CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Dượng của chú Ủn bỗng dưng trở nên hư hòng sa đọa.

Triều Tiên tiết lộ nguyên nhân cách chức Jang Song-thaek

(NLĐO) – Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng Triều Tiên đã công bố nguyên nhân khiến ông Jang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bị mất chức.

 

Ngày 9-12, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin: “Bị dẫn lối bởi tham vọng chính trị, Jang cố sức gầy dựng lực lượng, xây dựng căn cứ... (…) Jang và các thuộc cấp đã phạm phải tội ác ngoài sức tưởng tượng và gây tổn hại khủng khiếp cho đảng của chúng ta và cách mạng”.

Thông báo của KCNA được đưa ra sau cuộc họp ngày 8-12 của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên. Cuộc họp đã quyết định loại bỏ ông Jang ra khỏi mọi chức vụ và khai trừ đảng. KCNA viết nhà lãnh đạo Kim Jong-un đích thân hướng dẫn cuộc họp.

Ông Jang Song-thaek (đội mũ) bị cho là đã thất sủng. Ảnh: AP

KCNA còn liệt kê một loạt “tội ác” mà ông Jang phạm phải, bao gồm: điều hành yếu kém hệ thống tài chính, tham nhũng, quan hệ lăng nhăng, lạm dụng rượu và ma túy.

"Jang vờ vịt như đang bảo vệ đảng và nhà lãnh đạo nhưng thực chất là kéo bè kết phái để rồi biến thành kẻ 2 mang sau hậu trường. Bị thao túng bởi lối sống tư bản, Jang thừa nhận đã vi phạm nhiều quy tắc và tham nhũng, ăn chơi phóng đãng và sa đọa” – KCNA dành những lời hết sức nặng nề cho người đàn ông từng được xem là nhân vật thứ hai của Triều Tiên.

Tin tức ông Jang mất chức hồi tháng 11 được tình báo Hàn Quốc loan ra từ tuần trước. Các chuyên gia tin rằng nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đứng sau vụ này.

Ông Jang kết hôn với cô của ông Kim Jong-un là bà Kim Kyong-hui. Theo những thông tin mới đây, ngay cả bà Kim có khi cũng bị người cháu loại bỏ. Tuy nhiên, cả hai ông bà dường như không gặp nguy hiểm về tính mạng. Ông Jang đã không xuất hiện từ đầu tháng 11.

Cuối tuần trước, báo chí Hàn Quốc đưa tin một phụ tá của ông Jang đã trốn sang Trung Quốc và đang tìm cách tị nạn ở Hàn Quốc. Người này coi sóc tài chính cho ông Jang.
Hải Ngọc (Theo Reuters)

Công sai Việt Nam mặc sắc phục hành xử như kẻ cướp.


KINH VÔ TỰ VÀ SỰ GIÁC NGỘ CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG VỚI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM



Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời nhà Minh của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học nhà Đường - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng. 

Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn lấy cái chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên đường đi thỉnh kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp mới tặng bộ đại kinh vô tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi nào về đến Trung Nguyên thì hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1 kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn, rồi mới ngộ ra, mà trở thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt làm cho toàn bộ đại kinh vô tự rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên và đem phơi. Lúc ấy mới hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!

Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô tự? Chỉ có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và Ca Diếp rằng: "Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học. Khi mi đã hành thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học của nhà Phật - để răn đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức là mi chưa đạt đạo". Vỡ lẽ này thầy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để hành đạo và đắc đạo trở thành Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.

Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy tu theo Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để lánh bụi trần để mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như con vẹt học nói cũng chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải dấn thân vào chốn phàm trần để hành sự giảng dạy triết lý uyên thâm của Phật học để đời giảm bớt điêu linh khốn khổ. Nên với những ai vẫn sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, giải thoát cái sợ, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ còn hơn cả những ông thầy tu đang học đạo ở chùa.

Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải thích cho những đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh mà cũng còn hối lộ, huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang được đảng cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao không có hối lộ?"

Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam cho rằng: hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước làm chủ đạo là đúng đắng. Nó cũng cho thấy nơi ăn chia của các vị là điều không có gì bàn cãi. Mặc dù có những phát biểu tâm huyết như ông bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, nhưng rồi hiến pháp 2013 cuối cùng chẳng có gì thay đổi.



Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi tiết kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự thật là, hầu hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đều hiểu rằng chính cái chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh sách để tạo ra tha hóa và tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì kinh sách đó là lợi ích của các vị. Đó là bi kịch của tổ quốc và giống nòi Lạc Hồng đã trót đeo mang.

Asia Clinic, 12h27' Chúa nhựt, 08/12/2013

Copy từ: BS Hồ Hải’ blog


..........

GS Tương Lai gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng GD-ĐT về vụ đuổi học Phương Uyên


Nghĩ về quyết định buộc thôi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên:
THƯ NGỎ GỬI ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Kính gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận,
Anh Phạm Vũ Luận thân kính,
Tôi xin được xưng hô như vậy vì tôi nghĩ anh và tôi là chỗ thân tình, tuy không nhiều nhưng cũng biết nhau, đã đôi lần trò chuyện với nhau. Thực ra nói “chỗ thân tình” là qua Hồ Ngọc Đại, bạn tôi. Nhiều lần chúng tôi nói về anh. Tôi đánh giá cao sự mạnh dạn và sâu sát của người đang gánh vác trách nhiệm nặng nề đối với sự nghiệp “trồng người” đã có sự nhìn nhận và ra quyết định dứt khoát về việc phổ biến triết l‎ý giáo dục cùng với mô hình thực nghiệm “công nghệ giáo dục”.
Tôi rất xúc động khi nghe chuyện ông Bộ trưởng đã thuê xe ôm trực tiếp đi đến 5 trường tiểu học ở vùng núi Lào Cai để được mắt thấy tai nghe việc thực hiện “công nghệ giáo dục” của thầy và trò, trực tiếp gặp gỡ trao đổi với các cháu học sinh và các vị phụ huynh học sinh ở đây, để từ đó kịp thời đưa ra quyết định phổ biến giải pháp đổi mới căn bản và giáo dục bắt đầu từ bộ môn Tiếng Việt ở lớp 1. Tôi hy vọng rằng Bộ trưởng cũng có sự sâu sát như vậy với nhóm “Cánh Buồm”! Nhóm của những người hết mình trong việc tìm con đường mới bằng bản lĩnh và trí tuệ đầy tính sáng tạo, đang tự lực vượt qua mọi trở ngại để xây dựng một bộ sách giáo khoa khởi đầu từ câp 1.
Sự cổ vũ của Bộ trưởng đối với một cách làm vượt khỏi lối mòn quan phương mà làm theo cách hoạt động của xã hội dân sự, tự nguyện tự giác vì thế hệ con em của chúng ta vào lúc này, là hết sức có ‎ý nghĩa. Đây chính là sự cổ vũ cho bản lĩnh dám tự khẳng định mình để dám là mình, cổ vũ cho ý chí khai phá và sáng tạo.
Nói vậy vì cuộc sống đang sải những bước đi táo bạo và quyết đoán trong thời đại của những biến động dồn dập. Bước vào thiên niên kỷ mới, ngay thập kỷ đầu của thế kỷ XXI này, tầm mắt của chúng ta đang đươc mở rộng dần ra vì tấm màng bưng bít đã bị xé toang nhờ thành tựu kỳ diệu của cuộc cách mạng thông tin. Sự thật đã hiện ra và đi liền cùng nó là sự phá sản nhiều giáo điều từng là chiếc “mũ kim cô” siết chặt đầu óc để từ đó khơi dậy những niềm hy vọng mới, bắt đầu một quá trình thanh lọc và tái tạo mới và tuổi trẻ đang là chủ thể của quá trinh đó. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước khi mà chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta đến tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường đó. Cho nên, trong thời đại chúng ta đang sống, chuẩn mực chính là sự thay đôi. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của chúng ta đi về phía trước. Sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như trong hành động tự khẳng định bản lĩnh dám là mình phải là phẩm chất hàng đầu của thế hệ trẻ Việt Nam, đối tượng và cũng là chủ thể của giáo dục và đào tạo, nguồn sinh lực bất tận và niềm hy vọng của dân tộc. Trong nhận thức đó, trên tinh thần đó tôi muốn chân tình gửi đến Bộ trưởng sự phẫn nộ và thất vọng của tôi đối với quyết định buộc thôi học đối với nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên của Hiệu trường trường Đại học Công nghiệp thực phẩm tpHCM ký ngày 29.11.2013.
Trước hết, trong quyết định buộc thôi học Phương Uyên có viết: “Căn cứ vào quy chế học sinh sinh viên các trường đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp chính quy Ban hành theo Quyết định số 42/ 2007/QĐ Bộ GDĐT ngày 1.8.2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo” và “Căn cứ công văn số 6144/Bộ GDĐT-CTHSSV ngày 9.9.2013 của Vụ trưởng Vụ Công tác HS SV-Bộ Giáo dục và Đào tạo” nhưng không chỉ rõ sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã vi phạm những điều nào trong Quy chế đã quy định nói trên? Như vậy thì liệu có phải lý do buộc thôi học sinh viên Phương Uyên là “Căn cứ nội dung bản án số 838/2013/HSPT ngày 16.8.2013 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại tp HCM gửi trường Đại học CNTP tpHCM“?
Nội dung ấy gồm những gì để tòa tuyên án treo đối với Phương Uyên và trả tự do ngay tại tòa ngày 16.8.2013 chúng tôi không được đọc, nhưng điều được nghe lại là cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An : “Uyên đã sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc” phải chăng là vì “tội” đó mà sinh viên Phương Uyên bị buộc thôi học? Nếu vậy thì quá nhục! Khi biển đảo bị xâm chiếm, ngư dân bị xua đuổi, đánh đâp, bắt bớ đòi tiền chuộc, thì người ta lặng thinh hoặc ấp úng lên tiếng chiếu lệ. Nhưng khi tuồi trẻ bày tỏ lòng yêu nước chống xâm lược thì bắt bớ, đàn áp và bỏ tù. Hèn hạ và trơ tráo đến cỡ ấy, bỏ tù cô gái đã nói câu “có nội dung không hay về Trung Quốc” thì chẳng còn gì để mà rao giảng về tư tưởng, đạo đức! Tòa án Việt Nam bỏ tù công dân của mình vì câu “Tàu Khựa Cút Khỏi Biển Đông” đã nói lên sự thật về sự băng hoại của nền tư pháp Việt Nam đương đại.
Tuy vậy , xem ra điều người ta giận dữ hơn cả có lẽ bản lĩnh dám là mình, dám tự khẳng định mình trong tuyên bố dõng dạc của cô sinh viên : “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng”. Trả lời phỏng vấn của Thụy Mi, đài RFI của Pháp, Phương Uyên nói rõ :” Em không phạm vào điều 88 là chống Nhà nước. Em vẫn yêu Tổ quốc của mình đấy thôi. Em chỉ có xúc phạm đến Đảng. Vì Đảng chỉ là một tổ chức nên không cào bằng được. Không vì cái sự quá tôn sùng một đảng phái mà mọi người, nhất là Hội đồng xét xử cũng như Viện kiểm sát cào bằng Đảng với Nhà nước Việt Nam“.
Tuyên bố công khai và minh bạch của cô lập tức nổi bật trên nhiều trang báo mạng trong nước và trên các phương tiện truyền thông ở nước ngoài đi liền với ánh mắt ngời sáng, nét mặt bình tĩnh của nữ sinh viên áo trắng trước vành móng ngựa. Sức âm vang của giọng nói Phương Uyên trả lời phỏng vấn của các phóng viên quốc tế có sức thu hút rất mãnh liệt : chững chạc vững vàng bằng sự trong sáng, hồn nhiên và không kém phần mạnh mẽ của tuổi trẻ tin vào chân l‎ý. Nét dịu dàng nữ tính của cô sinh viên 21 tuổi đời thiết tha với cuộc đời đã đương đầu và đã chiến thắng bộ máy bạo lực! Sức âm vang ấy vừa hiền hòa, vừa dữ dội!
Hiền hòa vì đây là giọng nói giàu âm sắc nữ tính của cô gái trẻ xinh đẹp, dịu dàng. Dữ dội vì sau tia chớp là sấm sét và dông bão. Sấm sét của sự phẫn nộ. Dông bão của cuộc chiến đấu chống cường quyền, bảo vệ đất nước, giành dân chủ, tự do. Một khi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm gắn làm một với cuộc đấu tranh giành dân chủ và tự do nhằm thực hiện quyền làm người trên một đất nước mà độc lập đã phải đổi bằng núi xương, sông máu của nhiều thế hệ Việt Nam, thì sức mạnh của nó sẽ là triều dâng thác đổ. Vì thế mà người ta sợ chăng? Phương Uyên thì vẫn hồn nhiên ấp ủ hoài bão của một sinh viên sau hơn mười tháng ngồi tù, học hành bị gián đoạn, phải tranh thủ bù đắp lại thời gian đã mất. Trả lời câu hỏi của RFI “Uyên có quay trở lại trường học hay không“? Cô sinh viên tự tin và hồn nhiên nói : “Dạ, học, học nữa, học mãi, con đường học vấn của em không bao giờ dừng lại đâu ạ“. Cô gái 21 tuổi ấy không dự liệu được những đòn thù mà rồi cô sẽ còn phải gánh chịu khi cô dám công khai bác bỏ thần tượng đảng cầm quyền đã mất hết uy tín, không thừa nhận sự “đánh đồng” đảng với dân tộc, với đất nước.
Phải chăng đó chính là lý do‎ người ta ra quyết định buộc thôi học cô sinh viên đã thẳng thắn nhìn vào sự thật và nói lên sự thật đó! Người ta quyết thô bạo và dữ dằn cắt đứt “con đường học vấn” của cô gái dám có bản lĩnh tự khẳng định, muốn được là chính mình! Quyết định ấy không hể tỏ rõ quyền lực và sức mạnh của người đang nắm quyền lực trong tay mà ngược lại, cho thấy họ bối rối và thiển cẩn trong nhìn nhận sự việc và diễn biến của tình hình. Người ta ngỡ là răn đe và trấn áp sẽ làm nhụt chí thanh niên mà không thấy rằng hành động nhỏ nhen và cạn tàu ráo máng như vậy đã đẩy tuổi trẻ dứng đối lập với họ. Cái giá phải trả của họ rồi sẽ rất đắt.
Nhân cả thế giới đang tưởng niệm Nelson Madela, một biểu tượng quốc tế về phẩm giá và sự kiên nhẫn, biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần dân chủ, lòng nhân đạo và của sự khoan dung xin gơi lên đây sự cảnh báo của ông đối với nhà cầm quyền : “từ chối quyền của con người chính là thách thức nhân tính của họ”.
Thưa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, anh Phạm Vũ Luận thân mến, anh nghĩ sao về việc này?
Có lẽ lớp người như chúng ta đôi khi đã không mấy tỉnh táo để nhìn nhận và suy ngẫm về thái độ của cô sinh viên ” đã sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam mảnh còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc“. Nếu thật nghiêm túc tìm hiểu tâm trạng của lớp trẻ, đối tượng phục vụ của chúng ta, chắc sẽ tìm ra cái logic của việc chống Trung Quốc xâm lược và “phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam” trong tư tưởng và tình cảm của cô gái trẻ.
Hãy đặt họ vào thực trạng của xã hội mà họ đang sống. Chưa bao giờ uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam lại xuống thấp đến như thế, chưa bao giờ niềm tin của tuổi trẻ lại bị khủng hoảng đến thế. Điều này tỷ lệ thuận với sự băng hoại của đạo lý xã hội và sự xuống cấp của văn hóa. Và điều này đã được thừa nhận bởi chính những nghị quyết đòi hỏi phải chỉnh đốn đảng chứ không phải “phần tử thù địch” nào nói ra cả! Chỉ cần lật trang báo chính thống của nhà nước là đủ thấy một cách cụ thể và sống động điều đó. Vả lại, làm sao tuổi trẻ giữ được niềm tin được khi chính người cầm lái đã ngả tay chèo trong cơn sóng cả trước những biến động dữ dội của thời cuộc? Thì đó, tại một phiên thảo luận của Quốc hội, ông tổng bí thư của đảng cầm quyền đã bộc lộ tâm trạng bối rối của mình qua câu nói ngập ngừng, lấp lửng “Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa”. Đây không là sự khủng hoảng niềm tin thì là gì? Chỉ có điều, đây cũng chính là một sự thật cố che dấu mãi không được, khi tâm trạng bất ổn đã bật ra.
Điều phải nói và cần nói ở đây chỉ là, mặc dầu không hiểu rõ chủ nghĩa xã hội là cái gì, cần cả trăm năm mới hoàn thiện được, nhưng rồi vẫn vạch ra “Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội” để buộc cả dân tộc phải nhắm mắt chấp nhận khi mà giữa thanh thiên bạch nhật hệ thống XHCN đã sụp đổ tan tành như lâu đài xây trên cát mỏng. Nếu không nhắc lại sự sụp đổ nữa thì cứ hãy nhìn vào một đất nước đang tồn tại hai miền : Băc Triều Tiên và Nam Hàn để so sánh trình độ văn minh và đời sống vật chất, văn hóa của người dân ở hai thể chế chính trị khác nhau, cũng đã đủ để đưa ra nhận định. Còn ở nước ta, chỉ cần tính từ khi đất nước được xây dựng và phát triển theo định hướng của “cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội” thì Việt Nam so với các nước Đông Nam Á khác như Singapore, Thái Lan, Malayxia, Philippin ra sao? Ấy thế mà, người ta vẫn lấy cái “cương lĩnh” đó làm “kim chỉ nam” cho việc xây dựng đất nước. Người ta đặt “cương lĩnh” đó lên trên, lên trước Hiến Pháp, áp đặt những nội dung sai lầm và lạc điệu với thời đại của “cương lĩnh” vào trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992!
Một “cương lĩnh đầy rẫy những cái sai” nói như nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam trước đây nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, trong dịp góp ‎ kiến vào Cương Lĩnh năm 2010 : ” Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông không hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì”! …Chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác! Đại hội X, tôi đã phát biểu thẳng với các anh lãnh đạo rồi, tôi nói là định hướng XHCN là cái gì, các ông phải ghi ra. CNXH mà chúng ta tiến tới là cái gì, các ông phải ghi ra. Nhưng mà một câu thách đố đơn giản vậy mà họ cũng không làm nổi đâu… Gs Trần Phương thẳng thắn và nghiêm túc cảnh báo : “chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác“. Bằng một “cương lĩnh đầy rẫy cái sai” như vậy được lấy làm điểm tựa cơ bản cho việc sửa đổi Hiến pháp để rồi cái Hiến pháp ấy được Quốc hội biểu quyết thông qua với số phiếu tuyệt đối [trừ hai người không tham gia] thì là gì nếu không phải là “ chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác” .
“Chúng ta” đã vậy nhưng lại cứ muốn tuổi trẻ cúi đầu tuân phục. Những thanh niên có bản lĩnh dám phản đối sự dối trá như nữ sinh viên Phương Uyên bị buộc tội “xúc phạm đến Đảng“, bị trấn áp thẳng tay là điều dễ hiểu! Thế rồi, trước áp lực của công luận trong và ngoài nước, phải xử án treo, nhưng lại buộc phải thôi học, quyết chặn đứng con đường học vấn của cô gái không chịu cúi đầu! Một thể chế dung dưỡng cho sự khuất tất và hèn mọn như thế thì làm sao mà buộc tuổi trẻ phải tin theo? Mà tin cái gì cơ chứ? Tin ai khi mà họ đã hiểu ra rằng “chúng ta nói và chúng ta biết là chúng ta bịp người khác”. Buộc thế hệ trẻ phải tin vào cái “chúng ta” này sao?
Khi cô sinh viên công khai tuyên bố “chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc“, cô gái có hiểu biết đó đã tìm cách vận dụng tri thức về luật pháp để tự bảo vệ cho mình. Phải chăng đây chính là chống “sự lừa dối” mà bậc cha chú đã trung thực và chỉ ra một cách thẳng thắn và công khai vừa dẫn ra ở trên. Nếu thật sòng phẳng thì phải nói rằng, những người đã bằng lời nói và việc làm của mình khiến cho uy tín của đảng cầm quyền xuống thấp như hiện nay mới đích thực là người đẩy nhanh sự sụp đổ của đảng cầm quyền, của thể chế toàn trị đang là vật cản đối với tiến trình phát triển của đất nước hội nhập với thế giới của nền kinh tế tri thức và văn minh mới. Galilê đã có lý‎ khi chua chát khẳng định : “tôi tin rằng trên thế giới không có sự thù hận nào lớn hơn sự thù hận của sự kém hiểu biết chống lại sự hiểu biết“.
Thưa Bộ trưởng,
Anh Phạm Vũ Luận thân kính,
Thư tôi viết cũng đã quá dài nhưng vẫn chưa nói hết những suy tư về thế hệ trẻ của một người đã đứng trên bục giảng hơn 50 năm. Quyết định buộc thôi học với cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên chính là một biểu hiện dại dột của người cầm quyền, gieo thêm sự căm phẫn trong thế hệ trẻ mà không hiểu được rằng “thù hận giống như thể uống thuốc độc và rồi tự hi vọng điều đó sẽ giết chết kẻ thù của bạn” như Nelson Medela cảnh báo. Có thể một bộ phận nhỏ nào đấy trong giới trẻ bị tác động của giải pháp tự giải khát bằng thuộc độc đó, họ sẽ trở nên ngoan ngoãn tuân phục. Nhưng chẳng lẽ chúng ta chỉ muốn có một đàn cừu để chăn dắt ?
Nếu thế thì dân tộc ta rồi sẽ ra sao khi những thanh niên ưu tú, thay vì đua đòi hưởng thụ hoặc lầm lũi chịu đựng và tuân phục đã dám có bản lĩnh tự khẳng định mình, dám suy nghĩ và hành động bằng chính cái đầu của mình để dũng cảm dấn thân cho một khát vọng chính đáng thì lại bị trấn áp, tù tội, cắt đứt con đường học vấn? Cần hiểu tuổi trẻ như điều mà họ đang hiểu và đang có nếu muốn giáo dục và đào tạo họ trở thành những hiền tài của đất nước. Không thể bắt họ mãi mãi là vị thành niên trong môi trường sống của họ đang thay đổi dữ dội mà chuẩn mực chính là sự thay đổi. Những sai lầm hay thiếu sót của họ, nếu có, thì cũng là điều bình thường. Phải nhìn vào đó với con mắt khoan dung và sự cảm thông để cùng với họ khắc phục và đi tới.
Đừng quên rằng, trong lịch sử không thiếu những bản lĩnh sáng tạo và dấn thân vì nghĩa lớn từng bị coi là dị giáo! Lịch sử thường đi những bước oái oăm, ngoằn nghoèo, gấp khúc, lên thác xuống ghềnh. Chẳng mấy khi đi thẳng một lèo mà cứ như như dòng sông uốn lượn. Có lúc tưởng như sông chảy ngược, nhưng thật ra cuối cùng rồi sông vẫn xuôi về biển cả. Vả chăng, lịch sử là con người nhân với thời gian. Chính thời gian đã tích tụ vô vàn mảnh vụn của niềm tin, của ý chí mà từ đó nảy sinh tư tưởng của một thời đại. Những người trẻ tuổi dám là mình, dám có bản lĩnh phản kháng lại bất công, chuyên chế tước bỏ quyền làm người của họ để chọn cho mình một hướng đi, một cách sống thuận với hướng đi của thời đại, đang viết nên những trang sử của họ và qua đó, góp phần viết nên những trang sử mới của dân tộc.
Vì thế, chính họ chứ không phải chúng ta, anh và tôi, sẽ làm cho đất nước này khởi sắc, dân tộc này ngẩng cao đầu trước một thế giới dồn dập những biến động không sao tiên đoán được. Một xã hội mới sẽ xuất hiện mà Ph Angghen chứ không phải ai khác anh Luận ạ, đã khẳng định rằng : xã hội đó “sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ lớn lên…Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”[ C.Mác & Ph.Angghen Toàn Tập , Tập XXI. NXBCTQG . Hà Nội, 1995 tr..128]
Vậy thì, thưa anh Phạm Vũ Luận, tôi hy vọng anh sẽ giúp giải tỏa những suy tư, day dứt về chuyện trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh buộc thôi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
Thân kính,
Tương Lai,
một người đã từng đứng trên bục giảng từ phổ thông đến đại học
___________________

Thư phản đối của luật gia Lê Hiếu Đằng:

Năm 1964, dưới chế độ Sài Gòn mà Đảng CSVN gọi là Ngụy quyền, tôi – Lê Hiếu Đằng, bị giam ở lao Thừa Phủ nhưng họ vẫn cho tôi ra thi tú tài toàn phần ở Huế và đã thi đậu.
Nay dưới chế độ gọi là “của dân, do dân, vì dân”, sinh viên Phương Uyên lại bị đuổi học vì tội chống Trung Quốc bành trướng.
Đây là một việc làm vô nhân đạo, không đạo lý, phi dân chủ, đi ngược lại xu thế tiến bộ hiện nay trên thế giới.
Tôi cực lực phản đối, lên án việc làm này với dư luận trong nước và trên thế giới.
Lê Hiếu Đằng
Theo blog Quê Choa


Copy từ: Dân Luận


....................

“Vùng nhận dạng phòng không”: Mỹ đầu têu?

Vùng phòng không Trung Quốc (Đỏ) và Nhật Bản tại biển Hoa Đông (bản đồ: wikipedia.org)
Vùng phòng không Trung Quốc (Đỏ) và Nhật Bản tại biển Hoa Đông (bản đồ: wikipedia.org)

Minh Anh
Hôm 23/11 vừa qua, Trung Quốc đã đơn phương quyết định thành lập “vùng nhận dạng phòng không”. Tuyên bố trên gây bất bình tại nhiều nước trong khu vực, nhất là tại Nhật Bản. Tuy nhiên, theo một số nhận định chung, sự việc lần này cũng nhằm thách thức Hoa Kỳ. Bởi vì, quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm “vùng nhận dạng phòng không” chính là Mỹ, ngay sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào năm 1945.

Liên quan đến chủ đề này, Courrier International có bài viết trình bày lại các nhận định, phân tích trên báo chí Nhật Bản, Trung Quốc và Anh qua hàng tựa “Không phận cũng là đề tài chiến tranh”.
Tờ báo nhắc lại “vùng nhận dạng phòng không” bao trùm cả quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc “Senkaku/ Điếu Ngư” trên biển Hoa Đông. Hai nhật báo lớn hàng đầu tại Nhật tờ Asahi Shimbun và Yomiuri Shimbun cùng lên án hành động vạch khu vực nhận dạng cho là “vô căn cứ”.
Tờ Financial Times nhận thấy là: “Kể từ khi Thế Vận hội Olympic 2008, Bắc Kinh đã thông qua một thái độ hung hăng hơn, tiến hành các cuộc xâm nhập lãnh hải và không phận trên vùng biển tranh chấp”.
Đối với trang mạng thông tin Foresight của Nhật, vụ việc lần này còn có một phần trách nhiệm của Washington. Tờ báo nhắc lại “Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đơn phương thiết lập vùng phòng không tại khu vực này sau năm 1945. Nhưng vì do việc vạch định ranh giới không rõ ràng, nên mới phát sinh căng thẳng”.
Xuất phát từ điểm này mà giới truyền thông tại Trung Quốc có cùng một lập luận. Tờ Á Châu Tuần san ấn bản tại Hồng Kông nêu rõ “Khái niệm vùng nhận dạng phòng không là do chính Hoa Kỳ sáng chế ra. Lúc ban đầu, nó liên quan khoảng không gian bao gồm Bắc Mỹ và nhất là nhằm vào Liên Xô. Từ những năm 1950, Mỹ luôn trong vị thế ngự trị tại các khu vực Tây Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Và mỗi quốc gia này đã tự tạo vùng phòng không riêng cho mình dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ”.
Tờ nhật báo Quân độ giải phóng còn đi xa hơn nhằm xác quyết quyết định của Bắc Kinh: “Vào năm 1969, Nhật Bản đã gộp ba phần tư vùng trời biển Hoa Đông vào vùng phòng không của mình. Trong đó có đến 130 km là thuộc về Hoa lục, và không một ai đoái hoài quan tâm. Vậy mà, ngay khi Bắc Kinh vừa xác định vùng phòng không cho mình, Nhật Bản đã ngay lập tức bày tỏ mối quan ngại. Đương nhiên là Bắc Kinh không thể nào chấp nhận tiêu chí đôi và luận điệu bá chủ này”.
Trong một bài phân tích đề tựa “Trung Quốc tung ra một thách thức với Hoa Kỳ”, được tờ Nihon Keizai Shimbun tại Tokyo trích dịch lại, nhật báo Anh Financial Times đã đưa ra “một lối diễn giải đáng ngại nhưng có thể chấp nhận được: Bắc Kinh quyết định trả thù Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương”. Tờ báo đánh giá, Trung Quốc “đang thử nghiệm thái độ của Mỹ. Họ đang tìm hiểu xem ông Obama sẵn sàng đi đến được đâu […]. Hành động khiêu khích trên của Bắc Kinh xảy ra vào giai đoạn mà Hoa Kỳ đã bắt đầu kiệt quệ do các cuộc chiến (tại Irak và Afghanistan) và vào lúc mà Tổng thống Mỹ đang bước vào một trong những thời điểm rối ren nhất trong nhiệm kỳ của mình”.
Cuối cùng, nhật báo kinh tế này kết luận: “Việc Trung Quốc thành lập vùng phòng không đánh dấu một bước ngoặt quan trọng nhằm cân đối tương quan lực lượng tại khu vực này”.
Thái Lan, một vương quốc bị chia rẽ
Nhìn sang Đông Nam Á, tình hình bất ổn chính trị tại Thái Lan cũng là chủ đề thời sự quốc tế trên một số tuần san. Le Nouvel Observateur chạy tựa nhận định: “Thái Lan, vương quốc bị chia rẽ”.
Trong vòng 80 năm, vương quốc này có tổng cộng 18 vụ đảo chính (và âm mưu đảo chính). Và một lần nữa, quân đội lại được kêu gọi tham gia chính trường, vì nền “hòa bình” và “hòa hợp quốc gia”. Quả thật, chính vị Tổng tư lệnh đáng gờm, tướng Prayut Chan-O-Cha, người từng ra lệnh đàn áp đẫm máu các vụ xuống đường năm 2010, đã triệu tập hai nhân vật chủ chốt, nữ Thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra và Suthep Thaugsuban – thủ lĩnh phe nổi dậy “Áo Vàng” ngồi vào thương lượng.
Le Nouvel Observateur ghi nhận trong suốt tuần qua, tướng Prayut Chan-O-Cha đã liên tục đưa ra những lời bình luận rất mơ hồ, đại khái: “Tôi có hai chủ nhân: Đó là chính phủ nhưng cũng là quốc gia”. Lời phát biểu này đang làm thổi bùng các tin đồn dai dẳng tại Bangkok cho rằng quân đội sẽ nắm lại quyền kiểm soát.
Hiện tại tình hình tại Bangkok có vẻ hạ nhiệt từ sáng thứ Ba, 03/12/2013, nhưng lãnh tụ phe Áo Vàng Suthep Thaugsuban vẫn không từ bỏ mục tiêu lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo ông Suthep, bà Yingluck chỉ là “một con rối” trong tay anh trai, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị lật đổ vào năm 2006 và hiện đang sống lưu vong.
Tại Bangkok, người dân không buông vũ khí”, là hàng tựa nhận định trên tuần san Courrier International. Cuộc khủng hoảng lần này lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Thái. Đối với tờ The Nation, được Courrier trích dẫn lại “mục tiêu của ông Suthep Thaugsuban, một ‘Hội đồng nhân dân’dưới chế độ quân chủ, đang làm suy yếu nền tảng dân chủ của chúng ta”. Ngược lại, tờ bangkok Post nhận thấy là “việc giải tán Nghị viện rất có thể sử dụng như là van an toàn, cho phép giảm bớt áp lực trước khi bùng nổ. Điều đó cũng có thể thuyết phục được một số người ngưng xuống đường. Việc này cũng có thể khuyến khích Suthep ngồi vào bàn thương lượng”.
Châu Á: Thủ phạm hâm nóng khí hậu
Cũng tại Châu Á, nhưng trên lĩnh vực môi trường, phụ trương số ra tháng 12/2013-01/2014 của tờ Les Echos có bài đáng chú ý đề tựa “Châu Á, người đốt khí hậu”. Theo bài viết, mục tiêu của Liên Hiệp Quốc kìm hãm sự tăng nhiệt độ dưới mức 2°C từ đây đến năm 2100 khó có thể đạt được.
Theo các số liệu do Ngân hàng Thế giới tập hợp được tính từ năm 1961 và do Shift Project (nhóm chuyên gia cố vấn về môi trường) xử lý, Châu Á bùng nổ khí thải từ giữa những năm 1990. Các nhân tố chính của sự gia tăng nhanh chóng này: Ngành công nghiệp và sản xuất điện. Trong đó, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ than hàng đầu, thải ra nhiều khí CO2 nhất trên hành tinh, chiếm đến 25,5% tổng lượng khí thải trong năm 2011, so với mức 17% của Hoa Kỳ. Mức khí thải CO2 xuất phát từ sản xuất năng lượng tại Trung Quốc đã tăng 9,7% trong giai đoạn 2010-2011, so với mức tăng 2,7% của toàn thế giới, theo như đánh giá của Cơ quan năng lượng thế giới.
Về phía các quốc gia phương Tây, các chuyên gia ghi nhận có sự tiến triển khá ổn định, tuy là tại vùng Bắc Mỹ có hơi tăng nhẹ so với các Châu lục khác.
Ukraina: Mặt trận mới cho cuộc chiến Châu Âu
Nhìn sang Châu Âu, việc Tổng thống Ukraina từ chối ký Thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu, khiến người dân nổi dậy phản đối chính phủ tại Kiev, đòi Tổng thống từ chức. Sự việc cũng bộc lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc giữa người dân phía Tây ủng hộ Châu Âu và người phía Đông theo Nga. Liên quan đến chủ đề này, Courrier International trích dẫn lại các quan điểm từ báo chí tại Kiev, Matxcơva và tại Frankfurt.
Tình hình bất ổn chính trị tại thủ đô Ukraina được giới báo chí trong nước đánh giá qua hai cách nhìn đối lập nhau hoàn toàn. Tại Kiev, tờ Oukrainska Pravda có bài viết được Courrier International trích dịch lại qua tựa đề “Hỡi ông Viktor Ianoukovitch, hãy cuốn gói đi!”, kêu gọi Tổng thống Ukraina nên từ chức vào lúc này. Tờ báo quy trách nhiệm cho chính phủ trong vụ cảnh sát can thiệp thô bạo làm thiệt mạng và bị thương một số người. Đối với tờ báo, thái độ của Tổng thống Ukraina phớt lờ nguyện vọng của dân được xem như là một hành động phỉ báng nhân dân. Giờ đây, ông không còn nhận được sự ủng hộ của dân chúng nữa, kể cả từ Giáo hội. Tờ báo cho rằng, giờ hãy còn kịp lúc để ông từ bỏ các chức vụ của mình nhằm tránh cho điều tệ hại xảy ra.
Đổi lại, tờ Kievsky Telegraf, tờ nhật báo thân chính phủ lại đánh giá sự kiện trên là “Một ý đồ đảo chính”. Tờ báo tố cáo các sự kiện diễn ra tại Kiev chẳng có gì là một cuộc cách mạng, chẳng qua là phe đối lập chỉ tìm cách lấy lại phần bánh của mình. Những gì xảy ra hôm đầu tháng 12 này cho thấy đó là một cú đảo chính. Chiếm lấy chính quyền bằng vũ lực không thể nào thay đổi triệt để đời sống của đất nước hay xã hội. Ý đồ xấu xa, tầm thường, quá nhàm chán và đẫm máu đó chỉ có một cách giải thích: Một nhóm người muốn có phần bánh chung và họ sẵn sàng truy đuổi một số nhà tài phiệt để chiếm chỗ của những người này.
Nga có sẵn lòng hào phóng với Ukraina?
Nhưng nếu đứng trên góc độ kinh tế-tài chính, thì khó có thể mà trách cứ được Tổng thống Ukraina. Tình hình tài chính tại quốc gia Đông Âu này hiện nay giống như cái giếng không đáy, không biết đổ bao nhiêu cho vừa, theo như nhận định của Chủ tịch Quỹ an ninh quốc gia về năng lượng, ông Konstantin Simonov. Vậy thì “Cái giá nào dành cho Kiev?”, tờ Nezavissimaia Gazeta của Nga đặt câu hỏi.
Theo tờ báo, ông Viktor Ianoukovitch từ chối ký Thỏa thuận liên kết cũng bởi một nguyên nhân khá quan trọng đó là Liên Hiệp Châu Âu chưa sẵn sàng tài trợ ồ ạt cho Kiev trên phương diện tài chính. Quan điểm này cũng đã được Chủ tịch Nghị viện Châu Âu xác nhận khi trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Deutschlandfunk.
Bởi vì, nếu căn cứ vào nội dung thỏa thuận, Ukraina phải cần đến 10 năm chuyển tiếp để hiện đại hóa đất nước và có thể sản xuất những sản phẩm mang tính cạnh tranh. Thế nhưng, công cuộc hiện đại hóa này ước tính ngốn của đất nước từ 150 cho đến 165 tỷ euro. Ukraina đã đề nghị sự trợ giúp của các đối tác Châu Âu. Nhưng đáp lại, phía Châu Âu đề xuất bù đắp cho các khoản chi tiêu 1 tỷ euro trong thời hạn 7 năm.
Trong khi đó, Ukraina vẫn bị ràng buộc về nợ với Nga. Tổng thống Nga Putin gần đây nhắc nhở rằng khoản nợ của các doanh nghiệp Ukraina với bốn nhà băng Nga đã vượt quá 20 tỷ đô la. Câu hỏi đặt ra nếu Nga nhượng bộ với Ukraina, Matxcơva sẽ phải tốn kém cho Kiev bao nhiêu? Theo tính toán, nếu Ukraina thuyết phục được Nga, và nếu cộng gộp hết các khoản mà Matxcova có thể nhượng bộ thì Kiev có thể tiết kiệm được ít nhất 45 tỷ đô la hoặc có thể hơn nữa. Vấn đề bây giờ đặt ra liệu Nga có sẵn sàng hào phóng với người láng giềng của mình hay không?
Châu Âu ủng hộ dân chủ, nhưng không là con rối của Ianoukovitch
Nhìn từ các nước trong khối Liên Hiệp Châu Âu, Courrier International trích lại bài nhận định trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung tại Frankfurt đề tựa “Liên Hiệp Châu Âu bên cạnh các nhà dân chủ”.
Phải chăng Liên Hiệp Châu Âu và Nga đang có một đối đầu với nhau trên phương diện địa chính trị? Trong trận đấu lần này, tương lai và định hướng chính trị của Ukraina đang bị đe dọa: Kiev quay sang với Châu Âu hay là với Matxcơva?
Trong xung đột lần này, rõ ràng chính quyền Nga đang giở lại trò cũ: “Cây gậy và củ cà rốt”. Kết quả là chính quyền Ukraina đã sợ hãi và cho đình chỉ các cuộc đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu. Theo tờ báo, nước Nga sẵn sàng gây bất ổn một khi Nga cảm thấy sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình lên các quốc gia Đông Âu bị đe dọa. Nga cho rằng nếu Kiev quay lưng lại với Matxcơva, họ sẽ mất tất cả từ chính trị, kinh tế cho đến cả văn hóa. Rất có thể chưa bao giờ Nga thật sự chấp nhận nền độc lập của Ukraina. Vấn đề còn lại liệu Châu Âu có sẵn sàng chịu đựng được mối xung đột này và dám đối đầu hay không.
Nếu như mối liên kết giữa Đông Âu và Liên Hiệp Châu Âu cho thấy nhiều mối lợi hiển nhiên, thì nó cũng lộ rõ sự chia rẽ trong nội bộ, nhất là tại Ukraina. Sự chia rẽ tại quốc gia mà nền kinh tế vẫn còn rất mong manh và tham nhũng vẫn lan tràn đang tạo cơ hội cho Nga gây áp lực. Châu Âu đã hành động đúng khi ủng hộ các nhà dân chủ và vẫn để ngỏ cánh cửa. Nhưng các nước có liên quan phải tự vượt qua chướng ngại. Bởi vì Liên Hiệp Châu Âu không phải con rối của Ianoukovitch.
Tổng thống Pháp: Cơ hội cuối cùng
Trong khi đó tại nước Pháp, tình hình kinh tế-xã hội cũng không mấy gì sáng sủa. Sau một tháng Mười Một đầy căng thẳng, tình hình có vẻ lắng dịu, nhưng sự giận dữ của dân chúng vẫn còn đấy. Tuy vị thế của Tổng thống không còn nằm trong tình trạng báo động nữa, nhưng cũng không mấy dễ chịu. Đối với tuần san L’Express, Tổng thống Hollande vẫn còn “cơ hội cuối cùng”.
Tờ báo cho rằng, Tổng thống Pháp đang thử vận may cuối cùng. Ông đang ném những viên xúc xắc trên một tấm thảm kỳ lạ: Nửa mang tính chất chương trình nghị sự, nửa giống như trên một bãi mìn xã hội.
Những tháng tới đây là những tháng thử thách: Đó sẽ là kết quả không thể tránh được của kỳ bầu cử địa phương vào mùa xuân sắp đến, một cuộc cải tổ nội các không thể để thất bại và một Châu Âu cần tái thúc đẩy. Chính vào lúc này đây ông phải thắng cá cược bằng những quyết định chính xác. Trên phương diện tài chính, phạm vi hoạt động của ông rất hạn hẹp, do chính phủ không những không thể tiếp tục tăng thuế, cũng như có can đảm giảm chi tiêu công, bằng chính sách cải cách các dịch vụ công và hệ thống an sinh xã hội.
Mặt khác, để có thể tìm thấy một cơ hội thứ hai, người đứng đầu quốc gia buộc phải thay đổi chiến lược kinh tế. Từ đó, tờ báo phân tích 5 tình thế hàng đầu ông Hollande cần phải xử lý, 5 đối thủ ông đang phải đối mặt và 5 sự việc đang gây vướng víu ông.
Theo tờ báo, đó là vận may cuối cùng mà Tổng thống Hollande phải vượt qua mới hòng cứu rỗi được nhiệm kỳ của mình. Giờ đây chính đất nước đang đặt vận mệnh của ông Holalande vào thế “được ăn cả, ngã về không”.
Tại Cuba, nghề thám tử tư nở rộ
Kể từ khi tự do hóa nền kinh tế, người dân Cuba lao vào tìm kiếm các công việc mới. Hiện có rất nhiều ngành nghề dù vẫn chưa được cấp phép hoạt động, nhưng vẫn được hành nghề một cách kín đáo, trong đó có nghề làm thám tử tư. Chủ đề này được tuần san Courrier International quan tâm đến, qua bài viết “Những thám tử rất tư”, được đăng trên tờ Café Fuerte tại Miami.
Nghề này vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới, nhưng riêng tại Cuba chỉ mới xuất hiện gần đây, nhờ vào các cải cách kinh tế do chính Chủ tịch Raul Castro đề xướng cách đây 5 năm. Theo tờ báo hiện khó có thể mà biết được con số chính xác số người làm việc này tại Cuba. Tuy nhiên, tờ báo cũng nhận thấy phần đông các hãng thám tử tư đó đều được cai quản hay tài trợ bởi người nước ngoài.
Hiện tại, do thiếu khung pháp lý, nên nghề này vẫn phải hoạt động bí mật. Các hãng thám tử tư vận hành tốt nhờ vào sự trợ giúp của nhiều cộng tác viên thuộc nhiều tầng lớp và từ nhiều nghề nghiệp khác nhau. Nhất là, “các nhân viên cảnh sát, các thanh tra viên và công chức chính phủ” được cho là những nguồn cung cấp thông tin quý giá, cho phép các thám tử tư kết thúc điều tra nhanh chóng.
Theo lời thuật của một nhân chứng với phóng viên tờ báo, phần đông các yêu cầu điều tra có liên quan đến các nghi ngờ ngoại tình, nhưng đôi khi cũng có những vụ lừa đảo hay các doanh nghiệp đến yêu cầu điều tra về đời sống riêng tư của một số nhân viên chiếm giữ các vị trí quan trọng. Công việc điều tra cũng không đòi hỏi nhiều đầu tư lớn. Chỉ cần một số thiết bị tối thiểu như máy ảnh và máy quay phim có vật kính, thiết bị nghe trộm và phương tiện đi lại để theo dõi.
Theo tờ báo, việc nhờ vả đến các thám tử tư tại Cuba cũng không phải là hiện tượng mới tại Cuba. Trên thực tế, Sepsa (Services specialises de securite – Cơ quan chuyên trách an ninh) cũng có một bộ phận chuyên biệt riêng tại các sở quản lý người nước ngoài từ 10 năm nay. Thế nhưng, khách hàng cho các cơ quan này chủ yếu là người nước ngoài hay các công ty đa quốc gia vì chi phí khá cao. Người dân Cuba đến với các hãng tư nhân là vì giá cả phải chăng. Bên cạnh đó, họ còn e sợ rằng các dữ liệu cá nhân có thể sẽ bị sử dụng để chống lại chính họ.
Phim của Giả Chương Kha vẫn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc
Đến với mục điện ảnh, tuần san Le Nouvel Observateur cho hay bộ phim “Thiên Trụ định” của Giả Chương Kha, vẫn bị kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Từng đoạt giải Cành cọ vàng về kịch bản phim hay nhất tại Liên hoan điện ảnh Cannes hồi tháng Năm năm nay, nhưng bộ phim “Thiên Trụ Định” của đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha vẫn bị cấm chiếu ở trong nước. Theo tuần san, hồi 10/11 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh quyết định không cho phép trình chiếu bộ phim trong các phòng chiếu trong nước. Không chỉ có riêng bộ phim này, tờ báo cho hay hầu như không một bộ phim nào của Giả Chương Kha được chiếu công khai trong các rạp chiếu bóng. Phim của ông chỉ đến được với người hâm mộ qua các đĩa DVD in lậu.
Sau khi các phim của Giả Chương Kha được trao giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế, số lượng người hâm mộ trên trang mạng Vi Bác tại Trung Quốc đã lên đến 9,8 triệu người. Vậy thì tại sao phim của nhà đạo diễn trẻ cừ khôi này lại bị cấm chiếu ở trong nước.
Theo nhận định của Le Nouvel Observateur, đạo diễn họ Giả này đã biết cách đan xen sự tiến hóa của xã hội Trung Quốc với yếu tố con người tại chỗ. Chính điều này đã khẳng định nên tên tuổi của ông. “Thiên trụ định”, bộ phim mới nhất, Cành cọ vàng cho kịch bản năm 2013, là một minh chứng điển hình. Những câu chuyện đạo diễn kể trong phim đều được lấy cảm hứng từ 4 sự việc có thật tại Trung Quốc. Thông qua hình ảnh của bốn nhân vật – một thợ mỏ, một người lao động từ nông thôn lên thành thị, một nữ nhân viên phục vụ trong sauna và một anh công nhân trẻ - bốn con người nhưng có cùng một điểm chung : Cùng đi đến hành động bạo lực, chống lại chính mình hay là người khác. Mỗi một hồi phim được tái hiện trong những vùng khác nhau “đi từ nông thôn cho đến thành thị, từ trong nội địa ra đến vùng duyên hải, và các nhân vật thì mỗi lúc mỗi trẻ hơn”, theo như chính lời đạo diễn.
Đối với đạo diễn trẻ này, thế giới tiến triển quá nhanh đến mức mà con người “chỉ biết có chịu đựng, những người mà không được ai lắng nghe, đôi khi buộc phải đi đến việc phạm các hành vi bạo lực”. Với “Thiên trụ định”, phim của ông đã nâng lên một cấp độ mới. Những cảnh bùng phát bạo lực ngoạn mục, biến tấu nhịp đến sững sờ và sự bay bổng đến cái hư ảo gây ngạc nhiên, Giả Chương Kha đã thành công trong việc biến “hành động bạo lực, một việc làm của những con người tầm thường, trong những tình huống cũng tầm thường thành một hành động phi thường, để rồi ở một số giây phút nào đó làm nảy sinh bản chất siêu thực”.


Copy từ: RFI

CMND sẽ thay sổ hộ khẩu?


CMND sẽ được coi là thẻ căn cước công dân, khi kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì người dân có thể không cần dùng đến sổ hộ khẩu nữa

Bộ Công an vừa công bố dự thảo Luật Căn cước công dân để lấy ý kiến người dân trên cổng thông tin điện tử (www.mps.gov.vn). Theo đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế (V19) - Bộ Công an, dự thảo sẽ được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào tháng 4-2014.
Giảm giấy tờ, thủ tục
Theo dự thảo, căn cước công dân (căn cước) là các đặc điểm về gốc tích, nhân dạng của công dân để phân biệt giữa người này với người khác.
Cơ sở dữ liệu căn cước thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý. Thông tin, tài liệu của công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu căn cước sẽ bao gồm: Số CMND; ảnh chân dung; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; tôn giáo; nơi thường trú; đặc điểm nhận dạng; vân tay; họ và tên cha; họ và tên mẹ. Ngoài ra, thông tin, tài liệu được thu thập bổ sung khi có điều kiện hoặc công dân tự nguyện cung cấp sẽ bao gồm: nhóm máu; gien (ADN); thông tin, tài liệu khác.
Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo đảm hoạt động ổn định đối với các thiết bị, phương tiện nhập, lưu trữ thông tin, tài liệu về căn cước và sự an toàn, bảo mật thông tin, tài liệu đó; phòng, chống các hành vi làm hư hỏng các tổ chức logic của dữ liệu điện tử căn cước.
Mẫu CMND trong dự thảo Luật Căn cước công dân (trái) và mẫu CMND mới 12 số đang được cấp ở Hà Nội
Để tránh sự cố do thiên tai hoặc do con người gây ra đối với cơ sở dữ liệu căn cước, dự thảo luật quy định dữ liệu điện tử căn cước phải được tổ chức nhân bản để lưu trữ tại một số địa điểm khác nhau do cơ quan quản lý căn cước quyết định.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) - Bộ Công an, cho biết song song với việc hoàn thiện dự thảo Luật Căn cước công dân, sắp tới Bộ Công an cũng sẽ trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 90/2010 về cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, trong đó giảm bớt thông tin thu thập về người dân từ 23 trường thông tin xuống còn khoảng 18. Những trường thông tin này, theo ông Vệ, cũng gần giống như dự thảo Luật Căn cước công dân đưa ra.
Đi đâu cũng phải mang theo
Theo đại tá Trần Thế Quân, CMND sẽ được coi là thẻ căn cước công dân khi giúp người dân chứng minh nhiều thông tin với cơ quan quản lý. Khi các cấp ngành đã có sự kết nối thông tin với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì trước mắt, người dân sẽ không cần phải dùng tới sổ hộ khẩu nữa.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ cho biết hiện đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Để thực hiện đề án này, cần phải làm đồng bộ hàng loạt công việc, trong đó có việc triển khai cấp CMND mới, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại để cập nhật thông tin lưu trữ về công dân (đang ở dạng thô, trên văn bản giấy tờ) lên hệ thống mạng. “Các thông tin thu thập được trong cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là các thông tin lõi. Từ đó, các ngành đã hoặc đang triển khai thu thập, xây dựng các thông tin quản lý chuyên ngành của công dân như ngân hàng, bảo hiểm, thuế…, sẽ kết nối, chia sẻ vào đó để có một mạng thông tin công dân chung. Tuy nhiên, sẽ có những tính toán để mỗi ngành chỉ truy cập được vào sâu trong hệ thống ở mức nhất định thôi” - ông Vệ nói.
Trong khi đó, đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) - Tổng cục VII, cho rằng việc cấp CMND 12 số, thu thập căn cước và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là bước đi đầu tiên trong cả một đề án dài hơi: giảm giấy tờ, thủ tục cho công dân. “Khi đầy đủ thông tin của công dân và kết nối được giữa các ban ngành, cơ quan với nhau rồi thì sẽ tính tiếp tới việc trang bị các loại máy đọc hiện đại và cấp thẻ đa ứng dụng có gắn chip, mã vạch cho công dân. Các loại thẻ này rất hiện đại và có tính bảo mật cực cao, có thể thay thế cho rất nhiều loại giấy tờ từ thẻ ngân hàng, bằng lái xe, sổ hộ khẩu… Đó mới là đỉnh cao của hiện đại trong giảm giấy tờ công dân” - ông Dung nói.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Vệ, khi Luật Căn cước có hiệu lực, công dân sẽ bắt buộc phải mang theo CMND bên mình để làm được nhiều công việc.
Hai mẫu CMND khác nhau
Theo dự thảo Luật Căn cước công dân, 2 mặt của CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước CMND gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn; nền mặt sau CMND gồm các hoa văn. Tuy nhiên, mẫu CMND này lại hoàn toàn khác so với mẫu CMND mới 12 số mà Tổng cục VII vừa triển khai cấp cho hơn 106.000 người dân 4 quận, huyện ở Hà Nội và sắp tới sẽ triển khai trên toàn quốc.
Bài và ảnh: THẾ KHA

Copy từ: Người Lao Động


.......................

Tường thuật Ngày Hội Nhân Quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam khởi xướng ngày 8/12/2013


Kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2013, Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã kêu gọi và tổ chức một ngày hội công khai để trao đổi về Nhân Quyền, quảng bá tài liệu về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, thả bong bóng - thắp nến vinh danh những giá trị Nhân Quyền mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới. Dân Luận xin tường thuật trực tiếp hoạt động này:
Có người chợt hỏi: "Hôm nay nếu các blogger phát tán 'Tám Điều Yêu Sách Của Nhân Dân An Nam' này thì họ có bị bắt vào đồn không, và bị bắt vì tội gì nhỉ?"
601198_662414393810654_1390683265_n.jpg

18h30: Blogger Miu cho biết: "Hoạt động nhân quyền vừa rồi tại công viên 23/9: có rất nhiều người lớn đã vờ xin bong bóng có in dòng chữ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA CHÚNG TA PHẢI ĐƯỢC TÔN TRỌNG của chúng tôi và đem chích nổ. Sau đó là hàng loạt an ninh thường phục đã lao vào cướp những tờ giấy chúng tôi in gồm: Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền, Công ước Chống Tra tấn của LHQ... và xé vụn. Khi chúng tôi tỏ ra ôn hòa ngồi hát cùng nhau thì côn đồ xăm trổ khắp mình trông rất dữ tợn ở đâu xông tới đánh anh Châu Văn Thi tới tấp và những bọc mắm tôm ném vào chúng tôi... Chúng ta đã mất nhân quyền thật rồi, người đi truyền bá về nhân quyền mà bị đối xử thô bạo như thế ư? Chúng tôi đã tỏ ra quá ôn hòa với các anh rồi, đổi lại các anh đối xử bằng côn đồ và bạo lực với chúng tôi như thế sao???? Vậy xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền LHQ để làm gì?"
Khoảng 18h, blogger Hoàng Dũng cũng bị đánh lén bởi một đám thanh niên lạ mặt, gây cho anh một vết xước lớn ở cánh tay. Theo Dân Làm Báo: "Trong lúc Blogger anh Châu Văn Thi đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thì bị an ninh thường phục lao đến đấm thẳng vào mặt, gãy cả mắt kính. Sau đó, CA tiếp tục tấn công lần hai đối với Châu Văn Thi. Cũng ngay lúc đó, Anh Hoàng Dũng (CĐVN) cũng bị an ninh thường phục hành hung. Được biết, một số người đến tham dự buổi sinh hoạt chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền cũng đã bị công an bắt đi mất tích."
1471967_580585665358870_593314260_n.jpg
Nhà báo Osin viết trên FB: "Chúng ta ít khi so sánh các quyền tự do mà người dân đang có với các quyền tự do mà người dân từng có dưới thời thực dân (cũ). Chúng ta thường xả thân để chống thực dân ngoại bang trong khi lại cúi đầu, buông tay trước những nền thực dân do chính đồng bào mình thiết lập. (Vẩn vơ suy nghĩ trong những ngày Thế giới tưởng niệm Nelson Mandela)."
17h30: Hoạt động ở đầu cầu Sài Gòn bắt đầu. Các blogger trong áo đồng phục của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã thổi bong bóng và phát cho mọi người:
1425362_576396399098734_1549096097_o.jpg
1425342_576396349098739_721902733_o.jpg

(Ảnh CTV Dân Làm Báo)
17h00: Tại Sài Gòn, blogger Miu cho biết: "Ngay mũi tàu Công viên 23/9 không thấy barrie hay dấu hiệu chặn nhưng cảnh sát giao thông, 113 đông bất thường... Chuyện gì sẽ xảy ra trong vài phút nữa? Hẹn gặp những con người yêu tự do tại công viên 23/9".
1424549_580572785360158_318314731_n.jpg

Vòng xoay QTT (Ảnh Hoàng Dũng)
Blogger Nguyễn Anh Tuấn bình luận về sự kiện tại Hà Nội: "Hôm trước thì gây sức ép để dẹp bỏ sự kiện Tôi Tự Do, hôm nay thì điều động công an, dân phòng phá rối hoạt động phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do các blogger tổ chức hoàn toàn ôn hòa trong công viên Thống Nhất.
Rõ ràng, chính phủ Việt Nam, dù vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, vẫn tiếp tục áp dụng một chính sách hai mặt về vấn đề này, bằng cách ngăn chặn người dân của họ khỏi việc tiếp cận các nội dụng trong những công ước mà chính họ đã ký kết."
Đến 17h chiều, Mạng Lưới Blogger Hà Nội cho biết: "buổi thả bóng kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế của các blogger Hà Nội kết thúc. Một hoạt động vốn dĩ ôn hòa, lẽ ra đã rất đẹp đẽ nếu không có sự có mặt, phá rối, gây sự một cách thô bạo và vô văn hóa của lực lượng an ninh - dân phòng".
Theo chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì bản Hiến Pháp mới đã "một lần nữa khẳng định tư tưởng bất diệt của dân tộc Việt Nam là ĐỀ CAO QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN, phản ánh giá trị cao quý, bản chất dân chủ tiến bộ của nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội."
Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi ông Nguyễn Sinh Hùng đặt bút ký vào bản Hiến Pháp mới, thì các quả bóng bay Quyền Con Người đã bị bắt giữ tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
1230060_779396895419386_1966590043_n.jpg
nhan9129.jpg
16h20: Tại Hà Nội, đã bắt đầu xuất hiện xe cảnh sát và loa kêu gọi giải tán:
bao_ve_dan_phong_1.jpg
Mạng lưới Blogger Việt Nam cho biết các nhân viên công quyền đã giằng co, xô đẩy và đánh hai người có tên là Lê Đức Hiền và Phạm Minh Vũ. Một dân phòng giật lấy chiếc ba-lô của một trong hai blogger này và bỏ chạy.
20131208_155725.jpg

1490710_557446534347839_1771768407_o.jpg

Vết tích do các nhân viên công quyền tạo ra trên đầu một blogger (Ảnh FB Thuy Nga).
Blogger Pham QuocBao cho biết: "Khoảng hơn 10 chiếc xe an ninh và một lực lượng hùng hậu công an, an ninh, dân phòng, cựu chiến binh phụ nữ, dân xã hội quây kín cổng công viên Thống Nhất nhân ngày nhân quyền 10/12".
1461021_605577589490445_1820548311_n.jpg
Còn 40 phút nữa hoạt động ở Sài Gòn cũng sẽ bắt đầu tại mũi tàu Công viên 23/9. Blogger An Đổ Nguyễn viết trước khi lên đường tới dự ngày hội: "Những sinh hoạt quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền là hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực của những giá trị căn bản về Quyền con người đã được LHQ công nhận. Những sinh hoạt này cần phải được tôn trọng và phát huy rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu chúng tôi phải bị bắt giữ vì những sinh hoạt này vì vi phạm bất cứ điều luật nào do nhà cầm quyền đặt ra thì cần phải xem xét lại và thậm chí là xóa bỏ những điều luật đó vì nó đi ngược lại với những giá trị căn bản của Quyền con người và thể hiện thái độ thiếu tôn trọng LHQ, nhất là trong hoàn cảnh VN đang là 1 trong những thành viên của Hội đồng nhân quyền LHQ.
Cần phải trừng trị nghiêm minh những hành vi bắt giữ, hành hung và tra tấn người một cách tùy tiện."
15h00: Lúc này đây phía đầu cầu Hà Nội, tại công viên Thống Nhất, ngày hội đã bắt đầu.
1490657_721820747837498_1149904516_o.jpg
1501011_721821111170795_109667307_o.jpg
Bóng bay với hàng chữ "Quyền Con Người của chúng ta phải được tôn trọng" được phát cho mọi người trong công viên Thống Nhất (ảnh FB Binh Nhì)
1500947_721820654504174_615959930_o.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng có mặt tại ngày hội. Cùng với ông Quang A còn có một số thành viên thuộc Câu Lạc Bộ Đội Bóng No-U Hà Nội.
Mạng Lưới Blogger Việt Nam cho biết, các thành viên của hội sẽ mặc áo phông có logo mới để phát bóng bay và tài liệu nhân quyền cho người dân vui chơi trong công viên. Nhưng vì áo phông đã bị lực lượng công an vô cớ thu giữ, nên các thành viên đã không có áo đồng phục để thực hiện chương trình hôm nay.
Trong công viên Thống Nhất xuất hiện khá nhiều công an mặc thường phục và dân phòng. Khi thấy các em nhỏ thích thú với những quả bóng xanh được thổi lên, họ đã dùng kim nhọn chọc thủng bóng. Và họ cũng đe dọa sẽ bắt tất cả các blogger “thổi bóng trái phép” ở công viên(!).
Blogger Mai Xuân Dũng cho hay: "Một số kẻ giả danh côn đồ châm thuốc lá vào bóng của bọn trẻ, một số "tự phát" được trang bị loa điện đến phá rối, đe dọa cuộc vui và đi dạo kỷ niệm NGÀY NHÂN QUYỀN tại công viên Thống nhất chiều nay 10/12/2013."
1422416_1444353789125823_205066211_n.jpg
1459237_1444353829125819_2089580181_n.jpg

Lực lượng an ninh ghi hình ở nhiều góc độ (ảnh FB Mai Dũng)
977129_721827624503477_464624704_o.jpg
914099_721828374503402_737404361_o.jpg
1486084_721828611170045_281932879_o.jpg
Cũng phải nhắc lại: Một sáng kiến tương tự do các mạng lưới PPWG, GENCOMNET, GPAR, EMWG, SRA, CDG và các tổ chức của thanh niên như Tổ chức Hành động vì tương lai (A4F), Câu lạc bộ Join & Join của nhiều bạn sinh viên trên địa bàn Hà Nội, Câu Lạc bộ Nhà xã hội học tương lai ở trường Đại học công Đoàn, nhóm Bách Việt của các sinh viên dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội và Tổ chức 6 Cộng hoạt động vì quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới định thực hiện tại Hà Nội ngày 7/12/2013 đã đột ngột bị hoãn vô thời hạn với lý do "một số điều kiện khách quan bất khả kháng". Các blogger đã đùa rằng logo của sự kiện cần thêm vào phía dưới dòng chữ "dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng" thì sự kiện sẽ được tổ chức:
1017031_770365436311685_541126403_n.jpg

Copy từ: Dân Luận


........................

Công an ngăn cản blogger Hà Nội và Sài Gòn phổ biến tài liệu nhân quyền


Thả bóng và phát tài liệu về nhân quyền, dân chủ tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, 08/12/2013 (ảnh: tuyenbo258.blogspot.fr)
Thả bóng và phát tài liệu về nhân quyền, dân chủ tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam, 08/12/2013 (ảnh: tuyenbo258.blogspot.fr)

Thanh Phương
Hôm nay, 08/12/2013, theo lời kêu gọi của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, một số blogger thành viên của Mạng Lưới đã có những hoạt động đánh dấu Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) và mũi tàu Công viên 23/9 (Sài Gòn). Nhưng công an đã làm đủ mọi cách để ngăn chận các hoạt động này.

Theo thông tin của Mạng lưới Blogger Việt Nam, ở Hà Nội, các blogger trẻ tuổi tập trung ở Công viên Thống Nhất để thổi những quả bong bóng màu xanh lá cây, với dòng chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng”.
Theo dự định ban đầu, họ sẽ mặc áo T-shirt trắng viền xanh với logo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, nhưng do áo đã bị công an thu giữ từ hôm trước, cho nên việc mặc áo cổ động cho nhân quyền bị hủy bỏ. Tuy vậy, các hoạt động thổi bong bóng và tài liệu về nhân quyền vẫn sẽ được tiến hành như kế hoạch, mặc dù công an tìm cách ngăn trở, như lời kể của blogger Hoàng Huy với RFI Việt ngữ: 
« Hôm nay tôi ra tới nơi thì thấy có đủ mọi sắc phục, công an chìm nổi, an ninh, rồi cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên, thì chúng tôi biết là sẽ có những khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn quyết định làm cho dù họ ngăn cản, vì việc này chẳng có gì là sai trái.  
Thậm cả bong bóng của trẻ con, công an cũng lấy hương (nhang) để châm cho bể. Khi blogger phân phát tài liệu thì họ xông vào ngăn cản, cướp những balô đựng tài liệu nhân quyền. Chúng tôi hô lên thì họ nhét vào xe của giao thông rồi chạy đi mất.  
Đấy là những tài liệu nên được phổ biến rộng rãi hơn nữa, vì nội dung hoàn toàn phù hợp với quốc tế lẫn Việt Nam, nhưng họ bảo tịch thu là để kiểm tra, là để làm tang vật. Cãi lại, thì họ bảo đây là những sách không được phép xuất bản.  
Người dân nói chung, kể cả những người có chút am hiểu, cũng chưa nắm rõ về nhân quyền, cho nên phải làm sao cho họ hiểu điều đó. Đây sẽ là việc làm thường xuyên. Dù có những khó khăn, sắp tới đây chúng tôi sẽ vẫn có những hoạt động như thế, sẽ có những buổi đạp xe, phát giấy rơi, chứ còn đưa cả quyển sách thì chưa chắc họ đã học hết, hiểu hết. Không thể một sớm một chiều là làm được việc này ». 
Còn tại Sài Gòn, công an cũng tìm cách cản trở việc phát bong bóng và tài liệu nhân quyền, kể cả dùng mắm tôm ném vào các blogger tham gia những hoạt động này. Trả lời RFI Việt ngữ, blogger Hoàng Vi cho biết : 
« Chiều nay, như dự kiến thì đúng 17 giờ, chúng tôi có mặt tại mũi tàu Công viên 23/09, và đã có những hoạt động như phát bong bóng bay để quảng bá về quyền con người, và phát ba tài liệu : Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa ký kết và bản tóm tắt vì sao chúng ta cần đến quyền con người. 


Phát bóng và tài liệu về nhân quyền, tại Hà Nội, Việt Nam, 08/12/2013 (ảnh: tuyenbo258.blogspot.fr)
Khi phát bong bóng cho trẻ con và các thanh niên nam nữ trong công viên thì họ cho an ninh mặc thường phục đến để xin bong bóng, rồi lấy ra chỗ khác để bóp bể. Nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ tiếp tục phát bong bóng cho mọi người.  
Sau phần phát bong bóng, đến phần phát tài liệu nhân quyền, thì họ giựt từ tay chúng tôi những xấp giấy về nhân quyền rồi chạy mất. Nhưng hôm nay, chúng tôi in đến 1000 tài liệu nhân quyền, cho nên còn rất là nhiều và chúng tôi phổ biến tiếp cho mọi người.  
Sau khi phân phát tài liệu xong, chúng tôi ngồi vòng tròn với nhau để chia sẻ về quyền con người. Khi một bạn đứng lên để đọc Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, thì có một anh từ đằng sau nhảy vào để đánh blogger Châu Văn Thi, rồi chạy mất. An ninh và trật tự ập tới để yêu cầu giải tán, nhưng chúng tôi quyết định vẫn ngồi đó, mặc cho họ muốn làm gì thì làm.  
Sau đó, khi công an tới để giải tán, chúng tôi nói với họ là chúng tôi đã làm xong việc phổ biến nhân quyền để chào mừng Ngày Quốc tế Nhân quyền và quyền con người là quyền tự nhiên mà có, cho nên chúng tôi không cần phải xin phép Nhà nước. Nhưng vì chúng tôi đã xong việc rồi, nên chúng tôi bắt đầu đứng dậy ra về, thì họ lấy mắm tôm từ xa ném vào, khiến chúng tôi ai cũng dính mắm tôm đầy người.  
Nhưng mọi việc đã diễn ra thành công tốt đẹp vì chúng tôi đã phổ biến được Tuyên ngôn Quốc tế và Công ước chống tra tấn cho mọi người. Chúng tôi sẽ ngày càng nhân rộng việc phổ biến các tài liệu này. Ngày 10/12 là Ngày Quốc tế Nhân quyền, Mạng lưới Blogger Việt Nam sẽ chính thức ra mắt và sẽ có một buổi thảo luận về nhân quyền ».

Copy từ: RFI


..............

Phòng CLHB tố giác công an, dân phòng phường 25, Bình Thạnh vi phạm pháp luật

VRNs (09.12.2013) – Sài Gòn – Chiều 06.12.2013 vừa qua, ông Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Dương, là người buôn bán trái cây dạo) đã bị đám công an, dân phòng, trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh, gọi là “tổ công tác của phường đi làm nhiệm vụ dọn dẹp lòng lề đường”, còng tay, đánh đập dã man trên đường D1 (phường 25, Bình Thạnh).
                                   
Ngày 8 tháng 12 năm 2013


              Kính gửi :  CÔNG AN QUẬN BÌNH THẠNH
    Đồng kính gửi  :  VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
                                 TP.HCM
 TỐ GIÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ĐÁM CÔNG AN – DÂN PHÒNG – TRẬT TỰ ĐÔ THỊ PHƯỜNG 25 – Q. BÌNH THẠNH.

Tôi là: CÔNG DÂN ĐINH HỮU THOẠI, Trưởng Văn phòng Công lý & Hòa bình – Dòng Chúa Cứu Thế – Sài Gòn.    
Địa chỉ:   38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn
Gửi đến các cơ quan hữu trách nội dung Tố giác sau:

1. Qua các thông tin, tôi được biết:
1312090(i) Chiều 6/12/2013 vừa qua, ông Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Dương, là người buôn bán trái cây dạo) đã bị đám công an, dân phòng, trật tự đô thị phường 25, quận Bình Thạnh, gọi là “tổ công tác của phường đi làm nhiệm vụ dọn dẹp lòng lề đường”, còng tay, đánh đập dã man trên đường D1 (phường 25, Bình Thạnh). Vụ việc có đầy đủ nhân chứng, hình ảnh kèm theo (nguồn:  http://dantri.com.vn/xa-hoi/dang-bi-trat-tu-phuong-danh-thi-lan-ra-ngu-812364.htm;   http://www.youtube.com/watch?v=J77ElH4GSWg;
(ii) Điều đáng nói là, theo các nhân chứng, đám ác ôn này đánh người khi đã bị còng tay, dối trá khi cho rằng “bị đánh… mà lăn ra ngủ”, và “ngăn cản người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu…”. Việc đưa người “gặp nạn” đi cấp cứu của bất kỳ công dân nào, không những là quyền mà còn là nghĩa vụ – mà nếu không thực hiện, công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự-, chứ không cần phải có “tư cách gì” như trả lời ngu dốt của “người mặc thường phục” (xem hình ảnh).

2. Những thông tin này cho thấy:
(i) Hành vi của đám đội lốt người này, bất kể vì lý do gì, đã vi phạm “quyền sống, quyền tự do – an toàn cá nhân; không bị tra tấn, nhục hình, đối xử bất nhân, mang tính lăng nhục; quyền được pháp luật bảo vệ; quyền hưởng trật tự xã hội; quyền tự do bình đẳng về nhân phẩm…” của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền mà Việt Nam đã long trọng ký kết, tham gia các Công ước về nhân quyền từ những năm 1980. Ngoài ra, vừa được tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, với những cam kết: tôn trọng Nhân quyền.
(ii) Hành vi của đám đội lốt, mặc áo công quyền này, đã vi phạm các Điều 52, Điều 61, Điều 71, Điều 5, Điều 74, Điều 50 Hiến pháp; vi phạm Điều 4, Điều 5… Bộ luật Tố tụng hình sự; và phạm tội theo các qui định tại các Điều 107, Điều 110, Điều 121, Điều 102… Bộ luật Hình sự.
Hành vi của đám này gây nên làn sóng phẫn nộ của người Dân, ngay trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 hàng năm. Hãy đừng quên hành động của anh Thanh niên bán hàng rong Mohamed Bouazizi, khởi đầu cho Cách mạng Tunisia và Mùa Xuân Ả Rập!

3. Qua toàn bộ nội dung trên:
Căn cứ qui định tại các Điều 101, Điều 103 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Tôi, CÔNG DÂN ĐINH HỮU THOẠI tố giác tội phạm và yêu cầu các cơ quan hữu trách xử lý hành vi vi phạm của đám người này, và báo tin cho tôi.
Nhắc lại, khi báo tin kết quả cho tôi – theo qui định pháp luật – hãy xem kỹ luật, đừng thắc mắc “tôi không là người liên quan, không là thân nhân…” như CA Quận Tân Phú đã trả lời tôi ngày 10/07/2013 (hình đính kèm)
ĐINH HỮU THOẠI
Trưởng Văn Phòng Công lý & Hòa Bình
Dòng Chúa Cứu Thế- Sài Gòn
130710-TB 404 cua CA Q. Tan Phu

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


.........................