CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Nhà nước Chí Phèo


Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng. Nó có khả năng gây nên một thảm kịch nhưng lại có vẻ như một hài kịch. Nó khiến người ta vừa lo sợ vừa thấy buồn cười. Chính quyền của cả Mỹ lẫn Nam Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vừa ráo riết chuẩn bị đối phó một cách rất tốn kém lại vừa âm thầm cho là sẽ không có chuyện gì quan trọng xảy ra cả.

Dường như trong lịch sử hiếm có hiện tượng nào quái đản đến vậy. Chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên bố đặt nước họ trong “tình trạng chiến tranh”, đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ, gửi thư yêu cầu các tòa đại sứ cũng như tất cả các nhân viên Liên Hiệp Quốc và người ngoại quốc nói chung nên về nước để tránh tai họa, cấm nhân công Nam Triều Tiên sang làm việc ở khu kỹ nghệ Kaesong - nơi có 124 công ty do người Nam Triều Tiên làm chủ - nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tung tin là họ đã di chuyển các hỏa tiễn đến nơi này nơi nọ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, và kêu gọi nhân dân nước họ sẵn sàng cho một trận thư hùng một mất một còn với đế quốc Mỹ và các anh em của họ ở biên giới phía Nam. Mấy chục năm nay, quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên trải qua khá nhiều căng thẳng, tuy nhiên, hiếm có lúc nào giới cầm quyền Bắc Triều Tiên lại sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh bạo đến như vậy. Nghe, dễ ngỡ như chiến tranh sắp bùng nổ gần như ngay tức khắc.

Mỹ, một mặt, phản ứng khá quyết liệt: tăng cường máy bay ném bom đến Nam Triều Tiên, điều tàu chiến đến bán đảo Triều Tiên, nâng cao hệ thống phòng thủ chống tên lửa không những ở các căn cứ quân sự đóng tại Nam Triều Tiên mà còn cả ở Guam, cách Bắc Triều Tiên hơn 3000 cây số. Một số người, phần lớn là các cựu quan chức, lên tiếng cảnh cáo Bắc Triều Tiên: Việc họ tấn công Mỹ không khác gì một hành  động tự sát! Nhưng mặt khác, thái độ của các giới chức đương quyền cũng như ngay của báo giới thì có vẻ như chả có gì ghê gớm sắp xảy ra cả. Phía Nam Triều Tiên cũng vậy. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố cứng rắn: Bà đã ra lệnh cho quân đội Nam Triều Tiên đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, quân đội Nam Triều Tiên vẫn bình tĩnh, dường như không có một cuộc tái bố trí ào ạt nào để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tại sao?

Robert E. Kelly, trong một bài báo đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng Tư năm 2013, ví Bắc Triều Tiên như một thằng bé bị bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng sắp bị chó sói ăn thịt (the boy who cried wolf). Với người Việt Nam, có thể xem Bắc Triều Tiên như một gã Chí Phèo trên sân khấu chính trị thế giới.

Nhớ, trong truyện Chí Phèo, Nam Cao phác họa nhân vật Chí Phèo như một tên vô lại, tối ngày say sưa, chỉ làm được một việc duy nhất là chửi khống và ăn vạ. Về tài chửi của hắn, Nam Cao tả:“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”

Chí Phèo hận Bá Kiến, kẻ làm cho hắn bị bắt và bị ở tù mấy năm, nhưng hắn chẳng dám làm gì Bá Kiến cả. Hắn chỉ biết đập chai rượu rồi cào vào mặt cho máu me chảy ra bê bết rồi nằm lăn ra đường, thoạt đầu, giãy đành đạch rồi sau giả vờ nằm im, thở phều phào như sắp chết. Cuối cùng, Bá Kiến chỉ dỗ dành vài ba tiếng, hắn lại vui vẻ làm tay sai cho Bá Kiến. Bá Kiến cần đòi nợ ai ư? Thì hắn lại tu mấy hớp rượu vào lấy can đảm rồi đến nhà người ấy nằm lăn ra ăn vạ. Cứ như thế. Cho đến lúc chết.

Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ nhiều thập niên gần đây không có gì khác Chí Phèo cả. Khi nào dân chúng đói quá hoặc khi có nguy cơ phản kháng trong nội bộ, họ lại đem súng đạn ra dọa. Mỹ, Nam Triều Tiên và quốc tế, để cho yên chuyện, lại rót cho họ ít tiền hoặc ít lương thực, họ lại yên. Cứ thế. Hết lần này đến lần khác.

Lần này, Nam Triều Tiên, Mỹ cũng như quốc tế đã quá chán ngán nên không ai dỗ dành và hứa hẹn gì cả. Người ta mặc kệ. Mặc dù Bắc Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến tận nội địa nước Mỹ (chủ yếu là vùng California), Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn im lặng. Các phóng viên báo chí nằng nặc hỏi, ông vẫn im lặng.

Tại sao?

Thứ nhất, không ai tin Bắc Triều Tiên có thể tấn công Mỹ. Bắc Triều Tiên có cả tên lửa lẫn bom nguyên tử. Nhưng họ lại chưa đủ kỹ thuật để chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng chở đầu đạn hạt nhân bắn đến tận nước Mỹ.

Thứ hai, dù ai cũng biết giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có chút máu khùng, nhưng không ai tin là họ lại khùng đến độ nhảy vào một cuộc chiến tranh mà chính họ cũng biết là họ không thể thắng, hơn nữa, còn bị hủy diệt. Mấy quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể giết chết cả mấy trăm ngàn, thậm chí, hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, nhưng cuối cùng, chắc chắn là họ sẽ bị xóa sạch. Bởi tương quan lực lượng giữa hai miền cách nhau quá lớn. Bắc Triều Tiên chỉ có hai thế mạnh: một là ở quân số (khoảng trên sáu triệu người, nếu tính cả quân dự bị) và hai là vũ khí hạt nhân. Nhưng thế mạnh thứ hai chủ yếu là để dọa chứ không phải để sử dụng. Sử dụng, chỉ có nghĩa là tự mình tiêu diệt mình. Còn lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên, tuy đông, nhưng lại được trang bị vũ khí rất kém, lại ít luyện tập, nên, từ góc độ chiến tranh hiện đại, chúng rất vô nghĩa. Càng đông càng dễ bị giết nhiều. Vậy thôi. Ngoài thế mạnh tương đối ấy, mọi mặt còn lại, Bắc Triều Tiên đều rất yếu. Yếu về kinh tế. Yếu về đồng minh: Họ chỉ có một đồng minh duy nhất: Trung Quốc; nhưng Trung Quốc càng ngày càng nhìn họ như một gánh nặng, thậm chí là một tai họa, nên chắc chắn cũng sẽ không thể giúp đỡ được gì họ như vào những năm 1950-53.

Điều hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đồng ý là Bắc Triều Tiên chỉ lên gân dọa dẫm với hai mục tiêu chính: Một, dùng chiến tranh để vận động quần chúng tập hợp chung quanh Kim Chính Ân, nói theo chữ của Robert E. Kelly, một “thằng bé bị bệnh hoang tưởng” (the boy cried wolf). Và hai, để mè nheo với thế giới, đặc biệt, với Mỹ để, thứ nhất, có ít tiền viện trợ; và thứ hai, được hợp thức hóa kho nguyên tử của mình.

Người ta tin là không ai thực sự muốn chiến tranh.  Bắc Triều Tiên có thể muốn nhưng vì biết chắc chắn không thể thắng nên sẽ không dám. Nam Triều Tiên thì vừa không muốn chiến tranh lại vừa không muốn thắng. Không muốn chiến tranh? Rất dễ hiểu. Nhưng còn không muốn thắng? Đó là sự thật. Một nước Triều Tiên thống nhất, như sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức vào tháng 10 năm 1990 sẽ là một gánh nặng đầy tai họa về mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội và chính trị, cho Nam Triều Tiên. Mỹ và cả Trung Quốc nữa cũng đều không muốn chiến tranh và cũng không muốn ai thắng ai trong cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm vùng trái độn để bảo vệ biên giới nước họ và họ cũng không muốn Bắc Triều Tiên chiếm hẳn Nam Triều Tiên để trở thành mạnh mẽ đủ để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của họ. Mỹ cần sự tồn tại của cả hai nước Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để có lý do đóng quân ở Nam Triều Tiên hầu kiềm chế Trung Quốc.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên, ai cũng thấy cách hành xử của Bắc Triều Tiên trong mấy tuần qua là một trò chơi nguy hiểm. Giống như đùa với lửa. Thoạt đầu, đùa. Sau, cháy nhà thật.

Ở đây, có hai nguy cơ chính.

Thứ nhất, sau khi đã ăn nói hung hăng như những anh hùng sẵn sàng xả thân “diệt Mỹ cứu nước” với dân chúng suốt mấy tuần lễ vừa qua, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên không thể lẳng lặng xếp trống xếp dùi. Một việc làm như thế sẽ khiến dân chúng chưng hửng, cụt hứng, từ đó, thất vọng, bất mãn, làm mất uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mới và trẻ như Kim Chính Ân. Bởi vậy, người ta tiên đoán thế nào Bắc Triều Tiên cũng làm một cái gì đó.

“Cái gì đó” sẽ dẫn đến nguy cơ thứ hai: từ xung đột nhỏ sẽ bùng nổ thành xung đột lớn. Ví dụ, Bắc Triều Tiên sẽ lại mở một cuộc tấn công nhỏ nhắm vào Nam Triều Tiên, giết chết vài chục lính hoặc dân Nam Triều Tiên, như năm 2010. Lần ấy, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak quyết định tự kiềm chế tối đa trước cả ba lần khiêu khích của Bắc Triều Tiên (vào ngày 26/3 khi một chiếc tàu Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm khiến gần 50 thủy thủ bị chết; ngày 29/10 khi hai bên giao tranh nhỏ với nhau ở biên giới; và ngày 23/11 khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vào một hải đảo nhỏ thuộc Nam Triều Tiên). Nhưng sau lần ấy, Tổng thống Lee Myung-bak lại bị dân chúng chê là yếu đuối. Lần này, Tổng thống Park Geun-hye không có lựa chọn nào khác ngoài sự cứng rắn. Lý do là bà mới thắng cử và mới lên làm Tổng thống, bà cần một hình ảnh của một lãnh tụ cương quyết và quả cảm, dám đương đầu với thử thách. Bởi vậy, bà nhất định sẽ có phản ứng. Người ta hy vọng đó là những phản ứng vừa đủ.

Nhưng vấn đề là: Thế nào là vừa đủ? Ranh giới giữa cái gọi là đủ và không đủ rất mong manh. Chiến tranh lớn có thể bùng nổ từ sợi chỉ mong manh ấy.


Copy từ: Nguyễn Hưng Quốc (VOA’blog)

Khủng hoảng Triều Tiên : Trung Quốc là kẻ thua thiệt nhất


Lính Mỹ đến tham gia huấn luyện tại vùng phi quân sự Triều Tiên, ngày 08/04/2013.

(Le Point 10/04/2013) Mối đe dọa chiến tranh nguyên tử từ Kim Jong Un đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc : đó là làm giảm thiểu sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Câu nói tỏ rõ sự tức giận của Trung Quốc. « Không ai được phép vì ích kỷ mà đẩy một khu vực và cả toàn thế giới vào tình trạng hỗn loạn ». Ông Tập Cận Bình, tân Chủ tịch Trung Quốc đã tuyên bố như thế hôm Chủ nhật. Một bất ngờ hiếm hoi từ cửa miệng một lãnh đạo Bắc Kinh, vốn có truyền thống dùng những ngôn từ kín kẽ, đặc biệt là khi nói về một đồng minh lâu đời.
Đó là vì tuyên bố đầu tiên của nhân vật số một Trung Quốc trước hết nhắm đến anh thanh niên Kim Jong Un, cho dù không nói thẳng tên. Điều này chứng tỏ sự bực tức ngày càng cao, đồng thời là sự bất lực của người khổng lồ Trung Quốc trước các hành động leo thang của người anh em cộng sản thích quậy phá. Hiện giờ Bắc Kinh đang là người bị thiệt thòi nhiều nhất, trong cuộc khủng hoảng đang làm rung chuyển các khuynh hướng địa chính trị ở Đông Bắc Á.

Bởi vì một loạt các đe dọa do người con trai của Kim Jong Il gây ra từ cuối tháng Giêng, được tăng cường với vụ thử hạt nhân hôm 12/2, đã đi ngược lại lợi ích chiến lược căn bản mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi : đó là làm yếu đi sự hiện diện của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngược lại, Hoa Kỳ đã nhân tình trạng căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên để tổ chức sự trở lại của lực lượng quân sự một cách ngoạn mục trong khu vực. « Cuộc khủng hoảng này mang lại tính chính đáng cho sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, đẩy Trung Quốc vào chân tường » - Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu của trường đại học Chính trị Pháp (Sciences Po) và DGA (Tổng cục Vũ khí), phân tích.
Một tín hiệu mạnh mẽ từ Washington
Lần đầu tiên, Lầu Năm Góc chính thức triển khai máy bay ném bom tàng hình B2 trên bầu trời Hàn Quốc, được tăng cường rầm rộ với các pháo đài bay B52. Những chiếc phi cơ có khả năng chuyên chở vũ khí nguyên tử, biểu trưng cho năng lực chiến đấu vô địch của nước Mỹ trên toàn thế giới. Một sự biểu dương lực lượng thực tế của chính sách “xoay trục sang châu Á” - chiến lược quân sự mới của chính quyền Obama, đánh dấu sự quay lại quy mô của Chú Sam tại khu vực, để ngầm chống lại sự leo thang của nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Sự biểu dương quân sự của Mỹ có hai ngòi nổ. Về ngắn hạn, nhằm buộc Bắc Kinh phải nỗ lực nhiều hơn để đặt lại người đồng minh Bắc Triều Tiên vào con đường đúng đắn, nếu không thì lực lượng Mỹ sẽ còn hiện diện đông đảo hơn trong khu vực. Thứ đến, điều này còn chỉ ra sự bất lực hay sự thiếu ý chí của ông anh Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng lên ông em họ Kim, và cố phá tan một góc trong liên minh Bình Nhưỡng – Bắc Kinh được gắn kết bằng máu của cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Trong trung hạn, Washington muốn gởi một tín hiệu mạnh mẽ đến toàn bộ các nước châu Á – Thái Bình Dương đang lo ngại trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc: Mỹ có mặt là để ở lại lâu dài trong khu vực! Một dấu hiệu tái cam kết mạnh mẽ hướng đến các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia ASEAN, có lúc đã tỏ ra quan ngại trước ảnh hưởng giảm sút của Hoa Kỳ tại châu Á.
Và trên lãnh vực quân sự, đây là một sự dự phòng trước mối đe dọa Bắc Kinh trong tương lai. Chẳng hạn như quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cho thiết trí bổ sung thêm 14 hệ thống chống hỏa tiễn mới tại Alaska từ nay đến năm 2017, để ngăn cản các tên lửa đến từ…Đông Bắc Á. Về mặt chính thức là để đối phó với sự đe dọa của Bắc Triều Tiên, nhưng trong hậu trường, các chiến lược gia của Nhà Trắng thiên về sự nguy hiểm của các hỏa tiễn liên lục địa Trung Quốc.
Sự khiêu khích của người yếu trước kẻ mạnh
Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cứng rắn hẳn trước Bình Nhưỡng ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, mà nguyên nhân là do Liên Hiệp Quốc thông qua các biện pháp trừng phạt mới, được ủng hộ bởi…Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc còn do dự trước việc áp dụng triệt để các biện pháp mới này, thì trong những tuần lễ gần đây đã tăng cường áp lực lên họ Kim, củng cố việc kiểm soát chặt chẽ ở biên giới để gây trở ngại cho các hoạt động buôn bán với Bắc Triều Tiên.
Trên mặt trận ngoại giao, quan hệ Bình Nhưỡng – Bắc Kinh nay đã trở nên lạnh giá. Do bực tức, Trung Quốc luôn từ chối đón tiếp nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un đến viếng thăm chính thức, từ khi chàng thanh niên lên cầm quyền hồi tháng 12/2011. Và mới đây khi Bình Nhưỡng yêu cầu gởi đặc sứ đến tại chỗ, thì Bắc Kinh cũng đã bác bỏ.
Nhưng các biện pháp này cho đến nay vẫn chưa gây áp lực được lên chế độ Bắc Triều Tiên, và Bắc Kinh đành cam chịu. “Vấn đề nguyên tử nay đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Không thể nào thuyết phục nổi Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí của họ”. Một bài xã luận của tờ Global Times, nhật báo bảo thủ do chính quyền kiểm soát đã nhận định như trên.
Đối với một số chuyên gia, thì quan hệ xấu đi là một mục tiêu có cân nhắc của Bình Nhưỡng, để giữ khoảng cách trước một Nhà nước bảo hộ tham lam, hiện chiếm đến 80% trao đổi thương mại. “Cuộc khủng hoảng này là một cách để khước từ sự thống trị của đàn anh Trung Quốc” – một nhà ngoại giao châu Âu tại Bắc Kinh nhận xét. Đó là vì từ nhiều thế kỷ qua, Triều Tiên vẫn phải đấu tranh để không bị người láng giềng khổng lồ nuốt chửng.
Một sự khiêu khích của người yếu trước kẻ mạnh, sở dĩ tiến hành được là nhờ vào một ưu thế vượt trội trong trò chơi của Bắc Triều Tiên nghèo khó: nguy cơ hỗn loạn. Bởi vì các lãnh đạo Bình Nhưỡng biết rõ hạn chế của cơn thịnh nộ từ phía Trung Hoa vĩ đại: Bắc Kinh bằng mọi giá không muốn chế độ họ Kim sụp đổ, tạo ra một khoảng trống chính trị và một nhân tố bất ổn tại biên giới đông bắc của mình.
Vì lý do đó, đảng Cộng sản Trung Quốc không sẵn sàng cúp chiếc vòi viện trợ kinh tế cho Bình Nhưỡng. Giữa việc chịu đựng những khoác lác của kẻ quấy rối Bắc Triều Tiên và việc mở ra chiếc hộp Pandore của thời kỳ hậu nhà Kim, Bắc Kinh luôn chọn lựa giải pháp đầu tiên, mặc cho những hành động leo thang mới đây. Trừ phi cuối cùng Tập Cận Bình nổi cơn, dẫn đến một sự thay đổi mục tiêu chiến lược.

Copy từ: Thụy My (RFI)

Lương đảng viên ít, tại sao chúng lại quá giàu


Cù Huy Hà Bảo (Danlambao) - Lương cán bộ đảng viên cộng sản chỉ có 1,05 triệu tháng (mức lương căn bản) sẽ được tính thêm mức hệ số của tùy chức vụ, như lương của bí thư tỉnh hay chủ tịch tỉnh sẽ được tính cộng hệ số phụ cấp 1,25 hệ số lương; HĐND thành phố loại I trực thuộc trung ương 8,89 bằng 1,05 x 1,25 x 8,89 = 11,66 triệu; lương cỡ chủ tịch nước tổng bí thư thủ tướng phụ cấp 1.3 hệ số lương 13 vậy lương cao nhất tính 1,05 x 1,3 x 13 = 17,7 triệu tương đương 850 USD bằng tiền lãnh lương thất nghiệp ở Mỹ. Nhưng đố ông Việt kiều nào về quê hương mà tiền nhiều bằng mấy ông cộng sản Việt Nam! Vậy tiền đó do đâu mà có?
Theo ngân hàng thế giới kết hợp với thanh tra chỉnh phủ khi hỏi 2000 người có chức vụ quyền hạn ở các địa phương kết quả: 20% nói không có thu nhập ngoài lương; 79% nói có; 1% khó trả lời. Gần 83% số người được hỏi cho biết: khoản thu nhập ngoài lương thấp hơn 50% lương; 11% bằng 1 nửa cho đến ngang bằng, còn lại là cao hơn. Một số có thu nhập cao hơn 5 đến 10 lần. Các nguồn thu nhập ngoài lương đến từ nhiều nguồn do tiết kiệm, tiền bồi dưỡng từ các cuộc họp (55%) từ các khoản hoa hồng hay quĩ của đơn vị, tiền được biếu tặng [1]... Đó là theo báo cáo (thường hay láo) còn trên thực tế chúng ta phân tích kỹ từng chi tiết coi những các bộ đảng viên kia nói có thật không?

Trước tiên 20% cán bộ nói không có khoản thu nhập nào ngoài lương? những người đảng viên này (hoặc) đã già, sắp hưu không có tiếng nói và quyền hạn, bị kỷ luật. Nếu không là loại nói láo vì chưa có 1 người đảng viên nào sống đủ với số lương vì đồng lương quá ít chỉ đủ uống cafe, chứ đừng nói đến ăn nhậu như các vị được phỏng vấn ở trên. Thì lấy tiền đâu mà nuôi chân dài, chứ đừng nói đến cái khác loại người này có vẻ ta đây thanh liêm, nhưng quan bà lại lấy tiền cửa sau dựa vào quyền thế điều hành thế lực xã hội đen nhờ vào quyền chức của chồng.
Còn 1% nói khó trả lời? những đảng viên này không thể trả lời bởi đã từng tham nhũng, lo lót, nên né tránh câu hỏi!? Khó trả lời ở đây đồng nghĩa với đã từng ăn cướp của công và cả của dân nên không thể trả lời là điều dễ hiểu.
Đa số 79% chia làm ba nhóm. 83% số đảng viên nói thu nhập ngoài lương là 50% lương? số đông này cho rằng thu nhập ngoài lương đến từ tiết kiệm? Tôi ở Việt Nam năm nay 25 tuổi chưa từng thấy 1 người đảng viên nào tiết kiệm. Mà từng thấy đảng viên ăn tiết canh động vật quí hiếm, giá 1kg thịt rừng giá tại nhà hàng hương rừng ở Sài Gòn 2 triệu đồng thì có. Dân nghèo ăn sáng tô bún riêu 5.000 - 10.000 VNĐ, trong khi bọn cán bộ, những người có đảng ăn tô phở bò KoBe giá lên đến cả triệu đồng. Dân đi xe máy khi xăng lên 1 ngàn là lo lắng, còn đảng đi xe hơi máy lạnh mà bảo tiết kiệm chỉ thằng bé lên ba mới tin.
Chúng nói bồi dưỡng từ các cuộc họp, thảo nào đảng rất thích họp mỗi lần họp cấp huyện thôi sau khi quán triệt ý đảng, khi ra về anh nào cũng có quà phong bì còn được ăn uống tiệc tùng nên cuộc họp nào của đảng cũng thành công tốt đẹp (cho du trong cuộc họp cấp trên cứ tha hồ nói còn những đảng viên nghe cứ tha hồ mà ngủ). Thử hỏi trên thế giới có nước nào họp sướng như đảng viên đảng cs Việt Nam không? Nên chẳng có thằng chống đối, bởi được ăn được nói được gói mang về thu nhập từ các cuộc họp lên đến nửa tháng lương cơ mà?
Các khoản hoa hồng của các đơn vị? Thảo nào các phường xã ra sức tận thu đủ các phí của dân khi đến xin xác nhận đơn chứng nhận là người của địa phương, để đi xin việc, đi học ngoài tỉnh, đơn xin cấp giấy phép lái xe... cán bộ hộ tịch phường xã đều bắt đóng đủ các loại phí. Như tiền an ninh xã hội, tiền thuế đất, tiền vệ sinh, tiền bút mực... rồi chúng gom vào sổ để cuối năm chia chác. Rồi quận huyện phường xã ra sức qui hoạch đất để bán kiếm lợi chia nhau, mà chúng ta đã thấy qua vụ Tiên Lãng vừa rồi. Và dân oan cứ màn trời chiếu đất ở thu đô mà khiếu kiện?
Và cuối cùng là tiền đến từ biếu tặng? Chẳng ai dại gì tự nhiên lại đi biếu tặng tiền, nhà xe, cho những kẻ mà mình không thích (đa phần dân chán ghét đảng). Chẳng qua chúng bắt buộc mà thôi năm ngoái anh Nguyễn Công Nhựt chết ở Bình Dương vợ của anh băng ghi âm lại cho thấy tên công an gạ tình và nói đến anh nhựt muốn bán mảnh đất để cho hắn những hắn còn chưa chịu nữa? Còn nhiều lý do khác... Không có chuyện “tự nhiên người ta lại đến biếu tiền cho người mà mình ghét” chẳng qua bị bắt buộc phải đưa. Vậy đảng viên bắt dân hối lộ nhưng miệng luôn nói người ta biếu tặng.
Lương tháng của chủ tịch nước, tổng bí thư, thủ tướng,… chỉ bằng lương thất nghiệp của người dân Mỹ, đố tổng thống mỹ nào (dù có giữ ba nhiệm kỳ tổng thống) khi so sánh tài sản mà hơn lãnh đạo đảng cs Việt Nam. Thử hỏi chúng không tham nhũng thì không thể có tiền nhiều như thế được. Miệng chúng cứ nói học theo gương bác (ông Hồ có cái qoái gì tốt đâu mà học chứ): “cần cù, liêm chính, chí công vô tư…”, nhưng thực chất chỉ là mị dân ngay bí thư tỉnh hải dương Bùi Thanh Quyến đã cho con trai bạc tỷ để mua một khu vườn, cỡ tổng thống Ba Rắc Ô Bá Mà (Barack Obama) cũng chưa dám cho con của mình số tiền 500 nghìn USD để mua một mảnh vườn, chứ đừng nói cả triệu USD như bí thư TP Hải Dương đã cho con.
Chúng ta những người yêu nước, ghét cái ác, muốn công bằng thực thi trên quê hương, do đó hãy chuẩn bị sẵn tinh thần, thời cơ đang đến. Khi nhân dân đứng lên lật đổ được ách cai trị của đảng CS, chúng ta sẽ biết được tài sản của những con sâu chúa kia là bao nhiêu? Còn hơn cả lão Gà Ra Phi (Gaddafi) kia nhiều, bởi chúng tích cóp trong bảy mươi năm con số vượt xa Gà Ra Phi và tiền đó sẽ thuộc về nhân dân bởi những đồng tiền đó chúng cướp của dân mà có.

_____________________________________

Chú thích: [1]. 80% cán bộ công chức có thu nhập ngoài lương
 
 


Copy từ: Dân Làm Báo

HOAN HÔ CHÍNH PHỦ "1 PHÁT" VỀ KIẾN NGHỊ BẤT NGỜ, ĐỘT PHÁ: QUYỀN LẬP HIẾN THUỘC VỀ NHÂN DÂN


Lời góp của Hai Xe Ôm: Hy vọng cái kiến nghị này không để làm dáng, tranh thủ phiếu... như lời hứa chống tham nhũng, kiến nghị xây dựng Luật Biểu tình mà Thủ tướng từng đưa ra ?!

Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân



 - Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân.
Cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp (HP) của Chính phủ (CP) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng.
Nhân dân thông qua Hiến pháp
Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, CP cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.

hiến pháp, quyền lập hiến, trưng cầu dân ý, thu hồi đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp góp ý dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: TTXVN
Trên tinh thần đó, bên cạnh phần khẳng định nhân dân thông qua và thi hành HP ở Lời nói đầu, các điều khoản liên quan khác trong HP cũng cần được sửa đổi, bổ sung tương ứng. Điều 30 (dự thảo hiện tại ghi “công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”) cần được sửa lại, cụ thể hơn: “Công dân có quyền biểu quyết về HP và các việc trọng đại của quốc gia. Trình tự, thủ tục, giá trị hiệu lực của trưng cầu ý dân do luật định”.
Các điều khoản khác quy định về quyền lập hiến, lập pháp cần sửa lại theo hướng QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (quyết định thông qua luật), còn nhân dân mới là chủ thể của quyền lập hiến. Trong lập hiến, QH có vai trò quan trọng khi đề xuất sửa đổi, bổ sung HP, trong soạn thảo và cũng là cơ quan thông qua HP trước khi đưa ra nhân dân biểu quyết. Nhưng QH không phải là cơ quan lập hiến theo nghĩa quyết định cuối cùng về thông qua HP. Quyền ấy phải ở nơi dân.
Tuy thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau) nhưng về trình tự, thủ tục (điều 124 dự thảo sửa đổi HP), trong CP lại có ý kiến khác nhau.
10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Hiến định như vậy hàm ý biểu quyết HP thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó HP bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.
Ý kiến khác, cũng không quá bán, thuộc về 12/25 thành viên CP biểu quyết, thống nhất như dự thảo: “Việc trưng cầu ý dân về HP do QH quyết định”.
“Theo quy định của luật” chứ không phải “pháp luật”
Ngoài các nội dung trên, CP còn có những kiến nghị HP rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. CP cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật.
Trên tinh thần đó, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi HP cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”.
Tương tự, CP đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)...
Ý kiến khác nhau về thu hồi đất
CP cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất  quyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi HP quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”.
CP cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Tuy nhiên, về các trường hợp thu hồi đất, trong CP có ý kiến khác nhau. 11/25 thành viên CP biểu quyết tán thành điều 58 dự thảo sửa đổi HP - Nhà nước thu hồi đất trong ba trường hợp: vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển KT-XH.
2/25 thành viên CP - tỉ lệ cao hơn nhưng không quá bán - đề nghị không hiến định việc thu hồi đất với trường hợp thứ ba. Thay vào đó, nên để QH thông qua danh mục các dự án phát triển KT-XH quan trọng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà QH, CP quyết định thu hồi đất. Quy trình, thủ tục thu hồi và bồi thường phải “theo quy định của luật” chứ không nới rộng “theo quy định của pháp luật” như dự thảo.
Theo Pháp luật TP.HCM


Chính phủ kiến nghị quyền lập hiến thuộc về nhân dân.Trước mắt thực hiện “Tự do ngôn luận”

Đoàn Vương Thanh
23381_356006907831587_1346217317_n 
Quả thật, tối 12-4, khi lên mạng, được tin và đọc tin Chính phủ thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 1992, trong đó khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Là một nhà báo nay đã 79 tuổi nghỉ hưu nhiều năm, nhưng vẫn theo dõi thời sự chính trị và chuyển biến tư tưởng chính trị, kinh tế xã hội của đất nước, tôi vừa vui vừa bán tín bán nghi về nội dung tin nói trên. Mới theo dõi tin trên trang mạng của Nhà văn Phạm Viết Đào, tôi cũng thấy “ông ta” vui không kém. Cái gì đã bị đè nén lâu ngày, nay hé ra những điều mà lâu nay toàn dân mong muốn trên con đường đi đến một nền dân chủ thật sự, đó chính là niềm vui. Đã đến lúc chúng ta, Đảng Nhà nước, Chính phủ và cả hệ thống chính trị cần có sự thay đổi về cơ bản, tức là nói như chủ nghĩa Mác đã nói, thay đổi về bản chất. Tất nhiên là phải có lộ trình, phải thay đổi những vấn đề cơ bản và đúng với thời cơ. Chính phủ hiện nay, đứng đầu là Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyển biến bước đầu, ít nhất là về nhận thức. Chuyển biến bước đầu nếu là sự thật và quyết tâm cao thì có thể mở ra con đường sáng sủa hơn không chỉ trong xây dựng Hiến pháp mà còn một loạt vấn đề về chế độ chính trị, về bản chất dân chủ của Việt Nam. Chúng ta qua một quá khứ hơi dài, bị ảnh hưởng rất nặng các loại tư tưởng chính trị của “bên ngoài”, làm cho chúng ta hết tả khuynh lại hữu khuynh mà “tả” hoặc “hữu” đều có hại như tất cả cán bộ đảng viên có tuổi một chút đã rõ. Tôi đồng tinh với nhà văn Phạm Viết Đào, “hoan nghênh một phát”, còn phải xem xem đã.
Nhân tin vui này. chúng tôi xin trình bầy một vài suy nghĩ trước việc Chính phủ đã muốn “trao quyền lập hiến cho nhân dân” Tất nhiện, trao như thế nào cho có kết quả thiết thực lại phải đầu tư trí tuệ và của caỉ để tiến hành một cách vững vàng trên cơ sở phát huy trí tuệ của 90 triệu dân, của đội ngũ trí thức rất đáng quý rất đáng trân trọng của nước nhà và khai thác mọi ý kiến tâm huyết của các tầng lớp nhân dân. Trước mắt chúng ta còn khoảng gần nửa năm, theo quy định về thời gian động viên nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp, và theo tôi, nếu cần Quốc hội có thể gia hạn thêm. Chúng ta không đi đâu mà vội. Vì tương lai phát triển đúng hướng của toàn dân tộc, chúng ta không nên quy định cứng nhắc về thời gian một việc hệ trọng là sửa đổi và xây dựng Hiến pháp
Từ đầu tháng 1-2013, bắt đầu mở cuộc vận động toàn dân góp ý vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi trên cơ sở bản Hiến pháp 1992. Lúc đầu, ta định vội vàng lấy ý kiến nhân dân cho có vẻ dân chủ, chỉ làm trong batháng, song tình hình thực tế, dân ta rất nhiệt tình cùng lo việc chung nên đã kéo dài đến hết tháng 9-2013. Đây cũng là một thay đổi đáng mừng. Tuy nhiên trong thời gian ấy, một số nhà lãnh đạo cao của Đảng và Nhà nước ta (có thể do tuổi tác và thói quen lâu năm) đã có một vài phát biểu ý kiến, mà dân chúng cho là “giội gáo nước lạnh” vào nhiệt tình đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Nhìn chung, nhân dân vẫn yên chí chỉ thế này rồi theo thời gian quy định sẽ kết thúc cuộc vận động và cuối cùng thì “ý Đảng” vẫn thắng thế và Hiến pháp vẫn được thông qua theo ý Đảng, đúng ra là theo ý 14 vị ủy viên Bộ Chính trị, chứ toàn đảng thì những gần bốn triệu đảng viên cán bộ, trong đó có một bộ phận không nhỏ mắc tội tham nhũng, quan liêu chưa được “xử lý” triệt để, tức là Đảng chưa trở thành một Đảng thật sự trong sạch, chứ chưa nói là vững mạnh. Chừng nào còn có tham nhũng, quan liêu, coi thường dân trong đảng thì chừng ấy Đảng vẫn chưa được dân tin yêu. Vậy vội vàng thông qua Hiến pháp với khá nhiều điều nói dối về “góp ý” và chỉ góp ý theo ý Đảng, thì có lẽ kết quả của cuộc vận động này cũng bằng không. Hàng chục nghìn tỷ đông tiền mồ hôi công sức của nhân dân được ném vào cuộc “góp ý” này sẽ ra sông ra biển, chằng mang lại lợi ích gì nhiều cho dân chúng, cuối cùng thì đâu vẫn đóng đấy, đất nước vẫn bị chìm vào suy thoái tệ hại về kinh tế, rối loạn về xã hội, băng hoại thêm về đạo đức, không biết đến khi nào mới ngóc đầu dạy được.
Chỉ mấy từ “Quyền lập hiến thuộc về nhân dân” của Chính phủ được thông tin hôm nay bao hàm rất nhiều vấn đề. Nếu đây không phải là “lời nói suông”, hoặc nói không đi đôi với làm thì càng đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa dân với Đảng, giữa dân với chính quyền, tức là Chinh phủ. Một khi làm mất lòng tin hơn nữa thì chắc chắn có nguy cơ…
Trước mắt, để lấy lòng tin của nhân dân và sau đó trao quyền lập pháp cho nhân dân, chúng tôi đề nghị Đảng và Nhà nước ban hành ngay chính sách về “Quyền tự do báo chí’, tự do ngôn luận, không phân biệt báochí lề phải, báo chí lề trái, động viên mọi loại phương tiện truyền thông, báo chí đài phát thanh truyền hình của Đảng và Nhà nước, các báo điện tử của Nhà nước, các báo điện tử, các trang mạng của cá nhân, tổ chức trong nước và ở nước ngoài được tự do (trong phạm vị quy định của Nhà nước Việt Nam) được tuyên truyền nhiều mặt về việc góp ý vào Hiến pháp 1992. Tất cả đều không bị cấm một cách cứng nhắc. Cần xem xét những bản án vừa qua đối với một số Bloger, nếu xét thấy họ không còn “nguy hiểm” nữa thì để cho họ được ra tù và tiếp tục hành nghề. Đem nhốt những người có đầu óc thông minh này thật uổng phí. Nói gì cũng vậy, nếu nói một chiều mãi nghe cũng ớn. Quyền lập pháp thuộc về nhân dân, thì dư luận chung quanh vấn đề trọng đại này cũng phải thuộc về nhân dân. Trước mắt, chúng tôi kiến nghị với Đảng, Nhà nước cho công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm mạng In-tơ-nét rất lợi hại hiện nay, toàn bộ Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã chuẩn bị, công bố Bản Dự thảo Hiến pháp do nhóm trí thức “Kiến nghị 72″ soạn thảo, và tất cả những ý kiến cho là “trái chiều” “không vừa lòng Đảng” để rộng đường dư luận. Nói như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì đây mới là Dự thảo mà đã là Dự thảo thì phải có nhiều ý kiến rộng rãi kể cả trái chiều, sau khi đúc kết, nhân dân mới là người phán quyết cuối cùng, Điều này đối với chúng ta hiện nay làm không khó. Đại diện nhân dân, về mặt rộng rãi có Mặt trân Tổ quốc, về mặt pháp lý có tính đại diện cao là Quốc hội…Có như vậy thì cuộc vận động toàn dân góp ý mới có ý nghĩa là toàn dân. Các cơ quan chức năng chủ trì cuộc vận động này cần phải hết sức trung thực hết sức tôn trọng mọi ý kiến được các cơ quan truyền thông đưa lên. Như vậy, cuộc vận động này sẽ mang ý nghĩa lịch sử và tinh thần của “Hội nghị Diên Hông thời nhà Trần” và “Hội nghị chính trị hiệp thương” do bác Hồ chủ trì thập kỷ 60 thế kỷ trước mới thực sự là cốt lõi của nền dân chủ của dân tộc ta.
Mong lắm thay ! Tôi đã 79 tuổi, trước khi chết mà được thấy đất nước có dân chủ thật sự nói chung và có tự do ngôn luận bằng việc làm cụ thể thì cũng thanh thản và chắc chắn nếu chết sẽ ngậm cười nơi chín
suối, được đi hầu Bác Hồ cũng mang đến cho bác nhiều tin vui…/.
Tác giả gửi QC
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
…………………………………………………………..
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.co




Copy từ: Quê Choa

Điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Mỹ

Họp báo về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10/4/2013.
Họp báo về tình hình nhân quyền Việt Nam tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 10/4/2013.
Một ngày trước khi khởi sự cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ với Việt Nam ở Hà Nội, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Một trong những người khởi xướng cuộc vận động nhân quyền lần này là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là đồng sáng lập viên của CAMSA, liên minh bài trừ nô lệ ở Châu Á.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết cuộc điều trần hôm nay tập trung vào 3 lĩnh vực:

“Thứ nhất là đàn áp tôn giáo, thứ hai là tra tấn và bạo hành bởi công an, và thứ ba là vấn đề buôn người.”

Trong cuộc điều trần hôm nay, liên minh CAMSA đưa ra một số nhân chứng là nạn nhân, hay thân nhân các nạn nhân bị đàn áp, hoặc của nạn nhân của nạn buôn người.

Trong số những người ra làm chứng tại trụ sở quốc hội Mỹ hôm nay có cô Danh Hui, chị ruột của Huỳnh thị Bé Hương, một trong 15 nạn nhân bị buôn sang Nga và buộc hành nghề mại dâm, trước khi cô Bé Hương được Liên minh CAMSA giải cứu. Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, cô Danh Hui cho biết về mục đích khi ra làm chứng tại cuộc điều trần:

“Em sẽ trình bày, nói hết tâm nguyện của em, của bé Hương và tất cả các nạn nhân… Em đã được cứu về Việt Nam rồi và muốn cho làm sao để giải cứu cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ ở bên Nga, sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.”

Về ý nghĩa cuộc điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát biểu:

“Ý nghĩa và mục đích quan trọng nhất vào ngày 12 tháng Tư của cuộc điều trần là Quốc hội muốn tìm hiểu, cập nhật về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để rồi dựa vào đó sẽ có những hành động về lập pháp, nghĩa là đưa ra luật, để thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Bên cạnh đó, quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn tạo áp lực lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bởi vì trong tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một phái đoàn về Việt Nam để có cuộc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Và ý nghĩa thứ 3 cũng rất là quan trọng, tập trung vào vai trò của các tổ chức tôn giáo, các giáo hội trong vấn đề đưa đến dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở trong nước đang có một chiến dịch kêu gọi người dân đồng loạt lên tiếng để mà đòi hỏi những sự sửa đổi về hiến pháp. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để có cuộc điều trần ngày thứ Năm.”  

Liên Minh CAMSA tố cáo tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow đã bao che cho những kẻ buôn người và nói rằng các nhân chứng có mặt tại cuộc điều trần sẽ chứng minh điều đó với các nhà lập pháp Mỹ quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói: “Cô Danh Hui sẽ là nhân chứng để giải thích cho quốc hội biết rằng Việt Nam, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam ở Moscova, đã toa rập và bao che cho kẻ buôn người, thay vì bảo vệ cho nạn nhân.”



Copy từ: VOA

Bill Clinton về hưu và “cái tội” của thần đồng Đỗ Nhật Nam


(GDVN) - Khi kết thúc hai nhiệm kỳ, 8 năm làm tổng thống siêu cường hùng mạnh nhất, Bill Clinton mới tròn 55 tuổi.
Đỗ Nhật Nam

Bill về hưu ở cái độ tuổi còn khá trẻ và sung sức nhất, nhưng với hiến pháp Mỹ, ông không thể tiếp tục làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa, vì người Mỹ sợ sự “già cỗi”, lối mòn trong tư duy của người đã đứng trên đỉnh cao nhiều năm. Họ cần một tổng thống khác để “trẻ hóa” tư duy lãnh đạo.

Ấy thế mà, có những nhà văn Việt Nam gần 50 tuổi, râu ria xồm xoàm, đã phải ngửa mặt kêu trời vì trong bất cứ hội nghị, hội thảo nào ông cũng được giới thiệu đầy âu yếm là “nhà văn trẻ”. Những đồng nghiệp sắp có cháu nội, cháu ngoại của ông, cũng bị gọi là “nhà văn trẻ”, vì quá giận dữ, đã đăng đàn trên báo chí phản đối kịch liệt cách gọi “coi thường” này.

Không chỉ có văn chương, các nhạc sĩ, họa sĩ ngoài 40, các quan chức ngoài 45 đắc cử hoặc được bổ nhiệm một vị trí lãnh đạo cấp sở trở lên, đã được thiên hạ mặc nhiên coi là trẻ.

Khi các văn sĩ vẫn được gọi là trẻ sau tuổi 50, thì ở tuổi 11, Đỗ Nhật Nam đã thành một nhà văn nhí viết tự truyện – thể loại thường được viết khi người ta ta đã về hưu.

Khi các quan chức ngoài 40 đang loay hoay tìm lớp học bằng A ngoại ngữ cho đủ tiêu chuẩn, thì 6 tuổi Nhật Nam đã nhận chứng chỉ Starter của ĐH Cambridge về tiếng Anh với điểm số tuyệt đối và 7 tuổi trở thành dịch giả.

Thế thì rõ ràng thần đồng 12 tuổi Đỗ Nhật Nam đã chính thức “mắc tội già sớm”.

Mắc bệnh “lão hóa sớm” trong y học thì còn đáng thương, chứ “già sớm trong tư duy và phong cách” thì với nhiều người khác, chính là điều đáng… giận. “Con nít” mà lại bàn những chuyện của người lớn, lại khiến người lớn kinh ngạc về sự thông tuệ thì…không ổn rồi, giống như Nam Cao bảo: Trẻ con không được ăn thịt chó!

Trong khi cậu bé “mắc bệnh già” thì trái lại, nhiều vị nhà ta, càng gần đến tuổi nghỉ hưu thì lại càng “hồn nhiên như trẻ nhỏ” khi có những phát ngôn đến con nít còn buồn cười: Coi thường dân, xúc phạm nhà báo, xúc phạm đồng nhiệm đại biểu quốc hội…

Khi đấu tranh kịch liệt để kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm 5 năm, có vị gần 60 tuổi tuyên bố: Bây giờ tôi mình mới bước vào thời kỳ sung sức, thời kỳ “chín” nhất, có thể cống hiến được nhiều nhất. Luận điểm này được “đầy tớ” sửa vài từ cho chính xác: “bây giờ mới bước vào thời kỳ thu vén nhiều nhất”.

Có chủ tịch một Tập đoàn nhà nước chỉ chịu rời ghế khi đã ở tuổi ngoài 70. Một số vị khác tìm mọi cách kéo dài cương vị vì cho rằng đội ngũ kế cận trẻ người, non dạ, thiếu kinh nghiệm và năng lực. Họ quên rằng, đội ngũ kế cận ấy chính là do họ bồi dưỡng, cất nhắc.

Cách đây vài năm, cuộc thanh tra do Bộ Nội vụ tiến hành đã phát hiện những kỷ lục về vấn đề kéo dài thời gian công tác và thực hiện chế độ nghỉ hưu tại Bộ GD-ĐT.

Trong tổng số 1.742 trường hợp đã được ngành GD-ĐT giải quyết chế độ nghỉ hưu, số nghỉ hưu khi đã quá tuổi quy định chiếm tới 41%. Có nhiều vị giữ ghế đến gần 70 tuổi mới chịu bàn giao cho “lớp trẻ kế cận”. Có những vị, nghỉ hưu được vài tháng đã sang thế giới bên kia.

Giáo dục là ngành đào tạo ra những thần đồng còn “thích trẻ hóa” đến như vậy, thì việc những thần đồng trưởng thành sớm hơn tuổi, lại trở thành chuyện khó có thể chấp nhận được.

Khi trả lời phỏng vấn tờ The Straits Times, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Tôi không muốn trở thành vị thủ tướng trong suốt 20 năm. Nếu như vậy sẽ là sai lầm nghiêm trọng…Không, 70 tuổi là quá già. Người dân Singapore cần một thủ tướng trẻ hơn, dồi dào năng lực, tài năng, một lòng một dạ với lớp trẻ và nhiều thế hệ tiếp theo”.

Chỉ khi các nhà quản lý sớm thấy được mình đã quá già, sẵn sàng rời ghế như Lý Hiển Long, thì những thần đồng như Đỗ Nhật Nam mới không bị ném đá vì trưởng thành trước tuổi và mới có cơ hội đưa vào đội ngũ kế cận.

Nhưng, ngoài chuyện già hay không già, sự kiện về thần đồng Đỗ Nhật Nam còn đặt ra một câu hỏi khác khá thú vị.

Trong phát biểu gây tranh cãi của mình, “trẻ con” Đỗ Nhật Nam dám khẳng định: “Mẹ em bảo truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn”.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu có vị quan nào dám dạy con ngay từ tấm bé: “Phong bì, chạy chức chạy quyền, ngang ngược, lộng hành cậy thế…là con sâu đục khoét tâm hồn” không nhỉ?



Copy từ: GDVN

Lỗ hổng luật pháp


Đà Nẵng
Trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng đã xảy ra bất đồng giữa một cấp chính quyền và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Thủ tướng chính phủ nhất trí với Kết luận thanh tra cho rằng chính quyền Đà Nẵng vi phạm luật đất đai và nghị định chính phủ, yêu cầu Đà Nẵng nhận sai và khắc phục hậu quả. Phía Đà Nẵng ngược lại phản hồi là không sai, khi không được chính phủ cho tiếp tục giải trình thì có ý kiến báo cáo sự việc lên Bộ chính trị.
Đây là sự việc đặc biệt hiếm có bởi hệ thống chính quyền lâu nay vẫn bị xem là chuyên có chế tài thẳng thừng đối với tất cả những sự bất đồng kể cả bên ngoài hay bên trong hệ thống.
Vụ việc có thể chỉ phát sinh tình cờ do biến đổi tương quan giữa các lực lượng chính trị, tuy nhiên bộc lộ đằng sau thiếu vắng về một cơ chế tài phán pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan cấp cao, điều có thể còn phát sinh trong tương lai.

Yếu tố pháp lý trong bất đồng

Chính quyền được tổ chức theo luật, ví dụ Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức tòa án... Mối quan hệ lãnh đạo điều hành giữa các cấp chính quyền cần đảm bảo tuân theo luật.
Luật tổ chức chính phủ quy định Thủ tướng có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hay bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.
Trong vụ việc tại Tiên Lãng - Hải Phòng nội dung trên của luật được thực thi toàn diện, chính quyền Hải Phòng đã hoàn toàn chấp nhận khi Chính phủ đánh giá ngược lại toàn bộ vấn đề mà Hải Phòng đã giải quyết trước đó.
Tại sao Đà Nẵng phản ứng khác với Hải Phòng?
Ở góc độ luật pháp, quan điểm của chính quyền Đà Nẵng cũng có cơ sở pháp lý, bất đồng theo đó phát sinh từ một sự thật hay bị quên lãng là luật pháp cũng chỉ là sản phẩm của con người nên có những giới hạn và khiếm khuyết nhất định.
Xây dựng ở Đà Nẵng
Đà Nẵng và thanh tra chính phủ vẫn bất đồng quanh kết quả thanh tra
Luật pháp điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhưng với sự vận động không ngừng của đời sống với vô vàn sự vụ phong phú phát sinh liên tục, nên trong một số trường hợp đã xảy ra tình trạng thiếu luật hoặc quy định luật lạc hậu trước đời sống.
Đặc biệt có trường hợp tồn tại những cách hiểu và áp dụng khác nhau về cùng quy định pháp luật, như Chính phủ và chính quyền Hải Phòng đã hiểu và áp dụng hoàn toàn ngược nhau về cùng một chính sách pháp luật, khi đó phát sinh nhu cầu về một cơ chế diễn giải luật pháp để xác quyết xem cách hiểu và áp dụng nào là đúng.
Sự việc tại Đà Nẵng có nguyên nhân từ mọi khiếm khuyết của luật pháp. Đầu tiên, cả Đà Nẵng và Chính phủ đều cho mình là đúng và vốn dĩ cũng chỉ có ngần ấy quy định pháp luật, tức là tồn tại những cách hiểu khác nhau về sự cho phép của quy định luật.
Tiếp đến xem ra những quy định bó buộc thanh tra chính phủ viện dẫn đã tụt hậu và không tiến bộ kịp với thực tiễn Đà Nẵng nơi chính quyền vốn năng động của một đô thị phát triển.
Cuối cùng khi tranh chấp xảy ra lại thiếu một cơ chế tài phán phân định đúng sai, trong khi nếu cứ buộc cấp dưới phải phục tùng cấp trên thì không có cơ sở khoa học vì đâu phải cấp trên lúc nào cũng đúng.
Hệ thống pháp luật còn đang trong quá trình xây dựng nên không tránh khỏi khiếm khuyết, lâu nay chúng ít được nhận ra do ít có điều kiện được bộc lộ.
Song trùng với luật pháp hệ thống chính quyền được tổ chức còn nhiều chỗ chưa khoa học, bù đắp vào những chỗ khiếm khuyết quan hệ giữa các cấp chính quyền thường được giải quyết theo đường lối chính trị thay vì theo luật pháp.
Khi phương thức chính trị tỏ ra không bảo đảm có thể giải quyết do chênh lệch giữa các lực lượng thì điều cần thiết là quay lại tìm kiếm cơ chế bảo vệ bởi luật pháp, thứ vẫn được xem là xuất phát từ nhân dân chủ thể của quyền lực đất nước.

Lỗ hổng của luật

Trong vụ việc tại Đà Nẵng, khi không được chính phủ cho tiếp tục giải trình, Đà Nẵng có ý kiến sẽ báo cáo sự việc lên Bộ chính trị, vì các cấp không chịu nhau nên cần có một cơ quan thứ ba giải quyết tranh chấp chứ không thể đụng binh đao.
Về mặt nguyên tắc việc phân định ai đúng ai sai chủ thể thứ ba chỉ có thể là tòa án hoặc trọng tài, việc báo cáo lên Bộ chính trị phải chăng là để tìm kiếm một cơ chế trọng tài khi không có cơ chế giải quyết bằng tòa án hiện nay?
Do các bên không viện dẫn tới quy định của Hiến pháp để cáo buộc bên kia nên không đặt ra nhu cầu về tòa án hiến pháp trong trường hợp này. Đúng nhất thì sự vụ cần được giải quyết theo đường hướng khiếu nại tố cáo hoặc khởi kiện hành chính.
Rà soát hệ thống pháp luật hiện tại thì thấy Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tố tụng hành chính đều không quy định cơ chế giải quyết trong trường hợp người bị khiếu nại tố cáo hay bị khởi kiện là Thủ tướng, như vậy nếu Đà Nẵng muốn chứng minh là Thủ tướng sai thì không có cơ chế để giải quyết.
Luật chỉ quy định cơ chế khiếu nại, tố cáo, khởi kiện từ Bộ trưởng trở xuống, đồng nghĩa với luật định Thủ tướng không thể bị khiếu nại tố cáo hay khởi kiện.
"Quy định thiếu hụt như hiện nay nhân dân không với được tới và không buộc được Thủ tướng chịu trách nhiệm. Thủ tướng đã đứng ngoài cơ chế tài phán và không có khả năng bị xử lý khi sai phạm, thêm vào đó lại nắm giữ cả quyền hành pháp, lập pháp đây là vị trí giữ quyền hạn lớn nhất trong hệ thống chính trị."
Đây là điều vô lý và không đảm bảo cơ sở khoa học bởi lẽ Thủ tướng so với Bộ trưởng thực chất chỉ là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cao hơn trong hệ thống hành chính và theo đó mức độ hậu quả của sai phạm nếu có cũng lớn hơn.
Không quy định cơ chế xử lý Thủ tướng phải chăng không đặt ra trường hợp Thủ tướng làm sai, lúc nào cũng đúng?
Xét từ gốc rễ mỗi người đều có lý do để vi phạm luật, điều này xuất phát từ căn nguyên bản chất khiếm khuyết của loài người.
Có thể tin Thủ tướng không cố ý vi phạm nhưng không loại trừ trường hợp vô ý nên vẫn cần cơ chế cảnh tỉnh ngăn ngừa, đề cao trách nhiệm. Quy định thiếu hụt như hiện nay nhân dân không với được tới và không buộc được Thủ tướng chịu trách nhiệm.
Thủ tướng đã đứng ngoài cơ chế tài phán và không có khả năng bị xử lý khi sai phạm, thêm vào đó lại nắm giữ cả quyền hành pháp, lập pháp đây là vị trí giữ quyền hạn lớn nhất trong hệ thống chính trị.
Điều này dẫn đến tình trạng Thủ tướng đã mắc sai lầm nhưng không được ai cảnh báo khiến sự việc xấu xảy ra nhân dân nghi ngờ năng lực của Thủ tướng và thất vọng với cơ chế hoạt động của chính phủ.
Ông Dương Chí Dũng điều hành Vinalines không thể nào tồi tệ hơn nhưng vẫn được Thủ tướng quyết định cho thôi chức chủ tịch Vinalines để được bổ nhiệm làm Cục trưởng cục hàng hải, việc bổ nhiệm ở thời điểm Thanh tra chính phủ đã có kết luận về sai phạm tại Vinalines.
Sự việc này khiến Thủ tướng mất uy tín và gây ra những thiệt hại khó tính đếm cho đất nước khi lĩnh vực hàng hải được lãnh đạo bởi một người không xứng đáng.
Vinalines

Trách nhiệm Quốc hội

Chính quyền có hiệu năng làm việc cao sẽ khó tránh khỏi xảy ra sự chồng lấn trong hoạt động từ đó đưa đến bất đồng giữa chính quyền các địa phương hoặc chính quyền trên dưới với nhau.
Mặt khác, trong phân cấp tổ chức hệ thống chính quyền, yếu tố dân chủ giúp cho mỗi cấp có được sự độc lập nhất định, theo đó cấp dưới phục tùng cấp trên nhưng nội hàm việc tuân phục phải theo luật, nội dung chỉ đạo của cấp trên phải đúng luật, nếu không cấp dưới không có nghĩa vụ tuân thủ.
Trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng, nếu Thủ tướng là chủ thể có thể bị khiếu nại tố cáo hay khởi kiện, rất có thể sẽ có một cán bộ chính phủ dũng cảm, một lãnh đạo ngành hàng hải có trách nhiệm sẽ lên tiếng để cảnh báo về quyết định và sự việc xấu có lẽ đã không xảy ra.
Thực tế có thể kiến nghị tới Thủ tướng nhưng bản thân việc kiến nghị không tạo ra áp lực trách nhiệm, cộng với tính quan liêu trong cách làm việc lâu nay như đã biết thì việc làm này là vô ích.
Trong tương lai sẽ khó tránh khỏi phát sinh những vụ bất đồng giữa chính quyền các cấp hoặc các địa phương hoặc vụ việc liên quan đến Thủ tướng.
Không thừa nhận điều đó hoặc thiếu cơ chế công khai minh bạch để giải quyết sẽ khiến cho mâu thuẫn vẫn tồn tại âm ỉ hoặc được giải quyết theo đường lối chính trị sẽ là điều không tốt cho nhân dân, sai phạm nếu có sẽ không được công khai minh bạch, không truy cứu được trách nhiệm, đặc biệt những nguyên nhân khuyết thiếu của hệ thống sẽ không được nhận ra.
Những sự việc lùm xùm tại Vinalines và Đà Nẵng liên quan đến Thủ tướng hẳn đã đủ tầm mức quan trọng để Quốc hội nhận ra lỗ hổng của luật pháp và nhu cầu bổ khuyết, Quốc hội cần chứng tỏ trách nhiệm bằng việc bổ sung vào Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật tố tụng hành chính cơ chế giải quyết bất đồng liên quan đến Thủ tướng.
Có như thế luật pháp mới công bằng khoa học và nghiêm minh, tiệm cận tới khung khổ pháp lý của quốc gia pháp quyền.

Copy từ:  BBC

'Tàu sân bay khổng lồ' của Mỹ trên Thái Bình Dương


Guam là căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ, được cả hải quân và không quân Mỹ sử dụng, với số lượng binh sĩ khổng lồ và những thiết bị, vũ khí hiện đại. Nó có vai trò không khác gì một "tàu sân bay khổng lồ".


Guam là căn cứ quân sự của Mỹ trên Thái Bình Dương, cách Hawaii hơn 5.000 km về phía tây, cách Philippines và Nhật Bản hơn 2.000 km về phía đông và phía nam. Guam cách Hàn Quốc và cả Triều Tiên vài giờ bay. Đây là lãnh thổ của Mỹ và có khoảng 6.000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở đây. Đồ họa: Globalresearch

Guam là căn cứ quân sự ở tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến II, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Guam chẳng khác nào một "tàu sân bay khổng lồ" của Mỹ tại tây Thái Bình Dương. Ảnh: Cnic.navy.mil

Mỹ đặt căn cứ hải quân tại cảng Apra ở Guam với 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo. Ảnh: Parsons

Đây cũng là "nhà" của những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất như B-52H, B-1B, B-2A. Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng. Ảnh: Popularmilitary

Guam là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ. Căn cứ Andersen trên đảo có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động linh hoạt và đặc biệt cho Bộ Chỉ huy ở tây Thái Bình Dương và Đông Á, hỗ trợ trong cả các cuộc xung đột cục bộ lẫn tác chiến lâu dài. Ảnh: Popularmilitary

Các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu Mỹ xếp hàng dài tại căn cứ. Guam là nơi mà trong Thế chiến II, khoảng 1.000 chiếc B-29 cất cánh bay tới quần đảo Nhật Bản để dội bom. Cũng từ điểm này, máy bay Mỹ mang theo quả bom nguyên tử tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945. Ảnh: Popularmilitary

Mỹ đang có kế hoạch xây dựng một siêu căn cứ quân sự tại đây với tổng chi phí lên đến 11 tỷ USD gồm các công trình bến cho tàu sân bay năng lượng hạt nhân, hệ thống tên lửa phòng thủ, các thao trường tập huấn bắn đạn thật. Căn cứ quân sự trên đảo cũng sẽ được mở rộng. Trong ảnh là tàu chiến Mỹ USS New Jersey BB-62 cập cảng Apra. Ảnh: Militarybases

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Cheynne lớp 6681 tiến vào lối vào phía bắc của căn cứ hải quân ở Guam. Ảnh: Jteagueenterprises

Trong tương lai, Guam dự kiến sẽ có sự hiện diện của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ được di chuyển về từ căn cứ của Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản. Đồ họa: Heritage.org

Về mặt chiến lược, căn cứ Andersen rất quan trọng với không quân Mỹ, bởi nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Ngoài ra, Guam cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng "nguy hiểm". Ảnh: Popularmilitary

Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, bộ Quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết sẽ triển khai hệ thống tên lửa THAAD cũng như các máy bay đánh chặn trên mặt đất tại căn cứ quân sự ở đảo Guam, để đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên. Ảnh: Wbez

Vũ Hà


Copy từ: Cu Làng Cát

Án treo và khả năng “dại gì mà kháng cáo”

 
Luật sư Trần Hồng Phong
080413_ts_tien-lang_dan-vietThế là một vụ án có thể nói là đặc biệt nghiêm trọng (xét về bản chất, tầm vóc, đối tượng phạm tội), có tầm ảnh hưởng và quan tâm của tòan xã hội cuối cùng đã kết thúc với kết quả cực kỳ nhẹ nhàng. Bị cáo được dư luận quan tâm nhất, đứng đầu cơ quan hành chính địa phương, là khởi nguồn của vụ án tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn, ông Lê Văn Hiền, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãnh chỉ phải nhận hình phạt nhẹ nhàng nhất (trong số 5 bị cáo): 15 tháng tù treo. Nói tóm gọn là chẳng phải ở tù ngày nào.
 Vấn đề tội danh của ông Hiền, nhiều người đã phân tích, nên tôi chỉ muốn nói “thêm” về băn khoăn của mình liên quan đến cái gọi là “án treo” trong pháp luật hình sự Việt Nam. .
 Trước hết, tôi là người phản đối án treo. Cách nay vài năm, tôi đã có lần đề nghị (được đăng trên báo Pháp luật TP.HCM) cần bỏ hẳn “án treo”. Vì theo tôi, án treo thực chất đã tạo ra sự bất công chứ không hề có ý nghĩa “nhân đạo” như lý thuyết của nó.
 Trong Bộ luật hình sự qui định thế này : “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo”.
 Chính qui định về áp dụng án treo quá rộng và mơ hồ như vậy, đã vô tình tạo ra “điểm tựa vững chắc” để Tòa án tiêu cực ( hối lộ, chạy án) hoặc “bao che” cho đối tượng cán bộ, đảng viên khi họ phạm tội. Gây phản ứng rất nhiều trong xã hội.
 Tới nay không có văn bản nào định nghĩa hay giải thích án treo là gì, kể cả trong Bộ luật hình sự. Mọi người thường chỉ hiểu nôm na án treo là “bị tù nhưng… không ở tù”. Điều này là không thể chấp nhận được về mặt lý luận pháp lý hình sự.
 Mặt khác, án treo không phải là “hình phạt” – vốn được qui định trong Bộ luật hình sự, nhưng lại đem áp dụng cho kẻ phạm tội – tức là người đáng phải chịu hình phạt tù, là không hợp lý.
 Theo qui định, căn cứ để tòa áp dụng cho hưởng án treo đối với người phạm tội là là “nhân thân” và “tình tiết giảm nhẹ”. Vậy thử hỏi “nhân thân” là sao? Chẳng lẽ một người từng là cán bộ, đảng viên thì hiển nhiên được xem là có nhân thân tốt? Vậy thì qui định “mọi người điều bình đẳng trước pháp luật” phải được hiểu như thế nào?
 Hơn nữa, trong bất kỳ vụ án hình sự nào, các yếu tố “nhân thân” và “tình tiết giảm nhẹ” trên thực tế đã được cơ quan công tố và cả tòa án xem xét khi quyết định truy tố và tuyên hình phạt rồi. Sau đó, lại cho người phạm tội dược hưởng án treo, tức các yếu tố này được xem xét tới hai lần. Điều này có hợp lý không?
 Chưa kể, án treo còn dẫn đến tình trạng người bị kết những tội nhẹ có thể lại bị xử nặng hơn người tội nặng. Chẳng hạn một người bị phạt 6 tháng tù, phải ở tù thật, trong khi một người khác bị tuyên tới 3 năm tù, nhưng lại được ở ngoài nhờ án treo. Trong khi ai cũng biết rõ “một ngày trong ngục bằng ngàn thu ở ngoài”. Sự tự do về thân thể là vô giá.
 Một điểm nữa, là trong khi luật qui định hình phạt nhẹ nhất là “cải tạo không giam giữ” chỉ áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Thì án treo được áp dụng đối với tất cả các loại tội, kể cả tội nghiêm trọng, tham nhũng … là không hợp lý. Thực tế cho thấy tòa rất “khoái” tuyên án treo đối với bọn quan tham !
 Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay chí ít cũng cần qui định rõ là án treo không được áp dụng cho những kẻ phạm tội từng là đảng viên, cán bộ cấp trung cao – vì những người này mặc dù đã được rèn luyện về phẩm chất đạo đức, chính trị, có nghĩa vụ gương mẫu, đi đầu – mà vẫn cố tình phạm tội thì còn làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của đảng, của Nhà nước, cần phải nghiêm trị.
 Trong thâm tâm, tôi hy vọng và tin rằng tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét và không cho các bị cáo trong vụ án này được hưởng án treo như sự ưu ái của tòa án Hải Phòng. Nhưng điều mà tôi “lo” nhất là có lẽ sẽ chẳng có bị cáo nào kháng cáo, vì án đã quá nhẹ rồi thì dại gì mà kháng cáo?

Tác giả gửi Quê Choa