CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Trung Quốc cảnh báo Philippines về bãi Cỏ Mây

Sau khi tàu công vụ Trung Quốc đuổi 2 tàu Philippines hướng tới bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào ngày 9.3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 17.3 lại tuyên bố Bắc Kinh “sẽ không dung thứ” việc Manila chiếm đóng khu vực.

Ông Hồng còn nhấn mạnh Trung Quốc “sẽ theo dõi sát sao và cảnh giác cao độ với các hành động gây hấn khác” ở biển Đông, đồng thời cảnh cáo Philippines sẽ “gánh chịu mọi hậu quả từ hành động gây hấn”, theo Tân Hoa xã. Manila chưa có phản ứng về thái độ của Bắc Kinh.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định 2 tàu trên chở hàng tiếp tế cho binh sĩ đóng trên tàu BRP Sierra Madre mắc cạn tại bãi Cỏ Mây, chứ không phải chở vật liệu xây dựng như cáo buộc của Bắc Kinh. Manila còn tuyên bố sẽ không rút tàu BRP Sierra Madre và nhấn mạnh con tàu được dùng làm nơi đồn trú cho binh sĩ từ năm 1999 để ứng phó vụ Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn vào năm 1995.
Văn Khoa


Copy từ: Thanh Niên

...............

Minh bạch như thế nào?

Tô Văn Trường
Ts Tô Văn Trường
Người đời thường nói minh bạch, rõ ràng trong cuộc sống và trong chính trị đều cần thiết vì trước tiên nó giúp củng cố lòng tin và thứ nữa là trong binh pháp Tôn Tử ” biết mình, biết người thì trăm trận, trăm thắng” chủ yếu phải dựa trên sự minh bạch với chính bản thân và như vậy mới thấy rõ được đối thủ. Hay nói cách khác, không minh bạch với chính mình sẽ không thấy được đối thủ!


Một số bạn hữu hỏi tôi có bình luận gì về việc phát hiện mới trong phòng làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cả bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc? Nếu tinh ý, nhận thấy ngay buổi truyền hình đàm đạo mới đây giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Malaysia xung quanh chuyện tìm kiếm máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines vẫn thấy có tấm bản đồ này!

Tôi đã từng đến phòng làm việc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thấy ông treo nhiều loại bản đồ . Hàng ngày, khi làm việc, nghe báo cáo để đối chiếu với thực tế, ông tự tay đánh dấu, ghi chú lên bản đồ, thỉnh thoảng lại thay tấm bản đồ mới. Phòng làm việc của một số vị lãnh đạo đương thời cũng thế.

Có vị Phó Thủ tướng, còn bọc mica ngoài tấm  bản đồ có đường lưỡi bò, để dễ đánh dấu, tảy xóa các vị trí “tầu lạ” hay xâm nhập hải phận nước ta và các vị trí tiềm năng dầu khí vv… Bởi thế, nói cho minh bạch trong phòng làm việc của Thủ tướng có tấm bản đồ đường lưỡĩ bò, không có gì lạ! Dù sao, cần rút kinh nghiệm không nên đưa hình ảnh bản đồ như thế trong phòng làm việc của Thủ tướng lên truyền hình cũng có thể gây hiểu nhầm không đáng có.

Nhân nói đến chuyện minh bạch, chúng tôi không nói tới tính chất pháp lý của việc Thủ tướng gửi thông điệp cho toàn dân Việt Nam nhân dịp đầu năm, cho dù là năm dương lịch. Vấn đề người dân quan tâm không chỉ vì có nhiều tư tưởng tiến bộ mà là khả năng thực thi nội dung của thông điệp đó. Nếu chỉ được một phần thì giá trị đáng một phần, nếu không hoặc chưa thể thực thi được, lẽ tất nhiên giá trị cũng tỷ lệ thuận với sự thật đó, và người dân có phản xạ rất tự nhiên cho dù không hề muốn.

Ngẫm suy trong bản Thông điệp của Thủ tướng, chúng tôi nhận thấy có 2 vấn đề cần làm rõ hơn.  Thứ nhất, nói về tái cấu trúc nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Về bản chất, tái cấu trúc nông nghiệp chỉ là bộ phận cơ bản của xây dựng nông thôn mới có nghĩa là tập hợp con trong tập hợp lớn không phải là cùng “đồng đẳng”!

Thứ hai nói Dân chủ và Pháp quyền là cặp song sinh có thể biện luận là dân chủ ra đời cũng phải được đánh dấu bằng văn bản pháp chế (tuy chưa hoàn chỉnh nhưng phải có khởi đầu). Vì thế mới có Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp ngay từ những ngày trứng nước. Tuy nhiên, nếu “mổ xẻ” sâu hơn, thấy dân chủ đẻ ra pháp quyền còn pháp quyền  sinh ra để bảo vệ dân chủ, nó là 2 mặt của một đồng xu vv…

Suy cho cùng, từ chuyện nhỏ nhìn ra các vấn đề lớn của đất nước các hành vi, lời nói, việc làm của các vị “công bộc” của dân cần phải minh bạch, rõ ràng để củng cố lòng tin trong nhân dân bởi vì mất lòng tin là mất tất cả.


Copy từ: Quê Choa’ blog

..........

Lộ chân tướng đội giá đường cao tốc


Một đoạn đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã được đưa vào khai thác từ cuối năm 2011.
Sinh viên, thanh niên Hà Nội phản đối giá xăng tăng Cập nhật lúc 17-09-2012 18:20:08 (GMT+1) Việt Nam - Theo tin từ REUTERS, hôm qua, ngày 16/9/2012 tại Hà Nội, một nhóm sinh viên, thanh niên đã đạp xe tuần hành với những khẩu hiệu phản đối giá xăng tăng trước trụ sở của tập đoàn xăng dầu VN Petrolimex tại Hà Nội, theo lời kêu gọi trên Facebook. Sau đó, các sinh viên đã giương áp phích, tuần hành bằng xe đạp trên nhiều tuyến phố và các đại lý xăng dầu nhằm phản đối việc tăng giá xăng dầu. * (REUTERS) - Hơn chục sinh viên đã đạp xe qua các trạm và đại lý xăng dầu ở thành phố thủ đô Hà Nội vào ngày Chủ Nhật để phản đối lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất theo lời kêu gọi trên Facebook. Theo thống kê trên báo chí, bốn nhà cung cấp nhiên liệu chính đã được Bộ Tài Chính chấp thuận cho tăng giá bán lẻ xăng dầu lên đến 1.300đ/lít vào hôm thứ Hai, ngày 10/09/2012. Biểu ngữ mà các bạn sinh viên đưa ra được đọc từ trái sang phải như sau: - Xăng tăng giá ta điêu đứng - Giã từ xe máy - Đổ xăng như đổ máu REUTERS/Prvt. Nam (VIETNAM - Tags: ENERGY BUSINESS CIVIL UNREST EDUCATION) Xăng ơi! Đừng tăng nữa! Cát Bụi - Sau khi giá xăng tăng lần thứ 3, không chỉ một số mặt hàng tiêu thụ hàng ngày tăng mà kéo theo giá nhà trọ, giá điện nước, mọi dịch vụ đều tăng. Sự leo thang về giá cả đó đã thực sự là mối lo ngại cho người dân cả nước đặc biệt là đối với sinh viên chúng tôi vốn gặp rất nhiều khó khăn nay lại càng khó khăn hơn… Vậy chúng tôi phải làm gì? Phải làm thế nào để đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của mình? Cách duy nhất của chúng tôi có thể làm được đó là đạp xe đạp để than thở rằng “ XĂNG TĂNG GIÁ – TA ĐIÊU ĐỨNG”, để nói lên tiếng nói của mỗi người sinh viên rằng chúng tôi đó là phải “ GIÃ TỪ XE MÁY”, để nói lên tiếng nói của mỗi người dân lao động rằng “ ĐỔ XĂNG NHƯ ĐỔ MÁU”… Trên xuất cuộc hành trình, chúng tôi nhận được sự đồng tình của rất nhiều người tham gia giao thông, có anh đã xin những chiếc mũ của chúng tôi để làm kỷ niệm, có chú lái xe bus đã xin cả những những tờ bìa của chúng tôi. Những cái vỗ tay đồng tình, những ánh mắt nhìn trìu mến, những lời hỏi thăm " có mệt không cháu" " nắng như thế này đi tội thế" đã là nguồn động viên cho chúng tôi để chúng tôi cứ đi và đi tiếp. Mệt lắm, không chuyên nghiệp lắm bởi chúng tôi chỉ là tự phát, những người anh em chưa bao giờ gặp nhau, hôm nay cùng đi với nhau chưa có sự kết hợp ăn ý... Nhưng niềm vui của tôi đã vỡ òa khi chúng tôi đã đồng hành cùng nhau, đã nói được tiếng nói của lòng mình và nhận được sự hưởng ứng của mọi người. Cũng có rất nhiều bạn trẻ nói rằng "đi như thế này có thay đổi được gì đâu? tăng thì nó vẫn tăng...." nhưng các bạn trẻ ơi " sức chịu đựng của con người có giới hạn". Các bạn thừa biết rằng, các bạn đã không dám ăn sáng để lên giảng đường, đã cắt giảm liên kết qua điện thoại, ngày chỉ vào máy tính vài 3 lần, có khi nhiều bạn trẻ còn trùm mềm máy tính... đó là chưa kể đến sự vất vả của người dân lao động, những người từ vùng quê nghèo ra Hà Nội để mưu sinh... 1 mình tôi không thể làm được, 1 mình bạn không thể làm được... nhưng tất cả chúng ta sẽ làm được... Chưa thử sao biết được. XĂNG ƠI - ĐỪNG TĂNG NỮA NHÉ Chúng tôi chỉ là tự phát - chúng tôi chỉ là những người anh em - giọt nước mắt tình thân - cầu mong những người anh em của tôi luôn bình an và hạnh phúc. Thương lắm... Nguồn: FB Cát Bụi / PNO (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Phải cho đến lúc Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I) bị đội kinh phí lên tới hơn 5.240 tỉ đồng, thì mọi lý lẽ của quan chức ngành giao thông đã trở thành ngụy biện. Những góc khuất sau suất đầu tư đường cao tốc ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần so với thế giới, gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước... giờ mới bước đầu "lộ sáng".
"Bắt tay nhau" nâng giá dự án
Trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động về việc có tình trạng chủ đầu tư và Cty tư vấn “bắt tay” nhau nâng đơn giá lên gấp 2-3 lần so với giá trị thực tế? Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định: “Tôi cũng xin thẳng thắn là có tình trạng “bắt tay” nhau.
Có chuyện trúng thầu bằng mọi giá, trúng bằng giá thấp, sau đó cố tình kéo dài thời gian để dẫn tới trượt giá để xin điều chỉnh. Thậm chí, có tình trạng người ta không muốn làm đúng tiến độ để vin vào đó xin điều chỉnh cái này, xin điều chỉnh cái kia”.
Có thể khẳng định, câu trả lời của Bộ trưởng Thăng là thẳng thắn. Tuy nhiên, Bộ trưởng vẫn chưa chỉ ra cho dư luận thấy những thủ thuật nào đã được sử dụng để đẩy giá dự án, gây thiệt hại cho ngân sách.
 Thảm bê tông nhựa tại km 225+100 . Ảnh: TTXVN
Theo kết quả kiểm toán thì chỉ bằng việc áp dụng định mức không đúng quy định, chủ đầu tư đã làm “đội giá” dự án hơn 275,8 tỉ đồng; tính sai khối lượng đã nâng giá dự án thêm hơn 16 tỉ đồng; bù giá do chậm tiến độ nhưng chưa rõ nguyên nhân và trách nhiệm cũng làm đội giá công trình lên thêm hơn 11,2 tỉ đồng...
Cách nâng giá dự án “thô thiển” nhất mà Bộ trưởng Đinh La Thăng đã xác nhận là việc kéo dài thời gian dự án để rồi cả chủ dự án cũng như các ban quản lý dự án (BQLDA) cùng nhà thầu tư vấn khảo sát thiết kế “thổi giá” lên cao “chót vót”.
Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Theo đó, Bộ GTVT, BQLDA 1 cùng BQLDA Thăng Long và nhà thầu tư vấn khảo sát lập dự án (TEDI) đã cùng nhau bỏ qua việc khảo sát địa chất công trình khi gặp nền đất yếu theo quy định, lựa chọn phương án thiết kế ban đầu chưa tối ưu... làm cho dự án bị kéo dài từ quý I/1999 cho đến tháng 5.2005 mới được phê duyệt - là nguyên nhân làm cho dự án đội giá từ 3.734 tỉ đồng lên tới 8.974 tỉ đồng.
Cụ thể, vì những nguyên nhân nêu trên mà dự án được điều chỉnh lần I vào tháng 8.2007 tăng thêm 3.959 tỉ đồng. Trong đó, tăng chi phí xây lắp thêm 71% (bao gồm các khoản tăng do thay đổi khối lượng dự án tới 63,46%; thay đổi giá vật tư, vật liệu tăng 20,88%; thay đổi về thể chế chính sách 15,66%) dự phòng phí tăng 18%; chi phí giải phóng mặt bằng tăng 5%...
Năm 2010, dự án lại một lần nữa được điều chỉnh tăng thêm 1.282 tỉ đồng do việc thay đổi thiết kế cầu Lạc Chính và cầu vượt Liêm Tức đã làm dự án tăng thêm 200 tỉ đồng, giá dự toán một số gói thầu tăng do trượt giá lên tới 304 tỉ đồng, điều chỉnh thay đổi chính sách (do thời gian thi công bị kéo dài) tăng thêm hơn 757,2 tỉ đồng.
Đội giá cả vì “xã hội đen”
Giải thích nguyên nhân khiến đường cao tốc bị đội giá, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, do địa chất thủy văn phức tạp khiến các tuyến đường cao tốc phải chi phí rất lớn cho việc xử lý sụt trượt, phải sử dụng cầu thay cho nền đất nên mức đầu tư cao gấp 3-5 lần so với làm đường; phải làm nhiều nút giao liên thông, cống chui dân sinh, giải phóng mặt bằng... tăng chi phí.
Một điểm khai thác cát tại chân cầu Thăng Long (Hà Nội). Ảnh: Hải Nguyễn
Dư luận còn nhớ, trong chuyến thị sát một số dự án giao thông, người đứng đầu ngành giao thông từng thốt lên: Đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thầu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
Đầu tháng 3.2014 vừa qua, Công an Hà Nội đã khởi tố 8 bị can gồm chủ bãi khai thác và tiêu thụ cát; chủ phương tiện khai thác cát về hành vi “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”. Cơ quan điều tra xác định hành vi của các đối tượng trong vụ án là hoạt động có sự câu kết của chủ bến bãi, hình thành đường dây khai thác cát trái phép có tổ chức, đã xâm hại đến lợi ích của nhà nước.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định các chủ tàu khai thác cát trái phép đều bán cát cho chủ bãi với giá bình quân 13.000 đồng/m3. Điều làm chúng tôi đặc biệt quan tâm là lời khai của đám “cát tặc” bị bắt trong vụ án bán cho chủ bãi cát giá bình quân là 13.000đồng/m3. Còn chủ bãi bơm thẳng từ tàu lên các công trình san lấp, hoặc vận chuyển bằng xe chuyên dụng với cự ly ngắn với giá từ 60.000 - 120.000đồng/m3 tùy khoảng cách.
Để làm được điều nêu trên và che đậy được nguồn gốc cát lậu, ông D - chủ một DN kinh doanh cát - cho biết: Cát cung cấp cho công trình sẽ được “đẩy” vào giá cước vận chuyển và sẽ được hàng loạt doanh nghiệp (DN) ký lòng vòng cho nhau.
Bằng cách này, cát lậu được trở thành cát “có nguồn gốc” cung cấp cho các công trình giao thông, công trình xây dựng lớn... được thông qua các hình thức đấu thầu. Chỉ có điều, cứ sau một thời gian, sẽ có một DN trong chuỗi liên kết tiêu thụ cát nêu trên “biến mất”, nên cát lậu sẽ không còn dấu vết.
Với việc đưa được cát lậu vào các công trình xây dựng, công trình giao thông... cùng với mức “thổi giá” cát lên cao chót vót khi cung cấp cho các dự án làm đường, chi phí đầu tư sẽ phải đội giá lên gấp nhiều lần là điều dễ hiểu. Với các con đường cao tốc dài hàng trăm km, cần tới hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu mét khối cát đổ vào dự án, có thể thấy lý do vì sao Bộ trưởng Bộ GTVT đã bức xúc với nạn thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng của “xã hội đen, thế giới ngầm”.
Và nạn khai thác cát lậu ở trên các dòng sông, cửa biển bị dư luận phê phán gay gắt nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Không lẽ các cơ quan chức năng cứ bắt cả xã hội và nền kinh tế quốc gia phải chịu đựng việc tăng giá đường cao tốc một cách vô lý như thế?
Ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: “Phải độc lập từ tư vấn đến giám sát”.
Hiện tượng "bắt tay" trong trong thi công (các A phẩy, B phẩy bắt tay nhau nâng giá vật liệu) là có. Nhưng thi công 1km đường cao tốc ở VN có giá cao nhất thế giới là vô lý, bởi giá nhân công ở VN rẻ, giá nguyên vật liệu rẻ... Cần phải kiểm tra lại tất cả các công trình từ đường bộ, đường sắt, đường sắt trên cao, cầu cảng... từ tư vấn thiết kế đến giám sát thi công. Đặc biệt là năng lực của các nhà thầu (như uy tín trên thị trường, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trên các công trình). Cần có quy trình chặt chẽ trong quá trình lựa chọn nhà thầu và thi công. Phải công khai đấu thầu khi định giá để tránh "quân xanh, quân đỏ" trong đấu thầu, nếu cần thiết phải chỉ định thầu để có những nhà thầu mạnh thi công các công trình. Hiện nay, nhiều công trình đấu thầu sử dụng "quân xanh, quân đỏ" để bỏ giá thấp rồi nhà thầu sử dụng vật liệu không đạt chất lượng, khiến công trình xuống cấp nhanh - cụ thể như đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng. Trong XDCB giao thông không có khái niệm "chờ lún". Do vậy, cần phải kéo dài thời gian bảo hành công trình, và khoán thẳng cho các chủ đầu tư sau khi đầu tư thu phí và bảo trì, bảo dưỡng đường. Để làm tốt công tác thi công, tránh bớt xén hoặc đội giá các công trình đòi hỏi tư vấn giám sát thực sự nghiêm túc, công khai và độc lập, có như vậy mới thực hiện đúng các quy định về xây dựng.
                                                                                                                                      Đặng Tiến ghi
 
 

Copy từ: Lao Động

.........

Bài diễn văn của TT Putin (Phần II)

Bài diễn văn "vĩ đại làm thay đổi thế giới" của TT Putin (P2)

 

(Soha.vn) - "Xin đừng tin những ai muốn các bạn sợ hãi nước Nga, kêu gào rằng rồi các vùng khác của Ukraine cũng theo chân Crimea..." - Tổng thống Nga V.Putin.

Mời độc giả đọc phần 1 bài diễn văn của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại đây: ...Chúng ta muốn củng cố lòng tin và hướng tới quan hệ bình đẳng, cởi mở và công bằng. Nhưng chúng ta đã không thấy những bước đi tương tự từ phía bên kia.
Ngược lại, họ đã nói dối chúng ta nhiều lần, đưa ra nhiều quyết định sau lưng chúng ta, đặt chúng ta trước những thực tế đã rồi. Điều này đã xảy ra cùng với sự mở rộng của NATO sang phía Đông, cũng như việc họ triển khai hạ tầng quân sự ở biên giới của chúng ta. Họ vẫn tiếp tục nhắc đi nhắc lại một luận điệu rằng: “Thôi nào, việc này chẳng liên quan gì đến các anh đâu”. Nói thế thì dễ dàng quá.
Điều này cũng đã xảy ra khi họ thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa. Bất chấp mọi sự lo ngại của chúng ta, dự án này vẫn được thúc đẩy. Nó xảy ra cùng với sự chậm trễ lê thê trong đối thoại về các vấn đề visa, cam kết cạnh tranh công bằng và tham gia tự do vào thị trường toàn cầu.
Hôm nay, chúng ta đang bị đe dọa trừng phạt, nhưng chúng ta vốn cũng đã trải qua nhiều lần bị kiềm tỏa, những lần gây ảnh hưởng đáng kể đến chúng ta, nền kinh tế và đất nước chúng ta. Ví dụ, ngay trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và sau đó là các nước khác đã có một danh sách dài các công nghệ và thiết bị hạn chế bán cho Liên Xô, lập danh sách của Ủy ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương. Hiện nay, trên danh nghĩa, họ đã xóa bỏ những quy định này, nhưng đó chỉ là danh nghĩa. Còn trên thực tế, nhiều hình thức hạn chế vẫn còn hiệu lực.
Một cách ngắn gọn, chúng ta có đủ lý do để cho rằng chính sách phong tỏa đáng hổ thẹn này, vốn đã kéo dài từ thế kỷ 18, 19, 20, vẫn còn được duy trì đến tận ngày nay. Họ luôn tìm mọi cách dồn chúng ta vào góc tường, bởi chúng ta có một vị thế độc lập, bởi chúng ta duy trì vị thế đó, và bởi chúng ta gọi mọi thứ như nó vốn có và không tham gia vào những trò đạo đức giả. Ở Ukraine, các đối tác phương Tây của chúng ta đã vượt qua giới hạn, họ đùa với lửa và hành động một cách vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp.
Sau hết, họ hoàn toàn ý thức được rằng đang có hàng triệu người Nga sống ở Ukraine và Crimea. Hẳn rằng họ phải thiếu bản năng chính trị và lương tri mới không lường được hậu quả từ những hành động của mình. Nước Nga đã rơi vào một vị thế không thể thoái lui. Nếu anh lấy hết sức ép một cái lò xo, nó sẽ bật lại rất mạnh. Hãy luôn nhớ điều này.
Hôm nay, điều bắt buộc là phải chấm dứt cơn cuồng loạn này, gạt bỏ lối khoa trương thời Chiến tranh Lạnh và thừa nhận thực tế hiển nhiên rằng: Nước Nga là một bên tích cực và độc lập trong các vấn đề quốc tế; giống như các nước khác, Nga có các lợi ích quốc gia mà các nước phải tính đến và tôn trọng.
Đồng thời, chúng ta cảm ơn tất cả những người đã thấu hiểu các hành động của chúng ta ở Crimea. Chúng ta cảm ơn nhân dân Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của họ luôn xem xét tình hình ở Ukraine và Crimea trong bối cảnh chính trị và lịch sử đầy đủ. Chúng ta cảm kích sự thận trọng và khách quan của Ấn Độ.
Hôm nay, tôi muốn nhắn nhủ nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, những người ngay từ ngày lập quốc và thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, vẫn luôn kiêu hãnh đặt tự do lên trên hết thảy. Phải chăng mong muốn của người dân Crimea được tự do lựa chọn vận mệnh cho mình không phải là một giá trị như vậy? Xin hãy hiểu chúng tôi.
Tôi tin rằng những người dân châu Âu, mà đầu tiên và trước hết là người Đức cũng sẽ hiểu tôi. Xin cho tôi được nhắc các bạn rằng trong quá trình tham vấn chính trị về việc thống nhất Đông Đức và Tây Đức, một số nước khi đó và hiện nay vẫn là đồng minh của Đức, đã không ủng hộ việc thống nhất. Thế nhưng, nước Nga đã bày tỏ sự ủng hộ dứt khoát đối với ý nguyện thống nhất thành thật và mãnh liệt của người Đức. Tôi tin rằng các bạn chưa quên điều đó, và tôi mong rằng các công dân Đức sẽ ủng hộ khát vọng khôi phục sự thống nhất của người Nga, của nước Nga lịch sử.
Tôi cũng muốn nói với nhân dân Ukraine. Tôi chân thành mong muốn các bạn hiểu chúng tôi: Chúng tôi không bao giờ muốn làm tổn hại các bạn theo bất cứ cách nào, cũng không bao giờ muốn làm làm tổn thương lòng yêu nước của các bạn, không như những người sẵn sàng hy sinh sự thống nhất của Ukraine vì các tham vọng chính trị. Họ giương khẩu hiệu ca ngợi sự vĩ đại của Ukraine, nhưng cũng chính họ là những người làm mọi thứ để chia rẽ đất nước này. Những người bạn Ukraine thân mến, tôi mong các bạn hãy nghe tôi. Xin đừng tin những ai muốn các bạn sợ hãi nước Nga, kêu gào rằng rồi các vùng khác của Ukraine cũng theo chân Crimea. Chúng tôi không hề muốn chia cắt Ukraine. Chúng tôi không cần điều đó. Còn về Crimea, đó đã và sẽ mãi mãi là vùng đất của người Tatar, người Ukraine và người Nga.
Tôi xin được nhắc lại rằng, như thực tế đã có từ nhiều thế kỷ nay, Crimea sẽ là mái nhà chung của tất cả những người sống ở đó.
Crimea là di sản lịch sử chung của chúng ta và là một nhân tố quan trọng trong sự ổn định khu vực. Và vùng đất có ý nghĩa chiến lược này nên là một phần của một quốc gia ổn định và vững mạnh mà hiện chỉ có thể là nước Nga. Nếu không, thưa các bạn (tôi đang nói với cả nước Nga và Ukraine), các bạn và chúng tôi, người Nga và người Ukraine, có thể mất hoàn toàn Crimea. Và việc này có thể xảy ra trong một tương lai rất gần. Xin hãy suy nghĩ về điều đó.
Cũng xin hãy để tôi lưu ý rằng, chúng ta đã từng nghe Kiev tuyên bố Ukraine sẽ sớm gia nhập NATO. Điều này có ý nghĩa như thế nào với Crimea và Sevastopol trong tương lai? Nó có thể có nghĩa là hải quân NATO sẽ ở ngay đây, trong thành phố là niềm vinh quang của quân đội Nga. Và viễn cảnh này có thể tạo ra một mối đe dọa không hề tưởng tượng mà hoàn toàn có thật đối với toàn bộ miền Nam nước Nga. Tất cả những điều đáng ra có thể trở thành hiện thực này không xảy ra là nhờ sự lựa chọn của người dân Crimea, và tôi muốn cảm ơn họ về điều đó.
Nhưng xin cũng để tôi nói rằng chúng ta không chống lại sự hợp tác với NATO, chắc chắn không phải là như vậy. Nhưng với tất cả quy trình nội bộ trong tổ chức, NATO vẫn là một liên minh quân sự, và chúng ta chống lại việc có một liên minh quân sự đặt căn cứ ngay ở sân sau của chúng ta, hay trên lãnh thổ lịch sử của chúng ta. Tôi không thể tưởng tượng cảnh chúng ta đến Sevastopol để thăm các thủy thủ NATO. Dĩ nhiên phần lớn họ là những chàng trai tuyệt vời. Nhưng sẽ tốt hơn nếu họ đến thăm chúng ta, làm khách của chúng ta, hơn là ngược lại.
Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn rằng phải nhìn những gì đang diễn ra ở Ukraine vào lúc này, nhìn người dân gồng mình chịu đựng và thấp thỏm lo không biết điều gì sẽ diễn ra hôm nay, điều gì sẽ đến vào ngày mai là điều thật sự dày vò trái tim chúng ta. Sự lo lắng của người Nga là dễ hiểu, vì đơn giản, chúng ta không chỉ là những láng giềng gần gũi, mà như tôi đã nói rất nhiều lần, chúng ta là một dân tộc. Kiev là mẹ của các thành phố Nga. Người Rus cổ đại là tổ tiên chung của chúng ta, và chúng ta không thể sống thiếu nhau.
Hãy để tôi nói thêm một điều khác nữa. Hàng triệu người Nga và người nói tiếng Nga đang sống ở Ukraine, và sẽ tiếp tục là như vậy. Nước Nga sẽ luôn luôn bảo vệ các lợi ích của mình bằng mọi biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý. Nhưng hơn hết, việc đảm bảo quyền và lợi ích của những người dân này, đảm bảo rằng họ được bảo vệ đầy đủ chính là lợi ích của Ukraine. Điều này là sự đảm bảo cho sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Chúng ta mong muốn làm bạn với Ukraine, mong muốn Ukraine là một đất nước vững mạnh, có chủ quyền và tự chủ. Hơn hết, Ukraine là một trong những đối tác lớn nhất của chúng ta. Hai bên có những dự án chung và tôi tin tưởng vào sự thành công của các dự án này, bất chấp những khó khăn hiện tại. Quan trọng nhất là, chúng ta muốn hòa bình và hòa hợp dân tộc ngự trị ở Ukraine, và chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước khác để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho quá trình này. Nhưng như tôi đã nói, chỉ có người dân Ukraine mới có thể đưa mọi việc vào khuôn khổ.
Nhân dân Crimea và Sevastopol, toàn thể nước Nga ngưỡng mộ chí khí, sự dũng cảm và phẩm giá của các bạn. Chính các bạn đã quyết định tương lai Crimea. Trong những ngày này, chúng ta gần nhau hơn bao giờ hết, ủng hộ lẫn nhau. Đó là tình đoàn kết chân thành. Chính ở những bước ngoặt lịch sử như thế này mà một quốc gia có thể chứng tỏ sự trưởng thành và sức mạnh tinh thần. Người Nga đã cho thấy những phẩm chất này thông qua sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho các đồng bào mình.
Vị thế chính sách đối ngoại của Nga trong vấn đề này vững chãi chính nhờ vào ý chí của hàng triệu người dân chúng ta, sự thống nhất của cả nước và sự hỗ trợ của các lực lượng quần chúng và chính trị trong nước. Tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn về tinh thần ái quốc này, tất cả, không trừ một ai. Chúng ta cần tiếp tục duy trì sự thống nhất này để giải quyết các nhiệm vụ đang chờ chúng ta trên con đường phía trước.
Chắc chắn chúng ta sẽ còn phải đối phó với những sự chống đối từ bên ngoài. Nhưng đây là một quyết định mà chúng ta cần phải làm cho chính mình. Liệu chúng ta đã sẵn sàng kiên định bảo vệ các lợi ích quốc gia, hay sẽ buông xuôi, lui bước? Một số chính trị gia phương Tây đã hăm dọa chúng ta không chỉ bằng các biện pháp trừng phạt và còn bằng viễn cảnh gia tăng các vấn đề nghiêm trọng trong nước. Tôi muốn biết chính xác thì họ nghĩ gì trong đầu: Sử dụng những kẻ phản quốc, hay hy vọng sẽ đẩy chúng ta vào một tình thế kinh tế xã hội đi xuống để kích động sự bất bình của người dân? Chúng ta chắc chắn sẽ đáp trả thích đáng các tuyên bố vô trách nhiệm và đầy khiêu khích đó...
Thưa các bạn,
Tôi hiểu người dân Crimea, những người lựa chọn các phương án rõ ràng nhất trong cuộc trưng cầu dân ý: Crimea nên thuộc Ukraine hay thuộc Nga?. Chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng khi tiến hành xây dựng câu hỏi, giới chức Crimea và Sevastopol, các nhà lập pháp, đã đặt sang một bên các nhóm và lợi ích chính trị để chỉ lấy lợi ích cơ bản của người dân làm nền tảng cho công việc của mình. Tình hình kinh tế, chính trị, dân số và lịch sử cụ thể của Crimea có thể khiến cho bất cứ một lựa chọn nào khác được đề xuất sẽ chỉ mang tính tạm thời, dễ đổ vỡ, và không thể tránh khỏi việc làm xấu thêm tình hình - điều này sẽ để lại hậu quả vô cùng tai hại đối với cuộc sống của người dân. Do đó, người dân Crimea đã quyết định trả lời một cách chắc chắn và cương quyết, không hề lưỡng lự. Cuộc trưng cầu dân ý này công bằng và minh bạch, người dân Crimea đã thể hiện ý muốn của họ theo một cách rõ ràng, đầy thuyết phục, và họ khẳng định họ muốn về với Nga.
Giờ đây Nga cũng sẽ phải đưa ra một quyết định khó khăn, cân nhắc tới nhiều yếu tố khác nhau, cả trong và ngoài nước. Người dân Nga ở đây nghĩ gì? Tại đây, cũng giống như tại bất cứ một quốc gia dân chủ nào khác, công chúng có quan điểm khác nhau, và tôi muốn chỉ ra rằng tuyệt đại đa số người dân công khai ủng hộ những gì đang diễn ra.
Các cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất được tiến hành tại Nga cho hay, 95% người dân nghĩ rằng Nga nên bảo vệ quyền lợi của người Nga cũng như của các tộc người khác sinh sống tại Ukraine - 95% tổng số dân cư của chúng ta. Hơn 83% nghĩ rằng Nga nên làm vậy ngay cả khi nó sẽ làm phức tạp mối quan hệ của chúng ta với một vài các quốc gia khác. 86% người dân chúng ta vẫn coi Crimea thuộc lãnh thổ Nga và là một phần đất đai của quốc gia chúng ta. Và một con số đặc biệt quan trọng khác, hoàn toàn phù hợp với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea: gần 92% người dân ủng hộ sự tái hợp nhất của Crimea về Nga.
Như vậy, chúng ta thấy rằng đa số người Crimea và đại đa số người dân Liên bang Nga ủng hộ sự tái hợp nhất nước cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol về Nga.
Vấn đề giờ đây là quyết định chính trị của riêng Nga, bất cứ quyết định nào ở đây cũng chỉ dựa trên ý chí của người dân, bởi nhân dân là nền tảng cơ bản của tất cả mọi chính quyền.
Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, đại biểu Duma Quốc gia, người dân Nga, cư dân Crimea và Sevastopol, hôm nay, thuận theo ý dân, tôi đệ trình lên Quốc hội Liên bang, yêu cầu xem xét Luật Hiến pháp về việc thành lập hai chủ thể liên bang của Nga: Cộng hoà Crimea và thành phố Sevastopol, đồng thời phê chuẩn công ước công nhận Crimea và Sevastopol thuộc Liên bang Nga - họ đã sẵn sàng ký kết. Tôi tin tưởng vào sự ủng hộ của các bạn.


Copy từ: Soha

..............

Nội dung bài diễn văn của TT Putin (Phần I)

Nội dung bài diễn văn "vĩ đại làm thay đổi thế giới" của TT Putin

 

(Soha.vn) - "Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga..." - Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thưa các thành viên Hội đồng Liên bang, thưa các vị đại biểu Duma Quốc gia. Các đại biểu của Nước cộng hòa Crimea và Sevastopol hiện đang ở đây với chúng ta, những công dân Nga, nhân dân của Crimea và Sevastopol!
Các bạn thân mến, việc chúng ta tập trung ở đây hôm nay có liên quan tới một vấn đề có ý nghĩa lịch sử và sống còn với tất cả chúng ta. Một cuộc trưng cầu dân ý tuân thủ đầy đủ mọi thủ tục dân chủ và chuẩn mực quốc tế vừa được tổ chức ở Crimea ngày 16/3.
Hơn 82% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Và hơn 96% trong số họ đã ủng hộ việc hợp nhất với nước Nga. Những con số này, tự nó đã nói lên tất cả.
Để hiểu lý do đằng sau sự lựa chọn này nên hiểu về lịch sử Crimea và những điều có ý nghĩa với cả nước Nga và Crimea.
Mọi thứ ở Crimea đều cho thấy niềm kiêu hãnh và lịch sử chung của chúng ta. Đó là nơi có chứng tích Khersones cổ xưa, nơi hoàng tử Vladimir được rửa tội. Tinh thần Chính thống giáo mà Ngài nuôi dưỡng là nền tảng cho văn hóa, văn minh và những giá trị nhân văn kết nối nhân dân Nga, Ukraine và Belarus. Mộ phần của những người lính Nga mà sự anh dũng của họ đã đưa Crimea trở thành một phần của Đế quốc Nga cũng ở Crimea. Đó cũng là nơi có Sevastopol – thành phố huyền thoại với lịch sử chói lọi, một pháo đài, nơi đã khai sinh ra Hạm đội Biển Đen của nước Nga. Crimea là Balaklava và Kerch, Malakhov Kurgan và Sapun Ridge (những địa danh lịch sử ở Crimea – ND). Mỗi địa danh này đều là cái tên vô cùng tha thiết trong lòng chúng ta, là biểu tượng của lòng dũng cảm vô song và vinh quang của quân đội Nga.
Crimea là nơi giao thoa độc đáo giữa truyền thống và văn hóa của những con người khác nhau. Điều này làm nó giống nước Nga, nơi không một tộc người đơn lẻ nào bị quên lãng trong những thế kỷ qua. Người Nga và người Ukraine, người Tatar ở Crimea và người của các dân tộc khác đã cùng sống bên nhau ở Crimea, cùng gìn giữ diện mạo, truyền thống, ngôn ngữ và tín ngưỡng của dân tộc mình.
Thật là ngẫu nhiên khi dân số tại bán đảo Crimea hiện nay là 2,2 triệu người, trong đó, gần 1,5 triệu là người Nga, 350.000 là người Ukraine, song phần lớn vẫn coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Có khoảng 290.000 - 300.000 là người Tatar tại Crimea, những người cũng nghiêng về phía Nga - theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Đúng, đã có lúc người Tatar tại Crimea, cũng như một vài dân tộc khác ở Liên Xô, bị đối xử không công bằng. Chỉ có một điều tôi có thể nói ở đây: hàng triệu người thuộc nhiều dân tộc khác nhau cũng đã phải chịu đựng, và họ chủ yếu là người Nga.
Người Tatar ở Crimea đã quay trở về với quê hương của mình. Tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được tất cả những quyết định cần thiết về mặt pháp lý và chính trị để hoàn thành việc trả lại danh dự cho người Tatar, để họ được hưởng quyền lợi của mình và được trong sạch thanh danh.
Chúng ta hết mực tôn trọng người dân của tất cả các dân tộc đang sinh sống trên mảnh đất Crimea. Đây là ngôi nhà chung của họ, quê hương của họ, và sẽ là một việc làm đúng đắn khi 3 ngôn ngữ quốc gia tại Crimea - tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng Tatar - được bình đẳng như nhau. Tôi tin người dân địa phương ủng hộ điều này.
Thưa các bạn,
Trong tâm trí và trái tim của nhân dân, Crimea vẫn luôn là một phần không thể tách rời của nước Nga. Niềm tin vững chắc ấy được xây dựng dựa trên sự thật và công lý, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua thời gian, trong mọi trường hợp, bất chấp tất cả những thay đổi mạnh mẽ của đất nước chúng ta suốt thế kỉ 20.
Sau cuộc cách mạng, những đảng viên Xô Viết - vì một vài lý do nào đó - đã đem một phần rộng lớn lãnh thổ ở miền Nam nước Nga trong quá khứ cho nước Cộng hoà Ukraine. Điều này được thực hiện mà không hề cân nhắc tới đặc điểm tôn giáo của cư dân ở đây. Ngày nay, những khu vực đó hình thành nên vùng đông nam Ukraine. Sau đó, vào năm 1954, quyết định chuyển giao vùng lãnh thổ Crimea cho Ukraine đã được đưa ra, rồi cả Sevastopol, bất chấp thực tế rằng thành phố này trực thuộc liên bang. Đây là sáng kiến cá nhân của người lãnh đạo đảng, ông Nikita Khrushchev. Lý do đằng sau quyết định của ông... - xin để dành cho các sử gia làm rõ.
Vấn đề bây giờ là quyết định này đã vi phạm trắng trợn các quy tắc về hiến pháp được đặt ra ngay từ thời đó. Quyết định này đã được lén lút đưa ra. Đương nhiên, không ai thèm hỏi tới người dân Crimea và Sevastopol. Họ phải đối diện với thực tế. Dân chúng hẳn nhiên đã thắc mắc tại sao Crimea lại bất ngờ trở thành một phần của Ukraine. Nhưng xét toàn diện - và chúng ta cũng phải đề cập tới điều này một cách rõ ràng, tất cả chúng ta đều biết - rằng quyết định này chỉ là hình thức, bởi lãnh thổ đã được chuyển giao bên trong biên giới của một nhà nước duy nhất. Khi ấy, thật không thể tưởng tượng rằng Ukraine và Nga lại tách ra và trở thành 2 quốc gia riêng biệt. Thế mà điều đó đã xảy ra.
Thật không may là điều dường như không thể xảy ra lại trở thành hiện thực. Liên Xô sụp đổ. Mọi việc diễn ra nhanh tới mức gần như không có ai kịp nhận ra những sự việc này đột ngột tới mức nào và hậu quả của chúng là gì. Rất nhiều người, cả ở Nga và Ukraine cũng như tại các nước cộng hoà khác, hi vọng rằng Cộng đồng các Quốc gia Độc lập được thành lập vào thời điểm đó sẽ trở thành một hình thức nhà nước liên bang mới. Họ đã được nghe nói về đồng tiền chung, không gian kinh tế thống nhất, lực lượng vũ trang chung. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là hứa suông, trong khi đó, đất nước lớn đã tiêu tan. Chỉ khi Crimea trở thành một phần của quốc gia khác, Nga mới nhận ra rằng mình không đơn giản chỉ là bị lấy trộm - mình đã bị cưỡng đoạt.
Đồng thời, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng bằng cách phô trương về chủ quyền, chính bản thân Nga đã góp phần khiến Liên Xô sụp đổ. Và khi sự sụp đổ đó được hợp pháp hoá, tất cả lại quên mất Crimea và Sevastopol - căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen. Hàng triệu người đã đi ngủ ở một quốc gia và rồi tỉnh dậy tại một quốc gia khác, chỉ qua một đêm đã trở thành dân tộc thiểu số tại một nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ. Còn nước Nga lại trở thành một trong những dân tộc lớn nhất, nếu không muốn nói là nhóm dân tộc lớn nhất trên thế giới, bị chia cắt bởi các đường biên giới.
Giờ đây, sau nhiều năm, tôi đã nghe thấy người dân Crimea nói rằng thời điểm năm 1991, họ bị trao đi như một bao tải khoai tây. Khó mà có thể không đồng ý với điều này. Thế còn vị thế của Nga? Nước Nga thì sao? Phải miễn cưỡng chấp nhận tình thế. Khi đó, quốc gia này đã trải qua những thời kỳ khó khăn tới mức thực tế là không còn có khả năng bảo vệ lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, nhân dân đã không thoả hiệp với sự bất công kì quặc đó. Trong ngần ấy năm, người dân và nhiều nhân vật của công chúng đã lật lại vấn đề này, họ nói rằng về mặt lịch sử, Crimea là lãnh thổ của Nga, Sevastopol là một thành phố của Nga. Đúng vậy, từ trong trái tim và tâm trí của mình, tất cả chúng ta đều biết điều đó, nhưng chúng ta phải bắt đầu từ thực tế sẵn có và xây dựng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với quốc gia Ukraine độc lập trên một nền tảng mới. Trong khi đó, quan hệ của chúng ta với Ukraine, với những người dân Ukraine anh em, vẫn luôn và sẽ mãi đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Hôm nay, chúng ta có thể nói về điều này một cách cởi mở, và tôi muốn chia sẻ với các bạn một số chi tiết về các thỏa thuận đã được ký kết vào đầu những năm 2000. Khi đó, Tổng thống Ukraine là ngài Kuchma đã đề nghị tôi xúc tiến quá trình phân định biên giới Nga - Ukraine. Lúc đó, quá trình này trên thực tế đang rơi vào bế tắc. Nga coi như đã công nhận Crimea là một phần của Ukraine, nhưng chưa có thỏa thuận về phân định biên giới. Dù tình hình rất phức tạp, nhưng tôi đã ngay lập tức chỉ thị cho các cơ quan chính phủ Nga đẩy nhanh việc lập hồ sơ về biên giới, để mọi người đều hiểu rõ rằng bằng việc chấp thuận phân định đường biên, chúng ta thừa nhận về cả pháp lý và thực tế rằng Crimea là lãnh thổ của Ukraine, và do đó có thể khép lại vấn đề.
Chúng ta đã giúp đỡ Ukraine không chỉ trong vấn đề Crimea, mà còn trong cả một vấn đề phức tạp như biên giới lãnh hải ở Biển Azov và eo biển Kerch. Những gì chúng ta làm đều vì coi mối quan hệ tốt đẹp với Ukraine là điều quan trọng nhất đối với chúng ta, và để họ không mắc kẹt trong bế tắc của các tranh chấp lãnh thổ. Chúng ta đã mong đợi rằng Ukraine vẫn là láng giềng tốt. Chúng ta cũng đã hy vọng rằng công dân Nga và người nói tiếng Nga ở Ukraine, đặc biệt là các vùng Đông Nam và Crimea có thể sống trong một đất nước văn minh, dân chủ và hữu nghị, nơi có thể bảo vệ các quyền lợi của họ theo chuẩn mực luật pháp quốc tế.
Thế nhưng, tình hình lại không diễn ra như vậy. Hết lần này đến lần khác, người ta đã rắp tâm tước đoạt những di sản lịch sử và thậm chí cả ngôn ngữ của người Nga, đẩy họ đến với sự đồng hóa ép buộc. Hơn thế, người Nga, cũng như những công dân khác của Ukraine đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị vốn đã làm rung chuyển quốc gia này từ 20 năm qua.
Tôi hiểu vì sao người Ukraine muốn thay đổi. Họ đã có đủ bộ máy nắm quyền lực trong suốt những năm tháng độc lập của Ukraine. Các Tổng thống, Thủ tướng và đại biểu quốc hội đã thay đổi, nhưng thái độ của họ đối với đất nước và người dân của mình thì vẫn vậy. Họ bòn rút quốc gia, đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực, tài sản và dòng ngoại tệ mà chẳng mảy may quan tâm tới dân thường. Họ không hề băn khoăn vì sao hàng triệu người dân Ukraine không nhìn thấy triển vọng tại quê nhà và phải ra nước ngoài làm việc qua ngày. Tôi muốn nhấn mạnh điều này: họ không chuyển tới Thung lũng Silicon, mà lại làm công nhân công nhật. Chỉ tính riêng năm ngoái, đã có gần 3 triệu người tìm những công việc như thế này tại Nga. Theo một vài nguồn tin, năm 2013, tổng thu nhập của họ ở Nga là hơn 20 tỉ USD, bằng 12% GDP của Ukraine.
Tôi muốn nhắc lại rằng, tôi thấu hiểu những người dân đổ ra quảng trường Maidan, mang theo các khẩu hiệu hoà bình, phản đối tham nhũng, quản lý đất nước không hiệu quả và đói nghèo. Quyền được biểu tình hoà bình, các cuộc bầu cử và thủ tục mang tính dân chủ tồn tại vì một mục đích duy nhất là thay thế quan chức không làm hài lòng người dân. Tuy nhiên, những người đứng sau các diễn biến mới nhất ở Ukraine lại có kế hoạch hành động khác: họ đang chuẩn bị cho một sự tiếm quyền khác đối với chính phủ, họ muốn thâu tóm quyền lực và sẽ không dừng lại. Họ viện tới khủng bố, giết người, bạo loạn. Những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tân phát xít, những kẻ ghét Nga và chống đối người Xê-mít đã thực hiện cuộc đảo chính này. Họ tiếp tục làm như vậy tại Ukraine cho đến ngày nay.
Cái gọi là chính quyền mới đã bắt đầu bằng việc đưa ra một dự luật sửa đổi chính sách về ngôn ngữ, một hành vi vi phạm trực tiếp tới quyền lợi của các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, họ ngay lập tức phải chịu sự trừng phạt từ các nhà tài trợ nước ngoài của chính mình - những người được gọi là chính trị gia. Phải thừa nhận rằng các cố vấn của chính phủ đương thời thông minh và biết rõ những nỗ lực nhằm xây dựng một quốc gia Ukraine thực thụ sẽ dẫn tới đâu. Dự luật đã bị gạt sang một bên, song rõ ràng là sẽ được thực thi trong tương lai. Không có bất cứ điều gì về vấn đề này được nhắc tới, hoặc có thể là chúng ta có trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng tâm địa của những kẻ kế thừa tư tưởng của Bandera, một đồng loã của Hitler trong Thế chiến II.
Rõ ràng là tại Ukraine hiện nay, không có người nắm quyền hành hợp pháp, không có ai để bàn chuyện. Nhiều cơ quan chính phủ đã bị những kẻ lừa đảo tiếm quyền, song chúng lại không được kiểm soát đất nước, và bản thân chúng - tôi muốn nhấn mạnh điều này - thường xuyên bị những kẻ cực đoan điều khiển. Trong một vài trường hợp, bạn cần có giấy phép đặc biệt từ chiến binh Maidan để gặp gỡ các Bộ trưởng nhất định trong chính phủ hiện tại. Không phải chuyện đùa - đó là thực tế.
Những người phản đối cuộc đảo chính ngay lập tức bị đe doạ đàn áp. Tất nhiên, người đầu tiên chịu trận ở đây là Crimea, một Crimea nói tiếng Nga. Vì vậy, người dân Crimea và Sevastopol đã tìm tới Nga để mong được giúp đỡ trong việc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của mình, ngăn chặn các sự việc đã và vẫn đang tiếp diễn ở Kiev, Donetsk, Kharkov cùng các thành phố khác của Ukraine.
Hiển nhiên là chúng ta không thể để cho những lời kêu gọi này bị phớt lờ; chúng ta không thể bỏ mặc Crimea và người dân ở đó trong cơn hoạn nạn. Đối với chúng ta, đó là sự phản bội.
Trước hết, chúng ta đã phải tạo điều kiện để lần đầu tiên trong lịch sử, người dân ở Crimea có thể bày tỏ tự do ý chí của mình một cách hòa bình. Thế nhưng, chúng ta đã được nghe gì từ những người bạn Tây Âu và Bắc Mỹ? Họ nói chúng ta đang vi phạm các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Thứ nhất, thật tốt là ít nhất họ cũng nhớ rằng vẫn tồn tại một thứ gọi là luật pháp quốc tế - muộn dù sao còn hơn không.
Thứ hai, và quan trọng nhất là – chính xác thì chúng ta đang vi phạm điều gì? Đúng, Tổng thống Liên bang Nga đã nhận được sự cho phép của Thượng viện để sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraine. Nhưng nghiêm túc mà nói, chưa có ai hành động trên sự cho phép đó. Quân đội Nga chưa từng tiến vào Crimea. Họ đã hiện diện ở đây từ trước,  theo đúng khuôn khổ của một hiệp định quốc tế. Đúng, chúng ta đã tăng cường lực lượng tại đây. Nhưng, đây là điều mà tôi muốn tất cả mọi người nghe và hiểu: Chúng ta đã không vượt quá giới hạn quân số của lực lượng vũ trang tại Crimea, vốn được quy định là 25.000 người. Vì không cần phải làm như vậy.
Tiếp theo. Khi tuyên bố độc lập và quyết định tổ chức trưng cầu dân ý, Hội đồng Tối cao Crimea đã dựa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó khẳng định các quốc gia đều có quyền tự quyết. Tiện đây, tôi muốn nhắc các bạn nhớ rằng, khi tách khỏi Liên bang Xô Viết, Ukraine cũng làm đúng như vậy, chính xác đến từng từ. Ukraine đã sử dụng quyền này, nhưng người dân ở Crimea thì lại bị khước từ. Tại sao vậy?
Thêm nữa, chính quyền Crimea đã dựa vào một tiền lệ rất nổi tiếng là Kosovo - tiền lệ do những người bạn phương Tây của chúng ta chính tay tạo ra trong một tình huống hoàn toàn tương tự, khi họ công nhận rằng việc đơn phương chia cắt Kosovo khỏi Serbia, chính xác như những gì Crimea đang làm hiện nay, là hợp pháp và không cần bất kỳ sự cho phép nào từ chính quyền trung ương. Theo đúng Điều 2, Chương 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc,  Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc đã đồng ý với cách tiếp cận này và đã đề những ghi chú (mà tôi trích dẫn lại sau đây) trong phán quyết ngày 22/7/2010: “Không có điều khoản cấm chung nào từ thông lệ của Hội đồng Bảo an liên quan đến việc tuyên bố độc lập” và “Luật pháp quốc tế không bao hàm quy định cấm tuyên bố độc lập”. Hoàn toàn dễ hiểu, như họ nói.
Tôi không muốn dựa vào các trích dẫn, nhưng trong trường hợp này, tôi không thể làm khác. Đây là một trích dẫn từ một tài liệu chính thức khác: Bản tường trình của Mỹ ngày 17/4/2009 gửi đến cùng Tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc liên quan đến các buổi điều trần về Kosovo. Một lần nữa, tôi xin lại được trích dẫn: “Việc tuyên bố độc lập có thể, và thường là vi phạm luật pháp trong nước. Tuy nhiên, điều đó không khiến nó vi phạm luật pháp quốc tế”. Hết trích dẫn.
Họ đã viết như vậy, đem phổ biến khắp thế giới, được mọi người đồng ý, và giờ họ lại tỏ ra bất bình. Mà về cái gì chứ? Hành động của người dân Crimea hoàn toàn phù hợp với các chỉ dẫn trên, như nó vốn vậy. Hãy thử nghĩ rằng người Albani ở Kosovo (chúng ta hoàn toàn tôn trọng họ) được phép làm như vậy. Còn người Nga, người Ukraine và người Tatar ở Crimea thì không. Một lần nữa, ai cũng sẽ thắc mắc tại sao.
Chúng ta vẫn nghe Mỹ và Tây Âu nói rằng Kosovo là một trường hợp đặc biệt. Điều gì đã khiến nó trở nên đặc biệt trong mắt những người bạn này của chúng ta? Hóa ra đó là vì cuộc xung đột ở Kosovo đã khiến rất nhiều người thương vong. Điều này có phải một lập luận có cơ sở pháp lý? Phán quyết của Tòa án quốc tế không hề nói như vậy. Nó thậm chí còn không phải là một thứ tiêu chuẩn kép; nó là kiểu lý sự cùn, ấu trĩ kinh ngạc. Con người ta không nên đổi trắng thay đen, cố gắng một cách thô thiển như vậy để khiến mọi thứ thuận theo lợi ích của mình. Nếu cứ theo logic này, chúng ta sẽ phải chắc chắn mọi cuộc xung đột đều dẫn đến tổn thất về sinh mạng.
Tôi sẽ nói rõ ràng rằng - nếu lực lượng tự vệ địa phương ở Crimea không thể kiểm soát được tình hình thì sẽ có thương vong. May mắn là điều này không xảy ra. Không có bất cứ cuộc đụng độ vũ trang nào và không có thương vong. Bạn nghĩ vì sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: bởi nó rất khó, thực tế là không thể chống lại ý chí của người dân. Tại đây, tôi muốn cám ơn quân đội Ukraine - 22.000 người lính vũ trang đến tận răng. Tôi muốn cám ơn binh sĩ, những người đã kiềm chế một cuộc đổ máu và không nhuộm đỏ quân phục của mình bằng máu.
Cũng liên quan tới việc này, một vài ý khác đã nảy ra trong tâm trí. Họ liên tục nói về cái được gọi là sự can thiệp của Nga ở Crimea, một cuộc xâm lược. Điều này thực lạ tai. Tôi không thể nhớ ra bất cứ một cuộc can thiệp quân sự nào trong lịch sử mà lại không có súng nổ và thương vong.
Thưa các bạn,
Như một tấm gương, tình hình ở Ukraine phản ánh những gì đang và đã diễn ra trên thế giới trong một vài thập kỷ qua. Sau khi trạng thái lưỡng cực tan rã, chúng ta không còn sự ổn định nữa. Các thể chế quốc tế chủ chốt không những không mạnh hơn, mà ngược lại, trong nhiều trường hợp còn suy thoái một cách đáng buồn. Các đối tác phương Tây của chúng ta, dẫn đầu là Mỹ thích dùng “quy tắc của súng đạn” hơn là luật pháp quốc tế. Họ đi đến chỗ tin rằng họ đặc biệt và có đặc quyền, rằng họ có thể quyết định vận mệnh thế giới, rằng chỉ họ mới luôn luôn đúng. Họ làm bất cứ thứ gì họ thích: chỗ này, chỗ kia. Họ sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia có chủ quyền, xây dựng các liên minh dựa trên nguyên tắc “Nếu anh không theo tôi nghĩa là anh chống lại tôi”. Để cho sự xâm lược này có vẻ hợp pháp, họ ép buộc các tổ chức quốc tế phải đưa ra các nghị quyết. Và nếu vì một vài lý do nào đó mà cách này không hiệu quả, thì họ phớt lờ luôn cả Liên Hợp Quốc lẫn Hội đồng Bảo an.
Điều này đã xảy ra ở Nam Tư, năm 1999, hẳn chúng ta đều còn nhớ rõ. Dù chính mắt tôi chứng kiến, thật khó mà tin rằng, vào cuối thế kỷ 20 mà một thủ đô ở châu Âu, Belgrade, lại chìm dưới các cuộc tấn công bằng tên lửa trong vài tuần, và sau đó là đến cuộc can thiệp vũ trang thật sự. Có nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an về vấn đề này lại cho phép những hành động như vậy? Không hề. Và rồi họ đánh Afghanistan, Iraq, vi phạm trắng trợn nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Lybia, khi thay vì chỉ áp đặt cái gọi là vùng cấm bay thì họ đồng thời dội bom luôn xuống đó.
Đã có một chuỗi các cuộc “cách mạng màu” được giật dây. Chắc chắn là người dân ở các nước nơi diễn ra các sự kiện này đã chán ngán chế độ độc tài và nghèo khổ, không có tương lai. Nhưng những tình cảm này đã bị lợi dụng một cách bất nhẫn. Các tiêu chuẩn được áp đặt lên các nước này mà không hề phù hợp với lối sống, truyền thống và văn hóa của người dân. Và hậu quả là thay vì dân chủ, tự do là hỗn loạn, bạo lực bùng phát và hàng chuỗi biến động. Mùa xuân Ả Rập đã biến thành Mùa đông Ả Rập.
Một tình huống tương tự đã diễn ra ở Ukraine. Năm 2004, để đưa một ứng cử viên mà họ muốn vào cuộc bầu cử Tổng thống, họ đã nghĩ ra một thứ gọi là cuộc bầu cử vòng ba, vốn không được quy định trong luật. Nó thật lố bịch và là sự nhạo báng đối với Hiến pháp. Và hôm nay, họ lại tung ra một lực lượng dân quân được tổ chức và trang bị hùng hậu.
Chúng ta hiểu điều gì đang diễn ra. Chúng ta hiểu rằng những hành động này là nhằm chống lại Ukraine và nước Nga, chống lại sự hội nhập Liên minh Á-Âu. Và tất cả diễn ra khi Nga đang nỗ lực đối thoại với các nước phương Tây. Chúng ta vẫn kiên trì đề xuất hợp tác trên mọi vấn đề chủ chốt. Chúng ta muốn củng cố lòng tin và hướng tới quan hệ bình đẳng, cởi mở và công bằng. Nhưng chúng ta đã không thấy những bước đi tương tự từ phía bên kia.

Mời độc giả đọc tiếp Phần 2 bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Nga tại đây.


Copy từ: So Ha

..........

Hoa Kỳ Buông Tay, Trung Quốc và Nga Có Thể Giành lấy Quyền Giám Sát Internet


Một màn hình liên tục cập nhận những tên miền phổ thông cấp 1 (Top-level Domain) trong suốt buổi họp báo của ICANN ở London ngày 13 tháng Sáu, 2012. (Andrew Cowie/AFP/GettyImages)
Một màn hình liên tục cập nhận những tên miền phổ thông cấp 1 (Top-level Domain) trong suốt buổi họp báo của ICANN ở London ngày 13 tháng Sáu, 2012. (Andrew Cowie/AFP/GettyImages)
Chính quyền Obama hôm 14 tháng Ba tuyên bố bước đi cuối cùng trong việc tư hữu hóa việc trông coi các hệ thống trung tâm của Internet. Nhìn bên ngoài thì Internet đang bước tới một mô hình độc lập, tuy nhiên, những thay đổi này có thể cho phép chế độ ở Trung Quốc và Nga có được ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong hệ thống internet toàn cầu.
Internet dựa trên một hệ thống multistakeholder [một kiểu quản lý và đưa quyết định bằng đối thoại đa bên], được quản lí chủ yếu bởi các công ty tư nhân và tổ chức phi chính phủ (NGOs) và không có ảnh hưởng từ phía chính quyền. Hoa Kỳ ủng hộ hệ thống này bất chấp áp lực từ các quốc gia khác.
Trong một tuyên bố gần đây, Hoa Kỳ sẽ từ bỏ việc giám sát Tổ chức quản lý số liệu và tên miền Internet quốc tế (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN) khi hợp đồng kết thúc vào mùa thu năm 2015. ICANN vận hành nhiều chức năng trung tâm của Internet như là cấp tên miền cho các trang mạng.
Tuyên bố này tới từ Cơ Quan Thông Tin và Truyền Thông Quốc Gia Hoa Kỳ (NTIA).
Phe Cộng hòa cảnh báo về động thái này, cho rằng không có sự giám sát từ phía Hoa Kỳ, tự do thông tin của Internet có thể bị đe dọa.
“Đồng ý chắc chắn rằng đất nước này phải cấp thiết xem xét lại các thủ tục liên quan đến việc giám sát vì vụ việc dính tới cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA), nhưng đặt tất cả chúng ta vào cái thế mà những quốc gia đang ngày càng thắt chặt kiểm soát internet như Trung Quốc và Nga là một suy nghĩ đáng sợ,” Thượng Nghị Sĩ Nam Carolina thuộc Đảng Cộng Hòa – Tim Scott đã nói, theo như tờ Politico.
Cựu phát ngôn viên Hạ Viện Newt Gingrich cũng lên tiếng về việc chuyển đổi sắp tới. Ông nói trên Twitter, “Cộng đồng internet toàn cầu nào mà Obama muốn đưa internet tới cho họ đây? Nguy cơ độc tài ngoại bang đang định hình Internet.”

Những thông điệp nhiễu loạn

Mặc dù việc Hoa Kỳ từ bỏ việc giám sát ICANN giờ trở thành vấn đề đảng phái, nhưng bảo vệ internet khỏi ảnh hưởng từ các chính quyền bên ngoài lại được hai đảng ủng hộ.
Giải pháp được thông qua bởi Thượng Viện (50 phiếu) và Hạ Viện (127 phiếu) nhằm kiểm soát internet khỏi ảnh hưởng của chính quyền khác. Các giải pháp này đã được đề cập đến trong một tuyên bố gần đây của NTIA.
NTIA khẳng định rằng sẽ ủng hộ cả hai giải pháp và sẽ không chấp nhận một dự thảo thay thế vai trò trước đây của Hoa Kỳ trong ICANN “với một giải pháp tổ chức bên trong chính phủ và điều hành bởi chính phủ.” NTIA cũng nói thêm là cơ quan này được yêu cầu để “duy trì tự do thông tin của Internet.”
Tuy vậy, lo ngại từ phía giới làm chính sách phe Cộng Hòa không phải là không có cơ sở.
Lo ngại chủ yếu là Liên Đoàn Truyền Thông Quốc Tế (ITU), dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc (UN), sẽ kiểm soát internet. Mà cả Trung Quốc và Nga đều đóng vai trò chính trong ITU và UN.
Trong suốt Hội Nghị Quốc Tế Truyền Thông vào tháng Mười hai năm 2012, các thành viên UN thuộc ITU đã đề xuất  thay đổi hệ thống vận hành internet, nhiều quốc gia đã đưa ra chương trình nghị sự liên quan tới ICANN.
Trang công nghệ Softpedia cho biết rằng thời điểm mà “không có cảnh báo, một vài quốc gia đã đưa ra dự thảo luật có khả năng kiểm soát hiệu quả” hệ thống internet vốn đang được vận hành bởi ICANN và các tổ chức khác.
ICANN, đang khi đó, chuyển sang mô hình hoạt động toàn cầu. Một phần của việc này bao gồm việc mở những văn phòng quốc tế, kể cả ở Bắc Kinh vào năm 2013.
Hoa Kỳ từi bỏ việc giám sát ICANN vốn là một sự kiện được nhìn nhận rộng rãi là động thái liên quan tới các tài liệu được tung ra từ phía cộng tác viên của NSA Edward Snowden, những tài liệu liên quan tới hoạt động gián điệp của NSA và các đồng minh Hoa Kỳ.
Những thay đổi này, tuy vậy, đã được tiến hành ít nhất là từ năm 1997 cho tới nay. Chính quyền Hoa Kỳ từng đảm nhiệm vai trò hiện nay của ICANN, nhưng sau đó chuyển cho ICANN trong năm 1998, như là một phần của việc thiết lập một mô hình gồm nhiều bên liên quan trong lĩnh vực internet.
Hoa Kỳ đã do dự để tiếp tục hoàn thành kế hoạch, tuy vậy, hiện nay vẫn đang vấp phải những lo ngại từ phía thành viên đảng Cộng Hòa.

Copy từ: Đại Kỷ Nguyên


..........

Đài truyền hình quốc gia Nga: Nga có thể biến Mỹ thành ‘Bụi Phóng xạ’

 
 Kiselyov nói trong chương trình tin tức trên đài truyền hình quốc gia hôm chủ nhật vừa qua. 

 Người dẫn chương trình trên đài truyền hình quốc gia Nga đã đe dọa, rằng Nga có thể biến Mỹ thành ‘Bụi Phóng xạ’ và minh họa bằng hình ảnh một cuộc tấn công hạt nhân của Nga trong chương trình bình luận về việc Mỹ phản ứng lại Nga can thiệp vào Ukraina. Dmitry Kiselyov là người dẫn chương trình bình luận về các vấn đề đương thời trên đài truyền hình Rossiya và là người đứng đầu hãng thông tấn được hậu thuẫn bởi Kremlin, trong chương trình Chủ Nhật đã nói rằng tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra run sợ trong cuộc đàm thoại với tổng thống Vladimir Putin. Người dẫn chương trình này cũng ám chỉ rằng người đứng đầu nước Mỹ đã bị đe dọa bởi đối thủ ở Kremlin- "một người không dễ dàng chút nào". Trên nền hình ảnh của một đám mây hình nấm từ một vụ nổ bom nguyên tử xuất hiện trên màn hình lớn phía sau, Kiselyov nói: “Và Nga là nước duy nhất có thể thật sự biến Mỹ thành bụi phóng xạ”. Kiselyov cũng hàm ý rằng mối đe dọa của vụ tấn công hạt nhân đến từ Kremlin. Người dẫn chương trình này nói: “Tôi không biết nếu đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là cái gì, nhưng đây là Obama gọi cho Putin vào ngày 21 tháng 1 có lẽ lại cố gắng gây sức ép gì đó, và ngay ngày hôm sau 22 tháng 1, một nguồn tin chính thức của chính phủ Nga công bố trên một bài báo giải thích một cách đơn giản hệ thống tấn công hạt nhân hoạt động như thế nào”. Tuy nhiên, trong khi lời bình luận của Kiselyov ám chỉ rằng cuộc gọi của ông Obama ngày 21 tháng 1 liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina, thì trong một thông báo trước đó từ Nhà Trắng nói, rằng Người đứng đầu nước Mỹ đàm thoại với Putin vào hôm đó là để chúc “một Olympics ở Sochi tốt đẹp và an toàn”. Điện Kremlin vừa mới tung ra một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn về việc Nga chiếm đóng Crimea và bản trưng cầu dân ý vào chủ nhật vừa rồi, mà trong đó hơn 90% số phiếu ủng hộ việc tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga theo như kết quả kiểm phiếu ban đầu công bố bởi chính quyền thân Nga ở Crimea. Theo một cuộc khảo sát thực hiện bởi tờ thăm dò ý kiến Levada cho thấy, chiến dịch quảng bá trên đài truyền hình quốc gia về quan điểm của Kremlin đã làm tăng tỷ lệ ủng hộ Putin ở Nga lên 72% trong tháng này. Số nhà báo nói rằng họ muốn thấy Putin là tổng thống của Nga ở nhiệm kỳ thứ 4 tăng từ 26% (tháng 4 năm 2013) lên 32% trong tháng này. Trong khi đó, số người cho rằng họ muốn có một công việc để "đề xuất một giải pháp khác giải quyết các vấn đề của Nga" đã giảm từ 41% xuống 31% . Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày từ 7 đến 10 tháng 3 bởi 1603 người ở trên khắp nước Nga đã cho một tỷ lệ sai số là 3.4%. Người dịch: Sơn Ca- vietinfo.eu Tác giả: Anna Dolgov- themoscowtimes.com (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
Copy từ: Vietinfo

...............

Quân Nga chiếm trụ sở Hải quân Ukraine ở Crimea

(Tin Nóng) sáng 19.3, quân Nga và lực lượng vũ trang thân Nga đã chiếm giữ êm thắm bộ tư lệnh hải quân Ukraine ở Sevastopol, Crimea ngày 19.3, bắt giữ chỉ huy căn cứ, theo Reuters.


Lính Ukraine mang đồ cá nhân rời trụ sở Hải quân ở Sevastopol, Crimea ngày 19.3 sau khi quân Nga chiếm giữ - Ảnh: Reuters
Sau 1 giờ, lính Ukraine không vũ trang và một số mặc đồ dân sự đã im lặng rời khỏi trụ sở.
Sau đó quốc kỳ Nga được kéo lên tại trụ sở này.
Ngay sau vụ việc, Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Ukraine, ông Ihor Tenyukh nói lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không rút khỏi Crimea cho dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga.
Hãng Interfax Ukraine nói chỉ huy căn cứ là đô đốc Serhiy Haiduk cùng một số người khác bị tình báo FSB của Nga bắt và đưa đi.
Còn hãng tin Nga Itar-Tass nói chỉ huy hạm đội Hắc Hải là Alexander Vitko (nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ) đã thương lượng với người Ukraine trong trụ sở yêu cầu đầu hàng.
Tại Kiev, Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk yêu cầu phó thủ tướng và bộ trưởng quốc phòng bay đến Crimea giải quyết tình hình. Tuy nhiên thủ tướng Crimea là Sergei Askyonov tuyên bố tại Moscow không cho phép hai quan chức trên hạ cánh.

Một sĩ quan hải quân Ukraine rời khỏi trụ sở Hải quân - Ảnh: Reuters

Tàu tuần tra của Ukraine tại cảng Sevastopol - Ảnh: Reuters
Tin Nóng
>> Nga tuyên bố phương Tây trừng phạt là 'không chấp nhận được
>> Tổng thống Putin ký hiệp ước sáp nhập Crimea, G-8 đình chỉ tư cách Nga
>> Tổng thống Nga ký nghị định công nhận Crimea, Mỹ - EU áp lệnh trừng phạt
>> Tổng thống Mỹ và Nga đấu khẩu về kết quả bầu cử ở Crimea
>> Crimea bắt đầu trưng cầu dân ý, Nga phủ quyết nghị quyết HĐBA
>> Ukraine: Thêm một sân bay bị chiếm giữ ở Crimea
>> Xung đột tại Crimea, Nga tập trận tổng lực


Copy từ: Tin Nóng

.......

SỐC: Chánh Tín: 600 triệu tiền ủng hộ chỉ đủ cứu đói tôi thôi!

Rằng tuy khó khăn, nhưng cuộc sống của ông hàng ngày vẫn đang diễn ra trong phòng máy lạnh, vẫn bồi dưỡng sức khỏe bằng yến sào…
Trong khi đó, hàng vạn mảnh đời khác ngoài kia đang phải đối chọi với bệnh tật và khánh kiệt bằng cái bụng rỗng nhưng đủ tự trọng để không ngửa tay xin tiền người khác.

NSƯT Chánh Tín cho biết hiện tại ông nhận được gần 600 triệu đồng cùng với nhiều lời hứa hiến đất, xây nhà.

Theo NSƯT Nguyễn Chánh Tín, tính đến chiều 17/3 tin nhắn ngân hàng báo về cho biết đã có 391 triệu đồng chuyển vào tài khoản của ông, tiền mặt được khán giả trao tặng tính đến trưa ngày 18/3 gần 200 triệu đồng. Trong số tiền mặt đó, có khán giả lặn lội từ Hà Nội vào để trao số tiền 100 triệu đồng.
Như vậy, tính đến trưa ngày 18/3/2014, số tiền mà NSƯT Nguyễn Chánh Tín đã được giúp đỡ lên đến gần 600 triệu đồng.
Có người hâm mộ gửi vài chục triệu, có người gửi một triệu, 500.000 đồng… Ngoài ra, ông còn nhận nhiều lời đề nghị dành tặng nhà ở các quận 1, quận 7, Phú Mỹ Hưng…; làm giám đốc hãng phim - đúng lĩnh vực ông thích; hiến đất lẫn hỗ trợ kinh phí xây nhà…
Chánh Tín: 600 triệu tiền ủng hộ chỉ đủ cứu đói tôi thôi!
Không chỉ vậy, NSƯT Chánh Tín còn hồ hởi cho biết nghệ sĩ hài Chí Trung cũng vừa thông báo có một người hảo tâm giấu tên muốn mua lại căn nhà 13 tỷ của ông, nhưng sẽ để ông ở đó đến suốt đời.
“Tôi cảm thấy rất hạnh phúc, vui mừng vì không ngờ khán giả vẫn yêu quý, mến mộ mình đến như vậy. Tôi nghĩ tôi già rồi sẽ không ai nhớ đến nữa. Dù 600 triệu đồng chỉ là con số nhỏ so với tiền nợ tại ngân hàng, nó chỉ đủ cứu đói tôi thôi, nhưng với đà này thì có thể lấy lại ngôi nhà".
"Thật ra tôi không hy vọng lấy lại nhà, tôi chỉ mong muốn nhà nước hoãn thi hành án cho ở thêm vài tháng nữa để dưỡng bệnh và tìm được ngôi nhà khang trang để chuyển. Chứ hiện giờ tôi đang bệnh thế này, làm sao đùng một cái tôi đi được”, Nguyễn Chánh Tín nói.
Hiện tại, dư luận vẫn chia hai luồng ý kiến về việc kêu gọi hỗ trợ của NSƯT Nguyễn Chánh Tín. Bên cạnh sự thương cảm và nhiệt tình giúp đỡ của NSƯT Chí Trung cùng một vài bạn bè khác, cũng không ít người chỉ trích Nguyễn Chánh Tín đang “ăn mày dĩ vãng” khi chủ động công khai số tài khoản và nhờ giúp đỡ, dù sự khó khăn của ông chỉ là khó khăn của… người giàu.
Rằng tuy khó khăn, nhưng cuộc sống của ông hàng ngày vẫn đang diễn ra trong phòng máy lạnh, vẫn bồi dưỡng sức khỏe bằng yến sào…
Trong khi đó, hàng vạn mảnh đời khác ngoài kia đang phải đối chọi với bệnh tật và khánh kiệt bằng cái bụng rỗng nhưng đủ tự trọng để không ngửa tay xin tiền người khác.


Copy từ: Soha

..........

Cảnh báo nguy cơ ung thư từ tranh thêu chữ thập

 

Tranh thêu chữ thập gây sốt trên thị trường được chuyên gia cảnh báo có nguy cơ gây ung thư . Do vậy, người dùng cần hết sức thật trọng.

Hiện nay, đa số các tranh thêu chữ thập lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.
Nhiều chị em mê tranh thêu chữ thập ...
Do vậy, việc chị em thường xuyên để tranh thêu tiếp xúc với bề mặt da, mút đầu chỉ khi thêu tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Từ khi mua một bức tranh chữ thập về thêu, chị Đinh Thị Tình (Cầu Giấy, Hà Nội) như bị “thôi miên”. Chị chăm chỉ thêu tranh mọi lúc mọi nơi và những đường kim mũi chỉ đó khiến chị cảm thấy vô cùng thoải mái.
Chị bỏ cả giấc ngủ trưa và thời gian tập thể dục cuối ngày chỉ để ở nhà vuốt ve, thêu thùa từng góc của bức tranh rộng lớn. Kết quả là sau mấy tháng vất vả, bức tranh chữ thập dài khoảng 1m8 với mức giá 650.000 đồng đang được chị hoàn thiện ở những công đoạn cuối, chuẩn bị mua khung về treo. Chị cũng cho biết mình vừa mua thêm một bức tranh khác dài chừng 1m5, giá 470.000 đồng để tiếp nối niềm đam mê thêu thùa.
Không chỉ chị Tình, rất nhiều chị em phụ nữ đang “phát sốt” bởi trào lưu thêu tranh chữ thập này. Từ các bạn học sinh, sinh viên cho tới các bà nội trợ, người bán hàng đều bị sức hút của loại tranh này hấp dẫn. Và khi đã “mê”, họ sẵn sàng gác hết lại một số công việc không quan trọng để cả ngày được mặc sức thêu thùa mà không biết rằng việc mua các loại mẫu tranh thêu không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhằm đáp ứng cơn sốt của các chị em, các cửa hàng bày bán mẫu thêu tranh chữ thập mọc lên ngày càng nhiều. Tùy vào kích cỡ của bức tranh mà giá thành khác nhau. Mỗi bức tranh chữ thập khi được bán sẽ kèm một số lượng chỉ thêu được tính toán sao cho vừa đủ để hoàn thiện bức tranh. Để đáp ứng cho những chị em thêu quá tốn chỉ, đa số các cửa hàng còn bán riêng chỉ thêu.
Thông thường, chỉ thêu tranh chữ thập có khỏang hơn 400 mã mầu chỉ với các màu sắc đậm nhạt khác nhau. Có loại chỉ sợ dài 1.3m được bán với giá 900 đồng/tép; có loại kích thước 8m, giá 5.000 – 6.000 đồng/tép; có cửa hàng lớn đổ buôn với giá 100.000 đồng/hộp/12 tép và giá bán lẻ là 8.500 đồng/tép.
Một số cửa hàng còn đưa ra chương trình khuyến mãi tặng kèm nhiều món quà hấp dẫn như: bút chấm cho tranh trắng, kéo cắt chỉ gỡ chỉ, phun kim tuyến miễn phí, đóng khung tranh giá ưu đãi… hoặc cung cấp chỉ thêu dưới 2 hình thức: chỉ bán theo bộ (đóng thành tép nhỏ, trong hộp), chỉ bán theo kilogam (cuộn – khách hàng có thể mua tới hàng tạ).
Khuyến cáo của chuyên gia về tranh thêu chữ thập
Có hai loại vải chính dùng để thêu chữ thập là vải aida và vải evenweave (vải thô). Phổ biến hơn hẳn là vải aida. Về chất liệu aida cũng có nhiều loại: aida bằng nhựa còn gọi là plastic canvas (PC), aida bằng vải cotton (Delight. Tùy từng cửa hàng mà mức giá vải cũng chênh lệch khác nhau.
Các chuyên gia về dệt may khuyến cáo, thuốc nhuộm màu azo và formandehyt thường có trong vải thêu, chỉ thêu được xem là chất có nguy cơ gây ung thư , dị ứng cho người sử dụng. Đây là hai chất phải được kiểm tra ngặt khi đưa vào sử dụng đối với sản phẩm dệt may. Các bộ tranh thêu chữ thập, vải thêu, chỉ thêu hiện được bày bán tràn lan song thực tế các loại tranh thêu và chỉ thêu này chưa được kiểm định chất lượng khi nhập vào Việt Nam. Do đó, việc chị em thường xuyên tiếp xúc với chỉ thêu, mút chỉ khi thêu sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi thêu, chị em nên cẩn thận, không nên mút hay vuốt chỉ khi thêu. Thêu tranh xong nên rửa tay bằng xà phòng trước khi bắt đầu một công việc khác.


Copy từ: Soha

.......

"Lỗ hổng" lao động nước ngoài tại VN: Dân còn thấy lo lắng...

(Dân trí) - Nhiều cảnh báo về những hệ lụy khó lường lại được nhấn mạnh qua phản hồi của dư luận, trước tình trạng lao động “chui” người nước ngoài quá dễ dàng sinh sống và làm việc ở VN. Song song với các phân tích xác đáng về những lỗ hổng “voi chui lọt”...
 >>  Ra ngõ gặp… người Trung Quốc!

(minh họa:  Ngọc Diệp)
(minh họa:  Ngọc Diệp)

Dễ và Khó
 
Cũng có những ý kiến cho rằng chuyện lao động (LĐ) người nước ngoài, mà nhiều nhất là Trung Quốc (TQ) vào VN làm việc cũng chẳng có gì lạ. Bởi chẳng phải LĐVN cũng ra nước ngoài làm việc khá nhiều trong những năm qua đó sao.

“Tôi thấy chuyện có những người TQ sống và LĐ trên đất nước VN thì có gì là lạ lắm đâu mà lại làm ầm ĩ lên thế? Chỗ nào “đất lành thì chim đậu” thôi. Không lẽ thấy họ sang VN lại chỉ nghĩ họ là những LĐ TQ sống “chui”, bất hợp pháp? Còn người VN mình thì sao? Các bạn có biết rằng trên đất nước TQ hiện cũng đang có khá nhiều người VN sinh sống hay không?... Nói chung LĐ thì cứ chỗ nào có công việc làm ổn định là ở thôi, miễn là  LĐ đàng hoàng bằng sức lực của chính mình, không làm những điều xấu là được. Tôi nghĩ, đừng nên phân biệt người TQ hay VN, có giấy tờ hay không…” - Duyen:  anhtrangbuon188@yahoo.com

Song cũng có ngay những dẫn chứng khác được bạn đọc nêu ra nhằm lật lại vấn đề:
 
“Mới có bài phóng sự trên ANTV nói về người Việt bị trả về do nhập cư trái phép qua đường tiểu ngạch sang TQ. Hãy xem họ đối xử với dân ta thế nào? Quản lý của VN nói chung là quá yếu kém!” - Nam Linh:  kuticodon_buocchanphongtran@yahoo.com.vn

“Người VN sang nước ngoài  làm việc "chui" thì bị phạt, thậm chí bị trục xuất về  nước. Còn người TQ sang VN làm “chui” thì chăng thấy nhà chức trách nước mình ý kiến gì?” - Nguyen Thi Tuyet: tuyetnguyen@gmail.com  Và những câu hỏi “xoáy” kèm cả nụ cười trào lộng:
 “Chắc chỉ ở VN mới có tình trạng lao động "chui" dễ dàng như thế này? Trong khi bao nhiêu người Việt còn chưa có công ăn việc làm? Thảo nào người Hà Tĩnh vẫn nghèo là phải. Theo tôi, cần có hình thức kỷ luật nghiêm với những cán bộ giới chức hữu quan của tỉnh Hà Tĩnh, kể cả công an tỉnh cũng có trách nhiệm...Nếu xảy ra những việc nghiêm trọng thì sao...???” - Dinh Hoang Hai: haidinh175@gmail.com

“Luật pháp VN có, tại sao để người TQ LĐ  bất hợp pháp (kể cả LĐ hợp pháp) vào VN dễ dàng như thế? Trong khi đó người VN còn thất nghiệp phải đi tha phương cầu thực khắp nơi trên thế giới? Hơn nữa, đây còn là vấn đề an ninh quốc phòng...” - Tran Quyen: tranquyen3011@gmail.com
“Mình "tự hào" vì kinh tế của cả nước nói chung, miền Trung nói riêng chắc là "quá tăng trưởng" (?) Đến nỗi TQ là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, mà người TQ sang VN đi du lịch còn...ở lại kiếm tiền!?” - Nguyễn Chí Thành: thanhc650@yahoo.com 
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp) 
 
Lỏng và Chặt

Sự “hành là chính” trong “ma trận” thủ tục với cư dân VN thế nào, là người VN chắc ai cũng đã quá biết rõ. Song những lỗ hổng cực lớn cho thấy sự lỏng lẻo trong các khâu quản lý của VN ta ra sao, có lẽ cũng chẳng mấy ai là không biết. Chỉ đáng kinh ngạc vì liên quan tới những vấn đề quá nhạy cảm thế này, mà người ta vẫn có thể…cho qua bất chấp bao lời cảnh báo? Cách làm đó chỉ có thể đẩy những suy diễn trên các diễn đàn dư luận ngày càng đi xa hơn, thậm chí quá xa:
 
“Vấn đề là các dự án đó do TQ trúng thầu, cho nên họ kéo theo LĐ TQ sang” - Trần Kiên:  trungkienttmc@gmail.com

“Ở các dự án do nhà thầu TQ đảm nhiệm trên đất nước VN, họ thường kéo các LĐ TQ sang làm việc, kể cả nhiều LĐ thủ công. Trong nhà máy xây dựng, họ đặt tên từ đường nội bộ đến các vị trí nhà máy. Đặc biệt họ lập thành các “làng TQ” luôn, khiến tình hình địa phương thêm phức tạp. Đơn cử như dự án nhiệt điện Tam Hưng I, Tam Hưng Hưng II (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng)…. Nếu có thể, theo tôi, nên hạn chế các nhà thầu TQ tham gia vào xây dựng cơ bản” - Tam: thucnq@gmail.com

 “Tôi cũng đồng ý là phải quản lý chặt những LĐ TQ đang làm việc bất hợp pháp tại VN. Một gia đình có người vào lạ nhà mà không biết họ vào lúc nào, làm cái gì thì quả là rất bất ổn về an ninh trật tự, chứ chưa nói tới những lo ngại khác…Mà việc này xảy ra nhiều lần, báo chí cũng như cơ quan chức năng đã đề cập đến nhiều lần, nhưng đến giờ này vẫn tiếp diễn? Đề nghị báo Dân trí bám sát chủ đề này để có thêm tiếng nói tới các cơ quan chức năng, để họ quan tâm giải quyết triệt để” - Vu Ha:  vuvhahth@gmail.com

“Người  TQ nhập cảnh “lậu”, làm việc tại các khu công nghiệp như bài viết trên là một thực trạng xảy ra ngày càng nhiều. Đang góp phần lớn vào việc gây mất an ninh trật tự xã hội, gây xáo trộn lớn tại địa phương nơi có các công trường, dự án… Đề nghị các cấp, ngành chức năng nơi có tình trạng này cần  sớm có biện pháp tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt, xử lý triệt để, quản lý chặt hiện tượng LĐ nước ngoài  tự do "sống, thành lập làng" như vậy. Nhiều hậu quả xấu, lâu dài ...sẽ rất khó quản lý. Cần làm sớm, làm nghiêm túc. Không nên để dây dưa, kéo dài” - Minh Nguyễn:  nguyencanh.son@zing.vn

“Ai chịu trách nhiệm về viêc này đây? Hay lại để "mất bò mới lo làm chuồng"? Không cảnh giác thì hậu quả khôn lường. Bao nhiêu kinh nghiệm xuơng máu rồi mà vẫn để như vậy sao? Chúng tôi chỉ là dân thường mà còn thấy lo lắng, các vị giới chức có trách nhiệm đâu hết rồi?” - NHN:  hn@gmail.com

“Bóc ngắn cắn dài” xem ra vẫn là cách làm việc và suy nghĩ của không ít người VN ta. Bởi thế, ai lo xa hơn càng phấp phỏng…trước những "lỗ hổng" rất có thể... chết người này!

“Chỉ có VN quản lý như thế mà thôi! Lâu nay ai cũng biết cả, từ ngóc ngách mũi Cà Mau đến các địa phương khác đều có… Nhà báo nói đúng, có nhiều “làng TQ”… rồi đó…Rồi còn cách thu mua nông sản “chẳng giống ai” tới tận các làng, xã VN mà từ lâu rồi ta vẫn… im lặng? Tại sao bên Lào, Campuchia, Thailand ... không có tình trạng như thế? Quản lý đâu rồi, sao không thấy có một động thái nào? Hay để như vậy thì phía VN được lợi gì? Hay cứ… kệ dân?” – Nguyen Hung:  nguyenhung@yahoo.com
 
Khánh Tùng


Copy từ: Dân Trí

.........