CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo



Bauxite Việt Nam

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVNtrong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.
Ngày hôm sau, ngày 19/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Bình Thuận. Tại đây, ông chính thức tuyên bố dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà – một mắt xích quan trọng của Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông duyệt năm 2007 – vì xét thấy không có hiệu quả kinh tế.
Và rất kịp thời, các báo Thanh niênNgười lao độngDân tríPháp luật TPHCMTuổi trẻ,… cùng nhiều trang mạng đã có nhiều bài viết về những hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà đồng thời phân tích những sai lầm nghiêm trọng của Chính phủ, của Bộ Công thương, của Vinacomin trong việc lập lấy được và triển khai lấy được Dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.
Ý kiến của các chuyên gia lần này, không khác biệt với những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của một số cá nhân chuyên gia khai khoáng, và của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, nhiều nhà khoa học, xã hội học, dân tộc học trong và ngoài nước cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng ký tên vào các bản Kiến nghị tháng 4/2009 và các Thư ngỏ liên tiếp trongtháng 4, tháng 5 (7/5/2009 và 17/5/2009) do GS. Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS. Nguyễn Thế Hùng khởi xướng… nhằm đánh động dư luận cả nước cũng như gửi tới các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội để đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ thua thiệt vô cùng lớn trên cả bốn phương diện: 1. An ninh quốc phòng; 2. Môi trường sinh thái; 3, Nền văn hóa cổ Tây Nguyên; 4. Kinh tế, giúp cho những ai nắm giữ quyền lực nhưng chưa đến nỗi mất tỉnh táo, hoặc bị thao túng bởi một thế lực bên ngoài nào đó, kịp thời thức ngộ và tránh cho đất nước một sự trả giá nặng nề.
Kết quả thì sao? Những gì ông Đoàn Văn Kiển phân bua, coi đây là một ván bạc 5 ăn 5 thua, và với tư cách “nhà cái” thì cứ đánh cược tính mạng và tài sản nhân dân vào ván bạc cái đã, thôi ta không cần nhắc lại làm gì. Nhưng lời lẽ gay gắt của người có tên Lê Dương Quang trong một hội nghị sát trước kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2009, nói xưng xưng rằng ý kiến phê phán của giới trí thức đối với Dự án bauxite Tây Nguyên là “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên các thông tin sai lệch", thậm chí “dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”, thì hẳn không ai có thể quên.
Cũng không ai có thể quên được cùng với mấy Kiến nghị nóng hổi nói trên, trang Bauxite Việt Nam đã ra đời như một đòi hỏi chính đáng, tập hợp tiếng nói của những người nhiệt tâm với đất nước, lên tiếng phản biện thẳng thắn, sát sườn đối với những bước đi có thể nói là phiêu lưu của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ – vừa tự động ký tắt với nhà cầm quyền Trung Quốc xúc tiến xây dựng nhanh các nhà máy khai thác alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ không đếm xỉa đến luật pháp quy định ai mới là người có đủ tư cách để ký, lại vừa ngấm ngầm chia nhỏ dự án thành từng gói nhỏ để khỏi phải đưa ra trình Quốc hội, cốt thực thi Dự án cho nhanh – và cũng hết sức thẳng thắn khi lên tiếng nhắc nhở kịp thời những hành vi không phù hợp đạo đức truyền thống, như thái độ bất nhất, coi thường lời can gián của một bậc thầy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến dân chúng không khỏi ngỡ ngàng, ảnh hưởng rất bất lợi đến tâm lý và hành vi đạo lý trong xã hội... Sau mấy tháng hoạt động hết mình như thế, cái giá phải trả mà người trong cuộc cũng như công luận trong ngoài nước không thể nào tin, ấy là người điều hành trang Bauxite Việt Nam đã bị công an thẩm vấn suốt 22 ngày liền, ngay sau cái Tết Âm lịch năm 2010, mặc dù cuối cùng phải thừa nhận ông là một người yêu nước. Còn chính trang mạng – tiếng nói yêu nước mà ông được anh em ủy nhiệm điều hành – thì bị phong tỏa và đánh sập không phải một mà đến hai ba lần.
Bây giờ đây, khi một thảm họa lớn về kinh tế nối tiếp vụ Vinashin và vụ Vinalines đang lởn vởn như mây đen ở phía chân trời, không hiểu ông Lê Dương Quang có định nói lại một lời cho sòng phẳng với dân chúng và trí thức, về lời phát biểu không thể định danh khác đi là hung hăng của mình cách đây hơn 3 năm rưỡi hay không. Và những cấp cao hơn ông ta nữa, liệu đã tính đến những lời xin lỗi trước Quốc hội về “trách nhiệm chính trị” của mình hay không. Nhưng còn quan trọng hơn, và thiết thực hơn, theo chúng tôi nghĩ, đó là những người chủ chốt đóng vai chủ trương, chỉ đạo và điều hành Dự án bauxite ở Tây Nguyên cần sớm xem xét một cách cầu thị không phải chỉ phương diện kinh tế đã và sẽ thua lỗ như thế nào của dự án này, mà đồng bộ cả bốn mặt đã nêu trong các Kiến nghị phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên năm 2009, để thấy đất nước ta đã, đang và sẽ thiệt hại to lớn – những thiệt hại không thể lường tính hết nguy cơ ghê gớm – đến thế nào.
Và cũng từ những hậu quả nhãn tiền nhìn thấy từ những gì đã triển khai trong ba năm qua, việc kịp thời dừng lại để tránh cho đất nước một vụ Vinashin trong ngành khai khoáng trong gang tấc cố nhiên là cần kíp. Song cũng cần kíp không kém, có lẽ còn là ở chỗ, cần đánh giá lại toàn diện quan điểm dùng người của các vị, khiến các vị đang ngày càng trở nên cô lập. Các vị đã nhất mực nghi ngờ, cảnh giác một cách thiếu căn cứ với trí thức, vô hình trung tự mình đẩy những người hết lòng với dân với nước và muốn đem trí tuệ cống hiến cho đất nước, soi tìm cho đất nước một con đường đúng, thành những người đối lập ảo với các vị. Và không cần nói cũng rõ, là kết quả của chủ trương “cảnh giác chính trị” lạ lùng ấy đã làm các vị đâm ra mất minh mẫn, vì chẳng còn mấy trí tuệ, nên việc gì các vị tiến hành cũng... nói như dân gian, “đâm quàng vào bụi”, để lại cho toàn dân những gánh nặng tày đình. Vụ bauxite chỉ mới là một dẫn chứng thôi, còn bao nhiêu vụ khác cũng quan trọng ngang hoặc còn hơn vụ bauxite mà trí thức đã từng cảnh báo, chẳng hạn: đừng nên mê muội trước kẻ thù truyền kiếp là bọn Đại Hán Trung Cộng, vì một thứ không có thực hoặc đã bị chính chúng xóa bỏ trong thực chất là chuyện “ý thức hệ”, chỉ đưa lại chút lợi cỏn con là duy trì lợi ích của một nhúm nhỏ mà đánh mất đi quyền lợi to lớn muôn đời của Tổ quốc, đẩy cả nước ta đến hiểm họa mất nền độc lập tối thiêng liêng mà tổ tiên giữ được hàng ngàn năm nay; hoặc nữa, cũng đừng vì quyền lợi ích kỷ của một tổ chức đang suy thoái trong thực tế mà khăng khăng tìm mọi xảo ngôn này khác để quyết giữ lại bằng được những điều trong bản Hiến pháp vốn đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của cả dân tộc này, nó tất yếu sẽ gây ra những tấn kịch không thể nói là tốt đẹp cho chính Đảng Cộng sản và cho cả dân tộc chúng ta.
Trên đây là những gì có thể tạm gọi là bài học thiết thực mà chúng tôi chân thành gửi đến các vị, mong mỏi các vị hãy nghiêm túc rút ra qua một cuộc thử nghiệm không thành công về kinh tế khi các vị khăng khăng bỏ ngoài tai những lời can gián chân thành của trí thức và quần chúng.
Cũng theo yêu cầu của nhiều người gửi e-mail tới chúng tôi, để bạn đọc xa gần nhớ lại và tìm lại tài liệu về quá trình phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, từ nay, BVN sẽ lần lượt đăng lại các bản Kiến nghị đã gửi đến các cấp có thẩm quyền cũng như đã công bố trên các trang BVN phiên bản cũ – nay đã là những trang mạng xấu số – trong năm 2009, cùng một số bài quan trọng khác trong hơn ba năm rưỡi qua, đồng thời cũng sẽ hệ thống hóa những bài viết khác về bauxite kể từ năm 2009 đến nay và làm đường link giúp quý bạn tìm đọc chúng, mà do dung lượng trang mạng có hạn nên không thể đăng lại được.
BVN
* * *
Phụ lục:
Kiến Nghị 2009

Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (12/04/2009)

Danh sách chữ ký 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9
Kính gửi:
– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ;
– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.
Thưa quý cơ quan,
Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.
Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân – nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình lớn, vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.
Thưa quý cơ quan,
Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá!
Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, môi trường, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp… là những bổ sung toàn diện mang tính chất “kỹ thuật” cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.
Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:
- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được “ký tắt” với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;
- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau – những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;
- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự “nổi tiếng” của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia gây ô nhiễm môi trường vào bậc nhất, chưa kể những “vấn nạn” khác (chỉ mới trong tháng Ba vừa rồi Chính phủ nước Úc đã phải hủy bỏ một dự án khai thác khoáng sản ở Nam Úc ký với Trung Quốc vì lý do quốc phòng).
Thưa quý cơ quan,
Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.
Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.
Chúng tôi kiến nghị:
1) Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội quyết định;
2) Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại, có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và đưa ra những phê chuẩn thích hợp. Kính mong Quốc Hội thấu suốt được tinh thần của đại đa số dân chúng không muốn dự án này tiếp tục vì tất cả những hệ lụy nặng nề của nó;
3) Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Thưa quý cơ quan,
Những người ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng khôn cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.
Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi người Trung Hoa nhất là giới trí thức hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.
Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Ký tên
GS Nguyễn Huệ ChiNhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng

 
 

Copy từ: Hữu Nguyên

ĐẤT NƯỚC TA DÂN TỘC TA LÀ CON “CHUỘT BẠCH” KHỔNG LỒ

Tô Văn Trường
Nhìn lại cả quá trình phản biện xã hội về dự án bô xít Tây Nguyên, rất nhiều nhà khoa học, người dân đã không tiếc thời gian, công sức nghiên cứu, tìm hiểu đi thực tế, phân tích đánh giá toàn diện dự án để khuyên can, kể cả lấy chữ ký kiên trì kiến nghị tập thể của hàng nghìn người  nhưng kết quả  như  “đàn gảy tai trâu ” nên mới tới cơ sự này.
 Mấy hôm nay,  lại bùng lên 2 sự kiện là Thủ tướng  tuyên bố dừng cảng Kê Gà và thông tin là làm kiểu gì cũng lỗ! Thông tin xấu không bưng bít được nữa. Vinacomin chắc cũng hết “máu” rồi nên đang “giẫy chết” và đang bắt đầu điệp khúc “chỉ triển khai theo chỉ đạo của Chính phủ ” – tức là đổ tội cho Thủ tướng đây. Trước đây, Thủ tướng đã có lần đăng đàn nói rõ dự án bô xít  là chủ trương lớn của Đảng. Còn Đảng là ai và có thể đổ tội cho ai đây?!!!  Ngay nhiều vị lãnh đạo chủ chốt đương chức hiện nay đã từng nói như ra lệnh cho Quốc hội “Đã quyết rồi”! Liệu có thể lôi ra công luận, và tòa án lương tâm  ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh,  cái người cả gan ký với Tàu năm xưa đã kịp hạ cánh về cưới cô vợ trẻ hay không?
          Có 2 việc quan trọng cần phải làm ngay. Thứ nhất là thành lập Ban Thẩm định đánh giá độc lập xem xét lại toàn diện về dự án bô xít. Các số liệu “ma, ảo thuật” liên quan đến dự án là  trách nhiệm cụ thể của ai? Dừng ngay bây giờ thì còn phúc cho dân tộc, cho dù đã đầu tư tốn kém đến đâu chăng nữa. Cần phải dừng ngay dự án để xác định rõ những  kẻ tiếp tục “cố đấm ăn xôi” hay ngoan cố  để vụ lợi hoặc chạy trốn trách nhiệm. Thứ hai là bài học nào từ sự kiện này có thể rút ra cho việc ra các quyết định chiến lược và lắng nghe phản biện xã hội?
          Người dân có quyền đặt câu hỏi vì lý do gì khi dự án bô xít Tây Nguyên biện giải ở trên giấy cũng còn chưa xong, khía cạnh nào cũng thấy lo “điên đảo luôn” ( ngôn ngữ của Táo quân), giờ thì làm kiểu gì cũng lỗ nữa thì tại sao lại còn làm? Có mục  tiêu thật nào chưa nói ra không? Tại sao nhìn vào đâu cũng thấy hàm lượng Trung Quốc – công nghệ Trung Quốc, công nhân Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sản phẩm bô xít gần như duy nhất là Trung Quốc?  Chỉ có điếc và mù mới không biết Trung Quốc đang nhăm nhe muốn nuốt chửng Việt Nam.
          Lý do chính để Đảng và Nhà nước vẫn quyết  tâm thực hiện dự án bô xít lâu nay vẫn là hiệu quả kinh tế trên giấy. Nay thực tiễn, bước đầu đã bác bỏ thành lũy cuối cùng của một  thứ lập luận lừa dối thiên hạ này. Các loại VINA  lâu nay có làm được cái gì ra hồn đâu ngoài việc xà xẻo phần trăm các dự án cho vào túi riêng. Các mặt khác như văn hóa, an ninh quốc phòng, môi trường vv…các chuyên gia, các nhà khoa học  đã nói từ lâu, không ai có thể bào chữa được nữa về mức độ rủi ro cao và tác động xấu của dự án. Có điều trước đây người ta vẫn nói theo kiểu “cả vú lấp miệng em” là do ta nghèo nên vẫn phải  chấp nhận hy sinh một vài thứ để có cái ăn.
Về các bài học thì có lẽ vẫn là về  lỗi hệ thống.  Về quyết định chiến lược, lâu nay có một thực tế tệ hại là đất nước cứ bị mang ra làm trò thí nghiệm.  Đất nước và dân tộc ta đang là một con “chuột bạch” khổng lồ!  Có một loạt việc tày đình được quyết định rất ẩu và khoác một cái vỏ bọc an toàn là ”thí điểm” để có thể thành công hay không thì kẻ phạm tội vẫn có cửa thoát thân. Nếu coi  những chuyện lớn như vậy là thí điểm thì quả là người ta đã mang đất nước ra để làm trò đùa.  Thí điểm tập đoàn nhà nước, hút  hết máu của nền kinh tế thì  là chuyện thật chứ còn thí điểm gì nữa.  Thí điểm 2 nhà máy bô xit, đây là đầu tư thật cả tỷ đô la  và kéo theo một loạt các  hạ tầng phụ trợ , lại là thí điểm. Nếu công luận không sớm lên tiếng thì quy mô khủng có thể bắt đầu ngay chứ đâu chỉ giới hạn ở 2 nhà máy.
Lần này, các lãnh đạo Vinacomin còn đang sống sượng,  muối mặt phán bừa rằng biết đâu trong 30 năm nữa thì giá nhôm sẽ lên cao thì dự án lại hiệu quả!!!  Cần phải đánh giá lại toàn diện dự án để từ đó rút ra bài học về những sai sót trong việc quyết định làm dự án. Trong việc đánh giá lại, nên loại bỏ quyết định mang tính chính trị mà  phải xây dựng trên việc đánh giá lợi ích kinh tế và môi trường. Làm đến đâu, chỉ mang tính thử nghiệm, hay khai thác đáp ứng nhu cầu của thị trường thì phải xem xét lợi ích kinh tế như thế nào, có tính đến cả giá của nó trong thời gian sắp tới. Theo tôi 5 năm trước mắt, giá alumin khó lòng mà đi lên vì kinh tế thế giới sẽ tiếp tục yếu. Theo bài báo Wall Street Journal, cung vẫn cao hơn cầu. Họ sản xuất nhưng tồn kho để giữ giá. Nếu lãi suất tăng, tồn kho sẽ đắt, hàng tung ra sẽ làm giá xuống nữa, ít nhất 20%.  Như vậy,  năm 2013-2014 vẫn sẽ đen tối.
http://professional.wsj.com/article/SB10001424127887324352004578136901061507138.html?mg=reno64-wsj.
          Có phương pháp “ngụy luận” khác là thay vì đưa ra các chỉ số đo lường kết quả và sự thành công, người ta hay quy về một số chỉ số định tính khó đo lường, mập mờ. Cần phải tiếp tục  cảnh giác với kiểu lập luận đưa mọi sự vào thế mập mờ để nói thể nào cũng được này (đã dốt lại còn tỏ ra “nguy hiểm”). Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ ở các chỉ số tài chính, kinh doanh thì đưa ra khái niệm khó đo là  điều tiết vỹ mô, điều tiết thị trường. Chương trình đánh bắt cá xa bờ thay vì cần có các chỉ số đo lường hiệu quả bền vững của đồng vốn đầu tư thì lại viện cớ củng cố an ninh quốc phòng mơ hồ. Cuối cùng cũng đành thú nhận thất bại. Nhà máy Dung Quất thay vì sử dụng các chỉ số đầu tư đơn giản như NPV, IRR thì lại nhấn mạnh tới động lực phát triển miền Trung, cố tình “giật gấu, vá vai” bưng bít,  để mỗi năm lỗ 120 triệu đô la, tất cả lại đổ lên đầu tiền thuế của dân vv…Lợi ích nhóm sẽ tiếp tục hoành hành biến lãnh đạo thành “hoàng đế cởi truồng” trước bàn dân thiên hạ. Dự án tỷ đô Cảng Lạch Huyện thì nguy cơ đi theo vết xe đổ đã hiển hiện rõ ràng.     
          Tàu cao tốc không làm xuyên Việt được thì cũng dự định “thí điểm” ở 1 đoạn để thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung.  Tới đây,  không biết nhà máy hạt nhân có thí điểm không? Mà nói rộng ra đi lên Chủ nghĩa xã hội mà chẳng ai biết rõ nó là cái gì thì cũng lại là một cuộc thí điểm nhiều đời hết ông đến cha, giờ đã đến cháu chắt rồi. Ai là người đam mê “thí điểm” và tự cho mình có quyền “thí điểm” nhiều và với quy mô như vậy?  Cơ thể của đất nước, xã hội có thể chịu đựng nổi bao nhiêu lần thí điểm nữa đây?
  Một bài học sâu xa nữa là văn hóa tiếp thu phản biện xã hội. Không thể không đặt câu hỏi tại sao lãnh đạo đất nước lại mắc quá nhiều sai lầm như vậy?. Hầu như đụng đâu, sai đấy, làm đâu, hỏng đấy!  Quyết định càng lớn lại càng sai. Bên cạnh nhiều vị lãnh đạo tầm nhìn, tư duy, năng lực hạn chế  là đội ngũ tham mưu hỏng. Còn chốt kiểm soát cuối cùng là phản biện xã hội thì lại bị thù ghét thì còn ai chỉ dẫn, góp ý cho mình nữa.  Chuyện xảy ra quá nhiều lần. Chân lý của quyền lực đã thắng quyền lực của chân lý hết lần này đến lần khác. Riêng lần này ai có thắc mắc về dự án bô xít,  xin nhớ lại lời của thứ trưởng Bộ Công thương  Lê Dương Quang, còn chụp mũ cho các trí thức là phản động!?   Vấn đề không chỉ nằm trong việc tiếp thu phản biện xã hội  mà chính là hệ thống hiện hành không dung thứ ý kiến trái chiều với nhà cầm quyền. Cái gì cũng để Đảng và Nhà nước lo thì lo sao cho thấu. Mưu sỹ thì toàn lựa đám a dua, lựa theo ý cấp trên mà minh họa theo thì làm gì còn có khoa học nữa.  Trung thần còn có mấy người? Không chỉ là văn hóa tiếp thu phản biện mà còn là văn hóa tự chịu trách nhiệm cá nhân. Những người to mồm về dự án bô xit này đi đâu cả rồi? Ai là người đưa ra chủ trương lớn? Ai là người xây dựng báo cáo khả thi?  Cái gốc cuối cùng vẫn phải là dân chủ hóa xã hội để mỗi quyết định quan trọng của đất nước được đưa ra đều phải có chất lượng dựa trên một quy trình khoa học, chuẩn mực.
Từ dự án bô xít,  (một chuyện trong hàng ngàn chuyện) Đảng tự đặt mình trên dân tộc,  quốc gia rồi,  vậy cần gì Quốc hội, cần gì Hiến pháp? Điều 4 Hiến pháp như khẳng định : “Cha là chủ gia đình”. Đúng, Cha là chủ gia đình, theo nghĩa ấy mà trị quốc thì là “Nhân trị” chứ   không phải “Pháp trị”. Vì có mấy ai làm cha mà có thương ghét các con công bằng, công tâm đâu. Vì thương ghét là phạm trù  tình cảm, cảm tính. Cả Quốc hội, Chính phủ, Tòa án đều do một “Cha” quyết thì thà rằng “Cha” làm luôn như trong chiến tranh, Đảng quyết hết mà có ai nói gì đâu?. Hoàn cảnh thời bình, tập tành với nền kinh tế thị trường cho nên phải học kinh nghiệm của những nước tiên tiến. Làm theo kiểu cũ thì sẽ còn biết bao bô xít, các Vina và những “kỳ nhân Hoàng Hữu Phước” xuất hiện làm điên đảo nhân quần! Đã đến lúc người dân không cho phép đem dân tộc ta,  đất nước ta ra làm thí điểm như con “chuột bạch” khổng lồ! 




Copy từ: Anh Ba Sàm

PGS-TS NGUYỄN VIẾT THÔNG, KHÔNG ĐƯỢC LỪA DỐI TRẮNG TRỢN NHƯ THẾ !


Gửi Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương ,
Trong bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi), ông đã dùng nhiều thủ thuật tinh vi nhằm qua mặt, lừa mị người đọc. Do đó tôi thấy cần vạch cho nó rõ ra, để bà con cảnh giác:
Phó Giáo sư Tiến sĩ Ní Nuận Nguyễn Viết Thông
Mạo danh nhân dân
Trong mục 2, ông tỉnh queo viết rằng: “Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng”, rồi thì “Các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhận thức rõ hơn ai hết, nếu chấp nhận đa đảng, chế độ XHCN sẽ sụp đổ, đất nước sẽ rối loạn, đời sống nhân dân cả vật chất và tinh thần rơi vào tay các thế lực không trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc ta”.
Ông chỉ là PGS, TS, Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, chứ nếu ông có là ai đi nữa thì cũng không được vội vã nói chắc như vậy. Chỉ có NHÂN DÂN mới có quyền khẳng định hay không khẳng định những điều nói trên. Nếu thế thì phải đi hỏi ý kiến của NHÂN DÂN đã chứ. Thông thường là phải qua một cuộc trưng cầu dân ý thì mới biết được cụ thể như thế nào. Sư việc như vậy đâu có đơn giản, mà ông đã vội mạo danh nhân dân rồi phang bừa, nói lấy được?
Góp ý sửa đổi Hiến pháp hay là góp ý về Xây dựng Đảng ?
Trong mục 4, ông viết:
“So với Hiến pháp năm 1992, quy định về Ðảng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có ba bổ sung, phát triển quan trọng.
Một là, khẳng định Ðảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà đồng thời còn là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ðây là nét sáng tạo đột phá phù hợp với đặc điểm Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Ðảng ta ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân mà còn vì lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Ðảng ta không có lợi ích tự thân.
Hai là, bổ sung quy định: "Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". Sự bổ sung này quy định bản chất, trách nhiệm của Ðảng đối với nhân dân.
Ba là, khẳng định không chỉ các tổ chức của Ðảng mà còn quy định thêm về việc tuân thủ, thi hành Hiến pháp và pháp luật đối với mọi đảng viên. Ðảng viên phải tự giác, gương mẫu, thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Những bổ sung, phát triển trên càng cần thiết khi hiện nay, bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Ðảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Ðảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Ðảng và sự tồn vong của chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Hai là, đội ngũ cán bộ cấp trung ương, cấp chiến lược rất quan trọng, nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản.
Ba là, nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Ðảng đã xác định: "Ðể tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Ðảng trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện tốt tám nhiệm vụ trong công tác xây dựng Ðảng mà Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng đã đề ra, coi đó là những nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa lâu dài và phải thực hiện thường xuyên, có hiệu quả, đồng thời tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách sau đây:
Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Ðảng.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương, đáp ứng yêu cầu  của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng.
Trong ba vấn đề trên, vấn đề thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất (2)”.
Cứ đụng vào mấy cái một là, hai là, ba là của ông là tôi cảm thấy ù tai hoa mắt, đầu óc quay mòng mòng tít mù khơi.
Bắt đầu từ chỗ Nổi lên những vấn đề cấp bách, ông làm một lèo mấy cái một là, hai là, ba là. Khốn nỗi đây lại là những nội dung thuần túy về Xây dựng Đảng chứ đâu có liên quan gì đến Góp ý sửa đổi Hiến pháp mà ông cứ đưa vào ngang phè phè như thế?
Hơn nữa, hai tài liệu mà ông trích dẫn là những Văn kiện của Đảng: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và Văn kiện Hội nghị lần thứ thư Ban Chấp hành Trung ương, nghĩa là ông đã lấy văn kiện của Đảng để hướng dẫn cho việc sửa đổi Hiến pháp. Mặc nhiên, ông đã coi văn kiện của Đảng là cao hơn Hiến pháp?
Cố tình lừa dối về các quốc gia còn độc đảng
Nhưng ghê rợn nhất là điều sau đây: Trong mục 2, ông viết: “Nhưng nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…”
Xin thưa với ông, Lào là nước anh em với Việt Nam thì khỏi nói. Cuba thì đang hết sức chạy chữa cứu sống cho Hugo Chavez, vì Chavez nghoẻo thì khi không còn được cung cấp 110.000 thùng dầu mỗi ngày, Cuba cũng rung rinh. Triều Tiên thì được coi như Chí Phèo của thế giới, thường xuyên dùng hạt nhân để ăn vạ trong khi để người dân đói nhăn răng. Lẽ nào ông lại lấy mấy tấm gương mốc của Cuba và Triều tiên để soi rọi cho con đường đi lên của Việt Nam?
Đối với tất cả những nước còn lại, ông đã cố tình lừa dối người đọc chúng tôi rằng đó là những nước chỉ có một đảng chính trị, trong khi thực tế thì mỗi nước có nhiều, thậm chí tới hàng chục đảng phái.
Ông đừng tưởng rằng với cái lối phiên âm quái dị của ông mà chúng tôi mờ mắt sợ vãi, rồi không tìm ra được sự thật nhé. Chỉ cần vào Google, gõ “list of political parties in+ tên nước”, sẽ ra kết quả sáng giữa ban ngày. Nào, mời ông:
Ăng-ti-goa:  tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.
Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.
Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác.
Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.
Bô-xni-a: tên thật là Bosnia và Herzegovina, có 12 đảng.
Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.
Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.
Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.
Cốt Đi-voa : tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.
Phi-gi : tên thật là Fiji, có 3 đảng.
Li-bi : tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.
Cư-rơ-gư-xtan : tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.
Ma-đa-ga-ca : tên thật là Madagascar, có 16 đảng.
Mô-na-cô : tên thật là Monaco, có 4 đảng.
Tat-gi-ki-xtan : tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác.
Rõ ràng, ông đã cực kỳ không trung thực khi cố tình nói sai sự thật về các chế độ tại các quốc gia nói trên nhằm đánh lừa độc giả.
Cho dù ông đang làm Tổng thư ký hội đồng lý luận trung ương, hay đang làm chức vụ gì đi nữa thì sự lừa dối này thật là trâng tráo, trắng trợn và trơ trẽn.
Qua đó, người ta có quyền nghi ngờ rằng, học hàm học vị Phó Giáo sư Tiến sĩ của ông cũng chỉ là hàng dỏm mà thôi !
Có thể ông đã phải chịu tai tiếng là « Lú Lẫn », nhưng đừng để người dân phải « lú lẫn » như ông, ông Thông ạ.




Copy từ: Tâm Sự Y Giáo

TÌM TRẺ MẤT TÍCH TỪ NGÀY 17/02/2013

BÉ BỊ MẤT TÍCH TRONG PHẠM VI CẢ NƯỚC NÊN NHỜ CÁC BẠN SHARE GIÙM ĐỂ XÁC SUẤT TÌM ĐƯỢC BÉ CAO HƠN, GIA ĐÌNH ĐƯỢC BIẾT HIỆN NAY BÉ ĐANG GẶP NGUY HIỂM, NÊN NHỜ CÁC BẠN GIÚP ĐỠ GIÙM. GIA ĐÌNH XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!! 
 
 
   Nguồn:  https://plus.google.com/100615246953858010404/posts
 
 

HÃY KHẨN CẤP BẢO VỆ PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ NHÀ VĂN PHÓ TỔNG BIÊN TẬP NGUYỄN THANH TÚ


 Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy một sự thật khó mà chối cãi, rằng Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà văn Trung tá Phó tổng biên tập Nguyễn Thanh Tú đang bị ném những hòn đá tảng, bị đánh hội đồng tơi bời không thương tiếc.
Thật là cực kỳ phi lý. Một trí thức tên tuổi với học hàm học vị Phó giáo sư Tiến sĩ lùng danh, một nhà văn nổi tiếng có nhiều tác phẩm xuất sắc như anh (tôi xin gọi ông Tú bằng anh cho nó thân mật) lại bị đánh hội đồng vô cùng đau đớn, mà chưa có cơ hội chống đỡ, chưa có ai lên tiếng bên vực và bảo vệ. Đau xót thay !
Chung qui cũng chỉ vì một câu nói của anh nói về sự tồn vong của dân tộc. Đành rằng một người như anh mà dám nói về sự tồn vong của dân tộc là cả một cái sự bạo phổi, đại ngôn, nhưng xin mọi người hãy nhìn thấy được cái tầm, cái tâm của anh đối với dân tộc, đối với cấp trên nó như thế nào. Mọi người hãy nhìn cho kỹ rồi hãy phán xét.
Có tác giả nói rằng 17 năm về trước, anh đã ăn cắp văn chương. Thật lạ lùng cho cái sự buộc tội này. Chuyện đã qua 17 năm rồi, đủ thời gian để một cậu bé sơ sinh biến thành một chàng thanh niên bẻ gãy được sừng trâu, ấy thế mà sao không quên nó đi mà lại đem ra mà đay nghiến, mà chà xát anh. Một người thanh cảnh, mảnh mai như anh làm sao có thể chịu đựng nổi sự vùi dập oan khiên này ?   Vả lại, bây chừ người ta ăn cắp đủ mọi thứ từ bé đến lớn, từ vật chất đến tinh thần, từ vật thể cho đến phi vật thể... Thế thì một tẹo « văn chương » thì có là cái quái gì đâu mà làm cho to chuyện.  Thật không nhân đạo, nhân văn và nhân dịp một tí nào.
Lại còn có tác giả cho rằng anh, một Phó giáo sư Tiến sĩ ăn học đàng hoàng và là một nhà văn chân chính, lại có những lập luận phí lý, phản động, giang hồ đạo tặc. Đây là một cái điều hết sức vô lý, không thể chấp nhận đối với một trí thức sáng danh như anh Tú. Xin mời hãy đọc đoạn sau đây của anh mới thấy hết được cái lý cái tình, vừa chặt chẽ vừa tha thiết mà anh gửi gắm : «Việc đòi hỏi bò điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh ; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta, dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cố tình quên công lao, đóng góp, vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng ta trong công cuộc đổi mới đã và đang thắng lợi toàn diện. Thậm chí có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này ».
Cũng cần nói rõ thêm với một số tác giả rằng : thuật ngữ « cướp chính quyền » ngày nay không được sử dụng nữa đâu mà đã được uyển chuyển sửa lại thành ra « giành chính quyền về tay nhân dân». Các thế lực thù địch đã lợi dụng thuật ngữ nói trên để xuyên tạc rằng « thảo nào, từ ruộng đồng, từ bưng biền, từ rừng cao, từ núi sâu », rồi thì « đi tắt đón đầu »... là dành riêng cho « bọn lục lâm thảo khấu », « bọn cướp đường »... Thật đúng là cái bọn phản động, nhàn cư vi bất thiện. Rỗi hơi hay sao mà cứ hay cố tình ví von, suy luận lung tung, làm sai lạc hết bản chất của vấn đề.
Gần đây đang có những câu chuyện lùm xùm quanh ông nghị Phước. Nhiều kẻ xấu mồm gọi ông nghị này là nghị khùng, nghị điên, là mắc bệnh cần đi khám bệnh tâm thần, là loạn ngôn... Riêng đối với một dư luận viên là tôi thì khác. Tôi cho rằng lời xin lỗi mà nghị Phước dành cho ông Dương Trung Quốc đã thể hiện sự can đảm, sự quang minh chính đại tuyệt vời của nghị Phước. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng và tâm đắc với lời chia sẻ của nghị Phước : « Trong tình hình đất nước ta hiện nay cần nhất là sự ổn định, các thế lực không thân thiện với chúng ta lợi dụng những phát biểu chính thức từ những vị có danh tiếng ».
Và tôi cũng cho rằng trong câu chuyện của Phó giáo sư Tiến sĩ Nhà văn Phó tổng biên tập Trung tá Nguyễn Thanh Tú, hình như cũng đang có sự « lợi dụng » nào đó đằng sau, rất tinh vi và rất nguy hiểm.
Xin được bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với anh Tú, một người mà tôi luôn ngưỡng mộ về đạo đức tư cách sáng ngời và kiến thức uyên thâm thượng thừa.
Hỡi cộng đồng dư luận viên, hãy khẩn cấp và nhiệt tình lên tiếng, góp phần cụ thể, thiết thực để bảo vệ tiếng nói sáng  ngời chính nghĩa của anh Tú.
Hỡi những ai đã và đang ném đá hội đồng anh Tú, hãy tỉnh ngộ học tập theo nghị Phước và mau mau có lời xin lỗi anh Tú bằng cả hai hình thức : thông cáo báo chí và thư tay.
Tôi tin rằng anh Tú cũng sẽ mau chóng niệm tình tha thứ.

Dư luận viên VO VĂN VE
 
 


Copy từ: Tâm Sự Y Giáo

ĐỀ NGHỊ BÁO NHÂN DÂN ĐÍNH CHÍNH LẠI


Ngày 20-2-2012, báo Nhân Dân cho đăng bài Tính hợp lý của Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) của tác giả Nguyễn Viết Thông, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương.

Trong bài báo trên có đoạn: “Nhiều nước khác lại chỉ có một đảng chính trị như Cu-ba, Lào, Triều Tiên, Ăng-ti-goa, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bê-li-xê, Bô-xni-a, Bốt-xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Ghi-nê, Ha-i-ti, Cốt Đi-voa, Li-bi, Cư-rơ-gư-xtan, Ma-đa-ga-ca, Mô-na-cô, Tat-gi-ki-xtan, v.v…” chứa nhiều nội dung sai sự thật.

Sự thật là hàng loạt nước trong số các nước nói trên hiện đang theo chế độ đa đảng. Cụ thể là:
  • Ăng-ti-goa:  tên đầy đủ là Antigua và Barbuda, có 3 đảng: Đảng Lao động Antigua, Đảng Thống nhất Tiến bộ, Phong trào Nhân dân Barbuda.
  • Ba-ren: tên thật là Bahrain, có 7 đảng : Đảng Al Aslah, Đảng Xã hội Hồi giáo Al-Menbar, Đảng Al Meethaq, Phong trào Tư pháp Quốc gia, Đảng Xã hội Hồi giáo Quốc gia Al Wefaq, Đảng Dân chủ Quốc gia, Đảng Hành động Dân chủ Xã hội Quốc gia.
  • Bê-li-xê: tên thật là Belize, có 2 đảng lớn là Đảng Dân chủ Thống nhất và Đảng Nhân dân Thống nhất, cùng với 15 đảng khác.
  • Tương tự:
  • A-rập Xê-út: tên thật là Saudi Arabia: có 15 đảng
  • Bốt-xoa-na: tên thật là Botswana, có 8 đảng.
  • Bô-xni-a: tên thật là Bosnia và Herzegovina, có 12 đảng.
  • Găm-bi-a: tên thật là Gambia, có 8 đảng.
  • Gha-na: tên thật là Ghana, có 23 đảng.
  • Ghi-nê: tên thật là Guinea, có 9 đảng.
  • Ha-i-ti: tên thật là Haiti, có 30 đảng.
  • Cốt Đi-voa : tên thật là Cote d’Ivore, có 5 đảng lớn và 20 đảng nhỏ khác.
  • Phi-gi : tên thật là Fiji, có 3 đảng.
  • Li-bi : tên thật là Lybia, có 23 đảng tham gia cuộc bầu Quốc hội tháng 7/2012 sau khi Gaddafi bị lật đổ.
  • Cư-rơ-gư-xtan : tên thật là Kyrgystan, có 27 đảng.
  • Ma-đa-ga-ca : tên thật là Madagascar, có 16 đảng.
  • Mô-na-cô : tên thật là Monaco, có 4 đảng.
  • Tat-gi-ki-xtan : tên thật là Tajikistan, có 3 đảng lớn và 6 đảng nhỏ khác.
(Nguồn : en.wikipedia.org)

Vì những nội dung quá sai với sự thật như trên, trân trọng đề nghị Báo Nhân Dân cho đăng Lời Đính chính.

(Blog Tâm sự Y Giaso)


Copy từ: Tâm Sự Y Giáo


Coment trên trang: NV Phạm Viết Đào


Cả ngày hôm nay chúng tôi kiểm chứng bài báo ĐỀ NGHỊ BÁO NHÂN DÂN ĐÍNH CHÍNH LẠI của Blog Tâm sự Y Giáo thì thấy rằng bài của Blog Tâm sự Y Giáo là đúng và lời đề nghi báo Nhân dân cần cải chính lại là cần thiết và có tính xây dựng cao.Hiện nay số nước chỉ còn độc đảng chính trị đếm được trên năm ngón tay.Như mọi người biết : Cuba, Triều tiên,Lào và ngỡ ngàng thay Tổ quốc nghèo khó và vinh quang của Vua Hùng Việt Nam của chúng ta là con ĐỘC ĐẢNG ! Chuyện này xin miễn bàn ở đây. Ở đây xin bàn đến bài báo của ông Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Viết Thông.Thật không hiểu nổi Ở vào thời nay ông Thông lại viết bài như vậy. Qua đây ta nhận thấy :
Ông Thông quá kém mà quên rằng người đọc sẵn sàng kiểm tra kiến thức của tác giả .Ông đã sai lớn khi đưa bao nhiêu nước đa đảng vào diện MỘT đảng như Vn ta. Với mục đích gì ông viết như vậy ?Để lừa bịp dân à ? Viết sai sự thật như vây , ông Thông đã :
1/ Phạm luật báo trí nghiêm trọng.Hội nhà báo Vn phải thu hồi thẻ nhà báo của ông Thông nếu ông đã vào hội.Và phải đưa ông Thông ra truy tố !
2/ Ông Thông phải từ chức Tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương. Vì Quốc gia này không cần một người quá yếu kem như ông Thông làm Tổng thư ký cho HDLL Trung ương.
3/ Ông Thông phải xin lỗi bạn đọc gần xa cho bài viết quá sai
4/ Nhà nước rút bằng PGS của ông Thông.Bằng Tiến sỹ cũng phải bị kiểm định lại.
Báo Nhân Dân -tờ báo có tầm vóc số 1 của nước ta phải xin lỗi bạn đọc vì cho in bài báo sai sự thật. Ban giám đốc báo phải bị kiểm điểm có thông báo công khai để bạn đọc biết.
Việc ông Thông cố tình viết sai sự thật nhằm mục đích gì ?Ta thường nói "diễn biến hòa bình " có từ đâu ? Thì chính từ những bài báo sai sự thật như bài của ông Thông.Qua bài báo , uy tín cua Đảng cộng sản Vn bị ảnh hưởng , bị mất đi , gây phẫn nộ trong nhân dân ta.Chúng tôi chờ báo nhân dân sử lý vụ này.Hội đồng lý luận Trung ương cũng phải có trách nhiệm vời bài báo sai sự thật này..
Đây cũng là một dẫn chứng quá rõ ràng : Trình độ Gs Ts của nước ta đáng bị báo động !AI ? Ai đã công nhận những nhân vật này có trình độ như ông Thông ? Đau đớn thay cho giới trí thức ta !

Bộ trưởng QP Philippines: Trung Quốc từ chối ra tòa, càng tốt!


(GDVN) - Philippines đã thiện chí đàm phán với Trung Quốc suốt 18 năm nay, nhưng không hề đạt được một tiến triển nào.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines

Philstar ngày 23/2 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày hôm qua 22/2 cho biết, việc Trung Quốc từ chối tham gia quá trình tố tụng giải quyết vấn đề "đường lưỡi bò" thông qua trọng tài quốc tế càng thuận lợi cho Philippines.

"Sẽ không tốt cho chúng tôi nếu họ (Trung Quốc - PV) đồng ý tham gia tố tụng", ông Voltaire Gazmin nói, "cho dù họ từ chối hay không thì vụ kiện này sẽ vẫn được  tiến hành." Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Philippines không giải thích, tại sao Trung Quốc từ chối ra tòa lại "tốt hơn" đối với Manila.

Trong khi đó, hôm qua 22/2, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục lên giọng yêu cầu Philippines "phải dừng ngay" việc kiện đường "lưỡi bò" mà Bắc Kinh vẽ ra trên Biển Đông ra Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc, vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết thông qua đàm phán tay đôi.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu và cáo buộc phi lý của Hồng Lỗi. Ông cho biết Philippines đã thiện chí đàm phán với Trung Quốc suốt 18 năm nay, nhưng không hề đạt được một tiến triển nào.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không có tiến triển nào khi đàm phán với Trung Quốc, theo ông Rosario, lần nào Bắc Kinh cũng khăng khăng về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

"Chúng tôi thấy rằng, giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế là sự lựa chọn thân thiện, hòa bình và bền vững nhất để làm rõ quyền lợi của các bên tranh chấp trên Biển Đông", Ngoại trưởng Philippines cho hay, "cơ chế  trọng tài quốc tế sẽ đảm bảo được hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực".

Philippines tiếp tục thúc đẩy quá trình tổ chức Hội đồng trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển gồm 5 thành viên. Manila cũng sẽ phải chờ thêm 15 ngày nữa để Trung Quốc có thời gian đưa ra quyết định cuối cùng.



Hồng Thủy (Nguồn: Philstar




Copy từ: GDVN

Bệnh viện miễn phí cho người nghèo



Những bệnh nhân ung thư nghèo ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên được tiếp cận, sử dụng miễn phí các dịch vụ y tế chất lượng cao.

Với chủ trương xã hội hóa, sự ra đời của BV Ung thư Đà Nẵng và ba năm trước là BV Phụ nữ Đà Nẵng đã góp phần làm vơi bớt nỗi đau của người bệnh, giúp họ có thêm nghị lực để vững tin vào cuộc sống.
Dịu bớt nỗi đau bệnh tật
BV Ung thư Đà Nẵng ra đời với gia đình ông Nguyễn Minh Khôi (bệnh nhân ung thư bàng quang) là một điều không tưởng. Được điều trị ngay từ khi BV vừa khai trương, ông vui mừng cho biết: “Nghĩ tới bao nhiêu tiền phải tiêu tốn vì bệnh tật tôi chẳng đành chạy chữa vì mỗi lần đi viện là một lần cầm cố tài sản. BV này đã cứu tôi, cứu gia đình tôi rồi”… Nói rồi ông tự cầm bát cháo mà con gái mang lên từ bếp ăn từ thiện của BV xúc ăn ngon lành.
Ông Nguyễn Văn Nên (quê Quảng Ngãi - chồng của bệnh nhân bị ung thư) tâm sự: “Nghe tin BV Ung thư Đà Nẵng điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo nên tôi đưa vợ ra đây điều trị. Gần ba năm chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, bao nhiêu của cải trong gia đình tôi đã bán hết, chỉ mong bà ấy được sống”. Còn người vợ, gần sáu năm bị căn bệnh ung thư đeo đuổi khiến khuôn mặt của người phụ nữ chưa đầy 50 tuổi chi chít những nếp nhăn, mái tóc bạc trắng. “Tôi cứ nghĩ mình sẽ chết vì tiền đâu mà chữa trị. Nhưng rồi có BV này tôi mừng lắm, may ra mình qua khỏi bệnh mà nhà không bị bán mất” - bà xúc động nói.
Bác sĩ chăm sóc cho một bệnh nhân ung thư. Ảnh: TẤN TÀI
Mỗi tấm lòng hảo tâm là một viên gạch
Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, cho biết BV Ung thư Đà Nẵng và BV Phụ nữ Đà Nẵng ra đời là nhờ những tấm lòng hảo tâm. “Để có nguồn kinh phí xây BV khang trang, hiện đại, hội phải đứng ra vận động các nhà tài trợ cùng sự hỗ trợ của vốn ngân sách. Ban đầu, hội tập trung các nguồn lực đóng góp xây dựng BV Phụ nữ nhằm làm tiền đề, rút kinh nghiệm cho mô hình của BV Ung thư sau này” - bà Lan nói.
Điểm “đặc biệt” của hai BV này là nó không thuộc mô hình BV công lập hay tư nhân mà được xây dựng từ sự đóng góp của xã hội kết hợp với nguồn vốn ngân sách. Nhớ lại thời điểm xin cấp phép hoạt động cho BV Phụ nữ, bà Lan cho biết: “Do kinh phí còn hạn hẹp nên chúng tôi chỉ thành lập trung tâm nhằm tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư cho phụ nữ nghèo. Nhưng khi xin cấp phép thì Bộ Y tế không cho thành lập trung tâm y tế ngoài công lập, buộc chúng tôi phải điều chỉnh thành lập BV Phụ nữ, không thuộc diện BV công hay tư mà do hội quản lý. Đây là cơ sở đầu tiên trên cả nước được đầu tư, xây dựng do một tổ chức xã hội quản lý”.
Sau một tháng hoạt động, đã có hơn 500 bệnh nhân từ khắp các tỉnh, TP trong cả nước đến khám, chữa bệnh tại BV Ung thư Đà Nẵng, trong đó có 102 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú. “Nhiều bệnh nhân đã rất xúc động trước tình cảm mà các y bác sĩ ở BV Ung thư đã dành cho họ. Các cá nhân, tổ chức khi đến thăm BV Ung thư đã rất quan tâm đến bếp ăn từ thiện dành cho các bệnh nhân nghèo. Mới đây, một tổ chức phi chính phủ ở Nhật đã tài trợ hơn 42.500 USD để bổ sung nguồn kinh phí cho bếp ăn” - bà Lan cho hay.
Bệnh nhân nghèo được giảm 80%
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5-2009, BV Phụ nữ được đầu tư hơn 75 tỉ đồng với hơn 50 giường bệnh, 10 khoa, phòng cùng các trang thiết bị y tế hiện đại. Trong đó, quỹ đóng góp từ các cá nhân, tổ chức hơn 17 tỉ đồng, số còn lại được trích từ nguồn thu xổ số kiến thiết… Gần hai năm sau, Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng lại lên kế hoạch vận động xây dựng một BV chuyên khám, chữa bệnh ung thư cho người nghèo. Với quy mô hơn 500 giường bệnh, 27 phòng, khoa và trung tâm, BV Ung thư Đà Nẵng là BV chuyên khoa ung thư loại 1. BV có chức năng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư và thực hiện công tác tầm soát, dự phòng bệnh ung thư cho các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên. BV còn xây dựng tòa nhà lưu trú gồm 576 giường, phục vụ miễn phí cho người thân bệnh nhân.
BV Ung thư Đà Nẵng được đầu tư khang trang, hiện đại từ nguồn xã hội hóa. Ảnh: TẤN TÀI
Khi BV Ung thư đi vào hoạt động, tất cả bệnh nhân điều trị ung thư ở BV Phụ nữ được chuyển sang đây. Chức năng chính của BV Phụ nữ là tập trung khám và chữa các bệnh liên quan đến phụ nữ từ độ tuổi dậy thì đến tuổi tiền mãn kinh và người già.
Hai BV này có cơ chế hoạt động giống nhau với mức thu viện phí được phân khúc thành hai đối tượng khám, chữa bệnh riêng biệt. Người nghèo đến khám, chữa bệnh được giảm 80% (sau khi đã thanh toán bảo hiểm y tế), trong đó người nghèo bị bệnh ung thư được điều trị miễn phí hoàn toàn. BV Phụ nữ cũng hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh (kể cả trường hợp khám tầm soát) đối với phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những trường hợp khác đến khám, chữa bệnh thì thu tiền viện phí theo mức giá quy định.
Bà NGUYỄN THỊ VÂN LAN, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng
TẤN TÀI

Copy từ:Pháp Luật

Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit


TTO - Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.
  • PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) - Ảnh: V.V.Thành
  • Công nhân Việt Nam  tại công trường xây dựng nhà máy Alumin Nhân cơ - Ảnh: Tr.Tân
Ông Hồ Uy Liêm nói: Trước khi nghiên cứu phản biện về dự án này, chúng tôi thấy rằng việc vận tải bôxit sẽ là một trong những bài toán kinh tế khó nhất của chủ đầu tư, hầu như không có lời giải trong điều kiện hạ tầng hiện nay của nước ta, nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này được trình bày khá sơ sài trong dự án khả thi của Tập đoàn than - khoáng sàn VN (TKV).
Riêng với cảng Kê Gà, đây là nơi quanh năm sóng gió, độ sâu vừa phải và nhiều đá ngầm, nói chung là địa hình hiểm trở nên muốn hình thành cảng cho bôxit thì phải xây dựng đê chắn sóng, phá đá ngầm, dĩ nhiên là chi phí sẽ đội lên nhiều lần.
"Một dự án kinh tế mà công nghệ khai thác cũng như tiêu thụ sản phẩm đều chủ yếu dựa vào Trung Quốc, nghĩa là “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” thì độ rủi ro rất cao. Việc phương án cảng Kê Gà “vỡ” là một trong những ví dụ cho thấy ngay từ đầu công việc quan trọng liên quan đến dự án này đã không được tính toán kỹ lưỡng, có gì đó vội vàng" - PGS.TS Hồ Uy Liêm
* Cùng với việc ngừng xây dựng cảng Kê Gà, có nhiều ý kiến đặt lại bài toán hiệu quả của dự án khai thác bôxit?
- Khi tính toán hiệu quả kinh tế của dự án khai thác bôxit, chúng tôi lên hai phương án, cuối cùng chọn phương án đơn giản nhất, có lợi nhất cho nhà đầu tư đó là sử dụng chính các số liệu của TKV để tính toán. Qua đó cho thấy dự án này hoàn toàn không có hiệu quả kinh tế, thậm chí là lỗ.
Dựa trên số liệu TKV cung cấp và giá thị trường thế giới cuối năm 2009, các nhà khoa học tham gia phản biện tính ra mức lỗ có thể lên đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Đáng tiếc là ý kiến của chúng tôi không được lắng nghe. Chúng ta thấy rằng trong tính toán ban đầu cảng Kê Gà được coi là phương án tối ưu mà còn lỗ, nay buộc phải thay đổi tuyến vận tải về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) thì thiệt hại là khó tránh khỏi.
Tôi cho rằng nếu với một nhà đầu tư tư nhân thì ngay từ đầu họ sẽ không vội vàng như vậy, ít nhất là phải khảo sát và tính toán kỹ lưỡng phương án vận tải, trong đó có phương án cảng Kê Gà, họ sẽ biết lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia hơn…
* Một trong những vấn đề gây nhiều lo lắng nhất trong việc thực hiện dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên là ảnh hưởng đến môi trường?
- Báo cáo phản biện của VUSTA đã mổ xẻ rất kỹ vấn đề này. Quan điểm chung ở đây là nếu không khai thác bền vững thì những tác hại về môi trường có thể trước mắt chưa thấy, nhưng về lâu dài là khôn lường và rất khó xử lý.
Tôi nói cụ thể là chủ đầu tư cam kết hoàn nguyên, nhưng thực tế đã chứng minh chưa có công trình nào lớn mà ta khôi phục được môi trường theo đúng yêu cầu, ví dụ rõ nhất là khai thác than ở Quảng Ninh. Nếu nói sâu vào những vấn đề khoa học thì mất nhiều thời gian, nhưng có lẽ nhìn vào vụ lũ bùn đỏ ở Hungary thì bất cứ ai cũng hình dung được quy mô tác hại của khai thác bôxit nếu xảy ra vỡ đập.
Tất nhiên không ai muốn điều này xảy ra, nhưng với một vấn đề quan trọng như khai thác bôxit ở Tây Nguyên thì tất cả các khả năng đều phải được đặt ra. Lúc bấy giờ chúng tôi kiến nghị nên xem xét phương án thải khô, vì thải ướt thì nguy cơ cao hơn, nếu áp dụng thải khô thì giá đội lên, nhưng nơi có quyền quyết định đã quyết định rồi. 
* Đến nay nhìn lại ông thấy những kiến nghị của VUSTA đã được tiếp thu như thế nào?
- Việc tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, ban đầu Chính phủ không mời chúng tôi, mà do một tổ chức khoa học độc lập (CODE) nghiên cứu, sau đó phối hợp với các chuyên gia thuộc nhiều hội thành viên của VUSTA tổ chức các hội thảo để đánh giá. Chúng tôi đã gửi kết luận từ các hội thảo đó đến các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các bộ, ngành liên quan.
VUSTA đã được trình bày quan điểm của mình tại cuộc họp chuyên đề của Bộ Chính trị. Tiếp theo là Chính phủ chỉ đạo VUSTA cùng với Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo. Chúng tôi kiến nghị chỉ cho thí điểm một dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng), chứ chưa nên triên khai ở Nhân Cơ (Đắk Nông), sau khi có kết quả thí điểm tại Tân Rai thì sẽ quyết định tiếp. Thế nhưng, như chúng ta đều biết là cả ở Tân Rai và Nhân Cơ đều được triển khai.
* Vậy quan điểm hiện nay của ông thế nào đối với dự án khai thác bôxit Tây Nguyên?
- Để khẳng định thì cần có nghiên cứu cẩn thận của các chuyên gia, trong đó có đánh giá của các chuyên gia độc lập, dựa trên các số liệu được cập nhật, có số liệu về phương án vận tải mới. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố cơ bản thì quan điểm cá nhân tôi là nên để dành nguồn tài nguyên quý giá này cho con cháu mai sau. Cần đặt ra bài toán nếu dừng lại thì thiệt hại ra sao, còn không dừng thì thiệt hại về lâu dài có lớn hơn không.
Nói tóm lại, các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư và các nhà khoa học lại phải một lần nữa vào cuộc để làm rõ vấn đề.

Copy từ: Tuổi Trẻ

Chúc mừng nhân dân Syria: Phe đối lập Syria lập chính phủ ở vùng kiểm soát

Phe đối lập Syria lập chính phủ ở vùng kiểm soát

TTO - Các lãnh đạo đối lập Syria sẽ gặp nhau tại Istanbul ngày 2-3 để chọn ra một thủ tướng đứng đầu chính quyền do phe này kiểm soát ở Syria, theo một thông báo của họ ngày 22-2.
  • Các chính trị gia lưu vong đối lập ít có ảnh hưởng với lực lượng vũ trang nổi dậy ở trong nước tại Syria - Ảnh: gerarddirect.com
Động thái này nhằm giảm bớt tình trạng hỗn loạn ở những khu vực do phe đối lập chiếm đóng, dù các nhà lãnh đạo lưu vong của liên minh có rất ít quyền kiểm soát thực tế với các lực lượng vũ trang chiến đấu chống chính phủ ở trong nước.
Cột mốc 2-3 được ấn định sau những nhượng bộ bên trong Liên minh dân tộc Syria (SNC) giữa một khối bao gồm phong trào đầy ảnh hưởng Anh em Hồi giáo và những phe phái còn lại. Thời hạn được ấn định sau một cuộc gặp hai ngày của liên minh ở Cairo, Ai Cập, theo Reuters.
“Chúng tôi đã đạt được sự nhượng bộ. Liên minh đồng ý gặp lại tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) để chọn ra một thủ tướng”, Reuters dẫn nguồn tin giấu tên. Nguồn tin này cũng nói thủ tướng sau đó sẽ bổ nhiệm một chính phủ, nhưng chưa rõ họ có thể hoạt động trong vùng do quân đối lập kiểm soát hay chưa do giao tranh vẫn còn tiếp diễn.
Lãnh đạo đối lập kỳ cựu Walid al-Bunni nói thủ tướng sẽ lãnh đạo một chính quyền có thể đối phó với những vấn đề thực tế. “Chúng tôi cần có quyền hành pháp để chăm lo cho hàng triệu người dân Syria ở vùng giải phóng cần nước, điện, an ninh và sự bảo vệ. Các bệnh viện cũng đã bị phá hủy và chúng tôi đang rất cần viện trợ nhân đạo”, ông Bunni nói.
Gần hai năm sau khi phong trào chống chính phủ bùng phát, Syria vẫn thiếu vắng sự lãnh đạo chính trị do sự phân tán và yếu ớt của những nhà lãnh đạo đối lập, không có ảnh hưởng thực tế gì nhiều với những lực lượng vũ trang chống đối.
Các nguồn tin đối lập ước tính mỗi tháng chính quyền mới sẽ cần vài triệu USD để hoạt động ở vùng hiện do lực lượng đối lập kiểm soát, hầu hết là vùng nông thôn và sa mạc, ước tính chiếm khoảng một nửa lãnh thổ Syria. Nhưng ủng hộ tài chính cho họ hiện còn xa mới đạt mức đó. Một nhà tài trợ chính, Qatar, trong tuần này vừa cam kết viện trợ nhân đạo 100 triệu USD cho Tổ chức hợp tác viện trợ, một nhánh không đảng phái của SNC.




Copy từ: Tuổi Trẻ

Web mang tên Lãnh đạo - Dư luận viên mở màn tham chiến.