CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Thư giãn


Hoa Kỳ: Việt Nam ‘thụt lùi’ về nhân quyền

Dân biểu Ed Royce thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ Viện
Dân biểu Ed Royce thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ Viện
Một giới chức cao cấp của Hoa Kỳ hôm 5/6 cảnh báo rằng thành tích nhân quyền của Việt Nam đang xuống cấp, khi ra Quốc hội trả lời trước những lời yêu cầu áp đặt các biện pháp mạnh hơn đối với Việt Nam.

Ông Joe Yun, Quyền trợ lý Ngoại trưởng về Đông Á thừa nhận rằng nhất định là tình hình nhân quyền tại Việt Nam hồi gần đây đã đi thụt lùi.

Ông nói tiếp, các diễn biến gần đây đáng nản lòng và đáng thất vọng, nhưng ông tin rằng qua cách giao tiếp với các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam cọng với giao tiếp kinh tế, chuyện này có thể thay đổi.

Dịp này, Dân biểu Ed Royce thuộc đảng Cộng hòa, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ Viện lưu ý rằng mới đây Việt Nam đã bỏ tù hai người trẻ tuổi đi phát tờ rơi, là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, chỉ trong vòng một tháng sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam có đối thoại nhân quyền ở Hà Nội.

Dân biểu Royce, đại diện tiểu bang Califonia có nhiều người Việt, nói rằng với đòn bẫy có trong tay mà chính phủ Mỹ không có hành động đi đôi với lời nói thì quả là không có trách nhiệm.

Dân biểu Gerry Connolly thuộc đảng Dân chủ, đại diện tiểu bang Virginia cũng có nhiều người Việt, nói rằng Hạ Viện có thể bác bỏ chuyện Việt Nam tham gia hiệp định thương mại TPP nếu thành tích nhân quyền của Việt Nam không cải thiện.

Nguồn: AFP, state.gov


Copy từ: VOA

Bạn tin không? Xây một nhà vệ sinh khoảng 30 mét vuông cho các cháu gần 15 cây vàng SJC

Xây 13 nhà vệ sinh tốn... 5,7 tỉ đồng



Trường THCS Long Hiệp nằm ngay trung tâm thị trấn huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Trường chỉ có hơn 170 học sinh theo học, cơ sở vật chất đang xuống cấp trầm trọng, thiết bị dạy và học bị hư hỏng, thiếu thốn...
Nhà vệ sinh Trường THCS Long Hiệp - Quảng Ngãi được xây với chi phí gần 600 triệu đồng Ảnh: TỬ TRỰC
Cạnh những phòng học của trường đang xuống cấp là nhà vệ sinh vừa được xây dựng. Toàn bộ nhà vệ sinh rộng khoảng 30 m2 , nền lát gạch men, tường lát gạch men cao khoảng 2 m. Phòng vệ sinh nữ có 3 bệ tiểu nhưng không bệ tiểu nào có cửa che chắn. Phòng vệ sinh nam có 4 bệ tiểu, 1 bàn cầu và bồn rửa tay nhưng đã úa màu... Tất cả vật liệu xây dựng thuộc loại bình thường trên thị trường. Chiều 7-6, sau khi kiểm tra thực tế công trình nhà vệ sinh đang có nhiều tai tiếng này, ông Đỗ Văn Phu, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết việc xây dựng nhà vệ sinh này là bình thường vì thiết kế và thi công theo yêu cầu của đơn vị tài trợ ở nước ngoài.
Ông Ngô Hữu Đằng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở GD - ĐT Quảng Ngãi, giải thích: 600 triệu đồng xây dựng nhà vệ sinh Trường THCS Long Hiệp là tổng dự toán ban đầu, tổng vốn được duyệt là 593 triệu đồng. Trong đó, xây dựng nhà vệ sinh (nhà vệ sinh cấp 4, diện tích xây dựng 29,2 m2, có hệ thống cấp thoát nước vệ sinh trong nhà) 236,4 triệu đồng, hệ thống cấp nước sinh hoạt (bao gồm bồn chứa nước 500 lít, hệ thống cấp nước dài 194 m cho khuôn viên trường và 6 điểm cấp thoát nước sinh hoạt) 95,4 triệu đồng, hệ thống điện bơm nước 46,1 triệu đồng, giếng khoan đường kính 90 mm 158,4 triệu đồng, chi phí tư vấn và chi phí khác 56,5 triệu đồng.
Cũng theo ông Đằng, công trình xây dựng nhà vệ sinh trên thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do Bộ NN - PTNT chủ trì và cấp vốn cho tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh giao công trình cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Sở GD-ĐT làm chủ đầu tư. "Chúng tôi đang hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình này. Hiện có 13 trường học khác trong tỉnh cũng được chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đầu tư xây dựng công trình tương tự với vốn tổng cộng hơn 5,7 tỉ đồng. Các công trình này đã bàn giao" - ông Đằng cho biết.
TS Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng việc "kê tăng" giá trị công trình lên nhiều lần như vậy không còn là chuyện lãng phí mà là tiêu cực, tham nhũng. Các công trình có vấn đề thường liên quan đến nhiều cơ quan, từ dự toán đến thi công và nghiệm thu, ai tham gia cũng có tiền.
Theo TS Thạch, những công trình mà chủ đầu tư ở Trung ương, nơi thụ hưởng là cơ sở thường không dám lên tiếng về những bất hợp lý. Hơn nữa, nếu có kêu, sợ lần sau không đến lượt. Đây là việc có thật.
TS Thạch đề xuất: Nếu nhà vệ sinh chưa đến 30 m2 mà đội giá lên tới 600 triệu đồng, tỉnh Quảng Ngãi, cơ quan chức năng phải lập ban công tác đặc biệt để điều tra và xử lý thật nghiêm vụ việc.
Sai phạm sẽ xử lý nghiêm
Trả lời phóng viên Báo Người Lao động bên hành lang Quốc hội ngày 7-6, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Cao Đức Phát cho biết sẽ yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra công trình nhà vệ sinh tốn gần 600 triệu đồng. "Nếu công trình này thuộc bộ quản lý mà có sai phạm, sẽ xử lý thật nghiêm, sai đâu xử đó" - Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.


Copy từ: Tin Tức Yahoo

Tạ Phong Tần ra Bắc

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - "Những năm tù sắp tới cũng chưa chắc sẽ gây được tổn hại nào đáng kể cho Tạ Phong Tần. Nhưng bản án khắc nghiệt, cùng cách hành sử đê tiện, vừa qua – chắc chắn – sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự tồn vong (vốn đã rất mong manh) của nhà nước hiện hành. Không ai, kể cả những người lạc quan và cực đoan nhất hiện nay, có thể tin rằng chế độ bạo ngược này có thể tiếp tục cầm quyền thêm mười năm nữa."...

*

Đây là cuộc chiến của công lý và danh dự! (Tạ Phong Tần)
--------------------------------------------------
Khi mới vào Nam, ông Nguyễn Đăng Mạnh đã “nẩy ra ý khái quát” thế này:
“Vào Sài Gòn ngay sau 1975, người miền Bắc quả đã bị choáng ngợp. Nếu có chê thì chê theo một định kiến cũ kỹ về mặt đạo đức. Thí dụ, đàn bà con gái mặc áo dài không có áo lót, hở ra bên hông (Ông Vũ Thuần Nho gọi là triangle sexuel) Nhiều cô mặc áo như cái maillot, có cô mặc quần soóc đi ngoài đường…vv…
Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó.
Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hóa cao đến nơi văn hóa thấp.” (Hồi Ký Của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh).
Có lẽ vì độ “vênh” văn hóa giữa hai miền rõ ràng (như thế) nên hàng trăm ngàn viên chức, văn nghệ sĩ, và sĩ quan miền Nam đã được đưa ra Bắc học tập cho ... chóng tốt. Duy có điều đáng tiếc là khí hậu (cũng như điều kiện sinh sống) “nơi văn hóa cao” không hiền hòa và tử tế gì cho lắm nên không ít “học viên” đã bỏ mạng tại chỗ, ngay khi chương trình cải tạo vừa mới bắt đầu:
“Anh em từ trong Nam ra cứ yên trí là ‘học tập một tháng’, nên quần áo mang đi theo làm gì nhiều cho nặng. Ra đây, đụng cái buốt giá của mùa đông thượng du miền Bắc, thêm mưa phùn ẩm ướt nên cái lạnh càng thêm thấm thía. Ban đêm cái nền xi măng trong nhà tù nó lạnh như nước đá, mặc đủ các thứ áo quần hiện có mà vẫn lạnh, mặc cả áo mưa đi ngủ, có anh chui vào một cái bao tải vừa kiếm được mà vẫn cứ run. Hóa ra cái lạnh ở ngoài vào thì ít mà cái lạnh ở trong ra thì nhiều. Cái lạnh vì đói cơm nhiều hơn cái lạnh vì thiếu áo…
Đã lâu lắm rồi, người địa phương ở Sơn La nói vậy, mới có năm quá lạnh như năm nay (1976). Đúng là ‘Giậu đổ bìm leo’, vào cái lúc mà tù cải tạo ra Bắc, lại đụng ngay một trận rét kinh hồn…Mà xưa nay cái lạnh và cái đói có quan hệ ‘hữu cơ’ với nhau. Càng đói thì càng rét-mà càng rét thì càng đói.
Anh em đã có người ‘nằm xuống’ vì đói lạnh. Vũ Văn Sâm (viết văn, làm nhạc) chết đêm 16 rạng sáng 17-11- 1976 bên bịnh xá, sau cơn gió mùa đông bắc đầu tiên. Đến đầu tháng giêng 1977 (không rõ là ngày 3 hay ngày 13 tháng giêng, tôi nhớ không được kỹ lắm) Ngô Qúy Thuyết, Tòa án Quân sự vùng 4 cũng đi luôn, đi rất êm đềm, rất lặng lẽ. Sáng ra không thấy anh ta dậy nữa, lay chân gọi dậy thì người đã lạnh cứng từ lúc nào rồi.”
(Phan Lạc Phúc. Bạn Bè Gần Xa. Westminster, CA: Văn Nghệ, 2000 – Trích dẫn lại từ Bên Thắng Cuộc. Osinbook, 2012. Vol.1.)
Đói lạnh (có lẽ) chỉ làm cho những người tù từ miền Nam chóng chết, chứ không chóng tốt. Không những thế, những kẻ sống sót, với thời gian (xem chừng) mỗi lúc một thêm khó cải tạo hơn. Xin đơn cử một trường hợp tiêu biểu:
“…Trương Văn Sương quê ở Chùa Dơi tỉnh Sóc Trăng bị bắt vào khoảng những năm 1977- 1978. Và tổng số thời gian ở tù của anh cũng đã ngót 28 đến 30 năm ròng rã… Anh đã từng là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà trước đây.

Không bao giờ anh và những người tù án nặng ở buồng 6 viết bản nhận tội. Cứ mỗi lần như vậy thì anh Sương đều là người đứng đầu đấu tranh và ban giám thị trại Nam Hà phải điều hàng chục binh sĩ và cán bộ công an xuống khóa tay, đưa anh đi cùm biệt giam ở nhà kỷ luật...

Suy nghĩ của tôi khi viết bài này là chỉ mong Đảng CSVN, nhà nước Việt Nam và Bộ công an thôi đi hãy đừng cố chấp, hãy đừng mong mỏi gì được mấy dòng chữ ‘tôi nhận rõ tội lỗi, thật thà ăn năn hối cải’ ở nơi anh Trương Văn Sương và nhiều người tù khác nữa theo “4 tiêu chuẩn 1269” vô hồn, vô nghĩa kia nữa. Mà hãy cao hơn thế là tình người, là lòng nhân đạo, là sự bao dung, là sự khoan dung và sự đại lượng…hãy thả vô điều kiện những người tù như anh Trương Văn Sương ra khỏi trại giam vì anh đã ở tù gần 30 năm là quá đủ rồi...” - (Nguyễn Khắc Toàn – Tù Nhân Trương Văn Sương & Những Người Tù Khác).
Những lời kêu gọi “sự khoan dung và sự đại lượng” (thượng dẫn) được gửi đi vào năm 2006, và đã hoàn toàn rơi vào hư không. Ông Trương Văn Sương đã qua đời 5 năm sau, vào hôm 11 tháng 7 năm 2011, tại trại Nam Hà. Người tù cải tạo này, tiếc thay, đã không “tiếp thu” được chút “chính nghĩa cách mạng” nào ráo trọi – sau 33 năm học tập ở một nơi xa nhà hàng ngàn cây số!
Tuy thế, những trại tù ở miền Bắc vẫn mở rộng cửa tiếp tục chào đón những tù nhân từ miền Nam – như tin loan củaBBC, nghe được vào hôm 22 tháng 5 năm 2013:
“Blogger Tạ Phong Tần, người bị chính quyền Việt Nam kết án tù vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước' nhưng lại được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là 'Phụ nữ dũng cảm' đã bị chuyển trại giam từ Đồng Nai ra Thanh Hóa hôm 3/5.

Hiện tại bà đang bị giam giữ tại Phân trại số 4 thuộc Trại giam số 5, thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.”
Bà Tạ Minh Tú, em gái bà Tạ Phong Tần, đã có chuyến ra Bắc thăm nuôi chị mình hôm 15/5.
Nói với BBC từ quê nhà Bạc Liêu, bà Tú cho biết bà đã nói chuyện với bà Tần trong khoảng 30' dưới sự giám sát của bốn cán bộ trại giam.
Theo đó, bà Tần than phiền ở nơi giam giữ mới này nước nôi rất khan hiếm. Có khi bà không có nước rửa ṃăt.
‘Không có chỗ tắm chỉ có hồ nước khoảng 10m2 cho 200 người giành nhau tắm như là ăn cướp,’ bà Tú thuật lại lời bà Tần.
Theo lời kể của bà Tú thì bà Tần cáo buộc 'chính quyền biết rõ tình trạng bệnh tật của bà là viêm họng và đau khớp' nên chuyển bà ra ngoài Bắc với điều kiện khí hậu thất thường và mùa đông lạnh giá bất lợi cho bệnh tật của bà.”
‘Họ cố tình làm cho gia đình không thăm nuôi được do nhà quá xa xôi với lại chi phí cao quá nếu có bệnh hoạn gì nếu gia đình không biết thì chết không ai biết luôn,’bà Tú thuật lại lời bà Tần...
‘Trước khi đi chị cũng gửi lời thăm hỏi các cha và nói là cứ yên tâm chị vẫn trước sau như một, không có gì thay đổi,’ bà Tú nói.”
Khẩu khí của Tạ Phong Tần dễ khiến cho tôi thốt nhớ đến những chuyện (vô cùng) phiền phức đã xẩy ra cho nhân viên ở trại giam Nam Hà, vài năm về trước, vẫn theo như lời của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn:
“Lúc đó anh Sương đã hô khẩu hiệu chống đối rất to: ‘Đả đảo CSVN đàn áp tù chính trị, các cán bộ công an có giỏi thì hãy bắn tôi đi. Trương Văn Sương này suốt đời chiến đấu cho lý tưởng tự do…’ làm cho hàng chục cán bộ công an, quản giáo và các binh sỹ công an trẻ rất e ngại. Họ đã có lệnh sẽ bịt miệng và bằng cách dùng khăn tẩm ê te và hơi cay để trấn áp không cho anh Trương Văn Sương tiếp tục thét gào phản kháng nữa.”
Xem như thế thì chỉ còn hy vọng vào điều kiện địa dư khắc nghiệt ở nơi văn hóa cao mới có thể khuất phục được người tù bất khuất Tạ Phong Tần. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một niềm hy vọng (mong manh) thôi vì không phải ai cũng có thể bị “khí hậu thất thường và mùa đông lạnh giá” đốn gục như mong đợi:
“Tôi đã sống bẩy năm trên vùng thượng du của tỉnh Thanh Hoá, bên bờ con sông Mã, và đã bẩy mùa xuân chứng kiến những kỳ diệu của đất trời, núi sông và lòng mình. Đấy là một nơi hiểm trở, trại đóng ngay bên sườn núi trông xuống sông, bên kia sông là một bình nguyên nho nhỏ, rồi lại tiếp tục núi. Hai đầu sông được chắn bởi núi, bốn phía toàn núi, gần xa đậm nhạt khác nhau”.
Sông Mã chụp từ vị trí cổng trại Tanh Cẩm, Thanh Hoá. Nguồn ảnh: Gia Đình Thanh Cẩm
Chữ “trại” trong đoạn văn vừa dẫn là một trại tù, và người say mê mô tả cảnh “kỳ diệu của đất trời núi sông” là một tù nhân. Một người tù “quắt queo đói lạnh, tả tơi đứng bên sông núi” (suốt từ năm này sang năm khác) mới cảm nhận hết được lẽ chuyển đổi vi diệu của đất trời, để ghi lại cho chúng ta những câu văn diễm lệ:
“Mùa thu núi bỗng mơ màng. Bầu trời trong xanh hơn và núi như phủ mờ một làn sương khói mỏng. Trời càng se lạnh núi càng xa cách, càng rời xa vẻ thực tế tầm thường để tự biến mình thành huyền ảo. Vào mùa thu sông Mã đã thôi gầm lên khúc độc hành, vẻ đục ngầu dữ tợn của mùa hè đã trôi mất, bây giờ lặng lẽ trong xanh để hòa hợp với dáng núi đang trong một chuyển cung yểu điệu. Trời, núi, sông và người cùng vào một cơn ngất ngây buồn như tiên cảm một nỗi lạnh tê đầy bất trắc. Các ruộng bắp ven sông đã úa vàng. Công việc thu hoạch mùa màng vào những buổi chiều mùa thu mang một vẻ đẹp cổ điển với ánh nắng vàng xiên xiên, lá bắp khô xào xạc, và bếp lửa nấu nước ở bờ ruộng vươn cột khói lên cao...” (Phạm Xuân Đài. “Nét Xuân Sơn”. Hà Nội Trong Mắt Tôi. Westminster, CA: Thế Kỷ, 1994.)
Tác giả đoạn văn thượng dẫn đã sống sót trở về, sau nhiều năm “tả tơi quắt queo sống trong đói lạnh” ở Thanh Hóa. Ông nguyên là chủ biên của Tạp Chí Thế Kỷ 21, và hiện đang chủ trương trang Diễn Đàn Thế Kỷ, có trụ sở đặt tại miền Nam – California.
Nguồn ảnh: Đặc San Thanh Cẩm
Đã đôi lần, tôi có hân hạnh tiếp chuyện với ông Phạm Xuân Đài, và ông Phan Nhật Nam – một người tù khác, sống qua hàng chục năm biệt giam ở trại tù giam Thanh Cẩm. Thái độ sống, cũng như ngòi bút, của cả hai ông bao giờ cũng đậm nét bao dung và tử tế. Những tù đã qua, xem ra, đã không gây cho họ một chấn thương tâm thần nào ráo trọi.
Những năm tù sắp tới cũng chưa chắc sẽ gây được tổn hại nào đáng kể cho Tạ Phong Tần. Nhưng bản án khắc nghiệt, cùng cách hành sử đê tiện, vừa qua – chắc chắn – sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự tồn vong (vốn đã rất mong manh) của nhà nước hiện hành. Không ai, kể cả những người lạc quan và cực đoan nhất hiện nay, có thể tin rằng chế độ bạo ngược này có thể tiếp tục cầm quyền thêm mười năm nữa.


Copy từ: Dân Làm Báo

Tu sĩ và linh mục oan Thái Hà đến Thanh tra Chính phủ: Không có bao công, chỉ có bao che

Tu sĩ và linh mục oan Thái Hà đến Thanh tra Chính phủ: Không có bao công, chỉ có bao che
Sau nhiều đơn từ gửi đi khiếu nại về việc nhà cầm quyền Hà Nội mượn Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà không trả, hiện đang tìm mọi cách xóa dấu vết nhằm cướp đoạt gửi tới nhiều nơi không có hồi âm. Đoàn Linh mục, Tu sĩ Giáo Xứ Thái Hà đã trở thành “Linh mục và Tu sĩ oan” cùng đi khiếu kiện nhiều nơi.
Đoàn đã đến Ban Tôn giáo Chính Phủ, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đề nghị can thiệp để nhà cầm quyền Hà Nội thực thi đúng pháp luật về các tài sản của Nhà Dòng, trong đó có Tu viện Dòng Chuá Cứu Thế Thái Hà. Nhưng, tất cả các cơ quan mang tên là của dân, do dân, vì dân nói trên vẫn chưa có hồi âm.
Trong khi Tu viện DCCT Thái Hà vẫn bị đập phá quyết liệt. Sáng nay, 7/6/2013, đoàn Linh mục và tu sĩ oan Thái Hà đã đến Thanh tra Chính Phủ.
“Cửa quan” Sáng nay (7/6/2013), các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý.
Tại Trụ sở Thanh tra Chính phủ – địa chỉ Lô D29, Khu Đô thị mới, Yên Hòa, Cầu Giấy – vừa trông thấy các linh mục xuống xe, một nhân viên bảo vệ lập tức xông tới quát nạt, lớn tiếng yêu cầu các linh mục, tu sĩ dời khỏi trụ sở.
Sau khi nghe các linh mục ôn tồn giải thích cán bộ nhân viên phải lịch sự, tôn trọng và có trách nhiệm hướng dẫn dân, thì một nhân viên bảo vệ khác ngăn nhân viên kia lại và hướng dẫn các linh mục tới Văn phòng Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, số 1, Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, vì –như người này nói, tại Hà Đông, Thanh tra Chính phủ “có một Cục nó nằm ở đó”?
Theo hướng dẫn, các linh mục, tu sĩ, lập tức tới số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Đây là nơi các cơ quan của Chính phủ dùng để tiếp các dân oan. Đoàn các linh mục, tu sĩ, vừa xuất hiện, thì ngay lập tức một số an ninh mặc thường phục lượn lờ, quay phim, chụp ảnh.
Các dân oan lần đầu nhìn thấy một đoàn các linh mục tu sĩ đông đảo đã tỏ ra phấn khích. Hàng chục dân oan bật dậy, thi nhau kể nỗi oan khiên của mình. Phần lớn trong số họ là dân oan đến từ các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một số từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Thâm niên có người đã khiếu kiện trên 30 năm. Có những cụ già vác đơn đi kiện từ lúc mái tóc còn xanh nay đầu tóc đã bạc trắng. Có người là mẹ liệt sĩ, con cháu các gia đình có công với cái gọi là “cách mạng”.
Họ nói: “Các cha, các thầy ở đâu tới? Các cha nhớ ở đây không có Bao công. Ở đây chỉ có bao che”.
Một nhân viên bảo vệ, khi được hỏi đã làm việc bao lâu, thì anh cho biết, anh là người thâm niên, nhưng cũng mới chỉ làm việc được một năm. Anh nói, ở đây căng thẳng lắm, vì quá nhiều nỗi oan khiên?
Sau một hồi làm các thủ tục, đoàn các linh mục được ông Nguyễn Hồng Điệp, Vụ trưởng Vụ Tiếp dân của Thanh tra Chính phủ, cùng hai viên được giới thiệu thuộc Ban Dân nguyện của Quốc hội, đón tiếp và hướng dẫn, với kết luận: “Vụ việc của giáo xứ Thái Hà vẫn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Hà Nội. Chúng tôi đã điện thoại cho Thanh tra Hà Nội và yêu cầu họ sớm có câu trả lời cho các linh mục”.
Chúng tôi ra về trong sự dò xét của các nhân viên an ninh.
Câu nói của những dân oan: “Ở đây, không có Bao công, chỉ có bao che” và câu nói của ông Vụ trưởng “Vụ việc vẫn đang thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội”, cho thấy tại sao có những người dân 30 năm đi khiếu kiện mà không có kết quả nào.
Một câu nói chợt lóe lên trong đầu: “Cửa quan thì cửa quyền!”


Fb Gioan Nam Phong CSSr

Copy từ: Nữ Vương Công Lý

Công an tiếp tục chặn đường hành hung blogger Nguyễn Hoàng Vi

Tranh vẽ Nguyễn Hoàng Vi của họa sĩ Trần Thúc Lân (Quỹ Tù Nhân Lương Tâm)
Danlambao - Khuya ngày 7/6/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi cùng bạn cô, anh Phạm Lê Vương Các đã bị 5 công an chặn đường hành hung dã man tại khu vực đường Tô Ký, Quận 12. 
Được biết, 5 tên công an này đều là những kẻ đã theo dõi, bám sắt gắt gao Hoàng Vi và gia đình trong suốt nhiều ngày nay. Trong số này, có một tên đi xe mang biển số 51V2 1009.
Hoàng Vi cho biết, khi cô cùng người bạn vừa đi đến quận 12 thì bất ngờ bị 5 tên công an đi trên 3 chiếc xe máy hùng hổ lao đến chặn đầu. Ngay sau đó, bọn chúng dùng mũ bảo hiểm đập túi bụi vào Hoàng Vi, người bạn đi cùng cô là anh Phạm Lê Vương Các cũng bị đánh một cách thô bạo.
Trận đòn thù dã man khiến Hoàng Vi bị ngã xuống đường, tuy nhiên những tên CA côn đồ vẫn không chịu dừng tay. Cô vội gọi điện thoại về nhà cầu cứu thì lập tức bị bọn chúng giựt mất điện thoại rồi đập vỡ tan tành.

5 tên CA sau đó tiếp tục thay nhau cầm mũ bảo hiểm giáng những đòn cực mạnh vào đầu và người Hoàng Vi cho đến khi cô nằm bất động. Khi người dân xuất hiện, bọn chúng mới chịu dừng tay rồi bỏ đi. 
Hiện nay, Hoàng Vi đã được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị vết thương. 
Đây không phải là lần đầu tiên blogger Nguyễn Hoàng Vi bị CA chặn đường hành hung giữa đêm khuya như vậy. Từ khi bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước, viết blog và ủng hộ dân chủ đến nay, cô và gia đình liên tục bị CA hành hung, khủng bố. 
Ngày 2/10/2011, Hoàng Vi cũng từng bị CA trả thù bằng cách giàn cảnh gây tai nạn giữa đêm khuya. Hành động đâm xe đầy ác ý của CA khi ấy đã khiến cô ngã đập mặt xuống đường, gãy 7 chiếc răng.
Ngày 8/3/2013 vừa qua, Nguyễn Hoàng Vi đã được tổ chức IFEX (International Freedom of Expression Exchange network) vinh danh là 1 trong 7 phụ nữ tiêu biểu vì những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận trên thế giới.


Copy từ: Dân Làm Báo


.................................

Giáo sư Tương Lai: Lãnh đạo Việt Nam quá quỵ lụy Trung Quốc

VOA – Tiếng Việt
07-06-2013
H2Một chuyên gia cố vấn cho hai đời Thủ tướng tại Việt Nam nhận định giới lãnh đạo Việt Nam đã trở nên quá quỵ lụy Trung Quốc, rơi ra khỏi quỹ đạo dân chủ và tụt hậu sau lưng các nước còn lại trên thế giới, một thế giới mà Việt Nam hiện đang rất cần phải hội nhập để có thể tăng trưởng và phát triển.
 
Trong bài bình luận đăng trên nhật báo The New York Times của Mỹ ngày 7/6, Giáo sư Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), một nhà nghiên cứu xã hội học-văn hóa được nhiều người biết đến, đã mạnh mẽ phê phán nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân chúng trong các cuộc biểu tình yêu nước và nhu nhược trước sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác giả bài viết, người từng cố vấn cho cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói rằng bi kịch lớn nhất của Việt Nam chính là ảo tưởng về một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thường được nhà nước viện cớ để dung chấp chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, để trấn áp dân chủ, kiểm duyệt – bịt chặn thông tin, và khủng bố tinh thần của người dân.
 
Theo giáo sư Tương Lai, các bản án nặng nề dành cho hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên hồi tháng trước với các cáo buộc tội “nói xấu Trung Quốc” đã chạm tới tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc của người dân Việt Nam và phơi bày sự thông đồng mờ ám của chính quyền với những kẻ ngoại bang xâm lược.
 
Bài bình luận viết rằng trước âm mưu nuốt chửng Biển Đông bằng bản đồ đường lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc, các bước chân giận dữ của người dân Việt Nam đã bất chấp sự đàn áp, cùng nhau xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trong các cuộc tuần hành quy tụ từ giới trí thức, giới trẻ thành thị đến những người dân oan, những người nông dân bị bần cùng hóa bởi chính sách nhà nước tịch thu đất đai mà không đền bù thỏa đáng. 
 
Tác giả nói sự căm phẫn của người dân trỗi dậy giữa lúc các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tự phơi bày sự nhút nhát, yếu hèn trước Trung Quốc xâm lược.
 
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với VOA Việt ngữ, giáo sư Tương Lai nhấn mạnh:
 
“Chúng tôi là những người yêu nước. Chúng tôi thấy hành động gây hấn, khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc là một nguy cơ lớn đối với nền độc lập dân tộc vì chủ quyền lãnh thổ-lãnh hải quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng. Là một người yêu nước không thể nào ngồi yên trước hành động xâm lược của Trung Quốc. Cho nên, chúng tôi phải lên tiếng.”
 
Giáo sư Tương Lai cho rằng cải cách kinh tế của Việt Nam bị ngăn trở bởi không đi kèm với cải cách chính trị. Theo ông, các lãnh đạo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng được một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự thực thụ.
 
Vẫn theo nhà nghiên cứu này, vì cố duy trì một hệ thống chính trị suy tàn và một hệ tư tưởng giáo điều, vận mệnh kinh tế của Việt Nam bị suy sụp và chính phủ Việt Nam tự biến mình thành mục tiêu bị quốc tế chỉ trích vì đàn áp dân chủ và các vi phạm về nhân quyền.
 
Tác giả tố cáo giới lãnh đạo Việt Nam đã quay lưng lại với nhân dân Việt Nam. Giáo sư Tương Lai nói ông cùng với một số trí thức đã từng đệ trình rất nhiều thỉnh nguyện thư kêu gọi bảo vệ nhân quyền và dân chủ, nhưng các đề nghị đó đều bị đáp trả bằng sự thóa mạ, phỉ báng từ truyền thông của nhà nước.
 
Nhà xã hội học Tương Lai kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cần phải công nhận sức mạnh hợp quần của các cuộc biểu tình yêu nước trước sự xâm lấn của ngoại bang và rằng nhu cầu về dân chủ và nhân quyền sẽ dẫn tới những thay đổi ngoạn mục, khó lường trước được.
 
Ông khuyến cáo rằng nhà nước Việt Nam càng sử dụng bạo lực và đàn áp bao nhiêu thì càng phơi bày sự tàn bạo của chính họ bấy nhiêu.
 
Giáo sư Tương Lai khẳng định:
 
“Chúng tôi làm tất cả những việc này là để hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ngoại giao mà nhà nước đang tiến hành. Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng không có lý do nào để nhà cầm quyền bất bình với việc làm hết sức quan minh, chính đại và chính đáng của chúng tôi. Đáng lý chính quyền, trong khi phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc qua đường ngoại giao, phải rất tán thành hành vi phản đối quyết liệt từ dân. Bởi vì tin vào dân, dựa vào dân mới có sức mạnh để đấu tranh với những hành động ngang ngược, hiếu chiến ấy chứ!”
 
Giáo sư Tương Lai nói một người lãnh đạo hiểu thấu đáo việc này, nhanh chóng hồi đáp nguyện vọng của người dân, và đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả sẽ được sự ủng hộ của quần chúng và sự đồng cảm của bạn bè quốc tế.
 
Bài viết của giáo sư Tương Lai trên nhật báo The New York Times kết thúc bằng lời cảnh báo rằng sự suy tàn của nhà cầm quyền Việt Nam là điều khó tránh khỏi nếu họ quay lưng lại với người dân, cố chấp duy trì mô thức quản trị phản dân chủ, và đưa đất nước vào con đường tăm tối không lối thoát.
VOA – Tiếng Việt


Copy từ: Ba Sàm

Lãnh đạo Việt Nam có biết hối hận không?


Hai bài báo dưới đây đều được đăng trên tờ The Asahi Shimbun của Nhật. Một bài tường thuật cuộc biểu tình của nhiều chục ngàn người chống điện hạt nhân bao vây chung quanh toà nhà Quốc hội Nhật Bản. Một bài đưa tin ông Naoto Kan xin lỗi vì đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân.
Ông Naoto Kan là cựu thủ tướng Nhật và khi tại vị, vì quyền lợi Nhật Bản, ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Nay sau khi nước Nhật chịu tai nạn hạt nhân, ông thấm thía rằng công nghệ hạt nhân là không an toàn, và do đó tỏ lòng hối hận. Có kỳ lạ không, người Nhật hối hận vì đã xuất khẩu một công nghệ có thể dẫn đến tai họa cho quốc gia khách hàng, còn người Việt Nam lại dường như không biết sợ, cứ điềm nhiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Không lẽ đến khi tai họa ập tới, mới hối hận? Tất nhiên nói như thế là giả định rằng lãnh đạo Việt Nam còn biết hối hận! Mà cái giả định ấy, không nói thì ai cũng biết, chưa chắc đã đúng!
Bauxite Việt Nam
Nhiều chục ngàn người biểu tình chống điện hạt nhân bao vây chung quanh toà nhà Quốc hội Nhật Bản
clip_image002
THE ASAHI SHIMBUN, Asia and Japan Watch
Phóng viên: Takayuki Kihara, Kaigo Narisawa và Takuro Yagi
03 tháng 06 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Các tổ chức chống điện hạt nhân đã hiện diện đông đảo trong cuộc biểu tình lớn tại Tokyo vào ngày Chủ nhật 02 Tháng 6, nhằm tạo tác động đến cuộc bầu cử Thượng Viện trong tháng Bảy tới và cùng lúc phản đối kế hoạch khởi động lại các lò phản ứng hạt nhân.
Một vòng tròn những người biểu tình dài khoảng 1,2 km bao quanh tòa nhà Lưỡng Viện Quốc Hội vào buổi tối ngày 02 tháng 6. Ban tổ chức cho biết cuộc biểu tình đã thu hút khoảng 85.000 người, trong khi Sở cảnh sát Thành phố ước tính thấp hơn với khoảng 20.000 người.
Các con số ước tính so ra không nhiều bằng với số hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình hồi năm ngoái trước khi Chính phủ phê duyệt kế hoạch phục hồi hoạt động tại nhà máy hạt nhân Oi ở tỉnh Fukui.
clip_image004
Ông Kiyohachi Oda, 68 tuổi, cư ngụ tại Ichikawa, tỉnh Chiba, người đã thường xuyên tham dự các cuộc biểu tình vào đêm thứ sáu mỗi tuần xung quanh văn phòng Thủ tướng ở Tokyo từ mùa hè năm ngoái, thừa nhận sự nhiệt tình của những người biểu tình đã bị suy giảm.
"Nếu không có ai xuất hiện tham gia biểu tình, điều đó có nghĩa tương đương với sự đồng thuận cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân", ông nói. "Điều quan trọng là chúng ta cần phải tiếp tục các cuộc biểu tình, ngay cả khi chỉ có một người tham gia."
Một trong số ba nhóm tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 2 tháng 6, tổ chức Liên Minh Đô Thị Chống Điện Hạt Nhân, đã tổ chức biểu tình vào các buổi tối Thứ sáu ở phía trước của văn phòng Thủ tướng, cũng như tại cơ quan Genpatsu wo Nakusu Zenkoku Renrakukai (Hội nghị quốc gia về xoá bỏ các nhà máy điện hạt nhân).
Hai cuộc họp mặt riêng lẻ chống điện hạt nhân đã được tổ chức tại Tokyo vào buổi chiều cùng ngày.
Tại buổi họp mặt ở Shiba Park, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel, ông Kenzaburo Oe, là một trong những người lên thuyết trình.
Nhà văn nổi tiếng Keiko Ochiai cho biết, "Điều quan trọng là mang các Thượng nghị sĩ đã chọn không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện vào cuối tháng mười hai năm ngoái trở lại nghị trường. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, tình hình sẽ thay đổi. Chúng ta phải làm tất cả mọi thứ chúng ta có thể."
Sau đó, hai nhóm tiếp tục tổ chức cuộc tuần hành phản đối điện hạt nhân và đến tối đã tới trước toà nhà Quốc Hội. Các nhà lập pháp của các đảng đối lập như Đảng Dân chủ Nhật Bản, Đảng lo về Đời sống của Dân chúng, Đảng Cộng sản Nhật Bản, Đảng Gió xanh và Đảng Dân chủ Xã hội, đã phát biểu chỉ trích kế hoạch khởi động lại các nhà máy hạt nhân, trong đó có 48 lò của 50 lò phản ứng trên cà nước vẫn còn đang ngừng hoạt động.
Một số những người tham gia biểu tình là những người thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu tình chống điện hạt nhân, chẳng hạn như một người phụ nữ 33 tuổi làm việc trong một công ty cung cấp nhân viên tạm thời tại Tokyo. Cô đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống hạt nhân từ tháng 5 năm 2012, một phần bởi vì cô cảm thấy rằng dư luận nghiêng về phía bỏ cuộc việc chống điện hạt nhân và cuối cùng là dẫn đến việc tái hoạt động của các nhà máy hạt nhân.
Vào tháng 8 năm 2012, cuộc họp tại Tòa Đô Chánh của Thủ đô Tokyo đã quyết định bác bỏ một lệnh kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý về việc nhà máy điện hạt nhân nên được tái hoạt động hay không. Chính quyền thành phố Tokyo đã bị buộc phải đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự sau khi một kiến ​​nghị yêu cầu ngừng chạy nhà máy điện hạt nhân đã thu thập được 320.000 chữ ký.
Trong lúc thất bại này dẫn đến sự sụt giảm số người tham gia vào các cuộc biểu tình, một người phụ nữ đã không nản lòng.
"Sẽ cần một nỗ lực chống đối rất to lớn để loại bỏ các nhà máy điện hạt nhân," bà nói. "Tôi cảm thấy dư luận sẽ thay đổi dần dần thông qua không chỉ từ các cuộc biểu tình, nhưng từ sự tiếp nối các hoạt động chống đối khác nhau, chẳng hạn như xem xét việc sử dụng lãng phí điện năng."
Bà Aki Hashimoto, 57 tuổi, từ Koriyama, tỉnh Fukushima, người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa hạt nhân và thông cảm hơn với mối quan tâm mà một nông dân ở Tamura, tỉnh Fukushima, đưa lên.
"Những người nào đến nơi này rồi, sẽ hiểu được sự tức giận của người dân Fukushima vì đã phải chịu đau khổ trong khi không có ai hay một cơ quan chính phủ nào chịu trách nhiệm về vụ thảm họa hạt nhân," bà Hashimoto nói.
Bà đã tham dự các cuộc biểu tình trong những lúc thỉnh thoảng tạm nghỉ việc tại một trường dạy luyện thi. Các kết quả của cuộc bầu cử Hạ viện hồi tháng 12 là một cú sốc vì Đảng Dân chủ Tự do đã chiến thắng lớn ngay tại tỉnh Fukushima, trong khi đảng này đã không tích cực ùng hộ việc rút khỏi năng lượng hạt nhân.
Mặc dù nhà của bà Hashimoto nằm cách xa nhà máy bị hư hại Fukushima hơn 50 km, mức độ bức xạ tiếp tục ở mức độ cao. Con gái duy nhất của bà và đứa cháu nội mới sinh đã sơ tán đến quận Fukuoka ở Kyushu.
"Tôi xấu hổ với những người xem như không có gì đã từng xảy ra vì thảm họa hạt nhân tại Fukushima, ngay cả khi có những người dân đang tiếp tục phải gánh chịu và lo sợ các mối di hại vô hình mang đến cho họ", bà nói.
Một người biểu tình tên Oda cũng gốc từ Koriyama cho biết rằng thân nhân của bà Oda tiếp tục sống trong thành phố này đã nói rằng con cháu của họ, hiện đang sống ở quận hạt khác, đã không đến thăm viếng họ kể từ khi thảm họa xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima-1 vào năm 2011. Anh em họ của bà Oda cũng đã ngừng gửi gạo và táo trồng ở Fukushima cho bà.
"Có rất nhiều bi kịch phát sinh từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân", bà Oda nói.
Cũng có một số người biểu tình là những người mới tham gia biều tình chống điện hạt nhân lần đầu.
Sachiko Asami, 38, từ Yokohama, một nhân viên văn phòng làm việc cho cơ quan chăm sóc y tế, chỉ bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình vào tuần trước.
Cô đã bỏ phiếu cho một ứng cử viên trong cuộc bầu cử Hạ viện hồi tháng 12, ứng cử viên này ủng hộ một sự chuyển đổi từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng an toàn khác, nhưng ông bị thất cử. Điều đó đã cho cô biết rằng còn nhiều chướng ngại to lớn trên con đường đấu tranh chính trị cần phải vượt qua để có ảnh hưởng đến sự thay đổi suy nghỉ về năng lượng.
Tuy nhiên, mối quan tâm của cô trong vấn đề hạt nhân đã tăng lên sau khi cô học được thêm về mức độ bức xạ nguyên tử độc hại trong khu phố của mình thông qua Facebook, hệ thống mạng mà cô tham gia vào cuối năm ngoái. Cô cũng đọc được các bài viết từ những người đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống hạt nhân và từ đó tự chính cô quyết định cần tham gia các cuộc biểu tình chống điện hạt nhân.
Trong khi cô hét lên phản đối việc cho phép nhà máy hạt nhân tái hoạt động, cô cũng cảm thấy thất vọng rằng sự tham gia của rất nhiều người vẫn không thể nào ảnh hưởng được các chính trị gia.
"Các chính trị gia là những người đưa ra quyết định cuối cùng," cô nói. "Điều đó có nghĩa rằng các cuộc bầu cử dân biểu Quốc hội là rất quan trọng. Tôi muốn kêu gọi những người khác tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng Viện lần tới."
Một người đàn ông 33 tuổi, từ quận Ota của Tokyo đã tham gia cuộc biểu tình với vợ và hai con. Đó là lần đầu tiên anh tham gia một cuộc biểu tình như vậy. Ông đồng ý với lập luận đưa ra là thế hệ hôm nay phải chịu trách nhiệm vì lợi ích của con cháu chúng ta trong tương lai.
clip_image006
Một người đàn ông làm việc cho một nhà sản xuất thiết bị, và ông ta đã ủng hộ các chính sách kinh tế của nội các chính phủ Abe. Tuy nhiên, ông không hỗ trợ việc phục hồi hoạt động tại các nhà máy điện hạt nhân. Ông cũng tức giận với lập trường của đảng LDP khi cho rằng đảng của họ không chịu trách nhiệm gì về thảm họa hạt nhân Fukushima, vì đảng LDP lúc đó là đảng đối lập khi thảm họa hạt nhân xảy ra.
"Cuộc điều tra thăm dò dư luận công chúng cho thấy nhiều người muốn rời khỏi năng lượng hạt nhân," một người đàn ông nói. "Các chính trị gia nên thật lòng lắng nghe công luận."
Keiko Hoshina, 67 tuổi, sống tại phường Nerima thuộc thành phố Tokyo, lần đầu tiên tham gia các cuộc biểu tình trong tháng tư sau khi cô nhận ra rằng cô đã cố gắng quên và gạt ra phía sau những gì đã gây ra từ thảm họa hạt nhân.
Kể từ tháng trước, cô đã bắt đầu làm một cuộc thống kê của riêng mình đối với 100 đồng nghiệp và bạn bè. Câu hỏi duy nhất của cô là "Bạn có ủng hộ việc rời bỏ năng lượng hạt nhân không?"
Cô ấy không áp đặt quan điểm ​​riêng của mình vào người khác, nhưng hy vọng rằng mọi người cũng sẽ bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Cho đến nay cô đã được hỏi ý kiến được 50 người.
Nguồn :
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.
Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan xin lỗi ông đã khuyến khích xuất khẩu công nghệ hạt nhân
06/06/2013 Erika Toh (The Asahi Shimbun). San Diego - Nếu ông có thể đẩy ngược thời gian, Naoto Kan nói rằng ông sẽ không bao giờ khuyến khích việc xuất khẩu công nghệ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản.
Ông Kan mà nhiệm kỳ thủ tướng đã được ghi dấu qua cách xử lý của ông hồi tháng 4 năm 2011 đối với động đất, sóng thần và tai nạn hạt nhân, ngày 4 tháng 6 vừa qua tuyên bố rất tiếc đã khuyến khích chính sách xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân sau khi lò phản ứng tại Fukushima bị tàn phá.
Ông Kan, thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản, bày tỏ ý kiến của mình trong một cuộc họp do một nhóm công dân Mỹ tổ chức. Đây là lần đầu tiên ông Kan đã nói về những kinh nghiệm của ông trước một cử tọa nước ngoài.
"Trước ngày 11 tháng 3 đó, tôi chào mời các nước nhập khẩu công nghệ hạt nhân vì tôi cảm thấy các nhà máy điện hạt nhân an toàn" ông Kan nói. "Bây giờ tôi rất tiếc đã làm những việc đó".
Trong cương vị thủ tướng, ông Kan đã tham gia vào những nỗ lực để xuất khẩu công nghệ nhà máy điện hạt nhân sang Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
"Trước ngày 11 tháng 3 tôi tán đồng việc sử dụng an toàn nhà máy điện hạt nhân", ông Kan nói. "Nhưng sau ngày 11 tháng 3 suy nghĩ của tôi đã đổi chiều 180 độ".
Chính phủ hiện nay của Đảng Dân chủ Tự do tiếp tục thúc đẩy việc xuất khẩu công nghệ nhà máy điện hạt nhân như một phần của chiến lược tăng trưởng kinh tế.
Về chính sách này ông Kan nói "Khi chúng ta nghĩ đến tương lai của các quốc gia (là mục tiêu cho xuất khẩu) thì giới thiệu các nguồn năng lượng tái tạo là một chọn lựa tốt hơn".
Kan cũng tiết lộ rằng ông đã được mời đến nói chuyện tại Đài Loan, nơi dư luận có nhiều tranh cãi về một nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng.
Nguồn: Kan now sorry he pushed export of nuclear plant technology, The Asahi Shimbun 06/06/2013
Người dịch gửi trực tiếp cho

Copy từ: Bauxite Việt Nam

'Nhịp sống nhanh khó tránh tiểu đường'



Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Bình. (Ảnh: Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa quốc gia)
Theo PGS TS Tạ Văn Bình, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng nhanh do thay đổi lối sống
Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường, thường được gọi là bệnh tiểu đường, đang gia tăng nhanh tại Việt Nam, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa quốc gia, nói với BBC Việt Ngữ.
Ông Bình cho biết Việt Nam tuy không nằm trong số 10 quốc gia có tỉ lệ cao nhất thế giới nhưng là quốc gia có tỉ lệ cao tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo đánh giá của các tổ chức y tế trên thế giới thì ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi có thay đổi tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn tới tốc độ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, với tỉ lệ chung là khoảng 170-172% trong vòng 5-10 năm, so với 42% ở các nước phát triển.
“Đối với Việt Nam, có sự tăng trưởng kinh tế, kéo theo rất nhiều thay đổi mà người ta cho rằng nó có liên quan rất nhiều đến bệnh đái tháo đường tuýp 2,” Phó giáo sư tiến sĩ (PGS TS) Tạ Văn Bình nói.

Thay đổi lối sống

Những thay đổi về lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người dân đã dẫn tới con số người mắc bệnh đái tháo đường gia tăng.
“Chế độ ăn uống trước đây ăn thô nhiều hơn, nay ăn tinh nhiều hơn. Hoạt động thể lực của người Việt Nam trước đây nhiều hơn.
Bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở VN
Nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ mắc đái tháo đường týp 2 gia tăng ở Việt Nam là do thay đổi lối sống trong xã hội phát triển về kinh tế.
“Như người nông dân chẳng hạn trước đây đi làm đồng cắt lúa, rồi gánh lúa, đập lúa, bây giờ sử dụng máy móc hết. Đi lại thì phương tiện trước đây là đi bộ, đi xe đạp. Nay đi lại thì bằng xe máy, ô tô và xe đạp trở thành phương tiện để tập thể dục.
“Như vậy năng lượng cung cấp cho cơ thể sẽ dư thừa ra trong khi năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực thì giảm đi. Chính năng lượng dư thừa đó đã tạo ra những bệnh chuyển hóa trong đó đặc biệt là bệnh đái tháo đường, “ PGS TS Bình nói.
Đây cũng là quan điểm được ông Jesper Hoiland, Phó Chủ tịch hãng Novo Nordisk, nhà sản xuât thuốc tiểu đường lớn nhất thế giới, chia sẻ.
Ông Hoiland cho rằng con số người mắc bệnh tiểu đường tại Việt Nam sẽ còn tăng hơn nữa khi kinh tế tiếp tục tăng trưởng và càng ngày càng nhiều người tại Việt Nam chuyển sang lối sống thành thị hiện đại.
“Chúng ta sẽ chứng kiến một đại dịch thực sự tại Việt Nam trong những năm tới,” ông Jessper Hoiland được Tờ The New York Times trích thuật.
“Ngày nay nhiều người chết vì ăn quá nhiều hơn là vì đói,” ông Hoiland nói.
Các con số chính thức ở Việt Nam cho thấy bệnh tiểu đường túyp 2 gia tăng với chỉ 1% người trưởng thành trong dân số vào năm 1991, năm đầu tiên có khảo sát toàn quốc, lên 6% vào năm ngoái, theo trích dẫn của tờ The New York Times.
Một khảo sát năm 2010 ở thành phố Hồ Chí Minh đưa ra ước tính cứ 10 người lớn thì có một người bị bệnh tiểu đường.
"Chúng ta sẽ chứng kiến một đại dịch thực sự (bệnh tiểu đường) tại Việt Nam trong những năm tới."
Ông Jesper Hoiland, Phó Chủ tịch Novo Nordisk
Liên hiệp Đái tháo đường Quốc tế, một tổ chức thu thập số liệu về căn bệnh này tính rằng 371 triệu người bị bệnh tiểu đường trên khắp thế giới vào năm ngoái.
Cứ năm người thì bốn người bị bệnh đang sống tại nước nghèo hoặc nước có thu nhập trung bình như Ai Cập, Guyana hoặc Việt Nam, tổ chức này nói.
Một nguyên nhân nữa về thay đổi lối sống dẫn tới tình trạng gia tăng con số người mắc bệnh tiểu đường là các stress cả về mặt thực thể lẫn tinh thần trong bối cảnh thay đổi kinh tế thị trường, PGS TS Tạ Văn Binh cho biết thêm.
Vẫn theo ông Bình, đã có những thay đổi lớn về nhận thức tại Việt Nam kể từ năm 2002 so với trước đó khi rất ít người, thậm chí cả nhân viên y tế, biết về bệnh này.
“Trong một điều tra của chúng tôi đã công bố thì tới 80% người tham gia không biết bệnh đái tháo đường là gì và 70% người bị bệnh cũng không biết bệnh này là gì.
“Đây là một điều rất nguy hiểm, nhất là bệnh không lây. Vì thế ý thức của người dân là rất quan trọng,” ông Bình nói.

Can thiệp cộng đồng

Các yếu tố nguy cơ

  • Trong gia đình (thuộc thế hệ cận kề như anh chị em, bố mẹ, v.v.) có người bị mắc bệnh đái tháo đường túyp 2
  • Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 23 (với người Việt)
  • Tăng huyết áp vô căn cứ (trên 130)
  • Phụ nữ sinh con với cân nặng của con từ 3,8kg trở lên hoặc có tiền sử đặc biệt trong sản khoa như xảy thai, thai lưu không rõ lý do
  • Hoạt động thể lực ít
Việt Nam đã có mô hình tổ chức can thiệp cộng đồng cho người mắc bệnh tiểu đường.
“Mô hình cộng đồng chủ yếu là can thiệp vào lối sống, làm sao có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và chế độ hoạt động thể lực phù hợp, làm giảm yếu tố nguy cơ trong nhóm người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh” ông Bình nói.
Việt Nam cũng đã thực hiện một dự án phòng chống đái tháo đường tuýp 2 theo chương trình của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế bằng can thiệp lối sống trên quy mô lớn, với đối tượng nghiên cứu là 70.000 người ở Ninh Bình.
Phó giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Bình cho biết khó khăn của việc phòng chống căn bệnh này là: “triệu chứng của đái tháo đường tuýp 2 không rầm rộ như túyp 1. Ở túyp 1, triệu chứng là uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều và gầy nhiều.
“Nhưng người đái tháo đường túyp 2 triệu chứng thường không rõ ràng, nó rất âm thầm. Nhiều người bệnh vào bệnh viện cấp cứu hay đi khám vì một bệnh khác thì tình cờ phát hiện đường máu cao và làm nghiệm pháp tăng đường huyết mới phát hiện ra.”
Ông Bình cho biết đã có khuyến cáo, tất cả những người 40 tuổi trở lên nếu có hai trong số 5 yếu tố nguy cơ , hoặc trên 45 tuổi chỉ cần một yếu tố nguy cơ, thì nên đi khám sàng lọc ngay, 6 tháng – 1 năm một lần.

Hậu quả

Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Tạ Văn Bình cho biết hậu quả của bệnh đái tháo đường túyp 2 là rất nặng nề nếu không được điều trị.
“Dù chỉ là ở giai đoạn tiền đái tháo đường thì những biến chứng cũng xảy ra như ở người bệnh đái tháo đường túyp 2, chẳng hạn như biến chứng tim mạch, tỉ lệ nhồi máu cơ tim gấp 2-4 lần so với người bình thường,” ông Bình nói.
Các biến chứng khác bao gồm mù lòa do biến chứng võng mạc, biến chứng về suy thận hay các bệnh lý bàn chân do bệnh thần kinh ngoại vi.
“Việt Nam là đất nước nông nghiệp. 85-90% dân số là người nông dân cho nên khi họ mắc bệnh đái tháo đường thì những yếu tố nguy cơ phải cắt cụt bàn chân là rất cao,” ông Bình cho biết thêm.
Muốn giảm con số người mắc bệnh tiểu đường, một việc không dễ dàng, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân, theo PGS TS Tạ Văn Bình.
“Ý thức tự giác của người dân tham gia phòng chống bệnh cho chính mình là yếu tố quyết định nhiều hơn là các biện pháp y tế.
“Chúng tôi nhận thức được điều đó qua kinh nghiệm học hỏi được từ các chuyên gia nước ngoài.
"Chúng tôi tập trung rất nhiều vào tuyên truyền, giáo dục thực tế cho người bệnh và đặc biệt là người thân của những người có yếu tố nguy cơ, qua chương trình D-START đã đăng ký với Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế và đang làm ở Ninh Bình."
Theo ông Bình, không có cách nào khác là chính phủ phải đầu tư cho công tác truyền thông giáo dục và y tế cơ sở bởi vì “vấn đề trung tâm và cũng là vấn đề cuối cùng phải là nhận thức của người dân, người bệnh.”
“Nếu cứ nói bằng biện pháp này kia mà người bệnh không nghe hoặc không thực hiện, hay không tự giác làm theo thì hiệu quả sẽ rất thấp,” PGS TS Tạ Văn Bình kết luận.


Copy từ: BBC

Tại sao ông Hồ Đức Việt 'phải chết'?

Ông Hồ Đức Việt (ngoài cùng, bên phải)

Phan Châu Thành (Danlambao) - Ông Hồ Đức Việt, nguyên UV BCT, Trưởng Ban Tổ chức TW Đảng CSVN Khóa X, mới mất vào ngày cuối tháng 5 vừa qua, sau một thời gian “buồn phiền và ốm nặng” vì khi không được vào TW Khóa XI năm ngoái trong khi là ứng cử viên sáng giá “nhất” cho chức Tổng Bí thư Đảng Khóa XI. Và có vẻ báo chí lề phải cũng như lề trái đã lắng xuống về cái chết “tự nhiên” của ông sau hơn một tuần qua.
Với lề phải thì tôi không muốn nói gì nữa. Họ, những người cộng sản, vừa giết đồng chí mình xong họ sẽ cử đoàn đại biểu “đông đảo và cao cấp” mang vòng hoa đến viếng “đau xót” chia buồn với gia quyến nạn nhân. Với ông Hồ Đức Việt, họ đã tổ tức tang lễ cấp nhà nước…
Nhưng tôi ngạc nhiên là trên các báo lề trái khá phong phú hiện nay tôi cũng không thấy bài nào nói trúng được lý do tại sao ông Hồ Đức Việt chết. Đó là lý do khiến tôi phải góp thêm một ý này.
Nói chung, báo lề trái có hai quan điểm chính, khá dễ dãi, về cái chết của ông Việt, nhưng khác nhau. Cả hai quan điểm đều cho rằng cái chết của ông HĐV là do buồn phiền rồi bị bệnh ung thư bùng phát sau khi mất chức UV BCT, tức là trượt ở lại TW Khóa XI, như thông báo chính thức của lề phải. Hai quan điểm này chỉ khác nhau trong cách giải thích tại sao ông HĐV lại mất chức trong ĐH XI.
Quan điểm thứ nhất, gần như tin vào các thông tin chính thức của đảng lề phải, cho rằng ông HĐV đã sai lầm trong công tác và đời tư, nên bị đối thủ là đảng X khai thác, loại ra khỏi danh sách UV TW Khóa XI. Từ đó mà ông buồn, ông bệnh, rồi mất, rất nhanh. Nhưng cụ thể “sai lầm trong công tác và đời tư” là gì? Chả lẽ chỉ là vì có bà vợ mê tín hay lên chùa cầu cúng cho “chồng thắng - địch thua”? Chả lẽ chỉ vì một lá thư nặc danh tố cáo ông HĐV có quan hệ nam nữ không lành mạnh khi đi công tác ở “nước lạ”? 
Nếu nói về hai điều: đạo đức và mê tín thần thánh thì các bộ CSVN hiện nay tất tật đều bị nặng! Chính họ biết họ không tin gì vào chủ nghĩa Mác Lê hay Tư tưởng HCM nên họ phải tìm nơi thần thánh để tin, và họ có điều kiện để “tin” nhất. Nếu đã là UV TW thì bệnh càng nặng, càng thờ cúng liên miên và càng nhất nhất theo thầy bà, đa số có nuôi thầy bà riêng. Còn lối sống đạo đức cá nhân của họ thì… cứ nhìn từ anh Tô đến anh Nông đức yếu là thấy, đó là các đồng chí đã bị lộ rõ. Còn 99% các đồng chí “chưa bị lộ rõ” thì…tởm lợm hơn nhiều!
Quan điểm thứ hai, có thể đại diện là bài của tác giả Trần Gia Lạc (TGL) trên blog Phạm Viết Đào, cho rằng ông Việt bị loại khỏi TW ĐCS VN Khóa XI vì có tính thần cải cách dân chủ trong đảng. Tác giả bài viết so sánh ông Hồ Đức Việt với ông Trần Xuân Bách cách đó 21 năm khi ông Bách bị loại khỏi BCT vì các ý tưởng dân chủ cấp tiến thực sự, cho rằng lịch sử đảng CSVN đã lặp lại với cá nhân ông HĐV như ông TXB.
Tôi không phản đối những đánh giá và tình cảm cá nhân đối với ông Hồ Đức Việt của tác giả TGL hay những người có đồng quan điểm như thế. Tôi chỉ biết rằng, điều đó – nói ông Hồ Đức Việt có tư tưởng cải cách dân chủ, và vì thế ông “phải chết” - cũng không đúng. Việc so sánh ông Việt với ông Bách là quá khập khiễng, không công bằng với tinh thần, tài năng và thái độ dân chủ cũng như tư cách con người sáng chói của ông Trần Xuân Bách.
Quan điểm thứ ba, của tôi và của rất nhiều người mà tôi biết xung quanh trong XH Việt Nam hôm nay, trong đó có cả các UV TW, thì khác với hai quan điểm trên về hai ý về: nguyên nhân mất chức TBTC TW của ông HĐV tại ĐH XI và nguyên nhân cái chết của ông sau đó.
Trước khi nói về nguyên nhân mất chức TBTC TW, UV BCT cần nhắc lại vài nét đặc thù về con người và sự nghiệp của ông Hồ Đức Việt. Dù là con của ông Hồ Tùng Mậu, một người CS được coi là cùng thế hệ với HCM và “bạn chiến đấu” của HCM ở “nước lạ”, ông HĐV không có tố chất của người làm chính trị với nghĩa khách quan nhất. Được ưu tiên ăn học ở Nga về, ông HĐV là một số ít trí thức được đào tạo bài bản trong BCT Đảng CSVN (vốn đa số chỉ có đầy rẫy bằng cấp “tại chức” - tức là dùng chức lấy bằng, không cần học). Bắt đầu với 5 năm dậy toán ở ĐH TH Hà Nội lên vèo từ tổ tưởng bộ môn đến chức Hiệu trưởng, rồi hàng chục năm cán bộ TW Đoàn – cũng lên vèo đến chức Bí thư TW Đoàn, rồi vào TW Đảng, về làm bí thư các tỉnh Quảng Nình, Thái Nguyên để vô sản hóa con người thư sinh học hành của ông, rồi về TW làm Phó ban rồi Trưởng ban này nọ trước khi vào chức TBTC, UV BCT, vốn luôn trong hàng tốp 5 quyền lực (thời Lê Duẩn là tốp 2! Chỉ sau Lê Duần và trên… HCM). Nói chung, con đường quan lộ của ông HĐV vô cùng hanh thông. Tại sao vậy, khi ta biết ông không có “tố chất = bon chen” chính trị, và đa số ai biết ông đều công nhận ông không có tài cán gì đặc biệt…? 
Ông làm quan to trong đảng CSVN vì đảng này cần cái tên của cha ông – ông là con trai Hồ Tùng Mậu là đủ, không cần biết là Hồ gì, như nó vẫn đang nấp sau cái tên và “tư tưởng” HCM để mị dân hơn nửa thế kỷ nay vậy. Nấp sau tên và tô điểm bằng tên HCM đó, nhưng đảng CSVN đối xử với cá nhân HCM thật vô cùng bạc bẽo. Mấy chục năm qua họ cần cái mặt nạ HCM và thế hệ HCM mà HTM cha ông là cái tên khá sáng giá, nên họ cần bố ông, qua ông. Khi nào không cần là họ lột mặt nạ ra, cùng là lúc họ sẽ lột ông xuống…
Là người “trí thức” tức là không thủ đoạn, ông không hiểu mình không có thực tài làm chính trị. Không vậy cánh, cứ khơi khơi “lên như diều” chỉ vì là CCCC, ông lại tưởng mình có tài làm chính trị như cha, ông mơ tới chức TBT… Với đảng thì: OK, nếu ông chịu làm đồ trang trí cho những kẻ gian hùng thứ thiệt, như Nông đức yếu đã chịu làm. Nông đức yếu thì vô cùng ngu dốt. Nhưng…
Nhưng, ở Đại hội trù bị cho ĐH XI, khi dự kiến nhân sự mới đã thông qua, khi tên ông đã được tín nhiệm hạng cao - trên 67%, trong khi chỉ cần trên 50% là tái nhiệm, ông (và mọi người trong ĐH) đã tin chắc mình ở lại BCT Khóa XI, ông lên đọc báo cáo cương lĩnh dự kiến cho ĐH XI mấy ngày tới, ông đã vạch ra kế hoạch sắp tới cho Ban Tổ chức TW “của ông” và hứa sẽ rà soát lại chất lượng cán bộ đảng (tức là rà soát lại bằng cấp và lý lịch của các đồng chí cán bộ đảng cấp cao của ông!) từ TW trở xuống, “để tăng cường và cúng cố sức mạnh của đảng”!
Vì ngây thơ chính trị, ông không biết trên 50% các đồng chí TW và địa phương xài bằng cấp giả trong cái chế độ sính bằng cấp của đảng ông tạo ra, không phải ai cũng được ăn học và không phải đi lính suốt mấy chục năm chiến tranh như ông! Người đầu tiên phản đối ông công khai chính là đồng chí X, người có bằng Cử nhân Luật hệ Chính qui của ĐH Luật HCM mà chẳng đi học ngày nào. Đôngc hí X cũng có lý lịch không rõ ràng, không biết con của tướng Thanh hay của “địa phương” Cà Mau…? Nói chung, về lý lịch khai man thì các đồng chí của ông có gen truyền thống từ HCM rồi, cũng “xài mượn” phổ biến, trên 50% khai man là cái chắc…, giống như các đ/c CS GT cứ chặn cái xe tải nào cũng có thể bắt lỗi “vi phạm” do thiết bị nào đó không an toàn, không đúng “luật”… 
Ông HĐV đã ngây thơ không biết rằng chỉ có vài người trong TW CSVN là có bằng cấp chuẩn và lý lịch chuẩn như ông? Chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết, với lời hứa “làm vững mạnh đội ngũ cán bộ cao cấp của đảng” như thế, ông đã đưa mình thành kẻ thù trực tiếp của đa số các đồng chí trong TW của ông, vốn ở đó không phải để làm cho đảng vững mạnh. Ông HĐV nghĩ rằng ĐH trù bị đã xong, mọi điều đã chắc chắn an bài, và ông chắc chắn sẽ ở lại BCT để ghé chức TBT? Có lẽ thế. Nhưng ông HĐV đã không hiểu luật chơi của đảng CSVN của ông đã thay đổi trong mấy năm gần đây. Người ta đã và đang bỏ những bộ “mặt nạ” đạo đức với nhau và với dân mà đưa quyền lực thật và đồng tiền ra là công cụ điều tiết chính mọi quan hệ trong đảng cũng như toàn xã hội…
Vì thế, “Hồ Đức Việt phải chết!” để tuyệt trừ mọi hậu họa là tuyên bố đã được đảng X – đảng trong đảng CSVN, đưa ra. Lúc đó đảng X chưa có tên là X, mới là đảng $ của đ/c TT NTD thôi.
Thế là, dù chỉ còn 1 ngày là xong ĐH trù bị và sau đó chỉ còn là ĐH chính thức để “biểu diễn lại” những gì đã trù bị, đảng X và đồng chí X đã kịp xoay trở. Đầu tiên là cử người đi phao tin và lót đủ hàng trăm “cục gạch” (mỗi “cục” là 1 triều đôla mỹ) cho các đ/c TW ủy viên trong diện sẽ bị ông HĐV “rà soát lại” và “làm vững mạnh lên”… Sau đó là giao đồng chí Tô Huy Rứa đang là Trưởng Ban Kiểm tra TW (vốn đã bị đồng chí X mua đứt bằng 10 “cục gạch” trong vụ Vinashin để cứu đ/c X thoát thân, nay đ/c X hứa thêm sẽ cho thay HĐV làm TBTC TW Khóa XI…) lên đọc đơn tố cáo nặc danh ông Hồ Đức Việt có quan hệ nam nữ không lành mạnh trong thời gian đi công tác “nước lạ” mới trước đó… Tiếp theo là đích thân đ/c X lên phát biểu với đề nghị ngọt ngào vì dân chủ trong đảng: “Dù vẫn biết là kết quả ĐH Trù bị đã thành công nhất trí, danh dách TW khóa XI đã chốt, nhưng vì có lá đơn tố cáo nặc danh đích danh đ/c HĐV nên TW phải xử lý để cho nó chắc chắn, TW nên bỏ phiếu tín nhiệm lại đ/c HĐV, chỉ cho nó chắc chắn thôi, cho nó đảm bảo dân chủ trong đảng thôi…”. Và cuối cùng là, các đồng chí đã nhận “gạch” của đ/c X phải hô to màn đồng thanh ủng hộ dân chủ trong đảng: “Đồng ý lấy tín nhiệm lại cho chắc chắn và dân chủ!” Đồng ý! Đồng ý! Đồng ý... Thế là TW CSVN gần 200 kẻ nô bộc của X bầu “tín nhiệm lại” ông HĐV…
Kết quả là phiếu tín nhiệm của TW vào đống chí HĐV, con trai Hồ Tùng Mậu, rớt xuống thê thảm chỉ còn gần 40%, không được ở lại TW XI. Vậy là đ/c HĐV đã bị kết án và tuyên án “Phải chết!”, đó là cái “chết đứng" chính trị do không hiểu chính trị của ông. Kết quả quay ngoắt 180 độ sau có 1-2 ngày!
Đảng CSVN an toàn, được đảng X cứu khỏi nguy cơ… lòi đuôi gian dối lý lịch và bằng cấp có hệ thống!
Bản án “Phải chết!” với ông Hồ Đức Việt còn được CSVN tuyên và thi hành ngay bởi đảng X trong cuộc sống của ông nữa, như CSVN thường làm gần đây với các đ/c của họ như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhiều cái chết bí ẩn khác mà “an ninh” CSVN thực hiện. Những việc làm độc ác của CSVN với chính họ như vậy sắp tới cũng sẽ được đưa ra ánh sáng, sớm thôi.
Điều tôi muốn nói qua bài này với quan điểm thứ ba về cái chết chính trị và sinh mạng của ông Hồ Đức Việt, là đảng CSVN nay đã lộ bản chất là đảng của những kẻ vô cùng độc ác, và họ đã thay đổi luật chơi hoàn toàn rồi. Từ nay, đó là luật của quyền lực maphia X trong đó tiền bạc và bạo lực tàn ác đi song hành. Như cách đ/c X tận diệt ông Hồ Đức Việt vậy. Ông Hồ Đức Việt không phải đã chết tự nhiên, do bệnh tật, mà là đảng X đã hại chết ông. Đó chỉ là thêm một trong rất nhiều nghi án của CSVN mà lịch sử rồi sẽ phơi bày. Ông Hồ Đức Việt không có cơ hội được sống giam lỏng những năm cuối đời như ông Trần Xuân Bách, chỉ vì ông vô tình hay cố ý đe dọa đến an ninh của đảng X trong lời hứa tái đắc cử “Tôi sẽ…” mà thôi. Tôi không tin ông có gan làm được điều ông nói. Vì nếu thế ông phải biết điều ông nói là gì, ông sẽ phải động chạm đến ai…?
Lịch sử đảng CSVN đã sang trang đen tối nhất của nó rồi, trước khi nó tan rã và làm thối rữa vào Lịch sử Việt nam. Đến UV BCT như Hồ Đức Việt mà còn không nhận ra điều đó, thì còn hơn ba triệu đảng viên khác chắc cũng “phải chết!” tức tưởi như thế mới nhận ra sao?

Copy từ: Dân Làm Báo

Đọc thêm:   Đánh giá ủy viên BCT quá cố Hồ Đức Việt

Đánh giá ủy viên BCT quá cố Hồ Đức Việt


Ông Hồ Đức Việt
Còn khác biệt trong đánh giá về năng lực thực sự của ông Hồ Đức Việt
Một tuần sau khi ông Hồ Đức Việt (1947-2013), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời, nhiều ý kiến tiếp tục nhìn lại con người cũng như những thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của ông.
Hôm 6/6/2013, tờ báo mạng Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời của Giáo sư  Nguyễn Minh Thuyết nhận xét về phẩm chất của vị nguyên Truởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
"Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc," cựu Đại biểu Quốc hội nói về thủ trưởng cũ của ông ở Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
"Hồ Đức Việt là một người hiểu biết rộng. Trong thời gian làm việc, có nhiều dịp trao đổi, rồi cùng anh dự hội nghị, hội thảo, thẩm tra luật, thực hiện các đợt giám sát về công nghệ cao, sở hữu trí tuệ, thủy điện, khoáng sản, trồng rừng..., tôi thấy lĩnh vực nào anh cũng hiểu biết rất sâu và chắc chắn," Giáo sư Thuyết nói tiếp.
Giáo sư Thuyết đánh giá cao ông Việt về khả năng chủ trì, lãnh đạo với tư cách chính trị gia xuất thân từ một nhà khoa học có học vị tiến sỹ ngành toán - lý.
"Đặc biệt, những ai từng tham dự các hội nghị, hội thảo do anh Việt chủ trì đều thích cách tổng kết hội nghị của anh.
"Anh tóm lược vấn đề rất sắc sảo, chuẩn xác và bao giờ cũng nêu lên những việc cần làm, kèm theo phân công cụ thể."
Giáo sư Thuyết cũng đưa ra nhận xét quan trọng về năng lực và phong cách lãnh đạo của ông Việt:
"Quan sát cách làm việc của anh Việt, tôi cứ nghĩ khi người ta được giao một cương vị đúng tầm thì sẽ có phong cách làm việc mới mẻ và khoáng đạt."
Tuy nhiên, trong trao đổi với BBC hôm 07/6, nhận xét về nhân cách và con đường chính trị của ông Việt, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc"
GS Nguyễn Minh Thuyết nói với tờ InfoNet
"Ông Hồ Đức Việt có một quá trình rất thuận lợi, trong hoạt động công tác của mình, mà không phải người nào cũng có được những điều kiện thuận lợi như vậy.
"Ông ấy được cử làm Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên, rồi đi làm bên Quốc Hội, làm Bí thư (Tỉnh ủy) Quảng Ninh, Bí thư Thái Nguyên và sau đó làm Tổ chức, Cán bộ
"Tôi không thấy ông ấy có một thể hiện nổi bật nào trong hoạt động của mình, để thể hiện là ông có một đường hướng rõ ràng, một quyết sách đổi mới rõ rệt
"Và những điều mà chúng ta đã biết là đến Đại hội (Đảng lần thứ) XI, phương án tổ chức cán bộ của ông ấy đã không được Đại hội chấp nhận và (Ban Chấp hành) Trung ương Đảng chấp nhận,
"Và việc bầu ông ấy, thì ông ấy cũng không được bầu lại."

'Bị ngựa hất xuống'

Sau khi ông Hồ Đức Việt qua đời, trên blog của mình, nhà văn  Nguyễn Trọng Tạo hé mở một số chi tiết đằng sau việc nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã bị mất chức ra sao.
Ông viết:
Ông Hồ Tùng Mậu
Ông Hồ Đức Việt là cháu nội của ông Hồ Tùng Mậu, một lãnh tụ thời kỳ sơ khai của Đảng Cộng sản VN
"Sự ra đi đột ngột của ông Hồ Đức Việt khiến nhiều người luyến tiếc vì một câu chuyện không êm chèo mát mái xảy ra trong phiên họp TW 15 – phiên họp cuối cùng trước đại hội đảng XI, khiến ông đang là một nhân vật đầy kỳ vọng, có truyền thống, có học thức bị bật khỏi guồng máy lãnh đạo của đảng.
"Tôi được ông Hồ Đức Việt kể lại thì sau hội nghị TW 14, ông Việt lên báo cáo sớm về kết quả giới thiệu nhân sự vào TW với cấp trên, liền có câu hỏi “Thằng T. thế nào?”. Ông Việt trả lời “Phiếu anh ấy bị thấp”.
"Và câu ông Việt nghe được tức thì là: “Chúng nó khốn nạn thế à?”. Thái độ phẫn nộ đó khiến ông Việt vô cùng bất ngờ. Và không chỉ “thằng T.” mà còn vài “thằng X.Y.” nữa phiếu cũng thấp. Và hội nghị 15 đã diễn ra, mang hậu quả lớn cho ông Việt.
"Tôi không thạo chuyện thâm cung, nhưng những chuyện như thế, nghĩ rằng khối người đều biết. Nghe câu chuyện đó tôi buồn mất mấy ngày, nhưng cũng chỉ an ủi ông Việt được vài lời, đại ý là “cái nước mình nó thế”.
Và nhà văn, nhạc sỹ kiêm blogger này bình luận: "Nhắc lại chuyện cũ để lần nữa chia sẻ với ông Hồ Đức Việt về chốn quan trường sau khi ông nhắm mắt, khép lại thế giới tục trần mà ai cũng phải trải qua."
Hôm thứ Sáu, 07/6, blogger Phạm Viết Đào bình luận với BBC:
"Tôi theo dõi mấy kỳ Đại hội Đảng thì tôi thấy là bốn ông vào vị trí tứ trụ thường là mục tiêu của các đối thủ khác, thì cái đó là chuyện muôn thuở của chính trị thôi.
"Không ông Việt thì ông khác trước ông ấy cũng bị như vậy thôi. Có những ông sau đó bị cấp cứu, đi bệnh viện về những cuộc đấu đá, như là ông Đào Duy Tùng, theo thông tin mà tôi biết được, sau cuộc ông trượt Tổng Bí thư thì ông ấy cũng đột quỵ luôn.
"Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác"
Blogger Phạm Viết Đào
"Chuyện ấy, chuyện chính trường là chuyện muôn thuở. Một là anh phải giữ cương, anh cưỡi được ngựa, không thì ngựa nó hất anh xuống. Chuyện ấy là chuyện bình thường thôi.
"Tức là anh Việt bị ngựa hất xuống, tức là anh ấy không đủ chưởng lực, độ gân guốc với con ngựa bất kham ấy, anh phải ngã ngựa thôi."

'Khiêm tốn, chưa thuyết phục'

Mặt khác, blogger này cho rằng ông Việt có thể đã bị thất thế do để xuất một chủ trương mới mà không được chấp nhận.
Ông Đào nói:
"Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác,
"Ông Việt đưa ra cái này không được hưởng ứng bởi vì nó đụng chạm tới quyền lợi của một số đông ở trong đảng, và họ vẫn muốn rằng đảng phải là những người nắm quyền lực, và họ muốn có những vị thế này, vị thế kia, không muốn sự dân chủ diện rộng như là sáng kiến của Hồ Đức Việt."
Hôm 05/6, trên truyền thông mạng xã hôi xuất hiện  một ý kiến gợi ý rằng có thể ông Việt bị thất bại trước một khuynh hướng được cho là bảo thủ hơn, và ý kiến này con so ông Việt với một người có khuynh hướng cải cách của Đảng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách, người cũng đã bị 'thất sủng'.
Ý kiến này còn đưa ra một suy luận mang tính giả thuyết về dự định của ông Hồ Đức Việt:
"Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng"
TS Lê Đăng Doanh
"Trên cương vị Trưởng ban Tổ chức Trưng ương, ông cho phép một tỉnh đảng bộ làm thí điểm đại hội đảng: Bầu cử cấp ủy trực tiếp theo mô hình các nước, các đảng phái chính trị ở các nước dân chủ phát triển. Việc làm của ông nhằm ngầm nói với dư luận:
"Nếu được làm Tổng Bí thư, ông sẽ cho thực hiện nền dân chủ toàn diện, phổ quát mà lâu nay còn thiếu vắng trong Đảng , chưa hề có trong xã hội dân sự Việt Nam."
Nhiều nhà quan sát nhận thấy tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ứng cử viên cho ghế Tổng Bí thư của Đảng, ông Hồ Đức Việt đã không chỉ không thành công trong bước đường quan lộ này, mà sau đó ông còn không tiếp tục được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận xét:
"Tôi thấy là ông ấy còn tương đối trẻ và chính ra việc ông ấy phải nghỉ hoàn toàn như vậy là một điều rất không bình thường. Bởi vì một người ở vị trí của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như vậy thì hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động được ở Quốc hội hay là ở Mặt trận Tổ quốc hay ở một chức vụ gì đó.
"Việc ông ấy nghỉ hưu hoàn toàn như vậy cũng là một việc không hoàn toàn bình thường. Và từ điều không bình thường ấy, có thể có người này, người kia có những sự suy luận khác nhau..."
Nhân dịp này, Tiến sỹ Doanh cũng bình luận về người đã được bầu vào ghế lãnh đạo Đảng và là đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhìn lại những gì mà ông Trọng đã làm hoặc chưa làm được cho tới nay từ góc nhìn của mình, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói:
"Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng."


Copy từ: BBC