CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Lại thêm một người chết trong đồn công an


2013-01-23
Đầu năm Dương lịch 2013, lại có thêm một nạn nhân nữa tử vong trong đồn công an làm cho vấn đề công an giết người dân trong đồn trở nên nóng hơn lúc nào hết. Thanh Quang tìm hiều về điều mà nhiều người gọi là “loạn kiêu binh” ấy, như sau:
Courtesy danlambao/Soha.vn
Chị Lê Thị Ránh, vợ của nạn nhân Trần Văn Tân (ở Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương).

Tải xuống - download
Người dân lo ngại hiện tượng “tự tử” trong đồn công an
Thế là trong năm mới 2013 này, lại có thêm một nạn nhân nữa lâm vào tình trạng mà nhạc sĩ Tô Hải từng cảnh báo rằng “vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết!”. Nạn nhân đó là ông Trần Văn Tân, 53 tuổi, tử vong tại đồn công an xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương hôm mùng 2 tháng Giêng này, mà công an cho là “tự tử’ trong đồn sau khi ông bị vào tay những người “bạn dân” chỉ vì công ty xi-măng Thành Công mất trộm một tấm tôn. Người vợ đau khổ Lê Thị Ránh của nạn nhân cho biết:
Không có dấu vết gì ngoài dấu còng số 8 ở hai cổ tay. Ngoài ra trên thân thể anh ấy, lật ngược lật xuôi từ đầu xuống chân không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vận cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết….Gia đình tôi rất bức xúc. Một tội nho nhỏ mà chồng tôi làm không đáng để chết thê thảm như thế. Chồng tôi trước giờ vẫn khỏe mạnh bình thường, hiền lành làm ăn. Ai thuê làm thuê làm mướn gì cũng làm hết. Từ trước giờ anh không ốm đau gì cả. Bên Thành Công giao người cho bên xã Kim Xuyên thì chồng tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, thế nhưng đến hôm sau lại là một xác chết nằm đấy. Trong khi đó, từ gia đình tôi đến Kim Xuyên chỉ khoảng 2 km, thế nhưng họ không báo gì cho gia đình tôi biết cả…
Không có dấu vết gì ngoài dấu còng số 8 ở hai cổ tay. Ngoài ra trên thân thể anh ấy, lật ngược lật xuôi từ đầu xuống chân không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vận cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết
bà Lê Thị Ránh
Chẳng những công an không thông báo cho gia đình về tin dữ này, cứ để cho gia đình tự dò la tìm hiểu, mà khi phóng viên hỏi tại sao công an xã canh giữ nạn nhân cả đêm lại để xảy ra cảnh gọi là “tự tử” như vậy, thì ông Phạm Văn Tưởng, trưởng công an xã Kim Xuyên này, không trả lời được.
Tình trạng “kiêu binh” công an đánh chết dân rồi dàn dựng rằng họ tự tử đã từng diễn ra hàng chục trường hợp trong 2 năm qua, khi gia đình nạn nhân cho biết trên thi thể người thân xấu số của họ mang nhiều dấu vết nhục hình. Nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva lên tiếng:
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao ? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm. Nhà nước bây giờ cùng lắm chỉ xử màu mè một vài vụ.
Tình trạng giới cầm quyền chỉ xử một hai vụ công an giết dân có thể được xem là ngoại lệ, giữa lúc thực tế cho thấy “kiêu binh” công an sau khi giết dân vẫn bình an vô sự với cái cớ gán ghép giản dị rằng nạn nhân vào đồn công an để tự tử. Còn người thân của nạn nhân thì đau khổ tột cùng, ra sức tìm công lý, nhưng mới biết ra là “đường đi không tới”. Chẳng hạn như người vợ đau khổ Nguyễn Thị Thanh Tuyền kêu oan trong tuyệt vọng cho chồng là anh Nguyễn Công Nhật bị công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đánh chết rồi gán cho nạn nhân tự sát:
Chưa bao giờ tôi thấy tình trạng CA lộng quyền đến như thế. Vì sao? Vì nhà nước, những người lãnh đạo cho quyền CA được làm như thế thì họ mới có thể làm.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Bây giờ mỗi lần thấy cảnh tượng ba mẹ ngồi cầu nguyện cho con được siêu thoát, ba mẹ khóc khi nhớ con. Mỗi lần về nhà, tôi cố gắng làm sao cho không khí gia đình vui lên, nhưng mà những giọt nước mắt cứ rơi hoài. Chịu không nỗi. Và nhìn những hình ảnh ấy đau lòng quá. Cả gia đình, mỗi lần nói chuyện này ra, ai cũng khóc hết.
Hoặc trường hợp anh Nguyễn Quốc Bảo chết tại đồn công an quận Hai Bà Trưng mà phía nhân danh “công an nhân dân” giải thích là do nạn nhân tự đập đầu vào ghế đến chết, khiến người cha đau khổ Nguyễn Quang Phục mãi uất ức:
Mặc dù giám định pháp y công nhận con trai tôi đã chết nhanh, chết không kịp ngáp, tại cơ quan CA quận hai Bà Trưng, nhưng họ không bao giờ công nhận sai phạm, mà họ bảo con trai tôi chết trên đường tới bệnh viện.
Công an bảo vệ dân?
Tình trạng công an hành dân, tra tấn và thậm chí đánh chết dân tiếp diễn chẳng khác nào “loạn kiêu binh thời Lê Trung Hưng” khiến công luận không khỏi nêu lên hàng loạt nghi vấn về hành động vô nhân sao lại bộc phát “hồn nhiên, vô tư” trong lực lượng mà lẽ ra phải bảo vệ người dân? Hay hành động thủ ác ấy trở thành nhu cầu của công an, góp phần cho thành tích của họ khiến họ đánh đồng giữa người dân vô tội với kẻ thù đúng nghĩa ?
Trong khi nhà báo Nguyễn Ngọc Già bày tỏ nỗi bất bình về “văn hoá đàn áp” vốn ngày càng trở nên “ghê rợn như người VN đang sống giữa rừng già thâm u, nơi ánh sáng văn hoá chưa bao giờ rọi tới”, thì TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển IDS đã giải thể, đề cập tới “Văn hoá cảnh sát”, báo động về nhiều trường hợp công an hành hung người dân, thậm chí đánh chết người, đó là chưa kể lực lượng công an cũng được huy động trong nhiều vụ cưỡng chế đất đai, mà nổi bật qua các biến cố từ Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản cho tới vụ 2 mẹ con dân oan phải “khoả thân giữ đất” ở Cần Thơ. Và TS Nguyễn Quang A cũng không quên báo động về “tình trạng công an hoá bộ máy nhà nước” đáng ngại hiện nay.

Theo dòng thời sự:



Copy từ: RFA


 

GS Trọng dự buổi chất vấn thủ tướng Anh


Nguyễn Hùng
Đôi lời
Phải công nhận người Anh cực kỳ thông minh, vì thế mà họ vừa chặt chẽ về nguyên tắc sống và làm việc, song lại vừa lơi lỏng trong xử thế.
So với anh Cu Ba, người Anh khôn hơn và được việc hơn nhiều. Anh Cu Ba thực thà như đếm, cứ đinh ninh là thế gian này hình như vẫn còn cái bóng ma có tên Chủ nghĩa xã hội. Trong cơn lúng túng, anh Cu Ba mời nhà lý luận của thời đại tới giảng về chuyện có ma hay không có ma.
Người Anh thì khác. Họ biết tỏng là họ chẳng có gì đáng để học ai về lý luận và thực tiễn cách mạng. Nếu chỉ cần đón rước qua loa cho xong chuyện, hẳn họ chỉ cần mời giáo sư Trọng tới dâng hương đồng chí Karl Marx ở nghĩa trang Highgate.
Nhưng người Anh là người bạn chân tình và lịch duyệt. Họ biết nên dành cho người bạn từ phương xa tới một bài học gì. Họ làm điều đó thật khéo léo: mời đồng chí tới dự mười lăm phút – nhõn mười lăm phút thôi, không cần tới mười sáu (chữ vàng) nhai đi nhai lại muốn nhổ ra nhưng vẫn tiếc – nhưng sẽ là mười lăm phút để mà nhớ đời vì rất có thể đó sẽ là mười lăm phút thay đổi những cuộc đời.
Và nhớ nhất là điều này: chính trị và lý luận chính trị không phải là những câu nói ề à đệm chen vào những trích dẫn chứng tỏ mình có chỗ đứng trong đoàn quân mọt sách, mà là việc giải quyết những vấn đề của đời sống một cách thông minh nhất. Lý luận chính trị (và đủ kiểu lý luận khác cũng rứa thôi) là điều CON NGƯỜI ĐANG LÀM RA. Cái lý luận đó vĩ đại ở chỗ nó năng động chứ không bất biến.
Những điều thuộc về con người khi họ đang ăn đủ loại thức ăn để có một dòng máu tươi chảy trong huyết quản, hoàn toàn không phải là những món mầm đá treo trong cái nồi bảo tàng.
Chỉ mong các giáo viên người Anh nhớ cho điều này: nhà trường không bao giờ đem lại danh tiếng cho học trò, mà ngược lại mới đúng, bao giờ cũng là học trò mang lại thanh danh cho nhà trường.
Phạm Toàn
Theo nghị trình chuyến thăm Anh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 23/1 sẽ tới chứng kiến phiên Chất vấn Thủ tướng với tên tiếng Anh là Prime Minister's Question Time, còn gọi tắt là PMQ.
PMQ, như trong video của phiên mới nhất hôm 16/1 trên đây, diễn ra thứ Tư hàng tuần, từ 12:00-12:30 mỗi khi Nghị viện nhóm họp và có ít nhất 20 phiên PMQ một năm.
Thủ tướng đương quyền sẽ phải trả lời sáu câu hỏi từ lãnh đạo đảng đối lập chính, hai câu hỏi từ lãnh đạo đảng đối lập lớn thứ hai và rất nhiều câu hỏi từ các dân biểu về bất kỳ vấn đề gì.
PMQ được mô tả như 'võ đài nghị viện' và các chính trị gia là những 'gladiator' do không khí căng thẳng nhưng không thiếu tính hài với những tiếng la ó từ các dân biểu, vốn có thể át những câu phán của chủ tịch quốc hội.
Các nhà bình luận Anh nói có thủ tướng Anh sợ bủn rủn cả người mỗi lần phải đứng lên bục trả lời các câu hỏi và bất kỳ thủ tướng nào cũng sẵn sàng xóa bỏ PMQ nếu họ có thể làm được như vậy.
'Phép thử uy quyền'
PMQ ở thể thức hiện nay được áp dụng kể từ khi Thủ tướng Tony Blair lên cầm quyền hồi năm 1997.
Trước đó, từ khi chính thức bắt đầu hồi tháng 10/1961, PMQ diễn ra hai tuần một lần vào thứ Ba và thứ Năm, mỗi hôm 15 phút từ 15:15.
Ông Blair và bà đầm thép Margaret Thatcher được cho là hai thủ tướng vững vàng nhất và đã ở thế thượng phong trên bục PMQ.
clip_image001
Bà Margaret Thatcher có tiếng là giỏi đối đáp thời cầm quyền
Bà Margaret Thatcher có tiếng là giỏi đối đáp thời cầm quyền

Cựu biên tập viên chính trị của Press Association, Chris Moncrieff, viết trên báo The Independent:
"Bà Thatcher, nói một cách hình tượng, tuần nào cũng nhai ngấu nghiến Neil Kinnock, đối thủ chính của bà, và nhổ ông ra."
Bản thân bà Thatcher sau này viết trong hồi ký rằng PMQ là "phép thử thực sự uy quyền của [thủ tướng] tại Nghị viện, uy tín của [thủ tướng] trong đảng, sự nắm bắt chính sách và có các dữ kiện để biện hộ cho chính sách."
Nhà báo Michael White nói bà Thatcher thường uống chút whisky trước mỗi kỳ PMQ trong khi ông Blair thừa nhận trong hồi ký rằng ông "luôn sợ" các phiên chất vấn và thường uống thuốc ngủ để đảm bảo có sáu tiếng ngủ trước mỗi PMQ.
Bà Thatcher cuối cùng cũng phải từ chức khi các dân biểu tấn công bà trong những phiên chất vấn hồi năm 1990 còn ông Tony Blair cũng 'suýt chết' hồi năm 2007.
'Phòng họp thù nghịch'
Thủ tướng hiện thời của liên minh Bảo thủ - Dân chủ Tự do, ông David Cameron, cũng là tay lão luyện trong võ đài nghị viện.
"Bà Thatcher, nói một cách hình tượng, tuần nào cũng nhai ngấu nghiến Neil Kinnock, đối thủ chính của bà, và nhổ ông ra."
Chris Moncrieff, cựu biên tập viên chính trị của Press Association
Khi còn là lãnh đạo phe đối lập hồi năm 2005, ông Cameron từng móc máy Thủ tướng Tony Blair tại PMQ:
"Tôi muốn nói về tương lai. Ông ấy [Tony Blair] đã từng là tương lai."
Còn đối với người kế nhiệm ông Blair, Gordon Brown, đương kim Thủ tướng từng nói tại PMQ rằng ông Brown là "Thủ tướng analogue trong kỷ nguyên digital."
Về tính chất của các phiên chất vấn, ông Cameron nhận xét:
"Nếu quý vị là Thủ tướng, đó là cách tuyệt vời để kiểm tra xem các bộ phận [trong chính quyền] làm việc ra sao.
"Hãy tin tôi đi, cứ mỗi sáng thứ Tư, quý vị sẽ muốn biết tất tần tật mọi thứ.
"Thì cứ cho là có nhiều thứ thú vị hơn [PMQ].
"Bước vào phòng họp đầy thù nghịch và biết rằng quý vị có thể bị hỏi bất kỳ điều gì là khá căng thẳng.
"Thực ra nó là cách hay để khái quát chính trị Anh: một nền dân chủ mạnh với khiếu hài hước."
Dân chủ 'độc đáo'
clip_image001[5]
Ông Cameron là người từng viết hướng dẫn về cách để thành công tại PMQ
Trong vai trò người công kích, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Charles Kennedy nói ông từng có lúc thấy chán nản khi đóng vai chất vấn nhưng lại thấy vai trò của ông có ý nghĩa khi một bộ trưởng cao cấp trong chính phủ tới gặp ông và nói:
"Ông đã hỏi những câu mà một nửa Nội các muốn hỏi mà không được."
Bản thân ông Kennedy cũng đã vài lần không thể tới dự PMQ mà sau này báo chí phát hiện ra do ông quá say xỉn và kết cục ông cũng phải từ chức.
Các nhà báo Anh nói nền dân chủ nghị viện của Vương Quốc Anh hoàn toàn độc đáo và ngay cả các chính trị gia Hoa Kỳ cũng không muốn bị chất vấn như vậy.
Tổng thống Bush cha từng được dẫn lời nói: "Tôi thấy thật may là không phải bước vào cái hố mà ông John Major phải đứng mặt đối mặt với phe đối lập."
"Tôi thấy thật may là không phải bước vào cái hố mà ông John Major phải đứng mặt đối mặt với phe đối lập."
Tổng thống George Bush cha
Nhà báo Anh Barry Gibson nói PMQ đảm bảo rằng Anh sẽ không bao giờ có lãnh đạo dốt nát vì một thủ tướng cần khôn ngoan và ăn nói rõ ràng mới có thể vượt qua các thử thách trong chất vấn.
Ông Gibson nói trong số năm Tổng thống Hoa Kỳ gần đây, chỉ có ông Barack Obama và Bill Clinton đủ sắc sảo để vượt qua PMQ.
Tổng thống Ronald Reagan bị cho là không nắm bắt được các chi tiết để đối mặt với chất vấn hàng tuần, ông Bush cha quá tẻ nhạt còn ông Bush con thì không "đáng để nói tới", theo nhà báo Gibson.
Các nhà báo Anh có lẽ khó nhớ hết tên của các vị thủ tướng gần đây của Việt Nam.
So sánh hai hệ thống Anh và Việt, hẳn bạn cũng thấy thú vị khi nghĩ liệu các ông Phạm Hùng, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng có 'thọ được qua' ít nhất 100 buổi chất vấn kiểu Anh cho một nhiệm kỳ năm năm của họ hay không.
Bài viết của Nguyễn Hùng dựa trên tài liệu từ trang web của Bấm Nghị viện Anh, cùng các bài viết của Barry Gibson, Chris MoncrieffMichael White.
Nguyễn Hùng cũng sẽ tới theo dõi PMQ vào thứ Tư này tại London qua vé mời của dân biểu địa phương nơi anh sinh sống và sẽ tường thuật tại bbcvietnamese.com và qua Facebook của BBC.
Nguồn: bbcvietnamese.com – Thứ ba, 22 tháng 1, 2013



Copy từ: Bauxite Việt Nam


Những con sâu cổ đeo cà vạt trên ti vi

 


tivi-crt-samsung-29z50-29-inches-samsung-29z50 Không phải sâu mà là sâu. Những con sâu bò trên ti vi nhưng lại làm chờn chợn bữa cơm gia đình.
Cả nhà vừa cơm tối vừa xem ti vi như thường lệ. Bỗng bà chị bất thần buông bát la toáng lên “sâu, sâu... con sâu kìa!”
Tưởng canh lẫn sâu. Người muốn nôn ọe. Người cuống cuồng định hất bỏ bát cơm ăn dở. Dòm tìm mãi trong bát canh với mâm cơm vẫn chẳng thấy sâu nào.
Định thần lại mới thấy bà chị vẫn vừa và thức ăn vừa vung đũa chỉ vào cái ti vi:
- Là con sâu kia kìa!
Trên màn hình, đồng chí X mặt trơn trán bóng cà vạt đỏ lòm đang rao giảng về… lòng tự trọng !
Không phải sâu trong mâm, nhưng bát cơm cứ chờn chợn. Ai nấy đều buông bát, quay mặt chờ cho con sâu X kia nói xong, bò khỏi cái màn hình ti vi mới tiếp tục bữa ăn.
(Viết lại theo ý từ comment của bạn đọc Nguyên Thảo

Copy từ: Trương Duy Nhất

Hiện tại Nguyễn Bá Thanh vẫn là tướng không quần


'Chưa duyệt nhân sự' Ban Nội chính



Ban Nội chính Trung ương, do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu vẫn phải đợi phê duyệt của Ban Bí thư để chính thức hoạt động
Đề án kiện toàn nhân sự của Ban Nội chính Trung ương vẫn còn đợi Ban Bí thư phê duyệt mặc dù Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Hai.
Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/1, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban nội chính cho biết "theo nguyên tắc, khi luật có hiệu lực vào đầu tháng hai tới thì Ban Chỉ dạo Trung ương sẽ chính thức đi vào hoạt động."
"Nhưng cơ quan thường trực, tham mưu là Ban Nội chính chúng tôi sẽ phải chờ đến khi nào đề án được Ban Bí thư phê duyệt thì mới hoạt động được."
Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, khi có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng Hai sẽ đánh dấu sự ra mắt của Ban Nội chính Trung ương, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.
Hiện Ban Nội chính được dự kiến sẽ lấy nhân sự từ Vụ Nội chính, Vụ Pháp luật và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương.
Trưởng Ban Nội chính vừa được bổ nhiệm hồi cuối tháng 12 là ông Nguyễn Bá Thanh, hiện là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Ông Thanh được cho là sẽ sớm kết thúc vai trò ở Đà Nẵng để tập trung vào nhiệm vụ mới.
Phát biểu trong cuộc họp do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức hồi ngày 10/1, ông Thanh tiết lộ "thời gian của tôi còn với thành phố ( Đà Nẵng ) rất ít".

'Không phải tham ô'

Những ngày qua, uy tín của Trưởng Ban Nội chính Trung ương có nguy cơ bị ảnh hưởng khi Thanh tra Chính phủ công bố kết quả sai phạm về quy định giá đất ở Đà Nẵng gây thất thoát 3400 tỷ đồng.
Cuộc điều tra nhắm vào thời điểm năm 2003-2011, thời gian mà ông Thanh làm Bí thư Thành ủy thành phố này.
Kể từ lúc kết quả thanh tra được công bố, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng và cá nhân ông Thanh đã lên tiếng phản đối nhận định của phía Thanh tra Chính phủ.
Kết quả điều tra về sai phạm trong việc định giá đất Đà Nẵng có thể gây ảnh hưởng uy tín của tân Trưởng Ban Nội chính
Trong một bài phát biểu gần đây nhất hôm 23/1 trong buổi gặp mặt và mừng thọ cán bộ lão thành ở Đà Nẵng, ông Thanh khẳng định "quan điểm của lãnh đạo Ủy ban thành phố Đà Nẵng là không có gì thất thoát."
"Giảm 10% cho dân giải tỏa mà họ mua đất, ai nộp tiền trong vòng 60 ngày thì nhân dân cũng như doanh nghiệp được miễn giảm 10%. Điều này dân có lợi, doanh nghiệp có lợi chứ mất đi đâu mà thất thoát," ông nói.
Ông Thanh cũng cho biết người dân và doanh nghiệp còn nợ thành phố khoảng 4.000 tỷ đồng, nếu tính lãi suất 12% thì sau bốn năm, lãi suất sẽ rất cao. Thế nên việc hạ 10% sẽ còn lợi hơn để mắc nợ dây dưa.
"Cái này không phải tham ô tham nhũng," Trưởng Ban nội chính Trung ương khẳng định.
"Cái này có lợi cho thành phố vì thành phố có tiền để đầu tư vào công trình. Đây chỉ là cách làm của Đà Nẵng."
"Chuyện này cứ bình tĩnh giải trình với thanh tra, giải trình lại với cơ quan chức năng để hiểu và thông cảm với điều kiện thành phố."
Vài ngày trước đó, ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng than phiền việc kết quả điều tra được công bố ngay cả trước khi đoàn thanh tra chính phủ kịp đến Đà Nẵng, đồng thời cáo buộc Thanh tra chính phủ "không chịu nghe" Ủy ban Nhân dân phân trần.
Ông Chiến cũng gọi báo cáo của phía Thanh tra Chính phủ là "không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục" và " làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của thành phố".



Copy từ: BBC


Từ Tòa thánh Vatican đến xứ sở sương mù



Phan Thành Đạt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam, đang có chuyến thăm chính thức Châu Âu. Ông đã hội kiến và bàn bạc nhiều vấn đề với các chính khách quan trọng. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên, ông đến Châu Âu, trước đây khi còn là Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, ông đã có dịp đến thăm một loạt các nước Bắc Âu. Tôi còn nhớ rõ phóng sự của Đài Truyền hình Hà Nội tường thuật về chuyến thăm này. Ông Nguyễn Phú Trọng đứng bên cạnh ông Tây cao lớn và trao tặng bức tranh thêu có ảnh tháp Rùa. Ông nói với ông Tây: “Đây là tháp Rùa”. Ông Tây có vẻ hiểu ý gật đầu và cảm ơn ông cùng phái đoàn thủ đô Hà Nội. Chuyến thăm lần này, có ý nghĩa hơn nhiều, vì ông là nguyên thủ quốc gia đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.
Chuyến thăm quan trọng vì Việt Nam rất cần tiếng nói ủng hộ của Liên minh Châu Âu và các nước thành viên trong việc khẳng định chủ quyền của mình tại các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Muốn vậy Việt Nam cần thắt chặt hơn nữa hợp tác kinh tế và chính trị với Châu Âu. Đoàn sẽ dừng chân đầu tiên ở Bỉ, đất nước của Tin Tin. Trong chuyến hành trình dài ngày này, Tổng Bí thư và các thành viên của đoàn Việt Nam hội kiến với Herman Van Rempuy, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu. Ngoài thời gian làm việc, lúc rảnh rỗi, chắc nhiều người sẽ khám phá Bruxelles, thủ đô của Châu Âu, những nơi đáng thăm có lẽ là la Grande Place (Quảng trường trung tâm), le Palais de Justice (Tòa Pháp đình), các bảo tàng, các công trình kiến trúc đẹp của Bruxelles và nhất là Mannequin Pisse, hình ảnh chú bé vạch “cái tự do” như quả ớt đứng đái rất tinh nghịch – bức tượng này trở thành biểu tượng của Bruxelles, thể hiện tư duy độc lập và tính hài hước của người Bỉ. Bức tượng có từ thế kỷ 13, và người dân Bruxelles rất yêu quý và gắn bó với nó. Người ta kể nhiều truyền thuyết xung quanh câu chuyện này: Người Bỉ kể rằng vào thời Trung Cổ, Bruxelles bị vây hãm, và kẻ thù muốn phá tan các bức thành kiên cố, để tấn công Bruxelles. Có một chú bé, con một vị chỉ huy ban đêm đi ra ngoài đứng đái, và chú đái ngay vào ngòi nổ, nhờ đó mà Bruxelles được cứu thoát.
Sau khi thăm Bỉ, đoàn Việt Nam sẽ đến Ý và Anh. Hai chặng dừng chân quan trọng và sẽ để lại nhiều dấu ấn cho các chính khách Việt Nam. Rome và Londres, hai trung tâm lớn của Châu Âu và cũng là những thành phố kiến trúc nổi tiếng, ở đây mỗi công trình đều có dấu ấn lịch sử, văn hóa đặc sắc qua các thời kỳ. Đoàn sẽ thăm Nhà nước Vatican (I) và sẽ dự một phiên chất vấn tại Nghị viện Anh (II).
I. Cuộc hội kiến ý nghĩa với Đức Giáo hoàng
Đức Giáo hoàng Benoît XVI, là người Đức, tên của ngài là Joseph Ratzinger, đã gần 1000 năm nay mới có một người Đức trở thành người lãnh đạo tinh thần của một tôn giáo lớn, ngài là người học rộng và nói được nhiều ngoại ngữ, ngài có hai bằng tiến sĩ thần học và đã giảng dạy tai nhiều trường đại học ở Đức, trước khi đến Vatican làm việc. Thời niên thiếu của ngài có nhiều kỉ niệm buồn, như tất các các thiếu niên Đức, ngài phải tham gia vào tổ chức Tuổi trẻ Hitler, mặc dù ngài chán ghét chiến tranh, và có mơ ước duy nhất trở thành linh mục. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc, ngài đủ tuổi đi lính và bị điều động đến một đơn vị công binh giáp biên giới Áo-Hung. Ngài đảo ngũ và bị bắt sau đó được thả. Khi chiến tranh kết thúc, ngài đi bộ nhiều ngày để trở về nhà. Sau đó ngài quyết tâm học để trở thành linh mục. Suốt thời tuổi trẻ, ngài đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử: Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh lạnh giữa hai phe Tư bản và Xã hội chủ nghĩa, nước Đức bị tàn phá vì chiến tranh và bị chia cắt làm đôi, đã có ba triệu đồng bào của ngài di cư từ Đông Đức sang Tây Đức, để tránh làn sóng di cư, Liên Xô đã cho xây bức tường Berlin.
Hoàn cảnh lịch sử của nước Đức khá giống Việt Nam, nhưng nước Đức đã thống nhất được bằng thương lượng hòa bình. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, có lẽ sẽ là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của ngài. Mức độ chênh lệch giàu nghèo giữa Đông và Tây khá lớn vào thời điểm nước Đức thống nhất; mỗi năm, Nhà nước phải chi một khoản tiền 1300 tỉ marks để kiến thiết lại các vùng miền Đông.
Những hình ảnh về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã khắc sâu trong trí nhớ của lớp người như ngài, vì là người rao giảng đức tin của Chúa Trời về tình yêu thương, lòng bác ái và hòa bình, ngài chắc rất hiểu và cảm thông với nỗi đau của Việt Nam. Hơn nữa, Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận, một người Việt Nam hiền lành và rất có đức tin lại là người thân thiết với ngài tại Tòa Thánh Vatican từ khi ngài chưa được chọn làm Đức Giáo hoàng. Chính vì vậy, đất nước Việt Nam đối với ngài thật thân thiết và gần gũi. Và Ngài đã tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nồng nhiệt. Thường thường, ngài chỉ tiếp đón các vị Tổng thống các nước, nhưng đây là một dịp đặc biệt và ngoại lệ.
Chúng ta hãy tưởng tượng một cuộc trò chuyện giữa Đức Giáo hoàng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giống như cuộc gặp trước đây giữa Đức Giáo hoàng Jean-Paul II và Gorbachev. Sau đó Tổng Bí thư Gorbachev đã có một loạt các đổi mới về chính trị, với mong muốn nước Nga sẽ trở thành một Nhà nước dân chủ mới.
Đức Giáo hoàng Benoît XVI cũng muốn làm được nhiều việc quan trọng như Jean-Paul II, vì bản thân ngài muốn tự khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, ngài không muốn bóng của Đức Giáo hoàng Jean-Paul II vẫn che phủ tất cả, tuy nhiên, ngài cũng áp dụng một số phương pháp của Jean-Paul II. Cũng giống như người tiền nhiệm của mình đã lặn lội đến tận Cuba cách đây 14 năm để thuyết phục Cuba đổi mới chính trị, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả gì, ngài vẫn đến Cuba và mong muốn Cuba đảm bảo các quyền tự do căn bản của con người như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, ngài mong muốn Cuba sẽ có nhiều thay đổi hơn nữa để thực hiện tốt hơn các quyền đó. Ngài phản đối chính sách phong tỏa kinh tế của Mỹ với Cuba và mong muốn chính sách cấm vận sẽ sớm được loại bỏ. Liệu sẽ có nhiều thay đổi sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Châu Âu, nhằm đưa đất nước tiến lên, sau một giấc ngủ dài, để có thể đối trọng lại với Trung Quốc? Nước Đức bại trận chỉ cần 35 năm đổi mới để vượt qua Liên bang Xô viết, Hàn Quốc cũng chỉ hơn ba thập kỷ để trở thành cường quốc thứ 11 thế giới. Chúng ta hãy đợi xem. Cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng và Tổng Bí thư chỉ kéo dài 30 phút. Là người Việt Nam, tôi rất mong ngài sẽ cầm cây quyền trượng bằng vàng đầy quyền năng, mà nhiều người vẫn tin là có phép màu, và ban phúc lành giống như các Đức giáo hoàng ngày xưa trong buổi lễ phong vương và sẽ nói những lời của Chúa: “Chúc ông và các thành viên trong đoàn có sức khỏe dồi dào và luôn minh mẫn trong mọi tình huống để đổi mới đất nước vì hạnh phúc của nhân dân”.
Sau chuyến thăm Vatican nhằm tăng cường thiết lập quan hệ ngoại giao, đoàn Việt Nam sẽ đến Anh và theo dõi phiên họp ở Nghị viện.
II. Nước Anh, bài học cho Việt Nam về bảo vệ các quyền tự do và chủ quyền quốc gia
Nước Anh là quê hương của chế độ nghị viện là nơi sinh ra những con người nổi tiếng, đã làm nên lịch sử, Thomas Hobbes, John Locke, Darwin, Shakespeare, Winston Churchill… Nước Anh theo nền quân chủ lập hiến, nền dân chủ ở đây được tạo dựng và phát triển từ nhiều thế kỷ.
Tổng Bí thư và phái đoàn Việt Nam sẽ tham gia một phiên điều trần tại Nghị Viện. Cơ quan lập pháp ở Anh gồm hai viện Thượng viện và Hạ viện (La chambre des Lords et la Chambre des Représentants). Đoàn Việt Nam chắc sẽ theo dõi phiên chất vấn ở Hạ viện. Nước Anh có truyền thống lâu đời là nước có thể chế nghị viện với quyền lực mạnh, lấn át cơ quan hành pháp do Thủ tướng đứng đầu. Những phiên chất vấn diễn ra nảy lửa và rất căng thẳng ở Nghị viện Anh. Để biểu hiện sức mạnh của Nghị viện Anh, người ta vẫn khẳng định Nghị viện Anh có thể làm tất cả, kể cả việc biến một người đàn ông thành đàn bà! Việc tranh luận và truy tới cùng căn nguyên của một vấn đề đối với một bộ trưởng hay Thủ tướng luôn là công việc thường xuyên, nếu ai đó không đủ năng lực và không biết cách ăn nói, chắc sẽ phải đầu hàng. Thực ra tranh luận thẳng thắn, thậm chí cãi cọ là việc cần thiết trong một thể chế dân chủ. Điều này quan trọng hơn là việc nhất trí đến 90% của các đại biểu Quốc hội ở Việt Nam, vì ẩn chứa trong đó là rất nhiều vấn đề nguy hại cần bàn thảo lại thật cẩn thận. Ở các cơ quan Thượng viện và Hạ viện của Pháp và Mỹ, các cuộc tranh luận nảy lửa vẫn diễn ra tương tự. Để tránh các cuộc cãi vã, Chủ tịch Thượng viện hay Hạ viện có quyền tuyên bố ngừng phiên thảo luận, hay hoãn sang một ngày khác. Người Mỹ sáng tạo ra một phương pháp, khi các phiên thảo luận kéo dài, và không tìm được điểm tương đồng, người phụ trách phiên họp sẽ đọc Kinh Thánh, và người đó có thể đọc mấy phiên họp liền.
Từ Nghị viện trong tiếng Pháp có nghĩa nguyên gốc là nơi người ta thảo luận (le Parlement, c’est le lieu où on parle). Tôn trọng quyền được nói của các Nghị sĩ đến từ các đảng phái khác nhau cũng là tôn trọng tự do ngôn luận, tôn trọng các tiếng nói chính trị khác nhau và qua đó cũng là tôn trọng quyền con người, bởi vì khi chúng ta tôn trọng con người và tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, chúng ta sẽ trân trọng và biết lắng nghe các ý kiến khác biệt, mỗi người không ai giống ai cả vì nhận thức khác nhau, do đó mỗi chúng ta đều có ý kiến và quan điểm khác nhau về một vấn đề. Các chính đảng sẽ đại diện cho từng nhóm người, cùng thảo luận để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất và đó là biểu hiện của nền dân chủ, phát triển trong đa dạng. Tính đồng nhất về chính trị, quy tụ tất cả mọi người cùng chung một mục đích, một lí tưởng là điểu không thể có, Jean-Jacques Rousseau, Marx và Lênin đều chủ quan và duy ý chí về vấn đề này.
Chất lượng các đạo luật trong các thể chế dân chủ cao hơn hẳn so với các đạo luật làm ra ở các thể chế thiếu dân chủ, hoặc dân chủ hình thức. Vì vậy phiên chất vấn thường nhật ở Nghị viện Anh cần được Việt Nam coi đó là bài học để làm theo.
Một bài học khác rất quan trọng mà chúng ta cần học ở người Anh là bảo vệ chủ quyền. Nước Anh là đất nước duy nhất ở Châu Âu kháng cự đến cùng Đức Quốc xã (le National Socialisme) để giữ vững chủ quyền, có thể vị trí địa lí đặc biệt của đảo quốc này, mà nước Anh có nhiều ưu thế về quốc phòng, tuy là một quốc gia Châu Âu, nhưng lại tách biệt lục địa này. Biển Manche nối Anh và Châu Âu trở thành một phòng tuyến tự nhiên, khiến người Anh có thể kháng cự lại các cuộc tiến công từ lục địa. Còn nước Pháp có biên giới chung với Đức, khi có chiến tranh, Pháp phải chọn giải pháp tối ưu cho mình. Trước sức mạnh của quân đội Đức, Pháp đã chọn biện pháp hợp tác tạm thời để bảo vệ con người và của cải vật chất. Sau này, Charles de Gaulle đã tổng kết khi nói về Chiến tranh thế giới thứ hai: “Nước Pháp có thể thua một trận chiến, nhưng nước Pháp không thua cả một cuộc chiến tranh”. Quan trọng hơn cả là tầm nhìn của người lãnh đạo, họ đã biết tính toán hơn thiệt ở một cuộc chiến tranh.
Nước Anh là thành viên của Liên minh Châu Âu, nhưng nước Anh không muốn trở thành nước tiên phong trong các kế hoạch của tổ chức này như Pháp và Đức. Nước Anh muốn có tư thế độc lập, và giữ gìn những nét riêng biệt của mình, vì vậy, tất cả những hiệp ước của Liên minh Châu Âu có thể ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, Nghị viện và Chính phủ đều phủ quyết, ví dụ như đồng tiền chung Châu Âu, Hiến pháp Châu Âu... Nước Anh đều không tham gia. Winston Churchill đã tổng kết về vị trí của nước Anh và chiến lược phát triển: “Nước Anh là một hòn đảo, nhìn ra Đại dương, nhưng là một nước ở Châu Âu, cứ mỗi khi phải chọn giữa Châu Âu và Đại dương, nước Anh lại chọn Đại dương”. Nước Anh chỉ tham gia vào Liên minh Châu Âu với một mức độ vừa phải, nhưng chiến lược của nước Anh không phải ở Liên minh Châu Âu, mà ở các nơi khác, đặc biệt là Mỹ.
Việt Nam là một quốc gia về đường biển, với 3260 km bờ biển, chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng để xây dựng đất nước thành một cường quốc trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Trung Quốc không bao giờ là đối tác chiến lược với Việt Nam, vì hoàn cảnh lịch sử và những lợi ích khác biệt. Trung Quốc cũng không bao giờ coi chúng ta là đối tác chiến lược, nhưng do vị trí địa lí lợi hại, Việt Nam phải sống chung với Trung Quốc, vì thế chúng ta chỉ nên có quan hệ vừa phải, đồng thời có đối tác chiến lược với các cường quốc khác để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Việt Nam, Lào và Campuchia thuộc bán đảo Đông Dương, vì vị trí địa lí và những điều kiện lịch sử gắn kết, chúng ta cần là đối tác lớn của hai đất nước này. Dãy Trường Sơn và những khu vực giáp biên giới rộng lớn với Lào đã từng là nơi che giấu các nghĩa quân của tướng Nguyễn Kim vào thế kỷ XV, cũng như các nghĩa quân của các thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Đây luôn là địa bàn chiến lược của Việt Nam.
Cũng giống như nước Anh, một cường quốc về biển (une thalassocratie), nếu phải chọn lựa giữa Trung Quốc và Biển Đông, Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ hướng về Biển, vì đó là tương lai của chúng ta.
P.T.Đ.
Tác giả gửi trực tiếp cho :Bauxite Việt Nam

4 năm tù cho tín đồ: PHHH thuần túy tiếp tục bị đàn áp


VRNs (24.01.2013) – Sài Gòn – Chào quý vị, sáng hôm qua, 23.01.2013, tại tòa án huyện An Phú, tỉnh An Giang đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm xử một tính đồ Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, ông Bùi Văn Trung, với tội danh là chống người thi hành công vụ. Phiên tòa kết thúc với bản án 4 năm tù giam.
Con gái ông Trung, cô Bùi Thị Thúy, nói bản án là quá bất công đối với bố của họ. Theo họ thì ông Bùi Văn Trung không làm gì sai. Trong khi họ là nạn nhân của việc bị cắt điện trái quy định và bị chọi đá, gỗ vào nhà trong một dịp gia đình tổ chức giỗ cho bố và mẹ của ông Trung.
Được biết con của ông Bùi Văn Trung là Bùi Văn Thâm cũng đang phải thọ án 30 tháng tù giam cũng cùng tội trạng là “chống người thì hành công vụ”. Tuy nhiên con gái của ông Trung cho biết lý do thật sự là do gia đình họ theo Phật Giáo Hòa Hảo không quốc doanh nên mới bị bắt và bị kết án tù như vậy.
 
Mời quý vị nghe cuộc nói chuyện với con  ông Bùi Văn Trung, cô Bùi Thị Thúy, một trong 6 người của giá đình ông Trung được vào tham dự phiên tòa.
 
Chúc bình an
Thomas Việt, VRNs
 
 

Copy từ: Truyền Thông Chúa Cứu Thế


VN 'mong hòa bình' ở Biển Đông


Bộ trưởng ngoại giao VN nói về biển Đông
Ông Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn của BBC về chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với tranh chấp trên biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng Việt Nam “mong muốn duy trì hòa bình, ổn định” trên Biển Đông.
Ông Phạm Bình Minh trả lời BBC Tiếng Việt hôm 22/1 nhân chuyến thăm Anh của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng.
“Việt Nam mong muốn duy trì hòa bình, ổn định và việc giải quyết phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế,” ông Minh nhấn mạnh.
“Asean và Trung Quốc đã có tuyên bố Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên ký năm 2002 và việc thực hiện đầy đủ tuyên bố này sẽ đóng góp vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”
Mới đây, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo Manila đã chuyển tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài theo Công ước LHQ về Luật biển (Unclos) để phân định.
Cả Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đều đã ký vào Unclos, vốn được đưa ra từ năm 1982.
Ông del Rosario giải thích sở dĩ Philippines có quyết định này, vì họ đã "cạn kiệt hết các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc".
Hôm 24/1, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến bình luận: "Các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.”

Tuyên bố Anh - Việt
Trong chuyến thăm Anh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Anh và Việt Nam đã ra tuyên bố chung, trong đó có đoạn nhắc về an ninh Biển Đông.
Tuyên bố nói: “Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố về Ứng xử giữa các bên (DOC) ký năm 2002 và hoan nghênh những bước tiến nhằm sớm hoàn tất Bộ Qui tắc Ứng xử giữa các bên (COC), tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý và điều chỉnh cách hành xử của các bên ở biển Đông, bao gồm cả việc xử lý tranh chấp và ngăn chặn xung đột.”
"Việt Nam mong muốn duy trì hòa bình, ổn định và việc giải quyết phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế."
Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Việt Nam
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói thêm quan hệ hai nước đã được nâng lên “đối tác chiến lược” từ năm 2010.
Hợp tác an ninh cũng nằm trong mối quan hệ song phương, theo ông.
“Quan hệ hai nước cũng để đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và mọi cố gắng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông đều là các bước tiến tốt,” ông Minh nói.
Tuyên bố chung của Việt Nam và Anh đề cập “ý định mở Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại London” và cũng ký‎ Hiệp định về thiết lập Nhóm Công tác Quốc phòng Song phương giữa hai Bộ Quốc phòng.




Copy từ: BBC

THÔNG BÁO KHẨN CẤP TÌNH TRẠNG BLOGER LÊ ANH HÙNG


Lúc 13 giờ ngày 24-1-2013 tôi đã cho đăng thông báo này trên facebook cá nhân:
Xin thông báo đến toàn thể bà con anh chị em bạn bè và đề nghị share thông tin này đi khắp nơi
Đồng thời ai là người thân , bạn bè gần gũi với Lê Anh Hùng xin cho biết thêm thông tin và số điện thoại liên lạc của Hùng để mọi người cùng biết
Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do 'làm việc về vấn đề tạm trú" - Nhưng cho đến lúc này chưa thả và không ai có thông tin gì về Hùng
Việc làm này có gì đó không chính danh....và rất có khả năng sẽ NGUY HIỂM cho Lê Anh Hùng khi ai cũng biết trong thời gian qua cậu ấy đã lên tiếng tố cáo đến 70 lần những việc vi phạm tày trời liên quan đến cả những lãnh đạo cao cấp nhất của nhà cầm
quyền.Vì vậy tôi kính mong mọi người hãy quan tâm theo dõi và lên tiếng nhằm bảo vệ cho người anh em , người bạn , người đồng đội của chúng ta
Hiện tại tôi không có bất cứ thông tin gì thêm về Lê Anh Hùng ngoài thông báo việc Hùng bị bắt đi sáng nay...Xin mọi người ai biết gì HÃY LÊN TIÊNG!
Lê Anh Hùng là người cầm biểu ngữ chung với Minh Hằng trong cuộc biểu tình ngày 9-12-2012 vừa qua

Thông tin mới nhất vừa nhận được từ bạn bè của Lê Anh Hùng-mời mọi người đọc và lên tiếng


S.O.S:
Vào lúc 10h15 phút sáng nay- Theo thông tin của những người dân chứng kiến thì công an gồm một người mặc quân phục , còn lại 5 người  mặc thường phục đến tại công ty HVT đóng trên địa bàn huyện Văn Lâm- Tỉnh Hưng Yên của giám đốc Hoàng Văn Trung . Họ đi trên chiếc xe INOVA và yêu cầu giám đốc "cho gặp Lê Anh Hùng vì có việc liên quan đến giấy tạm trú - tạm vắng" Giam đốc cho gọi Hùng ra và họ đã đưa Lê Anh Hùng đi

Cho đến lúc này những bạn bè làm chung chỗ Hùng đã nhận được thông tin " Lê Anh Hùng bị đưa vào trại Tâm thần Hà Nội"
Thật là một điều man rợ và phi lý. Lê Anh Hùng không hề có bất cứ biểu hiện gì về tâm thần nếu những ai đã gặp mặt- tiếp xúc với Hùng. Càng không thể là "tâm thần" khi nhìn nhận những việc làm và cuộc sống hàng ngày của Lê Anh Hùng. Trong khi đó ai cũng biết Lê Anh Hùng đã kiên trì theo đuổi vụ việc và nộp đơn tố cáo nhiều lãnh đạo có tên tuổi tới 70 lần nhưng chưa nơi nào lên tiếng ĐÚNG- SAI
Vậy việc bắt Lê Anh Hùng đưa vào trại "tâm thần" rõ ràng là một âm mưu GIẾT NGƯỜI bịt khẩu.
Chúng ta, tất cả những con người có lương tri không thể thờ ơ trước tội ác man rợ và tàn độc của nhà cầm quyền này hơn được nữa. Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ một tiếng nói đấu tranh
Chúng ta cần lên tiếng ngay lập tức cho cộng đồng cũng như các tổ chức Quốc tế được biết về trường hợp này
Ngay lập tức chúng ta hãy gọi điện, gửi email cho các đại sứ quán và các lãnh sự nước ngoài được biết để họ chứng kiến và theo dõi việc làm bất chính của công an Việt Nam
HÃY CỨU NGƯỜI- HÃY CỨU LẤY DÂN TỘC NÀY
Cập nhật địa chỉ và số điện thoại nơi đang giữ Lê Anh Hùng
Kính mong độc giả góp tiếng nói cứu Lê Anh Hùng bằng cách gọi đến nới đây yêu cầu bác sĩ không được xâm phạm tới sức khỏe của Hùng và hãy nói cho họ biết rõ về tình trạng bị trả thù này của em HÃY CỨU LÊ ANH HÙNG- HÃY CỨU DÂN TỘC VIỆT NAM!
               Nơi đang giữ Lê Anh Hùng :

Tên đơn vị: Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội

- Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội


- Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136
 
 

Copy từ: Bùi Hằng



Lạm phát VN tăng lại trong tháng Giêng



Lạm phát tăng có thể hạn chế khả năng kích cầu nền kinh tế của chính phủ Việt Nam
Lạm phát tại Việt Nam tăng trở lại vào tháng Một, theo thông báo chính thức mới nhất, gây quan ngại khả năng tung gói kích cầu của chính phủ sẽ bị hạn chế.
Thông số được Tổng cục thống kê Quốc gia công bố ngày 24/1 cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên 7,07% trong tháng này so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 6,8% hồi tháng 12.
CPI trong tháng này cũng cao hơn 1,25% so với tháng trước đó.
Điều này được cho là do "thanh khoản tăng mạnh trong cuối tháng 12, kèm với việc hạ lãi suất cơ bản và ảnh hưởng của thời điểm cuối năm lên giá cả," ông Deepak K.Mishra, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nói với AFP.
Chính quyền sẽ phải "kiềm chế tăng trưởng thanh khoản trong tương lai" để hạ lạm phát trong quý hai năm 2013, ông Deepak nói thêm.
Việt Nam đã liên tục tăng lãi suất trong năm 2011 để ngăn nền kinh tế bị quá nhiệt, dẫn đến lạm phát ở hai con số.
Tuy nhiên từ lúc nền kinh tế có dấu hiệu nguội xuống, chính phủ đã bắt đầu khởi động lại nỗ lực kích thích kinh tế bằng chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước trong tháng 12 năm ngoái đã cắt lãi suất lần thứ sáu kể từ tháng Ba năm 2012 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vào mức chậm nhất trong vòng 13 năm qua, vào khoảng 5% trong năm 2012.
Lạm phát có dấu hiệu quay trở lại được cho là sẽ giới hạn khả năng kích thích kinh tế của chính phủ.
"Sẽ không dễ để giữ lạm phát thấp hơn mức chỉ tiêu 6,9% của chính phủ trong năm 2013," một nhà phân tích giấu tên nói với hãng tin AFP.
"Chính quyền sẽ phải rất cẩn thận về chính sách tiền tệ trong tương lai. Bây giờ vẫn là quá sớm để tăng lãi suất một lần nữa. Họ đang không biết mình ở đâu và không biết phải đi theo lối nào."
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước lo ngại về khối nợ xấu trong khu vực ngân hàng, đầu tư nước ngoài suy giảm và hàng loạt những vụ tai tiếng liên quan đến doanh nghiệp nhà nước.



Copy từ: BBC

Blogger Tạ Phong Tần vào chung kết giải thưởng nhà báo 2013








VRNs (23.01.2013) - Sài Gòn – Ngày 21/01/2013, Index on Censorhip đã công bố danh sách chính thức những nhà văn và nhà báo được chọn vào vòng chung kết các Giải thưởng năm 2013, trong đó có chị Maria Tạ Phong Tần thuộc lãnh vực báo chí. Trên website của tổ chức này, chúng ta có thể đọc thấy hình và bản văn giới thiệu chị Tần. Kết quả chung kết sẽ được công bố vào ngày thứ năm 21 tháng ba tới.
VRNs xin giới thiệu bài viết trên website của tổ chức này:
————————-
Tạ Phong Tần, blogger người Việt bị giam cầm
Tạ Phong Tần, một trong ba blogger Việt Nam, hình thành nên nhóm có danh xưng là “Câu lạc bộ nhà báo tự do”, đã là tâm điểm của một chiến dịch đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền. Việt Nam là một trong những nước hạn chế nhất thế giới về tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khá hơn được Trung Quốc, Eritrea và Bắc Triều Tiên là những nước có chỉ số tự do báo chí thấp nhất theo đánh giá của Hội Ký Giả Không Biên Giới.
Tần (ảnh) và các blogger thân hữu của cô đã bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2011 (ND) và bị buộc tội “tuyên truyền chống lại nhà nước” thông qua các bài viết bị cáo buộc là đã “bóp méo và chống đối” nhà nước Việt Nam.
Trong thực tế, qua hơn 700 bài viết trên blog Công Lý và Sự Thật, cô đã phơi bày trước ánh sáng qui mô của tệ nạn tham nhũng trong nước. Cô đưa ra một loạt các vấn đề xã hội, bao gồm việc ngược đãi trẻ em, tham nhũng, thuế má không công bằng và việc tịch thu đất bất hợp pháp của các quan chức của đảng tại các địa phương.
Trước khi trở thành một nhà báo, Tần đã là nữ cảnh sát trong guồng máy của Hà Nội. Điều này đem lại cho cô một cái nhìn sâu sắc về hoạt động của hệ thống cai trị. Ngày 24 tháng 09 năm 2012 (ND), sau một phiên tòa kéo dài chỉ một ngày, Tần đã bị kết án phải trải qua mười năm trong tù, và năm năm quản thúc sau khi được thả. Cô đã từ chối nhận tội.
Trong tháng này, một tòa án khác ở Vinh thuộc tỉnh Nghệ An, miền Bắc Việt Nam, đã lại kết án 14 nhà hoạt động, trong đó có nhiều blogger bị phán đến 13 năm tù giam cùng với nhiều năm bị quản thúc tại gia sau đó. Theo đài BBC, việc kết án họ dựa vào những điều luật về an ninh quốc gia có thể được giải thích tùy tiện – trong trường hợp cụ thể này là điều 79 của bộ luật hình sự, nghiêm cấm một cách mơ hồ các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng tường trình rằng các quan chức nhà nước đã đánh đập và lột trần truồng phóng viên Nguyễn Hoàng Vi khi cô bị giam giữ tại một trụ sở công an ở thành phố Hồ Chí Minh.
Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói với tờ New York Times rằng “Những bản án tù kinh hoàng này xác nhận những lo ngại của chúng tôi về những khả năng tồi tệ nhất – đó là nhà nước Việt Nam đã lựa chọn những blogger này là điển hình để răn đe những người khác”. Ông nhấn mạnh thêm rằng tình trạng chà đạp quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam là “nghiêm trọng và ngày càng tồi tệ.”
Trước khi phiên tòa bắt đầu, mẹ của Tần đã tự tử trong một cuộc tự thiêu để chống lại tình trạng đối xử tàn tệ đối với con gái bà, cũng như những bạo lực, quấy rối và đe dọa trục xuất nhắm vào gia đình bà.


 

 




 

Vatican – VN: Có đi nhưng chưa có lại?



Lãnh đạo Cộng sản VN vào Tòa Thánh
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đi thăm Vatican dù hai bên chưa lập được quan hệ ngoại giao.
Hôm Thứ Ba (22/01), Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã dành một cuộc đón tiếp được coi là ngoại lệ cho Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khi ông và phái đoàn Việt Nam tới thăm Vatican.
Thông thường ĐGH không tiếp khách vào ngày thứ Ba trong tuần vì đó là ngày nghỉ của Ngài. Cũng theo thông lệ Ngài chỉ tiếp nguyên thủ, thủ tướng chính phủ của một quốc gia. Hơn nữa, Vatican và Việt Nam vẫn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao.
Do đó, việc dành một sự đón tiếp như vậy cho người đứng đầu một đảng phái – hơn nữa đó lại là đảng Cộng sản – làm dư luận ngạc nhiên, coi đó là bất thường.
Một điểm khác gây bất ngờ, nếu không muốn nói gây thắc mắc cho không ít người, trong đó có những người Công giáo Việt Nam, là cuộc gặp này diễn ra chỉ gần hai tuần sau khi tòa án tỉnh Nghệ An kết án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ và Liên hiệp châu Âu, đã lên tiếng chỉ trích bản án.
Và mới cách đây hai ngày, hôm 20/01, Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh đã chính thức ‘phản đối bản án phi pháp và bất công’ ấy vì ‘việc công dân tham gia hoạt động đảng phái, bày tỏ lập trường quan điểm chính kiến chính trị là quyền của một người dân bình thường được luật pháp quốc tế bảo đảm’, vì bản án đó ‘vi hiến’ và vì ‘tiến trình tố tụng thiếu minh bạch và sai pháp luật tố tụng’.
Vậy tại sao lại có cuộc gặp ngoại lệ, bất thường này?

Chủ trương đối thoại

Cuộc gặp mặt của ông Trọng với Giáo hoàng ở Vatican gây nhiều bất ngờ với truyền thông
Việc dành sự tiếp đón đó cho lãnh đạo đảng CSVN nhân dịp ông đến Ý cho thấy dù đối lập về nhân sinh quan và dù quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền Việt Nam đang có nhiều điểm bất đồng, Tòa Thánh vẫn luôn coi trọng đối thoại và coi việc tiếp, xúc trao đổi là phương pháp tốt nhất để giải quyết những khúc mắc.
Năm 1998, Đức Giáo hoàng John Paul II đã tới thăm Cuba và trong chuyến thăm lịch sử ấy Ngài đã kêu gọi ‘Cuba mở cửa ra với thế giới, và thế giới mở vòng tay đón Cuba’. Và 14 năm sau, vào tháng Ba năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã tới thăm đất nước Cộng sản này.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng đã đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 1 năm 2007 và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào tháng 12 năm 2009. Do đó, chuyện Ngài tiếp ông Trọng dịp này cũng không phải hoàn toàn là một trường hợp cá biệt.
Với giới lãnh đạo Việt Nam, việc ông Trọng gặp Đức Giáo hoàng cũng chứng tỏ rằng dù muốn hay không họ vẫn coi trọng ảnh hưởng của Vatican vì ít hay nhiều những cuộc gặp như vậy giúp họ tạo dựng hình ảnh, củng cố uy tín đối với dư luận quốc tế nói chung và đối với người Công giáo Việt Nam nói riêng. Hơn ai hết, chắc giới lãnh đạo Việt Nam biết rõ sự tác động của Tòa Thánh đối với giáo dân Việt Nam.
Hơn nữa, so với quan hệ Vatican-Trung Quốc, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Hà Nội cũng đỡ căng thẳng hơn, nếu không muốn nói là tiến triển tốt đẹp hơn. Vatican chưa có những cuộc gặp cấp cao như vậy với Bắc Kinh. Ngoài ra, trong những năm qua đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi, làm việc giữa hai bên.
Trong cuộc gặp được coi là thân thiện lần này, Vatican và Hà Nội cũng đã trao đổi các chủ đề mà hai bên cùng quan tâm và bày tỏ ‘hy vọng sẽ giải quyết một số vấn đề và nếu chưa giải quyết được, thì quan hệ hiện tại được củng cố’.
"Xem ra trong quan hệ giữa Vatican và Hà Nội chỉ có đi nhưng chưa có lại"
Nhưng những vấn đề chưa được giải quyết đó là gì và cuộc gặp được coi là lịch sử này có thể giúp giải quyết những vấn đề ấy.
Theo một bài viết của Frédéric Mounier đăng trên nhật báo Công giáo La Croix tại Pháp hôm 22/01/2013, trong các vấn đề đó có việc trả lại tài sản cho Giáo hội, hoạt động giáo dục của Giáo hội, bản án nặng dành cho các thanh niên Công giáo và Tin Lành vừa qua.
Cũng theo bài viết này vấn đề bình thường hóa quan hệ ngoại giao không được đưa vào chương trình nghị sự lần này mặc dù khi được đón tiếp cách đây gần ba năm, Chủ tịch Việt Nam đã bày tỏ mong muốn ấy. Điều đó cũng cho thấy cuộc gặp này sẽ không mang đến những cải thiện đáng kể trong quan hệ song phương trong thời gian tới. Những vấn đề được đề cập trên chắc chắn sẽ không được giải quyết nay mai.
Sau hai cuộc gặp của ĐGH với ông Dũng và ông Triết, có người hy vọng rằng mối quan hệ giữa hai bên sẽ có những thay đổi lớn. Nhưng thực tế không có gì thay đổi nhiều trong những năm qua, ngoại trừ việc Việt Nam chấp nhận việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli người Ý làm đại diện không thường trực của Tòa Thánh tại Việt Nam vào tháng 11 năm 2011.
Trong khi đó, Vatican đã thiết lập quan hệ ngoại giao hay có đại diện thường trú tại nhiều nước Đông Nam Á khác, như Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Indonesia – những quốc gia có ít người Công giáo hơn Việt Nam.
Việc đến giờ Vatican vẫn chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao với Việt Nam hay có một đại diện thường trực tại đây sau hơn hai mươi năm tiếp xúc, trao đổi, đối thoại giữa Tòa Thánh và Hà Nội cho thấy vẫn còn có nhiều khác biệt giữa hai bên.
Ba vị lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã được Đức Giáo hoàng tiếp đón tại Vatican. Trong khi đó, viễn cảnh chính quyền Cộng sản Việt Nam đồng ý đón tiếp người đứng đầu Giáo hội Công giáo như Cuba đã làm vẫn còn mờ mịt. Xem ra trong quan hệ giữa Vatican và Hà Nội chỉ có đi nhưng chưa có lại.

Vẫn nhiều khác biệt

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến tòa thánh Vatican diễn ra chỉ vài ngày sau khi tòa án Nghệ An tuyên án tù với 14 giáo dân trong nước
Tình trạng đó cứ tồn tại vì những cuộc đối thoại, trao đổi ấy không làm giảm khoảng cách về ý thức hệ, về nhân sinh quan, về cách tiếp cận vấn đề giữa hai bên.
Trong một huấn từ với các Giám Mục Việt Nam vào tháng 6 năm 2009 tại Roma, Đức Giáo hoàng Benedict XVI mời gọi người Công giáo Việt Nam ‘cần chứng tỏ qua cuộc sống dựa trên bác ái, trung thực, yêu chuộng công ích rằng một người Công Giáo tốt cũng là một công dân tốt’.
Từ đó, câu nói ‘Người Công Giáo tốt là người công dân tốt’ luôn được chính quyền Việt Nam sử dụng. Nó được các quan chức Việt Nam lặp đi lặp lại trong các cuộc gặp, diễn văn liên quan đến người Công giáo. Hình như nhiều lúc nó còn được trích dẫn để nhắc nhở hay ‘dạy’ lại giáo dân, linh mục, tu sỹ coi như họ không hiểu gì hay chưa thấm nhuần giáo lý của mình.
Với chính quyền Việt Nam, câu nói đó thường được diễn giải theo nghĩa người Công giáo tốt trước hết phải biết chấp hành – hay ít ra không được đi ngược – những đường lối, chủ trương chính sách của đảng, của nhà nước.
Nhưng với người Công giáo, câu nói đó không đơn thuần được hiểu như vậy. Chẳng hạn, là công dân, người giáo dân ‘phải tích cực tham gia càng nhiều càng tốt vào đời sống xã hội’, ‘được phép bênh vực các quyền lợi riêng của mình cũng như của đồng bào, chống lại những lạm dụng của công quyền’, hay ‘phải phát triển những định chế nhằm cải thiện điều kiện sinh sống của con người’.
Đó cũng là lý do, vào tháng 11 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã có một bản phúc trình nêu rõ một số vấn nạn đang xảy ra tại Việt Nam như xử án bất công, dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự, tình trạng tham nhũng, chủ quyền đất nước không được coi trọng, phẩm giá con người bị chà đạp, thiếu tự do ngôn luận, thiếu tự do tôn giáo.
Khi đưa ra bản phúc trình ấy, Giáo hội muốn ‘chứng tỏ rằng người Công Giáo không hề thờ ơ với tình hình đất nước, nhưng luôn thể hiện một tình yêu nước nồng nàn và nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên Giáo huấn Xã hội của Giáo hội để xây dựng hòa bình’.
Cũng với cách hiểu như vậy, vào tháng 8 năm 2012, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã có một bản nhận định về ‘vụ án các thanh niên Công giáo’, trong đó nêu rõ rằng ‘tất cả các thanh niên bị bắt và xét xử đều là những sinh viên tốt, xuất thân từ các gia đình nông dân chất phác và cần cù, hăng say tham gia các hoạt động tích cực vì lợi ích của cộng đồng và xã hội và hành vi của họ có động cơ mục đích nhắm đến là một xã hội tự do, tiến bộ và phát triển’.
Hai cách hiểu khác nhau về câu nói của Đức Giáo hoàng cũng như hai cách nhìn, thái độ hoàn toàn trái ngược nhau về vụ án các thanh niên Công giáo và Tinh lành này ít hay nhiều cho thấy những sự bất đồng lớn giữa nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo.
Chừng nào hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong quan điểm, nhận thức, trong việc tiếp cận các vấn đề chừng ấy vẫn chưa có những thay đổi đáng kể trong quan hệ giữa chính quyền Việt Nam với Vatican và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam nói riêng.
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một người Công giáo hiện sống tại Anh.



Copy từ:BBC



ĐỒNG LÕA và SAU LƯNG


Hà Văn Thịnh
Dân Lý Sơn đau xót nhìn về Hoàng Sa
Dân Lý Sơn đau xót nhìn về Hoàng Sa
 NQL: Về tư cách ĐBQH thì bác DTQ có công, đáng khen ngợi. Chỉ phiền là bác hay trả lời pv tào lao quá, cũng phải nói cho bác rút kinh nghiệm, hi hi
Trả lời  BBC, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử  Việt Nam, ông Dương Trung Quốc cho rằng việc TQ chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.1.1974 có sự “đồng lõa”của Hoa Kỳ(!) Ông còn nói thêm rằng Pol Pot gây chiến tranh với VN là nhờ có Hoa Kỳ ‘’đứng sau lưng’’(?)
 Đọc sách sử không nhiều nhưng chẳng hề ít, tôi chưa thấy bao giờ có một “nhà” sử học nào dám nói lấy được như ông DTQ. Ông DTQ không hề là một người bình thường: Trên vai ông vừa là ĐBQH, vừa là người có vị trí cao nhất của Hội sử học (tương tự như thủ tướng của một chính phủ) – chịu trách nhiệm xử lý mọi công việc của Hội KHLS VN, tức là, tiếng nói của ông đồng nghĩa với ý kiến chủ đạo của toàn bộ giới sử học VN; và, là đại biểu của dân, ông còn có trọng trách thay mặt cử tri. Tại sao ông DTQ không ý thức được vị thế đặc biệt của mình mà lại có thể phát ngôn hồ đồ đến thế? Là một hội viên của Hội KHLS VN, xin hỏi ông TTK mấy câu sau đây.
1)    Thế nào là đồng lõa? Ai cũng biết những thỏa thuận ngầm giữa các cường quốc nhằm mưu lợi từ sự thiệt thòi của nước nhỏ là điều tất nhiên. Nhưng như thế không có nghĩa là việc một nước lớn (đang là kẻ thù của VN) không ra tay bảo vệ chủ quyền của chúng ta là đồng lõa với kẻ xâm lược. Làm sao ông có thể ĐÒI Mỹ bảo vệ HS trong khi chính người VN không đứng ra tự bảo vệ lấy mà phải nhờ kẻ khác để bị lừa? Làm sao một cường quốc như HK, vừa chịu thất bại đau đớn ĐẦU TIÊN trong lịch sử lại có thể đứng ra “giúp” kẻ vừa đánh bại mình? Ở địa vị của ông hay của tôi, có giúp hay không? Tôi chắc chắn là không; thậm chí, tôi còn hả hê khi thấy kẻ đánh bại mình, sỉ nhục mình vừa bị knock out một đòn chí tử. Nói ra hai từ đồng lõa ông không thấy xấu hổ sao? Bình thường, tôi thấy ông là người luôn uốn lưỡi 17 lần mới nói; chẳng hạn, giữa hai kỳ họp QH, ông tầm kinh, trích cú, tìm cho ra, cho được cái tích tuồng cổ nào đó hao hao giống với  thời nay là đem vận vào, phát biểu, nghe  tiếng vỗ tay râm ran từ vô khối kẻ chỉ biết gật gù… Còn lại, chẳng bao giờ thấy ông căng thẳng, cụ thể, đích danh bất kỳ sai phạm, tội ác nào! Làm nghị sĩ theo cách ba phải, vòng vo, mượn áo diễn trò như thế ai chẳng làm được. Lẽ ra,nếu không thể nói thật thì ông không nên trả lời BBC bởi miệng lưỡi và cách “móc họng” của “chúng nó” siêu trình lắm. Nhưng, một khi đã chấp nhận thì ông không thể  lảng tránh sự thật bởi đó là cái thiên chức tối thiểu của một nhà sử học. Sự thật năm 1974 chỉ có một mà thôi: Trung Quốc đã lừa gạt VN, đã dã man chiếm lấy đất, biển, trời thiêng liêng của Tổ quốc  VN và, đã, đang âm mưu chiếm thêm nữa, là chiến lược không bao giờ thay đổi.
Chỉ có thể thông cảm với hai từ đồng lõa mà ông DTQ dùng ở một trường hợp duy nhất: Nếu góc nhìn của ông là từ phía… Việt Nam Cộng hòa! Quả thực, chỉ có VNCH mới có quyền “trách” Mỹ phản bội chứ chẳng có lý gì để người đứng bên thắng cuộc như ông DTQ lại trách móc… kẻ thù. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh rằng, chính trị là một trò chơi tàn nhẫn: Khi ký HĐ Paris cosnghiax là Mỹ “quyết tâm” bỏ rơi đồng minh. Mặt khác, nếu tuân thủ HĐ Paristhif không thể vì bất cứ lý do gì, Mỹ lại dùng đến quân sự để “tham gia” vào tranh chấp khu vực.Noistheo dân gian, Mỹ đã bị “liệt” rồi, đứng nhìn là… phải ‘đạo’(!)
Cái chữ đồng lõa của ông sai bét sai be khi cũng tương tự như thế, năm 1988, ngày 14.3, Liên Xô ngồi chềnh ềnh ra đấy, cứ làm ngơ cho TQ chiếm một phần Trường Sa, bất kể Hiệp ước Xô Việt đã ký từ tháng 11.1978, bất kể Quân cảng Cam Ranh, dưới góc độ quân sự, đã bị TQ đe dọa trực tiếp và vô hiệu hóa. Liên Xô mới là đồng lõa đích thực, thưa ông!
2)    Căn cứ vào đâu ông quy tội  Hoa Kỳ đứng sau lưng Pol Pot? Như tôi đã nói ở trên, sự hả hê của HK là có thật nhưng kết luận ĐỨNG SAU LƯNG là phải có chứng cứ rõ ràng. Tại sao ông CỐ TÌNH QUÊN kẻ đứng sau lưng, thúc đẩy Pol Pot làm càn là TQ?  Chẳng lẽ ông không đọc Sách Trắng do Chính phủ CHXHCN VN công bố về sự tiếp tay, viện trợ, cố vấn  của TQ cho Kh’mer Đỏ? Hay văn bản đó không đúng nên ông… cho qua? Chẳng lẽ ông không biết bộ đội tình nguyện VN khi tiến vào CPC đã để rộng đường cho hàng ngàn cố vấn TQ tẩu thoát để khỏi mang di họa sau này – mặc dù di họa vẫn ập tới? Ông cũng QUÊN luôn chuyện ông Chủ tịch Ngân hàng Thế giới – là cựu Bộ trưởng Quốc phòng HK thời chiến tranh VN -  Robert Mc’Namara năm lần bảy lượt đề nghị cho VN vay một khoản tiền để tái thiết – thực chất là để chuộc lại lỗi lầm mà ông ta đã gây ra?…
Trả lời của ông với BBC chủ đề là Hiệp định Paris nhưng ông đã đi quá xa một cách sai lầm bởi, theo nguyên tắc, một khi đã lôi ra chuyện Pol Pot thì ông không có quyền né tránh cái gì, ai thực sự sau lưng (hơn cả sau lưng) Pol Pot. Tại sao ông không đả động bất kỳ một chữ nào đến kẻ đã xâm lược, giết hại hàng vạn đồng bào ta để trả thù cho Pol Pot, để dạy VN một bài học về “tội” không nghe lời của đầu chúa, phủ rồng? Chẳng lẽ là một nhà sử học, ông chưa bao giờ nghe thấy, một lần nào, lời hát “Quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”; không hề biết cái sợi xích ma quái, tàn bạo Kh’mer Đỏ – Thiên An Môn đỏ trong những năm 1979-1989?
Giả sử ông có đúng phần nào đi nữa thì chắc chắn, nếu có chút lương tâm sử học, nhất định ông phải kể  thêm là cùng với Mỹ, TRUNG QUỐC đứng sau lưng Pol Pot! Tại sao ông có thể chối bỏ sự thật này? Ông không hề thấy áy náy hay xấu hổ một chút nào ư?
Là một nhà sử học, lẽ ra để ôn cố, tri tân; ông nên nhắc nhở mọi người rằng, TQ là chúa trùm về DƯƠNG ĐÔNG KÍCH TÂY, rằng rất có thể đưa NB vào tầm ngắm để cho mọi dư luận, phán đoán lãng quên, đùng một cái sẽ đánh ngay VN đấy… Những bài học của lịch sử bao giờ cũng cần cho những tình huống tương tự như tôi vừa ví dụ, nếu không, sinh ra sử học để làm gì?
Cũng xin hỏi ông rằng mới đây, Philippinnes đưa vấn đề  TQ ngang ngược đòi độc chiếm Biển Đông ra Tòa án Quốc tế, tại sao VN vẫn nghĩ rằng điều đó chưa thích hợp? Vậy, liệu dư luận cho rằng đang có một sự đồng lõa nào đó đối với TQ là sự thật hiển nhiên? Nếu đúng hay sai, xin ông cho câu trả lời bởi tôi nghĩ, chẳng có gì có thể hạnh phúc nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn nếu ai đó làm an tâm, thanh thản cho ước mong, chờ đợi của hàng triệu con người…
 Nói nhỏ với ông DTQ rằng chưa bao giờ tôi dự đại hội sử học địa phương nên chẳng khi nào có cơ hội ra dự đại hội toàn quốc bởi tôi buồn, chán với cái sử học nửa vời, dối trá mà ông là một trong những người tạo ra. Bây giờ thì tôi đã thấy mình sai lầm. Lần sau, tôi sẽ đấu tranh bằng được để dự, để là đại biểu ra ngoài đó để chất vấn trực tiếp. Tôi rất mong những lời tôi viết vội này là sai – bởi nếu tôi nhìn nhận sai thì nền sử học VN đúng, vận nước chưa đến nỗi nào. Tôi sẵn sàng nhận sai nếu ông chỉ ra một cách thẳng thắn, rõ ràng cho tôi thấy. Rất cảm ơn ông.
Vinh, 23.1.2013.
Tác giả gửi cho QC



Copy từ: Quê Choa


Lê Anh Hùng bị bắt?


Lê Anh Hùng bị bắt?

.
Xin thông báo đến toàn thể bà con anh chị em bạn bè và đề nghị share thông tin này đi khắp nơi
 Đồng thời ai là người thân , bạn bè gần gũi với Lê Anh Hùng xin cho biết thêm thông tin và số điện thoại liên lạc của Hùng để mọi người cùng biết.
Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do ‘làm việc về vấn đề tạm trú” – Nhưng cho đến lúc này chưa thả và không ai có thông tin gì về Hùng.
Việc làm này có gì đó không chính danh….và rất có khả năng sẽ NGUY HIỂM cho Lê Anh Hùng khi ai cũng biết trong thời gian qua cậu ấy đã lên tiếng tố cáo đến 70 lần những việc vi phạm tày trời liên quan đến cả những lãnh đạo cao cấp nhất của nhà cầm quyền.
 Vì vậy tôi kính mong mọi người hãy quan tâm theo dõi và lên tiếng nhằm bảo vệ cho người anh em, người bạn , người đồng đội của chúng ta.
Hiện tại tôi không có bất cứ thông tin gì thêm về Lê Anh Hùng ngoài thông báo việc Hùng bị bắt đi sáng nay…Xin mọi người ai biết gì HÃY LÊN TIÊNG!

Copy từ: Nguyễn Tường Thụy