CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

HRW: Việt Nam cần hủy bỏ cáo buộc vì mục đích chính trị đối với người chỉ trích



VRNs (01.10.2013) – New York, USA - Cớ trốn thuế nhằm bịt miệng Lê Quốc Quân
Ngày 30 tháng Chín năm 2013, hôm qua, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc vì mục đích chính trị đối với Lê Quốc Quân, một trong những nhà bảo vệ nhân quyền nổi tiếng và có uy tín nhất ở Việt Nam. Các nhà tài trợ cần bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về đợt đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và blogger đang tiếp diễn của chính quyền Hà Nội, và công khai kêu gọi phóng thích vô điều kiện Lê Quốc Quân và những người chỉ trích ôn hòa khác.
Phiên xử Lê Quốc Quân ban đầu được dự kiến diễn ra vào ngày mồng 9 tháng Bảy năm 2013, nhưng bị hoãn lại vào phút chót, và được xếp lịch lại vào ngày mồng 2 tháng Mười, tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Tội danh “trốn thuế” có mức án tối đa bảy năm tù và một khoản tiền phạt khá nặng.
“Cái tội hiển nhiên của Lê Quốc Quân là do ông là một người phê phán chính quyền hiệu quả và nổi tiếng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Đến bao giờ thì chính quyền Việt Nam mới chấp nhận rằng tự do ngôn luận bao gồm cả quyền tự do ôn hòa bày tỏ chính kiến khác với đảng cầm quyền?”
Trước đây, chính quyền Việt Nam đã vận dụng tội danh trốn thuế để cầm tù blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) vào năm 2008. Tại phiên tòa, Điếu Cày bị kết án 30 tháng tù giam. Vào ngày lẽ ra phải được thả, chính quyền tiếp tục giam giữ ông với cáo buộc mới, “tuyên truyền,” và lại kết án ông thêm 12 năm tù giam nữa.
Lê Quốc Quân, 41 tuổi, là một luật sư và người viết blog cổ vũ nhân quyền và dân chủ. Ông bị bắt ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012, chín ngày sau khi BBC đăng tải bài viết của ông nhan đề “Hiến pháp hay hợp đồng điện nước?” Bài viết bình luận về những thảo luận liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp, phê phán việc bảo lưu điều 4 vốn đang tạo cho Đảng Cộng sản vị thế tối cao trong đời sống quốc gia.
Trước khi bị bắt lần này, Lê Quốc Quân viết 1 số bài trên blog nhiều độc giả của mình về nhân quyền, quyền công dân, đa nguyên chính trị, tự do tôn giáo và các vấn đề khác. Blog của ông ghi chép lại những vi phạm nhân quyền đối với bản thân ông và gia đình, và các bạn cùng hoạt động của mình. Ông cũng từng tham gia hàng loạt cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội chống Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại một số khu vực ở Biển Đông, vốn được Việt Nam coi là nằm trong lãnh hải của mình.
Giữa hai năm 2006-2007, Lê Quốc Quân ở Washington D.C hơn 5 tháng rưỡi với tư cách một người được cấp học bổng của Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ. Ông sử dụng học bổng uy tín này để nghiên cứu về xã hội công dân, trong mối liên hệ với các vấn đề ông quan tâm về con đường phát triển kinh tế ở Việt Nam sao cho những người nghèo được hưởng lợi. Lê Quốc Quân bị bắt vào tháng Ba năm 2007, khi ông mới về Việt Nam được vài ngày sau khi hoàn tất chương trình học, với cáo buộc chống phá nhà nước theo điều luật 79 rất mơ hồ của bộ luật hình sự Việt Nam. Sau khi có nhiều tiếng nói phản đối từ trong và ngoài nước, chính quyền thả ông vào tháng Sáu năm 2007, nhưng suốt từ đó ông luôn bị công an theo dõi chặt cho đến khi bị bắt lại vào tháng Mười Hai năm 2012.
Năm 2011, Lê Quốc Quân định ứng cử vào Quốc hội Việt Nam nhưng bị nhà cầm quyền ngăn chặn. Cũng trong năm đó, ông bị tạm giữ vì “gây rối trật tự công cộng” khi cố gắng đến quan sát phiên toà xử nhà bất đồng chính kiến lỗi lạc Cù Huy Hà Vũ. Vào ngày 19 tháng Tám năm 2012, ông bị hai người đàn ông hành hung khiến phải vào viện trị thương. Ông nhận ra một trong hai người đó đã từng theo ông hàng tháng trời. Vụ việc này chưa được công an điều tra có hiệu quả.
“Chính quyền Việt Nam tỏ ra quá lo lắng về vị trí của mình trong xã hội đến mức phản ứng bằng việc tìm cách bịt miệng và bỏ tù hết nhà bất đồng chính kiến này đến nhà bất đồng chính kiến khác,” ông Adams nói. “Chính quyền Hà Nội cần nhận ra rằng những người phê bình chính quyền phản ánh luồng ý kiến ngày càng gia tăng và rộng khắp trong nước rằng đã đến lúc Việt Nam phải có một nền dân chủ đa đảng thực sự, chấp thuận tự do ngôn luận. Chiến thuật đàn áp mạnh tay của chính quyền sẽ không dập tắt nổi những tiếng nói đó.”
Human Rights Watch

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


...................

Thư mời đến dự phiên tòa công khai của gia đình Ls Lê Quốc Quân



Thư mời đến dự phiên tòa công khai của gia đình Ls Lê Quốc Quân
Gia đình chúng tôi xin mời gọi tất cả mọi người cùng đến dự phiên tòa này, nhằm chứng kiến, xem xét và quan sát tất cả những diễn biến của phiên tòa. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, cá nhân, nhà báo trong và ngoài nước thực hiện chức năng giám sát, để chấn chỉnh kịp thời những khuất tất, những hành vi vi phạm pháp luật như đã từng vi phạm thời gian qua đối với Ls Lê Quốc Quân.

thu1 Thu2
Nữ Vương Công Lý

Copy từ: Nữ Vương Công Lý


..................

Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy?



VRNs (30.09.2013) – Sài Gòn – Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Tại đồn công an Dại Áng gì đó, mắt con mờ không thấy rõ, ông công an nói, ‘để tôi giới thiệu người này với cô cho cô biết’. Ông kia liền nói ‘thôi thôi khỏi”.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa cho VRNs biết thêm chi tiết mới này trong vụ công an côn đồ Hà Nội đã xông vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy bắt hai mẹ con nữ sinh này, hôm 25.09.2013.
Với chi tiết mới này, câu hỏi tại sao sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên lại bị bắt tại nhà bố nuôi, bị đánh tại sân bay quốc tế của thủ đô nước CHXHCNVN đã có đáp án.

Sẵn sàng dung biện pháp khủng bố để đạt mục tiêu giao tiếp thông thường
Lúc 18 giờ 30, ngày 25.09, có gần 20 công an mặc thường phục và sắc phục đang đập phá cửa và đòi vào nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, tại số 11, Nhà máy phân lân Văn Điển, Hà Nội để kiểm tra hành chánh, nhưng Blogger Nguyễn Tường Thụy không đồng ý. Lúc ấy trong nhà blogger Tường Thụy có mẹ con bà Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Nhung, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, con bà Nhung, doanh nhân Lê Quốc Quyết, anh Thi bạn anh Quyết và  anh Phạm Bá Hải.
Bà Nhung và sinh viên Phương Uyên ở trên tầng 2 tòa nhà. Blogger Nguyễn Tường Thụy kể: “Chị Nhung và bé Uyên bị chúng xông lên tầng 2 nhà tôi bắt đi”. Bà Dương Thị Tân, anh Lê Quốc Quyết và những người khác phản ứng, tức khắc bị đánh tới tấp.
Bà Nhung cho VRNs biết: “Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tôi hoàn toàn không biết nó ở đâu”.
Ở đây, sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giới thiệu để nói chuyện với một quan chức cấp cao của Bộ giáo dục.
Chúng tôi đã hỏi thật nhiều với bà Nhung và sinh viên Phương Uyên, nhưng không có nguyên do nào khác, ngoài việc muốn có cuộc giao tiếp thông thường giữa nữ sinh Phương Uyên và vị cán bộ lãnh đạo cao cấp này của ngành giáo dục.
Như vậy, toàn bộ sự căng thẳng, gây ra đổ máu và rối loạn trật tự xã hội ở một khu vực dân cứ là do cuộc gặp này. Cuộc gặp giữa người thầy và sinh viên tại sao lại phải dùng đến công an? Tại sao công an lại đi khủng bố một gia đình và một nữ sinh để mong làm đẹp lòng cán bộ cao cấp ngành giáo dục? Bộ luật công an nhân dân có giao chức năng đó cho ngành công an không? Ông Ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng công an phải chăng là người trực tiếp chỉ đạo vụ khủng bố này?
Giáo dục Việt Nam đang chuẩn bị làm điều ông bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận nói: “Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn” đi về hướng đào tạo khủng bố chuyên nghiệp hay sao, mà cán bộ cấp cao ngành giáo dục phải thị phạm việc đó cho mọi người trong ngành giáo dục noi theo vậy?

Cuộc giao tiếp chiếu lệ
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Ông đó hỏi con, đã làm gì rồi. Con nói đã nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trường đại học Công nghiệp thực phẩm rồi, nhưng hai tuần nay không có hồi âm gì cả”.
Ông cán bộ cao cấp của ngành giáo dục cũng chẳng nói gì rõ ràng. Sau đó nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con bà Nhung ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác.
Bà Nhung kể, họ đưa hai mẹ con đến sân bay Nội Bài và tống lên máy bay. Bà Nhung cũng cho biết, tư trang của bà bị công an cướp (không lập biên bản gì cả). Bà Nhung và Phương Uyên bị ép lên máy bay trong lúc người không có tư trang, không có tiền bạc, chưa kịp ăn tối. Họ bảo hai mẹ con tự về Sài Gòn rồi về Bình Thuận. Bà Nhung nói với họ: “Chúng tôi không thể về như vậy được”. Lúc đó có điện thoại của những người thân bên ngoài gọi vào. Bà Nhung và Phương Uyên quyết định không rời Hà Nội trong tình trạng bị công an ăn cướp như vậy.
Tức khắc công an mặc sắc phục, an ninh thường phục xông vào đánh hai mẹ con. Phương Uyên bị đánh rất nhiều (có người chụp được các hình Phương Uyên bị đánh, chúng tôi đang liên lạc để nhận hình. Khi có chúng tôi sẽ cập nhật ngay). Bà Nhung nói: “An ninh rất côn đồ và mất dạy”. Bà cũng cho biết các nhân viên của sân bay thì chỉ làm cầm chừng theo lệnh công an, nhưng rất đúng mực, chỉ có công an là côn đồ, đánh người không thương tiếc.
Ngồi nói chuyện với cha Pascal, mà Phương Uyên cứ ôm bụng mãi, vì đau - ảnh Anthony Lê
Ngồi nói chuyện với cha Pascal, mà Phương Uyên cứ ôm bụng mãi, vì đau – ảnh Anthony Lê
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói: “Họ đánh làm sao, thấy vết bần cũng ít, mà cả người đau lắm. Về nhà được mẹ chăm sóc lên 2 kg, bây giờ chắc xuống lại”. Cô cho biết, “ống xương chân bên trái rất đau, có cảm giác như gãy vậy, đau từ bên trong”.
Tối Chúa nhật, 29.09, một người thân của gia đình đã phải đưa mật gấu cho Phương Uyên uống để tan máu bầm và hạn chế tối đa nguy hiểm của nội thương, và uống thuốc giảm đau thì mới ngủ được.
Một cuộc gặp xã giao thông thường hay làm việc của người có trách nhiệm cao của ngành giáo dục lại được diễn ra cách tồi tệ, và lại để lại nghiêm trọng cho sức khỏe một thiếu nữ như vậy.
Thụy Minh, VRNs

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


..................

Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (VI): Chuyện kể của hai phụ nữ


Vụ án Thanh Trì 25/9/2013 (VI): Chuyện kể của hai phụ nữ

.

Vợ tôi kể:

Lúc ấy vào khoảng hơn 6 giờ tối. Mọi người ngồi ăn bánh, trái cây, còn tôi mang cơm nguội ra ăn cho đỡ đói vì muốn để bé Châu và bé Uyên ngủ thêm chút nữa. Chồng tôi giục tôi bưng mâm ra, chứ cứ ngồi ăn vặt thì ăn làm sao ăn được cơm nóng nữa.
Tôi đang định đi vệ sinh thì thấy khoảng 20 tên đã lọt qua cửa nhà trên, xông vào cửa nhà ở. Tôi chạy ra hỏi có việc gì thế thì thấy tên Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh và một tên nữa mặc thường phục nói là chúng tôi đến kiểm tra hành chính. Tôi bảo sao lại kiểm tra hành chính vào giờ này? Chúng không trả lời, cứ thế giật cửa. Chồng tôi và chú Hải ra cầm cự. Khi chúng phá cửa xông vào được nhà tôi, chúng bảo nhà này chứa chấp bọn phản động. Nhốt hết.
Tôi đi ra gọi điện thoại thì chúng giật điện thoại của tôi gãy làm đôi và bẻ quặt tay tôi.
Tôi bảo:
- Sao lại bắt tôi? Để tôi đi vệ sinh đã không tôi đái ra quần đây này.
Chúng không nghe, cứ thế lôi xềnh xệch tôi tống vào xe làm tôi đái ra quần ướt hết. Sau đó tôi thấy con gái tôi là Nguyễn Thụy Châu và chị Dương Thị Tân cũng bị đẩy lên xe. Con tôi bảo mẹ ơi, họ bẻ tay con đau lắm. Sau khi đóng cửa xe, tên mặc thường  phục nhảy lên đùi chị Tân ngồi. Chị chửi:
- Tao như mẹ mày. Chúng mày kéo tao vẹo khớp, bây giờ lại ngồi lên chân tao để tao chết à. Thằng này mặc áo trắng người gầy khoảng ngoài 20 tuổi. Nó bảo tao tống chúng mày vào ghế sau.
Bọn này nói năng vô cùng láo hỗn. 2 tên thì canh bên ngoài không cho chúng tôi xuống, Tổi bảo:
-  Mở cửa để tao còn gửi chìa khóa nhưng chúng không cho. Nghĩ thế nào, nó lại mở cửa kính để tôi đưa chìa khóa. Sau đó tôi mới biết được nó làm thế để đoạt chìa khóa nhà tôi. Tôi gửi cho cháu tôi thì nó giật ngay lấy
Một tên hô chở về Đỗ Xá, nhưng thực tế xe chạy vào Liên Ninh. Tôi nghĩ chúng nói thế là để đánh lạc hướng.
Vào trụ sở, chúng để 3 chúng tôi ngồi ở phòng trực ban sau đó tách ra. Chúng định đưa con gái tôi lên tầng 2 nhưng tôi không nghe, tôi lên cùng với cháu.
Khi thẩm vấn, một tên mặc áo kẻ, không biển tên làm biên bản. Tôi bảo:
-  Tôi không phạm tội gì mà phải lấy lời khai.Tôi chẳng có gì để khai.
Nó hỏi mấy lần, tôi không trả lời. Nó bảo từ nãy giờ tôi nói tử tế với chị. Chị không hợp tác chúng tôi sẽ có cách.
Tôi nói:
-  Các anh bắt tôi ra đây một cách phi pháp nên tôi không hợp tác. Nó bảo bắt thì phải có lệnh và bị còng tay, còn đây là chúng tôi mời.
-  Mời kiểu gì mà bẻ tay tống lên xe vậy?
Nó nói hai lần rằng, chị không hợp tác, mai có người đổ cứt vào nhà chị thì đừng gọi chúng tôi nhé.
Thế thì xã hội này loạn rồi à? Tôi nghĩ, có thể nó đe. Liệu rồi có sự khủng bố nhà tôi theo kiểu đã làm đối với chị Trần Khải Thanh Thủy, bác Hoàng Minh Chính, chú Phạm Chính, cô Bùi Hằng không?

Chị Dương Thị Tân kể:

Thằng sẹo (ý chị nói là thằng Khoa trưởng công an xã Vĩnh Quỳnh) lôi tôi ra khỏi nhà, giúi đầu tôi xuống đất rồi đập đầu tôi vào chiếc xe máy dựng trước cửa nhà. Khi đang ở cổng đồn công an đòi người (chị Tân ra trước), tôi nhận ra nó.
Tôi bảo:
- Thằng này khi nãy nó đánh tôi.
Thằng Khoa chửi:
- ĐM mày
Có mấy tiếng chửi lại:
- Đồ mất dạy.
- Thằng này bà nó còn đ. nên nó chửi bà là bình thường.
Căm phẫn quá, tôi chửi:
- Thằng súc vật trưởng công an xã kia. Mày bị tạt a xít mà mày chưa chừa à.
Như vậy chị Tân biết rõ nguồn gốc vết sẹo trên cổ của Khoa. Vết ấy do một lần Khoa đi “thi hành công vụ” ban đêm, bị đối tượng chống trả hắt a xit vào.
Chị Tân bị đánh khá đau, có nhiều vết bầm tím trên người.
Sau khi tất cả đều được thả, mọi người lại tụ tập ở nhà tôi. Biết mẹ con Phương Uyên bị chúng đưa ra sân bay Nội Bài, mọi người ra ứng cứu, nhưng nhưng bảo tôi đừng đi vì nhà cửa đang ngổn ngang,
Doàn đi ứng cứu hôm ấy có 6 người Dương Thị Tân, Lê Thiện Nhân, Phạm Bá Hải, Trương Văn Dũng, Lê Quốc Quyết, Đinh Văn Thi.
Chị Tân kể tiếp:
Ra sân bay, Uyên gọi điện kêu, bác ơi, con đang rét và đói khát. Con muốn uống nước họ cũng không cho.
Tôi mang hai chai nước và bánh đến gọi cháu ra để đưa thì thằng trung tá Lương Quang Tuấn quật ngay tôi xuống ngã chỏng quèo. Rồi chẳng hiểu chúng làm gì mà  máu trên tay tôi chảy ròng ròng. Tôi không mang được đồ ăn thức uống cho cháu Uyên.
chot1
chot2
Giật chốt cửa để vào nhà
ĐT vo
Điện thoại bị bẻ gãy. Chúng đã thu một nửa, còn một nửa
quyet2
quyết bị đánh
LQQ2LQQ3
LQQ4
Thương tích của Lê Quốc Quyết
vebay
ve bay 2
Vé máy bay không còn giá trị

30/9/2013

Copy từ: Nguyễn Tường Thụy’ blog


...................

CHẸC! CHẸC! TỪ NÓI DỐI TIẾN LÊN BƯỚC MỚI: NÓI…VĂNG MẠNG!


Nhật ký mở lại (mở lần thứ 69)
Ghi chép và luận bình
(Từ 28 đến 30/9/2013)


CHẸC! CHẸC! TỪ NÓI DỐI TIẾN LÊN BƯỚC MỚI: NÓI…VĂNG MẠNG!

Mới sáng sớm, lên mạng đã thấy khắp thế giới internet ghi lại lời...văng mạng của chú Trọng (*)! Chú không ngại kẻ địch lợi dụng mà khẳng định rằng:


Ra khỏi nhà, không có tiền là việc không trôi - Dân Trí, 27/9/13
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với cử tri rằng bây giờ đi ra ngoài nhà thấy cái gì cũng phải tiền, không có tiền không trôi, rất là khó chịu, tham nhũng lớn cũng có rồi còn tham nhũng nhỏ như ngứa ghẻ hằng ngày, (Thế thôi sao?) thành bệnh rất khó sửa!....
Tình trạng tham nhũng, lãng phí là vấn đề nhức nhối, “ai cũng có thể nói được về vấn đề này, tôi có thể nói mấy tiếng đồng hồ, sốt ruột, bức xúc, mà không phải bây giờ, cách đây vài chục năm các đồng chí lãnh đạo đã nói đây là quốc nạn, là giặc nội xâm”.
Theo Tổng bí thư, nếu có quyền mà không kiểm soát dễ sinh ra hư hỏng, bên cạnh tham nhũng thì lãng phí cũng ghê gớm, có con số thống kê là lãng phí còn nhiều hơn tham nhũng, lãng phí từ thời gian, công sức, tiền bạc, hình thức chủ nghĩa...

Rõ ràng là ngôn ngữ của một kẻ “đại suy thoái”, nói xấu đảng ta trước quần chúng cử tri quận Ba Đình Hà Nội.
Mình bỗng nhớ tới những gì mà chú ấy tuyên bố khi cho ra đời cái nghị quyết 4! Hàng lô hàng lốc những cụm từ mới như “một số không nhỏ” đảng viên đã suy thoái…..sụ “tồn vong của đảng và tổ quốc” ….mà mình ghi vào sổ tay cả cái câu hiếm thấy này:
“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?
“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”

Đặc biệt mỗi lần gặp mặt nhân dân hiếm hoi thế nào ông cũng phát tác thêm một số cụm từ nghe thiệt…ngọt cái lỗ tai: Nào là
-phải sửa chữa mình như…đánh răng, rửa mặt hàng ngay!
Hoặc
-ngoảnh đâu, sờ đâu cũng thấy tiêu cực, tham nhũng...hoặc gần đây nhất là:
-lấy ý kiến cốt để răn đe (!?) nhưng…khối anh sợ đấy!!!

Được lời người ngồi cao nhất trong hệ thống cầm quyền “mớm lời”, thế là hàng loạt quần thần đương chức cũng như đã về vườn thi nhau phê đảng ta đến …tệ hại. Đáng chú ý là chú Tư Sang. Chú còn mạnh miệng gấp nhiều lần chú Trọng.
Đọc lại vài câu mà ngẫm coi:
Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này…”
Hoặc:
QH khóa XIII sẽ có những chương trình, quyết sách lớn để đưa nghị quyết Đại hội Đảng XI vào cuộc sống. Tôi tin chắc chắn sẽ có bước tiến quan trọng. Chúng tôi rất xúc động và cũng cảm thấy xấu hổ vì mình chưa làm được gì nhiều so với sự mong đợi của người dân...
Rồi ông kêu gọi ….như thật:
“Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”.
Rồi ông nhắn nhủ:
“Nếu người dân không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện nhưng không ai giải quyết thì hãy gửi đơn cho chúng tôi.”
“Một người có thể bị trù úm, mươi người có thể bị trù úm, nhưng cả dân tộc này cùng chống tham nhũng thì không có gì phải sợ.”
Ông kể:
“Tôi biết có anh em thân cô, thế cô bị trù úm. Tôi nói thật, cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức, lên lương.”
Nhưng rồi ông đề ra ngay liệu pháp:
“Mình không cần những thứ đó thì người ta không còn công cụ nào để khống chế mình.”
Nghe cứ như sắp có một biến cố lớn trong đời sống chính trị của cái xứ sở, nếu không có Internet thì….chắc vẫn nằm trong hũ nút của cái chủ nghĩa siêu trừu tượng Xờ-hờ-chò-ngờ này!
Nào ngờ chỉ trong có mấy tháng nghị quyết 4 không đi nổi vào đời sống! Đặc biệt là “phê và tự phê” đã cứu thoát toàn bộ trung ương. Cho nên, dưới tỉnh, dưới xã …cái “đám không nhỏ” đảng viên hư hỏng có chức có quyền đều bắt chước, noi gương tranh thủ đẩy mạnh vơ, vét, cướp, cướp nhiều hơn nữa gây nên bao cảnh oan khất, bất công ngút trời …
Từ nông thôn đến nhà máy, từ bệnh viện tới trường học …cái số lớn tức…”không nhỏ”) đảng viên đang nắm chức quyền, hè nhau công khai trắng trợn làm giầu không sợ luật pháp trừng trị đã làm dấy lên một phong trào vạch trần mọi chuyện bẩn thỉu, khốn nạn trong mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội….và ….hậu quả là đã xảy ra những vụ phản kháng có súng nổ, có tự thiêu, có chết người …
Thế là, lợi dụng ngay yêu cầu góp ý (không có vùng cấm) về sửa đổi hiến pháp 92, hàng ngàn ý kiến, kiến nghị yêu cầu, đòi hỏi...xóa bỏ cái điều 4 hiến pháp, ”nguyên nhân của mọi nguyên nhân” về hiện tình vô phương sửa chữa của cái đất nước có tới hơn một triệu đơn kiện oan sai này!
Thế là phát rét lên, chú Trọng đã đổi giọng như…chơi! Rằng thì là:

"người dân cần nhận thức rõ rằng Nghị quyết này với yêu cầu trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh"!!!

rằng thì là:
…."nghị quyết TƯ 4 phải diến ra liên tục như…đánh răng, rửa mặt hàng ngay (thế thôi ư!) và chỉ có những ai không sửa chữa thì mới kỷ luật, xử lý" (!?)
Thậm chí sau khi cho bắt một lô blogger dám chỉ trích đúng tên, đúng chức, đúng quyền của từng chú, vua Trọng, còn công khai cảnh cáo những người đòi bỏ điều 4 hiến pháp, đòi sửa luật đất đai là thoái hóa, là diễn biến”(?) và yêu cầu phải “xử lý”…Cùng với việc đe dọa, cảnh cáo thần dân bá tánh, Tổng Bí Thư của cái Đảng tự cho mình là cha mẹ của gần 90 triệu dân, tăng cường đi thăm hỏi, ”chỉ đạo” các lực lượng võ trang, an ninh!
Đến đâu cũng chỉ nhắc tới một nhiệm vụ trung thành tuyệt đối với đảng và sẵn sàng đạp tan các thế lực thù địch (!) chứ…tuyệt đối không hề động tới một chữ bảo vệ biên giới, hải đảo, biển đông!!!
Có thể chắc chắn một điều rằng: Chú Trọng đã nắm chắc cái việc về vườn trước mắt không thể cưỡng nổi nên…còn ngày nào tại vị chú ấy không ngại “sống chết với cái lý tưởng Mác –Lê” mà nhờ nó, khi quê hương chú, được "giải phóng" năm 1954, chú đã từ một học trò nghèo 10 tuổi bỗng trúng số trở thành người cầm đầu cả đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa Án và tuốt luột mọi sinh mạng của dân Việt này!
Với niềm kiêu hãnh cộng sản từ đâu đâu đó mang tới mà chẳng phải một ngày cầm súng, chẳng một ngày ngồi tù, chú không dại gì mà làm một Gôc-ba, một En-Xin kể cả một Pu-tin của nước Nga, biến mầu thay sắc! (Về vấn đề này mình đã có entry “Nhật ký mở lại (mở lần thứ 33): MỘT LẦN NỮA TỚ LẠI KHẲNG ĐỊNH: CHÚ TRỌNG KHÔNG HỀ LÚ!” khi chú sang Cuba thao thao bất tuyệt về “chủ nghĩa Mác-Le đời đời xanh tươi” về “chủ nghĩa xã hội: niềm khất vọng muôn thuở của loài người“ ngay trước mũi cái “Đảng cộng sản giờ thứ 25” của anh em Castro chưa bao giờ là đảng viên cộng sản (!) vừa mới tuyên bố: ”hiện giờ CHXH không còn thích hợp với đất nước Cuba”!!!)
Hình như nắm được cái điểm cực yếu đó của ông tổng, nên mặc kệ người đứng đầu muốn uốn nắn, lên lớp gì, quần thần, hoàng phái, quan quân…trước ngày đại hội đảng họp (để bàn chuyện chỉ đạo quác hội sẽ phải bàn gì, quyết nghị gì theo thường lệ?)_ mọi liều thuốc ru ngủ, mị dân, ra vẻ ta đây là phe nhân dân, do dân, vì dân, mọi tuyên bố, mọi phát súng chỉ thiên thi nhau “nổ” ầm ầm:
Đọc thử mấy lời của ông “Chặt chém hết lấy ai mà làm viêc?...” tại cuộc họp UBTVQH ngày 16/9 nhé!

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định:
“Tiêu cực, bôi trơn và nạn chạy chọt ở khâu nào cũng có…/ không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này, chức vụ kia. Mặc quần đùi áo trắng, vợt mấy chục triệu, lương như thế thì làm sao đủ tiêu? Ấy mới là ông tham nhũng”.

Hoặc:

“Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”!
Hoặc
“Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.
Ông Hùng tiếp tục đặt câu hỏi:
“Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”
Rồi ….Quyết liệt hơn nữa là:
“Ai cũng phải kêu trời vì xót ruột, nhìn thấy sờ sờ mà… đành chịu, không thấy quy trách nhiệm, quy tội được ai”.
Thế là được dịp té nước theo mưa: ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh:
"thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”
Con ông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, thì cũng tỏ ra băn khoăn có vẻ am hiểu tình hình:
“Tại sao dư luận nhiều, nhưng phát hiện và xử lý tham nhũng thì ít. Thêm vào đó, tham nhũng gây thiệt hại nhiều nhưng thu thu hồi ít, trong lĩnh vực đất đai càng ít. Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. Vậy xử lý hành chính có đúng không?...Đó là những câu hỏi rất khó trả lời!??????"
Có thiệt là khó không hay chính các ông không dám trả lời?
Và đây, Ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi bàn về câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt ra mới đây: “Có tham nhũng trong lực lượng phòng chống tham nhũng không?”…rồi ông nhắc khéo chủ tịch Hùng: Thật ra Chủ tịch Quốc hội không cần hỏi như vậy và cơ quan thanh tra cũng không cần phải trả lời câu hỏi này.
Hơn ai hết khi ông là bộ trưởng Bộ Tài chính, rồi sau là phó thủ tướng phụ trách tài chính, ông thừa biết trong các cơ quan công quyền có hay không có tham nhũng, mức độ ra sao, phát hiện thế nào và xử lý được mấy phần trăm, phần nghìn vụ việc...

Còn Luật sư Trần Quốc Thuận thì:
"Chính bản chất của thể chế chính trị dẫn đến những hậu quả mà suy diễn ra trong đó có sở hữu toàn dân về đất đai, chuyên chính vô sản, áp chế dân chủ và tùy tiện trong vấn đề điều hành đất nước, dẫn đến quốc nạn là tệ nạn tham nhũng không cứu chữa được. Tất cả những cái đó nguyên nhân sâu xa vẫn là thể chế chính trị, vẫn là ở đây không có tự do báo chí, không có những tiếng nói độc lập để can ngăn những việc làm sai trái!"
Tưởng cũng nên ghi lại những gì mà cái cấp thầy dùi, lúc nhúc toàn tiến sỹ, viện sỹ đang “ăn lộc đảng” nổ súng lên trời trong cái gọi là Hội Thảo khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015)" và Diễn Đàn Kinh Tế Mùa Thu mới họp tại Huế:
Tại buổi Hội thảo Khoa học "Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015", nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan (không còn lo bị ai cách chức nữa) thẳng thắn:
"những hạn chế bất cập trong điều hành không được nhìn thẳng, khi Chính phủ luôn giải thích rằng nền kinh tế khó khăn, là bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, chứ ít khi đi vào nguyên nhân chủ quan là có sai lầm trong điều hành"."Những con số mà tôi tuy cóc ngồi đáy giếng nhưng vẫn thấy nó khó tin, như con số nợ xấu, nay thế này, mai đã thế khác. Nên nhìn vào thực trạng xã hội mà đánh giá thì hơn,” ….“Những con số đó cứ thế nào. Tôi không dám tin”.
Ông dẫn chứng như nợ xấu hiện không biết tin vào con số nào vì “nay thế này mai thế kia”.
Hoặc theo một nguồn tin, số doanh nghiệp Nhà nước không phải là 1.300 mà phải lên tới hơn 3.000 đơn vị, ngoài ra còn doanh nghiệp của các đoàn thể là hơn 8.000 đơn vị, doanh nghiệp công ích là 11.000 đơn vị. “Nếu cứ phân tích “cái thế nào đó” để đưa ra kết luận thì… rất khó
Còn tại cái trường bắn bia “Kinh tế Mùa Thu” thì tha hồ cho các vị sư, vị viện, vị sỹ, vị chuyên ….thoải mái nổ súng lên …giời!
ông Viện Trưởng Viện Kinh Tế Trần đình Thiên (mà theo mình là “tự diễn biến” nặng nhất) huỵch toẹt ra cái “bố láo căn bản” của mọi bố láo khác:
….”Chất lượng thống kê hiện nay, đe dọa tính hiệu quả của các bài toán kinh tế. "Số liệu tăng trưởng GDP các tỉnh gấp đôi toàn quốc, và cả hai đều là số liệu chính thức thì sự thực ở đâu? Sai số hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng nợ xấu, thu chi ngân sách... trong các báo cáo chẳng lẽ lại trở thành chuyện bình thường" !!!....
hoặc
"Các chính sách (của Đảng) chứa đựng tính rủi ro rất cao bởi hệ thống số liệu tù mù không đáng tin cậy!!!...Số liệu GDP các tỉnh gấp đôi tăng trưởng cả nước và cả hai đều là số liệu chính thức. Vậy sự thật ở đâu ?....”…"5,5 triệu người mất việc làm do 435.000 doanh nghiệp đóng của và 450.000 doanh nghiệp hoạt động còn có 30%. Vậy mà báo cáo chính thức vẫn nói: Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 1 triệu 400.000 người !? …..Rồi ông kết luận: “Các số liệu kinh tế chứa đầy mâu thuẫn, báo cáo láo nhiều rồi cũng thành…quen!” (Tuổi trẻ 27/9/2013), (Viet Nam Express 26/9/2013).
Chính ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng phải hỏi (hỏi ai đây?):
“Tính GDP, tỉnh nào cũng tăng mười mấy phần trăm trong khi cả nước có 5,5% thôi thì không biết chạy đi đâu”.
Còn GS Nguyễn Quang Thái thì vạch trần sự dối trá:
“3 năm gần nhất, cộng GDP của các tỉnh tăng 12%, trong khi cả nước tăng có 6%, sự khác biệt này trước đó tăng gấp rưỡi, nhưng nay là gấp đôi. Việc này các đồng chí lãnh đạo biết rồi nhưng không sửa???

Còn ông Trần xuân Hòa, chủ tịch HDTV Tập đoàn than và khoáng sản VN thì thẳng thừng vạch trần một trong những nguyên nhân cơ bản:
”Hiện nay chúng ta đang có…64 chính phủ (!) là một chính phủ trung ương và 63 chính phủ địa phương”!
Còn đối với các vị giáo sư- tiến sỹ nhưng không có chức vụ cao trong chính phủ thì…ôi thôi! Phát súng nào nổ ra cũng sặc mùi…”thù địch”!
Nào là
Luật pháp, chính sách phải rõ ràng, minh bạch ….Nói phải đi đôi với làm chứ không thể nói một đằng làm một nẻo!’ ((T/s Lưu Bich Hồ)
hoặc:
“Chúng ta thiếu ngân sách nhưng lại có rất nhiều quỹ! Có quỹ hàng trăm tỷ, có quỹ hàng ngàn tỷ ….Giống như tình trạng giòng sông thì cạn kiệt nhưng ao hồ xung quanh thì…đầy nước! (T/s Đặng văn Thanh)
Riêng ông Tiến sỹ nguyên thống đóc ngân hàng Nha Nước Cao sỹ Kiêm, người thường hay phản biện trung thành, ”nói đi” bao giờ cũng kèm “nói lại” thì:
”Cần trả lời rõ để làm dân tin: Tại sao mấy năm nay kinh tế cứ xuống dần? khoảng cách với các nước cứ doãng ra, quá trình xây dựng dội ngũ doanh nghiệp đến nay co lại rất nhanh, phá sản rất nhiều?
Và … Tại sao? Tại sao? …Tại ải? Tại ai? Ông cũng như mọi tiến sỹ, chuyên ra đều đều đóng vai mấy mụ chửi bâng quơ “kẻ nào đó” ăn cắp gà! Để đến nỗi “hoa khôi bộ chính trị” Kim Ngân, thân chinh “chỉ đạo” hội nghị dã phải nóng ruột mà phản pháo yếu ớt:
“Chúng ta đến đây để làm việc chứ không phải chỉ để nói rồi cho qua, nói rồi không ai nghe!.....” và bà đưa ra suy nghĩ cá nhân mình như sau:
“...Là một diễn đàn kinh tế thì chúng ta phải đưa ra cả điểm sáng và điểm tối, phải có mặt tích cực và tiêu cực …nhưng…không thể nói cả một nền kinh tế chúng ta tê liệt….” (T.Trẻ 28/9 trang 7)!
Còn “đ/c X”, nổi tiếng là “vững vàng” trước mọi nguy cơ, tỉnh bơ khi hứa hẹn mà quên mất mình đã nói dối, hứa hươu hứa vượn cái gì mỗi khi “diễn” trên Tivi hay phát biểu văng mạng trên báo chí! Giờ dây chú ấy lại mới nổi tiếng thế giới về một người “đọc” lấy được, những gì mình phải “đọc” mà không sợ sai vì…chẳng hiểu gì những các chuyên ra đã viết cho mình đọc! Bỏ qua những lời hứa quan trọng trước toàn thế giới từ những ngày đầu nhận chức như:
-Không dẹp được tham nhũng thì sẽ từ chức ngay!
hoặc :
-Kết luận (có quay phim được lưu lại trên Google bằng you tube) về cái sai mọi mặt của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng sau đó lại chính chú, ký phong tướng cho Đỗ Hữu Ca và mặc cho Tập thể Thành-Ca “lật kèo” vụ án mà không hé miệng lấy nửa lời!
Mới nhất, đi Tây, đi Mỹ về, chẳng biết, quan quân, tướng tá ở nhà đã nói gì? làm gì?, chú lại ….“nổ” tỉnh bơ! Rằng thì là:
“Tình hình kinh tế, xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, toàn diện trên các lãnh vực!!!”
Cha mẹ ơi! ”chuyển biến tích cực toàn diện” ở cái Tệ Y Bố, ở ngay cái mâm cơm nhà mình nay phải ăn rau muống 10.000 đ/bó sao?
Hơn thế nữa anh còn hứa (lại hứa) dành 200.000.000 USD cho sinh viên vay, bảo đảm không có sinh viên nào vì không có tiền học phí mà phải bỏ học (!) và dành 20.000 tỉ đồng cho Tiện chị Bố nữa! (Lạy chúa! anh chắc chưa đọc ngay trên tờ T.Tr 30/9, ở trang 4 đăng tin này thì ngay trang 10 lại cho chạy ngay cái tít to tổ đùng khá là …thâm thúy: ”Cha vái cho con thi…rớt!)


Sự thật về sự tiến bộ vượt bậc về các mặt đây chăng?

Túm lại: chưa bao giờ suốt nửa thế kỷ sống và làm việc ăn lương để nói dối trong hệ thống tuyên và giáo của “đảng tiền là phong” với phương châm “nói dối để chiến thắng kẻ thù không có tội”, mình lại thấy một sự nổi loạn một cách tiêu cực để vạch trần sự dối trá trong nội bộ cái đảng tư bản đỏ tiếm danh cộng sản để “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” như lần này.
Nguyên nhân, theo trình độ chính trị loại xoàng của mình, thì:
1-Các ông “vua tập thể” tự nhận mình là Đảng nay đã nhìn thấy cái sự tồn vong của họ là không còn cách nào biện hộ. Phù thủy và âm binh đều đang nổi lên phá nhau loạn xà ngầu.
2- Cá đối bằng đầu chẳng thằng nào phục con nào nên cứ thoải mái nói ngược nhau, chẳng cần giữ gìn ý tứ…
3-Những tay “chủ xị” nay hầu hết đã sắp hoặc qua tuổi về vườn (theo nhiệm kỳ và giới hạn tuổi tác) với đầy đủ trang trại, nhà lầu tiện nghi (kiểu về vườn Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu….) vậy thì…dại gì không thỉnh thoảng đổ vài lít nước đường cho cái dân Việt (nhất là bọn trí thức) đang “đói tự do, dân quyền” để cho chúng nuôi vài tia hy vọng ….hão!
4-Những kẻ lâu nay ăn hưởng lộc Đảng nhờn môi nhờn mép dại gì, nhân dịp này chẳng giả vờ “giác ngộ, diễn biến, “thoái hóa …cái mồm” tí chút! Biết đâu đấy sẽ trở thành một Putin, một Lavrov hoặc một Abramovich …trong cái Cộng đồng Liên Bang Việt thì sao?
Cho nên, trừ những con người hiện đang sống vô gia cư, chết vô địa táng, chạy bữa sáng lo bữa chiều, tiến sỹ thật mà nghèo mạt rệp, những công nhân, sinh viên thạc sỹ thất nghiệp cả triệu người…. ra, mình luôn luôn giũ vững niềm “bất tín nhiệm chiến lược” với các vị lương đảng chi tiền chục triệu/tháng, nhà đảng cho 2, 3, 7 tầng, nói gì mình cũng cho là: nói dzậy mà không phải dzậy đâu!
Và thấy có nhiệm vụ phải giãi bầy với lớp trẻ dang còn ít kinh nghiệm đánh giá con người (nhất là bọn cơ hội chính trị) ngày hôm nay.
Liệu mình có quá đa nghi không các bạn ?

XXXXXXX

(*) Mình xin phép gọi mấy anh lãnh đạo là… “Chú” mà không sợ bị quy là “hỗn vì:
Chú nào cũng kém mình cả mười mấy, hai mươi tuổi. Chú Trọng già nhất (sinh năm 44) thì khi chú lên 1 là mình đã là anh lính Vệ Quốc.
Hơn thế nữa mình bị học hành 11 năm dười thời đế quốc sài lang nên đọc hơi bị nhiều các thứ sách bằng 2 thứ ngoại ngữ kể cả “Tư bản Luận”, “Làm gì” và sau đó vào Đảng sớm (đúng năm chú Hùng chú Dũng ra đời (1949) nên bị nhồi nhét chủ nghĩa Mác đến… “bội thực” qua các cuộc chỉnh đảng, chỉnh quân, các lớp chính trị dài ngắn hạn nên… sáng mắt, sáng lòng qua các cuộc CCRĐ, qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm, qua “30 năm đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”…nên bị thoái hóa rất sớm hơn kiểu thoái hóa của các chú nhiều!

Mình cũng sẵn sàng “đấu lý luận với bất cứ ai về cái “chủ nghĩa xã hội”, chưa bao giờ có, không bao giờ có và nhất định chỉ là lừa bịp dân này!

Copy từ: NS Tô Hải’ blog 


..................

Qua cơn thành bại mất còn



Alan Phan
August 29, 2012

Mỗi năm tôi thường về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội này để nâng cấp phần mềm (download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trước thiên hạ về tư duy, trào lưu, thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trường sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi ngày bên đó cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại.


Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ. Một tư duy khoa học không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích được tiêu cực hay tích cực trong phán đoán. Biết rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy như vậy, thì có lẽ thực tại ở Việt nam đang xấu đi chăng?
Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi người là nó có thể được thay đổi, cải thiện và tạo cơ hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi người nhận bằng lòng. Nhưng không hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tươi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của người tâm thần.

Tôi về Việt Nam năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Sau 7 năm vất vả, tôi tạo được một tài sản khá lớn vào thời đó. Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ được tái tạo mấy hồi. Trong khi đó, một người em và nhiều người bạn đã bị tình thế chôn vùi vì sự suy sụp trong tư duy và thái độ sống.

Một điều nữa, mỗi lần tôi mất tài sản, tôi lại kiếm được nhiều gấp trăm lần, vào dịp kế tiếp; đến độ một bạn làm ăn diễu “ mày nên mất thêm vài chục triệu, rồi vài trăm triệu, thì mày có thể bắt kịp Bill Gates đó.”

Mấy năm vừa qua tôi lại hay về Việt Nam. Lần này công ty tôi dầu tư đang thua lỗ, nhưng đây không phải là điều tôi quan tâm. Tiền hay tài sản, dù quan trọng, vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là mục đích truyền đạt cái tư duy và kinh nghiệm sau 43 năm giang hồ. Tôi hy vọng là các bạn trẻ và các quan chức sẽ có can đảm và ý chí để thay đổi, để vượt biển lớn, để tung bay tranh đấu cùng thế giới. Tuy nhiên, tôi cũng không mấy thành công. Phần lớn các tư vấn và các buổi thuyêt giảng miễn phí đã không tạo được lực đẩy nào đang kể ngoài vài cái gật đầu lịch sự. Nhưng tôi cho rằng có lẽ tại mình thiếu kỹ năng truyền đạt? Dù không có ảo vọng về bất cứ thành quả gì, tôi cũng ngạc nhiên với sự hững hờ này.

Tôi chỉ hy vọng một điều vào lúc này. Là các bạn trẻ hãy giữ vững niềm tin và hiểu rằng mọi tình thế ngoài kia, tốt hay xấu, sẽ có ảnh hưởng rất ít trong định mệnh mỗi người. Những gì tôi viết ra có thể là những tiên đoán về tương lai; nhưng tôi muốn mọi người phải hiểu là chúng ta thực sự đang tạo dựng tương lai bằng hành động mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này do chính chúng ta quyết định ngày hôm nay.

Doanh nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ…đến rồi đi. Vài người có thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống phong phú hơn (hay khổ cực hơn nếu họ đem đến những tư tưởng và cơ chế rác rưởi). Nhưng về lâu về dài, qua những cơn thành bại, qua những thứ mất còn, chúng ta vẫn là chúng ta. Một con người dù đối diện với bao trải nghiệm hỉ nộ ái ố…vẫn là một con người phản ảnh đúng nghĩa theo suy tưởng tự do của mình.

Đừng để ai cướp đi điều đó.

Alan Phan

Copy từ: Goc Nhìn Alan


....................

Mồng 2/10/2013 Tòa xử công khai luật sư Lê Quốc Quân?




Trước ngày xử luật sư Lê Quốc Quân về cáo buộc trốn thuế, tối chủ nhật – 29/9/2013, giáo xứ Thái Hà lại thắp nến cầu nguyện cho Quân.
Hình ảnh: Vâng, điều mọi người chân chính mong muốn là Công lý - Sự thật cho Ls Lê Quốc Quân, không có án oan cho người vô tội
Tôi hình dung nếu ngần này con người, đi dự phiên tòa xử người anh em đồng đạo của họ, thì điều gì sẽ xảy ra?

Cách đây mấy chục năm, vụ xử ông Tạ Đình Đề chấn động dư luận thời bấy giờ. Trong phòng xử không còn chỗ, ngoài sân tòa cũng không còn chỗ, người đi xem xử án tràn ra cả ngoài đường. Nhà tòa ngày đó còn biết nghĩ đến dân, bắc cả loa ra ngoài đường cho mọi người cùng nghe. Khi tuyên tha bổng, mọi người vỗ tay như sấm. Thế mới hay, cái gì cũng do con người cả. Cũng thể chế này, người xưa khác, người nay khác.
Với người Việt thời nay, phần lớn đám đông nào cũng cực kỳ nhốn nháo và hỗn loạn, do ai cũng chen chúc để dành cho mình một cái gì đó hơn thiên hạ. Nhưng nhiều lần đến nhà thờ Thái Hà, tôi cảm nhận được sự cung kính, sự khiêm nhường của giáo dân nên hầu như không có sự hỗn loạn nào. Khi đi bộ trên đường, họ chỉ khác những người đi bộ khác trên phố là họ đi thành hàng lối, từ tốn và trang nghiêm.
Tôi chưa có dịp tìm hiểu nhiều về đạo công giáo, nhưng chỉ nội những gì tôi chứng kiến, tôi thấy ít nhất họ hơn những người không có đạo ở tính kỷ luật và đức tin. Đó là những thứ mà bất cứ một nhà tổ chức nào cũng rất thèm muốn và ghen tỵ.
Phiên tòa mở vào ngày thường. Có thể trường học cũng như cơ quan sẽ không cho giáo dân nghỉ để tham dự. Nhưng từ vài trăm đến cả ngàn người là có thể, và chính quyền lấy cớ gì để ngăn những người đi bộ trên phố, hay đứng ngoài tòa án để chờ nghe tòa phán xử người anh em đồng đạo của họ? Liệu có không màn bắt bớ lên xe buýt, như dạo nào họ đi đưa đơn lên phòng tiếp dân của thành phố Hà Nội?
Tôi sẽ đi dự phiên tòa xử công khai này với cả hai tư cách. Ủng hộ Lê Quốc Quân và quan sát cách hành xử của chính quyền với những người đi dự phiên tòa như thế nào. Cho dù  họ có ngăn sông cấm chợ, nhưng chắc chắn không thể ngăn được tấm lòng và đức tin trong trái tim họ.

Copy từ: Phương Bích’ blog


.................

THĂM BỆNH, NGHĨ MÀ ĐAU !


  *  MINH DIỆN
            Tôi đến thăm cụ H, mẹ  người bạn cựu chiến binh ở đơn vị cũ bị đột quỵ đang điều trị ở bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện này do kiến trúc sư Trần Văn Quyền thiết kế, khởi công từ giữa năm 1970, đến đầu năm 1974 hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ tiền xây dựng, đặt tên là “Bệnh viện Vì Dân”. Tất cả  600 giường bệnh, khang trang  thiết kế theo kiểu khách sạn, thiết bị y tế hiện đại nhất ngày ấy chỉ phục vụ  dân nghèo không lấy tiền.
Sau ngày 30-4-1975, “Bệnh viện Vì Dân” đổi tên là “Quân y viện Thống Nhất”.  Năm 1978, quân đội chuyển giao cho Bộ y tế, đổi tên là “ Bệnh viện Thống Nhất”, (có thể nói : thay mục đích và nhiệm vụ bằng ‘bệnh viện Vì Quan’(.. Bởi từ sau ngày giải phóng, ở  đây chỉ khám chữa bệnh cho cán bộ trung-cao cấp, và được phân ra các khu A1, A2, B1, B2 ... tùy theo cấp bậc, chức vụ.  Ví dụ khu A1 phải từ bậc thứ trường trở lên hoặc cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ chức vụ tương đương. Cán bộ cấp thấp nhất được vào điều trị ở bệnh viện Thống Nhất cũng phải  cỡ chuyên viên, bởi thế  người ta  còn  gọi  là “Bệnh viện trung cao”.  Mấy năm gần đây để tăng thu nhập thêm, ban giám đốc  dành ít phòng nhận bệnh nhân là dân thường  khám chữa bệnh dịch vụ.
               Anh Lung con cụ H, nói với tôi:   
                 - Mẹ tôi có bảo hiểm y tế, vào đây điều trị bán dịch vụ, tiền phòng mình trả, tiền thuốc bảo hiểm y tế trả. Mẹ tôi nhập viện 26 ngày  rồi, nhưng mai tôi phải cho cụ về, vì hết hy vọng rồi bác ạ!
                Mẹ anh Lung  nằm  ở  khoa nội thần kinh , lầu 2.  Căn phòng khoảng  9 m2, kê 3 giường bệnh . Từ  giường , tủ  đến bồn rửa, cầu tiêu đều cũ kỹ,  nhiều chỗ  đã bong tróc, nền  gạch  đã xỉn màu. Nghe nói mấy năm nay  bệnh  viện  được  đầu tư nâng cấp mấy lần, tốn nhiều tiền, nhưng chỉ tập trung vào khu AI, A2... dành cho cán bộ cấp cao.
                 Ngoài mẹ anh Lung còn hai  bệnh nhân, một nam, một nữ đều bị đột qụy do tai biến mạch máu não. Phòng quá chật nên mỗi bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc, lúc  làm thuốc thì phải ra ngoài hết vì không có chỗ xoay trở.
                Một người  nhà bệnh nhân cùng phòng nói với tôi :
                -  Mỗi bệnh nhân một ngày mất hai trăm ngàn tiền phòng đấy bác nhà báo ạ!  Dịch vụ mà! So với  bệnh nhân bảo hiềm y tế ở Bệnh viện ung biếu, Chợ Rẫy, Nhi Đồng... còn  sướng chán. Ở đó hai, ba bệnh nhân nằm chung một giường , có khi  phải  nằm ngoài hành lang.
                 Chị buồn bực  chỉ tay lên trên lầu:
                 - Ở trên  có những căn phòng rộng rãi, khang trang như phòng khách sạn 5 sao , chỉ có một bệnh nhân, nằm hàng tháng không mất tiền!
                Lung ngắt lời :
                - Tiêu chuẩn cán bộ cấp cao ai bì được!
               Rồi anh  quay sang nói với tôi:
               - Có người nhà nằm bệnh viện mới biết nỗi đau của dân nghèo!
                Lung thở dài, mắt ầng ậng nước nhìn mẹ mình co quắp trên giường bệnh.  Bà cụ chỉ còn thoi thóp , hai mắt nhắm nghiền.
               Lát sau Lung  kéo tôi ra chiếc ghế ngoài hành lang , trong tâm trạng đầy bức xúc, anh kể:
               - Mẹ tôi vào đây, ba ngày đầu  được  truyền ba chai nước biển sau đó mỗi ngày chỉ bơm hai típ súp lỏng. Tôi hỏi cô điều dưỡng viên :
               - Sao không truyền thêm nước cho cụ?
               Cô điều dưỡng viên trẻ trả lời:
               - Chú đừng thắc mắc! Chữa bệnh thế nào đã có phác đồ điều trị của bác sỹ!
               Hôm sau thấy bác sỹ trực  đang ngồi thêu  tôi nói :
               - Mẹ tôi hai ngày nay  không truyền nước , sức khỏe xuống quá bác sỹ !
               Cô bác sỹ ngừng tay  thêu, ngẩng mặt lên:
               - Bà cụ bị suy tim không truyền nước được!
                Nói xong, cô lại  cúi xuống chăm chú thêu tiếp bức tranh Phật Bà Quan Âm . Từ hôm vào chăm sóc  mẹ  ở đây, tôi thấy  từ điều dưỡng viên đến  bác sỹ  đều chăm chỉ  thêu tranh.   Họ ngồi trong quầy trực, thêu công khai trước mặt mọi người. Có khi người nhà bệnh nhân kêu, họ vẫn thêu ráng vài đường kim.  Người thêu  Phật, người thêu hoa, người thêu tranh phong thủy...
                Như để chứng minh lời nói của Lung, cô điều dưỡng viên trong phòng trực đang thêu bông hoa hồng. Tôi biết chả  riêng ở đây  mà nhiều chỗ khác cũng vậy. Các bà các chị nhà mình bây giờ đâm nghiện thêu tranh Trung Quốc ! Những mẫu thêu Trung quốc dệt sẵn hàng loạt, đánh số  từng ô, từng loại chỉ thêu, bán sang Việt Nam,  giá từ vài chục đến vài trăm ngàn.  Nghe nói một bức thêu hoàn hảo  họ  mua lại mấy triệu đồng. Tiền đâu chẳng thấy , nhưng có bức tranh sơn thủy, nó vẽ  biển  Đông cố tình đưa  đường lưỡi bò và thành phố Tam sa vào, nhận  của Trung quốc , chị em  không hiểu cứ thêu tuốt mới thật đáng buồn...
               - Nó lừa mình còn mình lừa nhau!
               Anh Lung nói , và kể tiếp chuyện chữa bệnh của mẹ mình:
                -Mẹ tôi điều trị hai tuần, bệnh không đỡ mà  nặng thêm. Hôm mới vào hơn bốn chục kg,  mắt còn mở, tay chân còn co duỗi, sau hai tuần  mắt nhắm tít, ngưởi teo lại , bất động.   Trong khi  hai người  bệnh cùng phòng hôm mới  vào   nguy kịch hơn ,  đều đã tình hơn một chút.  Tôi dò hỏi vợ người bệnh bên cạnh, bà  bảo:
                -Phải mua thuốc  ngoài !
              Vì vẫn tin chế độ nghiêm ngặt của bệnh viện như điều dưỡng viên nói, nên tôi hỏi dồn:
                - Thuốc gì, ở đâu, bác  sỹ có cho phép  không?
                - Ông  mới ở trên trời rơi xuống hả?
               Ngưới nhà bệnh nhân kia mắng tôi, và bảo:
                - Bệnh nhân bảo hiểm y tế không có thuốc đặc trị, phải mua ngoài !
                Nghe bà  ấy nói một hồi tôi mới sáng mắt ra. Bọn lính mình đến già vẫn thật thà  như vậy!  Tôi  nói với  một nữ bác sỹ trực :
                 - Nghe nói  có loại thuốc đặc trị đột quỵ,  bác sỹ cho đơn  tôi  mua ngoài!
                 Bác sỹ hỏi:
                 - Ai nói với anh?
                 - Người bệnh cùng phòng!
                 Bác sỹ hỏi:
                - Gia đình có khả năng không?
                - Không cũng phài cố, để tỏ lòng hiếu thảo với cụ!
                - Sao  không nói trước, giờ  muôn rồi!
             Tôi điếng người như  bị gáo nước lạnh hắt vào mặt. Đưa  mẹ  nhập viện  là  giao tính mạng  mẹ  mình cho bác sỹ, tin tưởng tuyệt đối vào tài năng, y đức của người thầy thuốc.  Cứ  nghĩ  bệnh nào thuốc ấy,  bác sỹ  điều trị theo  nguyên tắc vì  con bệnh,  ngờ đâu  lại  vì tiền?  Nếu vậy sao  không nói thẳng  ngay từ đầu để bây giờ bảo đã muộn?
              Tôi cố dằn lòng nói với  bác sỹ :
                - Muộn còn hơn không, mẹ tôi cần thuốc gì,  bác sỹ  cho đơn để tôi  mua ngoài!
                Cô bác sỹ lấy giấy viết đơn thuốc đưa cho tôi , bảo:
                - Xuống nhà thuốc bệnh viện mua cho bệnh nhân  uống!
                Gương mặt còn trẻ của cô bác sỹ bình thản, không  gợn  chút suy tư . Hình như  việc  điều trị cho bệnh nhân bảo hiểm y tế  ngèo một cách qua loa, và nhìn người bệnh chết vì không có tiền mua thuốc đặc trị đã quen rồi. Không áy náy, không xúc động, không hề nghĩ đến y đức  người thầy thuốc . Vậy mả  ngay sau khi đưa tờ đơn thuốc cho tôi, cô ta  lại cúi xuống thêu tiếp bức tranh Phật Bà Quan Âm, một biểu tượng về lòng từ bi cứu khổ cứu nạn!
                 Chúng tôi   xuống quầy, mua một hộp  thuốc “An cung ngưu hoàng hàn”   giá 1.750.000 đồng, mang lên  cho mẹ tôi uống. Uống liên tục năm ngày, mẹ tôi hơi tỉnh,  khi con cháu vào thăm  lay gọi, cụ  chảy được mấy giọt nước mắt ra như  khóc.
                Nhưng với loại thuốc “An cung  ngưu hoàng hàn” đó, bệnh mẹ tôi  chỉ chuyển được như vậy thôi.  Cụ vẫn hôn mê sâu. Tôi  hỏi  một bác sỹ chuyên khoa tim mạch, ông  ấy bảo  muộn rồi không chữa được nữa.
                  Theo bác sỹ chuyên khoa ấy, cách  điều trị đột quỵ hiệu quả  nhất là phải đánh tan huyết  khối gây tắc nghẽn, bằng cách tiêm vào đường tĩnh mạch trước ba giờ, đường động mạch trước 6 giờ , hoặc dùng máy hút cục máu đông kết hợp tiêm tĩnh mạch. Cả ba phương pháp điều trị  đều phải sử dụng  loại thuốc tiêu sợi huyết Actilyse 50g, là loại thuốc duy nhất cho bệnh nhân đột quỵ.
                Tôi hỏ Lung:
               - Bác sỹ ở đây  không biết phác đồ đó à?
                Anh Lung phẫn uất  buông một câu chửi thề, rồi nói:
                - Biết chớ!  Thuốc Actilyse 50g  cũng có sẵn .  Nhưng họ không tiêm cho mẹ tội , vì mỗi lọ thuốc  Actilyse 10 triệu đồng,  không nằm trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế.
                  Tôi cảm thấy có cái gì dâng lên chẹn lấy cổ họng mình. Một căn bệnh đã biết cách chữa, thuốc  chữa có sẵn mà không chữa cho người bệnh, chỉ vì họ  nghèo!  Một  liểu thuốc có thể cứu được một  mạng  người, nhưng họ coi 10 triệu đồng lớn hơn sinh mạng  một con  người!
                Mẹ anh Lung  điều trị 27 ngày,tổng số tiền hết 28.000.000  đồng,  bảo hiểm y tế thanh toán 17 .000.000 ,  gia đình  thanh toán  11.000.000 , đó  là  chưa kể tiền thuốc mua ngoài. Tốn nhiều tiền như vậy, nhưng  bà cụ xuất viện trong tình trạng hôn mê sâu,nói như anh Lung,  là về  để lo hậu sự. Nếu ngay  từ khi mới nhập viện, bác sỹ tiêm cho bà cụ mũi thuốc Actilyse  thì  có lẽ  hậu quả chưa  đến nỗi ?
                Câu chuyện mẹ anh Lung khiến tôi nhớ đến trường hợp cụ V. Cụ 83 tuổi thuộc thành phần có công với nước, có bảo hiểm y tế 100 % chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm thanh toán. Vì bị  tăng huyết áp và viêm đường tiểu,  cụ vào điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh cứ tái đi tái lại, nặng thêm, sức khỏe giảm sút, và  cụ rất đau đớn. Chỉ đến khi chấp nhận mua thuốc ngoài thì bác sỹ mới xét nghiệm, phát hiện loại vi khuẩn Klebsiella terrigena đã kháng lại loại thuốc rẻ tiền trong danh mục thuốc bảo hiểm y tế bác sỹ đã điều trị cho cụ. Cụ phải bỏ tiền mua loại thuốc Imcil 500mg (biệt dược Imipenem +Cilastalin ) với giá 278.000 đòng một lọ. Loại thuốc này không được bảo hiểm y tế thanh toán nên bệnh nhân không được tiêm.
               Bệnh nhân cấp tính đã khốn khổ như vậy, bệnh nhân mãn tính còn khốn khổ gấp trăm lần. Ví dụ bệnh viêm gan siêu vi C, phác đồ điểu trị thường phải  kéo dài hơn một năm, loại thuốc uống Ribavirin không đắt lắm nhiều người còn không có tiền mua, huống chi loại  thuốc tiêm Peginterferon tới 17..000.000 đồng một lọ thì đào đâu ra tiền?...
Ôi, lại nghĩ: Bệnh viện là nơi cứu người. Cũng là thân phận con người cả, mà người ta lại phân biệt quan tâm chu đáo hơn với người này, chỉ lạng qua người khác, bỏ cho ai chết? Từ “Bệnh viện Vì Dân” của bà Nguyễn Thị Mai Anh năm xưa, thành  “Bệnh viện Vì Quan” chỉ lo chính sách vốn đẳng từ thời bao cấp, dành cho cho quan chức cấp trung-cao. Gọi là chính sách với cán bộ, nhưng cả vài chục năm qua, nguồn thuốc cung cấp cho chính sách eo hẹp, 'văn hoá phong bì' cũng thâm nhập vào chốn chính sách  'cung đình' này. Cũng là cán bộ ngang nhau, nhưng người nhà bênh nhan nào biết cách nhiệt tình, bồi dưỡng' cho thầy thuốc chu đáo, vừa lòng họ thì bệnh nhân được quan tâm 'để mắt đến' nhiêu hơn, thuốc được cấp cũng xịn hơn. Còn nếu không, cứ nằm dài dài, cho gì được đó. Không ít vị cán bộ đã phải 'chạy làng', tìm đến các bệnh viện khác, dù tốn tiền, nếu muốn nhanh khỏi bệnh  và...muốn sống! Nay, bệnh viện Thống Nhất được 'đổi mới' có kèm theo các khoa Dịch vụ, từ đơn thuần bao cấp sang có thu -  lại Vì Tiền, chỉ biết có tiền. Càng nghĩ sâu, thấm thía, càng đau.
              Bác sỹ Trần Đông A phát biểu trong hội thảo bảo hiểm y tế: “Nhiều bệnh nhân bảo hiển y tế có khả năng cứu sống rất cao, nhưng đành phải ra về lo hậu sự vì không có tiền !”.
             Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội mang tính cộng đồng ,chia sẻ rủi ro với mọi người không may bị bệnh tật. Ngưởi bệnh hiểm nghèo chẳng mong gì hơn là được chữa tri bình đẳng. Nhưng bệnh nhân bảo hiểm y tế lại bị hắt hủi, khinh khi, phân biệt đối xử vì hầu hết họ là người nghèo,là cán bộ hưu trí bậc thấp, là người dân tộc thiểu số. Họ không có tiền vào phòng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu  để  được chăm sóc tử tế, không được dùng các loại thuốc đặc trị và thiết bị y tế hiện y tế hiện đại... đã được “xã hội hóa” bằng sự “liên kết công tư”, là phương tiện để những thầy thuốc bất lương hái tiền.
             Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng y tế nói “ Bảo hiểm y tế nước ta ưu viêt hơn vì được nhà nước hỗ trợ một phần tiền khám chữa bệnh!”
            Vâng, chính sách rất nhân đạo, nhưng việc thực hiện lại đầu voi đuôi chuột. Thực tế, bệnh nhân bảo hiểm y tế nước ta đã và đang phải chịu cảnh khốn đốn mỗi khi khám và chữa bệnh.  Bởi vỉ các nhóm lợi ích lũng đoạn, tìm mọi cách vét tiền dân , nhét đầy tiền vào những túi tham của họ.   Một người lạc quan như phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mà đã  phải nói thẳng  trước cuộc họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới đây: “ Tiền hỗ trợ dân nghèo, tiền chính sách thương binh liệt sỹ, tiền bảo hiểm y tế bị xà xẻo. Các cháu học sinh dân tộc thiểu số cũng bị hiệu trưởng ăn chặn. Liều vác xin cỏn con cũng bị bớt xén. Người ta ăn của dân không từ cái gì!”
              Bộ trưởng y tế  Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “Các quy định do Bộ y tế ban hành đã có đầy đủ, ai không thực hiện nghiêm sẽ bị xử lý nghiêm minh!”. Một trong những quy định đó là cấm bác sỹ, điểu dưỡng viên nhận phong bì cùa người nhà bệnh nhân. Bộ trưởng Tiến tỏ ra rất kiên quyết: “Bệnh nhân và người nhà hãy dứt khoát không đưa phong bì và nếu thấy bác sỹ, điều dưỡng viên nảo nhận thì chụp ảnh gửi cho chúng tôi”.  Nhưng rồi cái nút thắt ấy cũng chính Bộ trưởng Tiến gỡ,  là có thể nhận phong bì sau khi điều trị vì đó là “quà”.
             Ngày 24-7-2013, một bức tâm thư của độc giả rất dài đã được đăng trên báo Kiến Thức, sau khi bà Bộ tưởng y tế có mặt ở Quảng Bình mà không đến thăm gia đình 3 cháu sơ sinh tại đây vừa chết vỉ tiêm vac xin. Trong thư có đoạn viết: “Thất vọng lắm! Đau đớn lắm! Nhưng tôi vẫn mong rằng những cái chất oan uổng của những đứa trẻ vô tội kia như hồi chuông đánh thức những con người chưa tận tâm , chưa có trách nhiệm cao trong công việc cao cả của mình!”.
            Điều 2 trong 9 điều y đức của Hải Thượng Lãn Ông viết: “Nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém,  khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong thu được kết quả!”.
              Lời người xưa dạy thế, mong người thầy thuốc Việt Nam hãy nhớ lại và nhìn xuống ngưới nghèo. Họ đang thất vọng lắm, đau đớn lắm!
    M D
Copy từ: Bùi Văn Bồng’ blog


.........................

Mời thảo luận công khai và dân chủ về Tuyên bố 258


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Hàng trăm người đã ký tên vào Tuyên bố 258
Hàng trăm người đã ký tên vào Tuyên bố 258
Courtesy danlambao
Nghe bài này
Trong thời gian gần đây, tại Việt Nam xuất hiện một số tranh luận trên các trang mạng nêu rõ quan điểm khác biệt rõ ràng về vấn đề đang được đề cập đến. Một trong những vấn đề đó là Tuyên bố 258 của Mạng Lưới Blogger Việt Nam. Thực tế việc tranh luận đó ra sao?
Phản bác phản biện
Một hiện tượng khiến cư dân mạng và nhiều người quan tâm trong thời gian qua là sau khi có Tuyên bố 258 của Mạng lưới bloggers Việt Nam đưa ra hồi ngày 18 tháng 7, đã có Lời kêu gọi ký tên vào bản Phản bác tuyên bố 258.
Kêu gọi này cho rằng hơn 100 người ký tên vào Tuyên bố 258 đã tiếm danh của những người viết blog tại Việt Nam khi đưa ra tuyên bố như thế . Rồi khi đi đến trao tuyên bố đó cho các đại sứ quán và những tổ chức nước ngoài cũng là một việc làm mà họ cho là phản bội lại lợi ích của dân tộc…
Giữa cá nhân một số những blogger từ hai phía cũng có một vài bài viết nêu rõ ý kiến của bản thân.
Cũng tương tự các trường hợp khác diễn ra gần đây tại Việt Nam như khi các nhân sĩ trí thức góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, kêu gọi trả tự do cho những người yêu nước… truyền thông chính thức của nhà nước cũng đã vào cuộc với những bài viết phản bác lại quan điểm của những nhóm đưa ra trên các trang mạng, một số bài viết phản đối Tuyên bố 258 cũng được được đăng tải trên các cơ quan ngôn luận Nhà Nước như báo Nhân Dân…
Yêu cầu công bằng
Đối với những người tham gia tranh luận là những bloggers hay những tiếng nói khác trên mạng đều cho rằng việc ý kiến của họ bị phản bác không chỉ đưa ra trên mạng mà còn trên truyền thông Nhà Nước, trong khi ấy ý kiến của họ lại không hề bao giờ được các cơ quan chính thức đó đăng tải là một cách hành xử bất công.
Blogger Phạm Thanh Nghiên, đồng thời là một cựu tù nhân lương tâm, người có tranh luận ngay sau khi nhận được ý kiến phản đối Tuyên bố 258 cho biết lại thực tế đó như sau:
Có điểm khác biệt: phía những người ra Tuyên bố 258 đều để lại tên tuổi, địa chỉ, chứng minh thư; tức tất cả những thông tin thật. Ngược lại bên phía ‘Cộng đồng bloggers Việt Nam’, mà điển hình là Võ Khánh Linh và một số người khác, không công khai tên tuổi.
Blogger Phạm Thanh Nghiên
Kể từ khi có Tuyên bố 258, sau một thời gian im lặng thì bên tạm gọi là những bloggers đối lập với những bloggers viết bài để phản ánh sự thật ở Việt Nam, đặc biệt có xu hướng về nhân quyền, dân chủ và chính trị; có một nhóm tự xưng là cộng đồng bloggers Việt Nam đã phản bác lại Tuyên bố 258.
Nhưng chúng ta phải nhìn rõ qua những cuộc được tạm gọi ‘trao đổi’, dù trên thực tế không phải là trao đổi đúng nghĩa đen của nó; cũng có những điều qua lại giữa những bloggers bên Tuyên bố 258 và những người phản bác. Cụ thể có điểm khác biệt: phía những người ra Tuyên bố 258 đều để lại tên tuổi, địa chỉ, chứng minh thư; tức tất cả những thông tin thật. Ngược lại bên phía ‘Cộng đồng bloggers Việt Nam’, mà điển hình là Võ Khánh Linh và một số người khác, không công khai tên tuổi. Và khi họ ra kêu gọi phản bác Tuyên bố 258, yêu cầu họ đưa ra ký tên vào lời kêu gọi đó là ký tên, mà theo họ nói là thật, nhưng chỉ yêu cầu đưa đường link, địa chỉ blog, facebook thật thôi, chứ họ không công khai danh tính.
Trong thời gian vừa qua cũng có một số cuộc tranh luận trên mạng giữa blogger Mẹ Nấm, Võ Khánh Linh và một số người khác. Đến ngày 19 tháng 8 tôi cũng có bài viết ngắn tựa đề ‘Mấy lời với bạn Võ Khánh Linh’, trong đó tôi có đưa ra hai yêu cầu: thứ nhất, những người ra lời kêu gọi đó phải để lại tên tuổi, địa chỉ thật, số chứng minh thật và số điện thoại công khai như những người ra Tuyên bố 258. Thứ hai có việc làm cùng nhau công khai thảo luận Tuyên bố 258 trên chính truyền thông Việt Nam, cụ thể là Đài Truyền hình Việt Nam.
Đến hôm nay, Mạng lưới Bloggers Việt Nam ra lời mời thảo luận Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ, đa nguyên.
Cũng theo blogger Phạm Thanh Nghiên thì những yêu cầu của bản thân chị đối với phía những bloggers phản đối Tuyên bố 258 không những không hề được đáp ứng mà trái lại những người như chị còn bị ‘ném đá’ bởi những người phản bác đó. Chị cho biết:
Tôi có đưa ra hai yêu cầu: thứ nhất, những người ra lời kêu gọi đó phải để lại tên tuổi, địa chỉ thật, số chứng minh thật và số điện thoại công khai như những người ra Tuyên bố 258. Thứ hai có việc làm cùng nhau công khai thảo luận Tuyên bố 258 trên chính truyền thông Việt Nam, cụ thể là Đài Truyền hình VN
Blogger Phạm Thanh Nghiên
Khi tôi ra bài viết ‘Mấy lời với bạn Võ Khánh Linh’ và những người cùng chí hướng với hai yêu cầu như vừa nêu, thay vì trao đổi với tôi đúng với tinh thần dân chủ, tôn trọng lẫn nhau đúng với tinh thần phản biện trong một xã hội văn minh; họ không công khai danh tính, không trả lời chính thức với tôi có đồng ý hay không về một cuộc thảo luận công khai trên chính Đài Truyền hình Việt Nam, ( tôi nhấn mạnh chính Đài Truyền hình Việt Nam, cơ quan truyền thông Nhà nước chứ không phải một đài quốc tế nào vì như thế họ hay chụp mũ chúng tôi là đài phản động). Tôi không nhận được câu trả lời thích đáng mà tôi mong đợi; thay vào đó Võ Khánh Linh cùng một vài cây bút khác đã ra một số bài viết để bôi nhọ, chửi bới, kết tội xúc phạm rất nặng nề đối với cá nhân tôi.
Công khai mời thảo luận
Vào ngày 30 tháng 9, hai mươi người tham gia ký tên trong Tuyên bố 258 của Mạng Lưới Blogger Việt Nam ký tên vào văn bản mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên.
Theo những người ký tên thì cuộc tranh luận vừa qua dù còn có những điểm còn phải bàn lắm nhưng dù sao đó cũng là một tín hiệu tích cực dưới cái nhìn đa chiều. Theo hai chục người ký tên đầu tiên trong lời mời thảo luận thì tranh luận giữa hai phía Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là một khởi đầu nhằm có thể tiến đến sinh hoạt đa nguyên trong xã hội Việt Nam đối với những bất đồng về quan điểm. Vấn đề cụ thể mà hai phía thảo luận là điều luật 258 bị cho là mơ hồ, tùy tiện diễn giải khi cơ quan chức năng muốn bắt giữ bất cứ ai.
Nhóm mời thảo luận đưa ra những đề nghị gồm các tác giả từng đã viết bài đăng trên báo Nhân Dân như Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính, Đông La và những người chủ xướng Phản bác Tuyên bố 258 cùng tranh luận về Tuyên bố 258 và điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó nhóm còn yêu cầu các cơ quan truyền thông của Nhà nước Việt nam đăng tải cả hai bản Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để mọi người quan tâm theo dõi đọc được nhằm có đánh giá khách quan.
Nhóm mời thảo luận nêu ra thời điểm cụ thể đến cuối tuần này mong nhận được trả lời từ phía những blogger phản đối Tuyên bố 258. Dù nêu rõ như thế, nhưng theo blogger Phạm Thanh Nghiên thì cô không mấy hy vọng những yêu cầu như thế được đáp ứng.

Copy từ: RFA


..................................

Vụ xử Lê Quốc Quân: Dữ hay lành?


Cập nhật: 10:52 GMT - thứ hai, 30 tháng 9, 2013


Nhiều giáo dân đã dự buổi thắp nến cầu nguyện cho Lê Quốc Quân hồi tháng Bảy
Bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam.
Trước phiên xử ngày 2/10/2013, số phận của luật sư công giáo Lê Quốc Quân nằm trên “một đường mỏng manh”, như cụm từ “a delicate line” mà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để đặc tả về trạng thái “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.
Nếu căn cứ vào vụ việc người em trai của ông Quân là Lê Quốc Quyết bị “an ninh côn đồ” đánh bầm mặt vào những ngày cuối tháng 9/2013, không khó để suy đoán một dấu chỉ chẳng lành đang chờ đợi kẻ phạm nhân bị kín lối bởi bốn bức tường đen đúa.

Điềm dữ Bắc Kinh

Thêm một lần cố gắng trơ lì của ngành tư pháp Hà Nội khi muốn đóng vai trò bề trên để “rút phép thông công” đối với một con chiên không chỉ “kính Chúa yêu nước” mà còn chẳng ngần ngần ngại biểu hiện quan điểm trái ngược với giới cầm quyền Trung Nam Hải về chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Hiển nhiên, nếu vụ án Lê Quốc Quân được quán triệt đầy đủ theo đường lối Mao ít thì Tập Cận Bình có thể xoa tay nhấp rượu Mao Đài vì đã loại trừ được một cái gai trong mắt ông ta.
Bắt đầu trở nên khá nổi tiếng với khẩu ngữ “diệt cả hổ lẫn ruồi”, người đại diện cho khuynh hướng nhất thể hóa vai trò đảng và nhà nước ở Trung Quốc sẽ có thêm một dẫn chứng sinh động nhằm khuyến khích các học trò phương Nam của ông đi theo con đường không khoan nhượng tôn giáo, đặc biệt là Công giáo.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình nổi tiếng với đường lối diệt "cả hổ lẫn ruồi"
Trên con đường đó, tất cả những con ruồi chưa thể hóa thành hổ đều cần bị triệt tiêu, dù vì nguyên do tham nhũng hay nguy cơ chính trị.
Đó cũng là một kinh nghiệm đắt giá của Bắc Kinh trong việc duy trì được thế “cân bằng lực lượng” với giáo hội Công giáo Vatican trong ít nhất vài thập kỷ qua, bởi đã không ít lần các linh mục và giám mục quốc doanh được thụ phong mà chẳng cần đến ý kiến của giáo triều Roma.
Cũng không có được một phản kháng đáng kể nào trong mấy chục năm qua, hoạt động công giáo ở Trung Quốc luôn bị chính quyền ghé mắt như “bầy chiên hiền lành” - hiện tượng khác hẳn với hiện tình sôi sục đầy bức bách của làn sóng giáo hội ly khai ở Việt Nam.
Đó cũng là nguồn cơn sâu xa cho thấy nếu “con chiên bất tuân” Lê Quốc Quân được hành xử tư pháp một cách nghiêm cẩn, Nhà nước Việt Nam sẽ có thể gỡ gạc phần nào danh thể từ sau vụ “nổi loạn” tại giáo xứ Mỹ Yên ở Nghệ An vào tháng 9/2013.
Không những thế, một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân còn có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ.
Tất nhiên, đó sẽ là bài học răn dạy cho những tín đồ nhiệt thành thái quá mà đã không thể kềm giữ được tinh thần thiếu tôn trọng khuôn mặt chính thể.

Điềm lành Vatican

Nhưng ở một bờ cạnh khác kém lộ liễu hơn nhiều, dường như Lê Quốc Quân lại đang dần bước từ bóng tối ra ánh sáng. Thậm chí ánh sáng ấy còn có nét mặc khải, với điều kiện nó phải xuất phát từ một cái gì đó thật sự tục thế và cả tục quyền.
"Một hình án nặng nề đối với Lê Quốc Quân có thể tượng trưng cho lối “phạt vạ” của nhà cầm quyền đối với những kẻ dám bước ra ngoài ranh giới quy ước và tục lệ của cộng đồng thôn làng xưa cũ. "
Chuyến “thăm và làm việc” ở Vatican của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ nhà nước Việt Nam vào thời gian ngay sau khi căng thẳng vụ Mỹ Yên tạm lắng, đã khiến dư luận và giới phân tích chính trị lẫn tôn giáo có phần ngạc nhiên.
Không mang tính chất một cuộc gặp chính thức, phái đoàn do cựu trung tướng an ninh Bộ Công an dẫn đầu đã chỉ được tiếp đón bởi vài viên chức cấp thứ trưởng của Tòa thánh, và cuộc đàm luận cũng chỉ giống như một bản ghi nhận với nội dung đề xuất của phía Việt Nam về “giáo dân cần tôn trọng và tuân thủ pháp luật”.
Chuyến đi bất ngờ trên có thể khiến người ta nhớ lại một chuyến “hành hương” khác – nhưng thuộc về người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng, cũng đến Roma để gặp đích thân giáo hoàng Francis.
Sau cuộc gặp có vẻ thân mật ấy, mối quan hệ Vatican – Việt Nam “bỗng dưng” sáng hẳn lên, cũng không nghe Tòa thánh căn vặn một khuất tất nào liên quan đến việc sắc phong giáo chức hay những vụ việc gây ầm ĩ trong mối tương tác chẳng đặng đừng của chính quyền một số địa phương đối với các giáo xứ tại Việt Nam.
Mỹ Yên cũng là một trường hợp tiêu biểu về tính cách bình thản không bình thường của Tòa thánh.
Điều đáng ngạc nhiên và còn có thể được xem là thành tích của phái đoàn Ban Tôn giáo chính phủ là cho dù suýt chút nữa nổ ra bạo động tại Mỹ Yên cùng các giáo xứ lân cận, kéo theo sự hiệp thông chưa từng thấy của ít nhất phân nửa trong hơn 7 triệu tín đồ công giáo tại Việt Nam, phía Tòa thánh vẫn bình tĩnh cho là Nhà nước Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng về tự do tôn giáo trong những năm qua.
Dù chưa có bằng chứng xác thực về thái độ điềm tĩnh trên, song nhận định của Tòa thánh lại như có ẩn ý trong mối liên hệ với một động thái có tính ẩn dụ không kém: sau khi khởi tố vụ án mà không lập tức khởi tố bị can theo đúng quy định, cho tới nay vẫn chưa thấy cơ quan công an Nghệ An khởi tố thêm một giáo dân nào ở Mỹ Yên.
Có lẽ đây cũng là một hiện tượng lạ lùng từ nhiều năm qua ở Việt Nam.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vatican hồi 1/2013 được cho là đã phần nào giúp cải thiện quan hệ giữa VN với Giáo hội La Mã
Sự im lặng của đảng bộ, chính quyền và ngành công an Nghệ An lại diễn ra đồng thời với chuyến đi Paris và New York của người đứng đầu chính phủ - ông Nguyễn Tấn Dũng.
Những cuộc bàn thảo của thủ tướng đang như hé lộ xác tín chính trị “xoay trục” cùng một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam: hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP - có thể được phía Mỹ xem xét một cách “linh hoạt”.
Người Pháp cũng không quên hứa hẹn sẽ hợp tác quân sự với Việt Nam tại khu vực biển Đông. Thậm chí Nhà nước Việt Nam cũng chưa hết hy vọng được bổ sung vào Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc với vài tín hiệu được khơi mào từ khối Cộng đồng châu Âu.

Một giáo dân - một thủ tướng

Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế.
Bất chấp nhiều phương án ngăn trở thông tin, vị luật sư công giáo này đã được giới dân chủ nhân quyền trên thế giới vinh danh và dường như đã không còn là “con ruồi” trong cặp mắt ngao ngán của chính quyền.
Người ta đang tự hỏi, phải chăng tình thế có thể tái hiện một kịch bản đột biến như vụ việc thả nữ sinh Phương Uyên chỉ nửa tháng sau chuyến đi của chủ tịch Trương Tấn Sang đến Washington?
Và lần này, đó là mối quan hệ còn ẩn trong làn sương trừu tượng, giữa một thủ tướng và một giáo dân.
Song chính trị lại là một trừu tượng vượt bậc của các trừu tượng. Không ai có thể biết trong mớ hỗn độn khói sương mờ ảo của nó, cái gì sẽ diễn ra và thực chất là thế nào. Nó có thể đến từ mọi quyền lợi, nhân danh các thế lực và cả từ tinh thần thiếu “hiệp thông” giữa các phe nhóm, trên con đường phục hồi thể diện cá nhân…
"Nếu nhân quyền là điều kiện then chốt được người Mỹ và Tây Âu đặt lên bàn đàm phán với Nhà nước Việt Nam liên quan đến giải thưởng có tên TPP, Lê Quốc Quân lại đang hóa thân thành một chú hổ dân chủ quốc nội trong con mắt của chính giới quốc tế. "
Một khi đã không còn bị xem là “con ruồi” theo não trạng Mao tuyển của nhóm hồng vệ binh Trung Hoa, bất kỳ mức án nào nặng tay hơn khung hình phạt “treo” đối với Lê Quốc Quân đều phơi bày tính phi logic trong mối tương quan với thực đơn chính trị đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn hết sức “nhạy cảm” hiện thời.
Cho dù vẫn cố phô bày vẻ ung dung về vị thế tự tại quyền lực của đảng, song hàng loạt phản ứng trong mấy năm gần đây từ giới công giáo như các vụ Cầu Rầm, Con Cuông, Tam Tòa, Mỹ Yên đã khiến những người theo đường lối “kiên định” không thể xem thường.
Một bản án quá “nhạy cảm” đối với người con của giáo hội sẽ không thể đổi lấy lòng “yêu nước” đồng nghĩa với khả tín “kính Chúa”.
Nếu việc hoãn xử án Lê Quốc Quân đã từng bị treo đến gần ba tháng khi bất chấp các quy định pháp luật, một phán quyết “treo” tiếp nối sẽ có thể không làm cho các cơ quan tư pháp nhà nước quá nặng lòng, trong khi Bắc Kinh vẫn tạm hài lòng vì dù sao sẽ có án, còn cực bán cầu cách Việt Nam nửa vòng trái đất cũng có thể tạm thỏa mãn với những cố gắng vận động trước đó của họ.
Tất cả đều được dung hòa và đều có được điều mà ngành kinh tế học phát triển gọi là “lợi thế so sánh”.
Chính trị luôn có thể là như vậy. “Của để dành” như Lê Quốc Quân luôn có lợi một khi ai đó muốn ngụ ý những người bất đồng chính kiến bị giam giữ là một thứ “tài nguyên nhân quyền” để trao đổi phòng khi túng thiếu.
Vào giữa năm nay, chỉ hai ngày sau chuyến công du thành công ở châu Âu, Tổng thống Thein Sein của Myanmar đã lập tức ra lệnh phóng thích đến bảy chục tù nhân chính trị còn bị giam giữ, kể cả những người mang án đủ sâu sắc với chế độ cầm quyền mà còn lâu mới có thể ra tù.
Bởi thế và khó có thể khác, sẽ là tốt hơn nhiều nếu hiện ra chỉ dấu điềm lành trong phiên xử ngày 2/10/2013 cho Lê Quốc Quân và cho cả chế độ.

Copy từ: BBC


......................