CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Việc người thân phải chịu tội thay cho đương sự không phải là biểu hiện của một nhà nước văn minh


Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Ca sĩ Anh Thư đến Mỹ năm 2011, đoạt giải nhất giọng ca vàng của trung tâm Asia trong cùng năm. Cô nhanh chóng trở thành một trong những giọng ca trẻ được yêu thích của trung tâm này. Trong bộ DVD 71 của trung tâm Asia 71 (2013), Anh Thư tham gia bài hát hợp ca mở màn Saigon đẹp lắm của nhạc sĩ Y Vân, cùng nhiều ca sĩ khác.
Trong chiến dịch trừng phạt các nghệ sĩ tham gia DVD 71 (vì Thành Uỷ Tp.HCM đánh giá rằng trong đó có một số ca khúc chống Nhà nước Việt Nam), nhiều nghệ sĩ bị rút giấy phép biểu diễn trong nước như Gia Huy, Thanh Tuyền, Quang Minh, Hồng Đào... Trong đó Anh Thư thì cầm chắc sẽ không được diễn ở VN khi quay về, gia đình cũng bị công an địa phương Gò Vấp và công an thành phố đến làm việc nhiều lần.
Ba của Anh Thư, nhạc sĩ Nguyễn An, là một người hiền lành, vốn dĩ sợ hãi công quyền đã bị triệu tập để nghe phán quyết về "tội lỗi" của con mình nhiều lần, khiến ông hoảng sợ, suy sụp và khiến cho cả ca sĩ Anh Thư cũng lo lắng về sức khoẻ của ba mẹ mình.
Sự việc xảy ra trước Tết Quý Tỵ, và các công an viên nói rằng gia đình tạm thời cứ ở yên đó để chờ giấy phạt tiền hành chính gửi đến. Giấy phạt này, ông Nguyễn An sẽ phải đóng cho con mình.
Trước đây, năm 2008, do trình bày các bài hát của em rể mình là Lê Hựu Hà trong một chương trình của TT Asia, ca sĩ Bảo Yến cũng từng bị sở VH-TT-TT của TP.HCM ra mức phạt hành chính với mức 20 triệu đồng VN. Mức phạt này, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào gửi đến cho nạn nhân, giải thích rõ dựa trên điều luật, bộ luật nào, và số tiền phạt rất cao và cụ thể đó là dựa vào khung, lý lẽ nào.
Có lẽ ca sĩ Anh Thư cũng bị phạt với mức tương đương hoặc hơn, cho dù các bài hát của ca sĩ Bảo Yến và Anh Thư trình bày đều đã được Nhà nước VN cho phép tái lưu hành trong nước, sau 1975.
Ghi nhận rằng trong trường hợp ca sĩ Anh Thư, việc xét người thân phải chịu tội thay cho đương sự (chuyện thật sự có tội hay không chưa bàn đến), là một biểu hiện của các nền luật pháp đô hộ của thực dân Pháp hay chế độ phong kiến của quân xâm lược Trung Hoa từ hàng trăm năm trước, vốn nằm trong những tuyên ngôn đấu tranh cần tiêu diệt của Đảng Cộng Sản VN, nay là hiện thân Chính quyền Việt Nam.


Copy từ: Dân Luận

Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai?


NGUYỄN TƯỜNG THỤY
.
Một người đàn ông trước đây đã nhiều lần gọi điện cho tôi xưng là Đinh Hùng Chung ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hẹn khi nào ra Hà Nội sẽ đến thăm tôi.
Lần này ông ra Hà Nội. Tôi nghe điện thoại, thấy giọng quen của những lần gọi điện trước. Tôi đồng ý tiếp ông ở nhà.
Bây giờ, trước mặt tôi là người đàn ông mà tôi đoán chừng 65 – 70 tuổi.
Nói chuyện một lúc, thấy tôi cứ xưng bác/em, ông bảo bây giờ phải hỏi tuổi nhau để xưng hô cho đúng, sợ thất lễ. Tôi nói tuổi tôi, ông nói tuổi ông. Thì ra ông sinh năm 1961, tức là 51 tuổi. Tôi nhìn lại gương mặt khắc khổ của ông và mái tóc bạc trắng, kinh ngạc.
Ông kể cho tôi nghe hoàn cảnh oan khuất của ông và gửi cho tôi một lá đơn kêu cứu dài tới 16 trang của ông – Đinh Hùng Chung, nguyên bộ đội ở đảo Lý Sơn và ông Nguyễn Đức Thông, nguyên bộ đội ở Lào. Trong 16 trang ấy có 11,5 trang là nội dung đơn, 4,5 trang là ý kiến và chữ ký xác nhận nội dung đơn của 9 nhân chứng.
Qua câu chuyện ông kể và qua lá đơn, tôi chú ý đến một câu chuyện mà tôi thấy giật mình. Ông kể dài, trong đơn kể cũng dài, tôi chỉ tóm tắt câu chuyện:
Năm 2000, ông Chung, ông Thông cùng 16 bà con khác thuê xe về dự giỗ Tổ Hùng Vương. Trước khi đi, các ông có làm đơn xin phép nhưng chính quyền ngăn cản không cho đi. Thuê xe thứ nhất thì công an huyện hù dọa đòi bắt  xe, lái xe không dám chở. Xe thứ hai cũng thế. Đến xe thứ 3 thuê từ Quảng Ngãi vào, nhờ mọi người giữ được bí mật thì mới đi được. Mọi người treo lên xe băng rôn ” ĐỒNG BÀO ĐỨC PHỔ DỰ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM 2000″ và được lái xe đồng tình. Khi chạy đi thu gom bà con thì cảnh sát giao thông Quang Ngãi chặn lại yêu cầu lột tấm băng rôn xuống. Mọi người không đồng ý. Do bà con đấu tranh mạnh nên cuối cùng họ cũng phải nhân nhượng.
Sau khi đi về, hai ông và tất cả những ai đi chuyến hành hương về đất Tổ đó đều bị công an huyện mời lên mời xuống nhiều tháng không cho làm ăn gì cả. Khi các ông gặp ông Hoàng Quốc Vệ phó chủ tịch huyện hỏi, chúng tôi tội gì thì ông này nói:
Vua Hùng ở ngoài Bắc, không liên quan gì đến Đức Phổ. Đây là đất của Chiêm Thành (!?). Nhưng kẻ nào cho mình là con Rồng, cháu Tiên cần tiêu diệt.
Vì quá oan ức, các ông lên tỉnh xin can thiệp. Tỉnh ra công văn với nội dung là việc này thuộc chức năng của huyện và đưa cho các ông mang về huyện để giải quyết. Các ông mang về Thanh tra huyện, Công an huyện, rồi Tòa án huyện.
Ông kể tiếp: Đến Tòa án huyện Đức Phổ họ đã âm mưu sẵn. Trong khi làm việc, ông Phó chánh án huyện tự đập bể bảng chức danh của mình (bảng tên,chức vụ đặt ở bàn làm việc) và hô lên hai ông gây rối trật tự tại cơ quan Tòa án. Lập tức, Công an, Viện kiểm sát đến Tòa án bắt ông Chung và ông Thông giam.
Tôi hỏi, thấy trong đơn ông nói bị đánh trong thời gian tạm giam, vậy cụ thể như thế nào. Ông Chung kể tại cơ quan CA Đức Phổ bị đánh 1 lần, còn tại trại giam Đức Phổ bị đánh 1 lần.
Sau đó hai ông bị đưa về trại giam của tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục bị hành hạ.
Trả lời tôi về thời gian tạm giam trước khi ra tòa, ông Chung nói, các ông bị giam 4 tháng tại trại giam Đức Phổ sau đó đưa ra trại giam Quảng Ngãi giam 4 tháng nữa rồi mới đưa ra tòa xét xử. Phiên Tòa sơ thẩm xử mỗi ông 3 năm tù giam. Phiên phúc thẩm y án. Các ông thi hành án ở trại Kim Sơn.
Ông cũng nói, quản giáo trại Kim Sơn (tên là Hùng) thấy tội trạng của các ông không có gì nên dễ dãi với các ông, ông rất biết ơn.
Tôi lại hỏi về thời gian thi hành án thực tế như thế nào, ông Chung cho biết, ông được giảm 6 tháng, ông Thông được giảm 3 tháng bằng quyết định ân xá, lý do cải tạo tốt.
Sau khi mãn hạn tù, về địa phương, các ông vẫn tiếp tục bị trù dập như trước.
Trở lại chuyện các ông đi dự giỗ tổ Hùng Vương về, các ông viết trong đơn:
Những người đi dự giỗ Tổ về bị công an Đức Phổ mời lên hành xuống làm cho kinh hoàng. Có người suy sụp tinh thần, có người chết như cô Hiền, anh Bưng, anh Nguyên.
Mẹ của hai ông cũng bị suy sụp tinh thần lâm bệnh chết (mẹ ông Chung chết 2008, mẹ ông Thông chết năm 2007).
Theo đơn trình bày thì cán bộ ở huyện Đức Phổ có những lời nói rất lạ, tới mức khó tin như:
Ông Nguyễn Đức Tâm, chủ tịch Quảng Ngãi nói: Giỏi đấy, tụi nó gọi con Rồng, cháu Tiên, tôi sẽ lệnh cho chính quyền huyện Đức Phổ bắt nhốt vô, trảy sạch.
Ông Cao Văn Lệ, bí thư Đức Phổ: Tụi nó không chấp hành cái lệnh của chính quyền Đức Phổ. Thằng nào đi dự lễ về, tao sẽ cho nó tan nhà nát cửa.
Ông Tạ Mỹ Ba, chủ tịch huyên Đức Phổ: Vua Hùng ở miền Bắc chứ đâu ở đây. Tụi nó mà phá lệnh của chính quyền tao cho chúng nó ở tù rục xương. Nói trực tiếp với ông Trung khi gặp tại huyện.
Ông Lê Trung Thu, trưởng đồn công an Đức Phổ: Nếu các anh ngoan cố đi dự giỗ Tổ, ra khỏi Đức Phổ thì công an giao thông Quảng Ngãi sẽ bắt …
Ông Thọ, cảnh sát giao thông Đức Phổ: Chủ trương địa phương đề ra việc gì thì các anh chấp hành. Nếu theo chủ trương thờ Vua Hùng, thì các anh đã phản lại chủ trương của địa phương, tôi sẽ cho các anh chết.
Ông Huỳnh Quang Minh trưởng đồn công an thị trấn Đức Phổ: luật pháp chính từ miệng tao, chủ trương cũng chính từ miệng tao. Nếu ngoan có dự giỗ Tổ về tới nhà chưa kịp rửa chân, tao sẽ cho tụi bay rục xương.
Ông Huỳnh Ngọc Trí, Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Đức Phổ: Anh em cán bộ huyện Đức Phổ yên trí. Tụi con Rồng, cháu Tiên nó đi dự giỗ Tổ về là hết số.Tôi là Viện kiểm sát, tôi sẽ cho tụi nó tiêu đời.
Ông Huỳnh Kính, chánh tòa Đức Phổ: Tôi đang cầm cái máy chém mà anh Chung … Tụi anh mà còn theo Vua Hùng, tôi sẽ cho tụi anh mút chỉ.
Ông Huỳnh Ngọc Kháng, phó tòa Đức Phổ: Anh tưởng anh đi dự giỗ Tổ Hùng Vương là ngon lắm hay sao. Nếu anh ngoan cố chống lại chủ trương của huyện thì tôi là người đưa anh vào rọ cho anh hết đời.
Những người ở các vị trí trên đây đều vào thời kỳ các ông đi dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2000. Nay các vị trí đó đã có những thay đổi.
Trong chuyện này, tôi đã lược bớt cho gọn và từ ngữ cũng nhẹ nhàng hơn. Trong đơn còn nhiều chi tiết khác với những tiếng kêu thảm thiết. Ngoài ra, nội dung đơn và lời kể của các ông còn đề cập đến những chuyện khác nữa.
Nếu đây là sự thật thì là một điều kinh hoàng. Nhưng các ông là người có địa chỉ cụ thể, các ông biết nếu nói sai thì trách nhiệm của mình ra sao. Ngoài ra, lá đơn có 9 nhân chứng xác nhận, trước khi ký xác nhận, những người làm chứng đều có nhận xét và xác nhận  nội dung lá đơn. Chẳng lẽ các ông bịa ra để rồi 12 năm nay theo kiện cho tốn tiền và công sức?
Bạn đọc tin đến đâu thì tùy suy nghĩ của mỗi người và có thể liên hệ với hai ông cùng ký đơn: Đinh Hùng Chung: số máy 01268370906, ông Nguyễn Đức Thông: 01632405946.
Tôi đã liên hệ với ông Thông theo số máy trên. Ngoài ra tôi cũng đã liên hệ với bà Phạm Thị Kim Chi số máy 01677910091 là một trong 9 người ký tên làm chứng. Cả hai đều xác nhận nội dung lá đơn và kể cho tôi nghe thêm những chuyện xung quanh lá đơn trên.
Tại sao huyện Đức Phổ lại có chủ trương cấm dân đi dự Giỗ tổ Hùng Vương và đe dọa trắng trợn như vậy? Trong đơn, các ông có dẫn ra lời của ông Tâm, chủ tịch Quảng Ngãi, vậy ngoài Đức Phổ ra thì các huyện khác có cấm đoán dân như ở Đức Phổ không? Nếu có chủ trương này, thì nó được thực thi ở Đức Phổ hay cả tỉnh Quảng Ngãi?
Được biết, trong suốt 12 năm qua, các ông đã khiếu kiện nhiều nơi, gửi đơn đến nhiều tòa soạn báo. Hiện trong tay tôi có trong tay bản foto công văn của UBND huyện Đức Phổ gửi báo Nhân dân và báo Công an nhân dân giải thích về đơn của các ông, bản foto bài viết trong mục “Hồi âm bài báo” của báo Tiền phong số ra ngày 16/9/2000.
Tất nhiên, công văn và bài báo nói trên đều bác bỏ nội dung mà các ông trình bày trong đơn. Vậy thêm một câu hỏi đặt ra: Tại sao các ông bịa đặt mà chính quyền hay các cơ quan chức năng ở Đức Phổ lại để yên cho các ông? Sao các ông vu khống chính quyền dễ dàng như vậy? Trong khi đó, tôi hỏi đi hỏi lại, các ông đều khẳng định những điều trình bày trong đơn là đúng sự thật. Ông Thông, khi trả lời tôi qua điện thoại, khẳng định: nếu tôi nói sai thì tôi chấp nhận đi tù.
Ông Chung cho rằng, chính việc đi dự giỗ Tổ Hùng Vương là nguyên nhân dẫn đến ông và ông Thông vào tù với tội “gây rối trật tự”.
Đây là lần đầu tôi biết đến chuyện như thế này. Không biết ngoài việc cấm đoán, gây khó dễ với những người đi dự giỗ Tổ như thế thì chính quyền huyện Đức Phổ đã tuyên truyền cho dân đến đâu về việc không được xưng là con Rồng, cháu Tiên, rằng Vua Hùng không liên quan gì đến dân huyện Đức Phổ, rằng Đức Phổ là đất Chiêm Thành. Liệu ở Đức Phổ có tư tưởng ly khai?
Thiết nghĩ TW Đảng và Nhà nước cần điều tra cặn kẽ làm sáng tỏ chuyện này. Nếu đơn của các ông phản ánh đúng sự thật thì đây là sự việc tày đình. Cùng với việc giải oan cho hai ông, cần xử lý nghiêm khắc, kể cả đưa ra Tòa việc cấm đoán nhân dân hướng về cội nguồn, tổ tiên, tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc vấn đề, không thể xuê xoa, cho qua. Còn nếu ông Thông và ông Chung cùng với 9 người làm chứng viết sai sự thật, xác nhận sai sự thật thì cũng cần xử lý theo qui định của pháp luật.
01/12/2012
NTT
Lời ngoài bài: Tôi đã thực hiện xong clip phỏng vấn ông Đinh Hùng Chung xung quanh lá đơn này, sẽ đưa lên mạng.
Bản chụp tờ đơn kêu cứu và công văn trả lời của chính quyền huyện Đức Phổ, bài báo của báo Tiền Phong tôi sẽ công bố sau.
Có thể có lời bình hoặc có cuộc phỏng vấn về nội dung công văn nói trên của chính quyền Đức Phổ nếu thấy việc đó là cần thiết.
(Lúc này chất lượng mạng và điều kiện kỹ thuật chưa cho phép)



Copy từ: Nguyễn Tường Thụy

Năm mới kể chuyện cũ - Cảm ơn "tổ chức Nhân dân"


Có câu, lực bất tòng tâm! Với tôi, nó quá đúng trong chuyện làm từ thiện.

Từ thiện suông bằng mồm thì ai chả từ thiện được. Còn tôi thì thiếu cả hai thứ là thời gian lẫn tiền bạc thì từ thiện kiểu gì? Vì vậy tôi cứ thót hết cả tim mỗi khi có lời kêu gọi giúp đỡ ai đó, xấu hổ vì mình không tham gia được, nhưng thực sự trong lòng bứt rứt lắm. Hôm mấy người rủ nhau giúp bà con cơ nhỡ đang sống lay lắt ở vỉa hè, vườn hoa chút quà tết, tôi muốn tham gia mà ngại mình giúp người này, còn người khác thì sao? Vậy nên chỉ xin đóng góp chút đỉnh, còn đành từ chối không đi đưa quà, hay mua sắm, vì nỗi bận “bố mọn” như tôi vẫn thường nói đùa.
Nói vậy chứ vẫn cứ cảm thấy không yên. Lên facebook, mỗi lần người ta trương lên những tấm ảnh dân oan mất nhà mất cửa, kéo nhau về Hà Hội khiếu kiện trong đói rét, vạ vật và cầu khẩn sự giúp đỡ của người Hà Nội, là lại thấy vô cùng day dứt.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no, không lẽ mình đành lòng làm ngơ? Còn đang dùng dằng thì một chị bảo tôi cố gắng tham gia đi đưa quà, chỉ cần chụp vài kiểu ảnh để cho những người có lòng hảo tâm đóng góp biết, tấm lòng của họ đã đến được tay những người cần giúp đỡ. Thấy có thể thu xếp được thời gian, tôi đồng ý tham gia.
Hẹn nhau trưa 26 tết ở “vườn dân oan” Lý Tự Trọng. Tối 25 tết, nghe tin mấy cháu thanh niên đi giúp quần áo ấm và mỳ tôm cho bà con Đắk Nông, đang vạ vật cả tháng nay trên vỉa hè, trước cửa trụ sở tiếp dân ở số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông bị đánh, cướp đồ. Tin tức lan nhanh. Cư dân mạng nghiến răng chửi rủa. Không cần hỏi ai đánh, ai cướp, dường như mọi người đều đoán được cả. Sau đó cái đám cướp của, đánh người ấy lại tóm lấy hai đứa thanh niên lôi lên xe taxi, hệt như màn bắt cóc người ngay trước mắt bàn dân thiên hạ, chở tuột về....đồn công an!!!
Vẫn còn may! Cứ tưởng bọn côn đồ nào đã ăn cướp đồ tiếp tế dân oan, lại còn bắt cóc người trái phép thế. Biết rõ công an bắt người rồi thì... “đả đảo công an phường Quang Trung bắt người trái phép”. Cứ thế hô cho đến khi thả người thì thôi.

Tôi biết cả hai cái đứa một nam, một nữ bị bắt về đồn. Nói không ngoa, cả hai đứa đều còi dí, không bõ ra tay, vậy kẻ vô lương tâm nào nỡ đánh chúng thế? Tôi còn nhớ hôm biểu tình ngày 5/8, khi biểu tình chưa kịp nổ ra thì một số người đã bị băng đỏ và công an bắt lên xe buýt, chở sang Lộc Hà. Hai “bé con” này là một trong những thanh niên còn lại trên Bờ Hồ, đã đơn độc cầm biểu ngữ tiếp tục cuộc biểu tình mà không cần “người nhớn”. Tuy chỉ đi thêm được vài trăm mét (đến quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) thì cũng bị bắt nốt sang Lộc Hà, nhưng hành động dũng cảm của những thanh niên này vẫn khiến người lớn chúng tôi rất cảm phục và quý mến. Thậm chí lúc đó, tôi chỉ biết đến chúng qua những cái nick dễ thương trên facebook như Hư vô, Gió lang thang. 

Tâm sự của Gió lang thang trên facebook : "Điều ám ảnh mình nhất sau lần bị bắt lần này nó thật dai dẳng. Giữa ngã tư đường lớn, đèn đỏ đang đừng lại. Đoàn xe dừng lại ngã tư. Một đám côn đồ lao vào vừa đánh vừa lôi 2 đứa gầy gò đang ôm lấy cái cột điện rồi ném lên xe taxi. Hàng trăm ánh mắt nhìn và rồ ga nhanh qua cái đèn đỏ.
Một xã hội được xây dựng bằng sự thờ ơ và vô cảm đến nghẹn lòng.
Quả thật, cảm ơn cuộc đời đã mang những bà cụ đáng kính; những người anh em thực sự đã đến với mình. Tiếng đòi người bên ngoài vang lên làm nghẹn đi và không kịp nói lời cảm ơn . "


***
Thật hay là mọi việc làm của những người dù làm việc thiện, cũng đều được cái gọi là “an ninh” biết tuốt. Mọi người có cố giữ bí mật cốt chỉ để khỏi bị phá, chứ chẳng phải ăn trộm ăn cắp gì mà sợ. Tôi nhận lời tham gia vào phút chót, nên không biết được những khó khăn mà nhóm người thiện nguyện gặp phải. Như mọi người đã biết, chuyện bà con Văn Giang biết việc làm của nhóm thiện nguyện, đã tổ chức gói 100 cái bánh chưng để cùng tham gia, với tinh thần “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Theo kế hoạch thì nhóm thiện nguyện thuê một nhà hàng ở gần vườn dân oan để trao quà. Vào phút trót, nhà hàng từ chối. Lý do thì khá quen - có mùi “an ninh”!
An ninh thì mặc an ninh. Sợ là sợ cái bọn giả dạng côn đồ gây rối thôi. Nhưng mọi người bảo, giữa thanh thiên bạch nhật, lại ở gần toàn cơ quan cao cấp thế này (Văn phòng chính phủ, văn phòng trung ương đảng...), chắc chúng chả dám làm càn?
Tôi đến sớm nửa tiếng, gặp “đồng bọn” cười vui như tết và thấy vững tâm. Đương nhiên những bộ mặt dán nhãn “an ninh” rất dễ nhận ra, lượn lờ quanh đó khá đông. Khi được hỏi thăm, một bộ mặt có vẻ không vui, miễn cưỡng trả lời:
-     Việc các chị các chị cứ làm thôi, còn việc chúng tôi ở đây là vì những lý do nhạy cảm, có yếu tố các thế lực thù địch lợi dụng...
-     Nhạy cảm hả? Muốn hết nhạy cảm dễ thôi. Chữa bệnh là phải biết bắt bệnh. Giải quyết tận gốc đi, thì sẽ chả còn ai điên gì mà vạ vật mưa nắng ở đây làm gì. Nhưng cái tôi muốn nói là các cậu ăn lương mà chả phải làm gì, chỉ nhởn nhơ, lượn lờ ở đây, trong khi chúng tôi bỏ cả công ăn việc làm để đến giúp những người gặp hoạn nạn...
Vẫn biết là tranh luận với những người này thật vô ích, nhưng cái bệnh thấy chướng tai gai mắt thì cứ không nhịn được. Một chị đến trước bảo, khi bọn chị đến đây, “họ” quây” ghê lắm, muốn gây áp lực đấy. Nhưng cái trò đời, thấy đối phương đơn độc thì hay cậy đông bắt nạt, thấy có đông người thì chỉ lượn lờ vòng quanh, quay phim, chụp ảnh. Bà con dân oan cũng như những người làm thiện nguyện đều quen cái trò đó rồi, cứ việc ai người ấy làm thôi.
Thôi thì trăm mảnh đời trăm câu chuyện, chẳng thể nghe hết được những tâm sự mà người trong cuộc khao khát muốn chia sẻ, tìm sự cảm thông. Lúc nhận quà, một vị sư nữ có lời cảm ơn “tổ chức nhân dân”! 
Chà! Cái từ nghe lạ tai quá. Từ thủa bé đến giờ, sống trong chế độ “xã hội chủ nghĩa”, quả là chưa từng nghe. Tôi nghe xôn xao ở một góc, thấy một người phụ nữ có lẽ không thuộc nhóm dân oan, cơ nhỡ ở đây đang lớn tiếng, bảo chị ta tưởng “nhà nước” tổ chức phát quà nên đến lĩnh!
Ối giời! Tôi đã tưởng mình ngây ngô, vậy mà còn có người ngây ngô quá thể. Nhà nước nào mà quan tâm, lo lắng, lại nghĩ ra tiết mục phát quà cho dân oan cơ nhỡ thế?
Rời “vườn dân oan” Lý Tự Trong, nhóm thiện nguyện tiếp tục đi đến nơi bà con Đăk Nông bị côn đồ cướp quà từ thiện đêm hôm trước, ở số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. Tôi chưa biết đường, vừa đi vừa hỏi dăm bảy lần, thấy lều lán chăng bên vỉa hè thì la lên: chắc đây rồi !
Tôi nghe kể về nỗi khổ cực của bà con Đắk Nông, đi khiếu kiện về việc bị cướp đất, phá nhà từ lâu, nhưng giờ mới tận mắt chứng kiến cảnh vạ vật của họ. Thiết nghĩ nhìn hình ảnh dưới đây cũng đủ thấy cuộc sống của bà con khổ thế nào, nên tôi chả cần phải kể lại làm gì. Nhóm thiện nguyện biếu bà con mỳ tôm, bánh chưng để ăn tết. Thấy bà con vui và cảm động, chúng tôi cũng thấy thanh thản phần nào.
Đang ngồi nghỉ thì thấy hai cái xe khách đường dài, đỗ lại trước mấy cái lều của bà con. Mọi người ồ lên, tưởng sẽ có màn hốt bà con lên đem về quê nên nán lại xem binh tình thế nào.
Nhưng qua tìm hiểu, mới biết rằng cũng có chủ trương cả đấy. Huyện nào có dân oan đi khiếu kiện thì huyện đó đi mà lo hốt dân về, muốn làm cách nào thì làm. Trước đây cũng có lần đưa được bà con về rồi, nhưng mọi việc đâu vẫn hoàn đấy, chả giải quyết được gì nên bà con lại kéo nhau ra. Lần này nghe chừng bà con có vẻ kiên quyết bám trụ hơn. Yêu cầu tỉnh phải đưa ra văn bản cam kết hẳn hoi, rằng sẽ giải quyết các kiến nghị của bà con thì bà con mới về.
Thấy hai chiếc xe loay hoay tìm đường bò vào trong sân trụ sở tiếp dân, tôi đoán chừng còn lâu mới giải quyết xong cái cam kết ấy nếu có. Thế nên chúng tôi lần lượt chào nhau ra về, chỉ còn lại cụ bà Lê Hiền Đức kiên quyết ngồi lại, chờ xem họ giải quyết cho dân thế nào rồi mới về.
Ngày tết bận bù đầu tối mắt. Hôm nay kể lại chuyện này mới sực nhớ, không biết hôm đó bà con thế nào, bèn gọi điện cho cụ Đức. Nghe cụ kể dài quá, cụ bảo cứ lên mạng đọc thì biết, nên tôi dẫn cái link ra đây để mọi người đọc – đọc xong thấy buồn quá.
https://danluan.org/tin-tuc/20130211/tet-cua-dan-oan-tai-vuon-hoa-ly-tu-trong#comment-79001

Chùm ảnh Lá rách ít đùm lá rách nhiều

Thời trang dân oan
Thời trang dân oan
Thời trang dân oan
 
 
Dân oan Yên Mỹ hợp lực cùng bà con Hà Nội
Mừng xuân mới đây ư?
Nơi dân oan trú ngụ trước cửa trụ sở tiếp dân hàng tháng trời nay ở Thủ đô ta - nơi được mệnh danh là thành phố hòa bình đây

Thấy bà con cứ lom khom chui ra chui vô từ chỗ này đây. Trông khác gì ổ chó nhà chị Dậu
Dân oan Đắk Nông sống ở vỉa hè trước cửa trụ sở tiếp dân số 1 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông



2 xe của tỉnh Đắk Nông ra với mục đích đưa bà con về quê. Nhưng nhà còn đâu mà về. Bà con yêu cầu phải có giấy cam kết giải quyết kiến nghị của bà con rồi mới về. Không biết liệu họ có cam kết với bà con không


Bữa sáng mùng một Tết của dân oan vườn hoa Lý Tự Trọng

Hình ảnh: Đêm qua, sau khi làm lễ Giao thừa ngoài trời và trong nhà xong thi lên fb đọc được mấy dòng của một người người bạn:
"Tối ba mươi, tại vườn hoa Lý Tự Trọng còn 19 dân oan vẫn bám trụ (tính đến lúc về là 20 giờ). Bạt dứa phủ lều đã bị chúng giật mang đi. Trời lạnh buốt."
Xót thương những người dân đó quá chừng.
Nhớ những chiếc lều của bà con tối 28/1/2013 khi chúng tôi đến thăm
Đêm qua, sau khi làm lễ Giao thừa ngoài trời và trong nhà xong thi lên fb đọc được mấy dòng của một người người bạn:
"Tối ba mươi, tại vườn hoa Lý Tự Trọng còn 19 dân oan vẫn bám trụ (tính đến lúc về là 20 giờ). Bạt dứa phủ lều đã bị chúng giật mang đi. Trời lạnh buốt."
Xót thương những người dân đó quá chừng.
Nhớ những chiếc lều của bà con tối 28/1/2013 khi chúng tôi đến thăm





Copy từ: Phương Bích

Những sắc lệnh khắc nghiệt bịt tiếng nói trên mạng tại Việt Nam




Simon Roughneen
Diên Vỹ chuyển ngữ
11.02.2013
“Kẻ cầm đầu tổ chức phản động bị tuyên án tù chung thân” báo chí nhà nước đã đăng những tựa đề như thế vào đầu tuần này.
Những tường thuật như thế hé lộ việc giới truyền thông hoạt động ra sao trong một quốc gia độc đảng, nơi mà việc viết lách trên mạng giúp bù lấp khoảng trống này. Trong giới truyền thông nhà nước chính thống, những đề tài như tranh giành quyền lực bên trong nội bộ Đảng Cộng sản và quan hệ với Trung Quốc luôn là điều cấm kỵ, và những thách thức đối với chế độ độc tài luôn bị qui chụp bằng những vu khống kiểu Xô Viết xưa.
Giáo sư Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc nói với MediaShift rằng “cảm giác của tôi là mạng Internet đã tăng cường hiểu biết và nhận thức của nhiều người Việt, đặc biệt là giới trẻ và các cư dân thành thị, về những yếu kém trong các tầng lớp của chính quyền. Nhiều người Việt giờ đây thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, từ báo chí, tạp chí của chính phủ và đảng cho đến những trang blog bị cấm đoán cũng như báo chí của các hãng tin quốc tế.”
Nhưng những biện pháp mới mà chính quyền đang muốn sử dụng có thể thắt chặt giới hạn đối với những người Việt nào muốn bày tỏ quan điểm của mình trên mạng.
Vào tháng Tư 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Nghị định Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin trên mạng mà ngay từ đầu đã bắt buộc các nhà cung cấp nội dung thông tin nước ngoài phải tăng cường hợp tác với các quan chức Việt Nam bằng cách cắt bỏ những nội dung được cho là bất hợp pháp và có thể phải chuyển các những trung tâm dữ liệu vào trong nước. Quy định được đề xuất này yêu cầu người sử dụng phải cung cấp tên thật của mình trên mạng nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận.
Mâu thuẫn trong việc đưa tin
Phan Văn Thu, người đứng đầu tổ chức được đề cập trên các tựa báo, là một trong nhóm 22 người bị chính quyền qui kết tội lật đổ chế độ. Những người trong nhóm bị Toà án Nhân dân Phú Yên tuyên án từ 10 đến 17 năm tù sau một phiên toà kéo dài một tuần.
Theo truyền thông Việt Nam, “các bị cáo đã bị truy tố về tội thành lập tổ chức chính trị phản động từ năm 2004 đến tháng Hai 2012, hoạt động dưới vỏ bọc của một công ty du lịch sinh thái.” Và với chi tiết mà chính quyền Việt Nam thường cho là nguy hiểm, bài báo nói rằng tổ chức này “nhận được đóng góp tài chính từ một số người Việt ở nước ngoài.”
Ngược lại với báo chí trong nước, các tường thuật quốc tế lại nói rằng nhóm người này, có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn,” là những nhà hoạt động chống đối -- những người mới nhất nằm trong nỗ lực của Đảng Cộng sản trong việc đè bẹp các tổ chức nào không đồng ý với cách vận hành đất nước.
Với những người Việt nào có liên hệ với các tổ chức từ nước ngoài mà Đảng Cộng sản xem như là những mối đe doạ đến quyền lực của họ -- ví dụ như tổ chức Việt Tân ở Hoa Kỳ -- họ thường bị kết án tù giam.
Bill Hayton, tác giả cuốn “Việt Nam: Con Rồng đang lên,” nói với MediaShift rằng “trong khi bộ máy an ninh Việt Nam đang nới lỏng đối với việc biểu tình và chỉ trích, nó hoàn toàn không chấp nhận những người chống đối nào liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức có cơ sở từ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng thái độ và quyết định trong việc nên bắt giữ loại người chống đối nào là cố tình tách bạch rõ ràng giữa chống đối “chính danh” và tội phản bội “bất chính”.
Sau buổi tuyên án, Nguyễn Hương Quê, luật sư do nhà nước bổ nhiệm để bào chữa cho các bị cáo nói rằng “các bản án phù hợp với tội danh của họ .”
Điều đáng lưu ý là nhóm người này được các nhà hoạt động nhân quyền miêu tả như là những người sùng bái Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà tiên tri Việt Nam ở thế kỷ 16, người “từng mơ ước xây dựng một ‘Xã hội không tưởng’ hoà hợp giữa khoa học, thiên nhiên và con người”.
Bắt giữ thêm
Vào tháng Giêng, 14 nhà hoạt động và người viết blog đã bị tuyên án lên đến 13 năm tù, mặc dù trong lúc ấy chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ, thành viên của Việt Tân là Nguyễn Quốc Quân sau chín tháng giam giữ. Sau đó vào ngày 6 tháng Hai, luật sư Lê Công Định cũng được trả tự do, ông bị giam từ tháng Sáu 2009.
Tuy nhiên, bất chấp những việc phóng thích này, tình hình nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ hơn, học giả Carl Thayer, một bình luận gia nổi tiếng về nền chính trị Việt Nam nói “Chỉ trong năm nay đã có ít nhất 36 người bị kết án tù theo những tội danh bịa đặt là tìm cách lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa,” ông viết trong một nghiên cứu mới đây.
Trong một nền văn hoá pháp lý thiếu rõ ràng, khi người dân giận dữ lên tiếng về nạn cướp đất và tham nhũng tại Việt Nam, đôi khi họ được nhân nhượng, đôi khi lại không. Đôi khi các nhà báo của ngành truyền thông chính thống tường thuật các vấn đề trên -- mặc dù không rõ là việc tường thuật này được chính quyền cho phép trước hay không, hoặc những tường thuật này có liên quan đến tranh chấp phe phái hoặc trả thù trong nội bộ Đảng Cộng sản hay không.
Nhưng với những ai viết bài chỉ trích gay gắt những điều được xem là sai trái của chính quyền, kết quả thường là những án tù. Lê Anh Hùng đã bị bắt vào cuối tháng Giêng và bị giam giữ tại một bệnh viện tâm thần tại Hà Nội - một hình thức tương tự như những hoạt động thời kỳ Xô Viết. Hùng sau đó đã được trả tự do vào ngày 5 tháng Hai.
Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội đã nói với MediaShift vào năm 2012 về tầm quan trọng của truyền thông mạng ở Việt Nam, nơi báo giấy và truyền hình bị Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị duy nhất trong nước điều phối.
“Việc người dân làm báo, báo chí không chính thức, những bài viết đăng trên các mạng xã hội, tin nhắn, Facebook, và blog đang tiếp tục tiến triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội,” Lê Quốc Quân nói vào tháng Chín năm ngoái. Ông đã bị bắt vào cuối tháng Giêng về tội trốn thuế - một tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là bịa đặt - và đã bị biệt giam từ lúc ấy.
Những biện pháp mới
Các nguồn thông tin trực tuyến đã khoả lấp khoảng trống tạo ra bởi truyền thông do đảng điều khiển, nhưng điều này cũng đang bị đe doạ. Với những người Việt đã quen thuộc với các cấm đoán, điều luật đang được đề nghị có thể bắt buộc người sử dụng phải dùng tên thật của mình trên mạng và những blogger phải kê khai tên thật cũng như thông tin liên lạc trên các trang blog của mình -- một tiềm năng thay đổi lớn đối với những người Việt đang bị kẹt giữa việc không muốn vào tù và muốn viết một cách trung thực nên đang phải dùng bí danh khi viết bài trên mạng.
Một động cơ trong việc chính quyền nỗ lực bắt buộc người dân phải dùng tên thật có thể là những cáo buộc đăng trên các trang blog vào năm ngoái - sau này đã bị bác bỏ - rằng con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư tiền bạc vào một dự án phát triển chung cư đầy tai tiếng ở ngoại ô Hà Nội.
Tuy nhiên, bản dự thảo đầu tiên của nghị đính lại gồm những điều khoản bao trùm dường như nhắm vào việc ngăn chặn những ý kiến thách thức chính quyền, cấm người sử dụng Internet “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” hoặc “phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc” cũng như “lạm dụng việc cung cấp và sử dụng Internet và thông tin.”
Ngay sau khi nghị định được công bố, 12 nhà lập pháp Hoa Kỳ bao gồm đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà đã viết thư đến Facebook, Google và Yahoo nói rằng, “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi quí vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận của các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp kỹ thuật của quí vị đến người dân Việt Nam với thái độ tôn trọng quyền tự do và riêng tư của họ.”
Phản tác dụng?
Một phần nguyên nhân trong việc chính quyền Việt Nam dường như cố tình đàn áp những ai đề xướng một hình thức nhà nước khác là kinh tế -- vô số những vụ tham nhũng tai tiếng cũng như lượng đầu tư nước ngoài chậm lại đã khiến cho đảng cầm quyền phải công khai xin lỗi trước công chúng vào mùa thu trước và đã dẫn đến những dự đoán rằng nếu kinh tế chững bước lâu dài, sẽ có thêm nhiều người Việt đặt vấn đề về thể chế độc đảng.
Nhưng nếu thắt quá chặt mạng Internet cũng có thể dẫn đến phản tác dụng đối với “nền kinh tế đang lên” của Việt Nam.
Nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co dự đoán rằng mạng Internet “trung bình đóng góp khoảng 1,9 tổng GDP tại các nước đang phát triển,” con số này dựa trên một thăm dò trong chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Copy từ: Dân Luận

Lê Khả Phiêu & Bill Clinton

Bên Thắng Cuộc/Quyền bính (3): Lê Khả Phiêu & Bill Clinton


(Tiếp theo)
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
Hai câu Kiều của Nguyễn Du chắc hẳn một số người Việt Nam cũng không biết đến. Thế nhưng, câu thơ đó đã được Tổng thống Bill Clinton trích dẫn trong bài phát biểu tại bữa tiệc chiêu đãi quốc khách của Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 đến 19/11/2000 [1].
Tổng thống Bill Clinton
Theo tôi, quả là một thiếu sót lớn khi trong cuốn Bên Thắng Cuộc Huy Đức không nói đến những chi tiết bên lề chuyến viếng thăm lịch sử của ông Clinton, vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ (1993-2001) tại Hà Nội và Sài Gòn.
Tổng thống Clinton đã thi vị hóa mối bang giao Hoa Kỳ - Việt Nam qua thơ Kiều, ông ví von: “Những hình ảnh băng giá của quá khứ đã bắt đầu tan và những phác thảo về nột tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng mùa xuân mới” [2]  
Không chỉ “lẩy” Kiều, bài diễn văn của Clinton còn khiến cử tọa ngạc nhiên vì sự hiểu biết khá sâu sắc của ông về văn chương và lịch sử Việt Nam. Ông nhắc đến Nguyễn Trãi như “nhà chính trị người Việt vĩ đại” (the great Vietnamese statesman) của hơn 500 năm về trước để dẫn ý “sau những năm chiến tranh, chỉ có cuộc sống là tồn tại” (after so many years of war, only life remains).
Clinton còn nhắc đến Hồ Xuân Hương nhân sự kiện cuốn sách Những bài thơ 200 năm tuổi về bà vừa được xuất bản tại Hoa Kỳ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và thậm chí cả bằng nguyên bản chữ Nôm. Ông cũng nói đến hiện tượng chiếc áo dài truyền thống Việt Nam đã là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới như Armani và Calvin Klein.
Tổng thống Clinton bắt tay người dân Hà Nội
Điều mà hầu hết báo chí quốc tế chú ý đến cuộc viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton là những bài diễn văn của ông. Trong buổi nói chuyện với các sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 17/11/2000, được truyền hình trực tiếp, ông đã mở đầu bằng những lời lẽ thân mật:
“… I was given a Vietnamese phrase; I am going to try to say it. If I mess it up, feel free to laugh at me: Xin chào các bạn!” (Tôi được dạy một câu tiếng Việt, tôi sẽ cố gắng nói câu đó, các bạn cứ cười thoải mái nếu tôi nói sai: Xin chào các bạn). Quả nhiên sinh viên cười và vỗ tay. Họ cười có lẽ vì được nghe tiếng Việt lơ lớ của ông nhưng họ vỗ tay vì cảm thấy hãnh diện khi một vị Tổng thống Hoa Kỳ lần đầu tiên nói tiếng Việt.
Clinton cũng tạo được sự gần gũi với giới trẻ khi ông nhắc đến Trần Hiếu Ngân, nữ vận động viên Taekwondo, huy chương bạc Olympic Sydney 2000, và cũng là người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương tại Thế vận hội. Ông còn nhắc đến các cầu thủ nổi tiếng của Việt Nam: Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Hồng Sơn.
Phải nói tài hùng biện của Bill Clinton đã chinh phục cảm tình của cử tọa. Lúc thì dí dỏm, khi lại rất nghiêm trang. Nhắc lại lời của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Pete Peterson, về chuyện quá khứ và tương lai của mối bang giao Việt Nam và Hoa Kỳ, ông nói: “We cannot change the past. What we can change is the future” (Chúng ta không thể thay đổi quá khứ. Điều mà chúng ta có thể thay đổi là tương lai).
Tạp chí Newsweek, ngày 27/11/2000, bình luận: “Getting over the past and making history seem to be the two things on Clinton’s agenda these days” (Vượt qua quá khứ và tạo nên lịch sử là hai điều trong chương trình hành động của ông Clinton trong thời gian này).
Newsweek ám chỉ thời gian ngắn ngủi trước khi nhiệm kỳ của ông Clinton chấm dứt vào năm 2001 mà tiếng Anh gọi là thời kỳ “lame duck” (vịt què). Nội các “vịt què” (lame-duck cabinet) của ông sẽ bàn giao vào ngày 20/01/2001, chỉ hơn 2 tháng sau chuyến thăm Việt Nam.
Gia đình Tổng thống Bill Clinton
Bên Thắng Cuộc (Phần II, Chương 20: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn) nói đến cuộc viếng thăm chính thức của Bill Clinton dưới một cách nhìn khác. Theo Huy Đức, có hai thái độ đón tiếp trái ngược nhau: trong khi giới lãnh đạo dè dặt, chừng mực trong các nghi lễ tiếp đón thì người dân Việt lại đón Clinton một cách thân thiện, cởi mở.
“Bill Clinton và tùy tùng tới sân bay Nội Bài lúc 11 giờ đêm ngày 16/11/2000. Điều ngạc nhiên là vị tổng thống của quốc gia mà chính quyền đang coi như kẻ thù lại được hàng ngàn người dân Hà Nội và các địa phương lân cận đứng chờ trong đêm lạnh dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.
Dường như cảm kích trước sự chào đón đó, Tổng thống Clinton đã bật đèn trong khoang xe của mình để vẫy tay đáp trả người dân Hà Nội. Dân chúng cũng đã chen chúc đến khu Văn Miếu để nhìn thấy Bill Clinton. Hai hôm sau, khi rời Hà Nội đến Sài Gòn cũng vào lúc mười một giờ đêm, Bill Clinton lại được người dân đứng chờ và reo hò khi thấy ông xuất hiện từ sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong khi đó, Bộ Chính trị đã phải tính đến từng nụ cười, cái bắt tay khi đón vợ chồng Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Phan Văn Khải kể, khi tiếp Clinton, ông đã không cười và bàn tay thì chỉ đưa ra nhẹ mà không nắm lại. Ông Nguyễn Đức Hòa, trợ lý của ông hỏi: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ?”. Ông Khải nói: “Không được đâu mày ơi, Bộ Chính trị đã thống nhất là không được cười”
Trước đó vào tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo Cộng sản đầu tiên thăm chính thức Washington. Chuyến đi của ông Khải gây chú ý đặc biệt và người ta không khỏi bàn tán khi trước báo giới, ngồi bên cạnh một ông Bush đầy tự tin, ông Khải tỏ vẻ bối rối, tay cầm tờ giấy để trả lời báo chí.
Ông Khải thừa nhận: “Quan hệ với Mỹ dễ dàng hơn nhiều so với Trung Quốc. Tôi hội đàm hết sức thoải mái với Tổng thống G. W. Bush và Bill Clinton trước đây nhưng đúng là tôi ngại báo chí. Chỉ cần báo chí đưa không đúng một câu nói của mình thì sẽ có vấn đề ngay với Bộ chính trị. Sang Mỹ nhưng thực ra chúng tôi phải lo đối nội nhiều hơn đối ngoại”
Thủ tướng Phan Văn Khải & Tổng thống George Bush
(2005)
Cuộc nói chuyện của Clinton với sinh viên cũng được Bên Thắng Cuộc kể lại theo hướng khác: “Một ngày trước khi Tổng thống Bill Clinton nói chuyện với sinh viên ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Tướng Nguyễn Chí Trung, trợ lý của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã mấy lần xuống “quán triệt” với Ban Giám đốc các nghi thức, khi nào thì đứng dậy, khi nào vỗ tay… Thay vì theo kịch bản, sinh viên đã vỗ tay gần như liên tục ở các đoạn đầu”.
Clinton nói với sinh viên Việt Nam: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, giới trẻ sẽ có nhiều niềm tin hơn vào tương lai nếu họ có tiếng nói trong việc định hướng tương lai, trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo chính phủ của họ và có một chính phủ có trách nhiệm đối với những người dân mà chính phủ phục vụ”.
Mặc dù nhấn mạnh “chúng tôi không tìm cách và cũng không thể áp đặt những ý tưởng này”, Bill Cliton giải thích: “Chỉ có các bạn mới quyết định xem có nên chăng tiếp tục mở cửa thị trường, mở cửa xã hội của mình và củng cố nền pháp trị. Chỉ có các bạn mới quyết định liên kết như thế nào giữa tự do cá nhân và nhân quyền trên nền tảng giàu mạnh của bản sắc quốc gia Việt Nam”.
Diễn văn của Clinton cũng dẫn thêm một câu chuyện mà ít người biết đến: hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson đã cố gắng để đưa các giống lúa Việt Nam về trồng trong trang trại của ông ở Virginia. Jefferson là tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ. Bản tuyên ngôn mà Clinton nói là đã “vang vọng trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1945” của Việt Nam.
Bill Clinton cũng nhắc đến bức tường bằng đá màu đen Vietnam Veterans Memorial tại Washington D.C, nơi ghi tên những người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam. Ông nhắc đến điều mà các cựu binh Mỹ gọi là “mặt sau của bức tường”, đó là “sự hy sinh lớn lao” (staggering sacrifice) của ba triệu người Việt Nam thuộc hai miền Nam – Bắc.
Vietnam Veterans Memorial tại Washington D.C
Cuối buổi chiều 18/11/2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chào đón Tổng thống Bill Clinton bằng một bài phát biểu dài. Sau lời mở đầu theo thủ tục, ông Lê Khả Phiêu bắt đầu bày tỏ chính kiến của mình:
“Tôi đồng ý với Ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành…
Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên đối với chúng tôi, quá khứ không phải trang sử đen tối, đau buồn và bất hạnh”.
Ông Lê Khả Phiêu nói tiếp: “Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xã hội có tồn tại được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi…
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, quan hệ thương mại với hơn 150 nước. Đảng chúng tôi có quan hệ với hơn 180 đảng cộng sản, cánh tả, đảng cầm quyền… Trong quan hệ quốc tế ngày nay, mọi quốc gia, dân tộc đều cần hợp tác để cùng phát triển. Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn, cách sống và chế độ chính trị của các dân tộc. Chúng tôi cũng đòi hỏi các nước tôn trọng chế độ chính trị, sự lựa chọn của dân tộc chúng tôi”.

Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu kết thúc bài phát biểu “chào mừng” tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến Văn phòng Trung ương Đảng: “Chúng tôi quý trọng nhân dân Mỹ, cảm ơn nhân dân Mỹ đã ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Thấy hình ảnh cháu Chelsea, tôi chạnh nhớ cháu Emily [3] con gái của Morrison [4] và mẹ cháu cũng đã từng sang thăm Việt Nam. Đó là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Phát biểu đáp từ của Bill Clinton được lược thuật trên báo Nhân Dân ngày 19/11/2000: “Về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều người ở Hoa Kỳ không nhất trí với nhau về chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ và về bản chất cuộc chiến tranh. Nhiều người, trong đó có Đại sứ Peterson của chúng tôi, đã tưởng rằng họ sang chiến đấu để giúp cho người Việt Nam được tự do và tự quyết. Ngày nay, tôi thấy rất thú vị là đã có một nước Việt Nam thống nhất và tiến bộ”.
Sau này, trong cuốn hồi ký My Life, Bill Clinton viết: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh.
Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam” [5]
Hồi ký My Life, Bill Clinton
Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ [người Mỹ] rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”.
Theo Tổng thống Bill Clinton, giữa ông và Thủ tướng Phan Văn Khải đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp trong lần gặp ở Auckland (New Zealand), khi đó ông Khải cũng nói là ông cảm kích trước việc Bill Clinton đã từng phản đối chiến tranh Việt Nam. Clinton nhớ lại: “Khi tôi nói: những người Mỹ phản đối hay ủng hộ cuộc chiến tranh đó đều là người tốt. Ông Khải nói: tôi hiểu”.
Bill Clinton, Hillary Clinton và con gái Chelsea
xem biểu diễn nghệ thuật tại Hà Nội
Cũng trong cuốn hồi ký My Life, Clinton đưa ra nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ. Ông mô tả chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh: “Võ Viết Thanh ăn nói như những thị trưởng năng nổ ở Mỹ mà tôi biết. Ông khoe về việc cân đối ngân sách, cắt giảm chi tiêu, và nỗ lực lôi kéo thêm các nhà đầu tư nước ngoài”. Đối với Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Bill Clinton nhận xét: “Chỉ kém giáo điều hơn Lê Khả Phiêu một chút”.
Tác giả Huy Đức cho rằng ông Phiêu có “lý do đối nội” khi cố tình làm mất lòng Bill Clinton chỉ vì muốn được lòng các nhân vật khác trong nội bộ Đảng Cộng sản. Nhưng sau này, điều oái ăm đã xảy ra, chính những người mà ông nghĩ sẽ hài lòng với thái độ cứng rắn trước Tổng thống Mỹ lại sử dụng điều đó để chống lại ông.
Hillary Clinton và con gái Chelsea với chiếc nón lá Việt Nam
Vào Sài Gòn, Tổng thống Clinton đã nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Cảng Container Quốc tế (Vietnam International Container Terminals – VICT), một liên doanh giữa Singapore và Việt Nam. Ông lên tiếng ca ngợi những tiến bộ tích cực trong công cuộc đổi mới về kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thập niên vừa qua.
Theo Clinton, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam nhiều hơn. Ông tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ sẽ dành một khoản tín dụng 200 triệu đô-la để hỗ trợ các dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam.
Nhân dịp này, Clinton cũng đề cao vai trò của những người Việt tại nước ngoài. Theo ông, họ đầu tư vào Việt Nam không những bằng tiền bạc mà còn với cả tấm lòng. Nước Mỹ vui mừng khi giúp họ trở về làm ăn, cũng xin cám ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chào đón họ tại quê nhà [6].
Và có lẽ cũng để ủng hộ việc kinh doanh của người Mỹ gốc Việt tại Sài Gòn, Tổng thống Bill Clinton, phu nhân Hillary, con gái Chelsea cùng đoàn tùy tùng đã dùng bữa trưa tại Phở 2000, góc đường Lê Lai, bên hông chợ Bến Thành. Đây là mạng lưới các tiệm Phở 2000 tại Sài Gòn do Alain Huỳnh Trung Tấn từ Hoa Kỳ về kinh doanh. Kể từ đó, Phở 2000 có thêm khẩu hiệu “Phở for the President”.
Bill Clinton chụp hình kỷ niệm với nhân viên Phở 2000
***
Chú thích:
[1] Hai câu Kiều của Nguyễn Du:
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh trong bài phát biểu của Tống thống Bill Clinton tại Hà Nội như sau:
Just as the lotus wilts, the mums bloom forth
Time softens grief, and the winter turn to spring
Chắc chắn những cố vấn người Việt của Tổng thống Clinton đã phải làm việc tích cực trong việc soạn những bài diễn văn cho ông. Clinton đã tỏ ra rất am hiểu về lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, ông rất tự tin khi trình bày những vấn đề này.
[2] Nguyên văn tiếng Anh: “Frozen images of the past have begun to thaw and outlines of a warmer shared future have begun to take shape. Let us make the most of this new spring together”.
[3] Emily rất nổi tiếng ở Việt Nam sau khi bài thơ Ê-mê-ly, Con ơi! của Tố Hữu được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy suốt nhiều thập niên. Bài thơ có những câu như:
Ê mi ly con ơi!
Ê mi-ly, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô-tô-mác
- Xem gì cha?
Không con ơi, chỉ có Lầu ngũ giác.
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Còn mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật..........
[4] Morrison: Một người Mỹ ở Pennsylvania, ngày 2/11/1965, bế con gái Emily một tuổi tới trước văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng McNamara rồi tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam.
[5] My Life, Bill Clinton, Vintage Books 2005, trang 930.
[6] Nguyên văn: “Overseas Vietnamese want to invest in your country, not only with their money, but with their hearts. We are glad to be helping them to return and we thank you, the people and the government of Vietnam, for welcoming them home”
*** 
(Trích Hồi Ức Một Đời Người, Chương 8: Thời mở cửa)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ) 
Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng mang tên… Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!
 
 

Copy từ: Nguyễn Ngọc Chính


VÔ TUYẾN TRUYỀN HÌNH


NGUYỄN  TẤN  CỨ

Giả đối gần như thường trực trên những phương tiện truyền thông
Những món ăn bội thực nhàm chán lây nhây trớ tráo đến lợm người
Những khuôn mặt dưa hành không thể dưa hành hơn vì quá chán ngán
Những nhan sắc không thể nào dâm đãng hơn
không thể dày mặt vì quá gợi tình

Như một thứ bánh chưng truyền hình trên Ti vi
Cùng với nhiều nhát cắt dọc ngang
đang được trưng bày trên mâm com ngày tết
Đang được trình diễn bởi những kẻ buôn dưa lê
Có nghề đã được mài dao quanh năm không bao giờ ngơi nghĩ
Như một gánh hát sơn đông đang phèn la giữa đình làng quê mộc
Như một mớ thuốc cao đơn đang hoàn tán hát ca
Cho một đàn cừu cô đơn đang nằm bệnh
Chờ mong được lột da chăn dắt suốt cuộc đời

Giả dối gần như là tự nhiên bởi những live show ghi hình cực Net
Những cuộc trực tiếp thâu đêm trên những sân khấu Truyền hình
Những cuộc đối thoại triền miên ngu ngu nhạt phèo như củ kiệu
Những xuất hiện để lấy tiếng lên gân không cần ai phải biết
Cũng không cần ai phải ghé mắt xem
Vì đã phải cùng nhau tung hứng ngất trời

Các bạn cứ việc xem thoải mái và quên đi
những cơn đau sau một mùa ăn chơi lút cán
Hãy cứ ruổi rong cùng với Phóng viên chúng tôi
Trên những cung đường hoang sơ của núi rừng từ Nam chí Bắc
Chúng tôi phục dựng lên những cuộc chơi của những ngày xưa
Cùng với những màn hát ca cồng chiêng giữa núi rừng giá lạnh
Chúng tôi là những kẻ đem niềm vui lãng quên
cho những âu lo đang đè nặng đất Nước nầy

Hãy cùng với chúng tôi
những Game Show tràn ngập
Những chương trình rất công phu
được đổi màu như tắc kè thay áo
Hãy xem hãy mở mắt ra cấm kêu la
Hãy quên đi những tiếng rên than
của những cánh đồng Nông Dân đang kêu thét
Hãy cùng với chúng tôi vui xuân và quên hết
Nhưng âm mưu đang ngày đêm rình rập
trên Biển Đông từng phút từng ngày...



 
Nguyễn Tấn Cứ



Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh

 

Cảnh sát Ai Cập biểu tình, từ chối đàn áp



Bài liên quan
Ai Cập cấm dân xem YouTube trong một tháng

CAIRO (AP) -Hàng trăm cảnh sát viên ở Ai Cập đã mở các cuộc biểu tình phản kháng để đòi hỏi không bị sử dụng làm công cụ đàn áp chính trị trong lúc có biến động ở quốc gia này.
Cảnh sát Ai Cập đứng yên trong lúc cuộc biểu tình chống Tổng Thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đang diễn ra trước mặt phái đoàn ngoại giao người Iran, vào dịp ông Ahmadinejad đến thăm Cairo, Ai Cập, hôm Thứ Tư, 6 Tháng Hai, 2013. (Hình: AP Photo/Khalil Hamra)
Ở khoảng 10 tỉnh đã có vài chục cảnh sát viên biểu tình trước trụ sở cảnh sát mỗi tỉnh. Một số mang theo biểu ngữ cho hay họ không can dự vào việc gây đổ máu.
Tuy số người tham dự vẫn còn ít, các cuộc biểu tình này là một biểu tượng hiếm thấy về sự phản kháng của lực lượng cảnh sát Ai Cập. Hành động này cũng cho thấy sự lo ngại trong nhiều cảnh sát viên rằng sẽ gặp phản ứng giận dữ của quần chúng sau nhiều tuần lễ có đàn áp dữ dội nhắm vào thành phần chống chính phủ.
Giới tranh đấu đòi nhân quyền cáo buộc rằng cảnh sát đã có hành động tàn bạo hơn đối với họ trong đợt biểu tình mới nhất, vốn khởi sự vào ngày kỷ niệm hai năm xảy ra cuộc nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Hosni Mubarak năm 2011. (V.Giang)

Copy từ: Người Việt

 

CUỘC CHIẾN TRONG YÊN LẶNG.


Oanh Yến Thị Phạm
Trái với bề nổi có vẻ ổn định của thể chế chính trị và một sự "cân bằng lập lờ" của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam vẫn chất chứa những kho thuốc nổ đang được lên giây, định giờ, chờ nổ.
-Những cuộc đấu tranh công khai của các nhân sỹ, trí thức, kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992.
-Những cuộc bút chiến "tóe tâm huyết" của các Blogger, những nhân sỹ trí thức mà trong số đó, không hiếm những "hậu duệ, tự chối bỏ nguồn gốc đỏ" của mình, không quản an nguy, cho bản thân cũng như gia đình, để đòi hỏi những "thuộc quyền được mặc định" bởi tạo hóa, cho cả tiền đồ Dân Tộc.
Những cuộc đấu tranh "sống mái" của những nông dân vấn vành tang trắng trên đầu để đòi hỏi sự công bằng, minh bạch trong vấn đề sở hữu đất đai trên những cánh đồng Dương Nội, Văn Giang, Vụ Bản mù mịt khói lửa và cả tiếng súng hoa cải Tiên Lãng của gia đình họ Đoàn

Những cuộc "trải chiếu, trải lều", "trải nổi thống khổ" trong các vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Lý Tự Trọng, trước Văn phòng Quốc Hội phố Ngô Thì Nhậm, Trụ sở Mặt trận Tổ Quốc phổ Tràng Thi, của Dân oan mất đất.
Sát cánh với những cuộc đấu tranh trên, một cuộc chiến không tuyên bố, tuy âm thầm lặng lẽ nhưng không kém phần khốc liệt, trí tuệ  giữa những suối nguồn nhỏ nhoi cho đến dòng sông cuộn sóng của lòng dân với con thuyền ngạo mạn của "lớp người cộng sản" đi ngược con sóng tất yếu của dòng chẩy lịch sử Dân tộc đổ về biển lớn của tiến trình tiến hóa nhân loại.
Đó là cuộc chiến đã được quy ước từ thưở hái lượm, theo thuyết tiến hóa Darwin, cuộc chiến để bảo vệ thành quả lao động của "chân và tay", của thiên nhiên và con người, của "máu và nước mắt", của "bạo lực cường quyền" và sự "thông thái dân gian". 
Đó chính là cuộc chiến làm đau đầu những nhà "Max, ít - Lênin, ít -  Mao, tí -  Đặng, nhiều", trong nền"Kinh tế thị trường định hướng XHCN" hiện nay. Một bài toán phương trình "ý đảng, lòng dân" ẩn số "X", không có nghiệm cho sự tồn vong của kinh tế thị trường nửa mùa.
Đó chính là tình trạng dân Việt Nam hiện tại coi trọng những thứ như:
1-Vàng, một thứ vô tổ quốc.
2-USD, quốc tịch Mỹ,
3-Tiền mặt VNĐ.
Trong một nền kinh tế mà chỉ số tín nhiệm của người dân đối với các chính sách vĩ mô của nhà nước, đi ngược với chỉ số "lạc quan nhăn nhở" của Việt Nam, về dưới không, mà trong hai năm gần đây, tỷ giá song phương giữa USD và VNĐ hầu như không thay đổi. Mặc dù trong tương quan giá trị song phương giữa USD/VND, hiện đồng nội tệ đã bị đánh giá cao vượt so với thức tế 24%. Thế nhưng tỷ giá song phương này, vẫn xoay quanh trục 1USD/ 20.820-20828 VNĐ, nếu tính từ đợt điều chỉnh cuối cùng của NHNN 24/12/2012, vẫn nằm trong biên độ cho phép của NHNN 20.825-21036Đ/USD, là một điều quái dị?, mặc cho những"tư vấn phá giá VNĐ một cách giảm sốc 4%/năm" của các chuyên gia kinh tế - tiền tệ.
Trong bối cảnh hiện tại, khi mà:
-Những mục tiêu ngắn hạn vô vọng như trong lãnh vực chứng khoán vì thị trường cũng như thanh khoản lao dốc, đầu tư vào vàng bị NHNN ngăn cấm.
-Những mục tiêu dài, hạn tuyệt vọng như Địa ốc vì đã bị đóng băng.
-Chỉ một số ít ỏi, không quá 75.000 tỷ VNĐ vốn huy động được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
-Trong cơ cấu vốn huy động, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm hơn 13%, trong khi đó tiền gửi bằng VNĐ tăng 36%
-Tăng trưởng tín dụng có mức tăng trưởng tấp kỷ lục 7%/ năm.
-Mặc dù đã có quy định của NHNN, kéo lãi xuất huy động với thời hạn 1 - dưới 12 tháng, không được vượt 8%/năm. Thế nhưng có những lúc những nơi các Ngân hàng vẫn công khai trương bảng 11,2%/năm, chưa kể "lãi xuất thập thò" lên tới 13, 14%/năm, nhưng NHNN lại có một động thái "ngó lơ", trái ngược so với thời gian không lâu trước đó.
-Tổng lượng tiền huy động trong toàn hệ thống Ngân hàng ước đạt 2.900.000 tỷ đồng (lấy tròn). Tổng lượng tiền mà các Ngân Hàng huy động, vượt hơn 10 lần tăng trưởng tín dụng (3).
Nếu quy đổi ra USD thì trong tổng số vốn huy động gần 145 tỷ USD, toàn hệ thống Ngân Hàng chỉ cho vay và đầu tư vào trái phiếu chính phủ chưa tới 10 tỷ USD. Dễ dàng nhận ra rằng, tất cả vốn huy động chỉ dành cho mục tiêu cứu thanh khoản của toàn hệ thống.
Đối chiếu với lời xác nhận đầy "lạc quan" của Phó Thống Đốc Ngân Hàng Lê Minh Hưng trong buổi họp mặt tổng kết cuối năm 2012 với các tổ chức tín dụng trong, ngoài nước, con số được cho là sát thực tế 10 tỷ USD của cán cân vãng lai thặng dư tổng thể.
Có thể nhận ra rằng, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đang phạm một sai lầm chết người, đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống về thanh khoản do sai lầm kép ở cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền.
Hầu hết các vốn huy động được của hệ thống Ngân Hàng đều ở mức ngắn - trung hạn, không quá 12 tháng. Hiện tại trong năm 2012 toàn hệ thống đã phải chi trả lợi tức cho số tiền huy động được trừ lùi gối đầu theo kỳ hạn tín dụng, một con số không nhỏ, gần gấp đôi số thâm hụt cán cân thương mại 2010 giữa VN - TQ, gần 25 tỷ USD (lấy tròn) (5). 10 tỷ USD chỉ như muối bỏ bể.
Những lời bao biên như: lo sợ cán cân trong quan hệ USD/VND của nợ công, sợ nhập khẩu lạm phát mà không dám phá giá VNĐ của NHNN, chẳng qua chỉ là che dấu sự lo ngại một cuộc khủng hoảng thanh khoản tái phát do người gửi sẽ ồ ạt rút tiền để chuyển hóa thành USD, vàng, nếu NHNN VN chỉ cần phá giá VND trong biên độ 0,5 - 1%. Vì những người có tiền, hiện nay chẳng ai dại gì chỉ nắm giữ VNĐ. Công thức để bảo toàn đồng vốn phổ biến hiện tại: 1/2 vàng - 1/2 VND hoặc 1/3 vàng (hoặc thứ tương đương như kim cương) - 1/3 USD - 1/3 VND. Số lợi tức thu được từ VND gửi trong các tổ chức tín dụng sẽ được chuyển hóa lại thành vàng, USD. Lãi xuất và biến động tỷ giá, dĩ nhiên sẽ được người gửi tiền theo dõi, tính toán sát sao một cách "thông minh dân gian". Trong giai đoạn này, các Ngân Hàng để tự cứu tính thanh khoản của mình, chỉ còn nước chạy đua tăng lãi xuất. Hiện nay các Ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài hầu như chỉ huy động được USD mặc dù lãi xuất cực thấp. Ngược lại hầu hết 35 Ngân hàng thương mại ngoài nhà nước cũng như 5 Ngân hàng nhà nước hầu như chỉ huy động được VNĐ.
Trong cuộc chiến tiền tệ này, người dân là người "gửi tiền thông minh". Hệ thống Ngân Hàng VN, phải ngậm đắng nuốt cay, mỗi tháng phải chi ra không dưới 1,8 tỷ USD, cho người gửi tiền. Không có cách nào khác, nếu như NHNN, không muốn sụp đổ cả hệ thống. Hiện tại, NHNN VN đang lâm vào thế bị động, nếu không muốn nói đang lâm vào thế bí, trong cuộc chiến tiền tệ với người dân.
Với lượng tiền huy động vượt quá mười lần tăng trưởng tín dụng để cứu thanh khoản và với lãi xuất phải trả cho người gửi đến mức không chịu đựng được, hệ thống Ngân Hàng VN nói riêng và nền Kinh tế VN, sự tồn vong của Đảng CS VN nói chung, đang trên miệng vực sâu.
Đây chính là cuộc chiến giữa Bạo lực cách mạng và sự thông thái dân gian, giữa sự "giảo hoạt có tính toán" và "sự chịu đựng kiềm chế, ngắn hạn trong hiện tại và sự bất tín nhiệm vô hạn, trong tương lai". Một thể chế Chính trị không được sự ủy nhiệm đồng thuận của dân chúng sẽ chi phối nền Kinh tế của quốc gia đó ở một mức độ giới hạn, trong một giai đoạn ngắn hạn. Một hình thái kinh tế tương hợp với ý nguyện của Đất nước sẽ quyết định thể chế Chính trị tương thích, trong tương lai dài hạn.
Với những kinh nghiệm đau xót trong quá khứ qua những chiến dịch "Đánh Tư sản mại bản", "Cải tạo Công thương nghiệp" X1, X2, X3, X4, X5...Người dân Việt Nam hiện nay quá đủ kinh nghiệm để bảo vệ tài sản của mình một cách thông minh nhất.
Thử nghĩ xem.
Đà Lạt 12/02/2012 (Mùng 2 Tết Đinh Tỵ)
Oanh Yến Thị Phạm
----------------------------------------
1-Marx và Anghel.
2-Mao.
3-Xin phép không tiết lộ nguồn, nói ra chúng truy ra ngay, tùng xẻo em tắp tự.




Copy từ: Huỳnh Ngọc Chênh