lập với số vốn ban đầu là 24 triệu đôla.
Tuy nhiên một số người đánh giá là khoản này quá nhỏ so với khối nợ xấu đang ảnh hưởng tới gần như mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã đóng cửa trong hai năm qua
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính nợ xấu ở khoảng 7,8 tỷ đôla, hay 6% của tổng dư nợ là 130 tỷ đôla.
Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters nói mức nợ xấu của các ngân hàng cao hơn mức này ít nhất là ba lần - khoảng 23 tỷ đôla.
Như vậy, nguồn vốn của VAMC chỉ bằng 0,3% mức nợ xấu hiện tại và có lẽ chỉ đại diện cho vốn lưu động. Việc giải quyết nợ xấu thực sự được cho là sẽ giải quyết thông qua các giấy bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.
"24 triệu đôla có vẻ như là một khoản tiền nhỏ để tái huy động vốn khu vực ngân hàng," Matt Hildebrandt, một kinh tế gia tại J.P.Morgain Chase ở Singapore bình luận.
"Quan ngại của tôi, đó là việc thiết lập VAMC diễn ra quá chậm và lượng vốn quá ít để thực sự giải quyết được vấn đề. Hướng giải quyết mông lung thế này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ tiếp tục trong tình trạng yếu kém nhiều năm tới."

Sự khởi đầu quan trọng

Việc thiết lập VAMC là một biện pháp khá giống với nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á hồi năm 1997/98. Lúc đầu, nước này chỉ mua một số nợ xấu từ khu vực bất động sản. Nợ sau đó được bán ở giá kế toán và sau đó "trái phiếu đặt biệt" sẽ được phát hành ở cùng giá trị để làm thế chấp cho vốn tái huy động từ Ngân hàng Nhà nước, theo Phó Thống đốc Bình.
Việc VAMC có quá ít vốn làm dấy lên câu hỏi về việc liệu ngân hàng trung ương có đặt ra giới hạn cho việc phát hành trái phiếu để giải quyết nợ xấu hay không.
"Công ty này sẽ giúp giải quyết 50% nợ xấu của các tổ chức tín dụng," ông Bình nói trong một e-mail phản hồi Reuters, đồng thời cho rằng VAMC sẽ là một sự "khởi đầu quan trọng" để mang tới những kết quả khả quan trong năm nay.
"Sau đó, tùy vào diễn biến tình hình, công ty này có thể mở rộng quy mô nợ và thế chấp để đi đến mục tiêu cuối cùng, đó là đẩy nợ xấu tín dụng xuống tỷ lệ an toàn."
Giới phân tích và các lãnh đạo ngân hàng thương mại cho rằng cái nhìn này có lẽ là quá lạc quan. Ông Bình không nói ai sẽ cung cấp vốn cho VAMC và công ty này sẽ làm gì với khối nợ xấu hay câu hỏi trước việc liệu công ty này có phải chỉ đang chuyển nợ xấu từ tài khoản này sang tài khoản khác hay không.

Bẫy thanh khoản

"Nếu như Việt Nam không thể tái cơ cấu và chứng minh sự ổn định về chính sách, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm nữa."
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội
Tăng trưởng tín dụng đình trệ đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Các ngân hàng trong nước vì ngập chìm trong tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á nên đã thắt chặt cho vay, dẫn đến tình trạng bẫy thanh khoản trong thị trường tiêu dùng những 90 triệu dân.
Khu vực bất động sản đang suy thoái nặng nề. Nền kinh tế vốn từng là ngôi sao đang lên của Châu Á giờ đang rơi vào mức tăng trưởng chậm nhất kể từ 13 năm trở lại đây. Hậu quả của điều này, đó là hơn 100 nghìn doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa trong năm 2011, 2012 và 13 nghìn doanh nghiệp khác phải đóng cửa trong năm nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những doanh nghiệp này đã không tiếp cận được vốn mới, trong lúc mức tiêu dùng ngày càng đình trệ, thể hiện qua tăng trưởng doanh số bán lẻ trong quý một năm nay chỉ ở mức 11,8%, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, theo số liệu từ chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói hồi tháng Ba rằng lãi suất vốn vay, hiện ở mức 9-16%, sẽ được giảm xuống dưới 13% để giúp việc tiếp cận vốn mới dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp phàn nàn về sự lề mề của ngân hàng và nói họ vẫn phải chịu đựng lãi suất ở mức 17-18%.
Sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng thường niên ở mức 7%, Việt Nam giờ này đang bước vào tình trạng nguy kịch: Sự bất bình trong người dân ngày càng lên cao bởi nạn tham nhũng và vật giá tăng cao. Các công ty thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng lại kinh doanh kém hiệu quả, làm thất thoát hàng tỷ đôla tín dụng và dấy lên quan ngại về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực.
Đảng Cộng sản đang phải đối mặt với những quyết định về chính sách vốn có thể vực dậy nền kinh tế từng được mệnh danh là "con hổ" của Châu Á, hay khép lại số phận của nó như là một nền kinh tế chậm chạp trước xu hướng phát triển của khu vực Đông Nam Á.

"Ghế điện"

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Giới chuyên gia cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng yếu kém của Việt Nam không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên vẫn có một vài tín hiệu hy vọng.
Việt Nam xuất siêu lần đầu tiên sau hai thập kỷ trong năm 2012 và các kinh tế gia đã dự đoán điều tương tự trong năm nay. Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng năm 2013 ở mức 5,2% và lạm phát đã giảm xuống mức 6,6% từ mức 20% hồi tháng 12 năm 2011.
Tỷ giá VNĐ/đôla, sau nhiều lần trượt giá đã bắt đầu trở nên ổn định và sàn HOSE đang trở thành sàn chứng khoán tăng mạnh nhất Châu Á, với mức tăng trưởng gần 15% năm nay, 95% số chứng khoán được mua bởi các nhà đầu tư người Việt.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán chỉ che đậy vấn đề sau xa hơn cũng như sự bất định về hướng giải quyết chúng.
"Đầu tư trên thị trường này cũng giống như ngồi trên ghế điện," ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư đã bán tháo hầu hết số chứng khoán có trong tay hồi tháng 12 để mang về 20% lợi nhuận nói.
"Các vấn đề kinh tế đã hiện rõ, nhưng không có một viễn cảnh cụ thể cho tương lai."
Bất chấp những công bố của chính phủ về "định hướng" và các "ban chỉ đạo", bên cạnh hàng loạt lời tuyên bố cải cách hùng hồn khác, giới kinh tế gia nói Việt Nam giải quyết nợ xấu quá sức chậm chạp - một bước đi hết sức quan trọng nếu muốn tái thu hút đầu tư nước ngoài.
Alfred Chan, giám đốc mảng tài chính của Fitch Rating tại Singapore, nói tầm ảnh hưởng của nợ xấu ở Việt Nam đang bị coi thường, với sự yếu kém về độ minh bạch cũng như các kế hoạch cải cách đều lề mề và sơ sài. Những vấn đề ăn sâu hơn, ví dụ như việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước (SOE) cũng cần được tiếp tục giải quyết.
"Những bước đi này là đúng hướng. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những bước đầu tiên của công cuộc cải cách," ông Chan nói trong một email.
100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam đã vay số vốn tổng cộng 64 tỷ đôla, bằng một nửa nợ chưa trả. Nhiều doanh nghiệp trong số này bỏ tiền vào đầu tư những ngành không liên quan, nhất là bất động sản - khu vực đang đóng băng trầm trọng.
"Nếu như Việt Nam không thể tái cơ cấu và chứng minh sự ổn định về chính sách, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm nữa," ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội nói với Reuters.
Louis Taylor, giám đốc điều hành của Standard Charterered Bank khu vực Đông Dương, nói các ngân hàng nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên ông này cũng cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng của Việt Nam mang lại ít lợi ích cho ngân hàng nước ngoài.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng sẽ có một sự quan tâm to lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với những ngân hàng yếu kém nhất tại Việt Nam," ông Taylor nói với các phóng viên.
Cổ phần sở hữu được cho phép đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam hiện là 30% và 20% đối với nhà đầu tư chiến lược riêng lẻ từ nước ngoài. Hồi tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị nâng mức sở hữu cổ phần cho phép của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng trong nước lên 30%, nhưng chỉ trong "trường hợp đặc biệt", khi thủ tướng được phép định mức sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngân hàng thuộc dạng yếu kém.
Nguồn tin từ các ngân hàng thương mại nói khu vực này nên được tự do hóa để tăng cường công tác quản lý rủi ro, cũng như việc huy động vốn, tuy nhiên những nhóm lợi ích giàu có với quan hệ chính trị đang ngăn cản điều này.
"Họ nhìn vào những ngân hàng nước ngoài như những gã khổng lồ không được chào đón," một quản lý cấp cao tại một ngân hàng thương mại nói.
"Có lẽ họ không muốn người nước ngoài đầu tư, để rồi nhìn vào sổ sách bà bắt đầu lôi mọi thứ ra ánh sáng."

Copy từ: BBC

Những chú vẹt con

Nguyên Anh (Danlambao) - Muốn tiến tới một quốc gia dân chủ và văn minh, tất nhiên nền dân chủ non trẻ sơ khai đó phải nhận được sự đồng thuận của toàn dân, một đường lối thực sự vì dân, khi đó dân tộc chuyển mình sẽ tạo được sự đổi thay mà Miến Điện là một ví dụ điển hình.
Chỉ trong một thời gian ngắn đất nước của họ đã nhận được 6 tỷ đô la của cộng đồng quốc tế viện trợ nhằm tái tạo nền kinh tế. Riêng tại VN khi luận bàn tại sao chúng ta không noi theo gương họ, thì luôn nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm của nhiều người vì họ biết với bản chất ngoan cố thâm căn cố đế của những đầu óc cầm quyền thì không khả thi.
Một bên là những tiếng nói của người dân mong chờ một sự thay đổi. Còn cái thế lực cầm quyền luôn muốn trì níu để kéo dài thời gian vun vén cho bản thân và gia đình. Chứ thực tế đã chứng minh họ là các kẻ bất tài tham nhũng mà dư luận thời gian qua đã cho thấy (!)
Dĩ nhiên khi có quyền lực trong tay họ muốn làm gì mà chẳng được. Từ những đồng tiền của nhân dân và tài nguyên quốc gia được nhà cầm quyền dùng để nuôi đội ngũ thừa hành trong đó còn có các con vẹt trên mạng. Và những kẻ này cũng là một thành phần ngăn cản con đường dân chủ của dân tộc. Những con vẹt này đa phần là ngu dốt, giáo điều nhưng trước đồng lương hậu hỉ nhận được hoặc do gia đình họ là gia đình cách mạng cho nên leo lên mạng nói lấy được, chủ yếu bảo vệ cái quyền lợi của chế độ.
Thử dạo một vòng vào trang web của anh 3 Ếch ta sẽ thấy nhiều con vẹt bưng bô cho anh 3 một cách lộ liễu, ai xem qua cũng bật cười trước kẻ nịnh thần. Và trang mạng Dân Làm Báo cũng không ngoại lệ! Các chú vẹt con này lý luận một cách thật ấu trĩ, buồn cười trong đó Hoatnvbomthoidai là điển hình bảo vệ chế độ một cách tích cực, phản bác những sự việc sai rõ ràng bằng các luận điệu mù quáng. Trong bài Chưa có đối thủ đã đăng trên DLB họ cho rằng nước VN dưới sự lãnh đạo của đảng là ưu việt qua các dòng comment: Trích, hoatnv 
“Uy tín của đảng CSVN có hay không chỉ cần nhìn vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là thấy. Chính những thành tựu đó đã nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Điểm nổi bật trong phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo các nước là sự đánh giá cao đối với các thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm qua, cũng như các cam kết rõ ràng của Việt Nam đối với việc thúc đẩy quyền con người. Dù còn một số ý kiến dựa trên thông tin sai lệch, phản ánh thiếu khách quan về tình hình dân chủ và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, thì với tinh thần đối thoại cởi mở và chân thành, Việt Nam đã khẳng định chính sách rõ ràng, nhất quán về quyền con người của Nhà nước Việt Nam được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong Hiến pháp năm 1992, trong đó có Điều 2 xác định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Một xã hội văn minh và tiến bộ không phải chỉ là những thành tựu kinh tế và các tòa nhà chọc trời Hoatnv ạ!? Điều đó không nói lên được cái gì khi tự do ngôn luận, quyền con người về Giáo dục, Y tế, Công dân không được đảm bảo. Và không cần phải đi đâu xa, chỉ trên Dân làm Báo này sẽ có nhiều thông tin trung thực, bạn lý giải làm sao khi công an thay vì bảo vệ lại hành hung người dân?
Các em bé thất học bán vé số đầy đường Trẻ em ăn cào cào, ốc sên, châu chấu mà ngài bộ trưởng lại béo thộn như heo? không cần phải đi đâu xa, chỉ cần ra khỏi thành phố thì những điều đó sẽ đập ngay vào mắt.
Hiến pháp năm 1992 bạn không nói đến điều 4 trong đó ghi rõ chỉ duy nhất đảng mới là người lãnh đạo dân tộc VN, bạn có thấy phi dân chủ không? Vấn đề nằm tại VN đã sai từ cơ cấu ban đầu.
Ngoài các quốc gia CS, tại các nước văn minh điều hành bằng cơ chế tam quyền phân lập, từ đó sẽ kiểm soát được quyền hành không bị độc tài và các đàng phái đối lập sẽ ganh đua cùng nhau đưa đất nước họ tiến lên. Còn tại VN chỉ duy một đảng CS lãnh đạo thì tất nhiên tham nhũng, bè phái, công thần, ô dù, thụt lùi về tiến hóa trên bậc thang văn minh so với thế giới là chuyện đương nhiên!
Một comment khác: Trích, bomthoidai 

“Nguyên Anh có cần phải chỉ cho ông Tấn rằng: “Uy tín của đảng có còn hay không tự ngài đi ra xã hội mà kiểm chứng”? Chỉ cần nghe bà Pratibha Mehta – Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt Nam, nói trong dịp kỷniệm 35 năm Ngày chính thức tham gia LHQ (20-9-1977 – 20-9-2012): “Khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, LHQ đã mở ra một cánh cửa kết nối Việt Nam với những kiến thức, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật của quốc tế, đồng thời hỗ trợ Việt Nam đạt được những tiến bộ trong phát triển, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người dân. Những tiến bộ quan trọng trong các lĩnh vực như xóa đói, giảm nghèo, giáo dục, bình đẳng giới và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Việt Nam cũng đã được ghi nhận”.

Vâng, bà ấy nói đúng do cái cách cỡi ngựa xem hoa mà nhà cầm quyền VN bưng bít, người dân không lạ gì cái cách tuyên truyền của VN! Và bạn cũng giống bà ấy nói không biết ngượng mồm khi hình ảnh ngay tại thế kỷ 21 này mà các em vùng sâu vùng xa nhiều nơi chưa có điện, chỉ ăn toàn củ mài, khoai sắn thay cơm. Những tiến bộ mà bạn chỉ ra chỉ là cách hót của các con vẹt do Đinh thế Huynh tập cho bạn. Mời bạn bomthoidai và hoatnv thưởng lãm những hình ảnh này, hy vọng các bạn sẽ hiểu ra và thay đổi được cái tư duy mà nhà cầm quyền đã nhồi nhét vào đầu. Nếu bạn là người VN chân chính!
Một xã hội mà con người đến với nhau chỉ vì tư lợi thì sẽ không còn chất nhân văn. Và phần người trong dân tộc ấy sẽ bị diệt vong!


Copy từ: Dân Làm Báo

Cựu Giáo hoàng Benedict trở lại Vatican


Hai vị Giáo hoàng hôm 23/3 khi vị đương nhiệm đến thăm người tiền nhiệm
Giáo hoàng đã nghỉ hưu Benedict vừa trở lại Vatican, hai tháng sau khi thoái vị trong vụ từ chức đầu tiên của một vị giáo hoàng Công giáo La Mã đương nhiệm từ hơn 600 năm.
Ngài đã về bằng trực thăng từ lâu đài Gandolfo là nơi nghỉ mát của các vị giáo hoàng, để sống hẳn tại Tòa Thánh.
Đương kim Giáo hoàng Francis, người Argentina, đã ra đón vị tiền nhiệm năm nay 86 tuổi.
Cựu Giáo hoàng Benedict, người Đức, xuất hiện lần cuối hôm 23/3 và từ khi đó đã có lời đồn đại về sức khoẻ kém đi của Ngài.

Cách nhau không xa

Theo phóng viên BBC David Willey từ Rome, trong lịch sử Công giáo đã từng có lúc hai hay thậm chí ba vị giáo hoàng cạnh tranh nhau vì ai cũng xưng là người kế tục Thánh Peter một cách chính thống.
Nhưng chưa bao giờ có chuyện hai vị giáo hoàng cùng sống gần nhau tại Vatican City.
Cựu Giáo hoàng Benedict chính thức mang chức danh là ‘Giáo hoàng hưu trí’ và sẽ sống trong một tu viện thuộc khu vườn của Vatican.
"Đức Giáo hoàng hưu trí Benedict không có bệnh tật gì"
Vatican
Nơi Ngài sống chỉ cách trụ sở cũ có 10 phút đi bộ.
Tu viện nay đã được tân trang lại, có một thư viện và nhà nguyện cùng một phòng khách nhỏ để anh trai của Đức Giáo hoàng hưu trí đến thăm khi cần.
Còn đương kim Giáo hoàng Francis thì lấy khách sạn Domus Sanctae Martha 120 phòng gần Thánh đường Peter làm trụ sở, nơi Ngày sống ở căn phòng số 201 trên tầng hai.
Đức Giáo hoàng Francis, thuộc dòng Tên (Jesuit) cho rằng căn phòng hạng sang của người tiền nhiệm quá to lớn và không phù hợp với nếp sống khắc khổ của Ngài.
Tuy thế, Giáo hoàng Francis vẫn tiếp các vị khách quan trọng tại Lâu đài Các Tông đồ rất tráng lệ tại Vatican.
Người phát ngôn của Vatican, linh mục Frederico Lombardi tuần này nói Giáo hoàng hưu trí Benedict không bị bệnh gì cả.


Copy từ: BBC

Dẹp kiểu ứng xử “biết tao là ai không?”


TT - Vụ việc ông Nguyễn Văn Hùng điều khiển ôtô vi phạm luật giao thông ở Đồng Nai và khi bị ngăn chặn, mời vào văn phòng công an làm việc đã dùng lời nói thô tục và đe dọa lực lượng công an là một trong những điển hình của lối hành xử theo kiểu “biết tao là ai không?”.
Lối ứng xử hồ đồ, bất chấp luật pháp, bất chấp lực lượng thi hành công vụ theo kiểu “biết tao là ai không?” hình như đã trở thành một thói quen trong lối suy nghĩ và ứng xử của không ít người trong xã hội. Cách đây không lâu hiện tượng “cháu chú Nhanh” (nguyên giám đốc Công an Hà Nội) cũng xuất hiện khá thường xuyên nơi miệng lưỡi của những người vi phạm giao thông tại Hà Nội, đó cũng là một phiên bản của lối suy nghĩ “biết tao là ai không?”.
Khi người ta dám nói “biết tao là ai không?” có nghĩa họ đang suy nghĩ rằng mình là kẻ mạnh, kẻ có quyền lực. Lối suy nghĩ kẻ mạnh là kẻ thắng, kẻ mạnh là kẻ mà người khác phải khiếp sợ chỉ có thể tồn tại trong một bối cảnh xã hội mà ở đó luật pháp không tồn tại hoặc nếu có cũng không có hiệu lực trên thực tế để điều chỉnh hành vi, ứng xử của các thành viên trong xã hội. Nói trắng ra đó là xã hội thiếu văn minh vì chỉ trong xã hội chưa văn minh mới vận hành theo quy luật mạnh được yếu thua chứ không phải “đúng thắng, sai thua”.
Việt Nam là một xã hội đã có nhà nước và hệ thống luật pháp. Nhưng hiện tượng “biết tao là ai không?” hoặc “cháu chú Nhanh” còn tồn tại thì rõ ràng trên thực tế, luật pháp có lúc có nơi đã không thể hiện được sự khách quan theo kiểu “bất vị thân” như vốn nó phải có.
Chính vì thấy có lúc, có nơi người thi hành luật pháp còn nể nang nên người ta sẵn sàng tự xưng là ai đó hoặc có quan hệ với ai đó có quyền lực để được luật pháp đối xử “vị thân”. Như vậy nếu xã hội vẫn còn để cho quyền lực điều khiển được luật pháp, dù là trong một số trường hợp hạn chế, cũng đều làm cho luật pháp suy yếu và từ đó nảy sinh hiện tượng xem thường luật pháp theo kiểu “biết tao là ai không?”.
Ngoài chuyện người thi hành luật pháp có lúc, có nơi bị khống chế bởi quyền lực, đôi khi họ còn bị khống chế bởi tiền bạc nữa. Những người tự xưng con cháu ông này bà nọ, tự xưng “biết tao là ai không?” khi vi phạm giao thông hình như đều là những người có tiền bạc. Theo thông tin trên báo, ông Hùng từng quậy như vậy đối với Công an Q.9 (TP.HCM) nhưng không hề hấn gì, chứng tỏ ông ta đã có “kinh nghiệm” đối đầu với người thi hành công vụ.
Nghiên cứu trong lĩnh vực tội phạm cho thấy những người từng có tiền án, tiền sự luôn có số lượng hành vi tội phạm cao hơn những người chưa có tiền án, tiền sự. Câu trả lời là vì những người có tiền án, tiền sự đã biết cách đối phó với luật pháp và do đó họ không còn sợ sự trừng phạt của luật pháp nữa. Sự đối phó đó có thể bằng vật chất, bằng quyền lực, bằng các mối quan hệ xã hội.
Như vậy để hành vi “biết tao là ai không?” không còn tồn tại thì không có cách gì khác hơn là chính những người thực thi luật pháp phải hành xử hoàn toàn theo luật. Nếu vẫn còn nể nang người có quyền lực, vẫn còn nể nang vật chất, vẫn còn nể nang các mối quan hệ xã hội thì chính họ đã nuôi dưỡng hành vi, ứng xử xem thường luật pháp nơi người dân. Cũng có nghĩa là phải để luật pháp thể hiện đúng vai trò của nó trong đời sống xã hội.
LÊ MINH TIẾN
(giảng viên xã hội học, ĐH Mở TP.HCM)

 

Copy từ: Tuổi Trẻ

Chính quyền lúng túng khi dân gom vàng

Cập nhật: 13:44 GMT - thứ năm, 2 tháng 5, 2013

Vàng miếng
Việt Nam tạm thời từ bỏ mục tiêu ổn định giá vàng
Chính quyền Việt Nam hiện đang bất lực nhìn khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới tăng cao, có lúc lên tới gần bảy triệu đồng (khoảng 330 đôla) trong thời gian vừa qua, theo các chuyên gia.
Đề cập tới chuyện giá vàng vẫn tăng bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước bán đấu giá tới 12 tấn vàng trong khoảng một tháng qua, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"Ông ấy [Thống đốc Nguyễn Văn Bình] nói rằng là ổn định thị trường vàng nhưng không ổn định giá. Thế thì ổn định thị trường mà lại không ổn định giá thì...ổn định thị trường kiểu gì.
"Thứ hai nữa là ông ấy tổ chức đấu thầu nhưng những điều kiện tham gia đấu thầu rất cao. Tức là phải đặt thầu từ 40-100 lượng vàng, tương đương với 40 tỷ đồng.
"Thế thì phần lớn chỉ có các ngân hàng thương mại mới có thể tham gia."
Tuy nhiên Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long nói với BBC Ngân hàng Nhà nước đang có mục tiêu khác với bình ổn giá:
"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ các ngân hàng thương mại đóng trạng thái ở nước ngoài và có vàng trả lại cho người dân thì mình cũng không nên đòi hỏi kéo giá lại gần giá thế giới vì cùng một lúc không thể làm nhiều việc được.
"Còn về ý định của nhà nước thì cũng tốt thôi, cũng muốn làm sao để vàng không thể lũng đoạn chính sách ngoại hối được.
"Nhưng về lâu về dài cũng phải có tính cách thị trường, nhà nước chỉ đứng ra để quản lý, giám sát, tổ chức thôi chứ còn thị trường vàng rất linh hoạt, giá vàng là giá thế giới quyết định [nên] cố gắng chỉ huy nó cũng rất khó.
"Nên tạo điều kiện để thị trường quyết định, làm sao hình thành những sàn vàng để những doanh nghiệp đứng ra kinh doanh với nhau."

Mốc 30/6

"Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào?"
Các ngân hàng ở Việt Nam sẽ buộc phải hoàn trả vàng đã huy động từ người dân và đóng các khoản cho vay bằng vàng vào ngày 30/6.
Ông Long nói người ta chỉ có thể hy vọng vào sự thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng Việt Nam và thế giới sau mốc này.
Mặc dù vậy Tiến sỹ Doanh đặt câu hỏi liệu việc bán đấu giá vàng như trong 12 phiên vừa qua còn tiếp tục sau ngày 30/6 không:
"Câu hỏi rất lớn là sau 30/6 có tiếp tục đấu thầu nữa không và thị trường vàng sẽ được ổn định thế nào.
"Và cái gọi là thị trường ấy gồm những ai tham gia vào đấy.
'Không rõ mục tiêu bán đấu giá vàng'
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói ông thấy khó hiểu khi Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không bình ổn giá.
"Nếu mà thị trường chỉ có một bên độc quyền đấu thầu còn số người tham gia có điều kiện rất ngặt nghèo thế này thì đấy chỉ là thị trường rất là hạn hẹp đối với những người được chọn lọc mà thôi."
Ông Doanh cũng chất vấn chuyện Ngân hàng Nhà nước đích thân đứng ra tổ chức đấu thầu vàng:
"Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là quản lý nhà nước, ban hành luật lệ và thực hiện luật pháp chứ không phải trực tiếp đứng ra đấu thầu vàng.
"Tình hình mà cứ bộ nào quản cái gì thì đấu thầu cái ấy thì tôi nghĩ rằng sẽ có hiện tượng Bộ Nông nghiệp sẽ đi đấu thầu gạo hay hồ tiêu, Bộ Xây dựng sẽ đấu thầu xi măng hay sắt thép thì tôi không hiểu quản lý nhà nước ở đây nó sẽ như thế nào."
Tiến sỹ Doanh cũng nói ông "hoan nghênh" Thanh tra nhà nước đã bắt đầu thanh tra đối với hoạt động liên quan tới vàng của Ngân hàng Nhà nước và mong Thanh tra sớm công bố kết quả.

'Nhóm lợi ích'

Bình luận với báo chí trong nước, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nói Ngân hàng Nhà nước đang "học cách chơi" trong vấn đề quản lý thị trường vàng.
Ông cũng cho rằng chỉ sau ngày 30/6, khi việc "tất toán trạng thái vàng" của các ngân hàng đã được thực hiện, thì thị trường vàng mới có thể ổn định.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh đặt câu hỏi "lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy"
Theo Tiến sỹ Thành, giá vàng trong nước chỉ có thể coi là bình ổn khi chênh lệch với giá thế giới khoảng một triệu đồng.
Trong khi đó ông Lê Đăng Doanh cũng dẫn lại lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng nói hồi năm 2011 rằng chênh lệch phải được giữ ở mức 400.000 đồng và khoảng cách trên mức này báo hiệu sự "đầu cơ" vàng.
Ông Doanh bình luận thêm:
"Tôi không hiểu sự nhất quán trong chính sách của ông Thống đốc trong chính sách đối với vàng như thế nào, đâu là ổn định thị trường vàng, đâu là ổn định giá và tại sao lại có việc đột ngột thôi không thực hiện mục tiêu bình ổn giá nữa.
"Trong khi đó các chuyên gia đều nói rằng cần thành lập một sàn vàng và tạo ra sự liên thông giữa thị trường vàng Việt Nam và thế giới để ngăn chặn đầu cơ bởi đầu cơ sẽ dẫn đến mất nhiều ngoại tệ và ngân sách nhà nước cũng không thu thuế được từ những phi vụ đó.
"Câu hỏi được đặt ra là lợi ích nhóm ở đâu và tại sao như vậy.
"Tôi mong là sắp tới đây tại kỳ họp quốc hội câu hỏi này sẽ được đưa ra chất vấn và có câu trả lời thích đáng."

Vàng trong dân

"Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý"
Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng
Tiến sỹ Doanh nói lượng vàng mà người dân đang giữ ở mức từ 300-400 tấn và nguồn tài sản này hiện đang không được huy động.
Theo ông người dân sẽ tìm cách sử dụng vàng của họ mà nhà nước không thể kiểm soát nổi nếu không có sàn giao dịch vàng công khai.
Trong khi đó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Nguyễn Thành Long nói nhu cầu vàng ở Việt Nam như "thùng không đáy".
Ông giải thích thêm: "Đó là kinh nghiệm của tôi hơn 20 năm kinh doanh vàng thì thấy như vậy, đúng là một thùng không đáy.
"Tức là khi giá cao hơn giá thế giới thì cũng có chuyện chảy máu vàng còn khi giá thấp cũng có chuyện tương tự.
"Khi vàng giá thấp thì gần như không đủ cung ứng. Nếu bán thấp người ta mua hết.
Vì sao giá vàng ở Việt Nam cao ngất?
Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam nói nhà nước chưa thể tác động tới khoảng cách lớn giữa giá vàng Việt Nam và thế giới.
"Không biết ai mua, nhưng cầu của nó cao lắm."
Ông Long nói chỉ có người dân là chịu thiệt trước các quyết định nhắm tới thị trường vàng của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ việc chọn SJC là thương hiệu độc quyền tới việc độc quyền nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước.
"Nói thiệt hại là thiệt hại của người tiêu dùng, người dân, người sở hữu vàng những thương hiệu khác còn những ông chủ thương hiệu khác vừa qua người ta tích lũy được, người ta được lời nhiều lắm," ông Long nói.
"Từ vàng của người ta chuyển sang SJC họ đã được lợi 4, 5, 6 triệu rồi."
"...Tôi nghĩ người dân vẫn là người thiệt hại.
"Nhà nước cũng có những ý tốt nhưng khi thực thi nó không được như ý."

Vàng nhập lậu

"Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng."
Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long
Tiến sỹ Doanh nói Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng thừa nhận từ trước khi giá vàng tăng cao như vừa qua rằng lượng vàng nhập lậu có thể ở mức từ 20-40 tấn mỗi năm.
Với giá vàng như trong thời gian qua, ông Doanh nói con số này sẽ lớn hơn và Hiệp hội vàng thế giới đã có thống kê cụ thể .
Hiệp hội nói chỉ riêng vàng nữ trang nhập vào Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 đã là hơn 25 tấn và báo  Lao Động nói đây có thể là vàng nhập lậu hoàn toàn vì Việt Nam chưa cấp phép cho công ty nào nhập vàng nữ trang.
Nhưng ông Long nói con số của Hiệp hội vàng thế giới "quá cao" do họ coi như vàng nhập vào Campuchia cũng đồng nghĩa với nhập vào Việt Nam.
Mặc dù vậy ông thừa nhận rằng việc ngăn cản vàng nhập lậu là không khả thi.
Trước câu hỏi khi nào lượng vàng trong dân có thể được huy động vào nền kinh tế, ông Long nói:
"Nếu kinh tế phát triển, thị trường chứng khoán phát triển thì người ta cũng sẽ chia tài sản vào thị trường chứng khoán và tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
"Nếu tiền đồng mất giá và thị trường chứng khoán liên tục rớt giá thì người ta sẽ tìm nơi trú ẩn an toàn là vàng."


Copy từ: BBC

Suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 và những hy vọng vào Hội nghị trung ương7



 AFR Dân Nguyễn
6D2S28891_Năm nay, kỷ niệm ngày 30/4, dường như báo đài, ti vi tuyên truyền bớt ác liệt. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng? Chúng ta đang đau đáu hướng tới hòa giải dân tộc. Mà một trong những điều tưởng không gì thiết thực hơn, ấy là bớt dần, tiến tới bỏ hẳn những tuyên truyền về “Chiến thắng”, hay về “Quốc hận”. Nếu người ta cứ ra rả nói về “chiến thắng”, tranh thủ nói mỗi khi có dịp, đưa lên truyền hình những thước phim về những gì liên quan đến cuộc chiến đã đi qua gần nửa thế kỷ, khác nào đụng vào nỗi đau đã rất khó “lên da non”. Non một nửa số người Việt, cũng thuộc về con Mẹ Âu Cơ, có lý do để kỷ niệm ngày “Quốc hận”, mỗi dịp 30 tháng tư về! Nhưng hòa giải, hòa hợp dân tộc phải đến từ cả hai phía, và nhất thiết nó phải xuất phát từ thiện chí. Người “Chiến thắng” phải tiên phong, phải đi đầu, và có những kế hoạch, những bước đi cụ thể cho tiến trình Hòa Giải. Bên “Quốc hận” hãy vị tha, hãy nghĩ tới dân tộc, tới quê hương. Nếu nghĩ rằng, “Bên thắng cuộc” cũng là người Việt, hơn nữa còn đang chịu “Quả báo” bởi sai lầm đi theo một thứ chủ nghĩa ghê gớm đã sụp đổ gây ra, thì bên “Quốc hận” chắc cũng thấy nhẹ nhõm mà chìa tay ra…
 Dù ít nhiều thì mỗi dịp 30/4 về, người Việt ở mọi nơi, dù trong nước hay hải ngoại chắc cũng phải suy tư, phải có những hành động cụ thể nào đó cho một Việt Nam tương lai, mà ở đó, người Việt không chỉ thống nhất về giang san, mà thống nhất cả về tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, và hành động…
 Suy nghĩ cũng là một trạng thái của hành động. Những suy nghĩ xuất phát từ sự thành tâm, là những trăn trở cho thời cuộc dân tộc, cũng là cần thiết. Có thể những suy nghĩ đó không phù hợp, không “lọt lỗ tai” người này, bộ phận kia, nhưng nhất thiết phải được nói ra, miễn sao xuất phát từ sự thành tâm và phải mang tính xây dựng.
 Nghĩ về cuộc chiến tranh tương tàn đã đi qua ngót 40 năm, nếu nói Dương văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của chế độ đã sụp đổ là người có công…chắc ít ai nghĩ đến, và lại càng khó chấp nhận. “Có công” ở đây, nếu xét theo quan niệm cuả nhà thơ Nguyễn Duy, dù bên nào thắng, thì nhân dân vẫn là người thua! Tức là hậu quả cuối cùng cho mọi cuộc chiến, người gánh chịu là ai nếu không phải là nhân dân. Cái danh hiệu Mẹ VN anh hùng có giá mấy xu, khi đem đánh đổi việc những đứa con mẹ vĩnh viễn bỏ mẹ lại không người chăm sóc mà ra đi. Nếu ai bảo rằng những đứa con mẹ hy sinh để đất nước này có độc lập thì hãy khoan nói đến, bởi vì độc lập chưa phải là điểm đến cuối cùng cho một cuộc cách mạng, bởi vì “Nếu Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc , tự do, thì độc lập ấy cũng không ý nghĩa gì”!…
 Thế nên, khi Dương Văn Minh, với cương vị tổng thống, người có quyền ra lệnh tối cao, sẵn sàng chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của một chế độ, sẵn sàng chịu sự chỉ trích, thậm chí là sự lên án của những sỹ quan, binh lính trung thành với chế độ cộng hòa, đã ra lệnh cho quân đội VNCH buông vũ khí. Hãy tưởng tượng, chiến tranh kéo dài thêm một phút thôi, sẽ có ít nhất một người lính của “phía bên này” và thêm một người lính “phía bên kia” tử trận; Sự đau khổ vì thế sẽ dày thêm. Ngoài việc nghĩa trang thêm lên những nấm mồ, đồng nghĩa với việc có thêm hai bà mẹ ở hai phía mất con, còn là những người phụ nữ khác, người thì mất chồng, người mất người yêu. Chưa hết, còn có những đứa trẻ lớn lên mà thiếu vắng sự dưỡng dục, mất đi cái quý giá nhất trong đời. Một người lính vứt bỏ vũ khí tháo chạy, với lý do chỉ huy của họ đã chạy trốn, hay vì lý do gì chăng nữa, có thể là đáng trách, vì không làm tròn bổn phận người lính. Một sỹ quan “tuẫn tiết” vì quá trung thành với chế độ, đã không còn có cơ hội để chiến đấu bảo vệ cái chế độ mà mình yêu…là có thể hiểu được; Nhưng ông Dương Văn Minh ra lênh cho quân đội của ông đầu hàng, là đã ghi công trạng với dân tộc, với người Việt Nam. Là một chính khách, ông hiểu chế độ mà ông đứng đầu, là cái chế độ đáng tồn tại; Nhưng khi nhận ra sự thật là lịch sử không đứng về phía ông, ông đành chấp nhận. Lịch sử sẽ phải đi một con đường vòng với những mất mát khổ đau khác, nhưng không phải là máu xương…Vậy thì quyết định của ông là nhân đạo và cao cả! Đó là cái việc có ý nghĩa cuối cùng mà vị tổng thống cuối cùng làm được cho dân tộc mình. Ông đã không kêu gào tử thủ. Ông đã không cho mở các kho bom đạn…
images 2_Gần đây có bài trả lời phỏng vấn của anh hùng Nguyễn Thành Trung. Ai cũng biết Nguyễn Thành Trung là người lái máy bay của Mỹ trang bị cho đồng minh VNCH, đã ném bom Dinh Độc Lập trong những ngày tàn cuộc chiến; Nhưng ít ai biết ông ta là người của cộng sản, mà cứ nghĩ ông là sỹ quan cộng hòa phản chiến. Cũng giống như người ta cứ tưởng anh Trỗi chỉ là thợ điện, vì căm thù giặc Mỹ mà có hành động đánh bom liều chết, sau này mới biết anh là biệt động quân SG. Ông Nguyễn Thành Trung nói đã hối hận vì không được chết vì Hoàng Sa những ngày Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm. Liệu phát biểu vậy có phải là lời chém gió chăng? Nếu thực sự ông hối hận, thì cơ hội chết cho Hoàng Sa vẫn chưa hết, thậm chí chết bây giờ còn ý nghĩa hơn ngày xưa. Mà nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với cái chết, ông chỉ cần hòa mình vào những cuộc biểu tình của những người yêu nước chống quân Trung Quốc bành trướng, trong những cuộc xuống đường ở HN hay SG. Một người cũng được coi là có “số má” của chế độ như ông, sẽ có tác dụng lớn cho cuộc đấu tranh đòi chủ quyền biển đảo của VN, cũng như đòi tự do dân chủ cho nhân dân… Chém gió thì nhân dân đã và đang phải nghe nhiều rồi. Hãy làm những việc thiết thực hơn. Hãy noi gương những người như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, tướng công an Phạm Chuyên, nguyên ủy viên BCT Nguyễn khoa Điềm, Bs Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên phó CT UBMTTQ Tp HCM Lê Hiếu Đằng…nếu thực sự AHLLVT Nguyễn Thành Trung muốn đóng góp cho đất nước…
Dũng cười vào viếng lăng 3_Hội nghị trung ương 7 của đảng vừa khai mạc hôm nay. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn khai mạc. Nhân dân cả nước đang theo dõi sát sao, cũng kỳ vọng nhiều vào Hội nghị lần này sẽ không “thành công tốt đẹp” như hội nghi trung ương 6 tháng 10 năm ngoái, cũng như những hội nghị trước đây, bởi vì, cứ “thành công tốt đẹp” như vậy cho đảng, thì nhân dân sẽ mất rất nhiều, và dân tộc chẳng được gì cả!
 Hy vọng trong hội nghị lần này, người ta không phải nghe những phát biểu mang tính suy thoái như phát biểu của cụ tổng trước đảng bộ Vĩnh phúc tháng 2 mới rồi. Quả thực, như nhà báo Nguyễn Đắc kiên từng nhận xét, những tác hại về tư tưởng, ý thức hệ mà một chính khách gieo rắc, có hậu quả khôn lường so với hậu quả về kinh tế mà ai đó gây ra, dễ khắc phục hơn. Thế nên, đừng dập tắt niềm hy vọng của nhân dân vào một sự chuyển mình tốt đẹp cho tương lai dân tộc từ Hội nghị trung ương này. Đã đủ chưa, sáng tỏ chưa, về “tính ưu việt” hay “dân chủ gấp vạn lần”…của cái thứ chủ nghĩa mà chúng ta đã và đang đeo đuổi suốt mấy mươi năm qua.? Đảng đã hứa gì, và đã làm được gì. Nhưng điều đó cũng không quan trọng bằng đảng sẽ nói gì và làm gì…Thiết nghĩ, hãy rời bỏ cái chủ nghĩa mà trên thực tế nó đã phá sản, đã sụp đổ. Như thế sẽ tốt đẹp cho dân tộc này. Rời bỏ nó, có thể đảng sẽ mất đi nhiều quyền lợi. Nhưng cái được là lớn lao, là cái bao trùm lên toàn dân tộc, trong đó có đảng. Việc thiết thực trước mắt là đừng đàn áp dân, đừng bắt bớ những người bày tỏ quan điểm, đừng nghi kỵ và lập hàng rào với các trí thức. Trí thức yêu nước là nguyên khí quốc gia, là những người muốn canh tân đất nước. Ổn định kinh tế vĩ mô hay thậm chí là ổn định chính trị cũng chưa là cấp bách. Chống tham nhũng cũng chưa phải là cấp bách hiện nay, hơn nữa, sẽ chẳng thể chống nổi tham nhũng nếu cứ duy trì sự “ổn định chính trị” thế này, bởi ai cũng biết tham nhũng đào hầm trú ẩn trong sự ổn định thể chế chính trị như kiểu này. Hãy cho người dân được đóng góp, được bày tỏ chính kiến. Hãy luật hóa ngay những điều cơ bản mà HP đã minh định mấy mươi năm qua. Đó là quyền biểu tình, quyền tự do báo chí, quyền thành lập đảng phái, thành lập hội đoàn.
 Muốn ra khỏi tình trạng như hiện nay, thì không thể cứ duy trì hay lập lại cái gây nên tình trạng như hiện nay.
 April/2nd/2012.
Tác giả gửi  Quê Choa

“Ngộp thở” vì thuế!



Tấn Đức
 

 

 

 

Ảnh: Thanh Tao.
(TBKTSG) - Phát triển công nghiệp ô tô là câu chuyện kéo dài đã 23 năm, nhưng đến nay vẫn chưa thấy lối ra. Nguyên nhân không phải vì thị trường ô tô Việt Nam thiếu tiềm năng mà vì chính sách để thúc đẩy ngành này phát triển chưa rõ. Đơn cử là chính sách thuế. Hơn hai thập kỷ qua, chính sách thuế liên tục thay đổi theo hướng “bóp nghẹt” ngành công nghiệp ô tô.
Năm 1991, doanh nghiệp lắp ráp ô tô đầu tiên là liên doanh Mekong Auto ra đời, đánh dấu khởi đầu ước mơ hình thành và phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam. Vào thời điểm đó, sức tiêu thụ của thị trường ô tô Việt Nam chỉ vài ngàn chiếc mỗi năm, không đủ để gây chú ý cho các nhà sản xuất ô tô chuyên nghiệp, dù lúc đó lãnh đạo Sở Công nghiệp TPHCM đã ra sức vận động. Nhưng các đối tác trong liên doanh Mekong Auto được khích lệ bởi lời cam kết của cơ quan quản lý ngành, rằng sẽ giới hạn số lượng doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ khoảng 3-5 đơn vị. Như vậy, vào Việt Nam sớm đồng nghĩa với việc chiếm được một suất ở thị trường này.
Nhưng thực tế không phải vậy. Từ năm 1995, lần lượt các “đại gia” trong ngành ô tô thế giới, gồm Toyota, Ford, Mercedes Benz, Isuzu, Mitsubishi, Daewoo... lần lượt được Việt Nam cấp giấy phép đầu tư và đến năm 2000 số liên doanh lắp ráp ô tô lên đến con số 10. Ở thời điểm này, nhu cầu ô tô trong nước vẫn chưa qua nổi 20.000 xe và khách hàng hầu hết vẫn là cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp ô tô vẫn tự tin và lạc quan. Họ tin rằng “trong tương lai không xa, những người đi xe máy hiện nay sẽ chuyển sang đi ô tô”. Một viễn cảnh tươi sáng. Họ đã không dự báo lầm.
Thuế tăng tốc mỗi năm
Chính sách thuế đối với ô tô của Việt Nam trong 10 năm qua, tuy góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng lại đánh mất nguồn thu rất có ý nghĩa khác, đó là vốn đầu tư của các tập đoàn ô tô lớn nước ngoài.
Năm 2003, tổng số ô tô mà các liên doanh bán được trên 43.000 chiếc, đưa Việt Nam trở thành thị trường ô tô lớn thứ tư ở Đông Nam Á sau Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Trong đó, khách hàng mua xe cá nhân chiếm 20%. Khi ấy, một số nhà sản xuất ô tô còn dự báo Việt Nam sẽ sớm vượt qua Indonesia để chiếm vị trí thứ ba.
Cho đến năm 2003, các chính sách về thuế, phí đối với ô tô, dù có thay đổi, nhưng vẫn khá ổn định. Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô bình quân là 25%, thuế tiêu thụ đặc biệt 5% và phí trước bạ lần đầu cho ô tô từ 7 chỗ trở xuống 5%. Nhưng cũng từ đó, chính sách thuế, phí đánh vào ô tô thay đổi liên tục, theo chiều hướng tăng mạnh và trở nên khó lường. Doanh nghiệp ô tô ngao ngán.
Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Cũng năm đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào ô tô 5 chỗ ngồi trở xuống tăng lên 24%. Nhu cầu mua ô tô lập tức sụt giảm hơn một phần tư so với năm trước đó.
Sang năm 2005, loại thuế này tiếp tục tăng lên 40% và nhu cầu mua ô tô giảm tiếp một phần ba. Đến 2006, nó đã là 50%, còn đối với xe 7 chỗ là 30%.
Những năm sau đó, chính sách thuế và phí tiếp tục biến động mà chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ và phí cấp bảng số xe. Đến cuối năm 2012, thuế tiêu thụ đặc biệt xe dưới 5 chỗ là 45-50% tùy theo dung tích xi lanh, tương tự xe 6-9 chỗ là 45-60%, xe 10-16 chỗ 30%... Phí trước bạ ở Hà Nội 20%, TPHCM 15% và phí cấp bảng số xe 20 triệu đồng.
Bài toán đánh đổi
Tăng thuế chỉ là một trong những cú sốc. Cùng với việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành ô tô, Nhà nước còn đầu tư mạnh cho một số doanh nghiệp nhà nước, như Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (Veam)... với kỳ vọng đây sẽ là những trụ cột của công nghiệp ô tô Việt Nam. Cùng lúc, nhiều công ty tư nhân cũng chạy đua đầu tư lắp ráp ô tô. Chỉ trong năm 2004, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) tiếp nhận 30 dự án đăng ký sản xuất ô tô với tổng công suất 150.000 xe/năm. Chênh lệch quá lớn giữa thuế nhập khẩu linh kiện và xe nguyên chiếc (thuế 100%) đã tạo ra sức hút đầu tư này, để vài năm sau số doanh nghiệp lắp ráp ô tô của cả nước đã lên đến 55 đơn vị. Thị trường vốn đã “chật chội” lại càng chật chội hơn.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thuế chiếm tới 50-60% giá bán ô tô lắp ráp trong nước. Dù thuế tăng cao, nhưng mức tiêu thụ ô tô từ năm 2006-2011 vẫn liên tục tăng. Năm 2011 lượng xe tiêu thụ của cả nước là 165.000 xe và ô tô trở thành nguồn thu ngân sách quan trọng của Nhà nước. Trong đó, chỉ riêng doanh nghiệp lắp ráp trong nước đã nộp tới 2 tỉ đô la Mỹ tiền thuế. Nhưng việc tăng lệ phí trước bạ trong năm 2012, cộng với mối lo về các loại phí khác và khó khăn chung của nền kinh tế, mức tiêu thụ xe trong năm này lại tụt về dưới 100.000.
Quy mô thị trường ô tô tăng mạnh trong những năm từ 2011 trở về trước chủ yếu là nhờ nhu cầu mua xe cá nhân, nghĩa là những người hơn 10 năm trước đi xe máy đã chuyển sang đi ô tô. Dù thị trường có tăng trưởng, nhưng niềm tin của các nhà sản xuất đã cạn kiệt. Các “đại gia” ô tô đã không còn xem Việt Nam như điểm đáng để đầu tư như 15 năm trước. Họ đã tìm thấy những “miền đất hứa” khác ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh Thái Lan, vốn được ví như “Detroit của Đông Nam Á”, tám năm qua Indonesia và Philippines đã vươn lên và trở thành điểm đến của các tập đoàn ô tô hàng đầu thế giới. Cuối năm 2012, Toyota đã công bố chương trình đầu tư 2,7 tỉ đô la Mỹ vào Indonesia trong bốn năm. Với hãng Ford, ngoài hơn 1 tỉ đô la Mỹ đã đổ vào Thái Lan, tập đoàn này cũng đang lên kế hoạch đầu tư tiếp vào Indonesia và mới đây nhất tập đoàn Volkswagen cũng tuyên bố sẽ đầu tư vào nước này. Philippines cũng đang được nhiều hãng ô tô hướng đến, trong đó những cái tên như Toyota, Honda, Mitsubishi, Ford, Isuzu... đã có mặt tại nước này.
Việt Nam từ chỗ có hy vọng vượt qua Indonesia, giờ đây đã bị nước này bỏ rất xa về sản lượng xe tiêu thụ. Thậm chí, Philippines hiện cũng đã qua mặt Việt Nam. Chính sách thuế đối với ô tô của Việt Nam trong 10 năm qua, tuy góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng chúng ta lại đánh mất nguồn thu rất có ý nghĩa khác, đó là vốn đầu tư của các tập đoàn ô tô lớn nước ngoài. Nguồn đầu tư này không chỉ có ý nghĩa về con số, mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình phát triển công nghiệp ô tô - mục tiêu mà các nhà làm chính sách đã mơ ước từ hơn 20 năm qua.


Copy từ: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Tại sao nước đã thống nhất mà lòng dân thì không?


VRNs (03.05.2013) – Washington DC, USA – Đảng ngồi lên Hiến pháp ở Hội nghị Trung ương 7
Cứ mỗi dịp 30-4 về, vết thương dân tộc lại bị bóc ra cho máu chảy. Năm 2013 cũng  như  37 năm trước, không thay đổi.

Tại sao?
Nói như  ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài (UBNNVNVNONN)  thì nguyên nhân “do cả hai phía”, Chính phủ Việt Nam và Kiều bào, nhưng phía nào có trách nhiệm cao hơn?
Ông Sơn nói với Báo Thanh Niên ngày 30-4-2013: “Thực tế đúng là chúng ta chưa làm tốt được vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xóa đi hận thù, xóa đi những rào cản từ quá khứ chiến tranh. Nguyên nhân tôi cho là do cả hai phía. Từ thực tế ấy đòi hỏi phía Nhà nước cần tiếp tục có những quyết sách hợp lý đem lại sự tin tưởng cho dân nói chung. Tức là cần có những chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho kiều bào như các chính sách về quốc tịch, xuất nhập cảnh, hồi hương rồi các vấn đề liên quan đến chuyện kiều bào về đầu tư trong nước.”
Nhưng những thứ  được ông Sơn cho  là “lợi ích thiết thực” của “kiều bào”, thiết tưởng không quan trọng và tác động mạnh khiến  kiều bào phải xa lánh Việt Nam bằng những hành động kỳ thị, bóc lột và đàn áp người dân của nhà nước trong các vụ cướp đất trằng trợn ở  Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Định) và  ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình hai anh em ông Đòan Văn Vươn và Đòan Văn Qúy.
Hình ảnh từ các vụ này và những cuộc biểu tình, khiếu kiện đông người khác của người  dân đi đòi công bằng, chống bất công và tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng đang xẩy ra từ Tỉnh, Thành lên đến Trung ương ở Việt Nam đã cho kiều bào thấy rõ  ở Việt Nam không có  một “Nhà nước pháp quyền” như đảng tuyên truyền.
Ngòai ra việc các “chủ qủan của các dự án kinh tế và  xây dựng đô thị”, như Ecopark (Hưng Yên) không chỉ có  “các nhóm lợi ích” thế lực  và  có tiền  được nhà nước ưu đãi mà còn có thể cấu kết với chính quyền để  sử dụng quân đội, công an và côn đồ để cưỡng chế mà không hề bị truy tố thì kiều bào chỉ thấy đó là một chính quyền đã bị băng đảng chi phối !
Nếu cần phải liệt kê thêm những việc Việt kiều rất sợ về Việt Nam để “hòa hợp” với nhà nước thì các vụ người dân biểu tình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống chủ trương lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông trong hai năm 1011 và 2012, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã bị công an đàn áp dã man, bắt bỏ tù là một bằng chứng khác.
Vì vậy khi ông Sơn nói rằng: “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước. Nhưng thống nhất đất nước mà chưa thống nhất được lòng người bởi lẽ còn một bộ phận người VN ở nước ngoài vẫn đang tiếp tục có những hành động đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc” là ông muốn quanh co, tránh né  sự thật là đảng CSVN từ khi có Nghị  quyết 36 ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, chưa bao giờ thật lòng muốn “hòa giải” với người Việt Nam ở nước ngòai mà chỉ muốn người bỏ nước ra đi quay về “hòa hợp” vào với guồng máy cai trị độc tài của đảng để xây dựng đất nước theo chỉ thị và ý muốn của chính quyền.
LÝ DO VIỆT KIỀU LÃNH ĐẠM

Nhưng thế nào là “lợi ích chung của dân tộc”, theo định nghĩa của nhà nước Việt Nam? Phải chăng đó là khi người Việt ở nước ngòai không còn chống Việt Nam vi phạm các quyền con người, không lên án và tố cáo trước dư luận thế giới mỗi khi công an bắt người vô cớ, bỏ tù tùy tiện và xử án bất công những công dân dám can đảm đấu tranh cho dân chủ và đòi quyền được tự do ngôn luận, và chấm dứt các cuộc biểu tình lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và nhu nhược trước đe dọa xâm lăng của Trung Cộng ?
Những vụ án xử bất công đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ông Vi Đức Hồi, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, Kỹ sư tin học Trần Hùynh Duy Thức, các Nhà báo tự do Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần v.v…đã chứng minh cho lý do tại sao đảng CSVN đã không thể “hòa hợp” hay “hòa giải” được với “Việt kiều” vì đảng vẫn  tiếp tục đàn áp các công dân  muốn thực thi các quyền tự do đã được Hiến pháp công nhận.
Nếu ông Thứ trưởng Ngọai giao chuyên trách về người Việt Nam ở nước ngòai Nguyễn Thanh Sơn vẫn  chưa hiểu tại sao, sau 38 năm “đất nước đã quy về một mối”mà nhà nước CSVN chưa được 400,000 trí thức Việt kiều về giúp nước thì nên hỏi thẳng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem có cần phải “vạch áo cho người xem lưng” nữa không?
Việc nổi bất nhất cần nói cho “bàn dân thiên hạ” biết về tính siêu việt bôi bác của đảng là chuyện thời sự phản dân chủ của  bản Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ được thảo luận tại Quốc hội trong 2 ngày 10 và 11/06/2013, sau khi đem ra “trình làng” với Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương đảng kỳ 7.
Dù không có điều nào trong 5 Hiến pháp từ 1946,1958,1980,1992 và 1992 (sửa đổi) cho phép Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương được “làm, sửa đổi và thảo luận Hiến pháp” nhưng đảng vẫn tiếm quyền không coi pháp luật ra gì thì làm sao mà dân có thể chấp nhận được, nói chi đến hàng ngũ Việt kiều, những người sống và hiểu biết các chế độ dân chủ tại các nước sở tại hơn ai hết?
Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban sọan thảo Hiến pháp sửa đổi Nguyễn Sinh Hùng khoe có đến 26 triệu, nhưng có báo nói đã vượt lên 28 triệu lượt người góp ý và đa số tán thành nội dung mới, trong đó không ai dám đụng tới Điều 4 dành độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” cho đảng mà không cần có  bầu cử !
Đảng cũng không chịu để cho dân có quyền quyết định tối hậu sau khi Hiến pháp do dự thảo được 2/3 tổng số 500 Đại biểu Quốc hội chấp thuận, dự trù vào tháng 11 năm 2013.
Đã có ý kiến của Chính phủ đề nghị viết điều “quyền lập Hiến thuộc về tòan dân” và dân có quyền bỏ phiếu tán thành hay bác bỏ Hiến pháp trong một cuộc Trưng cầu ý dân, sau khi Quốc hội đồng ý.
Nhưng vì hiện nay chưa có Luật Trưng cầu Ý dân nên Hiến pháp năm 2013 sẽ “không có trưng cầu ý dân” sau cuộc bỏ phiếu sau cùng của Quốc hội.
Việc này đã gặp chống đối ở trong nước và đã có nhiều ý kiến muốn Bộ Chính trị hãy bình tâm suy nghĩ lại vì đây là dịp bằng vàng để người dân Việt Nam thực thi quyền dân chủ của mình để thay đổi vận nước.
Tuy nhiên, cứ theo như ngôn ngữ phát ra từ miệng lưỡi một số Lãnh đạo, đứng đầu từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì đề nghị này sẽ không được chấp thuận với lý do Quốc hội chưa chuẩn bị kịp để  làm Luật Trưng cầu ý dân !
Bằng chứng đảng áp đặt Quốc hội “phải làm Hiến pháp theo ý đảng”  đã được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  xác nhận trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7 ngày 02/05 (2013).
Ông nói: “Bộ Chính trị cũng đã thảo luận, có ý kiến chỉ đạo định hướng cho việc tiếp thu, giải trình. Đề nghị các đồng chí Trung ương bám sát Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 2 và Hội nghị Trung ương 5 về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghiên cứu thật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu và bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng. Tinh thần chung là phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”
Khi ông Trọng yêu cầu các đại biểu phải  “bám sát” Cương lĩnh Đảng và các  Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 2 và Trung ương 5 là ông muốn Ban Chấp hành phải kiên định hai điều cốt lõi: Đảng phải là lực lương duy nhất lãnh đạo đất nước và không bỏ Chủ nghĩa Cộng sản.
Thái độ bảo thủ, cực đoan và giáo điều của ông Trọng đã đi ngược lại đòi hỏi của một số đông Trí thức, đảng viên và người dân đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền lãnh đạo cho đảng và chống việc bắt buộc người dân phải đi theo Chủ nghĩa lỗi thời  Cộng sản.
Như vậy  thì thử hỏi làm sao mà Việt kiều có thể “nhắm mắt” cho đảng “tự tung tự tác” được  mà nói tại sao hai bên chưa thể hòa hợp và hòa giải với nhau vì còn “nhiều vướng mắc do chiến tranh để lại” ?
Trong khi ấy thì hiểm họa bị mất biển đảo vào tay Trung Cộng đã đến gần, không ai không nhận ra mà lãnh đạo thì cứ nhắm mắt tin vào anh hàng xóm “nói chưa bao giờ  đi đôi với việc làm” để mị dân “cần ổn định để phát triển”, không dám cho dân xuống đường biểu tình phản đối hay tố cáo mạnh mẽ trước Liên Hiệp Quốc và dư luận Thế giới?
Thái độ qụy lụy đến nhu nhược trước Trung Cộng  của Lãnh đạo đảng CSVN đã bị nhiều giới Trí thức, người dân và đảng viên lên án nhưng đảng lại tăng cường lực lượng công an để theo dõi và khủng bố tinh thần những ai có thái độ bất thân thiện với Bắc Kinh thì làm sao mà 4 triệu người Việt Nam ở nước ngòai có thể yểm trợ cho Việt Nam khi bị Trung Cộng xâm lăng?

TÂM TƯ 38 NĂM “GIẢI PHÓNG”
Vì tình trạng đất nước đang ở ngã ba đường cực kỳ nguy hiểm như thế nhưng nhà nước lại không lo tổ chức quần chúng để tạo sức mạnh đòan kết chống xâm lăng khi sơn hà nguy biến nên một số Nhà văn, Nhà báo trong nước đã giãi bầy tâm trạng lo âu và hoang mang của họ vào dịp 30-4.
Hãy đọc “Ba mươi tám năm nhìn lại “ của Đoàn Nam Sinh: “Hôm nay đi ngang qua trụ sở công quyền, câu khẩu hiệu mừng ngày thống nhất và giải phóng miền nam khiến mình nghĩ lại. Giang sơn liền một dải nhưng lãnh thổ đã vẹn toàn chưa? Trăm họ cùng một Tổ nhưng đã đoàn kết thương yêu nhau chưa? Quyền hiến định của toàn dân được công khai thống nhất ý chí xây dựng Hiến Pháp đã thực hành chưa? Truyền thống văn hiến trong văn hóa giáo dục thống nhất chưa? Còn rất nhiều câu hỏi căn bản mà có cùng câu trả lời là chưa thống nhất.”
Nếu giải phóng miền Nam với nghĩa là giúp miền nam thoát khỏi sự phủ trùm về kinh tế, văn hóa, chính trị,… của tư bản phương tây thì chắc không phải; hay là công nhân không bị giới chủ bóc lột, lại càng không phải. Vậy chắc giải phóng là gỡ ra khỏi sự ràng buộc, lệ thuộc vào Mỹ? Thế thì đưa cả nước vào tròng nô dịch, lệ thuộc vào Trung Cộng là đúng chăng? Hàng triệu người đang rên siết trong tăng ca, hàng chục vạn người đang phải bán sức lao động xứ người, làm nô lệ tình dục xứ người,… là nhờ ai giải phóng,… Rồi mai ai sẽ giải phóng ai? (Trích từ mạng Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang  Lập)
Đến phiên Nhà văn Bùi Công Tự thì ông cũng  giãi bày tâm tư của mình trong “Đôi Điều Suy Nghĩ về Hoà Hợp Dân Tộc” vào ngày 30-4 như thế này: “ Thế hệ những người như tôi sinh ra cùng Cách mạng tháng Tám, cùng nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Cả một thời lịch sử oanh liệt và bi thương đi qua mái tóc bạc cùng cả một đời mong mỏi. Thời kháng chiến 9 năm thì mong đến “Ngày Độc lập”, sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thì lại mong đến “ngày Thống nhất”. Rồi ngày ấy cũng đến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là ngày thống nhất đất nước.
Báo chí ngày ấy nhắc đi nhắc lại câu: “Non sông đã thu về một mối”. Nhưng ít người để ý rằng “lòng người còn trăm mối ngổn ngang”. Người giải phóng trong cơn say chiến thắng cứ đinh ninh nghĩ rằng mình “chiến đấu và chiến thắng kẻ thù” mà có biết đâu là mình “chiến đấu và chiến thắng đồng bào của mình….
Băn khoăn như thế nên ông Bùi Cộng Tự thắc mắc: “Tôi cứ tự hỏi tại sao ngày ấy chúng ta phải giam giữ hàng vạn đồng bào (sỹ quan binh lính Việt Nam cộng hòa) khi họ đã buông súng đầu hàng? Những nhà tù được gọi là “trại cải tạo” ấy chẳng những không “cải tạo” được ai mà còn chuốc thêm thù oán. Tại sao chúng ta lại để cho hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi khiến ngôn ngữ loài người có thêm từ ngữ “thuyền nhân”? Tại sao chúng ta lại chiếm đoạt các nhà máy, cửa hàng… của các công dân trong cái gọi là “cải tạo tự bản tư doanh”?

Tại sao?
Lại nghĩ, nếu như lúc ấy trong tư thế người chiến thắng, chúng ta hành xử với các đồng bào của mình (những người ở phía bên kia) được như người Tây Đức đối đãi với người Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì tình thế có lẽ đã khác biết bao? Nhưng chúng ta đã không đủ văn hóa để ứng xử văn minh như người Đức. Thực tế là chúng ta đã hành xử hà khắc nếu không muốn nói là vô luân. Và vì thế mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc càng thêm căng thẳng.”
Tác gỉa  Bùi Công Tự kết luận trên Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Tuy thế vấn đề hòa hợp dân tộc cũng đã được đặt ra. Nhà nước Việt Nam cũng đã có những chính sách ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho kiều bào đóng góp với quê hương đất nước. Nhưng những gì đã có là chưa đủ. Đâu đó vẫn còn những quy định, những phát ngôn, những việc làm chưa thấu suốt tinh thần hòa hợp.
Sự hòa hợp dân tộc trong một quốc gia còn thể hiện ở chỗ đại bộ phận nhân dân ủng hộ chính quyền, ủng hộ người lãnh đạo mình.
Muốn đạt được như vậy thì chính quyền phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, không có cách hành xử chống lại nhân dân. Những vụ việc không tốt đẹp xảy ra ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác vừa qua đã làm cho lương tâm nổi giận, sẽ tiếp tục dẫn đến sự đối đầu trái với tinh thần hòa hợp dân tộc mà tất cả mọi người dân đều tha thiết.
Hòa hợp dân tộc chỉ có thể có được trong một chính thể cởi mở, có nhiều tổ chức xã hội quy tụ nhân dân. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung. Nó đòi hỏi phải có sự minh bạch để nhân dân tin tưởng là chính quyền trong sạch, tin tưởng sự đóng góp của mình là để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là để giúp đỡ cộng đồng chứ không phải để nuôi béo một nhóm người. Do đó hòa hợp dân tộc còn dựa trên tinh thần phản biện để tìm ra chân lý, tránh mê tín, sùng bái cá nhân hoặc tâm lý “đám đông”.”
Tất nhiên “thời thế, thế thời phải thế”, nhưng kinh nghiệm 38 năm sau ngày đất nước thống nhất, thực tế của giấc mơ  “hòa hợp dân tộc” hãy còn xa lắm.
Nguyên do thì nhiều, nhưng cốt lõi của vấn đề là không ít Lãnh đạo đảng chưa thật lòng muốn người Việt ở nước ngòai trở về quê hương để xây dựng đất nước vì đảng “không dám bỏ Chủ nghĩa Cộng sản khi chưa có thay đổi bên Trung Quốc” và cũng “không muốn chia chác quyền lực” cho bất cứ ai không phải là người của đảng Cộng sản!
Nhưng người nhiều người Cộng sản cuồng tín không biết rằng Chủ nghĩa Cộng sản đã lỗi thời nhưng dân tộc Việt Nam thì đã văn minh và ai cũng tin thời gian rồi sẽ đào thải số người lãnh đạo lạc hậu này.
Họ chính là những người đang kêu gọi đòan kết tòan dân để tạo sức mạnh dân tộc bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng lại là những kẻ cực kỳ chia rẽ, phản động và yếu hèn trước giặc hơn ai hết.
Bằng chứng không khó tìm. Hãy lục lại đống Văn kiện đảng đã công khai thì sẽ thấy sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc từ 1990 đến 2012 đã kéo mũi đảng CSVN đi đâu, ấy là chưa kể bản “Kỷ yếu hội nghị” bí mật đã được ký tại Thành Đô (Tứ Xuyên) giữa Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Giang Trạch Dân năm 1990 .
Đó là lý do tại sao tuy đất nước đã thống nhất mà lòng dân thì không.
Phạm Trần
(05/013

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế