CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Chủ tịch MTTQ xã ăn cắp điện của dân



Chủ tịch MTTQ xã “chôm” điện của dân


Đường điện chiếu sáng công cộng có chiều dài khoảng 1km từ chợ Tân Thành A đến giáp ranh xã Tân Phước thuộc địa phận ấp Anh Dũng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng - Đồng Tháp được đầu tư với tổng kinh phí hàng chục triệu đồng từ nguồn đóng góp của người dân cộng với 10 triệu đồng tiền thưởng của danh hiệu ấp văn hóa.

Hệ thống chiếu sáng công cộng thuộc địa phận ấp Anh Dũng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng
Đường điện chiếu sáng này có gần 45 bóng đèn compact, có một đồng hồ điện tổng, thời gian mở hệ thống đèn chiếu sáng tại cầu dao tổng là từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau. Trước đây mỗi hộ dân đóng từ 3.000 đồng/tháng, sau này tăng lên 5.000 đồng/tháng để trả tiền điện và thay thế bóng đèn bị hỏng.
Nhiều hộ dân ngụ ấp Anh Dũng, xã Tân Thành A cho biết, trước đây việc trả tiền điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng khoảng 300.000 đồng/tháng. Nhưng từ tháng 7/2012 trở về sau số tiền thanh toán tiền điện có chiều hướng tăng dần, đặc biệt số tiền điện phải trả chỉ trong tháng 11/2012 lên đến gần 1,1 triệu đồng.
Trước việc tiền điện phải trả tăng bất thường, Ban nhân dân ấp Anh Dũng đã thành lập “Tổ công tác” đi kiểm tra đường điện vào ban đêm đã phát hiện tại nhà ông Hồ Thuận Lợi - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã Tân Thành A có mắc đường dây điện từ hệ thống chiếu sáng công cộng vào nhà. Vụ việc được báo đến cấp ủy và chính quyền xã Tân Thành A.
Nhiều người dân ngụ trên địa bàn ấp Anh Dũng bức xúc trước việc ông Hồ Thuận Lợi “chôm” điện của dân. Theo người dân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã có vai trò là trung tâm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các phong trào do cấp ủy và chính quyền địa phương phát động nên vụ việc cần được xử lý nghiêm.
Theo Thường trực Đảng ủy xã Tân Thành A, sau khi xảy ra vụ việc, Thường trực Đảng ủy có làm việc với Hồ Thuận Lợi - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã. Ông Lợi thừa nhận việc mắc đường dây điện từ hệ thống chiếu sáng công cộng vào nhà, đồng thời khắc phục bằng cách trả lại số tiền điện bị vượt cho người dân. Riêng việc xử lý kỷ luật ông Lợi sẽ thực hiện theo quy trình của Điều lệ Đảng.
Theo Dũng Chinh (Đồng Tháp Online)

Copy từ: Người Lao Động


NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”


NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”

Hoàng Thanh Trúc
13-12-2012
Tàn nhẫn và dường như là “bất lương” như xát muối vào nỗi đau không bao giời khép miệng trên những vành khăn tang “Mậu Thân 1968”  -  khi là con dân của đất thần kinh “Huế” nhạc sĩ họ “Tôn” lại phát biểu “ Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe.” (Tôn thất Lập)
“…37 năm –Một giọt máu có thể lớn lên thành một Nhạc sĩ, giáo sư ,tiến sĩ hay vĩ nhân, nhưng cùng thời gian ấy một con người, nhân cách có thể quay ngược lại thành ấu nhi…” 
Chính xác là vậy, không quá lời – Một khi ai đã đọc tác phẩm  "Hồi Ký Của Một Thằng Hèn"của Nhạc Sỉ lão thành khả kính Tô Hải (Nụ Cười Sơn Cước) để rồi bất chợt hôm nay nghe và đọc trả lời phỏng vấn của “nhạc sĩ” Tôn Thất Lập, có thể, nhiều người sẽ có cảm giác thật sự “ buồn nôn” này .                        

Không biết cái dặm trường giũ bỏ quá khứ gốc gác Hoàng Gia để đi theo “đảng” lê gót bằng những nốt “đồ,rê,mi,pha,sol” của ông ông “Lập” có bề dày bằng cái “gót chân” của lão nhạc sĩ Tô Hải chưa ? 

Khi mà ở tuổi đời của ông “Lập” còn bò lê lết dưới đất nhặt cứt gà ăn thì lão nhạc sĩ “Nụ Cười Sơn Cước” đã trình làng những nhạc phẩm “để đời” cho “đảng” và cho “trăm hoa đua nở” trong lòng mọi người yêu nhạc mãi tận hôm nay để rồi sau chiến thắng vĩ đại của “đảng” trên hàng triệu xác đồng bào mình thì “lão Nhạc Sĩ” đã phải rơi nước mắt khi sau 1975 vào miền Nam chứng kiến sự thật xã hội của VNCH, đã hối hận lấy hết sức tàn lực kiệt cuối đời tặng dân tộc một tác phẩm còn “vĩ đại” hơn những nhạc phẩm của mình là “Hồi Ký Của Một Thằng Hèn” trong đó đầy đủ những nốt nhạc “hỷ nộ ái ố” của một đời nhạc sĩ “nhầm lẫn tai hại” khi ông “can đảm ” xác nhận rằng mình đã phải hèn hạ mà nhắm mắt theo “đảng” . ( trên mạng của Google có lưu trữ - ông “Lập” nếu chưa tham khảo – Đêm về vắng người ông nên can đảm vào gỏ đọc lại thú vị lắm ông ạ ! ) .
Lời nói là “bạc” nhưng đôi khi sự im lặng lại là “vàng” – Lý ra người nhạc sĩ có gốc họ “Tôn Thất” phong kiến này ở tuổi cuối đời nếu nhân cách không còn có thể lớn lên với thiên hạ thì nên tự co cụm trong cái “kén” CS/XHCN tự tạo cho chính mình , bằng lòng “vinh thân” trong ao tù nước đọng của cái bả “vinh hoa” Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và là Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam mà không nên tự đánh bong mình thêm nữa khi phát biểu “lố lăng” chủ quan duy ý chí cá nhân trong cái nhận xét phiến diện về một giai đoạn lịch sử thấm đẫm máu xương oan uổng đớn đau của cả dân tộc còn đầy “tranh cải” này –
Bởi có thiển cận hay ngu suẫn cách mấy khi nhìn Bắc Triều Tiên dù đói nghèo phát sít độc tài cực đoan nhất thế giới nhưng cách nay vài ngày đã phóng thành công một phi đạn tầm xa tới gần lãnh thổ Philippines và phần nữa còn lại là Hàn Quốc phía Nam với quân sự kinh tế tài chính hùng mạnh đủ thách thức đương đầu với mọi cuộc chiến thì mới biết giá trị đích thực của “công thức” vàng khi nào là “cần” và khi nào là chưa “cần” của sự “Thống Nhất” đất nước mà CSVN đã mù quáng lấy hơn 4 triệu nhân mạng đồng bào VN làm nhiên liệu chiến tranh đốt cháy trong 30 năm để nhận về một quốc gia “Thống Nhất” nghèo hèn CSXHCN như trâu chậm phải uống nước đục và càng nhục nhã hơn là cương thổ của tiền nhân bị hao hụt đất trời biển đảo vì “đồng chí – đồng minh” cật ruột CSXHCN “anh em” Trung Quốc ? và còn bị đe doạ tiếp tục xâm lược chưa có điểm dừng như hiện nay–
Mọi sự điểm xuyến, tô hồng, vinh danh cho một cuộc nội chiến mà trên thế giới không có một dân tộc, quốc gia nào mù quáng, cuồng tín và ngu ngốc như CSVN. Sẽ là có tội rất nặng với dân tộc với lịch sử và hàng triệu vong linh đồng bào đã oan uống nằm xuống vì nồi da sáo thịt bởi CSVN . 
Tàn nhẫn và dường như là “bất lương” như xát muối vào nỗi đau không bao giời khép miệng trên những vành khăn tang “Mậu Thân 1968”  -  khi là con dân của đất thần kinh “Huế” nhạc sĩ họ “Tôn” lại phát biểu “ Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe.” (Tôn thất Lập) .
Hỡi ơi ! – Thưa ông nhạc sĩ  họ Tôn! Chính nghĩa nào ? đường lối dân tộc nào ? Khi 90% trong 8000 (tám ngàn) xác đồng bào Huế bị giết hại dã man Mậu Thân 68 là dân thường Huế vô tội ? Và khi ông 12 tuổi ( T-T- Lập sinh 1942) thì nhà cầm quyền CSVN (ông HCM) đã phát động đấu tố (CCRĐ) giết hại gần 200.000 nhân dân vô tội cho đủ chỉ tiêu để CSVN báo công lập thành tích với cộng sản quốc tế để xin viện trợ quân sự của Nga-Tàu - mà các sự việc ấy ông “Lập” không thể không biết bằng kiến thức của mình ? vậy mà là “chính nghĩa” đó ư !? .
Ông “Lập” có thể chỉ ra cho toàn dân Việt Nam thấy CP/VNCH miền Nam có các thành tích “Chính Nghĩa” nào cụ thể to lớn vô nhân đạo tương tự như vậy không ? Hồi nào và tại đâu ? Và chắc chắn ông “Lập” có thể trả lời điều này được : Chính nghĩa nó nằm ở đâu ? Khi gần 200.000 du kích và quân chính qui CS miền Bắc hy sinh bỏ mạng trong hơn 20 thành phố miền Nam ( Mậu Thân 68) mà không có lấy một sự “nổi dậy vì chính nghĩa” nào của người dân miền Nam ? Như lời ông khẵn định là chính nghĩa thuộc về chế độ CSVN ??  .
Và như vậy thì trong ký ức thời sinh viên Sài Gòn của ông cũng còn lưu trữ hàng trăm hàng ngàn hình ảnh đồng bào miền Nam vô tội phải xương tan thịt nát trên đường phố SàiGòn vì chất nổ của “đặc công nội thành CSVN” – Nhiều lắm các đề tài giàu có “Chính Nghĩa” tươi rói một màu “máu” đồng loại của CSVN trên đất nước này để ông thừa mứa làm chất liệu, mà sáng tác để : Hát cho dân tôi nghe, Hát Xuống đường, Hát trong tù ..v.v…Như ngày xưa …Ông Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam ơi ! Hãy sáng tác thêm nữa vì “chính nghĩa sáng ngời” đi ông, cho nhân dân Huế có lời ca mà tụng niệm trong xót xa tức tữi mỗi độ Xuân về !
Ông “ Tôn Thất Lập” trả lời phỏng vấn nói về những tác phẩm trước kia của mình “…Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân (Miền Nam) đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình,….
Thật lòng là không buồn nôn thì cũng muốn mửa khi nghe ông “Lập”  nói những lời này –Rặc khuôn của luận điệu “ngậm máu phun người” CSVN - Hiện nay ông “Lập” đang sống giữa SàiGòn – 37 năm sau 1975, ông có thể hỏi lại các cư dân trưởng thượng SG củ hiện còn sống quanh ông để biết hiện nay hay ngày xưa nhân dân “đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức” ?? – Cụ thể hơn – Mới đây thôi sáng chủ nhật 9/12 (SàiGòn biểu tình) vừa rồi một loạt các “đồng chí” tầm cở ngày xưa và hiện nay của ông có cả PCT/MTTQ/TP/HCM (mới và cũ) đã nếm mùi “áp bức” rất giang hồ phi luật pháp của chế độ này như thế nào ! Chắc ông biết rồi chứ ? .
Và có buồn cười như “tấu hài” không ? Khi CS miền Bắc phá bỏ hiệp định Genev và Parisvượt vĩ tuyến 17 vào Nam khạc đạn vào đồng bào mình – Thì ông lại đổ thừa thanh niên miềnNam “ bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, ?? ” – Không biết ông nhạc sỉ họ Tôn này thấy có ai “hàm hồ” hơn mình như vậy không ?? Có người lính miền Nam nào chạy ra Bắc phá tan sự yên bình của đồng bào mình ngoài đó không ? Thưa ông ?? .
Và khi nói về chính phủ VNCH trước kia ông nhạc sĩ họ “Tôn” lập luận như thế này : Văn hóa chính thức,(của CP/VNCH miền Nam) là đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam,…

- Không biết mấy em sinh viên SàiGòn hiện nay có buồn cười nôn ruột khi nghe thấy lời nhận xét này của ông Tôn Thất Lập -Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam không ? Như thế nào là Mỹ xâm lăng ? Khi mà hiện nay 2 quốc gia, Nhật Bản bị Mỹ đánh bại bị chiếm đóng , Mỹ đã trả lại độc lập tự do cách nay gần nữa thế kỷ - Hàn Quốc được Mỹ và đồng minh cứu nguy khỏi nanh vuốt CS Bắc Triều Tiên – Cả 2 quốc gia Nhật- Hàn này đang có mặt hàng trăm ngàn quân Mỹ trên nước họ nhưng kinh tế tài chính quân sự đang phát triển mạnh mẽ không ngừng , hàng năm rất vui lòng bỏ ra mỗi nước hàng tỷ USD chi phí để giữ chân quân đội Mỹ tại nước mình vì sự an toàn cho mình trước CS Trung Quốc đối diện ? Và Việt Nam hiện nay là con nợ nặng ký của 2 nước này và cũng là 2 nơi mà “ giai cấp của đảng CSVN” mơ ước sang làm “osin và cu ly” nhất !?  – Và theo ông “Lập” như thế nào là “xuyên tạc” ? “ nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam,??( Tôn Thất Lập)  ” Khi chính CS miền Bắc mới là kẻ phát động chiến tranh xâm lược VNCH miền Nam, chứ không phải nhân dân miền Nam – Và dẫn chứng hiện nay tại Nhật và Hàn Quốc, Mỹ không có tham vọng xâm lược đất đai của bất cứ quốc gia nào – Ngược lại - Ông “Lập” trả lời ra sao với tập đoàn CS Trung Quốc đã xâm lược biên giới phía Bắc và Hoàng Sa Việt Nam ?? -  Cái quan niệm của ông nhạc sĩ họ “Tôn” này sao mà nó ấu trĩ “lạc loài” không bằng ngay cả với các em học sinh cấp 1 . !? .
Và càng cười ra nước mắt,lên ruột hơn nữa, khi phóng viên hỏi : Các nhạc sỉ thuộc CP/VNCH trước kia có sáng tác âm nhạc chống lại CSVN không ? ông Tôn Thất Lập trả lời như thế này :“- Có chứ, đương nhiên là họ viết những bài chống thẳng thừng cộng sản, chống Mặt trận Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.( Tôn thất Lập)
Thưa ông Tôn Thất Lập - Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam,(vẫn còn sót một chút lịch sự cùng ông) nói vui cùng ông – Khi cái nhà hay cái biệt thự xinh đẹp của ông, gia đình và ông đang ra sức xây dựng thì thằng hàng xóm nghèo hèn tự nhiên nó ghét nó sanh nạnh nó ra sức phá hoại,nó không muốn ông có nhà cao cửa rộng hơn nó  – ông có thẳng thừng chống lại nó không ? Ca ngợi cổ suý người nhà chống lại nó là lẽ đương nhiên của tất cả mọi người trên cõi đời này đối với các hành vi xâm lược tàn bạo thì ông cho rằng không đúng,không phải,thì không lẽ có lúc hình như ông bị “thiểu năng về trí tuệ” rồi ? – Nó y hệt như hiện nay chế độ CSVN xem người dân Việt Nam tỏ thái độ chống CS Trung Quốc xâm lược là “chống lại đảng CSVN” có đúng như thế không ? Thưa ngài nhạc sĩ họ “Tôn” ?? .
Thử hỏi toàn bộ đồng bào Miền Nam Việt Nam hiện nay (khoản 40 triệu người phía Nam vĩ tuyến 17) có ai không nhịn được cười khi nghe câu nói này của một người đang là một Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam : “…Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.( Tôn thất Lập)  -
Một lần nữa ! Thưa ông nhạc sĩ Tôn Thất Lập tác giả của các quan niệm “Siêu lôm côm” – Nhắc lại cho ông ghi nhớ - Không những nhân dân Việt Nam mà cả thế giới, quá khứ như ông đã thấy và hiện tại đang tiếp diễn sẽ mãi lên án và không ngừng Chống Cộng Sản  – Bởi vì :“Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sôi nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời”- (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Dalai Lama), lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng)
 Trí Nhân Media  




Copy từ: Trí Nhân Media



Công nhân Trung Quốc cầm mã tấu đuổi chém công nhân Việt Nam


Tưởng bị đùa cợt, một công nhân Trung Quốc cầm khúc gỗ cùng một người đồng hương cầm mã tấu đuổi đánh, chém nhóm người Việt Nam khiến 1 công nhân Việt bị gãy chân.
Theo Người Lao Động, ngày 3/9, tại nhà máy Alumina Nhân cơ ở huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắc Nông, một công nhân người Trung  Quốc là Liu Jin Fu, thuộc Công ty Nhôm Sơn Đông (nhà thầu phụ Trung Quốc), được điều chuyển đến làm việc tại bồn chứa Bô xít của nhà máy cùng 8 công nhân Việt Nam. Tại đây, trong quá trình làm việc, công nhân Fu tưởng bị các công nhân Việt Nam trêu nên đã cầm một khúc gỗ đuổi đánh.
 
Thấy vậy, Wang Yong Gang, công nhân của Công ty Sơn Đông, cầm mã tấu chạy tới chém nhiều nhát vào nhóm công nhân Việt Nam để hỗ trợ Fu.
 
Tiếp tục, Fu lấy mã tấu của Gang đuổi đánh, chém nhóm công nhân người Việt Nam còn Gang định dùng can dầu Diezen  để đốt lán của nhóm công nhân Việt Nam nhưng Giám đốc Công ty Nhôm Sơn Đông Liu Gang kịp thời can ngăn.
 
Hậu quả, Wang Yong Gang đánh gãy chân trái một công nhân Việt Nam phải đi TP Hồ Chí Minh điều trị, hai công nhân Trung Quốc bị thương nhẹ.
 
Đây không phải là lần đầu tiên người Trung Quốc ngang nhiên hành hung công nhân Việt Nam. Trước đó có hàng loạt vụ việc tương tự xảy ra tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình. Mới đây,  ngày 9/7/2012, một nhóm công nhân Trung Quốc ngang nhiên dùng tuýp sắt và gậy đánh lực lượng bảo vệ Công ty CP nhiệt điện Quảng Ninh (P.Hà Khánh, TP.Hạ Long, Quảng Ninh).
 
Ngay trên đất Việt, các công nhân Trung Quốc có thể lập tức rút hung khí ra hành hung công nhân Việt Nam. Điều này cho thấy, các công nhân Trung Quốc chưa thực sự tôn trọng con người Việt Nam và pháp luật Việt Nam. Nếu không tỉnh táo để siết chặt lại những quy pháp quản lý người nước ngoài tại Việt Nam thì chẳng những không chấm dứt được thói hành xử kiểu côn đồ này mà sẽ đến lúc người Việt  bị lấn át ngay trên đất mẹ.
HH 
 
 

Copy từ: Sống Mới



"Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?"

2







 Lời bình của Anh Ba Sàm  


Lỡ hẹn bà con hôm qua sẽ bình về trả lời phỏng vấn của Nhạc sĩ Tôn Thất Lập trên BBC, giờ Trí Nhân Media đã có một bài phê phán mạnh mẽ: NHẠC SĨ “TÂM THẤT LỘT” LỜI NÓI “NÔN MỬA”. Tiếc là tác giả bài viết đã đưa ra những lập luận chưa thuyết phục lắm, song riêng cái tựa thì rất … chuẩn.
Có thể thấy BBC thực hiện nội dung phỏng vấn liên quan phong trào học sinh sinh viên, sáng tác âm nhạc chính trị ở miền Nam đúng vào thời điểm người Việt trong và ngoài nước đang sục sôi phong trào chống giặc Đại Hán bành trướng là một cách làm khéo. Cái khéo đó cùng với người phỏng vấn đã lột tả nhân cách con người ông nhạc sĩ nổi tiếng một thời này.
Giờ đây, khi nhiều người bạn đã từng tranh đấu cùng TTL năm xưa, đã lại phải “xuống đường”, trong khi ông ta ngồi đó “ca” tiếp một bản nhạc xưa cũ. Cuộc xuống đường giờ đây không phải để tiếp tục một phong trào thiên tả, rất rõ ràng đã được “các thế lực thù địch” với chính quyền Sài Gòn xúi giục và trợ giúp (nhưng TTL thì vẫn cố tránh né), mà là ngược lại, đang lật mặt “các thế lực thù địch” đó. Trong sâu thẳm của nó là bắt đầu một cuộc sám hối vĩ đại, thực sự trở về với Dân tộc, chứ không còn mê muội triền miên với thứ chủ thuyết ngoại lai  hoang tưởng nữa.
Bài phỏng vấn cho thấy sự so sánh về hai nền dân chủ. Một bên là nền dân chủ cách đây ngót nửa thế kỷ, dù trong chiến tranh khốc liệt, nhưng sinh viên, học sinh vẫn được ca hát, đấu tranh chính trị khá là tự do. Còn nền “dân chủ” ngày nay thì sao? Chỉ riêng hình ảnh nhạc sĩ Việt Khang bỗng nhiên trở thành tên tù nhân nguy hiểm cũng đủ để minh họa cho cái nền dân chủ đó. Và TTL đã tự bộc lộ khi bị dẫn dụ bởi những câu hỏi tưởng là giúp mình tự sướng với một thời trai trẻ mụ mị. TTL bị “lột” cả quả tim đen, chứ không phải chỉ một phần – “tâm thất”.



"Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?"



Nhạc sỹ Tôn Thất Lập
Tôn Thất Lập viết nhiều bài "Hát cho đồng bào tôi nghe"
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập khẳng định với BBC rằng phong trào sáng tác ca khúc "Hát cho đồng bào tôi nghe" có vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam.
Ông nói phong trào có sự liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận dù phủ nhận bản thân có tiếp xúc với cán bộ văn nghệ từ miền Bắc.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt ngữ gần đây tại Việt Nam, ông so sánh nhạc Việt giữa hai miền, cũng như với với nhạc phương Tây giai đoạn 1960-1970. Trước tiên, ông nói về xuất phát điểm của phong trào văn nghệ chính trị này.
Tôn Thất Lập: Phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" chính thức ra mắt vào năm 1969, tháng 12/1969. Nhưng trước đó, phong trào văn nghệ trong sinh viên đấu tranh, cũng như phong trào văn nghệ của toàn bộ cả miền Nam về âm nhạc dân tộc, về những trí thức yêu nước, nói chung những phong trào văn nghệ, đã phát triển rất mạnh.
Từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết “dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước.” Và từ đó phong trào rộng mạnh. Và tôi là người chính thức đứng ra triệu tập các nhạc sỹ trong phong trào sinh viên, để cùng nhau bàn bạc và đưa những âm nhạc này vào trong phong trào, xuống đường, đấu tranh của các trường đại học, cũng như các trường trung học ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ v.v...
"Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên"
Cuối cùng trong những cao trào của phong trào sinh viên rất rộng rãi lúc đó, năm 1967, 1968, 1969, có những cuộc xuống đường của tổng hội sinh viên Việt Nam, và trong đó có cả những sinh viên quốc tế tham dự. Vào đêm Noel năm 1969, chúng tôi tập hợp lại và quyết định ra mắt phong trào văn nghệ lấy tên là phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe.” Cái tên này tôi lấy tên khởi từ bài hát chính của tôi là “Hát cho dân tôi nghe.” Anh em đồng ý đặt tên gọi cho phong trào là Hát cho đồng bào tôi nghe.
BBC: Có thể phát những bài hát này trên đài hay không hay là chính quyền không cho phép?
Chính quyền đâu có cho phép phát trên đài. Nhưng khoảng những năm 1966-1967, thì sinh viên Sài Gòn, vì nó là một tổng hội của sinh viên quốc gia, nên họ họ đấu tranh, thì chính quyền Sài Gòn cũng cho khoảng mỗi tuần cũng được phát thanh trong vòng nửa tiếng. Trong nửa tiếng đó, anh em vẫn hát những bài hát này và nói những tin tức. Nhưng về sau, qua những chương trình, thấy nó tác động mạnh quá, chính quyền cấm luôn.
BBC: Ông nói là chính quyền đàn áp nhiều, nhưng tại sao họ không đàn áp và chấm dứt được phong trào đó?
Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc VN trong chiến tranh và phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe.'
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bởi vì nó là ở trong một phong trào đấu tranh chính trị, một phong trào của nhân dân của đồng bào Sài Gòn, và cũng như các tỉnh, cho nên họ có đàn áp, nhưng đàn áp xong thì bị tất cả các thế lực của xã hội. Ví dụ như tổ chức công giáo, tổ chức phật giáo, tổ chức những người làm báo, tất cả vừa đàn áp thì bị các lực lượng tất cả đều viết bài, đăng báo, đòi công khai, đòi thả những người đó ra, bắt buộc chính quyền Sài Gòn phải thả, không thả thì các cuộc biểu tình càng lớn hơn. Dư luận xã hội quan trọng lắm, những tiếng nói.
BBC: Ông bị bắt lúc nào?
Tôi bị bắt trong phong trào đấu tranh. Trong cuộc xuống đường hôm 179 sinh viên Sài gòn bị bắt, tôi cũng bị bắt trong đó, đưa vào chỗ quận nhất. Sau tất cả 5 ngày, họ phải thả toàn bộ ra. Tôi đang là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, thì tôi cũng được thả ra. Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên.
'Bị cấm'
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập
Ông Tôn Thất Lập từng bị bắt nhưng được thả ngay khi hoạt động trong phong trào văn nghệ của ông
BBC: Chính quyền có lệnh, có thông báo nào cấm đoán phong trào không?
Chính quyền không chính thức ra văn bản cấm phong trào này, nhưng tất cả những hoạt động mà sinh viên những người sáng tác, ai cũng có hơn một lần bị bắt cả, bắt vào trong thì họ nói họ đang là sinh viên, thì phải thả ra. Còn họ đâu có cho mình tổ chức những chương trình. Chương trình này mình tổ chức vào cái thế dân chúng đứng ra tổ chức, ví dụ tổ chức nhưng những buổi tôi vừa nói, tổ chức ngay trong giảng đường, cái này họ cũng đàn áp.
Nhưng đàn áp xong thì thôi. Phong trào lại tiếp tục, làm chỗ này, chỗ khác. Tức là bị cấm, bị bắt, nhưng cuối cùng trước khí thế đấu tranh của dân chúng, nó nằm trong phong trào của dân chúng, nên chính quyền đâu có thể làm mạnh, nếu làm mạnh hơn nữa, sẽ bị lên án. Cũng có những lần bị đàn áp, nhưng cuối cùng anh em cũng phải ra thôi.
BBC: Các hành khúc của “Hát cho đồng bào tôi nghe” có khác với hành khúc ở miền Bắc “Tiếng hát át tiếng bom” hay “nhạc cách mạng” hay không?
Khác chứ. Ở miền Bắc, những ca khúc đó, họ vẫn viết những hình thức điệu “marche.” Nhưng ở ngoài đó, các nhạc sỹ đều tốt nghiệp ở nước ngoài, tốt nghiệp ở Trung quốc, Liên Xô, Đức hay các trường nên họ có hình thức, kết cấu tác phẩm khác hơn, mang tính chất bác học nhiều. Còn ở trong sinh viên mình cũng cố gắng, cũng có hòa âm đàng hoàng, cấu trúc đàng hoàng, nhưng làm thế nào cho cấu trúc gọn gẽ, dễ nhớ, dễ truyền bá.
BBC: Ca từ của “Hát cho dân tôi nghe” có vẻ không quá trực tiếp về chính trị và khác với một số ca khúc cách mạng được cho là “cổ võ cầm súng” ở miền Bắc?
Những tác phẩm của sinh viên trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” luôn luôn có thẩm mỹ, nó luôn hướng vào những gì mang tính khái quát, có tính chất ấn tượng, đặt những vấn đề về nhân văn, những đòi hỏi và khát khao của con người, như đòi hỏi hòa bình, cũng là khát khao của nhân loại. Không đặt vấn đề trực diện với những vấn đề có vẻ dính tới chính trị, dính tới vũ khí hay là đấu tranh. Nó đặt những vấn đề của xã hội.
Cho nên thẩm mỹ, những bài hát, tuy mình nghe nó khí thế, nhưng nó không phải là có cái gì dữ dằn lắm, nó rất hào hứng, đi vào lòng người, nó hợp với tâm sinh lý của sinh viên.
"Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi"
BBC: “Hát cho đồng bào tôi nghe” có tác động gì đối với xã hội và chính trị Việt Nam, theo ông?
Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị. Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh. Thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình...
'Lãnh đạo'
BBC: Quan hệ giữa Mặt trận dân tộc giải phóng và “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Có đúng là phong trào của các ông thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng?
Trong tổ chức của thanh niên và sinh viên, đương nhiên về mặt nguyên tắc, có những tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo cái đó. Còn phong trào rộng tự phát, tự ý thức, rồi nó nâng dần tư tưởng lên. Nó gặp nhau ở điểm đó.
BBC: Thời đó ông có liên lạc với những đoàn văn công của Mặt trận dân tộc giải phóng không?
Tôi không liên lạc, nhưng khi ra Hà Nội thì tôi gặp trực tiếp, còn ở trong đó, mình ở trong vùng Sài Gòn mà.
BBC: Có thể in được các ca khúc trên tạp chí hay báo chí ở miền Nam không?
In trên báo của sinh viên thì có. Còn ở đây, các tổ chức như là tờ báo Đối diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn in những bài đó. Những bài thơ, những bài hát của sinh viên vẫn được in. Và khi in, có khi bị chính quyền Sài Gòn cắt đục, tức là người ta cắt nó đi, nhưng có khi nó vẫn ra được. Do cái thế đấu tranh chính trị giằng co. Khi nào mà thế của phong trào mạnh, người ta in được hết, còn không, cũng vẫn bị kiểm duyệt.
BBC: Khi Việt Nam thống nhất, Đảng Cộng sản muốn thay đổi, muốn quét sạch văn hóa cũ của Sài Gòn, có một phong trào thanh lọc văn hóa của chế độ cũ? Quá trình đó như thế nào?
Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi. Còn những bài thơ, hay những ca khúc, kể cả của những người đi lính Sài Gòn, nhưng họ viết, họ để lại, bây giờ Nhà nước vẫn cho dùng tác phẩm. Chỉ trừ một vài người có những vấn đề mặt chính trị, còn những ca khúc, bây giờ dần dần cũng cho phép duyệt, hát lại những bài hát cũ.
BBC: Trước 1975, chế độ Sài Gòn có muốn dùng âm nhạc để chống cộng không? Họ có các ca khúc loại đó không?
Ông Tôn Thất Lập (phải)
Nhạc sỹ phủ nhận tiếp xúc với cán bộ văn nghệ, nghệ sỹ miền Bắc trong khi hoạt động ở miền Nam
Có chứ, đương nhiên là họ viết những bài chống thẳng thừng cộng sản, chống Mặt trận Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa.
BBC: Ông còn nhớ một vài ca khúc ‘chống cộng’ nào không?
Cái đó bây giờ không nhớ. Hồi trước thì mình biết. Không nhớ rõ. Những bài tình ca thì nhớ, nhưng những bài đó không nhớ.
'Thanh lọc'
BBC: Có vẻ chính quyền Sài Gòn ít thuyết phục người dân đi theo đường lối của họ, trong khi ở miền Bắc lại dùng âm nhạc tuyên truyền nhiều hơn, trực tiếp hơn, ông nghĩ sao?
Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe.
BBC: Ông nghĩ gì về nhạc Rock du nhập vào Sài Gòn những năm 1960, 1970?
Bản thân nhạc Rock không có tội tình gì. Nhưng khi đất nước đang lúc có chiến tranh, dân nghèo, chủ trương của Chính quyền Sài Gòn, cũng như người Mỹ bỏ tiền vào cho chính quyền Sài Gòn, muốn đưa một hình thức âm nhạc giật gân, kích động con người quên đi những cái hoàn cảnh mình đang sống. Tức là tạo nên một nền nhạc lai căng, coi như đó là nhạc số một, còn nhạc dân tộc, nhạc đấu tranh, cái đó vứt đi, quên đi. Họ vừa chống cái đó, chống âm nhạc dân tộc, chống âm nhạc của sinh viên, họ xây dựng một nền âm nhạc dùng nhạc Mỹ. Chủ yếu nhạc Mỹ là một nền âm nhạc bác học của nhân loại, trong đó nhạc Rock chỉ là một bộ phận.
"Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt"
Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt. Và chính như vậy cho nên Chính quyền Sài Gòn đã từng tổ chức những đêm nhạc Rock tại sân mà hồi đó gọi là sân Hoa Lư, sân bóng đá nằm bên cạnh Đài Truyền hình.
Chính vợ ông Thiệu, vợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới đó để trao giải thưởng, để gặp gỡ. Tức là chủ trương của nhà nước, rõ ràng, đưa những âm nhạc đó vào để làm cho sinh viên, thanh niên quay cuồng, quên đi những thực tế như là mình mất nước, đang bị đô hộ, đang bị cướp nước, đang bị đói khổ như vậy, quên đi để chạy theo cái xa hoa, mà cái đó phù phiếm. Chứ còn bản thân nhạc Rock tốt, có gì đâu.
BBC: Sau 1975, có vẻ người ta cấm nhạc Rock vì nhạc Rock có quan hệ với chế độ cũ và người Mỹ phải không? Thái độ của miền Bắc đối với nhạc Rock như thế nào, theo ông?
Không, nhạc Rock thì những năm đầu hòa bình, thì ngay cả dân chúng, người ta cũng chán. Rồi các nhà văn hóa, nhà nước, người ta không chủ trương phổ biến cái đó. Nhưng đó là trong vài ba năm đầu thôi, còn sau đó, thì những cái gì tốt của nhạc Rock vẫn du nhập, vẫn tổ chức biểu diễn. Cho nên ở thành phố này là nơi đầu tiên tổ chức những đêm liên hoan nhạc Pop, Rock, khắp cả nước về dự. Người ta không có chống cái đó. Nhưng những năm đầu thì dĩ nhiên vẫn đang còn khó khăn này nọ, thì không khuyến khích thôi, chứ không có cấm.



 Copy từ:  BBC




 

Ông Đặng Thành Tâm thoái vốn ngân hàng?



Nếu tính theo giá giao dịch cổ phiếu Navibank trong sáng 13-12 là 6.400 đồng/cổ phiếu thì quy mô thoái vốn của bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Đặng Thành Tâm, đạt hơn 90 tỉ đồng

Theo thông báo của Ngân hàng (NH) Nam Việt (Navibank), bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã đăng ký bán toàn bộ 14.824.072 cổ phiếu đang nắm giữ (tương đương 4,98% vốn điều lệ Navibank) để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức thỏa thuận và khớp lệnh bắt đầu từ ngày 12-12-2012 đến 10-1-2013.
Tự tái cấu trúc hoạt động
Nếu tính theo giá cổ phiếu Navibank trong sáng 13-12 là 6.400 đồng/cổ phiếu thì quy mô thoái vốn của bà Thanh sẽ đạt hơn 90 tỉ đồng. Thông tin này khiến dư luận bàn tán đến khả năng ông Đặng Thành Tâm cùng với gia đình sẽ thoái vốn tại NH này. Tháng 9-2011, mẹ của ông Tâm là bà Hoàng Thị Kim Tuyến cũng đã bán toàn bộ 397.000 cổ phiếu Navibank.
Theo kết quả thanh tra của NH Nhà nước, Navibank lọt vào danh sách các NH có vốn điều lệ dưới mức quy định tối thiểu (3.000 tỉ đồng). Lý giải vấn đề này, Navibank cho rằng do nằm trong kế hoạch thanh tra toàn diện tất cả các tổ chức tín dụng năm 2012 nên NH Nhà nước đã thanh tra toàn bộ hoạt động của Navibank vào hồi tháng 2.
Trụ sở Ngân hàng Nam Việt trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Theo đó, NH Nhà nước yêu cầu Navibank trích lập dự phòng rủi ro bổ sung vì một số nguyên nhân như nợ xấu tăng, tài sản bảo đảm chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, dự phòng các khoản tiền gửi liên NH… dẫn đến vốn chủ sở hữu thực của Navibank còn lại là 2.513 tỉ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định tối thiểu.
Lãnh đạo Navibank cũng cho biết đã triển khai thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của NH Nhà nước. Kết quả, số dự phòng rủi ro phải trích bổ sung của Navibank đã giảm so với số dự phòng rủi ro mà NH Nhà nước kết luận, vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30-9 là 3.027 tỉ  đồng, cao hơn 27 tỉ đồng so với vốn pháp định. Cũng theo yêu cầu của NH Nhà nước, Navibank đã lập đề án tự tái cấu trúc hoạt động và đã trình lên  NH Nhà nước để cơ quan này trình Chính phủ phê duyệt.
Bán 26,5 triệu cổ phần WesternBank
Tháng 6-2012, tại đại hội cổ đông Navibank, với tư cách là thành viên thường trực HĐQT Navibank, ông Tâm cho biết Navibank sẽ xem xét tái cấu trúc  hoạt động, kể cả tái cấu trúc cổ đông. Navibank có thể đại hội cổ đông bất thường để thông qua một số vấn đề quan trọng, đưa thêm thành viên HĐQT độc lập vào tham gia điều hành, mời gọi nhà đầu tư làm cổ đông chiến lược…  
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho thấy ông Tâm chỉ nắm giữ 2,97% cổ phần (CP)  tại Navibank và 0% CP tại NH TMCP Phương Tây (Western Bank), song lại có mối quan hệ sở hữu với nhiều công ty có vốn tại 2 NH này. Cụ thể, tại Công ty CP Viễn thông Sài Gòn (SGT), ông Tâm nắm 23,69% CP; còn tại Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC, ông Tâm làm chủ tịch HĐQT), ông Tâm sở hữu 34,94%.
 
Trong khi đó, SGT lại trực tiếp sở hữu 9,41% CP Western Bank, còn KBC đầu tư 483 tỉ đồng tại Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định. Trong khi đó, Công ty Năng lượng Sài Gòn - Bình Định lại nắm giữ 9,85% vốn sở hữu tại Navibank và 11,93% tại Western Bank.
Trước thông tin trên, vào tháng 9, KBC thông báo vẫn là cổ đông lớn của SGT và là cổ đông nhỏ của Công ty Năng lượng Sài Gòn - Bình Định. Thế nhưng, SGT và Công ty Năng lượng Sài Gòn - Bình Định không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của Western Bank. Vì vậy, KBC không còn gián tiếp hoặc trực tiếp sở hữu CP Western Bank. Báo cáo tình hình hoạt động quý III của KBC cũng cho thấy KBC đã bán toàn bộ 26,5 triệu CP  tại Western Bank.
Tập trung cho sản xuất, kinh doanh chính
Cuối tháng 10, có dư luận cho rằng tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm và của chị ông - bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo - đang nợ các NH khoảng 500 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỉ đồng. Trả lời báo chí, ông Tâm có nói giá cổ phiếu đắt hay rẻ cũng phải thoái vốn để tập trung cho sản xuất, kinh doanh chính của mình. “Không riêng gì NH, mà hoạt động đầu tư tài chính nói chung của chúng tôi đã không thành công, thậm chí lỗ nặng. Nói thật, nếu không vướng NH thì tụi tôi không khổ thế này” - ông Tâm nhấn mạnh.
THY THƠ – SƠN NHUNG
 
 

Copy từ: Người Lao Động



Một giáo phái Trung Quốc tuyên chiến với đảng Cộng sản


Một giáo phái Trung Quốc tuyên chiến với đảng Cộng sản

Giáo phái « Thượng đế toàn năng » muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ». Ảnh Đại biểu dự Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Giáo phái « Thượng đế toàn năng » muốn tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ». Ảnh Đại biểu dự Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
REUTERS

Tú Anh
Chính quyền Trung Quốc mở một chiến dịch truy diệt giáo phái « Thượng đế toàn năng ». Theo truyền thông Nhà nước, giáo phái này kêu gọi « đánh trận quyết định » tiêu diệt đảng Cộng sản Trung Quốc mà họ gọi là con « rồng đỏ ».

Theo bản tin hôm nay 14/12/2012 của hãng Reuters, từ nhiều tuần qua, hàng trăm tín đồ của giáo phái « Thượng đế toàn năng » liên tục xung đột với công an, cảnh sát tại ba tỉnh từ Hà Nam ở miền trung lên Thiểm Tây ở miền bắc và kéo dài sang Cam Túc ở tây bắc.
Hình ảnh các cuộc xung đột này được loan truyền trên các tiểu blog tại Hoa lục.
Theo nhật báo Thiểm Tây , nhóm tôn giáo này « kích động tín đồ đánh trận quyết định » chống « đại xích long », tức đảng Cộng sản Trung Quốc, làm sụp đổ chế độ với mục tiêu « thiết lập vương quốc Thượng đế toàn năng ».
Tờ báo địa phương cho biết là « Ban Tôn giáo Nhà nước đã điều tra giáo phái này, đã ngăn cấm và đang trấn áp nghiêm khắc ».
Trong hai thập niên qua, phong trào khí công và giáo phái đã nở rộ tại Trung Quốc và đã bị đàn áp thẳng tay. Trường hợp điển hình là Pháp Luân Công, với hàng triệu môn đồ, trong đó không ít là đảng viên đảng Cộng sản đã bị Giang Trạch Dân trấn áp trong một chiến dịch phát khởi từ năm 1999.
Cũng trong lãnh vực xã hội, một người đàn ông 36 tuổi đã dùng dao đâm chém gây thương tích cho 22 học sinh và một người lớn. Vụ việc xảy ra trước cổng một ngôi trường tiểu học ở tỉnh Hà Nam. Tân Hoa Xã chỉ đưa tin vắn tắt, không cho biết tình trạng thương tích của các nạn nhân ra sao. Nhiều vụ tương tự đã xảy ra tại Trung Quốc trong những năm gần đây.



Copy từ: RFI


Bộ trưởng y tế CSVN được bình chọn là Person of the Year

 Bộ trưởng y tế CSVN được bình chọn là Person of the Year

Tác giả : Thái Độ Việt Nam
Một sự kiện đáng chú ý của cuối năm, là nhóm Thái Độ Việt Nam, một tập hợp các thanh niên trí thức yêu nước và đấu tranh cho dân chủ tự do trong nước, đã tiến hành thông lệ bình chọn nhân vật của năm, để tổng kết sự kiện sau 365 ngày. Kết quả từ một cuộc họp của nhóm Thái Độ Việt Nam, được tổ chức tại Bình Dương, Việt Nam, với sự tham gia của khoảng hơn 30 thành viên, đã quyết định chọn nhân vật nữ bộ trưởng y tế của CSVN Nguyễn Thị Kim Tiến là nhân vật của năm.
Đây là một trong những bình chọn mang đầy tính mỉa mai và hài hước, đại diện cho suy nghĩ của giới trẻ tiến bộ trong nước, tương tự như giải Mâm Xôi (Golden Raspberry Awards hay Razzies) trong điện ảnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, sinh năm 1959, nhận chức Bộ trưởng y tế CSVN vào năm 2011 nhưng lại thiếu trình độ.
Bà Kim Tiến được vinh dự trao cho giải Person of the Year, với thành tích 3N, được viết tắt bởi các cụm từ Ngu ngốc, Ngang ngược và Nịnh nọt.
Ngu Ngốc, bởi bà Kim Tiến điều hành một nền y tế sức khoẻ của người dân Việt Nam trong một tình trạng ngu ngơ, thậm chí thiếu kiến thức trầm trọng. Khi bị chất vấn giá thuốc ở Việt Nam vượt quá sức mua của dân chúng, bà Tiến đã cam đoan rằng giá thuốc ở Việt Nam thấp hơn ở Singapore, Thái Lan, mà không chịu hiểu thu nhập đầu người ở Singapore 45 lần Việt Nam, khiêm tốn như Thái Lan cũng gấp 14 lần. Hơn nữa, nếu thuốc ở Việt Nam rẻ hơn, sao người ta không buôn lậu mang sang Thái Lan, Singapore bán mà ngược lại?
Ngang Ngược, là khi bị tố cáo ngành y đang mắc bệnh nhận đút lót, bà Kim Tiến tuyên bố rằng “ai phát hiện bác sỹ, y tá nào nhận phong bì cứ chụp ảnh đưa tôi”. Có lẽ vì bà Tiến chưa bao giờ có người nhà bị bệnh phải chầu chực chờ khám và tha thiết mong được tận tình chữa bệnh như những người dân bình thường khác.
Nịnh nọt,đó là một thái độ đầy tính cơ hội khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến  đăng đàn Quốc hội bù nhìn, nhắc lại chuyện “gia đình dòng họ tôi góp vàng cho Chính phủ” từ những ngày đầu lập quốc, điều khiến ai cũng lắc đầu  khinh bỉ.
Được biết bà kim Tiến đã vượt lên các lá phiếu, so với ông bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng và nghị nịnh Hoàng Hữu Phước, sau khi điểm lại các sự kiện. Đặc biệt riêng nhân vật Hoàng Hữu Phước được đề nghị không nên đưa vào các nghị luận liên quan đến con người.
Cũng cần nhắc lại, nhóm Thái độ Việt Nam là một tập hợp nhiều thành phần thanh niên, trí thức, sinh viên... có từ năm 2007. Năm 2008, nhóm Thái Độ Việt Nam là nhóm đầu tiên trong nước kêu gọi nhân dân cùng phản kháng tẩy chay hàng hoá Trung Cộng.
Các năm trước, nhóm Thái Độ cũng đã bình chọn những nhân vật của năm như Chũ tịch Nguyễn Minh Triết với những câu phát biểu kỳ quái, bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân với các chính sách có một không hai làm xấu mặt cả nền giáo dục Việt Nam...

X, thành viên của nhóm Thái Độ Việt Nam (ghi lại)


Copy từ: Sống Magazine


Ông Chavez chỉ còn sống 2-3 tháng nữa?


(NLĐO) - Bác sĩ người Venezuela José Rafael Marquina, nhân vật hay tiết lộ bệnh tình của Tổng thống Hugo Chavez, nói ông chỉ còn sống được 2 -3 tháng nữa.

Đang định cư tại Mỹ, thông qua Twitter, bác sĩ Marquina nói căn bệnh ung thư của ông Chavez đã lan ra vùng thắt lưng và các đốt sống, có thể dẫn đến liệt.
 
Trong ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ ngày 11-12, các bác sĩ đã phải loại bỏ hai đốt sống lưng có chứa tế bào ung thư của ông Chavez vì chúng đè lên tủy sống, gây ra những cơn đau kéo dài. Sau khi cắt bỏ, các bác sĩ đã cấy đốt sống nhân tạo và cố định lại bằng ốc vít ở vùng chậu.
 

Người dân Venezuela cầu nguyện cho Tổng thống Chavez tại thủ đô Caracas. Ảnh: AP
 
Bác sĩ Marquina  nói cho dù vượt qua được 96 tiếng giai đoạn hậu phẫu thì có thể ông Chavez cũng chỉ còn sống được 2-3 tháng nữa. Theo ông, ca phẫu thuật mới nhất chỉ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống chứ không kéo dài được tuổi thọ cho tổng thống Venezuela.
 
Theo bác sĩ này, tình trạng của Tổng thống Chavez ngày 12-12 xấu đi do bị sốt và nhiễm trùng và phải dùng đến máy trợ thở. Đây là lần thứ hai ông Chavez sử dụng biện pháp hỗ trợ này khi điều trị ung thư, lần thứ nhất là vào tháng 6-2011). Ông Marquina nói cuộc phẫu thuật kéo dài góp phần gây nhiễm trùng và có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn với hậu quả là tử vong.
 
Chu kỳ hậu phẫu của Tổng thống Chavez tại bệnh viện CIMEQ của Cuba có thể kéo dài từ 7-10 ngày bất động trên giường và phải dùng thuốc giảm đau liều cao.
 
Bác sĩ Marquina được cho là có những thông tin đáng tin cậy về sức khỏe của ông Chavez.
 
Phó Tổng thống đang nắm quyền điều hành Nicolas Maduro ngày 12-12 cũng lên tiếng cảnh báo quá trình phục hồi sau phẫu thuật của ông Chavez sẽ “khó khăn và phức tạp”. Thậm chí, có thể ông Chavez không tham dự được lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 10-1-2013.
Bằng Vy (Theo RIA Novosti)
 
 

Copy từ: Người Lao Động


Hai bài viết nặng chùy của truyền thông Trung Quốc chỉ trích “nói” và “làm” của Việt Nam

Nguyễn Huệ Chi dịch
Dưới đây là hai bài báo của Trung Quốc công bố trong những ngày gần đây, đều nhằm một mục đích phơi trần “sự giả dối” của Việt Nam giữa nói cũng như làm.
Bài thứ nhất đăng trên trang mạng “Thiết huyết xã khu” 铁 血 社 区nói về việc tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình minh 02 của Việt Nam mà Anh Ba Sàm chỉ đưa gọn một phần cái “tít” cách đây vài hôm khiến có người thắc mắc. Bài này không ký tên, mánh khóe quỷ quyệt thì đáng gọi là bậc thầy chúng ta. Ở chỗ, họ đưa tin mà không nói tin này do cấp trên lệnh xuống như Ban Tuyên giáo Việt Nam thường làm, chỉ nói họ lấy lại tin từ báo Kyodo News Nhật Bản; cũng không nói tàu Hải giám của họ cắt đứt dây cáp tàu Bình minh 02 mà nói Việt Nam tuyên bố tàu cá của ngư dân nước họ động thủ. Nhưng việc cố tình cắt dây cáp thì họ đàng hoàng thừa nhận ngay từ cách đặt đầu đề (không cần ấp úng, hôm trước nói thế này, hôm sau lại truyền lệnh xuống cho báo chí phải cải chính, khiến người nghe dù cố nín mấy vẫn phải… cười ra nước mắt). Họ còn dõng dạc tuyên bố trước dư luận rằng địa điểm ngư dân Trung Quốc cắt cáp tàu chúng ta là xảy ra ở vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên của ViệtNam, thuộc vùng biểnNam hải tức biển Đông. Trước sau nhất quán với tuyên bố “đường lưỡi bò chín đoạn”. Đáng phục!
Bài thứ hai đọc rồi còn thấy đau hơn. Bài này của các hãng tin chính thống Nhân dân nhật báoChina.com, được công bố văn bản song song với giọng đọc của phát thanh viên, lên tiếng chỉ trích thẳng sự bất nhất của phía Việt Nam, hôm trước còn nói tàu Trung Quốc cắt cáp tàu mình, hôm sau đã phải cải chính rằng đó chỉ là việc “nằm ngoài ý muốn”. Rõ ra là sai trái về phía anh nên anh mới buộc phải… quay 180 độ thế chứ? Không chỉ vậy mà thôi. Một khi đối phương đã thú nhận, nghĩa là lúng túng run sợ rồi thì tội gì không ra đòn tiếp. Và họ đã “ra đòn”: cái việc nói sai sự thực rồi lại phải cải chính của anh thật ra không phải bây giờ mới diễn ra mà chính là từ lần trước, cách đây một năm, cũng đã diễn ra y hệt, một việc càn rỡ khiến cho ông Hồng Lỗi phải phí công mất sức bác bỏ anh, tệ hơn thế, lần đó anh không chỉ hoạt động phi pháp mà còn vô nhân đạo, đã để cho dây cáp vướng vào lưới tàu cá của ngư dân Trung Quốc, thế mà còn nỡ kéo tàu họ lật úp xuống và dong đi hàng cây số, bất chấp tính mạng người dân Trung Quốc sống chết như thế nào.
Ghê chưa! Dầu biết là lời “tố ngược” láo xược và trịch thượng thì cũng liệu còn làm gì được nhau, vì… há miệng mắc quai! Thật là thiệt đơn thiệt kép.
Thử hỏi, cái giá chúng ta phải trả lớn hay nhỏ qua một việc làm tỏ ra “chùn gân” mà dư luận mấy hôm nay rất bất bình?
Nhưng nào đã hết. Được đằng chân lân đằng đầu, các thứ đài báo chính thống cộng sản này còn tiến thêm một bước nữa, bôi lem luôn quyết định mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa mới ký về việc thành lập Cục Kiểm ngư của Việt Nam, cho rằng đấy thực chất là một “trò tấu kèn đôi” (双簧戏,tức là một điển cố nói về trò ma mị của nghệ nhân Hoàng Phủ Thần giấu con dưới áo mình khi vào cung trình diễn để con thì ca cha thì đánh đàn, làm cho Từ Hy Thái hậu bị bất ngờ) giữa Chính phủ Việt Nam phối hợp với Công ty quốc doanh dầu mỏ PetroVietNam, nhằm vừa làm ra vẻ kiểm soát những hoạt động bất minh trên biển cốt tranh thủ sự đồng tình của quốc tế, vừa để cho tàu dầu của PetroViet Nam đến vơ vét tài nguyên bất chính.
Chẳng cần giải thích gì thêm cũng đủ thấy bụng dạ ông anh mà ai đó đến nay vẫn công khai giữ tròn chữ tín, thực chất là “vàng” và “tốt” như thế nào. Họ thì tha hồ hài hước trong khi người dân nước mình chắc mặt phải cúi gầm, không nói hết ê trệ.
Nguyễn Huệ Chi     
 1. Ngư dân Trung Quốc lại cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam
Tin trên mục “Thiết huyết quân sự luận đàn” trang Thiết huyết xã khu, không đề ngày, không ghi tên người viết
Báo Kyodo News Nhật Bản đưa tin, Tập đoàn PetroVietNam đã tiết lộ, vào ngày 30 Tháng 11, tàu thăm dò dầu khí của PetroVietNam tại vùng phụ cận Huế-Thừa Thiên miền Trung Việt Nam, thuộc vùng biển Nam hải (Biển Đông), đã bị tàu của Trung Quốc quấy nhiễu, cáp thăm dò bị cắt đứt.
Các nguồn tin cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam sau khi nhận được báo cáo của PetroVietNam, đã báo với Trung Quốc Việt Nam phản đối loại hành vi như vậy. Trước mắt, Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra một lời tuyên bố chính thức của mình về việc này.
Bài báo nói rằng vụ việc xảy ra vào ngày 30 tháng 11, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế gây nhiều tranh cãi. Hai trong số rất nhiều tàu thuyền đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Dây cáp dùng để thăm dò ở đuôi tàu thăm dò dầu khí Việt Nam kéo dài dưới biển đã bị ngư dân Trung Quốc cắt đứt.
Vào tháng 5 năm ngoái, tàu Hải giám Trung Quốc cũng đã từng cắt đứt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của ViệtNamtạiNamhải. Chính phủ ViệtNamlúc bấy giờ cũng đã đưa ra lời kháng nghị mạnh mẽ.
Nguồn: http://bbs.tiexue.net/post_6446129_1.html
Nguyên văn:
中国渔民再次割断越南石油勘探船缆线
日本共同社报道,越南国家石油公司(PVN)人士3日透露,该公司的探测船于11月30日,在越南中部顺化附近的南海海域遭到中国船只骚扰,探测缆线被割断。
该人士透露称,越南外交部接到公司报告后,已告知中方越南对此类行为表示反对。 越南政府目前未对此发表官方声明等。
报道称,事件发生于11月30日,地点位于中越有争议的专属经济区内。众多中国渔船中的两艘与探测船发生了碰撞,越南探测船尾伸入海中的探测用缆线被中国渔民割断。
中国海监船在去年5月也曾在南海切断了越南探测船的缆线,越南政府当时也提出了强烈抗议。
 ****
2. Việt Nam nói bị tàu thuyền Trung Quốc quấy rối rồi lại cải chính đầu miệng rằng đó là việc nằm ngoài ý muốn
Tin do Lưu Cảnh biên tập, trên mạng china.com có kèm audio, ngày 6-12-2012
Tin tức  mạng CCTV: trước tiên tập trung vào vấn đề BiểnNamhải (Biển Đông). Ngày 03 tháng 12, PetroVietNam đã thông báo tàu thăm dò dầu khí của họ bị tàu Trung Quốc “quấy rối”, cáp bị “cắt”. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, vị lãnh đạo nắm quyền điều hành Tập đoàn dầu khí quốc doanh của Việt Nam lại nói rằng đó là việc “nằm ngoài ý muốn”. Nhưng, Chính phủ Việt Nam nhân cơ hội này cũng đã đề xuất một loạt sáng kiến, được xác lập để tăng cường cái gọi là chủ quyền về “nghề cá” và về “lãnh hải” của họ. Các nhà phân tích cho rằng, không loại trừ đây là một “trò tấu kèn đôi” khéo léo được Việt Nam bày ra.
Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam đã nói rằng ngày 30 tháng 11, tàu thăm dò dầu khí Bình minh 02 của PetroVietNam trong khi đang hoạt động tại khu vực gọi là “lãnh hải Việt Nam” thì gặp phải tàu Trung Quốc “quấy rối”, dây cáp bị “cắt đứt”. Tiếp theo đó, một số ít hãng truyền thông nước ngoài đã dùng những từ “hành vi mang tính khiêu khích cao độ”, hoặc “sự khởi đầu một làn sóng mới của hành vi ngạo ngược” để mô tả động thái của Trung Quốc.
Nhưng rồi Hà Nội lại đưa ra một lời tuyên bố khác. Hãng tin CEO của Tập đoàn PetroVietNam sau ngày hôm đó, trong một cuộc phỏng vấn điện thoại với Hãng tin Bloomberg, đã bày tỏ, dây cáp của phía Việt Nam bị cắt chỉ là  ”tai nạn ngoài ý muốn”, tuyệt không phải do người Trung Quốc cố tình phá hoại.
Trên thực tế, những lời buộc tội vô căn cứ của Việt Nam chống lại việc các tàu Trung Quốc cắt cáp đã từng có tiền lệ. Ngày 09 tháng 6 năm ngoái, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ những lời chỉ trích tương tự của phía Việt Nam. Ông Hồng Lỗi cho biết, lời tuyên bố của cơ quan Việt Nam hữu quan nói rằng tàu thuyền đánh cá Trung Quốc cố tình cắt dây cáp điện của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam trong khi đang hoạt động tại biển Nam hải là hoàn toàn không phù hợp với sự thực. Sự thực là các hoạt động bình thường của tàu thuyền đánh cá Trung Quốc trong buổi sáng ngày hôm đó trên quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và vùng biển liền kề thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc, bị tàu Việt Nam có vũ trang xua đuổi một cách phi pháp, kết quả là lưới của một tàu đánh cá Trung Quốc vướng vào dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay ở hiện trường họ đang hoạt động phi pháp này. Phía tàu Việt Nam bất chấp sự an toàn của sinh mạng các ngư dân Trung Quốc, kéo lật các tàu đánh cá Trung Quốc xuống và cứ thế chạy suốt bao nhiêu tiếng đồng hồ, xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích về chủ quyền và quyền trên biển của Trung Quốc.
Cảm thấy bối rối khi thế giới bên ngoài nhận ra sự đảo ngược đột ngột đầy kịch tính [trong những lời phát ngôn], Chính phủ Việt Nam gần đây đã không ngừng có những động thái mới. Theo Cơ quan Thông tấn Trung ương của Đài Loan, vào ngày 3 [tháng 12], Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ký một pháp lệnh về việc hoạt động của tổ chức ngư chính, để đến đầu sang năm thì thiết lập Cục Ngư chính [Cục Kiểm ngư], nhằm tăng cường bảo vệ quyền hành nghề đánh bắt cá và chủ quyền lãnh hải của nước mình. Được biết, trong tương lai Cục này chủ yếu sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các việc tuần tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các công việc về nghề cá, đồng thời cũng sẽ thiết lập các Phân cục Ngư chính với các tàu thuyền kiểm soát hoạt động trên biển. Theo báo cáo, Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 25 tháng 1 năm tới. Báo Dân trí Online của Việt Nam cho biết rằng, đó là sự kiện trọng yếu nhất kể từ khi Việt Nam thực thi Luật Biển của họ đến nay. Theo Thông tấn xã Đức vào ngày 4 [tháng 12], Chính phủ Việt Nam trong ngày hôm đó tuyên bố rằng kể từ ngày 25 tháng 1 năm tới, sẽ đưa bốn con tàu đến ranh giới vùng biển Việt Nam để ngăn chặn các hoạt động có hại và đánh bắt cá bất hợp pháp. Theo một báo cáo của hãng tin Reuters, Việt Nam hiện đương thành lập một đội tuần tra gồm [tàu thuyền] của thường dân, hỗ trợ cho cảnh sát hàng hải, ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm các luật về nghề cá, tại cái nơi gọi là “vùng biển Việt Nam”, để “bảo vệ ngư dân của mình ở biển Nam hải”. Điều kỳ quái là, ngày triển khai Đội tuần tra cũng trùng hợp vào 25 tháng Giêng năm tới.
Mặc dù phía Việt Nam đề ra những hình thức tổ chức khác nhau, nguồn tin nêu lên cũng bất nhất, nhưng hạn kỳ thực hiện thì đều thống nhất ở cùng một thời điểm, điều đó không tránh khỏi làm người ta nghi ngờ rằng, đây là một sự phối hợp diễn xướng “trò tấu kèn đôi”của Chính phủ Việt Nam với PetroVietNam. Trước hết để giành được sự đồng tình của bên ngoài trên tư thế “kẻ bị bắt nạt”, Chính phủ Việt Nam thừa cơ đề xuất một số những cái gọi bằng biện pháp “bảo vệ”, sau đó đương sự [tàu thuyền của PetroVietNam] mới tái xuất hiện để gạn lọc [tìm dầu], cốt không bỏ rơi bất kỳ “chút bổng lộc nào”,  thật đáng gọi là “dụng tâm quá vất vả” vậy.
Nguồn: http://v.china.com.cn/news/2012-12/06/content_27327653.htm
Nguyên văn:

越南称遭中国船只骚扰 又改口称属意外

央视网消息:首先来关注南海问题。12月3日,越南国家石油公司对外宣称其石油探测船遭到中国船只“骚扰”,缆线遭“切断”。然而,短短一天之后, 越南国有油气集团首席执行官却又称此事纯属“意外”。但越南政府却乘机出台了一系列旨在强化所谓的“渔业”和“领海”权的举措。分析人士认为,不排除这是 一出越方早就安排好的“双簧戏”。
越南国家通讯社日前报道称,11月30日,越南国家油气集团勘探船“平明02号”在所谓“越南水域”作业时,遭中国船只“骚扰”,缆线被“切断”。随后,少数外媒用“高度挑衅性行为”、“新一波强硬行为的开始”等词,来形容中方的举动。
4号,河内却又传出另外一个说法。越南国有油气集团CEO杜文后当天在接受美国彭博社电话采访时表示,越方缆线受损只是“意外”,并非中国人故意弄断。
事实上,越方无端指责中国船只切断其缆线的事件早有先例。去年6月9日,中国外交部发言人洪磊就曾反驳过越方的类似指责。洪磊称,越方有关中国渔船 蓄意割断越南在南海作业的油气勘探船电缆的说法完全不符合事实,事实是中国渔船当天上午在中国拥有无可争辩主权的南沙群岛及其附近海域正常作业,遭越南武 装舰船非法驱赶,导致一艘渔船的渔网与在现场非法作业的越南勘探船的电缆缠在一起,越方船只不顾中国渔民生命安全,拖拽中国渔船倒行长达一个多小时。严重 侵犯中国主权和海洋权益。
就在陡然逆转的剧情让外界感到不解之时,越南政府近日却是动作不断。据台湾“中央社”3日报道,越南总理阮晋勇日前签署渔政组织运作法令,将在明年 初设立渔政局,以“强化保护越南的渔业权和领海主权”。据悉,该局未来主要负责执行海域巡逻、检查、监控,处理渔业业务等工作,并下设渔政分局,配备公务 船执行海上任务。据报道,该法令将从明年1月25日生效。越南民智报新闻网站报道称,这是越南实施海洋法以来的第1项重要文件。据德新社4号报道,越南政 府当天宣布,从明年1月25日起,将派出四艘船到“越南水域阻止有害活动和非法捕鱼”。另据路透社4号报道,越南正在建立一支以平民组成、海警提供支持的 巡逻队,以阻止外国船只在所谓越南“领海”违反渔业法,“保护其在南海的渔民。”奇怪的是,巡逻队的部署日期同样也是明年1月25日。
尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团 出演的“双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是 “用心良苦”。
尽管越方的这些举措形式不同,报道的信源不一,但实施日期都如出一辙的定在了同一个日期,这不禁让人怀疑,这是一出由越南政府联手越南国家油气集团 出演的“双簧戏”,先以“被欺负”姿态上场博取外界同情,政府乘机出台多项所谓的“保护”措施,然后当事方再出面加以澄清,不落任何“口实”,真可谓是 “用心良苦”。


Copy từ: Bauxite Việt Nam





Chỉ thị của Cụ Kỷ

Cụ Kỷ có chỉ thị rằng:
"Đừng đụng Trung Quốc nhì nhằng đó nghe!"
Ông Nguyễn Thế Kỷ:
"Viết bài phải từ từ, nhẹ nhàng 

như thế này...Thế, cứ thế nhé!
...Như bắt chuồn chuồn ấy...!
Ông Nguyễn Thế Kỷ sinh năm 1960, quê Nghệ An, tiến sĩ Ngữ văn. Trước khi đảm nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản, ông từng là Giám đốc Đài PTTH Nghệ An, Tổng biên tập báo Nghệ An, Phó ban Tuyên giáo tỉnh Nghệ An, Bí thư huyện ủy Nam Đàn (Nghệ An). Ngày 16/8/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Kỷ giữ chức Phó ban Tuyên giáo Trung ương.

             Cụ Kỷ chỉ thị rõ ràng:
Cái dây địa chấn đứt ngang, chuyện thường!
             Vì tàu "đánh cá" đáng thương
Vô tình vướng phải khúc xương cá ngừ
            Tàu ngư chính, tàu kiểm ngư...
Cái gì cũng phải từ từ xét soi
             Mối tình hữu nghị bao đời
Như răng cắn lưỡi, như môi chửi thề
             Báo nào đã bị "Ban" phê
Xem chừng gác bút toi nghề như chơi
             Đừng cho là "chuyện động trời!"
"Bạn Vàng" lỡ chút ta thời cho qua
             Lần này phải nhớ, mấy cha!
Viết bài, rút tít nhẩn nha vội gì
             Chủ quyền còn đó, lo chi
Cáp thăm dò đứt, nối thì xong ngay
             Việc gì nhăn nhó mặt mày
Chống thù đâu chỉ một ngày là xong?
             Nói ra sinh chuyện mất lòng
Từ nay phải cố nói vòng, né xa
             Dù sao, hàng xóm cận gia
Dẫu cho có mất con gà, có sao...(?!)
            Tú Gân  
(> nguyên Kiếp trước là TS. Ngữ văn, Lạc tướng, thời "giặc lạ xâm lăng" năm 40, sau Công nguyên – Vốn nguyên là Chuyên gia nghiệp vụ báo "Lẹo Tùng Phồn". Bài này trích từ bản nháp tác nghiệp ngay sau khi giao ban báo chí tại Mê Linh, ngày Con Trâu, tháng Con Lợn, năm Con Chuột của Ban Tuyên giáo Lĩnh Nam chích quái).
---------------------------
+ Bài liên quan:
1- < http://webwarper.net/ww/~av/www.viet-studies.info/kinhte/DangGiaiThich_BBC.htm
2- < http://quechoa.vn/2012/12/13/5-cau-hoi-gui-toi-ong-nguyen-the-ky/ >




Copy từ: Bùi Văn Bồng




Nông Dân Văn Giang gửi thư tới Giáo sư Tiến sỹ Võ.


 THƯ NGỎ 
  Trong thư này tôi mạn phép gọi là anh Võ cho gần gũi và dễ trao đổi tránh hình thức vì tôi và anh cùng trang lứa ( Đúng ra tôi hơn anh vài ba tuổi )
Chúng ta đều lớn lên và học hành trong giai đoạn  nước nhà xây dựng giai đoạn chủ nghĩa xã hội sau khi cuộc kháng chiến chóng Pháp thần thánh của dân tộc thành công.
   Các thầy cô giáo thường dạy tôi và cả anh phải ăn nói thực thà và nói phải giữ lấy lời phải không anh GIÁO SƯ TIẾN SỸ ?
  Sau khi đọc bài báo " LỘ TRÌNH DỰ ÁN VÀ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT " đăng trên báo " TIN TỨC " ngày 10 -12-2012 của anh - xem lại đĩa ghi hình buổi gặp gỡ đối thoại giữa anh và nhân dân Văn Giang ngày 10 - 11 -2012, tôi thật không ngờ tại sao một giáo sư, một tiến sĩ, đã từng giữ một chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước mà lại xử sự như vậy - Nếu đây không phải là bài viết của một phóng viên rẻ tiền nào do học hành không đến nơi đến chốn, loá mắt vì tiền viết nhăng viết cuội cho qua chuyện - Mà chính là tác phẩm của anh GSTS thì thật đáng buồn và đáng trách !
  Thứ nhất :
 Trong bài báo anh cũng thú nhận là anh không nhớ là anh đã đăng kí 2 tờ trình về dự án Văn Giang, như vậy là bộ óc của anh có dấu hiệu lão hoá chưa nói đến tâm thần của anh có vấn đề .
  Thứ hai :
Anh thú nhận vì sự có mặt của luật sư và vì sự dồn ép lí lẽ của vị luật sư đại diện và cảm thông chia sẻ với nhân dân Văn Giang nên anh đã nhận lỗi về mình âu cũng là tử tế và mang tính nhân văn .
Thử hỏi anh: thứ nhân văn nào vậy - Trong bao nhiêu năm ăn học Thầy cô nào dạy anh như vậy trong khi anh đã gần bẩy chục tuổi đời ?
Thứ ba:
Anh nói Anh không có một chút hồ sơ, tài liệu gì về dự án, vậy khi Anh kí vào 2 tờ trình Anh căn cứ vào cơ sở nào thưa anh GIÁO SƯ TIẾN SĨ ?
  Trao đổi với anh mấy vấn đề trên - Mong anh xem lại mình, suy ngẫm những lời nói của mình vào ngày 8 - 11 - 2012 và bài viết trên báo TIN TỨC ngày 10 - 12 -2012 mà tự chỉnh sửa .
 Nhân dân sẽ là người có những phán quyết sáng suốt, GIÁO SƯ TIẾN SĨ ĐẶNG HÙNG VÕ là một con người hùng, dám làm, dám chịu trách nhiệm - có sai thì sửa - xứng đáng là người có HỌC HÀM - HỌC VỊ .
  HOẶC :
  Đặng hùng võ cũng chẳng khác gì con chuột nhắt, sợ mèo vồ, con gián nằm bẹp trong xó tủ, ham sống, sợ chết, không biết nhận lẽ phải, không tôn trọng công lí .
HÀM và VỊ của ông Võ cũng chỉ là HỌC DẢ thì thật là đáng buồn cho cả anh và tôi phải không anh TIẾN SĨ GIÁO SƯ.
   Chào Anh - Chúc Anh khoẻ - Hạnh Phúc
Hẹn sẽ trao đổi tiếp với Anh về một số quan điểm Anh đưa ra trong bài báo.


Copy từ: Lê Hiền Đức

"Thần Xạ Điêu" Công an Bắc Giang




Công an ta tài thiệt!
 -"Bắn lên trời, trúng vai trái, 
thủng lá lách bên phải”!

Đại diện công an tỉnh Bắc Giang cho biết, trong khi truy bắt, Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989) dùng súng quân dụng K54 bắn chỉ thiên. Trong lúc bắn, khẩu súng K54 của thượng sĩ Tùng cướp cò nên bắn trúng vai trái ông Lợi.  (Quả là "thần xạ điêu", bắn chỉ thiên mà vậy, cướp cò còn trúng vậy, bắn "đàng hoàng" sẽ trúng lỗ kim giữa vòng 10 - BVB)..
              Chưa hết, trúng đạn hấp hối, vẫn không tháo còng cho chắc ăn! Interpol phải gọi công an VN bằng cụ. 
Nạn nhân Bùi Văn Lợi sau khi bị trúng đạn, tử vong tại bệnh viện vẫn trong tình trạng bị còng tay
Đại tá Nguyễn Văn Chức trao đổi với phóng viên chiều 11-12
 
Đại tá Nguyễn Văn Chức – Chánh văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang nói:
"Thượng sĩ Nguyễn Duy Tùng (SN 1989) đã dùng súng quân dụng K54 để bắn chỉ thiên. Tuy nhiên, trong lúc bắn, khẩu súng K54 của thượng sĩ Tùng bị cướp cò nên bắn trúng vai trái của ông Lợi."
Theo các bác sĩ, ông này bị đạn bắn xuyên thủng màng phổi, thủng lá lách dẫn tới tử vong.
Xem thêm chi tiết:
Công an Bắc Giang nói về vụ bắn chết người chạy khỏi sới bạc 
Luật sư nhận định vụ công an bắn chết người 
Phút giây chứng kiến chồng nằm chết với đôi tay bị còng

Vụ trước đây 26.08.2011 ở phường An Cựu, TP Huế 

Công an đuổi bắt nên nạn nhân nhảy xuống sông. Do tay bị còng nên chết đuối, cơ quan chức năng đã kết luận anh Lộc đã tự sát và chết do sặc nước. (Xem thêm Cái còng của ai? )

  
Vụ anh Nhựt đã hé: Chờ coi có ai bị trẹo cổ méo mồm không?
 ________________
(Theo Tranhung09 )



Copy từ: Bùi Văn Bồng



Quý tử' nhà thủ tướng vào Trung Ương Đoàn

CTV Danlambao - Con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết vừa được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM nhiệm kỳ 2012-2017. Buổi bỏ phiếu bầu chọn được diễn ra hôm 13/12, với sự tham dự của 999 đại biểu Đoàn TNCS trên cả nước.
Tổng cộng 174 ứng cử viên có tên trong danh sách bầu cử để chọn ra 151 người vào vị trí Ủy viên Ban chấp hành TƯ đoàn. 174 người có tên trong danh sách bầu cử đều đã được sắp xếp và cất nhắc từ trước, việc bỏ phiếu chỉ mang tính hình thức. Ông Nguyễn Đắc Vinh tái đắc cử vị trí Bí thư thứ hất TƯ đoàn.
Con trai TT là Nguyễn Minh Triết có tên trong danh sách 151 Ủy viên Ban chấp hành TƯ Đoàn
Thạc sĩ Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990 (Wikileaks), là con trai thứ ba trong gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Minh Triết du học tại Anh vào năm 2004, tức là khi 14 tuổi!? Về việc Thủ tướng lấy đâu ra tiền cho con du học thì đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, tương tự như chuyện TT có thể qua mặt chính sách 'sinh đẻ có kế hoạch' rất ngặt nghèo dành cho cán bộ, đảng viên.
Một bài viết trên báo Tiền Phong của TƯ đoàn TNCS HCM từng nói rằng từ tháng 11/2011, Nguyễn Minh Triết vẫn còn là một cán bộ đoàn cấp cơ sở.
Hai người con khác của TT Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang giữ chức thứ trưởng Bộ Xây Dựng, và con gái là cô Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ Ngân hàng Bản Việt.
Khuôm mặt  đầy vẻ mơ mộng của Thủ tướng tại buổi khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần X
Đại hội đoàn toàn quốc lần X hôm 12/12/2012 khai mạc hôm 12/12/2012, đây là Đại hội lớn nhất của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản với hơn 7 triệu đoàn viên.
Ông Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện tại phiên khai mạc và dự kiến sẽ xuất hiện tiếp vào ngày mai, 14/12 trong buổi đối thoại với đại biểu thanh niên tham dự đại hội.
Theo chương trình của đại hội, ông Dũng sẽ trả lời các câu hỏi do đoàn viên thanh niên cả nước gửi tới. Là một cựu đoàn viên, người viết bài có gửi đến thủ tướng câu hỏi với nội dung: Đề nghị TT cho biết cảm nghĩ sau khi con trai út trúng cử vào Ban Chấp hành TƯ đoàn?


Copy từ: Dân Làm Báo