CHƯA TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐỜI.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Không đau không phải là người Việt Nam!

Ms. Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Sau khi lướt qua một vài trang web để tìm kiếm thông tin, tôi dừng lại trên Dân Làm Báo và lòng đau như cắt khi thấy hàng loạt các bài viết đã đưa tin về việc tàu 306 của Trung Quốc “Đối xử nhân đạo với ngư dân lao động hòa bình trên biển” bằng cách đập phá tàu và cướp hết hải sản và một số thứ khác, đánh người ngất xỉu, chặt cờ đỏ sao vàng... Tôi không thể cầm lòng mà phải thốt lên: Lũ khốn nạn! Lũ khốn nạn ở đây tôi không chỉ dùng đối với những tên cướp Trung Quốc, mà nó bao gồm tất cả những kẻ suốt ngày rêu rao “vàng với tốt” Là “Hòa Bình Hợp Tác, là anh em láng giềng, là đồng chí...” 
Nói tóm lại là cái chủ nghĩa cộng sản và nhưng kẻ đang lợi dụng nó để làm hại tổ quốc Việt Nam của tôi! Tôi giật mình và nhớ lại chỉ vài tháng nay thôi hết từ “Lòng tin chiến lược” được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, rồi việc chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc vừa qua với 29 lần nhất trí trong đó có vấn đề Vịnh Bắc Bộ.

Có phải chăng cái “lòng tin chiến lược” của Thủ tướng Dũng là đây?

Hay đây là “thành tích” ngoại giao của chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến công du vừa qua của ông tại Trung Quốc?

Hoặc đây là kết quả của “Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần 4” của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh? Mà trong đó ông đã nêu năm hướng hợp tác cụ thể: “hợp tác công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội hai nước; tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan chiến lược hai bên để đánh giá đúng tình hình; lấy đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng để đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp hợp tác có hiệu quả; tăng cường hợp tác giữa hải quân, cảnh sát biển hai nước; sử dụng đường dây nóng giữa tư lệnh hải quân hai nước để trao đổi thông tin cần thiết...

Tôi thấy vừa đau vừa nhục mặc dù những ngư dân Việt Nam kia không phải là họ hàng ruột thịt của tôi, nhưng họ là người Việt Nam, là đồng bào của tôi, họ là hình ảnh của tất cả người Việt Nam trên vùng biển vùng trời Việt Nam. Tôi không hiểu sao mà vẫn có rất nhiều người Việt Nam có thể dững dưng trước những nỗi nhục nhã của tổ quốc như vậy? Tuy đây không phải là lần đầu tiên tàu Trung Quốc có thái độ, hành vi tấn công tàu cá Việt Nam; nhưng lần này mức độ tàn bạo hơn và nó xảy ra sau những sự kiện ngoại giao của các lãnh đạo Việt Nam liên quan tới mối quan hệ Việt Trung và tình hình trên Biên Đông.

Chúng ta thấy rằng không thể nào sử dụng giải pháp ngoại giao giữa Việt Nam - Trung Quốc về tình hình Biển Đông được nữa mà lúc này các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nên thừa nhận với nhân dân rằng mình đã bất lực, hãy vì nỗi đau của toàn dân tộc, vì sự toàn vẹn lãnh thổ mà kêu gọi toàn dân xuống đường chống Trung Quốc xâm lược, (nếu như đảng còn muốn dành lại cho mình chút danh dự vì các ông cũng là người Việt). Nếu không hãy học tập Philipin đưa vụ việc này ra diễn đàn Quốc tế để hy vọng tạo thêm sức mạnh cho Việt Nam. Đừng vì quyền bính tạm thời của đảng mà tiếp tục cúi đầu trước Trung Cộng để chuốc lấy nỗi nhục muôn đời con cháu. Khi người dân xuống đường biểu tình chống Trung Quốc thì các ông bắt bớ đàn áp vì cho rằng đảng và nhà nước sẽ giải quyết bằng con đường ngoại giao... các ông cho rằng việc biểu tình chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm. Vậy nay các ông giải quyết bằng con đường ngoại giao đã đạt kết quả gì? Sao người dân bị đánh bị cướp, quốc thể bị sĩ nhục thì các ông ngồi trơ mặt ra không có động thái nào? Hay lại chạy sang Trung Quốc để xin họ đối xử nhân đạo với ngư dân, để rồi sau mỗi lần được “Đối xử nhân đạo” như cách vừa rồi thì không còn ai dám ra khơi và vậy là Trung Quốc thoải mái tung hoành trên vùng Biển của tổ quốc chúng ta?
Đây là nỗi đau của toàn dân tộc Việt! Vậy nếu đảng cộng sản Việt Nam hèn và khiếp nhược, không dám bảo vệ người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ thì hỡi những ai còn coi mình là người dân Việt, trước nỗi đau của Tổ Quốc mình chúng ta hãy cùng nhau đoàn kết xuống đường đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, nêu chúng ta dững dưng không hành động gì thì với đà này chẳng bao lâu nhà cửa, vợ con của chúng ta và ngay cả con người cũng sẽ trở thành tài sản của Tàu cộng mà thôi!
Thanh Hóa, ngày 12/7/2013

ĐT 01628387716



Copy từ: Dân Làm Báo

Sâu cấp tỉnh bị kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Yêu cầu kỷ luật một số cán bộ
 
Nhiều cán bộ vi phạm trong quản lý đất đai, vi phạm đạo đức lối sống.

Từ ngày 2 đến 11-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) khóa XI đã họp kỳ thứ 20 và thống nhất kết luận nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thẩm quyền của ủy ban. Trong kết luận, UBKT trực tiếp thi hành kỷ luật và yêu cầu các cơ quan kiểm điểm, rút kinh nghiệm nhiều đảng viên giữ các chức vụ ở cấp tỉnh.

Sóc Trăng: Kiểm điểm vì dự án gần chùa Dơi
Với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, UBKT kết luận: Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Sóc Trăng chậm xây dựng, bổ sung quy chế làm việc sau mỗi nhiệm kỳ; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa kịp thời; lãnh đạo việc phân công nhiệm vụ còn chồng chéo. Trong việc chấp thuận chủ trương cho Công ty Satraco đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu du lịch gần chùa Dơi, Ban Cán sự Đảng chưa lãnh đạo, chỉ đạo UBND lập hồ sơ di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa; chưa xin ý kiến Bộ VH-TT&DL và không báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy là vi phạm quy chế làm việc của Tỉnh ủy.
Liên quan đến dự án gần chùa Dơi, chủ tịch tỉnh Sóc Trăng bị UBKT Trung ương đề nghị kiểm điểm. Ảnh:CTV
Ông Nguyễn Trung Hiếu chưa chỉ đạo Ban Cán sự kịp thời xây dựng và bổ sung quy chế làm việc của Ban Cán sự Đảng và của UBND tỉnh; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nội bộ. Vi phạm quy chế làm việc khi cho chủ trương đầu tư dự án khu du lịch, nhà hàng, khách sạn gần chùa Dơi; thiếu kiểm tra, để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện dự án; cho ý kiến về việc xử lý vi phạm khai thác cát trái phép không đúng thẩm quyền…
UBKT yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và ông Nguyễn Trung Hiếu, những tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.
Với ông Nguyễn Đình Nhương, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư huyện Quế Võ (Bắc Ninh), UBKT kết luận: Từ năm 2003-2010, với trách nhiệm là phó bí thư, chủ tịch huyện, ông Nhương đã vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất, nhất là trong việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, để tình trạng vi phạm Luật Đất đai không được khắc phục; vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính, ngân sách huyện; buông lỏng công tác quản lý đầu tư xây dựng. UBKT đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Nguyễn Đình Nhương theo thẩm quyền.
Về ông Đào Tấn Nguyên, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Phú Yên, UBKT kết luận ông này đã vi phạm phẩm chất, đạo đức, lối sống của người cán bộ lãnh đạo. Thực hiện không đúng quy định về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, vi phạm quy chế làm việc, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây dư luận không tốt tại địa phương. Vì thế, đề nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật cách chức tỉnh ủy viên đối với ông Nguyên.

Thi hành kỷ luật nhiều cán bộ
UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật khiển trách với các ông: Nguyễn Huy Dự, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch TP Điện Biên Phủ; Nguyễn Đức Đuyện, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch TP Điện Biên Phủ; Nguyễn Quang Sáng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên, nguyên Chủ tịch TP Điện Biên Phủ vì đã vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
UBKT cũng thi hành kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Thành Tẩm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh vì thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, dẫn đến Ban Quản lý dự án TP có những vi phạm trong thực hiện quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; vi phạm quy định trong việc quản lý tài chính.
Tại kỳ họp, UBKT cũng xem xét, cho ý kiến và kết luận giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với các đảng viên. Theo đó, quyết định xóa hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà Dương Thị Anh Tài, thuộc Đảng bộ Công an tỉnh Quảng Trị; giữ nguyên hình thức kỷ luật cách chức bí thư chi bộ đối với ông Phạm Trọng Nhã, thuộc Đảng bộ xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
 
DIỄM TRÂM (Theo TTXVN


Copy từ: Pháp Luật

Đơn của ông Đặng Văn Việt gửi BT Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Đơn của ông Đặng Văn Việt gửi Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––––––
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v: Nhà ở

Kính gửi :      -   ÔNG BÍ THƯ THÀNH UỶ HÀ NỘI
                     -   ÔNG CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tôi là: Đặng Văn Việt - sinh năm 1920 tại Nghệ An (U100), tham gia cách mạng từ 1943 (LTCM), tham gia Đảng từ 1948 (65 năm), là một trong những Trung đoàn trưởng (ET) đầu tiên của QĐND Việt Nam (năm 1947:  ET/E28; năm 1949: ET/E174 Cao Bắc Lạng), tương đương Trung tá từ năm 1947; chuyển ngành làm Phó cục trưởng, Cục trưởng (60 – 80). Đã chỉ huy nhiều mặt trận, đánh nhiều trận lớn nhỏ (thắng 116/120), một số trận then chốt có tính quyết định giải phóng nhiều vùng rộng lớn:
- Trận Đông Khê – Cốc Xá: giải phóng khu Đông Bắc (CBHL) 1950.
- Trận Bình Liêu: giải phóng quân khu Duyên Hải (1950).
- Trận Mộc Châu: giải phóng quân khu Tây Bắc lần 1 (1952).
Thu hàng vạn tấn chiến lợi phẩm, bắt hàng vạn tù binh, với thương vong ít  1/10.
Năm 1960, chuyển ngành đã góp phần tích cực vào xây dựng kinh tế, đã xây dựng hàng trăm công trình công nghiệp, dân dụng, đạt phương châm: nhanh, nhiều, tốt, rẻ, đã góp phần đưa ngành thuỷ sản từ yếu kém thành một mũi nhọn xuất khẩu (năm 1960: không xuất khẩu được 10 triệu dollars/năm, sau 3 năm lên 300 triệu dollars/năm. Đến nay, cả nước xuất khẩu 5 – 6 tỷ dollars/năm).
Năm 1980 về hưu, tăng gia, viết sách (15 cuốn), góp phần nhỏ vào kho tàng Văn hoá Sử của Việt Nam, được ba giải Nhất về Văn học Nghệ thuật:
- 01 Nhất Toàn quốc Việt Nam (2000)
- 01 Nhất Thế giới (BBC 2004)
- 01 Nhất tỉnh Lạng Sơn (2001)
- Về thể dục thể thao: 6 Huy chương Vàng – Bạc về môn tennis.
* Khen thưởng tổng kết:
- 01 Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
- 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất
- 01 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
- 01 Huân chương Chống Mỹ hạng Nhất
- 01 Huân chương Độc lập hạng Hai
Trên mọi lĩnh vực: quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị tôi đều tỏ ra sáng tạo và xuất sắc.
Mặc cho có những thành tích, có những cố gắng bản thân, không tiêu cực, không bất mãn, không tham nhũng đến nửa xu, luôn vì dân vì nước, không bè cánh, nịnh bợ, luôn lạc quan, yêu đời, được đồng đội mến phục, nhân dân tin cậy, kẻ thù kính nể. Nhưng theo quan điểm, kiên trì đường lối Marx-Lenin và tư tưởng Trần Phú, Nhà nước XHCN Việt Nam thi hành một chính sách đặc biệt với ông Việt (5 không): không lên chức – không lên lương – không khen thưởng cụ thể – không quan tâm đến điều kiện sinh hoạt.
- Do 5 không, nên từ năm 1947 tương đương Trung tá – Cục trưởng thì nay 2013 vẫn là Cục trưởng – Trung tá.
- Do 5 không nên từ năm 1947 ăn lương Trung tá – Cục trưởng thì nay vẫn lương Trung tá – Cục trưởng (2013).
- Do 5 không nên đồng cấp lên Đại tướng – Phó Chủ tịch Nước, cấp dưới lên Tướng (20), lên Đại tá (100), lên Anh hùng (14), trong khi ấy thủ trưởng đơn vị vẫn nguyên xi Trung tá – Cục trưởng (2013). Năm 2012, hàng vạn người đề đạt Nhà nước phong Anh hùng cho ông Việt, nhưng không có một câu trả lời, không cần một tí đếm xỉa.
- Do 5 không nên năm 1960 chuyển ngành sang dân sự, được chia một căn hộ 32m2  (không khép kín) theo tiêu chuẩn của bà Huyền (vợ), đến nay (2013) vẫn ở căn hộ trên, chia cho con một nửa (15m2), con bố 15m2. Nhiều bạn bè đến thăm ai cũng kêu lên vì sao vị ET lừng danh từ năm 1947 nay chỉ có căn buồng 15m2 ở  tầng 4, có người không cầm nổi nước mắt, nhiều bạn nước ngoài không thể hiểu nổi chế độ, chính sách của Nhà nước XHCN Việt nam đối với người có công? Có bạn nói: “Ông Việt là một nạn nhân của một chế độ bất công ngoài sức tưởng tượng, kéo dài và không chịu sửa chữa” – (Viet est victime d’une injustice hors d’imagination, prolongée et non réparée)… Năm 2011, một đoàn cán bộ của Ban TCTƯ đến làm việc về cụ Hướng cũng ngạc nhiên không ngờ vua ĐS4 lại chỉ có một căn buồng 15m2 trên tít tầng 4 của khu tập thể, hẹn sẽ can thiệp để cải thiện nơi ở của ông Việt. Đã 2 năm trôi qua, nhưng vẫn không có một đổi thay. Nhiều đoàn quay phim muốn quay ông Việt, khó khăn lắm mới tìm được chỗ đặt máy móc.
Tuổi ngày càng cao, sức càng yếu, mỗi ngày tôi thường phải lên xuống gác 3 – 4 lần, mỗi lần qua một bậc thang phải dừng 5 -10 phút để thở lấy hơi.
Một thời gian ngắn nữa, con Hùm Xám sẽ không còn sức leo lên căn buồng thân yêu của mình. Lúc ấy, vị ET sẽ phải có phép: buộc một dây vào bụng, nhờ một người kéo đi trước, đằng sau nhờ 1 – 2 người đẩy, đúng như cách đây 61 năm (1952), ET bị sốt rét nặng không ngồi vững được, giờ G đã đến, ET  ra lệnh buộc dây, hai lính kéo đằng trước, hai lính đẩy đằng sau Chỉ huy trưởng lên được đỉnh núi – nơi đặt chỉ huy sở và trong nháy mắt E174 đã tiêu diệt gọn 3 tiền đồn: Ca Vịnh, Ba Khe, Thượng Bằng La, mở đường vào giải phóng quân khu Tây Bắc lần 1 (1952) – một kỷ niệm đẹp, tuyệt đẹp khó quên.
Để thể hiện tính ưu việt của chế độ, tôi đề nghị Bí thư, Chủ tịch Thành phố quan tâm giải quyết cho tôi xuống một căn hộ tầng thấp, sau 75 năm làm cách mạng, chưa bao giờ tôi được ở theo tiêu chuẩn (ET – Cục Trưởng), nay cho được thực hiện. Nếu cấp lãnh đạo thấy khó khăn, không giải quyết được thì xin cho một tín hiệu, để “người nạn nhân” sẽ coi như huỷ bỏ đề nghị trên.

 
Nay kính
 LTCM: Đặng Văn Việt
Địa chỉ: 125 Minh Khai – Phòng 425 – gác 4 TT Bộ Xây dựng
Điện thoại: 0125 255 0959 – Email: vanvietds4@gmail.com


Copy từ: Bauxite Việt Nam

TIN TỨC DÂN OAN NGÀY 11-7-2013

Điểm tin ngày 11-7-2013

Trịnh Nguyễn :
Theo nguồn facebooker Thanh Tran:
"
Hôm nay đọc công văn số 103 của Ban nội chính trung ương trả lời 2 cụ ở Trịnh Nguyễn mà thấy giật mình
Hai cụ phản ánh là Thị xã Từ Sơn ra quyết định khai trừ đảng của các cụ là không đúng với điều lệ đảng, thế thôi.
Vậy mà Ban nội chính trung ương có công văn số 103PC/ BNCTW chỉ đạo bí thư tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh xử lý theo đúng qui định của pháp luật.



Một số hình ảnh bà con Trịnh Nguyễn vào thăm nom chị Đỗ Thị Thiêm trong bệnh viện Xanh Pôn
Bà Ngô Thị Đức- Người đấu tranh bị kỷ luật đảng


Những ngày qua việc chị Đỗ Thị Thiêm là người dân đấu tranh của Trịnh Nguyễn - Từ Sơn Bắc Ninh bị bọn cướp đất trả thù bằng cách tạt Acid đã làm rung động căm phẫn với bao nhiêu con người ở khắp nơi
Ngày qua một nhóm bạn trẻ trong câu lạc bộ Xe Bus tại Saì Gòn đã nhờ tôi liên hệ để gửi tặng chị Thiêm những mẫu da nhân taọ để có thể cấy ghép
Khuya ngày 11-7-2013 thông tin từ người nhà chị Thiêm cho biết
Liên tiếp những ngày qua công an mật vụ canh giữ nơi chi nằm cấp cứu để ngăn chặn tình trạng mọi người đến thăm nom chia sẻ với chị

Đây là một động thái hoàn toàn mờ ám và vi phạm. Trong khi có bằng chứng cho thấy họ đang cố tình hướng vụ án tạt Acid sang hướng "Chạy tội" cho kẻ thủ ác 






Một số dân oan miền nam ra Hà Nội khiếu kiện không đạt kết quả và liên tục bị khủng bố bắt bớ cộng với tình trạng cạn kiệt về tài chính nên họ thông báo đã  quay trở về

Tin phía Nam:

Theo tin từ DCCT. Dân Oan Long An đã bị nhà cầm quyền và an ninh địa phương ngăn cản họ tìm đến văn phòng công lý và hòa bình để được tư vấn pháp lý do khiếu kiện đất đai

Người dân tìm đến văn phòng công lý hòa bình dòng chúa cứu thế tại nhà thờ Kỳ Đồng - Sài Gòn

An ninh Long An đi theo để khủng bố bà con

Lén lút chụp hình để khủng bố đe dọa

Bị bà con đuổi theo chụp hình thì bỏ chạy xe trên vỉa hè phố 


Copy từ: Bùi Hằng

SỞ HỮU TOÀN DÂN



SỞ HỮU TOÀN DÂN
Tô Văn Trường
 http://www.phapluatvn.vn/dataimages/201212/original/images665508_2012_277_10_A.jpg
            GS Nguyễn Lang viết bài “Về chế độ sở hữu đối với đất đai” đăng trên Tầm nhìn, có ý kiến cho rằng phải xem lại khái niệm sở hữu toàn dân vì nghĩ đó là quan điểm không thể thực hiện được (non-operational concept). 
Trong bài viết của GS Nguyễn Lang có nói đến lịch sử nhân loại bắt đầu bằng đất đai công hữu, rồi đất đai thuộc nhà vua như ở Việt Nam,  vua tạm ban cho quan lại có công, nhất là khi vua không có chính sách thu thuế để trả lương. Như vậy, đất đai sơ khởi là của tập thể, vì lúc đầu của nhân loại phải hợp quần săn bắt, hái trái nên phải hoạt động chung. Nhưng khi có thặng dư thì rõ ràng đất đai thuộc về kẻ có quyền lực và nắm được quyền lực. Công hầu bá tước ở Trung Quốc và ở châu Âu đều có đất đai riêng. Họ cho nông nô cấy rẽ. Ở Việt Nam  thì chủ yếu đất đai thuộc làng xã, hay thuộc vua, không có công hầu bá tước. Quan hay vương thời nhà Trần cũng chỉ được tạm chia quyền xử dụng để lấy tô mà sống. 
Theo chúng tôi hiểu, dù ở châu Âu, Trung Quốc hay Việt Nam đó là mầm mống của tư hữu. Quyền tài sản tư thuộc một nhóm người. Hoàn toàn không có cái quan điểm là đất đai là của toàn dân. Khi xã hội phát triển thêm, có công nghiệp và cần tôn trọng tư hữu thì quan điểm tư hữu cá nhân ra đời. Từ đó nó nối liền với quyền con người, quyền được bảo vệ cái mình làm ra, tức là bảo vệ tư hữu. Như vậy xã hội hiện nay, ở mọi nơi đều có quyền tư hữu cá nhân, tư hữu tập thể và tư hữu nhà nước (hay gọi là công hữu cũng được). Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa.
          Ở Mỹ đối với người da đỏ thì khi giữ quyền tư hữu tập thể thì là có lợi nhất cho họ. Hiện nay do việc Hiến pháp Mỹ cho phép họ tự lập và tự làm ra luật của họ, họ đã đem đất cho thuê làm sòng bạc. Họ không thể phân chia vì không biết làm gì với đất. Như vậy không có tư hữu cá nhân vì nó chẳng lợi gì, đất của họ so với dân thì thừa mứa.
 http://files.myopera.com/phuoclong3136/blog/1116.jpg
          Trao đổi ý kiến trên với GS Nguyễn Lang được ông giải thích cần phân biệt sở hữu cá nhân đối với tư liệu tiêu dùng và đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu cá nhân về tư liệu tiêu dùng không có ai phủ nhận. Với sở hữu cá nhân đối với những tư liệu sản xuất không phải là chủ yếu như xe máy của người làm nghề xe ôm, vận chuyển hàng hóa, không ai phủ nhận quyền sở hữu cá nhân. Phạm trù sở hữu với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được xác nhận ngay từ đời chế độ nô lệ, qua Luật La mã và tới nay vẫn được vận dụng.
          Hiến pháp và đường lối của Đảng đều công nhận ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (ngay cả đối với tư liệu sản xuất). Vấn đề sở hữu của toàn dân là một thực thể đã hình thành trong các nước, tuy cách gọi có khác nhau. Đơn giản là các tài sản được xây dựng bằng vốn ngân sách là thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải thuộc sở hữu nhà nước. Sở dĩ như vậy vì ngân sách là do toàn dân góp để hình thành và giao cho Nhà nước (thực ra là hệ thống cơ quan hành pháp) quản lý và sử dụng chứ không giao cho hệ thống cơ quan này quyền sở hữu đối với tài sản đó. Mặt khác, những di sản văn hóa lịch sử, những thắng cảnh, những khu bảo tồn sinh thái (chùa Một cột, đền thờ vua Hùng, Vịnh Hạ Long, khu rừng quốc gia Cát Tiên vv....) cũng thuộc sở hữu toàn dân. Trước dó, các tài sản này thuộc về sở hữu của các cộng đồng. Khi nhà nước ngày càng phát triển thì vai trò của cộng đông ngày càng bị thu hép để thay bằng vai trò của nhà nước. Do đó, không có vấn đề tranh cãi là có sở hữu toàn dân không vì đó là điều tất yếu. Công hầu, bá tước phương Tây có quyền sở hữu đất đai mà họ chiếm hữu nhưng tại VN không có tình hình đó. Tại VN, vua giao đất phong hầu nhưng không có nghĩa là đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà vua mà đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng xã.. Đây cũng là một vấn đề liên quan đến đặc điểm của phương thức sản xuất Á đông mà Mác-Ăng ghen có đề cập đến nhưng lại không có điều kiện nghiên cứu làm rõ. Bản báo cáo “Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” do Bộ Tài nguyên & Môi trường soạn thảo tháng 9/2012 có giới thiệu chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai tại một số nước như Israel, Nam phi, chế độ sở hữu hoàng gia tại Anh, Nhật, Brunei,  Campuchia, Indonêxia, Malaxia. Như vậy, giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bên cạnh sự dị biệt cụ thể, vẫn có sự tương đồng với chế độ sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu hoàng gia với tư cách là “chế độ sở hữu chung về đất đai”.
          Vấn đề rắc rối là muốn không công nhận quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai chứ không phải là phủ nhận quyền sở hữu toàn dân nói chung, cũng không phải là quay ngược lại lịch sử mà thể hiện quá trình vận động ít nhiều có tính quy luật đối với chế độ sở hữu. Sở dĩ như vậy vì đòi hỏi phải thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Trong thực tế, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai vẫn được xác nhận dưới hình thức quyền sở hữu hạn chế, một hình thức sở hữu được luật pháp các nước công nhận, trước hết là qua bộ Luật hình sự. Do đó, cần làm rõ quyền sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai là như thế nào ?
          Đối với đất đai, ngoài chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, còn có chế độ sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai qua việc giao cho tư nhân quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất nói riêng, quyền sử dụng tài sản nói chung là một lọai hàng hóa được lưu hành trên thị trường từ dưới chế độ nô lệ (nên có thể đó là nguyên nhân dẫn đến việc Luật La Mã phải đề cập đến chế độ sở hữu và ba quyền liên quan). Việc mua-bán quyền sử dụng tài sản được hợp thức hóa và Luật hóa trong bộ Luật hình sử của tất cả các nước, trong đó có VN. Khi một người cụ thể đã mua (hoặc được giao) quyền sử dụng tài sản đó thì người đó có quyền chiếm hữu quyền sử dụng tài sản (không phải là chiếm hữu quyền sở hữu tài sản), quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó. Phương Tây xác định đó là quyền sở hữu hạn chế của người chỉ có quyền sử dụng tài sản để phân biệt với quyền sở hữu của người có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
          Ở Mỹ, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Chỉ có đất đai thuộc về: 1) Nhà nước trung ương (Liên bang)  2) Nhà nước địa phương (bang, tỉnh, thành phố). Thuộc về ai thì nơi đó được sử dụng hoặc được quyền bán hẳn sở hữu hay bán quyền sử dụng trong một thời hạn, được hưởng lợi tức cũng như chịu mọi trách nhiệm về chi phí bảo tồn, quản lý. Địa chỉ trách nhiệm như vậy hết sức rõ ràng. Nếu chỉ bán quyền sử dụng thì người sở hữu đất vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng (nếu như để người sử dụng làm ô nhiễm môi trường chẳng hạn), và không thể đổ lỗi cho người sử dụng. 
          Về tư hữu của hoàng gia thì hoàng gia được toàn quyền thu món lợi cho gia đình họ (thí dụ như hoàng gia Anh). Rõ ràng đó là tư hữu tập thể. Ngay ở VN, có đất thuộc vua, có đất thuộc làng và có đất thuộc cá nhân. Đó cũng là hình thức tư hữu (của vua, của tập thể hoặc cá nhân). Của vua hay hoàng tộc thì không ai được động đến và không thể nhân danh "toàn dân". 
Quốc hội đã và đang thảo luận về sửa Luật đất đai, cần thấu hiểu bản chất của khái niệm sở hữu toàn dân, hình thức tư hữu. Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa. Cần phân biệt rõ ràng thấu đáo các chính sách thu hồi đất đai dưới các danh nghĩa khác nhau với trưng mua theo thị trường để không đẩy người dân vào các cuộc khiếu kiện liên miên gây bất ổn xã hội như vừa qua. 
13/7/13
(bản gốc của tác giả)


Copy từ: Người Lót Gạch

Hoa Kỳ hãy giúp Snowden nhập Quốc tịch của Quốc gia cộng sản thì tự khắc sẽ xin về ngồi tù ở Mỹ!!!

QLB  Cuối cùng thì ánh sáng cũng đã le lói sau khi 21 Quốc gia từ chối thì Snowden đã được đất nước của Chavez cho phép tỵ nạn. Nhưng liệu ai dám đảm bảo an ninh cho anh ta khi mà đến Chavez còn tố cáo Hoa Kỳ đầu độc gây ra cái chết của ông ta vì bệnh ung thư?

Báo giới đang đồn thổi Edward Snowden được cấp hộ chiếu công dân thế giới. Tổ chức phi chính phủ World Service Authority (WSA) ngày 10/7 cho biết đã cấp hộ chiếu công dân thế giới cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden để ông này có hi vọng rời khỏi Nga tới nước ông muốn tị nạn.
 
Phiên bản hiện nay của hộ chiếu được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công nhận, vì vậy người giữ hộ chiếu này có thể di chuyển bằng máy bay một cách hợp pháp.

Trong một tin nhắn trên Twitter, WSA thông báo việc cấp hộ chiếu trên căn cứ vào điều 13 của Tuyên bố nhân quyền Liên hợp quốc.

WSA là cơ quan hành chính của Chính phủ thế giới của công dân thế giới (World Government of World Citizens) được thành lập năm 1954 tại New York (Mỹ). Cho đến nay WSA đã cấp khoảng 2,5 triệu hộ chiếu cho công dân toàn cầu, thế nhưng chỉ có Mauritania, Burkina Faso, Tanzania, Ecuador, Togo và Zambia công nhận hộ chiếu này.

Trong các nước này, Ecuador sẵn sàng xem xét yêu cầu tị nạn của Snowden, với điều kiện ông phải có mặt tại Ecuador hoặc đại sứ quán của Ecuador ở nước ngoài.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có 180 nước đã chấp nhận hộ chiếu này, vì ít nhất là một lần đã dán thị thực hoặc đóng dấu xuất nhập cảnh vào hộ chiếu, trong đó có Mỹ, Anh, Israel, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy.

WSA cho biết phiên bản hiện nay của hộ chiếu được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) công nhận, vì vậy người giữ hộ chiếu này có thể di chuyển bằng máy bay một cách hợp pháp.

WSA cũng đã cấp hộ chiếu cho người sáng lập trang Wikileaks, Julian Assange, người đang mắc kẹt tại Anh mặc dù được Ecuador cho phép tị nạn./.

Dù trụ sở đóng tại New York song Hoa Kỳ cũng không thể can thiệp gì được. Anh chàng Snowden đang được hưởng các lợi ích của một nền dân chủ mà không biết mình đã may mắn thế nào.

Chính Phủ Mỹ có lẽ chẳng cần phải vất vả truy nã làm gì, chỉ cần tạo điều kiện cho Snowden  anh tỵ nạn và trở thành công dân của Trung cộng hay Việt cộng thì anh ta sẽ tự xin trở về Mỹ ngồi tù!

Nhà tù của Mỹ còn hơn làm mọt công dân của Quốc gia cộng sản mà cả dân tộc sống trong trại tập trung khổng lồ!!! Đố ai còn dám mở miệng đòi dân chủ, hay chống tham nhũng, chứ đừng nói đến tội tiết lộ bí mật Quốc gia!

Trần Quốc Tế tổng hợp


Copy từ: Quan Làm Báo

Số phận “bụi đời” của Bụi đời Chợ Lớn: Cấm phát hành nhưng vẫn “bụi đời” nhờ… internet


(PL&XH) - Khán giả hồi hộp, tò mò khi phim bị nâng lên đặt xuống trên bàn kiểm duyệt nhưng lại thở phào... xen thất vọng khi được xem miễn phí trên internet. Nhiều người, một cách hài hước đã cho rằng, tên phim hàm chứa số phận của bộ phim này.
  Vì phim làm về “bụi đời Chợ Lớn” nên phim thành “bụi đời” chăng?

Bụi đời Chợ Lớn, một phim của Chánh Phương sản xuất, do Thiên Ngân Galaxy phát hành thực sự có số phận trắc trở và theo diễn tiến hiện nay, bộ phim đầu tư gần 20 tỷ đồng khó có cơ hội sống, dù chỉ là “sống trong sợ hãi”, trong lồng kính của nhà sản xuất…

Tò mò vì bị… cấm chiếu

Tìm kiếm cụm từ “Bụi đời Chợ Lớn” trên Google, trong 0,20 giây cho ra 3.570.000 kết quả. Chứng tỏ sự quan tâm của dư luận dành cho bộ phim có số phận trắc trở này thực sự không phải là nhỏ. Vốn các dự án của Chánh Phương luôn ồn ào, vì có thể đây là hãng phim đang sở hữu những bộ phim hành động trong nước từng nổi như cồn như Dòng máu anh hùng, Bẫy rồng. Cũng với sự góp mặt của anh em Charlie Nguyễn, Johnny Trí Nguyễn, điện ảnh Việt Nam đầu thế kỷ 21 đã được đánh thức với mảng phim võ thuật.

Tuy nhiên, lần ra quân này của ekip Bụi đời Chợ Lớn đã gặp nhiều trắc trở khi vùng địa lý trong phim rất cụ thể, gắn với TP HCM: Chợ Lớn. Ngay khi nhà sản xuất công bố phim chuẩn bị được công chiếu thì nhận được “tráp” của Cục Điện ảnh là: “Phim cần chỉnh sửa vì vi phạm một số điều trong Luật Điện ảnh.” Sau này, đơn vị quản lý điện ảnh giải trình với báo chí là, phim có quá nhiều cảnh đâm chém bạo lực mà không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan chức năng nào.

Nhà sản xuất cho biết họ sẽ chỉnh sửa bản phim để gửi hội đồng thẩm định xem xét lại. Và lúc này, khán giả cho rằng, sự ồn ào ở mặt nào đó cũng có tác nhân tốt, thúc đẩy sự tò mò của khán giả. Nhưng sau đó không lâu, hội đồng thẩm định ra một quyết định khiến nhiều nguời yêu điện ảnh giật mình: Phim Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu.

Suốt khoảng thời gian chờ nhà sản xuất chỉnh sửa bản phim: bao gồm cắt đi một số cảnh bạo lực và quay thêm một số cảnh mới, khán giả không ngừng bàn tán về nó. Phải thừa nhận đây là một quyết định khá cương quyết và hiếm khi xảy ra của cơ quan quản lý.

Khi phim bị cấm chiếu, êkip làm phim tỏ rõ sự buồn bã. Nhưng khán giả không hiểu vì sao nên càng tò mò. Đó là lý do sáng 5-7, khi bản phim rò rỉ trên Youtube, mặc dù biết đây là một việc làm không nên nhưng nhiều người đã dành thời gian xem hết bản phim được up trên internet để thỏa trí tò mò. Có người còn lo xa đường link dẫn phim sẽ sớm bị xóa nên thậm chí còn down về máy tính cá nhân.

Cảnh quay trong phim Bụi đời Chợ Lớn.

Thất vọng… vì được xem

Điều đáng nói, sau khi được xem bản full trên internet nhiều người đã tỏ ra thất vọng, vì không hiểu sao bộ phim lại bị cấm phát hành. Nickname Canhcua khẳng định trên trang cá nhân của mình: “Phim rất nhiều cảnh chém giết, đánh đấm nhau nhưng người xem không rõ được nội dung muốn truyền tải của bộ phim là cái gì?”.

Nickname Hoang Thai cũng chia sẻ cảm nghĩ: “Nếu so với hai phim hành động Dòng máu anh hùng và Bẫy rồng, phim Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi thất vọng nhiều hơn. Nhưng với những gì đã xem, tôi không hiểu sao lại đến mức bị cấm chiếu, dù cảnh được gọi là bạo lực xuất hiện xuyên suốt bộ phim”.

Có thể nhận thấy, đa số người xem được bản full trên internet đều cho rằng, bộ phim này có thể được coi là bộ phim giải trí bình thường đối với những người ưa hành động. Phim gắn mác cấm chiếu với trẻ em dưới 15 tuổi là an toàn. Nhưng nhiều người cũng cho rằng, bộ phim chưa làm tới, chưa tạo được chiều sâu tính nhân văn cần thiết của một tác phẩm nghệ thuật. Những bình luận này của cộng đồng mạng khá trái ngược so với trước khi bản phim xuất hiện. Đặc biệt, khác nhiều so với những thông tin PR về phim.

Tuy nhiên, ngay lập tức trên trang cá nhân, đạo diễn Charlie Nguyễn đã bộc lộ sự đau buồn của mình: “Khoan nói đến chuyện Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu. Khoan nói tới chuyện ai là thủ phạm đã rò rỉ  phim ra mà không hề nghĩ đến sự tổn thất nặng nề của nhà sản xuất và sự nguy hiểm họ phải đối mặt với pháp luật. Tôi hoàn toàn bị sốc và đau buồn như có ai đang giết chết đứa con của mình. Đây là bản nháp chưa hoàn chỉnh nội dung, âm thanh, ánh sáng, màu sắc hiệu ứng và đặc biệt là tiết tấu khung hình. Đây là một bản mà tôi không muốn ai xem vì nó là một món ăn nấu chưa chín. Chúng tôi đã bỏ ra bao nhiêu công sức và tiền bạc để hoàn chỉnh nó cho khán giả. Vậy mà bây giờ tôi phải ngồi nhìn mọi người xem một bản nháp thật tệ và đánh giá bộ phim dựa trên nó”.

Một ngày sau khi bản phim bị rò rỉ trên mạng, nhà sản xuất Thiên Ngân Galaxy đã có thông cáo báo chí khẳng định: "Với tư cách là nhà phát hành phim Bụi đời Chợ Lớn, Cty Thiên Ngân đã tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình phê duyệt phim theo Luật Điện ảnh Việt Nam. Sau khi có quyết định cuối cùng của Cục Điện ảnh liên quan đến việc cấm phát hành bộ phim Bụi đời Chợ Lớn, Cty Thiên Ngân đã hoàn toàn tuân theo quyết định của Cục điện ảnh và tuân thủ mọi quy định của Luật Điện ảnh nói riêng cũng như các quy định khác của luật pháp Việt Nam".

Nữ diễn viên Nhung Kate (đóng vai Trang trong phim) cũng chia sẻ: "Cha mẹ sinh con. Người ta cướp lấy nó, mang đi đã thấy đau đớn lắm rồi. Người ta tra tấn, đánh đập cho tàn phế rồi quẳng nó ra đường, bơ vơ giữa đám đông bàn tán. Người thấy thương hại, kẻ dè bỉu, kẻ đứng khúc khích cười thầm. Chỉ có cha mẹ nó khóc thương cho nó. Làm ơn đừng bình luận gì thêm khi cha mẹ nó cũng chỉ vừa mới nhận ra hình hài nó giờ ra sao". Những thông tin nói trên từ phía đạo diễn, diễn viên, nhà phát hành có thể giúp người yêu điện ảnh có quyền hy vọng về một bộ phim hoàn chỉnh sẽ có những điều khiến họ hài lòng. Tuy nhiên, thêm scandal này, không biết “Bụi đời Chợ Lớn” còn có cơ hội xuất hiện trong rạp chiếu như những bộ phim bình thường khác, hay nó là cú đòn cuối cùng biến nó thành một “bụi đời” thực sự? Chưa ai biết.

Hiện cả phía nhà sản xuất, nhà phát hành, đạo diễn đều phủ nhận việc rò rỉ phim không liên quan đến mình. Nhưng có không ít người cho rằng, việc này không loại trừ người tung phim lên mạng chính là một trong số những nguời quan trọng trong đoàn phim. Vì điều này xét ở mọi phương diện đều có lợi cho nhà sản xuất.

Theo tìm hiểu, căn cứ vào các điều luật tại Việt Nam. Nếu chủ sở hữu bộ phim trực tiếp phát tán có thể bị xử phạt hành chính đến 30 triệu đồng. Nếu ai đó “đánh cắp” và tung bộ phim lên mạng, người này có thể bị phạt tù với 2 tội danh khác nhau.
Bụi đời Chợ Lớn là bộ phim của đạo diễn Charlie Nguyễn. Xuyên suốt bộ phim là những mâu thuẫn, ân oán giữa 4 người đàn ông gồm: Hùng Chợ Lớn (Long Điền), Lâm (Hà Hiền), Phong Bụi (Johnny Trí Nguyễn) và Tài Nhớt (Hoàng Phúc). Sống trong một thế giới mà ranh giới giữa thiện và ác rất mong manh, cả 4 nhân vật đều phải dùng mọi mưu mô, thủ đoạn để có thể tồn tại và khẳng định vị trí của mình.
Phim dự kiến sẽ được công chiếu vào ngày 19-4 nhưng đã không được Cục Điện ảnh cấp giấy phép. Trước đó, khi trình lên Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện, Bụi đời Chợ Lớn đã bị đánh giá là vi phạm Luật Điện ảnh. Cụ thể, bộ phim có nhiều cảnh các băng nhóm xã hội đen ngang nhiên dàn trận, chém giết nhau, những cảnh hỗn loạn có sử dụng vũ khí như dao, mã tấu, kiếm mà không hề có sự can thiệp của lực lượng chức năng nào... Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện đã yêu cầu đơn vị sản xuất (hãng phim Chánh Phương và Cty Galaxy) phải sửa tổng thể bộ phim. Phía nhà sản xuất đã 3 lần gửi phim bản chỉnh sửa lên Hội đồng Trung ương Thẩm định phim truyện. Họ đã cắt bỏ một số cảnh bạo lực, quay thêm một số cảnh nhưng bộ phim vẫn không được cấp giấy phép và sau đó có quyết định cấm ra rạp. Ngày 5-7 vừa qua, trên Youtube xuất hiện bản full của bộ phim này. Tuy nhiên, ngay sau đó cư dân mạng nhận ra đây là một bản nháp phim chưa hoàn chỉnh.


Hoàng Mai


Copy từ: Pháp Luật & Xã Hội

Giò chả dai giòn: tránh hàn the, gặp polyphosphate!


SGTT.VN - Trước xu hướng người tiêu dùng quyết liệt tẩy chay giò chả sử dụng hàn the vì sợ nguy hại cho sức khoẻ, gần đây một số cơ sở sản xuất giò chả đã chuyển qua sử dụng một loại hoá chất có tên “dai giòn”, được coi là an toàn hơn hàn the. Liệu đây có đúng là loại phụ gia thực phẩm vô hại?
Chả lụa – thành phần không thể thiếu trong những món khoái khẩu như bún riêu, bánh ướt... Ảnh: Thanh Hảo
Trong giò chả có bao nhiêu hoá chất?
Mua nửa ký chả lụa từ một sạp quen trong chợ, chị Lâm Thị Thanh Thuỷ (quận Tân Phú, TP.HCM) ăn thử thì thấy đắng. Nghĩ sức khoẻ có vấn đề nên đắng miệng, chị Thuỷ mời vài người xung quanh ăn thử. Kết quả, mọi người đều xác nhận miếng chả có vị đắng. Từ thắc mắc miếng chả giòn dai, thơm phức ngon lành như vậy sao lại đắng, vài người nghi ngờ trong chả có hàn the hoặc thứ gì khác.
Đi tìm “thứ gì khác” đó, chúng tôi phát hiện loại phụ gia “dai giòn” được bán khá nhiều tại một số quầy chợ và trên mạng. Đó là loại bột màu trắng, không mịn, giá bán lẻ là 20.000đ/100g. Người bán cho biết, loại này được sử dụng chủ yếu cho chế biến giò chả, xúc xích, nem… Theo người bán, chỉ nên trộn phụ gia dai giòn với tỷ lệ 3g/kg thịt, nếu cho nhiều sẽ bị đắng. Hỏi mua 100g, người bán đi nhanh ra sau quầy, trút ra một bịch nhỏ, cho vào bao xốp đen và đưa cho khách một cách nhanh chóng như sợ bị bắt gặp.
Còn trên mạng, phụ gia này được giới thiệu là hỗn hợp của di – tri polyphosphate, giúp tăng khả năng tạo nhũ, tăng độ kết dính, tạo giòn dai, giữ nước cao, giảm hao hụt trọng lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí. Dựa theo thông tin quảng cáo sản phẩm, có thể thấy hiện nay có khá nhiều loại hoá chất “phục vụ” chế biến giò chả như các phụ gia bảo quản axít sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate, sodium benzoat…, cùng “hương liệu thịt” để miếng chả thơm... mùi thịt (đã đề cập trong số ra ngày 28.6.2013). Trong danh mục các phụ gia thực phẩm được bộ Y tế cho phép sử dụng, nhóm các chất nhũ hoá có gốc polyphosphate như sodium polyphosphate, trisodium diphosphate có công dụng điều chỉnh độ axít, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống ôxy hoá, nhũ hoá, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày.
Bột “dai giòn”. Ảnh: Sa Đồng
Coi chừng loãng xương
Sau khi xem qua gói bột hoá chất “dai giòn” không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên (quận 5), tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM cho biết, nhìn bên ngoài thì đây có thể là polyphosphate. Tuy nhiên, nếu cho nhiều bị đắng như lời dặn của người bán thì có thể có thêm chất gì khác, phải kiểm nghiệm mới biết.
Theo tiến sĩ Lam, polyphosphate là phụ gia giúp giữ nước tốt dưới dạng liên kết, được sử dụng trong ngành thuỷ sản đông lạnh nhằm giảm thất thoát khối lượng. Trong chế biến giò chả, xúc xích, polyphosphate giúp tăng khả năng nhũ hoá, tạo gel kết dính, tạo độ giòn dai không giống hàn the (borax, tên hoá học là sodium tetraborate decahydrate hoặc sodium borate decahydrate). Tuy nhiên, các nhà khoa học đều khuyến cáo không nên lạm dụng polyphosphate. Tiến sĩ Bích Lam giải thích, trong cơ thể người, lượng canxi và phospho cần có tỷ lệ cố định. Phospho nhiều sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, dẫn đến bệnh loãng xương, nhất là đối với người lớn tuổi. Vì vậy, dù polyphosphate không bị cấm sử dụng, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hại cho sức khoẻ. Hiện nay, một số chất có tác dụng tạo nhũ, liên kết nước, tăng độ giòn dai thay thế polyphosphate và hàn the là carrageenan, CMC, maltodextrin và trehalose, có giá cao hơn.
Theo tiến sĩ Bích Lam, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng phụ gia thực phẩm, mua hàng phải có bao bì, nhãn mác. Vì người kinh doanh không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng, yếu tố an toàn mà chỉ quan tâm sản phẩm có tạo cảm quan thu hút người tiêu dùng hay không. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quản lý thật chặt việc nhập khẩu và đầu ra của hoá chất nhập khẩu, kể cả các phụ gia được phép sử dụng.
Sa Đồng
Thực tế cho thấy, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa được trang bị kiến thức nhận biết chất nào có hại cho sức khoẻ như trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc ở quận 11. Bà Ngọc ra chợ hỏi mua hàn the để đổ bánh xèo “cho giòn tan như ngoài tiệm”. Người bán hỏi đầu đuôi rồi khuyên: “Đổ bánh ở nhà ăn không ai bỏ hàn the!” Lúc này bà Ngọc mới vỡ lẽ: “Thì ra xài hàn the... độc”.


Copy từ: SGTT

Mỹ cảnh báo Trung Quốc không dùng vũ lực trên biển

(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 11-7 cảnh báo Trung Quốc không được dùng vũ lực hoặc đe dọa trong các cuộc tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, đồng thời thúc giục một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Nhà Trắng cho biết cảnh báo trên được đưa ra tại cuộc gặp giữa ông Obama với Phó Thủ tướng Uông Dương và Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì của Trung Quốc đang ở thăm Washington.
 
Tuyên bố của Nhà Trắng nêu rõ ông Obama đã “thúc giục Trung Quốc giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển với các nước láng giềng một cách, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa”.  Tại cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng rồi, ông Obama cũng kêu gọi Bắc Kinh giảm căng thẳng liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo.
 
Tổng thống Mỹ Barack Obam tiếp các quan chức Trung Quốc ở Nhà Trắng hôm 11-7
Ảnh: THX
 
Trong khi đó, tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung hôm 11-7, ông Dương Khiết Trì cho biết Bắc Kinh “ủng hộ tự do hàng hải trên tất cả các đại dương” và “sẽ tiếp tục kiên quyết thực hiện chính sách này”. Ông cũng bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực của các bên liên quan trong việc giải quyết hợp lý các tranh chấp thông qua đối thoại.

Kể từ năm 2010, Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan điểm về vấn đề biển Đông, theo đó Washington có lợi ích quốc gia trong bảo đảm tự do hàng hải nhưng không đứng về bên nào trong tranh chấp. Ngoài ra, Mỹ còn thúc đẩy hợp tác quân sự với những nước đồng minh trong khu vực, trong đó có Philippines và Nhật Bản. Đây là hai trong số những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông.
H. Phương (Theo Kyodo)


Copy từ: Người Lao Động

Nạo phá thai ở Việt Nam xếp thứ 5 thế giới


SGTT.VN - Thông tin trên được bà Tô Thị Kim Hoa, phó giám đốc sở Y tế TP.HCM, chi cục trưởng chi cục Dân số và kế hoạch hoá gia đình TP.HCM, đưa ra tại lễ míttinh hưởng ứng ngày Dân số thế giới vào sáng ngày 11.7.
 Theo bà Hoa, mặc dù công tác truyền thông giáo dục và chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên được triển khai và đạt được một số kết quả tích cực, nhưng nước ta vẫn đối mặt với nhiều thách thức về đối tượng này. “Việc mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ để lại nhiều hệ luỵ nặng nề, làm mất đi tiềm năng, cơ hội phát triển và quyền được lựa chọn cuộc sống của các em”, bà Hoa nói.
Thống kê của quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho thấy tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên của Việt Nam là 46/1.000 trường hợp, cao hơn một số nước Đông Nam Á. Trong khi đó, ghi nhận của hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo thai (chiếm 20% tổng số ca nạo phá thai), cao nhất các nước Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới. Tại TP.HCM, tỷ lệ nạo phá thai có giảm, nhưng nạo phá thai tuổi vị thành niên có xu hướng tăng. Nếu năm 2010, tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên chỉ hơn 2% tổng số ca nạo, thì hai năm gần đây tỷ lệ này tăng lên hơn 4% (khoảng 3.000 ca/năm).
Phan Sơn


Copy từ: SGTT

Việt Nam khẳng định Ấn Độ có quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Bản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012 cho thấy 9 lô do CNOOC (Trung Quốc) rao thầu ăn hẳn vào các lô của Việt Nam. In mầu vàng là hai lô 127 và 128 đã giao cho ONGC (Ấn Độ) thăm dò. (DR)
Bản đồ các lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam được PetroVietnam công bố tháng 06/2012 cho thấy 9 lô do CNOOC (Trung Quốc) rao thầu ăn hẳn vào các lô của Việt Nam. In mầu vàng là hai lô 127 và 128 đã giao cho ONGC (Ấn Độ) thăm dò. (DR)

Mai Vân
Ngoại giao trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã kết thúc vào hôm nay, 12/07/2013 chuyến thăm chính thức Ấn Độ bắt đầu từ hôm 10/07 để đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 15 của Ủy ban Hỗn hợp Việt-Ấn về Hợp tác Kinh tế và Khoa học Công nghệ. Vấn đề Biển Đông là một chủ đề rất được hai bên quan tâm, và Ngoại trưởng Việt Nam đã khẳng định trở lại quyền của Ấn Độ được thăm dò dầu khí trong vùng Biển Đông ngoài khơi Việt Nam.

Trong cuộc họp báo chung cùng với đồng nhiệm Ấn Độ Salman Khurshid vào hôm qua (11/07) sau cuộc họp, ông Phạm Bình Minh xác nhận rằng hai nước đã thảo luận về cả hai vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang càng lúc càng tranh chấp chủ quyền gay gắt với các láng giềng.
Đối với cả New Delhi lẫn Hà Nội, mọi bên liên can phải tôn trọng luật lệ Liên Hiệp Quốc về quyền tự do hàng hải. Riêng về Biển Đông, Ngoại trưởng Việt Nam nói rõ là « cần phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS để giải quyết các vấn đề tại Biển Đông một cách hòa bình ».
Ông Phạm Bình Minh cho biết là cả hai nước đều khẳng định trở lại rằng mọi quốc gia ven Biển Đông đều có quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, và Ấn Độ nên tiếp tục « công việc thăm dò và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».
Đáp ứng đề nghị của Việt Nam, Ngoại trưởng Khurshid cho biết Ấn Độ đã cam kết tiếp tục « công cuộc hợp tác về dầu khí tại Việt Nam », và các hợp tác đó đều là những « liên doanh thương mại » của các công ty Ấn Độ.
Lời tái khẳng định nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục lên tiếng phản bác các hoạt động thăm dò của Ấn Độ tại các lô dầu khí ngoài Biển Đông được Việt Nam trao quyền khai thác. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên một phần của lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã được giao cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh.
Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam

Cùng lúc với việc Hà Nội công nhận quyền của Ấn Độ được thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp các động thái phản đối của Trung Quốc, New Delhi vào hôm qua cũng xác nhận quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.

Theo lời Ngoại trưởng Salman Khurshid, các tàu tuần tra cung cấp cho Việt Nam là « một bước tiến quan trọng và độc đáo trong việc biểu thị tình hữu nghị » Ấn-Việt.

Ngoài tàu tuần tra, Ấn Độ cũng cấp cho Việt Nam thêm 19,5 triệu đô la « tín dụng mềm để dùng trong một đề án thủy điện và một trạm bơm nước. Bên cạnh đó, New Delhi cũng tặng Việt Nam một siêu máy tinh PARAM do chính Ấn Độ chế tạo, có thể được dùng cho nhiều ứng dụng.
Tin liên quan
Ấn Độ tuyên bố tiếp tục thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông


Copy từ: RFI

TƯỜNG TRÌNH BUỔI LÀM VIỆC GIỮA CÔNG AN VỚI CHÁNH TRỊ SỰ NGUYỄN KIM LÂN VÀ CHÁNH TRỊ SỰ NGUYỄN BẠCH PHỤNG.

 

Kính Quý Chư Chức Sắc Thiên Phong, Quý Chư Chức Sắc Các tôn giáo, Quý Chức Việc và đồng đạo bảo thủ chơn truyền trong và ngoài nước.
Hôm nay vào lúc 8g ngày 03 – 06 – Quý Tỵ (dl 10 – 07 – 2013) Công an Phường 4 mời H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng đến UBND Phường 4 để Công an làm việc.
Thành phần làm việc:
Về phía Công an gồm có:
- Ông Nguyễn Phan Hải Trung – Thiếu Úy – Công an Phường 4
- Ô. Nguyễn Văn Hiếu – Thiếu Tá – Phòng an ninh xã hội tỉnh Vĩnh Long
- Ô. Khương – Công an của Bộ
- Ô. Dũng – Công an của Bộ.
- Ô. Trãi – Cục an ninh xã hội – Sài Gòn
Về phía đạo:
- Hiền Huynh CTS Nguyễn Kim Lân
- Hiền Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng.
Trước khi đi vào buổi làm việc, Công an Hiếu bảo rằng: “Thư mời chú Lân làm việc buổi sáng, cô Phụng làm việc buổi chiều, nhưng cô Phụng sao lại có mặt ở đây?”.
H/Tỷ CTS Bạch Phụng trả lời: “Theo thư mời mấy chú làm việc với tôi buổi chiều, nhưng trải qua 13 năm nay, mấy chú mời tôi cũng có một nội dung hoạt động tôn giáo, mấy chú mời anh Lân và Tôi làm việc cùng giờ, cùng ngày nhưng đến đó mấy chú tách ra mỗi người một phòng để điều tra hỏi cung, lập biên bản rồi bắt ký biên bản, mấy chú coi tôi như là một tội phạm”.
Vậy hôm nay tôi xin hỏi chú Dũng: “Làm việc với anh em chúng tôi với tư cách là công dân hay là tội phạm”.
Công an Dũng trả lời: “Tư cách công dân, trao đổi với Chú, Cô về một số vấn đề hoạt động tôn giáo”.
H/Tỷ Bạch Phụng nói: “Tôi rất tự ái và cảm thấy bị mất danh dự, bởi vì mấy chú coi tôi như tội phạm mới tách ra phòng riêng để làm việc, nếu vấn đề tôn giáo thì cứ ngồi tại đây trao đổi, chú hỏi anh Lân, anh Lân trả lời, còn hỏi tôi thì tôi trả lời”.
Lúc bấy giờ có một cán bộ công an ở ngoài bước vào phòng bảo: “Anh đưa thư mời ra đây chúng tôi xem coi như thế nào? Mời những ai?”
Huynh Kim Lân nói: “Tôi có mang theo đây nhưng không đưa, vì mời tôi thì tôi có quyền giữ thư nầy”.
Công an Hiếu bảo: “Là công dân chính quyền mời ai thì người đó đi”.
H/Tỷ Bạch Phụng: “Tôi biết điều đó, nhưng ở đây đã bao nhiêu lần rồi, Chú Hiếu, Duy, Nguyên, Nghĩa…đã làm việc với tôi và biết tôi quá nhiều, tôi không phải là tội phạm, nên không thể tách riêng để điều tra, và tôi cũng có nhân quyền của tôi nữa chứ”.
Sự việc giằng co khá lâu, sau đó Công an Dũng hội ý với ông Trãi – Cục an ninh xã hội Sài Gòn và đồng ý để cho H/Tỷ Bạch Phụng cùng H/Huynh Kim Lân làm việc chung buổi sáng.
Công an Dũng đề cập đến việc lên mạng phải trung thực không được xuyên tạc nhà nước, mấy anh phải tuân thủ luật pháp nhà nước, Cao Đài Tây Ninh chỉ có một Pháp Nhân, ông Tám sai là cá nhân ông Tám, chứ đâu phải Giáo Hội sai, còn anh Lân theo Hội Thánh nguyên thủy phải không?
Hiền Huynh Kim Lân nói: “Đúng vậy! Chúng tôi theo Hội Thánh nguyên thủy của Đức Chí Tôn lập ra, còn HĐCQ quốc doanh nầy tôi không theo”.
Hiền Tỷ Bạch Phụng bổ sung: “Qua Kế Hoạch 01 của Tỉnh Ủy tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Văn Rốp ký năm 1996 đã xác định:
- Xác định Cao Đài Tây Ninh là một chi phái
- Không sử dụng cơ bút
- Giáo Hội 2 cấp
- Từ ngữ rõ ràng tránh hiểu lầm.
Do đó chính ông Tỉnh Ủy tỉnh Tây Ninh đã xác định Cao Đài Tây Ninh là chi phái, theo luật đạo thì chi phái là bàn môn tả đạo nên tôi không theo, chúng tôi bảo thủ chơn truyền của Đức Chí Tôn”.
Hiền Huynh Kim Lân chỉ ra nguyên do từ đâu có sự bất ổn nầy, chính là do nhà nước. Mỗi khi cán bộ đảng viên ra ứng cử, loa phát thanh hằng ngày, đọc tiểu sử, công nghiệp của từng cán bộ, đảng viên luôn luôn người nào cũng không tôn giáo. Tranh cử mà xưng tôn giáo không thì có nghĩa không tôn giáo là một chuẩn mực đạo đức hoàn hảo nhất, mọi người dân nên bỏ phiếu cho những người nầy, họ sẽ đảm bảo cuộc sống tốt đẹp nhất cho cử tri, như vậy đương nhiên ngầm ý bảo rằng: Những người có tôn giáo là không tốt.
Đó là nguyên do của mọi nguyên do dẫn đến mâu thuẩn gay gắt giữa nhà nước với những người dân có tôn giáo thuần túy.
Công an Dũng cho rằng: “Nội bộ đạo chưa thống nhứt thì ngồi lại góp ý”.
H/H CTS Kim Lân: “Chúng tôi đã gởi không biết bao nhiêu văn bản cho HĐCQ (Hội Đồng Chưởng Quản) để góp ý về luật đạo, cho chính phủ về vấn đề luật pháp của Đạo Cao Đài và yêu cầu nhà nước đừng xen vào nội bộ tôn giáo, HĐCQ và nhà nước vẫn cứ làm thinh không trả lời”.
Công an Dũng: “Mấy anh thành lập Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh là sai?”.
H/H Kim Lân: “Đây là việc nội bộ chúng tôi, trong thời kỳ đạo loạn, chúng tôi lập ra để đòi quyền đạo, bởi vì đạo tôi có Pháp Chánh Truyền và Tân Luật.
- Pháp Chánh Truyền là can tính Hiến Pháp bất di bất dịch
- Tân Luật là nhu tính Hiến Pháp có thể sửa đổi theo trình độ tiến hóa của nhơn sanh, nhưng phải qua 3 Hội Lập Quyền Vạn Linh mới được sửa đổi.
Ngày nay ông Nguyễn Thành Tám HĐCQ quốc doanh tự chuyên, tự quyền sửa đổi Pháp Chánh Truyền, phá luật lệ Đạo Cao Đài, nên chúng tôi lập ra BĐDKNS để cứu đạo chúng tôi”.
Công an Dũng: “Lập ra là không đúng luật đạo, đối với đời nhà nước có cho phép chưa? Đúng pháp luật không? Anh kết hợp với những thành phần tôn giáo khác để chống phá nhà nước, rồi lập ra Hội Đồng Liên Tôn nữa?”.
H/H CTS Kim Lân: “Đạo chúng tôi đã có đủ Pháp Nhân, Hiến Chương rồi và sinh hoạt tôn giáo từ năm 1926 – 1975, gần 50 năm. Sau 1975 do nhà nước giải thể Hội Thánh của chúng tôi, lập ra HĐCQ dưới sự lãnh đạo của nhà nước CSVN, tiêu diệt Đạo Cao Đài của Đức Thượng Đế. Do đó việc lập ra BĐDKNS chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc làm nầy. Đây là việc nội bộ của tôn giáo.
Còn vấn đề HĐLT đã có từ lâu vào năm 1954 khi Đức Hộ Pháp giáo chủ Đạo Cao Đài còn sanh tiền, và trước năm 1975 Hội Thánh chúng tôi có cử Trưởng Huynh Thừa Sử Lê Quang Tấn tham gia HĐLT .
HĐLT không phải tự chúng tôi đặt ra. Về mặt tín ngưỡng Đạo Cao Đài chủ trương Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt, cho nên việc liên kết các tôn giáo là Thiên Ý của Đức Thượng Đế”.
H/Tỷ Bạch Phụng bổ sung: “ Mục đích của HĐLT là Bảo Vệ, Bênh Vực cho các quyền Tự Do căn bản của các tôn giáo, thực thi Nhơn Nghĩa giúp ích cho xã hội. Mục đích hoàn toàn trong sáng như vậy, do nhà nước hiểu lầm cho rằng lập Liên Tôn là chống phá nhà nước là sai”.
H/H Kim Lân: “Giữa chính quyền và các tôn giáo thuần túy còn mâu thuẩn quá xa, do các lãnh đạo từ trung ương xuống tới địa phương đa số đều không có tôn giáo, chừng nào các anh khai thông vấn đề nầy thì xã hội không còn bất công, xáo trộn, mâu thuẩn to lớn và người dân được sống yên ổn”.
Công an Dũng: “Anh là Chức việc có đại diện cho tôn giáo được hay không? Anh không đủ tư cách đại diện để lập Liên Tôn”.
H/H Kim Lân: “Chúng tôi không đại diện cho ai hết, chúng tôi là người đạo Cao Đài, chúng tôi đại diện cho ý chí, nguyện vọng của những đồng đạo bảo thủ chơn truyền của chúng tôi mà thôi”.
Công an Dũng: “Các anh không chấp hành pháp luật nhà nước, từng bước nhà nước cũng có thay đổi”.
H/H Kim Lân: “Tôi rất hoan nghinh việc nhà nước đổi mới, nhưng chưa đủ, hãy đổi mới hơn nữa, cho người dân các tôn giáo tự do hành đạo, tôn giáo giúp ích cho xã hội, tôn giáo kềm chế sự độc ác, gian tham, dạy dỗ con người biết làm điều thiện, xã hội ít có tội phạm”.
Công an Hiếu: “Chú nhìn nhận vấn đề còn quá chủ quan”.
H/H Kim Lân: “Chúng tôi là những thành phần phản biện xã hội để đóng góp xây dựng xã hội cho tốt đẹp hơn, chứ không phải là kẻ nghịch thù, nhà nước chớ hiểu lầm mà phải nên lắng nghe”.
Cuộc đối thoại qua lại giữa công an Dũng, CA Hiếu, với H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng cũng gần kết thúc thì ông Trãi – Cục an ninh Sài Gòn đứng bên ngoài phòng làm việc bước vào ngồi xuống và tiếp tục làm việc.
Ông Trãi nói: “Đáng lẽ chúng tôi không mời 2 vị đến đây, nhưng vì việc Liên Tôn nên tôi muốn trao đổi một số vấn đề. Về Đạo giữa anh với Hội Thánh (HĐCQ) không thống nhứt với nhau, rồi các anh lập ra BĐDKNS đó là việc của Giáo Hội, nhưng có những cái anh vượt ra ngoài Giáo Hội như: Từ việc lập ra BĐDKNS, rồi kéo về Tòa Thánh cầu nguyện gây mất an ninh trật tự, kéo tới những nơi nhạy cảm như Thánh Thất An Ninh Tây, TT Long Bình, anh đến để bênh vực cho quyền lợi của đạo, nhưng đến đó vận động, tập hợp, lập đoàn đi các nơi vận động lôi kéo một nhóm người hoạt động không mang tính tích cực, gây mâu thuẩn với chính quyền, anh còn góp ý sửa đổi Hiến Pháp, rồi tổ chức lập HĐLT. Tôi cho anh biết chủ trương của nhà nước là không cho lập cái nầy.
Lập Liên Tôn để thực hiện từ thiện phải xin phép nhà nước, những thành phần đó như thế nào anh có biết không? Tôi biết rõ hơn anh, nên nói để anh hiểu, người ta lợi dụng anh đó. Liên Tôn ngày xưa khác, Liên Tôn ngày nay khác. Lập HĐLT là trái phép, nhà nước không chấp nhận. Tôi muốn giữa tôi và anh hiểu nhau, tôi nói rõ quan điểm của tôi để anh hiểu, cái nào không đúng anh phản ánh để tôi trình lên cấp trên”.
H/H Kim Lân: “Chúng tôi liên kết anh em các tôn giáo trên tinh thần trong sáng, còn quí vị nào làm sai mục đích trong sáng đó thì nhà nước có bộ phận công an chìm, nổi, cứ theo dõi có chứng cứ thì xử lý theo pháp luật, còn chúng tôi liên kết để bảo vệ, bênh vực quyền lợi lẫn nhau thì điều đó là tốt, là đúng.
Tôi lấy ví dụ: Hiện tại đây, tất cả tôi và các anh đang ngồi trong phòng nầy, tự nhiên có một thế lực nào đó ngang nhiên ập vào hành hung, đe dọa sinh mạng của chúng ta thì đương nhiên tôi và mấy anh phải kết thành một khối, siết chặt tay nhau để bảo vệ mạng sống cho nhau, vì bản năng sinh tồn của con người đương nhiên là phải vậy”.
Công an Trãi: “Tôi rất chân tình trao đổi vấn đề Liên Tôn, anh phải xét lại, còn vấn đề bản Tuyên Bố Chung vừa qua, trong đó có ngầm ý chính trị, cụ thể là đòi đổi Hiến Pháp mới”.
H/H Kim Lân: “Vấn đề Hiến Pháp khi nhà nước ban hành, trong quá trình thực hiện thì đương nhiên phải có những thuận lợi, khó khăn, nhưng những khó khăn trở ngại đó, người dân góp ý kiến nhà nước không chịu lắng nghe, cứ cho là chống phá. Ở đây nhà nước đưa về từng địa phương xin ý kiến từng người dân để góp ý. Đó là do nhà nước yêu cầu tôi mới nói, lời nói của tôi là trung thực, góp ý kiến xây dựng cho dân tộc Việt Nam tốt đẹp, nếu tôi nói nịnh theo nhà nước thì nhà nước không thấy ra cái sai để sửa, tôi là tôn giáo, hướng dẫn tinh thần, giúp ích cho xã hội, cho dân tộc. Các anh cho rằng lập Liên Tôn, hay bản Tuyên Bố Chung có liên quan chính trị gì đó thì đó là chủ quan của các anh”.
Cuối cùng CA Trãi kết luận và hỏi có yêu cầu gì không?
H/H Kim Lân: “Yêu cầu nhà nước phải thật sự biết lắng nghe ý kiến của người dân, phải đổi mới hơn nữa.
H/Tỷ Bạch Phụng: “Yêu cầu nhà nước không được can thiệp vào nội bộ tôn giáo và hãy trả lại các quyền tự do cho người dân, nhứt là tự do tôn giáo”.
Cuộc họp được kết thúc vào lúc 10g15 phút cùng ngày.
NHẬN ĐỊNH:
Qua buổi làm việc giữa công an Phường, Tỉnh, Bộ, Cục, với H/H CTS Nguyễn Kim Lân và H/Tỷ CTS Nguyễn Bạch Phụng, chúng tôi có nhận định như sau:
Nguồn gốc sinh ra mọi sự bất công xã hội, mọi sự thù hận, đánh đập, hành hung, tù tội, giết hại, bất nhân…cũng là do ý thức hệ.
Trong chiến tranh do ý thức hệ giữa Tư Bản và Cộng Sản mà tàn hại lẫn nhau, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, nhìn lại cũng đồng là người Việt Nam da vàng máu đỏ.
Ngày nay trong hòa bình do ý thức hệ Duy Vật và Duy Tâm.
Đối với Đời, nhà nước CSVN không tin có Thượng Đế, có Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Đối với Đạo thì tin có Thượng Đế, có Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Do vậy giữa hai quan điểm như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau.
Đức Thượng Đế biết điều nầy, Ngài mở ra các mối đạo để nhờ tinh thần cao thượng của những vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo dạy dỗ, truyền giáo cho chúng sinh biết vật chất tinh thần là một, Duy Tâm, Duy Vật là một không thể loại trừ hay triệt hạ cái nầy hoặc cái kia.
Nguyên nhân bất ổn xã hội hiện nay về vấn đề tôn giáo, do ý thức vật chất nặng hơn tinh thần, muốn xóa bỏ Duy Tâm để Duy Vật tồn tại. Đây là một sự hiểu lầm quá to lớn của nhà nước đối với các tôn giáo. Do đó các tôn giáo càng ngày càng phải xích gần lại với nhau để sinh tồn.
Muốn giải quyết sự bất ổn nầy nhà nước phải thật sự biết “Tôn Sư trọng Đạo”, phải cho các tôn giáo tự do hành đạo, tự do phát triển theo các điều luật của tôn giáo mình qui định thì xã hội sẽ được bình ổn, tôn giáo không còn là nạn nhân của chủ nghĩa duy vật, tôn giáo được khai thông, Hồn Thiêng Sông Núi của Dân Tộc được sống lại, nước Việt Nam được phú cường, người dân được tự do như chính được tự do hít thở không khí trong bầu Trời mà không bị một ai cản ngăn, trù dập, bắt bớ, đánh đập, tù đày.
Chúng tôi rất mong mõi người dân Việt Nam, cũng như người dân của các dân tộc khác trên thế giới, hãy sớm biết Đức Thượng Đế Toàn Năng và luôn luôn sống trong tình yêu thuơng của Ngài, thì hòa bình hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay./.
Kính.


Copy từ: FB Nguyễn Quang Duy

Thí sinh nộp hồ sơ thi phải đóng lệ phí không thiếu một đồng. Thế nhưng....Vậy đứa nào bớt xén?

Một chữ ký, mất hơn 3,7 tỉ đồng



Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đề nghị và được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho phép xóa khoản 3,73 tỉ đồng công nợ phải thu, đồng nghĩa với việc khoản tiền này “bốc hơi” khỏi ngân sách nhà nước

Theo quy định, việc thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi của thí sinh (TS) được thực hiện theo hai tuyến: Nộp về sở GD-ĐT hoặc nộp về các trường ĐH, CĐ. Về nguyên tắc, các trường ĐH, CĐ thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi do TS nộp trực tiếp tại trường (gọi là TS tự do, được gán mã 99), phải nộp về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục lệ phí tuyển sinh Trung ương 4.000 đồng/hồ sơ (từ năm 2010 đến nay là 6.000 đồng).

Thí sinh nộp lệ phí đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2013 tại TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Rắc rối từ lệ phí
Trước đây, lệ phí tuyển sinh Trung ương do Văn phòng Bộ GD-ĐT trực tiếp thu và quản lý sử dụng. Từ năm 2006 đến nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đảm nhận việc này. Tuy nhiên, Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT lại đứng ra trực tiếp thu lệ phí tuyển sinh Trung ương của các trường ĐH, CĐ; sau đó mới nộp cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Từ đây rắc rối xảy ra.
Từ năm 2006 đến nay, đã có gần 13 triệu lượt TS nộp hồ sơ đăng ký dự thi với số tiền phải trích nộp nghĩa vụ lệ phí tuyển sinh Trung ương là hơn 60,32 tỉ đồng. Vì Vụ Giáo dục ĐH nộp bao nhiêu thì Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ghi thu bấy nhiêu nên số chênh lệch thiếu về lệ phí tuyển sinh Trung ương hằng năm mà cục phải thu từ số hồ sơ đăng ký dự thi của các trường ĐH, CĐ khá lớn.
Năm 2010, số tiền còn phải thu là hơn 1,14 tỉ đồng, năm 2011 là hơn 1,29 tỉ đồng. Trong vòng 4 năm (từ 2008 đến 2011), số lệ phí tuyển sinh Trung ương còn thiếu mà Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phải truy thu là hơn 3,73 tỉ đồng.
Trong năm 2012, lấy lý do bộ phận kế toán (cũ) của văn phòng đã hạch toán khoản thu trên (lệ phí tuyển sinh mã 99) là không có cơ sở, thiếu căn cứ để ghi sổ; số tiền trên bảng kê kèm theo chứng từ kế toán chỉ là số ước tính chưa được thực hiện đối chiếu, xác nhận hay cam kết thanh toán; đối tượng công nợ chỉ ghi chung chung là các trường ĐH, CĐ mà không có số liệu chi tiết, cụ thể của từng trường, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã đề nghị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho phép xóa khoản công nợ phải thu này.
Ông Hiển sau đó đã có bút phê "đồng ý" vào văn bản nêu trên. Việc này đồng nghĩa với hơn 3,73 tỉ đồng đã "bốc hơi" khỏi ngân sách nhà nước.
Xử lý tùy tiện
Một chuyên gia giáo dục đánh giá việc làm này của lãnh đạo Bộ GD-ĐT là tùy tiện. Bởi lẽ, Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT quy định chế độ thu, sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) ĐH, CĐ và TCCN đã quy định rõ phí dự thi, dự tuyển ĐH phải được sử dụng đúng mục đích và quản lý chi tiêu tiết kiệm theo chế độ tài chính hiện hành.
Việc quản lý khoản tiền này phải tuân theo quy định: Định kỳ 10 ngày một lần, cơ quan, đơn vị thu phải gửi toàn bộ tiền phí dự thi, dự tuyển ĐH và TCCN vào tài khoản tạm giữ "tiền phí, lệ phí" của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
Cũng theo quy định hiện hành, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT để nghiên cứu giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc nếu có vướng mắc về khoản tiền này, cần phải xin cả ý kiến của Bộ Tài chính chứ không chỉ riêng Bộ GD-ĐT đứng ra giải quyết như Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã làm.
Không thể nói "thiếu cơ sở"
Một chuyên gia kinh tế phân tích: Theo quy định của Bộ Tài chính thì việc ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước đối với phí dự thi, dự tuyển ĐH và TCCN của cơ sở giáo dục - đào tạo công lập thực hiện khi đơn vị được giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm về số thu, chi phí dự thi, dự tuyển. Hằng năm, phải lập dự toán thu - chi phí dự thi, dự tuyển đồng thời với dự toán tài chính. Vì thế, khoản lệ phí này đã được quy định quản lý một cách chặt chẽ, không thể nói là "thiếu cơ sở, thiếu căn cứ" hay "ước tính".
Nhóm Phóng viên giáo dục


Copy từ: Người Lao Động