Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn
phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào
bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày
19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này
cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
Băng ghi hình cuộc phỏng vấn nói trên ngay sau khi được chiếu
đã gây ra nhiều tranh cãi, vì trong đó ông Nguyễn Đình Lộc, một trong 72
người ký tên đầu tiên vào kiến nghị, nói rằng ông không hề tham gia
soạn thảo bản kiến nghị đó, cũng như bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà
các nhân sĩ trí thức đề nghị. Có nhiều người lên án ông Nguyễn Đình Lộc,
nhưng cũng có những nghi vấn cho rằng cuộc phỏng vấn đã được cắt xén
lắp ráp, sắp xếp lại, như đài truyền hình Việt Nam đã từng làm trước
đây.
Dầu sao, đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng là một trong những
người đầu tiên ký kiến nghị, đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc được
chiếu vào lúc chính quyền đang tìm mọi cách gây áp lực cũng như làm mất
uy tín nhóm 72 nhân sĩ trí thức, đồng thời cố truy xem ai là những người
soạn thảo bản kiến nghị. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Nguyễn
Quang A trước hết đưa ra một số nhận xét về bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng
Tư pháp :
VRNs (21.03.2013) – Đồng Nai – Ít nhất có một linh mục thuộc giáo phận Xuân Lộc, hôm nay, phải đến đồn công an làm việc, vì đãvâng lời Đức giám mục giáo phậnphổ
biến Bản nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 của HĐGMVN (Bản
nhận định). Đây là hành động vừa lợi dụng chức vụ quấy nhiễu chức sắc
tôn giáo, vừa trực tiếp ngăn cản việc học hỏi đóng góp sửa đổi HP theo
kêu gọi của Quốc hội.
Như chúng
tôi đã đưa tin: “Ngày 14 tháng 03 vừa qua, cha Phanxicô Xaviê Đỗ Đức
Lực, văn phòng Tòa giám mục Xuân Lộc đã gởi đến các cha chánh xứ trong
toàn giáo phận ý chỉ của Đức cha Đa Minh, giám mục giáo phận Xuân Lộc:
1) Cầu nguyện cho Đức tân giáo hoàng; 2) Phổ biến Bản nhận định và góp ý
sửa đổi HP 1992 của HĐGMVN và khuyến khích giáo dân học hỏi đường lối
chính thức của Giáo hội trước khi trả lời bản góp ý theo yêu cầu của nhà
cầm quyền”.
Khi nhận
được thông báo này, nhiều linh mục trong giáo phận Xuân Lộc đã có nhiều
sáng kiến với nhiều cách thức khác nhau để phổ biến nhanh chóng và hiệu
quả Bản nhận định này, nhưng liền sau đó, công an tỉnh Đồng Nai đã gọi
điện thoại hoặc đến trực tiếp gây áp lực buộc các linh mục phải ngưng
phổ biến bản nhận định này hoặc cho rằng việc làm đó là không đúng.
VRNs xin nhắc lại, sáng ngày 01-03-2013 HĐGMVN cử linh mục Giuse Dương Hữu Tình, Thư ký HĐGMVN, đã đến và traoThư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVNcho
Thường trực Ban biên tập – Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992,
tại số 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội là một việc làm đáp
lại lời kêu gọi toàn dân đóng góp sửa đổi HP, và về hình thức cũng như
nội dung đúng với Nghị quyết của QH về việc thu thập ý kiến đóng góp sửa
đổi HP. Tức là HĐGMVN đã dựa trên chính bản dự thảo sửa đổi HP do Ủy
ban soạn thảo sửa đổi HP 1992 của QH đưa ra để góp ý, chứ không tự
đưa ra một bản HP khác như nhiều quan chức trong QH đã nói là không hợp
luật.
Việc đóng
góp sửa đổi HP là một việc làm hệ trọng, cần nghiên cứu cẩn thận thật
nhiều thông tin liên quan trước khi đưa ra ý kiến, nên việc Đức giám mục
giáo phận Xuân Lộc yêu cầu các cha trong toàn giáo phận phổ biến Bản
nhận định là cách làm đầy sáng tạo, giúp các công dân Công giáo được học
hỏi trước về các vấn đề cần sửa đổi của HP, nhất là những ý kiến trong
bản nhận định lại là ý kiến chính thức của các vị lãnh đạo tâm linh Công
giáo cao nhất ở Việt Nam. Đây là việc làm rất đáng được khích lệ thì
lại bị nhận sự đe dọa, sách nhiễu của công an, như có một thế lực nào đó
đứng sau, cố tình thúc đẩy công an phá rối việc học hỏi và đóng góp ý
kiến sửa đổi HP kỳ này.
Tại Xuân
Lộc, một giáo phận có số giáo dân đông nhất nước, vào thời trước khi có
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004 về trước), việc trao thừa tác vụ
linh mục cho các chủng sinh hoàn toàn lệ thuộc vào công an. Do đó, những
ứng viên đã được Đức giám mục gọi làm linh mục, nhưng để được tổ chức
lễ thụ phong thì phải được nhà nước cho phép. Đây là việc làm can thiệp
thô bạo vào nội bộ tôn giáo. Trong bối cảnh đó, nhiều vị giám mục tiền
nhiệm đã mặc nhiên chấp nhận hiện tượng cho người đi thuyết phục công an
chấp thuận, ủng hộ việc truyền chức linh mục cho một ứng sinh nào đó.
Việc làm này khiến cho công an luôn luôn tự cho mình có quyền trên các
linh mục một cách bất hợp pháp, và các linh mục lại phải mang chút mặc
cảm là dù gì cũng nhờ họ (CA) mà mình mới được chịu chức, nên rất nhiều
lần phải chịu đựng những việc làm sai trái của công an nói riêng và nhà
cầm quyền nói chung đối với đời sống tôn giáo của giáo dân, và việc thực
hành tôn giáo bình thương theo truyền thống tôn giáo như một kỳ Đại
phúc phải bị rút ngắn, vì công an không cho các cha DCCT tiếp tục giảng,
hoặc không thể có giấy phép xây nhà thờ khi cha xứ không im lặng trước
việc làm sai trái của chính quyền… Tình trạng này tạo ra sự oán thán
rộng khắp trong cộng đồng công giáo và lan ra cả những người không công
giáo có lương tri biết được sự thật này. Đây là tình trạng vi phạm tự do
tôn giáo nghiêm trọng.
Hiện nay,
nhiều linh mục đã phổ biến Bản nhận định đang vào tình trạng cô đơn và
bị khủng bố bằng điện thoại liên tục từ công an.
Chúng tôi
yêu cầu ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc đơn vị tỉnh
Đồng Nai phải giám sát việc này nhằm bảo vệ các cử tri đã bỏ phiếu bầu
chọn ông làm ĐBQH. Ông không thể để cho các cử tri vì thực hiện Nghị
quyết QH về kêu gọi sửa đổi HP lại bị công an lạm quyền quấy rối như
vậy.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ
trì trang mạng Bauxite Việt Nam nói với BBC có thể cựu Bộ trưởng Tư
pháp Nguyễn Đình Lộc đã chịu sức ép khi đưa ra các bình luận của ông về
"Kiến nghị 72," trong đó về sự kiện ông nhận làm "trưởng đoàn" ở phút
cuối.
Theo Giáo sư Huệ Chi, "con cái của ông Lộc" đã bị chính quyền "thăm hỏi rất dữ và cũng rất lo lắng." Trong khi nhấn mạnh không theo dõi chương trình
thời sự trực tiếp của VTV1 hôm 22/3/2013, Giáo sư cho rằng hành động của
TS Lộc, nếu đúng như báo đài của nhà nước đã phản ánh, là "thông cảm
được" và ông không tin ông Lộc "là người tráo trở, hay lật lọng", tuy
một số ý kiến phản ứng tỏ ra "buồn" sau phát biểu của ông Lộc với truyền
hình nhà nước. Giáo sư Huệ Chi cũng nhấn mạnh, theo những gì
ông biết, ông Lộc "không phủ nhận" việc đã ký vào 'Kiến nghị 72' và cũng
"không rút chữ ký" và ông cũng tin rằng hành động của ông Nguyễn Đình
Lộc không gây "ảnh hưởng gì" tới 'Kiến nghị 72' cũng như tới phong trào
tìm kiếm dân chủ ở Việt Nam hiện nay.
"Cọp chết để da, người ta chết để tiếng ". Nhân
câu nói của @ Người đưa thư, tôi cũng xin góp chút " cổ phần ". Người
xưa có câu ngạn ngữ: " Hổ tử lưu bì ": Cọp chết để da. Khi con cọp
chết đi có thể để lại bộ xương cho người ta nấu cao, gọi là cao hổ cốt. Nhưng
người ta không chú trọng đến bộ xương mà lại để ý đến bộ da của nó. Cọp chết đi
chẳng còn để lại được gì và chỉ để lại bộ da của nó, chắc chắn bộ da này quý
lắm.
Nhà báo Lê Phương Dung
Suy từ cái chết của con cọp, người ta liên tưởng đến cái chết của con người.
Con người chết đi không để lại được gì, vì toàn thân sẽ trở thành bụi đất. Vậy
khi con người chết đi có thể để lại được gì không? Như cọp chết để lại bộ da
quý hiếm của nó? Chắc chắn không để lại đượ gì ngoài danh thơm tiếng tốt. Cho
nên người ta mới nói: CỌP CHẾT ĐỂ DA, NGƯỜI CHẾT ĐỂ TIẾNG là như vậy.
Ở các làng quê Việt Nam,
chúng ta hay được nghe những tiếng ru hời trẻ nhỏ, của các bà, các mẹ... Vang
lên thánh thót trong giấc trưa hè. Những tiếng ru đó thường được dựa trên những
bài ca dao, dễ hát, dễ thuộc và cũng có ý nghĩa giáo dục đạo đức trong đó, tuy
nhiều bài có ý nghĩa rất xa xôi. Ví dụ: Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào, ông hãy xào măng
Có xào thì xáo nước trong
Đừng xào nước đục, đau lòng cò con.
Tại sao tác giả câu ca dao lại mượn lời con cò khuyên ngư ông " hãy xào
nước trong, đừng xào nước đục "? Phải chăng chữ " nước trong "
muốn diễn tả cái thanh danh, cái danh thơm tiếng tốt của con người ? Và "
nước đục " muốn diễn tả tiếng xấu của con người ? Như vậy, có lẽ
tác giả có ý muốn nói: con người ta ai cũng muốn để danh thơm tiếng tốt của
mình cho hậu thế, không ai muốn để lại tiếng xấu. Nếu ai chết đi mà để lại
tiếng xấu thì làm đau lòng cho con cháu. Vì thế người ta mới mong: " Người
chết, nết còn ".
Khi sống ở đời, người ta phải cố gắng sống thế nào cho mình có danh thơm, tiếng
tốt. Mặc dù phải chịu hi sinh, thiệt thòi. Có nhiều câu tục ngữ nói lên ý tưởng
này như: - Tốt danh hơn tốt áo.
- Ăn một miếng, tiếng một đời
- Đói miếng hơn tiếng đời
" Sinh, Lão, Bệnh, Tử " là điều không thể tránh khỏi trong một kiếp
người. Người ta ai cũng phải chết, kẻ trước, người sau, nhưng khi chết đi, phải
có gì để lại cho hậu thế, không lẽ chỉ ra đi với " hai tay buông xuôi
". Ai cũng ước mong: " Chữ rằng hổ tử lưu bì. Làm người
phải để danh gì hậu lai ". Vì vậy, khi rời " cõi tạm ", con
người không đem theo được cái gì
ngoài một nắm xương khô, nhưng rồi nắm xương khô đó cũng hoá thành cát bụi.
Người ta chỉ có thể để lại cái danh, tức là danh dự của bản thân mình mà thôi
thưa ông Nguyễn Đình Lộc!
Trên thế giới này đã có biết bao nhiêu bậc vĩ nhân, những anh hùng cái thế,
những nhân vật làm nên lịch sử, tất cả đã qua đời. Họ cũng để lại cái danh
trong lịch sử. Cái danh có thể tốt, mà cũng có thể xấu. Người đời vẫn còn nhắc
đến tên họ với thái độ trân trọng hay khinh bỉ:
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Chắc thi sĩ Trần Tế Xương cũng đồng tình với quan niệm trên: Nếu mọi người sinh
ra đã là người đúng nghĩa, thì sao ông lại dám chúc tết với những câu:
Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trong đời
Vua quan sĩ thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người.
Tôi mạo muội Cụ chép lại ra đây để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
Kính chúc Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc mạnh khoẻ, đừng để " sảy chân, sảy miệng
", khi đã ở ngoài ngưỡng của tuổi " xưa nay hiếm ", như thế nữa
ạ.
Trân trọng.
Nhà báo Lê Phương Dung
http://www.tintuchangngayonline.com/2013/03/nha-bao-le-phuong-dung-oi-ieu-cung-cuu.html
Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) - Hôm nay, 22/3/2013, theo gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu
cho biết, trại giam Xuân Lộc đã liên lạc với con gái ông Cầu là cô
Nguyễn Thị Anh Thư liên quan về sức khỏe của ông Cầu, hiện nay ông có
triệu chứng suy tim, máu không lên não, hai mắt hầu như không còn nhìn
thấy.
Ông Nguyễn Hữu Cầu (sinh năm 1947) là một sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng
Hòa, sau năm 1975 ông bị cưỡng bức tập trung (tù "cải tạo") đến năm
1980. Năm 1982, ông bị bắt và bị kết án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm
(Rạch Giá, Kiên Giang) với tội danh "phản động". Phiên tòa phúc thẩm
giảm án xuống chung thân và ông bị giam cho đến nay tại trại giam Xuân
Lộc (Z30A - Xuân Lộc Đồng Nai).
Theo lời ông kể, ông sáng tác các bài hát nói lên nỗi lòng của mình đối
với quê hương thì bị gán tội bôi nhọ chế độ, các bài kinh Công giáo
(kinh mừng Cha) ông chép trong sổ tay thì bị gán cho tội là ca ngợi đế
quốc Mỹ, các đoạn kinh Phật giáo nói về đệ tử Đức Phật thì bị cho là các
tòng phạm với ông (Ngài Ana và Ca-Diếp)... Trong suốt hơn 30 năm bị
giam cầm ông đã viết hàng trăm lá đơn đề nghị cứu xét lại bản án nhưng
không có hồi âm. Ông thường xuyên chịu cảnh biệt giam, chuyển trại giam
vì phản kháng chế độ lao tù khắc nghiệt, vô nhân đạo. Năm 1988, ông
Nguyễn Hữu Cầu đã được Linh Mục Nguyễn Công Đoàn rửa tội vào đúng Ngày
Thiên Chúa giáng sinh.
Một trường hợp khác, cũng đang lâm trọng bệnh là ông Nguyễn Tuấn Nam
(sinh năm 1936, quê quán Hà Nội), nguyên là sỹ quan cộng sản Bắc Việt.
Ông Nam bị bắt tại Cam-pu-chia năm 1996, bị kết án 19 năm tù giam với
tội danh "đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân". Ông Nam đã nhiều
lần bị tai biến, viêm phế quản mãn tính và đau dây thần kinh tọa. Ông
khó khăn hầu như không thể đi lại một mình.
Năm 2011, chúng ta đã chứng kiến hai cái chết thương tâm, ông Trương Văn Sương
(68 tuổi) - một tù nhân chính trị bị giam tại trại giam Nam Hà (tỉnh Hà
Nam), ông Sương bị giam từ năm 1985 với bản án chung thân. Gia đình đã
xin được hỏa táng mang tro cốt về quê an táng (Sóc Trăng) nhưng trại
giam Nam Hà không đồng ý.
Người qua đời thứ hai là ông Nguyễn Văn Trại (74 tuổi) - một tù
nhân lương tâm, bị giam tại trại giam Xuân Lộc Đồng Nai. Ông Trại bị bắt
1996, bị kết án 15 năm tù giam (chung vụ án với ông Nguyễn Tuấn Nam).
Ông qua đời trong khi chỉ còn khoảng 3 tháng là mãn hạn tù, gia đình xin
trại giam được cho ông được về nhà chết, nhưng trại giam cũng không
đồng ý.
Việc chăm sóc y tế trong các trại giam tại Việt Nam rất giới hạn. Đối
với các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm được điều trị y tế bên
ngoài là điều vô cùng hiếm hoi. Các trường hợp được xem là nguy hiểm đến
tính mạng thì trại giam mới đưa tù nhân ra bệnh viện bên ngoài điều trị
một khoảng thời gian ngắn. Đã có ít nhất 10 tù nhân chính trị chết tại
trại giam Xuân Lộc từ năm 2000 cho đến nay. Trường hợp tù nhân chính trị
Đỗ Văn Thái (sinh năm 1960) với bản án 17 năm tù, anh Thái nhiễm
HIV trong thời gian bị giam tại phân trại số 3 (trại giam Xuân Lộc),
mặc dù bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS nhưng anh vẫn không được điều
trị. Hội Hồng Thập tự quốc tế, Tổ chức Ân xá quốc tế đã nhiều lần yêu
cầu Việt Nam cho các tổ chức này viếng thăm các trại tù nhưng đều bị từ
chối.
Ông Nguyễn Đình Lộc nói về bản ‘Kiến nghị 72’ trên VTV
CTV Danlambao
- Bản tin thời sự VTV lúc 19 giờ tối hôm 23/3/2013 vừa trích đăng lời
phát biểu của cựu bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nội dung liên
quan đến bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp do 72 người cùng đứng tên (Kiến
nghị 72).
Đoạn video ngay sau khi lên sóng đã trở thành một chủ đề được bàn tán
nhiều trên các mạng xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ sự thất vọng, thậm chí
lên án gay gắt đối với tư cách và những lời phát ngôn của ông cựu bộ
trưởng bộ tư pháp.
Bản thân ông Nguyễn Đình Lộc từng có lúc được tạo dựng như hình ảnh của
cái gọi là ‘người cộng sản chân chính’. Ông Lộc là 1 trong 72 người khởi
xướng và ký tên vào ‘Bản kiến nghị 72’, đồng thời được biết đến với vai
trò trưởng đoàn đại diện cho nhóm ‘nhân sỹ, trí thức’ đến Văn phòng Ban
dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm 4/2/2013 để trao bản kiến nghị sửa đổi
Hiến pháp năm 1992.
Trong đoạn video phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc do VTV thực hiện, người
ta thấy hình ảnh một ông cựu bộ trưởng tư pháp trong bộ dạng rụt rè,
phát biểu ngập ngừng, ánh mắt thường lảng tránh nhìn vào máy quay… Ở
một số đoạn, giọng nói đôi khi bất ngờ chùng xuống như không muốn ai
nghe rõ, trong khi đầu vẫn cúi gập như đang sợ phải đối mặt với dư
luận.
Tối 22/3, người ta thấy một Nguyễn Đình Lộc khác hẳn so với hình ảnh đạo
mạo của một ông cựu bộ trưởng tư pháp trong buổi trao kiến nghị hôm
4/2.
Trên thực tế, có thể ông Nguyễn Đình Lộc đã phát biểu nhiều hơn so với
những gì được trình chiếu trên VTV, nếu cho rằng nội dung bài phỏng vấn
đã được biên tập và cắt xén. Tuy nhiên, có lẽ ít ai còn muốn biết rõ
thêm một cách đầy đủ về thực hư sự tình, sự thay đổi về bản chất là
không đáng kể.
Nỗ lực thay đổi đất nước tuyệt đối không thể bị lèo lái bởi những người còn lo sợ mất 'sổ hưu'.
Hình ảnh cựu bộ trưởng bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc vào tối 22/3 đã chính
thức khai tử cho những ảo tưởng về cái gọi là 'người cộng sản chân
chính'. Đã là 'người cộng sản' thì không thể 'chân chính', nói theo Hà
Sỹ Phu "Chủ nghĩa đã không CHÂN CHÍNH thì làm sao tín đồ của nó lại CHÂN CHÍNH được?".
Sau cùng, xin gửi đến bạn đọc nguyên văn đoạn phỏng vấn do trang pro&contra ghi lại theo phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên đài VTV:
Phóng viên VTV giới thiệu: Từng là người đứng đầu ngành tư
pháp, ông Nguyễn Đình Lộc cho rằng đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp đã huy động được sự đóng góp rộng rãi của nhân dân cả
nước.
Ông Nguyễn Đình Lộc phát biểu khen ngợi đợt lấy ý kiến nhân dân lần này
“rộng rãi”, “có những địa phương gửi đến từng hộ”, “công phu”, mặc dù
“còn có thể làm tốt hơn nữa, nhưng được như thế là đáng mừng rồi”, tuy
“thật ra cũng có những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm”.
Phóng viên: Trong đợt lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 do Ủy ban Dự thảo Hiến pháp công bố, đông đảo nhân
dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia đóng góp ý kiến. Trong khi đó
thì có một số người tự ý xây dựng một bản Dự thảo Hiến pháp và một bản
Kiến nghị gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, rồi lấy chữ kí tán
thành bản Kiến nghị đó. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào, thưa
ông?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Phải nói rằng, phần tôi thật ra đóng vai trò
thì cũng… nói là trưởng đoàn thì có vẻ như to lắm, nhưng thật ra thì
đến đấy mới được lên trưởng đoàn (cười to), đến lúc trao thì mới được
lên trưởng đoàn. Thế thành ra… sao gọi là trưởng đoàn…
Còn trước đó thì thật ra những cái bản ấy tôi không tham gia. Tôi không
tham gia. Vì tôi là nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cho nên các đồng chí,
các bạn ấy có vẻ tín nhiệm giao việc trao thôi, chứ còn tôi không tham
gia vào việc xây dựng cái tờ văn bản ấy. Cho nên bây giờ mọi người cứ
bảo là tôi thế này tôi thế kia. Nếu mà tôi làm thì tôi nhận thôi, nhưng
bởi vì tôi không làm cái đó. Chính anh em khác bảo làm. Hôm ấy mình chỉ
là người đến đấy thì được giao làm trưởng đoàn… thế thôi.
Tất nhiên thì (cười) trước khi trao phải đọc. Tôi cũng có nghiên cứu, và
bản thân tôi lúc bấy giờ cũng có muốn sửa một số chỗ. Sau các đồng chí
bảo là không, vì là cái này công bố trên mạng rồi, bây giờ mình sửa thì
không nên. Cho nên vẫn cứ trao. Thật ra thì đến lúc đó thì mới giao cho
tôi trao. Trước đó không trao đổi kĩ. Tôi thấy là là… cũng có lúc định
là người khác trao. Nhưng mà cái hôm cuối cùng, gặp nhau trước khi ấy,
thì lại bảo là bác Lộc phải trao. Thì tôi trao.
Như tôi đã nói, việc viết những cái văn bản ấy, tôi không tham gia. Tất
nhiên tôi có tham gia ý kiến. Nhưng tôi không phải là người biên tập.
Còn cái dự thảo mà gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 thì tôi hoàn
toàn không tham gia. Cũng không phải là người thành lập cái nhóm đó. Kí
là kí vào cái đoạn 7 điểm thôi, chứ còn cái Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
2013 tôi không hề biết cái đó.
Tổ chức Phóng viên không biên giới - Reporters sans frontière
- RSF- hôm nay, 22/03/2013, ra thông cáo phản bác những chỉ trích của
báo Nhân Dân về việc tổ chức này trao giải Công dân mạng Netizen 2013
cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên.
Nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet 12/03 vừa qua,
Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho
blogger Huỳnh Ngọc Chênh, trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở công
ty Google France ở Paris.
Trong bài báo đề ngày 15/03, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng
Cộng sản Việt Nam, đã chỉ trích việc Phóng viên không biên giới trao
giải Netizen cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh, cũng như việc bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ và một tổ chức nhân quyền quốc tế khác vinh danh hai nữ blogger
Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi.
Đối với báo Nhân Dân, những người được vinh danh nói trên chỉ là những người « sử dụng Internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam », là những người có « hành vi vi phạm pháp luật ».
Theo nhận định của báo Nhân Dân, khi trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh,
Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, bộ Ngoại giao Mỹ và hai tổ chức quốc tế
nói trên đã « bỏ qua, thậm chí đi ngược lai tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ khởi xướng » và đây là hành động khuyến khích « tự do chống đối » Nhà nước Việt Nam.
Trong thông cáo đưa ra hôm nay, Phóng viên không biên giới đã bác bỏ
những chỉ trích của báo Nhân Dân, khẳng định rằng, cũng như hai đồng
hương Tạ Phong Tần và Nguyễn Hoàng Vi, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã được
tặng thưởng do những hoạt động của ông vì tự do báo chí và tự do thông
tin ở Việt Nam, do lòng can đảm mà ông đã thể hiện qua việc dùng trang
blog của ông để cổ xúy cho việc bày tỏ một cách tự do và mang tính xây
dựng những ý kiến khác nhau về đời sống chính trị và xã hội của đất
nước.
Phóng viên không biên giới còn khẳng định, khi tặng giải Netizen cho
Huỳnh Ngọc Chênh, tổ chức này cũng muốn tỏ sự ngưỡng mộ lòng can đảm của
31 blogger và nhà báo công dân hiện đang ngồi tù ở Việt Nam. Phóng viên
không biên giới nhấn mạnh : « Khi tặng giải cho Huỳnh Ngọc Chênh,
chúng tôi muốn chuyển tải một thông điệp : Tự do thông tin quan trọng
hơn là « hình ảnh Việt Nam » giả tạo mà chính quyền đang cố quảng bá. Về
lâu dài, chính việc bảo vệ quyền tự do đó sẽ góp phần nâng cao sự tôn
trọng của quốc tế đối với Việt Nam hơn là bất cứ những gì khác ».