CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

BẠO HÀNH MỖI NGÀY . CÔNG AN HAY ĐỒ TỂ ?



Thông tin từ facebooker:Cody Vũ 



1h sáng ngày 6/6/2013, CA huyện An Dương và phường Hồ Nam có tới gia đình mình tại số nhà 180E Chùa Hàng để đọc lệnh khám xét nhà. Theo người đọc lệnh là đồng chí Nguyễn Phi Trường, CA tại huyện An Dương thì chồng mình là Phạm Ngọc Khánh có thu mua laptop của 1 bọn cướp giật và đã bị CA tóm gọn. Gia đình nhà mình hoàn toàn hợp tác với bên phía CA, họ khám xét nhà mình cho tới 5h sáng ngày 6/6/2013 thì bắt chồng mình là anh Khánh tới trụ sở CA huyện An Dương để hỗ trợ điều tra. Gia đình mình có nói vì chồng mình đang ốm, đêm hôm đó sốt tới 38,39 độC, muốn để chồng mình ăn sáng uống thuốc xong sẽ đưa người lên trụ sở CA. Nhưng đồng chí Trường nằng nặc đòi đưa chồng mình đi ngay lập tức, lúc đầu còn định không cho chồng mình làm vệ sinh cá nhân và thay đồ. Sau khi lên trụ sở CA huyện An Dương từ lúc 6h ngày 6/6/2013, gia đình mình không thể gặp được chồng mình.
Cho tới 18h ngày 11/06/2013, bố chồng mình có mang cơm và đồ dùng tới trụ sở CA Huyện An Dương thì mới được biết là chồng mình đã bị đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Rế - An Dương từ 15h chiều nay. Khi mình nhận được tin vào lúc 19h30 thì chồng mình đã được chuyển tới khoa cấp cứu của bệnh viện Việt Tiệp - HP. Khi mình tới, CA huyện An Dương đứng rất đông xung quanh phòng cấp cứu. Khi mình hỏi y tá về chồng mình thì bên CA có ý không cho phép y tá được nói, nhưng người nhà mình xô cửa vào thì thấy chồng mình nằm bất tỉnh nhân sự trên cáng cứu thương. Khi gia đình vào và chụp ảnh các vết thương để lưu lại chứng cứ thì bên CA và Bệnh viện tỏ ra không đồng ý và đuổi mình ra ngoài nên chỉ kịp chụp lại được 3 tấm ở dưới đây và 1 đoạn clip do em trai chồng mình là Tuấn Phạm Anh quay được.
Tới 21h30 thì bên Bệnh Viện chuyển chồng mình lên khoa Nội - phòng cấp cứu ở khu A bệnh viện Việt Tiệp. Lên tới đó thì các vết bầm, tấy đỏ trên ngực, đùi và vùng kín của chồng mình đều mất hết. Nhưng động vào người chồng mình thì anh rất đau. Khi chồng mình tỉnh táo 1 chút thì bên báo chí có hỏi 1 chút mới biết rằng : ngay từ hôm bị bắt, chồng mình đã bị đánh từ lúc trưa. CA bỏ đói chồng mình tới tối mới cho được 1 cái bánh mì. Cơm, thuốc, quần áo nhà mình mang vào cũng không được đưa vào. Nếu có đưa thì CA chỉ cho ăn rất ít, vì cơm và thức ăn thừa rất nhiều, thuốc cầm về y nguyên, quần áo mình gấp sao về vẫn vậy. Đã vậy CA còn không cho chồng mình đi vệ sinh, vừa vào là bắt ra ngay. Không những thế, CA giam giữ chồng mình từ ngày 6/6/2013 cho tới ngày 11/06/2013 mà không có 1 lệnh tạm giữ hay tạm giam gì cả.Tới ngày 11/06/2013 thì bên CA bắt chồng mình ký 1 đơn xin ở lại trụ sở CA để điều tra, chồng mình không đồng ý nên mới bị đánh đập dã man như vậy.
Với 1 công dân, dù có phạm tội gì, tới ngày mai tử hình thì người đó vãn được phép ăn uống. Nhưng chồng mình chưa hề có lệnh tạm giam hay tạm giữ, nghĩa là vẫn có quyền công dân, mà bên CA lại bắt và giam giữ rồi đánh đập chồng mình như thế. Mình không hiểu những người thi hành luật pháp lại làm trái pháp luật như thế, Nhà Nước lấy dân làm gốc, mà lại đánh đập nhân dân, giam giữ người thì nhân quyền ở đâu, công bằng ở đâu đây.
Nếu nói chồng mình trộm cắp, cướp giật, hút chích hay giết người mà CA có lệnh khám xét và bắt người khẩn cấp mình sẽ không nói  làm gì. Nhưng chồng mình là 1 người làm ăn chân chính, không gây thù chuốc oán với ai bao giờ, với bạn bè đồng nghiệp, làng xóm luôn hòa đồng vui tươi. Chỉ vì sơ suất mà mua phải đồ gian. Các bạn làm CA, làm luật sư,các ngành nghề liên quan tới luật pháp cho hỏi liệu chồng mình có đáng bị như vậy không???????
Giờ bản thân là vợ,nhưng bụng mang dạ chửa, có đứa con này vợ chồng mình vất vả trăm bề, giờ lẽ ra con mình được sống trong môi trường hạnh phúc thì bố của con mình lại bị đánh đập như thế. Liệu ai sẽ là bảo vệ cho mẹ con mình đây????? Không giúp gì được cho chồng, chỉ có vài lời gửi các bạn trên cộng đồng mạng FB, mong các bạn giúp đỡ và ủng hộ để gia đình mình được sum họp.






HÃY XEM NẠN NHÂN ĐỂ BIẾT CÔNG AN HAY ĐỒ TỂ ?


Copy từ: Bùi Hằng

Huy Đức: Chia tay nước Mỹ


Huy Đức tại WB. Ảnh: HM
Tại World Bank. Ảnh: HM
Bài của Huy Đức trên Facebook
Khi khép cánh cửa 21 Shepard, nhận ra mình sẽ không còn quay lại căn nhà này, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau.
Thời tiết Cambridge đang ở thì đẹp nhất.

Tôi đã ở đây một năm.
Tháng 8-2005, tôi được một gia đình Mỹ ở vùng Washington, DC tình nguyện cho tạm trú trong nhà. Lúc đầu tưởng chỉ ở một tuần nhưng sau do việc bố trí nhà ở của trường có trục trặc nên tôi đã ở lại gia đình này ba tuần.
Jeff, tên người chồng, là một đầu bếp. Anh rất hiếu khách, bữa thì Jeff làm cá hồi đút lò, bữa thì steak. Tôi ăn uống rất nhiệt tình và tự bảo đồ Mỹ không ngán như mình tưởng. Cho đến ngày Vicky, tên người vợ, chở tôi đến trường. Khi xe chạy qua một khu mua sắm nhỏ, tôi nhìn thấy… “Phở 75″. Những bảng hiệu sặc sỡ khác bỗng chốc lu mờ. Bụng không đói mà tự nhiên cồn cào, tất cả các giác quan của tôi đều rạo rực. Tôi bảo Vicky dừng xe.
Vicky ngồi đợi tôi. Chị lịch sự cầm tờ báo cao lên, dán mắt vào đó để tôi tự nhiên. Không biết chị có đọc được chữ nào trong khi tôi xì xoạp húp. Không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra, một giọt nước mắm cũng khiến ta nôn nao, một câu hát cũng có thể chạm vào nơi yếu nhất.
Không như mấy thập niên trước, nước Mỹ bây giờ gần như vùng nào cũng có một cộng đồng Việt Nam, ở đâu cũng không quá khó khăn để kiếm phở và nước mắm. Anh Thái, một nhà báo ở khu quận Cam nói đùa: “Chỉ khi ra khỏi Mỹ tôi mới phải nói tiếng Anh”.
Đang chạy xe trên “freeway” anh Thái thừa nhận: “Mình cũng đã từng quay quắt làm đủ thứ để trở về nhưng ở đây 5 năm, 10 năm, 20 năm… rồi cũng quen, rồi yêu nó lúc nào không hay Huy Đức ạ”. Tôi biết anh nói thực lòng. Không phải tự nhiên mà năm nào cũng có cả triệu người xếp hàng chờ thẻ xanh, nước Mỹ là một trong những nơi có nhiều người muốn đến.
Thẻ xanh!
Ngày nay, những người yêu Việt Nam không nhất thiết phải ở Việt Nam mà nên ở nơi họ cống hiến được nhiều hơn. Một nhà khoa học mà về Việt Nam có khi lại lãng phí hơn là ở lại nơi họ có môi trường để góp phần tạo ra những thành tựu mới cho khoa học. Chưa biết bao giờ Việt Nam trở thành quốc gia có thể đóng góp cho thế giới những giá trị mới. Nhưng người Việt trong nước vẫn đi lại bằng Airbus, Boeing và nhiều bạn trẻ vẫn có trên tay những chiếc I-phone gần như đồng thời với thanh niên Mỹ.
Nhưng có những người được chuẩn bị để có thể tạo ra những giá trị toàn cầu trong khi nhiều người khác lại chỉ có thể làm những công việc hoàn toàn nội địa. Có những người muốn thay đổi thế giới trong khi có những người lại chỉ muốn chăm sóc vườn tược của mình. Có những người thích cầm ly Starbucks bước vào những building trong khi có người chỉ thấy thoải mái khi ngôi bệt bên hàng chè chén.
Chút mầu xanh đầu nguồn Potomac. Ảnh: HM
Chút mầu xanh đầu nguồn Potomac. Ảnh: HM
Giữa thập niên 1990, anh Khanh, một người bạn, lần đầu về lại Sài Gòn, một trong những việc anh muốn làm là… ăn lại tô phở Quyền. Bạn bè tiếp nối bạn bè nên mãi đến khi trên đường ra sân bay anh mới có thời gian tạt vào quán phở. Nhưng, tô phở anh ăn không phải là tô phở mà anh chờ đợi. Trong suốt gần hai mươi năm rời Việt Nam, “phở Cali” đã xác lập chuẩn mực ẩm thực mới cho anh. Cho dù tô phở Quyền vẫn là phở Quyền nó cũng không thể khớp với tô “phở Quyền” của anh trong ký ức.
Năm 1983, khi vào Sài Gòn, tôi giật mình thấy mấy phụ nữ lớn tuổi ở Xóm Mới khăn đóng, răng đen, “Bắc Kỳ” hơn những người phụ nữ cùng thế hệ đang sống trên miền Bắc. Nếu như những người ra đi thường nỗ lực để bảo tồn những giá trị văn hóa mà họ mang theo ngày rời quê hương thì những người ở lại khá hồn nhiên tiếp thu thêm nhiều cái mới, họ để cuộc sống tiếp diễn một cách sống động thay vì biến nó thành bảo tàng.
Không chỉ có Việt Kiều ra đi mà cộng đồng trong nước cũng “đi”. Đôi bên đã đi về những hướng rất xa và tới những vùng rất khác nhau. Người Việt ở nước ngoài không chỉ sống với phần Việt mang theo mà còn tiếp nhận những giá trị mới để “hội nhập” với con cháu mình và cộng đồng sở tại.
Tôi nằm trong số những người được sinh ra để làm những việc “local”, những người biết hương vị Starbucks nhưng đã quá thân quen với hàng chè chén.
Tôi không muốn bắt đầu một hành trình có thể đẩy mình đi quá xa với nơi mà mình yêu thương.
Huy Đức.


Copy từ: Hiệu Minh

CẢ NGÀN NGƯỜI CÙNG GIỮ ĐẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH

TIN NÓNG: CẢ NGÀN NGƯỜI CÙNG GIỮ ĐẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH


TIN NÓNG:  BÀ CON TRỊNH NGUYỄN GIỮ ĐẤT CHO CÁC GIA ĐÌNH CHÍNH SÁCH

Theo thông tin từ ngày 12-6 hàng trăm bà con nhân dân tại khu phố Trịnh Nguyễn - phường Châu Khê, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã làm lều để trông coi ruộng cho các gia đình chính sách. Hàng ngày bà con thay phiên nhau túc trực, có lúc đông nhất lên đến hơn 1000 người. Tối nay ngày 15-6 khoảng  200 bà con ở lại túc trực ban đêm. Trong các ngày vừa qua chính quyền địa phương đã huy động rất nhiều công an, thậm chí công an mặc thường phục để dò la tình hình, nhưng đều được bà con phát hiện và cảnh giác. Hàng ngày lần lượt từ chủ tịch phường Đỗ Văn Hiền và phó chủ tịch phường Trần Văn Thắng lần lượt xuống địa bàn cùng công an để phá lều của bà con nhân dân. Tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được có thể sáng mai chính quyền địa phương huy động một lực lượng công an của tất cả các phường trong thị xã xuống địa bàn để uy hiếp bà con. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin tiếp.
PV hiện trường
________________

Bà con cho biết: Tối qua (15.6) bọn xã hội đen đã ném đá vào nhà bà Khoa - nhà bà này cạnh nhà ông Toan Chi là nơi có 10 công an tá túc trong đêm.

Sáng nay, Chủ nhật 16.6.2013, từ hiện trường bà con Trịnh Nguyễn cho biết: 

07h46: Hiện nay lực lượng công an và bộ đội đang cưỡng ép người dân và làm lung lay tinh thần giữ đất của bà con. Nhưng bà con không nghe và kiên quyết giữ ruộng đến cùng.

07h48: Cựu chiến binh Hoàng Quốc Hùng đi xe đạp khắp khu phố, hát lời" Quân xâm lược đã đến, toàn dân ta đứng lên đấu tranh giữ lấy ruộng cày".

07h57: Một số bà con ở khu phố khác trong phường như Đông  Phúc và Trịnh Xá đã sang hỗ trợ nhân dân Trinh Nguyễn.

08h08: Tình hình đang rất căng. Đã có tiếng trống chiêng ngũ liên thúc gọi nhân dân ra đấu tranh giữ đất cho 42 gia đình Liệt sĩ và Thương binh của Trịnh Nguyễn. 
08h18: Một số công an và bộ đội đã đi xe quanh làng để nắm tình hình.... 
08h21: Sau 5 phút thúc chiêng gõ trống, nhân dân khắp khu vực tập trung rất đông, ước tính khoảng hơn 500 người. Lực lượng công an và chính quyền chưa ra tay...
08h26: Bà con nhân dân tiếp tục kéo ra cánh đồng...
08h33: Tại trụ sở UBND phường Châu Khê đang tập hợp huy động cán bộ và công an để tiếp tục ép buộc bà con nhân dân.
08h40:  Tại trụ sở UBND phường Châu Khê đã có mặt Bí thư Nguyễn Tuấn Khang, Chủ tịch Đỗ Văn Hiền, PCT Dương Quang Sắc. Tất cả đều đang chỉ đạo công việc.
09h00: Nhân dân đang tập trung lực lượng đội hình. Bên UBND phường cũng đang tập hợp lực lượng. Có thể có xung đột giáp lá cà.




09h15: Có một số cơ quan báo chí về địa bàn phường để tìm hiểu tình hình của bà con.

09h20: Chiêng trống vẫn liên hồi thúc giục nhân dân quyết giữ đất.

09h26: Tiếng reo hò của bà con nhân dân đang lấn át âm thanh của kẻ cướp đất của 42 gia đình liệt sĩ thương binh.

09h31: Công an và bộ đội mặc quân phục chỉ đứng xem. Có vẻ họ cũng muốn cổ vũ cho nhân dân (?).

09h39: Có khoảng 20 công an đang dẹp đường cho bà con.
09h40: Bà con đang hô to khẩu hiệu: BỘ ĐỘI CỨU DÂN!

09h42: Lực lượng công an đã rút về phường.
09h44: Tại UBND Phường, Bí thư, chủ tịch và Phó chủ tịch cùng công an đang hội ý, có thể chiều nay ra tay tiếp.

09h59: Hiện nay bà con ở một số nơi đã kéo về ủng hộ nhân dân. Ước chừng có trên 1000 người đang có mặt tại hiện trường.

10h06: Trên loa truyền thanh của phường bắt đầu tuyên truyền vu khống  các cháu học sinh tham gia giữ đấtcho 42 gia đình chính sách sẽ bị buộc thôi học. Ngày hôm qua Chủ tịch phường Đỗ Văn Hiền còn tuyên bố thách thức sẽ cho con em khu phố nghỉ học hết.

10h27: Loa truyền thanh đang đọc vu khống nhân dân chống đối dự án. Trong khi dân chỉ đề nghị di chuyển dự án khu xử lý nước thải ra xa, không lấy ruộng của 42 gia đình chính sách.
14h08: Chuông bắt đầu gióng xung quanh khu phố. Bà con chuẩn bị ra đường và đến khu ruộng Lỗ Vó.
14h22: Bà con đang kéo ra ruộng rất đông. Tại UBND Phường đang tập hợp các lực lượng.
Tiếp tục cập nhật


Copy từ: TS Nguyễn Xuân Diện

Bất thường vụ khám xét và bắt giữ anh Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 15/6/2013

Blogger Huỳnh Công Thuận (Danlambao) - Trưa qua, 15/6/2013 nhiều Công an đã đến khu vực vườn nhà riêng của vợ chồng ông Đinh Văn Chuộn và bà Nguyễn Thị Kim Liên (là cha mẹ của 2 anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) tại ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An trong khi cả 2 ông bà chủ nhà đều đi vắng khóa trái cửa ngoài, họ liền đi tìm bắt anh Đinh Nhật Uy và áp giải đưa anh đến nhà cha mẹ ép buộc anh phải phá khóa cửa để cho họ vào (sao họ không tự phá lại xúi người khác làm?), nhưng vì đây không phải là nhà của mình nên anh Uy không dám làm chuyện sai trái theo lời xúi dại của họ, sau khi ép buộc dụ dỗ anh Uy không được, họ quay qua (ép) buộc một người dân dùng kềm cắt khóa cửa nhà và sau đó họ vào nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà liên tiến hành khám xét, khi đang làm cái việc (sai trái) thì bà Liên mẹ anh Uy về đến, khi biết chuyện nhà bị cắt khóa cửa bà Liên tức giận đã nói thẳng với người cắt khóa cửa nhà mình: "anh cắt khóa cửa nhà tôi thì anh phải thường cho tôi", người dân này phân trần "mấy ông (công an) này kêu tôi cắt chứ đâu phải tôi tự ý cắt, có gì bà bắt họ thường", bà Liên trả lời: "anh cắt khóa cửa nhà của tôi thì anh phải thường cho tôi, còn ai kêu anh làm thì anh bắt họ thường là việc của anh" [không lẽ họ kêu anh ăn c** anh cũng ăn à].
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì trong việc khám xét nhà riêng của vợ chồng (ông Chuộn, bà Liên) cùng với việc bắt giữ anh Đinh Nhật Uy có 2 điểm bất thường:
(1) Điểm bất thường thứ nhất:
Theo biên bản khám xét của cơ quan ANĐT công an tỉnh Long An đối với Đinh nhật Uy; SN.... Nơi đăng ký HKTT: số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An.
- Rỏ ràng là trong biên bản có ghi rỏ: (thi hành lệnh khám xét chổ ở số 04 ngày 12 tháng 6 năm 2013) "khám xét chổ ở đối với Đinh Nhật Uy HKTT số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An." nhưng không biết tại sao họ lại cố ý vô tình khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ: "ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An."

(2) Điểm bất thường thứ hai:
Chẳng những việc khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ, việc thu giữ đồ đạc, vật dụng, tài sản lại càng tùy tiện hơn, vì đây không phải là nhà riêng của anh Đinh Nhật Uy mà là nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà Liên nên tất cả các vật dụng tài sản trong nhà hoàn toàn không phải của anh Uy. Điều đáng nói hơn là ông Chuộn là thợ tiện cơ khí (điều khiển xử lý bằng máy tính) ông Chuộn đã mua một lô sắt để chế tác ra sản phẩm và con gái ông vừa mua cho ông một phần mềm chuyên dụng để xử lý điều khiển máy tính cày trong ổ cứng với giá 27 triệu đồng để ông thực hiện xử lý chế tác sản phẩm, họ biết rõ điều này nhưng họ đã gở và thu cái ổ cứng của ông Chuộn khiến lô sắt ông đã mua định chế tác ra sản phẩm đã trở thành đống sắt vụn.
* Cũng cần nói thêm đây không phải mới một lần đầu họ làm sai mà lần trước khi họ khám xét thu giữ vật dụng của Đinh Nguyên Kha thì họ cứ nhầm vào tài sản của Đinh nhật Uy mà thu giữ, nay khi thu giữ vật dụng của Đinh Nhật Uy thì họ lại cố tình nhầm vài tài sản của ông Đinh Văn Chuộn mà thu giữ?. Đây có phải là một sự nhầm lẫn có tính toán.
* Ngoài ra khi vào nhà họ gặp bất kỳ cái gì ngộ ngộ lạ lạ từ lớn đến bé họ đều muốn thu tất cả, như tấm giấy ghi dòng chữ "TỰ DO HỘI HỌP là quyền CỦA CÔNG DÂN" mà cô Dương Thị Tân cầm chụp hình phía dưới họ cũng định thu giữ nhưng bị vợ chồng ông Chuộn, bà Liên cười mỉa mai khiến họ mắc cỡ xấu hổ phải để lại.


Coopy từ: Dân Làm Báo

BIẾT ĐẾN BAO GIỜ HẾT CẢNH DÂN OAN ?


Ngày 11-6-2013:
Từ ngày ra Hà Nội khiếu kiện tôi biết thêm biết bao thân phận, bao mảnh đời. Và rồi tôi bỗng thấy nỗi đau, nỗi oan khiên của mình thật nhỏ nhoi. Tôi chỉ tiếc rằng tôi đến với những thân phận bất hạnh này muộn màng quá. Để không biết rằng mình có giúp gì được cho họ.
Ngày qua đi thăm một cậu em bị đánh đau từ hôm đi biểu tình chưa khỏi. Về đến Hà Nội tôi bỗng muốn ghé Vườn Hoa Dân Oan thăm hết Bà con.
Đến đây cũng nhiều lần rồi mà tôi không thể nào biết hết, nhớ hết những người đã từng ăn dầm nằm dề , sương gió nơi đây để đi khiếu kiện biết bao nhiêu năm qua
Vừa thấy tôi ghé vào bà con xôn xao hết cả. Người biết mặt thì tay bắt mặt mừng. Những người lạ chưa gặp mặt thì nhìn ngó, dò xét. Nhưng rồi người nọ truyền tai người kia : Minh Hằng đấy- Cô Minh Hằng đấy thì chỉ  thoáng chút ngượng ngùng ban đầu mọi người đã vây lấy tôi. Chưa kịp hỏi han vị sư cô và mấy chị Dân oan Cồn Dầu thì bên kia đường đã thấy một tốp 3 người kéo sang gây chuyện . Chị Huần , chị Mai- Cô Chính- Bà Thu.....Tất cả đều vây lấy sẵn sàng bảo vệ tôi...Mấy cái tên thường phục thật khốn nạn và đê tiện. Chúng thấy bà con xoắn suýt tôi liền sang gây sự và đặt điều vu khống rằng " Các anh chị đến đây kích động" Thật chán cho cái giọng nhà sản bao năm qua vẫn chỉ có thế
Con người ta hơn con vật phải có tình đồng loại. Mấy hôm trước tôi đã rơi nước mắt khi trong tòa án đi ra thấy bà con Dân Oan đứng dưới trơi mưa....Chính tôi cũng không biết vi sao bà con biết thông tin nữa. Hỏi ra thì nhiều người nói rằng COI TRÊN MẠNG
Cũng mừng rằng bà con mình ngày càng biết nhiều hơn qua các thông tin mở
Tính ra thăm và chia sẻ chút tình cảm cũng như động viên bà con mình. Nhưng rồi mấy tên thường phục trong hình tới gây sự cướp máy ảnh. Rồi chúng gọi cho bọn côn đồ nghiện ngập tới nên đành phải đi về để tránh "To chuyện"








BA TÊN SANG GÂY SỰ VÀ VU KHỐNG CHÚNG TÔI...NÓ NHÌN TÔI VÀ BÀ CON VỚI CON MẮT CĂM THÙ- KHỐN NẠN QUÁ

TRANH THỦ TÌM CHỖ NGỒI UỐNG NƯỚC ĐỂ POST THÔNG TIN HÌNH ẢNH 





KHÔNG LÀM GÌ ĐƯỢC- CHÚNG KÉO SANG BÊN KIA VƯỜN HOA GƯỜM GƯỜM BÀN MƯU TÍNH KẾ ...

Ngày 12-6-2013:

Ngày hôm sau 12-6-2013 bà con phẫn nộ kéo nhau ra trước cửa Đại sứ quán Mỹ tại số 7 Láng Hạ để tố cáo sự vi phạm nhân quyền trắng trợn của các cấp chính quyền 
Tại đây,  nhà chức trách lại  cho lực lượng công an và an ninh tiếp tục xua đuổi - Sau đó nghe nói tất cả bị lùa lên xe biển số xanh  31A- 8432 đưa  về Ngô Thì Nhậm Hà Đông
Bà con cho biết :họ đuổi những người chứng kiến như chúng tôi đi và bắt Truong Văn Dũng khi đó nghe bà con kêu cứu đã ra chụp hình. Sau đó họ bấm huyệt và đẩy nhũng người phụ nữ không một tấc sắt trên tay lên xe . Cảnh này có lẽ thường xuyên diễn ra với những Dân Oan đi khiếu kiện . Mà như  nhà sư của tỉnh Lâm Đồng nói rằng : Bà đã theo kiện 20 năm qua nhưng không cấp nào xem xét thỏa đáng
Đất , nhà họ cướp rồi bán đi,  chia trác qua bao nhiêu tay. Giờ lấy đâu để họ "GIẢI QUYẾT" 
Có lẽ rằng người Dân Oan ở cái đất nước này chưa thể nhìn thấy con đường nào cho họ trở  về nhà .....
Và một thực tế đau buồn đang diễn ra: NƯỚC MẤT NHÀ TAN AI CÓ THẤU ?






HỌ DỌA NẠT- HỌ XÔ ĐUỔI- HỌ DỞ ĐỦ TRÒ CƯỚP BÓC- DỌA BĂT BỚ TRONG KHI TÔI CHỈ LÀ NGƯỜI ĐỨNG XEM VÀ GHI LẠI NHỮNG HÀNH XỬ CỦA HỌ. CHO ĐÊN KHI TÔI BỎ ĐI VỀ THÌ HỌ XÔNG VÀO ĐÀN ÁP BÀ CON


VỊ SƯ ĐI KIỆN 20 NĂM GIỜ PHẢI NẰM VỈA HÈ CÙNG BÀ CON DÂN OAN VƯỜN HOA MAI XUÂN THƯỞNG NGẬM NGÙI KHI ĐỌC CUỐN CẨM NANG THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI
Bao giờ cho người Việt Nam chúng ta có được cái quyền mà bất cứ ai cũng được hưởng ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời?


Copy từ: Bùi Hằng

Không thể chịu nổi

Ông bạn hàng xóm nhà tôi mấy bữa nay có vẻ bức xúc lắm. Là cựu binh hải quân từng tham gia đánh tàu khu trục Maddox của Mỹ trên vịnh Bắc bộ, vào sinh ra tử biết bao lần, chứng kiến biết bao cái chết, vậy mà lần này không giữ được bình tĩnh. Ấy là khi ông nghe tin vị tiến sĩ khảo cổ học người Nhật Nishimura Masanari tử nạn giao thông trên đường số 5, con đường tử thần. Thực ra sự ra đi đau đớn của người bạn Nhật chỉ là giọt nước tràn ly thôi bởi vài ba hôm trước mỗi lần bên bàn trà ông hàng xóm đều than phiền vụ thời sự nóng tai nạn giao thông. Ông bảo chả có nơi đâu như cái xứ này, chẳng phải chiến tranh mà người chết như ngả rạ, mỗi năm mười mấy nghìn mạng chứ ít đâu. Ông kể lể, nói chi xa, dư luận đang còn sửng sốt bàng hoàng trước vụ đâm xe vào vách núi thảm khốc trên đường Khánh Lê nối Nha Trang - Đà Lạt ngày 7.6 cướp đi gần chục người, đa số là giáo viên, thì ngay sau đó ngày 8.6 xe khách Mai Linh lật tại Quảng Nam khiến 3 người chết, hàng chục người bị thương, rồi xe hãng Phương Trang lao xuống mương ở Tiền Giang ngày 9.6 làm 6 người trọng thương. Một ngày sau, 10.6, là bi kịch Nishimura. Không thể chịu nổi, không thể chịu nổi! Người lính hải quân già giơ cả hai tay lên giời và than, có vẻ như chỉ còn biết cậy nhờ vào đấng tối cao huyền diệu để xử lý rốt ráo, chấm dứt sớm nhưng bi thương dồn dập đổ lên đầu dân ta.


Nghe ông ấy nhắc, tôi chợt nhớ đến những trang xám xịt ghi tai nạn giao thông cũng chửa xa xôi gì. Trong hàng vạn người ra đi tức tưởi bởi hầu hết lỗi không phải ở họ, có cả những tên tuổi mà chỉ cần nhắc lại đã nhói đau. Giới khoa học chắc chưa mấy ai quên Giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Đạo tử nạn khi đang đi bộ trên đường phố thủ đô. Mà nước ta đã nhiều nhào gì người có hàm viện sĩ, thế mà thằng tai nạn giao thông nó cũng không tha. Nhà khoa học nước ngoài thành nạn nhân giao thông đầu tiên ở xứ mình thì đâu phải Nishimura, bởi dạo năm xưa Giáo sư tiến sĩ người Mỹ nổi tiếng thế giới Seymour Papert bị mấy đứa xe máy chạy ẩu tông thẳng vào gây chấn thương sọ não, khi cũng đang đi bộ. Và thật oái oăm, ông giáo sư Mỹ ấy sang để giúp ta tìm giải pháp giao thông hữu hiệu trong bối cảnh đường sá Việt Nam. Thủ phạm giao thông nó cứ tỉa thô bạo như thế thì nhân tài chả mấy chốc rơi vào tình cảnh lá mùa thu. Kể chi cho hết bi kịch trên đường, năm nào cũng như năm nào chuông cứ gióng giả cảnh báo, xe cứ đụng, người cứ chết. Trang sử giao thông xứ ta đậm một màu xám xịt, đen tối.

Có vẻ như người mình, từ vị lãnh đạo cấp cao đến người dân thường đang chịu bó tay thúc thủ trước tình trạng này. Nói đầu hàng thì không đúng bởi năm nào cũng có họp hành, bàn cãi, đề ra giải pháp này nọ, tìm hướng tìm biện pháp khắc phục. Những khi tai nạn xảy ra dồn dập thì càng họp khẩn trương, chính phủ vào cuộc, thủ tướng vào cuộc. Thậm chí chính thủ tướng đã từng chỉ đạo nơi nào để xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng thì những người đứng đầu địa phương (quận huyện, tỉnh thành) phải kiểm kiểm, phải chịu trách nhiệm. Chả có nước nào phải lập ra hẳn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia gồm đủ bộ ngành đoàn thể do phó thủ tướng đứng đầu. Tai nạn dồn dập nhưng cho đến giờ vẫn chưa có vị lãnh đạo nào bị kiểm điểm. Tất cả còn trên lý thuyết.

Hạn chế tai nạn giao thông, cách nào? Câu hỏi còn bỏ ngỏ. Muôn vàn thứ lý do nguyên nhân, tại đường sá, xe cộ, người điều khiển, luật lệ và việc thực thi luật lệ… Biết đến bao giờ? Bất chợt tôi hình dung ra hai bàn tay giơ cao lên giời vô vọng của ông hàng xóm.

14.6.2013
Nguyễn Thông


Copy từ: Nguyễn Thông

Nỗi sợ “thoát nghèo” của người nghèo


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-06-15
ngheo-305
Căn nhà dột nát của một gia đình nghèo ở thôn quê (ảnh minh hoạ).
File photo


Thời gian gần đây, truyền thông trong nước liên tiếp đưa tin về tình trạng các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và thoát nghèo ở VN gặp cảnh bế tắc dù Nhà nước triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho các gia đình này.

Cười ra nước mắt

Một trong những chủ trương lớn của chính phủ VN là thực hiện chương trình giảm nghèo qua các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân thuộc 3 diện: nghèo, cận nghèo và thoát nghèo. Chủ trương này được tiến hành trong các năm qua từ Trung ương cho đến địa phương như làng, xã, thôn, bản… với mục tiêu cải thiện về an sinh xã hội và công bằng trong đời sống của người dân. Trong vòng 2 năm qua, báo cáo về chương trình giảm nghèo ở các địa phương được cho là gặt hái những kết quả tốt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Các hộ nghèo và cận nghèo trở thành hộ thoát nghèo ngày càng nhanh chóng ở nhiều địa phuơng. Thế nhưng, các bài phóng sự đăng tải trên báo chí quốc nội về tình trạng cười ra nước mắt của những hộ được nhà nước nâng cấp thoát nghèo, vì thật ra họ vẫn nghèo nhưng khi nâng lên thoát nghèo thì mọi quyền lợi cho người nghèo của họ đã bị mất.
Thông tin về 1 người mẹ ở Cà Mau phải quyên sinh để cho con được đi học vì gia cảnh thuộc diện thoát nghèo, khiến cho công luận đặt câu hỏi rằng có phải chương trình giảm nghèo thực sự có hiệu quả? Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình lý giải nguyên nhân vì sao người dân lại bất bình đối với chương trình này:
Trước đây gia đình thuộc diện nghèo nhưng hồi tết năm trước thì xã, phường mời lên họp thông báo là thoát nghèo vì theo chỉ tiêu của xã là phải 100% hộ thoát nghèo.
-Anh Sơn
“Có hàng loạt các chính sách nhằm hỗ trợ cho người nghèo bằng những chính sách về mặt an sinh xã hội như hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ ngân sách nguồn vốn, cho vay để thúc đẩy hỗ trợ việc làm cho người nghèo. Mặt bằng chung của xã hội là như thế nhưng kịch bản riêng ở từng vùng thì người dân có thể bất bình vì những khoản này khoản khác bị giới chức quản lý xà xẻo hoặc chậm trong trường hợp nào đó, không thật sự tận tụy giải quyết sớm cho người dân”.
Đối với các hộ nghèo, hiện có 30 loại chính sách khác nhau hỗ trợ như bảo hiểm y tế được hỗ trợ 100%, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về tiền điện…Trong khi đó, các hộ cận nghèo chỉ được hưởng ưu đãi với một vài chính sách. Dù có chính sách hỗ trợ về tín dụng nhưng các hộ gia đình thuộc diện nghèo khó vẫn phải đối mặt với hoàn cảnh bế tắc vì không thể tiếp cận được với các ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Nhiều gia đình muốn vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt trên miếng đất vườn nhằm tăng thu nhập nhưng các tổ chức tín dụng rất ngại cho vay vì các hộ gia đình này không đáp ứng thủ tục yêu cầu.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 48 tuổi, ở Cà Mau đã nhiều lần xin chính quyền địa phương cấp sổ hộ nghèo để vay tiền cho con ăn học vì gia đình không có ruộng đất cũng như không có đồng vốn nào. 2 vợ chồng bà Nhân đi làm thuê và mỏi mòn chờ đợi được cấp sổ nghèo qua lời hứa hẹn của Bí thư xã-ông Trần Đại Đoàn là ghi nhận và sẽ xem xét. Bà Nhân quyết định chọn cái chết trước tình cảnh không thể kiếm được tiền đóng học phí cho con với hy vọng chồng sẽ bớt khổ và các con không dở dang trong việc học hành qua những đồng tiền phúng điếu của chòm xóm.
ban-dao-nguoi-ngheo-200.jpg
Một phụ nữ đẩy xe bán dạo khoai trên đường phố Hà Nội. RFA photo
Không giống trường hợp gia đình Bà Nhân, nhiều gia hộ đình ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước mong mỏi được cứu xét là hộ nghèo và cận nghèo để có được thẻ bảo hiểm y tế. Những người kém may mắn này có thể chịu đựng bữa đói bữa no nhưng bệnh tật là nỗi ám ảnh mà họ phải đối diện hằng ngày. Cán bộ ở địa phương nói với báo giới rằng do chỉ thị từ trên là phải giảm mạnh các hộ gia đình diện nghèo nên việc cứu xét rất là nghiêm ngặt. Vì thế dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình phải chịu thiệt thòi.
Để đạt chỉ tiêu báo cáo, nhiều địa phương đạt thành tích 100% hộ thoát nghèo. Anh Sơn ở Đà Nẵng nói về hoàn cảnh “thoát nghèo” của gia đình mình:
“Trước đây gia đình thuộc diện nghèo nhưng hồi tết năm trước thì xã, phường mời lên họp thông báo là thoát nghèo vì theo chỉ tiêu của xã là phải 100% hộ thoát nghèo. Nhưng thực tế, gia đình mình có rất nhiều anh em thất nghiệp, đáng ra được hỗ trợ nhưng lại không được, bị cắt giảm. Ba mẹ mình già rồi, đang bị ốm đau bệnh tật, trước đây được bảo hiểm y tế nhưng bây giờ bị cắt nên rất khó khăn”.

Mong chính phủ lắng nghe

Nhu cầu của con người luôn hướng tới 1 cuộc sống giàu có, dư giả. Tuy nhiên, ước mơ được ở trong danh sách hộ nghèo và cận nghèo của nhiều người dường như không đơn giản. Cũng có không ít ý kiến cho rằng tự thân những người nghèo phải cố gắng thay đổi cuộc đời mình, đừng bị động trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước. Đơn cử trường hợp gia đình của chị Lý ở Tiền Giang, 1 bà mẹ già ngoài 70 tuổi bị bệnh cao huyết áp nặng, 1 người cháu trai chịu di chứng về thần kinh do tai nạn giao thông trúng đầu và bản thân chị Lý, sức khỏe yếu, không thể tìm được việc làm với sức vóc chỉ ngoài 30 kg. Gia đình chị Lý không biết làm sao để thoát nghèo. Chị Lý cho biết:
Người dân có thể bất bình vì những khoản này khoản khác bị giới chức quản lý xà xẻo hoặc chậm trong trường hợp nào đó, không thật sự tận tụy giải quyết sớm cho người dân.
-TS Trịnh Hòa Bình
Xã, phường có cấp cho sổ hộ nghèo rồi, có cho thẻ bảo hiểm mà chỉ trị bệnh nhẹ thôi, còn bệnh nặng thì tự mình lo. Nhà thì nước ngập. Trời mưa thì nước ngập tới đầu gối mà dột nữa”.
Ngôi nhà của chị Lý được chính quyền hỗ trợ 20 triệu đồng cho 1 căn nhà tình thương. Căn nhà tình thương trị giá 50 triệu sẽ được xây lên trong vòng 1 tháng nếu chị Lý nhận được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, người quen thêm 30 triệu. Trong trường hợp chị Lý không có được số tiền 30 triệu thì kế hoạch xây dựng căn nhà tình thương sẽ hủy bỏ. Viễn ảnh của gia đình nhỏ này sẽ như thế nào trong những ngày sắp tới?
Chương trình giảm nghèo- một chủ trương lớn ở tầm vĩ mô rõ ràng không mang lại hiệu quả đích thực cho những người dân. Câu hỏi đặt ra làm thế nào chương trình hỗ trợ người nghèo của chính phủ đạt được hiệu quả thực tiễn cho đời sống người dân? Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nêu lên kiến nghị:
Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của mình. Tôi nghĩ rằng không thể một sớm một chiều là giải quyết được hết”.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa tuyên bố tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện chương trình giảm nghèo là phải kiên trì thực hiện việc giảm nghèo bền vững. Trong khi đó, tiếng nói của nhiều người dân thuộc các hộ nghèo đang mong được chính phủ lắng nghe: “hy vọng Nhà nước cần phải chấn chỉnh lại vấn đề này. Nếu để lâu dài thì rất nguy hiểm. Bởi vì người dân của mình vốn đã khổ rồi, đang trông chờ vào Nhà nước nhưng Nhà nước lại xa rời người dân”.



Copy từ: RFA

Cảm nhận trong 3 vụ bắt người liên tiếp vừa qua.?



 Một nhà báo muốn thể hiện một góc nhìn khác, một nhà văn muốn luận đàm thế sự văn chương. Thêm một cậu sinh viên muốn thể hiện tinh thần phản đối Trung Quốc. Cả ba đại diện khá tiêu biểu cho các quan điểm của một số tầng lớp blogger ở Việt Nam hay còn gọi là những cây viết lề bên trái. Trong vòng một tháng, cả 3 nhân vật này, cứ gọi là tạm đại diện cho các luồng viết đi lệch với truyền thông nhà nước, đã bị bắt.

Nhìn riêng rẽ thì có thể thấy mỗi người trong số họ bị bắt ở một lý do khác nhau Người ta suy luận họ bị bắt bởi phe cánh này nọ trong bộ máy chính phủ, sự chia rẽ bè phái, thanh trừng , triệt hạ nhau. Những suy luận kèm theo căn cứ khó mà bác bỏ rằng suy luận không đúng.

Nhưng chúng ta thấy họ đều là những cây viết có quan điểm mà nhà nước không thích. Họ cùng bị bắt với một điều luật giống nhau, điều 258 Bộ luật Hình sự. Cùng có dấu hiệu của V5 thuộc BCA trong việc bắt giữ ba người. Nếu nhìn xa để đánh giá thì cảm giác ( tất nhiên vẫn là suy luận ) 3 vụ bắt bớ này là nằm chung trong một chiến dịch thì đúng hơn. Và cả 3 nhân vật bị bắt họ đều đơn lẻ, không có những bạn bè, đồng đội nhiều. Cả ba người ấy đều dạng anh hùng nhất khoảnh. Duy có Đinh Nhật Uy và mẹ cậu có chịu khó qua lại với mọi blogger khác. Nhưng Long An là nơi khá biệt lập. Cả 3 blogger ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Dường như cả ba người đều được chọn lựa từ trước.

Sự chọn lựa bắt người sao cho không có những biến động tập hợp phản ứng của các nhóm trong xã hội. Mà vẫn gây lên hiệu quả sợ hãi bao trùm.Toan tính này thật chính xác. Trường hợp Trương Duy Nhất còn gây tranh cãi loạn xạ giữa các blogger với nhau. Nhất không được cảm tình chung của giới blogger lề bên trái. Phạm Viết Đào lâu nay một mình một cõi, việc ông bị bắt chỉ ồ lên những tiếng xôn xao trong dư luận. Đinh Nhật Uy ở vùng tỉnh lẻ đơn côi, may lắm rồi có bà mẹ đi lang thang kêu cứu.  Cả ba người này đều không có những người đọc , bạn bè ủng hộ nhiều.

 Nếu nói về những bài viết của họ là căn cứ khép vào điều 258 thì chúng ta thấy rõ rằng nhiều blog khác cũng có hành vị tương tự. Tuy nhiên nếu trong số các blogger đó bị bắt, như một số người dự đoán Nguyễn Quang Lập, Ba Sàm, Bauxie Vietnam... thì chắc phản ứng từ giới blogger sẽ nhất quán hơn so với  3 người bị bắt kia nhiều.

Giáo sư Cathey cho rằng việc bắt bớ này là chiến lược phục vụ quan hệ cho chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước khi sang Trung Quốc. Như một món quà dâng tiến về cam kết trung thành giữ vững đường lối CNXH theo nước bạn.

 Nhận định của giáo sư Thayer nếu đúng, thì số phận của 3 người bị bắt không đáng lo lắm. Như thế khả năng sau chuyến đi của ông Sang. Những người bị bắt có thể được trở về. Thường thì điều 258 không phải là điều luật nặng nề đến mức phải đem ra xử. Trước đó nhiều blogger đã bị bắt về tội này, bị giam giữ thời gian và được tự do không phải ra tòa.

 Bắt toàn diện 3 miền, không gây cho đám đông bức xúc dẫn đến hành động phản đối tập thể, bắt với tội danh có độ du di lớn về xử phạt như án treo, cảnh cáo, xử phạt hành chính đến vài năm tù. Phục vụ mục đích chính trị đối ngoại ở thời điểm. Xong việc có thể tha về, thể hiện tinh thần nhân đạo khoan hồng của đảng và nhà nước, đồng thời cũng cảnh cáo các blooge khác coi chừng. Chỉ chừng đó thôi đã cho thấy nghệ thuật bắt người ở xứ ta đã đến bậc thầy về toan tính lợi hại của những người ra lệnh bắt.

 Chưa kể vụ bắt bớ sẽ là câu nhắc nhở tới ngày 21.6 ngày Nhà báo những người cầm bút phải thận trọng. Chưa kể vụ bắt bớ xảy ra đầu mùa hè, thời gian những vụ biểu tình chống Trung Quốc thường xảy ra. Những vụ bắt bớ này chắc chắn sẽ khiến tâm lý của giới viết lách, biểu tình phải đắn đo hơn. Những ngọn lửa của mùa hè ít nhiều bị giảm nhiệt.

 Nhưng nếu nhận định giáo sư Thayer  không đúng. 3 người bị bắt bị đem ra xét xử. Thì đó sẽ là một câu chuyện khủng khiếp hơn nhiều, nó là phát mở đầu thăm dò để phát động một chiến dịch thanh trừng các cây viết đối lập trên diện rộng toàn quốc. Mà bước khởi đầu đánh những nhân vật riêng lẻ trước, cho đám đông tập làm quen với việc người bị bắt mà không gây phản ứng mạnh đồng loạt nào.

Phần 2. Dư âm.

 Chả phải giờ chúng ta nghe tin tàu lạ hoành hành ngoài khơi, thấy cũng bình thường như nghe tin tai nạn giao thông chết mấy chục người.

 Có lúc chúng ta vô tình bị cuốn cảm giác mình đi theo một định hướng của một thế lực mà chúng ta không biết rằng đang bị họ dẫn đi, cảm xúc của chúng ta nhạt dần, ý chí cũng xuống dần. Sự chán nản dần chiếm chỗ cho tinh thần hăng hái nói đến sự thật, phản kháng bất công, sai trái đang diễn ra. Rồi ngày nào đó những tin tức đáng lẽ khiến chúng ta sôi sục vì tính chất phi nhân, thì chúng ta lại thấy nó bình thường. Như chúng ta thấy việc lót tay, hối lộ đã là nếp sống quen thuộc trong xã hội. Chúng ta đánh giá việc hối lộ khi rít xong hơi thuốc.

- Ôi dào, chuyện đó giờ đâu chả thế.!

 Chúng ta nghe tàu lạ đâm chết ngư dân, ta nhấp ngụm café buông một câu.

- Vùng đang tranh chấp, né ra chỗ khác mà đánh cá, ra đó làm gì.!

Chúng ta nghe tin tai nạn thảm khốc giao thông chết mấy chục người, hay kẻ cướp giết cả nhà từ già lẫn trẻ, ta chép miệng thở dài.

- Thôi thì chết có số, ở Mỹ hay ở đâu nó cũng xảy ra như thế là thường.

Hay ta nghe tin người bạn nào đó viết blog, thậm chí là cái blog ta vẫn đọc. Ta chép miệng.

- Viết làm gì cho khổ, thiếu gì cái để viết cơ chứ.

Cho người ta quen dần với những điều bất thường để đến khi cần dùng những biện pháp bất thường khiến thiên hạ dửng dưng. Nghệ thuật cai trị là ở chỗ đó.

Tôi thấy quen rồi, thậm chí khi nghe vợ tôi loáng thoáng nói chuyện điện thoại với ai. Con trai tôi 6 tuổi đang chơi đồ chơi , ngẩng đầu hỏi mẹ nó.

- Mẹ ơi bố lại bị công an bắt rồi à.?

Vợ tôi gật đầu. Con trai tôi cắm đầu xuống món đồ chơi im lặng. Nếu tôi bị bỏ tù lâu không về, chắc con trai tôi cũng không ngạc nhiên hay mong bố về lắm, đứa bé 6 tuổi ấy đã có suy nghĩ bố bị công an bắt đi tù là điều chả có gì lạ. Nó chỉ hơi buồn vì thiếu bố chơi cùng thôi.

 Nào các bạn, chúng ta hãy bắt đầu làm quen với chuyện ngày nào đó sẽ bị bắt. Trước tiên hãy luyện tâm lý cho người quen của mình. Chúng ta đã quen với hối lộ, quen với tai nạn, quen với bất công, giờ hãy tập làm quen với việc bày tỏ suy nghĩ của mình dễ vào tù như tham gia giao thông trên đường gặp tai nạn vậy.

http://vietinfo.eu/cung-suy-ngam/cam-nhan-ve-chuyen-bat-nguoi-lien-tiep-gan-day.html


Copy từ: Người Buôn Gió

ĐIỀU 258: QUÁ TỘI NGHIỆP CHO TỰ DO DÂN CHỦ

 Thế là tiếp theo blogger Trương Duy Nhất, blogger Phạm Viết Đào bị bắt vì tình nghi vi phạm điều 258 bộ luật hình sự: Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Cả hai anh đều là blogger nên quyền tự do dân chủ mà hai anh có thể lợi dụng là quyền tự do ngôn luận, có nghĩa là các anh đã dùng trang blog của mình xâm phạm lợi ích một số đối tượng. Các đối tượng ở đây là Nhà nước, là tổ chức, là công dân.
Dùng trang blog để xâm phạm lợi ích các đối tượng thì có nghĩa là hai anh bị nghi đã viết những điều không có thật, những điều bịa đặt về các đối tượng mà mình có ý định xâm phạm. Như vậy gọi là vu khống. Mà hành vi vu khống lại nằm trong phạm vi điều chỉnh bởi điều 122 cũng của bộ luật hình sự.

Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
....
Thế thì tại sao không truy tố hai blogger trên theo điều 122? Cái khác nhau giữa 122 và 258 chỉ ở phần đối tượng bị hại- Một bên là cá nhân, một bên là Nhà nước, tổ chức và cá nhân- còn hành vi thì như nhau. 
Thật ra, một khi không cần lợi dụng vào cái gì cả nhưng anh đã có hành vi xâm phạm lợi ích kẻ khác thì anh đã mắc tội rồi. Và tùy vào cái hành vi anh sai phạm mà có các điều khoản tương ứng của bộ luật hình sự điều chỉnh.
Ví dụ tên A được tự do đi lại khắp nơi trên đất nước nầy mà không cần báo cáo và xin phép. Y tự do đi đến một tiệm vàng rồi xông vào giết chủ tiệm và cướp vàng. Chẳng lẽ lại truy tố tên A theo điều 258 là đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ (ở đây là quyền tự do đi lại) để xâm phạm lợi ích của tiệm vàng? Không thể ngớ ngẫn như thế được vì hành vi giết người cướp của đã được điều chỉnh bởi điều khoản khác trong bộ luật hình sự.
Tương tự một chức sắc tôn giáo thường xuyên lui tới nhà con chiên để làm công việc tôn giáo nhờ vậy ông ấy tiếp cận mọi thành viên trong gia đình dễ dàng và vì thế, vào một hôm, ông lợi dụng việc giảng đạo, giở trò đồi bại với cô gái dưới 18 tuổi trong gia đình đó. Chẳng lẽ lại truy tố vị chức sắc tôn giáo ấy theo điều 258 là lợi dụng các quyền tự do dân chủ (ở đây là quyền tự do hoạt động tôn giáo) xâm phạm lợi ích của cháu gái?
Đặt ra các ví dụ ấy để thấy rằng điều 258 bộ luật hình sự là một điều dư thừa bởi lẽ khi luận tội ai đó thì luận trên hành vi gây ra tội chứ không luận trên việc đối tượng lợi dụng cái gì đó để thực hiện hành vi.
Sự tồn tại của điều 258 làm mọi người có cái nhìn sai lệch về tự do dân chủ. Thiết chế cao đẹp mà nhân loại đang vươn tới bị xem như là nơi dung túng, nơi để kẻ xấu lợi dụng gây ra chuyện xấu xa, gây ra hành vi xâm phạm đến lợi ích nhà nước và kẻ khác.
Chẳng lẽ vì tự do đi lại mà anh giết người cướp của, vì tự do tôn giáo mà anh hiếp dâm, vì tự do ngôn luận mà anh vu khống? Người xấu thì có thể gây ra mọi tội mà chẳng cần phải lợi dụng quyền tự do dân chủ nào cả.
Chưa hề thấy dân chúng trong các nhà nước tự do dân chủ trên thế giới lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm hại đất nước hay lợi ích hợp pháp của cá nhân nào. Có chăng là họ lợi dụng tự do dân chủ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp cho họ hoặc họ lợi dụng tự do dân chủ để truất phế ngay tức khắc một chế độ thối nát, một cá nhân lãnh đạo chưa tốt để đưa lên một cá nhân lãnh đạo khác tốt hơn, một chế độ mới hoàn thiện hơn nhằm mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước họ. Họ làm việc đó thông qua biểu tình gây sức ép hoặc đơn giản thông qua bầu cử tự do. Ở tất cả những đất nước tự do dân chủ thực sự nầy không hề có điều 258 trong bộ luật hình sự của họ là vậy.
Kéo dài trong bóng đêm của chế độ độc tài phong kiến rồi chế độ thực dân áp bức cho đến gần cuối thế kỉ 20 đất nước ta mới được hoàn toàn thống nhất và xây dựng nên chế độ mới trên toàn quốc: Chế độ cộng sản.
Chế độ cộng sản nhưng mà dân chủ, không những thế mà còn tự do dân chủ gấp vạn lần các chế độ đang hiện hành trên thế giới như tuyên bố cửa miệng của nhiều lãnh tụ cộng sản.
Và không chỉ khẳng định bằng miệng, tự do dân chủ còn được xác định rõ qua hiến pháp và thể hiện ra các quyền làm người phổ quát được công nhận như: Tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do lập hội....
Sống quá lâu từ đời nầy qua đời khác dưới các chế độ độc tài áp bức không có chút tự do, nay được hít thở không khí dân chủ tự do tươi đẹp, người dân sung sướng lắm. Nhẻ ra người dân được thụ hưởng tự do dân chủ, được lợi dụng tự do dân chủ để sống cho ra sống chứ không như cha ông trước đây, hở ra chút gì là bị bắt bớ, bị đàn áp thảm khốc ngay tức khắc... 
Nhưng đó là trên lý thuyết. Còn thực tế thì khác xa. Phải mãi đến sau những năm 90, người dân mới có quyền tự do đi lại trong nước mà không cần xin phép công an, mới có quyền tự do mưu sinh và một phần quyền tự do cư trú. Rồi sau năm 95 mới có quyền tự do đi ra nước ngoài mà không cần phải xin phép công an xuất cảnh. Quyền tự do lập hội, lập đảng và quyền tự do biểu tình đến nay hầu như vẫn chưa có. Quyền tự do ngôn luận thì chỉ có chút đỉnh sau khi có internet và có các trang nhật ký điện tử (blog).
Những người thông qua trang blog để nói lên suy nghĩ, tâm tư và nhận thức của mình dễ dàng bị điều chỉnh bởi điều 88 rồi thêm điều 258 khá mông lung: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 
Ai có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân như vu khống, xâm phạm tài sản, giết người, cưỡng hiếp…thì đã có từng điều khoản thích hợp điều chỉnh, tại sao lại có điều 258 thừa ra như vậy?
Điều 258 dường như chỉ đi theo một chiều là nhắm vào những cá nhân xâm phạm đến lợi ích của đối tượng là Nhà nước, tổ chức đảng và các cán bộ cao cấp. Đến nay, chưa thấy có chiều ngược lại là: Cơ quan Nhà nước, các tổ chức đảng, cán bộ cao cấp bị đưa ra tòa vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân.
Các cá nhân bị các cơ quan truyền thông nhà nước xâm phạm lợi ích qua việc vu khống và bôi nhọ danh dự đang mỏi mòn kiện tụng nhưng chưa vụ nào được các cơ quan tư pháp thụ lý. Có thể đơn cử ra một số vụ:
-         Đài TH Hà Nội vu khống và bôi nhọ các nhân sĩ trí thức đi biểu tình chống Trung cộng.
-         Báo, đài Hà Nội vu khống và xâm phạm đời tư chị Bùi Hằng, đời tư của LS Cù Huy Hà Vũ
-         Báo Công An TP HCM đăng bài vu khống vị nữ luật sư thuộc luật sư đoàn TP HCM tiếp xúc với LS Cù Huy Hà Vũ trong đêm ông bị bắt là gái mãi dâm.
Còn các trang blog bậy bạ đang mở ra nhan nhãn, được cho là của các dư luận viên, thì tha hồ chửi bới, văng tục, vu khống, đe nẹt, hăm dọa các nhân sĩ trí thức tiến bộ, các blogger và các người biểu tình yêu nước mà không thấy cơ quan luật pháp nào đụng đến. Có những trang mang hẳn tên các lãnh đạo Nhà nước nữa đấy, như: Nguyentandung, Truongtansang, tusangnhamhiem...
Ngược lại, hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt rất nhanh chóng và rất khẩn cấp.
Tôi đọc không được nhiều bài của hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào nên không biết hai anh đã có những bài viết nào vi phạm vào việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước và các đối tượng khác. Nhưng nếu các anh ấy có vi phạm thì có nghĩa là các anh ấy đã viết điều gì đó bịa đặt, sai sự thật về các đối tượng mà các anh ấy xâm phạm lợi ích. Đó là tội vu khống. Có lẽ phải chờ kết luận điều tra mới biết cơ quan pháp luật dựa vào các bài viết nào để quy các anh ấy phạm tội. 
Trong khi đó, dư luận lại cho rằng hai blogger ấy bị bắt khẩn cấp vì các lý do sâu xa khác.

Tuy nhiên khởi tố hai blogger ấy theo điều 258 thì vừa mơ hồ lại vừa tội nghiệp cho tự do dân chủ quá.
HNC
 


Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

Về đi Huy Đức ơi!

Sao Hồng 
Sau vụ bắt bớ 2 blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, nhiều người cứ lo lắng và đồn đoán chuyện anh Osin HuyDuc, tác giả 2 tập sách "Bên Thắng Cuộc" (BTC) về nước thì e sẽ bị bắt (!?). Mình ngạc nhiên với suy nghĩ nông nổi đó.
Tại sao lại nghĩ CA sẽ bắt Huy Đức vì cuốn sách BÊN THẮNG CUỘC !?
Thật là vớ vẫn!


1 - Sách BTC là một tác phẩm văn học dạng hồi ký, gần với sử ký.

2 - Nội dung sách thuộc về chính trị chính trường, nhưng chuyện cũng xảy ra đã hơn 30 năm. Nghĩa là thời gian đủ độ lùi để có thể giải mật các tư liệu được cho là bí mật quốc gia. Mong muốn của tác gỉa là sách được các nhà lãnh đạo đọc để rút ra kinh nghiệm và có quyết sách có lợi cho dân tộc. Bạn đọc thế hệ trẻ cũng hiểu hơn ngọn nguồn vì sao có tình hình chính trị xã hội như thế sau năm 1975?

3 - Tác giả đã gửi bản thảo đến những cá nhân, nhà xuất bản trong nước trước để cho ý kiến và xuất bản. Nhưng khi những người chịu trách nhiệm xuất bản sợ mà từ chối, thì tác giả có quyền xuất bản ở bất cứ đâu, nếu người ta chịu nhận. Chẳng có luật nào cấm, nếu nó không xúc phạm đến... thánh Ala và Kinh Coran !
...
Nội dung phần lớn là phỏng vấn các chính khách, cộng với tư liệu đang lưu trữ trong các thư viện, hồ sơ. Nếu không thích thì cấm (TẠM THỜI) xuất bản trong nước chứ lấy cớ gì để bắt bớ tác giả?

Mình không nghĩ các cơ quan chính quyền hành pháp và tư pháp (cũng toàn là tiến sỹ, giáo sư, luật gia,.. quản lý) trong nước qua u ơ ngu ngơ để mà ra trát bắt anh ấy vì cuốn sách BTC!
Vì thế, anh Osin Huy Đức có thể yên tâm mà về nước.
Mình không biết đề tài anh Huy Đức NCS là gì nhưng mình đoán thuộc lĩnh vực quản lý truyền thông. Nếu mình là Bộ trưởng bộ 4T, mình sẽ bô nhiệm Huy Đức là Thứ trưởng phụ trách mảng báo chí và đối ngoại ! Chí ít cũng là Cục trưởng, Vụ trưởng! Không tốn tiền ngân sách (như ông Nguyễn Thiện Nhân) mà được Harvardào tạo tiến sỹ, nhà nước không mời Huy Đức làm việc thì phí quá !
Mình nói nghiêm túc đấy!


Copy từ:   FB của Sao Hồng

Vượt biên vì bị cấm đạo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-06-13
Người Thượng bị đàn áp thường vượt rừng biên giới sang Campuchia.
Người Thượng bị đàn áp thường vượt rừng biên giới sang Campuchia.
RFA file
Nghe bài này
Tháng Chín năm 2012, một thanh niên sắc tộc Ê Đê chạy trốn qua Campuchia vì không muốn phải bỏ đạo theo lệnh của chính quyền và công an địa phương. Đó là Y-blok Enuon, cư ngụ tại buôn Đạ Prông, xã Kư ebua, thành phố Ban Mê Thuột, tỉnh Dak Lak, Việt Nam.
Đến được Campuchia, vẫn tiếp tục bị theo dõi, Y-blok Enuon di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác, cuộc sống trăm bề vất vả, bất trắc. Đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, từ Sihanoukville, Xứ Chùa Tháp, Y-blok Enuon kể lại:
Bị sách nhiễu khủng bố tinh thần vì theo đạo
Từ nhỏ em đã được học trong trường giòng của người Công giáo, được các cha sở tại đào tạo thành một giáo lý viên. Em bắt đầu theo con đường truyền giáo cho các em dân tộc vào năm 13 tuổi.
Năm 2002, Y-blok Enuon được linh mục chánh xứ Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo phận Ban Mê Thuột, chỉ định làm trưởng đoàn đại diện của Thiếu Nhi Thánh Thể Sắc Tộc trong Giáo họ Giuse thuộc Giáo xứ Thánh Tâm:
Và từ đó em làm trong phong trào thanh thiếu nhi sắc tộc Công giáo, để phục vụ trong vấn đề nghi lễ và truyền giáo cho các dân tộc tỉnh Dak Lak và một số tỉnh lân cận của Tây Nguyên.
Năm 2011, khó khăn bắt đầu khi Y-blok Enuon đứng ra tổ chức đại hội thanh thiếu niên sắc tộc toàn tỉnh Dak Lak:
Em có qui tụ các bạn ở các Giáo xứ và Giáo buôn về, cha chánh xứ cho chúng em tổ chức. Nhưng khi chúng em xin chính quyền địa phương để tổ chức ở nhà thờ thì chính quyền không cho. Họ cảnh cáo em là không được phép của nhà nước và truyền giáo một cách bất hợp pháp. Nhưng mà tại vì em muốn anh em về để cùng nhau cầu nguyện và thờ phượng Đức Mẹ Maria vào tháng Năm.
Ngày hôm đó em còn nhớ là ngày 15 tháng Năm 2012, ngày dâng hoa Đức Mẹ, đại hội cũng diễn ra đúng kế hoạch. Nhưng đại hội xong thì chính quyền mời tất cả trong ban điều hành lên, rồi mời từng người lên làm khó dể.
Hai mẹ con người Thượng Tây Nguyên trong trại tỵ nạn (2008). AFP
Hai mẹ con người Thượng Tây Nguyên trong trại tỵ nạn (Ảnh minh họa). AFP Ảnh minh họa

Lúc đầu thì họ mời cũng bình thường, nhưng tại vì em có ông chú làm công an bên xã nên họ luôn gây sức ép với chú rồi với gia đình. Họ thường mời mấy bạn trong ban điều hành của em vào buổi tối, rồi nhắc nhở cha mẹ.
Em có qui tụ các bạn ở các Giáo xứ và Giáo buôn về, cha chánh xứ cho chúng em tổ chức. Nhưng khi xin chính quyền địa phương để tổ chức ở nhà thờ thì chính quyền không cho. Họ cảnh cáo em là không được phép của nhà nước và truyền giáo một cách bất hợp pháp
Y-blok Enuon
Công an kết tội Y-blok Enuon truyền giáo trái phép, lừa đảo chiếm dụng tài sản qua việc thu tiền quĩ các em nhỏ một cách bất hợp pháp :
Trong khi tiền các em đóng góp cho buổi lễ dâng hoa Đức Mẹ là tự nguyện nhưng họ lấy cớ đó và họ nói là ban điều hành này lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Họ buộc em tội đó nhưng em tuyên bố là chuyện này có giáo xứ cho phép và có cha chánh xứ quản lý.
Công an vẫn nhất mực cho rằng chuyện không liên quan đến nhà thờ, muốn tổ chức thì phải xin phép trước một tháng :
Nhưng em nói rằng chương trình này là khuôn khổ giữa các em thiếu nhi, không mang tính cách và màu sắc chính trị. Lúc đó họ truy xét em, họ cứ theo dõi em từng ly.
Nói chung nhiều lần bị gây sức ép em quyết định đi xuống Sài Gòn, may mắn được một cha giúp đỡ em đi Kampuchia.
Nếu mọi chuyện chỉ xoay quanh những cáo buộc như Y’Blok vừa kể, cũng là tình cảnh tương tự của những người sắc tộc theo đạo Chúa, thì không đến nỗi phải bỏ đi như thế. Trường hợp của Y-blok Enuon có phần bức bách hơn vì trước đó một năm anh tự động dựng tượng Đức Mẹ trước sân nhà mình:
Bây giờ tượng đài Đức Mẹ trước nhà em vẫn còn dấu vết. Em xây cái tượng đài nhỏ cho các em cầu nguyện, lúc đó em có xin phép chính quyền. Sau khi dựng xong và nhờ cha làm phép đàng hoàng rồi thì chính quyền lên đập phá . Lúc đó có một ông công an say rượu, cầm súng chĩa vào đầu em hù dọa, bảo “mày mà theo đạo tao bắn mày luôn, mày đừng có nghĩ Công giáo tụi mày hay ho, toàn một lũ bệnh hoạn”.
Áp lực và đe dọa dồn dập từ phía chính quyền khiến gia đình và bà con trong buôn làng đi tới chỗ bắt buộc Y-blok bỏ đạo:
Gia đình em rồi là họ hàng khuyên em nên từ bỏ, bắt em ở nhà không được đi đâu. Họ nói với em đạo của dân tộc Ê Đe là tại tâm, không phô trương khoe khoang, xây tượng đài Đức Mẹ là không được phép của nhà nước. Nói chung họ luôn canh chừng em, tìm mọi cách canh chừng em.
Đa số người Thượng sống ở vùng miền Trung Tây Nguyên, Việt Nam. RFA
Đa số người Thượng sống ở vùng miền Trung Tây Nguyên, Việt Nam. RFA

Có lúc họ bắt em làm chi hội trưởng Chi Hội Thanh Niên, em từ chối họ bắt em làm, xong họ khuyên nhỏ em là “nếu theo đạo thì tương lai của con sẽ không tốt,còn nếu con từ bỏ đạo thì tương lai của con các chú sẽ giúp con. Lúc đó em nói là em từ chức em không làm nữa. Từ đó họ luôn gây sức ép lên gia đình em, nói rằng “mày đi theo đạo này thì gia đình anh em mày không có việc làm”. Rồi gia đình cũng gây áp lực cho em, rồi bắt đầu là công an xã, công an phường, công an tỉnh đến dò hỏi bố mẹ em này kia. Lúc đó có cha linh hướng là cha Lịch, chánh xứ Châu Sơn, cha bảo em rằng cái đó tùy con, con nghĩ sao trong lòng là quyết định của con chứ không phải của ai hết.
Áp lực và đe dọa dồn dập từ phía chính quyền khiến gia đình em rồi là họ hàng khuyên em nên từ bỏ, bắt em ở nhà không được đi đâu. Họ nói với em đạo của dân tộc Ê Đe là tại tâm, không phô trương khoe khoang, xây tượng đài Đức Mẹ là không được phép của nhà nước.
Y-blok
Không vì áp lực mà chịu bỏ đạo, Y-blok trốn đi Sài Gòn. Tại thành phố đông đúc rộng lớn này, nắm trong tay thư giới thiệu của linh mục ở Ban Mê Thuột, người thanh niên Ê Đê này được một nhà thờ cho tạm trú để sinh hoạt. Nhưng, vì sợ bị lộ diện, Y-blok phải di chuyển qua ba nhà thờ khác nhau trước khi được vị linh mục của nhà thờ sau cùng thu xếp và tìm cách đưa anh sang Kampuchia.

Vượt biên sang Kampuchia
Tháng Tám 2012, Y-blok Enuon chính thức bước lên Xứ Chùa Tháp, đến tá túc tại nhà thờ Chợ Nhỏ ở đây:
Lúc đầu em định sinh hoạt ở nhà thờ Chợ Nhỏ, có giáo dân Việt Nam mình cũng giúp đỡ em. Sau này em thấy có bà này luôn dụ em đi lên Lãnh Sự Quán Việt Nam. Nhưng mà những người dân tộc nói với em đừng có tin, bà này là người nhà nước gài để chuyên bắt những người phạm tội chính trị từ Việt Nam đến. Em có quen với một anh giáo lý viên biết nói tiếng Việt, anh cũng khuyên em tránh xa bà này.
Không muốn nhà thờ Chợ Nhỏ cũng như những người tốt bụng giúp đỡ mình bị liên lụy, Y-blok lại trốn lên Seam Reap. Tại thành phố Seam Reap, anh bị công an Kampuchia bắt vì không có giấy tờ:
Nhưng mà lúc đó công an Kampuchia chưa biết gì về em, chỉ biết là em không có giấy tờ. Nhưng được cái là họ rất dễ dàng, họ cho em ở nhà một người dân Việt Nam ở gần đồn công an du lịch, nói với em là ba ngày sau sẽ có nhân viên Lãnh Sự Quán Việt Nam sẽ lên nói chuyện với em.
May đâu quá là may, Y-blok Enuon nhớ lại, chủ nhân ngôi nhà mà cảnh sát gởi anh tới là một người theo Thiên Chúa Giáo. Hiểu được tình cảnh đào thoát của người bạn trẻ sắc tộc Ê Đê này, người Việt Nam nhân hậu ấy cho anh một ít tiền, chỉ đường cho đi nơi khác và bảo sẽ nói với công an bản xứ là anh bỏ trốn lúc nào không hay:
Y-blok Enuon nhớ lại, chủ nhân ngôi nhà mà cảnh sát gởi anh tới là một người theo Thiên Chúa Giáo. Hiểu được tình cảnh đào thoát của người bạn trẻ sắc tộc Ê Đê này, người Việt Nam nhân hậu ấy cho anh một ít tiền, chỉ đường cho đi nơi khác
Nhà anh đó là người đạo Công giáo, anh ấy nói là anh biết bây giờ người ta dang kêu công an Việt Nam điều tra về em rồi chắc người ta sẽ trả em về Việt Nam. Bây giờ anh muốn biết tại sao em lên đây mà tự nhiên không có giấy tờ, không có ai quen ai biết… thì phải có lý do.
Em mới nói em làm giáo lý viên, bị chính quyền bắt bớ, bị truy cứu. Lúc đó anh mới cho em 10 đô tức là khoảng bốn mươi nghìn Ria, anh cho em đi vào buổi tối. Em không biết đi đâu em chạy lên nhà cha sở của Seam Reap. Cha đó không biết tiếng Việt nhưng cha kêu giáo dân người Việt Nam phiên dịch cho em tại em nói được tiếng Anh chút ít.
Cha cũng có giúp đỡ nhưng không dám cho em ở nhà thờ mà gởi em đi nhà người bạn của cha ở Mondulkiri. Nhưng mà thật sự cha không hiểu là Mondulkiri ở ngay cạnh Dak Lak luôn, ngay cạnh tỉnh của em luôn và có rất nhiều công an Việt Nam.
Thấy bất ổn thì em bắt xe chạy về Sihanoukville. Tại Sihanoukville em gặp một người Việt Nam làm du lịch. Em xin cho em làm việc, nói rằng em là người Việt Nam mà đến đây bị mất tiền mất đồ hết. Chị ấy là người Hồi giáo Việt Nam ở Châu Đốc, đến giờ em còn làm việc trong công ty của chị đó.
Công an chìm của Việt Nam
Thực tế có hẳn một đội ngũ công an Việt Nam, gọi là cảnh sát chìm, được rải từ trong nước qua đến Kampuchia. Những người công an đó có nhiệm vụ theo dõi, canh chừng và có thể ra tay bắt người tình nghi đưa về nước bất cứ lúc nào. Đó là khẳng định của Y-blok Enuon:
Lúc đầu em tưởng làm ở trên này có vẻ là em thoát khỏi Việt Nam, nhưng mà bên công an ở đây họ luôn theo dõi em. Họ đội lốt là công ty điện lực MetPhone( tên công ty viễn thông của quân đội Việt Nam) mà thực ra mấy người là công an mật của Việt Nam.
Mỗi lần họ lên văn phòng họ nói “anh biết em lâu rồi, em là người Thượng nhưng mà để từ từ đã…” Em cảm thấy run, em đi đâu là họ theo dõi, họ chưa bắt nhưng họ chỉ nói vòng vo. Em không biết tương lai rồi sẽ ra sao, chỉ biết lúc nào cũng có thể bị bắt hết.
Sống bấp bênh là vậy mà trở về buôn làng thì cũng không xong và không phải một lựa chọn sáng suốt. Vì sao, Y-blok Enuon giải thích:
Em nghĩ quyết định của em đi Kampuchia thật sự là đúng nhưng hiện giờ em không biết đi bước tiếp là bước nào. Nhiều lúc mình không thể tin tưởng được ai, em phải luôn đổi chỗ ở và luôn luôn chuyển chỗ làm.
Em ở trong buôn em chứng kiến nhiều cảnh người Thượng vượt biên sang Kampuchia mà bị chính phủ Kampuchia trả về Việt Nam.  Họ hứa với toàn thể dân làng là người này sẽ sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng, không có chuyện kỳ thị hay bắt bớ. Nhưng trên thực tế những người này không được hưởng cái gì cả và ba tháng sau từng người chết lần lượt.
người Thượng vượt biên sang Kampuchia mà bị chính phủ Kampuchia trả về Việt Nam. Họ hứa với toàn thể dân làng là người này sẽ sống bình thường, hòa nhập với cộng đồng, không có chuyện kỳ thị hay bắt bớ. Nhưng trên thực tế những người này không được hưởng cái gì cả và ba tháng sau từng người chết lần lượt
Y-blok
Trong bảy người về là không còn ai sống sót. Gia đình mấy người này biết, họ nói lúc về thì mấy người này bị tiêm thuốc gì cho họ chết dần chết mòn. Và gia đình xác nhận họ chết thứ nhất là có đánh đập lúc còn ở trong tù, thứ hai họ chết vì bị đầu độc. Trả về chưa chết mà ba bốn tháng sau mới chết. Cảnh đó trong làng lúc đó em thấy nhiều tại vì bạn bè em vượt biên mà. 

Cuộc sống người Thượng theo Thiên Chúa Giáo tại buôn làng Ban Mê Thuột đã khổ sở rồi mà xem ra vẫn đỡ hơn người Thượng theo đạo Tin Lành nhiều lắm, Y-blok nói:
Đúng, nói chung cái buôn em là buôn lớn nhất của tỉnh Dal Lak. Buôn làng em một nửa Công giáo và một nửa Tin Lành, mà những người Tin Lành nơi đây là họ bị bắt hoài. Tin Lành họ làm khó nhất, nhà nước ghi tên hết, nói chung là làm đủ kiểu, họ thuyết phục những người đó về sinh hoạt với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản và với Chi Hội Phụ Nữ.
Câu hỏi sau cùng dành cho Y-blok Enuon, những người Thượng theo đạo Chúa hay đạo Tin Lành, đặc biệt các thanh niên trai tráng trong buôn làng, thực sự có mục đích chính trị hoặc ý đồ chống đối gì không mà luôn luôn bị dò xét bị kiểm soát gắt gao như vậy. Suy từ bản thân mình, Y-blok Enuon khẳng định anh và bạn bè cũng như các em sắc tộc trong Thiếu Nhi Thánh Thể chỉ họp nhau để cầu nguyện và thờ phượng Chúa:
Tụi em không có làm chính trị, tại vì chính trị và tôn giáo là hai cái khác biệt, không lẫn lộn vào nhau được.
Mỗi lần họp làng đầu tháng, họp buôn đầu tháng, họ đưa lên là mê tín dị đoan và lôi kéo các em đi vào con đường tà đạo rồi là phản động chia rẻ tình đoàn kết các sắc tộc. Tất cả các phong trào xã hội là tụi em và Tin Lành không được tham gia. Họ lập danh sách riêng về những người cần chú ý đặc biệt, trong đó có em và một số người trong ban lãnh đạo của em và cả những người Tin Lành.
Câu chuyện về một thanh niên sắc tộc Ê Đê, Y-blok Enuon, trốn qua Kampuchia để thà sống một đời vô định hơn là phải bỏ đạo như bao người Tây Nguyên đi trước.
Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.


Copy từ: RFA