CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Doanh nghiệp thua lỗ, bán phần vốn nhà nước dưới mệnh giá


Ngày 1/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nghị định này kế thừa và quy định rõ hơn các nhiệm vụ mang tính đặc thù của SCIC và sẽ có hiệu lực vào ngày 20/12/2013.

Theo Nghị định, về tiếp nhận chuyển giao phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, SCIC sẽ tiếp nhận cả các công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các Bộ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. SCIC không tiếp nhận các DN chủ yếu làm nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh – quốc phòng. Khi tiếp nhận, Nghị định yêu cầu SCIC phải thực hiện đánh giá lại vốn nhà nước sát với thị trường để làm căn cứ quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả quản lý vốn của SCIC, trích thưởng thành tích quản lý vốn. Về hoạt động bán vốn nhà nước tại các DN, Nghị định cho phép SCIC chủ động bán vốn theo đúng tiêu chí, danh mục DN mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn. SCIC được sử dụng nhiều hình thức bán vốn như khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, hoán đổi cổ phiếu. Nghị định cũng xác định rõ việc bán vốn của SCIC tại các DN tiếp nhận là nhằm mục tiêu tiếp tục cổ phần hóa, giảm vốn nhà nước tại các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ vốn, không phải là bán vốn của cổ đông sáng lập và không phải thực hiện theo quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc cho phép hạ giá khởi điểm khi khi bán đấu giá không thành công; đấu giá bán cả lô đối với các DN thuộc đối tượng bán hết vốn nhà nước và bán thấp hơn mệnh giá đối với các DN thua lỗ nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư.
SCIC, vốn nhà nước, quản lý, kinh doanh, cổ phần, DN

Về hoạt động đầu tư, Nghị định quy định cụ thể lĩnh vực đầu tư của SCIC bao gồm: đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty hoặc công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư bổ sung vốn vào các DN có vốn của SCIC. SCIC phải dành tối thiểu 70% tổng mức vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tư trên, còn lại 30%, Tổng công ty chủ động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế.
Như vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thành lập vào tháng 6/2005, sau 8 năm, SCIC đã có hành lang pháp lý mới cho hoạt động đặc thù của Tổng công ty.
Trong 8 năm (từ 2006 đến 2013) SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN, SCIC đã triển khai bán phần vốn Nhà nước tại các DN hoạt động trong những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nằm giữ hoặc chi phối, đồng thời thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế trên nguyên tắc hiệu quả. Tính đến nay, SCIC đã thực hiện bán vốn tại hơn 600 DN, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. (So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần với trên 2.000 tỷ đồng giá trị thặng dư). Điều này là minh chứng sinh động cho thấy thông qua sự quản lý của SCIC, đồng vốn Nhà nước đã được bảo toàn và gia tăng đáng kể về giá trị… Bên cạnh đó, SCIC đã trực tiếp thực hiện đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa thành công 22 công ty TNHH 100% vốn Nhà nước tiếp nhận từ các Bộ, ngành, địa phương (tổng số 26 công ty TNHH đã tiếp nhận).
Bằng nguồn tiền thu được từ bán vốn và lợi nhuận tích lũy qua các năm, Tổng công ty đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với tổng số tiền đầu tư trên 11.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu DN; góp vốn thành lập DN mới; đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao…; hợp tác với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế triển khai các dự án trọng điểm. Danh mục đầu tư của Tổng công ty (sau khi đã thoái vốn) tại thời điểm 30/9/2013 có tổng giá trị theo sổ kế toán hơn 14.000 tỷ đồng, theo giá thị trường ước đạt 71.000 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với giá trị sổ sách.
Tính đến 30/9/2013, tổng tài sản của SCIC đã tăng gấp 13 lần so với thời điểm thành lập năm 2006 (từ 6.009 tỉ đồng lên gần 7.000 tỉ đồng), tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn 8 lần (từ khoảng 3.700 tỉ đồng lên hơn 30.000 tỉ đồng, trong đó tăng từ nguồn lợi nhuận hàng năm hơn 13.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 3.900 tỷ đồng, tăng gần 36 lần so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty năm 2012 đạt 22%. Đây là những con số về hiệu quả kinh doanh khá ấn tượng của SCIC trong số các DNNN.
PV


Copy từ: VietnamNet


...................

Loạt ngân hàng "dính quả đắng" với đại gia, đại án



“Không dễ dàng mà ngân hàng có thể thoát được khoản nợ khổng lồ của đại gia. “Dọn dẹp” nó vô cùng khó”, lãnh đạo một ngân hàng "dính quả đắng" với Tập đoàn Vinashin than vãn.
Khốn khổ vì nợ xấu với đại gia
Đã một thời những doanh nghiệp “cỡ bự” như Vinashin, Vinalines, Công ty Thủy sản Phương Nam... với vỏ bọc bên ngoài hào nhoáng dễ dàng được liệt vào danh sách doanh nghiệp VIP, ưu tiên cho vay tại các ngân hàng. Việc cấp tín dụng cho những doanh nghiệp đại gia này một thời là niềm tự hào của không ít nhà băng.

Lợi dụng sự săn đón, chào mời của các cán bộ tín dụng ngân hàng, số doanh nghiệp này dễ dàng vay những khoản tín dụng lớn tại các nhà băng mà không cần tài sản thế chấp cố định, thay vào đó là thế chấp bằng hàng tồn kho. Không chỉ ngân hàng nhỏ “chết” vì đại gia, mà ngay cả những “ông lớn” quốc doanh như Agribank, Vietcombank, Vietinbank... cũng từng thót tim vì trót tin đại gia.
Từ tháng 9 đến nay đã có 20 lãnh đạo, cán bộ ngân hàng bị bắt vì dính líu tới cho vay tại Công ty Thủy sản Phương Nam
Ảnh: Internet
“Dính” vào Vinashin, ít nhất đã có một ngân hàng bị xóa tên trên thị trường là Habubank khi phải chấp nhận sáp nhập với SHB. Nhưng không phải sáp nhập là nợ đã được xóa sổ. Một năm sau sáp nhập, khoản nợ xấu của Vinashin tại Habubank tuy đã được khoanh vùng, nhưng vẫn là nỗi ám ảnh với cán bộ đòi nợ của SHB. Thậm chí, Phó tổng giám đốc Habubank trước đây sau sáp nhập "được" điều xuống làm cán bộ phòng thu hồi nợ để giải quyết cho xong những khoản nợ xấu mà vị này đã phê duyệt.

Thực tế, kết cục đáng buồn của Habubank hay những khoản nợ ngàn tỷ tại nhiều ngân hàng khác cho thấy việc cho vay tín dụng đối với các “đại gia” không phải “màu hồng” như kỳ vọng. Ngược lại đem đến cho bức tranh hệ thống ngân hàng một “màu xám” chưa biết khi nào mới có thể “đổi màu”.
Còn với “đại gia” Thủy sản Phương Nam, những điều tiếng lùm xùm quanh doanh nghiệp này không phải là ít khi hàng loạt cán bộ tín dụng tại 7 ngân hàng đã từng có mối quan hệ cho vay đã lần lượt “vô khám”. Chỉ từ đầu tháng 9/2013 đến nay đã có 7 Giám đốc, Phó giám đốc chi nhánh, 13 cán bộ tín dụng của 5 ngân hàng khu vực miền Tây bị bắt vì có liên quan tới những khoản cho vay “khủng” tại doanh nghiệp này. Những cái tên lớn như Agribank, Vietinbank, Vietcombank, Sacombank, ABBank... đều được “điểm mặt”. Tổng số dư nợ của Thủy sản Phương Nam tại 7 ngân hàng hiện là 1.600 tỷ đồng.
Theo đại diện ABBank, hiện số dư nợ của Thủy sản Phương Nam tại nhà băng này là 79 tỷ đồng, và ABBank đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng, ngân hàng bạn cơ cấu lại Thủy sản Phương Nam theo hướng để doanh nghiệp này “hồi sinh”, sau đó mới có thể thu hồi nợ. Từ đầu năm đến nay riêng ABBank mới thu hồi được 1 tỷ đồng so với khoản nợ cũ 80 tỷ đồng của Thủy sản Phương Nam. Sacombank thì thu hồi được 17 tỷ đồng so với số nợ cũ.
Cán bộ ngân hàng - tỉ lệ "áp đảo" án tham nhũng
Con số thống kê của ngành Công an cho thấy, dù chiếm số lượng rất nhỏ trong tổng số các vụ phạm tội (0,22%), song mức độ thiệt hại của các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng lại chiếm tới 60%.
Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%).
Điển hình như vụ Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro - Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM) chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng của ba ngân hàng (Vietinbank, ACB và NamVietBank); vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Nhận hối lộ”, xảy ra tại huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh gây thiệt hại cho Agribank Chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng; vụ án với sự thông đồng, cấu kết của 19 DN, 82 cá nhân và 2 cán bộ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè chiếm đoạt 3.800 tỷ đồng tại Vietibank chi nhánh Nhà Bè…
Phân tích về những lỗ hỏng trong quan hệ cho vay tín dụng trong hệ thống ngân hàng, Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico chia sẻ, những khoản tín dụng khống tới bốn, năm con số đều có lỗi từ cả hai phía, nhà băng và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lợi dụng chính sách cho vay dễ dàng, ưu tiên khách VIP của các nhà băng để tung chiêu lừa đảo. Còn phía ngân hàng thì lại chưa đào tạo cán bộ tín dụng đủ năng lực, hiểu biết về  luật nên dễ “dính” vào trường hợp phê duyệt những khoản vay một cách dễ dãi, kiểu cho vay không cần tài sản thế chấp cố định thay vào đó là hàng tồn kho. Thế nên sau này khi mọi chuyện vỡ lở thì mới hay hàng tồn kho mà doanh nghiệp “vẽ” trong hồ sơ vay chỉ là trên giấy, thực tế đó là những kho hàng rỗng.
“Chính vì cả nể trong quan hệ tín dụng ngân hàng với những khách hàng lớn, khách hàng lâu năm dẫn tới hệ quả là nhiều ngân hàng “khóc dở mếu dở” khi khách hàng bỏ trốn, “trở mặt”. Rồi đến khi mọi chuyện vỡ lở thì hàng loạt cán bộ ngân hàng rơi vào vòng lao lý” – ông nói.
Trao đổi với Infonet, Phó tổng giám đốc một ngân hàng lớn từng dính nợ nần với Vinashin đã phải thốt lên: “Không dễ dàng mà ngân hàng có thể thoát được khoản nợ khổng lồ của đại gia. “Dọn dẹp” nó vô cùng khó. Có người cho rằng vài ba năm nữa ngành ngân hàng sẽ thoát khoải cảnh nợ xấu chồng chất, nhưng tôi chắc ít nhất cũng phải chục năm nữa”.
Vị này còn đùa vui: “Đã có lúc tôi nghĩ bỏ ngân hàng về làm một cơ quan Nhà nước cho nhàn thân”.

Copy từ: Infonet


.....................

“Nhiều trường hợp dùng nhục hình để đóng án, báo công”


… hiện cơ quan công an đang được trao quyền quá lớn. Để ngăn ngừa oan sai, người đứng đầu ngành phải cam kết trước dân chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật đã nêu ở trên.
InfoNET
Thứ tư 13/11/2013 06:00
1GS Nguyễn Minh Thuyết: “Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ khác Truyện Kiều ở chỗ Kiều bán mình chuộc cha rồi, ở nhà, em gái vẫn lấy được chồng, em trai thành đạt, còn gia đình ông Chấn thì tan nát…”

GS Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐBQH khóa XI, XII liên tưởng khi trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet xoay quanh vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn. 
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, bên cạnh yêu cầu đảm bảo xét xử công minh, cần phải đề cao vai trò của luật sư, của tranh tụng đối với các vụ án hình sự. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, luật sư được quyền tham gia ngay từ đầu vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều vụ án, kể cả  vụ án được dư luận hết sức quan tâm như vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, luật sư đều rất khó tiếp cận với bị can.
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn như giọt nước tràn ly, làm bục ra hàng loạt bất cập, sai phạm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Xưa nay việc mớm cung, bức cung không phải là chuyện hiếm. Đã có không ít người chết trong phòng tạm giam, tạm giữ ; và cái chết của họ được giải thích bằng rất nhiều lý do khác nhau như bỗng dưng đổ bệnh, tự ngã đập đầu vào tường, tự tử không rõ nguyên nhân,…
Vẫn biết rằng, đối tượng phạm tội hình sự thường ngoan cố, khai báo gian dối, không chịu nhận tội…, gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, tuy nhiên, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, TNTNNĐ của Quốc hội cho rằng, không phải vì thế mà được phép dùng nhục hình với họ.
“Nhiều trường hợp dùng nhục hình là do nghiệp vụ kém, không đấu trí nổi với can phạm. Nhưng cũng nhiều trường hợp dùng nhục hình là do muốn gán tội cho người ta để đóng án, báo công, thậm chí để che giấu sự thật. Trong bất kỳ trường hợp nào, dùng nhục hình cũng là phạm pháp, là trái với Công ước quốc tế chống tra tấn mà nước CHXHCN Việt Nam tham gia.”
Theo GS Thuyết, trước đây cũng từng xảy ra một vụ kết án tử hình oan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biết nhưng cũng không gỡ được tội cho người bị oan. Rồi người bị oan chưa được giải oan thì đã chết vì bệnh hiểm nghèo. Có thể người bị bệnh hiểm nghèo đã chứa mầm bệnh từ lâu, nhưng biết đâu, nếu không chịu cảnh tù đày, họ không bị bệnh tật quật ngã dễ dàng như vậy.  
GS Thuyết cho rằng để tìm ra sự thật và quy trách nhiệm cho những trường hợp làm oan cho dân không khó, điều quan trọng là có muốn điều tra làm rõ không thôi.
Trở lại với vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, theo ông Thuyết thì cơ quan điều tra hoàn toàn có thể thu thập các bằng chứng để chứng minh các điều tra viên 10 năm trước có ép cung ông Chấn không. Điều này ai cũng thấy rõ, vì nếu như không có tội thì tại sao một người có đầu óc bình thường (không bị tâm thần) như ông Chấn lại phải nhận những tội ác như hiếp dâm, giết người – toàn những tội đáng ghê tởm và có thể bị kết án tử hình?
Cơ quan điều tra cũng nên làm rõ vì sao một người dân đã nhặt được CMND của kẻ giết người ở nơi xảy ra vụ án, nộp cho Công an mà chứng cứ quan trọng này vẫn bị bỏ qua.
GS Thuyết cho rằng vụ án này chẳng khác nào câu chuyện oan khuất của gia đình nàng Kiều. Chỉ một lời vu vơ của thằng bán tơ đã khiến Một nhà hoảng hốt ngẩn ngơ. Tiếng oan dậy đất, án ngờ dựng mây.
“Cũng có cảnh bức cung: Rường cao rút ngược dây oan. Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người. Có chăng vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ khác Truyện Kiều ở chỗ Kiều bán mình chuộc cha rồi, ở nhà, em gái vẫn lấy được chồng, em trai thành đạt, còn gia đình ông Chấn thì tan nát.”
“Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra chuyện áp dụng nhục hình, bức cung, mớm cung, cản trở luật sư thực hiện quyền và nghĩa vụ theo luật định, gây ra những vụ án oan cho người dân. Những điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được trong một xã hội dân chủ; phải được chấm dứt ngay lập tức” – GS Thuyết nói.
Ông cũng nhận định, hiện cơ quan công an đang được trao quyền quá lớn. Để ngăn ngừa oan sai, người đứng đầu ngành phải cam kết trước dân chấm dứt những hành vi vi phạm pháp luật đã nêu ở trên.
Bên cạnh đó, trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn còn cần xem xét trách nhiệm của viện kiểm sát và tòa án. Và cần bãi bỏ những cách làm không phù hợp như họp ba ngành trước mỗi vụ án quan trọng để thống nhất quan điểm xét xử, vì cách làm này trái với yêu cầu ba cơ quan công an, kiểm sát, tòa án phải giám sát lẫn nhau để xét xử được khách quan, công bằng.   
Nguyễn Dũng

Copy từ: Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự


......................

Để các Bộ trưởng không còn phải rơi lệ


VDDĐể các bộ trưởng không còn phải rơi lệ, rất đơn giản, các vị làm thế nào thì làm, đừng để nhân dân phải khóc

“Tôi từng này tuổi rồi nhưng nói thật vẫn có những vụ việc vẫn còn khiến tôi run người lên vì giận”- Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói trong một phiên họp báo chính phủ. Và sau đó, khi các phóng viên hỏi quan điểm về vụ Bác sĩ vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng, ông đã bật khóc.
Có thể, ông giận dữ trước hành vi phi nhân tính của những người từ mẫu đáng lẽ phải là một biểu tượng của lương tri. Cũng có thể, Bộ trưởng xúc động trước khuôn mặt của người chồng, giờ đau đớn đến mức không còn có thể khóc được nữa. Nhưng đúng hơn, đó là những giọt nước mắt đồng cảm, của một con người với một con người.
Một phóng viên trực tiếp có mặt bấy giờ kể lại là tất cả đã lặng đi khi chứng kiến những giọt nước mắt của Bộ trưởng.
Đã có sự thay đổi rất lớn trong quan niệm về những giọt nước mắt của các chính trị gia nói chung.
Năm 1972, thượng nghị sĩ Edmund Muskie đã trượt vỏ chuối trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ chỉ vì- điều ông thanh minh sau đó- “gạt tuyết rơi trên mặt”. Cử tri bấy giờ chê ông là yếu đuối.
Nhưng giờ đây, người ta có thể nhìn thấy John McCain khóc mỗi khi nhắc đến những người lính tử trận. Hay những giọt lệ vui mừng của Tổng thống Nga Vladimir Putin hay những giọt nước mắt của Tổng thống Brasil Lula Da Silva.
Chính trị gia nào, Bộ trưởng nào cũng trước hết là một con người bình thường với cảm xúc như những người dân bình thường nhất. Đã rất xa rồi “bông tuyết lịch sử của Edmund Muskie”. Đồng cảm với nổi đau của dân chúng, xúc động khi lương tri xã hội bị xâm hại, nếu coi là “yếu đuối”, thì nhân dân là người cần nhất sự “yếu đuối” đó. Còn hơn phải ghi vào lòng sự “mạnh mẽ” đến vô cảm. Huống chi có những người, muốn cũng không phải dễ mà khóc được.
Trước Quốc hội tuần này, Bộ trưởng Đam sẽ ra mắt dân chúng trong một cương vị mới mà mỗi một sự đồng cảm chia sẻ của ông, sẽ giúp ích được nhiều hơn cho nhân dân đồng bào, nhất là những cử tri từng phải khóc trước mặt Bộ trưởng Y tế vì nỗi đau bị đối xử thô bạo, nhất là những thầy cô giáo vẫn đang chờ đợi đến “năm hai ngàn mười” để có thể sống được bằng lương.
Việc đầu tiên khi ngồi ghế Chủ tịch Quảng Ninh, là xúc tiến những cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với chính quyền các địa phương kể cả các huyện đảo xôi, khi đối với ông “ứng dụng công nghệ thông tin rất đơn giản… Quan trọng là con người, con người có sợ hãi khi phải đối diện với công nghệ hay không”.
Việc đầu tiên khi ngồi ghế chủ nhiệm VPCP là tổ chức chương trình Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời, bắc một cây cầu nối giữa người dân và các chính khách.
Có lần, ông Vũ Đức Đam không ngần ngại nói rằng nếu cho ông chọn việc, ông muốn được làm một chủ tịch huyện. “Tôi nghĩ rằng, chỉ một năm thôi, huyện của tôi sẽ là điểm đến yêu thích của mọi người”.
Có lần, trên VTV news, được đề nghị so sánh bản thân mình với Bill Gates, ông mỉm cười đáp rằng: So sánh mình với một người như Bill Gates ư? Tôi chẳng bao giờ và chẳng nên làm như vậy (cười). Ồ, nhưng có điều chắc Bill Gates cũng như tôi, bạn và nhiều bạn khác đều mong muốn mình vượt lên được khỏi những “giấc mơ con” để sống một cuộc sống thật ý nghĩa, để đóng góp nhiều nhất có thể cho những giá trị lớn lao hơn.
Người dân cần một “sao khuê” không chỉ trong một lĩnh vực công nghệ thông tin, và mong rằng với những giọt nước mắt đồng cảm hôm nào, ở cương vị mới, ông sẽ làm được điều khó khăn nhất đối với một chính trị gia là khiến những người dân muôn đời thấp cổ bé họng sẽ không còn phải khóc nữa.


Copy từ: Đào Tuấn’ blog


...................

Đã là Hoà thượng đức cao quyền trọng thì không nên giả mù sa mưa!


Th09 đã đăng: Đến Tâm linh cũng tự xử - "Người thành Phật & Dân xử Phật"
Thợ cạo không còn có gì để nói, coi như chuyện vui đáng ngẫm về sự tha hoá, ngày càng xuống đốc của PGVN. Tuy nhiên khi nghe Đại biểu Quốc hội, ngài Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm- Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN nói: "Chúng tôi xác định đây là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông."

Và báo người cao tuổi có bài Lợi dụng danh nghĩa Ủy ban bôi nhọ nhà sư, gây mâu thuẫn trong nhân dân
cho rằng nhóm FB “Tôi yêu Chàng Sơn” bôi nhọ danh dự nhà sư, cũng như tổ chức đạo tràng chùa Chân Long.
Trên mạng, có người còn nói: thêm một chiến dịch bôi bác, đánh Phật giáo nữa đây.

Nên mới có bài thứ hai này cho rõ thực hư, chân tướng.

Hoà thượng tu lâu năm mới lên chức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, lẽ nào ông không biết như nhiều người bình thường đã thấy về tượng Phật ở Việt Nam. Khi người ta tạo tác tượng Phật đều có mẫu số chung về hình dáng tổng quát: một khuôn mặt không giống bất kỳ một người cụ thể nào. Nhìn chung mặt hình chữ điền, mập mạp, tai to dài, nét phúc hậu.
Tượng dưới đây là phật gì mà tô chân mày, kẽ mắt, môi son, dái tai thon nhỏ - nét mặt rõ rành rành về một con người cụ thể, ở đây là Nguyễn Xuân Long - pháp danh Thích Minh Phượng. Nó cũng không giống bất kỳ một phiên bản nào tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Xem lại ảnh: 
Họ đã xông vào chùa mang bức tượng có hình sư trụ trì đem vứt bỏ.

Ban đầu, Thợ cạo xem ảnh bên phải, hơi nghi ngờ photoshop nhưng xem tiếp ảnh dưới thì đúng góc độ người thực.


Tượng Thích Minh Phượng và tượng Phật thường thấy
Hình ảnh: Có rất nhìu người nói Pho tượng ko biết ở đâu mang về làng giống với Tượng PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG ! 
Còn các bạn có thấy giống không ??
ad thì nhin chả thấy giống chút nào
Ảnh Thích Minh Phượng tự chụp

Bức ảnh thiếu nữ khoe thân được treo ở trong phòng tắm sư Phượng.

Hình ảnh: Có mem nào trong phòng  tắm có hình sexy lady như sư Chùa Chân Long ko !
ad thì rất muốn có <3

Thầy Thích Minh Phượng, sư trụ trì chùa Chân Long.
Thích Minh Phượng, sư trụ trì chùa Chân Long
Tôi còn đang trẻ thế này, mà tôi còn đang sống, không một người nào tự đúc tượng mình, xong đặt lên bàn thờ để thờ sống mình cả....Bức tượng này không phải là tôi đặt đúc, mà do một Phật tử trong làng tên Chu Thị Nụ cúng dường. Bà đặt làm tượng từ ảnh mẫu ở chùa Hoa Hiên chụp tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông khi ngài đang chiêm kiến, mở mắt ra phổ độ chúng sinh, nhìn rất là đẹp. 
(Vietnamnet)

Từ nghị trường Quốc hội chiều 7/11, trước khi trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Thành hội Giáo hội Phật giáo TP Hà Nội nói:
Chúng tôi xác định đây là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Vì tượng được đúc bằng đồng nên có vẻ giống sư trụ trì thôi.

(Infonet)

Copy từ: Trần Hùng’ blog


.....................

HÃY YỂM TRỢ VÀ ĐỒNG HÀNH CÙNG TẤT CẢ NHỮNG GIA ĐÌNH TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM


Cha của Đỗ Thị Minh Hạnh vừa ra tới Hà Nội sáng nay,  trong hành trình đi thăm Hạnh lần thứ 2 sau khi bị chuyển trại cùng Mai Thị Dung từ Xuân Lộc - Đồng Nai ra Thanh Xuân - Hà Nội 
Chúng ta ai cũng biết rằng nhà cầm quyền cộng sản luôn đối xử rất tàn ác đối với những tù nhân chính trị- Tù nhân lương tâm và cả những người bất đồng chính kiến. Không một ai lên tiếng đấu tranh mà không bị trả thù tàn độc bằng vô số các hình thức khác nhau. Đưa đi xa, gây khó khăn trong việc thăm nuôi cho gia đình . Nhằm li gián và bịt bớt những thông tin là điều phổ biến họ đã làm trong suốt nhiều năm qua với tất cả những trường hợp như anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa - Cô Tạ Phong Tần ....và kể cả trường hợp của tôi khi bị bắt cóc tận Sài Gòn mà họ đưa ra tận Tam Đảo - Vĩnh Phúc ....
Từ những sự trả thù tàn ác này đã đem đến biết bao hệ lụy cho những gia đình của người tranh đấu...Gia đình tôi là một điển hình đau thương với biết bao hậu quả không thể hàn gắn cho đến tận bây giờ 
Chính vì vậy tôi luôn thấy đồng cảm - xót xa và luôn muốn đồng hành cùng tất cả những gia đình có người tranh đấu đang trong ngục tù cộng sản
Hôm nay là gia đình anh Điếu Cày- Gia đình cô Mai Thị Dung - Đỗ Thị Minh Hạnh - Tạ Phong Tần . Gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ..vv và ..vv 
Một ngày nào đó sẽ là mỗi chúng ta..( Tôi thì đã bị rồi )
Chính vì vậy tôi tha thiết mong càng ngày chúng ta càng tập trung được nhiều tinh thần nhân ái - đoàn kết - chia sẻ với mọi hoàn cảnh dù lớn nhỏ . Dù ở bất cứ đâu. Tôi mong muốn chúng ta hãy cùng đồng hành thật sự để mọi tù nhân lương tâm và gia đình họ không cô đơn trong mỗi bước đường tranh đấu chung của cả Dân tộc và tranh đấu cho Đọc lập tự do của muôn người 
Sáng nay trên facebook tôi đọc được những thông tin khiến mình vui và cảm động về việc những anh chị em Hà Nội đã đón tiếp và lo phương  tiện về quê cho một người tranh đấu  vừa ra tù . Tôi luôn tin rằng đó là thể hiện của sự ĐOÀN KẾT GẮN BÓ trong đoạn đường chúng ta đi đến thành công 


Chú Đỗ Ty vừa đặt chân ra tới Hà Nội sáng nay 12-11-2013
Thông tin từ nguồn facebooker JB nguyễn Hữu Vinh 
Đón một tù nhân lương tâm ra khỏi trại giam.
Hôm qua, một tù nhân vừa ra khỏi trại giam Phú Sơn - Thái Nguyên về Hà Nội đã được anh em Hà Nội ra đón và đưa về bến xe, giúp đỡ chút phương tiện để về nhà sau gần 3 năm bị bắt giữ vì "tuyên truyền chống phá Nhà nước".
Đây là một trong hai nạn nhân bị xét xử ở Tòa án Nhân Dân Tỉnh Nghệ an vào ngày 6/3/2012. Anh Thanh bị kết án ba năm tù giam, nay mãn hạn còn chị Võ Thị Thu Thủy, thì vẫn bị giam trong trại giam Số 5, Tỉnh Thanh Hóa.
Việc làm của anh chị em Hà Nội là một nghĩa cử với những người đã chấp nhận dấn thân vì đất nước, xã hội.
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/binh-luan/hai-giao-dan-gp-vinh-bị-kết-an-tu


Copy từ: Bùi Hằng’ blog


......................

Tin Nóng: Biểu Tình Trên Quốc Lộ 5, Bao Vậy UBND Xã Bằng Cờ Tang


Tin Nóng: Bà con đang biểu tình ở đường QL 5 trên cầu chui đi Hải phòng bao vây UBND Xã bằng cờ tang, công an, an ninh dày đặc. Chắc là vụ phá mồ mả của dân mới xảy ra.

Tin và ảnh: FB JB Nguyễn Hữu Vinh








































Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


..................

Ngài Tổng bí Thư! Thế nào là sự lãnh đạo tuyệt đối?



 Nguyễn Mộng Hoài 
Tôi mừng vì tôi là người Hưng Yên, quê xứ nhãn và ngày gần đây tôi cũng mừng vì có tin Ngài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã chiếu cố về thăm xã Nhân Hòa và có đi thăm một số gia đình trong sự canh gác, kiểm soát nghiêm ngặt của lực lượng bảo vệ vòng trong vòng ngoài. Trong lúc nói chuyện với những đảng viên địa phương có mặt được nghe Ngài nói tới "bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng".


 Tôi đã tám mươi tuổi, có 40 năm tham gia làm lính cụ Hồ và công tác Nhà nước và cũng đã về hưu mấy chục năm, được hưởng lộc Đảng, Nhà nước và lộc Trời cũng khá rồi, chắc chẳng phải có gì ân hận nếu có nhắm mắt xuôi tay ! Đã được học và đã được nghe không phải chỉ một lần mà hàng trăm lần về sự "lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng" đối với Nhà nước và xã hội ta, đất nước ta và nhân dân ta. Lịch sử đã ghi công và tôn vinh công lao lãnh đạo nhiều năm, tạo nên nhiều bước ngoặt lịch sử của dân tộc, đã chứng kiến cái đúng và cái sai trong suốt quá trình lãnh đạo ấy.

 Cái được vĩ đại nhất là tập hợp và tổ chức động viên nhân dân hai miền Nam Bắc hi sinh hàng chục triệu người, trong đó có một số đảng viên của Đảng để giành về độc lập tự do, thống nhất nước nhà, hòa bình cho nhân dân và có phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những cái sai của sự lãnh đạo ấy cũng phải trả giá bằng nhiều nghìn người Việt Nam, trong đó có đến gần chục nghìn đảng viên Đảng của Ngài trong Cải cách ruộng đất. Đau hơn nữa, tôi nhớ lại gần như không một đại hội Đảng nào không có "đồng chí" chết bí ẩn. Điều này thì giải thích như thế nào trước lịch sử dân tộc ?

Tôi vinh dự, hồi còn trẻ, được tham gia một lớp học chính trị-triết học-nghiệp vụ bốn năm cũng biết sơ sơ như thế nào là "tuyệt đối" và như thế nào là "tương đối". Khi phong trào cộng sản và công nhân thế giới đang lên như diều gặp gió đã xảy ra nhiều luồng lý thuyết về thuyết "tuyệt đối" và thuyết"tương đối". Cuối cùng thì thuyết "tương đối" đã thắng thế và ngay cả những nhà lý luận bậc thày của chủ nghĩa cộng sản, kể cả thế giới, cũng phải thừa nhận sức sống của chủ thuyết "tương đối" và không hề có cái gì tuyệt đối trên đời này.

 Nếu có chỉ là sự mơ tưởng và người ta cần nhấn mạnh một mục đích nào đó có lợi cho phong trào mà thôi. Càng về già, tôi càng hiểu sâu sắc thêm "thuyết tương đối" và trong thực tế cuộc sông hằng ngày mà tôi được sống cùng cộng đồng, tôi càng thấy thuyết "tương đối" đúng đắn hơn cả. Đó mới là thực tế và sự sinh động của cuộc sống. Cứ ngồi rung đùi nghe người ta tung hô "Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng" chỉ là một sự mơ hồ, thiếu nhựa sống vì nó không phù hợp với tiến triển của cả thế giới lẫn của cả nước ta. 

Cho nên, Ngài hay động viên các đảng viên của Ngài và dân chúng "cuồng tín" là phải bào đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng. Thật ra, suốt 83 năm qua kể từ khi có Đảng, chưa bao giờ Đảng không lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nhân dân và đất nước Việt nam. Nhưng thực chất sự lãnh đạo tuyệt đối ấy chỉ thấy trong văn kiện và trong giáo huấn của Ngài chứ trong cuộc sống thực tế càng ngày càng thấy chẳng có cái gì tuyệt đối cả và càng không đúng khi người ta nói "Đường lối chính sách của Đảng là tuyệt đối đúng" 

Thưa Ngài, chắc Ngài đã đỗ đến Bằng Tiến sĩ lý luận Mac-Lenin, ngài hiểu sâu sắc hơn tất cả mọi người, kể cả một lão già lẩm cẩm 80 như tôi. Nếu đường lối chính sách của Đảng là tuyệt đối đúng thì vì sao, ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương sau đó là Đảng Cộng sản Việt nam, rồi Đảng Lao động Việt Nam được thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chúng ta đã mắc những sai lầm "chết người" mà lịch sử Đảng của Ngài cũng đã thừa nhận trong các giáo trình giảng dạy về lịch sử Đảng trong các trường chính trị. Đó là cuộc cách mạng nông dân mang tên Xô viết Nghệ Tĩnh là một cuộc "khởi nghĩa" non, bị thực dân đế quốc dìm nhân dân, trong đó có nhiều đảng viên trong biển máu.

 Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 cũng có yếu tố "non" chưa chín mùi. do vậy thiệt hại không phải nhỏ. Từ những kinh nghiệm "non" ấy chúng ta mới "cân thận" hơn trong việc chớp thời cơ làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công như lịch sử đã ghi nhận. Tuy nhiên, cục diện sau này, thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phong trào cộng sản và công nhân thế giới cũng có những chuyển biến mau lẹ. Quốc tế cộng sản chia rẽ thành Đệ Tam, Đệ nhị. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, thế giới hình thành "phe xã hội chủ nghĩa" gồm mười mấy nước trong số 205 nước và vùng lãnh thổ, do Liên Xồ vừa đứng đầu vừa là thành trì của thế giới xã hội chủ nghĩa. Ta là nước cộng sản đầu tiên lập chính quyền công nông ở vùng Đông Nam Châu Á. và bằng những cuộc cách mạng long trời lở đất của mình là là nới gióng lên những hồi chuông cáo chung chủ nghĩa thực dân cũ, đồng thời cũng là nơi làm mồ chôn chủ nghĩa thực dân mới. Điều này thế giới đã công nhận và lịch sử đã ghi công.

 Thế nhưng trước sự biến đổi chính trị trên bàn cờ thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã không theo kịp trào lưu của thế giới, dẫn đến những tụt hậu xa, ngày càng xa so với bánh xe lịch sử tiến hóa của nhân loại. Ấy là chưa kể trong từng giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng mà chúng ta vẫn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng sau khi hòa bình lập lại năm 1954 ở miền Bắc. Đó là các cuộc cải tạo tư sản mại bản, công tư hợp doanh, chống nhân văn giai phẩm, quản lý hộ tịch hộ khẩu trong các thành phố mới giải phóng.

 Tiếp đó là sai lầm nghiêm trọng trong giảm tô, cải cách ruộng đất đợt cuối ở miền Bắc đã xử trí oan chết người đối với nhiều nghìn đảng viên Đảng Lao động, trong đó phần lớn đã có công lao trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cuộc đấu tranh "chống bọn phản động Nhân Văn Giai Phẩm" đã làm thui chột không biết bao nhiều tài năng về văn hóa văn nghệ của đất nước, mãi cho đến bốn năm chục năm sau, chính Đảng và Nhà nước phải thừa nhận những văn nghệ sĩ trong "Nhân Văn Giai Phẩm" là những người thực sự có tài và sản phẩm tinh thần của họ để lại xứng tầm lịch sử và họ đều được giải thưởng lớn quốc gia. Chỉ tiếc rằng hầu hết những người này đã chết vì già yếu, vì bị đối xử tàn tệ và bị "kết án" không án suốt nửa thế kỷ...

Nếu như Đảng lãnh đạo tuyệt đối đúng trong tất cả mọi trường hợp, mọi lĩnh vực thì nhân dân ta đâu phải chịu nỗi oan khốc nặng nề như cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1956 ? Nếu đường lỗi hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng tuyệt đối đúng thì làm sao chúng ta lại có được "Chỉ thị 100 TƯ" làm sáo có được "Khoán 10" như là một sự sửa sai của đường lối hợp tác hóa nông nghiệp không xuất phát từ đặc điểm dân tộc và giai cấp ở Việt Nam mà lại đi áp dụng triệt để cái của người khác vào đất nước mình mới có sai lầm như vậy. Nếu không có "đổi mới" năm 1986 mà thực chất là trở lại mầu sắc của "chủ nghĩa tư bản thời sơ khai" thì làm sao chúng ta có được 45 triệu tấn thóc không những đủ ăn cho 90 triệu dân mà còn có dư để xuất khẩu gạo đứng thứ nhất thứ nhì thế giới ? Nếu sự lãnh đạo của Đảng tuyệt đối và toàn diên, nhất là đường lối của Đảng chính sách của đảng bao giờ cùng tuyệt đối đúng thì làm sao nhân dân ta lại bị nhiều oan trái như vậy?

 Rồi những năm gần đây, do suy thoái về chính trị tư tưởng, do hoạt động dữ dội của các nhóm lợi ích vừa hữu hình vừa vô hình, đã để xảy ra "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tham nhũng, lãnh phí quan liêu xa dân và ức hiếp dân, làm xói mòn có thể làm đổ vớ lòng tin của dân chúng đối với Đảng. Nhiều vị lãnh đạo cao của Đảng trong đó có Ngài Tổng Bí thư cũng đã dũng cảm thừa nhân "tham nhũng như bầy sâu", "nhìn vào đâu cũng thất tiêu cực" và Bà Phó Chủ tịch nước đã cay đắng nói rằng " người ta "ăn" không từ một cái gì !" ...Vậy thì tại sao lại có việc bằng giả bằng thật, mua quan bán chức, hố sâu ngăn cách giầu nghèo. Cùng dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng, mà sao lại có những đảng viên có tiền triệu đô la mua nhà sang "tặng bồ"? 

Phải chăng, các sếp lớn nhỏ của Đảng hiện nay việc "cặp bồ" là thói chơi thời thượng mà khi còn sống Bác Hồ của chúng ta vô cùng căm ghét thói "hủ hóa" trong cán bộ đảng viên. Không phải ngấu nhiên mà những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp Bác Hồ phải thức trắng đêm trước khi ký y án tử hình Trần Dụ Châu, một cán bộ hậu cần quân đội thoái hóa biến chất dẫn đến sa đọa cùng cực làm hại chiến sĩ. Ngày nay, tham nhũng nhan nhản như "quân Nguyên" mà ban bệ bài binh bố trận rất hùng hậu, cuối cùng chưa có diệt được "con sâu bự nào !" mà chỉ mới bắt được một vài mèo con hoặc là chuột nhắt. Chưa thấy vị lãnh đạo cao nào của chúng ta thừa nhận sai lầm và dũng cảm từ chức cho dân nhờ !

Cho nên hiểu như thế nào cho đúng lời huấn thị của Ngài Tổng Bí thư về bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ? Theo tôi được biết thì chỗ nào cũng có Đảng lãnh đạo thì tại làm sao lại có mấy chục vạn nữ thanh niên bỏ ra nước ngoài tìm chồng rồi trong số đó phải làm dâu làm vợ những ông già thần kinh và hầu hạ những kẻ ốm yếu không quen biết đã gần đất xa trời, làm sao đất nước lại có đến hơn 30 vạn "gái làm tiền" do đâu, do hoàn cảnh đưa đẩy hay do chị em thích cái trò khỉ ấy ? Con người sinh ra đâu phải để làm cái trò tệ hại ấy ? để rồi bị liệt vào "tệ nạn xã hội" và bị chống lại và "ăn chia" không ít với họ

Thưa Ngài Tổng  Bí thư, dư luận đang xôn xao về một số vụ án oan sai, có vụ oan 10 năm bị giam cầm khổ ải, có vụ bị oan có thể dẫn đến tử hình (may mà chưa thi hành án). Hàng nghìn vụ án oan khác nữa chứng tỏ nền tư pháp của ta chưa trong sáng, chưa có luật pháp thật công bằng và nhất là coi mạng người như con sâu cái kiến. Vậy Đảng lãnh đạo tuyệt đối sao không lãnh đạo việc này cho minh bạch, không để oan sai một trường hợp nào. Rồi việc xác định sở hữu đất đai thuộc toàn dân đã gây ra không biết bao nhiều đau khổ thất cơ lơ vận vì đất thậm chí đổ máu vì đất...Bao giờ thì lòng dân mới yên ?

Nếu còn Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì chúng tôi sắp sửa về với Tổ tiên của mình chỉ mong Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đúng đắn và không bỏ sót một người nào, một lĩnh vực nào không được hưởng ân huệ từ sự lãnh đạo của Đảng, để ít thập kỷ nữa, cùng lắm là một thế kỷ nữa ta có thể theo kịp một số nước bầu bạn trong khu vực chứ chưa nói đến các nước hiện đại trên thế giới, phải không Ngài Tổng Bí thư ? Mong lắm thay ! Dân Việt chúng tôi quen sống bằng cơm gạo và nước uống hằng ngày không quen sống bằng những khẩu hiệu với những ngôn ngữ hùng hồn và hoa mỹ !

Tác giả gửi: Quê Choa’ blog

...........................

Thưa cùng hai tân Phó Thủ tướng


Lê Thanh Phong
NQL: Cũng xin thưa các quan báo chính thống, các quan chớ vội vàng nâng bi hai ông này. Để yên cho các ông làm việc, nâng bi chính là cách nhanh nhất làm hỏng hai ông, cũng là cách tạo ra ngày càng nhiều kẻ đố kị ghen ghét  hai ông. Ở đây đáng khen nhất vẫn là Thủ tướng, người quyết định chọn hai ông kế vị có khả năng làm thủ tướng tốt hơn mình. Nếu Thủ tướng tham quyền cố vị thì ông lại tiếp tục chọn các phó TT rất củ chuối như trước đây ông đã làm. 


Ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam chính thức trở thành Phó Thủ tướng Chính phủ sau khi được Quốc hội phê chuẩn. 

Hai ông được sự tin cậy của Quốc hội với số phiếu rất cao. Không những thế - dù dân không bỏ phiếu – nhưng dư luận trên các kênh báo chí cũng nói lên một điều, rằng nhân dân cũng đặt niềm tin và kỳ vọng vào hai gương mặt tân Phó Thủ tướng. 

Cả hai ông đều được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Ông Phạm Bình Minh là “con nhà nòi” ngoại giao, có học vị thạc sĩ Luật và Ngoại giao tại Trường Fletcher Tuft, Hoa Kỳ. Kinh nghiệm 30 năm trong ngành ngoại giao, có uy tín quốc tế thông qua các hoạt động ngoại giao thành công của ông.

Ông Vũ Đức Đam là tiến sĩ kinh tế, từng học ở Vương Quốc Bỉ, có quá trình làm việc ở nhiều cương vị khác nhau và xây dựng được uy tín cao ở từng vị trí công tác. Chân dung của một nhà kỹ trị đã xuất hiện từ khi ông còn rẩt trẻ. Từ đây, với nhiệm vụ và trách nhiệm cao hơn, chắc chắn ông sẽ làm được nhiều việc hơn cho đất nước.

Đặc biệt, cả hai ông đều được những người thầy trí tuệ lớn và nhân cách cao hướng dẫn, dạy dỗ.

Ông Phạm Bình Minh xem cha mình là người thầy - đó là cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch  – ông nói: “Những kết quả tôi đạt được ngày nay phần nhiều nhờ tôi học từ cha mình. Ông vừa là người cha vừa là người thầy của tôi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc của tôi”.

Còn ông Vũ Đức Đam, nhiều năm làm thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chắc chắn sự ảnh hưởng từ trí tuệ và nhân cách của người thầy lớn này với ông là không nhỏ. Tấm lòng của bác Sáu Dân với dân đã lay động hàng triệu con người, với học trò trực tiếp như ông Vũ Đức Đam, có lẽ còn nhiều bài học sâu sắc và giá trị hơn. 

Gần đây, với Cương vị Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông khởi xướng chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, đây cũng là một trong những cách thể hiện chữ “Dân”, cụ thể hơn là trọng dân, lắng nghe dân.

Quốc hội, cử tri đặt niềm tin vào hai tân Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam và hy vọng hai ông không phụ niềm tin ấy. Đất nước cần có những thay đổi cấp bách, mạnh lên bên trong và xứng tầm với bên ngoài. Với những đòi hỏi cấp bách đó, không thể chờ đợi ở những trí tuệ mờ nhạt và hành động tầm thường.

Có một thực tế tưởng cũng nên thẳng thắn nói ra, đó là chúng ta có nhiều quan chức nhưng người được dân kính, dân phục còn ít, chưa  kể có những người dân xem thường. 

Sự sát hạch  trí tuệ và nhân cách của các chính khách dưới nhà trường nhân dân luôn chính xác. Giá trị trong mắt nhân dân không phải là những tấm huân chương treo đầy trên vách tường của những biệt thự sang trọng, mà là hình ảnh của một con người suốt đời vì nước vì dân.

Lại thêm một niềm hy vọng, rồi đây trong lịch sử nước nhà, có thêm được những tên tuổi được nhân dân kính trọng vì họ có tài, có tầm, có tâm và làm được việc cho nước cho dân.

Copy từ: Quê Choa’ blog


.....................

Chọn "Láng Giềng" Hay "Phương Tây"?


13.11.2013: 'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà’

Chu Công Phùng – Hoàng Hường

Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.

Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?

Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.

Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).

Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.

Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...

Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.

Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi... như mọi người đã biết.

Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.

Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU

Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?

Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:

Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.

Bước 2,
Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.

Bước 3,
Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.

Bước 4,
Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.

Bước 5,
Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.

Bước 6,
Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.

Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ­ương do Quốc hội thành lập.


Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường

Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng.

Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.

Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.

Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?

Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.

Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?

Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.

Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.

Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.

Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?

Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu..., lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.

Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.

Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?

Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:

- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).

- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.

- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?

(Còn nữa)

C.C.P. - H.H.
Nguồn: vietnamnet.vn

Copy từ: Thanh Niên Công Giáo


.............................

Sửa đổi hiến pháp- Cần lắm một quyết định tầm cỡ quyết định " Kéo pháo ra" ngày nào


Nhật Lệ 
Đã tròm trèm 1 năm ngày Hiến pháp 1992 (HP) được chính thức đưa ra lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Dẫu vậy, đối với những người nặng lòng với sự phát triển của đất nước, nặng lòng với HP thì thời gian ấp ủ, suy tư về sửa đổi HP còn lâu hơn nhiều.

 Nhớ lại, từ lúc ban đầu, những người có địa vị, trách nhiệm, có học thức đã đăng đàn trịnh trọng thưa với đồng bào những lời vốn đơn giản, bình dị như nó cần phải có ở bất cứ xã hội dân chủ, văn minh nào nhưng lại là mong muốn, ước ao của người Việt Nam. Rằng, đợt lấy ý kiến đóng góp sửa đổi HP lần này không có vùng cấm, rằng tha thiết mong nhân dân tham gia ý kiến để có bản HP xứng tầm, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới v.v... và v.v...


Thế rồi, rất nhiều thời gian, công sức và của cải đã được bỏ ra. Thậm chí, xét về hình thức, trưng cầu dân ý về sửa đổi HP cũng đã được thực hiện. Rất nhiều ý kiến tâm huyết của nhân sĩ trí thức, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa, những người đã được đào tạo từ nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Họ đã đi nhiều, biết nhiều, trải nghiệm vì thế cũng nhiều. Hơn ai hết, chính họ là những người có thể hiểu thấu cơ sở của đời sống xã hội, nguồn gốc, động lực phát triển; hiểu thấu những giá trị phổ quát cũng như khát khao của của loài người tại những đất nước tiến bộ, văn minh mà ngày nay, con cái, người thân của "một bộ phận không nhỏ" đã và đang tìm đến để học tập, sinh sống, những mong khi học xong thì trở về đóng góp "phần nhỏ của mình" để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Oái ăm ở chỗ, không biết từ đâu, vì ai đã khiến xã hội chúng ta, dù đã sang thế kỷ 21 lâu rồi mà thói nói một đằng, làm một nẻo vẫn không có gì thay đổi. Ai đời lấy ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp mà cứ như là họp thường vụ...Công đoàn, theo kiểu ai không đồng ý thì giơ tay; ai đời miệng luôn nói là trình độ dân trí, nhận thức pháp luật của nhân dân thấp nhưng lại hỏi ý kiến đại trà về hiến pháp...Ai đời chưa có kết quả công khai về đợt phát phiếu lấy ý kiến nhân dân mà đã tuyên bố hùng hồn rằng tuyệt đại bộ phận nhân dân đồng ý với dự thảo, với điều 4, với... Lẽ ra, cần có sự phân tích cẩn thận, công khai làm rõ nguyên nhân bao nhiêu phần trăm đồng ý mà không có ý kiến gì (thực chất, là họ không quan tâm vì không hiểu hoặc hiểu thì phần đông trong số họ tin rằng có góp ý cũng chẳng được tiếp thu...); bao nhiêu phần trăm phản đối; bao nhiêu phần trăm không đồng ý về những vấn đề cốt lõi cần phải có đổi mới căn bản:

1. Chế độ chính trị và vai trò của đảng Cộng sản.
2. Chế độ sở hữu ruộng đất.
3. Vai trò của kinh tế nhà nước.
4. Mô hình và cách thức quản lý xã hội của nhà nước.
5. Quân đội trung thành với Đảng hay với nhân dân, Tổ quốc...

Có thể nói, đến nay, việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp đã thất bại dù tốn không biết bao nhiêu công sức, thời gian và tiền của. Bằng chứng là dự thảo HP hầu như không có gì sửa đổi. Té ra, đừng tổ chức sửa đổi có khi nhân dân lại đỡ còng lưng đóng thuế. Té ra, nên sửa lại câu nói của người xưa: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gấp triệu lần dân chủ tư sản VỀ HÌNH THỨC.

Người dân vỡ oà trong ...thất vọng vì những vấn đề lớn của HP vẫn án binh bất động. Thì đây, vấn nạn tham nhũng, lãng phí và phòng chống tham nhũng lãng phí, lợi ích nhóm... đã hoàn toàn bất lực, hiệu quả quản lý xã hội thì sờ đâu hỏng đấy. Bao nhiêu vụ bức xúc kinh hoàng xảy ra thì bấy nhiêu vụ không thể quy trách nhiệm cho một tổ chức cá nhân cụ thể nào cả. Vụ việc thẩm mỹ viện Cát tường, không tìm được địa chỉ trách nhiệm; vụ oan sai thấu tận trời xanh Nguyễn Thanh Chấn, đã phơi bày sự thối rửa không thể khắc phục của hệ thống tư pháp (dù có cơ quan điều tra giỏi nhất thế giới). Nên đổi mới, uốn nắn hệ thống tư pháp này hay nên xoá đi làm lại mới đáp ứng kỳ vọng nhân dân về một nền tư pháp độc lập trong xét xử ?

 Kinh tế nhà nước thì càng chủ đạo càng như bồ thủng đáy, càng làm kiệt quệ tài nguyên, khoáng sản và các nguồn lực khác của đất nước, càng đẩy đất nước đến chỗ nợ nần. Vinashine hư hỏng, để lại món nợ 86.000 tỷ đồng (đến nay, hậu quả mà nó mang lại ít nhất 2 lần số đó), định san sẻ rủi ro, nợ nần sang "anh" khác thì bập ngay vào ụ nổi của Vinalines mất toi vài trăm tỷ. Mua một thiết bị vài chục triệu mà người ta có thể nâng khống lên hàng chục nghìn lần, đến hàng trăm tỷ để chiếm đoạt. Giá điện thì có cả "BIKINI", đất nước đang rất khó khăn, nhân dân đang cơ cực, miệng nói an sinh xã hội trong khi mình thì bốc tiền mua xe sang vượt đến 250% quy định, chi sai hoặc chưa đúng chế độ hàng nghìn tỷ đồng thì từ trên xuống dưới rắp tâm định hô "biến". An sinh xã hội hay đang bắt xã hội trả thêm tiền để an sinh cho mình đây ?. Đền bù đất đai cỡ bát phở/mét vuông đất trong khi bán lại vài chục triệu. Liệu đó là công bằng, dân chủ. Có phải phần nhiều trong số chênh lệch đó đã được dùng để bôi trơn bộ máy quản lý nhà nước từ trên xuống dưới không ? Và nhiều chuyện, càng nói, càng rầu lòng khác....

Người viết tin rằng hầu hết các Đại biểu Quốc hội đều biết rõ rằng những vấn nạn nói trên là cặp bài trùng (chứ không phải là tạm thời) với dự thảo hiến pháp mà các vị sắp bấm nút thông qua. Đó đương nhiên không thể là công trạng và cũng không thể là chuyện bình thường trước lịch sử, trước Tổ quốc và trước nhân dân. Giải quyết bài toán đó càng không hề phức tạp, khó khăn nếu không muốn nói là đã có lời giải sẵn.

Cách đây gần 60 năm, vị Tổng tư lệnh đầu tiên và duy nhất của Việt nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định lịch sử "kéo pháo ra" và đã góp phần làm nên thắng lợi lịch sử, chấn động địa cầu. Không nói ai cũng biết Ông đã khó khăn thế nào khi bỏ ngoài tai mọi lời khuyên của chuyên gia Trung quốc vào thời điểm đó. Ông đã vượt qua nhiểu phản đối, chỉ trích của các cộng sự và đối mặt với trùng trùng, điệp điệp chiến sĩ, đồng bào muốn nhanh chóng khởi sự...Ngoài trí tuệ siêu việt, biết địch, biết ta, "kéo pháo ra" còn là quyết định thể hiện tính nhân văn tuyệt đỉnh, xót thương từng dọt máu, từng dọt mồ hôi của đồng bào chiến sĩ, thể hiện tấm lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân. Quyết định đó còn là bằng chứng về sự độc lập trong tư duy và đức hy sinh cao cả, sẵn sàng đánh đổi thành công, sự nghiệp của cá nhân; đặt lên trên hết lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Lịch sử ghi nhận, quyết định đó đã góp phần làm nên sự vĩ đại của một con người, đã trở thành đền đài, sông núi, mãi mãi được nhân dân ghi lòng tạc dạ.

Việc bấm nút thông qua hiến pháp sửa đổi tới đây cũng yêu cầu mỗi vị Đại biểu Quốc hội một tầm nhìn, một tấm lòng trung trinh vì nước, vì dân. Xin được thưa thêm với các vị, tính lịch sử và tầm vóc của việc thông qua hiến pháp tại thời điểm này không thua kém quyết định "kéo pháo ra" ngày nào. Các vị đã được nghe, đã được "cảm" tiếng nói cháy bỏng từ gan ruột nhân dân. Thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn, thực trạng và nguyên nhân đã bộc lộ hoàn toàn theo nhiều chiều, nhiều góc cạnh khác nhau trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thông tin mà các Vị có được trước khi quyết định bấm nút rõ ràng hơn, đầy đủ hơn, khả năng tiếp cận chân lý của các vị cũng toàn diện hơn so với "kéo pháo ra". Vấn đề là thái độ và hành vi của các vị.

Thật khó lòng trách cách hành xử, cách lãnh đạo, cách phát ngôn của những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Vì như mọi Đảng phái khác trên thế giới, họ phải đứng ra bảo vệ, duy trì sự lãnh đạo của chính họ. Có chăng, chỉ trách họ đã lãnh đạo xã hội, lãnh đạo đất nước gần 70 năm rồi mà tình hình chung của dân tộc Việt vẫn còn đầy bó buộc, thiếu một triết lý rõ ràng, khoa học vươn tới cùng các dân tộc khác, thiếu một cơ chế phát huy động lực phát triển...

Là một Đảng viên, người viết cũng mong Đảng Cộng sản tiếp tục là lực lượng lãnh đạo một cách "danh chính, ngôn thuận", là một công dân, có gia đình, bạn bè, bà con, làng xóm, người viết vô cùng băn khoăn khi nghe nói: Đảng không có lợi ích nào khác ngoài hạnh phúc, ấm no của nhân dân. Trong khi trong thực tế, ai giàu hơn, ai ấm no (không nói là hạnh phúc, vì chắc gì họ đã hạnh phúc, vinh quang) hơn "một bộ phận không nhỏ" vốn chắc chắn là Đảng viên ?; ai nói mà không làm, ai tự cho mình ăn trên, ngồi trốc nhân dân, ai bao che, dung túng cho khuyết điểm sai lầm của nhau ?; ai là người thiết kế và tổ chức mô hình nhà nước mà đến nỗi tư pháp, hành pháp và lập pháp đã xuất hiện những bất cập không thể tha thứ, phân công, phân cấp và giám sát quyền lực coi như không có hiệu quả ?; ai là người miệng luôn nói suốt đời phấn đấu hy sinh, luôn là Đảng viên gương mẫu bốn tốt, "học tập và làm theo" như ...sách mà ngoài đời làm nên Vinashine, Vinaline, đưa cả xe sang, BIKINI vào giá điện độc quyền bòn rút của nhân dân ?; ai quản lý mà nông dân - lực lượng trung thành nhất, đông đảo nhất một lòng một dạ theo Đảng từ khi có Đảng nhưng hễ cứ được mùa là rớt giá; ngay cả giờ đây, khi đứng trên luống cày, mảnh ruộng của mình vẫn cay đắng, vẫn đầy âu lo, ngộ nhỡ ngày mai người ta lại làm nhà tầng trên đất của mình, ngộ nhỡ mình ốm đau, bệnh tật, ngộ nhỡ mưa gió, bão bùng, ngộ nhỡ vì ai đó mà mình trắng tay...?; và ai, ai, ai...? Điều đáng kinh ngạc là những vấn nạn này đã, đang và sẽ sinh sôi nếu dự thảo hiến pháp được thông qua như dự định của phần đông quí vị.

Xét đến cùng, "kéo pháo ra" là quyết định lịch sử của một người nhưng làm nên "kéo pháo ra" là các anh hùng, chiến sỹ và đồng bào. Giờ đây cũng vậy, nếu chưa có vị Tổng tư lệnh nào bằng xương, bằng thịt hiện hữu thì nhân dân mong và uỷ thác cho các vị Đại biểu Quốc hội khơi dậy, phát huy nhân tố "Tổng tư lệnh" trong tâm khảm của mỗi quí vị (Về mặt triết học, người viết tin ai cũng có nhân tố này) để làm nên HP lịch sử, đồng hành cùng dân tộc, vì trước hết là lợi ích của nhân dân, của đất nước. Không phản đối ai lãnh đạo nhưng nhất thiết HP phải là nền tảng, là cặp bài trùng với sự phồn vinh của đất nước, sự ấm no, hạnh phúc, bảo đảm tự do và dân chủ của nhân dân. HP nhất thiết phải là nền tảng khắc chế được những tồn tại yếu kém suốt 68 năm qua. HP mới phải tạo ra xung lực mạnh mẽ, dân cường, nước thịnh ngõ hầu bảo đảm vững chắc hoà bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, cái mà cha ông không tiếc máu xương mang lại. Đáp án về HP đáp ứng các yêu cầu này cũng đã có sẵn, các vị cũng đã biết, đã "cảm". Vấn đề là quyết định của quí vị.

Gần 70 năm trước đây, "kéo pháo ra" là quyết định lịch sử, đưa dân tộc ta lên tâm cao mới, người ra quyết định đó cũng đã ung dung đi vào lịch sử dất nước và thế giới. Thần thái và vong linh của con người đó, giờ khắc này, thật ra vẫn rất gần chúng ta, theo như giáo lý của ông bà chúng ta. Người viết xin thắp thêm nến nhang để Vị Tổng tư lệnh có thể hiển linh, thúc dục nhân tố "Tổng tư lệnh" trong lòng mỗi quí vị Đại biểu Quốc hội khi bấm nút thông qua HP.

Tác giả gửi: Quê Choa’ blog

.........................

Vụ Hồ Duy Hải giết hai nữ nhân viên ở bưu điện Cầu Voi - dấu vân tay của ai?



Ls Trần Hồng Phong 
Bị cáo Hồ Duy Hải trước tòa
Mấy ngày qua, dư luận cả nước chấn động về vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn. Thông tin cho thấy toàn bộ những lời khai nhận tội, thực nghiệm, tang vật … đều là ngụy tạo, ép cung. Nhưng lại “đẹp” một cách lạnh lùng. Trong khi đó, những chứng cứ ngoại phạm của anh Chấn đã bị tòa “vứt vào sọt rác”.


Mới đây nhất (đầu tháng 11-2013), báo Tiền Phong có đăng lại bài báo “Có chứng cứ ngoại phạm vẫn bị tù chung thân” đã đăng cách nay 7 năm về vụ án này. Trong bài báo đã chỉ ra hàng loạt điểm vô lý, mâu thuẫn về thời gian, dấu chân ... Trong đó, tôi đặc biệt chú ý đến tình tiết mà báo cho rằng “quan trọng nhất”, nguyên văn như sau:

Đặc biệt, theo biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án thì có rất nhiều dấu vết như: Nhiều dấu vết chân dưới sàn nhà, dấu tay có vết máu trên cửa và dấu vân tay trên chiếc gối đậy mặt chị Hoan, vân tay trên cánh cửa, thanh sắt cài cửa hậu, trên công tắc điện… Nhưng những vân tay, vết chân trên hiện trường với vân tay, vết chân của bị cáo lại không được đánh giá và kết luận một cách minh bạch”.

Nói một cách ngắn gọn, là cơ quan tiến hành tố tụng và đặc biệt là tòa án đã bỏ qua một trong những chứng cứ khoa học và chính xác nhất – dấu vân tay.

Chính điều này thêm một lần nữa thôi thúc tôi phải viết những dòng này, nêu lại tình tiết trong vụ án tử tù Hồ Duy Hải bị kết tội giết người – là hai nữ nhân viên tại bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) năm 2008. Đây là vụ án từng gây chấn động dư luận lúc bất giờ do hành vi giết người hết sức dã man, hung thủ dùng dao cắt cổ hai nạn nhân.



“ Các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án, xảy ra ngày 14 tháng 1 năm 2008, tại Bưu cục Cầu Voi, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón in trên chỉ bản của Hồ Duy Hải sinh năm 1985, nơi ĐKHKTT: 129/39 Nguyễn Trải, phường 2, Quận 5, Tp HCM. Chỗ ở: Ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An


Theo kết quả xét xử, tối ngày 13-1-2008, bị cáo Hồ Duy Hải đã đi xe gắn máy tới bưu điện Cầu Voi, vào bên trong nói chuyện với hai nhân viên nữ tại đây là chị H và chị V. Sau đó, Hải đưa tiền kêu chị V. đi mua trái cây. Khi chị V đi, Hải nảy sinh ý định quan hệ sinh lý với chị H. nhưng không được, nên đã tức giận dùng dao cắt cổ chị H. Sau đó, khi chị V đi mua trái cây về, Hải tiếp tục cắt cổ chị V. Cả hai nạn nhân đều đã chết vì mất máu. Sau khi gây án khoảng hơn 2 tháng, Hải bất ngờ bị công an bắt và tại đây đã khai nhận chính mình là thủ phạm.

Toàn bộ hồ sơ vụ án, từ Biên bản khám nghiệm hiện trường cho tới Kết luận điều tra, Cáo trạng và các bản án sơ thẩm phúc thẩm đều mô tả rất chi tiết hành vi giết người của Hồ Duy Hải. Đặc biệt thể hiện tại hiện trường đã để lại rất nhiều dấu vân tay.

Tuy nhiên, điều mà tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là theo kết quả giám định, thì toàn bộ 10 ngón tay của Hồ Duy Hải đều không trùng khớp với dấu vân tay thu giữ tại hiện trường. Thế nhưng, mặc dù tại cả hai phiên tòa Hồ Duy Hải đều kêu oan (được nhiều báo phản ánh), nhưng đều bị tuyên Hải chính là thủ phạm giết người, với mức án cao nhất là tử hình.

Giữa năm 2011, tôi được gia đình tử tù Hồ Duy Hải nhờ làm đơn xin giám đốc thẩm. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, và trực tiếp tìm gặp các nhân chứng, xác minh các tình tiết liên quan, chưa rõ … tôi nhận thấy có rất nhiều tình tiết bất thường, mâu thuẫn và vi phạm tố tụng nghiêm trọng. Chẳng hạn như ngoài tình tiết về dấu vân tay không trùng khớp, thì còn có sự dàn dựng, thu thập chứng cứ trái pháp luật, bỏ qua hàng loạt tình tiết mâu thuẫn, có dấu hiệu rút bớt và làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Theo đó, tôi đã đứng đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án này. Đơn của tôi đã được TANDTC và VKSNDTC trả lời, nhưng đều rất ngắn gọn (chỉ vài dòng) và có nội dung giống nhau là đã xử “đúng người, đứng tội”. Với cách trả lời như vậy, toàn bộ những vấn đề mà tôi đã nêu ra trong đơn, gồm hàng chục nội dung, trong đó có tình tiết về dấu vân tay – đều không được xem xét, trả lời cụ thể.

Hiện nay, Hồ Duy Hải đang chờ ngày bị thi hành án. Theo thông tin từ gia đình thì tử tù này khi gặp mẹ, dì vào thăm chỉ dám nói nhỏ “mong Chủ tịch nước minh oan cho con”, với sự theo dõi, giám sát rất gắt gao của cán bộ trại giam. Suốt thời gian qua, chị Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) và gia đình đã nhiều lần ra Hà Nội kêu oan, nhưng đều chưa có kết quả.

Khoa học đã chứng minh rằng mỗi người chỉ có một dấu vân tay duy nhất. Như vậy, nếu Hồ Duy Hải thực sự là thủ phạm, thì những dấu vân tay thu giữ tại hiện trường là của ai? Rất mong vụ án này được xem xét lại, trước khi quá trễ.

Tác giả gửi : Quê Choa’ blog


.......................