CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Trung-Nhật : Nhập nhằng thù mới hận cũ

Hai tàu tuần duyên Nhật Bản chặn tàu cá Trung Quốc tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, 15/08/2012 (DR)
Hai tàu tuần duyên Nhật Bản chặn tàu cá Trung Quốc tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, 15/08/2012 (DR)

Lê Phước
Quá khứ hận thù hiện vẫn còn đeo bám Nhật Bản và Trung Quốc. Courrier International quan tâm đến chủ đề này qua bài trích dẫn tờ Quan Sát Kinh Tế Báo tại Bắc Kinh với dòng tựa : «Một…rồi hai mối bất hòa ». Hai mối bất hòa mà tờ báo ám chỉ đó là đảo Senkaku-Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và đền thờ Yasukuni tại Tokyo.

Thủ tướng Shinzo Abe một mặt thì khẳng định muốn nối lại đàm phán về một cơ chế hợp tác hải quân với Trung Quốc, một mặt lại ủng hộ các quan chức chính phủ và các nghị sĩ Nhật đến thăm đền Yasukuni-một địa điểm nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật. Thái độ này của ông Abe bề ngoài có vẽ mâu thuẫn, nhưng tờ báo Trung Quốc thừa nhận rằng sự mâu thuẫn này có lô gích của nó bởi ngôi đền là một phần lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
Tờ báo nhắc lại, đền Yasukuni được xây dựng hồi năm 1869. Ngôi đền ra đời trong bối cảnh Nhật Bản được hiện đại hóa ở cái thời mà sử sách gọi là Minh Trị. Sau chiến tranh Trung-Nhật 1895-1896, Nhật hoàng khi đó đã đích thân đến cúng bái tại ngôi đền. Hành động này không chỉ đơn thuần là khấn nguyện cho người đã khuất, mà còn là sự bày tỏ lòng tri ân đối với những người Nhật đã hy sinh cho đất nước.
Dưới thời quân phiệt Nhật Bản, Yasukuni trở thành một biểu tượng cho tinh thần chiến đấu của quân Nhật. Sau khi thất trận trong thế chiến thứ hai, đế chế Nhật Bản sụp đổ. Thủ tướng Nhật Tanzan Ishibashi giai đoạn 1956-1957 đã đề nghị đóng cửa ngôi đền. Khi chiếm đóng nước Nhật, Hoa Kỳ đã biến ngôi đền thờ tử sĩ này thành một cơ sở tôn giáo và định ra qui tắc nhà nước thế tục, tức tách tôn giáo ra khỏi chính trị. Điều này đã được ghi trong hiến pháp Nhật Bản.
Thế nhưng, các đời thủ tướng Nhật đã tiếp nối nhau đích thân đến viếng ngôi đền đến tận năm 1978-cái năm mà ngôi đền tiếp nhận thờ thêm 14 tử sĩ, mà điều đáng chú ý là 14 người này bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh loại nguy hiểm nhất. Năm 1985, thủ tướng Nhật lúc bấy giờ là ông Yasuhiro Nakasone đích thân đến thăm đền Yasukuni, lập tức Trung Quốc phản đối dữ dội. Rồi đến khi ông Koizumi lên lãnh đạo chính phủ hồi đầu những năm 2000, ông cũng nhiều lần đích thân đến thăm ngôi đền và cũng gây phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Tháng Tư rồi, nhiều nghị sĩ và một số thành viên chính phủ Nhật lại rầm rộ đến thăm ngôi đền. Thủ tướng Abe tỏ ra ủng hộ họ và cho rằng họ có quyền tự hành động. Lập tức, Trung Quốc có phản ứng dữ dội. Ngày 23/4, một đội tàu thuộc hải quân Trung Quốc đã thâm nhập vào vùng nước tranh chấp và truy đuổi 80 nhà đấu tranh dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Nhật Bản ra khỏi khu vực. Trong ngày đó, 168 nghị sĩ Nhật Bản đã đến thăm đền Yasukuni-một con số kỷ lục kể từ năm 1989. Đây cũng là lần đầu tiên mà hai mối bất hòa Trung-Nhật đến cùng thời điểm.
Tờ báo Trung Quốc cho rằng, việc đến thăm ngôi đền Yasukuni không chỉ là nguồn gốc gây bất hòa trong quan hệ song phương, mà còn là hành động vi hiến ở Nhật Bản. Tờ báo nhắc lại, ông Koizumi đã nhiều lần bị tòa án Nhật xử vì tội vi hiến như vậy.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, khó có thể buộc Nhật đóng cửa đền Yasukuni, cũng khó lòng buộc Nhật rút ra khỏi danh sách thờ cúng 14 người nằm trong danh sách tội phạm chiến tranh. Theo tờ báo, giải pháp khả dĩ nhất là các quan chức Nhật Bản đừng nên đến thăm ngôi đền này nữa. Thế nhưng, tờ báo than rằng, thủ tướng Abe lại không có thiện chí và cũng không đủ khả năng để ngăn cản các quan chức chính phủ và các nghị sĩ làm việc đó.
Căng thẳng Trung-Nhật còn vì lợi ích thực tại
Phân tích thêm về chủ đề trên, Courrier International có bài chạy tựa : «Đối đầu ». Tờ báo khẳng định, căng thẳng Trung-Nhật không chỉ là vì hận thù quá khứ mà còn vì lợi ích hiện tại của mỗi nước. Tờ báo nhắc lại, từ năm 1970, quan hệ Trung-Nhật không ngừng dậy sóng chỉ vì hai mối bất hòa liên quan đến đảo Senkake-Điếu Ngư và ngôi đền Yasukuni. Cả hai mối bất hòa này đều có cội nguồn từ những xung đột quân sự giữa hai nước hồi cuối thế kỷ 19.
Ngôi đền Yasukuni thì rõ ràng là một quá khứ hận thù, còn Senkaku-Điếu ngư thì còn có những tầm quan trọng khác mới khiến hai nước căng thẳng như vậy : Tranh giành nguồn tài nguyên năng lượng dưới lòng biển, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, chính sách kích động dân tộc chủ nghĩa để hướng dư luận ra bên ngoài nhằm xoa dịu tình hình trong nước… Riêng đối với Trung Quốc, nước này ngày càng mạnh bạo cũng còn vì muốn khẳng định sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự trong thực tại của mình. Cuối cùng, Courrier International kết luận : Hai nước chưa phải đang bên bờ vực chiến tranh, nhưng nếu tình hình tiếp tục xấu đi thì có thể sẽ làm thay đổi cục diện và sẽ dẫn đến chạm trán quân sự.
Hàn Quốc : Bà Park Guen-hye là ai ?
Từ cuối tháng Hai, Hàn Quốc đã có tổng thống mới và lịch sử hiện đại nước này cũng biết đến nữ tổng thống đầu tiên là bà Park Guen-hye-ái nữ của cựu tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Từ khi bà nhậm chức, báo chí theo dõi từng cử chỉ của bà trong mục đích dự phóng được hướng đi sắp tới của chính phủ Hàn Quốc. Trong dòng chảy đó, tuần san Le Nouvel Observateur dành bài tìm hiểu về bà Park Guen-hye với dòng tựa khá ấn tượng : «Đức mẹ đồng trinh cứng rắn».
Tờ báo cho rằng, bà có cách hành xử cứng rắn so với dàng vẽ thùy mị và giọng nói nhỏ nhẹ của bà. Trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, bà Park Guen-hye đã tỏ ra khác biệt so với người tiền nhiệm. Tờ báo nhắc lại, trước đây ông Lee Myung-bak không hài lòng với chính sách của người tiền nhiệm của ông là giang tay giúp đỡ miền Bắc mà không cần điều kiện. Vì thế, ông Lee Myung-bak tỏ ra cứng rắn đến mức chấm dứt các cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên.
Năm 2010, miền Bắc trả đũa bằng việc tấn công đánh chìm tàu và nã pháo lên một hòn đảo của miền Nam. Thế nhưng, đến lúc đó thì ông Lee Myung-bak lại chùn bước và không có phản ứng gì đáng kể. Chính sách đối với miền Bắc của bà Park Guen-hye thế nào ? Tờ báo cho biết, bà sử dụng chiêu thức kết hợp cương nhu với Bình Nhưỡng. Một mặt, bà tuyên bố sẳn sàng nối lại đàm phán liên Triều và muốn giúp đỡ miền Bắc phát triển, một mặt bày tỏ một « thái độ thép» khi nói rõ, các tướng lãnh Hàn Quốc có quyền dùng vũ lực phản công ngay lập tức khi bị miền Bắc tấn công mà không cần phải đợi lệnh tổng thống. Tức là quan điểm của bà Park Guen-hye đã rất rõ ràng : Sẳn sàng đàm phán và cũng sẳn sàng trả đủa nếu bị tấn công.
Nhìn về tương lai, tờ báo nhận định, dưới thời bà Park Guen-hye, quan hệ liên Triều có nhiều triển vọng. Hồi năm 2002, bà đã công du Bình Nhưỡng theo lời mời của nhà lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-il. Mẹ bà đã bị ám sát bởi mật vụ miền Bắc dưới thời cha của ông Kim Jong-il. Thế nhưng, hồi năm 2002, bà được tiếp đón trọng thị tại Bình Nhưỡng và được đặc cách cho trở về miền Nam trực tiếp theo đường liên Triều mà không cần phải quá cảnh Bắc Kinh. Các cuộc hội đàm với ông Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng cũng diễn ra trong không khí thân tình. Qua đó cho thấy hận thù giữa hai bên đã dịu đi, bà Park Guen-hye đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình.
Le Nouvel Observateur cho biết thêm, từ khi bà Park Guen-hye nắm quyền ở miền Nam, các phương tiện truyền thông miền Bắc dù có chỉ trích bà này kia, nhưng nếu so với người tiền nhiệm của bà, thì sự chỉ trích đã giảm đáng kể, và cho thấy miền Bắc có thiện cảm đặc biệt với bà. Điều đó cũng cho thấy việc nối lại đàm phán liên Triều không phải là không thể.
Thảm họa hạt nhân Fukushima đã được kiểm soát ?
Thảm họa Fukushima đã trôi qua hai năm, đến hiện tại đã thật sự được kiểm soát chưa ? Tuần san L’Express đăng bài của chuyên gia Jacques Attali khẳng định rằng : chưa, và cần phải có sự phối hợp của nhiều nước mới có thể giải quyết triệt để hồ sơ này.
Từ thảm họa 11/3/2011 với trận động đất 9 độ Richter và sóng thần cao đến 15m, nhà máy hạt nhân Fukushima có vẽ chưa gây thiệt hại về y tế nào bên ngoài nước Nhật. Ngay cả bên trong nước Nhật, về mặt chính thức, người ta cũng chưa tìm thấy ở một cửa hàng nào hay một thực phẩm nào có độ nhiễm phóng xạ cao hơn mức cho phép. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu thực địa, tình hình vẫn còn rất phức tạp.
Hiện tại mỗi ngày có đến 400 tấn nước biển được đưa vào để làm nguội các lò phản ứng, tức là mỗi ngày có thêm ngần ấy số nước bị nhiễm xạ nặng, trong khi đã có đến 280 000 tấn nước nhiễm xạ nặng đang còn tích trữ trong khu vực nhà máy. Độ nhiễm phóng xạ có thể lên đến 800 millisivert (mSv) ở lò phản ứng số 1, 880 mSv ở lò phản ứng số 2, và 1510 ở lò phản ứng số 3, trong khi con người có nguy cơ tử vong nếu bị phơi nhiễm ở mức độ nhiễm xạ 1000 mSv.
Trong bán kính 15km xung quanh nhà máy, các thành phố vắng người ở. Ở các khu vực xa hơn một chút còn người ở nhưng tỷ lệ ung thư đã tăng lên. Còn ở trong lòng biển cách bờ 1km, người ta đã phát hiện cá bị nhiễm xạ đến 2000 becquerels (bq)/kilo, tức cao hơn 4 lần so vơi mức cho phép. Có những nơi cá nhiễm chất cesium cao hơn 7400 lần so với mức cho phép.Còn ở cách bờ biển vùng Fukushima 120km, người ta cũng đo được độ nhiễm xạ của cá là 380 bq/kilo.
Nhà cầm quyền Nhật dự phóng công tác tẩy rửa nhiễm xạ tại Fukushima sẽ kéo dài 40 năm. Trong bối cảnh đó, nhiều người lo ngại bởi nhà máy có thể không trụ nổi đến đó vì đã bị phá hủy nghiêm trọng. Thêm vào đó, các chuyên gia dự báo có thể sẽ xảy ra ở khu vực này một trận động đất 6 độ Richter gây sóng thần cao 10m. Nếu dự báo là chính xác, thì hệ thống làm lạnh của nhà máy sẽ lại bị phá hủy, các bức tường chắn sóng sẽ sụp đổ, 280 000 tấn nước nhiễm xạ đang ứ đọng sẽ đổ ra lòng đất và biển…Hậu quả sẽ khôn lường, ảnh hưởng đến cả Tokyo và vượt ra khỏi ranh giới Nhật Bản.
Chưa hết, rác tạo ra trong thảm họa sóng thần 2011 còn ứ đọng trên biển. Lượng rác này được ước lượng tương đương hai lần núi Phú Sĩ. Nhật Bản chỉ đủ sức quét dọn rác này ở độ sâu 30m và ở những vùng gần bờ. Bởi thế, những vùng xa ngoài biển và sâu trong lòng biển, rác còn ứ đọng rất nhiều.
Người Nhật hiện không đủ phương tiện để giải quyết tất cả những hồ sơ nêu trên. Tác giả kêu gọi cả thế giới huy động để tránh thảm họa hạt nhân cho nhân loại. Cụ thể theo tác giả, trong hội nghị thượng đỉnh G8 tháng 6 tới đây ở Ai Len, khối này nên khẳng định rằng Fukushima không phải là hồ sơ cá nhân của Nhật, mà có liên quan đến cả thế giới.
Vương Quốc Anh không giàu như người ta tưởng ?
Nhìn sang Châu Âu, Courrier International chạy tít lớn trên trang nhất : « Vương Quốc Anh đang bị chia rẽ ». Tờ báo dành một hồ sơ khá dài cho nước Anh nói riêng và các nước trong Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ailen nói chung.  Liên Hiệp Châu Âu lâm khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, nhiều tên nước đã nổi lên không phải vì sự tịnh vượng mà là vì suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Anh có vẽ vẫn khỏe mạnh và ít được báo chí nhắc đến trong dòng thác khủng hoảng Châu Âu.
Thế nhưng, trên thực tế nước Anh không mạnh khỏe như vẽ bề ngoài. Tựa đề nói trên của tờ báo trong tiếng Pháp là: « Royaume Uni désuni », trong đó Royaume là Vương quốc, Uni là thống nhất và Désuni là chia rẽ. Tức tờ báo chơi chữ Uni với Désuni để nhấn mạnh đến cái vẽ bên ngoài mạnh khỏe, nhưng bên trong có thể có những chia rẽ đảng phái, người dân bất mãn, kinh tế phát triển không đồng đều giữa hai miền đất nước.
Courrier International đăng bài xã luận nhận định về tương lai ảm đạm của nền kinh tế Anh.
Tờ báo cho biết, Anh có vẽ là nước Châu Âu đầu tiên thoát khỏi khủng hoảng, thế nhưng những chính sách kinh tế của Anh sẽ để hại những hệ lụy cho tương lai của nền kinh tế. Nước này không thuộc khối eurozone, đã cho đồng bảng Anh hạ giá tối đa để kích thích xuất khẩu. Thế nhưng, nước này quên rằng, thị trường xuất khẩu chính của Anh là Châu Âu, và người dân Châu Âu thì đang khó khăn nên sức mua dĩ nhiên bị hạ.
Còn trong hồ sơ việc làm, thất nghiệp của Anh đang có xu hướng tăng nhanh. Bàn về chính sách cắt giảm ngân sách, cựu thủ tướng Gordon Brown và thủ tướng đương nhiệm David Cameroon theo đuổi chính sách này và kết quả thì thảm hại, gây bất bình trong dân chúng. Courrier International cũng trích dẫn một số bài của báo chí Anh và Mỹ cho hay, kinh tế Anh đang èo ọt, tương lai nền kinh tế u ám, khoảng cách phát triển giữa miền Nam thịnh vượng và miền Bắc nghèo khổ của nước này ngày càng lớn, các tiếng phản đối đã vang lên, các đảng phái chí trị chia rẽ, làn sóng dân tộc chủ nghĩa và bài Châu Âu dâng cao.
Đạo đức của các dân biểu tại Anh liên tục bị đặt vấn đề. Theo thăm dò, chỉ có 14% người Anh cho biết là tin tưởng vào các vị dân biểu. Chưa hết, kênh phát thanh nổi tiếng của Anh trên thế giới là BBC thì liên tục bị các vụ tai tiếng tình dục và nghiệp vụ. Chỉ có 49% người Anh cho biết là còn tin tưởng vào đài phát thanh này. Đối với báo chí Anh nói chung, thì chỉ có 21% người Anh cho biết là còn tin tưởng các nhà báo.
Liên quan đến Vương Quốc Liên Hiệp Anh và Bắc Ai Len, thì người Scotland đang có xu hướng li khai. Scotland đang dự định tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai độc lập của đất nước vào năm 2014.
Pháp : Mafia cũng khá đình đám
Thường, khi nói về tham nhũng người ta nghĩ đến Châu Phi, về mafia người ta nghĩ đến Ý. Thế nhưng, tuần san L’Express cho biết, anh bạn láng giềng của Ý là Pháp cũng đang mang trong người căn bệnh ung thư mang tên là Mafia. Hồ sơ này chạy tựa lớn trên trang nhất của tờ báo : «Hoạt động mafia tại Pháp ». Tờ báo cho biết, từ đảo Corse đến Marseille, từ Paris đến các khu ngoại ô…Tội phạm có tổ chức đang lớn mạnh tại Pháp. Vấn nạn này ít được để ý tại Pháp bởi vì các hoạt động mafia rất tinh vi, từ mua bán bất hợp pháp đến các hoạt động thu tiền kiểu xã hội đen, rồi hối lộ, rồi rữa tiền…Tất cả được hình thành trong một mạng lưới phức tạp và tinh vi.
Đến với đảo Corse, nơi nổi đình nổi đám nhất tại Pháp về các hoạt động mafia, L’Express cho biết, đây là nơi có tình trạng tội phạm thuộc hàng số một Châu Âu với những vụ thanh toán đẫm máu. Các bố già của vùng này có tài sản kết sù và đầu tư ở khắp nơi, từ trong nước Pháp đến các nước khác trên thế giới.  Ngoài đảo Corse, thì các chuyên gia tại Pháp đều thừa nhận : Ở cả nước Pháp, tội phạm có tổ chức đang thịnh vượng.
Người ta vẫn còn chưa quên những vụ thanh toán theo kiểu xã hội đen gần đây tại Marseille. Hay vụ một công trường xây dựng ở ngoại ô Paris phải ngừng hoạt động do bị tấn công bởi bọn xã hội đen đòi tiền bảo kê. Hay như ở một địa phương khác ở ngoại ô Paris, vừa qua cảnh sát đã phá vỡ một nhóm người bán ma túy qui mô nhỏ và hoạt động khá yên lặng nhưng doanh số mỗi ngày lên đến 30 000 euro.
Tình hình nghiêm trọng đến mức mà chính phủ Pháp mấy năm gần đây đã phải tăng cường biện pháp chống mafia. Như biện pháp tịch thu tài sản có nguồn gốc mafia, thì hồi năm rồi, tại Pháp nhà chức trách đã tịch thu được đến 760 triệu euro tài sản như vậy. Còn tại đảo Corse, các khai báo tài sản bị nghi ngờ dính líu đến mafia hồi năm ngoái là 30 000 vụ.
Nhìn rộng ra Châu Âu, L’Express cho biết, các tổ chức tội phạm đã lợi dụng khủng hoảng, lợi dụng sự thiếu kiên quyết của các chính phủ, sự lỏng lẽo của các biên giới và sự mờ ám trên thị trường tài chính, bọn chúng đã mặt sức lớn mạnh và hiện tại trên toàn cõi Châu Âu có đến 3 600 tổ chức tội phạm được thống kê. Đến mức mà hồi tháng rồi, nghị viện Châu Âu đã phải thành lập một ban đặc trách công tác chống mafia.
Người Ukraina ra sức bảo vệ ngôn ngữ
Ở thời buổi toàn cầu hóa thương mại như ngày nay, ngôn ngữ của những nước có nền kinh tế mạnh luôn ngấp nghé lấn át ngôn ngữ của những nền kinh tế yếu hơn. Thế nhưng, có đôi khi sự lấn át này phải chùn bước như trường hợp tại Ukraina được tờ Oukrainsky Tyjden tại Kiev phản ảnh và được Courrier International dẫn lại với dòng tựa đáng chú ý : « Quí vị hãy nói chuyện với tôi bằng tiếng mẹ đẻ của tôi ».
Tờ báo cho biết, tại Ukraina, nhiều người bản địa đã cùng nhau gây sức ép buộc các công ty nước ngoài đến đây làm ăn phải chấp nhận dành phần tiếng Ukraina ghi trên sản phẩm.  Hình thức gây sức ép thì có nhiều. Có người sau khi nhận hàng mua qua mạng, đã quyết định trả lại vì trên sản phẩm có phần hướng dẫn viết bằng tiếng Nga chứ không phải bằng tiếng Ukraina.  Có người cùng nhau kiện công ty sản xuất kẹo không để tiếng Ukraina trên bao bì. Có người kiên quyết không dùng sản phẩm không có hướng dẫn bằng tiếng Ukraina. Các công ty làm ăn tại nước này còn bị gây sức ép trong việc phải có trang web bằng tiếng Ukraina…
Kết quả đấu tranh của người Ukraina theo một nhóm đấu tranh cho biết, các sản phẩm không có tiếng Ukraina đã giảm 5% doanh số bán ra trên thị trường Ukraina. Những người đấu tranh đặt mục tiêu nâng con số này lên 30% để buộc các công ty phải sử dụng tiếng Ukraina nếu muốn làm ăn trên lãnh thổ nước này.
Một tiểu thuyết mới về Điện Biên Phủ tại Pháp
Điện Biện Phủ tiếp tục là đề tài được chú ý tại Pháp. L’Express cho biết, quyển tiểu thuyết mang tên « L’Ombre douce » (Bóng mát dịu êm) vừa được xuất bản tại Pháp và vừa được nhận giải nhất Văn học Bỉ 2013.
Tác giả là một phụ nữ sinh năm 1976, tên là Nguyễn Hoài Hương, sinh ra và lớn lên trên đất Pháp. Cô đang là giảng viên tại Trung tâm văn hóa lịch sử đương đại thuộc Đại học Versailles Saint-Quentin-En-Yvelines Cộng Hòa Pháp.
« Bóng mát dịu êm » viết về một chuyện tình buồn của một thiếu nữ Việt Nam và một quân nhân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ. Tác phẩm thu hút độc giả bởi chuyện tình lãng mạn nhưng đầy bi thương giữa Mai và Yann, cũng như những sự lột tả chân thật về những khía cạnh khác nhau của chiến tranh Đông Dương và trên chiến trường Điện Biên Phủ.


Copy từ: RFI

"Làm gì cũng phải có lợi cho đảng và nhà nước"



Đấy là câu nói của anh chủ tịch phường chỗ tôi, khiến tôi suýt té. Hôm trước nghe Xuân Diện nói, cái câu còn đảng còn mình không phải là chuyện tiếu lâm mà là có thật, treo biển đàng hoàng ở trước cổng trụ sở Bộ Công an ở phố Yết Kiêu. Nhưng  giờ thì dỡ bỏ rồi.
Thói đời càng cấm càng gây tò mò. Càng cấm càng gây phản kháng. Tôi sẽ chẳng có chuyện gì để kể, nếu chả có chuyện ngăn cấm này nọ. Thế nên mới nói có khi họ sợ quá hóa rồ, đâm ra làm bừa.

Hồi trước, hễ cứ rậm rịch “hắt hơi” chuyện gì đó là ông bà Trâm Khánh ở phường Cầu Dền lại bị người nhà nước đến “bế quan tỏa cảng”, đến đi chợ cũng chả được. Lúc đầu thấy vô lý quá, thắc mắc thì người nhà nước thản nhiên bảo “đời còn nhiều cái vô lý hơn thế cơ”!

Nhưng chặn mãi thấy chả ăn giải gì, nên chắc bây giờ phường Cầu Dền cũng chán, bắt đầu mặc kệ. Nhờ vậy ông bà Trâm Khánh lại được “tung tăng” ra khỏi nhà.

Thật sung sướng làm sao khi sống ở đời muốn đi đâu là đi, muốm làm gì tùy thích. Tôi chỉ hiểu điều này khi chính mình phải nếm mùi “mất tự do”, một cách quái đản đến mức không thể tin được.
Mà quái lạ là họ cứ nhè vào những người già yếu như chúng tôi là thế nào? Ông bà Trâm Khánh mỗi người chỉ nặng trên dưới bốn chục ký, cụ bà Lê Hiền Đức còn già yếu hơn. Oanh liệt gì khi chặn cửa những đối tượng như thế ?

Có một điều rất buồn cười là họ cứ trơn như trạch khi bị căn vặn lý do. Vâng! Chả có lý do gì, nhưng cụ, hay chị cứ ở nhà nghỉ ngơi, đừng đi đâu kẻo mệt, vân vân. Hình thức mà họ áp dụng chỉ là mời, khuyên, vận động (chứ không cấm). Nhưng mời, hay khuyên, hay vận động là phải bằng được mới thôi. Không nghe thì tiếp tục mời, khuyên, vận động….Tôi cáu tiết bảo, thế nếu tôi không nghe thì sao? Bắt à? Vậy thì bắt luôn đi. Lúc ấy họ lại giả lả cười: úi, có ai bắt chị đâu. Chỉ là mời, khuyên, vận động….thật hết chịu nổi với cái điệp khúc dai nhanh nhách ấy

Thứ sáu vừa rồi thư thả, tôi sang phường tìm gặp tay chủ tịch để làm cho ra nhẽ cái vụ mồng 5/5. Vì không hẹn trước nên đúng buổi anh ta phải lên quận tập huấn gì đó. Anh ta hẹn hôm sau sẽ tiếp tôi. Trước khi tôi ra về, anh ta còn nói thêm: Làm gì cũng phải có lợi cho đảng và nhà nước!

Tôi không tin vào tai mình. Không nghĩ họ lại có thể công khai nói ra điều đó. Tôi vốn nóng tính, nghe thế không “choảng” không chịu được

- Ô hay! Thế hóa ra các anh đặt đảng và nhà nước cao hơn cả nhân dân và đất nước à? Nhà nước chỉ là một tổ chức được nhân dân trao quyền quản lý. Bất cứ nhà nước nào, hay đảng phái nào cũng phải phục vụ cho đất nước chứ. Chết thật, tôi không thể tin được anh lại nghĩ như thế.

Anh chủ tịch phường cười, đánh trống lảng bằng cách hẹn thứ bảy sẽ nói chuyện.

Ồ! Tôi cũng mong như thế. Nhưng trước giờ gặp thì anh chủ tịch phường lại báo hoãn vì lý do sức khỏe, hẹn nhất định trong tuần tới sẽ gặp.

Không biết có phải vì lý do sức khỏe hay không, nhưng buổi trưa hôm đó, hàng xóm mách là có nghe lỏm được chuyện tuần này họ sẽ canh tôi ngay từ chiều thứ bẩy. Tôi ngẩn người, nghĩ hay trên mạng có thông tin gì mà mình không biết? Kiểm tra lại trên mạng, thấy rõ ràng chả có tin tức gì. Đúng là hâm pha điên!

Sáng chủ nhật, tôi dậy muộn vì đêm qua thức khuya. Thử kiểm tra những nghi vấn vụn vặt trong ngày bằng cách mở cửa ngó ra hành lang. Thực sự ngạc nhiên khi vẫn ngần ấy con người đang ngồi vạ vật ở đầu cầu thang. Nói thế nào họ cũng vẫn cứ ngồi đó, bảo không có lệnh thì không được rời vị trí. Tôi bèn gọi điện cho chủ tịch phường, bảo anh làm thế là quân nó oán anh chứ chả phải oán tôi đâu. Các anh chả nắm tin tức gì cả, hôm nay làm gì có “vụ” gì mà bắt họ canh?

Tay chủ tịch phường thanh minh thanh nga lý do hoãn gặp tôi xong thì bảo, để anh ta kiểm tra. Lát sau ngó ra hành lang thì chỉ còn hai cô gái trẻ tuần trước (là học viên trường cảnh sát) ngồi đó. Vừa nãy lại nghe hàng xóm mách là họ canh từ đêm thứ bảy.

Tôi không rõ trong đầu những người ngồi canh nghĩ gì về tôi, về cấp trên của họ. Chỉ có hai giả thiết, một là tôi là kẻ nguy hiểm, hai là sếp của họ ngu dốt.

Ngày nay, sếp không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với năng lực, vì người ta có thể leo lên cao bằng nhiều con đường. Tôi biết rất nhiều trường hợp các nhân viên coi khinh sếp của mình, cả về năng lực chuyên môn lẫn đạo đức. Chẳng qua vì miếng com manh áo mà họ phải chịu nhịn thôi.

Tôi hỏi một người, có phải chủ tịch phường trước là công an không? Họ cười bảo, nói chung chủ tịch phường chủ yếu là công an chuyển sang!

Ra thế! Thế nên có câu chính quyền này là công an trị cũng đúng. Vốn là công an thì làm gì có tư duy của nhà quản lý? Cứ quản không được thì cấm là hết chuyện!

Tôi chợt nghĩ ra một câu hỏi sẽ dành cho anh chủ tịch phường: anh có dám chắc chế độ cộng sản ở Việt Nam sẽ tồn tại mãi mãi không?

Copy từ: Phương Bích

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cấm đi Mỹ


Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới nhận giải thưởng Công dân mạng của RSF và Google.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh bị cơ quan an ninh cửa khẩu ở sân bay Tân Sơn Nhất từ chối cho xuất cảnh vào chiều thứ Sáu ngày 10/05.
Trả lời BBC tiếng Việt qua điện thoại ngay tại sân bay nơi ông bị từ chối xuất cảnh khi tháp tùng người thân sang Mỹ du lịch, ông Chênh cho biết an ninh cửa khẩu nói với ông rằng cần liên hệ với Cục Bảo vệ Chính trị Bộ Công an, trực thuộc Tổng Cục An ninh II (An ninh Nội địa), để biết lý do khi ông hỏi.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh mới đây được nhận giải thưởng quốc tế Công dân mạng Netizen của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) và hãng Google đồng trao tặng năm 2013.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC tuần trước để đánh dấu ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/05), ông Chênh, cựu phóng viên tờ Thanh Niên, cho rằng việc sử dụng phản biện thông qua các dư luận viên có thể lành mạnh hơn các hình thức áp chế, trấn áp trước đây.
Tuy nhiên ông cũng mô tả điều ông gọi là "nhận thức và trình độ của các dư luận viên này vẫn không cao".
Tôi bị cấm xuất cảnh ra sao?
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói với BBC về việc ông bị từ chối xuất cảnh đi Mỹ tại sân bay Tân Sân Nhất hôm 10/5/2013.
Blogger mới ra nước ngoài để nhận giải thưởng quốc tế và trở về này cũng nêu quan điểm về điều được cho là 'khối công chúng thầm lặng' và 'bộ phận với thái độ bàng quan'.
Hôm thứ Sáu, ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, người được chính quyền cho xuất cảnh gần đây để theo một khóa học về ngôn ngữ ở Đức, nhận xét với BBC rằng chính quyền vẫn thường xuyên ngăn cấm, hạn chế xuất nhập cảnh với công dân Việt Nam là các bloggers, các nhà hoạt động vì nhân quyền...
Ông Hiếu cho rằng biện pháp được sử dụng khá có hệ thống này có thể nhằm để gây sức ép, hoặc răn đe giới bloggers và các nhà hoạt động..., với mục đích ngăn không cho họ có những hành động, phát ngôn, động thái hoặc biểu hiện mà chính quyền không mong muốn, hoặc cho là không có lợi.
Bộ Ngoại giao Anh tuần trước mừng sinh nhật lần thứ 20 Ngày Tự do Báo chí Thế giới nhằm "làm sáng tỏ" thực trạng trấn áp truyền thông và tự do biểu đạt qua lời kể của nhân chứng trên toàn cầu.
Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vào dịp này đăng  bài viết của ông Huỳnh Ngọc Chênh.
'Báo lề dân'
"Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục"
Huỳnh Ngọc Chênh
Bài viết có đoạn "Sau khi Internet được phổ biến và trong vòng 10 năm trở lại đây, khi các trang web và blog ra đời, tự do ngôn luận của người dân dần được cải thiện. Những tiếng nói phản biện xuất hiện ngày càng nhiều cùng với giới blogger. Có nhiều trang blog uy tín có trên 100.000 lượt người vào đọc mỗi ngày...
"Các blog này đã tạo nên một hệ thống báo chí đa dạng, tồn tại song song bên cạnh hệ thống báo chí của đảng cầm quyền, được người dân yêu quý gọi là "báo lề dân".
"Tuy nhiên hệ thống “báo lề dân” này xuất hiện không bao lâu đã phải đối đầu với những thách thức. Một số chủ blog bị gây khó dễ, bị mời làm việc, bị côn đồ hành hung quậy phá. Một số blog phải đóng cửa, một số blog khác bị ngăn chặn tường lửa, bị hacker đánh phá liên tục.
"Quyền tự do ngôn luận mà người dân vượt qua sợ hãi, vượt qua các thách thức để vươn tới đang bị ngăn chặn quyết liệt.

Blogs/facebook nhiều người đọc

  • Osin
  • Ba Sàm
  • Quê choa
  • Huỳnh Thục Vy
  • Bauxite Việt Nam
  • Nguyễn Xuân Diện
  • Người Buôn Gió
  • Huỳnh Ngọc Chênh
  • Cầu Nhật Tân
  • Phạm Viết Đào
  • Trương Duy Nhất
  • Cùng viết hiến pháp
  • Hoàng Xuân Phú
  • Đoan Trang
  • Nguyễn Trọng Tạo
  • Mẹ Nấm
  • Bùi Thị Minh Hằng
  • Lê Hiền Đức
  • JB Nguyễn Hữu Vinh
  • Bùi Văn Bồng
  • Bà Đầm Xòe
  • Nguyễn Tường Thụy
  • Cu làng cát
  • Phương Bích
"Tuy nhiên không vì thế mà tiếng nói của người dân bị dập tắt. Bị chặn tường lửa thì giúp nhau tìm cách vượt tường lửa, trang này bị hack thì chủ blog lập ngay trang khác, blogger nầy bị đàn áp thì có ngay những blogger khác lên tiếng bênh vực, blogger nầy bị bắt liền xuất hiện hàng loạt blogger khác mạnh mẽ hơn.
"Ngay cả những người bị bắt bớ, bị bỏ tù thì sau khi ra tù họ lại tiếp tục chiến đấu bền bỉ và quyết liệt hơn. Bùi Hằng, Hà Sĩ Phu, Phạm Chí Dũng…đã viết nhiều bài báo mạnh mẽ và sâu sắc hơn sau khi đã ra khỏi nhà giam.
"Cuộc chiến cho quyền tự do báo chí và những quyền con người khác đang tiếp tục diễn ra trong cam go", blogger Huỳnh Ngọc Chênh kết luận.
Vào tuần này, Luật sư Lê Trần Luật nói với BBC lý do an ninh thường được dùng để cấm xuất cảnh với những người "tham gia biểu tình, có những bài viết có tính phản biện cao hay chỉ trích chính quyền trực diện".
Theo ông những người Việt Nam bị cấm xuất cảnh và nhập cảnh vì lý do an ninh có thể thắng nếu kiện Bộ Công an ra Tòa Hành chính.
Luật sư này cũng nói rằng việc Bộ Công an Việt Nam cấm công dân Việt Nam vào chính nước mình như trong thời gian vừa qua là '  trái luật'.
Bộ Công an Việt Nam thường chỉ nói nhà chức trách chỉ cấm nhập cảnh "những người vi phạm pháp luật", kể cả khi họ mang hộ chiếu Việt Nam.
Mới đây, hai công dân Việt Nam là ông  Phạm Văn Điệp, hiện đang sinh sống ở Nga và ông  Trần Trọng Linh, đang sinh sống tại Pháp, đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ Công an Việt Nam về việc họ bị chặn không được vào Việt Nam cho dù dùng hộ chiếu Việt Nam để nhập cảnh.


Copy từ: BBC

NƯỚC MỸ VÀ VẤN ĐỀ HÒA GIẢI DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


Dinh Kim Hang Pham

Mấy ngày gần đây, trên báo chí xôn xao việc ông Hoàng Duy Hùng, một lãnh đạo chống cộng ở hải ngoại đã về Việt Nam và phát biểu trên báo chí lề phải về vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này làm nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, có hai nhân vật nổi tiếng ở hải ngoại cũng trở về Việt Nam và cũng gây đình đám, đó là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Cả hai vị này lúc đó đều kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc. Trong những lần về nước của các nhân vật này  đều xuất hiện  những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ cả hai phía: chính quyền trong nước (tạm gọi là Việt cộng) và cộng đồng người Việt hải ngoại (tạm gọi là Việt kiều).
Có một điều trùng hợp là, cả hai lần trở về này đều diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán để gia nhập các tổ chức quốc tế, WTO - ở lần trước và TPP ở lần này. Và một điều trùng hợp nữa là đối tượng đàm phán chủ yếu của cả hai lần gia nhập, đều là nước Mỹ. Vậy nước Mỹ có liên quan gì đến việc trở về của các nhân vật nói trên và những lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc? Có thể sự gán ghép trên là khiên cưỡng nhưng cũng thử phân tích xem có sự liên quan nào giữa việc đàm phán với Mỹ (trong việc gia nhập WTO và TPP) và sự kêu gọi hòa giải dân tộc của cả hai phía, chính quyền Việt Nam và cộng đồng hải ngoại hay không.
Trong bài phỏng vấn của BBC nói về quan hệ Việt-Mỹ ngày 26-4-2010, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb đã kể rằng ông ta đã dành nhiều thời gian trong cuộc đời ông ta để giải quyết các vấn đề: quan hệ giữa hai quốc gia, bảo vệ những người Việt từng cùng chiến đấu với Mỹ và tìm cách làm cho những người Việt ở hải ngoại tái lập quan hệ với chính quyền trong nước.
Về vấn đề quan hệ Việt-Mỹ: Ông Jim Webb là Thượng nghị sĩ phụ trách về Đông Nam Á thì lo giải quyết vấn đề thì phải rồi, không cần bàn cãi. Vấn đề thứ hai, là bảo vệ những người Việt Nam đã từng tham gia chiến đấu với Mỹ chống lại cộng sản cũng là vì để bảo vệ danh dự cho nước Mỹ và là trách nhiệm của một cường quốc như Mỹ. Nếu không thì Mỹ sẽ bị mang tiếng là bỏ rơi đồng minh, vắt chanh bỏ vỏ và sẽ khó mà thuyết phục các đồng minh hiện tại được. Hai điều này đều có thể thấy được và cũng dễ hiểu vì thấy rõ ràng lợi ích của Mỹ ở trong đó.
Thế còn vấn đề hàn gắn giữa người Việt hải ngoại (Việt kiều) và chính quyền Việt Nam (Việt cộng) thì sao? Tại sao người Mỹ phải làm công việc hòa giải dân tộc Việt Nam trong khi việc này đáng lẽ là phải để giữa người Việt Nam làm với nhau.
Trong bài  "Việt - Mỹ có đi đến đối tác chiến lược?" trên báo điện tử Vietnamnet ngày 30/4/13, (nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/119015/viet---my-co-di-den-doi-tac-chien-luoc-.html), giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có đề cập đến ba khía cạnh lợi ích trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, đó là: Lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế và lợi ích giá trị. Trong ba cái đó thì vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Vậy còn vấn đề hòa hợp, hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng thì nằm ở đâu? Nếu nó không quan trọng đối với Mỹ thì sao vị Thượng nghị sĩ Jim Webb lại tốn công sức thời gian đi làm việc này vậy? Hay là do tại ông ấy có vợ là người Việt (bà Hong Le) nên muốn giúp dân tộc của vợ mình.

Người Mỹ vốn dĩ thực dụng và công tư phân minh nên sẽ không bao giờ làm việc công vì chuyện riêng hay làm những việc mà không mang lại lợi ích cho mình. Như vậy, vấn đề hòa giải giữa Việt cộng và Việt kiều mang lại cho Mỹ lợi ích gì, nó thuộc về lợi ích chiến lược, lợi ích kinh tế hay lợi ích giá trị.
Trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á, thì việc khống chế Trung Quốc về kinh tế và quân sự là vấn đề trọng tâm. Muốn ảnh hưởng mạnh lên Châu Á và khống chế Trung Quốc thì Mỹ nhận thấy là cần phải xây dựng quan hệ đồng minh với các quốc gia Châu Á ở các mức độ cao thấp khác nhau tùy theo vị trí địa chiến lược.
Việt Nam có một vị trí địa chính trị, địa chiến lược cực kỳ quan trọng ở vùng Đông Á khi mà lãnh thổ giáp với lãnh thổ Trung Quốc và bờ biển thì giáp với Biển Đông, một cửa ngõ yết hầu của Trung Quốc và cả vùng Đông Bắc Á. Cho nên điều cần thiết của Mỹ nếu muốn kềm chế Trung Quốc là phải xây dựng mối quan hệ đồng minh với Việt Nam. Muốn Việt Nam trở thành đồng minh lâu dài, căn cơ thì Việt Nam phải đi theo con đường dân chủ và trở nên giàu mạnh để thoát khỏi gọng kềm của Trung Quốc. Để Việt Nam nhanh chóng trở nên dân chủ và thịnh vượng thì cộng đồng Việt Kiều phải tham gia vào quá trình kiến thiết đất nước. Bằng nguồn nhân lực và tài chính của mình, Việt kiều sẽ đưa được Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia tiến bộ, phát triển. Muốn vậy thì phải hòa giải giữa Việt kiều và Việt cộng.
Ở đây, ta xem xét ba nhân tố chính: Mỹ, Việt cộng và Việt kiều. Ba nhân tố này đang hướng tới điều gì.
Mỹ muốn thấy một nước Việt Nam:
- Trở thành đồng minh của Mỹ về chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự
-  Đi theo con đường dân chủ, tự do và từ bỏ con đường cộng sản.
- Có nền kinh tế thị trường tự do
- Ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Trong những điều trên thì việc trở thành đồng minh của Mỹ là mục tiêu chính còn những điều kia là điều kiện cần và đủ cho mục tiêu chính đó. Đối với Mỹ, việc trở thành đồng minh của Mỹ và ít bị ảnh hưởng của Trung Quốc là lợi ích chiến lược, đi theo nền kinh tế thị trường tự do là lợi ích kinh tế còn vấn đề dân chủ, nhân quyền thuộc về lợi ích giá trị.
Còn phía Việt kiều, ngoài những mong muốn tương tự như trên còn muốn phía Việt cộng phải:
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của quốc gia nhất là đối với Trung Quốc.
- Không coi Việt kiều là thù địch, chấm dứt các hoạt động chống phá, chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại
- Tiến hành các hành động hòa giải thực sự như: xóa bỏ hận thù, thừa nhận chính thể Việt Nam Cộng Hòa, đánh giá lại lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1975 nhất là cuộc chiến Nam-Bắc 1954-1975, không quá đề cao ngày 30-4-1975 như là một chiến thắng mà nên coi ngày này là ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước.
- Thừa nhận sai lầm trong các chính sách cải tạo quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, cải tạo tư sản, tịch thu nhà cửa đất đai, sự kiện thuyền nhân vượt biên…
- Đối xử bình đẳng với Việt kiều khi về làm ăn, thăm quê hương, gia đình, làm từ thiện, công tác xã hội, hoạt động tôn giáo.
- Cải thiện đời sống người trong nước.
- Chống tham nhũng.
Các đòi hỏi này là quan trọng đối với Việt kiều và cả Việt cộng nhưng đối với Mỹ thì hầu như chẳng có giá trị gì và không nằm trong các lợi ích của Mỹ.
Việt cộng thì muốn:
- Duy trì quyền lực của Đảng CSVN hoặc ít nhất là của phe nhóm trên đất nước Việt Nam.
- Hội nhập kinh tế quốc tế như gia nhập AFTA, WTO, sắp tới là TPP.
- Phát triển kinh tế đất nước, qua đó làm giàu cho bản thân và phe nhóm.
- Trở thành đồng minh của Mỹ để không bị Trung Quốc o ép và để phát triển kinh tế nhưng không muốn phát triển dân chủ thực thụ.
- Ảnh hưởng mạnh lên cộng đồng Việt kiều, qua đó tác động lên chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
- Lợi dụng nguồn lực của Việt kiều về: tài chính, chất xám, mối liên hệ của Việt kiều với các chính phủ Mỹ và phương Tây
- Không muốn chia sẻ quyền lực với Việt kiều.
- Giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt kiều thì:
- Mỹ muốn Việt kiều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa Việt Nam trở nên dân chủ và thịnh vượng. Vì Việt kiều đã được hấp thụ tư tưởng tự do, dân chủ kiểu Mỹ vài chục năm nay cộng với việc đang sở hữu nguồn lực tài chánh dồi dào và nguồn nhân lực trình độ cao. Cho nên Mỹ muốn đưa Việt kiều về hợp tác với Việt cộng để dùng nguồn lực (gồm tài chính và nhân lực) của Việt kiều phát triển đất nước Việt Nam theo hướng trở thành đồng minh của Mỹ.
- Việt kiều thì muốn dùng lá phiếu bầu cử của mình để đòi hỏi chính phủ Mỹ thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Những thành phần tinh hoa của Việt kiều cũng đã chen chân được vào các cơ quan hàng đầu của Mỹ nên cũng đã bắt đầu có tiếng nói quan trọng trong việc ban hành chính sách đối ngoại của Mỹ.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy: Khi  đàm phán gia nhập WTO, để cho Mỹ chấp thuận việc gia nhập, Việt cộng đã sử dụng chiêu thức "Hòa hợp, hòa giải" để trình diễn cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ bằng sự kiện trở về Việt Nam của hai nhân vật nổi tiếng là Thiền sư Nhất Hạnh và cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ. Sự trở về của hai vị này kèm theo các lời kêu gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc từ hai phía đã tạo được niềm tin cho Chính phủ và Quốc hội Mỹ rằng tiến trình chuyển hóa Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, tiến bộ đang diễn tiến tích cực. Và tương lai không xa thì Việt Nam sẽ trở thành đồng minh của Mỹ. Cho dù lúc đó Việt Nam chưa thật sự tiến bộ về dân chủ, nhân quyền nhưng với cách nhìn lạc quan về lợi ích chiến lược mà Mỹ sẽ nhận được nên tấm vé vào WTO đã được trao cho Việt Nam.
Ban đầu, để đền ơn Thiền sư Nhất Hạnh, Việt cộng đã để cho Thiền sư xây dựng mở rộng chùa Bát Nhã (Lâm Đồng) để chiêu tập hơn 400 tăng ni sinh về tu tập theo Pháp môn Làng Mai. Còn với tướng Kỳ thì dành cho ông một vài thương vụ môi giới đầu tư và cô Kỳ Duyên thì mở được quán cà phê MGM sang trọng nhất nhì Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau khi Việt Nam đã vào được WTO thì các vụ bắt bớ, đàn áp các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại tiếp tục diễn ra. Đối với Thiền sư Nhất Hạnh và tướng Nguyễn Cao Kỳ thì sau khi hạ màn hòa hợp, hòa giải dân tộc, tự do tôn giáo thì 400 tăng ni sinh Làng Mai ở chùa Bát Nhã bị giải tán không thương tiếc và quán cà phê MGM nổi tiếng cao cấp cũng bị đóng cửa.
Với sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cộng với sức ép về kinh tế khi Việt Nam thì việc cải thiện quan hệ Việt - Mỹ ngày càng cấp thiết. Để làm điều này thì Việt cộng phải nhượng bộ Mỹ một hay nhiều các lợi ích chiến lược, kinh tế hay giá trị.
Tuy nhiên, việc tiến bộ trong vấn đề nhân quyền, dân chủ đòi hỏi phải có thời gian nhưng vấn đề trở thành đồng minh của nhau để đối phó với Trung Quốc là đòi hỏi cấp thiết.
Như vậy để nâng cấp mối quan hệ Việt - Mỹ thì hai phía Việt - Mỹ đã thực hiện:
- Về chiến lược: hợp tác quân sự, chia sẻ quan điểm tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, mở cửa cảng Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ, Mỹ bán vũ khí, vệ tinh cho Việt Nam…
- Về kinh tế: tăng đầu tư, thương mại giữa hai nước, Mỹ chấp nhận cho Việt Nam vào WTO dù Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường
- Về văn hóa, giáo dục: tăng số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ, mở rộng chương trình Fulbright, góc Hoa Kỳ và các dự án của USAid.
- Về lợi ích giá trị: Mỹ chấp nhận mức độ tương đối (về dân chủ, nhân quyền) trong khi chưa đẩy nhanh vấn đề này ngay được. Còn Việt cộng vẫn không muốn nhượng bộ thực sự hoặc chỉ làm hình thức như công nhận hôn nhân đồng tính. Họ vẫn tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và các blogger.
Với cách thức "bù qua sớt lại" như trên thì lợi ích tổng thể của Mỹ trong mối bang giao Việt - Mỹ vẫn được bảo đảm, cho dù có bỏ qua vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Hiện nay, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế do nợ xấu và để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc về  kinh tế thì việc gia nhập Hiệp định TPP là vấn đề sống còn của Việt Nam. Tuy nhiên để được gia nhập thì Việt Nam cần phải làm những việc quan trọng sau:
- Tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh, chấm dứt ưu đãi các doanh nghiệp này, tự do hóa thị trường để hướng tới nền kinh tế thị trường thực sự.
- Mở rộng quyền tự do lập hội, lập công đoàn.
Ngoài những điều này, để được Quốc hội Mỹ xem xét, thông qua việc Việt Nam gia nhập TPP thì Việt cộng phải đạt được tiến bộ về dân chủ, nhân quyền. Đây là điều mà Việt cộng sẽ bao giờ nhượng bộ. Vậy để tháo gỡ bế tắc thì Việt cộng phải nhượng bộ ở khía cạnh chiến lược. Đó là tiếp tục "bổn cũ soạn lại", diễn lại tuồng "hòa hợp, hòa giải dân tộc" để cho phía Mỹ tin rằng Việt Nam sẽ thay đổi để trở thành đồng minh của Mỹ.
Vậy là màn kịch cũ được diễn lại với diễn viên mới là ông Hoàng Duy Hùng. Không biết ông Hùng có biết chiêu trò này không hay ông cố tình không biết.
Những lúc như thế này, câu nói nổi tiếng của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu lại văng vẳng vang lên trong đầu chúng ta: "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn thật kỹ những gì cộng sản làm".
Câu này không chỉ nhắc nhở cho cộng đồng Việt kiều, người Việt Nam trong nước mà cả cho phía Mỹ.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Stop Nguyễn Bá Thanh


nguyen ba thanhTình thế này, hay nhất lúc này là Nguyễn Bá Thanh nên từ chức.

Không vào được Bộ Chính trị, coi như đường đi của Nguyễn Bá Thanh kết thúc. Năm lần bảy lượt cơ cấu ghế này chức nọ, Phó Thủ tướng có, Chủ tịch Hà Nội có… nhưng toàn đến phút cuối thì tiêu.
“Đà Nẵng có Nguyễn Bá Thanh/ Lãnh đạo cũng giỏi đá banh cũng tài…” Dân Đà Nẵng làm vè ca ông vậy. Máu bóng đá và đá cũng được. Hiếm có quan chức hàng trung ương ủy viên nào hứng khởi xỏ giầy vào sân như cụ Bá.
Đội bóng Đà Nẵng và cơn lốc màu da cam trên cái chảo lửa Chi Lăng tạo được ấn tượng và tiếng vang như ngày hôm nay cũng phần lớn nhờ ông. Không chỉ kêu gọi kiếm tìm nguồn tài trợ cho đội bóng, nghe thiên hạ đồn nhiều khi ông nổi hứng can dự vào cả chiến thuật cho từng trận đấu, như thể chính Nguyễn Bá Thanh mới là huấn luyện viên trưởng vậy.
Thế nhưng, trận cầu sự nghiệp của chính ông thì lại… chẳng ra gì. Ông luôn chết ở phút 89. Thậm chí dàn trận kéo giờ cho đá thêm hiệp phụ cũng thua.
Ba Đình không phải như sân bóng Chi Lăng.
Dư luận phản ứng về cú nốc ao của Bá Thanh theo nhiều chiều hướng ngược. Bất bình, thất vọng nhiều. Có người bức xúc đến mức đòi trả thẻ đảng, rằng như thế là ý đảng đã không hợp lòng dân… Nhưng cũng có ý kiến tỏ ra vui mừng. Giáo sư Tương Lai cho rằng đó là “bước phát triển đáng mừng”. Còn tiến sỹ Lê Đăng Doanh bình luận: "Vấn đề là ông Nguyễn Bá Thanh đã không kinh qua một nhiệm vụ nào ở trung ương, cho nên xét về một Ủy viên BCT, có nhiều đồng chí trung ương cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh mới có kinh nghiệm ở địa phương chứ chưa có ở trung ương. Và điều nữa, có lẽ điều này mọi người đều đã biết, là trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định" (nguồn: BBC)
Huy Đức nhận xét: “Việc Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ rớt chức ủy viên BCT, vừa có vấn đề tương quan, Tổng Bí thư không có được đa số ủng hộ ở trung ương, vừa có vấn đề cá nhân ứng cử viên. Vương Đình Huệ chưa có thành tích nổi bật gì còn Nguyễn Bá Thanh thì ngay từ đầu đã phạm không ít sai lầm. Việc ông ấy đòi "bắt nhốt, hốt hết" khi mới nhận chức Trưởng ban Nội chính cho thấy ông Thanh vừa không hiểu chức năng, quyền hạn của cương vị mới vừa không hiểu cơ chế vận hành quyền lực ở trung ương. Cái thời trung ương nghe lời Tổng Bí thư (nhân danh BCT) đã qua, "chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng", anh đang cần phiếu của người ta mà anh đã đe bắt người ta thì không rớt mới lạ” (nguồn: fecebook Osin)
Vâng. Nguyễn Bá Thanh đã việt vị ngay từ cú giao bóng đầu tiên. Mà cú nốc ao này cũng đâu hẳn dành cho riêng ông.
Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh chấm dứt từ đây. Với cú nốc ao này, sự nghiệp chính trị của ông coi như stop. Không vào được BCT, chắc chắn ông khó trụ lại trên cái ghế Trưởng ban Nội chính. Mà giả có trụ được ở đấy tiếp thì cũng chẳng để làm gì.
Trước tình thế này, hay nhất lúc này, tôi nghĩ ông nên từ chức.
“Sinh ra vốn dĩ là dân/Phấn đấu dần dần cũng được thành quan/ Hết quan rồi lại hoàn dân/ Hoàn dân rồi lại dần dần vào quan”- Tôi nhớ ông mới đọc câu này cách đây không lâu, trong một cuộc nói chuyện với đông đảo cán bộ quan chức Đà Nẵng trước khi ra Ba Đình. Câu ông đem ra căn dặn các thế hệ kế tục ở Đà Nẵng chưa gì đã ám vào chính số mệnh mình.
Tình thế đến nước này chẳng nên ngồi đó làm gì. “Đời người có khi chỉ cần một tác phẩm, một bài thơ hay là đủ, một “tác phẩm” như thành phố Đà Nẵng cũng là được rồi!”- Câu này là của chính ông, tôi nhớ đại khái vậy.
Rớt BCT, tan tành giấc mộng… Thủ tướng! Nhưng phải công tâm thừa nhận dù sao Nguyễn Bá Thanh vẫn là một hiện tượng đẹp.
Và, nó sẽ đẹp hơn nếu ngay ngày mai ông dám đứng bật dậy dõng dạc: Tôi từ chức! Còn cứ “vì đảng phân công không bao giờ thoái thác”, ngồi thêm hai năm, lúc đó sẽ chẳng còn được mấy ai nhắc đến cái tên Bá Thanh nữa.
Đời chính khách, cũng như thằng cầu thủ vậy (bóng đá chứ không phải nhóm lò đâu nhé) phải biết dừng lại đúng lúc.
- Bấm đọc lại luồng bài viết trong seri: “Hiện tượng Nguyễn Bá Thanh để… kết thúc một hiện tượng!


Copy từ: Trương Duy Nhất

Con nhà võ góp vui


Người dân Đà Nẵng tiếp tục tố cáo Nguyễn Bá Thanh

CTV Danlambao - Ông Phạm Xuân Khai, một cựu chiến binh và cũng là công dân TP Đà Nẵng vừa cho phổ biến lá đơn tố cáo đích danh ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương.
Trong nội dung lá đơn được gửi đi ngày 15/2/2013, ông Phạm Xuân Khai tố cáo “Sự bao che thiếu trong sáng của lãnh đạo TP Đà Nẵng, đứng đầu là ông Nguyễn Bá Thanh” trong nhiều vụ án tham nhũng đất đai, tiêu cực tại Đà Nẵng.
“Đã hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Bá Thanh toàn quyền quyết định những dự án mua bán đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất ở TP Đà Nãng”, theo nội dung tố cáo. 
Ông Nguyễn Bá Thanh từng là chủ tịch Đà Nẵng, sau là bí thư thành ủy, mới đây nhất được TBT Nguyễn Phú Trọng đưa về Hà Nội giữ chức trưởng ban nội chính trung ương. Tại hội nghị TW7 vừa qua, ông Nguyễn Bá Thanh cũng là người vừa chính thức bị loại khỏi bộ chính trị trong cuộc đua vào cơ quan đầy quyền lực của đảng cộng sản. 
Ông Phạm Xuân Khai cho biết, trong quá trình nắm quyền tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã thu lợi bất chính hàng trăm ngàn tỷ đồng qua nhiều phi vụ. Ngoài ra, tác giả lá đơn còn khẳng định ông Nguyễn Bá Thanh “bá quyền, độc lợi, tiểu nhân, trả thù, tham quyền cố vị…” 
Dưới đây là toàn văn lá đơn tố cáo:




Copy từ: Dân Làm Báo

Dân oan Lê Thị Kim Thu ra Tòa Phúc Thẩm


Danoan2012 (Danlambao) - Sau 5 tháng chống/kháng án kể từ phiên tòa Sơ Thẩm ngày 15-12-2012, LTKT sẽ ra tòa Phúc Thẩm vào ngày 16-5-2013. Và được biết trong thời gian vừa qua, LTKT không được gặp mặt thăm nuôi với lý do là vẫn còn điều tra mặc dầu tòa đã phán án và đã đưa qua trại giam để thi hành án.
Đất đang tranh chấp, (vì hàng xóm cố tình lấn chiếm, có rất nhiều bằng chứng, tài liệu và hình ảnh), thì việc đập bức tường đã thưa kiện nhiều lần mà nhà cầm quyền không thèm giải quyết thì chưa hẳn có tội theo như Chương II, Điều 9 trong Bộ Luật Hình Sự (http://www.boluathinhsu.com/) nói: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Thế mà côn-an đã bắt giam 60 ngày để điều tra và sau đó tòa kết án 2 năm tù với khoảng thời gian dài không được thăm nuôi. Vẫn theo như Chương XIV, Điều 143, với tội phạm đơn thuần đập bức tường trị giá 13 triệu rưỡi thì “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”, thì 2 năm tù và còn bị điều tra liên tục thì đó là một sự trả thù trá hình. Cho nên, con kiến nhỏ LTKT không thể “bị để yên” hoặc “yên thân” ở tù, sẽ chống án lên tòa Phúc Thẩm và tòa Giám Đốc Thẩm nếu cần. 
Xin nói thêm là tòa án cs có 3 tòa: Sơ Thẩm, Phúc Thẩm và Giám Đốc Thẩm như là tòa án VNCH: Sơ, Trung và Thượng Thẩm. Nói là có 3 tòa để người dân được rộng quyền chống án khi không được xử công bằng ở tòa dưới, nhưng kỳ thực chỉ có tòa ST là quyết định tất cả. Người dân ít khi nào “dám” chống án lên tòa PT vì theo “rừng luật bất thành văn của cs”, họ không bao giờ chấp nhận người dân “chống họ với bất cứ mọi hình thức”, bởi vì những quyết định của đảng (đảng ủy) là đúng tuyệt đối. Vì vậy, chống/kháng án sẽ bị “từ chết đến bị thương”, và thường thì tòa PT y án hoặc tăng án thêm cho... “đúng chánh sách”. 
Trong lịch sử tòa án của đảng cs, dường như không thấy người dân nào chống án lên được GĐT, nhưng vừa rồi có một người đã làm được, đó là dân oan LTKT. Trong lần ở tù năm 2008 về tội “gây rối trật tự” (đúng ra là tội biểu tình vì mất Hoàng Trường Sa), LTKT đã tự mình quyết liệt đấu tranh từ tòa ST, rồi PT để chống án lên đến GĐT. Giữa tòa xử kín một mình: không thân nhân, không bạn đồng hành, không nhân chứng, không luật sư và chung quanh hằng trăm cán bộ, côn-an, quan tòa; LTKT can đảm hiên ngang đối chất và chống án mà quan tòa đành phải chấp nhận đưa sự việc lên tòa GĐT. Và giấy tờ đã phải được đưa đến tận nhà tù. Tiếc rằng, họ thả LTKT trước khi mở phiên tòa GĐT, nhưng án còn bị treo ở đó giữa LTKT và tòa án... và họ sợ phiên tòa GĐT sẽ xảy ra. Thách họ phổ biến phiên tòa “xử kín” đó (xin đừng trích đoạn... cải lương). 
Nói đến chuyện trên là cũng liên quan đến chuyện ở tù ngày hôm nay, việc đó là dư âm những “tội phạm”, nói theo họ, mà dân oan LTKT đã phạm vào những năm của thế kỷ trước là vì “chống đối nhà nước” / “biểu tình chống Trung Cộng” / “làm chính trị” để: 
- Trả thù cho những vụ biểu tình những năm 2006, 2007, 2008,... tại thủ đô làm ê mặt nhà cầm quyền với “bè bạn năm châu” mà dân oan LTKT lúc nào cũng can đảm có mặt. Phải nói, LTKT là một trong những người đầu tiên “dám đối mặt với quỷ dữ mà đòi công lý”. 
- Tiêu diệt “biểu tượng dân oan” mà dân oan LTKT có được bằng sự đánh đổi tuổi thanh xuân, sống trong oan ức, tù tội,… để đòi công lý, không phải cho chính bản thân mà là cho tất cả những người cùng cảnh ngộ dưới chế độ độc tài bất công. 
- Dập tắt tiếng nói kiên cường bất khuất của những người bất đồng chính kiến không riêng gì LTKT. 
Và hơn nữa, muốn sách nhiễu nhằm đạt đến mục tiêu “tiêu diệt con kiến nhỏ, dân oan LTKT” bởi vì: 
- Muốn xóa bỏ những việc làm sai trái của quan tham các cấp từ địa phương đến trung ương hòng “cướp trắng” mãnh đất rất lớn bên bờ hồ Trị An của gia đình dân oan LTKT. 
- Muốn xóa bỏ nhân chứng sống trong vụ cướp 480 hécta đất của dân oan cùng cảnh ngộ tại địa phương. Giờ những mẫu đất đó, lớp bán, lớp sang nhượng, lớp cho thuê nuôi ăn béo bở các quan tham còn tại chức cũng như “hạ cánh an toàn”. Đặc biệt hơn nữa, đất dư dả, cắm cọc xây sẳn đường sá, thành lập khu phố dành cho... cháu chắt trong khi con đường lưu thông sinh sống của dân thì... “gập ghềnh bụi đỏ mù trời...” 
- Muốn đốt đi tang chứng những công văn tròng tréo, cái nọ chửi cái kia… mà điều này nói lên sự mất chính nghĩa của nhà cầm quyền về tính quang minh chính đại cần thiết để đại diện cho dân. Thối nát, tham nhũng, cường quyền,... thì dân làm sao hạnh phúc ấm no được! 
- Lấp liếm chuyện “trên bảo dưới không nghe”. Quyết định hoành tráng, mộc đỏ chót của các “quan bự” lệnh xuống “quan to” địa phương, bị các “quan nhỏ” bỏ vào sọt rác. 
Bây giờ, trong phiên tòa PT sắp đến, liệu các quan có dám quan minh chính đại cầm cân nẩy mực không? Việc làm khó quá bởi vì nếu nếu muốn giải oan cho LTKT thì chẳng khác nào tự đào hố chôn, tự đâm lấy mình. Chỉ việc nhỏ nhất là dám tố các quan tham trong vụ này ăn hối lộ thì cũng khó giàng trời vì: 
- Mình phải là người trong sạch, không thôi sẽ bị “phản phé”, bị tố ngược lại. 
- Làm sau mình ăn hối lộ được khi mình tố người khác? 
- Làm sau xử các đàn anh cấp trên được? Vì mình phải hiểu đâu rằng sau lưng đó là những bầy sâu to lớn mà mình chống không được. 
- Làm sao dám chống lại đảng, chống lại tổ chức vì phải hiểu rằng từng cấp và từng cấp ở trên là đảng. Tố cáo họ tức là mình đang tố cáo đảng, chống đảng. Dám không? 
Phiên tòa PT này là cục xương khó nuốt cho các quan nếu không muốn mình là một con sâu trong bầy sâu bọ. Còn như không thì cứ áp dụng “rừng luật bất thành văn” là y án thì sẽ vui vẻ các cấp dù bị mang tiếng “hèn với giặc, ác với dân”. 
*
Những Links về Dân Oan Lê Thị Kim Thu: 
1. DO-LTKT Bị Bắt (phần 1) 
2. DO-LTKT Bị Bắt (phần 2) 
3. DO-LTKT Tuyệt Thực Trong tù 
4. DO-LTKT Ra Tòa 
5. DO-LTKT Bị Kết Án 2 Năm Tù 
6. DO-LTKT Chống Án
7. Các Dân Oan 


Copy từ:Dân Làm Báo

Vui buồn sau Hội nghị Trung ương 7



Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố lại sức mạnh của Đảng Cộng sản và niềm tin vào Đảng của quần chúng
Một số nhà quan sát trong nước đưa ra những nhận định ban đầu về Hội nghị Trung ương 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc họp kín đã bế mạc hôm 11/5, với thông báo có thêm hai tân ủy viên Bộ Chính trị: ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trao đổi với BBC từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không trúng ghế ủy viên Bộ Chính trị là "tin mừng".
"Xu hướng vừa rồi khi Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ phương án ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, riêng cá nhân tôi nhìn nhận đó là một bước phát triển đáng mừng," ông nói với BBC Việt ngữ hôm 11/5/2013.
Ông Tương Lai cáo buộc: “Nếu như ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục hỗ trợ quan điểm đi với Trung Quốc, thì sẽ giữ được Đảng, và giữ được chế độ, đấy là quan điểm người ta cho rằng ưu tiên, cách tư duy ấy thể hiện một cái nhìn gây phẫn nộ trong giới trí thức và trong truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cả dân tộc.”
Bất ngờ ở Hội nghị Trung ương 7
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định sau khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc.
Từ Hà Nội, luật sư đối kháng Nguyễn Văn Đài cho rằng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân"không thuộc phe nào".
Ông nói: "Hai người này theo tôi có quan điểm trung dung, không thuộc một phe phái nào lớn ở trong Đảng. Họ được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị, tôi cho rằng đây là thắng lợi của nhóm lợi ích trong Đảng."
"Họ đã cố tình bầu cho những người không có vai trò gì trong cuộc chiến chống tham nhũng hay mong muốn cải cách đất nước, đây là một điều hết sức thất vọng cho toàn thể nhân dân Việt Nam."
'Thiếu kinh nghiệm'
Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng lý do mà hai lãnh đạo ở các ban Nội chính Trung ương và Kinh tế Trung ương không được bầu là vì ông Thanh thiếu kinh nghiệm lãnh đạo ở phạm vi quốc gia, còn ông Huệ chưa có kinh nghiệm ở địa phương.
"Trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh (phải) đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh nói: "Vấn đề là ông Nguyễn Bá Thanh đã không kinh qua một nhiệm vụ nào ở Trung ương cả, cho nên xét về một Ủy viên Bộ Chính trị, có nhiều đồng chí trung ương cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh mới có kinh nghiệm ở địa phương chứ chưa có ở trung ương.
"Và điều nữa, có lẽ điều này mọi người đều đã biết, là trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định."
Giữa việc Đảng bổ sung nhân sự cao cấp ở Bộ Chính trị, Ban Bí thư và biến đổi, chuyển biến trên thị trường, kinh tế trong nước, Tiến sỹ Doanh nói ông không thấy có liên hệ gì rõ rệt giữa hai vấn đề, vì theo ông kinh tế thị trường không chịu chi phối quyết định nào từ những bàn cãi về phê và tự phê.

'Bưng bít thông tin'

Một người khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, phê phán cách thức mà Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản tổ chức Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng như các sự kiện chính trị, Đại hội, hội nghị BCH Trung ương quan trọng hàng đầu khác từ trước.
Ông nói: "Lẽ ra với tư cách một Đảng chính trị có tư cách rất lớn trong cuộc sống chính trị của đất nước, thì bất kỳ đảng chính trị nào cũng phải hoạt động một cách công khai, một cách minh bạch."
'Thắng lợi của nhóm lợi ích'
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài cho biết suy nghĩ về Hội nghị Trung ương 7.
"Và cái kiểu mà vẫn bưng bít thông tin, tạo ra một sự thống nhất giả tạo và để cho người bên ngoài thấy như một cái hộp đen, và thực sự không biết rằng bên trong hộp đen đó thế nào, thì đấy là một điều rất đáng suy ngẫm và cần thay đổi triệt để."
Về cung cách Đảng họp các Hội nghị trung ương, hôm thứ Bảy, luật sư Nguyễn Văn Đài cững chỉ trích Đảng vẫn còn "giữ bí mật" với nhân dân và đây là một điểm mà người dân cần nhận thức để thay đổi.
Ông nói: "Từ khi đảng nắm được quyền lãnh đạo từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở trên toàn bộ đất nước, thì mọi hội nghị hay cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đều rất bí mật,
Hội nghị của Đảng Cộng sản bầu thêm hai ủy viên Bộ Chính trị
"Chỉ những bài phát biểu khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp cho người dân biết, còn toàn bộ những cuộc tranh luận hay các cuộc đấu đá diễn ra trong nội bộ của họ thì người dân không được biết, tất cả những gì dân biết, chỉ qua những tin đồn."
Ông Đài cho rằng điều này hoàn toàn trái ngược với điều Đảng Cộng sản nói với người dân là dân có quyền kiểm tra, giám sát tất cả những gì mà Đảng làm, hay các quy định quyền giám sát của người dân đối với Chính quyền và Đảng cầm quyền.
"Quyền lực thực sự vẫn nằm hoàn toàn trong tay hai trăm ủy viên trung ương, trong đó 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Họ quyết định mọi vấn đề của đất nước và người dân Việt Nam chỉ có nghĩa vụ chấp hành," ông nói với BBC.
Hôm 11/5,  Báo Điện tử của Đảng Cộng sản đưa tin: "Sáng 11/5, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra."
"Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị," trang thông tin điện tử của Đảng cho hay.


Copy từ: BBC

Tháng Tư không bình yên


Nhà báo Nguyễn Thượng Long
“Khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ (1987), tôi và các đồng nghiệp dạy học ngày đó sững sờ khi thấy nhà văn nổi tiếng Nguyễn Huy Thiệp viết: “Vinh quang nào mà chẳng xây trên những điếm nhục!”. Đến dịp kỷ niệm ngày 30/4 năm đó… lại thấy ông Võ Văn Kiệt, nhà lãnh đạo quốc gia ở bậc thượng thặng gửi đi thông điệp “Ngày 30/4… có triệu người vui, cũng có triệu người buồn!”. Tôi biết Nguyễn Huy Thiệp không hề là kẻ lộng ngôn trong những trang chính luận xuất sắc mang tính dự báo của mình”. (NTL)
NGÀY 30 – 4 VÀ NỖI BUỒN HOA GIẤY
Tháng 4 năm nay, sân trường PTTH Nguyễn Hiền thành phố HCM có trận mưa Hoa Giấy xé từ những tập tài liệu ôn môn Lịch sử khi có tin Bộ Giáo dục không tổ chức thi môn này. Là người cả đời theo đuổi nghề dạy học, nay phải chứng kiến hành vi tự cởi trói của học sinh như thế… thoạt đầu tôi buồn đến se lòng, sau đó là cảm giác bình tĩnh hơn khi ý thức được chân lý “Điều phải đến, nay đã đến!”.
Bằng việc làm rất không bình thường của mình, học sinh của ngôi trường đó đã gửi đi thông điệp: Học đường ngày nay không còn là vùng đất mỡ màu để người ta muốn gieo trồng cái gì lên đó thì gieo. Tâm hồn học trò vốn trắng trong như tờ giấy trắng, không phải là nơi mà thầy cô muốn vẽ gì trên đó thì vẽ.
Không biết ông Nguyễn Thiện Nhân, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục, người ngày nào phất cờ “Nói không với gian dối…!”, rồi nửa đường đứt gánh… nghĩ gì về chuyện này?
Ông Phạm Vũ Luận đương kim Bộ trưởng Giáo dục có cho rằng truyện đó cũng bình thường như “Hàng vạn bài thi môn Sử bị điểm 0!” nữa không?
Có người cho rằng, học sinh thể hiện sự chối bỏ những áp đặt kiểu như thế… là trạng thái tâm lý bình thường và chẳng liên quan gì đến chuyện thế thái nhân tình mà Nguyễn Huy Thiệp và ông Võ Văn Kiệt đã nói tới. Người từng trải không ai lại nghĩ đơn giản như vậy.
Chủ thể của những xuất ngôn, những hành vi nêu trên là của những con người thuộc nhiều thế hệ. Họ khác xa nhau về địa vị trong xã hội, nhưng đều có mẫu số chung là thông điệp: “Hãy tôn trọng Lịch sử ! Hãy tôn trọng sự thật!”. Xin nhớ! Lịch sử của dân tộc nào cũng thế thôi, có thắng, có thua, có vui, có buồn, có vinh quang, có điếm nhục, có hào hùng, có bi tráng, có hạnh phúc và cũng không thiếu đắng cay cùng bất hạnh!”. Nền giáo dục Việt Nam nhiều thập kỷ nay không nói được điều này. Vậy thì xin đừng tiếp tục nhồi sọ, xin đừng tiếp tục cưỡng bức chúng tôi nữa! Cứ mỗi lần 30/4 là một lần chúng tôi bội thực chuyện ta thắng lớn, địch thua to, bội thực Niềm vui, bội thực Vinh quang rồi… Thưa các đức ông!
THÁNG TƯ… KHÚC XƯƠNG KHÔNG NUỐT ĐƯỢC
Cũng tháng Tư năm nay, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ra toà với tội danh giết người và chống người thi hành công vụ trong vụ án lôi cuốn sự quan tâm của nhiều người trong và cả ngoài nước.
Những gì đã xảy ra bên trong phiên toà công khai mà như xử kín này… không phải là ai cũng biết. Chỉ biết rằng, theo VTV: “15 năm tù đã dành cho gia đình Đoàn Văn Vươn”. Lại còn: “Đoàn Văn Vươn cám ơn đảng và chính phủ đã xử gia đình mình, Đoàn Văn Quý thì bật khóc xin toà giữ mức án 5 năm cho anh mình” (VTV !?).
Bên ngoài phiên toà, người thì không thể đến Hải Phòng được vì được cơ quan an ninh săn sóc tại nhà. Người đến được thì được đối xử là bọn thù địch, bị đẩy ra xa. Người thì bị đánh đập đến nỗi phải thét lên những tiếng kêu thảm thiết (Trương Văn Dũng, Chí Đức), người thì bị bắt giữ (Bùi Thị Minh Hằng), người thì bị áp giải về Hà Nội như áp giải kẻ tội phạm. Các bloger danh tiếng đến để đưa tin… quá tuyệt vọng đành rút về ngay chiều và tối 2 /4/2013 khi phiên toà vừa khai mạc được 1 ngày. Phiên toà bỏ túi đã khép lại không sai với kịch bản, nhưng vẫn còn nguyên những câu hỏi chưa có lời giải đáp:
- Một là: Tội danh của các bị cáo là tội giết người mà sao chẳng có ai chết? Không những không ai chết mà không một bị hại nào đòi bồi thường từ các bị cáo! Tội danh là giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến chung thân hoặc tử hình, vậy mà khi tuyên án lại tuyên mức án của khung khác chỉ có 5 năm tù! Phải chăng người cầm cân nẩy mực đã tùy tiện vống tội danh của bị cáo lên để răn đe những vụ việc tương tự có thể còn xảy ra trong tương lai. Thế thì tính nghiêm túc, tính pháp trị của phiên toà nằm ở đâu?
- Hai là: Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nói: “Vụ cưỡng chế đó là sai hoàn toàn!” thì làm sao có thể coi vụ cưỡng chế đó là một công vụ? Không là một công vụ thì làm gì ra có tội danh chống người thi hành công vụ!
- Ba là: Làm sao có thể nói, phiên toà đó là nghiêm minh, xử đúng người, đúng tội khi: Ai nổ súng trước? Không biết. Ai đã nhận hối lộ 20 triệu đồng của gia đình Đoàn Văn Quý theo lời tố cáo của bị cáo? Cũng không biết. Còn việc điều tra lại giao cho chính những kẻ lẽ ra phải ngồi ghế bị cáo như trong tình tiết ủi đổ nhà Đoàn Văn Vươn!
- Bốn là: Không thể nói đó là một phiên toà công khai, khi dự khán chỉ là công an, còn người dân đến dự toà lại bị coi là thù địch, bị xua đuổi, đánh đập, bắt giữ hoàn toàn vô cớ.
Có thể nói tình cảnh của những người nông dân Việt Nam mất đất, mất nhà nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung… trước, trong và ngay sau phiên toà xử gia đình Đoàn Văn Vươn, vẫn chỉ là:
Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi.
Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi.
Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.
(Thơ Hoàng Nhuận Cầm)
THÁNG TƯ… ĐỐI DIỆN VỚI VÔ CÙNG
Tháng 4/2013 …Không thể không nhắc đến những nỗ lực đòi sửa đổi Hiến pháp 1992.
Khi thấy uy tín của đảng không còn được như trước, để cứu vãn tình thế, các hội nghị Trung ương 4; 5; 6 đã được nhóm họp. Hội nghị nào cũng chỉ ra những biểu hiện suy đồi trong nội bộ đảng và đề ra các biện pháp để chấn chỉnh, trong đó có biện pháp sửa đổi Hiến pháp. Lần này ĐCS Việt Nam vẫn những tưởng, qua sửa đổi Hiến pháp, đảng sẽ lại sống thời vàng son của mình, nên ngay từ cuối 2012 đảng đã chỉ thị cho Quốc hội soạn thảo dự thảo HP 2013, rồi lấy ý kiến của nhân dân một cách hình thức, đến 31 – 3 – 2013 là khoá sổ để phiên họp QH cuối năm đảng sẽ chỉ đạo QH thông qua luôn (!). Ban lãnh đạo đảng đã tính nhầm, việc buộc phải kéo dài thời gian góp ý là điều đảng cộng sản Việt Nam không hề muốn.
Loạt bài phản biện đầu tiên của cựu Đại sứ Nguyễn Trung, Thứ trưởng Trần Nhơn, Nguyễn Thanh Giang - Trần Lâm (!?), Nhà giáo Hoàng Duy Phú và Nguyễn Thượng Long… đã xuất hiện. Tiếp theo là quả bom Kiến nghị 72 nay đã có hơn 14.000 chữ ký ủng hộ. KN72 với 7 nội dung rất cơ bản cùng một bản dự thảo HP dùng để tham khảo đối lập với bản HP 2013 của QH như một bằng chứng về ý thức chịu trách nhiệm, là một điểm son dành cho nhóm KN 72 mà không ai có thể bôi nhọ.
Để đối phó với tình hình, hàng thủ của ĐCS vô cùng hốt hoảng, phản ứng chệch choạc, hoảng loạn theo kiểu “phá bóng” lung tung đốt lưới nhà, điển hình là mấy câu dành cho nhóm KN72 mà ông Nguyễn Phú Trọng đã thốt ra ở Vĩnh Phú:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến có thể quy vào được là suy thoái chính trị - tư tưởng - đạo đức”… “Cần phải xử lý”.
Ngay tối hôm đó, nhà báo lề đảng Nguyễn Đắc Kiên đã làm tung “lưới” Nguyễn Phú Trọng bằng “Tiếng sét nổ giữa trời quang!”: “Ông Trọng không đủ tư cách để nói với nhân dân Việt Nam những lời như thế!” và anh kiêu hãnh nhận “Thẻ Đỏ” rời sân báo ‘Gia đình và Xã hội” như một bậc “Thánh” tử vì đạo.
Đúng là “Phúc bất trùng lai - Hoạ vô đơn chí”… mấy ngày sau, giới trẻ hưởng ứng bài báo của Nguyễn Đắc Kiên bằng “Tuyên bố của Các công dân Tự do”. Lời Tuyên bố này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều ngàn chữ ký. Đây thực sự cũng là một “Quả Bom” tấn gây nên những bất ngờ không thể tưởng tượng nổi. Đại đa số chữ ký trong “Tuyên bố của các công dân tự do” là của giới trẻ. Họ không Thư ngỏ, không Kiến nghị. Họ ra Tuyên bố rất đĩnh đạc và đàng hoàng. Một chuyển động rất hiếm thấy trên trường tranh đấu cho một Việt Nam tiến bộ.
Vẫn chưa hết, sửa đổi Hiến pháp thực sự còn nhận được sự ủng hộ tự nguyện của nhiều lão thành cách mạng, các tổ chức xã hội dân sự, Khối 8406, Giáo xứ Thái Hà, Hội đồng Giám mục Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài Chính Thống (Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh), Giáo Hội Lutheran USA, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý… Đặc biệt 5 tôn giáo lớn ở Việt Nam đã ra Tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp với lập trường 8 điểm. Ở nước ngoài, nhiều tiếng nói trong cộng đồng người Việt Nam đã có nhiều ý kiến tâm huyết để có được một bản Hiến pháp thực sự của dân, do dân và vì dân.
Có thể nói những diễn biến này là quá bất ngờ, không thể phủ nhận được, là chưa từng thấy… Hiện thực này đã biến các chương trình bôi nhọ người phản biện và tô vẽ cho những giá trị hư ảo của VTV trở nên lố bịch, nhạt thếch, điển hình là vụ Nguyễn Đình Lộc (Xin đọc: Ghi chép Tháng Ba của Nguyễn Thượng Long). Những hiện thực này đã làm phá sản chiến dịch phát tài liệu đồng ý với “Dự thảo Hiến pháp 2013” của QH đến tận từng nhà, cũng làm đổ nhào luôn con số 44 triệu ý kiến ủng hộ dự thảo Hiến pháp 2013 của QH (!?).
Từ trung tuần tháng 4… cuộc vận động đòi sửa đổi Hiến pháp có vẻ như không rầm rộ như những ngày đầu khởi sự, nhưng lại có những đột biến cũng rất bất ngờ. Điều hết sức lạ là các gương mặt ngày nào rất hung hăng và trơ trẽn trong các chương trình của VTV “tô vẽ cho đảng…” và “bôi nhọ” người phản biện bỗng dưng biến mất sạch. Thay vào đó dư luận đang xôn xao trước những xuất ngôn của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng.
Vậy các nhà lãnh đạo cao cấp nhất đã nói những gì?
Ông Tư Sang trong lần làm việc với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương nói:
* Về chế độ chính trị: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc”.
- Phản biện: Xin hỏi: Vậy thì vấn đề giai cấp, vấn đề dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách chẳng còn có ý nghĩa gì?
* Về Đảng: “ĐCS Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
- Phản biện: Xin hỏi: Thế ra việc lấy chủ nghĩa Mác Lê làm kim chỉ nam và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng đã bị loại ra khỏi Hiến pháp?
* Về Hội đồng Hiến pháp: “Hội đồng Hiến pháp do Chủ tịch nước đứng đầu. Chủ tịch nước có quyền giải thích Hiến pháp, có quyền đình chỉ các văn bản Quốc hội, có quyền ngưng thi hành các văn bản của cơ quan nhà nước nếu phát hiện ra vi phạm Hiến pháp”.
- Phản biện: Nếu thực sự công nhận có Hội đồng Hiến pháp thì đây chính là những quyền đương nhiên phải có của Hội đồng Bảo hiến, nhưng nếu Hội đồng này không độc lập mà vẫn phải chịu sự lãnh đạo của đảng kể cả khi Chủ tịch nước kiêm lãnh đạo đảng, thì việc có quyền cũng là không.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng chém gió chẳng thua kém. Trong cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ ông cũng đưa ra những thông điệp:

  • “Quốc Hội không phải là cơ quan lập hiến có quyền biểu quyết về Hiến pháp và các việc trọng đại của quốc gia”.

    - Phản biện: Nói như thế là quá đúng, vì 99% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Quốc hội Việt Nam là Đảng cử dân bầu, giao cho Quốc hội quyền lập hiến tức là giao cho đảng quyền lập hiến.

  • Về quyền con người, quyền cơ bản của công dân: “Quyền này chỉ bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng”.

    - Phản biện: Vậy thì từ nay trở đi với các cuộc biểu tình yêu nước như phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa, bắt bớ đánh đập ngư dân, dã ngoại thảo luận nhân quyền… công an không có quyền vin vào lý do vì trật tự xã hội để đàn áp, đánh đập, bắt bớ vô tội vạ?

  • Thu hồi đất và quyền sử dụng đất: “Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường”.

- Phản biện: Xin hỏi: Giá thị trường là thị trường nào? Kể cả khi điều này được luật hoá thì vì Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp không phân định, tức là tam quyền không phân lập thì giá cả thị trường vẫn sẽ nằm trong tay các băng nhóm lợi ích. Họ sẽ thao túng toàn xã hội qua cơ chế xin cho… Người dân vẫn rất dễ thành trắng tay.
Gửi đi những thông điệp như thế, phải chăng cả 2 ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu biết thương nhân dân Việt Nam? Tôi nghĩ rằng không phải, các ông chỉ thương các ông thôi, chém gió vùn vụt như thế chỉ để thu phiếu, để ghi điểm trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới mà thôi.
Trong bài viết “Có đôi điều tiến bộ…” đăng trên trang Bauxite Việt Nam, tác giả Nguyễn Trung Chính viết:
“Những tín hiệu này còn rời rạc kiểu chân phải đá chân trái, nhưng cũng đáng được nêu lên ở đây để suy ngẫm vì không biết thực chất ai đang chơi con bài gì, ai đang củng cố cái gì, ai đang cấu kết với ai sau những sự việc nổi cộm như: Cụm từ đồng chí X; Việc đòi kỷ luật ban lãnh đạo Đà Nẵng, trong đó có tân Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh; Việc đòi kỷ luật những thất thoát của Hà Nội từ trước đến nay, trong đó có Nguyễn Phú Trọng; Những đánh phá cá nhân được tung lên mạng qua những trang mạng mang tên những vị lãnh đạo cao cấp”.
Trung tuần tháng 4, lại có tin BCT đã quyết định trở về tên nước cũ là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và thôi khẩu hiệu “Quân đội Nhân dân trung với Đảng CSVN” để trở về trung với Tổ quốc – Nhân dân và Đảng. Tôi mang những thông điệp của ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Tấn Dũng cùng 2 thay đổi này trao đổi với Đại tá công an, nguyên Chánh văn phòng Bộ Công an, nguyên Ủy viên đảng đoàn Bộ Công an Lê Hồng Hà, người bạn vong niên của tôi trầm ngâm rồi chậm rãi nói:
“Nếu ban lãnh đạo Việt Nam thực lòng nghĩ đến dân, đến nước thì phải chủ động chuyển đổi thể chế theo hướng không gây biến động xã hội, cơ quan nhà nước vẫn hoạt động bình thường, hưu trí, phúc lợi xã hội vẫn đảm bảo… nhưng nhất quyết phải: Hạ bệ độc tài, đảng trị. Thực sự hoà hoà hợp hoà giải dân tộc. Phải xoá bỏ cơ chế song trùng quyền lực Đảng – Chính quyền vì quá tốn kém. Đảng không được sống bằng ngân sách nữa, sống và theo đuổi lý tưởng bằng đảng phí của đảng thôi. Nếu thực sự muốn sửa Hiến pháp thì phải huỷ bỏ điều 4, điều 88, trả lại cho nhân dân các quyền cơ bản đã quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc, đồng thời thay tên nước, thôi Mác Lê, thôi định hướng XHCN, quân đội chỉ trung với nước, với nhân dân, đưa đất nước hoà đồng vào trào lưu Dân chủ - Đa nguyên của thế giới văn minh”.
Chia tay người bạn vong niên của mình, hoà vào dòng xe cộ đang cuộn trôi như vô định, vô tình với hết thảy, tôi sực nhớ mình chưa chia sẻ với cụ Hà về nội tình của ngôi làng Dân chủ còn rất khiêm nhường trên mảnh đất đang ngày càng tụt hậu, ngày càng dị thường trong con mắt của các dân tộc văn minh. Vui làm sao được khi nội tình của No U đang bê bối bởi những cuộc thanh trừng, xử lý nội bộ. Mừng rỡ được sao, khi Hoàng Sa FC đang trở thành “đứa con" côi cút giữa đường đời. Lạc quan sao được khi nhà dân chủ này tố nhà dân chủ kia là cộm cán này, cộm cán nọ. Ngay nhóm giáo hữu Hà Đông tưởng là những nhà mô phạm nhất trần gian, trong khi chưa thấy cơ quan an ninh hỏi han gì, thì cũng đang đi vào quá trình tự huỷ sau khi cơ quan an ninh Bộ Công an (A42) bất ngờ bắt giữ và thẩm vấn 2 thành viên của nhóm này.
Sực nhớ phần đầu bài viết, tôi đã nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp với thông điệp “Vinh quang” và “Điếm nhục”, Võ Văn Kiệt với “Niềm vui” và “Nỗi buồn”, là người đa nguyên, tôi không quá dị ứng trước những dị biệt, bởi thế gian này: Niềm vui - Nỗi buồn, Vinh quang - Điếm nhục, Sinh sôi và Tự hoại quấn quýt nhau như Âm với Dương, như hình với bóng để Vô cực sinh Thái cực, để Thái cực sinh Lưỡng nghi, để Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, để Tứ tượng sinh Bát quái rồi tiến tới vô cùng, vô tận. Kể cả một khi chúng ta đối xử với nhau vẫn chẳng ra gì, sẽ buồn thật đấy, nhưng tôi vẫn tin mọi chuyện cũng không nằm ngoài lộ trình tiến hoá như vậy.
Hà Đông, Ngày Dã Ngoại Nhân Quyền 5 – 5 – 2013.
N.T.L.
Tác giả gửi trực tiếp cho: Bauxite Việt Nam