CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Thưa nhà báo Đức Hiển: Không có luật pháp nào cho phép chính quyền được huy động công an, bộ đội tấn công vào nhà dân khi họ đang ở trong nhà và không đe dọa đến ai


Thưa nhà báo Đức Hiển: Không có luật pháp nào cho phép chính quyền được huy động công an, bộ đội tấn công vào nhà dân khi họ đang ở trong nhà và không đe dọa đến ai

Luật sư Trần Hồng Phong
 13_130112DOOLThangTT015Trên báo Pháp luật TP.HCM hôm nay (4-4-2013) có đăng bài “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!” ( Tại đây). Nội dung bài báo cho rằng mặc dù trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền đã có nhiều cái sai như: thu hồi đất sai, phá hủy những tài sản không nằm trong phạm vi cưỡng chế…vv thì vẫn cần khẳng định đây là một vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, có sự bàn bạc, tính toán, có sử dụng vũ khí và vật liệu nổ. Cán bộ, chính quyền sai thì phải xử lý nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đoàn Văn Vươn và những bị cáo khác không có tội, không có nghĩa phải tha bổng họ mới là công lý – như một số người bày tỏ trên mạng trong những ngày qua.
Nhà báo Đức Hiển cho rằng với tội giết người, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc khi định tội. Việc cài kíp nổ dưới bình gas, rải rơm đã tẩm xăng quanh hiện trường, kích kíp nổ và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế sau khi kích nổ, một người bình thường phải lường trước hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.
Nhà báo Đức Hiển cho rằng : “không một quốc gia nào cho phép người dân tự mình giải quyết các mâu thuẫn với cơ quan nhà nước bằng vũ lực, xâm hại đến sức khỏe, sinh mạng của người thi hành công vụ”. Và “Cho dù việc thu hồi đất là sai pháp luật thì việc lực lượng cưỡng chế thi hành một quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn là người thi hành công vụ. Dùng vũ lực chống lại tức là chống người thi hành công vụ”.
Với câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Nà báo Đức Hiển cho rằng cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn. Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình!
Vì không có nhiều thời gian, tôi chỉ xin có vài ý phản hồi và nói lên quan điểm của mình như sau:
Trước hết, cái gọi là “công lý” là một khái niệm trừu tượng và thay đổi theo thời gian, nhận thức của con người. Công lý hoàn toàn phân biệt với sự thật khách quan. Người ta vẫn nói “chân lý nằm dưới họng súng”, “chân lý thuộc về kẻ mạnh” – có nghĩa là quyền phán xét “đúng”/”sai” luôn thuộc về kẻ mạnh, chính quyền.
Trong vụ Đoàn Văn Vươn, khi ra quyết định thu hồi đất (dù sai), UBND huyện Tiên Lãnh vẫn cho rằng đó là đúng. Sau đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “phán” quyết định đó là “sai” và đã hủy bỏ trong một vụ kháng nghị giám đốc thẩm “nhanh nhất và kỳ lạ nhất trong lịch sử tố tụng dân sự Việt Nam” thì rõ ràng từ cái đúng đã trở thành cái sai.
Trong phiên tòa hôm nay tại Hải Phòng, anh Vươn cvà gia đình ó thể bị kết luận đã phạm tội giết người. Điều đó là “đúng”, là công lý đối với tòa án Hải Phòng. Nhưng khi lên phúc thẩm, có thể anh Vươn sẽ được tuyên vô tội, thì khi đó đâu là công lý, công lý của ai? Thử hỏi tại đất nước Việt Nam này, có quyết sách nào của Đảng khi đưa ra ban đầu đều khẳng định là đúng, là cần. Sau làm không được thì nói lời xin lỗi, là do “nhận thức chưa đúng”? Rõ ràng chuyện đúng – sai đã thay đổi theo thời gian, nhận thức.
Mục tiêu cao cả và chân chính trong việc xét xử một vụ án hình sự nói chung, là phải bảo đảm hướng đến sự thật khách quan, nhìn nhận rõ bản chất sự việc. Từ đó mới có thể đưa ra những phán quyết đúng luật. ( Tôi muốn nhấn mạnh từ “đúng luật” – chứ không phải là “đúng”). Muốn vậy, không gì khác hơn là phải xem xét một cách toàn diện, khách quan mọi tình tiết của vụ án.
Nếu nói rằng gia đình anh Vươn đã sắm “vũ khí”, bình gas, lập nhiều lớp rào … – thì không thể không đặt câu hỏi là tại sao họ phải làm như vậy – khi mà họ biết rõ khu vực đó không phải thuộc khu vực bị cưỡng chế? Và tại sao họ biết trước mà làm như vậy? Rõ ràng phía chính quyền ít nhất đã “bắn tin” sao đó, có nội dung hàm ý đe dọa một cách hết sức nghiêm trọng, mới dẫn đến việc gia đình anh Vươn phải chấp nhận tử thủ, lập chiến tuyến để sống chết cùng đoàn cưỡng chế. Điều này cũng có nghĩa là gia đình anh Vươn đã biết trước về hành động của đoàn cưỡng chế.
Ngược lại, với sự huy động một lực lượng hết sức hùng mạnh, tinh nhuệ như vậy, bao gồm cả quân đội, với áo giáp, chó nghiệp vụ, hỏa lực mạnh – cho thấy chính quyền Tiên Lãng đã cố tình dẫn dắt “trận chiến” này theo chủ đích của họ. Họ chủ động huy động lực lượng tiến công vào một nơi không thuộc khu vực cưỡng chế như vậy nhằm mục đích gì?
Tại phiên tòa ngày thứ hai, các “nạn nhân” ( phía lực lượng cưỡng chế) nói rằng họ không nổ súng trước. Nhưng theo tôi, việc chính quyền Tiên Lãng huy động đoàn cưỡng chế hùng mạnh tiến vào khu vực “giao chiến” đã thể hiện chính họ là người đã “phát lệnh” và “tấn công” trước. Trong bối cảnh đó, những chiến lũy, hành động của gia đình anh Vươn – thậm chí cho dù có phát hỏa trước, trong bối cảnh đoàn người hung tợn tấn công vào nhà mình – còn có cách nói nào khác nếu không phải là hành động tự vệ, bảo vệ tính mạng và tài sản của mình, phản kháng chống lại cái xấu, cái ác?
Những điều tôi trình bày ở trên không hề đi ngoài những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Pháp luật hình sự có khái niệm và qui định về chế định “phòng vệ chính đáng”. Theo đó, công dân có quyền tự vệ, “chống trả một cách cần thiết” khi bị tấn công, đe dọa đến tính mạng, tài sản. Đặc biệt, là khi sự đe dọa, tấn công ấy là trái pháp luật.
Hay nói cách khác, tôi cho rằng trong sự kiện này hành động của gia đình anh Vươn hoàn toàn không phải là “tự xử”. Mà là sự tự vệ, chống trả.
Cũng cần nói thêm là tuy pháp luật qui định Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm sự an toàn về tính mạng và tài sản của công dân. Nhưng sự bảo vệ này đã và đang ngày một kém đi. Việc người dân phải tự bảo vệ ( thông qua nhiều hình thức) đang ngày một tăng lên trong xã hội. Điều này thật đáng buồn trong chế độ có lý tưởng tốt đẹp của chúng ta.
Tôi cho rằng nếu đoàn cưỡng chế không tiến vào khu vực không cưỡng chế, thì chắc chắn sẽ không có vụ án đau lòng và gây phẫn nộ này. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cao nhất trong sự việc này nếu không phải là ông chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng? Thậm chí, tôi cho rằng chính ông chủ tịch huyện là người đã gây ra “tội ác” trong sự kiện tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn.
Việc chính quyền huy động một lực lượng cưỡng chế như vậy, dù bất kỳ lý do nào cũng đều không cần thiết và không đúng. Không có luật pháp nào cho phép chính quyền huy động công an, bộ đội tiến công vào nhà người dân chỉ là để thi hành, cưỡng chế thi hành một quyết định hành chính. Mà người thực hiện phải là nhân viên hành chính/chấp hành viên. Nhất là khi đây là cưỡng chế thu hồi đất chứ không phải là cưỡng chế thu hồi nhà – mà ngôi nhà đó lại không nằm trong khu đất phải thu hồi.
Phiên tòa xét xử anh Vươn vẫn đang còn diễn ra, nhưng tôi thấy có nhiều điểm bất thường, không đúng luật ngày từ bên ngoài phòng xử án. Chẳng hạn là việc ngăn cản người dân vào tham dự, là việc chưa có bản án – mà có báo đã viết là “làm rõ hành vi giết người”. Nếu vậy, thì phải chăng là đã có án kết luận anh Vươn giết người? Hay là logic nhận thức của nhiều người đang bị lộn ngược: thay vì chứng minh anh Vươn có tội hay không? Tội gì, thì lại cố chứng minh anh Vươn đã phạm tội giết người !
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)



Copy từ: Quê Choa

LS TRẦN ĐÌNH TRIỂN THÔNG TIN VỀ NGÀY THỨ 3 PHIÊN SƠ THẨM


VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN, NGÀY XỬ THỨ 3

Hôm nay bước sang ngày thứ 3 xét xử vụ án Anh Đoàn Văn Vươn. Một ngày gay cấn và căng thẳng;đại diện Viện Kiểm sát đọc bản luận tội, giữ nguyên quan điểm cáo trạng và đề xuất mức hình phạt như sau: 
A. “Tội giết người”:
1. Anh Đoàn Văn Vươn: từ 5 đến 6 năm tù;
2. Anh Đoàn Văn Quý: từ 4,5 đến 5 năm tù;
3. Anh Đoàn Văn Sịnh: từ 3,5 đến 4 năm tù;
4. Anh Đoàn Văn Vệ: từ 24 tháng đến 30 tháng tù cho hưởng án treo.
B. “Tội chống người thi hành công vụ”:
5. Chị Phạm Thị Báu( tức Hiền, vợ anh Quý): từ 18 đến 24 tháng tù cho hưởng án treo;
6. Chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Vươn): từ 15 đến 18 tháng tù cho hưởng án treo.

Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng; Chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện VKS để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt, chặn lời luật sư. Nhiều nội dung chảy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền,điều tra,xét xử, định tội danh,có tội hay không có tội?,phạm tội nào?,công vụ hay không công vụ,…
14 giờ ngày mai (05/4) Tòa tuyên án. Tôi bận việc phải về Hà Nội trong tối nay,ngày mai không dự tuyên án được và nhờ LS đồng nghiệp thông báo kết quả.
Vài thông tin với anh chị em fb, tôi bận quá chưa đưa chi tiết được.
Nguồn: FB Trần Đình Triển
 

Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Gửi đồng nghiệp đưa tin vụ ông Vươn



Nhà báo Võ Văn Tạo, cựu HTND - Tòa án TP Nha Trang
 Vụ án oan khốc xử anh em ông Đoàn Văn Vươn đang làm rỉ máu nhiều trái tim nhân hậu. Là các phóng viên tác nghiệp ở phiên tòa, hoặc các biên tập viên ở tòa soạn, nên chăng các bạn cần thận trọng cân nhắc khi dùng câu, chữ trong khi soạn bản tin, bài viết.
Chắc hẳn, để được vào quan sát phiên tòa qua màn hình ti vi, các bạn phóng viên cũng phải qua thủ tục nhiêu khê, nhẫn nhục chịu đựng thái độ thiếu tôn trọng và thiếu văn hóa với báo giới – đại diện cho quyền cơ bản - được thông tin -  của công chúng. Các bạn đã tận mắt ghi nhận sự thật trớ trêu: xét xử công khai, nhưng một rừng công an, an ninh chìm nổi… với mọi thủ đoạn tệ lậu bất minh ngăn cản công chúng và báo chí dự khán. Một cách ngang nhiên và trắng trợn, người ta đang tự cho cái quyền ngồi xổm trên pháp luật, bất chấp lương tri.

Từ buổi sáng oan nghiệt 5-1-2012 ở Đầm Cống Rộc (Quang Vinh, Tiên Lãng), hẳn các bạn, trực tiếp tác nghiệp, hoặc qua công luận, cũng biết rõ đầu đuôi, căn nguyên vụ việc: anh em họ Đoàn không chủ động tấn công hoặc cướp phá của ai, họ chỉ bất đắc dĩ phòng thủ trước âm mưu của quan chức địa phương muốn ăn cướp thành quả lao động kiên cường của họ. Ông Đoàn Văn Vươn có nhân thân rất tốt, từng đi bộ đội, trở về học đại học, phải vật lộn chiến thắng triều cường, bão biển, trả giá bằng sinh mạng con cháu, để tạo nên một đầm tôm hứa hẹn, lại còn đang mắc nợ ngân hàng bạc tỷ… Ông cũng từng ngộ nhận có công lý nơi tòa án…
Các bạn cũng biết, ngay sau khi xảy ra vụ cưỡng chế, báo chí bị làm khó thế nào khi tác nghiệp; các phát ngôn bất nhất, vu khống nhân dân, đổ lỗi chối tội của không ít quan chức Hải Phòng và Tiên Lãng; các nhận định, đánh giá công minh và tâm huyết của nhiều lão thành cách mạng, nhiều chuyên gia pháp lý danh tiếng; kết luận Hải Phòng sai phạm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng… không ít trong số các bạn cũng biết đến vụ án nổi tiếng và có hậu Đồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc. Không ít trong các bạn cũng suy tư, phải chi những người có trách nhiệm ở các cấp chịu khó động não, để có phương án giải quyết khôn ngoan hơn, nhân hậu hơn, tháo gỡ nguy cơ tiềm ẩn những vụ việc đáng tiếc tương tự…
Đúng - sai, đâu là công lý? hẳn các bạn không khó để nhận định. Các bạn cũng biết, nếu không có phát súng hoa cải, báo chí không lên tiếng rầm rộ, hẳn gia đình ông Vươn giờ đây trắng tay, nợ nần chồng chất và có thể cả nhà phải nhảy xuống biển tự vẫn.
Sinh thời, nhà cách mạng lão thành – nhà văn – nhà báo danh tiếng Trần Bạch Đằng từng bộc bạch nhân một dịp 21-6. Ông tự hào là nhà báo trẻ (khi đó ông vừa mới được cấp thẻ nhà báo), vì hiện nay người dân có việc oan ức… không tìm đến chính quyền, cấp ủy đảng hoặc công an, tòa án… mà tìm đến báo chí. Báo chí là chỗ dựa, là niềm tin duy nhất và cuối cùng của họ.
Là những người làm báo, không ít người trong các bạn vẫn day dứt, suy tư về hiện tình đất nước, biết rõ những bất cập về luật pháp nói chung và luật đất đai nói riêng… hiểu rõ thân phận, tình cảnh người dân thấp cổ bé họng trong xã hội đang suy thoái đảo điên mọi giá trị.
Vậy mà…!
Tôi đã đọc hầu hết tin, bài trên các báo phản ánh phiên tòa xử anh em ông Vươn trong mấy ngày qua. Xin cảm ơn nhiều bạn đã cân nhắc và thận trọng trong cách dùng câu, chữ, thể hiện lương tri sáng suốt và tấm lòng nhân hậu, luôn tìm cách bênh vực người dân yếu thế bị hà hiếp. Nhưng cũng có một số bạn, có lẽ do vô tình, hoặc bị sức ép “tế nhị” nào đó, đã gọi trống không ông Đoàn Văn Vươn đáng thương của chúng ta là “Vươn”, hoặc “Đoàn Văn Vươn”.
Gần 10 năm ngồi ghế hội thẩm nhân dân, nhiều lần tôi  rất khó chịu khi nghe một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân thẩm vấn các bị cáo một cách trống không, cộc lốc, miệt thị, quát tháo… Gặp những tình huống như thế, tôi tìm cách nhẹ nhàng nhắc nhở: dù là kẻ tội phạm thật sự, cũng cần tôn trọng nhân phẩm của họ. Ngành tòa án cũng đã có thông tri, yêu cầu không dùng những từ “y”, “thị” đối với các bị cáo. Đó là cách tốt nhất để cảm hóa lương tâm, thực hiện chức năng giáo dục của xét xử. Khi thẩm vấn bị cáo, tùy  tuổi tác, nên hỏi: “Xin (đề nghị) ông (bà, anh, chị) cho hội đồng xét xử biết…”. Bị cáo trả lời xong, ta phải cảm ơn. Đó là biểu hiện tối thiểu của người có văn hóa.
Mấy lời tâm huyết và xây dựng cùng các bạn phóng viên, biên tập viên – những đồng nghiệp cao quý và tử tế của tôi. Rất mong những bạn nào trót sơ suất, vô tình… từ nay cẩn trọng, cân nhắc từng câu, từng chữ. Đó cũng là cách để các bạn giúp tờ báo của mình chiếm thêm cảm tình nơi bạn đọc và công chúng có lương tri.
V.V.T.




Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

HÃY LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ THỂ CHO THÂN CHỦ


Đã bắt đầu phần bào chữa của các luật sư.
Gạt những lập luận tuyệt đối sang một bên, nhìn vào đề nghị mức án của công tố
viên với anh Đoàn Văn Vươn ( 6 năm tù), anh Quý 4 năm 6 tháng đến 5 năm… chị Thương, chị Hiền án treo…) cũng có thể thở phào một chút so với thông tin ban đầu.
Bây giờ là công việc của các luật sư.
Hãy tin rằng, các thẩm phán của phiên tòa có đầy đủ phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức, lòng tự trọng nghề nghiệp, chỉ xử án bằng chứng cứ, bằng những gì đang diễn ra tại tòa, không bằng chỉ đạo, áp đặt của bất cứ ai, hãy tin như thế để bào chữa hết sức cho thân chủ của chúng ta.
Phải xoáy mạnh và khẳng định bằng tính pháp lý cao nguyên nhân gốc rễ để xảy ra thái độ, hành vi chống lại chính quyền của anh em họ Đoàn, không có sự sai trái của chính quyền chắc chắn không có hành vi chống đối của anh em họ Đoàn.
Phải xoáy vào chi tiết, anh Đoàn Văn Vươn nguyên là công binh quân đội, hiểu quá rõ việc cài đặt thuốc nổ như thế nào chỉ để sát thương hoặc cảnh báo, đã nhắc nhở em mình là Đoàn Văn Quý lượng thuốc nổ nhồi vào ngòi nổ thật ít để tránh thương vong, đó là một căn cứ gỡ tội “ giết người”.544426_109192455943971_187850034_n
Phải tập trung vào hành động châm ngòi nổ của anh Quý khi thấy lực lượng cưỡng chế tới hàng rào ngoài cùng, tức là còn rất xa đã cho nổ, điều đó là mục đích cảnh báo,xua đuổi, không phải mục đích chính là sát thương, vì nếu muốn sát thương, thì đã đợi cho lực lượng cưỡng chế lọt vào đúng vị trí đặt chất gây nổ.
Phải tìm kiếm, phân tích rành rẽ, chặt chẽ các chứng cứ và phân tích sâu sắc, vững tay về nguyên nhân.
Cố lên vì thân chủ.
Và chúng ta kêu gọi Hội đồng xét xử hãy đặt lòng tự trọng nghề nghiệp lên đầu, đặt niềm tin nghề nghiệp của mình,sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trước phán xử của mình ( dù có làm phật lòng, phật ý hoặc trái với chỉ đạo), hãy ngẩng cao đầu nhìn nhân dân khi kết thúc việc xét xử. Tôi tin các anh.
Với phiên sơ thẩm, chúng ta chưa vội bàn đến hai chữ Trắng án, vệc đó tính sau, từng bước một. Tại phiên tòa này, các luật sư hãy cùng Hội đồng xét xử đưa ra được một mức án thấp nhất,thấp nhất có thể.
Chúng ta tin các luật sư yêu dấu của chúng ta.
Chúng ta tôn trọng pháp luật, tôn trọng vào lẽ công bằng, chúng ta phản kháng tuyệt đối với cái ác.
Chúng ta, tôi và các anh, đều sinh ra, lớn lên, trưởng thành từ hạt lúa của khoai của nhân dân.
Chúng ta mãi mãi là rơm rạ của nhân dân.
Chúng tôi chờ đợi một quyết định sáng suốt, bản lĩnh, nhân văn của Hội đồng xét xử.
Một chữ NGƯỜI cao cả đang vẫy gọi các bạn.


Copy từ: Nguyễn Quang Vinh

Tranh cãi nảy lửa Toán 8 điểm của trò lớp 1


- Xem đề bài và đáp án đề Toán kiểm tra giữa học kỳ của một học sinh lớp 1 nhiều người không khỏi bức xúc và cho rằng đề bài không rõ ràng.
Chỉ mới đưa lên facebook được gần 3 tiếng (trong ngày 3/4 ) nhưng bài làm được điểm 8 môn Toán đợt kiểm tra giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh lớp 1 tên Vũ Bảo Ngọc đang được dân mạng truyền đi với tốc độ chóng mặt với gần 500 bình luận.
Điểm chú ý là câu hỏi và cách chấm điểm của cô giáo ở câu 1D phần Trắc nghiệm.
toán

Trả lời câu hỏi 60<?<80, học sinh chọn A: 61 nhưng cô giáo chỉ cho điểm ở đáp án B: 70.
Người đưa bài làm của học sinh này lên facebook tâm sự: "Cháu mình học lớp 1. Nó làm bài được mỗi 8 điểm về mẹ đánh. Sai 2 câu 1c và 1d, mà mình không biết phải giải thích thế nào cho đúng. Bạn nào siêu giải giúp với. Dạo này lớp 1 học hơi bị cao siêu, giải toán trên mạng, làm bài thi toàn trên mạng trong khi nó chưa biết cầm con chuột thế nào cho đúng”.
Các bình luận, chia sẻ đều tỏ ra “ngơ ngác” và bức xúc trước cách ra đề và chấm điểm của giáo viên.
Nickname Nguyễn Thị Hải Hoa bức xúc: “Đề này ở trường nào vậy? Dạy cái kiểu này sao bảo các cháu lớn lên chả như gà công nghiệp, luôn phải làm theo cái mà các cô cho là đúng, áp đặt theo cái kiểu phi tự nhiên”.
Bạn Zenz Lee phân tích: “câu 1D đề hỏi thế thì không rõ ràng. Và học sinh làm 60 < 61 < 80 thì cũng đúng. Còn nếu chọn đáp án 70 thì đề phải hỏi "Tìm số tròn chục lớp hơn 60 và nhỏ hơn 80?"
Có ý kiến cho rằng, giáo viên mà ra đề như thế thì nên về học lại sư phạm cho tốt rồi hãy đi dạy.
Cũng vẫn ở phần Trắc nghiệm (câu 1C) - bạn Zenz Lee lập luận: “theo đề bài thì bé chọn đúng vì hỏi 49 gồm... thì em chọn đáp án 4 và 9 vẫn đúng chứ.
Phong Đăng



Copy từ: VietnamNet

VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN: Ơ KÌA, CÁC BÁC ƠI, THẾ ” CÁC ĐỒNG CHÍ NGUYÊN NHÂN” ĐÂU?



Kh.24-2
Hôm nay ngày xử thứ 3.
Quá trình theo dõi, tìm kiếm thông tin, mình tự hỏi, ơ kìa, xử vụ này mà không có mặt ” các đồng chí nguyên nhân”thì xử làm sao?
Hôm qua, luật sư Trần Đình Triển liên tục ghi bàn bởi những câu hỏi gang thép, hỏi xoáy vào ông Mải,nguyên thường vụ huyện ủy, trưởng công an huyện Tiên Lãng với những câu hỏi “bom tấn”: Ai ra lệnh nổ súng? Tại sao biết lệnh cưỡng chế sai vẫn tổ chức thi hành? Lực lượng nào đã bắn đạn vào nhà anh Đoàn Văn Quý…và ông Mải nhiều lần từ chối trả lời, hoặc là do sức khỏe,hoặc là do không thể trả lời. Chủ tòa nhiều lần ngắt lời luật sư. Và tranh luận gay gắt giữa luật sư và chủ tọa. Và bất ngờ, 3 giờ chiều, có vẻ như chủ tọa phiên tọa không chịu đựng nổi cuộc “tấn công”bằng lý lẽ pháp lý của luật sư Triển, đơn phương tuyên bố tạm dừng phiên tòa ( kiểu như dừng hội ý cuộc thi đấu bóng chuyền).
Nhưng anh Triển ơi. Anh hỏi đúng quá, sắc như dao, nhưng mà làm sao ông Mải dám trả lời hả anh. Bởi vì ông Mải rốt cuộc vẫn là người phải thừa hành. Mà ông Mải chắc chắn không thuộc diện “Lê Lai cứu Chúa” được, vì thế nếu nhận hết về mình là ” nguyên nhân” thì chết à? Nếu khai ” nguyên nhân”ra thì cũng chết chứ sống à.
Vấn đề là, tại sao xét xử hành vi phạm tội của anh em họ Đoàn mà Tòa lại không triệu tập các ” đồng chí nguyên nhân”. Nói một cách giản dị thế này, không thể bắt tội khói nếu không tìm cho được cái nơi gây khói- nguyên nhân. Không thể trị tội con muỗi gây bệnh sốt rét nếu không lôi ra ánh sáng hang ổ con loăng quăng. Không thể xử tội anh em họ Đoàn nếu không triệu tập “đồng chí nguyên nhân”- nơi phát sinh chủ trương cưỡng chế, nơi phát sinh mệnh lệnh cưỡng chế, nơi mà trong kết luận của Thủ tướng ghi rõ: chính quyền sai cả ở việc quyết định thu hồi đất, cưỡng chế và quá trình chỉ đạo cưỡng chế.
“Các đồng chí nguyên nhân”, trước hết và chắc chắn là từ cấp thành phố,sau đó mới là cấp huyện, còn có cấp cao hơn nào nữa không thì từ từ rồi cũng biết.
Sau đó,người ra lệnh cho một lực lượng hùng hâu, súng ống, chó nghiệp vụ, “hiệp đồng tác chiến” vào khu đầm Vươn là ai?
Không có ” các đồng chí nguyên nhân” sai phạm,không dẫn tới sai phạm của anh em nhà họ Đoàn. Và vì thế, không thể không triệu tập ” các đồng chí nguyên nhân” tới tòa. Không làm thế, phiên tòa mở ra chỉ nhằm chủ đích trị tôi, trấn áp anh em nhà họ Đoàn theo cách chà đạp chứ không phải theo con đường công lý.
Các luật sư phải buộc Tòa triệu tập đủ mặt ” các đồng chí nguyên nhân”thì phiên tòa mới thực sự đúng đắn, khách quan và minh bạch.
Ngay cả việc tại sao lại xử anh em họ Đoàn trước rồi mới xử số cán bộ “phá nhà” cũng phải đặt lên bàn để với câu hỏi, liệu đây là một “thao tác” của người xử án. Hai vụ án này về bản chất, là một, không có cái tội của mấy ông gọi là “thi hành công vụ”thì không có vụ án Đoàn Văn Vươn. Nếu xử hai phiên tòa tách ra, thì phiên nào cũng phải có mặt tất cả những bị can để khi cần thì luật sư,chủ tọa,nhân chứng truy vấn,tranh luận tại chỗ.
Đó là nhà cháu nêu vài ý thế để các luật sư nghiên cứu,tóm lại, phiên tòa chỉ có thể tiến hành khi và chỉ khi triệu tập “các đồng chí nguyên nhân” tới tòa.




Copy từ: Nguyễn Quang Vinh

NHẬT KÝ CHUYẾN THAM DỰ PHIÊN TÒA ĐOÀN VĂN VƯƠN


Ngày 2-4-2013:

Mấy ngày trước , dù biết mình liên tục bị đeo bám, theo dõi nhưng tôi vẫn thản nhiên di chuyển để làm những việc bình thường
Bởi thật ra mình đâu có phải "Tội phạm" hay yếu nhân đâu mà phải quá lo lắng chuyện mình đi đâu ?làm gì ? Nhất là mình chẳng làm những chuyện vi phạm pháp luật?
Chập tối đi lang thang rồi nhớ ra ghé nhà thằng em ăn cơm cùng vợ chồng nó. đến khuya thì bắt xe đi vòng vòng rồi sang Văn Giang vì nghe bà con nói sẽ khởi hành vào rạng sáng
Mình muốn đồng hành cùng bà con từ điểm xuất phát để chứng kiến và chia sẻ "Đoạn trường" chuyến  đi này , mà theo linh cảm của mình là đều biết trước
Xe khởi hành từ lúc 3 giờ sáng. Dự định số người đi sẽ vừa tròn 50 để không phải lo lắng chuyện "Qúa tải" xe mà bị gây khó dễ  dọc đường
"Cẩn tắc" đến như thế , nhưng rồi những dự tính đều xảy ra...Xe chạy khoảng vài chục km ra đường đi Hải Phòng. Trời còn tối mịt mà đã bị công an dừng xe "Hỏi thăm" Trong khi trời thì mưa lất phất. Chẳng biết mọi khi các chú có nhiệt tình như thế này không?
Đã chuẩn bị tinh thần nên chẳng ai bất ngờ. Mỗi khi bị cảnh sát giao thông "Hỏi thăm" thì bà con lại tỉnh cả ngủ và vội vàng tác nghiệp
Mọi ống kính quay chụp cứ nhằm thẳng nhân viên công lực nhà nước khiến cho các "chú" cũng ngại ngần. Và rồi ở những chặng đầu các chú đã phải "Chùn tay"
Xe chạy tiếp được chỉ chừng vài chục phút tiếp theo thì lại thêm một trạm thứ 2...Nhưng trước sự cứng rắn của người dân , họ đành phải để cho xe đi tiếp
Chốt cuối cùng thì chắc chúng đã có sự chuẩn bị. Đó là trạm thu phí khu vực Quán Toan. Trời mưa lất phất và chưa sáng rõ mặt người , nhưng họ đã huy động cả một lực lượng hùng hậu nào quân phục- thường phuc. Nào là chìm nổi và Côn đồ giả dạng lên đến con số hàng trăm và tại đây, họ ngang ngược đưa ra cái LỆNH MỒM:" Cấm xe khách vào thành phố" 
Khi tôi gọi điện thông báo cho anh chị em thì được biết khắp các ngả họ cũng đã vây như thế và bà con Dân Oan Dương Nội cũng không đến được 
Quanh đi vòng lại mãi để đấu tranh nhưng không có cách nào. Chúng tôi đành dừng xe giữa  đường để TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Bà con cùng mặc áo Dân Oan và cầm băng rôn khẩu hiệu ủng hộ người anh hùng nông dân Đoàn Văn Vươn ngay tại một chợ nhỏ trên đường quốc lộ. Sự kiện đã thu hút một số đông Nhân Dân địa phương và bà con vô cùng đồng tình. Nhiều tiếng nói phẫn nộ vang lên tố cáo những sai phạm , cướp bóc của chính quyền địa phương. Thế mới biết lòng dân giờ đây "tin yêu đảng" cỡ nào nhỉ?
Sau khi chia tay bà con Văn Giang buộc lòng quay về...mấy người chúng tôi được người dân địa phương nhiệt tình chỉ dẫn đường đi . Và thế là chúng tôi đã lọt vào trung tâm Hải Phòng dưới mạng lưới cú diều của những tên an ninh mật vụ bán nước hại dân- Côn đồ bỉ ổi
Vào sát gần khu vực tòa án , chúng tôi mừng vui ôm chầm lấy những người quen biết đã có mặt trước đó như GS Ngô Đức Thọ- nhà văn Nguyễn Tường Thụy- LS Hà Huy Sơn- Bác sĩ Phạm Hồng Sơn..Anh Phan Khang- Anh Kim Môn- Mai Dũng......Thế rồi chưa kịp "hàn huyên" về chặng đường như "Đặc công" của mình thì thấy Nguyễn Chí Đức ở đâu đi đến, mọi người cùng rủ nhau tiến sang bên kia đường đối diện tòa. Nơi công an chăng dây ngăn cách hàng rào và bà con Dân Oan các tỉnh thành đang tập chung đông tại đó.....
Xúc động nhất là khi tôi vừa cùng các bác, các anh chị bước vào , đang chen qua những "Thanh kiếm lá chắn " của đảng thì bà con ào ra phía chúng tôi. Nhiều Dân oan tôi đã gặp tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng - Hà Nội...Tôi ôm mọi người và nghẹn ngào trong giây lát. Tôi cố lấy lại bình tĩnh trước đám đông mà chắc chắn rất nhiều ĐỊCH
Tôi muốn  ôm những bà con Dân oan thật chặt như để truyền cho nhau tinh thần ý chí. Chia sớt cho nhau những mất mát đau thương trong cuộc đời này.....Và rồi, chúng tôi hòa vào rất nhanh ...CHIẾN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
P/S: Kính gửi quý độc giả xem những hình ảnh của chuyến đi để chờ đọc tiếp phần 2 
LÊN TIẾNG VÀ BỊ BẮT VÀO ĐỒN
Bắt đầu lên xe


Kiểm tra "phương tiện tác nghiệp"



TÁC NGHIỆP TRÊN ĐƯỜNG 


Bắt đầ GẶP CƯỚP 

Nói chuyện với "Côn đồ của đảng" 
Lực lượng côn đồ của đảng













GIẢ DẠNG THƯỜNG DÂN

QUÁ ĐÔNG ĐÚC - MƯA VÀ SỚM THẾ NÀY MÀ "NHÀ HẠ" ĐỨNG ĐƯỜNG THẾ

Lực lượng THANH KIẾM LÁ CHẮN của đảng dùng ĐÂM CHÉM DÂN 

Dừng dọc đường MỞ SỰ KIỆN

BÀ CON VĂN GIANG HIỆP THÔNG ỦNG HỘ GIA ĐÌNH ĐOÀN VĂN VƯƠN

CÙNG BÀ CON ỦNG HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI ANH HÙNG NÔNG DÂN

Gặp những khuôn mặt thân quen....


Cùng Dân Oan lên tiếng....

CHÚNG TÔI CẦN LÊN TIẾNG!










Copy từ: Bùi Hằng

MỘT LÁI XE THỨC 4 ĐÊM VIẾT BÀI GỬI BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO BỞI CHUYỆN XĂNG TĂNG GIÁ

MỘT LÁI XE THỨC 4 ĐÊM VIẾT BÀI GỬI BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO BỞI CHUYỆN XĂNG TĂNG GIÁ

TĂNG GIÁ XĂNG THÌ NÊN MIỄN NGHĨA VỤ BẢO VỆ BIỂN ĐẢO CHO DÂN ĐƯỢC KHÔNG ?


Chưa bao giờ  Ý Đảng với  Lòng Dân lại phân chia giới tuyến một cách rõ ràng qua “sự kiện tăng giá xăng” như lúc này.
Chính phủ và Đảng đều biết rằng trong bối cảnh người dân đã bất mãn tột cùng, lại thêm phải giải quyết vụ ”góp ý sửa đổi hiến pháp” làm phân hoá một cách sâu sắc giửa một bên là nhóm đảng viên quý tộc cao cấp vốn bảo thủ, giáo điều, thực ra là bảo vệ cái ”bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” vô cùng to lớn; và một bên là “một bộ phận không nhỏ”” thoái hoá xuống cấp ”thuộc tầng lớp đảng viên bình dân, đặc biệt là lớp đảng viên “về hưu”cảm thấy mình bị lợi dụng, bị phản bội lại lý tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nên đã quay đầu là bờ trở về với chính nghĩa dân tộc,trở về sống và làm việc bên và trong nhân dân.TW Đảng đã vô cùng bối rối, họ tìm mọi cách để ngăn cản tiến trình phân hoá” theo qui luật tự nhiên”này. Mọi thủ đoạn đều được áp dụng bất chấp thiên lý.Họ có thành công hay không?

Mấy ngày qua, đề tài”tăng giá xăng” đã được bà con từ Bắc chí nam, trên sông dưới chợ, trong nhà ngoài phố, mọi giới mọi ngành, trẻ già trai gái bàn luận sôi nổi, lý lẽ phân minh, ý kiến thống nhứt, tập trung phê phán chính phủ; Rằng:
-Trong khi giá dầu trên thế giới hạ, thì chính phủ lại tăng giá xăng ?
-Ngày hôm trước, thủ tướng nói trên VTV không tăng, thì ngày hôm sau Liên bộ Tài Chính-Công Thương lại quyết định ngược lại ?
-Giá xăng ở Campuchia cao hơn VN, tình trạng buôn lậu xăng dầu không kiểm soát được ở biên giới.Lực lượng quản lý thị trường  bất lực, thì “đè” nhân dân ra trừng phạt ?
-Xăng tăng, đồng nghĩa giá các mặt hàng thiết yếu tăng, trong khi đồng lương thu nhập lại “không chịu nhúc nhích”, người dân” đã khổ nay càng khổ hơn” ?
-Doanh nghiệp cũng khốn đốn không kém: giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng giá tương ứng với giá xăng, Sức mua ngưới dân giảm dẩn đến hàng tồn kho càng nhiều, đồng vốn không xoay được  trong khi  lãi suất ngân hàng không bao giờ” để yên”; Đình trệ sản xuất, phá sản, thất nghiệp tràn lan là viển ảnh có thể thấy được ?
-Tăng giá xăng trong lúc này là làm thất bại thành quả Chống lạm phát vừa chớm có thành công trong bước đầu của chính phủ ?
-Ở các nước sản xuất dầu như Algieria, Ai cập, Iran, Oman, Tukmenistan, chính phủ đã trợ giá xăng trong nước chỉ còn khoảng từ 4000-8000 đồng tiền VN một lit; đặc biệt các nước: Arap Saudi, Lybia, Venezuaela giá xăng chỉ có từ 1500-3000 đồng tiền VN một lit. Riêng Tukmenistan còn cấp, không thu tiền mỗi hộ gia đình hàng tháng 120 lit xăng?
Cũng là nước sản xuất dầu, tại sao người dân VN không được hưởng một tí tẹo lợi ích nào từ việc sản xuất dầu, ngược lại giá xăng ở VN còn đắt hơn giá xăng ở Mỹ. Mỏ dầu là của thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho toàn thể nhân dân VN, chứ không phải của riêng Đảng và chính phủ; trong quá khứ người dân VN đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức, tiền của, xương máu để bảo vệ mỏ dầu quí báu của Tổ quốc. Nếu như người dân không có được  quyền lợi từ việc sản xuất dầu, thì cũng không có nghĩa vụ bảo vệ các mỏ dầu nói riêng bảo vệ biển đảo nói chung ?! Được biết ngành dầu khí đã đóng góp nguồn thu ngân sách quốc gia với tỷ lệ hơn 30% (khoản 33 tỷ USD) hằng năm…
Vì vậy đòi hỏi giá xăng ở VN phải bằng giá xăng ở các nước xung quanh không sản xuất dầu là đòi hỏi phi lý và không công bằng; ngay Malaysia giá xăng cũng chỉ khoảng 12000 đồng  tiền VN một lit.Tại sao không so sánh và học tập Malaysia! Thấy gì về cách ứng xử giửa chính phủ các nước sản xuất dầu và chính phủ VN. Điều khác biệt mà tôi thấy được là hầu như không có ngoại lệ, toàn bộ chính phủ của họ chia sớt quyền lợi cho người dân; Phải chăng do vì chính phủ của họ may mắn, không do Đảng cộng sản lãnh đạo, còn VN thì ?
Chưa bao giờ  Ý Đảng với  Lòng Dân lại phân chia giới tuyến một cách rõ ràng qua “sự kiện tăng giá xăng” như lúc này.
Chính phủ và Đảng đều biết rằng trong bối cảnh người dân đã bất mãn tột cùng, lại thêm phải giải quyết vụ ”góp ý sửa đổi hiến pháp” làm phân hoá một cách sâu sắc giửa một bên là nhóm đảng viên quý tộc cao cấp vốn bảo thủ, giáo điều, thực ra là bảo vệ cái ”bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình” vô cùng to lớn; và một bên là “một bộ phận không nhỏ”” thoái hoá xuống cấp ”thuộc tầng lớp đảng viên bình dân, đặc biệt là lớp đảng viên “về hưu”cảm thấy mình bị lợi dụng, bị phản bội lại lý tưởng phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nên đã quay đầu là bờ trở về với chính nghĩa dân tộc, trở về sống và làm việc bên và trong nhân dân. TW Đảng đã vô cùng bối rối, họ tìm mọi cách để ngăn cản tiến trình phân hoá” theo qui luật tự nhiên”này. Mọi thủ đoạn đều được áp dụng bất chấp thiên lý. Họ có thành công hay không? Hạ hồi phân giải…
Tiếp theo vụ án Đoàn văn Vươn cũng làm cho Đảng và Chính phủ như ngồi trên ổ kiến lửa…
Trong lúc nước sôi lửa bỏng họ vẫn quyết định tăng giá xăng bất chấp sự bất bình quyết liệt của người dân. Các nhà hoạch định  chính sách cấp cao, các bộ óc chiến lược ở TW, họ có”luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” không?
Nguy cơ về một cuộc xuống đường bùng phát vì lý do dân sinh là hoàn toàn có thể xảy ra nếu như họ vẫn tiếp tục cho ra những chính sách vô lý chèn ép và hút cạn kiệt sinh lực của người dân?!
Họ không thiểu năng trí tuệ, họ hoàn toàn nhận thức được thực trạng trên nhưng họ vẫn lỳ lợm đưa ra quyết định tăng giá xăng trong thời điểm hiện nay.
Tại sao vậy?
Phải chăng do chính quyền CSVN đã lâm vào thế khánh kiệt! Ngân khố quốc gia đã trống rỗng từ mấy năm nay, chính phủ đã bội chi ngân sách nhiều năm liên tục, Để duy trì hoạt động họ đã vay mượn của quốc tế với bảo chứng là các nguồn tài nguyên của đất nước bao gồm: khoáng sản, dầu mỏ, lúa gạo, cao su, ca phê, tiêu, điều, thuỷ hải sản….”. Xài trước đồng tiền chưa làm ra “đó là tóm tắt của nền tài chính quốc gia dưới sự lãnh đạo” tày trời” của đảng ?
Mặc cho nợ ngập đầu, họ vẩn tiêu xài rất hoang phí, lãnh đạo các địa phương đều cố xây vài công trình hoành tráng mang dấu ấn nhiệm kỳ của mình, hầu hết đều là các công trình tào lao, vô bổ, không phát huy tác dụng như các nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường ,thuỷ điện, nhà bảo tàng, đền, đài tưởng niệm, nhà hát…làm tiêu tốn rất nhiều tiền của của nhân dân. Những công trình đáp ứng mong đợi thì lại  rất mau xuống cấp, gây lảng phí không nhỏ. Trung ương cũng chẳng tốt lành gì! Các bộ nghành đua nhau đục khoét và chi tiêu vô tội vạ…Sự kiện”kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” đã tiêu tốn ngân quĩ hơn 4 tỷ USD…Hậu quả là số nợ công hiện nay ở VN đã lên đến hơn 60 tỷ USD(?) Từ thời vua Hùng lập quốc đến nay, chưa bao giờ nước VN mang nợ nhiều đến thế ?!
Mấy năm trước, khi VN chuẩn bị mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo của Nga, dư luận quốc tế đã xì xào: VN  đang vét hầu bao để mua vũ khí. Mua vũ khí để  phòng thân, đối phó với ông anh cả ”cùng chung chiến hào”có tánh khí thất thường, (”làm anh nhưng lại thích chơi cha”chứ không chịu” làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”) thì cũng không có gì là sai.
Cuối năm ngoái, đích thân thủ tướng Nga, ông Mendelev đã sang thăm “hữu nghị” theo lời mời của chính phủ VN, thực chất ông không hữu nghị gì cả, ông sang VN là để đòi nợ, cả nợ hiện tại (6 chiếc tàu ngầm) và nợ quá khứ (viện trợ quân sự cho VN thời chống Mỹ)…Không có tiền trả, VN lại lên giọng trách móc Nga đã bán tàu ngầm cho VN lại bán thiết bị chống tàu ngầm cho TQ. Không tồn tại khái niệm ”hữu nghị” giửa Nga và VN (Nếu có là do VN ảo tưởng), khi màVN chỉ mua vũ khí của Nga với tổng giá chỉ khoàng 2 tỷ USD trong khi Trung Quốc mua cũng của Nga tới 20 tỷ?.Anh lái buôn vũ khí Nga liền xuống nước xoa dịu một cách có ý đồ, tiếp tục bán nợ cho VN tên lửa và trực thăng, đổi lại Nga hối thúc VN phải gia tăng thương mại hai chiều  gấp 3 lần cho” xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước”. thực chất là không hài lòng về cách trả nợ “nhỏ giọt của VN.” Đặc sản nào của VN có thể làm cho Nga , thay vì giận dữ về thái độ xấc xược, lại tỏ ra dịu giọng với VN, đó không phải là sản phẩm giầy da, may mặc, không phải là lúa gạo,thuỷ hải sản, cũng không phải là cà phê, cao su mà chỉ có thể là dầu hoả.Vâng! Người Nga không mê đặc sản, chỉ thích sản phẩm phổ thông.! Sản phẩm phổ thông chiến lược.
Sau những lời đường mật”khôn ngoan” của Nga, VN”ngơ ngác”ngã vào lòng, một bản khế ước hợp tác chiến lược toàn diện giửa Nga và VN được nhanh chóng soạn thảo, đánh dấu một cuộc”hôn nhân vụ lợi” không bền chặt.
Hiệp định hợp tác khai thác dầu giửa VN và Liên xô trước đây, do Nga kế thừa và tiếp quản qui định :một bên có dầu hợp tác với một bên có kỷ thuật và tài chính, sản phẩm dầu bơm lên sẽ được “cưa” đôi. Nhưng với thoả thuận thương mại song phương lần này, VN đã nhượng quyền sử dụng toàn bộ sản phẩm dầu cho Nga để cấn trừ nợ,cũng có nghĩa là VN bị truất quyền thi đấu ngay trên sân nhà do” cố tình” đá phản lưới nhà. Dầu vốn “không cưa được”, Nga lấy trọn là hợp qui luật tự nhiên và qui luật kinh tế xã hội.
Không có một giọt dầu nào, làm sao ăn nói với quốc dân đồng bào, chuyện diển ra ở ngoài khơi, lâu nay đồng bào cũng không chú ý, có thể lấp liếm được, nhưng còn đứa con thổ tả, nay ốm mai bịnh mang tên Nhà Máy Lọc Dầu Dung Quất thì sao!? Làm sao có được chút “dầu thừa mỡ cặn” cho nó vận hành “ có lệ” để qua mặt quốc dân. Làm sao bây giờ! ”Thôi rồi Lượm ơi!”
“Trong cái khó, ló cái ranh”, Các nhà lãnh đạo dáo dác phân công đi tứ xứ để  xin mua chịu dầu với tiêu đề” mua dầu để pha với dầu thô nội địa” phục vụ cho kế hoạch ‘Cracking”của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Họ đi Tukmenistan, đi Iran, đi Bruney, đi Venezuaela, đi  Trung đông….
Nhân đây tôi mạo muội có vài dòng về NMLD Dung Quất, đã được khởi công xây dựng hơn 12 năm , đến nay tuy đã hoàn thành nhưng vẫn chưa bàn giao một cách chính thức vì còn nhiều “vấn đề kỷ thuật” chưa được xử lý. Mới đầu dự tính xây dựng trên ý tưởng hợp tác giửa VN (bênA:có dầu) và các tập đoàn dầu khí quốc tế (bênB: có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính hung hậu) trên cơ sở hài hoà lợi ích các bên. Nhưng do tính bảo thủ, gia trưởng độc đoán, duy ý chí, áp đặt địa điểm xây dựng của bên A, nên hết tập đoàn này đến tập đoàn khác lần lượt cuốn gói ra đi, ”một đi không trở lại”. Tính chủ quan duy ý chí lại được dịp phát huy cao độ,VN “cương lên” đòi làm một mình (Dân gian gọi hành vi này là”tự xử”). Sẵn có tiền bán dầu thô rủng rỉnh trong túi, xung quanh lại có nhiều mưu sĩ vốn rất ranh mảnh, người trong nước có, người ngoại quốc có, luôn tâu hót những lời “có cánh”. Dưới sự tham mưu của đội ngũ”Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều” này, các thiết bị, đường ống, phụ tùng được mua về lắp ráp về cơ bản là thiếu đồng bộ và không hợp chuẩn. Về phía lảnh đạo thì kiến thức chuyên môn không có, hoặc có nhưng không sâu, lại thích nghe lời xu nịnh, đồng thời cũng thích vẽ vời, phết phẩy để kiếm” chút cháo bào ngư”. Trong hoàn cảnh như vậy, đứa con đầu lòng có cha (bên A) không có mẹ (bên B) mang tên NMLD Dung Quất, được thai nghén suốt 11 năm trời,nếu có ra đời, không què quặt thì cũng ốm đau bịnh tật, dị hình dị tướng. Thật vậy,với dây chuyền “vá víu” này, NMLD Dung Quấc đã đễ lại nhiều điều tiếng trong suốt quá trình vận hành chạy thử (rodai), nếu có lên sàn chứng khoán, thì cũng không có mấy nhà đầu tư nào có can đảm mua cổ phiếu ! Lại nữa, NMLD Dung Quấc vốn được thiết kế để lọc dầu của mỏ Bạch Hổ! Dầu của mỏ Bạch Hổ là loại dầu quí hiếm do thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho dân VN, được thế giới gọi là dầu ngọt-nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp hoặc không có (có giá trị kinh tế cao). Khác với đại đa số mỏ dầu của thế giới là loại chua-mặn có hàm lượng lưu huỳnh cao (rẻ hơn loại trên) Chúng ta hình dung như gạo thơm đặc sản với gạo thường vậy! Các nhà lảnh đạo VN chủ trương mua dầu chua-mặn pha trộn với dầu bản địa để giảm giá thành (Đây lại là một sự sáng tạo đỉnh cao của đảng) Kết quả là trong quá trình vận hành chạy thử, đã sản sinh ra rất nhiều acid ăn mòn các đường ống, thiết bị, khiến cho nhà máy thường xuyên trục trặc, có khi phải ngừng sản xuất nửa tháng ,một tháng…Đã  ốm yếu bịnh tật, đẻ  già (không phải đẻ  non) lại cho ăn thức ăn khó  tiêu, không tiêu luôn mới là  lạ .Ngoài ra,giá thành của nhà máy bị đội giá do kê khống, ăn chia phết phẩy cũng là vấn đề cần bàn thảo….tôi không có nhiều thông tin, mong mọi người bổ xung ý kiến…
Sau việc “xiết nợ” của Nga, VN đã mất đi khoản ngoai tệ to lớn từ việc bán dầu. Để bịt lổ hổng tài chính này, một lần nửa lãnh đạo lại phải chạy đôn chạy đáo (thật tội nghiệp, người dân đen không thấu hiểu được nổi khổ của lảnh đạo đâu!) Các tổ chức tài chính quốc tế như: Ngân hàng Á châu,Ngân hàng Thế  giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế…là những nơi VN nhắm đến. Nhưng qui định rất ngật nghèo, họ cũng cho vay chút đỉnh, không đạt yêu cầu VN mong muốn.
Sau khi cùng bà xã đi chùa, Thủ tướng Dũng bay qua Nhật, chưa kịp mở lời mượn tiền, như có linh ứng, thủ tướng Nhật đã tha thiết yêu cầu VN  giúp Nhật, vấn đề mà chính phủ Nhật “bế tắt” không thể giải quyết được trong nhiều năm nay! (Bỏ mịa! Vấn đề gì mà chính phủ Nhật với tiềm năng kinh tế hùng hậu, lại có thể “bí”. Ông Trời có đánh đố con không? Con đã đi chùa và van vái kỷ lắm mà! Sao không cầu ai khác lại cầu mình!!!???) Thủ tướng Nhật tha thiết mong mỏi chính phủ VN cung ứng từ 5000 -10000 nhân viên hộ lý,công việc mà người Nhật đã từ chối, trước kia do người Malaysia, Thailan, Philippin đảm trách,nay họ không còn mặn mà với công việc vừa dơ bẩn vừa thấp hèn. Chính phủ Nhật thật sự bế tắt. Ông Dũng “làm bộ” trù trừ ,do dự (trong lòng như đã mặt ngoài còn e), Nhật “tấn công” ra giá: 5000 USD tiền công mỗi tháng cộng bao ăn , bao ở (Được rồi! tao về kêu Bộ Lao động tuyển quân với lương tháng 2000 USD kèm phí dịch vụ…) Đổi lại Nhật sốt sắn hứa viện trợ ưu đãi cho VN (nợ trả chậm, lải suất thấp..) Bất chiến tự nhiên thành, đúng là “Chó táp phải ruồi” .Ông Dũng “bội thu”ca khúc khải hoàn….
Cùng thời điểm này, ở bên kia bờ đại dương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đi công cán ở Mỹ, tiếp xúc với nhân vật cao cấp ở Nhà trắng nhằm thu xếp một khoản tín dụng (mượn tiền sao không nói thẳng mượn tiền) Mỹ đặt điều kiện về nhân quyền cùng cải cách chính trị, VN không đáp ứng, thế là ra về trắng tay. Với việc không hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao, ông Ninh không còn được trọng dụng và đã “lặn mất tăm” từ đó đến nay.
Họ có đi Trung Quốc vay tiền không?!?! Tôi không biết!!! Nhưng chắc có! Vì không có thông tin! Họ có thể âm thầm đi và chắc mượn được tiền với nhiều điều kiện bất lợi ,cộng với việc có thể Trung Quốc doạ đòi nợ quá khứ khiến lảnh đạo VN xanh mặt. (Khốn khổ cho dân tộc VN tôi! Tạo ra cuộc chiến làm chi, để bây giờ nợ ngập mặt..) Điều này giải thích thái độ nhu nhược của họ trước Trung quốc trong nhiều trường hợp.
Bất chấp các nổ lực kể trên, lổ hổng chỉ được vá một nửa. Ai và chỗ nào nửa có thể tiếp cận để kiếm ra tiền!?!?Hàng loạt  bộ óc ở trung ương đang vận hành hết công suất .Cuối cùng họ đi đến thống nhứt: Dựa vào nội lực là chính với phương châm “lấy dân làm thớt” (viết tắt:lấy dân làm gốc,l ấy gốc làm thớt) với hàng loạt biện pháp :
Bộ Tài chính bật đèn xanh cho  các tỉnh và thành phố được phép bán các công sở, dinh thự, mảnh đất vàng với rất nhiều danh nghĩa khác nhau , nhưng tựu trung là để tăng thu nhập ngân sách.
Tổng cục thuế phải “quán triệt”phương châm: năm sau cao hơn năm trước, quí sau cao hơn quí trước, tháng sau cao hơn tháng trước.Nhưng khổ nổi là với tình hình các doanh nghiệp giảm sản xuất, ngưng sản xuất, chết hàng loạt, thất thu thuế là điều không thể tránh khỏi.
Triển khai hàng loạt các biện pháp tăng phí: phí học tập, phí bịnh viện, phí giữ xe, phí cầu đường, phí dịch vụ vui chơi giải trí……Cho phép tăng giá điện, tăng giá nước……KHÔNG NÓI NHIỀU!!!TĂNG HẾT!!!! Đồng thời, phải “sáng tạo” thêm vài loại thuế và phí khác….
Như một con nghiện tới cử, với cặp mắt đỏ ngầu, thao láo, chinh phủ VN đã nhìn quanh quách, suốt mọi ngóc ngách của đất nước VN xem điều gì có thể làm ra tiền thì cứ tiến hành, vật gì có thể bán được thì cứ bán (thấy nồi bán nồi, thấy chảo bán chảo, thấy bàn thờ……….)
Trong bối cảnh đó, phương án “tăng giá xăng “ là kế hoạch nằm trong lộ trình đã được tính toán trước, người dân rên xiết, chính phủ không mải mai xúc động. (chính phủ cũng có cái khó của chính phủ) Đúng là”Khổ trăm lần dân kêu cũng mặc, Khó vạn lần,Liên Bộ cũng thông”
Để ý kỷ sẽ thấy, mỗi lần Quốc hội họp, thì các loại giá ngưng lại có khi xuống, khi Quốc hội ngưng họp thì giá lại lên. Ôi! Quốc hội và giá sao giống VN và Cuba quá: anh này ngủ thì anh kia”quậy”và ngược lại.
Vài dòng tâm sự, quay đầu là bờ vẫn còn kịp. Thay vì tăng giá xăng, chính phủ cần hành động quyết liệt và có hiệu quả trong việc giảm chi tiêu công, giảm xây dựng các công trình tào lao vô bổ, chống lảng phí, chống tham ô, chống chạy chức chạy quyền, tinh giảm nhân sự ở tất cả các bộ ngành từ trung ương đến địa phương (phó TT Ng xuân Phúc đã nói: 30% cán bộ làm việc không mang lại bất cứ hiệu quả nào, không có cũng không sao) Đặc biệt tinh giảm nhân sự ở các đoàn thể (Đây là lực lượng không có đóng góp gì, không có tác động gì đáng kể trong tiến trình phát triển của đất nước, nhưng lại góp phần tiêu hao rất đáng kể ngân sách quốc gia ).Nếu như không tích cực trong công việc kể trên, mà lại tích cực tăng giá xăng, tăng giá điện, tăng giá viện, tăng giá nước, tăng giá thuốc, tăng giá học phí thì người dân chúng tôi hoàn toàn không hài lòng, và hậu quả sẽ rất…       
                                                                                                                                                                                              Ngày 4/4/2013
                               Toạ ĐộXYZ

Gởi Bác Đào
Em là người lao động (tài xế),viết không chuyên, mong bác chỉnh sửa và biên tập lại, để viết bài này, em đã thức trắng 4 đêm
Bài viết có 50% là do em suy đoán, nhưng là suy đoán có cơ sở, Bác và bạn đọc hãy bổ sung chứng cứ cho em.

Copy từ: NV Phạm Viết Đào

Vì sao Viện kiểm sát xuống thang Khung hình phạt cho Anh em nhà Vươn - Quý?


Những nét chính của "Trận đánh"
 
Số người tham gia vụ Tiên Lãng HP:
Theo QĐ số 4322/QĐ-UBND: Trưng dụng 102 cán bộ tham gia thực hiện cưỡng chế.
Đưa tin về phiên toà, sau một năm xảy ra vụ việc nhiều báo vẫn viết là: Ngày 5-1-2012, hơn 100 cảnh sát, bộ đội đã tham gia cưỡng chế, thu hồi đất đầm nuôi tôm của gia đình bị cáo Vươn như báo Vietnamnet, Vnexpress, Phapluattp.
Được phân công thành 3 tổ: Tổ bảo vệ, Tổ kiểm kê, kê biên, niêm phong tài sản, Tổ tháo dỡ cổng, lều trông coi
Theo Cáo trạng của VKS: có 8 người (có 2 phụ nữ) thuộc gia đình nhà ông Vươn - Quý.

Phương tiện vũ khí:
Bên cưỡng chế:
Phương tiện: Chỉ trong hình này cho thấy có 2 xe chuyên dụng của cảnh sát, 1 xe khách chở quân, 1 xe chữa cháy lớn (+ 1 xe nhỏ), 1 xe cứu thương,  còn lại là xe các xếp chỉ huy.

Vũ khí trang bị: Các loại súng AK, súng trường, súng ngắn, súng bắn đạn cay, lựu đạn hổ trợ, máy dò mìn, áo giáp, khiên...và chó nghiệp vụ.
Bên nhà Vươn - Quý:  2 súng tự chế bắn đạn hoa cải, 2 mìn tự tạo (hổn hợp thuốc phóng, thuốc pháo và Nitrat Amôn), 2 bình gaz dân dụng, ống nhòm trông cá, dao nhà nông...

Trực tiếp tham chiến:

Bên lực lượng cưỡng chế: Tổ công tác số 3 - nhóm người đi đầu tiên có 7 người: gồm 5 cán bộ công an và 2 cán bộ thuộc huyện đội. CSCĐ của thành phố đã có mặt hổ trợ ngay từ giai đoạn đầu tham gia cưỡng chế. Đội hình phía sau và hướng khác khi tiến vào:qua hình ảnh thấy rất đông, không rõ chính xác bao nhiêu người?
Ở trong nhà cố thủ có 3 người, nhưng chủ yếu là Đoàn văn Quý . Ảnh nơi xảy ra:


Những người nổ súng:
Theo Cáo trạng: Đoàn Văn Quý nổ 3 phát súng hoa cải, Thoại hoặc Thái ở tầng trên có bắn (không ghi rõ...). Nguyễn Văn Thủy công an huyện thuộc tổ công tác số 3 bắn 1 phát súng ngắn, Một chỉ huy Cảnh sát cơ động bắn 3 phát súng ngắn vào nhà anh Quý (1 tiếng nổ nữa sau cùng, nghe nhỏ).

...rút ra, rồi nhào vô lại, bắn...
Bắn hoặc ném lựu đạn cay không rõ.
Còn ai bắn đạn nữa không - không có thông tin khác.
Theo Cáo trang VKS: Thu tại hiện trường 2 vỏ đạn do Quý bắn, 2 vỏ đạn không xác định được.

Tại phiên toà chiều ngày 03/4:
Các luật sư hỏi xoay quanh các nội dung: kế hoạch của CA huyện Tiên Lãng trong việc bảo vệ ANTT vụ cưỡng chế; có hay không việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ… cho các chiến sỹ tham gia đoàn cưỡng chế; thẩm quyền, trách nhiệm của lực lượng an ninh tham gia đoàn cưỡng chế; ai là người nổ súng đầu tiên trong buổi cưỡng chế (đoàn công tác hay bị cáo Đoàn Văn Quý).Vết đạn trên tường nhà anh Quý ai bắn?...
Đến 3 giờ chủ toạ quyết định tạm dừng.
___________
Anh em nhà Vươn Quý đã khai gì và những "nạn nhân" của họ đã nói không đúng sự thật ra sao? - Đây là chính là điểm mấu chốt của vấn đề
Mời bạn xem - hình ảnh và đoạn chữ nghiêng là lời bình của Th09

Trích từ (LĐO) - Thứ tư 03/04/2013 15:53

Khi HĐXX hỏi: “Ai là người bắn trước?”, bị cáo Quý trả lời: “Lực lượng cưỡng chế”. Cũng theo bị cáo Quý, khi áp sát ngôi nhà, lực lượng cưỡng chế mặc áo giáp và mang theo súng AK.

Nhân chứng Nguyễn Văn Thủy (Công an huyện Tiên Lãng, thuộc tổ công tác số 3) cho biết ông được trang bị một súng K54, để trong người. Sau khi bị  cáo nổ súng vào đoàn cưỡng chế, ông có  rút súng bắn chỉ thiên một phát nhằm cảnh cáo.

HĐXX hỏi: “Khi tổ công tác xuống đầm, đoàn có mang theo súng AK không?”, Vũ Anh Tuấn trả lời: “Tôi không mang súng và cũng không nhìn thấy ai mang súng, không mặc áo giáp, trừ đồng chí rà phá bom mìn”. 

Khi HĐXX hỏi những hình ảnh công an mặc áo giáp và mang súng là lực lượng nào, bị hại Vũ Anh Tuấn trả lời: “Đó là lực lượng cơ động của Công an thành phố xuống khi vụ nổ súng đã xảy ra, các nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu”.


Quý khai đúng, không rõ CS huyện có mang súng oÃK không nhưng xem hình chụp từ video tại thời điểm nổ mìn tự tạo đã có lực lượng CSCĐ đi cùng, tất nhiên phải áo giáp và có súng:

Theo báo đăng hình ảnh và video công bố: hầu như ở góc độ nào cũng đều thấy bóng dáng đông đảo CSCĐ.


HĐXX hỏi bị hại Lê Văn Mải - nguyên Trưởng Công an huyện Tiên Lãng, Tổ trưởng tổ công tác số 3 của lực lượng cưỡng chế - về việc có phân công cán bộ, chiến sĩ mặc áo giáp và mang vũ khí không, ông Mải trả lời: “Không phân công, nhưng 2 đồng chí bộ đội có mặc áo giáp. Đồng chí Thủy (công an huyện) có được trang bị một súng K54 và một số công cụ hỗ trợ khác”.

Bị hại Lê Văn Ghi (thuộc BCH Quân sự huyện Tiên Lãng) vắng mặt có lý do, HĐXX công bố  lời khai của bị hại, trong đó khẳng định: “Khi mìn nổ, tôi được một cán bộ công an cho mượn áo giáp”.

Th09 nghĩ nói vậy là úp mở quanh co chuyện có súng vad áo giáp hay không?. 
Hình cho thấy ban đầu 4 người của huyện đội tăng cường không có mang súng và áo giáp



Trả lời luật sư Trần Đình Triển về việc có nhiều vết đạn bắn vào nhà ông Quý, nhân chứng Nguyễn Văn Tiến khẳng định: “Thời điểm tôi có mặt, nhà ông Quý không có vết đạn”.
Vậy chứ 3 phát đạn của chỉ huy CSCĐ bắn thẳng vô nhà bay đi đâu? Chữ kể qua hình rất nhiều nghi ngờ có thể là vết đạn, như hình: 
Một CSCĐ cầm băng đạn chuyển người phía sau?
Bên dưới của sổ
  Một mảng lỡ trên nóc nhà
 Phía ngoài nhà
 Vết trên tường trong nhà

Bên trong phòng ngủ
Vết đạn từ ngoài bắn vào còn hằn rõ trên bức tường gạch nhà Vươn đã bị phá (Nguyễn Thông)
Trên tường nhà ông Vươn trước khi bị phá có một số vết lõm giống như vết đạn bắn (Thanhnien)

Lưu ý: 2 video clip của TVT và ANTĐ quay tại hiện trường được công bố (có thể là hình ảnh một máy quay) chỉ là trích đoạn. Nên công luận không biết hết đã thực sự đã xảy ra như thế nào? Không thấy VKS đưa vào cáo trạng như là một tang chứng.  

Nói thêm: Theo luật sư Cường, trong kết luận điều tra có nói thu giữ 2 băng ghi hình việc cưỡng chế, phá nhà. Vì vậy, ông đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để kiểm tra, giám định vì "đây cũng được coi là chứng cứ khách quan” ( Vnexpress)
Không thấy công bố trên báo chí truyền thông.
__________
 
Đoàn Văn Vươn – Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

Copy từ: Trần Hùng

QUAN CHỨC HẢI PHÒNG VẢ VÀO MỒM ÔNG NGHỊ NGUYỄN TẤN DŨNG

THỦ TƯỚNG: THU HỒI, CƯỠNG CHẾ, PHÁ NHÀ ÔNG VƯƠN LÀ SAI LUẬT

Thủ tướng cám ơn báo chí


"Trước hết tôi xin chuyển lời của Thủ tướng Chính phủ biểu dương và cảm ơn anh em báo chí đã thông tin rất kịp thời, đa dạng, phong phú, có nhiều bài phân tích đa chiều về vụ việc. Điều đó đóng góp cùng các cơ quan chức năng đưa ra kết luận. Thủ tướng rất mong báo chí ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển chung cả nước, đặc biệt là vấn đề phát triển kinh tế đất nước.
Thủ tướng cũng cảm ơn những ý kiến rất xác đáng của nhiều người dân, đặc biệt là các lão thành cách mạng, các chuyên gia bày tỏ sự ủng hộ, gửi trực tiếp tới Thủ tướng hoặc qua báo giới", Bộ trưởng Đam nói.

"Đây là một vụ việc rất đáng tiếc, mặc dù có nguyên nhân khách quan, nhưng trong đó có nguyên nhân chủ quan là yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, của xã Vinh Quang trong công tác quản lý nhà nước về đất đai", Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông báo kết luận của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng. Ảnh: Bá Mạnh.
Ông Đam chia sẻ “hai đêm vừa rồi tôi ngủ rất ít, đọc nhiều bài báo, bình luận. Theo thống kê, có gần 800 bài báo với hàng ngàn bình luận kèm theo. Điều này cho thấy vụ việc rất đáng quan tâm. Về phía báo giới, đã đưa nhiều tin bài phong phú. Đảm bảo quyền được thông tin của người dân, cũng là kênh thông tin quan trọng giúp cơ quan chức năng làm rõ vụ việc và có giải pháp xử lý”.
Ông Vũ Đức Đam cho biết: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nghe lãnh đạo thành phố Hải Phòng, các Bộ, ngành báo cáo về vụ thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân… để có kết luận.

Ông Vũ Đức Đam cho hay: "Như chúng ta đã biết, đây không phải là cuộc họp báo. Lần trước tôi đã yêu cầu UBND TP Hải Phòng rà soát lại và báo cáo thủ tướng về 3 vấn đề rất cụ thể về vụ cưỡng chế tại xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng Hải Phòng...
Thứ nhất, việc giao đất, thu hồi đất đúng, sai ở điểm nào, trách nhiệm thuộc cơ quan nào?
Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, trong quy định của pháp luật khi nào sử dụng cưỡng chế và cách tiến hành cưỡng chế có đúng không?
Thứ ba là việc tài sản như ao cá, nhà của ông Vươn bị phá huỷ hoại như báo chí nêu, ai có chủ trương và chỉ đạo của ai, cấp nào?
Thủ tướng không chỉ dừng ở ba việc đó mà còn xem xét xử lý trách nhiệm ở cấp thành phố Hải Phòng và trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo giới thế nào. Ở Hải Phòng đã có báo cáo, ngoài ra các cơ quan khác cũng đã cử các đoàn đi giám sát, nắm bắt thông tin".

Chính quyền huyện, xã yếu kém

Về nội dung cuộc họp, Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông báo: "UBND TP Hải Phòng và các Bộ, ngành đã trả lời trực tiếp vào các câu hỏi Thủ tướng đặt ra. Cuộc họp đã nghe đại diện ý kiến của các tổ chức liên quan và Thủ tướng đã đi đến kết luận:
Thứ nhất, đây là một vụ việc rất đáng tiếc, mặc dù có nguyên nhân khách quan, nhưng trong đó có nguyên nhân chủ quan là yếu kém của chính quyền huyện Tiên Lãng, của xã Vinh Quang trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là giao đất và cưỡng chế thu hồi đất.
Cụ thể, với việc giao đất: UBND huyện Tiên Lãng đã có hai quyết định giao đất, QĐ 447 ban hành giao 21ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn 14 năm. Tại thời điểm đó theo luật đất đai 1987 phù hợp. Nhưng tới quyết định số 220 giao bổ sung 19,3ha đất, về mặt thẩm quyền thì đúng và phù hợp với mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, quyết định chưa đúng với quy định về Luật đất đai, có thể nói ngắn gọn đây là quyết định không đúng pháp luật.
Việc thu hồi đất, các quyết định 460 và 461 thu hồi đất của ông Vươn đều nêu lý do là hết hạn, và giao cho một phòng của huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang quản lý.
Nhưng trên thực tế ông Vươn đang sử dụng đất đó, mặc dù một phần đất của ông Vươn cho thuê là không đúng. Tuy nhiên ông Vươn cũng đang sử dụng phần lớn nuôi trồng thủy sản. Ông Vươn vẫn có nhu cầu sử dụng. Không có một văn bản nào của cơ quan nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất đó nuôi trồng thủy sản sang mục đích khác, nên quyết định là trái pháp luật.
Theo luật đất đai 2003 thì khu đất này chỉ thu hồi trong 5 trường hợp, nhưng quyết định thu hồi đều không rơi vào 5 trường hợp. Cả hai quyết định vừa nêu trên đều không đúng quy định pháp luật.

Cưỡng chế không đúng

Với vấn đề cưỡng chế thu hồi đất, ông Vươn khiếu nại quyết định 461 không đúng quy định pháp luật. Quyết định thu hồi không đúng nên quyết định cưỡng chế cũng không đúng pháp luật.
Mặt khác, quyết định cưỡng chế của UBND huyện Tiên Lãng không đúng pháp luật, không kiểm kê tài sản trên diện tích đất thu hồi, có một số điểm pháp luật không cấm nhưng theo phong tục Việt Nam thì không phù hợp, như cưỡng chế gần Tết cổ truyền.
Việc cưỡng chế càng sai phạm, gây hậu quả như báo chí đã nêu, gây thương vong cho những người làm công tác cưỡng chế.

Phá nhà là vi phạm pháp luật

Liên quan tới việc hủy hoại tài sản, phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn, theo báo cáo thì có sự chỉ đạo của một số lãnh đạo chính quyền địa phương. Đây là việc vi phạm pháp luật. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
"Tôi xin nói thêm, báo chí nêu thủy sản trong đầm của ông Vươn bị đánh bắt trộm. Theo báo cáo của cơ quan công an, ông Vươn đã thuê người thu hoạch trước khi cưỡng chế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận cuộc họp chiều 10/2/2012 vè vụ cưỡng chế ở huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng).

Cán bộ phát ngôn tùy tiện

Sau khi xảy ra sự việc UBND TP Hải Phòng đã tổ chức nhiều biện pháp khắc phục hậu quả. Ban Thường vụ Thành ủy đã thống nhất một số giải pháp cụ thể, đình chỉ chức vụ một số cán bộ liên quan. Ban Thường vụ đã công khai nhận trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trước nhân dân vì để xảy ra sự việc.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo xử lý cũng còn một số điểm: Lãnh đạo TP. Hải Phòng chưa nhận thức đúng tính chất nghiêm trọng phức tạp của vấn đề nên chưa tập trung chỉ đạo ngay từ đầu để làm rõ đúng sai của tập thể và cá nhân.
TP. Hải Phòng trước lần báo cáo này đã có 2 lần báo cáo nhưng các báo cáo chưa nghiêm túc và đầy đủ. Việc cung cấp thông tin thực hiện theo luật báo chí chưa tốt, chưa có người có đủ thẩm quyền cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ, kịp thời cho báo giới.
“Thậm chí có cán bộ cấp thành phố, huyện phát ngôn tùy tiện, thiếu thống nhất", Bộ trưởng Đam nhấn mạnh.

Pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn

"Nguyên nhân sai phạm chủ yếu thuộc về chính quyền huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang là chủ yếu. Nhưng cũng có một số lý do khách quan, pháp luật đất đai của chúng ta đã nhiều lần sửa đổi, và có hàng trăm văn bản hướng dẫn thực hiện.
Hệ thống pháp luật đất đai ở nước ta bây giờ khá đồ sộ, mặc dù nhiều văn bản nhưng còn nhiều vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn, cho nên trong thực tiễn quản lý và sử dụng đất đai có nhiều tình huống chưa được điều chỉnh rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật. Do đó có khó khăn trong xử lý, cùng với đó là năng lực của cán bộ ở địa phương còn nhiều bất cập.
Các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm trên 70% về các vụ khiếu kiện, cho tới nay còn nhiều vụ chưa xử lý dứt điểm. Đó là lý do Ban chấp chấp hành TƯ chỉ đạo tích cực xử lý, Chính phủ cũng đang tổng hợp để sửa đổi Luật đất đai", Bộ trưởng Đam nói.
"Trong quá trình sử dụng đất ông Đoàn Văn Vươn cũng có những vi phạm về quy định sử dụng đất đai mà chưa được xử lý triệt để. TP. Hải Phòng phải làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để ông Vươn có thể tiếp tục sử dụng khu đất được giao, nhưng phải đúng quy định pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.
Ngoài ra, phải đưa ra xét xử những đối tượng phá dỡ nhà ông Đoàn Văn Vươn. Đình chỉ công tác với những người chỉ đạo phá nhà ông Vươn.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa vụ án "Giết người" ra xét xử, xem xét tới các tình tiết giảm nhẹ cho bị can do các quyết định không đúng pháp luật.
Nhà ông Đoàn Văn Vươn sau khi bị san phẳng. Hiện Hải Phòng vẫn chưa rõ ai phá nhà ông Vươn, dù đã có nhân chứng khẳng định Ban cưỡng chế thuê người phá.

Báo cáo với Thủ tướng chưa nghiêm túc

"Lãnh đạo TP. Hải Phòng có trách nhiệm kiểm điểm xử lý tổ chức, cá nhân xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng trong việc cưỡng chế thu hồi đất và phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn".
"Ở cấp lãnh đạo TP. Hải Phòng phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm: Về việc chấp thuận cưỡng chế không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng, vì huyện đã báo cáo và được thành phố đồng ý cưỡng chế.
Thứ hai là khi sự việc xảy ra thì xử lý chưa triệt để, báo cáo chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ với Thủ tướng; cung cấp thông tin chưa rõ ràng, gây bức xúc trong dư luận. TP. Hải Phòng cũng phải rà soát lại công tác quản lý đất đai, để không xảy ra những vụ việc tương tự".
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hải Phòng phải kiểm điểm sâu sắc, nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, sớm ổn định tình hình, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Bởi lẽ đây là một địa bàn có truyền thống trong phát triển kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu mọi việc phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc và phải báo cáo Thủ tướng kết quả từng việc.

Rà soát lại công tác thu hồi đất đai

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các tỉnh thành phố trên cả nước rà soát lại công tác thu hồi đất đai, phải đảm bảo đúng quy định pháp luật; khi cần thiết phải cưỡng chế là bình thường, nhưng phải làm đúng pháp luật. Đề cao hơn nữa những tố cáo của công dân về quản lý đất đai.
Đối với vụ việc tại xã Vinh Quang, ông Đoàn Văn Vươn đã khiếu nại nhiều năm, nếu tập trung giải quyết thì đã không xảy ra sự việc này. Bộ TN-MT phải chủ trì cùng các Bộ ngành khẩn trương rà soát và đưa ra kiến nghị luật đất đai phù hợp với thực tiễn.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu đề xuất việc ban hành quyết định hành chính của các cấp
Thủ tướng cũng yêu cầu TAND tối cao xem xét giám đốc thẩm đúng pháp luật bản án hành chính của TAND TP Hải Phòng và TAND huyện Tiên Lãng liên quan tới vụ việc này.
“Việc thu hồi đất đai theo đúng quy định và việc cưỡng chế khi cần thiết đã được quy định, nhưng vấn đề là phải làm theo đúng pháp luật”, Thủ tướng kết luận.
Ngay sau khi kết thúc thông báo, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có cuộc trả lời phỏng vấn nhanh với báo giới:
Bộ trưởng Vũ Đức Đam trong vòng vây của báo giới ngay sau khi kết thúc nội dung thông báo kết luận của Thủ tướng về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng. Ảnh: Bá Mạnh.
PV: Thưa Bộ trưởng, hành vi chỉ đạo phá nhà ông Vươn sẽ được xử lý như thế nào? Hành vi phá nhà ông Vươn, các lãnh đạo liên quan trực tiếp có phải bỏ tiền túi ra để đền không?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Hành vi chỉ đạo phá nhà ông Vươn là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý theo quy định của pháp luật. Một khi xử lý theo đúng quy định của pháp luật thì đương nhiên phần trách nhiệm liên quan đến việc bồi thường sẽ thực hiện theo quyết định của cơ quan bảo vệ pháp luật.
PV: Thưa Bộ trưởng, cuộc họp có xem xét vấn đề đưa quân đội vào cưỡng chế không? Các Bộ Ngành có ý kiến gì không?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Vụ việc được các Bộ, ngành báo cáo. Thủ tướng đã kết luận việc huyện Tiên Lãng huy động quân đội, Ban chỉ huy quân sự huyện Tiên Lãng vào cưỡng chế là không đúng pháp luật.
PV: Thưa Bộ trưởng Vũ Đức Đam, đối với các sai phạm của chính quyền địa phương, nhưng TP Hải Phòng thiếu kiểm tra giám sát và chậm báo cáo trách nhiệm thì lãnh đạo nhận hình thức kỷ luật ra sao?
Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Bí thư Thành uỷ Hải Phòng và Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã dự cuộc họp và nghe ý kiến tổng hợp từ Văn phòng Chính phủ, tổng hợp các ý kiến nhận định về các nội dung những điểm nào đúng, những điểm nào sai.
Cả Bí thư và Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đều thống nhất với các đánh giá đó và nhận trách nhiệm, còn việc kỷ luật cán bộ phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, đúng với kỷ luật Đảng.

Copy từ: Đại Việt